Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:30:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #100 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 07:30:55 pm »


 Nói về con người và môi trường sống các nước XHCN Đông Âu thì em cũng khoái nghe lắm. Bây giờ thông tin nhiều nhưng toàn thời hiện nay thôi. Không biết thời xưa cuộc sống bên đó có như trên phim ảnh không ?

Cái này thì linh quany...hợp với tôi lắm. Grin

Lại nữa, theo "Giang hồ" đồn thì, khi nói về cộng đồng người VN ta ở Đông Âu những năm đó mà thiếu chuyện mua hàng hóa và...gái gú là thiếu sót...Không chấp nhận được. Grin

Tôi nghĩ cũng phải. Mọi thứ ở ta (do điều kiện của đất nước) đều bị nén chặt. Khi gặp môi trường thuận lợi, ắt nó vọt lên như đạn cối vọt khỏi nòng ấy chứ. Grin

Vẫn biết bác chủ sang Tây để du học, và bác ấy dành thời gian viết nhiều cho chuyện chữ nghĩa. Chứ lại như tôi và linh quany@ thì... Grin nhưng bác chia sẻ chút chút cho anh em tôi nhờ... Grin

Ông bà mình nói: một cái lạ bằng tạ cái quen  Grin, chính vì cái lạ nên thu hút sự tò mò và nẩy sinh nhu cầu khám phá, tìm hiểu... âu cũng là sự bình thường đúng không các bác. Tuy nhiên tìm hiểu cũng phải tùy môi trường, tùy điều kiện, cái này em sẽ từ từ thưa với các bác  Grin. Còn cảm nhận khách quan thì: em không cho gái Tiệp trong môi trường đại học là xinh đẹp, hay tại em ít thấy người đẹp trong môi trường của em nhểy, hay người đẹp thì chẳng cần phải mệt mỏi cho việc học nên chỉ có những cô ít xinh đẹp thì cần phải bổ xung cho khiếm khuyết của bản thân bằng học vấn? cũng có thể ! ...

Nếu các bác định nghĩa nét đẹp của người  phụ nữ không quen biết, các bác sẽ đánh giá dựa trên tiêu chí nào ? chiều cao, chân dài, mũi cao, mắt xanh biếc, da trắng ngần ? dân châu Âu đều chuẩn về khoản này  Grin, nét thanh tú, hài hòa của khuôn mặt, phù hợp với vóc dáng ? điều này cũng tùy, nhất là tùy theo lứa tuổi, càng lớn tuổi, vóc dáng người phụ nữ châu Âu càng bị "phá tướng" cho nên theo cảm nhận không chỉ của riêng em mà của nhiều người khác: con gái châu Âu đẹp nhất trong tuổi vị thành niên, ở tuổi này, dáng vóc chuẩn dễ phù hợp với nét thanh tú của khuôn mặt, tuy nhiên chớ có rớ vào, pháp luật bảo vệ lứa tuổi này rất chặt, chỉ cần bị tố giác của cha mẹ bé gái vị thành niên, bóc lịch như chơi!  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Tổ chức-Động viên
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #101 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 07:59:48 pm »

Nói về con người và môi trường sống các nước XHCN Đông Âu thì em cũng khoái nghe lắm. Bây giờ thông tin nhiều nhưng toàn thời hiện nay thôi. Không biết thời xưa cuộc sống bên đó có như trên phim ảnh không ?

Nói leo các bác một chút.
Tháng 6/87 em qua TK diện lao động (culi đúng nghĩa) bay bằng IL 86 sáng sớm xuống sân bay Praha vừa chui ra khỏi máy bay cảm giác đầu tiên là lạnh (dù là mùa hè).Răng va vào nhau lập cập,may mà xe bus của sân bay đón ngay vào nhà chờ.Làm thủ tục gần một tiếng thì xong lại lục tục ra xe của xí nghiệp(họ đến đón tại sân bay) đi mất 7 giờ đồng hồ mới về đến nơi.Trên đường đi dù mệt sau một chuyến bay dài xong cả đoàn không ai ngủ mà đều say sưa ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài.TK là quốc gia nhiều đồi núi nối tiếp nhau mùa hè xanh ngút mắt trôi chầm chậm 2 bên đường,thỉnh thoảng đi qua một ngôi làng thấy những ngôi nhà ngói đỏ,tường quét ve vàng,điểm thêm ngọn tháp nhà thờ thấp thoáng thật đẹp và ấn tượng. Thằng bạn ngồi cạnh em buột miệng : Đẹp như thiên đường ấy nhỉ.
Về đến nơi ở (vùng Sloven) được đoàn "xù" cũ ra đón.Đoàn này toàn người Hà nội đã ở từ năm 82 nay sắp hết hợp đồng, bắt tay chào hỏi xong mấy anh hỏi trong đoàn có thằng nào có Đô la Mỹ không,họ mua cho.Em có 50 Đô la bán luôn cho họ.
Buổi chiều sau khi nhận phòng ở,nhóm 5 thằng em rủ nhau đi Potravyni mua 2con gà đông lạnh khá to và mua 2 két bia (do cái anh mua Đô la) dẫn đi mua ,mang về xả đá rồi kho lên 5 thằng làm sạch 2 két bia và 2 con gà rồi lăn ra ngủ không còn biết trời đất gì nữa.Tầm 2 h sáng lục tục lôi nhau dậy lấy ít chè Thái mang theo cho vào xoong đun lên uống chờ trời sáng.
Những ngày sau đó là học tiếng và đi mua quần áo bằng tiền xí nghiệp cho 2400 kuron cũng nhiều chuyện lắm ,nếu các bác không phản đối từ từ em sẽ kể hầu các bác.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #102 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:02:27 pm »

nếu các bác không phản đối từ từ em sẽ kể hầu các bác.

Chào bác Tổ chức-Đông viên!

Mong chết đi được,chứ phản đối cái giề Grin
Bác với bác chủ phối hợp với nhau, làm 1 cặp Song Long giáng Nét cho nó máu. Hơn đứt cái Song kiếm hợp bích ở đâu đó, bác nhé. Grin

Thanh63@: Những quan điểm Mỹ học hay vẻ đẹp thiếu nữ qua Nhân trắc học, tôi chả hiểu gì đâu bác ạ! Grin

Bác cứ kể những chuyện đơn giản thôi, tỷ như bác với bạn gái, ấy nhầm, bạn học nữ đồng hương đáp tàu đi thăm đâu đó giữa mùa tuyết trắng. Hoặc chuyến pinic cuối tuần với cô bạn tóc vàng ở cánh rừng đẹp như trong tranh Mùa thu vàng của Lê vi tan cũng được. Tính tôi (Chắc linh quany cũng vậy nhỉ) đơn giản lắm. Grin

À lính quany nhắc đến bia Tiệp. Hay lắm đó. Mực 1 bên và ...bia 1 bên Grin đi bác!
 
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Tổ chức-Động viên
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #103 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:26:58 pm »

"Chào bác Tổ chức-Đông viên!

Mong chết đi được,chứ phản đối cái giề "

@Tuanb5 Cảm ơn bác đã động viên em.
Hôm sau cả đoàn được nghỉ.Đến ngày thứ ba thì vào phòng y tế nhà máy khám sức khỏe.Cô bác sỹ trưởng phòng (chừng 30 tuổi,khá xinh) sau khi bắt tay cả đoàn đi rửa tay để chuẩn bị khám ,vô tình anh Tô(ở VN đang làm phó quản đốc phân xưởng vì thừa biên chế lên được đi HTLD) nhìn thấy liền bảo:"Chắc nó thấy anh em mình nhìn không được sạch sẽ,sáng sủa lên nó kinh nó đi rửa tay đấy" mọi ngưởi lặng đi không ai nói gì .Sau khi khám xong (chủ yếu khám răng miệng và bệnh ngoài da) ,mọi người được yêu cầu lấy mẫu phân và nước tiểu,ch lá gần như lá xu hàoiều tự do đi chơi-mà lính mới biết đi đâu.................
Những ngày đầu ăn tập trung do bếp ăn tập thể nhà máy nấu ăn uống không hợp khẩu vị nhiều anh em không ăn được cộng nỗi nhớ nhà bắt đầu có những lời than thở-buồn chán thêm nữa trong túi không tiền muốn ra phố chơi lắm mà không dám.Chiều tà nhóm 5 người chúng em rủ nhau ra cánh đồng gần nhà đi dạo thỉnh thoảng gặp mấy đứa trẻ chúng chào Ahoj mà chẳng hiểu chỉ cười trừ.Thằng bạn em hài hước nói :có mày hôi chứ ai hôi.Lại cười.Cả cánh đồng trồng một loại cây cao ngang thắt lưng nở hoa vàng rực lá gần như lá xu hào sau này hỏi ra mới biết là cây tương cải(tên bọn em tự đặt) sau thu hoạch hạt cây này làm tương cải (mù tạt).
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #104 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:16:04 am »


 Nói về con người và môi trường sống các nước XHCN Đông Âu thì em cũng khoái nghe lắm. Bây giờ thông tin nhiều nhưng toàn thời hiện nay thôi. Không biết thời xưa cuộc sống bên đó có như trên phim ảnh không ?

Cái này thì linh quany...hợp với tôi lắm. Grin

Lại nữa, theo "Giang hồ" đồn thì, khi nói về cộng đồng người VN ta ở Đông Âu những năm đó mà thiếu chuyện mua hàng hóa và...gái gú là thiếu sót...Không chấp nhận được. Grin

Tôi nghĩ cũng phải. Mọi thứ ở ta (do điều kiện của đất nước) đều bị nén chặt. Khi gặp môi trường thuận lợi, ắt nó vọt lên như đạn cối vọt khỏi nòng ấy chứ. Grin

Vẫn biết bác chủ sang Tây để du học, và bác ấy dành thời gian viết nhiều cho chuyện chữ nghĩa. Chứ lại như tôi và linh quany@ thì... Grin nhưng bác chia sẻ chút chút cho anh em tôi nhờ... Grin
   Em đọc chuyện bác Thanh bên Tiệp cũng như bác BY ở bên Bun. Trong con mắt cảm nhận của những người lính như các bác có lẽ không lãng mạn ( vì em chẳng thấy Hoa mấy  Grin ) như những người sinh viên, lao động khác . Vậy bác có thể kể chi tiết thêm về con người, môi trường, cuộc sống của người dân bên đó thời XHCN không ạ !
Chuyện bác BY ở đâu vậy? Cho tôi cái Link Linh quany nhé! Xem cái ông cựu binh quân đoàn 4 ở xứ sở hoa hồng thế nào, có tung hoành ngang dọc như thuở bên K không. Smiley

Hôm trước trên trang này, bác BY cũng phác qua vài cảnh, nhưng đúng như linh quany nói, chưa thấy hoa lá gì cả, mà chỉ thấy toàn...thôi rồi. Grin

 Nói như bạn Linh Quany là "chủ quan" hết sức. Trong chiến tranh mà chủ quan thế này thì khó "toàn thây" để trở về nhà. Ai dám bảo "Việt Cộng" ta du học hay hợp tác lao động ở Đông Âu không "lãng mạn", không ướt át trong tình cảm ở xứ sở đó? Grin

 Còn ông bạn tuanb5 thì chắc là muốn nghe những câu chuyện được đóng khung trong ngoặc kép của "VC" mình ở Đông Âu đây. Grin

 Được thôi, BY nghĩ bạn tuanb5 hay bạn Tổ chức-Động viên sẽ đứng ra mở 1 topic riêng mang tựa đề: Tìm hiểu về cuộc sống Đông Âu một thời. BY sẽ đề nghị Mod baoleo chuyển một số bài lạc đề ở topic này sang đó và chúng ta, những CCB hay các bạn đã từng có thời gian làm việc, công tác hay học tập ở Đông Âu vào đó chia sẻ, tâm sự những mẩu chuyện mang tính tình cảm ướt át và cả hoa lá lẫn "dùi cui" của năm tháng đó. Trên topic này chắc chắn sẽ có rất nhiều thành viên tham gia viết bài kể về thời gian sống và làm việc ở Đông Âu của họ. Các bạn sẽ được thoải mái tận hưởng "dư vị" của thời Đông Âu từ anh em viết bài.

 Riêng cá nhân BY thì vô cùng cám ơn những ngày tháng cầm súng ở K khi sang Đông Âu, nhờ "kinh nghiệm" từ chiến trận đã cho BY có chút đầu óc "tham mưu, tổ chức" để chỉ huy vận động, tác chiến nhiều trận và khẳng định là chưa hề "thua" trận nào. Các bạn lưu ý là không phải chuyện đánh nhau đập bậy, gái gú gì đâu nhé. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #105 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:10:11 pm »

...
À lính quany nhắc đến bia Tiệp. Hay lắm đó. Mực 1 bên và ...bia 1 bên Grin đi bác!
 

Nói về bia của Tiệp thì vang danh thế giới rồi, và điều này anh em chúng tôi mới được biết khi học ở Trường ĐH Ngoại Ngữ Thanh Xuân HN, chứ trước đó nhắc đến Tiệp khắc là nhắc đến Pha lê, nhớ xe đạp Favorit, súng hơi Tiệp ... chứ ít ai nhớ đến bia  Grin Chả là khi tra từ điển Tiệp - Việt để học lỏm các câu slang của dân Tiệp đại loại như "co cumis, ty vole!" ( các bác thông cảm vì không thể viết chính xác tiếng Séc trên mẫu tự Latin ... ) anh em chúng tôi thấy 1 câu đại loại: cech je pivní pupek: dịch đại loại: dân séc là rốn bia - ý nói người Séc là dân ghiền bia, sau này khi đi letní brigada ( đi làm thêm trong kỳ nghỉ hè của SV ) tôi biết thêm: 1 thằng đàn ông Tiệp được vợ mỗi ngày phát 20 Krc ( Koruna - đơn vị tiền tệ của Tiệp Khắc) thì 8 Krc dành cho bữa svacina ( bữa ăn giữa buổi trong nhà máy phải mua ) , còn lại 12 Krc dành cho 3 vại bia nửa lít loại 11 độ của Tiệp, ngày nào cũng vậy  Grin, có những thằng uống 3 vại không đã, uống dè 1 vại mỗi ngày, dồn tiền đến chiều thứ 6 quất thẳng ga gật gù siêu vẹo tìm đường về nhà.

Bia Tiệp ngon nổi tiếng thế giới vì men bia làm từ hublon - loại này hợp với thổ nhưỡng Tiệp nên rất chất lượng -, và nguồn nước nấu bia vốn dĩ là cách mạch nước ngầm nổi tiếng về chất lượng và mỗi nơi có nguồn nước ngầm khác nhau nên bia vì thế cũng khác nhau. Bia Tiệp có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng nổi tiếng nhất là Plzenské Prazdroj, ( thỉnh thoảng trong siêu thị nhà mình vẫn thấy có bán loại chai 300 ml, bán với giá hơn 40.000 VNĐ, đắt quá hết dám uống ), loại bia này được nấu từ nguồn nước ngầm chất lượng nhất Tiệp, người ta xây dựng nhà máy Bia Plzenské Prazdroj ngay trên nguồn nước ngầm đó, nhãn hiệu này nổi tiếng đến mức dân Tây Đức vùng giáp Bắc Tiệp mỗi cuối tuần sang Tiệp mua 2 két mang về, uống hết tuần sau sang mua nữa  Grin . Các nhãn hiệu bia Tiệp khác ở Praha tôi hay thấy: staropramen, budvar ( nhãn hiệu này nổi tiếng bên Mỹ do 1 doanh nhân Séc chạy nạn năm 48 mang qua Mỹ )..., ngoài ra mỗi thành phố còn có 1 thương hiệu bia riêng không thể nhớ hết nổi. Bia Tiệp được chia thành 4 cấp độ: bia non ( mladé pívo ): 8 độ, 10 độ, loại 8 độ có thể uống thay nước trong nhà máy và bia già ( staré pívo ): 11 độ và 12 độ, người Việt Nam mình ( bên Tiệp gọi là Xù do chữ mnoho Vietnamcu gọi tắt mà thành ) thích uống bia 11 độ do hợp gu, hợp túi tiền ( ngày đó - 1987 - giá 1 chai 11 độ 0.5 L cả tiền chai khoảng 5 krc ). Vị bia Tiệp hơi nhẫn nhẫn, nếu uống chưa quen thường không thích, nhưng quen rồi là ghiền luôn  Grin. Bia Tiệp có 2 loại bia vàng và bia Nâu, dân Tiệp chủ yếu tiêu thụ bia Vàng, nhưng vì bia Nâu có xuất sứ đầu tiên từ Tiệp nên có tác dụng quảng bá Du lịch nên họ vẫn duy trì tuy chẳng tiêu thụ là bao. Liên quan đến bia nâu em nhớ lúc cả đoàn chuyển xe buýt tại ga Stred ( ga trung tâm Praha ) để ra bến xe Sokolov về Zahradky, mỗi thằng làm 1 vại bia nâu vì nghe quảng cáo nhiều nhưng trên máy bay lại không có, vị bia này có mùi như thuốc bắc, khó uống, cả lũ cố gắng uống hết, xong cạch mặt, chỉ thỉnh thoảng uống lại để giới thiệu cho xù mới mà thôi  Grin  

Một chút thông tin về bia Tiệp, xin cung cấp các bác tham khảo, nhớ thêm điều gì em xin cập nhật hầu chuyện các bác  Grin
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 03:44:04 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #106 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 01:43:29 pm »


người ta xây dựng nhà máy Bia Plzen ngay trên nguồn nước ngầm đó,

Cách đây đã khá lâu, tôi đọc trên tờ Văn hóa-Thể thao có bài viết rất hay về loại bia Plzen này.

Khi ấy họ vừa kỷ niêm 700 năm ngày nhà Vua (Tôi quên tên) cho xây dựng xưởng bia tại đây(Thành phố Plzen) sau khi phát hiện có nguồn nước đặc biệt phù hợp cho việc làm bia.

Cũng tại đây, còn có hang sâu, phù hợp cho việc giữ bia ở nhiệt độ thích hợp.
Xem ra bia đúng là món"Quốc hồn, Quốc túy" của dân Tiệp các bác nhỉ!

 Thanh63@: Rất cám ơn bài viết nhiều thông tin hay. Cố gắng nhé. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #107 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:00:34 pm »


người ta xây dựng nhà máy Bia Plzen ngay trên nguồn nước ngầm đó,

Cách đây đã khá lâu, tôi đọc trên tờ Văn hóa-Thể thao có bài viết rất hay về loại bia Plzen này.

Khi ấy họ vừa kỷ niêm 700 năm ngày nhà Vua (Tôi quên tên) cho xây dựng xưởng bia tại đây(Thành phố Plzen) sau khi phát hiện có nguồn nước đặc biệt phù hợp cho việc làm bia.

Cũng tại đây, còn có hang sâu, phù hợp cho việc giữ bia ở nhiệt độ thích hợp.
Xem ra bia đúng là món"Quốc hồn, Quốc túy" của dân Tiệp các bác nhỉ!

 Thanh63@: Rất cám ơn bài viết nhiều thông tin hay. Cố gắng nhé. Grin


Cám ơn bác b5 khích lệ, có vẻ bác rất quan tâm nên hiểu biết nhiều như vậy, lịch sử bia Plzen thì gắn liền với lịch sử thành phố Bắc Tiệp này, còn lịch sử nhãn hiệu nổi tiếng Plzenské Prazdroj ( hay Pilsner Urquell theo tiếng Anh ) thì mới chỉ có 170 năm thôi bác ạ, bác có thể tham khảo tại đây = tiếng Anh http://www.prazdroj.cz/en/  Grin Chúc bác b5 có nhiều trải nghiệm thú với Plzenské Prazdroj  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #108 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 06:07:55 pm »

...
À bác kể về sinh hoạt ciủa sinh viên những ngày đầu tiên đi! Ví dụ được cấp Hu xăc (Kiểu như...Phụ cấp lính ý mà Grin) thì bác tiêu pha ra sao? Bác mua cái gì? Tôi nhớ hồi đó VN mình đang khan hiếm hàng hóa, đến 1 nơi huy hoàng(Dĩ nhiên ... hơi kém hơn các nứơc tư bản giãy chết) chắc cũng choáng ngợp bác nhỉ?

Tôi thích tìm hiểu ở tầm...vi mô. Quan tâm 3 chuyện lặt vặt. Khi viết bài, bác đề cập cho tôi ké chút xíu nhé. Grin

Không đâu thưa bác b5  Grin, nhiều khi cánh trẻ trong đoàn em qua đợt đó không quan tâm nhiều đến học bổng vì họ có tài và có chí hướng khác cánh lính về học tiếp như tụi em, bác biết mà để theo kịp cánh trẻ thì những thằng "già" như tụi em phải cày mửa mặt, nên chưa bao giờ em nghĩ rằng mình có thể làm tốt nhiều công việc cùng 1 lúc như cánh trẻ, chưa bao giờ   Grin ...

Ngày ấy, những năm 87, tụi em cũng đã biết sơ sơ về cuộc sống sinh viên bên đó ra sao qua lời kể của các giáo viên đứng lớp, nhưng khi bập vào thì đúng thật nó căng hơn mình tưởng tượng nhiều. Học bổng những năm mới qua được giữ rất lâu ở mức 800 Kcs, nên trước đó nhiều năm em không rõ lắm các đàn anh, đàn chị tiêu pha có thoải mái không với 800 kcs đó  Huh, nhưng đến thời tụi em, bắt đầu phải tính thật kỹ để không thiếu trước hụt sau dẫn đến vay và thiếu nợ  Grin. Với 800 kcs, hàng tháng tụi em phải mua vé ăn tháng ở nhà ăn SV gọi là menza hết 450 kcs, không lo đói nếu chăm chỉ ăn ở nhà ăn, tất nhiên cũng còn lắm chuyện dở khóc dở cười với cái menza đó và từ từ em sẽ thưa sau. Tuy nhiên nếu không mua vé ăn tại menza với giá mỗi bữa ăn là 5 kcs ( rẻ bèo đến 1/3 do chính phủ tiệp trợ cấp cho SV nói chung, bất kể SV ngoại quốc hay SV Tiệp ) và tại thời điểm đó để có một bữa đàng hoàng: có súp. và đĩa ăn chính tối thiểu phải trả từ 15 Kcs trở lên và có tiết kiệm không ăn sáng, chỉ uống 1 bịch sữa buổi sáng cũng mất 5 kcs, như vậy nếu không ăn ở menza tối thiểu mỗi ngày phải chi 30 - 40 kcs và một tháng ngót ngét 1000 kcs, đây là mức ăn tiết kiệm mà người Việt lao động tại Tiệp chi tiêu hàng tháng cho tiền ăn tại thời điểm đó, tất nhiên chưa tính đồ uống. Bởi vậy sống chết cũng phải bám menza. Nói vậy thỉnh thoảng ngày chủ nhật chúng tôi cũng hay có màn cải thiện thêm như mua 1 con kure ( gà non ) nho nhỏ 1 kg giá 30 kcs, hoặc Slepice (gà già) loại I: 25 kcs, loại 2: 15 Kcs, loại 3 ( phải dùng răng + tay kèm thêm chân để xé  Grin) giá 8 Kcs /kg, nhưng mua loại này không phải dễ vì ra là hết liền, tụi Tiệp mua về hầm súp, Xù thì canh ráo riết  Grin Thịt heo, bò cũng same same như vậy.Nhưng cải thei65n phải theo hội: dăm 3 đứa hùn vào và xoay vòng h2ng tuần mới chịu nổi, không thì "phá sản"  Grin.  

Ngoài tiền ăn, chi phí cố định hàng tháng cho việc đi chuyển = xe bus, metro là 30 kcs/ tháng, rẻ rề, nhưng nếu không mua vé tháng thì cứ lên, xuống là 1 kcs, mỗi ngày tối thiểu từ kolej đến trường cố định cũng hết 4 chuyến xe bus, 2 chuyến metro, vị chi 6 kcs, còn đi đâu thêm chưa tính, nên SV mà không có vé tháng là thủng túi ngay. Như vậy 2 món chi phí cứng nuốt trôi gần 500 bạc và trong túi SV sau khi lãnh học bổng ra lúc nào cũng chỉ còn lại 3 tờ xanh tức 300 kcs  Grin. Và với 300 kcs, tụi em làm tiếp bài toán cho chi phí biến đổi của 30 ngày trong tháng. Đầu tiên là khoản tiết kiệm được dự tính cho tiền quần áo, giày dép, và các nhu cầu văn hóa khác ngoài báo ngày ( cố lên kế hoạch nhưng chẳng bao giờ thực hiện được  Grin) cố gắng cất 100 kcs, 200 còn lại là chi phí cho bia bọt, nước uống, gạo nấu ăn thêm khi đói ( ngày ấy bên Tiệp chưa có mì gói, nhưng sau CM Nhung, đồ Thái, Việt nhập qua mới có ) và nhu yếu phẩm như đường, sữa, cà phê, trà, sà bông tắm, sampon gội đầu ...và báo ngày, nhìn chung là chào thua nên bao giờ cũng lõm vào 100 tiết kiệm  Grin nên cuối cùng chẳng thoát được trong năm vay mượn khi thiếu rồi vào hè đi Brigada cày để trả nợ  Grin Bác đừng cười em nghe ... Nhưng nói gì thì nói khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, ông bà dạy rồi, và so với SV trong nước thì vẫn "trên cả tuyệt vời" và là tiên đường ở VN... tuy bên Tiệp thì thuộc hàng cùng đinh, may ra thì = với dân Digan  Grin    
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 06:42:37 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #109 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 06:40:24 pm »

Mời bác tuanb5 và các bác ly bia Plzenské Prazdroj  Grin


Ly bia này bơm từ vòi bơm bia ra mát lạnh, đưa lên ... ừng ực ực ực ... đến giọt cuối cùng, liếm một vòng mép, ngồi phịch xuống bàn, và nghe dòng bia chạy rần rần trong cơ thể ... chao ôi một cảm giác, 1 cảm giác vẫn sống động sau hơn 16 năm rời đất Tiệp ... Câu cửa miệng khi chúc bia: Na zdraví ( chúc sức khỏe  Grin) luôn được anh em chúng tôi đọc chệch thành Na nadrazí ... ra sân ga! chẳng biết để đi đâu nhưng vẫn nói  Grin

Còn 1 chai xách về làm mẫu để lùng hàng chính hiệu ... chứ không phải hàng nhái  Wink

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 07:07:28 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM