Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:29:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291768 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #230 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2012, 09:50:37 pm »


Chính xác luôn Grin tay Lăng đang làm ở công ty chiếu sáng đô thị thì được đi Bun. 3 năm sau về xách cái vali bẹp góc về nước. Bên trong có bộ quần áo, 1 cái ác cooc cũ kỹ (chắc xin đâu đó), và 1 chai rượu vang. Chấm hết. Y cũng nói sang đó làm xây dựng (Tôi vẫn nhớ chi tiết Y kể, viên gạch bên đó to,nặng hơn gạch bên ta nhiều Shocked)
Vì lý do khá tế nhị, tôi tránh hỏi Y quá chi tiết. Thắc mắc còn tới bi giờ Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #231 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 01:34:28 am »

 Tiếp nhé, để các bác hiểu thêm hoàn cảnh của người VN ta ở Bun thời đó. Cũng cần nói qua lịch sử nước Bun vì chính lịch sử cũng là một phần làm cho hoàn cảnh kinh tế nước họ suy xụp sau này. Grin

 Lịch sử nước Bulgaria chỉ có 700 năm trong đó họ có 500 năm bị đô hộ của người Thổ Nhĩ Kỳ, giữa 2 dân tộc này có mối thù dân tộc, cũng chính Nga Hoàng đã từng giải phóng đất nước họ từ sự cai trị của người Thổ, vì vậy người Bun rất kính trọng người Nga và luôn là thằng em "dễ bảo" nhất là sau chiến tranh Thế giới thứ 2 thì người Nga càng chứng minh nhiều hơn sự bao dung của "đàn anh". Grin

 Tất nhiên là người Bun chẳng ưa gì người Thổ. Tuy nhiên với 500 năm đô hộ trên đất Bun thì người Thổ đã cắm rễ trên mảnh đất này lâu đời rồi, người Bun gốc Thổ cơ bản sống bằng trồng trọt và chăn nuôi, theo ước tính khoảng 1 triệu người, người Thổ rất chăm chỉ lao động và xây dựng cơ ngơi, nhà cửa khang trang nhưng vẫn giữ lối sinh hoạt của dân tộc mình, trong thời XHCN thì con người luôn bình đẳng, không có sự phân biệt, đối xử giữa xã hội, nhưng đó chỉ là lý thuyết, thực tế bên ngoài cuộc sống thì khác. Ngay nhà nước Thổ Nhĩ Kỹ cũng biết được lợi thế này khi kiều bào của họ ở Bun lao động chân tay là chủ yếu làm ra của cải vật chất cụ thể nhất. Chính vì vậy, khoảng giữa năm 1989 một cuộc họp gì đó giữa chính phủ 2 nước đã có sự thách đố lẫn nhau. Nếu Bun cho kiều dân Thổ về nước thì Thổ sẽ nhận đồng bào của mình trở về cố quốc mặc dù họ từng sinh ra lớn lên nhiều thế hệ ở Bun. Phía Bun cũng thách lại, nếu Thổ nhận thì Bun sẵn sàng cho họ trở về, không giữ. Một kiểu phá hoại kinh tế, một bên muốn xua đuổi người không cùng dòng máu với mình về nước, khi đi họ phải bỏ lại bất động sản, vườn tược cùng vật dụng lao động khác, chỉ cho mang theo vật dụng gia đình cùng số tiền mặt họ có. Một bên thì quá biết lợi thế của mình, người Thổ có rất nhiều tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng, trong 1 thời điểm nào đó, 1 triệu người ào ạt về nước sẽ dẫn đến khủng khoảng kinh tế cho Bun kể cả khi bỏ lại những tài sản không mang theo được. Chiến dịch Thổ từ đây bắt đầu.

 Bun cho in cấp tốc tiền 6 số và tung ra các ngân hàng chi trả cho số tiền tiết kiệm của người Bun gốc Thổ, họ ào ạt rút tiền, có gia đình có tới 500.000 leva, con số khinh khủng khiếp đấy, người thổ tràn đi khắp nơi vơ vét mua bán hàng hóa tại các cửa hàng, họ mua bất kể cái gì có thể mua được, hết hàng cần mua họ vào khu VN nhờ người VN mua giùm hoặc bán cho họ những thứ cần thiết với giá cắt cổ, 1 cái va ly dùng rồi có giá tới 250 leva, trong khi đó bình thường giá 38 leva có bán tại cửa hàng, rồi họ mua USD và DM Đức làm giá đồng tiền leva tụt thảm hại hàng ngày, một sự loạn kinh tế làm rối ren nước Bun, người Thổ ào ạt qua biên giới 2 nước, nhiều người không tiêu hết tiền leva nên gói cả lại mang về Thổ rồi sau này tuồn sang Bun tiêu sau. Số tiền 6 số mới nguyên kia được tung ra thị trường và cũng chỉ 3 tháng sau là không còn thấy nhiều loại tiền 6 số nữa, khoảng 6 tháng sau thì bói cũng khó ra 1 tờ tiền có 6 chữ số, ngân hàng đã kịp thu lại loại tiền giấy này. Điều đó chứng tỏ kinh tế Bun khi đó mạnh, đủ để cân đối sau 1 cuộc loạn trào ấy. Bù lại họ "đuổi" được cái giống người sống trên đất của họ mà họ chả thích, thêm bất động sản, vườn tược, vật nuôi, dụng cụ lao động ... vv người Thổ buộc phải vứt lại. Ngược lại, người Bun chưa tính hết là nhân công lao động, làm nông nghiệp thiếu hụt do người Thổ bỏ về nước, chính điều đó làm cho lương thực và thực phẩm dự trữ của Bun cạn dần và thật sự lung lay khi cơn bão "Tự do dân chủ" từ các nước Tây Âu tràn tới năm 1990. Trong vụ này người VN chúng ta được lợi, những tay thợ buôn USD ngoại tệ có cơ bốc lên nhờ người Thổ bị đẩy tới chỗ buộc phải tiêu tiền đến vô tội vạ, thêm số hàng hóa thuộc loại chó tha đi mèo tha lại cũng bán được giá ngất ngư, cái gì cũng có thể quy ra tiền với giá trên trời. Tuy nhiên người VN không phải ai cũng trúng mánh, như BY đây chẳng kiếm được xu nào từ tay người Thổ lúc đó khi họ về nước, nhưng đó cũng là "bàn đạp" để người Việt ta xốc tới sau này.

 Sau chiến dịch Thổ ấy 6 tháng kinh tế Bun lại trở về bình thường, có khi còn thấy đời sống thoải mái hơn và hàng hóa lại tràn ngập khắp các cửa hàng lớn nhỏ trên khắp đất nước, giá cả luôn bình ổn không có sự lệch giá dù bất kể ở đâu, ví dụ bao thuốc lá loại BT chẳng hạn, 90 xu thì ở trung tâm thủ đô hay dưới biển hoặc trên vùng núi cao cũng chỉ giá 90 xu không hơn.

 Sang đầu năm 1990, tình hình Rumany bắt đầu có biến động, quân khởi nghĩa đã chiếm giữ một số vị trí trên lãnh thổ, Rumany loạn trước và Bun lại ủng hộ lực lượn khởi nghĩa, họ cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho quân khởi nghĩa hy vọng sau này chế độ độc tài Rumany xụp đổ thì 2 nước vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo, từ đó cũng làm cho nền kinh tế Bun nhanh cạn kiệt hơn. Nam Tư cũng vậy nốt, cuối năm 1990 thì người Nam Tư hàng ngày qua Bun đi chợ mua thực phẩm với giá "bao cấp", bán ra thị trường chợ đen ngoại tệ mạnh cũng góp phần đẩy nước Bun đến bờ vực của kinh tế suy xụp. Lúc đó 1 USD đổi bên ngoài thị trường chợ đen là 12 leva, thịt lợn, cừu có 5,4 leva/kg, thịt bò 7 leva/kg, bánh mỳ nặng 1kg có 40 xu/cái. Trong khi đó tại Nam Tư 1kg thịt lợn giá 15 USD, 1kg thịt bò giá 25 USD, tự nhiên nước Bun cõng thêm vài triệu dân Nam Tư nữa hàng ngày sử dụng lương thực, thực phẩm của họ với giá bèo. Anh LX lúc đó bắt đầu lủng củng rồi, chưa bộc lộ rõ ra thôi, thân họ cũng chưa xong nên chẳng hơi sức đâu đoái hoài đến đám đàn em "khó bảo" chỉ trực xông vào đánh nhau này.

 Cuối 1990, khủng hoảng chính trị lớn xảy ra, Đảng CS bị át phân, biểu tình khắp nơi, công việc bỏ bê mọi người chỉ lo đi họp với mít tinh, biểu tình, nhà máy công xưởng ngừng chệ, điện mất thường xuyên, nước nóng cũng mất luôn, lò sưởi không có, lương thực cạn kiệt, khan hiếm dần, thực phẩm không có mà cung ứng. Cơ chế chuyển đổi, LX không với tới, Mỹ và Tây Âu đẩy ra, nạn trộm cắp, ăn cướp hoàn hành khắp nơi, một xã hội cá lớn nuốt cá bé bắt đầu nếu như không có những chính sách cụ thể. Khi đó xin thành lập Đảng (Đảng gì cũng được) còn dễ hơn mua thịt bò, đỉnh điểm nước Bun có đến 70 Đảng phái chính trị hoạt động và chả Đảng nào có ý định vực dậy đất nước, cái họ muốn là cãi nhau, tranh giành ghế trong Quốc Hội, ngôi sao đỏ bằng đá quý trên nóc nhà QH bị dỡ xuống, nhà QH bị bọn quá khích thiêu hủy, thi hài lãnh tụ Dimiterov bị khiêng ra đồng hỏa táng, lăng bị bọn đầu trọc đứng xả uế bẩn thỉu, tượng Lenin ở trung tâm thủ đô bị phá hủy... vv và ...vv

 Nháo nhào loạn tùng bậy cả, xây dựng thì lâu chứ phá thì chả mấy tý. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #232 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:09:57 am »

@ bác BY: tiếc quá, phải chi em "chạy" nhanh được như bay đến luôn thời kỳ CM Nhung ( sametová revoluce ) năm 1989 ở Tiệp Khắc cũ thì hay quá  Roll Eyes, và như vậy những hiểu biết sâu và phân tích ngọn ngành về XH Bun của bác sẽ song kiếm hợp bích thì thật tuyệt, tiếc quá, tiếc quá, ...  Sad Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #233 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 01:00:46 pm »

Thôi mặc khách muốn "quậy" gì thì quậy, em chỉ có bia chai góc nhà, "mần xong" nhớ gom gọn vỏ chai, chớ vứt tùm lum, "lạc" mất, "nguồn sống" lúc giáp hạn của tụi em đó  Grin.

... Em xin tiếp mục: Săn hàng giảm giá!  Grin
Em không biết các bác đông Âu khác ra sao, nhưng em xin cam đoan: không chỉ SV săn hàng giảm giá, mà cả cộng đồng Xù đều rất tích cực "đi săn"  Grin. Những ngày thu se se lạnh rồi cũng chầm chậm trôi qua, anh em trong đoàn cũ hồ hởi đón chào mùa đông đầu tiên chuẩn bị tới. Để chuẩn bị cho mùa đông, SV tụi em được phát thêm 500 kcs để mua đồ ấm cho mùa đông như áo ấm, giày đông, 2 món tối thiểu phải có. Theo thỏa thuận, trong  thời gian học tại Tiệp, tụi em ngoài học bổng hàng tháng sẽ nhận 1000 Kcs cho việc mua xắm đồ đông, số tiền này sẽ được chia thành 2 kỳ để phát: năm học tiếng và bước vào năm thứ 3.

Cầm 500 kcs trong tay, một tờ giấy bạc màu xám mệnh giá lớn thứ 2 sau tờ 1000 Kcs màu tím, anh em bắt đầu hoạch định sẽ mua gì cho mùa đông đến gần. Thật tình khi cầm tiền trong tay và đi rảo qua một loạt các cửa hàng to thì có Prior, nhỏ thì các cửa hàng oděvy, oblečení, các cửa hàng giày obuvy ... để dọ trước. Trời, sao số tiền cầm trong tay sao nhỏ thó vậy? Để có thể mua được 1 chiếc áo đông bình thường, một đôi giày đông ấm áp trông tàm tạm ... anh em sẽ tống khoảng gấp rưỡi số tiền mà anh em được nhận. Đang buồn rầu thì xù SV cũ ra tay cứu rỗi, số là cứ mỗi mùa đón SV về trung tâm, các anh chị SV khóa trước thường hay "ghé về thăm" em út, và qua họ anh em chúng tôi cũng nhận khá nhiều tư vấn thú vị, ngay cả trong việc sắm đồ mùa đông.

Một năm trải qua ở Teplice quả là vốn liếng đáng nể, anh em cùng nhau lùng xục hết các cửa hàng lớn nhỏ với mục đích duy nhất là tìm hàng giảm giá. 1 đôi giày đông giá thường trên 300 Kcs, nhưng nếu bán không chạy, hoặc vì lý do nào đó họ sẵn sàng hạ giá xuống hơn trăm korun, áo đông cũng vậy, cứ lỗi mode là hạ giá vô tư. Nhưng việc săn hàng hạ giá phải kiên nhẫn, vì thông thường hàng hạ giá sẽ không thể đáp ứng hết yêu cầu của mình, nhưng nếu chịu khó tìm kiếm và kiên nhẫn vẫn có thể "săn" được những món hàng vừa ý, vừa túi tiền. Tôi thân với 1 ông anh tên Nhàn, anh ấy học trường Y Praha, cũng trở về Teplice để thăm anh em chúng tôi và tôi nhanh chóng thân với anh ấy vì anh ấy giống tôi kỳ lạ: cũng dân bộ đội (nhưng bộ đội K, cũng về thi đại học, học 1 năm như tôi rồi mới được chọn ... và đi học Tiệp  Grin) và nhờ anh ấy chúng tôi cùng nhau lang thang khắp Teplice để đi săn đồ đông giảm giá, thậm chí chúng tôi còn lên cả TP Ustí nad Labem đề lùng. Cuối cùng chúng tôi cũng chọn được 2 món hàng vừa ý kèm thêm 1 cái áo len (lời!) ...       
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #234 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 01:53:20 pm »

... Liên quan đến mua sắm, có bác nào có thú vui "sưu tầm" tiền Tiệp Khắc thời em ở bển, em tặng  Grin









Đồng 50 haler ( 100 haler = 1 Kcs )


Đồng 20 haler


Đồng 5 Kcs

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:18:17 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #235 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:27:14 pm »


Thắc mắc! Thắc mắc quá! Grin
Hôm rồi, Bác Tổ chức - Động viên nói rằng, VC mình được phát những 2400 Hu xắc lận. Sao bây giờ bác thanh63 chỉ có 5oo, vậy là sao? Chả lẽ họ lại có sự phân biệt, bởi mùa đông đến nơi, ai chả lạnh như nhau ( hoặc giả, họ cũng phát 2400 rùi mà bác mang đi...học ngoại ngữ hết. Grin)

BY@: Vẫn biết giàu-nghèo (vẫn tạm gọi) ở đâu chả có. Nhưng rõ ràng sự "rung lắc" xã hội Bun thời 9x khiến sự phân hóa càng thêm dữ dội. 1 số VC mình kém may mắn mà tôi có dịp tiếp xúc, họ nằm trong số này chăng?
Bác có khả năng khái quát và phân tích sự kiện rất đáng nể. Tiếc là hồi xưa bác không xách cặp mà lại xách súng Grin Ít nhất bi giờ có chân trong tuyên giáo thành ủy. Có khi hơn... Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #236 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:34:45 pm »


Thắc mắc! Thắc mắc quá! Grin
Hôm rồi, Bác Tổ chức - Động viên nói rằng, VC mình được phát những 2400 Hu xắc lận. Sao bây giờ bác thanh63 chỉ có 5oo, vậy là sao? Chả lẽ họ lại có sự phân biệt, bởi mùa đông đến nơi, ai chả lạnh như nhau ( hoặc giả, họ cũng phát 2400 rùi mà bác mang đi...học ngoại ngữ hết. Grin)

...

Dạ đám SV tụi em nhận những 1000 hu xắc nhưng chia làm 2 đợt, mỗi đợt 500  Grin. Ngày đó tụi SV tụi em hưởng học bổng từ ngân sách Tiệp, mặt khác là lũ "nuôi báo cô" nên cho nhiêu biết nhiêu bác à, còn anh em LĐ, họ có nhà máy lo, không chăm sóc tốt sưc khỏe cho CN họ ốm, hay mất sức LĐ thiệt đơn thiệt kép, mà 2400 có nhiều nhặn gì, = 1 tháng lương loại cao của CN Xù mình bên Tiệp ngày đó, chăm lo tốt cho họ họ đẻ trứng vàng, lời khối. Túm lại chế độ tụi em "cao" hơn anh em LĐ bác ạ  Grin, được nhận những 2 lần còn gì  Shocked
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #237 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:34:56 pm »

hì, các "cụ" hành quân bên trời Tây mất mấy trang...., xa quá; về đất Bắc đi thôi,  Grin. Ăn đồ Tây làm gì cho xóc bụng, nhớ lại một thời đất Bắc ăn gì nào!  Grin

Thời điểm 1979, ở đất Bắc, để phục vụ cho các tuyến biên giới, ta bố trí như sau:
- Trạm quân nhu 1 đứng chân ở Hải Phòng, phục vụ cho các đơn vị chiến đấu và hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Trạm quân nhu 2 đóng tại Vôi, tỉnh Hà Bắc, phục vụ các đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hà Bắc.
- Trạm quân nhu 3 ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên, phục vụ các đơn vị trên địa bàn bàn tỉnh Cao Bằng.
- Trạm Quân nhu 4 ở thị xã Phú Thọ, phục vụ các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hoàng Liên Sơn và Hà Tuyên.
- Trạm quân nhu 5 ở thị xã Vinh, phục vụ các đơn vị trên địa bàn Lai Châu và Bắc Lào.

Con số thống kê: (con số chỉ là con số thôi nhá,  Cheesy)
- Đầu 1980, định lượng phân phối 500g xà phòng giặt và một ống thuốc kem đánh răng. Định lượng bình quân mỗi ngày/người
được bảo đảm 740g lương thực, 43 - 45g thịt, cá, dầu, mỡ, đậu, vừng, lạc và 300g rau xanh.

Nào, giờ thì tiểu táo, trung táo và đại táo:
- Đối với các lực lượng vũ trang, Nhà nước bảo đảm cung cấp theo chế độ và tiêu chuẩn hiện hành. Định lượng cung cấp một số mặt hàng thiết yếu cho bộ đội theo tiền lương và cấp bậc quân hàm. Những người hưởng lương mức dưới 60đ /tháng được cấp bìa E, mỗi tháng được mua 0,400kg thịt, mỡ; 0,5kg cá, 0,5 lít nước chấm; 0,35kg đường, 20g bột ngọt/quý.

- Từ cấp chuẩn úy đến trung úy hoặc mức lương 60đ đến dưới 90đ/tháng được cấp bìa Đ, mỗi tháng được mua 0,6kg thịt, mỡ, ; 0,5kg cá, 0,5 lít nước chấm; 0,5kg đường, 20g bột ngọt/quý.

- Từ cấp thượng úy đến cấp đại úy hoặc mức lương 90đ đến dưới 115đ/tháng được cấp bìa D, mỗi tháng được mua 0,8kg
thịt, mỡ; 1kg cá, 0, 5 lít nước chấm; 0,7kg đường, 20g bột ngọt/quý.

-  Từ cấp thiếu tá đến cấp trung tá hoặc mức lương 115đ đến dưới 140đ/tháng được cấp bìa C, mỗi tháng được mua 1,5kg thịt, mỡ; 1,5kg cá, 1 lít nước chấm, 1kg đường, 20g bột ngọt/quý.

- Từ cấp thượng tá đến cấp đại tá hoặc mức lương 140đ đến dưới 1 70đ/tháng được cấp bìa C 1 , mỗi tháng được mua 2kg thịt mỡ; 1,5kg cá, 1 lít nước chấm; 1,5kg đường, 30g bột ngọt/quý.

- Từ cấp thiếu tướng trở lên hoặc mức lương trên 170đ/tháng được cấp bìa B, mỗi tháng được mua 3kg thịt, mỡ; 3kg cá; 1,5 lít nước chấm, 2kg đường, 50g bột ngọt/quý.

- Cấp bộ trưởng, thứ trưởng được cấp bìa A, mỗi tháng được mua 4,2kg thịt, mỡ; 4 kg cá, 2 lít nước chấm, 2kg đường, 50g bột ngọt/quý.

Chưa xa lắm nhỉ, cách đây mới có hơn 30 năm một tý,  Grin
Logged

thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #238 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:04:22 pm »

... Tiếng chuyện shopping  Grin, cũng chả dấu các bác, ngày đó em chỉ dám mua hàng giảm giá thôi, tất tật những nào giảm mà cần thiết đều mua tất, từ chuyện đôi giày đông, cái ao đông ( cặp đôi giày, áo mà tôi mặc chục hình với cậu em ở gần trường và cả cái áo kẻ Tiệp mà LQY khen là kẻng cũng giả giá nốt  Grin) nhưng khổ nỗi có điều khó ngại ngùng mà ngày ấy tôi rất oải mỗi khi đi "săn"  Shocked. Thật tình, không phải chỉ riêng người Việt mình săn hàng giảm giá đâu, mà dân Tiệp cũng tham gia dù không hăng hái lắm, họ tham gia với thái độ khác dân mình, với Tiệp Khắc thời đó vẫn còn thiếu thốn hàng hóa, hàng đưa ra bán thì ít nhưng chẳng bao giờ thấy tình trạng chen lấn xô đẩy để mua ... như thi bao cấp ở VN. Ngay cả khi bán hạ giá, dân Tiệp vẫn đủng đỉnh kiểu bất cần, có thì lượn qua cũng ngó cho vui, gặp món nào "đẹp" và rẻ thì mua, không thì cho "mày" nằm hoài trên giá.

Nhóm dân nhiệt tình hơn còn lại là dân Xù mình với Di gan. Dân Di gan thì không kể vì không có tiền, còn dân Xù mình thì ... mỗi lần có hàng hạ giá đúng gu là khuân cho bằng sạch. Có cửa hàng mừng, nhưng có cửa hàng khinh dân mình ra mặt, thậm chí có đám còn móc ngoặc với dân Xù thợ săn chính hiệu để ăn chia. Ngày ấy Xù mình hay đi tìm khăn mùi xoa Tiệp để mua và gửi về VN, nghe đâu cũng là 1 vốn 4, 5 lời  Grin, Nếu mua khăn chính giá hơm chục Ku 1 cái thì lời không đáng, nhưng nếu săn khăn hạ giá chỉ còn 4, 5 Ku là ngon. Đám SV cũng thỉnh thoảng đi săn, nhưng không "chuyên nghiệp" nên không săn được hàng độc  Grin, hàng cũng giảm giá nhưng không giảm bằng các thợ săn chính hiệu. Nhiều khi cần anh em mình phải mua lại của họ với giá nhỉnh hơn chút đỉnh so với cửa hàng. Ngoài ra ngày ấy cũng tồn tại "dịch vụ" săn thông tin để báo cho các bác thợ săn và anh em cũng có hoa hồng chút đỉnh. Nhưng thật lòng ngày ấy khi bước vào cửa hàng mà thấy Xù mình là mình quay về liền  Grin vì cứ thấy sao sao ấy, chứ biết ngày nay ở Mỹ người ta chỉ chờ đến ngày thứ 6 đen để khuân đồ hạ giá thì em ... xung phong trước  Grin      
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:20:32 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #239 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:45:17 pm »

... tất nhiên không phải tất cả SV VN đền như nhà em ( xấu hổ quá )  Wink, cũng có những anh em rủng rỉnh, và giống như bao nhiêu bác túi nặng khác ắt phải có những nơi đặc biệt để phục vụ các "thượng đế" đó, và dạng cửa hàng đó tồn tại ở Tiệp Khắc thời đó dưới cái tên TUZEK. Tuzek là dạng cửa hàng bán hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước tư bản và thu tiền Bon ( một dạng tiền tệ do chính phủ Tiệp ấn hành và quy định chỉ sử dụng trong các cửa hàng TUZEK đó ). Dạng cửa hàng này tuy tồn tại nhưng không quá phổ biến ở Tiệp Khắc thời đó, nếu bạn thăm Tiệp Khắc thời đó sẽ rất khó để tìm được 1 cửa hàng TUZEK tại thành phố nào đó, đơn giản vì có thành phố có, thành phố không, ví dụ như thành phố Ustí nad Labem, thủ phủ vùng Ustí không có cửa hàng Tuzek, nhưng ở Teplice, thành phố nhỏ hơn Ustí rất nhiều thì lại có. Hoặc dù sống ở Praha 4 năm trời, nhưng tôi cũng chưa biết Tuzek nằm ở đâu ( có lẽ do em không dám có nhu cầu chăng ? nên em không biết ? Grin).

Việc để có được đồng Bon dùng cho mua hàng hóa trong Tuzek cũng là một chuyện lắm hệ lụy. Vì Bon không lưu thông tự do trên thị trường tiền tệ của Tiệp Khắc khi đó, nó được chuyển đổi theo kiểu các công dân Tiệp khi xuất ngoại có nhu cầu mua sắm, thay vì mua ở nước ngoài, mất ngoại tệ, về bị đánh thuế, thì được quyền quy đổi một số Bon nhất định ... đại để như vậy và đương nhiên không phải số Bon quy đổi bao giờ cũng được sử dụng hết nên mới có thị trường chợ đen mua bán đồng Bon, những người có nhu cầu vào Tuzek mua hàng thì phải mua Bon ở thị trường chợ đen, đồng nghĩa cũng tạo ra phân khúc béo bở cho một nhóm người trong đó có SV nguồi Việt, Xù LĐ muốn có Bon thường phải thông qua SV mình  Grin. Tiệp Khắc thời đó cũng có cả 1 bộ phim truyện nói về tệ nạn này...

Bên Bun chắc cũng có dạng cửa hàng này, em đọc loáng thoáng đâu đó trong các bài viết của bác BY, mà cũng phải thôi, bác BY phải tung hoành trong những cửa hàng "chiếu trên" như vậy mới xứng tầm, bác BY nhểy  Grin   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM