Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:51:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 235038 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #410 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 04:41:08 pm »

 Mỗi chiến trường, mỗi kẻ địch và mỗi địa hình đều có những phương án tác chiến khác nhau, không thể cứ áp dụng cái đã học được tại các trường SQLQ hoặc trường Quân chính nào đó đều có thể áp dụng như nhau, đó chỉ là những điều cơ bản và người lính nhất là ở cương vị chỉ huy cao nhất của đơn vị mình cần có thêm sự thông minh, sáng tạo ở mỗi trận chiến. Tuy nhiên, về chiến thuật tác chiến đánh luồn sâu hay tấn công chốt giữ của địch thì yếu tố: Bí mật, bất ngờ vẫn luôn là then chốt của chiến thắng trong mỗi trận đánh.

 Ở trận đánh của D4 E266 F341 tháng 6.1980 chúng ta có thể thấy những thiếu sót từ công tác tổ chức chỉ huy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại không đáng có này.

 Với đội hình 40 tay súng và xuất kích lúc khoảng 5h chiều ngày hôm trước và vị trí căn cứ địch cách khoảng 20km. Với khoảng cách này thì chúng ta không cần nhiều thời gian tới như vậy, dù cho cắt rừng đường đi khó khăn bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chỉ cần 6h đồng hồ hành quân là đủ, tính toán sao cho kịp thời gian trước khi trời sáng để kịp bố trí đội hình tổ chức tấn công ngay thì muộn lắm cũng chỉ cần đến 7h đồng hồ là vừa đủ. Vậy thì D4 E266 xuất kích lúc 5h chiều sẽ thừa rất nhiều thời gian, hơn nữa xuất kích giờ đó rất dễ lộ hướng hành quân nhất là từ vùng có dân K, dân cũng có thể là địch và nguyên tắc là không tin ai hết. Khi đến điểm tập kết bên con suối, ta dừng lại nấu cơm ăn uống trước khi vào trận. Trời ơi, sai sót lớn bắt đầu từ đây, đêm tối mà nấu cơm thì khác nào báo cho lính Pốt biết là quân ta đã vào tới đây, yếu tố bí mật bất ngờ cũng đã bị hóa giải khi ánh lửa bập bùng trong đêm, khá nhiều lính Pốt từng bị đơn vị BY em hạ gọn khi chúng nổi lửa nấu cơm lúc chập tối hướng núi Kim Ry cũng năm 79 80 ấy. Công tác tổ chức cơm nước của D4 khá "nhiêu khê", đơn vị BY em từng sáp trận ở hoàn cảnh này thì thường chuẩn bị trước 2 xuất cơm nắm với cá khô kho, của ai người đó mang vừa đỡ cồng kềnh nồi niêu xoong chảo và thêm nhân lực chiến đấu. Cứ theo hoàn cảnh này thì ta có thể xuất kích lúc khoảng 9h tối cùng chuẩn bị cơm nước cho bữa sáng và trưa hôm sau là vừa vặn từ thời gian đến kế hoạch chiến đấu.

 Một sai lầm nữa là đã cài lại 10 người nằm lại bên con suối, đã đi đã nhận lệnh thì buộc phải là người có sức khỏe bảo đảm đủ quân số chiến đấu, tình trạng cấp trên ép kiểu "khoán" chỉ định số lượng quân số chiến đấu khiến cấp dưới buộc phải vơ bèo vợt tép nên ngay lính sốt rét đứ đừ ra đó rồi cũng "không tha". Vì vậy đã không đóng góp được bao nhiêu, đôi khi còn là gánh nặng cho những đồng đội khác, "bỏ" thì không được mà "vương" thì rách việc vô cùng với những người ốm đau trong chiến đấu. Số 10 người nằm lại con suối chắc chắn phải là số ốm đau và bộ phận phục vụ cơm nước chứ chiến thuật chiến đấu luồn sâu ém sát, đánh nở hoa trong lòng địch của bộ binh thì chả có cái chiến thuật nào 1/4 quân số nằm tụt lại như vậy cả, nếu đơn vị tác chiến dài ngày thì bộ phận này vẫn luôn bám cùng đơn vị và chỉ dừng lại ở khoảng cách gần khi đơn vị nổ súng. Cũng vì gài 1/4 quân số ở lại con suối nên sau khi tấn công căn cứ lõm không người của địch, không có kết quả nên buộc D4 phải lộn trở lại đường cũ để đón số người đó và thu quân. Sai lầm dẫn đến thảm bại cũng bắt nguồn từ đây, nguyên tắc không bao giờ được đi lộn lại đường cũ của các đơn vị đánh luồn sâu, thường thì phải càn rộng ra một vòng rồi cắt đường khác trở về và rất ít khi đi lại đường cũ. Sai lầm nữa là lúc hành quân ra đội hình đi quá dày, nếu khoảng cách giữ 10m/người thì ta sẽ có 300m chiều dài đội hình, cho dù có lọt vào ổ phục kích thì cũng không thể khiến cho 28 người trong chốc lát chịu hy sinh đơn giản như vậy được, lính ta thường hành quân đi túm tụm sát nhau để còn chuyện trò nên làm "mồi" ngon cho ổ phục kích của địch, điều này thường lính trẻ hoặc tân binh hay mắc phải và cán bộ chỉ huy phải thường xuyên nhắc nhở họ khi hành quân, ở cấp D thì thường trinh sát đi trước khoảng 200m, cấp C thì không có bộ phận trinh sát nhưng sẽ có một B chủ công đi đầu đội hình và thay nhau mở đường.

 Cán bộ quân sự trong đơn vị của mình nắm rõ tình hình thực tế, có mắt quan sát và kinh nghiệm tổ chức tốt, luôn sát sao nhắc nhở anh em trong đơn vị mình tuân thủ những nguyên tắc bất di bất dịch trong chiến đấu thì sẽ đỡ hơn rất nhiều. Chủ quan, khinh địch hoặc thiếu trách nhiệm thì đôi khi hậu quả rất khó lường. BY em không có ý chê bai, so sánh hay trách móc gì ai hoặc đơn vị khác ở chuyện quá khứ đã qua, chỉ muốn qua đây phân tích và cùng nhau rút ra những kinh nghiệm chiến đấu, coi như thảo luận cùng rút kinh nghiệm chung mặc dù hiện nay những kinh nghiệm đó không còn có giá trị thực tế nữa, biết đâu cũng vì hậu quả của trận đánh này mà phía ta cũng đã rút ra được kinh nghiệm trong toàn quân ở chiến trường K và cũng nhờ đó mà đơn vị BY em mới có kinh nghiệm chiến trường mà áp dụng sau này. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #411 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2013, 06:05:21 pm »


          Chào bác Trần Phú bác Bình Yên
          Đọc bài phân tích của các bác ở trên ,em vẫn nghĩ rằng tất cả nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nặng nề trong thời điểm đó ,là sự chủ quan coi thường địch coi chúng là đám giặc cỏ đánh lúc nào chẳng được ,đã bóp là chết .Hơn nữa tổ chức đánh trận mà toàn sĩ quan, quen chỉ huy người khác ,nói dễ gì ai nghe ai, mà có nêu vấn đề ra thì dè dặt ,e ngại .Bác nào cũng giỏi cũng biết .Công tác chuẩn bị quá là sơ sài ,giống như ở phía Bắc năm 79 .
             Cho nên mới thất bại cay đắng như vậy ,đúng là đòn đau nhớ đời .Một bài học muộn màng,đắt giá.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #412 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 08:52:01 am »

                        Chào bác Trần Phú và các bác .Đọc xong bài của bác Bình Yên ,em xin viết thêm vài dòng cảm nghĩ của mình

                             NHỚ THƯƠNG CÁC ANH

Đất còn tối , mờ sương giăng giăng .
40 người lính đầu trần chân đất .
Đã qua hai 2 cuộc chiến và đánh bao trận .
Mặc sốt rét ,bệnh tật vẫn hành quân .
Đánh vào sào huyệt bọn gây tội ác
Giành trọn vẹn tự do cho bạn ...

Thấy bóng áo xanh quân tình nguyện ra đi .
Kẻ thù đã bỏ chạy tan tác ...
Bỏ lại căn cứ tan hoang vắng lặng .
Các anh về ,trong niềm vui hân hoan.

Bỗng tiếng claymo, tiếng B dậy đất .
Kẻ thù cắn trộm vào ,đội hình hành quân .
Và hai tám các anh ngã xuống
Trên mảnh đất nước bạn xa xôi ...
Những người con, can đảm một thời .
Cùng trời đất ,tung hoành ngang dọc .
Nay các anh mãi mãi đi xa ...

Chỉ trong một khoảng khắc lơ là
Chỉ một lần xơ xuất ,là một lần trả giá.
Để lại nỗi đau cho đồng đội khôn tả ,
Trong cuộc chiến đấu ,nhân văn cao cả !
Đâu chỉ toàn có hoa ...
Những người lính ,tình nguyện xa nhà .
Bao người con đã nằm ở lại .
Để lại nỗi đau cho đồng đội không nguôi !

Năm tháng tiếp theo và trăm trận đánh dài
Lời thề khắc ghi, thù này ta phải trả .

                                   H.hn76


                  Chào bạn binhyen, chào bạn huonghn76, chào các bác! Tranphu341 đọc các bài viết của các bác bàn về trận đánh không thành công, thiệt hại lớn của anh em Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 270. Thật đau lòng. Bạn binhyen vẫn trăn trở và phân tích thật sâu sắc về nguyên nhân dãn đến sự thiệt hại trên rất đúng. Đúng là phân tích tầm cỡ của nhà chỉ huy chiến lược.

                  Tranphu341 đọc bài thơ của huonghn76 mà cảm động quá. Cảm động cùng sự cảm phục thật sự. Tranphu gọi điện cho Vũ văn Dĩnh người sống sót vì bị sốt rét ở lại bờ suối hôm đó mà cảm động không thể đọc nổi. Bạn đã biến cảm xúc của bạn, đã viết những cảm xúc đó diễn đạt bằng lời thơ bài thơ thật đúng tâm trạng và thực trạng cuộc chiến trận chiến đó. Bạn thật tài giỏi, bạn có khả năng ứng xử thơ rất tuyệt vời giống như nhà thơ nào đó kể về trận chiến của các nghĩa sỹ Cần Giuộc vậy. Tranphu rất cảm động, cảm ơn và chúc mừng bạn.

                 Chúc các bạn cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2013, 10:38:02 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #413 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 01:41:22 pm »

                   Có thể nói chủ trương tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm 348, là một chiến dịch nhỏ trong kế hoạch truy quét, tiêu diệt Pốt cùng các Đảng phái và thế lực phản động khác đang trỗi dây. Từ sự dàn xếp của quan thày phương Bắc. Chúng câu kết với nhau chống phá Cách mạng CPC. Đây là một trận chiến sẽ có nhiều khó khăn phức tạp. Bởi tính chất rất phức tạp, sự ngoan cố nham hiểm của chúng cùng địa hình tự nhiên có lợi cho chúng.

                   Phó Tham mưu Trưởng Sư đoàn Lê Hải Anh được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy trận tiến công này. Sau khi nhận nhiệm vụ. Ông khẩn trương cho Trinh sát điều nghiên, Công binh sau hơn mười ngày dò gỡ mìn. Chuẩn bị đường vào khu vực tác chiến. Các lực lượng Pháo binh, Bộ binh, Quân y, Vận tải bắt đầu chiếm lĩnh các vị trí tập kết. Sau khi các công việc đã được chuẩn bị hoàn tất. Sư đoàn đồng ý cho Trung đoàn 270 cùng các lực lượng tăng cường tiến công địch vào ngày 20 Tháng 4 Năm 1980. Đường tiền nhập vào các mục tiêu thật khó khăn. Vì cây cối gai góc thật dậm. Bọn Pốt lại đốn những cây to đổ ngược xuống dốc nên nhiều chỗ an hem phải vòng vèo né tránh cây rất phức tạp. Tới 9h sáng Tiểu đoàn 5 mới gỡ xong mìn. Bộ đội tiền nhập phát triển sâu thêm, thì mũi đi đầu của Đại đội 5 phát hiện hơn chục tên địch đang củng cố hầm hào. Chúng vẫn không hay biết có sự có mặt của bộ đội ta. Anh em bèn lùi lại đặt mìn định hướng thổi về phía bọn địch. Ầm! .. Đất Trời rung chuyển cùng lúc các bộ đội ta xung phong tiêu diệt nốt những tên còn sống sót. Rồi phát triển sâu vào căn cứ của chúng.

                Ở các hướng khác, độ đội được lệnh xuất kích. Nhưng vì đường dốc, rừng rậm, nên các loại cối 60ly, súng 12ly7, Đại liên không phát huy được tác dụng. Cùng với mìn dày đặc đã cản trở tốc độ tiến công của hai Tiểu đoàn 4 và 6. Lúc này mọi yếu tố bất ngờ đã không còn nữa. Bọn địch từ trong các công sự trên cao tập trung hỏa lực đánh bật mũi tiến công của Tiểu đoàn 5. Tiểu đoàn 5 không phát triển được. Nhận thấy Tiểu đoàn 5 đang ở thế bất lợi. Phó Tham mưu Trưởng Sư đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 6 tăng tốc độ tiến công. Tiểu đoàn 6 phát triển tương đối thuận lợi. Được đến lưng chừng dốc thì bị những ổ đề kháng 12ly7 của chúng xả đạn như mưa vào đội hình. Rất nhiều anh em trúng đạn bị thương và hy sinh. Trong số hy sinh có Tiểu đoàn Trưởng Nguyễn văn Hợi. Trận chiến đã thực sự gay cấn. Trước nguy cơ không thực hiện được ý định. Tiểu đoàn Phó Lê Tư lệnh cho súng 12ly7, và DKZ khống chế ổ đề kháng của địch. Đồng thời anh lợi dụng gốc cây quan sát và phát hiện ra là các ổ đề kháng của chúng đang bắn ra từ hai bên sườn cứ không phải là từ trực diện trên cao xuống. Anh báo cáo tình hình về sở chỉ huy. Tham mưu phó Sư doàn điều hai Trung đoàn Phó Nguyễn quang Nuôi Trung đoàn 273. Dương Cao Trung đoàn phó Trung đoàn 270 cùng Trinh sát trực tiếp lên kiểm tra lại hướng tiến công của Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6. Qua điều nghiên, đã thấy hai Tiểu đoàn đã không đánh trúng vào mục tiêu. Do địa hình quá phức tạp nên bị sai mất hướng đánh. Các anh lệnh cho hai Tiểu đoàn chính lại hướng tiến công. Đồng thời yêu cầu cho pháo binh chỉnh lại hướng bắn chế áp mục tiêu, hỗ trợ cho bộ binh phát triến.

                      Hướng Tiểu đoàn 5 được tăng cường thêm một Đại đội. Dưới sự hỗ trợ tối đa của pháo binh. Anh em lợi dụng các thân cây to. Luồn lách tiến dần lên cao. Gần một ngày tiến công, bộ đội ta đã rất mệt nhọc. Đã có nhiều anh em bị thương hy sinh. Nhưng với ý chí và bản lĩnh kiên cường. Cùng với sự hỗ trợ của hỏa lực. Cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 5 liên tục tiến công phát triển. Đến 16h, một nửa điểm cao về phía Tây đã bị Tiểu đoàn 5 đánh chiếm.

                    Trời trong rừng nhanh tối. Tham mưu phó Sư đoàn cho bộ đội tạm dừng tiến công. Củng cố hầm hào chốt giữ ngay tại vị trí. Đề phòng bọn địch tổ chức tiến công trong đêm, và pháo binh của chúng từ bên đất Thái Lan bắn sang.

                 
Logged
quangE266
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #414 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2013, 09:04:23 pm »

...Chào anh TRẦN PHÚ ..em xin cảm ơn anh nhiều ...em chúc GIA ĐÌNH ANH CHỊ MẠNH KHỎE ...HẠNH PHÚC ...
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #415 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2013, 03:25:15 pm »

    xuanv338 chào bác TranPhu341. Chào các bác. Nghe chuyện bác phú kể mà thấy nhói lòng. Việc truy quét tàn quân pônpốt thật là cam go ác liệt. Thật là đau lòng khi cả những sỹ quan giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng thậm chí cả Tướng Kim Tuấn mà cũng phải hy sinh thật là thương và tiếc. Trong lịch sử việt Nam từ xưa cả vua Trần Duệ Tông cũng ra trận và đã hy sinh ngoài chiến trận. Đó là một truyền thống đánh giặc của dân tộc Vn ra trận không chỉ là binh sỹ.

   Việt nam đã hy sinh quá lớn về cả sức người và sức của cho cuộc chiến giải phóng và bảo vệ đất nước CPC. Một tinh thần quốc tế cao cả mà Đảng nhà nước và nhân dân CPC chắc phải ghi nhận muôn đời. CB chúc bác mạnh khoẻ viết tiếp những bài hay về cuộc chiến bi tráng này.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2013, 04:52:23 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #416 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 10:08:22 am »

              Chào bạn quang È, bạn xuanv338 cùng các bạn! Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Tranphu, chia sẻ những khó khăn gian khổ, những mất mát hy sinh của Cán bộ chién sỹ Sư đoàn 341 cùng các đơn vị bạn trong thời gian chúng ta làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp Bạn.

              Tranphu341 xin tiếp mạch chuyện:



                                  Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273, Sư đoàn 341 là Tiểu đoàn trong cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam được Đảng và Nhà Nước phong tặng danh hiệu AHLLVT. Tiểu đoàn 3 những năm đó đa phần là lớp lính 72 nhập ngũ từ Vùng mỏ Quảng Ninh. Họ rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn tháo vát.

                     Trước khi đi chiến đấu, Tiểu đoàn được bổ xung thêm số quân nhập ngũ tháng 10 - 12 năm 1974 của Tỉnh Nghệ Tĩnh. Theo nhận xét của các lãnh đạo chỉ huy, thì những người lính vùng Đông Bắc là những người lính nghịch ngợm, khó bảo. Thường hay xẩy ra những vụ vi pham kỷ luật như đánh nhau, xô xát với các đơn vị bạn. Hay vi phạm vào những kỷ luật dân vận. Hồi đơn vị đóng quân bảo vệ Vĩ tuyến 17 tại Vinh Linh Quảng Trị. Mọi người gọi họ là đội quân “dao găm trắng”. Vì mọi người thường lấy mảnh đuya ra của máy bay, hay của cánh bom, đúc làm nắm dao găm. Ai cũng có một con dao găm tự làm đeo bên hông trông rất ngầu. Lính của các đơn vị khác đều có ý kiềng lính Tiểu đoàn 3, vì họ khỏe, vì tính nghịch ngợm. Nên trong các trận đấu bóng giao hữu, hay tranh giải. Họ thường là những người chiến thắng.
 
                    Song! Khi mùa xuân năm 1975, Sư đoàn được điều động vào chiến trường. Bổ xung cho Quân Đoàn 4, chiến đấu tại Miền Đông Nam bộ. Tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Thì Tiểu đoàn 3, luôn là Tiểu đoàn đảm nhiệm những mũi đột kích tiến công mạnh mẽ nhất, khó khăn nhất. Họ đã lập được nhiều chiến công và đã được phong tặng phần thưởng cao quý nhất. Đó là danh hiệu AHLLVT. Cuộc chiến BGTN xẩy ra. Số anh em lính 72-74-75 còn nhiều. Đó cũng là điều rất may, là chúng ta còn những cán bộ chiến sỹ nòng cốt có nhiều kinh nghiệm, dầy dạn trận mạc đó. Nên những năm tháng chiến chinh dọc từ Tây Ninh, Long An, Châu Đốc Đồng Tháp, Hà Tiên, Kiên Giang. Tiểu đoàn 3 luôn hoàn thành nhiệm vụ. Vẫn là Tiểu đoàn có sức chiến đấu cao nhất, tham chiến nhiều nhất. Những cán bộ chiến sỹ được điều động về sau này, cùng với những Cán bộ trưởng thành từ những người lính đó là những người có tinh thần trách nhiệm cao. Dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, trận nào cũng đầu tầu gương mẫu với trách nhiệm cao của người chỉ huy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

                    Trong cuộc chiến tranh BGTN. Có lẽ duy nhất chúng ta bắt sống được hai khẩu pháo 105ly và 1 xe bọc thép của bọn Pốt thì công đầu vẫn là Tiểu đoàn 3. Có rất nhiều gương chiến đấu dũng cảm như Tiểu đoàn trưởng Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Song Thao, Tiểu đoàn trưởng Phan Sỹ Thống, Cán bộ chính trị như Đặng văn Lưa, Trần văn Mong. Đại đội Trưởng Nguyễn văn Ngọc, Trần Anh Vinh, Đại đội trưởng Liệt sỹ Trần văn Vinh, Hoàng Quốc Lập và rất nhiều tấm gương khác. Trong chiến dịch này, việc Sư đoàn chọn Tiểu đoàn 3 tăng cường cho Trung đoàn 270 cũng là vấn đề cân nhắc về sức mạnh tiến công. Tiểu đoàn 3 được giao nhiệm vụ tiến công cao điểm 500. Vì tính chất của trận đánh nên Tiểu đoàn 3 làm công tác vây lấn tiền nhập áp sát mục tiêu. Sáng 21 Tháng 4 mới được lệnh nổ súng tiến công. Tức là nổ súng sau Trung đoàn 270 một ngày.

                      Đợi Trời sáng rõ, các loại hỏa lực của Tiểu đoàn 3 cùng pháo Sư đoàn, hỏa lực cối 120ly, cối 82ly, ĐKZ các loại bắn cấp tập phá hoại vào các mục tiêu trên cao điểm 500. Tiểu đoàn trưởng Hoàng Quốc Viên dẫn đầu đội hình Đại đội 11 dũng mãnh công kích. Các Đại đội khác cũng tiến công vào các mục tiêu đã định. Bọn địch điên cuồng chống trả nhưng sau một giờ chiến đấu. Tiểu đoàn 3 đã chiếm giữ được điểm cao 500. Hàng trăm tên địch bị tiêu diệt. Trung đoàn phó Nguyễn Quang Nuôi trực tiếp đi với Tiểu đoàn 3 báo cáo về Sở chỉ huy về kết quả trận đánh. Tham mưu phó Sư đoàn giao thêm nhiệm vụ cho Tiểu đoàn đánh tạt sang điểm cao 348 hỗ trợ cho Trung đoàn 270 đang gặp khó khăn. Từ điểm cao 500 đánh tràn xuống đồi yên ngựa của điểm cao 348 tương đối thuận lợi. Các loại DKZ, Súng Cối, súng 12ly7 bắn phá hoại và yểm trợ. Đại đội 9 của Tiểu đoàn 3 đánh tràn xuống đồi yên ngựa. Tiêu diệt được rất nhiều sinh lực địch. Bon địch chống cự yếu ớt rồi co cụm về điểm cao 348. Tiểu đoàn 3 để lại một bộ phận chốt giữ điểm cao 500 còn đại bộ phận truy ép địch trên điểm cao 348. Bọn địch lợi dụng hầm hào công sự trên điểm cao chống cự điên cuồng. Chúng cũng gây cho Tiểu đoàn 3 những khó khăn. Một số anh em bị thương và hy sinh. Nếu cứ giữ như vậy thì địch có thể hồi sức hoặc lợi dụng đêm tối chạy sang đất Thái. Nên Chỉ huy Sư đoàn động viên và lệnh cho Tiểu đoàn 3 cương quyết tấn công. Sau ít thời gian nghỉ hồi sức, xốc lại lực lượng. Tiểu đoàn 3 mở đợt tiến công khi Trời đã gần tối. Trước sức mạnh tiến công đến 18 giờ Tiểu đoàn 3 cũng đã làm chủ được trận địa. Xác địch ngổng ngang vắt véo la liệt trên các bờ công sự. Trận chiến kết thúc sau hai ngày chiến đấu căng thẳng và ác liệt. Các cao điểm, cứ điểm 348-500-420 đều bị ta chiếm giữ.

                     Căn cứ phản động SRây Ka được kỳ công xây dựng nhiều năm. Với ý định khác chiến lâu dài đã bị Trung đoàn 270 và Tiểu đoàn 3 đánh chiếm tan tành. Rất nhiều tên phải đền tội. Rất nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh bị ta phá huy và thu giữ. Một số tên lợi dụng Trời tối chạy lủi về căn cứ bên Thái Lan.


Tranphu gửi tặng các bạn hai bức ảnh rất có giá trị lịch sử về Tiểu đoàn 3 trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trừ kho tư liệu của Đậu Thanh Sơn.



Các chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trên xe tăng chụp ảnh kỷ niệm trước Dinh Độc Lập Sài Gòn ngay sau giây phút chiến thắng ngày 30/4/75
Chiến sỹ đứng ngay dưới cờ là đ/c Quang. Hiện đang giữ chức Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ninh.



Các chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 273 Sư đoàn 341 Trên xe tăng trước Dinh Độc Lập Giây phút chiến thắng trưa ngày 30/4/75

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2013, 02:47:19 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #417 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 01:52:55 pm »

   xuanv338 chào bác TranPhu341. Chào tất cả các bác. Đọc bài viết và hai tấm hình minh hoạ của bác tranphu341 mà thấy bồi hồi xúc động. Cứ nghĩ đến 341 trong mỗi trang viết của các bác là đã như nhìn thấy lửa trận đang phía trước.

   Tấm hình thứ hai chụp được đoàn xe tăng của tiểu đoàn 3. D273. F341 đang tiến vào cửa dinh độc lập giữa biển người hân hoan chào đón. Em được nghe chuyện tấm hình này là của một phóng viên nước ngoài đã gửi tặng một người lính thuộc c9 D3.Ẻ7.F341. Nay anh là CCB 341 của Hà Tĩnh, tên anh lính đó anh là Trần Dân.

    Hôm vào dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập sư đoàn tại Thanh Hoá. Anh Trần Dân đã rất vui kể lại cho mọi người nghe về xuất xứ để có tấm ảnh quý giá này. Chẳng biết đến bao giờ lại CB mới được gặp lại anh Trần Dân lần nữa mà nghe anh kể chuyện về những người lính trên chiếc xe tăng đi thứ 3 tiến vào dinh độc lập vào trưa ngày 30-4 năm ấy?

   Hôm nay ai đã tới Thái Bình mà có thời gian vào thăm nhà các CCB của F341 thì hầu hết trong nhà các anh và cả nơi làm việc đều có một tấm hình thứ hai (đoàn xe tăng đang tiến vào dinh Độc Lập) trên trang phóng rất to treo trên tường nhà. Mỗi lần gặp mặt giao lưu là các anh đều dành những phút quý báu nói về tấm hình.

  CB cũng thấy được thơm lây về những gì mà 341 đã được tôn vinh. Khi viết những dòng này và nhìn lại đoàn xe tăng trong ảnh. Chẳng hiểu sao CB thấy nước mắt mình cứ tự nhiên lã chã rơi. CB chúc anh mạnh khoẻ viết nhiều bài hay và cùng với những tấm hình sống động quý giá vào trang. CB kính anh.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2013, 02:03:57 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #418 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 02:05:04 pm »

      
              Chào bác Trần Phú ,bác Xuân ! Đúng là bác phú post lên một tấm hình mầu trong ngày giải phóng 30/4/75 đẹp thật ,nó là vô giá .Rất tự hào về những người lính sư 341 bác ạ .
               Em đã nhìn kỹ nhưng không thấy ai đeo túi cứu thương cả bác ạ ,hay là ảnh chiến thắng rồi nên vắng họ . Âu cũng là " Xem cho rõ mặt tỏ tường "  Grin Chúc bác luôn mạnh khỏe viết đều tay .
Logged
quangE266
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #419 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2013, 05:52:47 pm »


..Chào anh TRẦN PHÚ  ,anh TRẦN QUANG NUÔI  hiện đang ở xã Nghi Kim tp VINH ..Nghệ An ..anh bây giờ yếu lắm ,anh ở trong hội cựu chiến binh F341 tp VINH ,chúng em vẫn ra nhà anh chơi luôn ,những cuộc vui của anh em F341 đều có anh tham gia ,
...số dt của anh NUÔI 0944349956 ....ĐT bàn 0383618296
..Chào anh ...chúc anh mạnh khỏe ...tiếp tục những trận đánh pốt trên biên giới Thái Căm .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM