Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:05:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 234654 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #300 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 04:36:57 pm »

        Tranphu341 cùng vợ chồng Đại Tá Hồ Gia Hiền cùng em trai thăm Chùa Keo Thái Bình.

    Trước tháp chuông Chùa keo hai tầng ngoài nền gạch và ngói lợp còn cả khối tháp được kết cấu bằng gỗ.



Mấy anh em trong tháp chuông trên tầng hai Chùa



vợ chồng Hồ Gia Hiền trong tháp chuông và trước sân Chùa



« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 09:05:40 am gửi bởi tranphu341 » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #301 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 05:46:22 pm »

Em chào anh Tranphu chào anh chị Hiền và các anh chị tham gia topic. Nhắc đến chùa keo, em lại nhớ đến chùa keo quê Vetran. Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định quê bác Trường Chinh). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, về sau cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng) giống nhau đến từng chi tiết kiến trúc nhưng chỉ có hai tầng. Mổi năm những ngày hội chùa Keo hai bên tả hữu ngạn sông Hồng tổ chức đồng thời và thống nhất các qui trình hành lễ. Mỗi lần về quê nội các cháu, em đều đến vãn cảnh chùa Keo Hành Thiện Giao Thủy

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 09:42:53 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #302 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2012, 06:01:00 pm »

CB chào anh TranPhu341. Càho tất cả các bác.CB thật có lỗi nhưng vào lúc 16g30 chiều nay em mới kết thúc đợt tập huấn. Ngày 22/12 đã trôi nhanh nhưng còn mấy tiếng nữa mới hết ngày. Vậy dẫu có muộn thì em vẫn gửi lời chúc mừng này tới anh. CB xin chúc anh cùng gia đình có một bữa tiệc tối nay thật vui, ôn lại kỷ niệm ngày mà người lính không bao giờ quên. CB hôm nay lại được nghe anh kể về những danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử nổi tiếng của đất Thái Bình. Là người quê lúa nhưng những cái tên anh nói đến trong bài , có nơi em cũng chưa bào được đến. Người lính, nhà doanh nghiệp bây giờ anh lại còn là một nhà sử học nữa chứ! Thế này du khách sẽ đến Thái Bình đông hơn thế nữa. CB xin chúc mừng anh.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 06:49:19 am gửi bởi xuanv338 » Logged
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #303 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 06:25:35 pm »

Thanh Loan xin chào anh chị Trần Phú 341, vợ chồng anh Lập, vợ chồng anh Vinh, chị XuânV338 cùng tất cả các anh CCB 341,Thanh Loan đã bay vào TP.HCM tối 22/12/12, em vừa xuống sân bay là lo chạy đến E429 dự họp mặt ngay tới 12h khuya em mới được về nhà.

Bây giờ em mới hồi phục sức khỏe sau một tuần ra HN gặp gỡ những đồng đội thân yêu, anh Trần Phú ơi cho em gửi lời cám ơn các chị yêu quí của em, em cám ơn bữa cơm thân mật của các anh chị đã dành cho em, cảm ơn chị vợ của anh Lâp, chị tên gì em cũng không biết nhưng em rất cảm động những tình cảm của chị cùng các chị dành cho em những món ăn đặc sản quê hương Thái Bình mà em không thể nào quên. Em gái Thanh Loan xin chúc các anh chị vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt. Kiss
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #304 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 10:15:14 am »

 xuanv338 chào bác TranPhu. Chị CB chào cảm ơn Thanh Loan đã có chuyến thăm và giao lưu với các CCB 341trên quê lúa Thái Bình. . Chào tất cả các bác trên diễn đàn. CB xin được chúc anh TranPhu341 cùng gia đình hôm nay thật mạnh khoẻ, vui vẻ đón một đêm giáng sinh an lành.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #305 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 02:14:59 pm »

          Chào bạn vaphothotu, bạn huonghn76, Bạn Đậu Thanh Sơn, bạn vt738@yahoo.com, bạn anhtho, bạn xuanv338, ThanhloanYTaF302 cùng các bạn! Tranphu341 rất trân trọng và cảm ơn các bạn đã đến chơi thăm cùng những lời chúc mừng Tranphu nhân dịp ngày Truyền thống Quân Đội 22/12.

           Đúng là Tranphu có mười mấy lần được "ăn tết" ngày Truyền thống Quân đội 22/12 trong những năm tại ngũ. Rồi những năm tháng trở về quê nhà. Ngày truyền thống Quân đội vẫn là một ngày có thật nhiều niềm vui và nỗi nhớ. Song cũng trong những ngày đó, những lần kỷ niệm đó, thì cái ngày 22/12 của năm 1978 cách đây đã 34 năm với Tranphu341, vẫn là một ngày nhớ nhất. Dấu ấn sâu đậm nhất.

          Tranphu còn nhớ năm đó, đơn vị Tranphu được ăn tết kỷ niệm vào ngày 20/12 tại khu vực Bến Sỏi, Búa Lớn, Rừng Hòa Hội Tây Ninh. Khi đó Trong rừng Hòa Hội đã rất đông bóng thù, bọn Pốt đang ép ta, chúng mở đợt tiến công lớn với 3 sư đoàn mạnh hòng chiếm Thị Xã Tây Ninh. Định cho dân Tây Ninh "ăn Tết bằng bánh Tét chấm máu". Đó là sự ngông cuồng của chúng. Các loại pháo của chúng đã nã vào Thị Xã Tây Ninh. Dọc biên giới, có nơi chúng đã tràn vào đất ta sâu tới 28 km. Tình hình chiến sự dọc vùng biên nóng như chảo lửa.

          Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoan273 của Tranphu, chốt phòng thủ ngay bìa rừng Hòa Hội. Ta đang dương bẫy dụ Pốt vào sâu hơn. Các đơn vị ăn tết Quân đội Trong tiếng đạn tiến pháo và cả tiếng súng DKZ, 12,7 Ly bắn thẳng của Pốt. Ta chưa được lệnh tiến công. Thận chí Tiểu đoàn 3, Trung đoàn của Tranphu còn được làm "mồi nhử" Pốt. Vì thế tình hình lại càng căng, càng nóng.

         Bữa cơn tối đó ban chỉ huy đại đội của Tranphu gồm 6 người. SAU TỔNG TIẾN CÔNG, LÀM NHIÊM VỤ QUỐC TẾ HY SINH 3 NGƯỜI. TRONG ĐÓ CÓ CẢ CHÍNH TRỊ VIÊN TRƯỞNG ĐẠI ĐỘI. Nguyễn văn Tiến. Người trong bữa cơm đó, đã đùa, gắp cho Tranphu ăn phải quả ớt hiểm cay xé đầu. Ấn tượng của bữa cơm đó Tranphu vẫn nhớ, nhớ sâu nặng đến tới bây giờ.

          Ôi! Cứ một ngày truyền thống, một mùa truyền thống Quân đội đến. Tranphu cũng như bao anh em đã từng chinh chiến trên khắp mọi chiến trường lại nghẹn lòng, lại thổn thức nhớ về từng ngày kỷ niệm. Nhớ đến từng khuôn mặt, từng sự kiện của ngày hôm đó. Mà thấy thổn thức, mà thấy tự hào, mà thấy thật xót xa, mà thấy nghẹn lòng.

            Tranphu rất cảm ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ và chúc mừng Tranphu.

         @ Thanhloan à! Anh em các gia đình CCB thái bình vẫn rất nhớ Thanhloan nhớ ngày vui mà các đoàn Thanh loan đã về. Tiếc rằng " Ngày vui ngắn chẳng tày gang" Nhưng mình sẽ hẹn có những ngày vui khác được đón tiếp Thanhloan, đón tiếp tất cả các bạn tại quê hương Thái bình. Đi thăm hội Chùa Keo.

                   Xin trân trọng cảm ơn các bạn. Chúc các bạn có một mùa Giáng sinh vui tươi!
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 08:28:32 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #306 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 01:29:56 pm »


                     Vào những ngày lễ hội, khi mà tiết trời đã cuối thu. Việc đồng áng, mùa màng thu hoạch cũng đã xong. Nên bà con, già trẻ, gái trai, trong ngoài Tỉnh đều nô nức về đây đi hội Chùa, cầu cúng xin phúc, xin lộc. Nam nữ, gái trai, thì đi vui chơi cầu duyên, lấy may.

      Đã nhiều năm, do chiến tranh phá hoại của Mỹ. Tránh tập trung đông người, nhà Chùa không mở hội. Năm nay, nhà Chùa chính thức mở hội, nên lượng người đi lễ hội rất đông. Số anh em tôi về phép cũng rủ nhau đi hội. Đội hình gồm anh Lập, vợ chồng anh Vinh, vợ chồng anh Chiến và đương nhiên là có tôi. Tôi xin phép gia đình hai bên, cho tôi đi chơi hội với Ngọc, cùng các cô bạn gái của Ngọc.

      Đây là lần thứ hai trong đời, tôi được đi hội chùa Keo. Lần thứ nhất là hồi nhỏ, lúc khoảng 12-13 tuổi. Tôi đi cùng với các bạn học, có cả Thái anh của Ngọc cùng đi. Từ Thái Bình, đến hội Chùa khoảng gần 20km. Chúng tôi phải đi bộ từ sớm, Thời đó dân trí, kinh tế chung của cả xã hội còn thấp, còn nghèo. Nên mọi người đi hội thường chuẩn bị cơm nắm, cơm đùm. Chúng tôi lần đầu đi hội thật  háo hức, thật vui nhộn của lũ trẻ con.

      Còn lần này được đi hội, trong tâm trạng cũng thật háo hức. Với niềm vui của thanh niên, của người lớn. Thời đó xe máy chưa có nhiều. Mọi người đều đi bằng xe đạp. Vợ chồng anh Chiến, anh Vinh, anh Lập cũng vậy. Tôi thì cũng đạp xe và đương nhiên có cô gái khâu nón, em của bạn, người yêu ngồi sau. Các bạn Ngọc cũng đi rất đông. Họ vô tư, họ nhí nhảnh, xinh đẹp trắng trong nữ sinh thật vui. Họ cười đùa trêu chọc tôi và Ngọc. Chúng tôi có ý ghép cho Lập tìm,  chấm, chọn ai trong số đó. Càng gần Chùa, đường đi càng hẹp, dòng người từ các hướng dồn về càng đông. Đội hình đoàn chúng tôi hầu như không giữ kèm nhau được như trước nữa, mà tản mát hòa quyện lẫn vào dòng người. Đúng là đông như hội, vui như hội. Ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp nhất đến với hội Chùa. Năm nay Tỉnh đồng ý cho Chùa mở lễ hội lớn. Nên có tổ chức nhiều trò vui truyền thống như rước kiệu, thi bơi thuyền, vật, đi cầu kiều, đuổi vịt, bắt vịt, bắt lợn dưới nước. Tổ tôm, cờ tướng cùng nhiều trò chơi dân gian khác. Chính vì thế nên lễ hội năm nay càng đông người đến dự.

               Khi chúng tôi đến hội khoảng mười giờ sáng, thì đường đã thật đông, chặt cứng như nêm trên bờ đê cách cả km. Mọi người gửi xe rồi vào chen vào thắp hương các cửa điện, các nơi phải cúng lễ. Những bức tượng thật lớn, sơn son thiếp vàng thật uy nghi, Tượng trăm tay, trăm mắt của Phật Bà Quan Âm ẩn hiện trong hương khói. Càng tôn thêm vẻ huyền bí tín ngưỡng Thần Thánh. Người vào thắp hương cúng lễ chen chúc đông chặt như nêm cối. Tôi lúc nào cũng như là vệ sỹ đi kèm cô em gái của bạn. Nhìn Ngọc mồ hôi lấm tấm, mặt má đỏ hồng càng tôn thêm vẻ xinh sắn. Tăng thêm vẻ đẹp con gái. Thật hấp dẫn. Trong tôi trào dâng lên cảm giác yêu mạnh mẽ. Tôi linh cảm: Đây! Đây đúng là người phụ nữ, người vợ, người bạn đời của mình.

               Buổi trưa, mọi người quây quần, rải rác từng đám trước sân Chùa, trên vệ đê, trên đê ăn cơm nắm, ăn bún bánh, ăn xôi gà, thụ hưởng lộc Phật, lộc Thánh. Cùng thưởng thức những hoa trái, sản phẩm khác của quê hương cũng thật vui. Rất nhiều người sau khi cũng lễ xong tại đây, thì lục tục đi thuyền qua sông Hồng đi tiếp lễ hội bên Chùa Cổ Lễ thuộc đất Nam Định.

                  Chúng tôi không đi lễ hội bên đó. Mà ngồi chơi vãng cảnh Chùa đến chiều thì rủ nhau trở về. Kết thúc một ngày vui thật trọn vẹn, thật nhiều ý nghĩa. Đây là ngày vui, là dấu ấn thật sâu sắc trong chuyến đi phép này của cuộc đời tôi.

                   

                 
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 03:48:46 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #307 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 10:24:04 am »

     Chào tranphu341.
     Bác vẫn đang theo giõi bài viết của chú. Mấy bài viết sau này hay lắm. Chú viết theo lối tự sự, kể chuyện mình. Một tình cảm, tình yêu được xây dựng trên tình đồng đội và qua đồng đội. Thời đó người lính chúng ta xây dựng gia đình thật mau lẹ, không có thời gian để yêu, để ngắm nghía người yêu, thưởng thức những vị ngọt của tình yêu lứa đôi như thế hệ trẻ bây giờ. Thật tiếc nhưng cũng thật may, thời đó ai cũng rất chân thành, trung thực và nghiêm túc. Cha ông ta hay nói "trời có mắt" cả thôi, trời sinh, trời dưỡng, trời cho. "Ông Tơ dắt mối" mà.
     Tiếc quá, qua hai lần gặp cô chú, bác không lần nào được nói chuyện với cô Ngọc của chú vài lời. Lần thứ nhất tại ngả ba Xuân Lộc Long Khánh (4/2012) lúc đó không kịp hỏi chú và chú cũng không kịp giới thiệu rằng có cô Ngọc (vợ chú) cùng đi. Lần thứ hai tại Thanh Hoá có ngồi với cô chú chút xíu tại nơi mấy anh em ta (4 người trên VMH) gặp nhau, bác cũng không có chút thời gian hỏi thăm cô Ngọc. Lo loắng ngoắng gặp mặt anh em, quên mất hỏi thăm vợ bạn mình bên cạnh. Grin  Đáng trách quá phải không chú!
     Cô Ngọc có ghé qua trang của chú cho bác xin lỗi nhé. Bác có lời chúc sức khoẻ-hạnh phúc gia đình cô chú.
    
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 01:45:39 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #308 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 10:52:33 am »

                      Em chào bác Trần Phú ,bác Văn Thắng và các bác !
            Em thích nhất là bài tình ,tính ...tang của bác Phú đưa cái cô khâu nón đi chùa Keo đó bác . nhưng thực sự vừa đọc vừa lo không biết bác Phú sung sướng ,tự hào rồi cười đến tít cả mắt rồi lao xe đạp đâm quàng đâm xiên ,đâm vào bụi rậm không chui ra được ,tối còn chưa mò về được đến nhà thì chết dở Grin Cũng là do ông tơ bà nguyệt khéo xắp đặt ....
              Vâng chỉ còn một điều mà em đang nhớ tới đó là tơ duyên của bác Văn Thắng. Một người đẹp trai, hào hoa như bác vanthang đã làm cho biết bao cô gái trên khắp vùng miền bác đi qua phải ngẩn ngơ yêu thầm trộm nhớ đến tận bây giờ. Bác đang tiếc là hồi đó sao không có lần nào đóng quân tại Thái Bình để kiểm tra xem tình cảm của" Chị Hai 5 tấn như thế nào" hi hi... Grin Grin Grin
                        Chúc các bác mạnh khỏe!
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 02:19:33 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #309 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 01:46:05 pm »


             Chào bác vanthang341ht, bạn huonghn76 cùng các bác! Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi chuyện kể có phần nan man của Tranphu.

            Thưa bác vanthang cùng các bạn! Đúng là chuyện yêu đương, chuyện vợ chuyện chồng hình như là có số của nó. Có người nói giầy dép còn có số nữa là con người hi hi.. Grin Grin Grin Trong chuyện tình duyên, vợ chồng của Tranphu cũng vậy cũng giống như là có số phận định đoạt thế nào đó. Gặp Ngọc là cảm thấy cảm mến ngay như đã là người của mình rồi. Mặc dù không phải là tình yêu kiểu "xét đánh" như mọi người hay như nhiều trường hợp khác. Mà nó đến nhẹ nhàng mặc định. Sau này Tranphu có nói vui với mọi người là lấy vợ cứ như là thời bao cấp phải xếp hàng mua cái gì đó. Cứ từ từ, từ từ rồi cũng đến nơi đến lượt.

             Trong cuộc sống vợ- chồng của Tranphu cũng rất dung hòa, không bao giờ, chưa bao giờ có những va chạm bất hòa. Tranphu đã thử lý giải. Vì mọi người thường nói là:" bát đũa có khi còn va chạm nữa là con người". Vợ chồng Tranphu thì hầu như không có sự va chạm đó. Cũng không phải Tranphu không có những vụ scandan của Đàn ông. Phải chăng trong cuộc sống VỢ- CHỒNG củ Tranphu còn pha chút tình cảm suy nghĩ coi nhau là anh là em. Nên sự nhường nhịn nhau cảm thông cho nhau dễ hơn?

            @ hưonghn76! Vui quá! Vui quá! Về Bác vanthang, gia đình bác đang sống rất hạnh phúc. Những người con trưởng thành rất thành đạt. Bác gái mới bị bệnh hiểm nghèo nhưng sống vẫn lạc quan trẻ trung và tình cảm. Tranphu đã mấy lần vào chơi và rất cảm mến tình cảm của gia đình bác vanthang. Tranphu biết là bạn đùa một tý nhưng có lẽ phải chỉnh lại một tý. Vì bác gái vanthang mà biết bác vanthang có ý đình tìm hiểu chị Hai 5 Tấn ở Thái Bình thì Tranphu e là tai bác vanthang bị dài ra chứ không phải đùa đâu hi hi.. Grin Grin Grin

            Tranphu còn giữ mấy tấm hình nhỏ cuộc lần đi hội Chùa năm đó xin tặng các bạn.

Ngọc cùng nhóm bạn gái tại hội Chùa Keo năm 79.







Cô gái khâu nón năm 79



Ép mãi Ngọc mới cho chụp chung một kiểu.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 02:26:50 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM