Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:00:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 234633 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #20 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 01:29:05 pm »

Xin chào bác chủ và các bác tham gia topic. Ôi! doàn quân lặng lẽ mà hành quân nhanh quá. Tuy bác chủ còn từ từ dọ dẫm nhưng các bác ở các canh quân bạn thì tiến nhanh lắm, mà toàn những sĩ quan chiến sĩ dày dạn trận mạc. Chúc bác QuangE266 mạnh  giỏi hành quân dẻo dai. À! nếu em không lầm thì bác Quang cũng nuôi "Cọp" phải không, ngán chưa bác, nếu trà tuổi các bác thì chị nhà chắc cũng Nhâm Dần, chứ nếu con cọp nhỏ thì lại nhỏ quá, chúc bác và gia đình an khang hạnh phúc. Đính chính với bác Vêtran không phải quê "câu tõm" đâu bác nhá.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 07:55:48 pm »

xuanv338 xin chào anh Trần P! Anh đi nghệ an đã về chưa, công viẹc được suôn sẻ chứ. Cô em gái anh hôm nay bệnh đã đỡ nhiều chưa. Anh ạ! Hôm nay em mới vào đầu màn chào hỏi với các thành viên trong diễn đàn và khai máng thôi! ngày mai em sẽ bắt đầu những mẩu chuyện tâm sự với đồng đội về những ngày đầu tiên làm lính rồi có những mẩu chuyện tiếp theo có thể sẽ có phần em tôn trọng nguyên bản quyền của trang nhật ký đường đi của em. Nhật ký em viết buồn vui lãn lộn, đôi lúc ngộ nghĩnh nửa là người lớn, nửa còn trẻ con buồn cười lắm anh ạ. Tối qua em đã đọc gần hết phần II bài viết của anh. chao ơi! Càng đọc em càng thấy cảm phục một người lính tài hoa và cả đào hoa nữa. Những trang anh viết qua từng trận đánh. mõi trận đánh đều có những nét riêng thật độc đáo. Câu từ như một thứ vũ khí toát lên làm cho người đọc đến sởn gai ốc. Thật bốc lửa khi vào trận, tưng bừng khi thắng trận và nỗi bi ai khi đồng đội còn nằm lại vùng biên cương và trên đất nước ăng co mãi mãi không về. vậy mà có những trang viết về những giây phút người đào hoa đi bên cô cúc trong giáo đường Tây Ninh, đi bên cô Thanh trên đường phố Sài Gòn, néu là chị ấy em cũng chạnh lòng. Tuy vậy xuanv chỉ thích được đọc trang ấy dài thêm chút nữa. xuanv cảm thấy có cái gì đó na ná giống cô chích bông ngày nào. bị phạt oan vì số cũng đào hoa. Anh TP ơi! buổi tối nằm đọc chuyện chỉ có một mình mà cười đến quặn ruột, có lúc sợ nhà chủ tưởng mình bị tâm thần họ lại trói màng sang phan bá vành thì nguy. anh có biết không câu chuyện anh nói ngày làm quân quản lính Bắc kỳ lạc hậu nhưng phải sỹ diện một chút khi người Sài gòn hỏi "ngoài đó có nhiều ti vi khồng? lính Bắc bảo có rất nhiều chạy ở ngoài đường" em lại liên tưởng sau giải phóng thương binh về chỗ em cũng có nhiều câu chuyện tiếu lâm chuyện thật mà như Bịa. còn Bác Văn Thắng gọi chị nhà là ngáo ộp. Thật là vui, có lẽ chỉ người lính ngày xưa mới có cách vui đùa vô tư như thế!  Em hơi tò mò một chút có được không? bây giờ anh và cô Thanh có thông tin gì về nhau không? chị nhà có biết chuyện cô Thanh không? Em dừng ở đây chúc anh và gia đình mạnh khoẻ và hạnh phúc. chúc cho riêng anh viết thật nhiều, thật hay về 341 hơn nữa. xuanv 338 chào anh!
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2012, 10:48:12 am »

       Bác TranPhu 341 ơi ! Bác rời trận địa lâu quá ,không khéo thàng Pốt ở Lếch nó di tản sang Hoa Kỳ hết thôi ...
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 03:05:59 pm »

Chào bác Trần Phú

Thế là bác đã viết sang phần 4 rồi, nhưng mạch viết còn rất sung sức.
Dạo này Thanh Sơn quá bận việc của công ty, suốt ngày ngồi trên máy hoa cả mắt, nên về đến nhà là người thấy mệt chẳng buồn sờ đến máy tính nữa nên chẳng viết và cũng chẳng có đọc được. Phần thì công việc chuẩn bị cho Trung tâm thông tin truy cập HCLS ra đời. Mới soạn thảo xong Quy chế hoạt động của Trung tâm. Sáng qua họp bàn kê hoạch hoạt động của những tháng cuối năm.
Đây là công việc hết sức khó khăn anh ạ. Những năm qua, các tổ chức, cơ quan chính sách của nhà nước có kinh phí hoạt động, có phương tiện xe cộ trong tay... nhưng kết quả thực hiện vẫn rất hạn chế, vì chiến tranh đã lùi xa 40 năm rồi, chiến trường bây giỡ không còn, đã trở thành nhà cửa, rừng cao su, cà phê...
Còn đối với Trung tâm này hoạt động bằng kinh phí tự trang trải. Nhưng có một điều là những người hoạt động của trung tâm bằng tâm huyết không phải làm để lấy danh, lấy lợi, kiếm tiền để chia chác nhau. Ngoài anh em CCB còn có các cụ tướng lĩnh đều trên 70 - 80 tuổi cả rồi. Nhưng họ vẫn cánh cánh trong lòng vì chưa tiìm được anh em. Nỗi đau mất mát hy sinh đó vẫn đau đáu trong lòng chúng ta phải không anh, khi chúng ta may mắn sống sót trở về. Anh em hy sinh để cho ta được sống, mà phần xương cốt họ hiện không biết ở cánh rừng nào, còn hay mất? Vì vậy Trung tâm này được thành lập nhằm tìm kiếm thông tin hài cốt liệt sỹ, sau khi xác minh được cụ thể thì báo cho các đội quy tập của quân khu, quân đoàn, tình đội các địa phương làm công tác cất bốc đưa anh em về nghĩa trang LS hoặc về quê hương.

Thông tin sẽ tiếp cận, lấy từ rất nhiều nguồn. Cái khó hiện nay số anh em chôn cất liệt sỹ thì cũng có người sau đó đã hy sinh, còn người còn sống nay cũng đã lớn tuổi chưa bao giờ "sờ mó" đến cái máy vi tính, về sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nên có thông tin về liệt sỹ họ cũng không biết báo với ai...
 Tuy nhiên Thanh Sơn cũng như anh em khác và các "cụ Cốp" vẫn quyết tâm làm, làm để xoa dịu nỗi đau mất mát của thân nhân liệt sỹ, để trong lòng mình đỡ áy náy, còn kết quả thế nào sẽ hạ hồi phân giải...

Lâu rồi không comment cho bác. Ghé thăm nhà mới của bác, đọc và viết vài dòng. Hẹn gặp bác nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Sư đoàn tại Thanh Hóa. Hôm trước anh Thái và anh em khác đã vào TP. HCM đưa giấy mời rồi. Anh Thái dọa nếu lần này Thanh Sơn không ra dự kỷ niệm thì anh Thái sẽ viết vào bài của Sơn trên mạng là "Thanh Sơn không phải lính f341" hihi
Chúc bác và gia đình vui khỏe.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #24 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 07:30:07 am »

         Chào bạn xuanv338, bạn quangE266, bạn binhyen1960, bạn anhtho, bạn huonghn76, bạn Đậu Thanh Sơn cùng các bạn!

         Tranphu341 rất vui cùng có lời xin lỗi tới các bạn đã đến thăm nhà mà chủ nhà lại đi vắng. Thật vô cùng bất nhã  Embarrassed Embarrassed Embarrassed Đúng là mấy hôm nay có việc gia đình, việc cơ quan nên Tranphu đi vắng nhiều. Chạy vô trang một tý rồi lại phải lo công việc ngay nên chưa tập trung viết trả lời và tiếp tục mạch bài được. Thành thật mong các bạn. Các đại huynh đệ lượng thứ Kiss Kiss Kiss

         @ huonghn76 cảm ơn bạn đã nhắc về sự chậm tiến công Lếch của "Mũi" Tranphu. Nhưng bạn không sợ Pốt chay sang Hoa Kỳ đâu. Vì có chạy thì nó cũng chỉ có chạy ẩn nấp ở khu vực biên giới Thái Lan là cùng, vẫn trong tầm lựu đạn bắn dây thun của anh em An Giang mà hi hi.. Grin Grin Grin

         @ Đậu Thanh Sơn Tranphu341 rất cảm ơn người đồng đội, người em đã đến thăm . Tranphu rất cảm phục bạn đã tham gia vào Trung tâm cung cấp thông tin về HCLS. Đây là việc làm rất vì cái TÂM, cái TẦM của SƠN CÙNG TRUNG TÂM. Rất đáng khâm phục và kính nể. Nhất là mình phải tự trang trải về kinh phí nói chung. Xin cảm phục và chúc Sơn cùng trung tâm có nhiều thành công. Góp phần vào làm diụ nỗi đau của các gia đình liệt sỹ.

         Chúc các bạn cùng anh em luôn khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 08:20:35 am »

                    Nằm dưới nền đất, ngửa mặt nhìn trời, ngắm sao. Tôi ôn lại mấy ngày vừa qua. Không biết Mẹ tôi đã về Bắc chưa? Nghĩ thấy thương Mẹ quá. Mẹ tôi thật vất vả. Có lẽ không phải chỉ có Mẹ tôi, mà trong những năm qua, người Mẹ nào có con, có các con đang là bộ đội cũng đều vất vả. Đều phải khóc thầm đêm đêm vì nhớ con, thương con như vậy.

                    Trên cao, có những vì sao nhấp nháy. Những cành lá thốt nốt lay động, có những cánh dơi, chao liệng bắt mồi. Dơi ở đây nhiều mà sao to thế? Sải cánh của chúng có lẽ tới 2 gang. Chúng vụt qua, vụt lại thật nhanh như những thoi dệt trong trời đêm mà không hề có tiếng động nào của cánh. Nghĩ ngợi miên man rồi tôi cũng chìm vào giấc ngủ. Mệt nên tôi ngủ thật sâu, ngủ như không biết đến trời đất, đến những gì xung quanh nữa.

                     Đâu đó có tiếng gà gáy vọng lại báo sáng. Tôi giật mình thức giấc, trời chưa sáng hẳn. Tôi dậy theo thói quen quan sát chung quanh. Tôi cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo lạ thường. Buổi sớm trời se lạnh, có cả những làn sương trắng mỏng quyện quanh những khóm thốt nốt xa. Cái lạnh giống như quê mình buổi sớm mùa thu. Tất cả còn đang tĩnh lặng. Tôi ngủ say quá, thoáng giật mình nghĩ không biết đêm qua, mọi người gác xách thế nào?

            Sáng mờ, mọi người nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân. Đã thấy thoảng trong gió mùi xú uế thải ra. Việc vệ sinh và đào thải là việc thường tình. Cũng được quán triệt rất kỹ, là mọi người đều phải sử dụng kỹ thuật " hố mèo" để giữ vệ sinh chung. Nhưng với lượng người đông tại một khu vực. Nên cũng khó tránh được những mùi xú uế quen thuộc đó.

            Chúng tôi nhanh chóng ăn sáng. Tôi tập hợp toàn Tiểu ban, phổ biến nhiệm vụ đi nắm tình hình và tuyên truyền tại Biển Hồ. Nói xuống biển hồ thì ai cũng ồ nên háo hức. Vì nói đến CPC, là phải nói đến Biển Hồ. Nếu chưa được đến Biển Hồ, chưa được xuống Xiêm Riệp, thăm đền Ăng Co Thum, Ăng Co Vát. Thì chưa thể nói được đã hiểu, đã biết về đất nước CPC. Dịp tháng trước, hành quân từ Phnompenh dọc theo sông TongLêSáp, rồi lên Cpongchinang. Nơi ấy mới là cửa sông rộng, hạ lưu Biển Hồ. Còn ở đây từ Kraco đi ra, gần như là gần giữa của Biển Hồ. Nên ai cũng thích thú. Mặc dù quãng đường được phổ biến từ đây tới đó cũng khoảng 15km. Nhắc mọi người về làm công tác chuẩn bị xong. Tôi sang Ban tham mưu xin thêm 1 tổ 3 đ/c vệ binh cùng đi với đội công tác.

             Chúng tôi đi dọc đường 5 vào huyện. Ở đây bộ đội Trung đoàn pháo cùng các Tiểu đòan trực thuộc rất đông. Anh em ùa ra trêu đội công tác rất vui. Cô Nhị có lẽ là người vui nhất. Cứ vừa đi vừa chuyện trò ríu rít, rồi có lúc lại tung tăng nhẩy chân sáo như là trẻ nhỏ. Chạy hái những bông hoa dại ven đường.

             Tới Huyện KaRaCo, chúng tôi rẽ phải ra Biển Hồ. Đường số 5 chạy dọc theo phía Tây Biển Hồ. Chỗ xa chỗ gần. Nhưng nơi đây là gần Biển Hồ nhất. Từ đây ra tới mép nước chỉ khoảng 4 đến 5 km. Tùy theo mùa nước. Con đường đất chạy thẳng ra tới biển. Hai bên đường thi thoảng có căn nhà sàn nhỏ, rừng cây  rậm rạp không cao. Thoải dần ra mép nước, gần tới đã thấy mùi hôi thối, tanh nồng của cá. Gió lồng lộng rồi Biển Hồ mênh mông hiện ra phía trước. Đúng là biển. Không nhìn được bờ bên kia. Có khoảng mấy chục con thuyền đánh cá, đang neo đậu cạnh nhau. Trên các thuyền nào cũng treo cờ 5 ngọn tháp. Tới mép nước có mấy người du kích khoác súng từ dưới thuyền bước lên.

              Tôi nói nhanh với mọi người, chắc là du kích xã. Nhưng vẫn ra hiệu nhóm vệ binh đi chậm lại cảnh giới. Tôi và mọi người đến gặp 2 du kích. Tôi giới thiệu đoàn công tác và hỏi thăm tình hình Biển Hồ và chính quyền ở đây. Cô The vừa dịch xong, hai người du kích ồ lên vui vẻ, dẫn chúng tôi xuống qua mấy thuyền. Rồi đến cái thuyền to nhất, nó giống như cái bè, cũng có ngọn cờ to và cao nhất. Trong nhà mấy người đứng dậy Còn tôi cùng Cô Nhị, Cô The làm việc chuyện trò ngay tại thuyền nhà của chính quyền xã.

             Bà con cả các em nhỏ, từ các thuyền tề tịu về thuyền trung tậm. Thuyền này, đúng là cái bè thật rộng. Mấy chục người ngồi họp nghe chúng tôi đọc về cương lĩnh đường lối CM. Cùng tội ác của tập đoàn phản động Pôn Pốt- Ieeng Xa Ri. Nhắc nhở bà con không được tiếp tay cho bọn Pốt. Nếu thấy hiện tượng có bọn Pốt phải báo ngay cho bộ đội v.v….


                                         


                                                 




« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2012, 11:00:34 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2012, 11:19:38 am »

         Tranphu341, SaiGonguider cùng đoàn gia đình CCB Sư đoàn 341 thăm lại Biển Hồ Tại Huyện Karaco tháng 4/2012 Nơi mà 33 năm trước Tranphu cùng đoàn công tác đã làm việc, nhẩy Lăm Thon tại đây cùng những người dân đánh cá.
















« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2012, 11:24:53 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 07:49:31 am »

             Sau màn chào hỏi, giới thiệu. Được biết đây là một xã chuyên làm nghề đánh cá trên biển. Hiện tại mới quy tụ được gần 50 hộ. Đang có mặt neo đậu tại đây khoảng hơn 30 hộ. Số còn lại đang đánh cá, neo đậu gần đây.

            Tôi nói về nhiệm vụ của đội công tác và nói để anh em đi thăm tất cả bà con. Sau đó mời tất cả bà con về nói chuyện về chính sách của MTDT giải phóng CPC. Tình hình của bọn phản động Ponpốt- Iengxari. Tôi nói nhanh với anh em: Cứ 2 người một nhóm đi tới từng thuyền để chuyện trò dân vận. Nhưng phải nắm bắt xem có đối tượng nghi vấn, vũ khí cất dấu v.v                 
           
            Cuộc họp vừa xong, cũng đã khoảng hơn 12 giờ. Mọi người chuẩn bị về. Thì mấy người cán bộ xã không nghe, cứ giữ mọi người ở lại. Đang lưỡng lự thì đã thấy một số cô gái, người bê, người đội cơm, cá nướng, rồi cả gà kho đến cùng những ấm nước thốt nốt. Rổi cứ bắt đội công tác cùng ăn liên hoan.

              Tôi có ý e ngại từ chối. Nhưng họ vồn vã quá, nhiệt tình quá. Cộng với anh em cũng đã đói mệt. Với lại thấy cũng không có dấu hiệu gì nguy hiểm. Nên đồng ý cho mọi người cùng ăn. Tôi phân công mấy anh em vừa ăn, nhưng vẫn phải cảnh giới không được chủ quan.

              Mọi người vừa ăn vừa uống, chuyện trò cũng rất rôm rả. Uống được một, hai bát nước thốt nốt. Đã thấy mấy người đem nhạc cụ ra. Trống nổi lên bập bùng, nhạc nổi lên réo rắc mời gọi cuốn hút. Những cô gái, cùng nhiều người dân đã đứng lên nhún nhẩy theo tiếng đàn, tiếng trống. Cười đùa rúc rích thật vui . Sóng lớn thuyền bè dập dềnh chao nghiêng làm mọi người như say. Những người dân trông đen đúa nhếch nhác, bỗng chốc như bị nhập hồn, nhập đồng vào những điệu nhạc tình tứ Dân tộc.” Đạm Soai Chăn Ty…” rồi nhiều bản trữ tình khác nữa.

               Thật khó hiểu, khó tả, khó có thể cắt nghĩa nổi. Tập quán và tính cách của một dân tộc. Nhìn, nghe những điệu múa và bản nhạc họ mới chuyển, tôi giật mình vì tính văn minh của họ. Không còn những làn điệu Dân tộc Lăm Vông truyền thống nữa. Mà họ cũng đã chuyển sang những điệu Van, điệu Rum Ba, điệu Tăng Gô và cả Solau hiện đại cổ điển Quốc Tế. Giai điệu vẫn vậy. Chát chát xình, chat chat bùm. Nhưng động tác của người đã được " hợp lý hóa" Dân tộc.

               Họ nhẩy nhạc hiện đại nhưng lại rất dân tộc. Nếu những bản nhạc này là từng cặp nam- nữ phải cầm tay nhau, ôm nhau. Hoặc ôm cứng nhau như solou. Nhưng ở đây họ lại vẫn không động chạm vào nhau. Như điệu Rum Ba, thì nam nữ cùng tiến 3 bước lùi 3 bước giáp mặt vào nhau rồi lại lùi ba bước. Tăng Gô thì 4 bước, bạn nhẩy đều tiến lùi đúng nhạc chứ không được phép chạm vào nhau thật hấp dẫn, thật cuốn hút.

            Tôi thoáng nghĩ về nhẩy múa, dân đây có lẽ văn minh hơn người Việt mình chăng? Người Việt mình ngoài 1 số Dân tộc cũng có phong cách nhẩy, múa mừng vui riêng. Còn người Kinh thì có lẽ không có được tập tục vui ca múa nhảy nhót phổ thông thế này. Trừ những biểu diễn văn nghệ hay hội làng v.v…..Đang miên man suy nghĩ, thì hai cô gái mặc xà rông hoa đỏ chạy vào, lôi tay tôi bằng được. Bắt tôi cùng anh em hòa nhập vào vòng múa. Tôi ngượng ngập miễn cưỡng cùng bước, cùng múa với mọi người, không thật tự nhiên. Ngang qua chỗ anh Riến tôi ghé tai nói nhanh: Nhắc anh em cảnh giới và nói mấy anh em thay nhau ăn cơm.

             Có đến hơn 2giờ chiều, tiệc vui mới tàn. Đoàn công tác chia tay với Xã, với mọi người ra về. Lúc này trên tay anh chị em ngoài súng còn có thêm cả những con cá tươi và cá khô do bà con biếu tặng. Mọi người nói cười thật vui vẻ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời. Tôi được múa được dự tiệc vui với dân CPC ngay trên Biển Hồ. Đây cũng là kỷ niệm rất ấn tượng, sống mãi trong cuộc đời người lính tình nguyện Quốc Tế của tôi.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 10:56:04 am »

       Bác Trần Phú ơi , Giữa lúc đơn vị đang vào công tác chuẩn bị đánh Lếch , mà bác được cử đi công tác cơ sở , vận động quần chúng . Bên cạnh bác còn có người đẹp nhảy chân sáo đi cùng thì còn gì thú vị bằng ...
               Đêm thì nằm ngắm sao trời , bác nhớ mẹ hay còn nhớ gì đây nữa ?
     Đêm khuya , mộng chửa về thăm .
      Một người thao thức nhớ mong một người .
       Ai đem sao thả lên trời  ?
        Cho kẻ thao thức , cho người nhớ nhau !
  Bác còn nằm đếm được sao rơi , và thấy được những con rơi khủng bay qua thế mới tuyệt . Bác xuống cơ sở được đón tiếp như ông hoàng . Họ còn tổ chức múa hát để chào mừng bác , đủ các kiểu nhạc .Còn bác Phú thì quấn lấy cô The trong điệu lăm thôn -Thế mới chết tôi chứ ... hìhì
    À bác này có lẽ đợt tới bác mở thêm một chủ đề tình ái đi bác .Để anh em cùng đọc , cho nó thích . Cứ đánh nhau mãi ,rồi cũng hết mà cũng chán . Em cứ nói thế vì tin bác là CHUYÊN GIA giỏi . Bác đồng ý đi , em chịu khó làm chân điếu đóm cho bác . Hà...hà ,há há .
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2012, 05:21:21 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
Nguyễn Đại
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 06:21:22 am »

 Cũng vào cám ơn chú Tranphu341,lâu nay âm thầm   đọc xong  ba phần Đoàn bb Sông Lam- Nhiêm vụ quốc tế của chú.Hiểu thêm nhiều điều.Cám ơn chú.
 Đang tiếp tục đọc cho hết 3 phần "lính tây nguyên" của chú Nguyễn trọng Luận.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM