Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:16:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291732 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #410 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 05:42:25 pm »


Cám ơn 2 bác đã giải thích ngữ nghĩa của mấy từ Nga, Tiệp.
Vậy ra học ngoại ngữ cũng không khó lắm các bác nhể. Tỷ như đến bữa phải nói mám hờ lát. Còn khi khi mở lồng bàn thì nói có gì nô vưi phải không ạ. Grin ( Tất nhiên lương lậu phải...đâu ra đấy rồi. Hic!)
 
Trich dẫn
 
Và kể từ khi thành lập, trụ sở của trường được đặt tại quảng trường Churchill, Praha 3:

                 

Bác thanh63 này, quảng trường & bức tượng này tôi nghĩ là có sau CM nhung phải không bác? Bởi ông thủ tương xứ sở sương mù này vốn chống Cộng sản 1 cây, là người "sáng tạo" ra từ "bức màn thép" nổi tiếng 1 thời. (hoặc ngẫu nhiên trùng tên nhỉ? - Tôi nhìn chưa thấy cái mũ phớt.Grin)
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #411 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 06:40:32 pm »


Cám ơn 2 bác đã giải thích ngữ nghĩa của mấy từ Nga, Tiệp.
Vậy ra học ngoại ngữ cũng không khó lắm các bác nhể. Tỷ như đến bữa phải nói mám hờ lát. Còn khi khi mở lồng bàn thì nói có gì nô vưi phải không ạ. Grin ( Tất nhiên lương lậu phải...đâu ra đấy rồi. Hic!)
 
Trich dẫn
  
Và kể từ khi thành lập, trụ sở của trường được đặt tại quảng trường Churchill, Praha 3:
                
Bác thanh63 này, quảng trường & bức tượng này tôi nghĩ là có sau CM nhung phải không bác? Bởi ông thủ tương xứ sở sương mù này vốn chống Cộng sản 1 cây, là người "sáng tạo" ra từ "bức màn thép" nổi tiếng 1 thời. (hoặc ngẫu nhiên trùng tên nhỉ? - Tôi nhìn chưa thấy cái mũ phớt.Grin)

Vâng bác nói đúng đấy ạ, đâu có ông CS nào đưa tượng "ông chống cộng" để thờ  Wink, khi em lên trường năm 1988, quảng trường đó có tên theo TT Tiệp Khắc:  Antonín Zápotocký, sau CM Nhung, năm 1990 mới đổi tên thành Churchillovo náměstí  Wink và tượng Churchill thay thế cho tượng TT CS Antonín Zápotocký ... chính trị là vậy mà, được làm vua, thua thì ... tùy, ở ta nói là ... làm giặc, còn ở châu Âu thì thành ... lực lượng hay đảng đối lập  Wink 
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 06:49:45 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #412 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 08:47:49 am »

... Đăng ký học xong, chúng tôi về khu ký túc xá để nhận phòng. KTX của chúng tôi ở phía Nam TP Praha, đây là khu phức hợp ký túc xá sinh viên đại học không chỉ cho trường Kinh tế, mà còn cho trường Bách khoa (ČVUT), trường Hóa, trường Nghệ thuật. Nơi đây bên cạnh các Blok phục vụ cho việc ở của SV, còn có nhà ăn, sân chơi thể thao, dưới các khu KTX là các dịch vụ phục vụ SV: phòng tập thể thao, ... Năm thứ nhất SV mới chúng tôi vẫn phải lên đến trung tâm để học, nhưng bây giờ SV năm thứ 1 của trường tôi được học ngay tại khu phức hợp KTX này. Khu phức hợp KTX thuộc trước đây Praha 4, nghe có vẻ gần trung tâm, nhưng thực tế khu phức hợp này nằm ở rìa TP Praha bởi vậy nay thấy ghi chú trên bản đồ Praha của bác Gúc là Praha 11 ( khi tôi ở Praha thì Praha có 10 quận, còn bây giờ thấy có cả quận thứ 22 của Praha và tìm mãi chả thấy Praha 4 ở chỗ nào ... ), để vào trung tâm Praha, chúng tôi phải đi e buýt ra bến Metro C ở bến Chodov sau đó mất khoảng 15 phút đi Metro mới ra đến trung tâm. Chỗ Ký hiệu chữ A trên bản đồ là khu phức hợp KTX của chúng tôi, và nơi chúng tôi học hàng ngày thuộc Praha 3 Wink



Còn đây là toàn bộ khu phức hợp KTX nhìn từ không ảnh của bác Gúc  Wink

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #413 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 09:10:58 am »

Toàn cảnh trước khu vực KTX của chúng tôi. Trong suốt 4 năm tiếp theo chúng tôi ở tại Blok thứ 2 có tên Otava.


Còn đây là cận cảnh lối vào kolej Otava  Wink. Bên trái sau tấm cửa kính là phòng thường trực. Ngày chúng tôi ở tại đây mỗi người được cấp 1 thẻ ra vào, những ngày đầu các bà thường trực già còn chưa phân biệt nổi SV mới nên xét thẻ liên tục, nhưng chỉ vài tháng sau, các bà nói tên vanh vách các SV Việt ở tại KTX, tôi nhớ trong 3 bà thường trực, có 1 bà hiền và dễ tính nhất, tụi tôi thường gọi bà là mẹ  Wink, thỉnh thoảng có quà gì lạ từ VN là lại biếu các bà thường trực, ấy vậy mà 2 bà kia vẫn như những bức tượng "già" vô tri vô giác chỉ biết nguyên tắc, nội quy KTX ... chấm hết...  Angry  


Còn đây là mặt trước của Kolej Otava, trong suốt 4 năm ở đây, tôi ở mặt sau của Kolej như hình cuối cùng ...


Năm thứ nhất, tôi được bố trí ở chung với 1 nghiên cứu sinh VN tên Cường ngay tại phòng góc tầng 1 này, từ năm 2 thì nhảy lên tầng 2 ở chung với Đ. cậu em cùng lớp với tôi.

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2013, 09:29:57 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #414 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 10:33:21 am »

... Một số công trình trong khu phúc hợp KTX: Nhà ăn sinh viên ( Menza ) Nơi đây tôi gắn bó hầu như trong suốt 4 năm sống ở khu KTX này, việc ăn uống của sinh viên ngày đó được đảm bảo bởi hệ thống menza, sinh viên có thể chọn các Menza nào thuận tiện cho việc học của mình và mua vé ăn ở đó. Tôi chọn Menza ở KTX cho các bữa sáng, tối và các ngày không học, còn các ngày học nguyên ngày thì bữa trưa tôi thường dùng tại Menza Jednota, menza của trường ĐH tổng hợp UK gần trường tôi ở Praha 3, dùng bữa xong lại đi bộ về trường học tiếp buổi chiều. Cuộc sống SV bên Tiệp hầu như gắn liền với menza, ngày ấy chính phủ Tiệp bao cấp cho các bữa ăn của sinh viên, mỗi bữa như vậy rất rẻ, chỉ có 5Kcs ( ngày nay vẫn còn bao cấp, nhưng không được "sâu" như ngày xưa  Wink). Khi ở trường tiếng thì đóng tiền ăn cả tháng, ngày 3 bữa, còn khi về trường thì ăn bữa nào, mua bữa đó, chính vì vậy lắm lúc nhớ món ăn theo kiểu Việt, tôi không mua vé ăn và nấu ăn tại phòng, và thông thường chiều ngày chủ nhật chúng tôi hay tổ chức nấu ăn, phần vì nhà ăn nghỉ buổi chiều chủ nhật, phát đồ nguội nên anh em chúng tôi thay vì lấy đồ nguội, chúng tôi đổi sang lấy trứng gà, đồ hộp, gạo, mì ... (nói chung có nhiều lựa chọn) làm thức ăn dự trữ  Wink  

Menza khu KTX Jižní město (hình lấy từ bác Gúc Mép  Grin):


Menza Jednota:

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #415 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 02:15:03 pm »

... Công việc tiếp theo của tôi là tìm hiểu phương tiện giao thông từ KTX đến trường. Ngày còn học tiếng, chúng tôi ít khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng do phần TP Teplice cũng nhỏ, mặt khác tại Tep không có chế độ vé cho sinh viên. Khi về Praha, việc đầu tiên chúng tôi phải làm sau khi đăng ký Zápis là dùng chứng nhận của trường để đăng ký mua vé tháng. Tiền vé tháng mỗi tháng chỉ 30Kcs và chúng tôi có thẻ sử dụng tất cả các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt nội thành, tàu điện, tàu điện ngầm ... ngoại trừ xe buýt đường dài. Phải công nhận một điều: hệ thống giao thông công cộng ở Praha rất hoàn chỉnh với chủ công là 3 tuyến đường tàu điện ngầm ( metro ) A, B, C chạy xuyên thành phố và 3 tuyến này từng cặp giao nhau tại khu vực trung tâm thành phố ở bến Muzeum trên quảng trường Václavské náměstí, Florence, Můstek ...


Rời tàu điện ngầm là mạng lưới xe buýt nội thành, tàu điện nổi ( tramvaj ) chạy khắp thành phố gom khách và nhận khách từ các khu dân cư về các bến tàu điện ngầm. Một trải nghiệm đi tàu điện ngầm mà ngay cả một sinh viên mới như tôi còn run mỗi khi đi là nghe chưa quen tên các bến và do thời gian dừng bến rất ngắn nên hay bị lỡ bến không ra kịp và phải đón tàu quay lại. Khi chưa có kinh nghiệm thì đi Metro rất sợ, nhưng khi đã quen rồi thì đây là phương tiện tuyệt vời, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi. Từ KTX của chúng tôi, anh em chúng tôi phải đón 1 chuyến Buýt ra bến Chodov của tuyến Metro C, sau đó đi một lèo gần chục bến đến bến Hlavní Nadraží thì lên và đi bộ vào trường.

Các bến xe Buýt trước mặt KTX: Bến đi ...


 

Bến đến ...



Bến Chodov Metro tuyến C, và bên trên là bến xe Buýt nối các khu dân cư với bến Metro Chodov ...

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2013, 02:44:57 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #416 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 11:10:39 am »

... Yên ổn việc đăng ký học, nhận phòng ở KTX, anh em chúng tôi bắt đầu những ngày hè đầu tiên trên đất Tiệp. Đối với sinh viên mùa hè là mùa đi brigada ( làm thêm mùa hè ), nói chung có rất nhiều dạng công việc để làm trong dịp hè: từ làm trong nhà máy, đến đi hái trái cây. Dịp hè là dịp dân Tiệp đi du lịch nhiều nên các nhà máy thường tận dụng dịp sinh viên nghỉ hè để nhận làm những công việc không đòi hỏi tay nghề, làm nhà máy thì ổn định, ngày ngày đến nhà máy, công trường cũng bấm thẻ giờ như ai, và dựa trên số giờ thực tế cuối tháng nhận lương, tuy nhiên làm nhà máy bị gò bó về thời gian, lương trả theo giờ nên không hấp dẫn với đám sinh viên trẻ, đa số anh em chúng tôi chọn phương án đi hái trái cây.

Mấy anh em chúng tôi về KTX phần lớn đều được bố trí ở chung cùng phòng với người Việt, như đã nói ở trên, tôi được ở chung với 1 anh nghiên cứu sinh, dân HN chính gốc, từng là lính trường sơn, ít nói, nhưng hiền và vui tính. Khi tôi mới lên nhận phòng, chính anh là người tư vấn cho tôi trong việc làm brigada. Nói thêm một chút về cái chân què của tôi  Grin, khi xuất viện, tôi phải tham gia  vật lý trị liệu để phục hồi cái chân gãy bó bột lâu ngày teo quắt lại, nhờ nó mà tôi nhúc nhắc đi không cần nạng, khi lên Praha, bệnh viện chuyển viện cho tôi lên tập phục hồi tại Praha, chính vì vậy tôi chỉ có thể đi hái trái cây chứ không thể làm nhà máy và tôi cũng nghiêng về phương án hái trái cây hơn vì tự do, làm theo chế độ khoán, làm nhiều ăn nhiều, ít ăn ít, thích thì làm, không thích thì nghỉ  Grin.

Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó, do mọi người giống như tôi đều khoái hái trái cây nên cung ắt vượt cầu về nhân lực, dẫn đến khi đủ người là họ không nhận nữa, và coi như ngày đó toi công. Do vậy để không bị đuổi về, chúng tôi phải có mặt rất sớm tại điểm tập kết của vườn với hy vọng kiếm được một "chỗ" trên chiếc tractor ngày ngày chở đám hái thuê chúng tôi vào vườn. Tôi nhớ năm đó anh em chúng tôi phải đi rất xa để hái, chúng tôi dậy từ rất sớm để đi chuyến metro đầu tiên trong ngày lúc 4:30 sáng sau đó chuyển sang tuyến A và đi đến tận bến cuối cùng ở bến Leninova ( sau CM bến đổi tên thành Dejvická ), tiếp tục chuyển sang xe buýt nội thành để đến điểm tập kết. Đúng 6:00 sáng là tractor sẽ chạy, do đó chúng tôi phải có mặt trước giờ đó nếu không muốn phải quay về, và không phải hôm nào chúng tôi cũng gặp may, không ít lần do tractor ra sớm, nên anh em chúng tôi đành ngậm ngùi quay về  Wink...     
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #417 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 06:01:54 pm »

... Những ngày may mắn được tractor chở vào vườn coi như đã thành công đến 99% vì chắc chắn ngày đó không toi công thứa dậy sớm  Wink. Chúng tôi được chở vào những vườn anh đào rộng mênh mông, được trồng như kiểu trồng cây cao su nhà mình, giữa 2 luống là khoảng cách để tractor có thể đi được. Nhiệm vụ của dân hái thuê chúng tôi cứ 2 người 1 luống, mỗi người một thang chữ V để leo lên để hái và 2 cái xô nhỏ để móc trên thang đựng anh đào và bắt đầu hái, 2 người cứ xoay xung quanh cây và hái cho hết trái chín, sau đó anh đào được đổ vào bedna nhựa. Trái anh đào khi hái phải có cuống, trái nào không có cuống ráng mà ăn cho hết, vì vứt lung tung chủ vườn phạt coi như toi vì lần sau họ không mướn mình nữa. Các bedna đầy được tập trung và chờ xe tractor thu gom và mỗi bedna họ phát lại 1 cái thẻ nhựa, khi tính tiền cứ đếm thẻ nhựa mà trả tiền.

Hái anh đào là sướng nhất vì cây anh đào cao, có bóng mát, nắng quá thì có nơi để trú, còn hái dâu tây là cực hơn vì trang trang giữa trời nắng giữa ruộng dâu tây chẳng có một chút bóng mát cứ cần mẫn mà vạch mà tìm mà hái ... nhưng bù lại hái dâu tây không phải leo trèo, cái sướng nữa là những lúc khát nước, tôi cứ tìm những quả dâu to nhất, chín nhất, không nằm  trên đất, dùng nước uống rửa sạch là có thể ngủm nguyên trái, thật không có gì ngon và tuyệt vời hơn được ăn một quả dâu chín mọng to đùng, ngọt khé họng ... ngay giữa vườn ... Nhưng thú thật những ngày đó do cái chân chưa "hoàn chỉnh" của mình nên cũng khá khó khăn khi hái trái cây, leo thang cũng tệ mà ngồi xổm trên luống dâu tây cũng khó khăn nên cũng ảnh hưởng khá nhiều tới năng xuất.

Thông thường anh em chúng tôi chỉ hái trái cây đến tầm trưa là xong, nhận tiền tươi thóc thật ngay sau buổi làm là cảm giác sướng nhất. Có những anh em nửa ngày hái trái như vậy kiếm cả 200 Kcs, một khoản tiền công khá lớn cho 1 ngày làm việc, còn tôi thì cứ tầm tầm trăm hơn, trăm kém, nhưng như vậy là tốt lắm rồi. Một điều thú vị nữa là gần chỗ xe tractor trả chúng tôi để đón xe bút về lại bến Dejvická có một cửa hàng bán thịt nhưng rất hay có những món khoái khẩu như tim, lưỡi heo, móng giò, ... bán giá rất rẻ, chỉ tầm 8 - 10 kcs/ kg, vừa rẻ, vừa ngon nên dân xù SV mình mua rất nhiều và như vậy cuối ngày tạt qua Potraviny mua vài chai bia là anh em chúng tôi đã có bữa tươi nho nhỏ, vừa ngon, vừa bổ, lại rẻ ...  Wink         
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #418 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 09:09:32 pm »


...mua vài chai bia là anh em chúng tôi đã có bữa tươi nho nhỏ, vừa ngon, vừa bổ, lại rẻ ...   

Đi làm thêm dịp nghỉ hè như vầy, ngoài ngon, bổ, rẻ, lại thêm khỏe nữa chứ Grin

Ông bạn tôi kể, mùa hè cũng hay đi làm thêm tương tự như vậy. Nhưng ông ấy còn kể thêm vài chuyện, nhờ bác kiểm chứng hộ.(Tôi sợ Y nổ nên...bán tín bán nghi Grin)
Do phải ăn gà đông lạnh quanh năm, vào dịp này Y thường mua gà nuôi của người dân về thịt cho bõ... nhớ Grin. Người dân bên ấy họ vẫn nuôi gà kiểu "chăn nuôi gia đình" ư?
Bác đã bao giờ đi thu hoạch khoai Tây chưa? Nghe Y kể, họ rải lớp lưới ở bên dưới. khi thu hoạch sẽ kéo lưới lên và rũ sạch đất. Mục đích là tiết kiệm thời gian và hạn chế xây xước vỏ khoai Tây do va chạm công cụ. Có đúng như vậy không bác thanh63?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #419 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 10:02:03 pm »

Một điều thú vị nữa là gần chỗ xe tractor trả chúng tôi để đón xe bút về lại bến Dejvická có một cửa hàng bán thịt nhưng rất hay có những món khoái khẩu như tim, lưỡi heo, móng giò, ... bán giá rất rẻ, chỉ tầm 8 - 10 kcs/ kg, vừa rẻ, vừa ngon nên dân xù SV mình mua rất nhiều và như vậy cuối ngày tạt qua Potraviny mua vài chai bia là anh em chúng tôi đã có bữa tươi nho nhỏ, vừa ngon, vừa bổ, lại rẻ ...  Wink        

 Thú vị cái của "khỉ mốc". Grin

 Dân Châu Âu không ăn tim động vật cho dù là động vật gì, nghe nói có nghiên cứu y học gì đó chứng minh là ăn tim động vật sẽ mang bệnh X Y Z gì đó. Lưỡi heo thì họ càng không ăn và móng giò cũng vậy nốt. Vẫn có cửa hàng bán mấy thứ này và giá cực rẻ bởi họ bán cho người nuôi động vật cảnh. Nội tạng heo có 2 thứ người Châu Âu ăn đó là gan và dạ dày, còn lại vứt hết. Tuy nhiên không thấy có dạ dày và gan bò, có lẽ nội tạng bò họ cũng vứt cả luôn. Grin

 Bên tớ muốn ăn những của đó không cần phải ra cửa hàng mua làm gì, ai cũng biết dân VN chả nuôi cái gì ngoài nuôi mồm mình. Có dân Mông Cổ làm việc tại nhà máy thịt, muốn gì có thể liên hệ với họ sẽ có đầy đủ kể cả muốn ăn tiết canh lợn, mỗi suất đủ thành phần để "oánh" tiết canh như cổ họng và sụn sẽ được chuẩn bị sẵn đầy đủ, chỉ cần lo rau dưa gia giảm là có thể "hoành tráng" rồi, món tràng lợn có thể ăn tới ợ mùi vôi lên cổ thì thôi, còn ruột non hay ai muốn "bắt phèo" cũng được chiều hết cỡ, giá rẻ giật mình, chi 5 leva thì cả xã ăn không hết. Grin

 Bác tuanb5! Chuyện gà qué thì đúng rồi, rẻ như cho nếu chịu khó giết mổ gà. Khoảng leva/kg gà sống. Cũng chỉ vì bà xã mê và nhớ món chân gà nên BY từng phải thịt gà để lấy cái chân cho bà ấy ăn có cái tăng canxi, tất nhiên sau đó thì xử lý phần thịt con gà, vì ham chân gà to nên rước con gà cỡ 8 kg chứ mấy nên 5 thằng đánh vật ho lao thối dạ dày cũng chỉ "đứt" được 2 cái đùi gà. Grin Còn chuyện đi dỡ khoai tây thì không biết vì chưa từng biết, nhưng "món" khoai tây theo cách gọi của thời nay thì ... ối. Grin
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 10:10:04 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM