Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:11:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291749 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #460 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2013, 06:17:45 pm »

Ngoài 2 kiến trúc mà tôi đã thưa với các bác, trên quảng trường Staroměstské náměstí còn có rất nhiều di tích nổi tiếng, nhìn từ xa, chắc chắn các kiến trúc nổi bật sẽ đập vào mắt chúng ta như:

Nhà thờ thánh Mikuláš - một nhà thờ cổ theo trường phái Baroko được xây dựng từ năm 1732 - 1737, theo truyền thuyết, thánh Mikuláš được coi là vị Thánh bảo vệ quyền tự chủ của Praha.


Nhà thờ Đức Mẹ Maria: Chrám Matky Boží před Týnem, Nhà thờ theo trường phái Gotic này với 2 ngọn tháp cao hơn 80m được khởi công xây dựng vào thế kỷ 14




Hay cụm tượng Jan Hus, tọa lạc ngay giữa quảng trường Staroměstské náměstí thờ nhà cải cách tôn giáo Jan Hus. Cụm tượng được khánh thành 6.7.1915 sau 12 năm xây dựng. Jan Hus sinh năm 1371, ông từng chỉ trích Giáo Hội bán lòng khoan dung cho người dân và tất cả sự giúp đỡ của giáo hội đều phải trả tiền. Giáo hội Công giáo kết tội Jan Hus là kẻ dị giáo, và quyết định thiêu sống Jan Hus vì chính kiến của ông.


...

Ngoài các di tích nổi bật nêu trên, trên và xung quanh quảng trường còn tọa lạc rất nhiều tòa nhà cổ, tuy nhiên thú thật mỗi lần thăm hoặc có điều kiện dẫn ai đó đi thăm cụm di tích này, tôi chỉ đủ thời gian để lưu tâm đến các kiến trúc, di tích lịch sử mà tôi đã trình với các bác, vì quả thật nếu khám phá hết Praha có lẽ là không ngoa nếu nói rằng: sẽ mất cả đời nhưng vẫn chưa khám phá hết!  Roll Eyes Shocked ...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #461 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2013, 10:19:43 am »

...
Rời quảng trường đẹp nhất Praha, đẹp nhất châu Âu -  Staroměstské náměstí, mời các bác tiếp tục trải nghiệm tour Praha "miễn phí" cùng em ạ  Wink. Điểm dừng chân kế tiếp thứ 3 là Cầu Karlův most, mà người Việt ta bên đó đặt cho cái tên riêng có của Xù: CẦU TÌNH  Shocked Grin. Từ quảng trường  Staroměstské náměstí đi bộ theo con phố cổ Karlova sẽ dẫn chúng ta tới cầu Karlův most, theo tấm bản đồ của bác Gúc Mép em tạm đánh dấu số 3 cho các bác tiện theo dõi  Wink


Toàn cảnh Karlův most và xa xa hơi chếch trên cao một chút là Pražský hrad ( Thành Praha ) nơi tọa lạc của Dinh Tổng Thống CH Séc ngày nay.


Vài bức ảnh đẹp của thắng cảnh này được mượn tạm từ kho hình của bác Gúc  Roll Eyes





....
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2013, 10:33:47 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #462 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 07:24:24 am »

Karlův most, những mô tả cơ bản

Xây dựng cầu Karlův most


Karlův most là cây cầu đá thứ hai lâu đời nhất tại Cộng hòa Séc. Tảng đá nền đầu tiên của cả công trình xây dựng cầu được khởi công đặt vào móng cầu năm 1357, trên nền móng cầu Juditin cầu bị phá hủy vào năm 1342 do lũ lụt. Như tên gọi của cầu, việc xây dựng cầu công lớn nhất thuộc về vua Karel IV- người cha của dân tộc Séc. Cầu Karlův, nút giao thông nối phần TP cổ với phần Malá Strana của TP Praha, được hoàn thành vào 1402.

Các bức tượng và các nhóm tượng trên cầu:



Dọc hai bên thành cầu, các bức tượng và các nhóm tượng dần dần được lắp đặt. Các tác phẩm điêu khắc đó được chọn lựa từ các tác phẩm của các nhà điêu khắc hàng đầu của Séc thời đó, ví dụ như Matyáš Bernard Braun, Jan Brokoff nebo Ferdinand Maxmilián Brokoff. Có tất cả 31 tuyệt tác điêu khắc được lặp đặt trong phần đi bộ của cầu Karlův mà du khách có thể chiêm ngưỡng. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây tượng của các vị Thánh nổi tiếng như Thánh Václav, Thánh Vojtěch, Thánh Jan Nepomucký và nhiều vị khác nữa.

Mô tả cầu 
 

Cầu Karlův và tháp đầu cầu Staroměstská

Cầu Karlův dài 515,76 m và rộng từ 9,40 đến 9,50 m. Cây cầu này được tạo thành bởi 16 vòm cầu đồ sộ, đỡ cho toàn bộ kiến trúc cây cầu. Hai đầu cầu là ngọn tháp: tháp Staroměstská mostecká věž và tháp lớn hơn: Malostranská. Nếu chúng ta tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của cây cầu, chúng ta sẽ bắt gặp ngay lập tức với vài tên gọi của công trình xây dựng vĩ đại này. Tên nguyên thủy của cây cầu được dân thành Praha gọi là cầu đá. Sau đó cùng với dòng thời gian cầu được đổi tên thành Pražský most và từ năm 1870 cầu được mang tên Karlův most.
.....
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #463 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:12:20 am »

Là phần lính hồi cố hương, theo tôi ông phải viết về TG: Con người, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, cảnh đẹp, văn hóa ẩm thực...của TG trước ... Xem ra ông Thanhh63 này chỉ mê khoe cảnh đẹp xứ người....
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #464 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:41:07 am »

Là phần lính hồi cố hương, theo tôi ông phải viết về TG: Con người, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, cảnh đẹp, văn hóa ẩm thực...của TG trước ... Xem ra ông Thanhh63 này chỉ mê khoe cảnh đẹp xứ người....

   Hi ! Em thấy bác Thanh viết như này cũng thể theo yêu cầu của mọi người đấy chứ ạ ! Những phần như bác nói có Top hình bóng quê nhà và bác Thanh hình như cũng đưa ...hơi nhiều bên phần Cựu lính QQD 3 trên đất Bắc rồi hay sao đấy ạ ! Cứ để bác ấy đi Tây xong về chắc phải đến Việt Nam thôi ! Grin

   

 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #465 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:41:39 am »

Là phần lính hồi cố hương, theo tôi ông phải viết về TG: Con người, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, cảnh đẹp, văn hóa ẩm thực...của TG trước ... Xem ra ông Thanhh63 này chỉ mê khoe cảnh đẹp xứ người....

Đặt mồi mãi, hôm nay mới thấy AG1 "chui vào"  Grin, nhưng xem xong ...
Thưa ông AG1  Angry, em "hồi hương" tính đến thời điểm đang viết về nó được 5 năm rồi, cày nát Mỹ Tho, Cày tiếp SG, rồi HN, bây giờ cày bên xứ người... rồi cũng tới phần xới tung đất Long Xuyên nhà ông đới, cứ chờ ha ... Bày "mâm" mãi, mời các ông "Nam bộ" mỏi cả miệng chả thấy ai xơi ...  Angry Roll Eyes Angry Shocked Angry... Grin Wink  
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #466 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2013, 10:41:54 am »

C...c..cái mà lộn! Tính là gởi tin nhắn như mọi lần, chọt cho nóng đỏ d...chơi mà lộn qua gởi bài làm gián đoạn ký ức trời tây của Thanhh63.

-   Mà  đúng là trời Mỹ ...(mà Mỹ Tho) cũng đẹp, cũng dữ dội...... lắm chứ - Theo  sách:
“...Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mại. Các ghe thuyền của người Nhật, người Tàu, người An Nam, người Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trên sông, nhờ vào địa điểm gần nơi sản xuất gạo, kinh rạch lại dồn hết vào sông Tiền Giang, thêm vào truyền thống của dân chúng địa phương từ bao thế kỉ, tất cả góp lại làm cho Mỹ Tho trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam Kì...

-   Chiến thắng đi vào lịch sử: Rạch Gầm - Xoài Mút (1785): “.....Sau đợt công kích phủ đầu bằng pháo binh, quân thủy - bộ Tây Sơn đồng loạt xông ra, chia cắt đội hình của quân địch và tấn công. Quân Xiêm hoàn toàn bị rối loạn, không còn khả năng chống trả. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm. Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn một số ít thoát được theo đường bộ trốn chạy về nước; Nguyễn Ánh cũng theo đám tàn quân chạy sang Xiêm. Sử triều Nguyễn ghi:“Kể từ sau trận Giáp Thìn, người Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp....”.

-   Về con người, Thủ khoa Huân trên đường ra pháp trường vẫn ngạo nghễ:
“Hai bên thiên hạ thấy hay không?
Một gánh cang thường há phải gông!
Oằn oại đôi vai quân tử trúc,
Nghênh ngang một cổ trượng phu tòng.
Thác về đất Bắc danh còn rạng,
Sống ở thành Nam tiếng bỏ không.
Thắng bại dinh hư trời đất chịu
Phản thần đéo hỏa đứa cười ông!”


-    Hủ tiếu Mỹ Tho nổi tiếng cả miền tây:
...Ðặc điểm của Hủ tiếu Mỹ-Tho là cọng nhỏ, khô, dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác.
Mì ngon có tiếng lâu đời ở Mỹ-Tho ........... Sợi mì vàng óng lớn và nhỏ hai loại do chính chủ nhân làm ăn phải nói là “hết xẩy”!
Một tô hủ tiếu hay mì trước khi bưng ra cho khách, đều được múc chừng 1/3 vá to thịt nạc bằm ướp rất ngon vào một cái tô cạn đáy, sau đó gần một vá đầy nước lèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô được cho vào tô rồi dùng vá đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa chín tới ăn mới ngọt, liền sau đó đổ ngay vào tô hủ tiếu đã làm sẵn phủ đầy trên mặt nào: phèo, tôm khô chấy, tép mỡ, gan heo, thịt xá xíu xắt mỏng, ngò Tây, hành lá, cải bắc thảo...”

Khen dùm  quê hương TG, cho Thanhh63 mát ruột, no bụng tăng thêm hào khí để tiếp tục kể chuyện trời Tây...
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #467 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2013, 03:47:26 pm »

C...c..cái mà lộn! Tính là gởi tin nhắn như mọi lần, chọt cho nóng đỏ d...chơi mà lộn qua gởi bài làm gián đoạn ký ức trời tây của Thanhh63.
...
Khen dùm  quê hương TG, cho Thanhh63 mát ruột, no bụng tăng thêm hào khí để tiếp tục kể chuyện trời Tây...


Hà hà, cám ơn AG1 đã nóng máy  Grin, cậu mình cứ khen trời ta, quê ta, quê người, nhớ cả trải nghiệm những ngày xa áo lính nữa nha  Wink... Còn tớ tiếp tục mạch "trời tây" của tớ đây, hôm qua về dự đám cưới con trai anh 4 Diên, ông anh kết nghĩa cùng C9, D3, E48... lười, mệt nên chưa "biên soạn" lại được, có nhiều cái vui, nhất là có những đồng đội sau 30 năm rồi mới gặp  Wink...

Thôi thì làm tiếp mạch trời tây vậy  Wink

Lịch sử cầu Karlův most

Viên đá nền móng đầu tiên
 

Karlův most (khoảng năm 1606) – tranh vẽ của Filip Van Den Bosche

Sau khi cầu Juditin nối phần Malá Strana với phần thành phố Praha cổ bị lũ lụt phá hủy, các cuộc luận bàn rộng rãi về việc xây dựng mới một cây cầu bắt đầu được tiến hành. Việc xây dựng một kết nối bắc ngang qua sông Vltava là rất cấp bách. Vì vậy Hoàng đế Karel IV đã kêu gọi những nhà chiêm tinh học nổi tiếng lựa chọn thời điểm thích hợp cho việc xây dựng cây cầu mới. Hoàng đế cũng đã tư vấn cho các chuyên gia và tận tay mình đặt viên đá móng cầu đầu tiên của cầu Karlův vào vào chính xác vào lúc 5:31’ ngày 9. 7. 1357.

Lịch sử xây dựng cầu


Việc xây dựng cây cầu mới bằng đá đã được giao cho kiến trúc sư nổi tiếng thời đó Petr Parléř. Việc hoàn thành xây dựng tuy nhiên chỉ sảy ra bốn năm sau khi ông qua đời, năm 1402. Sau khi hoàn tất công trình xây dựng, một cây cầu với chiều dài 520 mét, rộng 10 mét được đỡ bởi 16 móng vòm cầu đồ sộ đã được bắc qua  sông Vltava. Sau đó hai đầu cầu được xây dựng, đó là:  Staroměstská mostecká věž và Malostranské mostecké věže. Trong những năm từ 1683 đến 1714, trên lan can cầu được lắp đặt tượng của các vị thánh quan trọng, những tác phẩm điêu khắc đến từ các nhà điêu khắc nổi tiếng theo trường phái Baroque như Brokoff John và con trai của ông: Ferdinand Maximilian Brokoff hoặc điêu khắc gia người Áo Bernard Braun.

Tuyến giao thông quan trọng


Cầu Karlův phía tháp Malostranské mostecké věže (kolem roku 1835)

Mục đích chính của cầu cầu là kết nối phần thành phố cổ Praha với phần Malá Strana. Trong quá khứ, đây cũng là một phần quan trọng nhất của con đường Hoàng gia. Năm 1723, cây cầu đã được thắp sáng bằng đèn dầu, sau đó được thay thế vào năm 1866 với hệ thống chiếu sáng bằng khí đốt. Giao thông trên toàn cầu về cơ bản dành cho người đi bộ, nhưng vào năm 1883, đã có một sự đảo ngược đáng kể, khi trên cầu xe ngựa được phép lưu thông.Sau khi điện khí hoá các kết nối giao thông vào năm 1905, tàu điện, xe điện được cho phép lưu thông qua cầu. Nhưng xe điện chỉ chạy có ba năm thì kết thúc khi phát hiện ra rất nhiều chấn động thường xuyên và hoạt động của xe, tàu điện đe dọa sự ổn định cấu trúc của cây cầu, do đó, chúng được thay thế tạm thời bằng xe buýt. Tuy nhiên, kết nối hai phần của thành phố chỉ tồn tại một năm, và được bắt đầu trở lại vào năm 1932. Các phương tiện giao thông công cộng đô thị đi ngang qua cầu đã kết thúc trong chiến tranh thế giới thứ hai, và giao thông ô tô đã bị cấm hoàn toàn vào năm 1965.
....
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #468 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 06:47:17 am »

Say lâu thế?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #469 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 09:19:23 am »

Say lâu thế?

Rồi rồi có ngay đây, quangninh "nóng" quá  Wink

Xin phép tạm dừng "hồi ký" chút xíu để cập nhật thông tin "nóng"  Grin, kẻo "nhà" cháy mất  Grin

Như đã "bật mí" sơ sơ, ngày 21.1 vừa rồi, Anh Tư Diên ( anh em kết nghĩa cùng C9 với tôi ) làm đám cưới dâu cho con trai, anh em cựu binh D Ấp Bắc 2 tham dự khá đông, ... trước là mừng cho anh chị và sui gia có thêm "con"  Wink, sau là anh em cựu lính D Ấp Bắc 2, sau là cựu lính QĐ 3 có dịp gặp mặt nhau, điểm danh quân số  Grin... Xin lưu vài tấm hình trong buổi tiệc cưới đó  Wink:

Phần lễ:



Anh già Phùng ghé tai tôi nói nhỏ: " chị xui của thằng Diên nhìn "còn bén quá" ha mầy" Shocked, nên thằng tôi không dám cận cạnh, chỉ nhìn xa xa cho đỡ "cháy" nhà  Grin

Hai ông xui gia  Grin


Tôi cũng "ké" với ông anh Tư một phát  Grin


Phần "hội"  Grin

"Ca sĩ" Hoàng béo, "đốt" cháy cả hội trường ...bằng toàn những "bảo bối" của thời 79  Shocked, trong đó có những bài như: Thanh niên Tiền Giang, chúng tôi là đồng đội LĐ Chinh ... làm "choáng" không chỉ anh em chúng tôi, Grin...






mà cả 2 họ lẫn khách mời  Shocked Grin


Đến lượt "ca sỹ" Tuấn Pát, cựu binh C11, D3, E48, F320, cựu thành viên đội văn nghệ E 48, cũng "hồi tưởng"  Wink Grin



Đâu chỉ đám xồn xồn chúng tôi, cựu binh chống Pháp, chống Mỹ cũng chẳng kém cạnh, ca sỹ "bố vợ hụt" của lamhai_tientien cũng "chuyển lửa" tới con cháu  Grin


( còn tiếp tăng ...)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2013, 09:32:21 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM