Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:32:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia đình má Bảy  (Đọc 36398 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #50 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 10:44:44 am »

   Tên đại tá đang bị đuối lý. Mồ hôi bò trên cặp má nung núc. Tên quận phó ngồi cạnh, mặt choắt môi thâm, chen vào bằng giọng Huế khàn khàn của dân nghiện:

   - Rứa là các bác có tiếp tay với Việt cộng, phải chưa? Các bác còn nhớ luật 10/59 không?

   - Nhớ lắm. Hội đồng bắt mua mười đồng một bản tóm tắt về dán giữa nhà, bắt học thuộc lòng, ai đọc ngắc ngứ bị phạt ba chục đồng chớ ít ỏi gì. Đây tôi đọc ông nghe...

   - Thôi bác, biết rứa là được.

   - “Để bảo vệ tánh mạng tài sản của dân chúng, Chánh phủ Việt Nam cộng hòa xử tử hình và tịch thu toàn bộ gia sản những kẻ nào can tội giết người, đốt nhà, phá hoại hoa màu...”.

   - Tôi cũng nhớ, đọc chi mất công.

   - Vậy những đứa nào đốt nhà, giết người, phá ruộng mấy bữa nay, yêu cầu các ông đem ngay ra xử cho đồng bào thấy nhỡn tiền. Chà chà, phá cả một xã bốn ngàn dân, chắc phải xẻo từng miếng thịt là ít!

   Tên quận phó tắc họng, dặng hắng mấy tiếng:

   - Tôi nể các bác già cả, các bác đừng... Đại tá sư đoàn trưởng đây cũng định chẩn tế cho đồng bào một số gạo mà tàu bay chưa chở tới. Quốc gia không quên dân mô, các bác đừng lo... ủa, mấy đứa biểu khui bia răng mà lâu gớm rứa? Đem đồ giải khát ra mời các bác đi bay!

   Đột ngột thằng Mỹ tuôn một tràng xì xồ như để trả lời câu gọi bia gượng gạo. Hắn hất hàm về phía má Bảy. Tên phiên dịch gọi:

   - Bà già kia, trung tá hỏi đây nề.

   Má Bảy giật mình, mím môi đợi.

   - Trung tá nói cho bà biết rằng sáng mai toàn sư đoàn sẽ tổng tấn công vô làng của bà, vì nơi đó có nhiều Việt cộng. Làng bà sẽ bị triệt hạ bởi các oanh tạc cơ hạng nặng cùng với trọng pháo không còn viên đá này chồng lên viên đá kia nữa. Bà có ý tưởng gì? Bà muốn tránh sự thảm khốc của chiến tranh hay không?

   Một ánh chớp chợt lóe trong đầu má. Thằng Mócgân! Đúng thằng Tây đồn trưởng thứ tư đổi tới Đồng Mè! Hắn thích treo vợ con du kích trên cây mù u ở góc bãi ga, rồi ngồi trong lô cốt tập bắn bia vào họ, thỉnh thoảng tu một hơi rượu. Má nhớ mặt hắn lắm: xác hắn nằm lại Đồng Dừa sau một trận càn, mặt cạn máu trắng bệch, về sau lại vàng trong như nặn bằng sáp ong khi du kích sắp đem chôn. Má nhìn thẳng vào mặt thằng Mỹ: quả hắn rất giống tên Mócgân nhưng mắt hắn xanh, còn mắt thằng Pháp nâu như mắt khỉ.

   Tên phiên dịch giục:

   - Bà trả lời đi.

   - Tôi nặng tai chưa nghe rõ.

   Má nghe rồi nhưng chưa kịp nghĩ. Chắc thằng Mỹ thấy hai đứa kia thua đậm, vội nhảy vào đánh giúp. Thằng Mócgân trước kia thường cho lính cướp giết lu bù, sau đó hắn bạt tai vài đứa, trả bớt vài cái nồi đồng mâm thau để khoe ơn huệ. Bây giờ thằng Mỹ sẽ dọa thật gắt rồi giả vờ tha cho làm phước, để lờ luôn cái chuyện bồi thường. Cua với còng cũng dòng nhà nó. Khi như con chó giành xương, khi lại như con mèo giấu vuốt nịnh người. Bây giờ để coi nó làm chó ra sao.

   Má đáp chậm chạp:

   - Tôi già nua, nghĩ sao nói vậy. Nghe các ông hội đồng hay khoe Huê Kỳ là bạn, Huê Kỳ tốt lắm, sao cái ông Huê Kỳ này nói toàn những sự độc ác gớm ghê vậy? Ông giết hết dân tôi đi, lấy đất này cho người xứ ông tới ở phải không?

   Tên đại tá nhếch mép cười rồi che miệng ho. Thằng Mỹ trả lời. Tên phiên dịch tưởng má nặng tai thật, nói như gào:

   - Ông trung tá nói kế hoạch vậy, giả thử vậy, chớ đã triệt hạ đâu mà bà trách? Ông rất đau lòng trước cảnh tàn phá do Việt cộng gây nên. Hằng ngày ông cầu Chúa cho dân Việt Nam đặng hưởng hòa bình an lạc.

   Má nghĩ thầm: “Bớt gầm gừ rồi”. Má dồn tới, không để thằng Mỹ kịp giở ngón khác:

   - Vậy tàu bay đại bác mấy bừa nay giết dân đó, của bọn nào nói nghe thử?

   - Cái đó cái đó sẽ trả lời sau. Bà nên tỏ ra biết điều đừng xúc phạm đến danh dự người Mỹ. Nếu muốn tránh tai nạn chiến tranh, các người phải ký giấy cam đoan không cho Việt cộng vô trong làng nữa.

   - Các ông đem tới mấy ngàn quân mà không làm gì được họ, biểu dân tôi tay không làm sao?

   - Vậy dân chúng phải rời bỏ Việt cộng, về ở với quốc gia. Tôi sẽ giữ các người làm con tin. Bao giờ dân xuống đây hết, tôi mới trả lại tự do cho các người.

   Câu này hơi khó. Má Bảy đang nghĩ thì một ông đã nói thay:

   - Ông là người Mỹ sao lại đòi bắt người Việt Nam? Huê Kỳ nắm chánh quyền nước tôi rồi hả ông?

   Má Bảy thú quá, vội giả dại chêm vào:

   - Biết đâu được các ổng với nhau. Có sao thì Huê Kỳ mới ra lệnh bắt tụi mình được chớ.

   Tên đại tá sầm mặt. Thằng Mỹ nhún vai, bĩu môi thổi một luồng khói to mà không trả lời, như ném trái mù để chạy trốn.

   Giữa lúc bọn địch lúng túng, ông Nhâm bỗng buông lửng vào:

   - Dân tôi cũng muốn kéo hết xuống đây cho khỏe xác có điều sợ các ông không nuôi nổi đó thôi. Hễ các ông nhận nuôi dân, tụi tôi kêu cả làng về ở với các ông cho coi.

   Thằng Mỹ cau mày ngắm ông Nhâm, có vẻ nghi ngờ. Nhưng tên đại tá đã vồ lấy lời hứa ấy:

   - Họ chịu xuống hết không?

   - Xuống hết. Có điều nhà cửa ruộng nương để lại trên đó, các ông không được phá nữa.

   - Không, bảo đảm không. Chúng tôi chỉ cần đưa dân đi tị nạn. Ngay bây giờ, tôi cho gọi máy bay mang đến vài tấn gạo. Đừng bảo vài nghìn dân, ngay vài triệu dân tôi cũng nuôi được...

   Rõ ràng tên đại tá muốn tỏ ra hắn có quyền thật chứ không phải là tay sai của thằng Mỹ kia. Hắn săn đón:

   - Cứ xuống, cứ xuống, không bom đạn gì sất cả, không ai bắt bớ. Ông Mỹ nói à? Mặc ông ấy, ai dám phớt tôi, ra lệnh bắt thì... thì không ra gì với tôi ngay. Số nhà cửa trâu bò bị thiệt hại à? Nhân mạng nữa cơ à? Các bác đừng nói bồi thường chứ, phải nói là xin cứu tế. Ông quận phó với hội đồng sở tại sẽ giải quyết... Sao, muốn lĩnh ngay à? Để xem...

   Một tiếng nổ rất to chợt dội lên rung đất, hàng chục tiếng nổ nhỏ hơn tiếp liền, rồi súng máy quét như mưa rào phía Kỳ Minh. Thằng Mỹ đang vắt chân chữ ngũ vội bỏ chân xuống, mắt hắn liếc chéo sang trái, dòm chỗ trống cạnh chân má Bảy. Hắn tìm chỗ nằm tránh đạn. Má Bảy nhớ ngay đơn vị “mũ sụp” vượt sông Nhỡn tối qua. Đánh rồi, đánh lớn rồi!

   Một sĩ quan trẻ xồng xộc đi vào, đưa qua vai tên đại tá một mảnh giấy. Tên này biến sắc, hỏi vội:

   - Phi Hổ à? Chúng nó bao nhiêu?

   - Chưa biết ạ. Có tiếng rốc kết và moóc chê tám mốt.

   - Cố gọi không quân yểm trợ nhé. Mẹ kiếp, chó cắn áo rách...

   Cả bọn đứng dậy. Nhưng bốn ông già bà lão không buông tha, nhất định bắt đền số thiệt hại. Súng bên ngoài càng nổ gắt, bà con càng được nước làm găng. Ông Nhâm nện một đòn chí tử:

   - Hễ không bồi thường thì dân oán ghét các ông, theo Cách mạng hết!

   Tên đại tá trợn mắt định ra oai, nhưng xem chừng không ăn thua lại đấu dịu:

   - Để ông quận phó ở đây cứu xét. Quốc gia không thiếu gì tiền. Quân tử nhất ngôn mà lị... Cứ xuống cả nhé. Nhà cửa trên ấy chả ngại gì đâu, cứ xuống...

   Hắn ném cho tên quận phó một câu tiếng nước ngoài tri trô. Thằng Mỹ cũng xì xồ một tí nữa, vội đi theo tên đại tá. Tên phiên dịch nói hấp tấp:

   - Ông Mỹ tặng đồng bào năm bao bột mì. Ông cầu chúc đồng bào đặng phước lành, dặn phải tri ân người Mỹ.

   Hắn bỗng toét mồm cười, nháy mắt, đâm đầu chạy theo bọn chỉ huy. Má Bảy nhìn theo, lại thấy thằng Mỹ đi khom lưng rụt cổ cho thấp bằng tên đại tá béo phị, giống như hai thằng Mỹ lên Đồng Dừa trước đồng khởi. Bọn địch giấu mấy thì giấu vẫn lòi khúc đuôi thỏ.

   Chỉ còn lại tên quận phó ngồi trơ khấc ra, mồ hôi đọng lấm tấm trên mang tai, nghe mỗi tiếng nổ to lại nẩy người một cái. Trước nhóm bà con đang tấn công dữ dội, hắn bắt đầu mặc cả số tiền bồi thường.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 10:47:40 am »

*
*    *

   - Bắn chết cũng vô!

   - Thà mẹ chịu đòn hơn con tan xác, lên bớ bà con!

   - Cối với chày, tàu bay tàu bò, giết hết dân rồi lính ơi là lính!

   - Anh đi quân dịch quân hạch làm chi, nhà anh tàu bay Mỹ đốt rồi anh ơi!

   Khoảng sáu ngàn đồng bào thuộc các xã bị càn đã “nghe lời quốc gia kêu gọi tị nạn”, kéo về Đồng Mè. Các đơn vị của địch được lệnh để cho đồng bào đi xuống tha hồ. Nhưng khi cuộc đấu tranh nổ ra khắp tỉnh và lệnh báo động được tung ra từ tỉnh đường bị vây, tên sư đoàn trưởng biết mình mắc mưu. Chậm rồi. Đồng bào đã tới sát sở chỉ huy dã chiến của sư đoàn, quyết tràn vào bên trong kỳ được.

   Sau hàng rào kẽm gai, bọn lính cuống quít dồn sát vào nhau, đơm súng ra ngoài. Một, hai, rồi ba đại đội phải bỏ càn chạy về giữ sở chỉ huy, cản những thác người gào thét ùa lên.

   Hơn chục tên hiến binh mũ đỏ chặn ngoài cổng, tay trái lăm lăm súng ngắn, tay phải vung tròn những khúc cây rào nhặt vội.

   - Đứng lại! Đứng đây cấp trên ra giải quyết! Bắn đây nè... ủa, buông ra, thả ra, muốn chết hả?

   Mấy khẩu súng ngắn chĩa lên trời nổ lẹt đẹt. Đồng bào vẫn tràn lên, giật phắt những cây gậy đang quật bừa. Những mảng tròn đỏ chìm nhanh trong biển nón lá. Một tên thượng sĩ hiến binh từ trong cổng chạy ra, mép còn dính cơm, lên đạn cây Tomxơn đánh rắc, gầm như sấm:

   - Đ. mẹ, giựt súng hả? Tụi bay xê ra, tao quét chết ráo trọi!

   Út Sâm nhào tới, mắt giương tròn xoe, chụp nòng súng đẩy lên cao. Rầầầm! Khúc sắt nóng dội lên, nẩy bần bật trong bàn tay Sâm. Hơi thuốc súng thốc vào mặt Sâm rát bỏng. Sâm kêu hổn hển:

   - Anh bắn ai? Bắn cha mẹ vợ con anh đây à?

   Hai Ngọ lấn lên, nhắc đi nhắc lại lanh lảnh:

   - Anh em lính không liên can gì. Yêu cầu để đồng bào vô gặp các ông chỉ huy. Anh em lính không dính dáng vô đây.

   Tên thượng sĩ giằng súng, nhảy lùi. Hắn tần ngần ngó chị Đa tóc sổ đang khóc kể. Sâm lật nhanh tấm chiếu phủ trên cái chõng tre buộc hai cây dọc làm cáng:

   - Anh coi thảm thiết chưa? Con anh ai bắn lòi ruột ra vầy, anh có điên không? Đại bác Mỹ giết con nít mình đó anh ơi?

   Tên thượng sĩ vẫn quát, nhưng ngón tay đã rời cò súng và giọng mềm ra:

   - Thì im bớt cái đã, cứ bù lu bù loa điếc tai!

   Bọn hiến binh xúm lại. Chị Đa bế xốc con Thừa giơ lên, nức nở:

   - Con ơi, cha con đi lính, ở nhà họ giết con, rồi họ đánh má nữa đây con ơi!

   - Chị đừng la ồn. Thôi đặt xuống. Cấp chỉ huy ra giải quyết bây giờ.

   Chị Đa ôm ghì xác con, lừ lừ bước tới. Tên thượng sĩ giơ tay cản. Sâm nắm cổ tay hắn đẩy nhẹ ra, thấy tay hắn yếu nhũn. Bọn lính quân dịch chặn cổng đứng rẽ sang bên, sầm mặt. Mấy tên nói vội khi đồng bào kéo qua:

   - Cứ làm tới đi!

   - Mỹ bắn đó. Tụi nó núp trong kia, chỗ cái tăng to gấp đôi.

   - Bắt chồng nhơn mạng(39) cho kinh!

   Sáng nay, khi “đội xung kích” đang đợi ở nhà lão Hạnh, mấy đợt pháo nữa đổ xuống Đồng Dừa. Lần này địch bắn đạn chụp, thứ đạn nổ trên trời và xối mảnh xuống. Con Thừa đang chơi cạnh miệng hầm lăn ra. Chị Đa xốc con nhảy vào hầm. Ruột con đổ trên tay chị, nóng lùng nhùng. Chị ngất lịm. Lúc ấy mấy cô du kích từ Đồng Trầu chạy lên, truyền lệnh ủy ban cho “quân chủ lực” ra trận.

   - Đóng cổng! Đóng mau!

   Mấy chục tên sĩ quan đeo hoa mai vàng và bạc cầm súng ngắn hớt hải chạy ra, hét om sòm, tát lính. Một hồi còi thổi réo. Sau dãy bao cát, ba bốn cái mũ sắt nhô lên, để hé những đôi mắt sâu và khúc mũi gồ.

   Bọn hiến binh sực tỉnh, chồm tới cổng, xô đẩy đấm đá để cắt đôi con sông người. Chúng kéo được cái cự mã chằng kẽm gai chặn ngang cổng vừa lúc ông Nhâm kịp lọt vào trong rào, nhập vào đám đông chừng bảy trăm bà con đứng chật cái bãi để xe.

   Bên ngoài rào, hơn năm ngàn đồng bào vây kín các ngả, hô khẩu hiệu rầm rầm. Chị Năm đứng giữa chỗ nón lá dày nhất, trùm khăn kín nửa mặt, đội nón sùm sụp. Các cô bảo vệ và liên lạc vây quanh chị. Cô Mại mặt đỏ ửng, chân tay không ngớt cựa quậy, thì thào với chị:

   - Cho em vô nghe chị.

   - Đừng.

   - Lỡ nó bắt mất Sâm...

   - Em đạp xe về, nói anh Bê cứ cho du kích quấy rối gắt ở Đồng Trầu. Địch bị cú đánh đau trên đường Một, đang hoảng, ta đừng để im tiếng súng. Bao giờ có tin địch nhượng bộ mới cho nghỉ. Nhớ chưa?

   - Dạ nhớ.

   Mại nhắc lại lời dặn, rồi len ra phía sau, để nguyên ống quần chật kiểu thành phố mà lội ào qua ruộng lầy. Mại muốn trị tụi Mỹ du côn. Mại muốn theo kịp chị em. Mại còn muốn xả thân vì bạn. Cô bạn của Mại đứng dõng dạc chửi Mỹ trên hàng đầu, Mại cũng dám liều với đỉa chứ. Mại đạp xe hộc tốc về Đồng Trầu, trước mắt không thấy ổ gà hay lính địch, chỉ thấy Sâm hiện lên như nàng tiên vẽ trong sách với cánh trắng và hào quang.

   Ông Nhâm lấn lên trên cùng. Sau khi tên quận phó nhận bồi thường ba chục ngàn đồng và cam đoan chấm dứt phi pháo, đội xung kích ra khỏi cái nhà gạch, gặp luôn đoạn đuôi của quân chủ lực kéo qua. Ông Nhâm tiếc cay tiếc đắng: “Bà con mình xuống sớm chút nữa thì một trăm ngàn nó cũng phải đền!”. Bây giờ ông định đỡ lời cho con cháu. Ông sợ chúng nó chỉ khóc kể sướt mướt, thằng địch có thể thương hại đấy nhưng trong bụng nó cũng coi thường mình.

   Ông chen tới sau lưng chị Đa, kịp nghe Hai Ngọ nói với một tên thiếu tá:

   - Lệ nào phép nào đặt ra các ông cũng nói vì dân, do dân. Điều 5 trong hiến pháp ra sao, các ông nhớ không? Anh tôi đi lính về phép, đọc bảy điều giáo lệnh của quân đội các ông, tôi nghe rõ ràng điều 6 điều 7 dặn phải tôn trọng tánh mạng tài sản của dân, phải thân dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân. Úi chà, lu bù là dân trong đó. Anh em lính nhớ thử có đúng vậy không?

   Bọn lính đứng gần bật cười, gật đầu. Tên đại úy tâm lý chiến cố khỏa lấp:

   - Cô em ơi, thời buổi chiến tranh nó khó lắm, cô đừng chạm đến quân đội... Mấy thằng kia, cười cái gì?

   Sâm tiếp lời Ngọ. Thấy Sâm xinh hơn, bọn sĩ quan dồn tới chăm chú nghe, lại bị quất đau hơn. Chị Năm đã dặn Sâm, Sâm cũng tự dặn mình đừng nóng. Nhưng đến đây Sâm không nín được nữa:

   - Nãy giờ các ông nói kỳ cục lắm. Ông gì đây nè, đổ tại đại bác bị sút thước, vậy chớ khi nào các ông khoe đại bác Mỹ bắn con kiến cũng trúng? Còn ông kia nói tàu bay Mỹ ném bom chớ các ông không biết. Hóa ra Mỹ làm chúa đất nước mình rồi. Độc lập ôi độc lập!

   Ông Nhâm sửng sốt nhìn các cô gái. Những lý lẽ ấy chúng nó học ở đâu hồi nào. Bầy phượng hoàng tơ của Kỳ Bường lần đầu xuất trận đã vặt lông bọn diều quạ như chơi! Ông sẽ đỡ lời con cháu, nhưng chỉ để giữ cho chúng cái chừng mực không bị nghi là cầm đầu biểu tình, để thêm kẻ tung người hứng, kẻ đấm người xoa, vậy thôi.

   Má Bảy không theo quân chủ lực. Má đi lùng trung sĩ Huỳnh, và tìm ra Huỳnh trốn trong nhà người cùng họ. Huỳnh sợ bị đồng bào ùa tới đánh chết như thằng Phổ. Cũng là chân cảnh sát trưởng cả, biết đâu...

   Biết Huỳnh mù chữ, lần này ủy ban xã không gửi thư. Má Bảy trịnh trọng báo rằng ủy ban khen Huỳnh đã đánh lạc hướng địch trong khi lùng sục tại Đồng Mè. Huỳnh há miệng:

   - Sao quí ông ủy ban biết được hả bà?

   - Ở đâu chẳng có Cách mạng!

   - Ủy ban sáng suốt vậy, tôi mừng quá hể. Vậy ra trong lính cũng nhiều người đằng mình. Chao, tôi cứ sợ... sợ bà con buộc tội cho tôi tự ý nhảy ra làm cảnh sát trưởng, dẫn quân đi úp anh em du kích...

   Tiếng hô khẩu hiệu trên bãi ga ngớt một lúc lại nổi vang động:

   - Phản đối đánh dân bắt dân!

   - Đả đảo khủng bố!

   Huỳnh hé cái phên liếp dòm ra, chỉ thấy những nắm đấm vung lên trên nón lá. Có lẽ địch vừa bắt ai đó bên trong rào nên có tiếng còi rít và mấy loạt tiểu liên nổ.

   Một chiếc trực thăng phản lực bay đến bạch bạch, tiếng rời và gắt hơn loại thường. Nó vòng hình trôn ốc trên sân ga, xuống chậm dần, dừng lơ lửng khi hai cây đỡ dưới bụng nó gần chạm trụ dây trời vô tuyến. Một tên Mỹ đeo kính lấp mặt đứng níu hai tay vào cửa hông, dòm xuống. Nó không tìm ra chỗ đậu giữa đám đông giận dữ. Chiếc trực thăng lắc lư nhích đến giữa sở chỉ huy, nhả xuống một thang dây. Bảy thằng Mỹ bên dưới nối đuôi nhau leo lên. Máy bay đến cứu riêng bọn Mỹ ra khỏi vòng vây của đồng bào, mặc bọn ngụy lo chống đỡ, mặc những lều vải dưới đất bị thổi bay thốc, đổ nhào.

   Má Bảy cười khảy bên tai Huỳnh:

   - Chưa chi tụi Mỹ đã bỏ lính mà chạy trước!

   Huỳnh biết má nhắc đến số phận của Huỳnh.

   Tiếng súng lại nổ rền trên Đồng Trầu, vẫn theo cái thứ tự quen tai của các trận đánh du kích: ba bốn phát “cắc bụp” bắn tỉa và tiếng “uỳnh” của lựu đạn hay mìn nổ trước, bẵng đi mươi giây khi lính địch nháo nhác tìm chỗ nằm, tới những phát bắn trả lộn xộn, rồi trung liên đại liên gào, súng cối đập thùng, cùng tấu lên bản nhạc khiếp sợ của quân giặc bị đánh.

   Hai, bốn, rồi bảy chiếc trực thăng từ Kỳ Lâm bay về, bò ì ạch dưới những tảng mây đen mọng nước. Chúng xách lủng lẳng những khúc xác máy bay méo mó, như quạ tha chuột chết. Tiếng gì như tiếng reo vui chạy lào xào qua rừng nón lá bên ngoài.

   Huỳnh khép tấm liếp lại, cười rất tươi:

   - Bên mình mạnh số dách! Bác nói ủy ban biểu tôi làm binh biến phải không?


---------------------------------------------------------
39. Bồi thường nhân mạng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 03:50:28 pm »

19

   Út Sâm lầm lì bổ từng nhát cuốc. Lưỡi cuốc bị nung mềm trong nhà cháy, chạm đá quằn lại rất nhanh, cuốc một lúc Sâm lại kê nó trên hòn đá đập chan chát. Trong lúc vội, Sâm tra bừa khúc củi làm cán, và bây giờ bắt đầu thấy rát tay. Mặc cho nó rát. Có đào xong cái hố và khúc hào phụ này trước sáng mới đánh được xe M.113.

   Cô Trấu tức Kim Hương ném cái mủng vào hố, chép miệng:

   - Tiếc trăng ghê. Tao quên mấy điệu múa rồi Sâm ơi. Rề xôn xí la, la la xí...

   Sâm nhấc mủng đất nặng đưa lên cho Trấu:

   - Múa ba cái động tác bắn súng ném lựu cho địch nó coi cái đã.

   Trăng rằm lên cao, nhỏ dần, ngả trắng xanh như cái đĩa sứ trôi giữa bọt mây. Đêm trăng thế này, họp ngoài sân tập múa sướng phải biết. Múa dưới đèn lù mù chán lắm. Cánh nữ thanh niên Đồng Dừa đã tập đến ba điệu múa dành cho liên hoan Tết, thêm một kịch thơ binh vận và Mại đơn ca bài chòi, vọng cổ. Phải dọn trận càn này cho sớm để chơi Tết chứ, các cô bàn vậy, còn lèo thêm: “Phải xong trước Tết năm ba ngày mới kịp dượt lại, chân tay cứng hết rồi”.

   Vào cuối cái ngày “dân chúng về ở với quốc gia”, tên đại tá sư đoàn trưởng phải đích thân ra năn nỉ đồng bào, mời ai về nhà nấy, thề thốt không cho máy bay đại bác phá làng, hứa bồi thường đầy đủ, trước mắt xin trao ngay sáu chục ngàn đồng và sáu tấn gạo. Bị thêm hai trận đánh xe trên đường Một, địch luống cuống trông thấy. Bọn lính nằm ì không chịu đi càn, nhốn nháo đòi về, dọa vất súng. Địch phải rút bỏ Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, kéo quân về đóng giữ Kỳ Minh và rải dọc đường Một. Máy bay đại bác phải bắn chệch ra đồi ra bãi. Trận càn chùng chình trong năm ngày không nhích lên được. Rồi có tin một tên tướng Mỹ từ Huế vào đập bàn vỗ ghế khá nhiều, cho thêm xe M.113 và một số lực lượng đặc biệt. Địch sắp dồn sức đánh vào Kỳ Bường. Chúng quyết chiếm lại Kỳ Bường, dồn dân, xây tại đây ba “ấp chiến lược” điển hình của tỉnh.

   Trấu nhắc đến trăng và múa, tưởng Sâm sẽ mặn chuyện lắm. Nhưng Sâm vẫn lầm lì cuốc đất dưới đáy hố. Sâm đang tự kiểm điểm mà, đâu phải chuyện chơi.

   Hồi chiều chị Năm đến tìm Sâm sau cuộc họp nữ du kích, đưa một tờ giấy đánh máy, bảo Sâm theo mẫu mà làm lý lịch để chi bộ kết nạp vào Đảng. Sâm ngỡ mình nghe lầm:

   - Kết nạp em hả chị?

   - Cô chớ ai nữa. Không ưng à?

   - Dạ, ưng, ưng ghê đi. Có điều... em cứ tưởng...

   - Tưởng sao?

   - Tưởng còn lâu lắm, bao giờ em tiến bộ như chị kia. Em kém quá, mà đã được... rồi hả chị?

   - Kém gì không biết, chớ việc cách mạng em đâu có kém!

   Trước đây chị Năm đã giảng điều lệ Đảng cho Sỏi, Ngọ, Chuân, một số anh chị em trẻ nữa, và Sâm không hiểu vì sao mình lại được kêu đi dự. Sỏi trả lời vanh vách về “bộ tham mưu” và “đội tiên phong”. Ngọ và Chuân cũng nói được một ít. Còn Sâm cứ ngẩn mặt ra nghe. Sâm đoán anh Sỏi sẽ được vào Đảng trước, rồi đến Ngọ, Chuân. Cuối cùng, có lẽ mươi mười lăm năm nữa, bao giờ trong Đảng thừa chỗ như trong nhà trường, may ra mới đến lượt Sâm. Đảng lãnh đạo cả nước, ai lại đi kết nạp cái con nhỏ ăn chưa no lo chưa tới. Sâm ao ước được thành đảng viên cũng giống như hồi nhỏ Sâm ước khi lớn lên sẽ thành cô giáo.

   - Anh Tư, con Ngọ được không chị?

   - Em với Ngọ duyệt rồi. Anh chị em khác đang xét. Em nhớ làm bản tự kiểm điểm nữa nghe.

   Từ lúc ấy Sâm căng óc ra nghĩ.

   Ưu chẳng thấy gì. Cấp trên bảo sao Sâm làm vậy, đâu gọi là ưu được. Còn khuyết thì ôi thôi hàng xâu hàng xốc, chúng nó dắt tay nhau dung dăng dung dẻ kéo ra thành một bầy những con bé Sâm to bằng đốt ngón tay, diễn những trò tếu trong đầu đồng chí Út Sâm đang hốt hoảng. Ở với má thì má phải nhắc phải mắng hằng ngày. Đi đấu tranh cứ chửi cho sướng miệng, mới hôm nọ suýt bị nó bắt trong sở chỉ huy, may mà bà con giằng lại được. Chưa được đánh thì thắc mắc om lên, khi ra trận lại chạy bay tóc, húc đầu vào anh Bê, xấu ơi là xấu...

   Mặt Sâm nóng dần. Còn cái chuyện “ấy” nữa. Báo cáo thế nào đây? Xếp vào chỗ nào trong cái mớ khuyết to nhỏ kia? Tại anh Bê... không được, tội nghiệp anh ấy, mà cũng tại Sâm một nửa. Hễ sai cả hai cùng chịu.

   Sâm tự hỏi: “Mình đã yêu anh Bê thật chưa?”.

   Các cô gái khi tâm tình với nhau hay nói chuyện yêu. Mỗi người một kiểu. Ngọ cứ tủm tỉm, ra cái điều đây còn biết nhiều nữa mà đây chưa muốn kể hết. Trấu giãy nảy như đỉa phải vôi. Mại ngước mắt nhìn lên mái nhà tạm dùng thay trời xanh mây trắng, thở dài. Sâm không thở dài, không giãy, không cười khi nghĩ đến anh Bê, vậy có phải là yêu không?

   Trước khi yêu, người ta phải tìm hiểu nhau lâu lắm, Sâm lại chưa hiểu gì về anh Bê. Ngay tên thật của anh cũng chưa biết. Trước đồng khởi phải giữ bí mật, sau này cả hai bận chạy như cờ lông công, đâu kịp nói gì nhiều với nhau. Có phải là yêu không?

   Khi yêu, người ta muốn lấy nhau, mà Sâm chưa muốn lấy chồng một tí ti nào. Coi mấy cô bạn lấy chồng mà thương hại. Ra đường ai cũng cười cười chỉ trỏ nhé. Bỏ ba má về ở nhà chồng nhé. Có chửa, mang cái trống chầu đi lặc lè nhé. Đẻ đau la làng la xóm nhé... ối chao ôi, khiếp! Sâm muốn làm công tác thật nhiều, học thật giỏi, sống với má... và sống với anh Bê nữa. Lúc nào cũng được gần anh, nghe anh nói hiền hiền, trêu anh cười, nhờ anh bày cho những gì chưa biết, thế là vui nhất. Có phải yêu không?

   Người ta bảo hễ yêu ắt nhớ nhau luôn. Sâm cũng nhớ anh Bê nhưng ít thôi. Có khi cả ngày không nhớ gì cả rồi khi nhắm mắt sắp ngủ bỗng thấy nhớ cồn cào, nhớ khủng khiếp, nhớ như hồi nhỏ nhớ má đi chợ Sâm ngồi khóc một mình, còn hơn thế nữa. Sâm nhớ dội lên một lúc như bỏng lửa rồi ngủ say, quên hết. Vậy có phải và yêu không?

   Sâm giật mình, nhận thấy bản tự kiểm điểm bị gạt đi từ bao giờ và mình đang nghĩ lung tung. Sâm đưa cán cuốc lên gõ vào trán một cái để chấm qua hàng. Rồi Sâm đặt lưỡi cuốc trên tảng đá, lấy sống rựa đập choang choang, tự lên lớp mình rất nghiêm:

   - Mày tầm bậy một cây, Sâm ơi. Các anh chị thương mày, nâng đỡ mày, chứ còn khuya mày mới đáng được đảng viên. Tinh thần mày khi trồi khi sụt, phần đóng góp của mày gắp không đầy một đũa, mày lại hay nghĩ lăng nhăng để mất thì giờ, rối đầu óc. Xấu chưa. Biết dị chưa. Thôi mày nhỏ dại tao tha cho, xí xóa. Có điều hôm nay mày phải đánh một cú thiệt giòn, lập công thiệt bảnh, để giơ tay thề trước cờ Đảng mày khỏi mắc cỡ. Chịu thì ngoéo tay coi!

   Sâm giơ ngón tay trỏ lấm đất lên ngoéo vào không khí một cái, thấy nhẹ người hẳn. Đợi Trấu đến, Sâm nói để nhờ cô bạn cùng nhớ hộ cho lời hứa vừa rồi:

   - Nè, đồng chí Kim Hương, nhất định hai đứa mình phải ăn gỏi một xe đó.

   Trấu không gật ngay, tần ngần:

   - Ờ một xe...

   - Chê ít à?

   - Một xe... thì mới đủ cho mày thôi. Mày lượm mười ba thằng rồi. Toàn thứ đáng tiền: biệt động, bảo an, cả Mỹ nữa. Tao chưa được gì, nghĩ cũng dị.

   Sâm chợt thấy mình ích kỷ quá. Lâu nay Sâm quên bạn, may nó không giận.

   - Vậy để mày giựt mìn, tao bắn yểm hộ. Cái M.113 chia phần mày, lính phần tao... à, lính chia đôi. Khoái chưa đồng chí Kim Hương?

   Trấu tươi mặt nhưng còn giữ kẽ một tí:

   - Rán được hai xe, mỗi đứa một cái hay hơn... Tao kiếm được trái lựu đạn lửa, nghe nói đánh xe ngon lắm, để tao đưa mày.

   - Đâu, đâu?

   Trấu mở bao lưng lấy ra một quả hình trụ, vỏ bìa cứng sơn đen. Sâm mừng quýnh, vội trèo lên mặt đất:

   - Mày đào, tao đi nhờ anh Tư bó kèm vô một trái nổ. Các anh công binh bày vậy đó. Con nhỏ giàu ngầm quá ta!

   Sâm chạy vào xóm. Mươi phút sau Sâm lại chạy ra, cầm mấy thanh tre và một nắm lạt dang gói bánh tét:

   - Tao không nhờ. Anh Tư biết tao tính đánh xe bằng lựu đạn, nhất định ảnh lấy mất trái lửa, còn chửi cho nữa. Chẳng dại. Tự lực hơn.

   - Thì đem nhờ anh ấy.

   - Ấy nào?

   - Anh Bê của mày...

   Trấu né không kịp, bị Sâm cốc luôn thanh tre vào đầu:

   - Ác ôn! Trần Lệ Sâm!

   - Nè má hỏi: con còn nói bậy nữa hết?

   Trấu ngồi thụp dưới hố, tay xoa đầu, tay đưa cán cuốc lên đỡ. Sâm vẫn lăm lăm chực gõ. Trấu bật reo:

   - Chết mày Sâm ơi! Lạy tao một lạy, không tao la làng thiệt to. Bớ làng bớ xóm, con Sâm nó ưng...

   - Thôi, thôi, tao chịu thua.

   - “Dạ thưa chị, em không dám hỗn”. Nói!

   - Dạ thưa chị...

   Cả hai cười rũ rượi, cười rơi cả cuốc và tre.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 03:53:26 pm »

*
*    *

   Cũng đêm ấy, trong ngôi nhà gạch của lão Hạnh cạnh chợ Đồng Trầu, sau những cánh cửa gài cây ngáng rất chắc và chống thêm những tấm phản lim to, thằng Rân bị cha hắn rỉa róc một trận.

   Bộ râu quặp của lão Hạnh cứ nhảy nhảy trong khi lão nén giận để nói cho lọt tai thằng con út. Vợ lão ngồi nhai trầu, chực hờ, hễ lão đánh con thì can. Còn Rân lơ đãng nghĩ đến con nhân tình thứ tư ở thị xã. Con nhỏ khá xinh, chỉ phải cái hôi mồm và ham tiền. Ngoảnh đi ngoảnh lại, mỗi tháng ả xẻo của Rân sáu bảy ngàn như chơi. Ả ngồi tréo chân rung đùi trên giường, khắp người chỉ còn một mảnh vải bằng gói thuốc lá, dựng lên một bàn tay xòe:

   - Khi nãy em giơ năm ngón, nghe chưa, thằng Mẽo cầm tay em bẻ cụp xuống hai ngón, nghe chưa, là nó chịu một đêm ba ghim (40). Vậy mà em không lên xe, em về với anh. Xì, vài bình Sanen (41), vài hộp Oócmôxanh (42) đã kêu cháy túi. Tưởng là công tử Bạc Liêu hóa ra cóc vàng nhà quê...

   Rân lại ném ra một ghim, uống vài viên thuốc kích thích maxitông để hưởng cái thú giành được gái với Mẽo, tuy hắn biết ả nói dối thành thần.

   - ...Mày làm kiểu đó mày giết cả nhà. Mày ăn chơi đào đĩ tao không nói gì. Mày lãnh cái tình báo của tỉnh, tao cũng để yên. Bây giờ tự dưng mày bỏ học, đâm đơn vô hội đồng xã là sao? Nghiến răng đằn tóc như lão Phổ còn không trị nổi dân ở đây nữa là cái bộ ma chết trôi như mày. Nó ăn ốc, mày đổ vỏ. Ừ mày chán học thì chẳng thà mày đi dạy, tiêu xài vừa phải, thiếu bao nhiêu tao cho thêm, đừng vác mặt về cái xã dữ dằn này nữa...

   Rân che miệng ngáp. Hắn có những thói quen lịch sự, ngáp hay xỉa răng đều nhớ che miệng. Hắn đợi cha hắn hết giờ “giảng đạo”.

   Cha hắn được cái tốt là cưng hắn nhất nhà, phải cái xấu là nhát gan, theo ý hắn. Làm quan không xong, làm giàu không nổi, cũng tại cái nhát gan thâm căn cố đế. Hắn khác. Bề ngoài giống hệt học trò gạo điểm bị ho lao, bên trong là... ha ha, là quỉ vương, là chúa đểu, là tay chơi hốt vãi!

   Hắn đã chỉ điểm cho ty công an bắt hơn bảy chục học sinh trong hai năm qua. Tiền thưởng rất hậu nhưng không đủ xài. Hắn nợ bốn chục ngàn rồi. Hai lần hắn chỉ điểm lão chủ nợ mà ty công an vẫn lờ, có lẽ vì tay ty trưởng cũng vay tiền lão ta. Hắn vỡ nợ đến nơi. Hắn cần tiền, cần rất nhiều tiền, nên khi ty công an hỏi đến hắn nhận về Kỳ Bường ngay. Hắn phải theo dõi cả hội đồng xã, cả sĩ quan, cả “Việt cộng”. Hắn sẽ đứng trong tối mà nắm toàn quyền. Chỉ cần hắn giữ vững ba cái “ấp chiến lược” điển hình của tỉnh trên đất Kỳ Bường trong sáu tháng, người ta có thể xếp cho hắn một ghế chi phó công an quận. Bởi vậy hắn mới chịu ghé đít vào cái ghế mọt trong hội đồng xã què cụt này...

   - Tại sao mày xin về xã, nói tao nghe!

   Rân lừng khừng:

   - Tôi... họ bắt tôi về.

   - Quỉ nào bắt được mày?

   - Ty công an. Tôi làm sáu tháng rồi lên quận, ở đây nước non gì.

   - Sáu tháng... bên kia đủ thì giờ nắm đầu mày cả chục lần.

   - Tôi làm ủy viên thanh niên, việc gì tụi nó thù?

   - Mày cứ tưởng họ dại!

   Rân vớ được một món rất bở. Mới nhận chức hắn đã được thưởng mười ngàn. Trợ cấp xây ba ấp, tỉnh cho tới một triệu. Thay vài con số trong giấy tờ là tiền chật túi. Cha hắn làm đại diện che đậy cho hắn. Thằng Huỳnh cảnh sát trưởng dốt đặc cán mai kia, Rân ném cho vài ghim làm phước, nó sẽ lạy tôn Rân làm thầy... Rân nhảy ra rất đúng lúc, khi lãnh chúa đất Kỳ Bường là lão Phổ đã gục, khi chính phủ bí người phải vung tiền ra mua, khi tình hình rối loạn dễ đục nước béo cò nhất. Cha hắn biết sao được chỗ lắt léo ấy!

   - ...Tao chẳng ưa gì cộng sản. Có điều bây giờ dân theo họ sạch trơn, họ mạnh quá thể, phải liệu đường mà ăn ở. Phần tao tao không sợ. Bí kế thì tao nhảy vô Phan Thiết ở với chị mày, cắt thuốc bắc cũng dư ăn. Còn mày, mới chân ướt chân ráo về xã mày đã lập danh sách bắt luôn sáu chục mạng. Mày tưởng họ không biết mày giết người bằng cây viết hả? Sanh sự thì sự sanh. Ừ, cứ coi như về sau họ thua đi. Họ thua cũng còn một viên đạn phần mày. Mày còn sống mà hưởng của được không? Mày đợi hồi nào phân minh ngã ngũ rồi hãy thò đầu ra thì đã sao?

   Lão lặp đi lặp lại chỉ bấy nhiêu. Rân không thèm cãi nữa. Hắn chỉ nể cha bởi cái gia tài. Các anh chị hắn lãnh trước mỗi người một ít rồi, coi như yên ổn. Hắn đợi hưởng cái phần kếch sù còn lại mà cha hắn chưa chịu nhả. Hắn sẽ làm giàu khi có vốn.

   Hắn không làm giàu như mẹ hắn cầm que mủ mít đi chấm nhặt từng hạt thóc vãi trong kẽ sân gạch đâu nhé. Hắn học cao, quen biết rộng, thạo tính toán. Đứng ra bao thầu cái khoản chở gạch để xây các lô cốt “ấp chiến lược” chẳng hạn, mua một ô tô trả dần trong ba năm, thuê một lái xe, có thể thu lãi mỗi tháng chín mười ngàn như chơi. Về sau mở thêm mấy cái lò gạch, đặt ít máy dập ngói nữa... Ai dám mở miệng cãi cha con ông hội đồng?

   Cũng như lão Phổ, hắn về xã kiếm quyền và tiền. Nhưng hắn khác xa lão Phổ. Lão giết người bằng con dao rạch bụng; hắn cười cười giết bằng cây bút. Lão lo cướp ruộng trâu, hắn sẽ kinh doanh một cách thông minh, theo kiểu bà Nhu... Đọc tiểu sử của những tay tỉ phú như Ghétti, Rốcphenlơ, hắn không thấy khoái như khi nghe những chuyện rỉ tai về bà Nhu. “Tài hoa có một, hiểm độc không hai, bạo tay vét của chẳng ai sánh bằng”, hắn đã làm thơ ca ngợi bà Nhu vậy đó. Hắn lại che miệng ngáp.

   - Tao nghe nói mày ưng con Út Sâm trên Đồng Dừa hả?

   Rân thấy nhói giữa mặt như bị móng tay lá lan của cha hắn xỉa vào. Hắn trừng mắt:

   - Ai nói?

   - Ai nói mặc kệ. Thiệt vậy không?

   - Thiệt.

   Rân trả lời như thách thức. Nhưng hắn ngạc nhiên khi mẹ hắn mỉm cười và cha hắn dịu giọng:

   - Con đó hơi ngang tàng một chút mà được người được nết. Mày ưng thì tao hỏi nó cho. Cưới phứt đi. Tao cho chục mẫu ruộng với cái nhà ngoài Đà Nẵng, đem nhau ra đó mà ở. Cậu mày xếp chỗ cho mày dạy học hay mở tiệm buôn...

   Rân không chịu được nữa. Hắn đứng phắt dậy, vùng vằng:

   - Kệ xác tôi, không mượn cha bày.

   - Mày hỗn hả Rân?

   Rân úp mũ phớt lên đầu, đi xuống nhà dưới, giật cửa bước ra ngoài trong khi cha hắn đập bàn quát tháo. Gió rét thốc vào mặt hắn. Hắn rùng mình liên tiếp. Một cơn sốt pha lẫn cái lạnh gây gây chạy dọc xương sống hắn. Dưới trăng, hắn lập cập mở hộp thuốc, ném vào miệng hai viên. Cơn sốt nhẹ dần, biến mất. Chất thuốc phiện trắng hút dần thịt trong người hắn và để lại những cơn mê lâng lâng.

   Mấy năm trước, cha mẹ Rân cố dạm cho hắn một cô vợ giàu sụ, con quan to. Bây giờ khác. Cha mẹ hắn khuyến khích hắn lấy Sâm để kiếm chỗ dựa. Đại khái sẽ có một “hiệp ước tương trợ” giữa nhà hắn và nhà Sâm: “Quốc gia thắng thì tôi bảo lãnh cho bà, Cách mạng thắng bà bảo lãnh cho tôi”. Khôn lắm. Có biết đâu hắn bị Sâm khinh rẻ, xua đuổi.

   Giữa cuộc sống chơi bời thác loạn, Rân vẫn không quên được Sâm. Hắn về Kỳ Bường còn vì Sâm nữa. Phải chiếm Sâm bằng được. Ngựa hay thường lắm chứng, nhưng trị mãi cũng thuần. “Cưới phứt đi... đem nhau ra đó mà ở...”. Rân cười khẩy, cay đắng.

   - Ai?

   Rân nhắm mắt tránh đèn pin thốc vào mặt:

   - Tôi, tôi, Rân đây.

   - Thượng?

   - Đế!

   Rân nhận ra tiếng cảnh sát trưởng Huỳnh. Hắn không chào, cứ đủng đỉnh đi tới giữa những chấm xanh nhảy loạn trước đôi mắt chói. Huỳnh cũng im, né cho Rân vào trường học được dùng làm trụ sở hội đồng, thay trụ sở cũ đã bị phá. Huỳnh và Rân ghét nhau ra mặt, nhưng chưa có dịp đánh lộn hay kiện nhau.

   Rân ngả lưng xuống mấy tấm ván kê sát đất để tránh đạn. Không có gì đắp. Chẳng cần, đã có chất ma túy giữ cho Rân khỏe và ấm. Hắn lại trù tính tiếp cách làm chủ Sâm sau khi chiếm được Đồng Dừa, thôn cuối cùng của cái xã cứng đầu này. Ánh trăng chảy nghiêng qua cửa sổ vào tận góc nhà bên kia, báo hiệu giờ nổ súng sắp đến. Tiếng ù ù của đoàn xe M.113 từ đường Một chạy lên đã tới gần.


----------------------------------------------------------
40. Ba ngàn đồng.
41. Một hiệu nước hoa đắt tiền.
42. Thuốc bôi cho nở vú.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #54 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 03:54:36 pm »

*
*    *

   Trong chiến đấu, có lúc một tổ ba người phải nhét nút cả tiểu đoàn giặc từ một giờ đến một ngày để bộ đội ta kịp vận động đánh tạt sườn, bọc lưng, hốt gọn chúng. Trong trận càn lớn của mười sáu tiểu đoàn địch hiện nay, thôn Đồng Dừa sẽ làm nhiệm vụ của tổ ba người chặn địch để đến tối toàn tỉnh sẽ cùng loạt tiến công. Như cái đinh thép, Đồng Dừa phải hút vào mình tất cả số máy bay, đại bác, xe M.113 hiện có trên sáu xã bị càn, phải tung tất cả các chiến sĩ cầm súng và không súng ra quần với địch. Những ngôi nhà còn sót sẽ cháy. Một số đồng chí và đồng bào sẽ hy sinh, bị thương, bị bắt. Nhưng địch sẽ bị sứt đầu mẻ trán, sa lầy tại đây, và đợt đồng khởi mới sẽ thắng.

   Bê sang Kỳ Minh gặp huyện ủy vừa về, chưa kịp ăn cơm, mời ngay chi bộ đến họp gấp tại nhà chị Năm Tân. Sau một giờ, kế hoạch đã bàn xong. Trước hơn chục cặp mắt thâm quầng cố mở to để chống cơn buồn ngủ từng lúc đè lên mí, Bê nhìn vào mảnh giấy nhỏ trên tay, tóm tắt phần cuối:

   - Sau khi địch vô lọt Đồng Dừa , đồng chí Năm sẽ cho đấu tranh trực diện không ngừng, cho du kích bí mật ở trong đánh tiếp. Xã đội nắm du kích xã cho bắn tỉa từ bên ngoài, tối đến sẽ phối hợp với bộ đội đánh lớn tại Đồng Mè và Đồng Trầu. Tôi đi kèm xã đội, lãnh phản binh biến và nội ứng. Các đồng chí nhớ kỹ: ba giờ chiều mới được phổ biến chủ trương mới đến cán bộ đầu ngành của xã, sáu giờ mới đến các cán sự thôn và đội viên du kích. Tám giờ tối, tổng kiểm tra và báo giờ nổ. Quyết chưa?

   - Quyết!

   - Còn ai “nhưng mà, à quên” nữa không?

   - Hết trơn đó!

   - Vậy cho lửa ăn.

   Bê vò mảnh giấy, châm vào đèn. Tờ giấy cháy rất chậm, như trịnh trọng nhắc các đồng chí rằng không thể sửa chữa một chữ nào trong cái nghị quyết nó mang trên mình.

   - Anh Chín dặn chi bộ mình một điều nữa...

   Cả chi bộ đang mang bao, thắt nịt đều dừng tay, lắng tai.

   - Ảnh hỏi tôi biết đánh mìn điện không. Tôi biết. Ảnh nói: “Kho đạn nổ do trái mìn, mìn nổ do cái kíp bằng khúc đũa, kíp nổ do sợi dây tóc nhỏ xíu. Trong tình thế bây giờ, chi bộ các đồng chí là cái dây tóc của toàn tỉnh đó. Các đồng chí có hứa sẽ bén lửa tốt không?”

   - Anh trả lời sao?

   - Tôi nói: “Anh cứ bấm nút thử coi!”

   Những bộ mặt đói ngủ dãn ra trong tiếng cười hể hả.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #55 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 03:56:02 pm »

20

   Chiếc máy bay L.19 nẩy một cái như bị rắn cắn, chúi xuống, phun khói sau đuôi giống khi bắn rốc kết chỉ mục tiêu. Nó ngoi lên, trụt xuống, lại gượng ngóc đầu bay sà sà về thị xã. Luồng khói như cái đuôi sóc xù lông phình to dần, lấn dần lên chỗ cánh quạt.

   Chiếc thứ hai vọt lên cao. Ra khỏi tầm đạn, nó nghiêng cánh đến gần thẳng đứng, xoáy tròn như con quay, tìm những người vừa bắn. Rồi nó lại lượn số 8, đợi. Pháo địch chuyển làn, bắn vào con hào chạy ven xóm Sông. Đạn bay trên trận địa của Sỏi soàn soạt như những hòn đá ném qua vườn chuối xuyên trăm lớp lá.

   Tư Sỏi rút áo sơmi ra ngoài thắt lưng, giũ mạnh. Một vốc đất và sạn đựng trong áo đổ xuống. Sỏi kéo vạt áo lau vội khóa nòng các bin, giật cho nhảy thử vài viên đạn. Một mảng sườn hào bị đạn 155 xô sập đã lấp Sỏi đến cổ.

   - Rớt chưa Chuân?

   Chuân cười híp mắt, quay lại.

   - Mù quá không thấy. Chắc rớt, cháy như đầu máy xe lửa mà. Phía đó chắc anh Bê với tổ chị Ơn bắn.... Anh chảy máu mũi kia nè!

   Sỏi đưa tay quệt mũi. Hèn gì cứ sụt sịt như bị cảm. Một đồng chí du kích nhảy lên miệng hào, giật một cành mua ném cho Sỏi. Sỏi vò mấy lá mua non nhét hai lỗ mũi.

   Bốn chiếc AD.6 vẫn đánh dãy gò Chà Là. Xuống thấp chúng đen trũi, trườn lên lại trắng lóa, bay ngang thì trắng với một chấm đen ở giữa như con rận, chúng đổi màu không ngớt. Hết bom đến rốc kết. Mỗi chiếc nhả hai đường chỉ đen song song phụt chéo xuống đất. Chúng tức điên và những người mặc áo đen vẫn đứng dưới hố, chĩa súng lên. Mấy tổ bù nhìn rơm của du kích đã hút máy bay địch về phía gò hoang.

   Sỏi căng mắt nhìn qua đồng. Không thấy gì. Sương đặc hồi sáng đắp kín mặt ruộng như chăn bông giờ đã bốc cao và loãng ra, những lớp mây làm bằng khói đạn pháo và đất bột mịn vẫn đọng lơ lửng chung quanh thôn Đồng Dừa. Tiếng động cơ rè rè đến gần. Những tràng 12 ly 7 rạch tấm màn trắng xám che mắt, phóng những đường lửa vào lũy tre, nổ ục ục, tóe từng chùm hoa cải đỏ. Xe M.113 lẩn trong mù đang tiến vào Đồng Dừa.

   Sỏi nắm một tiểu đội du kích đánh lưu động, được gọi là “quân ứng chiến”. Số du kích còn lại được chia làm mười bốn tổ bố trí chung quanh thôn. Du kích bí mật sẽ đánh trước, rút trước. Tổ Sâm bên trái, tổ Ngọ bên phải, nấp trong các hầm đào bên ngoài lũy tre, sẽ giật mìn phá xe. Sau đó tiểu đội Sỏi bắn chặn địch cho chị em lui ra sau, giấu vũ khí để sẵn sàng ra níu kéo quân giặc.

   Lá tre trên hào chợt động lao xao. Gió đất nổi rồi. Bức rèm khói bụi chậm chạp bò ra đồng. Chiếc xe bọc  thép đầu tiên hiện ra, phun lửa loe lóe, trèo qua một bờ ruộng. Chiếc thứ hai lội giữa lúa mới bén gốc, hai sợi xích hốt bùn ném vãi sang bên khiến cả một khoảnh đồng nước cùng vật vã theo nó. Một chiếc nữa leo lên cồn đất mả, dừng lại, nhả một búng khói cạnh sườn, rẽ chếch sang phải. Khoảng hai chục chiếc xe đang đào bới cánh đồng cấy áo vá, gào, rít, ho, khạc, giăng hàng ngang ùa tới. Những tấm thép bóng màu lá sẫm, lắp xiên trước mũi xe, nhô lên thụp xuống như những cái trán trâu bơi qua sông.

   Chuân bật kêu:

   - Lúa nhà mình... hết, hết trơn!

   Sỏi gạt mồ hôi trán:

   - Thì bắt nó đền mạng!

   Hai má Sỏi hóp lại, quai hàm bạnh ra. Đôi mắt sâu gườm gườm nhìn lũ xe quỉ quái đang phá lúa. Xáp mặt tụi Mỹ lái xe kia, Sỏi sẽ xóc cho mỗi thằng một lưỡi lê các bin thật ngọt vào ngực, ngoáy mạnh một cái trước khi đạp chân, giật lê ra. Hai quả lựu đạn trên thắt lưng Sỏi như cựa quậy đòi nhảy tới.

   Sỏi liếc sang trái:

   - Nguy rồi!

   Tổ của Sâm gặp trắc trở lớn.

   Sâm đã chôn mìn - một quả đầu đạn 105 lắp ngòi nổ giật dây - trên con đường đất khá rộng. Đúng như Sâm đoán, một chiếc xe đang chạy trên con đường ấy. Nhưng một chiếc khác lội băng ruộng đang đâm thẳng vào hầm của Sâm, và ác làm sao, nó lại vượt lên trên chiếc kia, nó sẽ đến trước.

   Tổ Sâm chỉ còn cách bỏ mìn, rút lui vào xóm.

   Sỏi kê súng, ngắm chiếc xe thứ hai. Thằng Mỹ bắn trọng liên ló đầu khỏi buồng lái, quét từng tràng. Cái mũ sắt dưa hấu hiện nhấp nhô trong lỗ ngắm của Sỏi. Phát đầu lọt thỏm đâu mất trong tiếng súng địch. Phát sau trúng vào tấm thép trước xe, bật một chấm lửa nhỏ. Thằng Mỹ nhớn nhác tìm. Nó xả một chuỗi đạn về phía Sỏi, trên cao. Phát thứ ba có lẽ sạt bên tai nó. Nó thụt đầu xuống, tay ghì cò quét đạn lên trời. Nhưng chiếc xe vẫn đè bẹp các bãi chông cắm chen trong lúa, chạy bì bõm về phía bụi mua nhô lên giữa gò đất mả, có những cành tre và ổi cắm chung quanh. Nó không chậm lại, không đổi hướng.

   Còn độ ba chục thước nữa, xích xe sẽ đè trên hầm của Sâm. Sỏi nuốt khan nước bọt, lại bắn. Chuân ngắm vào đám mũ sắt lố nhố trên thùng xe, bóp cò liên tiếp.

   Chiếc xe cứ sấn tới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #56 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 04:00:10 pm »

*
*    *

   Một cô du kích, một quả mìn, một chiếc xe, thế là có chiến công. Cô du kích chỉ cần chôn mìn ở một khúc đường vắng, đợi chiếc xe nhà binh lẻ nào chạy qua là bấm hay giật, mời nó xuống ruộng mà liên hoan với cá rô. Sau đó cô còn thì giờ cuốn dây mìn và hát nghêu ngao trên đường về. Chỗ vướng cuối cùng là cô nên uống dừa nạo ở nhà nào và ăn cháo gà ở nhà nào khác, để bà con khỏi trách.

   Thế nhưng cũng có những lần đánh xe rất khó. Sâm và Trấu đang gặp khó.

   Khi nguy hiểm hiện lên trước mắt, hai cô gái đều thấy cả người mình vụt tê đi trong một chớp loáng. Óc ngừng nghĩ, tim ngừng đập, chân tay khựng lại ở một tư thế dở dang nào đó. Sau cái tích tắc ấy, ý nghĩ nào đã từng nằm lâu nhất trong đầu mỗi cô bỗng vọt ra trước tiên, rất mạnh, cuốn con người theo nó. Trấu định bỏ mìn chạy vào xóm. Sâm muốn đánh luôn chiếc xe thứ hai. Và Sâm giữ bạn lại.

   Đứng trong cái hố tròn, hai cô thấy đất rung đều đều dưới xích xe, nghe trọng liên nổ thẳng hướng mình thành tiếng đập sắt chát chúa. Sâm dán mắt vào chiếc xe trên đường đang lết tới ăn mìn. Trấu thụt xuống lại nhô lên, hổn hển:

   - Nó tới sát rồi?

   - Đâu, còn xa.

   - Chiếc bên này nè.

   Sâm quay đầu. Chiếc xe lội ruộng còn cách chừng hai chục thước. Xích nó ngoạm đất hối hả. Cái mặt bóng nhẫy thèm muốn của nó ngước lên, gục xuống, sắp há miệng táp. Mặc nó. Sâm lại nhìn chiếc kia.

   Một quả 105 mới tinh quí lắm. Và quí hơn nữa là chiếc xe phải diệt để làm quà dâng Đảng. Sâm không thể bỏ mìn, bỏ chiến công. ánh mắt của Sâm quấn lấy nó. Vái trời vái đất cho nó chạy mau tí nữa! Chạy mau lên mày! Rán chút xíu... Sâm nắn nắn trái thủ pháo trên tay. Một lựu đạn lửa, một lựu đạn nổ, Sâm bó lại như đòn bánh tét. Mìn nổ xong mới đánh thủ pháo được. Ném thủ pháo trước thì lộ chỗ nấp, xe dừng lại, không giật mìn được. Hai má lấm tấm tàn hương của Trấu lúc này tái nhợt, càng nổi rõ bộ râu lọ nồi:

   - Chạy Sâm ơi, chạy!

   Sâm gắt:

   - Ngu, nó chưa thấy mình. Sắp sửa rồi!

   Trấu lại quấn đầu dây điện thoại vào bàn tay. Sâm hồi hộp quá. Mắt nảy đom đóm nhưng ít thôi, còn thấy rõ. Năm thước. Bốn thước... Sâm không thở nữa. Trời đất biến hết. Ba thước. Chiếc xe chồm lên, dừng lại. Sâm muốn khóc thét lên. Tức quá. A, nó lại chạy hùng hục.

   Sâm gọi ngút hơi:

   - Giựt!

   Trấu nhào ngửa ra sau. Sợi dây mìn rạch đất nhảy tưng lên cao. Một cục khói tròn, trắng, đặc sánh phì dưới bụng xe. Rất từ tốn, nó nghiêng mình nhấc một bên xích lên như mở lối cho khói thoát, đứng một chân như thế vài giây, rồi buông mình phủ phục xuống. Đất nảy rùng rùng. Bảy tám cái bóng chân tay vung vẩy bay ra khỏi vầng khói, cắm đầu xuống ruộng.

   Sâm chỉ kịp trông thấy bấy nhiêu. Xoay mình lại, Sâm vung tay ném luôn trái thủ pháo vào chiếc xe lội ruộng đang rồ máy chạy chậm lại, giơ cái mặt lì lì cách Sâm bảy tám thước. Nó vẫn chưa thấy miệng hầm che lá rất kín.

   Đòn bánh tét nửa đen nửa xám bay loằng ngoằng tới đập vào mũi xe, rơi xuống. Con vật thép rít một tiếng, dừng lại, nhún nhún trên dãy bánh xe. Chắc thằng lái chưa hiểu gì cả. Sâm lắp bắp:

   - Chết cha!

   Trấu đã bớt sợ, hỏi dồn:

   - Bị... bị thương...

   Sâm rên trong họng. Không đôi hồi, Sâm đạp chân vào thành hố, vọt lên. Sâm chạy ào tới trước đầu xe, ngồi thụp xuống, chụp trái thủ pháo như bắt con heo sổng chuồng.

   Trên trận địa, sau lưng và trước mặt Sâm, cùng bật lên những tiếng kêu hốt hoảng. Súng ta súng địch lặng đi một chút, lại nổ túi bụi. Du kích xả đạn qua đầu Sâm, vây quanh Sâm, giữ cho cái bóng nhỏ ngồi xổm trước quả núi gầm rống. Lính địch ở các xe khác đang chạy lắc lư cũng tưới đạn vào Sâm.

   Sâm không để ý đến những tiếng chíu chíu chốc chốc và những luồng bụi trắng phụt quanh mình. Sâm không thấy thằng Mỹ bắn trọng liên chúc họng súng xuống quét một tràng sau lưng mình, rồi trúng đạn rơi lọt thỏm vào buồng lái. Sâm không biết thằng Mỹ lái xe luống cuống trong mấy giây, không cho xe chồm lên nghiến Sâm, cũng không kịp chạy lui tránh thủ pháo. Chung quanh Sâm loáng thoáng một bức tường xanh xám vấy bùn, mùi dầu cháy rất nóng, tiếng máy và súng gào đâu đó.

   Sâm chụp trái thủ pháo, rút chốt, tống nó xì xì vào gầm xe, chạy về hầm, nhảy ào trên lưng Trấu. Tất cả mất chừng mười lăm giây.

   - Rút, Trấu!

   Hai cô xách súng chạy khom lưng dọc khúc hào nhỏ, luồn qua lũy tre, lọt vào con hào lớn trong xóm. Thoát rồi. Trấu túm tay Sâm lắc mạnh:

   - Sao nhảy lên?

   Sâm đè tay lên ngực, hít mấy hơi mới nói được:

   - Quên... rút chốt...

   Ngoài kia, chiếc xe bị đánh đang giật lùi. Một cây khói đen mọc trên thân nó, lớn lên vòn vọt, màu đen có ánh xanh của thép. Thỉnh thoảng một cái lưỡi đỏ xuyên khói thè ra liếm gió, thụt vào. Bọn lính trên thùng xe nhảy ào xuống ruộng, ngã chới với. Chúng xóc chông, trúng đạn. Một tiếng “bụp” không to lắm. Những luồng lửa nhọn xì ra túi bụi. Thùng xăng hay súng phun lửa gì đó đã nổ. Cả khối thép vuông bốc cháy rừng rực như cái nhà giấy.

   - Út!

   Sâm nhảy lùi. Tư Sỏi chồm tới, giơ tay như sắp tát Sâm:

   - Mày điên hả? Trả súng cho xã đội! Đưa đây!

   - Ủa, anh làm gì...

   - Ai bày mày đánh kiểu đó? Ai bày?

   Chuân kêu: “Phóng lựu, cúi xuống!”. Một quả lựu đạn phóng nổ gần miệng hào, hắt lá tre khô rơi lả tả. Trấu đẩy Sâm ra sau lưng mình. Sâm xách súng chạy dọc hào một mạch, để Trấu ăn nói với Sỏi.

   Trấu đã nóng mũi:

   - Nè anh Tư, không lo đánh giặc để đi đánh em út, bà con cười chết.

   - Cô nữa! Đánh vậy, chết uổng mạng còn mất võ khí...

   - Anh thấy Mỹ chết nhiều, anh xót ruột muốn trị tụi tôi à?

   Trấu nói khá chua. Chuân và anh em xúm can Sỏi, nhất là các cậu trẻ rất ngại phật lòng các cô du kích. Sỏi hậm hực bỏ đi. Chỉ cần một viên thôi, trong số cả ngàn viên đạn bắn như tạt nước ban nãy, trúng vào Sâm... Sỏi lạnh người. Chưa bao giờ Sỏi thật sự bằng lòng để em gái ra trận cả.

   Qua khỏi khúc hào ngoặt, Sâm đi chậm lại, hai tay vẫn nắm khư khư cây súng như sợ bị giật mất. Giận ứ hơi. Phải kiện tới nơi cho biết mặt. Làm xã đội mà quân phiệt hạng nặng. Hứ, chị em du kích để yên cho ông ấy thì chớ kể...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #57 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 04:02:48 pm »

   Đến quãng hào bùn ngập mắt cá, Sâm cúi xuống xắn quần mới thấy bàn chân trái đầy máu. Bắp chân của Sâm bị đạn xé một đường thịt dài độ hai đốt ngón tay, máu ra nhiều, hai lớp quần rách dính bết vào da. Hèn gì Sâm cứ thấy ngứa ngứa, cắn cắn. Sâm nghĩ ngay: “Giấu cho kỹ, không lại bị mắng gấp đôi”. Y như hồi nhỏ Sâm lén đi tát cá, xách xâu cá về đưa má, đã bị rầy lại phải cố giấu cái gai cắm vào chân.

   Sâm ngồi xuống một chỗ đất khô, băng vết thương, quấn thật gọn để chạy khỏi sổ. Tai Sâm còn ù, không nghe tiếng chân lép nhép đến gần. Khi Sâm kéo vội ống quần xuống che chỗ băng thì Bê đã tới trước mặt. “Ông bí thư sắp chỉnh một tua nữa cho coi. Số mình đen như quạ”, Sâm đứng dậy định chuồn thẳng.

   Bê cười, nói hấp tấp:

   - Em đánh ngon lắm. Hoan hô. Mới đếm sơ sơ được hăm bốn thằng xuôi cẳng sáo. Phía đường cái được một xe nữa, mìn tự động. Tổ chị Ơn ăn một tàu rà. Phát tài to. Tụi nó lùi ra đồng kia nè.

   Sâm đang sầm mặt bỗng tươi lên. Nhưng Sâm cẩn thận hỏi lại, trong khi lén lấy chân vùi mấy túm bông dính máu vào kẽ đất:

   - Anh thấy em đánh không?

   - Còn không thấy? Anh bắn yểm hộ hết một băng tiểu liên. Cú thứ hai hơi liều đấy. Lựu đạn không nổ thì bỏ, đừng nhảy ra lượm.

   Sâm nhoẻn cười, vui rộn rực. Anh Bê của Sâm thế đấy. Bảo Sâm không yêu anh sao được chứ. Sâm muốn nói ngay một câu gì đấy thật nồng nàn, thật đằm thắm, nhưng không kịp nghĩ ra. Hai ánh mắt quấn quít nhau một loáng.

   - Anh đi... Em băng cho kỹ, tránh làm độc. Bông băng đây.

   Bê ấn một gói nhỏ vào tay Sâm, đi vội về phía tiểu đội của Sỏi.

   Một loạt tiếng rít xé vải nổi trên đầu Sâm. Đạn cối. Sâm nép vào hàm ếch tránh mảnh, áp một tay trên má, nghĩ: “Đáng lẽ mình phải thưởng anh Bê. Ví dụ... à... cho anh hôn một cái...”. Sâm cười xấu hổ với mình.

   Má, anh Tư, các bạn gái, năm sáu anh con trai, bấy nhiêu người đều thương Sâm. Chỉ một mình anh Bê hiểu Sâm hơn cả. Anh yêu Sâm như trai yêu gái và như đồng chí yêu đồng chí. Anh đưa cánh tay khỏe để Sâm vịn, vươn cao, tiến lên ngang hàng với anh, vượt anh nếu có thể. Khi hai người yêu nhau và cùng yêu chung một lý tưởng, sao mà dễ hiểu nhau đến thế! Mỗi lần gặp không hẹn lại giúp Sâm tìm ra những nét đẹp của anh, để mừng khấp khởi cho mình và thêm gắn bó với anh chàng hơi xấu trai, rất ư là nhút nhát trước mặt Sâm.

   Tổ của Ngọ chưa đánh được. Xe địch chưa đến chỗ Ngọ chôn mìn đã tháo lui. Ba cô gái mặt bôi đen rầu rĩ nhìn ra đồng, lại nhìn nhau. Khi Sâm đến, Ngọ dặn:

   - Mày trúng số độc đắc rồi, còn tụi tao vô sản chay. Lát nữa mày cứ rút trước. Hầm súng tụi tao gần đây, nhảy ba bước là tới, khỏi lo.

   - Cần dời mìn tao phụ với.

   - Không. Khi nãy một chiếc chạy thẳng vô, tao khoái quá. Chiếc đó to hơn hết, to kỳ cục lắm...

   Trấu vừa chạy theo kịp Sâm, chen vào:

   - Cá sẩy là cá to mà?

   - Quỷ! Bộ thằng Mỹ có một thứ xe thôi à? Tàu bay của nó cũng mấy chục kiểu nữa là xe!

   Trấu nháy Sâm một cái, bảo Ngọ:

   - Ông Sỏi mới dọa tát con Sâm, đòi tước súng. Ổng kêu nó đánh ẩu. Ổng nạt tao nữa. Tụi tao cử mày thay mặt đội nó đấu ông Sỏi một mẻ, Ngọ à.

   Ngọ luống cuống quay đi, cúi nhặt mấy cái vỏ đạn rơi dưới đáy hố, không đáp.

   Chị em nhìn nhau tủm tỉm. Các cô biết giữa Ngọ và Sỏi - đôi trai gái ngược nhau từ nết đến người - đã có một cái gì đấy dìu dịu, nhè nhẹ, không nói ra nhưng vẫn phảng phất trên nụ cười ánh mắt. Cả hai đều tưởng khéo giấu. Những người đang yêu cứ tưởng ai cũng hoa mắt như mình.

   Trấu định trêu thêm, nhưng bị Sâm lôi đi. Sâm gắt nhỏ:

   - Mày ác lắm.

   - Ác gì? Tại mày có tật mới giật mình.

   - Thôi bà ơi, lòng vả cũng như lòng sung. Tới lượt bà, tôi nhận bà xuống sông.

   - Đến Tết!

   Trấu nói cứng, nhưng bắt đầu chột dạ.

   Cả hai qua tổ chị Ơn.

   Trong quãng hào chạy dọc vạt sắn non, ba chị em đang sửa chỗ kê súng. Chị Ơn cười giỡn rất bốc:

   - Nghe nói bắn rơi tàu bay, Mặt trận thưởng huân chương. Tụi tao bàn: một huân chương thì chẳng biết ai đeo ai không, thôi xin cấp trên đổi cho bốn cái huy hiệu. Anh Bê một, ba đứa tao ba cái. Bắn chung cái tàu rà mà.

   Một cô mách:

   - Báo cáo đội trưởng, chị Ơn bị thương.

   - Đâu chị?

   - Không coi được. Du kích bí mật mà.

   - Kìa chị, bí mật với chỉ huy nữa à?

   - Hễ tao cho mày coi, thằng tàu bay trên kia dòm xuống nó cười chết.

   Thì ra chị bị một mảnh pháo nhỏ cắm vào mông. Máu ra ít, chị cứ để liều như thế đánh tiếp.

   Sâm bắt chị nghỉ. Chị cứ nửa giỡn nửa thật:

   - Tụi bay đánh xong còn ra níu kéo bọn lính. Tao sướng, bà Năm Tân cấm tao ra trực diện, tao xuống bem nằm ăn hột dưa chơi. Chợ bán hột dưa Tết nhiều rồi, tao gửi mua tới nửa ký đây nè.

   Chị đưa mỗi cô một nắm hạt dưa đỏ tươi.

   Chị Ơn cũng đỏ tươi. Sau khi bắn trúng những tên giặc đầu tiên, người đàn bà công giáo đau đến quẫn trí ấy tỉnh lại, khỏe lên. Sâm hay đùa: “Chị Ơn hạ được một thằng là trẻ ra một tuổi”. Chị trẻ ra thật. Chị từ hai mươi tám tuổi vọt lên bốn mươi, rồi lùi lại hai mươi ba.

   Sau trận càn, đồng bào Kỳ Bường sẽ bầu cử ủy ban Mặt trận xã. Chi bộ định giới thiệu chị Ơn, ông Nhâm, và một ông giáo mới rời thị xã về theo Cách mạng. Tuy không vào du kích, mấy hôm nay chị Ơn cứ nhất định giành một cây súng, theo chị em đánh mê mải không nhớ cơm nước. Chị Năm Tân dặn Sâm nhiều lần: “Em phải trông chừng chị Ơn, đừng để chị liều, đừng cho chị đi chỗ nguy hiểm”.

   Từ xa vẳng đến tiếng máy bay trực thăng ì ì. Sâm lo quá, lại giục:

   - Chị Ơn xuống hầm đi chị!

   - Con này kỳ chưa! Làm chỉ huy mà không hô bộ đội tiến, lại cứ bắt rút lui!

   Sâm đành bấm Trấu ra, dặn theo sát giữ gìn chị Ơn, rồi đi dưới hào qua chỗ tiểu đội hai. Súng cối địch vẫn giã tới tấp xuống lũy tre. Địch đang dồn quân dồn xe lại, sắp sửa phối hợp với trực thăng để xung phong đợt hai.

   Máy bay trực thăng rền nghe đã nặng và đều như bầy ôtô leo dốc. Ba, sáu, chín... hai mươi bốn chiếc chia thành tám tốp, với hai chiếc trực thăng phản lực kèm hai bên, đang bay thẳng đến Đồng Dừa. Trông chúng như bầy ruồi xanh rung cánh lơ lửng một chỗ trên không, từ từ phình to dần.

   Kể cũng lạ. Cách đây nửa giờ, Sâm tưởng chừng ở đời không gì khoái bằng diệt được một xe M.113. Lúc này Sâm lại nghĩ đến hai chiếc xe một cách hờ hững, xem chúng như của rơi của rớt ở đâu ấy, chỉ có trực thăng mới quí. Sâm thèm bắn rơi trực thăng quá. Sâm thường có những ham muốn như vậy, đột ngột nảy ra nhưng hết sức nồng cháy.

   Chiếc trực thăng phản lực dẫn đầu đến gần, trông giống cái đờn cò (43) với một thanh ngang sau đuôi. Sâm đưa súng ngắm, lại hạ xuống. Bắn không tới. Sâm bắt đầu bực mình với cây súng săn. Hình như chiếc trực thăng biết Sâm không trị được nó. Nó nháy nháy con mắt cửa kính, nó kêu phành phạch thật to, nó chúc cái mõm chó gù gù xuống ngửi đất. Chọc tức chơi mà. Nó duỗi thẳng hai cái cẳng dài dưới bụng, làm như nó muốn đậu chỗ nào thì đậu, chẳng ai làm gì được. Một sợi khói đen phụt dọc thân nó. “Rééét-ùng!”. Một sợi nữa, “Réét ùng!”. Nghênh ngang chưa. Nó giơ sườn cho Sâm. Cửa kính lại chớp nắng lườm Sâm một cái. Sâm không nhịn được, lẩy một phát. Nó không thèm quay lại xem ai bắn, vòng luôn ra bờ sông.

   Sâm tức lộn ruột, chạy một mạch đến chỗ tiểu đội hai. Một loạt súng vừa bật lên phía ấy. Chị em đang chống đổ bộ. Tiểu đội ứng chiến của Sỏi cũng vừa hộc tốc chạy về trận địa ven sông Nhỡn.

   Từng tốp ba chiếc H.34 sà sà đáp xuống. Cửa bên hông mở một lối đen ngòm, họng trung liên chếch xuống, khạc mỗi hơi hết gọn một băng. Rốc kết, lựu đạn nổ dồn dập. Những con cá voi xanh xám, phun lửa quanh thân, đang bơi dồn lại đè trên xóm nhỏ. Những bóng đen to bằng hai ba cái nền nhà lũ lượt kéo qua vườn. Gió cánh quạt vật tre cau quằn quại, xốc ngược các mái tranh. Trùm lên trên tất cả là tiếng rống đinh tai nhức óc của hai mươi sáu máy bay xúm xít, giội xuống làm rung mặt đất.

   Tốp trực thăng thứ ba đang hạ. Một chiếc bỗng chúi mũi một cái như vấp phải cọc. Nó dừng lại, lắc lư. Như sợi dây treo vụt đứt, nó rơi tõm từ độ cao năm chục thước xuống bãi. Thân nó bẹp lại, vỡ toác. Khói ồng ộc tuôn qua các chỗ nẻ, như nó ăn no một bụng khói trước khi đi càn.

   Trong con hào, chị em đấm lưng nhau reo hả hê. Sâm đã mượn được cây trường Mỹ nặng kinh khủng của một cô bị đau bụng phải về nhà nằm. Trong xác chiếc trực thăng vừa rơi chắc có một viên đạn của Sâm. Sâm gào hết hơi để át tiếng máy:

   - Chiếc bên trái, bên trái!

   Hai chiếc còn lại trong tốp không dám đỗ, mà hình như chưa được lệnh chuồn ngay. Chúng quần một vòng do dự, xả trung liên và ném lựu đạn cầu may vào rặng dừa ven sông.

   - Bắn!

   Sáu viên đạn cắm thun thút vào mang tai, sườn, lưng chiếc đi trước. Thằng bắn trung liên nhào nghiêng sang bên. Chiếc trực thăng rùng mình liên tiếp. Một chấm nhỏ dính lại bên hông nó, nở to, cháy tỏa ra lem lém. Nó quay đuôi định chạy, rồi lảo đảo hạ xuống bãi. Thằng lái cũng khá. Máy bay xuống đến đất, không rơi, nhưng chìm hẳn trong khói. Một đống lửa thui chó. Vài tên lính lổm ngổm bò ra, cõng lửa trên lưng, còn bị mảnh lựu đạn đuổi theo quật nhào. Lựu đạn nổ trong máy bay như muối hầm trong nồi đất.

   Sâm gọi chị em chạy ngay sang vị trí thứ hai cách chừng ba trăm thước. Hai chiếc trực thăng phản lực đến nã rốc kết và bắn đại liên từng tràng dài như buộc cò xuống khúc hào vừa bỏ.

   Chị Năm Tân cầm lựu đạn đến chỗ Sâm. Chị hét vào tai Sâm:

   - Ủy ban xã biểu đương nữ du kích. Sâm được đề nghị trên khen.

   Sâm ấp úng:

   - Dạ, em gặp may thôi.

   Chị Năm không nghe rõ, gật đầu. Sâm vẫn nghĩ mình gặp may, chứ ai chẳng muốn giết được nhiều giặc cho sướng tay.


---------------------------------------------------------
43. Đàn nhị.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 04:06:37 pm »

*
*   *

   Đến quá trưa, các cánh quân địch lần lượt lọt vào Đồng Dừa.

   Từng tổ, theo nhiều đường khác nhau, đội du kích xã rút ra dãy gò Chà Là. Bê và tổ cuối cùng đến lúc hai giờ chiều. Anh em du kích tản rộng trong lòng con suối khô, lấy cơm nắm ra ăn.

   Tư Sỏi đang đợi Bê đến để hỏi về hai cái lệnh mà Sỏi thấy rất ngược đời: rút xã đội trưởng Trưng đi công tác gấp ngay giữa trận chống càn, và cho du kích rút ra khỏi làng chứ không xuống hầm bí mật. Nhưng Bê vừa đến nơi, hỏi thăm anh em xong đã đi thẳng vào hóc Duối. Sỏi đành ủ thắc mắc lại đấy. Được anh em rèn cho nhiều lần, Sỏi đã bớt cái tật Lý Quỳ chút ít.

   Một đồng chí càu nhàu:

   - Sỏi ơi sao không cho độn thổ?

   Sỏi nuốt vội miếng cơm ghế sắn, nói lơ lửng:

   - Cần ra phải ra chớ.

   - Mình nói nè. Nằm trong đó như mọi lần là hay nhứt. Ra đây thì dễ, khi trở vô mới đắng họng. Mù mịt cái tình hình, bò tới đâu gặp địch tới đó, còn bị bà con nói xa nói gần nữa.

   Sỏi chợt nghĩ ra một lý rất hay:

   - Trong đó có du kích bí mật đánh tiếp, ngon gấp mấy tụi mình kia chớ. Chửi địch xong lại đánh, đánh xong lại chửi, sướng không!

   Sỏi rất bốc với thành tích chống càn hôm nay. Bốn xe bọc thép, một tàu rà, năm trực thăng, địch bị đạn và xóc chông đếm được hơn trăm đứa, không kể bọn chết rơi chết rụng đầu gành cuối bãi. Toàn tỉnh sao chưa biết chứ trong huyện thì Kỳ Bường dẫn đầu rồi. Và Sỏi cũng phải nhận rằng chị em “bôi mặt”, ít súng hơn, đã diệt địch không kém đội du kích xã. Cô em gái bị Sỏi ngăn mãi không cho ra trận lại đánh giỏi không ngờ, khiến Sỏi cứ vừa mừng, vừa ngượng, lại lo thế nào.

   Sỏi gói nửa nắm cơm còn lại cho vào bao, nằm ngửa trên tảng đá, vỗ bụng ca bài chòi bằng cái giọng cổ ồ ề:

Có phước được chồng hay chữ,
Em vô phước được thằng chồng dữ ăn
Nấu ít thì nó cằn nhằn,
Nấu nhiều nó lại nhăn răng... cười là nó cười.
Tháng năm cho chí tháng mười...


   Tiếng dép nổi rào rạo trên sạn. Đồng chí gác nhô ra, nói vội:

   - Anh Bê mời anh vô chỗ hóc Duối.

   Nhác thấy nét mặt hoảng hốt của bạn, Sỏi chồm dậy:

   - Tao đi nghe Chuân. Mày chia lại đạn, sửa soạn cho anh em đi bắn bia (44).

   Cô Mại ngồi úp mặt trên đầu gối. cạnh Bê. Nghe tiếng Sỏi chào, Mại ngấc đầu:

   - Sâm bị bắt. Ngọ chết rồi... Làm sao bây giờ anh Tư ơi?

   Mại òa khóc to tiếng.

   Sỏi từ từ ngồi xuống. Sỏi không hiểu gì cả, chỉ bực mình. Bao giờ Sỏi cũng khó chịu khi thấy người khác khóc.

   - Gì anh Bê?

   - Vậy đó Ngọ hy sinh, Sâm bị địch bắt trong khi đang đánh.

   Giọng Bê khản như cả ngày khát nước.

   - Nó... hai đứa nó... lại nhảy lên xe bạt tai tụi Mỹ chớ gì?

   Bê lắc đầu, đưa bi đông lên uống một hớp. Trong khi kể, nói vài câu Bê lại nhấp một hớp như máy.

   - Hồi ta đánh gãy đợt hai thì... chưa sao hết. Tôi nhắc Sâm thu quân. Chị em về rửa mặt thay áo xong cả, tụi nó mới đổ bộ xuống gò Chùa...

   Sỏi gật đầu. Sợ em ham đánh không chịu rút, Sỏi đã cẩn thận chạy tạt qua nhà để soát lại, thấy Sâm nằm ăn chuối dưới hầm và cười rúc rích với má. Sâm còn nhét túi cho anh mấy quả chuối. Sỏi nắn túi. Hai quả chuối mềm nhũn còn đấy. Mắt Sỏi đổ lửa:

   - Còn... tổ Ngọ?

   - Chính tôi giục Ngọ xuống hầm. Ngọ biểu chị em tháo dây thu mìn, còn hỏi lại tôi ám tín hiệu tối nay...

   Trận càn này đặc biệt nhiều Mỹ. Mỹ lái M.113 và bắn trọng liên. Mỹ lái trực thăng. Mỹ hàng lô đi chỉ huy bọn lực lượng đặc biệt, và bọn này bô bô những chuyện “uống máu ăn gan Việt cộng, lấp sông Bến Hải, nhảy dù Thăng Long”. Chị Năm ở lại trong thôn bắt đầu tung quân chính trị ra chặn xe M.113 không cho phá lúa. Du kích bí mật dò xem chỗ đóng quân của địch để đánh tiếp. Mọi việc diễn ra đúng như định trước.

   Thế nhưng súng địch im một lát lại nổ gắt sau một tiếng mìn lớn. Thì ra tổ của Ngọ rất ức sau hai lần đánh hụt, nhất định đợi giật mìn phá được xe mới xuống hầm. Chiếc xe vỡ toác, nhưng địch đã vây sau lưng họ. Đường về hầm bí mật bị chặn. Ba người hai súng, họ dựa vào một quãng hào chống cự. Ngọ bị đạn vào ngực. Một tay bịt vết thương, một tay Ngọ vẫn bắn trả địch.

   Sâm hỏi dò bọn lính tràn vào nhà, biết chuyện. Sâm lén ra hầm lấy hết sáu quả lựu đạn mà đội để dành đánh đêm, nhét vào một gánh rơm, quẩy xuống gần chỗ đánh nhau. Sâm khéo nói nên không bị địch soát. Dạo quanh một vòng tìm thế đánh, rồi Sâm nhảy xuống hào, ném hết số lựu đạn phá vây. Một nhóm bốn năm thằng Mỹ lăn quay, một ổ đại liên và mười tên giặc nữa bị diệt. Trong tổ Ngọ, hai cô xách hai súng hết đạn chạy thoát. Ngọ chạy không nổi, Sâm phải cõng, và cả hai bị địch bắt.

   Đồng bào không kịp ra đánh tháo. Địch trói Sâm bó giò, ném lên xe M.113 chở luôn về Đồng Trầu để hội đồng xã nhận mặt. Ngọ chỉ còn thoi thóp. Chúng buộc túm hai chân Ngọ vào đuôi xe, kéo Ngọ trên mặt đường.

   Sỏi hộc một tiếng như heo rừng bị đâm. Móng tay Sỏi cào cào trên ngực, rạch những đường rớm máu.

   Mại kêu:

   - Bác tới kìa!

   Má Bảy chống khúc cây rào làm gậy, chậm rãi leo dốc giữa hai đồng chí du kích. Bê và Mại chạy xuống đón má. Sỏi ngồi ngây ra, chết điếng.

   Khi nghe tin dữ, má tất tưởi xuống tìm Sâm, nhưng chiếc xe chở Sâm và kéo Ngọ đã đi xa. Má đến nhà Mại, rủ cùng đi với má ra gặp du kích. Nhưng má mệt, đi chậm, bảo Mại chạy trước báo tin. Bê cho người đi đón ngay, đưa má vào đây cho khuất.

   Bê đứng sững trước mặt má Bảy.


--------------------------------------------------------
44. Bắn tỉa, kết hợp tập bắn tầm xa.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2012, 04:21:21 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 04:08:51 pm »

   Mới cách vài tiếng đồng hồ, má đã già hẳn đi. Mặt má xanh, hóp lại. Nhưng má không khóc. Trong đôi mắt khô và cặp môi mím chặt có cái vẻ gì lạnh lùng dễ sợ mà Bê chưa hề thấy.

   Má ngồi xuống, tháo khăn trùm đầu ra lau mặt, hỏi luôn như bàn tiếp một việc bị gác nửa chừng:

   - Bây giờ ta tính sao đó?

   Bê không chờ đợi những lời trách móc, nhưng cũng không ngờ má sẽ nói câu ấy trước tiên. Má tiếp, trầm trầm:

   - Hồi tao ra đây, bà con ùa tới cản xe đông rồi. Tụi nó la hét dữ lắm, bắn lốp đốp chắc ở đây nghe rõ. Kiểu đó tụi nó phải dồn xe lại chạy hàng dọc thôi. Coi tụi nó phá lúa phá khoai mà giận ứ hơi.

   Sỏi xuống đến nơi. Má chỉ hỏi thăm, bằng cái giọng hằng ngày, xem anh em có sứt mẻ gì không. Má bảo Mại xuống chơi với các anh du kích. Mại hiểu má cần gặp riêng anh Bê, bỏ đi.

   - Tao tính theo luôn cái xe đó xuống Đồng Trầu coi thử tụi nó làm mắm làm muối gì. Có điều còn mắc cái công tác của chi ủy giao bữa trước. Tao tới hầm chị Năm hỏi, chị nói tao nên ra gặp mấy đứa bay, có việc gì đó cần lắm.

   Má đưa mắt nhìn Sỏi. Bê đón ngay:

   - Má cứ nói hết.

   - Tao nắm đầu mối, lỡ tụi nó bắt tao thì thằng Huỳnh, thằng Bính không biết liên lạc với ai. Coi bộ cũng gần tới ngày hốt lớn rồi. Tao trù vầy đây...

   Má đỡ ca nước trên tay Bê, uống cạn:

   - Tao xuống Đồng Trầu. Một công đôi việc. Tao gặp thằng Bính trước, tới lão Huỳnh, nói gì đó bay cứ dặn. Phần tao ít nhiều cũng lộ rồi, tao giao đầu mối qua cho bà Lành lợi hơn. Sau đó tao vô hội đồng đội gặp con Sâm, con Ngọ. Con Ngọ chắc tiêu rồi. Con Sâm thì tụi nó chưa giết đâu , để tra gắt đã...

   Sỏi không chịu nổi, thúc báng súng xuống đất:

   - Để bọn con đi, má đừng xuống.

   - Sao vậy?

   - Tụi nó bắt con Út rồi, nhứt định đang tìm bắt má nữa.

   - Thì địch bắt tao mới gặp được con Sâm. Cái nghề tụi ác ôn xưa nay, hễ đánh con thì bắt má đứng coi, biểu má dỗ con khai. Con Sâm còn non vậy chớ không đến nỗi sút kém gì, nó không khai đâu, có điều tao nhắc đôi câu nó cũng vững bụng chịu đòn hơn. Cùng lắm, nó bị giết thì tao nhận xác cả hai đứa, không để vất vưởng mà tội.

   Sỏi nói như khóc:

   - Má ở lại đây với bọn con, hết càn má về.

   - Kỳ chưa, còn công tác của tao bỏ cho ai? Có phải như du kích đâu mà giao súng giao trực là xong?

   Chưa lúc nào Bê bị giằng xé như bây giờ. Tại sao Bê không làm thay được công tác binh vận của má? Sức dài vai rộng thế này mà phải chịu ở lại đằng sau để đưa một bà già - má của Sâm, má của Bê đi vào ổ giặc. Má yếu lắm rồi. Chỉ cần vài cái báng súng, một gót giày đinh...

   Bê ngửng đầu hỏi Sỏi:

   - Tiểu đội nào ít mệt hơn?

   - Tiểu hai. Xe không vô phía đó.

   - Anh chia ba tổ, cho bắn tỉa từ bây giờ đến tối chung quanh Đồng Dừa. Giao cậu Chuân nắm. Chuân nó bắt chước giọng nữ được, cho gọi loa thiệt nhiều.

   Sỏi gằn giọng:

   - Phải đánh vô Đồng Trầu. Kêu một tiếng là cả đội xung phong hết. Chắc tụi nó nhốt con Sâm với Hai Ngọ chỗ trường học. May ra Ngọ còn sống...

   Bê lắc đầu. Chao ôi, nếu Bê có thể cùng đội du kích xông vào cứu hai chị em!

   - Còn hai đại đội ở Đồng Trầu, đánh bây giờ chưa được. Phải làm sao tụi nó tưởng nữ du kích rút hết ra ngoài thôn, nếu không nó sẽ bắt trụm số chị em còn ở lại. Anh đi sắp xếp.

   Sỏi hậm hực đứng dậy. Đi được vài bước, Sỏi còn ngoái cổ lại nói bướng:

   - Má dứt khoát đừng đi, nghe má!

   Má Bảy rất nghiêm:

   - Sỏi, không được hỗn. Ai cho mày chỉ huy tao? Mày muốn qua mặt anh Bê mày à?

   Bê đã cân nhắc và quyết định.

   - Má nói đúng. Má cần xuống Đồng Trầu để đưa lệnh binh biến cho Huỳnh, lệnh nội ứng cho Bính, và trao đầu mối cho bà Lành. Đó là việc chính. Má muốn gặp Sâm và Ngọ, cũng phải. Một đồng chí bị bắt bao giờ cũng mong có người làm chứng cho khí tiết của mình, bởi địch hay bắt lung tung và phao vu...

   Bê cố hết sức, đến đau buốt cả hai thái dương, để tạm gạt sang bên khuôn mặt ngàn lần thương yêu của Sâm có lẽ lúc này đang đầm đìa máu. Chính má Bảy đã giúp Bê giữ nguyên vai trò bí thư, để dám quyết định mạng sống của những người Bê thương và gánh hết trách nhiệm trong khi vắng các đồng chí khác trong chi ủy. Má nhắc Bê nhớ rằng người yêu của Bê là một đồng chí du kích như những đồng chí khác, má là một cơ sở như các cơ sở khác. Bê phải lo trước hết cho cả xã, cho cuộc tiến công lớn sẽ nổ đêm nay.

   Bê với má bàn việc một cách bình tĩnh, như mọi ngày. Má lặp lại từng câu trong cái lệnh sẽ nói với Huỳnh và Bính. Khi đã nhớ hết, má đứng dậy ra về. Bê đi bên má, đưa tay cho má vịn. Lúc này Bê mới cho phép mình nói ngoài lề:

   - Mới nghe tin, con như rớt xuống giếng má à.

   Má đáp buồn buồn:

   - Tao còn gấp mấy. Có điều thằng Sỏi nó hay cuống quít, tao phải làm nghiêm cho nó biết nghe mày. Con Sâm nhắc mày từ sáng tối tối, một anh Bê hai anh Bê. Con Ngọ cũng quí mày lắm. À, tao hỏi riêng mày...

   Bê hồi hộp đợi. Má biết hết rồi chăng?

   - Tao nói xuống để giữ tinh thần cho con Sâm là nói cho thằng Sỏi nghe, chớ tao tin con Sâm không đời nào chịu khai báo đâu. Nuôi con tao biết tánh con. Hễ địch đánh gắt, con Sâm chắc nổi khùng đánh lại, không cũng chửi cũng thách. Làm vậy địch giết gấp, uổng mạng nó. Tao tính nhắc chừng chừng cho nó rán chịu đòn chớ đừng khiêu khích. Mày thấy được không?

   - Dạ được.

   - Nghĩ cho thấu lý, con Sâm con Ngọ chết tao thương mà tao không tiếc. Hai đứa nó đánh giặc được bộn bề rồi. Giả thử bọn nó nhát như thỏ, trúng hòn đạn lạc mà chết vô ích vô vị tao mới tiếc.

   Má lau mắt, ra về với Mại.

   Bê đến chỗ đội du kích. Anh em đã biết tin. Họ ngước những đôi mắt khắc khoải nhìn đồng chí bí thư, chỉ thấy mặt Bê hơi tái. Bê bảo Sỏi cho anh em đào bếp nấu cơm nắm cho cả ngày mai, lau súng, buộc vải trắng trên tay trái, sau đó ngủ một giấc lấy sức.

   Sỏi cười xót xa:

   - Kẻ đang chết, người đi ngủ...

   - Cố gắng ngủ. Còn anh đi với tôi.

   Sỏi bước nặng nề sau lưng Bê, quất mạnh một cành sim vào các bụi chà là. Rồi Sỏi buông cộc lốc:

   - Đi đâu nữa?

   - Đi họp với tiểu đoàn.

   - Tiểu đoàn nào?

   - Bộ đội tỉnh. Anh Trưng đi đón sáng nay, bàn kế hoạch luôn. Anh em đang nghỉ trong hóc Lá, hóc Môn. Tối nay đồng khởi và tiến công toàn tỉnh, trọng điểm là xã mình.

   Sỏi vụt hiểu tất cả.

   - Má tôi xuống Đồng Trầu cũng lo chuyện đó hả?

   - Phải. Lát nữa vô họp rồi anh nắm hết.

   Sỏi nghĩ: “Anh này nguyên tắc gớm, bây giờ mới chịu mở miệng”. Nhưng cái bực dọc mới này cũng bị cuốn luôn theo các thắc mắc cũ. Người Sỏi bừng bừng. Những bánh xe và mảnh sắt vụn mà Sỏi bắt gặp rải rác lâu nay - những cái lệnh khó hiểu, chẳng ăn nhập vào đâu - bỗng được lắp thành cái đồng hồ tuyệt đẹp.

   Sỏi ngập ngừng:

   - Anh Bê nè...

   - Gì đó?

   - Tánh tôi bụng để ngoài da... Anh không biết, tôi thương con Sâm lắm. Thêm Hai Ngọ nữa, tôi uất chịu không thấu...

   Bê cười nhẹ:

   - Trăm tội đổ lên đầu thằng Mỹ là xong. Tối nay anh dẫn một cánh đánh vô Đồng Trầu, ưng không?

   Bộ mặt đen và gầy của Sỏi vụt sáng lên. Bê quay đi, giấu đôi mắt chợt đỏ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM