Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:07:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #580 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 10:17:31 am »

Hôm nay ông Thanhh63 lại cúp cua hay là đang bị tra xét quá khứ?
Tranh thủ thời gian Thaqnhh63 bị công an tóc dài thâm vấn, quay lại đề tài này:

Trời ơi thời buổi này là cái thời buổi nào rồi mà còn tin vào những câu triết lý ngẩn ngơ đấy hả bác...Thủy chung với đợi chờ ,hiếm có khó tìm ,bói không ra .Họa may là quay về cái thời chống Pháp ,chống Mỹ .Còn bây giờ mà cứ để con xe đẹp đãng ý khóa không cẩn thận là có gió cuồng phong của quạt bà La sát thổi bay đi ngay ...” Huonghn76.

Thực sự thời gian này nghe hoài, nghe nhiều về những tội lỗi xấu xa những tội ác man rợ của con người với con người …thể hiện sự vô cảm, sự xuống cấp của đạo đức…., sự mong manh của kiếp người, sự bất an của xã hội..
Nhưng cũng được nghe, được thấy những người tuy không giàu nhưng vẫn có lòng thương đến những cảnh đời khó khăn hơn họ, người phụ nữ nghèo nhận con nuôi và phải đi ăn xin để lấy tiền nuôi con ăn học và nhiều ..nhiều trường hợp nữa- Như vậy xã hội vẫy tồn tại những mặt đối lập như thuộc tính vốn có của nó: Giữa cái thiện- cái ác; Giữa Vô cảm- Nhân ái; Giữa ganh ghét- Yêu thương....
Cách đây mấy chục năm người xưa đã cảnh báo:
“ ..Thêm chồng giết vợ, vợ giết chồng,
          Niềm huynh đệ cùng nhau xâu xé.
           Cũng hiếm lúc con còn giết mẹ,
         Giành của tiền cốt nhục giết nhau..”

Đây đó, cảnh chồng giết vợ, vợ đốt chồng, thuốc chồng, con cháu giết ông bà, cha mẹ rồi người yêu nhau quay lại hại nhau..... ta vẫn thường được nghe. Tình nghĩa vợ chồng, tình yêu nam nữ sao cũng trở nên mỏng mảnh vậy sao;
Mà xã hội nó xuống cấp, nó trở nên  như thế là do:
 “Thời kỳ nầy nhiều quỉ cùng ma,
       Trời mở cửa Quỉ Vương xuống thế.”

Nhìn những khuôn mặt cũng  người ấy, nhưng chúng ra tay thật lạnh lùng, tàn bạo...thât xứng với hỗn danh Quỉ vương;
Người xưa cũng cảnh báo, cuộc sống ngày càng mong manh,  nều sống mà không khôn khéo, không cẩn thận, không kiêng dè thì coi chừng khi phong ba nổi lên lấy gì dựa lưng:
“...Đời Nguơn- Hạ ngày nay mỏng mẻo,
            Khuyên thế trần hãy rán kiêng dè….
            .... Thì sau nầy đến lúc phong ba,
             Giông gió lớn cột kèo khỏi gãy..”

   
Và người xưa cũng khuyên nhủ mọi người:   
                “.... Ai mà tu tỉnh chuyên cần,
          Làm đường ngay thẳng có Thần độ cho”


Và rồi:
“…Cõi trần thế hết suy tới thạnh,
     Hết lâm nguy đến lúc khải hoàn..”


Không lẽ cuộc đời, xã hội cứ xấu mãi, bất ổn mãi sao anh Hong76 và con người cứ phải  mất niềm tin vào cuôc sống vào cuộc đời vào tình người mãi sao.
Em thì vẫn tin rằng: “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao”
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #581 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 10:39:20 am »

...
Ngày đầu tiên lên trường, khác với những nôn nao ban đầu, khác với những hoạt động chào đón “tân sinh viên” như ở các trường Đại Học ở nhà, chúng tôi có thể nói hoàn toàn thất vọng với những gì mình chờ đợi. Tiết học đầu tiên là tiết học trên giảng đường, 3 thằng sinh viên Việt chúng tôi thật sự choáng với cái giảng đường quá rộng, được xây dựng theo kiểu rạp hát, ghế dưới thấp, ghế trên cao và xòe ra như hình cánh quạt với tâm là nơi giảng viên và bục giảng như kiểu một số nghị trường quốc hội một số nước mà ta hay thấy trên Tivi, với cách bố trí như vầy giảng viên và sinh viên rất dễ tương tác vì họ đều dễ dàng nhìn thấy nhau. Cảm nhận đầu tiên của tôi là những dãy bàn đầu gần với bục giảng đã kín mít người ngồi, ai đến sau thì ngồi lần lượt các dãy tiếp theo… Điều này hoàn toàn ngược lại với nhà mình: khi vào giảng đường sinh viên cứ ưu tiên các hàng ghế sau cùng, rất hiếm người “dũng cảm” chọn những dãy ghế đầu khiến giảng viên nhà ta phải “lùa” những ông ngồi xa nhất lên mấy dãy đầu, và anh em chúng tôi hôm đó cũng vậy: định bụng kiếm những dãy càng xa thầy càng tốt, nhưng tất nhiên phải gần tụi sinh viên Tiệp để nhờ hỗ trợ, nhưng chả thấy ai ngồi tuốt phía sau, nên bấm bụng “xếp hàng” theo tụi Tiệp.
...
   Trường tôi học cũng có mấy giảng đường kiểu này. Ngày ấy chỉ học những môn như " Triết học Mác-Lênin" "Lịch sử đảng" " Kinh tế chính trị" toàn món xương, tập trung vài trăm ông lại để nhồi. Tôi toàn lên phía trên cao đuổi mấy cu bên cạnh ra rồi "khò" trước đó còn cẩn thận dặn khi nào tan giờ học nhớ gọi tớ nhé. Dù là biết mấy món này mà thi trượt thì được giữ lại trường ngay, thậm trí còn được về lấy...trâu làm thước ngắm. Chẳng biết làm thế nào mà tôi qua khỏi mặc dù chẳng biết động lực phát triển xã hội của CNXH và CNCS là gì? chẳng biết sức lao động của mình có thặng dư hay không? Kế hoạch hóa XHCN để làm gì.....  Grin
  Gần năm mươi năm về trước, xem ra sự nghiệp dùi mài kinh sử của tôi còn còn có điều kiện tốt hơn nhiều chỗ bây giờ, tối còn có đèn hoa kỳ để nhìn cho rõ con chữ. Xem bức hình chụp của Xomnhiepanh
 
  Thấy nhiều nơi thế hệ sau tôi còn khó hơn mình thời bé. Ừ cứ cố lên mong rằng cuộc sống sẽ đỡ khốn khó hơn, chí ít thì cũng có thêm hiểu biết. Cố mài dùi kinh sử....
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #582 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 12:18:22 pm »

         @Ag1 .Thực sự khi mà mà trả lời trong trang này thì có gì đó không hợp ,vì điều mình nêu ra chỉ nhằm trêu đùa bác Thanh 63 thôi .
            Cuộc sống thì luôn có những giá trị tốt đẹp và chúng ta vẫn có niềm tin vào tương lai tốt đẹp của ngày mai hơn hôm nay .Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể như bây giờ cũng có nhiều điều đánh suy nghĩ lắm ,có nhiều giá trị nhân bản mà xưa có và luôn thường trực ,thì nay không còn nữa ." Nhân chi sơ ,vốn bản thiện " Xã hội và đời sống hiện tại không có được sự đùm bọc và yêu thương con người như trước . Ngày đánh Mỹ người ta có thể hy sinh cho nhau ,cho nhau ở nhờ khi đi sơ tán .Còn lúc này mọi thứ đều yêu cầu quy đổi rõ ràng
           Cho nên lúc này nó là vậy ." Lúc này là lúc nào ..." có cái nghĩa thực tế đó . Còn những CCB gặp nhau ở đây đều vui ,đều hết mình vì họ đang sống lại những năm tháng ác liệt và đầy tình người đó .Còn những gì đang có trong xã hội hiện tại ,ta thấy nó không được còn như xưa .Đó có đáng buồn không hả bác ?
           Cho nên nhiều lúc cứ phải tin hay tìm ở đâu đó những lời khuyên dăn của các câu nói người xưa hoặc nơi tĩnh tâm để tự mỗi người xem lại chính mình ,cũng như nhân tình thế thái ở đời .
          KÍNH
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tư, 2013, 12:47:53 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #583 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 05:30:39 pm »

...
Ngày đầu tiên lên trường, khác với những nôn nao ban đầu, khác với những hoạt động chào đón “tân sinh viên” như ở các trường Đại Học ở nhà, chúng tôi có thể nói hoàn toàn thất vọng với những gì mình chờ đợi. Tiết học đầu tiên là tiết học trên giảng đường, 3 thằng sinh viên Việt chúng tôi thật sự choáng với cái giảng đường quá rộng, được xây dựng theo kiểu rạp hát, ghế dưới thấp, ghế trên cao và xòe ra như hình cánh quạt với tâm là nơi giảng viên và bục giảng như kiểu một số nghị trường quốc hội một số nước mà ta hay thấy trên Tivi, với cách bố trí như vầy giảng viên và sinh viên rất dễ tương tác vì họ đều dễ dàng nhìn thấy nhau. Cảm nhận đầu tiên của tôi là những dãy bàn đầu gần với bục giảng đã kín mít người ngồi, ai đến sau thì ngồi lần lượt các dãy tiếp theo… Điều này hoàn toàn ngược lại với nhà mình: khi vào giảng đường sinh viên cứ ưu tiên các hàng ghế sau cùng, rất hiếm người “dũng cảm” chọn những dãy ghế đầu khiến giảng viên nhà ta phải “lùa” những ông ngồi xa nhất lên mấy dãy đầu, và anh em chúng tôi hôm đó cũng vậy: định bụng kiếm những dãy càng xa thầy càng tốt, nhưng tất nhiên phải gần tụi sinh viên Tiệp để nhờ hỗ trợ, nhưng chả thấy ai ngồi tuốt phía sau, nên bấm bụng “xếp hàng” theo tụi Tiệp.
...
   Trường tôi học cũng có mấy giảng đường kiểu này. Ngày ấy chỉ học những môn như " Triết học Mác-Lênin" "Lịch sử đảng" " Kinh tế chính trị" toàn món xương, tập trung vài trăm ông lại để nhồi. Tôi toàn lên phía trên cao đuổi mấy cu bên cạnh ra rồi "khò" trước đó còn cẩn thận dặn khi nào tan giờ học nhớ gọi tớ nhé. Dù là biết mấy món này mà thi trượt thì được giữ lại trường ngay, thậm trí còn được về lấy...trâu làm thước ngắm. Chẳng biết làm thế nào mà tôi qua khỏi mặc dù chẳng biết động lực phát triển xã hội của CNXH và CNCS là gì? chẳng biết sức lao động của mình có thặng dư hay không? Kế hoạch hóa XHCN để làm gì.....  Grin
  Gần năm mươi năm về trước, xem ra sự nghiệp dùi mài kinh sử của tôi còn còn có điều kiện tốt hơn nhiều chỗ bây giờ, tối còn có đèn hoa kỳ để nhìn cho rõ con chữ. Xem bức hình chụp của Xomnhiepanh
 
  Thấy nhiều nơi thế hệ sau tôi còn khó hơn mình thời bé. Ừ cứ cố lên mong rằng cuộc sống sẽ đỡ khốn khó hơn, chí ít thì cũng có thêm hiểu biết. Cố mài dùi kinh sử....

Đỏ 1: bác Hồng ơi, chính vì cái nghi ngờ đó "của bác" nên bây giờ nó ... biến mất rồi đấy, hồi ấy bác tài thật  Grin

Đỏ 2: Vâng, nhìn những hình ảnh như vầy, xem những phóng sự "gùi" chữ lên miền cao sao thấy ... bùi ngùi quá, mỗi lần có những đoạn phóng sự đó là đám nhỏ nhà em biến mất, vì sợ em ca bài ca mà chúng gọi là: bài ca con cóc  Angry 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #584 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 03:11:20 pm »

mỗi lần có những đoạn phóng sự đó là đám nhỏ nhà em biến mất, vì sợ em ca bài ca mà chúng gọi là: bài ca con cóc  Angry 

 Hai nhỏ nó không muốn nghe bài ca "con cóc" đó là phải, gặp tôi thì tôi cũng không nghe. Cheesy

 Hãy hình dung thanhh63 "cửu vạn" một bao quần áo cũ to đùng lên vùng cao xem nào. Xin thưa, chắc chắn họ chả nhận mà cái họ cần là: Tiền mặt chứ không phải "méo mó" có hơn không và cho khỏi rách, khỏi lạnh. Chúng ta hãy bỏ tư duy nghiền ngẫm một chút và quay lại vài năm trước trong chương trình thời sự chống bão lụt thì thấy. Họ công khai trên TV "năn nỉ": Đừng ai giúp đồng bào bão lụt quần áo cũ nữa, đó là thứ họ không cần sau khi lũ lụt cuốn trôi hết cả nhà cửa đồ đạc trong nhà. Vì vậy chuyện "rách" ở những tấm hình mặc rách hôm nay thì nói thật là đến tôi cũng không tin ở những bài ca con cóc kiểu này.

 À mà hôm nay mặc rách lại là model đấy chứ, ngay giữa SG mà thấy nhiều cô em rất Hot Girl mà cứ te tua trong khi tay, cổ thì đeo đầy kim loại màu vàng, tai lóng lánh mấy hạt diamon.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #585 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2013, 09:03:29 am »

...
Tôi nhớ mãi lần lên giảng đường ngày đầu tiên ấy, nó không chỉ lạnh lẽo không như chờ đợi của các tân sinh viên Việt mà còn cảm giác đầu tiên khi “được” làm sinh viên, “được” nghe giảng và “được” tiếp thu và ghi chép bài giảng, tất cả đều bằng tiếng Tiệp. Sau lời chào mừng không thể ngắn gọn hơn cũng như lời giới thiệu tên của giảng viên cho tân sinh viên, không ề à, “trà nước” như ở nhà, giảng viên quay ngoắt lại tấm bảng, viết tên mình lên đó, ghi giờ “phụ đạo”, ghi tựa bài giảng và bắt đầu thao thao bất tuyệt giảng bài. Tất nhiên đối với sinh viên bản xứ thì không có vấn đề gì, nhưng với những sinh viên ngoại quốc như chúng tôi thì vấn đề thật sự rất lớn, nói thật lòng trong hoàn cảnh như vầy: tai nghe, óc lựa ý, tay viết … thì chúng tôi mới thật sự hiểu trình độ tiếng Tiệp của mình ra sao sau 2 năm chuẩn bị tiếng. Như các bác đã biết, khuynh hướng giảng bài thời gian gần đây ở nhà mình cũng đã bắt đầu đi theo cách mà các nước phát triển hơn mình đã áp dụng từ rất lâu trước đó. Giảng viên của chúng tôi khi đó cũng vậy, một câu phán xanh rờn ( đại ý ): thầy giáo không đọc lại những gì đã có trong sách, ngoại trừ tiêu đề, tùy sinh viên thích làm gì thì làm với những thứ đã có trong sách, trong tài liệu, nhưng những thứ giảng cho sinh viên hoàn toàn không có trong sách nên sinh viên tự lựa chọn, cân nhắc xem điều gì là quan trọng với mình thì ghi.

Nói thật khi đó trình độ của chúng tôi chỉ có thể cố gắng nghe để hiểu, còn ghi lại thì chịu vì ghi không kịp và nếu có ghi thì chữ được chữ mất, bản thân tôi cũng tốc ký theo kiểu Việt Tiệp lẫn lộn, chỗ nào ghi không kịp thì bỏ trống hoặc ghi tắt bằng tiếng Việt, sau đó cầu cứu sinh viên bản xứ ngồi cạnh mình. Nhiều khi không viết kịp, bỏ thí, cách đoạn, hy vọng mượn tập của tụi Tiệp bổ sung sau. Khi nhập cuộc như vầy mới thấy cái khó của việc học chung với tụi sinh viên bản xứ, vì khi còn ở trường Tiếng, nói gì thì cũng toàn là sinh viên ngoại quốc đang học tiếng, nên khi giảng bài, thầy cô cũng tùy theo độ dài của thời gian học tiếng mà gia giảm tốc độ nói, khi mới học thì nói chậm, dần dần tăng thêm tốc độ nói sao cho đúng với tốc độ giảng bài trên giảng đường, ấy vậy mà khi “lâm trận” mới thấy … gian nan. Một kinh nghiệm nữa mà tôi học được từ sinh viên bản xứ: Khi nhìn thấy họ viết tất tật các bài giảng vào một “xấp” giấy rời giống như giấy nháp của mình, tôi lạ lắm, vì mình thì môn nào có vở môn đó và đương nhiên nghe giảng môn nào thì viết vào tập môn đó. Nhưng khi lâm trận thì thấy đúng là sinh viên bản xứ có lý khi làm như vậy. Vốn dĩ khi nghe trên giảng đường, những thứ nghe được và ghi lại được không phải ai cũng giống nhau, hết giờ học, tụi sinh viên Tiệp sẽ trao đổi các tờ giấy ghi bài giảng với nhau để bổ sung cho nhau, sau đó từng tờ đã bổ sung mới được lọc ra theo từng môn và đóng lại thành tập. Tôi nhớ mãi những lần đầu mượn “giấy” của sinh viên bản xứ, cầm tờ giấy loằng ngoằng toàn “giun” … chào thua vì chả đọc được gì …
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #586 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2013, 04:52:18 pm »

...
Sau giờ giảng đường, chúng tôi có tiết học riêng từng lớp và khi đó chúng tôi mới biết bạn bè cùng lớp mặt ngang mũi dọc ra sao. Giống như học đại học ở nhà, căn cứ vào thời khóa biểu, căn cứ vào số phòng ghi trên thời khóa biểu, sinh viên tự thân tìm và đến đúng địa chỉ để học. Một nghi thức tương tự như trên giảng đường, lời chào mừng hời hợt chào đón các tân sinh viên, giới thiệu tên giảng viên, giới thiệu giờ phụ đạo. Nói qua một chút về “giờ phụ đạo”, nghe 3 từ này, nhà mình hay có khái niệm những giờ đó dành cho sinh viên dốt, chưa hiểu bài, cần phụ đạo… Đúng, tuy nhiên chưa đủ vì giờ đó dành cho tất cả các sinh viên muốn gặp giảng viên để trao đổi ý kiến liên quan đến chuyên môn của giảng viên, sinh viên chưa hiểu bài có thể hỏi về những gì mình chưa hiểu, thậm chí sau này khi thi rồi mới biết, ông nào thi trượt căn cứ trên giờ phụ đạo của giảng viên cứ tự tiện bố trí lịch thi lại và đăng ký với giảng viên. Ngoài ra các sinh viên nào muốn đào sâu hơn có thể gặp thầy đề tìm hướng, xin tài liệu … nhìn chung đó là nét khác và rất hay so với đại học nhà mình.

Và sau chừng ấy thủ tục, chúng tôi “lặng lẽ” nhập học. Buồn … nhưng biết làm sao, cũng có thể đối với sinh viên Việt chân ướt chân ráo bước vào một môi trường lạ chưa quen với kiểu đón tiếp “lạnh lẽo” như vậy nhưng đó là bình thường với sinh viên Tiệp vì họ vốn ít có các hoạt động mang tính hình thức, phản ánh cái triết lý “cá nhân” rất cao trong hành xử, còn chúng ta cứ phải rình rang, tốn kém đủ thứ chỉ để … đẹp lòng tất cả mọi người. Nhìn quanh một lượt, ngoài hơn hai chục sinh viên Tiệp, sinh viên nước ngoài không chỉ có chúng tôi, ngoài 3 ông sinh viên Việt, trong lớp tôi còn 4 ông đến từ Congo, Mali … của lục địa đen. Chúng tôi hơi ngạc nhiên vì cứ nghĩ rằng nếu học trường Kinh tế Praha thi sinh viên nước ngoài học tiếng ở Teplice như chúng tôi, nhưng không phải như vậy, các vị này không học chung với chúng tôi, mà học ở trung tâm Podebrady. Trong 4 anh chàng lục địa đen này có anh chàng Lucas là “điển trai” nhất đám, còn 3 vị còn lại: Malina, Baptis, và một chàng nữa quên mất tên thì đúng tip của trai châu Phi mà chúng ta hay thấy….
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #587 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2013, 07:10:04 am »

Em xin cắt "mạch" trời Tây để về trời ta chút xíu để "report" tiếp tục diễn biến ngày "hội quân" của D AG1 mà nhà em, tuấn_qd3, Lamhai_tientien có dịp "hội" cùng  Grin

Sau lệnh "xung phong" của anh Ba Hoàng, CTV D AG1 và bác Kiên, hỏa lực mạnh "dọn đường" ... Grin


Anh em chúng tôi "ào ạt" xuất kích!  Shocked Shocked Shocked Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Grin Grin Grin







...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #588 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2013, 04:08:53 pm »

ko xem dc hinh
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #589 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2013, 07:43:27 pm »

ko xem dc hinh
 lạ nhỉ sao bác Lamhai_tientien không xem được. Tôi thấy sau lệnh của bác Ba Hoàng bằng hỏa lực mạnh thì các bác xung phong dữ dội. Tám hình đều miêu tả anh em xung phong mà, vui như tết cả Grin Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM