Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:06:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 234989 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #460 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2013, 01:00:40 pm »

 @ Anh Phú ơi  ! vậy anh nào là anh Ngọc C trưởng C11 -người phản đối phương án tác chiến của sư phó Mười Thứ trong cuộc họp quân chính trung đoàn ?
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #461 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2013, 03:58:10 pm »

@ Anh Phú ơi  ! vậy anh nào là anh Ngọc C trưởng C11 -người phản đối phương án tác chiến của sư phó Mười Thứ trong cuộc họp quân chính trung đoàn ?

              Chào bạn Lethao1394! Tranphu341 cũng đang định viết, giới thiệu từng ngừơi chỉ huy của Đại đội 11. Sau đây là anh Nguyễn Văn Ngọc. Người đã từng chốt bắt sống xe và 2 khẩu pháo 105 ly của Pốt. Người đã từng phản biện việc tiến công, cách đánh của Sư đoàn phó Mười Thư trận ngày 18/7/78. Trận này ta hoàn thành nhiệm vụ chính là phá được âm mưu tiến công của Pốt. Nhưng về ta thì bị thiệt hại lớn. Trong trận có 3 cán bộ Tiếu đoàn, 4 cán bộ đại đội, có hai đồng chí đang được đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT Cùng hàng trăm anh em cán bộ chiến sỹ hy sinh và không lấy được thi hài. Đại đội 11, Đại đội 1, Đại đội 9 là 100% hy sinh và bị thương như Tranphu341 đã kể trong Topic.

              Chuyện về Đaị Đội Trưởng Nguyễn Văn Ngọc. Hay Người từng làm Tiểu đoàn Trưởng qua 6 Tiểu đoàn.

              Hiếm có một Đại đội bộ binh nào mà các CCB duy trì được cái lệ Mỗi năm một lần họp mặt tại mỗi địa phương. Năm nay đại đội 11 Tiểu Đoàn 3 Trung đoàn 273 Sư đoàn 341 tổ chức họp mặt truyền thống tại Đồ Sơn Hải Phòng. Truyền thống họp mặt này đã duy trì được nhiều năm. Phát động phong trào là Nguyên Đại đội Trưởng Nguyễn Đức Nhung quê ở Tràng Sơn Đô Lương Tỉnh Nghệ An. Anh là Đại đội Trưởng đời cuối cùng trong những năm Chiến chinh của Đại đội.

             Rất nhiều anh em ở Hải Phòng, Huyện biển Đồ Sơn nhập ngũ năm 7/1978. Dược bổ xung và đại đội đúng lúc cuộc chiến chống quân Pốt Xâm lược đang ở giai đoạn gay go nhất khu vực Bến Sỏi Tây Ninh. Năm Nay anh em mời được cả những đồng chí lớp Đại đội Trưởng đời đầu Từ năm 72. Anh Cao Xuân Hóa Chính Trị Viên trưởng từ Quảng Bình cũng ra dự. Một đại đội mà tổ chức lượng khách gần trăm người từ Tỉnh Quảng Bình tới tận Móng Cái Quảng Ninh kể cũng hoành tráng. Tôi cùng một số gia đình CCB Thái Bình với tư cách được mời là những người cùng Đại đội 11, cùng tham gia những Trận đánh gay go ác liệt nhất.

            Nơi anh em tổ chức gặp mặt có gia đình Liệt Sỹ Lương Trác Thành nguyên là Chính Trị Viên Đại đội 10 đã hy sinh ngày 6/12/77 mà Tranphu341 cũng đã kể trong Topic phần 1.

             Như Tranphu341 đã kể. Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn luôn là đội hình có sức tiến công thật mạnh Trong chiến tranh giải phóng Dân Tộc Tiểu đoàn 3 được Đảng Nhà Nước, Quốc Hội phong tặng danh hiệu cao quý là Tiểu Đoàn AHLLVT. Vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc.

             Những năm huấn luyện chiến đấu và bảo vệ Vĩ Tuyến 17 ở khu vực Quảng Bình - Vĩnh Linh. Tiểu đoàn 3 đã được các đợn vị bạn và nhân dân, nhất là cánh lái xe đường 15 Bãi Hà gán cho cái tên như:” Cơn lốc đường 15, Đội quân dao găm trắng”. Tại sao gọi là cơn lốc đường 15 là vì: bất kể xe ôtô nào chạy qua gặp họ họ muốn đi nhờ, dù lái xe không cho đi họ cũng chạy và nhẩy lên được cùng những bó củi hay những cây gỗ, gánh tranh lợp nhà. Nhiều lái xe chơi khăm khi họ đến điểm xuống mà không cho xuống thì họ bèn cởi áo che kính lái, buột lái xe phải dừng lại cùng lời xin lỗi. Nhất là khi thấy mỗi nhười đều có con dao găm cán trắng được đúc nắm bằng đuya ra, cánh bom mỹ hay vỏ máy bay mà vật liệu này thì trong khu vực đâu đâu cũng có.

             Những người lính của Tiểu đoàn 3 đa phần là dân mỏ Quảng Ninh nên họ rất khỏe. Ăn cũng khỏe và uống cũng khỏe. Những cán bộ được điều về Tiểu đoàn đều là những người “cứng dây cương” đều phải biết cương, nhu, khéo léo thì mới chỉ huy được họ.

             Khi chiến tranh BGTN xẩy ra thì nhiều người chưa được về phép. Nhưng khi có lệnh đi chiến đấu thì họ rất hăng hái. Trong chiến đấu thì vẫn là Tiểu đoàn có sức chiến đấu cao, tiến công đánh Pốt thật dũng mãnh. Khoảng tháng 12/77 Tiểu đoàn 3 được lệnh luồn sâu. Từ hướng Long An Toàn bộ tiểu đoàn 3 được tăng cường Đại đội 3 của tôi. Toàn đội hình cắt đường vòng vèo 28km bên đất CPC. Có 2 lần đụng đội hình của Pốt cũng hành quân. Nhưng chúng cứ tưởng Tiểu đoàn 3 là quân Pốt. Đúng 5h sáng toàn bộ đội hình tới đúng vị trí cầu Padasat nổ súng tiêu diệt bọn đang trên cầu. Tổ chức chốt cứng tại đó. Cùng lúc toàn bộ anh em phải chịu đựng cả pháo cối của Pốt và pháo của ta. Tiểu đoàn 2 đánh lên theo trục đường 1. Quân Pốt kéo pháo chạy tới cầu thì bị anh em đại đội 11 nổ súng bắn cháy một xe đi đầu. Tiêu diệt nhiều tên ta thu được 2 khẩu pháo 105ly cùng một xe Hồng Hà đầy đạn. Trong chiến tranh BGTN Đây là trận duy nhất chúng ta bắt sống được xe pháo của Pốt. Chiến công lớn này là của Tiểu đoàn 3 cùng đại đội 3 Tiểu đoàn 1 của tôi. Nhưng công đầu là đại đội 11. Mà lúc đó anh Nguyễn văn Ngọc là Đại đội Trưởng.

Đây là Nguyên Đại đội Trưởng Nguyễn Văn Ngọc.







         (Còn nữa)
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #462 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2013, 09:05:26 am »

   Chào Tranphu341.
   Đọc bài viết trên anh phục chú quá. Chú có trí nhớ từng trận đánh rất hay. Chú nhớ cả tên người, tên đất, cả chi tiết trận đánh.
   Anh xem ảnh chú đưa lên, thấy Cao Xuân Hóa mà cứ ngờ ngợ không biết có đúng không, chưa hỏi lại chú thì qua bài viết này anh biết đích xác đó là Hóa. Thực ra anh chỉ nhớ là Hóa Quảng Bình, làm sao lại ra đựợc Quảng Ninh? Thì ra là vậy.
   Mong chú tiếp tục bài viết của mình về đại đội 11 tiểu đoàn 3, anh đang chờ xem. Một đại đội nhiều thành tích, các đồng đội một thời sống rất có HẬU.
    Chúc chú và gia đình mạnh khỏe, tiếp tục gặt hái thành công Doanh Nghiệp của mình.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2013, 09:08:14 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #463 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 11:22:51 am »

   CB chào anh TranPhu341. Chào bác hàng xóm vanthang341ht. Chào tất cả các bác. Nửa tuần xa mạng cũng là rất dài đấy ạ! Hôm nay vào đọc CB thấy nhà bác TranPhú341 vẫn đang từng bừng không khí mừng vui gặp đồng đội C11 E.273 trước biển Đồ Sơn. Các chị nhà cùng đi vẫn xinh tươi như ngày vào sư đoàn dự lễ kỷ niệm 40 năm. Bác vanthang341ht cũng đã đến thăm nhà và nhận được đồng đội ngày xưa qua ảnh và lại được ôn lại chuyện ở biên giới Tây Nam. Mỗi lần đi gặp gỡ giao lưu đồng đội. Mỗi lần được ngắm những tấm hình đẹp mà thấy vui. Nhìn những tấm hình của các anh các chị trên trang mà Cb càng thêm tiếc cho mình không thể có mặt đi hôm đó quá.

   Đồ Sơn chỉ cách nhà em có chừng độ gần 50 cây số vậy mà cả đời cho đến hôm nay em mới chỉ có hai lần được đến Đồ Sơn. Có lẽ phải hẹn đến mùa hè năm sau vậy. CB chúc hai bác cựu binh 341 và tất cả mọi người mạnh khoẻ, dẻo dai trên mọi lĩnh vực. CB kính hai bác
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2013, 03:10:40 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #464 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 02:08:03 pm »

              Chào bác vanthang, bạn xuanv338 cùng các bạn! Tranphu rất cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà mặc dù chủ nhà hiện này hay đi vắng. Tranphuxin tiếp tục câu chuyện về Đại Đội Trưởng Nguyễn Văn Ngọc.



                   Trong trận luồn sâu Ngày 15/6/78 hướng Chóp Bến Sỏi. Đại đội 11 do đại đội Trưởng Nguyễn văn Ngọc cũng là đại đội  dẫn đầu đội hình luồn sâu vào đất địch 15 km. Trong trận này Đại đội 11 cũng đã góp công lớn trọng việc bắt sống xe bọc thép M113của Pốt mang số hiệu 060. Mà Đại đội của Tranphu bảo vệ. Tranphu cùng anh Công vào trong kéo 7-8 thằng Pốt To đùng trong xe ra như đã kể.

                   Hiện tại chiếc xe trên đang được trưng bầy tại Bảo Tàng Miền Đông Nam Bộ. So với ngày trước thì chiếc xe trông mới hơn vì được sơn lại và thiếu mất khẩu DKZ 106,7. Trong chiến tranh BGTN duy nhất chúng ta bắt sống được 1 xe bọc thép trên của Pốt ở vùng biên giới Tây Ninh. Trong 2 trận này Tranphu341 tuy ở 2 Đại đội khác nhau nhưng cái số thế nào đó mà đều cùng tham chiến với Đại đội 11 Tiểu đoàn 3. Trong trận bắt sống xe pháo 105ly ở cầu Pađassot. Lúc Pháo của cả hai bên Ta và Pốt bắn vào đội hình thì Tranphu341 và Nguyễn văn Ngọc cùng chung một hầm và Ngọc đã làm hết phong lương khô của Tranphu. Làm Tranphu tiếc “ngẩn ngơ”. Lúc đó Tranphu mới lần đầu biết đến Nguyễn văn Ngọc.

                 Gặp lại Nguyên Đại đội trưởng 11 bây giờ mà hễ nhắc đến những trận đánh kinh điển trên hay trận hy sinh và thương hết cả Đại đội ngày 18/7/78 do Ông Mười Thứ chỉ huy vv..( Chính anh hôm đó cũng bị đạn thẳng của Pốt xuyên sạt gáy) Thì lúc nào anh cũng sôi nổi thật sôi nổi, thật hùng hồn như những ngày tháng tại biên giới năm nào.

                   Anh kể cả Sư đoàn có 9 Tiểu đoàn bộ binh. Thì anh được chỉ huy, được điều động làm tiểu đoàn trưởng tới 6 Tiểu đoàn. Nhất là sau này lớp lính mới bổ xung tương đối ngang bướng hay Tiểu đoàn nào có những “phức tạp” thì lại điều Ngọc về làm Tiểu đoàn Trưởng.

                 Sau khi được chuyển ngành về quê với quân hàm Đại úy. Trong những năm 90 kinh tế khó khăn. Có thời kỳ Anh mở cửa hàng bán “cầy tơ 7 món” ở vùng  Cẩm Phả. Thời đó và nhất là khu vực vùng mỏ Quảng Ninh tình hình An ninh xã hội rất phức tạp. Nghiện ngập nhiều, băng đảng trộm cướp nhiều. Hàng “Cây tơ” của anh thường hay phải đón tiếp những thành phần đó. Có lần một nhóm 5 thanh niên bặm trợn đến gọi đồ ăn. Sau khi ăn no say, nhóm thanh niên này nói câu tưng tửng : Ông chủ! Hôm nay bọn này không mang tiền, nợ nhé. Biết là gặp các đối tượng phức tạp. Anh nháy người giúp việc đi báo Công An, rồi Ngọc ôn tồn nói: Tôi là thế nọ thế kia… Không quen các anh, vốn liếng không có vv.. các anh cho xin tiền. Hay 4 anh ở lại, một anh về lấy tiền.

                Cả hội kia ào lên xừng xộ doạt nạt nói: Ông không biết bọn này là ai hay sao à? Ngọc vẫn cố ôn tồn nói: Vâng! Quả thực tôi không biết các anh là ai con cháu nhà ai. Tôi đi bộ đội mãi mới về cũng mới bán hàng. Vì vậy tôi không đồng ý cho các anh nợ. Vừa dứt câu thì một tên nghe chừng bặm trợn nhất nói: A! Lão già này lắm điều. Rồi hắn cầm luôn một cái ly đập choang xuống đất vỡ tan tành. Biết là gặp “thứ dữ” Ngọc cũng không nói thêm, tiện có chồng bát bên cạnh cũng cầm cái bát đập xuống nền vỡ tan. Thế là bọn kia được đà mỗi thằng vớ một cái bát hay một cái đĩa thi nhau đập. Ngọc nghĩ kiểu này thì vỡ hết rồi và cũng cứ tiện tay đập thi với bọn đểu. Đến lúc không còn bát đĩa cốc chén thì đập đến các chai bia, chai nước ngọt nổ cứ bùm bụp, bùm bụp. Đến lúc mọi thứ trong hàng quán cũng đã tan tành thì cũng vừa lúc công an Phường ập đến giải cả một lũ lên đồn.

                Sau khi giải quyết. Anh cũng được gia đình các quý tử bồi thường số tài sản vỡ hỏng. Nhưng cũng xét thấy cái nghề “Cầy tơ” này cũng quá phức tạp. Nên Anh cũng giải nghệ đời ông chủ quán “Cày Tơ” đất mỏ.  


« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2013, 02:43:18 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #465 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 09:37:25 pm »

xuanv338 chào anh tranphu341. chào các bác. Rất tự hào về sư đoàn 341 bắt sống xe tăng địch phải không anh? anh tranphu có khiếu viết về đề tài chiến tranh BGTN. Còn cái vụ anh ngọc xơi hết phong lương khô của bác phú làm ông anh tiếc đến bây giờ. Thế mà hôi trước anh không ra đòi nợ bác ấy bằng tô bún chó. Ăn nhiều lương khô ngay ấy chả trách bác ấy bây giò bụng to hung. CB nói vui với các bác 341 tý thôi. các bác rất tình nghĩa với nhau. Hôm nay CB vẫn tiếc cuộc đi Đồ Sơn hôm đó đấy. Cb chúc anh tranphu341 mạnh khỏe bền bỉ dẻo dai thăng lợi trên nhiều lĩnh vực.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #466 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2013, 01:23:13 pm »

    Chào tranphu341-chào các bạn đọc.
    Vanthang341ht chưa xây được nhà mới sang đây hóng hớt tý chơi. Xin phép tranphu và mời các bạn xem bài viết trên mạng Internet về trường hợp môt liệt sỹ sau đây.
 
   “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng

(Dân trí) - Sau 40 năm lang bạt, bỏ lại sau lưng tất cả những ký ức đau buồn, “liệt sĩ” Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu…

   Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm

Đúng chú tôi đây rồi!”
 
Anh Phan Hữu Mười một người cháu họ, gọi ông Được bằng chú đang sinh sống ở Sài Gòn đã được cắt cử  ra bến xe An Sương đón ông. Anh Mười kể lại: “Ban đầu nghe chuyện tôi đi thì đi chứ không tin. Nhưng khi vừa thoáng nhìn thấy ông bước xuống xe, người tôi run lên như có luồng điện chạy dọc, cốc nước trên tay rơi xuống vỡ toang. Người đàn ông già  trong bộ đồ rách rưới, gầy yếu kia chính là chú của tôi rồi. Khuôn mặt ông dẫu đẫm màu khắc khổ nhưng vẫn rất giống bố tôi và chú Cầu. Tôi lao đến ôm chặt lấy ông khóc như một đứa trẻ”.
 
Anh Lợi bảo: “Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán và cả nụ cười hiền khô đến là chân thật”.
 
 
Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán...”.
 
Thế là gia đình anh Lợi đón ông chú từng là “liệt sĩ” về lại quê hương sau gần nửa thế kỷ lang bạt. Bỏ lại sau lưng tất cả ký ức đau buồn, bỏ lại chiến trường tuổi trẻ và trí nhớ, ông Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu. Ông trở về trong sự chào đón hân hoan của quê hương, dòng tộc.
 
Anh Lợi mổ lợn ăn mừng thông báo việc hệ trọng - gia đình có người chết trở về. Mọi người  kéo nhau đến, ai cũng nắm lấy tay ông, ai cũng sờ lên những vết thương của ông… rồi khóc.
 
Từ ngày ông về, các vị cao tuổi trong làng thay nhau tới nhà chơi nói chuyện “ngày xưa” với ông Được. Những người bạn thủơ thiếu thời cũng nghe tin tìm tới. Kỷ niệm xưa đi qua những cuộc trò chuyện cũ và thật kỳ diệu trí nhớ của ông đã dần hồi phục. Ông Được đã bắt đầu kể lại với mọi người những câu chuyện ngày trước; mặc dù có lúc đang kể, ông tự nhiên im bặt rồi ôm đầu nói linh tinh.
 
 
Những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông Được
 
Chỉ ước một tấm thẻ bảo hiểm
 
Kể từ ngày ông Được về lại quê hương đến nay đã gần 2 tháng. Người dân thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh nhắc rất nhiều đến tấm lòng hiếu thảo của hai người cháu trai của ông. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng hai anh em thay nhau chăm sóc chú, vài ngày lại đưa chú “đi cân”. Anh Phan Hữu Lộc khoe với chúng tôi trong ánh mắt lấp lánh: “Hôm chú tôi về có 47 cân, giờ đã được 52 cân rồi đấy”.
 
Gia đình anh Lộc, một nông dân nghèo ở một xã cũng rất nghèo của huyện Tiên Lãng, hạnh phúc vô bờ khi được nuôi dưỡng một người già đầy thương tật trong nhà. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã không còn bố mẹ. Ơn trời đã trả chú lại cho anh em tôi. Ngày ngày nghìn thấy chú tôi như nhìn thấy bố mình. Trong lòng anh em tôi muốn bù đắp cho chú thật nhiều. Nhưng cái khó nó đang bó buộc nhiều dự định…”. Khi được hỏi mong muốn lớn nhất cho ông hiện nay là gì, anh Lộc thật thà: “Chỉ ước có cái thẻ bảo hiểm y tế để tiện đi khám bệnh và điều trị thương tích cho chú”.
 
 
Huân chương chiến công giải phóng hạng ba của ông Được (Huân chương ghi họ tên Phạm Văn Được là cái tên ông Được đã tự đổi để được đi bộ đội)
 
Ước thế thôi chứ anh em họ cũng đang bàn nhau chờ ít hôm nữa thóc khô bán đi lấy ít tiền đưa ông Được lên bệnh viện kiểm tra các vết thương, xem có còn mảnh đạn nào trong cơ thể nữa không. Nếu có thì vay mượn thêm tiền nhờ bác sĩ lấy ra, để ông sống những tháng năm cuối đời bớt đau đớn. Nói đến đây, anh Lợi gạt nước mắt: “Giá như trước khi đi bộ đội chú ấy kịp lấy vợ, sinh con, kịp làm được cái nhà nho nhỏ…”.
 
Trời xế chiều, anh cán bộ phụ trách mảng chính sách thương binh và xã hội xã Tiên Minh dẫn tôi chúng và ông Được ra nghĩa trang liệt sĩ. Ông Được lặng lẽ lê bước chân tập tễnh đi về phía mộ phần những người cùng trang lứa với mình đã hy sinh. Bất chợt ông một mình: “Chiến tranh mà, chết nhiều lắm”, nói xong ông đưa bàn tay thô ráp với bao dấu tích của quá khứ lên bưng mặt, khóc rưng rức. Anh Lợi ngỡ ngàng bảo, từ ngày tìm thấy chú, chưa bao giờ thấy ông khóc, cứ nghĩ không còn gì có thể làm ông mủi lòng…
 
 
Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liệt sĩ
 
Người mất trí nhớ “chưa có ý kiến gì” (?)
 
Trao đổi về trường hợp “liệt sĩ” Phan Hữu Được, ông Đoàn Xuân Thi - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Minh - cho biết: “Trường hợp của ông Được chúng tôi đã báo cáo Phòng LĐ-TB&XH huyện để xin chỉ đạo. Chính quyền xã xác minh cơ bản thông tin trên là có thật. Chúng tôi đã tổ chức đoàn xuống thăm hỏi, động viên chúc mừng sự trở về của ông. Ông Được hiện đang trong giai đoạn phục hồi trí nhớ.
 
Về mặt thủ tục, theo nguyện vọng của gia đình, UBND xã đang làm các thủ tục cần thiết trình cấp có thẩm quyền xóa tên liệt sĩ, đồng thời cấp giấy khai sinh, chứng minh nhân dân trở lại cho ông Được như một công dân địa phương bình thường. Riêng vấn đề chế độ chính sách, hiện ông Được không còn giữ lại được giấy tờ gì nữa nên cũng rất khó”.
 
Khi chúng tôi đề cập đến việc ông Được trở về đã hai tháng nay, ông Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng - cho biết ông chưa thấy báo cáo về trường hợp này. Nếu đúng là có thì bên Phòng LĐ-TB&XH nắm, huyện sẽ chỉ đạo địa phương làm đúng thẩm quyền.
 
Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Lãng xác nhận: Đã nhận được báo cáo của xã về trường hợp liệt sĩ Được còn sống trở về. Phòng sẽ làm văn bản gửi thành phố xin ý kiến chỉ đạo. “Riêng về những khó khăn và chế độ của ông Được thì chưa thấy ông ý kiến gì. Thân nhân của ông đã hứa với chúng tôi là sẽ thu xếp đưa ông đi khám bệnh” - cán bộ Phòng LĐ-TB&XH nói.
                                                                                               Thu Hằng
Nguồn:  http://dantri.com.vn/xa-hoi/liet-si-luu-lac-ly-ky-40-nam-ngay-ve-tay-trang-744789.htm

                 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2013, 07:37:41 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #467 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 08:38:23 am »


       Xin phép tranphu, bác đưa tiếp tin này lên đây để báo cáo với mọi người trên trang M&H đồng thời cũng là tin mừng cho đồng đội chúng ta  "Liệt sỹ được sống lại"

      Thứ Hai, 24/06/2013 - 07:35
                                              Ấm lòng người con của quê hương

(Dân trí) - Một người lính tên là Phạm Văn Được (tức Phan Hữu Được) tham gia công cuộc giải phóng miền Nam. 40 năm trước, gia đình đã nhận được giấy báo tử. Bỗng nay ông sừng sững trở về.
 >>  Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm
 >>  Liệt sĩ lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng
 
 

 Lãnh đạo địa phương  cùng Tổng biên tập báo Dân Trí  thăm hỏi, động viên ông Được

Từng ấy năm ông không tìm về được vì trong một chuyến vận tải quân sự, ông điều khiển tàu chạy qua tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia thì bị địch dội bom, hất xuống sông sâu, trôi dạt vào bờ, được một Việt kiều cứu sống, nhưng với hàng chục vết thương từ đầu tới chân, không còn nhớ gì, ông bắt đầu một cuộc sống trong vô thức, không còn biết mình là ai, gia đình có những ai, quê quán ở đâu, cứ lang thang làm thuê kiếm miếng cơm qua ngày. Những người tốt bụng ở chợ Tân Biên cưu mang ông. Một công nhân của nông trường cao su Samat nhân ái đã đón ông về nhà thuốc thang và nhận làm em kết nghĩa. Trong một cơn mê sảng gần đây, ông buột miệng nói ra địa danh quê ông, dựa vào đó, mọi người lần tìm liên hệ được với họ hàng thân thích ông.

Khi ông trở về, nhân dân xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) mừng rỡ ùa đến thăm hỏi thấm đậm tình làng nghĩa xóm. Đồng đội hay tin qua những bài đọc trên báo Dân Trí, cũng mừng rỡ vội vàng tìm đến thăm ông, mang theo cả những tấm ảnh thời chung chiến hào lửa đạn ở  Na Sa Chê, Chum Pheng, khoảnh khắc xuống tàu vượt sông  Mê Kông… bức ảnh nào cũng chứa đựng miên man ký ức. Nhìn những người lính già đầu bạc phơ phơ, ôm nhau khóc mới thấy nghĩa tình nặng khôn kể xiết.
 
Ông Được xứng đáng là một người con yêu của huyện Tiên Lãng, vì hồi chiến tranh ông là con út trong một gia đình có hai anh em trai, bố là liệt sĩ chống Pháp, anh trai đang tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam nên ông trong diện miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng ông vẫn đặt Tổ quốc trên hết, làm đơn tình nguyện xung phong nhập ngũ và tìm mọi cách để được nhập ngũ. Ở Đoàn Trường Sơn trực thuộc đoàn 340, Cục Hậu cần miền B2, làm thuyền trưởng ở C3, ông dũng cảm chiến đấu, đã được Huân chương chiến công giải phóng hạng ba. Năm 1972, cuộc chiến  ác liệt, việc vận chuyển vũ khí trên sông Mê Kông ngày một khó khăn, rất nhiều thuyền trưởng xuống tàu trong đêm, sáng hôm sau đã hy sinh. Tàu mất, người chết quá nhiều. Trước tình hình đó, cấp trên phải cấp thêm tàu mới để tiếp tục chiến đấu. Ông không sợ nguy hiểm, đã xung phong nhận một tàu mới với vai trò thuyền trưởng dấn thân đi làm nhiệm vụ, bị địch phát hiện dội bom vào tầu và tai họa đến với ông …
 
Hay tin ông còn sống trở về quê hương sau 40 năm lưu lạc, địa phương và cả nước mừng cho ông và quan tâm săn sóc. Sau khi nghe Tổng biên tập báo Dân Trí trao đổi về nội dung thông tin  qua hàng ngàn ý kiến  bức xúc của bạn đọc trong cả nước  gửi về báo, Bộ trưởng Bộ  TBXH Phạm Thị Hải Chuyền đã có chỉ đạo cho ngành dọc giải quyết thấu tình đạt lý. Về phía chính quyền Hải Phòng, thường trực Huyện ủy, Lãnh đạo UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện, Phòng LĐTBXH, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện cùng một số cơ quan đoàn thể huyện đã đến thăm hỏi. Phòng LĐTBXH huyện đã giải quyết trợ cấp đột xuất cho ông, Bảo hiểm xã hội huyện đã tặng Thẻ Bảo hiểm y tế. Công an huyện đang tiến hành thu thập thông tin, lăn tay để tra cứu tàng thư về chứng minh nhân dân, sẽ cấp sổ hộ khẩu và cấp lại (hoặc cấp mới) chứng minh thư nhân dân cho ông, sau khi hoàn tất các thủ tục về hộ khẩu và chứng minh nhân dân sẽ giải quyết chế độ chính sách theo quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với quân nhân tham gia chiến đấu trước ngày 40/4/1975, giải quyết trợ cấp người già cô đơn theo chế độ hiện hành và các chế độ chính sách khác. Nhiều cơ quan đoàn thể và cá nhân ở Hải Phòng và các tỉnh thành khác như Tổng biên tập báo Dân Trí, Giám đốc Sở LĐTBXH, Giám đốc Công ty TNHH Con Heo vàng, Công ty TNHH Đinh Vàng, Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, Nhóm tình nguyện Mặc ấm Hải Phòng … đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà.
 
Sự quan tâm đó đã tỏa sáng tinh thần đền ơn đáp nghĩa và làm ấm lòng ông Phạm Văn Được  -  người con yêu của quê hương Tiên Lãng Hải Phòng.
 
                                                                                                  Lê Chân Nhân
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #468 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 05:11:37 pm »

[url=http://[url=http://][url]][url][url]]][url][url]][url]][url][url]][url]][url]][url][url]]][url][url]][url]][url][url]]][url]][url][url]]][url][url]][url]][url][url]][url]][url]][url][url]]][url][url]][url]][url][url][/url][/url]              Chào xuanv338, chào bác vanthang341ht! Chào các bạn!

              Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã đến thăm nhà. Mặc dù ngôi nhà của Tranphu lâu nay chuyện kể đã được khép lại, chỉ còn dư âm chuyện kể của những năm tháng trong cuộc đời lính một thời Máu Và Hoa này. Cảm ơn bác vanthang đã đưa bài viết về người ccb là Liệt sỹ sau 40 năm nay đã trở về đoàn viên cùng gia đình xóm làng. Tuy rằng còn nhiều khó khăn nhưng ông đã được sống trong tình làng nghĩa xóm gặp lại họ hàng, gặp lại đồng đội đã một thời cùng chung chiến hào. Thật là cẩm động. Hôm qua đọc báo Tranphu thấy Thủ Tướng chính phủ cũng đã trích lương gửi tặng ông mười triệu. Cũng nhiều cơ quan đoàn thể khác cũng có quà. Ông đã được đặc biệt quan tâm. Dẫu còn nhiều gian nan trong người còn nhiều vết thương và mầm bện nguy hiểm. Nhưng tựu chung lại ông cũng đã được bù đắp những thiệt thòi phần nào. Chúng ta xin chúc mừng người ccb đặc biệt đó.

            Thưa các bạn! Trong dịp kỷ niệm ngày lễ lớn 1-5 và 30-4 vừa rồi. Đài truyền hình Thái Bình có cuộc giao lưu với các đơn vị, với các CCB đã có Mặt, đã có công và trực tiếp chiến đấu, góp phần làm lên chiến thắng, làm lên lịch sử hào hùng đó. Tranphu341 và ccb Hoàng Quốc Lập được mời dự buổi giao lưu với tựa đề: VANG MÃI KHÚC QUÂN HÀNH.

           Tranphu341 xin phép được pots nội dung của buổi giao lưu để các bạn cùng tham khảo.
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=vlI-ckOxfFg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=vlI-ckOxfFg</a>
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2013, 05:18:49 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #469 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 06:12:07 pm »



                   Chào bác Trần Phú và các bác .


           Em vừa xem xong vidio chương tình giao lưu của các bác trên đài truyền hình Thái Bình trong ngày 30 . 4 .Thật vui cảm động đầy tự hào về những người CCB đất lúa .Những lời phát biểu của các bác rất hay đầy dũng khí về những người lính ,về những người đã ngã xuống ,về tình đồng đội ...

          Và hôm nay những người lính Thái Bình năm xưa đã góp xương máu ,công sức của mình làm nên chiến thắng vĩ đại giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước khi về với đời thường vẫn nêu cao được phẩm chất của người lính ; thương yêu đùm bọc lẫn nhau ,cùng chung sức xây dựng quê hương ,tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình đồng đội có một sống ổn định ,ngày thêm tốt đẹp hơn.

             Xem lại chương trình này mà em cứ ngỡ như được xem chương trình trực tiếp ,cùng các bác .Đó là một chương trình hay ,thấm đậm tình người tình đồng chí .

            Chúc bác Trần Phú cùng các CCB Thái Bình mạnh khỏe ,gặt hái được nhiều thành công ,thêm những niềm vui mới trong cuộc sống .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM