Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:40:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 235083 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #240 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 08:58:37 am »

                    @ vaphothotu có hỏi Tranphu về cái đồng hồ đó. Hiện tại cái đồng hồ đó Tranphu không giữ được nữa. Về chuyện này, cũng là một điều thật sự trăn trở cho Tranphu đến tận bây giờ. Nó chia xa Tranphu trong những ngày có thể nói là "đen tối" nhất của đất nước về tình hình kinh tế và với một chàng Trung úy nghèo như Tranphu. Những năm 81, trong lúc Mẹ của Tranphu đang lâm trọng bệnh. Tranphu mới lấy vợ. Việc đi lại từ QK4 về nhà đã làm cho Tranphu không còn một xu một đồng nào trong người. Cái hồ hồ đó, lúc đó cũng là một cứu cánh của Tranphu lúc cùng cực đó. Tranphu có lúc tự an ủi, tự ngụy biện rằng:" Nó đã hoàn thành đúng với xứ mệnh của mình"


Theo BH thì cái đồng hồ ấy đã " hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình " như không thể tốt hơn nữa vậy , tất cả ký ức và kỷ niệm chỉ còn giá trị khi nó nằm trong tim người cần gởi gắm dù rất nhỏ đúng không anh TP , hihi , nên BH thấy dù là tình cảm kiểu gì đi nữa chị Nhị chắc chắn cũng rất vui khi anh làm bất cứ điều gì.

Hôm rồi BH ra HN vội vã quá nên không kịp về quê lúa thăm anh TP và chị Ngọc , thôi hẹn anh em mình gặp lần sau ờ Sài gòn hay Thái bình anh TP nhé .



Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #241 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 09:09:17 am »

         

          @ vaphothotu có hỏi Tranphu về cái đồng hồ đó. Hiện tại cái đồng hồ đó Tranphu không giữ được nữa. Về chuyện này, cũng là một điều thật sự trăn trở cho Tranphu đến tận bây giờ. Nó chia xa Tranphu trong những ngày có thể nói là "đen tối" nhất của đất nước về tình hình kinh tế và với một chàng Trung úy nghèo như Tranphu. Những năm 81, trong lúc Mẹ của Tranphu đang lâm trọng bệnh. Tranphu mới lấy vợ. Việc đi lại từ QK4 về nhà đã làm cho Tranphu không còn một xu một đồng nào trong người. Cái hồ hồ đó, lúc đó cũng là một cứu cánh của Tranphu lúc cùng cực đó. Tranphu có lúc tự an ủi, tự ngụy biện rằng:" Nó đã hoàn thành đúng với xứ mệnh của mình"

             Xin cảm ơn và chúc các bạn vui khỏe!

                  Chào bác Trần Phú và các bác!
            Em cũng nghĩ ,bác chẳng có gì phải phân vân ,khi bác bán chiếc đồng hồ kỷ niện đó đi để làm một  việc cao cả ,trọng trách vì chữ. HIẾU .Chiếc đồng hồ đó đã " hiến thân "  nó đã hoàn thành sứ mệnh của nó cho một hành động vì tình nghĩa lớn lao .Tin chắc cô Nhị còn rất vui là đằng khác vì việc làm nhỏ của cô ,đã biến thành tình cảm lớn hơn ,giúp cho người mình yêu quý vượt qua giai đoạn khó khăn.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 10:12:46 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #242 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 09:50:00 am »

   CB em xin chào anh TranPhu341. Chào tất cả các bác. Thật hiếm có ngày mà em đến nhà anh được sớm. Chẳng phải là em chậm chạp quá mà là tại cái chú em huonghn76 của anh còn nhanh chân nhẹ miệng hơn nhiều, hôm nay còn được thêm cả BH nữa. các bạn ấy nhanh chân thật. Không biết họ có hẹn nhau không mà cùng đến nhà bác một lúc. lại còn giống nhau cả lời ăn, tiếng nói nữa. CB em cạn vốn rồi, có lời nào hay thì huonghn76 và BH đã nói hết. Em chẳng còn biết nói thêm được lời gì với ông anh trong chuyện này. Chỉ biết rằng em cũng có những suy nghĩ giống huonghn76 và BH về chiếc đồng hồ của cô Nhị mà anh đã đưa nó vào việc nghĩa lớn đó. Như vậy chiếc đồng hồ đó đã mãi trường tồn trong sở nguyện của anh. không phải trăn trở gì đâu anh ạ! CB chúc anh TranPhu341 và mọi người mạnh khoẻ luôn vui vẻ bên nhau. CB chào mọi người.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 01:02:05 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #243 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 02:15:14 pm »

      Chào behienQYV7C, bạn huonghn76, bạn xuanv338! Tranphu341 rất vui cùng sự cảm động về những lời hỏi thăm, cùng lời chia sẻ cảm thông với Tranphu về chiếc đồng hồ vật kỷ niêm của cô Nhị đó.

        Tranphu nghĩ lại những năm tháng của thập kỷ 80 đó mà vẫn còn cảm thấy rùng mình cho cái bối cảnh nền kinh tế của đất nước vẫn đang phải gồng mình cho hai cuộc chiến tranh. Đất nước, cuộc sống của dân, của lính thiếu thốn trăm bề. Tệ nạn xã hội cướp giật, ăn xin thậm chí có nơi còn có hiện tượng đói. CUỘC SỐNG ĐEN TỐI BẾ TẮC NHƯ KHÔNG CÓ ĐƯỜNG RA. Tại Thành phố Vinh còn có những chuyện như bọn cướp vào khu vực nhà vệ sinh công cộng. RÌNH THẤY PHỤ NỮ VÀO ĐI VỆ SINH CÒN TRẤN LỘT CẢ QUẦN ĐEN CỦA PHỤ NỮ NỮA.

         Tranphu năm 81-82 lúc đi viện của Quân khu ra viện phải kết hợp mua ba lô quả chanh về cho vợ mang ra chợ bán để kiếm đồng tiền lời nho nhỏ. Vé tầu thì gần như là phải " Trốn" ngồi trên nóc vô cùng nguy hiểm. Nhưng biết làm sao toàn dân như thế, mọi người như thế. Thế rồi những năm tháng đó cũng qua đi khi Đảng và Nhà Nước đã tìm ra đường hướng đi mới trong việc đổi mới quan hệ nền kinh tế XHCN cho phù hợp. Eo ơi nghĩ lại quãng thời gian đó mà vẫn thấy sợ..

        @ behien à! Tranphu rất tiếc không biết behien ra để về Thái Bình chơi. Anh chị em gia đinh 341 vẫn rất nhớ, rất mến và rất muốn có dịp được tiếp đón behien tại quê nhà.

        Chúc các bạn cùng gia đình có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!

        Tranphu341 xin tiếp mạch bài viết:

      Tám giờ tối hôm sau, mọi người được xe ôtô của Sư đoàn chở từ Tổng kho Long Bình ra ga Hố Nai. Nơi tập kết lên tầu. Đây là binh trạm số một cho tuyến Bắc- Nam của Quân đội sau giải phóng miền Nam.

      Từ sau giải phóng năm 75, khi đường sắt Việt Nam đã khôi phục. Thì khu vực ga Hố Nai đã trở thànhtrạm khách quân đội. Tất cả các lực lượng quân đội ra Bắc vào Nam đều tập kết ở đây. Tại khu vực này, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có những trận chiến thật sự khốc liệt với bọn tàn quân Sư đoàn 18 của QLVNCH chạy từ Xuân Lộc- Long Khánh về lập phòng tuyến “ tử thủ”, án ngữ tại đây. Giờ đây, dân chúng đã về sinh sống đông đúc. Đa phần là lính, công chức, những người phụ nữ cũng đã từng trong đội quân “ Phượng Hoàng” của chế độ cũ, đã được đi học tập cải tạo. Giờ đây họ tràn ngập ra khu vực này, bán mua với những người ra Bắc vào Nam. Họ mua những hàng hóa, vật tư, của cuộc chiến còn sót lại trong tổng kho Long Bình mang ra. Một số anh em ở “ Cứ “ đã khai thác, tìm nhặt mọi thứ trong tổng kho, thì thụt bán, mua với dân như: tôn lạnh lợp nhà, dây thép gai, sắt thép vụn, gỗ ván ép, máy móc cũ hỏng, dây điện hay bất cứ một thứ gì trong tổng kho. Thậm chí dân bên ngoài còn gợi ý mua cả những tấm nền bê tông được chặt từng ô, về để lát chuồng lợn. Hoặc cả những nòng súng đại bác 175 ly đã từng được mệnh danh là “ Vua chiến trường”. Tóm lại là gi gỉ rì ri bất cứ cái gì trong tổng kho mang ra cũng có thể bán được. Chính vì vậy khu vực này đã thật đông đúc. Mỗi lần chúng tôi từ trong tổng kho ra, là hàng chục người cứ vây quanh, bám nhằng nhằng, hỏi những câu rất bất lịch sự như" Chú đội có gì bán không? Chú đội bán gì tôi mua giá cao cho"…

      Ở khu vực này, có một chứng tích chiến tranh nữa là mảng vỡ, thủng rất lớn trên tháp nhà thờ Hố Nai. Mà chúng tôi đều được chứng kiến giây phút cuộc chiến đó. Hôm đó là sáng sớm ngày 30/4/75. Khi đại quân ta đã tràn ngập khu vực này. Đang xốc lại lực lượng để tiến công Biên Hòa – Sài Gòn. Có khoảng hơn chục tên lính VNCH lập ụ chiến đấu trên tháp nhà thờ đó. Chúng điên cuồng dùng đại liên và các loại súng khác, bắn găm xuống đội hình của Đại quân. Trung đoàn 273 đang ở đó. Đ/c Cao xuân Chức Thiếu úy trợ lý tác chiến của Tiểu đoàn 2 quê Hà Nội, đ/c Thạch Quốc Cường chiến sỹ Đại đội 5 của Tiểu đoàn và nhiều anh em khác, trúng đạn hy sinh từ những loạt đạn đó. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Nhưng mọi người có ý e ngại vì đó là nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhưng bọn cuồng ác đã cố tình núp sau bóng Chúa, núp sau giảng đường tôn nghiêm để điên cuồng chống phá, điên cuồng cản bước tiến của đại quân giải phóng. Nên nhiều anh em còn e ngại. Được thể, bọn chúng càng điên cuồng xả đạn. Lại thêm một số anh em trúng đạn. Đến lúc này thì không thể đừng được nữa. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Bọn chúng ở trên tháp cao, nên dùng B41 và DKZ bắn không được vì góc tà quá hẹp không an toàn cho người bắn. Cùng lúc đoàn tăng T54 đến và 2 quả đạn 100 ly từ xe tăng T54 đã làm bung mảng tường to tướng trên tháp nhà thờ đó. Lũ khốn kiếp “tử thủ” đã bị đền tôi. Cho đến bây giờ, đã sau mấy năm sau hòa bình, mà chứng tích chiến tranh đó vẫn còn nguyên.

      Chúng tôi lên tầu. Khoảng 9h30 tối thì tầu chuyển bánh. Không ai có thể tả được cảnh vui, niềm vui của những người lính được đi phép. Với tôi từ ngày đi bộ đội, đây là lần đi phép thứ hai ( không tính lần về tranh thủ dịp Tết năm 78). Lần thứ nhất tôi được đi phép là vào khoảng tháng 3/76 tức là sau cuộc chiến giải miền Nam là 10 tháng. Lần này là lần thứ 2, cũng sau giải phóng Phnompenh khoảng 10 tháng, một sự trùng lặp ngày tháng như có sự sắp đặt.

                      Chính vì vậy, đây là lần  được đi phép từ chiến trường làm nhiệm vụ Quốc Tế tại CPC. Nên ngoài sự vui mừng, nó còn pha lẫn chút niềm tự hào. Cảm giác trong người lúc nào cũng như là đang vang lên khúc khải hoàn ca của người chiến thắng.
          
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 04:38:52 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #244 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 07:00:25 pm »

 Chào anh TranPhú.
Như vậy là sắp về đến nhà rồi phải không anh? Vui quá!
Đây là năm thứ mấy xa nhà hở anh? Nhớ kể tỉ mỉ tâm trạng khi gặp người thân anh nhé.
 Còn tôi, hiện nay đang lởn vởn quanh Nông pênh. Không biết khi nào mới kể cho anh và đồng đội nghe tâm trạng của mình sau ba năm ba cách.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #245 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 09:01:19 pm »

  Ở khu vực này, có một chứng tích chiến tranh nữa là mảng vỡ, thủng rất lớn trên tháp nhà thờ Hố Nai. Mà chúng tôi đều được chứng kiến giây phút cuộc chiến đó. Hôm đó là sáng sớm ngày 30/4/75. Khi đại quân ta đã tràn ngập khu vực này. Đang xốc lại lực lượng để tiến công Biên Hòa – Sài Gòn. Có khoảng hơn chục tên lính VNCH lập ụ chiến đấu trên tháp nhà thờ đó. Chúng điên cuồng dùng đại liên và các loại súng khác, bắn găm xuống đội hình của Đại quân. Trung đoàn 273 đang ở đó. Đ/c Cao xuân Chức Thiếu úy trợ lý tác chiến của Tiểu đoàn 2 quê Hà Nội, đ/c Thạch Quốc Cường chiến sỹ Đại đội 5 của Tiểu đoàn và nhiều anh em khác, trúng đạn hy sinh từ những loạt đạn đó. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Nhưng mọi người có ý e ngại vì đó là nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhưng bọn cuồng ác đã cố tình núp sau bóng Chúa, núp sau giảng đường tôn nghiêm để điên cuồng chống phá, điên cuồng cản bước tiến của đại quân giải phóng. Nên nhiều anh em còn e ngại. Được thể, bọn chúng càng điên cuồng xả đạn. Lại thêm một số anh em trúng đạn. Đến lúc này thì không thể đừng được nữa. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Bọn chúng ở trên tháp cao, nên dùng B41 và DKZ bắn không được vì góc tà quá hẹp không an toàn cho người bắn. Cùng lúc đoàn tăng T54 đến và 2 quả đạn 100 ly từ xe tăng T54 đã làm bung mảng tường to tướng trên tháp nhà thờ đó. Lũ khốn kiếp “tử thủ” đã bị đền tôi. Cho đến bây giờ, đã sau mấy năm sau hòa bình, mà chứng tích chiến tranh đó vẫn còn nguyên.
 
  Chính vì vậy, đây là lần  được đi phép từ chiến trường làm nhiệm vụ Quốc Tế tại CPC. Nên ngoài sự vui mừng, nó còn pha lẫn chút niềm tự hào. Cảm giác trong người lúc nào cũng như là đang vang lên khúc khải hoàn ca của người chiến thắng.
          

 Anh tranphu341!

 Tình tiết này anh em lính cựu F7 có kể lại cho lớp lính đàn em sau này đấy. Phen này bác tranphu341 về đến nhà chắc chắn chị gì ấy ở quê đang cho con bú, còn chị The, Nhưng, Nhị gì đó ở K thì giơ khăn cà ma vẫy vẫy. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #246 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 10:00:26 pm »

  Ở khu vực này, có một chứng tích chiến tranh nữa là mảng vỡ, thủng rất lớn trên tháp nhà thờ Hố Nai. Mà chúng tôi đều được chứng kiến giây phút cuộc chiến đó. Hôm đó là sáng sớm ngày 30/4/75. Khi đại quân ta đã tràn ngập khu vực này. Đang xốc lại lực lượng để tiến công Biên Hòa – Sài Gòn. Có khoảng hơn chục tên lính VNCH lập ụ chiến đấu trên tháp nhà thờ đó. Chúng điên cuồng dùng đại liên và các loại súng khác, bắn găm xuống đội hình của Đại quân. Trung đoàn 273 đang ở đó. Đ/c Cao xuân Chức Thiếu úy trợ lý tác chiến của Tiểu đoàn 2 quê Hà Nội, đ/c Thạch Quốc Cường chiến sỹ Đại đội 5 của Tiểu đoàn và nhiều anh em khác, trúng đạn hy sinh từ những loạt đạn đó. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Nhưng mọi người có ý e ngại vì đó là nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhưng bọn cuồng ác đã cố tình núp sau bóng Chúa, núp sau giảng đường tôn nghiêm để điên cuồng chống phá, điên cuồng cản bước tiến của đại quân giải phóng. Nên nhiều anh em còn e ngại. Được thể, bọn chúng càng điên cuồng xả đạn. Lại thêm một số anh em trúng đạn. Đến lúc này thì không thể đừng được nữa. Lệnh tiêu diệt mục tiêu. Bọn chúng ở trên tháp cao, nên dùng B41 và DKZ bắn không được vì góc tà quá hẹp không an toàn cho người bắn. Cùng lúc đoàn tăng T54 đến và 2 quả đạn 100 ly từ xe tăng T54 đã làm bung mảng tường to tướng trên tháp nhà thờ đó. Lũ khốn kiếp “tử thủ” đã bị đền tôi. Cho đến bây giờ, đã sau mấy năm sau hòa bình, mà chứng tích chiến tranh đó vẫn còn nguyên.
 
  Chính vì vậy, đây là lần  được đi phép từ chiến trường làm nhiệm vụ Quốc Tế tại CPC. Nên ngoài sự vui mừng, nó còn pha lẫn chút niềm tự hào. Cảm giác trong người lúc nào cũng như là đang vang lên khúc khải hoàn ca của người chiến thắng.
          

 Anh tranphu341!

 Tình tiết này anh em lính cựu F7 có kể lại cho lớp lính đàn em sau này đấy. Phen này bác tranphu341 về đến nhà chắc chắn chị gì ấy ở quê đang cho con bú, còn chị The, Nhưng, Nhị gì đó ở K thì giơ khăn cà ma vẫy vẫy. Grin


          Hôm nay bác BY cao hứng cái gì ?  ; mà trêu cả bác TP đấy ?
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #247 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 07:51:33 am »

         Chào bạn vaphothotu, bạn binhyen, bạn huonghn76 cùng các bạn! Tranphu341 rất cảm ơn các bạn vẫn đang quan tâm đến chuyến đi phép, một kỷ niệm, một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời lính của Tranphu.

        Đúng là chuyến tầu đưa các chiến sỹ ra Bắc đi phép đó thật in đậm trong ký ức của Tranphu cùng tất cả mọi người. Những buồng cau treo lủng lẳng, những tiếng cười chào sôi nổi của người bán mua, cùng tiếng mời chào nhau uống rượu, hòa cùng tiếng gió rít, tiếng xình xịch, xình xịch của khớp nối đường ray. Những âm thanh đó hòa quyện sôi động, như vẫn còn vẳng đến bây giờ. Cũng có thể nói chuyến đi phép này nó là cánh cửa, là bản nề của cuộc đời Tranphu341. Tranphu sẽ tiếp tục kể thêm với các bạn về chuyến đi phép vui tươi này.

        Chúc các bạn cùng gia đình có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #248 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 09:41:10 am »

      Tàu chạy, phải 30 phút sau thì trong toa mới đỡ lộn xộn. Tầu đã tăng tốc độ, tiếng xình xình, xình xình của bách tầu với những khớp nối đã thật dầy. Đoàn tầu xé gió băng băng trong trời đêm.

      Tuy vậy nhưng thời đó, tầu Bắc - Nam chưa nhanh như bây giờ. Thường là từ Sài Gòn ra Hà Nội phải chạy, phải nghỉ, phải đi trong khoảng hai ngày ba đêm. Hay ngược lại là ba đêm hai ngày. Thời kỳ đó, đi được tàu Bắc - Nam đã là thuộc diện lý tưởng, nhanh nhất, an toàn nhất rồi. Máy bay hồi đó cũng có, nhưng thường chỉ giành cho Cán bộ đi công tác. Còn dân và bộ đội được đi tầu là cao cấp. Thời đó còn một loại phương tiện nữa chuyên chở người ra vào Bắc- Nam. Ngoài ô tô- tầu hỏa, máy bay, còn có một con tầu biển mang tên tầu Thống Nhất. Cứ mấy ngày một chuyến, chạy từ cảng Bạch Đằng- Sài Gòn ra cảng Hải Phòng.

                    Năm 1976, lúc tôi chuẩn bị về phép thì Mẹ tôi vào Sài Gòn. Thế rồi tôi không đi theo đường xe Binh trạm nữa. Mà hai mẹ con tôi đi tôi đi tầu biển từ ra Hải Phòng. Gía vé tầu biển lúc đó thật đắt. Nhưng bù lại Mẹ con tôi có một chuyến đi thật ý nghĩa.

      Đây là chuyến đi Bắc- Nam bằng đường sắt đầu tiên đối với tôi và hầu như tất cả mọi người. Nến đã có biết bao hứng thú. Tàu đi qua các ga, dọc các vùng miền của đất nước. Có những cánh rừng, có những làng quê, ven những bãi biển, những hầm núi quanh co đẹp mê hồn. Được gặp, được biết những người dân có chất giọng những vùng miền khác nhau. Những đặc sản trái cây, thực phẩm đặc trưng của từng vùng quê. Mà trong các sách vở lưu truyền ca ngợi. Tàu chạy, khi thì qua ga toàn bán những trái cây như trứng gà, hồng xiêm, nơi thì bán toàn cau tươi. Những buồng cau to, quả đẹp, lính ta mua treo đầy lên tầu, mang về làm quà. Có người thì mua tới hai ba buồng về để làm cau hỏi vợ, cưới vợ. Nơi thì bán nhiều cá mực khô, nem chua, kẹo mè xửng Huế. Có ga gọi là ga “Gà”, họ bán gà nguyên con đã luộc vàng ươm trông thật hấp dẫn. Gà thật nhiều mà rẻ vô cùng. Lính ta cứ một người một con, hoặc hai người một xếp đầy cái bàn nhỏ giữa hai hàng ghế. Cùng với mấy chai rượu là ai nấy xé gà, nhồm nhoàm nhai, mời chào nhau ầm ĩ.

      Tầu qua khu vực Vĩ tuyến 17, khu vực Vinh Linh. Nơi chúng tôi đã từng có mấy năm luyện quân, chiến đấu bảo vệ nơi tuyến đầu Miền Bắc. Từ đây trở ra khung cảnh khác hẳn. Nếp sống khác hẳn từ Vĩ tuyến 17 trở vào. Cái nghèo, cái khó của Miền Bắc với những căn nhà lá như những cái chòi nhỏ của dân. Ruộng nương sắn khoai cằn cỗi, cây trái còi cọc. Nhìn người bán mua gầy còm, quần áo vẫn còn vá chằng vá đụp mà thấy nao lòng. Hàng hóa vẫn chỉ là lèo tèo, dóng mía, củ khoai, bắp ngô. Những người bán hàng hầu như toàn là người già, em nhỏ trông thật tội nghiệp. Thế rồi sau hai ngày ba đêm, đoàn chúng tôi cũng về được tới ga Nam Định và có xe ô tô của Binh trạm của Tỉnh đón về Thái Bình. Con phà tại bến Tân Đệ đã đưa chúng tôi qua song Hồng. Đây là đất Thái Bình.

                    Từ đây về nhà tôi còn 14km. Chúng tôi, những người con của đất lúa, đã đang chiến đấu, đang làm nhiệm vụ Quân tình nguyện tại nước bạn CPC. Được về thăm quê hương, thăm gia đình. Được sống trong vòng tay ấm áp của quê hương, của từng gia đình, từng người thân yêu, với niềm vui vô tận.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #249 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 01:14:17 pm »

      
                    Từ đây về nhà tôi còn 14km. Chúng tôi, những người con của đất lúa, đã đang chiến đấu, đang làm nhiệm vụ Quân tình nguyện tại nước bạn CPC. Được về thăm quê hương, thăm gia đình. Được sống trong vòng tay ấm áp của quê hương, của từng gia đình, từng người thân yêu, với niềm vui vô tận.


Lúc này giá có cánh mà bay anh TP nhỉ Cheesy , sung sướng vô cùng , nôn nao vô tận , xúc động vô biên phải không anh TP Cheesy .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM