Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:43:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291760 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #300 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 06:22:37 pm »

   Bác có cái tết đầu tiên trên đất khách, quê người hoành tráng đấy chứ. Đúng là có bàn tay tổ chức của một cựu chiến binh có khác. Ở đó ít người có kinh nghiệm như bác, chắc là vất vả lắm mới được như vậy. Các tết sau có lẽ kỷ niệm không sâu sắc bằng.
   Chẳng bù cho tôi, nấu không biết nấu, mua không biết mua. Tết năm 1990 tôi được cử đi mua thịt, chẳng biết gì cũng ra chợ vác 1 chiếc đùi cừu tươi rói, toàn nạc mang về. Chẳng ai biết chế biến thế nào, quyết định băm ra cho vào nồi ninh. Nó bốc mùi hôi không chịu được, tôi về phòng rượu vào quên,....cháy  Grin. Hai cái mùi nó bốc lên làm tôi sợ cái thịt tên cừu mất nhiều năm. Mãi sau này mới dám ăn nhưng là thịt đông lạnh, nướng trên 1 miếng đá mới hết sợ. Bù lại là chẳng bao giờ tôi được đi mua thực phẩm nữa Grin

Bác làm em "phổng" hết cả mũi  Grin, thật ra cả đoàn xắn tay vào lo, mặt khác có kinh nghiệm truyền lại từ khóa trước do ông bạn tên Nhàn, ông này cũng là lính bên K về tiếp tục đi học, vả lại đoàn em cũng có mấy bóng hồng nên cũng nên cơm, nên cháo. Sau buổi đón năm mới đó như bác đoán trúng phóc, các năm sau đó cũng vẫn đón tết, nhưng chỉ là tiệc ngọt và cũng không có giao lưu với sinh viên ngoại quốc, phần vì đông, phần vì lớp nào biết lớp nấy nên chỉ có liên hoan trong nội bộ sinh viên Việt ...  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #301 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 08:03:30 am »

... Như đã thưa với các bác, cứ dịp Vánoce, năm mới, tết Việt là cánh sinh viên lại trần ra để ... học thi. Và chúng tôi bắt đầu trải nghiệm kỳ thi đầu tiên như vậy. Cũng may là kỳ thi đầu tiên này của chúng tôi diễn ra trước tết Việt, nên anh em chúng tôi mới có một cái tết xa quê đầu tiên đáng nhớ đó. Năm học tiếng, chúng tôi cũng học 11 môn, ngoại trừ môn thể dục học thi thẳng người, còn tất cả đều chổng mông học bài... Đối với anh em chúng tôi, nhất là những thằng hơi "cứng" như tôi học kỳ I năm học tiếng thật đáng ... oải, cái chính là nỗi lo xuất phát từ tâm lý, tôi cũng không hiểu liệu có phải áp lực từ các bác Sứ hay vì 4, 5 năm kiếm chữ, kiếm cơm bên trời tây có nặng đến mức độ khiến anh em tôi vật lộn với kỳ thi đầu tiên. Mặt khác cũng do trình độ tiếng cho dù đã có 1 năm học ở nhà nhưng cũng chỉ đạt amatuer nên cũng chưa đủ mức tự tin cho kỳ thi đầu tiên, cho dù những kiến thức chúng tôi học trong năm học tiếng chỉ là những kiến thức căn bản, kiểu PTTH ở VN ...

Tôi nhớ mãi kỳ thi đầu tiên ấy bởi vì theo bản tính sôi nổi của thanh niên, nhất là thanh niên Việt, lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt đến mức người khách cảm thấy bị làm phiền, tôi không qua phòng anh em thì anh em cũng mò qua, ấy vậy mà đến kỳ học thi, Ký túc xá vắng lặng, yên tĩnh đến lạ thường, không tiếng cười đùa, chạy nhảy, kêu réo ngoài hành lang, tất cả đều yên ắng, cửa phòng khóa trái, không phải vì anh em tôi bỏ đi đâu chơi xa, mà tất cả, giường thằng nào, thằng ấy chổng mông, bàn thằng nào thằng ấy dán vào ... để học. Trong phòng tôi có 3 anh em, thường thì chú Thảo - quê Thanh Hóa - vốn ít nói nhất phòng vẫn phải bật tiếng: chú này, anh bảo chú ...  khi bị chú Tuấn quê Hải Hưng chọc ghẹo, rồi chúng rầm rập đuổi nhau, nhưng những ngày ấy thằng nào cũng im ... như thóc, bực quá thằng Tuấn như khùng khi thỉnh thoảng lại hét lên vì quá yên tĩnh. Cũng may học thi học kỳ I bao giờ cũng khỏe hơn vì bên ngoài cửa kính là một màu trắng xóa của tuyết nên anh em ít bị xao nhãng, không như học thi kỳ II khi bên ngoài là cả một khung trời thơ mộng của hoa, của ... nhiều thứ hấp dẫn  Grin...  
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #302 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 08:21:55 am »

 Chuyện của bác Thanh lại sắp có ...hoa rồi ! Cheesy

  Nhìn cái Tết đầu tiên của những thanh niên xa nhà cũng thật là vui vẻ và ấm cúng, không biết nhưng lúc ấy bác còn nhớ đến những cái Tết ở Khe lang hay Đại Từ không . Em thấy trời lạnh hình như các bác bày ra bàn toàn bia thì phải .

  Chuyện thi cử các bác sao vất vả thế ! Sao không ...dùng phao cho nhàn hả bác ! Cheesy
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #303 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 08:45:52 am »

Chuyện của bác Thanh lại sắp có ...hoa rồi ! Cheesy

  Nhìn cái Tết đầu tiên của những thanh niên xa nhà cũng thật là vui vẻ và ấm cúng, không biết nhưng lúc ấy bác còn nhớ đến những cái Tết ở Khe lang hay Đại Từ không . Em thấy trời lạnh hình như các bác bày ra bàn toàn bia thì phải .
...
 

@LQY: Thật tiếc là anh em mình chỉ ở Khe Lang có 6 tháng từ 5.79 - 11.79 nên chưa có cơ hội nếm trải cái tết Khe Lang, còn ở Đại Từ thì 4 em nếm đủ, từ 80 đến 83, dù năm nào cũng cấm trại, nhưng tuy nhiên năm nào cũng ấm áp tình quân dân, mình không dám kể về các cái tết đó vì thấy có lỗi với đồng đội mình trên tuyến 1, nhất là các đồng đội tuyến Hà Giang  Sad

Trở lại ngày ấy bên xứ người  Wink, 1 chai Vodka Nga đổi những 50 chai bia 12 độ, uống phủ phê, sau đó những lúc đói bia mang vỏ chai đổi tiếp 10 chai nữa, rồi 2 chai nữa đến khi chỉ còn 2 cái vỏ bia đổi 2 bịch bim bim về làm mồi nhậu đợt bia khác  Grin

Nói vậy chứ rượu đây, vodka Nga chính cống loại chai nhãn đỏ những năm đó mua của lính Nga, đảm bảo vừa xịn, vừa rẻ  Grin


... Mà nhìn hình hồi đấy ... khiếp thật, chơi toàn lu "gần cối" không như "chung xoay chừng" như bây chừ ... ôi tuổi trẻ nay còn đâu  Roll Eyes Embarrassed
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #304 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 10:45:12 am »

...
  Chuyện thi cử các bác sao vất vả thế ! Sao không ...dùng phao cho nhàn hả bác ! Cheesy

Chuyện dùng phao không biết mọi người ra sao, nhưng mình thì tuyệt nhiên không, không từ thời đi học đến tận khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp loại xuất sắc, với mình việc học là nghiêm túc nên chả bao giờ cần phao ... mà vẫn nổi   Wink.

Sơ qua về chế độ thi cử ở các trường ĐH ở Tiệp: khác với thi cử ở VN, bên Séc thi nặng về thi vấn đáp, 1 thầy, 1 trò ngồi đối diện với nhau nên ai đó có ý định phao thì quên luôn, ngoại trừ mua đứt ... ông thầy  Grin.

Nhưng để đến được kỳ thi vấn đáp phải thi viết, thi viết qua rồi thì mới thi vấn đáp, điểm là điểm vấn đáp, nhưng điểm viết cũng ảnh hưởng đến thi vấn đáp. Ông thầy sẽ nhìn vào bài viết để biết thí sinh ở ngưỡng nào để hỏi  Grin...
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 10:55:12 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #305 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 04:33:35 pm »

.......Chuyện dùng phao không biết mọi người ra sao, nhưng mình thì tuyệt nhiên không, không từ thời đi học đến tận khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp loại xuất sắc, với mình việc học là nghiêm túc nên chả bao giờ cần phao ... mà vẫn nổi   Wink.

Sơ qua về chế độ thi cử ở các trường ĐH ở Tiệp: khác với thi cử ở VN, bên Séc thi nặng về thi vấn đáp, 1 thầy, 1 trò ngồi đối diện với nhau nên ai đó có ý định phao thì quên luôn, ngoại trừ mua đứt ... ông thầy  Grin.

Nhưng để đến được kỳ thi vấn đáp phải thi viết, thi viết qua rồi thì mới thi vấn đáp, điểm là điểm vấn đáp, nhưng điểm viết cũng ảnh hưởng đến thi vấn đáp. Ông thầy sẽ nhìn vào bài viết để biết thí sinh ở ngưỡng nào để hỏi  Grin...
   Khi tôi về học, có anh bạn học đại học xd Hà nội tới chơi, nói chuyện thi cử. Cũng kiểu ma cũ ma mới và truyền đạt kinh nghiệm thi cử cho chúng tôi, bọn tân sinh viên. Trong đó có câu: "Phi phao bất đạt, phi chát bất qua". Bọn tôi trợn mắt nghe, truyện thi cử anh ấy nói lại cứ như đùa. Tôi tìm hiểu phao thế nào và chát thế nào. Sau rồi  thấy phao, chát đều không khả thi... Sinh viên lười, chỉ chịu khó năm đầu còn toàn lượn lờ, nước tới chân mới nhảy tới kỳ thi mồm luôn lẩm nhẩm câu thơ không biết ai đã để lại:
   5 năm với 9 kỳ thi, 1 kỳ đồ án còn gì là xuân.
   Ở VN ngày ấy nhồi nhiều môn vớ vẩn, chẳng dùng vào việc gì, vô ích. Tôi nhớ còn có môn " Kinh tế chính trị" ," chủ nghĩa xã hội khoa học" .... giáo viên quen mồm cứ dạy, tôi ngồi nghe như bị chọc gậy vào tai tức anh ách. May mà qua được... Roll Eyes chẳng hiểu tại sao. 
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #306 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 04:42:36 pm »

... Rồi ngày thi HK đầu tiên cũng đến, anh em chúng tôi lần đầu tiên tiếp cận với dạng Ústní zkouška ( thi vấn đáp ), như đã nói để có thể vào vòng vấn đáp, chúng tôi phải vượt qua phần thi viết ( písemka ). Nói thật, với sinh viên Việt Nam chủ yếu thời kỳ đó khi nói tới các kỳ thi có thể nói gần 100% là thi dưới hình thức viết, thi vấn đáp rất ít, nếu có thì chỉ có trên Đại học, còn ở phổ thông thì không có hình thức này, ngay cả những sinh viên đã trải qua 1 năm trên giảng đường đại học chính quy như tôi cũng chưa từng thấy dạng thi vấn đáp, nhưng ở ĐH Tiệp thì chỉ có thi vấn đáp. Thi viết chỉ là điều kiện cần để có thể vào vòng vấn đáp.

Trong số 11 môn học, chúng tôi có 3 môn thi, còn các môn còn lại đều dạng zápočet - nghĩa là môn đó không thi, mà dựa trên điểm số của HK, giáo viên sẽ công nhận sinh viên đó đã hoàn thành hay không hoàn thành môn học, tuy nhiên chúng tôi vẫn có những bài kiểm tra dạng bài viết để giáo viên đánh giá. Còn lại 3 môn thi phân đều cho 2 kỳ, chúng tôi sẽ làm quen với dạng thi vấn đáp. Ngày thi, không chỉ chúng tôi mà hầu như sinh viên nào cũng hồi hộp, tuy đã trải qua 1 năm học tiếng, nhưng nếu nói đủ độ tự tin thì chưa thể đủ, dạng thi viết thì dễ thở vì khả năng phản xạ nghe và nói là vấn đề với tất cả sinh viên. Đúng như lo lắng, vào kỳ thi vấn đáp, mọi người ngồi ngoài hành lang chờ đến lượt mình trong hồi hộp, mỗi lần 1 sinh viên vào phòng thi, anh em chúng tôi đều chúc may mắn, và chờ đợi khuôn mặt đó xuất hiện khi cánh cửa phòng thi lại mở ra ... có chú tươi cười, có chú buồn buồn... kèm theo câu trả lời: 1, 2 ... còn các chú đen thì thậm chí 3... ( hệ điểm của Tiệp: 1 là xuất sắc, 2 là khá, 3 là trung bình còn 4 là trượt vỏ chuối ... ).

Rồi cũng đến lượt tôi, hít thật sâu tôi bước vào phòng thi, ... sau câu chào hỏi, bà cô chủ nhiệm lại trở về khuôn mặt nghiêm nghị của bà, tôi thật sự hơi khớp và bắt đầu lùng bùng trong tai, mấy câu đầu thậm chí tôi còn không nghe rõ cô giáo hỏi gì, biết tôi mất bình tĩnh, cô giáo dừng lại, mỉm cười, lại bắt đầu những câu xã giao, tôi cũng dần dần bình tĩnh trở lại sau những câu xã giao đơn giản và bắt đầu nhập cuộc trơn tru hơn tất nhiên trong khả năng có thể ... rồi kỳ thi cũng dừng lại sau câu cám ơn của cô giáo, tôi nghĩ chắc 3 rồi, thôi biết làm sao vì mình hơi khớp lúc đầu mà!, ... liếc vào quyển học bạ và theo nét chữ của bà cô, cô cho tôi điểm 2, hú hồn... kết thúc đợt thi HKI, tôi "được" 3 điểm 2, đối với các em trong đoàn nếu bị 2 là dưới yêu cầu của họ, nhưng với tôi là được, là thành công dù ở mức thấp  Wink    
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #307 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 05:13:53 pm »

Bác thanhh63 thi thế là siêu rồi. Thằng học giỏi quá rồi ra trường chỉ khổ thôi. Hồi bao cấp 7x-8x mà đi học thì khó khăn nhất là các bác lính về và đã cao tuổi (quãng vào trường đã 25 trở lên hoặc bắt đầu ngoài băm), tuy nhiên ra được trường thì các đàn anh ấy lại phất nhanh. Cũng có một số bác trước khi đi bộ đội đã là học sinh chuyên toán và chỉ đi 2-3 năm giai đoạn cuối KCCM thì theo các bác ấy còn khướt. Lại có bác tham gia chi bộ bị thầy "trù" làm anh em xúm vào giúp gỡ mãi mới xong.

Thật ra cách thi như bác thanhh63 bên Tiệp là rất hợp lý, thi viết để người ta xem xét khả năng tư duy và diễn đạt kiến thức bằng một ngôn ngữ khác, đánh giá được rất nhiều mặt. Sau đó đến vấn đáp hỏi được sâu và rộng hơn và có giao tiếp công chúng theo kiểu PR bây giờ, rất khoa học.

Còn chuyện phao ở xứ ta thì sợ nhất là phao mà ở cuối trang có câu "sang mặt bên chép tiếp". Đố các bác cựu biết tại sao?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #308 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 06:53:25 pm »

.......Chuyện dùng phao không biết mọi người ra sao, nhưng mình thì tuyệt nhiên không, không từ thời đi học đến tận khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp loại xuất sắc, với mình việc học là nghiêm túc nên chả bao giờ cần phao ... mà vẫn nổi   Wink.

Sơ qua về chế độ thi cử ở các trường ĐH ở Tiệp: khác với thi cử ở VN, bên Séc thi nặng về thi vấn đáp, 1 thầy, 1 trò ngồi đối diện với nhau nên ai đó có ý định phao thì quên luôn, ngoại trừ mua đứt ... ông thầy  Grin.

Nhưng để đến được kỳ thi vấn đáp phải thi viết, thi viết qua rồi thì mới thi vấn đáp, điểm là điểm vấn đáp, nhưng điểm viết cũng ảnh hưởng đến thi vấn đáp. Ông thầy sẽ nhìn vào bài viết để biết thí sinh ở ngưỡng nào để hỏi  Grin...
  Khi tôi về học, có anh bạn học đại học xd Hà nội tới chơi, nói chuyện thi cử. Cũng kiểu ma cũ ma mới và truyền đạt kinh nghiệm thi cử cho chúng tôi, bọn tân sinh viên. Trong đó có câu: "Phi phao bất đạt, phi chát bất qua". Bọn tôi trợn mắt nghe, truyện thi cử anh ấy nói lại cứ như đùa. Tôi tìm hiểu phao thế nào và chát thế nào. Sau rồi  thấy phao, chát đều không khả thi... Sinh viên lười, chỉ chịu khó năm đầu còn toàn lượn lờ, nước tới chân mới nhảy tới kỳ thi mồm luôn lẩm nhẩm câu thơ không biết ai đã để lại:
   5 năm với 9 kỳ thi, 1 kỳ đồ án còn gì là xuân.  
Ở VN ngày ấy nhồi nhiều môn vớ vẩn, chẳng dùng vào việc gì, vô ích. Tôi nhớ còn có môn " Kinh tế chính trị" ," chủ nghĩa xã hội khoa học" .... giáo viên quen mồm cứ dạy, tôi ngồi nghe như bị chọc gậy vào tai tức anh ách. May mà qua được... Roll Eyes chẳng hiểu tại sao.  

@ bác hong c9d3:
Đỏ 1: em chỉ hiểu mỗi vế đầu, còn phi chát  Huh, không lẽ thời anh về đi học (em nhớ không lầm) năm 1981 mà đã có chat rồi sao ? hay ý gì khác vì chat chít với thầy thì chỉ các nàng SV nữ thôi, chứ không lẽ đồng hệ cũng ok?

Đỏ 2: câu thơ đó chắc SV thời đó ai cũng biết, em cũng thuộc khi bước vào trường kinh tế TPHCM năm 85, tụi em sửa lại: 4 năm với 7 kỳ thi, một kỳ đồ án còn gì là xuân? ... những tưởng chỉ 7 kỳ thi và 1 kỳ đồ án, nhưng cuối cùng em phải thi những 14 kỳ kèm theo đồ án tốt nghiệp, nhưng không phải bị đúp đâu nha, và bằng luôn chặng đường của 1 bác sĩ  Grin

Đỏ 3: Ở VN tụi em cũng nhai mất năm đầu mấy món đó, qua Tiệp những tưởng nhai tiếp 2 năm nữa những môn đó, nhưng CM nổ ra, thoát 1 năm  Grin, nhưng bù lại học đủ các trường phái Triết, nhiều đến nỗi ... chả nhớ nổi lấy 1 tên  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #309 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 07:54:58 pm »

Bác thanhh63 thi thế là siêu rồi. Thằng học giỏi quá rồi ra trường chỉ khổ thôi. Hồi bao cấp 7x-8x mà đi học thì khó khăn nhất là các bác lính về và đã cao tuổi (quãng vào trường đã 25 trở lên hoặc bắt đầu ngoài băm), tuy nhiên ra được trường thì các đàn anh ấy lại phất nhanh. Cũng có một số bác trước khi đi bộ đội đã là học sinh chuyên toán và chỉ đi 2-3 năm giai đoạn cuối KCCM thì theo các bác ấy còn khướt. Lại có bác tham gia chi bộ bị thầy "trù" làm anh em xúm vào giúp gỡ mãi mới xong.

Thật ra cách thi như bác thanhh63 bên Tiệp là rất hợp lý, thi viết để người ta xem xét khả năng tư duy và diễn đạt kiến thức bằng một ngôn ngữ khác, đánh giá được rất nhiều mặt. Sau đó đến vấn đáp hỏi được sâu và rộng hơn và có giao tiếp công chúng theo kiểu PR bây giờ, rất khoa học.

Còn chuyện phao ở xứ ta thì sợ nhất là phao mà ở cuối trang có câu "sang mặt bên chép tiếp". Đố các bác cựu biết tại sao?

Cám ơn bác đã động viên, chứ khen là em chui xuống đất luôn  Grin, ngày ấy không đú được với đám trẻ đâu, bác nói đúng không phải mình "già" mà quả thật cái khoản ngoại ngữ với em phải từ từ, chứ ép như ép dầu thì em thẩm thấu không kịp, một tiết lộ đáng lẽ em thưa sau nhưng sẵn dịp kể về cái tài học ngoại ngữ: năm 3 em phải học thêm 1 ngoại ngữ nữa, em chọn tiếng Anh và kết quả nhận một con 3 duy nhất, và vì nó em mất bằng đỏ luôn  Grin.

Còn vụ phao thì em xin chịu, bác bật mí luôn đi  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM