Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:08:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 234934 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #160 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:24:22 am »

       Chào bác zin ba cau, bác phas cùng các bạn! Vân rất cảm ơn cùng sự cảm thông với bác ZIN BA CAU VÌ ƯU TIÊN đến thăm gia đình bác Tiến  như vây cũng phải đạo. Thôi thì tranphu đành lòng đợi dịp khác được đón bác vậy.

       Chúc các bác luôn khỏe cùng nhiều niềm vui sau dịp về khác phục bão tại Quê nhà!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #161 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:55:38 am »

      Anh Thu ra về. Tôi mới để ý kỹ, cả nhà có 6 bệnh nhân gần như đều là bị sốt rét. Toàn là tuổi đàn em sau tôi. Người tôi rất khó chịu nhưng gắng nói với mọi người là cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu ai khỏe thì phải có ý thức cảnh giác. Tôi nói vui với an hem: Bọn Pốt không tránh  bệnh binh chúng mình đâu. Anh em nói: Anh cứ nghỉ đi bọn em cũng đỡ nhiều rồi.

      Tôi nằm xuống chỗ nghỉ của tôi. Đầu nặng như chì, đã đỡ sốt cao, nhưng vẫn không bình thường. Nằm một tí tôi đã chìm mê ngay vào giấc ngủ. Không biết đã ngủ được bao lâu. Nhưng đêm có vẻ khuya lắm. Tôi bắt đầu lên cơn sốt. Người nóng ran hơi thở hầm hập. Mọi người đang ngủ say, tất cả im phăng phắc. Tôi lần mò bi đông lấy nước uống. Nhưng uống mấy lần rồi mà cũng không giải được cái khát. Người như bốc lửa, môi khô có cảm giác như đang sắp bùng cháy. Chắc tôi đang bị sốt cao. Tôi định gọi anh em nhưng lại thôi. Cố chịu đựng. Chợt nhớ lúc từ trên nhà khám xuống đây, tôi thấy dưới một cột nhà sàn ngay chỗ cầu thang, có đống quả me già, cùng một bát đường mật thốt nốt đựng trong cái bát nhuôm to. Không biết đã có từ bao giờ.

                     Nghĩ đến me và đường, tôi bắt đầu thèm ngọt, thèm chua. Cái thèm thật khó tả, thèm như điên như dại. Cứ nghĩ là phải có bằng được. Người tôi vẫn nóng như sắp cháy, chỉ muốn có ngay được một quả me và bát đường đó. Tôi dậy định xuống lấy, nhưng không thể đứng dậy được. Chân rủn hết ra, sức khỏe đã tan biến đi đâu hết. Mặc dù đầu sốt nhưng lại nghĩ rất tỉnh táo. Tôi vặn nút bi đông nước lại, gắng gượng ngồi dậy. Lấy cái cốc pha lê to, mà tôi vẫn để túi cóc cạnh ba lô. Cầm hai thứ đó, tôi lần ra cửa. Tránh vướng chân mấy anh em đang giấc ngủ vùi. Tới cửa nhà sàn, đêm tối mờ, từ đây xuống đất cũng 5-7 bậc cầu thang gỗ nhỏ. Tôi vẫn không thể đứng lên được để xuống. Đành phải tụt xuống từng bậc, từng bậc.

                    Ngoài trời, sương gió lạnh, làm cho tôi có vẻ dễ chịu hơn. Nhưng trong tôi lúc này chỉ có nghĩ đến đống me và bát đường thốt nốt nơi góc cột. Lần mãi rồi cũng xuống được tới nơi. Không hiểu sao mà lúc ấy, trong đêm tối. Tôi lại làm được cái việc bốc mấy quả me, cho vào bát đường bóp nhào với nhau. Đường mật thốt nốt dính kẹo rất khó tan. Tồi đổ nước vào đó, gạn ra cốc. Trong đêm tối, ngay tại đó, tôi tu một hơi hết cốc nước chua ngọt ấy. Tôi thấy người khỏe ngay lại, khoan khoái. Tôi lại bò lên chỗ nằm, nhưng khoảng 15 phút sau, người tôi lại bốc hỏa. Lại nóng khát cháy môi như lần trước. Lại thèm me, thèm đường. Tôi lại phải lần bò xuống như lần trước, lại bóp đường, bóp me nhào với nhau. Dội nước ở bi đông vào bàn tay, vừa để rửa tay nhưng cho chảy vào bát đường. Tôi làm một hơi, đã thèm. Sau đó tôi nghĩ là phải mang bát đường này lên. Tôi mò nhặt thêm mấy quả me cho vào bát rồi lại bò lên chỗ nằm. Công việc lần mò me, đường trong đêm, 2 lần mà vẫn không ai biết.

                    Lúc này tôi mới cảm thấy trống trải, thấy bất hạnh. Sao đời mình lại khổ quá thế này. Cơn khát lại đến nhưng lần này tôi có kinh nghiệm, tôi không uống nhiều, mà chỉ làm một ngụm ngậm trong mồm một lúc rồi mới nuốt. Cứ như thế khoảng chục lần. Rồi tôi chìm mê vào giấc ngủ cho đến sáng.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #162 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 12:37:32 pm »

    Nghe anh Phú kể chuyện sốt rét, sợ nhỉ. Ngày đầu đ/vị có mấy thằng sốt rét cứ nghĩ là nó giả vờ vì cứ đúng giờ lại…sốt. Trên Trường sơn em đã dính cho đến khi vào miền Đông Nam bộ nên mới thông cảm với chúng nó, mà anh ơi ! có khi nào anh cảm thấy khi uống nước lã mà thấy nó ngòn ngọt không ? Lúc đó là cái sốt sắp đến. Mà cũng lạ, như bọn em thường nói với nhau : Không sốt rét, mắt trắng rã môi thâm sì thì không phải quân giải phóng. Thế mà, “trộm vía” nhìn anh vẫn đẹp giai ngời ngời nhỉ Grin
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 01:22:37 pm »

             Chào các bác ! Nói đến bệnh sốt rét dễ sợ thật . May sao bác Phú chữa khỏi , không để lại di chứng . Phải nói là đẹp trai ngời ngời
             Ở Trường sơn những năm 64- 68 lính nhà mình chết vì sốt rét ,bệnh tật còn nhiều hơn là do bom đạn .Những năm sau đó 68-72 thì có đỡ hơn , song cũng là đáng sợ . Người nhà em cũng bị sốt rét . nếu mà tính vỏ ống tiêm em phải tiêm cho họ tính vài cân .
        Còn một cách nữa lấy chục quả trứng gà con so vắt cốt chanh vào để cho tan vỏ . mỗi ngày nuốt sống một quả . Bác nào còn bệnh thì làm thử xem . Còn cao giun đất , thì chưa ăn thua .
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2012, 03:36:09 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #164 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 01:55:44 pm »

    Nghe anh Phú kể chuyện sốt rét, sợ nhỉ. Ngày đầu đ/vị có mấy thằng sốt rét cứ nghĩ là nó giả vờ vì cứ đúng giờ lại…sốt. Trên Trường sơn em đã dính cho đến khi vào miền Đông Nam bộ nên mới thông cảm với chúng nó, mà anh ơi ! có khi nào anh cảm thấy khi uống nước lã mà thấy nó ngòn ngọt không ? Lúc đó là cái sốt sắp đến. Mà cũng lạ, như bọn em thường nói với nhau : Không sốt rét, mắt trắng rã môi thâm sì thì không phải quân giải phóng. Thế mà, “trộm vía” nhìn anh vẫn đẹp giai ngời ngời nhỉ Grin

Ấy là anh TP kể ngày xưa , còn bây giờ có chị Ngọc chăm thì phải khác đi chứ đúng không anh Thắng Cheesy .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #165 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 06:42:08 pm »

     xuanv338 chào anh TranPhu341. Chào tất cả các bác. Đã lâu lắm rồi những hình ảnh diễn biến của những cơn sốt rét khủng khiếp của những người lính trận đã trôi vào dĩ vãng, cái xanh xao vàng võ ở họ hôm nay đã không còn. Vành môi thâm xịt của các anh nay đã hồng trở lại. Thay vào đó là những nụ cười rạng rỡ và dáng hình của những cựu lính già còn đang đầy phong độ. Riêng anh TranPhu thì chắc vẫn thấy đâu đây thoang thoảng hương Me trộn với đường Thốt Nốt với vị ngọt, chua trong miệng vẫn còn.

     Chắc bác Phú sợ rằng! Đồng đội mình mải lo toan với những bộn bề của cuộc sống hiện tại rồi dễ quên đi những ký ức   một thời nếm mật. Chiều nay bác TranPhu341 một cựu binh trên trang Máu và Hoa. Một người lính đã từng nếm trải những cơn sốt rét lại cho chúng ta cảm nhận trở về với cơn sốt ấy.
    Anh TranPhú ơi! anh miêu tả lại một cơn sốt rét của người lính thật điển hình. Những cơn sốt nóng rét run hai hàm răng đánh phách, cơn sốt đi rồi áo lại đẫm mồ hôi. Toàn thân anh chỉ thấy đau rời rã, cơn khát và thèm chua, tinh thần lơ mơ như bay bổng đi vào trạng thái Hoàng Hôn. Sao mà thương đến thế!
 
     xuanv338 đã rất xúc động khi đọc bài anh viết. Bởi rằng em cũng không nhớ nổi rằng đã có bao nhiêu lần mình được chứng kiến những cơn sốt của những người lính trận trở về trong từng lán bệnh. Rồi cứ từng đêm, từng đêm nối dài nhau. Cô Hoá Nghiệm Chích Bông ngồi bên kính hiển vi cùng ngọn đèn dầu ánh sáng chỉ đủ thu vào gương phản chiếu thu về bộ phận Tụ Quang của kính. Mắt CB phải căng tròn tìm trên những vi trường để bắt bằng được những tên ký sinh trùng kịp thời cho các anh còn uống thuốc. Cũng đã nhiều lần xuanv338 đã phải quặn lòng, tức tưởi khi phải chứng kiến những cơn sốt ác tính và sự ra đi của người lính từ mặt trận trở về mà cái chết lại không phải vì bom, vì đạn.

    Ơn trời! cơn sốt hôm đó của anh TranPhu đã qua đi giúp anh vượt qua với tử thần. Em thấy tiếc giá hôm đó mà CB ở đó chắc là sẽ bắt được chàng Falcifarum hay cô nàng Vivăx từ tận trong những Hồng cầu của anh TranPhu trong cơn sốt ấy! Và ít nhất CB cũng phải nấu cho đồng hương một bát cháo hành thật ngon. CB đùa vui một tý thôi chứ cháo hành thì không thể tranh được với cô Nhị rồi. xuanv338 chúc anh và mọi người có một buổi tối thật vui cùng gia đình. Kính bác!

    
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2012, 06:29:05 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #166 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2012, 10:19:19 pm »

Anh Phú sốt rét đỡ chưa .
Mà sao bỏ " cứ " nắng mưa nhạt nhòa .
Hay anh đi công tác xa .
Khi về thì nhớ có quà đấy nhe .

Hihi , anh TP ơi " chống bão " đến đâu rồi mà bỏ nhà lâu thế anh Phú , BH đang chờ xem có cô y tá nào ở đại đội quân y lại làm anh Phú " khó xử " nữa không đây Cheesy . Rõ khổ cho cái số " đào hoa " nhà anh Phú Grin .



Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #167 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 08:28:29 am »

       Chào bạn sudoan5, bạn huonghn76, bạn behienQYV7C, BẠN XUANV338 Cùng các bạn! Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm đến Tranphu341 trong lúc ốm đau bệnh sốt rét hoành hành. Đã Mấy chục năm rồi mà Tranphu vẫn còn nhớ như in cái đêm lên cơn sốt đó. Tranphu cứ bò, bò từng tý một. Tụt từng bâc cầu thang một để đến được cái đống thốt nốt và bát đường mật thốt nốt đó. Không biết dân đã để đó từ bao giờ?
       Bò lên, bò xuống 2 lần mà không hiểu sao không có ai biết. Nghĩ Lại mới thấy sợ. Sốt rét ốm đau thì như vậy, trạm xá thì ngay giữa cánh đồng nước. Đương nhiên là cũng có các đơn vị gần đó. Nhưng cũng không thể nói Pốt nó không mò vào được. Đúng là ngoài thì thấy kín còn trong thì thấy thật hở. Đại đội Quân y này  hồi tháng 2- cũng đã bị Pốt mò vào tập kích rồi đấy chứ.
       Đúng là có nhiều anh em kể thấy có một số bộ đội hay chết gục dưới suối vì lên cơn sốt, người cháy bỏng như Tranphu rồi mò ra suối làm căng bụng nước rất có thể sẽ maĩ mãi không đứng dậy được nữa. Ở chiến trường có nhiều cái chết, nhiều sự hy sinh khác nhau. Chết vì sốt rết, vì rắn cắn, vì cây đổ, vì đói, vì các loại bệnh khác mà không có điều kiện cứu chữa kịp thời vv..
        Tranphu cũng rất may là phát hiện ra đống quả me chua và đường mật đó nên cũng đỡ khát phần nào và có lẽ vậy nên bây giờ mới có vẻ không còn di chứng của bệnh đó nữa. Hay là do vợ chăm như behien nói hi hi..  Grin Grin Grin Tranphu rất cảm ơn behien đã có bài thơ thật hay, thật vui. Như vậy thỉnh thoảng lại được đọc thơ của behien. Một nhà thơ mà giấu tài nhé.
         Chúc các bạn cùng gia đình ngày đầu tháng mười AL có nhiều niềm vui hạnh phúc.
         Tranphu quả là có một số việc bận. Phải "nghỉ ốm" ít ngày. Mong các bạn thông cảm!
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #168 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 08:57:21 am »

       Chào bạn sudoan5, bạn huonghn76, bạn behienQYV7C, BẠN XUANV338 Cùng các bạn! Tranphu Chúc các bạn cùng cùng gia đình ngày đầu tháng mười AL có hiều niềm vui hạnh phúc
         Tranphu quả là có một số việc bận. Phải "nghỉ ốm NGHÉN " ít ngày. Mong các bạn thông cảm!
.
                    Thì bạn đọc còn thì biết nói gì hơn. Là cảm ơn. BH . Vì nhờ có bé Hiền quân y đã chữa cho bác Trần. Phú. khỏi ỐM NGÉN ra tiếp anh em mình
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #169 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 01:25:59 pm »

     
Tranphu rất cảm ơn behien đã có bài thơ thật hay, thật vui. Như vậy thỉnh thoảng lại được đọc thơ của behien. Một nhà thơ mà giấu tài nhé.
     

Đâu có gì mà cảm ơn anh Phú ơi Cheesy , BH thì thơ với thẩn ấy mà , giống như ngày xưa đi " ăn chực " mấy chú bộ đội thôi , vui đâu thì tấp vào đấy Cheesy . Cũng phải có những bài viết hay làm chất xúc tác BH mới viết theo được anh PHú ơi  Cheesy . Nếu tháng 12 này BH ra Bắc và nếu sắp xếp được BH rất mong lên thăm chị Ngọc , để học hỏi thêm chị Ngọc bí quyết nuôi chồng sao mà được trẻ , khỏe như vậy Grin .

                    Thì bạn đọc còn thì biết nói gì hơn. Là cảm ơn. BH . Vì nhờ có bé Hiền quân y đã chữa cho bác Trần. Phú. khỏi ỐM NGÉN ra tiếp anh em mình

Anh huonghn76 àh , BH là quân y " nhỏ xíu " , sao mà chữa cho anh TP được , BH chỉ là " tí cô nương " thôi , anh huonghn76 biết hình ảnh " tí cô nương " không , là cái gì cũng một tí hết Cheesy , một tí thơ , một tí nhạc , một tí nấu ăn , một tí hoa lá , một tí may vá , một tí thêu thùa , một tí đỏng đảnh , một tí chanh chua , một tí hiền dịu , một tí lãng mạn và .. rất nhiều một tí Cheesy . Hôm nay anh Phú đi vắng BH spam 1 tí  Grin .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM