Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:23:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 234639 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #190 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 08:28:59 am »

          Chào bạn binhyen, bạn behienQYV7C, bạn hongc9d3e866, bạn huonghn76, bạn xuanv338, cùng các bạn! Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã cùng quan tâm chia sẻ bài viết kể của Tranphu về những năm tháng sống chiến đấu làm Quân Tình Nguyện Việt Nam bên đất Trời Chùa Tháp đấy. Đúng là Một Thời Máu & Hoa, một thời hào hùng mà vô cùng gian khổ, hy sinh, vô cùng phức tạp thiệt thòi.

          Thưa các bạn! Chuyện Tình cảm của người nữ phiên dịch tên Nhị. Đúng cả tên là Trần Thị Nhị - THẬT ĐÚNG LÀ NHƯ VẬY. Họ có lỗi gì đâu khi yêu? Chúng ta có lỗi gì đâu khi yêu? Tình yêu là thứ quý giá nhất của con người của Thường đế, của tạo hóa ban tặng. Chỉ vì những Chính trị áp đặt nên tình yêu pha thêm mầu phức tạp như vậy. Người dân CPC, Con gái CPC tình yêu rất đơn giản, khi người ta yêu ai thì người ta chỉ muốn được dâng hiến cho tặng và hưởng thụ rất bản năng tự nhiên. Chứ người ta không cầu kỳ như mình. Họ yêu và được yêu, họ vui và có khi họ đi kể với khắp mọi người là họ đã được thế này thế kia với người họ yêu. Thật vô tư thật trong trắng và bình dị cao thượng. Nhưng chúng ta thì lại không được phép như vậy. Đấy là điều thiệt thòi đôi khi dẫn đến sai lầm.

          Cách đây 7 năm khi đoàn ccb của Sư đoàn 341 Thái bình trên đường vào dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Sài Gòn. Đoàn ghé thăm khu vực Quảng Trị - Vĩnh Linh. Nơi đ/v đã đóng quân làm nhiệm vụ một thời. Tranphu nói với người Bí Thư xã là: Thời đó chúng tôi ở đây rất nghiêm nhất là trong quan nam nữ. Người Bí Thư đó nói: Như vậy cũng không phải là tốt đâu. Giá như cứ có một số anh chị em "vượt rào" cản mà có con với nhau thì bây giờ có phải tốt hơn không. Cái quan hệ huyết thống đó làm cho hai quê hương được gần gũi, được giao thoa vùng miền tập tục rất là tốt, rất khoa học. Tranphu thật bất ngờ. Phải chăng người Bí Thư xã đã nói đúng? Phải chăng những cấm đoán của ta có lúc bị giáo điều là không thật đúng?
 
           Vùng dân tộc miền cao người ta có câu:" Kinh già hóa Thổ" Phải chăng các Cụ nhà ta xưa đã biết điều này? Đã cử các quan Triều đình lên trấn ải biên thùy và phải lấy vợ ở đó? Thậm chí động viên có rất nhiều con. Để việc giữ biên cương được thuận được tốt hơn chăng?
           Tranphu xin phép tạm dừng. Chúc các bạn cùng gia đình luôn vui khỏe! 
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #191 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:54:01 am »

 


          Cách đây 7 năm khi đoàn ccb của Sư đoàn 341 Thái bình trên đường vào dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Sài Gòn. Đoàn ghé thăm khu vực Quảng Trị - Vĩnh Linh. Nơi đ/v đã đóng quân làm nhiệm vụ một thời. Tranphu nói với người Bí Thư xã là: Thời đó chúng tôi ở đây rất nghiêm nhất là trong quan nam nữ. Người Bí Thư đó nói: Như vậy cũng không phải là tốt đâu. Giá như cứ có một số anh chị em "vượt rào" cản mà có con với nhau thì bây giờ có phải tốt hơn không. Cái quan hệ huyết thống đó làm cho hai quê hương được gần gũi, được giao thoa vùng miền tập tục rất là tốt, rất khoa học. Tranphu thật bất ngờ. Phải chăng người Bí Thư xã đã nói đúng? Phải chăng những cấm đoán của ta có lúc bị giáo điều là không thật đúng?
 
           Vùng dân tộc miền cao người ta có câu:" Kinh già hóa Thổ" Phải chăng các Cụ nhà ta xưa đã biết điều này? Đã cử các quan Triều đình lên trấn ải biên thùy và phải lấy vợ ở đó? Thậm chí động viên có rất nhiều con. Để việc giữ biên cương được thuận được tốt hơn chăng?
     
                     Chào bác Trần Phú và các bác
              Cuộc chiến tranh để thống nhât đất nước và bảo vệ tổ quốc ở Việt  Nam mình nó dài quá . Đằng đẵng mất chục năm trời mà không có thời gian ngơi nghỉ . Tổn thất về con người,về vật chất là quá lớn .Đất nước vừa thống nhất chẳng được mấy thời gian, ta lại phải bước vào một cuộc chiến mới .Cuộc chiến ở Căm Phu Chia và ở biên giới phía Bắc .Đất nước mấy chục ngàn ngày không nghỉ. Thiệt thòi lớn nhất vẫn là những người lính ,về thể xác về tinh thần. Nhất là chị em phụ nữ .Nói như người bí thư xã ở Quảng Trị ,thì ở một khía cạnh nào đó thì đúng .Nhưng cán bộ ,bộ đội của ta xuống vùng sâu ,vùng ven ,nằm ở địa bàn cơ sở ,vẫn có phát sinh chuyện luyến ái .Nhiều đôi đã lấy nhau ,sinh con đẻ cái ,tiếp tục cho một cuộc chiến đấu trường kỳ . Họ chấp nhận hy sinh, tan vỡ mất mát.
Nhưng vấn đề này mà là chủ trương lớn thì có lẽ không ổn . Người lính chúng ta đi chiến đấu ,nó nhẹ nhàng ,thanh thản lắm.Nhiều đồng đội đã viết thư về hoặc trước lúc vào chiến trường ,còn động viên người yêu ở nhà đừng chờ đợi ,mà đi lấy chồng đi. họ đau khổ họ không muốn thế . nhưng bieetws đến bao giờ trở về mà cũng có khi không còn về nữa ...
            Hơn nữa sự lo lắng ,phên tán tư tưởng về gia đình ,con cái . Liệu họ có yên tâm ,tỉnh táo để chiến đấu không ? Chưa nói đến nếu chính sách hậu phương quân đội không tốt thì người lính làm sao mà yên tâm đánh giặc .Cho nên tôi cứ thích rằng : MỘT MÌNH, CÓ PHẢI NHẸ MÌNH KHÔNG .
           Lính truyền tai nhau rằng ông nào mới lấy vợ hoặc dính đến gái ,vào trận dễ ĐI lắm .đó là sự phân tâm ,thiếu tỉnh táo .Chết thì ai mà chẳng sợ
               Thôi thì kiêng đi cho nó lành.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #192 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:12:29 am »

      Tôi biết Nhị đau khổ. Nhị tưởng tôi gọi ra nói chuyện riêng vui. Nào ngờ đâu lại là vậy. Lúc sau, Nhị ngẩng đầu lên, lấy hai tay lau nước mắt trông thật tội. Hai mắt Nhị đỏ hoe, Nhị nói: Anh Phú cho em về quê.

      Tôi đưa cả hai tay nắm tay Nhị, tôi nói: Anh cảm ơn em! Em đừng trách gì anh. Anh rất quý mến em. Anh biết nói ra như thế thật sự thực phũ phàng với em. Chuyện này sẽ làm em buồn, em khổ. Nhưng anh bắt buộc phải nói. Em thật thông cảm cho anh. Thoáng thấy cô The tôi vời lại. Cô The nói sao lại khóc thế. Tôi nói qua cho cô The hiểu rồi nói: Hai chị em nếu muốn về quê, tôi sẽ báo cáo Trung đoàn. Nếu Trung đoàn đồng ý, thì khi nào có xe về VN tôi sẽ nói cho hai chị em đi cùng.

      Cô The tần ngần một tý rồi nói: Vậy cũng được. Nếu có điều kiện thì anh cho hai chị em về Phnompenh đi thôi. Em cũng nhớ nhà lắm rồi. Quay sang Nhị, cô The nói: Thôi Nhị đừng khóc nữa, anh Phú nói đúng đấy. Các anh ấy còn phải chiến đấu, các anh ấy không được yêu, không được lấy phụ nữ CPC đâu. Đừng làm anh ấy khó xử nữa. Anh Phú cũng khổ lắm đấy. Quay sang tôi cô The nói: Anh Phú yên tâm đi, để em sẽ nói thêm cho Nhị hiểu. Chúng em cũng muốn về quê thật đấy.

      Tôi nói hai chị em đi về đi. Chắc chỉ hai ngày nữa là tôi xuất viện. Nhìn hai chị em dìu nhau liêu siêu đi về trên bờ ruộng, hai bên ngập nước, lòng tôi nặng trĩu trống trải. Tôi cũng bước về chỗ nằm. Lên cầu thang, tôi đổ ập người xuống chiếu. Cái chiếu gấp được 3 khúc mà người lính Hải quân kỷ niệm hôm đi tầu. Mấy người bạn cùng phòng hỏi anh Phú có chuyện gì không vui à? Tôi cũng không buồn trả lời. Qủa thật là tôi thương, rất thương Nhị. Thương như người anh trai đối với người em gái, pha thêm chút cảm tình, cảm mến. Đây lại là người con gái bên nước Bạn gốc Việt. Cái xứ sở này ghê sơ thật. Có lẽ tôi phải khuyên Nhị về sống ở VN cho an lành.   

                 Nghĩ được vậy, tôi thấy lòng dịu lại. Nằm đó đến hơn hai giờ chiều. Nghĩ ngợi mông lung không sao ngủ được. Tôi thấy nhớ Ban, nhớ Tiểu ban quá. Tôi lên Ban chỉ huy Bệnh xá, gặp anh Thu và Bác Sỹ Nhật. Xin được xuất viện ngày mai. Bác sỹ Nhật nói : Sao cậu không ở đây nghỉ ngơi vài ngày nữa đã? Tôi nói: Em cảm ơn Bác Sỹ, em cảm ơn các anh. Em khỏe rồi, anh cho em xuất viện thôi. Em thấy nhớ dưới đơn vị lắm rồi.

      Bác sỹ Nhật nói: Vậy hôm nay tớ mời cơm cậu nhé. Chiều tối lên đây ăn cơm với tớ cho vui. Đã uống được ruợu chưa? Bác Sỹ nhật cười hiền lành nói tiếp: Vậy mai Thu làm thủ tục xuất viện cho Phú. Nhớ cấp thêm thuốc về uống nhé. Chứ không bị tái phát là khó chữa anh em mình lại được gặp nhau đấy.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #193 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 02:29:34 pm »

    Em chào anh TranPhu341. chào các bác trên diễn đàn. Anh TranPhu ơi! Em lại thấy hôm nay cô Nhị Tuy có buồn đau  nhưng ngày mai và mãi sau này cô ấy sẽ hiểu được cái cao thượng mang đầy tính nhân văn, đầy tính kỷ luật của anh, của người lính tình nguyện VN.

     Đêm nay chắc anh sẽ ngủ ngon, lòng mình nhẹ nhõm khi những khó khăn đến cùng lúc. Đó là những cơn sốt rét và một tình yêu thật khó xử. Và hôm nay tất cả đã qua đi.

-    Cô Nhị đã được nghe lời nói thật lòng của anh lính TN và lời tự nguyện cầu xin cho cô được trở về quê hương khi nhiệm vụ đã hoàn thành.

 -   Sức khoẻ anh đã bình phục, cơn sốt rét đã cắt. Ngày mai anh được trở về vui cùng đồng đội.

     xuanv338 chúc mừng anh đã toại nguyện với những điều như mong đợi. Chúc anh khoẻ và tiếp tục cho người đoc những câu chuyện hay trên đất nước chùa Tháp.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2012, 02:42:56 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #194 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 08:13:45 pm »

Tranphu341 xin gửi tới các bạn một số hình ảnh ngày họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Sư đoàn 341.

Tranphu341(Thứ 2 từ trái sang) Cùng BLL CCB 341 Thái Bình cùng lẵng hoa chúc mừng trước giờ xuất phát



Tranphu cùng các CCB thắp hương tại Đền Thờ các Liệt sỹ tại Sư đoàn.



Văn nghệ chào mừng.



« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2012, 07:29:49 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #195 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 08:24:52 pm »

Thêm một số hình ảnh ngày gặp mặt.

Thiếu Tướng Nguyễn Công Sơn cùng các CCB Trung đoàn 273 trước lán trại Trưng đoàn 273



Tranphu cùng 2 CCB Sánh- Sinh CCB từ Sài Gòn ra dự lễ.



Tranphu cùng Thiếu Tướng Nguyễn Công Sơn Trước lán trại Trung đoàn 273



Nguyên Trung Đoàn Trưởng Đại Tá Đặng văn Tố (Tóc bạc)Chụp hình cùng các Sỹ Quan CCB Trung đoàn 273





Tranphu341 cùng Đậu Thanh Sơn.



Tranphu cùng anh Bình tặng kỷ niệm chương cùng BỂU TƯỢNG 40 NĂM CHO VỢ CHỒNG ccb Xuân- Sáu đang sống tại Sần Sơn Thanh Hóa.



Vợ chồng Tranphu trước tại Trung đoàn 273



Chụp cùng vợ chồng CCB Dũng- Mai trước lán trại của Trung đoàn 273



Các phu nhân của CCB Thái Bình chụp hình kỷ niệm trước lán trại Trung đoàn 273. Nơi các chồng của mình đã sống chiến đấu thời quân ngũ







Tranphu341, xuanv338, vanthang341ht, Đậu Thanh Sơn Trong ngày vui gặp mặt.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2012, 07:43:48 am gửi bởi tranphu341 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #196 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:37:03 pm »

Đời lính chiến không gì vui bằng gặp anh em đồng đội cả Cheesy , vui quá phải không anh Phú ,  Anh Phú đi gặp đồng đội thấy trẻ hẳn ra Cheesy vì lúc nào cũng cười không thôi  Grin .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #197 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:04:22 pm »

.
     Bác TranPhu341 cho xem ảnh anh em gặp nhau vui quá ! Nhưng phải chú thích tên để anh em biết mặt bác chứ !
Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #198 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:13:34 pm »



 Như vậy là 4 thành viên VMH các bác đang gặp nhau ở Nghệ An. Bác Đậu Thanh Sơn có ra HN không anh tranphu341? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #199 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:04:53 pm »

   Các bác kỷ niệm 40 năm ngày thành lập sư 341 hoành tráng quá,xin chúc mừng các bác lính cựu 341.
   
   Hình bác đưa lên rất đẹp duy chỉ không có chú thích nên a/e xem mà không hiểu gì...Chắc bác phải sửa
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM