Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:07:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương (Phần 1)  (Đọc 291766 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 06:15:49 pm »

Tàu xe ngày ấy khỏi kể các bác cũng biết khó khăn cỡ nào, mặc dù mẹ Điệp cũng nhờ vả trầy trật, chúng tôi cũng thật khó khăn để kiếm được 2 tấm vé về Huế. Theo kế hoạch trên đường về Nam tôi sẽ ghé Huế, Điệp sẽ về SG, nhưng do vé thẳng khó khăn, nên tôi đã thuyết phục Điệp ghé quê ngoại tôi rồi sẽ tính tiếp, hy vọng chặng Huế - SG không quá khó khăn như HN - SG. Vậy là tôi có thêm bạn đồng hành trên con đường về thăm quê ngoại. Rời HN, có lẽ cả chặng đường từ HN về đến Huế, ấn tượng lớn nhất của tôi là khi tàu chạy qua ga Đức Lạc, nơi anh em chúng tôi hơn 4 năm trước đã dừng lại nơi này và gắn bó với miền đất Đức Thọ - Nghệ Tĩnh 6 tháng trời để huấn luyện, rồi cũng sân ga này anh em chúng tôi lại lên tàu tiếp tục hành trình ra Bắc tháng 11 - 79 và bây giờ gần 4 năm sau anh em chúng tôi lại đi ngang qua nó để về Nam và có lẽ sẽ thật rất lâu nữa tôi mới có dịp đặt chân lên sân ga này ( nhưng đến tận hôm nay, tôi chưa một lần xuống lại sân ga ấy! ).

Huế, quê ngoại của tôi, thật tình thôi thúc duy nhất để tôi về quê ngoại là để gặp các cậu tôi, những người đã tập kết ra Bắc cùng mẹ tôi, còn các dì, các cậu ở quê, cảm giác thân thiết không được sâu đậm lắm. Kể từ ngày giải phóng, gia đình chúng tôi về thăm quê ngoại duy nhất 1 lần năm 77 và lần này là lần thứ 2 sau 6 năm. Tôi và Điệp nghỉ tại nhà cậu 4 tôi, cậu công tác trong ngành công an suốt thời gian tập kết và trở về Huế. Nhắc tới ông tôi nhớ mãi chi tiết: từ ngày tôi biết ông là công an đến khi về Nam, ông đeo hàm 4/, cha mẹ tôi bảo ông đeo 4/ lâu lắm rồi và không thể lên 1// do ông cậu kế của tôi là 1// hậu cần, phục vụ trong quân đội VNCH. Cả hai ông đều bị cái lí lịch tréo ngeo kiềm chế sự thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy vậy hai cụ rất yêu thương nhau vì với cậu 4 tôi, cậu 5 ở lại Huế mà không đi tập kết là lãnh nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc cho ông bà ngoại tôi vì quá già để có thể ra Bắc, và để bảo vệ cho ông bà ngoại, cậu 5 tôi đã thi vào trường SQ Đà Lạt, sau đó chạy chọt để phục vụ trong ngành hậu cần và nhờ có ông nên ông bà ngoại tôi mới thoát sự thanh trừng của chính quyền Ngụy.

Ngày ấy ở Huế chẳng có gì để tham quan, "du lịch" thành nội, lăng tẩm, tất cả các di tích liên quan đến triều Nguyễn đều không mở cửa cho công chúng, chúng tôi ngoài nhiệm vụ chính đi thăm thú bà con, họ hàng, tôi chỉ có thể giới thiệu cho Điệp biết sông Hương thơ mộng, cầu Tràng Tiền cổ kính trong lòng Huế nghèo khó và thanh tịnh đến buồn nao lòng. Việc mua vé cho chặng đường còn lại ở Huế không còn là vấn đề lớn vì nhờ có các cậu tôi cũng là chức sắc đương nhiệm ở Huế lúc đó nên chúng tôi khá dễ dàng có vé để về Nam. Điều chúng tôi lo lắng cho chặng đường tiếp theo là thời tiết vì ngày ấy mưa bão sảy ra nằm đường là chắc chắn ... và tôi cũng nếm trải đã đủ trong đợt trả phép giữa năm 81, khi tàu từ SG ra HN bị nằm lại Nha Trang suốt 2 tuần liền vì lũ lụt cuốn trôi đường ray.     
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 08:56:44 pm »

Nhắc tới Huế, mình cũng có ít nhiều kỷ niệm, không phải thời xa xưa của anh em mình, mà là thì hiện tại
Mình ở Huế thời gian cũng tương đối dài, được thăm tất cả các lăng tẩm, thăm khu CHÍN HẦM của em út Ngô Đình Cẩn,  Khu Huyền Trân Công Chúa....Nhưng có một dấu "ấn" mình không bao giờ quên
Hôm đó, mình dẫn đoàn cơ quan mình vào thăm Đại Nội, mấy cháu thấy một tủ bán kem, nên hỏi chú xin mỗi đứa một cây kem, chú ok liền, 8 đứa là 8 cây kem, Khi tính tiền: 240.000, tính ra mỗi cây kem là 30.000/cây so với ở ngoài là 12.000/cây, ......Chú lãi ròng 18.000 đồng một cây kem.... Ôi Huế của ta, ta có Huế tự hào.......
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 10:46:01 pm »

hehe bác thanhh63 thời trẻ cũng lang bạt kỳ hồ dữ hé , người ta được ra quân mừng tót ngay về nhà còn bác cứ đi du lịch thoải mái  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 11:11:04 pm »

hehe bác thanhh63 thời trẻ cũng lang bạt kỳ hồ dữ hé , người ta được ra quân mừng tót ngay về nhà còn bác cứ đi du lịch thoải mái  Grin
.....Cứ gì Bác Thanh 63 lang bạt kỳ hồ ...mấy thằng em cùng đơn vị tôi được ra quân ,nhận quyết định lại lẩn vào rừng khai thác gỗ lậu cùng mấy thằng chưa được ra quân(đơn vị cho đi khai thác gỗ...xây dựng doanh trại cho nhân dân mà...?nói cách khác là đi làm kinh tế cho các anh chỉ huy ... ),mà nào đâu xa cũng khu vực đèo Giàng ,đèo Gió...khu vực bác Thanh biết quá rõ...còn không thì ..ở lại khu vực đơn vị buôn hàng tâm lý chiến...dạo đó quân ta mất sức chiến đấu một phần vì hàng tâm lý TQ....cũng bởi ta lúc đó quá khổ ! tiên trách kỷ hậu trách nhân .
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 08:56:42 am »

hehe bác thanhh63 thời trẻ cũng lang bạt kỳ hồ dữ hé , người ta được ra quân mừng tót ngay về nhà còn bác cứ đi du lịch thoải mái  Grin

Cũng phải cám ơn cái thời khó khăn đó đấy haanh  Grin, về HN đâu phải mua vé tàu được liền đâu ?, ngày ấy mình nhớ, cứ nộp hồ sơ xin mua vé vào ga, rồi ngày ngày ra ga mà chờ tới lượt, may mà có người quen (gia đình bạn mình) và các cậu bên ngoại nên mới có thời gian mà thăm thú người quen, họ hàng. Vả lại ngày ấy từ Bắc về Nam là cả một vấn đề, về rồi biết bao giờ mới có dịp quay trở ra? nên phải tranh thủ làm trọn đạo. Còn ngày ấy, tiền tàu xe, tiền 1 tháng lương đâu thể đủ cho du hí, may mà anh em mình còn có "trạm" để dừng chân miễn phí chứ sân ga ngày ấy thiếu gì cảnh nằm dầm nằm dề để chờ tàu, chờ xe, hết tiền ăn, tiền lộ phí, vác mũ đi "ăn xin" trong ga là chuyện thường, cứ thấy lính mà xin, được cái thằng nào cũng đói như nhau nhưng với đồng đội thì "hào phóng" lắm, nhưng nghèo nên chỉ phóng hào chứ không có đồng  Grin .
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 12:10:00 pm »

hehe bác thanhh63 thời trẻ cũng lang bạt kỳ hồ dữ hé , người ta được ra quân mừng tót ngay về nhà còn bác cứ đi du lịch thoải mái  Grin
.....Cứ gì Bác Thanh 63 lang bạt kỳ hồ ...mấy thằng em cùng đơn vị tôi được ra quân ,nhận quyết định lại lẩn vào rừng khai thác gỗ lậu cùng mấy thằng chưa được ra quân(đơn vị cho đi khai thác gỗ...xây dựng doanh trại cho nhân dân mà...?nói cách khác là đi làm kinh tế cho các anh chỉ huy ... ),mà nào đâu xa cũng khu vực đèo Giàng ,đèo Gió...khu vực bác Thanh biết quá rõ...còn không thì ..ở lại khu vực đơn vị buôn hàng tâm lý chiến...dạo đó quân ta mất sức chiến đấu một phần vì hàng tâm lý TQ....cũng bởi ta lúc đó quá khổ ! tiên trách kỷ hậu trách nhân .

Cám ơn bác Tùng ghé chơi  Grin, ... Thật tình ở đơn vị tôi ngày ấy vẫn chưa nghe có việc làm "công quả" của các ông chuẩn bị ra quân dưới cái mác "để lại kỷ niệm cho đơn vị", đọc topic các bác mới biết tình trạng đó ở đơn vị các bác, còn bên tôi, mấy ông đàn anh cựu K toàn là lính Bắc ra quân là lặn mất tiêu, còn các ông ấy có vào rừng "ca cóng" hay không thì chịu, ngày ấy chỉ có F bộ là có nhà cột gỗ xẻ vuông vức, còn các E thì cột cây, cột tre bình thường, tạm bợ lắm! mãi khi ra quân về thăm anh em mới biết đơn vị năm 84 sẽ chuyển về Phổ Yên , Vĩnh Phúc, hèn gì doanh trại ngày ấy cứ ọp à ọp ẹp. Nghe Tuan_qd3 kể, nhà cửa, doanh trại ở Phổ yên còn tạm bợ dữ nữa, cho thấy chủ trương rút về Tây Nguyên có từ lâu rồi, gớm thật  Grin. Còn ngày đó anh em mình khổ âu cũng là cái khổ chung, biết trách ai đây, cứ hai đầu thọ địch, rồi cấm vận, "phục quốc", ful rô ... thì có cái ăn là quá may mắn  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2012, 07:47:11 am »

Cuối cùng 2 anh em tôi cũng kết thúc hành trình lang thang về nhà sau 1 ngày nữa lưu lại nhà bác tôi ở SG, thật khổ cho những người bạn tôi thời đó, SG - MT chỉ hơn 70km nhưng để có điều kiện lên thăm thú SG thì cũng là cả một chuyện đáng phải bàn. Tôi nhớ những ngày ngăn sông cấm chợ hồi ấy thật là mệt mỏi khi phải thực hiện hành trình có 70 cây số mà mất đứt nửa ngày trời, từ việc làm sao có được tấm vé, rồi chờ đợi xe về bến, rồi nhồi nhét lên xe, có vé ngồi trên những chiếc ghế mà người ta cố tình làm nhỏ hơn, khoảng cách giữa các dãy ghế hẹp lại với mục đích duy nhất là tăng thêm ghế ngồi, chưa hết các loại ghế gỗ nhỏ, thậm chí khỏi cần ghế, cứ có chỗ trống là đặt mông vào mà ngồi. Người nhét, lèn với người, với hàng hóa dấu diếm, nhồi nhét khắp nơi mong thoát khỏi các trạm kiểm soát của các tỉnh, các huyện. Xe lăn bánh là mừng, nhưng đi một chút là dừng, một chút lại có một tốp "liên nghành" lên lục soát và tịch thu từ cân thịt heo đến cả những ký gạo..., điệp khúc đó lập đi lặp lại khiến không chỉ con buôn, mà khách đi xe cũng vô cùng mệt mỏi ... thật không thể nghĩ rằng chúng ta cũng đã sống qua được cái thời trăm bề khốn khó đó.

Ngày trở về, mẹ tôi thật sự lúc này mới nước mắt lưng tròng, mừng vì tôi đã thực sự được về nhà, không như kỳ về phép rồi lại trả phép năm 81. Một trong những câu đầu tiên của mẹ là: con thèm ăn gì, để mẹ đi chợ? Tôi nhớ mãi cái ngày về phép năm 81 khi nghe mẹ hỏi câu tương tự, tôi cũng vô tư hết biết khi trả lời mẹ: con chỉ cần vài chén cơm gạo mới với nước mắm nguyên chất là tuyệt vời rồi ... nghe xong câu trả lời "ngu ngốc" của thằng con trai bà khóc như mưa ... còn bây giờ thì tôi "khôn ra" rồi, mà thật sự tôi thèm món canh chua cá hú mẹ tôi thỉnh thoảng nấu cho cả nhà hồi chưa đi lính, thích nhất là miếng mỡ cá ở bụng, sao mà nó béo nhưng không ngậy chút nào khi húp chung miếng nước canh chua ... hơn 4 năm rồi, tự nhiên tôi thèm, thèm theo ký ức, thèm theo bản năng vì cả 4 năm trời trong lính hầu như chúng tôi rất ít khi được ăn cá, chứ đừng nói cá hú, loại cá hình như chỉ có ở miền Nam. Còn câu đầu tiên của ba tôi mà tôi vẫn nhớ: nghỉ ngơi vài ngày rồi qua trình diện các bác, các chú bên ban, ba tôi là vậy, không mừng rỡ, vồn vập, nhưng tôi cảm nhận sự lo lắng của ông dành hết cho tương lai của tôi khi ông đã thành công trong việc chuyển nghành cho tôi từ quân đội về dân chính và được tiếp tục đi học.        
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2012, 11:47:47 am »

    Các bạn cựu....hồi cố hương thân mến.
 chuyện của các bạn là đời thường nhưng sao nó sâu xa, có cái buồn của 1 thời khó khăn kinh tế mà mấy thằng lính vừa bước ra khỏi cái khổ này lại gặp ngay cái gian nan khác.
 Lúc này sau mấy chục năm mà còn nhớ để kể lại với nhau đc tường tân như thế này tôi nghĩ NHững cái gian khổ 1 thời chúng ta không quên nhưng ta cũng không bỏ phí hoài vì đó là kinh nghiệm, tố chất cho ta có cuộc sống hiện nay. Tất nhiên Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.    Nhưng chắc chắn trên MVH này ta sẽ biết và có thêm nhiều người bạn.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 07:09:06 am »



         Đọc trang lính mỗi thời kỳ đều có nét riêng có của mình, thời các đồng đội có những cái mà thời tôi không tưởng tượng ra vì mỗi người sống đều tùy thuộc hoàn cảnh và phải thích nghi để sống. Lính ở K, nhìn các bức ảnh chụp không thôi đã thấy phong sương, sự chinh chiến mang nét rửng rú và sự thích nghi của anh em mình trước sự man rợ tột cùng của đối phương và chỉ nói như thế mới đúng là lính chiến ở K - Bạn có thể nói tở ở lính K mà bảo không phải K thì là lính gì; vì mình nói ở là mình không biết dùng từ gì lột tả cho rõ hơn nữa.

        Còn anh em ở biên giới phía Bắc khi đánh nhau với bành trướng Bắckinh, mình chưa được đọc nhiều những bài viết của người trực tiếp cầm súng đánh trận như những bài viết của anh em lính đánh bọn diệt chủng và quan thầy chúng ở Cămphuchia. Mình mong sao có nhiều anh em mô tả những trận chiến đối đầu với bọn bành trướng, sự man rợ của bọn chúng mà người viết chưa lột tả, mong anh em viết như lính K từng người có những cái riêng nhưng khi tổng hợp được mới thấy toàn cảnh. Còn văn và truyện ngắn viết về biên giới phía Bắc ư, chán lắm vì họ viết đâu có thật và viết theo chỉ đạo, đang nịnh bợ thơ "thánh - vua nhâp" để ru ngủ con dân đất Việt; để có giải thơ "điên"...

       Ra quân của anh em khi thời bình đúng là "nó" đấy, kẻ có tính nghệ sĩ, phong lưu thì đi đó đi đây (kẻo hết tiền thì khốn lắm đó), người khó quá vào rừng đốn gỗ thuê và phải còn có người đi bằng những đường khác mới về đến nhà chứ?.

         
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 05:50:48 pm »

Khoảng thời gian đó chắc chắn sẽ là mãi mãi với tất cả mọi người từng sống qua thời đó đơn giản vì từng chi tiết có thể quên, nhưng về tổng thể của sự khó khăn thì nó giống như vết hằn sâu trong tâm trí dễ gì quên. Cảm nhận đầu tiên của sự khó khăn trong cuộc sống của gia đình tôi từ cái tủ lạnh, nghe có vẻ ngược đời, sao không từ cái chổi cùn, cái rế rách quen thuộc của một thời bao cấp mà hầu như nhà nào cũng "có" ?, nhưng đơn giản vì cái tủ lạnh cũ ba được cô Năm tôi mua dùm khi ba tôi về Nam tiếp quản SG, trải qua gần 10 lưu lại với gia đình tôi từ SG về Mỹ Tho ... là nguồn thu "quan trọng" phụ thêm vào đồng lương công chức "có cỡ vừa còm cõi" của ba tôi và mẹ tôi.

Nhìn hàng ngày rất đúng giờ bà gỡ đá cục và thay nước nước mới cho dù nhiều khi vì lý do gì đó đá không đủ đông vẫn còn bọng nhưng vẫn phải thay vì không thay sẽ không đủ một ngày 2 mẻ đá đi giao cho người ta. Đá cục cho vào cái giỏ cước màu xanh xanh, cái lưng oằn xuống để đạp xe những lúc ngược gió, hay tất tả dưới trời nắng chang chang nhưng không phải vì sợ nắng mà sợ đá tan, người ta chê ... Những ngày trời mưa thì thật là thảm họa, ngày nắng họ giục, ra trẽ họ xài xể, dọa này dọa nọ, còn ngày mưa họ trốn biệt hoặc tìm lý do nào đó để từ chối ... đơn giản vì ế, vậy là nước đá chảy thành dòng suốt cả chặng đường tiếp tục đi mời ... mong sao bán được mớ đá "ế" vì thời tiết. Mà tiền thu được từ bịch đá cục có nhiều nhặn gì cho cam, ít lắm, lâu lắm mình không nhớ nổi ... khoảng 1 hay 2 đ gì đó, nhưng vẫn phải làm vì không có nó sẽ mất đi sự chi tiêu của vài ngày, hay đơn giản một "sự kiện" nào đó như kiểu nồi canh chua cá hú khi đón mình về ...           

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2012, 06:01:05 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM