Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:17:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291750 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 05:36:25 am »

Cuối cùng thì những ngày tháng "rong chơi" cũng kết thúc, theo quyết định của BTCTU, tôi lại được "cắp sách" đến trường. Nhưng trước đó ngoài niềm vui được tiếp tục "nghiệp học", tôi cũng có thêm niềm vui nữa: khi tiếp nhận chuyển ngành, lương tôi được điều chỉnh lên thêm 1 bậc thành 75đ, một khoản không nhỏ đối với tôi trong những ngày tháng ấy. Có một may mắn nữa mà mãi sau này tôi mới biết, đó là: ở các cơ quan nhà nước, khi tiếp nhận SQQĐ chuyển ngành thường bị "vướng" về vấn đề mức lương. Nghĩ cũng đúng, lương SQ thường cao, nhưng ngoài chuyên môn "bắn giết" và ý thức kỷ luật cao ( hồi đó người ta hay nói thế  Wink) thì chả có cái gì để cơ quan có thể tận dụng nên các SQ khi chuyển ngành nhiều người phải chấp nhận hạ bậc lương mặc dù theo nguyên tắc thì sẽ được nâng thêm một bậc khi chuyển ngành như trường hợp của tôi vậy. Thở phào nhẹ nhõm cho quá khứ ... và cũng nhờ khoản lương này, trong suốt hơn 2 năm học ở TG tôi cũng phụ gia đình một khoản cho đỡ xáo trộn vì sự trở về của tôi.

Gần ngày nhập học, tôi mới biết thêm rằng có rất nhiều bộ đội xuất ngũ đợt anh em chúng tôi cũng tiếp tục đi học đợt này, thế là lại thêm niềm vui vì có thêm bạn bè cùng cảnh đi học. Xin giới thiệu sơ về nơi chúng tôi sẽ về học: Ngày ấy, hầu như tỉnh nào trong Nam cũng có hệ thống trường bổ túc công nông, nghe tên ngộ quá đúng không các bạn. Trong hệ thống giáo dục của VN ngày ấy, hệ bổ túc ban đêm là bình thường, dành cho những người đã quá tuổi đi học vì lý do nào đó gặp trắc trở trở trong việc học phải ngưng hay không có điều kiện để học nay muốn đi học, ở tỉnh tôi cũng vậy, nhưng bên cạnh các lớp bổ túc đêm đó, tồn tại cả 1 hệ thống trường bổ túc khác mang tên "trường bổ túc công nông" từ cấp 1 đến hết cấp 3 để bổ túc văn hóa cho cán bộ trong tỉnh, cho con em những gia đình cách mạng, vì chiến tranh không thể đi học. Học sinh trường này cán bộ đi học thì có lương, học sinh thường thì có học bổng và các tiêu chuẩn nhu yếu phẩm khác như gạo, đường, .... nói chung là được "nuôi" cho ăn học tuy rằng học thì ổn vì toàn giáo viên có chất lượng cao của tỉnh bổ sung về đây ( vì toàn dạy cho hạt giống đỏ mà  Grin) còn việc ăn thì cũng theo tình hình khó khăn chung của thời đó.  Grin     
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2012, 07:35:50 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 07:11:52 am »

Những chú lính trở về thời áo trắng  Grin, trong hình này vẫn thiếu Sơn, Ninh ... Ảnh chụp trong sân trường bổ túc công nông tỉnh TG hình như năm 84, thật tiếc vì tôi lại không cập nhật mốc thời gian trên ảnh  Wink

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 06:55:07 am »

Trường BTCN có 2 hệ đào tạo, hệ cho cán bộ đi học, hệ cho con em gia đình có công, tôi và đa số anh em cựu lính đều chọn hệ dành cho con em gia đình có công đơn giản vì các em đều nhỏ tuổi hơn anh em chúng tôi, mặt khác hệ này gần giống với chương trình THPT hơn là bổ túc, mà tâm nguyện của anh em chúng tôi là học hết chương trình THPT sau đó sẽ thi vào đại học.

Đích đã rõ ràng, anh em chúng tôi bắt đầu lao vào học, trong số anh em chúng tôi về trường thì lamhai_tientien và Hiệp nheo quyết định học lại chương trình lớp 10 vì sau chừng ấy năm, kiến thức cũng đã rơi dụng nhiều nay cần phải ôn lại. Còn tôi, Thủy, Sơn Phong, Minh vẫn quyết định theo học lớp 11, quyết định như vậy nhưng chúng tôi cũng khá lo lắng và giải pháp đưa ra là vừa học, vừa ôn lại kiến thức cũ. Duy nhất quangninh theo học lớp cán bộ.

Có lẽ do quyết tâm cháy bỏng là tiếp tục được đi học và được tạo điều kiện tối đa có thể từ gia đình lẫn nhà trường để có thể yên tâm học tập nên tôi và các anh em khác hội nhập khá nhanh, kiến thức mới cập nhật một cách chắc chắn kết hợp với ôn luyện kiến thức cũ trên nền tảng khả năng tiếp thu tốt ( hồi trước khi đi lính tôi đang học lớp chuyên toán C1 của trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu ) nên chỉ sau một học kỳ, hầu như anh em chúng tôi đã đuổi kịp và vượt qua đám học sinh cùng lớp. Nói về chuyện này, ngày mới về trường, các cô cậu học sinh cùng lớp dù rất nể các anh lính về đi học, nhưng do lượng kiến thức bị rơi rớt khá nhiều nên không khỏi có những điều chưa vừa ý, thậm chí có ý kiến khuyên chúng tôi nên học lại lớp 10 như lamhai_tientien và Hiệp nheo cho chắc. Nhưng chỉ sau 1 học kỳ, anh em chúng tôi không những tự giúp nhau hoàn thiện kiến thức, mà bắt đầu giúp ngược lại các em học sinh học yếu trong lớp và mọi người bắt đầu có cái nhìn khác về đám học trò cựu lính chúng tôi trong lĩnh vực học tập. Trong đám lính đi học, từ sâu thẳm trong lòng, mình rất phục Sơn, không giống anh em chúng tôi là cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu, sự học của Sơn không được thuận lợi, và sự cố gắng để vừa học, vừa ôn kiến thức cũ đòi hỏi hắn phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba hoặc nhiều hơn nữa ... và hắn đã làm được  Wink       
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 08:34:01 am »

Tiếp tục cái sự học  Grin... như đã đề cập, đây là trường bổ túc công nông, nhưng dù cái tên có như thế nào, nó cũng là trường bổ túc, một loại trường chỉ dành cho công tác "xóa mù chữ" nên đa phần học sinh trường này không có khả năng tiếp tục học cao hơn vì nhiều lý do khác nhau, và nói vậy cũng là để có sự thông cảm cho các em đã chịu quá nhiều thiệt thòi do chiến tranh, nay muốn học và được chính quyền tỉnh tạo điều kiện thì thua thiệt đủ điều và nếu cũng như chúng tôi, nếu có ai đó trong số các em đặt mục tiêu là bước vào giảng đường đại học thì nỗ lực sẽ phải là rất lớn.

Trong cả năm 11, anh em chúng tôi vẫn học chung với lớp xa cạ, khá giỏi trộn chung với trung bình và kém, thật đáng buồn là số trung bình và kém lại chiếm đa số nên chương trình giảng dạy của các thầy cô chủ yếu xoay quanh nhóm học sinh này để các em có thể tốt nghiệp PTTH. Từ học kỳ II trở đi anh em chúng chúng tôi đã vào form, việc học bây giờ không phải chỉ là theo bài vở trên lớp, chúng tôi tự có con đường riêng và đích riêng của mình để theo đuổi, nhóm lính chúng tôi tạo thành một nhóm, cùng nhau học, cùng giúp nhau bù kiến thức và dần dần cập nhật kiến thức cao hơn phục vụ cho mục đích thi đại học, và kết quả tất yếu hết năm 11 đám lính chúng tôi đều đạt khá giỏi, cho dù đầu năm học có đôi chút bỡ ngỡ.

Sang năm 12, chúng tôi phải cám ơn định hướng của trường (công lớn của định hướng này là của thầy Dĩ - một giáo viên toán hết lòng vì học trò mà tôi còn ơn mãi đến tận hôm nay và tôi sẽ kể riêng về thầy trong bài sau ) khi tổ chức lại các lớp 12 thành 2 nhóm: nhóm thi đại học và nhóm chỉ tốt nghiệp phổ thông, tất nhiên anh em lính chúng tôi được chọn vào lớp bồi dưỡng thi đại học. Ngay cả trong lớp chúng tôi học sinh cũng có nhiều mức khác nhau, do học sinh khá, giỏi có khả năng thi đại học ít nên nhà trường phải mở rộng thêm sang cả nhóm trung bình khá để cho đủ sỹ số. Anh em chúng tôi "tình nguyện" gom lại một nhóm cuối lớp để tiện cho việc luyện thi. Nhiều khi việc luyện "lén" kiểu này cũng gây khó chịu cho các giáo viên dạy các môn không trọng tâm của chúng tôi, có lẽ do các thầy muốn xé nhóm để rải đều trong lớp, nhưng cũng nhờ sự can thiệp của trường (do định hướng ) và thái độ của chúng tôi không coi thường các môn phụ nên cuối cùng chúng tôi vẫn ngồi chung cùng nhau. Nói như vậy không có nghĩa chúng tôi không giúp đỡ các em khác trong lớp, tôi có trách nhiệm phụ giúp thầy "đứng" các lớp phụ đạo cho các em trong lớp chưa hiểu rõ bài vào buổi chiều, nhưng công việc phụ đạo cũng giúp tôi giáng tiếp cho việc ôn thi đại học, thật là lưỡng tiên!         
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 05:49:06 pm »

Cả đời học sinh, chắc chắn ai đó trong chúng ta sẽ có rất nhiều người thầy, người cô để nhớ suốt đời. Ngày còn nhỏ ở Hà Nội, tôi có một người cô chỉ dạy tôi duy nhất 1 năm lớp 5 tại trường Trưng Vương, ấy thế mà trong tâm trí tôi khi nói về cô là lại hiện về cái khoảnh khắc khi tôi còn tại ngũ tranh thủ khi về HN ghé thăm cô, lần lần những tấm hình lớp 5D ngày ấy, cô chỉ trúng phóc: em đây này! ... một lời khẳng định ghi mãi dấu ấn trong lòng tôi.

Và khi nhắc đến người thầy ấn tượng nhất trong thời đi học của tôi, tôi và các bạn tôi ở trường bổ túc công nông TG chắc chắn sẽ không bao giờ quên thầy. Như tôi đã đề cập tới ở phần bài trên, thầy dạy tụi tôi môn toán hình, nhưng riêng với chúng tôi thầy dạy tất tật môn toán, từ hình, đại, lương giác và cả tích phân... Đối với đám lính chúng tôi, năm lớp 12 thật sự là một năm "lăn lộn", với cái đích là đại học, chúng tôi được ngồi dãy bàn cuối cùng nhờ sự dàn xếp của thầy và các thầy khác trong tổ toán với cô chủ nhiệm dạy văn của chúng tôi, và trong những giờ của các thầy, thầy siu tầm bài tập nâng cao cho chúng tôi và để tự anh em chúng tôi tự làm, thỉnh thoảng tạt qua nếu chúng tôi có điều gì cần hỏi. Phần lớn thời gian của các thầy dành cho các bạn khác trong lớp với giáo án bình thường và để cho anh em chúng tôi thời gian tự "luyện thi"... Trong học là vậy, ngoài đời thầy D. thực sự là bạn với anh em chúng tôi, giữa chúng tôi luôn tồn tại một tình cảm ngoài tình thầy trò, đó là tình bạn. Thầy đối sử với chúng tôi vô cùng thân tình, một trong những kỷ niệm khó quên về thầy là cảnh thầy mượn xích lô đạp để kiếm tiền mua rượu nhậu cùng học trò, khi cả thầy lẫn trò đều rỗng túi ... Nhiều năm tháng sau đó, tình cờ tôi lại gặp thầy ở SG, thầy hiện tại sống với 2 cô con gái đã có gia đình và thành đạt và thầy trò chúng tôi vẫn thỉnh thoảng ghé thăm nhau và ... nhậu để ôn cảnh cũ...nhất là khi đám bạn lính của tôi từ MT lên ghé thăm thầy. Thật cám ơn đời đã cho chúng tôi gặp và có một người thầy như vậy, cám ơn thầy!     
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 04:14:05 pm »

Một trong những "dấu ấn" của đám lính chúng tại ngôi trường bổ túc công nông tỉnh ngoài chuyện học hành là hoạt động đoàn. Ngày về trường, hầu hết chúng tôi đều tham gia công tác đoàn tại trường, tại lớp. Âu cũng là bản chất sôi nổi của đám lính trẻ trở về đúng với môi trường mà từ đó họ đã ra đi. Như đã giới thiệu, học sinh ngôi trường này có nét đặc biệt so với những học sinh tại các trường khác, đa phần các bạn là con em gia đình cách mạng, gia đình có công nhưng hầu hết xuất thân từ nông thôn, từ vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Một trong các hoạt động mà tôi luôn nhớ khi nhớ về mái trường này đó là theo chỉ đạo của tỉnh đoàn, đám cựu lính chúng tôi trong đoàn trường thực hiện chủ chương kết nối các bạn với những phong trào văn thể nhằm gắn kết và cùng nhau vượt lên trong học tập.

Để thực hiện chủ trương này, khoảng những năm 84, 85 tỉnh đoàn mở các lớp dạy múa tập thể, dạy khiêu vũ quốc tế, các trường học, cơ quan trong tỉnh cử người đi học và sau đó qua họ sẽ là những người nhân rộng phong trào ca múa tập thể trong tỉnh. Để đoàn trường tham gia hoạt động này, chúnng tôi đầu tiên phải thuyết phục và nhận được sự đồng ý của ban giám hiệu. Thật tình, ngày đó không phải ai cũng nghĩ thật thoáng và hiểu ý nghĩa của hoạt động này, dù đây là chủ trương của tỉnh đoàn và được hưởng ứng rất nhiệt tình từ các trường học, các cơ quan trong tỉnh, nhưng với trường tôi, vẫn còn đó sự e dè nhất định trong quyết định có thực hiện chủ trương này hay không. Đơn giản vì các cụ suy nghĩ theo kiểu: từ trước đến nay ra sức cấm cản để nó không ảnh hưởng đến "thuần phong mỹ tục", nay lại ... vạch đường cho hươu chạy, rồi cũng có ý lo ngại sẽ không kiểm soát được, dẫn đến những "biến tướng" và nhiều, nhiều lý do khác nữa ...     
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 08:33:10 am »

... Nhưng chúng tôi vẫn bám sát chủ trương của tỉnh đoàn, đồng thời đề cập đến những thực trạng như nhậu nhẹt của học sinh nội trú, học hành sút kém, và chúng tôi cho rằng nếu có những hoạt động tương tự sẽ giúp các bạn ấy sẽ có những hoạt động bổ ích, được tổ chức đàng hoàng, tăng cường gắn kết trong một tổ chức, tạo nề nếp sinh hoạt và tính kỷ luật, qua đó có thể có ích trong học tập và chấp hành nội quy của trường, đặc biệt khu nội trú. Và cuối cùng chúng tôi cũng được chấp thuận và được cử đi học tại nhà văn hóa thành đoàn MT. Sau khi học song, chúng tôi lại bắt tay vào việc thực hiện nhân rộng mô hình múa và khiêu vũ tập thể.

Có được sự đồng ý của lãnh đạo trường tuy khó nhưng cũng không khó bằng việc phát động phong trào múa hát tập thể trong trường do các bạn trẻ đa phần từ nông thôn nên khả năng thích ứng với các loại hình sinh hoạt tập thể không bằng được các bạn ở thành phố. Đầu tiên anh em chúng tôi chọn một số bạn ngoại trú ở MT, hình thành câu lạc bộ khiêu vũ và múa tập thể từ nhóm hạt nhân đó, hàng tuần chúng tôi có 1 buổi để cùng nhau sinh hoạt ngay tại sân trường, nhóm hạt nhân cùng nhau luyện tập, sinh hoạt nhảy múa cùng các trò chơi tập thể rất vui vẻ, và từ các buổi sinh hoạt đó chúng tôi thu hút sự tò mò của các bạn nội trú, từ sự tò mò ban đầu cộng thêm sự thuyết phục của các thành viên trong nhóm dần dần các bạn nội trú cũng tham gia và cuối cùng chúng tôi cũng có một đêm sinh hoạt tập thể bổ ích hàng tuần dành cho học sinh của trường... Âu cũng là một kỷ niệm đáng nhớ từ phong trào đoàn ở trường BTCN... 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 04:17:30 pm »

Trong suốt cuộc đời đi học của mình, tôi khâm phục nhất là Thầy D, là một người Thầy tận tâm, tận lực truyền đạt hết kiến thức cho học trò, là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo, Quê Thầy ở Gò Công Tây, chung quê nội tôi
Từ ngày Thầy lên TP Hồ Chí Minh sinh sống tôi rất ít được gặp Thầy, có lần lên TP HCM, các bạn có rủ đến thăm Thầy, nhưng mình vì lý do đặc biệt không thể ghé được...
Bạn của Thầy còn sinh sống tại Tiền Giang có các Thầy T, Thầy S, ...
Cám ơn sự dạy dỗ của các Thầy Cô của Trường Bổ túc Công nông Tiền Giang, thời kỳ đó...Các đây ít tháng, Trường có tổ chức họp mặt truyền thống, mình có đến dự, nhưng gặp rất ít Thầy Cô ngày xưa
Còn việc múa may, mình cũng có một vài kỷ niệm...thôi nhiều việc quá, ngày mai viết tiếp
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 05:55:38 am »

Trong suốt cuộc đời đi học của mình, tôi khâm phục nhất là Thầy D, là một người Thầy tận tâm, tận lực truyền đạt hết kiến thức cho học trò, là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo, Quê Thầy ở Gò Công Tây, chung quê nội tôi
Từ ngày Thầy lên TP Hồ Chí Minh sinh sống tôi rất ít được gặp Thầy, có lần lên TP HCM, các bạn có rủ đến thăm Thầy, nhưng mình vì lý do đặc biệt không thể ghé được...
Bạn của Thầy còn sinh sống tại Tiền Giang có các Thầy T, Thầy S, ...
Cám ơn sự dạy dỗ của các Thầy Cô của Trường Bổ túc Công nông Tiền Giang, thời kỳ đó...Các đây ít tháng, Trường có tổ chức họp mặt truyền thống, mình có đến dự, nhưng gặp rất ít Thầy Cô ngày xưa
Còn việc múa may, mình cũng có một vài kỷ niệm...thôi nhiều việc quá, ngày mai viết tiếp

Như vậy là quangninh chưa biết nhà thầy trên SG phải không? vậy là không ổn, thầy chuẩn bị xây xong nhà mới, nói tội do các em H., H. con thầy xây, cả một đời thanh bần dạy học, nghèo mà thanh cao, đúng là trời trả phước, hai cô con gái đều thành đạt lo cho thầy và cuộc sống bây giờ của thầy an nhàn, vui chơi cùng con cháu, thích du lịch đâu là đi đó ... Vậy cố gắng thu xếp, lúc nào tớ ới là quangninh phải lên đó  Wink 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 05:59:48 pm »

    Các bạn cựu....hồi cố hương thân mến.
 chuyện của các bạn là đời thường nhưng sao nó sâu xa, có cái buồn của 1 thời khó khăn kinh tế mà mấy thằng lính vừa bước ra khỏi cái khổ này lại gặp ngay cái gian nan khác.
 Lúc này sau mấy chục năm mà còn nhớ để kể lại với nhau đc tường tân như thế này tôi nghĩ NHững cái gian khổ 1 thời chúng ta không quên nhưng ta cũng không bỏ phí hoài vì đó là kinh nghiệm, tố chất cho ta có cuộc sống hiện nay. Tất nhiên Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.    Nhưng chắc chắn trên MVH này ta sẽ biết và có thêm nhiều người bạn.

Em xin lỗi bác Zil nhiều nhen, cứ mải suy nghĩ và viết nên "quên" có các bác ghé thăm  Grin... Thật sự thì em chỉ nghĩ viết để nhớ vậy thôi, nhờ viết em lại nhớ được nhiều hơn bác ạ, có lẽ vì nó chập mạch nên cứ gắn được với nhau, còn chuyện của tụi em đâu có là gì so với "bể khổ trần gian thời đó" của dân mình trên khắp mọi miền nơi anh em mình đã từng đi qua ...
Và em rất ok cùng bác rằng qua trang nhà anh em mình gặp gỡ và quen biết nhau, cái đó mới là chính, em vẫn thường nói chuyện với mọi người về cái tình của những "kẻ" không hề biết nhau trước đó, nhưng thật dễ dàng đồng cảm và gần gũi biết bao ... bác ạ  Cheesy Em vẫn nhớ hôm anh em mình gặp nhau ở 19c NH và bác lẫn bác BY "đội" mưa phùn đưa 2 anh em em về khách sạn, thật là lạnh ngoài da nhưng ấm áp trong lòng hic hic  Wink 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM