Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:03:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bộ Tổng tham mưu những năm chiến đấu trong vòng vây  (Đọc 68703 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:22:44 am »

Trên chiến trường Bình - Trị - Thiên: Giữa những ngày Bình - Trị - Thiên gặp khó khăn, hội nghị cán bộ cấp tỉnh họp, đề ra chủ trương “cán bộ trở về làng”. Đó là cuộc họp có ý nghĩa quan trọng hạ tuần tháng 3-1947. Từ căn cứ Hòa Mỹ lan rộng dần ra, nhiều “chiến khu” hình thành ở cả Quảng Trị và Quảng Bình. Trải qua chừng 10 tháng phục hồi cơ sở chính trị và vũ trang, bộ đội cùng dân quân du kích đẩy mạnh hoạt động, buộc địch phải co hẹp phạm vi kiểm soát của chúng lại. Các trận diệt đồn Đất Đỏ, đột nhập thành phố Huế, phục kích ở Cẩm Phổ, Chợ Cầu… đã gây tiếng vang lớn, động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân. Trong khi chính quyền tay sai địch dao động thì chính quyền bí mật của ta nhiều nơi được phục hồi, dân quân du kích phát triển nhanh. Riêng huyện Lệ Thủy đã xây dựng được 5 trung đội.

Bài học của Bình - Trị - Thiên là bài học kiên quyết bám đất, bám dân, từ xây dựng cơ sở chính trị lên vũ trang đánh địch, phối hợp hỗ trợ giữa chủ lực và địa phương.

Lúc này, Bộ Chỉ huy địch ở Trung Trung Bộ đang triển khai kế hoạch càn quét mới, nhằm bình định vùng tạm chiếm. Quân và dân Bình - Trị - Thiên đang đứng trước những khó khăn mới do những cuộc càn quét lớn của địch gây ra (như cuộc càn vào các chiến khu Hòn Linh và Hòa Mỹ tháng 3-1948). Khó khăn lớn hiện nay là thiếu lương thực và thuốc chữa bệnh. Nhưng, như đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói, quân dân địa phương sẽ vượt qua, vì đã đi đúng hướng.

Mặt trận đường 5 - Hà Nội - Hải Phòng: Vai trò quan trọng của hai thành phố lớn và của đường 5 đủ giải thích vì sao từ hè 1947 địch cố gắng bình định nhằm làm chủ con đường chiến lược này. Hệ thống cứ điểm nhỏ, nhất là ở các nút giao thông và các cầu, cùng với lực lượng ứng chiến tại chỗ và bộ máy tề ngụy… Tất cả đều nhằm phục vụ cho chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Cuộc đấu tranh giữa ta và địch trên mặt trận đường 5 thường xuyên diễn ra ác liệt. Trong cả năm 1947, nhiều trận phục kích, đánh giao thông, không ngừng diễn ra dọc con đường này, mà nổi lên là hoạt động của du kích Cẩm Giàng, Kim Thành và du kích xã Ái Quốc.

Điểm yếu của phong trào là thiếu sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất trên suốt cả tuyến đường, thiếu kế hoạch chung cả về xây dựng và tác chiến nên phong trào không đều. Địch sớm phát hiện những nơi cơ sở của ta còn yếu, tập trung đánh phá, nên phong trào những nơi đó xuống, có nơi cả bộ đội và du kích phải bật khỏi địa phương. Từ sau hội nghị Trung ương tháng 1-1948, Liên khu ủy 3 đã kịp thời uốn nắm, vạch ra phương hướng khắc phục những thiếu sót trên, nhấn mạnh nhiệm vụ bám địa phương, xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang từ thấp lên cao, phối hợp nhiều hình thức, nhiều lực lượng (Vệ quốc đoàn, du kích tập trung, biệt động) cùng đánh địch. Đến nay, chiến tranh du kích dọc đường 5 đã dần dần phát triển trở lại, đều hơn, không còn hiện tượng “làng trắng”. Phổ biến là các xã đều có tổ du kích, tiểu đội du kích. Từ đầu năm 1948, nhiều trận đánh mìn, phá giao thông (cả đường sắt và đường bộ) lại liên tiếp diễn ra. Đáng chú ý là du kích An Dương (Hải Phòng), Kim Thành, Cầm Giàng (Hải Dương), Văn Lâm (Hưng Yên), Gia Lâm (Bắc Ninh).

Tại Hà Nội: Hội nghị cán bộ thành tháng 3-1948 đã đề ra chủ trương tập trung vào việc đánh phá âm mưu địch lập “phòng tuyến thứ ba”(1). Cụ thể là giữ vững cơ sở Đảng và cơ sở chính trị quần chúng vùng giữa các tuyến đang bị khủng bố, càn quét; phá tề, trừ gian, đi đôi với phát triển cơ sở chính trị ở cả nội và ngoại thành, nhất là tại những địa bàn yết hầu của địch; phát triển dân quân du kích rộng khắp; xây dựng ngoại thành làm bàn đạp xâm nhập tiến công nội thành… Thực hiện nghị quyết trên đây, một số cán bộ từ ngoài vùng tự do được đưa về làm bám đường phố, bám dân, xây dựng cơ sở quần chúng. Mỗi quận đã xây dựng được một trung đội vũ trang tuyên truyền, xây dựng được cơ sở quần chúng tại các khu lao động. Lực lượng kháng chiến, từ công nhân, dân nghèo, học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu chủ, đang phát triển dần sang nhân sĩ và trí thức yêu nước. trên cơ sở chính trị phát triển ngày càng sâu rộng, các đội biệt động đang có thêm điều kiện chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để khi có lệnh, đánh các cơ sở kinh tế và quân sự của địch.

Tại Hải Phòng: Phong trào ở Hải Phòng vừa trải qua những ngày khó khăn. Đến cuối năm 1947, 4/5 đất liền tỉnh Hải Kiến (Hải Phòng - Kiến An) là vùng địch tạm chiếm. Chúng lập ra tiểu khu Hải Phòng (gồm Hải Phòng, Đồ Sơn, Kiến An) nằm trong khu duyên hải. Hàng loạt đồn bốt được dựng lên, nhất là ở những trung tâm trọng yếu.

Trước tình hình đó, hội nghị liên tỉnh ủy Hải Phòng - Kiến An họp cuối tháng 2 đã ra Nghị quyết về xây dựng căn cứ hậu phương và phát triển cơ sở ngay trong vùng địch kiểm soát, nhằm đánh địch khắp nơi và về mọi mặt. Ban cán sự nội thành được thành lập để thống nhất chỉ đạo phong trào kháng chiến ngay trong lòng địch, theo phương châm “phục hồi và phát triển cơ sở đi đôi với diệt tề trừ gian”. Các tổ đội công tác hướng vào các xí nghiệp, các xóm lao động để gây dựng và phát triển phong trào. Ở vùng ven ngoại thành và nhiều vùng tự do quanh thành phố Hải Phòng, nhất là ở Tiên Lãng, các mặt công tác phục vụ cho hoạt động quân sự như phá hoại cầu đường, đắp ụ, canh gác, sẵn sàng phối hợp chiến đấu chống địch càn quét,… đã dần đi vào nền nếp.


(1) Địch lập phòng tuyến, nhằm mục đích phân vùng để có chủ trương và thủ đoạn cụ thể bình định đối phó với từng vùng từng tuyến:
Phòng tuyến 1: Nhật Tân - Bưởi - Cẩu Giấy - Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - Mai Động - Vĩnh Tuy.
Phòng tuyến 2: Chèm - Đại Mỗ - thị xã Hà Đông - Thanh Liệt - Văn Điển - Đông Trạch.
Phòng tuyến 3: Phùng - Giá - Mai Lĩnh - Thạch Bích - Chùa Trầm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:23:39 am »

Sau khi nghe báo cáo tổng hợp, Tổng Tham mưu trưởng nhắc hai anh em cán bộ tham mưu và dân quân cần bổ sung thêm mấy vấn đề, như chống càn, lập làng chiến đấu, xây dựng căn cứ du kích. Và anh phát biểu luôn ý kiến của mình về các vấn đề trên để “gợi ý” các đồng chí nghiên cứu, bổ sung vào bản báo cáo chung”.

Như nhận định của hội nghị Trung ương hồi tháng 1, sau thất bại Việt Bắc, địch quay về bình định vùng tạm chiếm. Để phục vụ cho chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, địch coi càn quét bình định là biện pháp chiến lược chủ yếu của chúng trong lúc này. Chủ trương của Quân ủy đưa các đại đội độc lập vào vùng sau lưng địch, nhằm biến hậu phương địch thành tiền phương ta, chính là nhằm phá âm mưu chiến lược mới của địch, chống địch càn quét, bảo vệ cơ sở nhân dân. Sắp tới và lâu dài, càn quét và chống càn quét sẽ còn diễn ra quyết liệt giữa ta và địch, nhằm giành và giữ đất, giành và giữ dân.

Như ở Nam Bộ, cùng với việc lập hệ thống tháp canh, địch tiến hành những cuộc hành binh càn quét nhằm triệt phá cơ sở kháng chiến, tiêu diệt hoặc đánh bật chủ lực ta ra xa, tách bộ đội với nhân dân. Có những cuộc càn nhỏ, chà đi xát lại, nhưng cũng có những cuộc càn lớn, như ở Đồng Tháp Mười hồi tháng 2-1948. Nhiệm vụ chống càn không chỉ là việc của chủ lực mà chủ yếu là của lực lượng vũ trang tại chỗ, của nhân dân, với những làng chiến đấu, nhưng căn cứ du kích, như Đồng Tháp Mười, U Minh, Chiến khu Đ…

Quân và dân Bình - Trị - Thiên từ đầu năm 1948 thường xuyên đánh trả các cuộc hành quân càn quét bình định của địch vào các căn cứ du kích, nhất là ở Hòn Linh, Hòa Mỹ. Cuộc chống càn ở Cự Nẫm đầu tháng 3-1948 là một bằng chứng về vai trò quan trọng của làng chiến đấu trong nhiệm vụ chống địch càn quét bình định.

Bắc Bộ, mà chủ yếu là vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành một chiến trường trọng điểm, nơi địch đang tập trung lực lượng để giành giật với ta. Lũy tre, gò đống, mương lạch, ruộng vườn, hồ ao…, nếu được cải tạo sẽ thành địa hình địa vật rất có lợi cho ta cơ động chiến đấu, đồng thời cũng là những chướng ngại vật thiên nhiên, ngăn cản quân địch khi chúng tiến vào làng. Muốn vậy, phải mở rộng thành phong trào xây dựng làng chiến đấu. Những Vật Lại (Sơn Tây), Đình Bảng (Bắc Ninh), cần được nhân lên, góp phần thiết thực phá âm mưu càn quét bình định của địch, góp phần biến hậu phương địch thành tiền phương ta.

Anh Lê Liêm nêu lên những ý kiến phân tích hiện tượng lệch lạc trong chỉ đạo phong trào dân quân du kích đang tồn tại ở một số địa phương. Theo anh Liêm, đây là những ý kiến mà anh đã suy nghĩ và chuẩn bị để viết một bài trên tờ báo Đảng, nhằm góp phần khắc phục một số thiếu sót hiện nay của phong trào.

Trước hết, các địa phương cần thấy rõ tính chất phong phú, toàn dân của chiến tranh du kích. Dù chỉ là một hành động nhỏ, nhưng đều là tinh hoa, là mầm mống của chiến tranh du kích đang trên đà phát triển cần được động viên khuyến khích và phổ biến. Anh dẫn ra mấy ví dụ: Củ chuối hay quả bưởi sơn đen làm mìn giả trên đường 5 hay thả trôi làm thủy lôi giả trên sông Lô; nhát cuốc bất ngờ bổ xuống đầu giặc của một nông dân Võ Nhai (Thái Nguyên), mưu trí lừa địch của đội trưởng du kích người Mán trắng ở Hồng Ân (Bắc Kạn), v.v chưa được đánh giá đúng mức, chưa được động viên thành phong trào. Và anh Lê Liêm kết luận: Muốn mở rộng phong trào du kích, lãnh đạo địa phương cần hiểu chân giá trị của chiến thuật du kích, đánh giá đúng khả năng chiến đấu muôn màu muôn vẻ của người dân địa phương đánh địch tại chỗ, bằng mọi thứ vũ khí thô sơ có trong tay, cần thiết phát hiện và nhân rộng mọi sáng kiến dù nhỏ của quần chúng trong chiến đấu.

Một thiếu sót khác mà anh Liêm thấy cần sớm khắc phục là hiện tượng đưa lực lượng vũ trang thoát ly địa phương khi địch đánh đến. Theo anh, trong từng địa phương cụ thể, khi chuẩn bị kế hoạch cũng như trong chiến đấu, cần dự kiến và tạo điều kiện cho các đội du kích ở lại, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ dân, theo khẩu hiệu “động vi binh, tĩnh vi dân”. Ngay cả ở trong những nơi địch còn mạnh, cũng cần bí mật đưa từng đội viên, từng tiểu tổ vũ trang trở lại, bám dân, làm hạt nhân cho cơ sở quần chúng cách mạng (kể cả các tổ vũ trang bí mật) tồn tại, phát triển và hoạt động rộng rãi sau này. Chỉ có tổ chức và duy trì các tổ du kích bí mật, hòa vào dân ngay trong vùng địch kiểm soát, kịp thời trừng trị bọn tề ngụy ngay khi chúng mới mọc mầm, mới làm cho địch không thể gây dựng được chính quyền tay sai của chúng ở cơ sở, không thể bình định được vùng chúng kiểm soát để trở thành hậu phương an toàn(1)

Cuối cùng cuộc họp liên tịch tham mưu - dân quân đi đến nhất trí về mấy bài học bước đầu được rút rút ra qua thực tế chỉ đạo phong trào dân quân hơn một năm qua:

1- Trên từng địa bàn nhất định, cần có sự chỉ đạo thống nhất, có sự phối hợp giữa lực lượng cả trong xây dựng và tác chiến, cả về quân sự và các mặt khác;

2- Dù tình hình khó khăn thế nào, cán bộ địa phương cũng phải bám cơ sở, bám địa bàn, duy trì các tổ đội vũ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc;

3- Coi trọng việc gây dựng cơ sở chính trị cả ở vùng nông thôn, vùng ven đô và nội thành làm nền tảng phát triển lực lượng kháng chiến, làm chỗ đứng chân để các đội du kích hoàn được vào trong dân;

4- Trên cơ sở chính trị đã được củng cố và phát triển, kịp thời gây dựng các tổ đội vũ trang từ bí mật lên công khai, từ hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt tề trừ gian đến tác chiến với quy mô và hình thức thích hợp;

5- Tác chiến về quân sự phải nhằm phục vụ duy trì và phát triển cơ sở chính trị. Tránh mọi trận đánh “vang dội” dẫn đến cơ sở chính trị bị tan vỡ, khi lực lượng quân sự không đủ sức bảo vệ các tổ chức chính trị trước những cuộc càn quét, tàn sát của địch…

Kết thúc cuộc họp, Tổng Tham mưu trưởng nói:

- Ba ngày làm việc đạt kết quả tốt, chứng tỏ việc chuẩn bị cho cuộc họp là chu đáo. Các đồng chí đã nêu lên được tình hình thực tế giúp cho anh Liêm và tôi nắm tình hình chung chắc hơn và có cơ sở đề xuất những vấn đề cần thiết trong hội nghị dân quân sắp tới. Qua ý kiến thảo luận, các đồng chí phân công nhau viết lại, đưa cho chúng tôi xem, trước khi chuyển sang Văn phòng Bộ…


(1) Tại cuộc tọa đàm do Bộ Tổng tham mưu tổ chức năm 1979, đồng chí Lê Liêm nói thêm rằng, sau này, trong kháng chiến chống Mỹ, khẩu hiệu “Bám địch - bám đất - bám dân” trở thành khẩu hiệu hành động phổ biến ở nhiều địa phương miền Nam. Còn trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, ở một số vùng lực lượng so sánh không có lợi cho ta, để thực hiện chủ trương bám đất giữ làng là cả một quá trình đấu tranh gian khổ, phải kiên trì từng bước”…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:23:58 am »

V

Thấm thoắt, thu đông đã đến, Tổng Tham mưu trưởng chuẩn bị lên đường xuống Thái Nguyên. Tháng 8-1948, Bộ Tổng chỉ huy quyết định thành lập mặt trận Trung du (bí danh là mặt trận 3) và chỉ định anh Thái làm Chỉ huy trưởng.

Rút kinh nghiệm thu đông năm trước, năm 1948 ta triển khai kế hoạch mùa khô sớm hơn để giành quyền chủ động.

Ngày 4-9, Tổng Tham mưu trưởng triệu tập cuộc họp cán bộ các phòng nghiệp vụ nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động hè thu vừa qua, chuẩn bị cho các bộ phận lên đường ra phía trước. Trong những ngày sắp tới, anh Thái vắng mặt ở cơ quan. Anh Vũ Hiển lên thay anh, quán xuyến công việc tham mưu ở phía sau. Anh Hiển mới được điều từ Liên khu 10 lên làm Tổng Tham mưu phó. Cuộc họp hôm nay cũng là một dịp để anh Hiển nắm được cục diện chung cả nước và tình hình cơ quan.

Báo cáo của Tổng Tham mưu trưởng trước cuộc họp được mọi người thảo luận và nhất trí, với những ý kiến bổ sung chứng minh nhận định tổng hợp mà Tổng Tham mưu trưởng nêu lên.

Suốt thời gian qua, địch đứng trước những khó khăn mới về quân số. Viện binh sang (khoảng 7.000 tên) không những không đủ bù đắp vào số quân bị tổn thất và hồi hương, càng không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng và củng cố vùng chúng kiểm soát. Mấy ví dụ: Vùng Cao - Bắc - Lạng, từ 68 vị trí đầu năm 1948 đã tăng lên 79 vị trí vào giữa năm, với số quân chiếm đóng tăng từ 2.500 lên 6.900 tên; vùng Đông Bắc và Tây Bắc, địch đóng thêm trên 100 vị trí; Liên khu 3 thêm 52 vị trí, với quân số tăng từ 12.000 lên 25.000 tên. Để khắc phục một phần nạn khủng hoảng quân số, địch ra sức phát triển quân ngụy, nắm Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên, nâng tổng số quân ngụy từ 43.000 tên (đầu năm 1948) lên hơn 70.000 tên, chiếm khoảng hơn 40 phần trăm tổng quân số địch ở Việt Nam.

Điểm nổi lên trong hoạt động hè thu của địch là những triệu chứng lui dần về phòng ngự chiến lược. Kế hoạch bình định của địch diễn ra bằng những cuộc càn quét vào căn cứ của ta, nhất là ở Nam Bộ, đi đôi với phát triển hệ thống đồn bốt ngày càng dày đặc. Đó là hệ thống cứ điểm nhỏ, phát triển theo chiến thuật “vết dầu loang”, hình thành bên cạnh lực lượng ứng chiến tại chỗ, nhằm đối phó với hoạt động của ta, trước hết là với phong trào du kích. Đến nay, chúng ta chưa nắm được triệu trứng rõ rệt chuẩn bị cho cuộc hành binh mùa khô của địch.

Điều đáng chú ý là khi các trận đánh đồn của các tiểu đoàn tập trung trong các chiến dịch nhỏ tăng lên thì địch lo củng cố công sự của chúng, từ những lôcốt cao chúng xây thấp hơn, từ những lôcốt bằng gỗ, đất, chúng chuyển sang kiên cố, có hàng rào thép gai và bãi mìn bao bọc.

Kết quả xây dựng và củng cố bộ đội chủ lực của ta trong hè thu đã đạt được kết quả rất khả quan. Đến giữa năm 1948, quân số bộ đội chủ lực so với cuối năm 1947 đã tăng 17%. Mỗi liên khu, từ Nam Trung Bộ trở ra, đều có một trung đoàn chủ lực hoặc ít nhất là 2 tiểu đoàn mạnh (như Liên khu 1). Sau khi quyết định tạm hoãn xây dựng đại đoàn, bộ đội của của Bộ vẫn gồm hai trung đoàn, trong đó có Trung đoàn 308 là trung đoàn mạnh với 5 tiểu đoàn bộ binh và 2 đại đội trợ chiến.

Nhìn chung, trang bị của chủ lực vẫn còn thiếu nhiều. Liên khu 10 được trang bị khá hơn mà cũng chỉ đạt 52% quân số, Liên khu 4 trang bị thấp hơn - 30% quân số. Trung đoàn 308, gọi là trung đoàn mạnh, cũng chỉ 41% quân số được trang bị. Riêng trung đoàn 15 (bảo vệ cơ quan trung ương) được trang bị khá nhất, đạt 90% quân số. trong điều kiện trang bị hạn chế như vậy, trước yêu cầu tiêu diệt cứ điểm nhỏ của địch, theo kế hoạch chung của Bộ, các trung đoàn đều xây dựng một đại đội xung kích. Mặc dù đã tập trung trang bị cho các đại đội này những vũ khí mạnh đáp ứng yêu cầu công đồn, nhưng trong đại đội vẫn còn một trung đội trang bị mác búp đa (còn gọi là mác xung kích). Các đại đội công binh xung kích cũng được thành lập ở các trung đoàn chủ lực để tham gia đánh đồn. Các liên khu đều xây dựng các đội đặc biệt (phá giao thông, đánh mìn, đội thiện xạ…).

Cái mới trong chỉ đạo huấn luyện của tham mưu và quân huấn trong đợt hè thu năm 1948 là tổ chức diễn tập ở Chợ Mới để cán bộ tham mưu tham quan rút kinh nghiệm. Phong trào luyện quân trong cả nước khá sôi nổi, rầm rộ, nhất là cuộc “đại hội tập” ở Liên khu 4. Ngoài ba kỹ thuật lớn (bắn súng, đâm lê và ném lựu đạn), huấn luyện chiến thuật của đơn vị đều hướng vào khoa mục đánh cứ điểm nhỏ.

Về tác chiến của bộ đội chủ lực, một vấn đề đáng rút kinh nghiệm đối với sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu là lần đầu tiên bàn bạc và giúp đỡ các liên khu mở các chiến dịch nhỏ (trên hướng Nghĩa Lộ, Yên Bình Xã và đường số 3). Mặc dù chỉ mới là những chiến dịch nhỏ, yếu tố du kích còn nhiều, nhưng chỉ một trận công đồn như trận Phủ Thông, đã giúp cho Bộ Tổng tham mưu thấy cần phải làm gì và làm như thế nào để chỉ đạo chuẩn bị và thực hành một chiến dịch của bộ đội chủ lực, từ quy mô nhỏ trở lên.

Nói đến chiến thuật đánh vận động trong hè thu vừa qua, Tổng Tham mưu trưởng nhất trí với Phòng Tác chiến là cần tìm hiểu kinh nghiệm hai trận La Ngà (3-1948) và Tầm Vu (4-1948). Đây là những kinh nghiệm đánh giao thông đầu tiên có hiệu suất cao ở trong Nam, nhất là trận Tầm Vu diễn ra trên một chiến trường nhiều kênh rạch ở miền Tây Nam Bộ. Về chống càn, cần nghiên cứu kinh nghiệm của trận Láng Le (4-1948) của một trung đoàn chủ lực ngay ở ngoại ô Chợ Lớn, bảo vệ an toàn nơi đứng chân của Thành ủy Sài Gòn.

Phong trào chiến tranh du kích đã có chuyển biến rõ rệt sau khi Quân ủy quyết định đưa thêm gần 100 đại đội độc lập về đứng chân ở các địa phương, nhất là từ Nam Trung Bộ trở ra, làm nòng cốt cho dân quân du kích trong vũ trang tuyên truyền gây dựng cơ sở chính trị và trong xây dựng và tác chiến. Đáng chú ý là kết quả hội nghị dân quân toàn quốc (tháng 4) và hội nghị rút kinh nghiệm hoạt động của mặt trận đường 5 (tháng 5) đã tác động rất mạnh đến phong trào dân quân du kích từ mùa hè đến nay. Việc gây cơ sở trên chiến trường Tây Bắc và trên đất bạn Lào đang tiến triển tốt. Cơ sở kháng chiến quanh và trong các đô thị, kể cả ở Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn, đều được duy trì và mở rộng. Mấy trận đánh bất ngờ của biệt động vào Hà Nội và Hải Phòng hồi tháng 8-1948 cũng như mấy tháng trước đã gây tiếng vang rộng khắp, khiến địch phải đối phó lúng túng. Tại vùng nông thôn, nhiều làng chiến đấu vẫn đứng vững và đương đầu một cách hiệu quả trước các trận càn quét của địch, như Cự Nẫm, Cảnh Dương (Quảng Bình), Chi Lăng (Lạng Sơn), Xi Tơ (Tây Nguyên). Nhiều khu du kích ra đời và được củng cố như Lang Tài (Bắc Ninh), Cộng Hòa, Kinh Môn (Hải Dương), Chợ Cạn (Quảng Trị), Hòn Đá (Bình Thuận), Bác Ái (Ninh Thuận)…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:24:35 am »

Rõ ràng là chỉ mới mấy tháng hè và đầu thu, phong trào chiến tranh du kích do các đại đội độc lập làm nòng cốt cùng với các trận đánh giao thông và đánh đồn của các tiểu đoàn chủ lực đã làm cho hậu phương địch không còn an toàn, chủ trương chiến lược bình định vùng tạm chiếm của chúng, cả ở ngoài Bắc và trong Nam, cả ở vùng rừng núi và đồng bằng, đứng trước những khó khăn mới. Thực tế đã chứng minh: chủ trương biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta là hoàn toàn đúng đắn. Mùa khô 1948 hoạt động của ta trên các chiến trường càng được đẩy mạnh hơn lên, càng buộc địch phải bị động đối phó ngay trên những địa bàn được chúng coi là an toàn nhất.

Về tình hình cơ quan tham mưu, Tổng Tham mưu trưởng nhất xét rằng các bộ phận đều tiến bộ rất nhiều so với thu đông năm 1947.

Mấy chục cán bộ từ các chiến trường hoặc mới tốt nghiệp ở các trường bổ túc được điều về cơ quan làm cho việc phân công quán xuyến mọi mặt công tác được thuận lợi lớn. Riêng Phòng Tác chiến với quân số gấp đôi năm 1947, đã có điều kiện xuống giúp đỡ các địa phương, các đơn vị và nắm tình hình được chắc hơn.

Với Đại hội chi bộ lần thứ nhất, với cấp ủy mới được bầu, với các tổ Đảng được bổ sung về tăng cường trong từng phòng nghiệp vụ, với việc thành lập các ban Công tác chính trị (lúc này vẫn do Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo), Ban Kế hoạch (Phòng Tác chiến), Ban Quân y (Phòng Hành chính), v.v., tất cả đều nói lên bước trưởng thành của cơ quan, cả về tổ chức, về các mặt công tác Đảng, công tác chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và công tác hành chính quản lý, góp phần bảo đảm các mặt sinh hoạt trong cơ quan được tốt hơn. Tờ Quân sự tập san (sau đổi thành Quân chính tập san) do Bộ tổng tham mưu đảm nhiệm cả về nội dung và quản lý trị sự, ra số đầu tiên vào tháng 5-1948 đánh dấu một mốc về sự quan tâm của lãnh đạo đối với nền khoa học quân sự Việt Nam ngay trong khói lửa chiến tranh.

Sau hội nghị tham mưu toàn quân hồi tháng 3, tiếp đến là lớp đào tạo sĩ quan tham mưu đầu tiên do Bộ Tổng tham mưu tổ chức hồi tháng 6 và các lớp nghiệp vụ trinh sát, thông tin, v.v. ngắn hạn do các phòng mở liên tiếp, đã góp phần thiết thực vào bước trưởng thành của ngành tham mưu cấp liên khu và trung đoàn.

Kiểm điểm việc chấp hành huấn lệnh về kế hoạch mùa hè của Bộ Tổng chỉ huy, Tổng Tham mưu trưởng nhận xét rằng Bộ Tổng tham mưu đã tập trung dứt điểm mấy công tác do trên đề ra là: 1- Tổ chức các đơn vị hỏa lực tập trung mạnh, được huấn luyện thuần thục để đáp ứng yêu cầu đánh tiêu diệt; 2- Nghiên cứu và tổ chức huấn luyện, diễn tập đánh cứ điểm nhỏ; 3- Chỉ đạo hoạt động của các đại đội độc lập, nhất là ở những địa bàn cần đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, gây dựng và phát triển cơ sở; 4- Tổ chức ban chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch thu đông, gồm đại diện các cơ quan Bộ và liên khu, nhằm giúp Bộ triển khai sớm kế hoạch mùa khô…

Báo cáo của Tổng Tham mưu trưởng cho thấy, nhìn lại hoạt động thực tế hè thu vừa qua của Bộ Tổng tham mưu, rõ ràng là còn nhiều điểm yếu kém mà các bộ phận cần nghiên cứu khắc phục, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đó là những nhược điểm của các phòng, đồng thời cũng là của ngành dọc cấp dưới, trong đó có những điểm yếu kéo dài từ năm trước. Tổng Tham mưu trưởng nêu lên mấy ví du: 1- Đánh giá âm mưu và khả năng của địch. Cho đế nay tham mưu vẫn chưa có điều kiện hình thành được một mạng tình báo có khả năng tìm hiểu và phán đoán kế hoạch thu đông của Bộ Chỉ huy Pháp; 2- Nghiên cứu và nắm chắc chỗ mạnh, chỗ yếu của từng trung đoàn trong tác chiến, xây dựng và huấn luyện. Tham mưu chưa cùng quân huấn có biện pháp hữu hiệu để khắc phục được hiện tượng thiếu thống nhất trong huấn luyện giữa các đơn vị, kể cả nội dung và phương pháp. Điều này bộc lộ khá rõ trong cuộc vận động luyện quân vừa qua; 3- Tham mưu chưa thực hiện được việc điều chỉnh trang bị của các đơn vị chủ lực (của Bộ và nhất là của khu) cho phù hợp, trong điều kiện đạn bộ binh thiếu, súng cũ, xuống cấp, ảnh hưởng đế hiệu suất chiến đấu, v.v.

Về phương hướng tác chiến mùa khô sắp tới, Tổng Tham mưu trưởng cho biết: trên dự kiến địch có thể sẽ tiến công lên Việt Bắc lần nữa, nhằm mấy mục tiêu chiến lược sau đây: 1- đánh thông đường 1 Hà Nội - Lạng Sơn; 2- Khép chặt biên giới Cao Bằng - Hà Giang - Lao Cai; 3- Nối liền đường số 3, chiếm đóng Thái Nguyên làm trung tâm hoạt động ở vùng trung du; 4- Đánh vào cơ quan đầu não và chủ lực của ta.

Kế hoạch của ta thế nào? Tổng Tham mưu trưởng đã cùng Phòng Tác chiến nghiên cứu mệnh lệnh ngày 10-8 của Bộ Tổng chỉ huy. Bộ đội đang khẩn trương chuẩn bị chiến dịch trên hướng Đông Bắc. Kế hoạch tác chiến ở trung du sẽ được bàn vào những ngày sắp tới tại Sở Chỉ huy mặt trận 3. Trong cuộc họp hôm nay, Tổng Tham mưu trưởng nhấn mạnh bộ phận ở lại căn cứ địa phải chú ý đảm bảo thông tin chỉ huy các chiến trường toàn quốc, trước hết là trên hướng Đông Bắc, đường 4; chú ý bảo vệ cơ quan, vừa bảo đảm công tác liên tục, vừa sẵn sàng di chuyển an toàn, nhất là trong trường hợp địch nhảy dù xuống Thái Nguyên, Chợ Chu, Sơn Dương và khi chúng từ Bắc Kạn tiến xuống hòng nối liền đường 3, giữ liên lạc thường xuyên với bộ phận phía trước…

Từ mấy hôm trước, khi được lệnh chuẩn bị người đi cùng Tổng Tham mưu trưởng ra phía trước, từng phòng đã bàn bạc và thông báo danh sách người đi, người ở. Vậy mà trong cuộc họp này, mọi người vẫn không khỏi hồi hộp được biết ai sẽ đi cùng Tổng Tham mưu trưởng xuống mặt trận Trung du, “Đi ra phía trước”, đó là nguyện vọng của mọi người. Vì vậy, thật dễ hiểu vì sao đanh sách vừa công bố xong, cuộc họp ồn ào hẳn lên. Những người sắp ra đi thì nghĩ ngay đến việc chuẩn bị cho kịp ngày lên đường. Chưa ai hình dung hết những gì sẽ diễn ra trong mùa khô này.

Người cập rập nhất có lẽ là anh Lý Thủy Thọ. Sau lớp bổ túc cán bộ tham mưu khóa 1 (do anh và anh Vũ Văn Hoán phụ trách), anh Thọ đang chuẩn bị bế mạc lớp huấn luyện trinh sát ở Sói Mít thì được gọi về phụ trách. Ban Tình báo mặt trận trung du. Điều lo lắng nhất của anh lúc này là làm sao cùng Cục Tình báo của Bộ Tổng chỉ huy và các ban tình báo các liên khu trên địa bàn trung du triển khai công tác nắm địch và hoàn thành công tác binh yếu địa chí trong khu vực trước khi chiến dịch mùa khô bắt đầu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:25:13 am »

VI

Ban Chỉ huy mặt trận 3 đặt Sở Chỉ huy ở vùng Quán Chu, sát chân phía đông bắc của dãy Tam Đảo. Anh Thái quyết định họp Ban Chỉ huy và cán bộ đầu ngành của mặt trận vào sáng thứ ba ngày 7-9-1948. Sau này hỏi lại, anh cũng không nghĩ rằng đã chọn đúng ngày thành lập cơ quan Tổng Tham mưu tròn ba năm trước. Sau ba năm cùng nhau qua một chặng đường thử thách, anh Thái và các cán bộ trong cơ quan đã trưởng thành một bước khá dài.

Dự họp sáng nay, có anh Lâm Kính, Chỉ huy phó mặt trận 3, các đại diện Ban Chỉ huy Liên khu 1 và 10, các cán bộ đầu ngành của mặt trận: anh Trần Văn Lư, Trưởng ban Tham mưu mặt trận, các anh Hoàng Mười, Trưởng ban Chính trị, các anh Lý Thủy Thọ và Thọ Sơn, Trưởng và Phó ban Tình báo, anh La Tuynh, Trưởng ban trang bị cấp dưỡng. Lần đầu tiên Bộ Tổng chỉ huy tổ chức ra cơ quan chỉ huy tiền phương. Với tập thể này, đây cũng là một dịp tập dượt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm về quan hệ chỉ đạo, chỉ huy với các liên khu, các tỉnh, các lực lượng vũ trang trên địa bàn mặt trận. Là một mặt trận do cán bộ Bộ Tổng chỉ huy phụ trách nhưng chủ yếu là sử dụng lực lượng và cơ sở hậu cần của các liên khu 1 và 10. Bởi vậy, ngoài các đồng chí chỉ huy mặt trận và cán bộ phụ trách đầu ngành, cán bộ giúp việc trong ba cơ quan tham mưu, chính trị và cung cấp của mặt trận đều là cán bộ của Liên khu 1.

Mở đầu hội nghị, sau khi nói về nhiệm vụ của mặt trận Trung du, đồng chí Chỉ huy trưởng Hoàng Văn Thái truyền đạt mệnh lệnh của Bộ cho đại diện Liên khu 1 và 10. Về nhiệm vụ tác chiến và bố trí lực lượng, mệnh lệnh chỉ rõ:

- Trung đoàn sông Lô hoạt động trên địa bàn Việt Trì, Phú Thọ và Tuyên Quang.

- Tiểu đoàn 410 pháo binh sông Lô hoạt động từ Phan Lương đến ngã ba sông Gâm.

- Tiểu đoàn 696 phối hợp với lực lượng địa phương hoạt động trên địa bàn Vĩnh Yên.

- Trung đoàn 36 hoạt động từ Bắc Ninh, Đáp Cầu, Bắc Giang lên tới Kép. Riêng Tiểu đoàn 478 của Trung đoàn 36 đứng chân giữa khu vực sông Cầu và sông Thương, sẵn sàng cơ động chiến đấu khi có lệnh.

- Trung đoàn 121 hoạt động trên địa bàn từ Lưu Xá (Thái Nguyên) đến hết địa hạt Phúc Yên.

Mệnh lệnh còn quy định: 1- Việc phối hợp giữa mặt trận Trung du với các lực lượng khác trên địa bàn của hai liên khu 1 và 10; 2- Các mặt công tác chuẩn bị và bảo đảm chiến đấu: tiếp tục chương trình củng cố và huấn luyện bộ đội, điều tra địa hình, công tác phá hoại, liên lạc, chế độ báo cáo…

Vấn đề nắm và phán đoán ý đồ của địch như thế nào, là vấn đề hội nghị quan tâm. Đồng chí Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng, đã bố trí đồng chí Thọ Sơn ở Phố Cò từ nhiều ngày trước, nhưng mạng lưới trinh sát của Cục Tình báo ở đây chưa rút ra được kết luận gì về ý đồ tác chiến của địch trên địa bàn mặt trận 3 - Một số học viên của lớp trinh sát vừa bế mạc được tăng cường giúp các anh Lý Thủy Thọ và Thọ Sơn, phối hợp với ban Tình báo Liên khu 1 về công tác nắm địch.

Sau cuộc họp, bộ máy mặt trận bắt đầu hoạt động.

Cũng từ đó, Chỉ huy trưởng Hoàng Văn Thái ít khi có mặt ở Quân Chu. Anh thướng đến làm việc với Bộ Chỉ huy Liên khu 1, xuống các đơn vị hoặc về phía sau để báo cáo đồng chí Tổng chỉ huy và theo dõi công việc của Bộ Tổng tham mưu. Một hôm, từ cơ quan Bộ trở về Quân Chu, anh Thái báo một tin vui: anh Trần Văn Trà, trong phái đoàn từ Nam Bộ ra, sẽ xuống thăm cơ quan chỉ huy mặt trận 3 một ngày gần đây. Rồi anh Thái kể lại, cuộc đón tiếp ở hội trường Phủ Chủ tịch mà anh có mặt.

Phái đoàn Nam Bộ, do anh Trà dẫn đầu, gồm ông Trần Bửu Kiếm, một linh mục và một số vị khác. Họa sĩ Diệp Minh Châu, thành viên của đoàn, mang ra biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh một bức tranh “Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung - Nam - Bắc” mà anh đã vẽ bằng máu của mình. Kể từ ngày phái đoàn chị Nguyễn Thị Định ra Bắc hồi mùa hè 1946, hơn hai năm qua mới có một phái đoàn từ Nam Bộ ra Bắc.

Đoàn qua thị trấn Vân Đình vào trung tuần tháng 9-1948. Địa phương đón tiếp rất trọng thể. Có lẽ vì thế mà bị lộ, nên ngày 20-9 địch nhảy dù xuống thị trấn, nhưng đoàn đã rời khỏi Vân Đình trước đó mấy ngày.

Tới Việt Bắc, đoàn được Bác Hồ và các vị trong Mặt trận Liên Việt và Quốc hội, như các cụ Tôn Đức Thắng, Phan Kế Toại, Linh mục Phạm Bá Trực và đồng chí Hoàng Quốc Việt đón tiếp thân tình và trọng thể. Lần đầu được gặp Bác, nghe Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe và hỏi han về nỗi vất vả suốt mấy tháng trên đường ra Bắc, mọi người hết sức cảm động. Đồng chí Trần Văn Trà báo cáo vói Bác về tình hình Nam Bộ từ sau Hiệp định 6-3-1946 và nhất là từ ngày kháng chiến toàn quốc đến nay và nói lên nguyện vọng của đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ sớm được đón Bác vào thăm.

Anh Trà dành nhiều thời gian đến thăm và làm việc với cơ quan Bộ Tổng Tham mưu ở Lưu Quang. Thật là một dịp hiếm có để các phòng trong Bộ Tổng tham mưu tìm hiểu nhiều điều chưa nắm được về một chiến trường xa đã trải qua 3 năm ròng chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn, xa Trung ương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:26:34 am »

Là Khu trưởng Khu 8, trực tiếp chỉ huy chiến đấu từ những ngày đầu quân Pháp trở lại, anh Trà nói lại cho cán bộ tham mưu về chính sách bình định của địch, về hệ thống hàng ngàn đồn bốt của tướng Đờ la Tua (Boyer de la Tour), về quân Bình Xuyên, về quân giáo phái… anh say sưa nói về phong trào chiến tranh du kích làm cho lực lượng của địch bị căng kéo khi đối phó khắp nơi, kể cả trong nhiều khu phố nội thành Sài Gòn. Giải thích nguyên nhân chiến tranh du kích phát triển, anh Trà nói:

Trước hết phải nhắc đến tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu của nhân dân. Nhân dân Nam Bộ đã trải qua những thử thách gay gắt nhất hồi cuối năm 1945, đã có kinh nghiệm nổi dậy từ giữa năm 1946, sau Hiệp định sơ bộ. Chỉ có yếu tố nhân dân mới giải thích được vì sao ở một địa bàn như Hóc Môn ngay sát Sài Gòn đã sớm xuất hiện những đường ngầm dưới đất (sau này ta gọi là địa đạo) với tổng chiều dài hàng chục kilômét, không chỉ nối liền nhà này sang nhà khác mà nối liền thôn này sang thôn khác. Ngày đêm nhân dân đứng chân ở đây để chiến đấu với địch. Cũng chỉ có yếu tố nhân dân mới giải thích được vì sao ở một nơi bộ máy đàn áp của địch gồm hàng vạn tên cảnh sát, mật vụ như thành phố Sài Gòn mà phong trào kháng chiến vẫn duy trì được ngay trong nội đô và các căn cứ kháng chiến vẫn tồn tại và phát triển ngay ở cửa ngõ thành phố.

Hai là việc lãnh đạo quán triệt phương châm tác chiến chiến lược của trên. Trong giai đoạn này, chiến tranh du kích là căn bản trong phạm vi cả nước thì tại Nam Bộ, phương châm đó càng được vận dụng triệt để. Trong các hội nghị của xứ và của khu, vấn đề chiến tranh du kích là vấn đề chiến lược, lực lượng dân quân là lực lượng chiến lược, luôn được thảo luận và khẳng định.

Ba là yếu tố về địch. Hệ thống đồn bốt của địch càng ken dày thì lực lượng của chúng càng bị căng mỏng, tính chất cơ động càng bị hạn chế, vì binh lực bị giam chân trong hàng ngàn vị trí. Lực lượng địch càng bị căng mỏng, quân ứng cứu càng hạn chế, càng tạo nên những sơ hở mà dân quân du kích có thể lợi dụng để phát triển lực lượng và duy trì một cuộc chiến đấu bền bỉ và có hiệu quả.

Điều cần nói thêm là lãnh đạo vừa coi trọng chiến tranh du kích nhưng lại vừa đấu tranh chống lại cái gọi là “chủ nghĩa du kích”, nhất là ở những địa bàn nào có thể đẩy vận động chiến tiến tới. Chính vì vậy mà có những trận đánh giao thông như La Ngà đầu tháng 3 và Tầm Vu trung tuần tháng 4 vừa qua, cùng ngày với trận chống càn ở Láng Le.

Bài học của hai trận phục kích trên đây, nhất là trận La Ngà, là gì? Là nắm quy luật hành quân của địch và chọn trận địa phục kích, là bố trí binh lực đi đôi với phá hoại giao thông làm chậm bước tiến của chúng, là chọn thời cơ nổ súng khi địch lọt vào trận địa phục kích, là nhanh chóng thu dọn chiến trường và chấp hành chính sách tù hàng binh, gây ảnh hưởng lớn về chính trị và tâm lý sau thắng lợi quân sự.

Bài học của trận chống càn ở Láng Le ngay sát Chợ Lớn là gì? Là quyết tâm đánh thắng mà Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng chí Nguyễn Văn Mườ(1)  đã nhấn mạnh khi giao nhiệm vụ cho Trung đoàn Phạm Hồng Thái; là trình độ bộ đội thông thuộc địa hình, mưu trí ứng phó với những tỉnh huống bất ngờ nhất; là cách đánh không vỗ mặt quân địch khi cơ giới địch tiến vào mà từ nhiều hướng, chia cắt đội hình của chúng, khiến địch bị đánh cả phía trước, cả ngang sườn, cả phía sau, chúng không sao khép được vòng vây, buộc phải quay ra bị động đối phó…

Đầu tháng 11, anh Trà xuống thăm anh Thái và Bộ Chỉ huy mặt trận 3. Anh em được chứng kiến cuộc gặp gỡ thân tình giữa những người cầm quân ở hai miền đất nước lần đầu gặp mặt.

Anh Thái thông báo với anh Trà về diễn biến mới nhất trên chiến trường cả nước, trước hết là trên hướng biên giới, nơi ta đang mở chiến dịch Đông Bắc. Anh nói vì sao trong trận An Châu ngày 8-10 vừa qua quân ta không dứt điểm được, cũng như trước đó vài tháng, quân ta gặp khó khăn trong trận Phủ Thông. Nhiều vấn đề đặt ra với người chỉ huy và lãnh đạo trên bước đường từ đánh du kích tiến lên đánh tập trung quy mô vừa và nhỏ. Không chỉ là những kinh nghiệm tổ chức một chiến dịch nhở ở xa hậu phương mà là một loạt vấn đề về trang bị, huấn luyện bộ đội, về tổ chức thông tin liên lạc, về trình độ chỉ huy chiến đấu của cán bộ.

Các anh trao đổi ý kiến nhiều về đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung, về phương thức hoạt động và tác động qua lại giữa hai lực lượng cơ động và tại chỗ trong nhiệm vụ phát triển phong trào chiến tranh du kích và trong tác chiến của bộ đội chủ lực. Các anh cũng nhất trí cho rằng chỉ khi nào lực lượng vũ trang tại chỗ trưởng thành và lớn mạnh mới nên rút các đại đội độc lập về để phát triển bộ đội quy mô lớn.

Một chuyện khó quên được anh trả kể lại về tinh thần khắc phục khó khăn của lực lượng vũ trang Nam Bộ trong điều kiện thiếu thốn về trang bị. Trong khi ở chiến trường miền Bắc ngành quân giới đã bước đầu sản xuất được súng cối, S.K.Z., badôca và cả “bom bay”, thì ở miền Nam có câu chuyện điển hình về sáng kiến của ngành quân giới trước yêu cầu về vũ khí trang bị. đó là “công binh xưởng” Lò Chén trong vùng Chiến khu Đ đã dùng cao lanh vùng Đất Quốc để sản xuất vỏ mìn và vỏ đạn bằng cách nung lên. Mặc dù phạm vi và mức độ sát thương hạn chế, mìn và đạn vỏ sành đã có tác dụng nhất định trong tác chiến, trong hoàn cảnh các nguồn tiếp tế vận tải từ ngoài vào Chiến khu Đ bị địch phong tỏa.

Ngân một buổi làm việc, anh Thái báo tin: trong những ngày anh Trà đang trên đường ra Bắc, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Khu 8 đã ra đời. Đó là Tiểu đoàn 307, thành lập ngày 5-7. Vừa ra đời, tiểu đoàn đã lập công trận đầu ở Mộc Hóa (Tân An) tháng 8 vừa qua.

Vào dịp anh Trà lưu lại làm việc với anh Thái ở Sở Chỉ huy mặt trận 3, chiến trường trung du có biến động, không phải trên đường số 3 mà là hướng Sơn Tây - Việt Trì. Ngày 7-11, địch mở màn cuộc tiến công mùa khô, bắt đầu bằng cuộc hành binh lên hướng Việt Trì, Lập Thạch (Vĩnh Yên) và Phú Cường (Sơn Tây). Tiếp đó chúng chiếm đóng một số vị trí dọc sông Hồng từ Hà Nội lên Việt Trì và dọc sông Đà đến Hòa Bình. Một hành lang đông tây nối liền Hà Nội với Hòa Bình đang dần hình thành rõ nét. Với hành lang đó, địch lộ ý đồ cắt liên lạc giữa Việt Bắc với miền Xuôi. Đồng chí Tổng Chỉ huy đã hạ lệnh tác chiến cho bộ đội Sơn Tây - Việt Trì, cho hướng đông bắc và các chiến trường phối hợp đánh mạnh nằm phá cuộc hành binh của địch.

Theo dõi cuộc hành binh Odine của quân Pháp ở hướng Sơn Tây - Việt Trì, đến giữa tháng 11, thực tế chiến trường đã cho phép Bộ Tổng tham mưu rút ra kết luận: Quy mô tiến công của địch trong thu đông này rõ ràng là nhỏ hơn nhiều so với năm trước. địa bàn hành binh của chúng cũng không nhằm hướng Bắc Bắc(2) - Thái Nguyên để lên căn cứ địa Việt Bắc như ta dự kiến. Thực tế chứng tỏ cuộc tiến công của địch trong mùa khô này không nhằm mục tiêu chiến lược như thu đông năm trước mà chỉ nhằm đối phó với hoạt động của chủ lực ta, đồng thời nằm củng cố thế chiếm đóng của chúng. Nếu không có thêm chuyển biến gì lớn, thì Odine có thể được coi là cuộc hành binh lớn nhất của địch vào vùng tự do của ta trong thu đông này.

Tổng Tham mưu trưởng đã nhận được chỉ thị của Tổng Chỉ huy: Nếu sau hội nghị của quân ủy (dự kiến họp vào hạ tuần tháng 11), chiến trường hướng này không có gì biến động lớn thì giao mặt trận 3 cho Bộ Chỉ huy Liên khu 1 và anh Thái trở về Bộ để tham gia vào công việc chỉ đạo chung.


(1) Tức Mười Cúc - Nguyễn Văn Linh, sau này là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
(2) Bắc Bắc: Bắc Ninh, Bắc Giang.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 07:31:49 am »

CHƯƠNG IX

CHUẨN BỊ ĐÓN THỜI CƠ CHIẾN LƯỢC

I

Chiến dịch Đông Bắc vừa kết thúc. Cuộc hành binh Odine của địch lên vùng Việt Trì - Sơn Tây đã chững lại. Do thiếu binh lực, địch đang phải thu quân, bỏ những vị trí cô lập rải rác dọc hai bờ sông Hồng và sông Đà. Cũng có thể chúng thu quân để có lực lượng mở cuộc hành binh khác. Sức mạnh tiến công của địch rõ ràng là đã yếu đi nhiều so với mùa khô năm trước.

Tổng Quân ủy quyết định họp hội nghị mở rộng vào mấy ngày cuối tháng 11-1948, tại Quân Chu (Đại Từ - Thái Nguyên).

Trái với nhiều nơi khác trên vùng tiếp giáp giữa thượng du và trung du, những ngày này ở khu vực Tam Đảo trời mưa như trút nước. Các đại biểu đội mưa, dò từng bước qua những con suối chảy xiết để đến hội nghị. Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã có mặt.

Dự hội nghị Quân ủy Trung ương mở rộng lần này có nhiều cán bộ chỉ huy liên khu từ Bình - Trị - Thiên trở ra. Quân ủy muốn thảo luận với các chiến trường để có cơ sở đề đạt với Trung ương về phương hướng chiến lược tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ năm có thể sẽ họp vào trung tuần tháng 1-1949. Kể từ chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến đã bước sang một giai đoạn mới được một năm. Tình hình quốc tế đang có những chuyển biến quan trọng có thể ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến của ta. Đã đến lúc cần xác định những bước đi mới để tạo thế, tạo lực, đón thời cơ chiến lược.

Mấy cán bộ nghiên cứu của Phòng Tác chiến Bộ Tổng tham mưu được cử đến hội nghị để tiếp thu nội dung những vấn đề hội nghị thảo luận, ghi chép và chuẩn bị bản dự thảo đề án đưa lên Quân ủy để đưa ra hội nghị cán bộ Trung ương vào đầu năm tới. Đó là đề án Chiến lược cầm cự và nhiệm vụ chuẩn bị tổng phản công.

Tổng phản công, một vấn đề mới quá, lớn quá, vượt trên tầm suy nghĩ và hiểu biết của mấy cán bộ tác chiến được gọi xuống Quân Chu theo dõi hội nghị. Các anh nói đây là một dịp học tập, tiếp thu những điều mới mẻ. Những vấn đề do đồng chí Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp đề ra để thảo luận, những gợi ý của Tổng Bí thư Trường Chinh, những bản tham luận của các đồng chí Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Quang, Nguyễn Khang, Hoàng Anh, những ý kiến tranh luận đôi khi khá gay gắt của đồng chí Nguyễn Sơn, những cuộc trao đổi ý kiến tay đôi, tay ba trong giờ giải lao, trong giờ ăn, tất cả đối với mấy cán bộ tham mưu đều rất bổ ích.

Cứ sau mỗi ngày làm việc của hội nghị, Tổng Tham mưu trưởng lại cùng mấy cán bộ Phòng Tác chiến làm việc đến khuya. Anh Thái hướng dẫn anh em tổng hợp những ý chính trong khi các bản tham luận và những ý kiến thảo luận về tình hình và phương hướng chiến lược sắp tới. Dù thống nhất hay trái ngược nhau, các ý kiến đó đều cần thiết, làm cơ sở để nghiên cứu sâu sắc các khía cạnh của vấn đề trong quá trình soạn thảo phương hướng nhiệm vụ chuẩn bị tổng phản công đưa lên trình Quân ủy.

Chỉ mới một năm sau chiến dịch Việt Bắc, cục diện chiến trường đã thay đổi khá rõ. Ở miền Nam, những tiểu đoàn, trung đoàn chủ lực đã được củng cố qua thực tế chiến đấu. Những trận đánh giao thông, những trận chống càn quy mô lớn chứng minh bước trưởng thành mới của bộ đội. Cơ sở kháng chiến vùng ven các đô thị, những trận đánh của du kích, biệt động ngay trong thành phố, phong trào quần chúng đấu tranh chống âm mưu của Pháp lập chính quyền Bảo Đại, tất cả nói lên bước chuyển biến mới của chiến trường miền Nam. Một năm thực hiện chủ trương chiến lược phát động chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta, đã làm thay đổi rõ rệt cục diện chiến trường Bắc Bộ. Nhiều nơi trước đây lâu ngày vắng tiếng súng, như những vùng hẻo lánh ở Tây Bắc, Đông Bắc, nay không còn là phía sau an toàn của địch. Vượt qua muôn vàn gian lao thử thách, các chiến sĩ Tây tiến đã đem được lá cờ cách mạng vào tới địa bàn Điện Biên Phủ. Nét đặc sắc của phong trào chiến tranh du kích phát triển ở trung du và đồng bằng ở những làng chiến đấu, những “lõm” du kích, xuất hiện ở nhiều nơi. Trên tấm bản đồ hình thái chiến lược của Phòng Tác chiến, những chấm đỏ xuất hiện ngày càng nhiều và không ngừng lan nhanh, mở rộng trong vùng sau lưng địch. Bên cạnh đó là những trận đánh các cứ điểm nhỏ của các tiểu đoàn tập trung, với trang bị còn hạn chế và với kết quả chiến đấu chưa đều, chưa chắc, đã cho phép rút ra nhiều bài học bổ ích đối với việc chỉ đạo tác chiến và xây dựng của bộ đội chủ lực trên bước đường trưởng thành.

Qua các bài tham luận, nhiều đại biểu thống nhất nhận định rằng mặc dù quân số địch đã tăng lên tới 16 vạn (gần 1/2 là quân ngụy), nhưng lực lượng của chúng đã bị căng mỏng. Bị động đối phó cùng một lúc với cả chiến tranh du kích và cả với các trận đánh của chủ lực, địch không còn đủ sức mở một cuộc tiến công quy mô lớn như mùa đông năm trước. Hai phần ba các cuộc hành binh với binh lực trên 1.000 quân của địch trong năm qua đều diễn ra trong vùng tạm chiếm, dưới hình thức những trận càn. Trong khi đó ta đã chủ động mở chiến dịch (tuy nhỏ và còn mang nặng tính du kích) trên những địa bàn và vào những thời điểm do ta chủ động lựa chọn. Về mặt binh lực, trải qua một năm vừa tác chiến vừa xây dựng, ngoài mạng lưới lực lượng vũ trang địa phương mở rộng, bộ đội chủ lực đã phát triển lên xấp xỉ chủ lực của địch, với những đại đội độc lập sắp được rút về sau thời gian trưởng thành trong phát động chiến tranh du kích, phát động quần chúng và với những tiểu đoàn chủ lực bước đầu có kinh nghiệm đánh tập trung quy mô nhỏ.

Trên đất Lào, dưới sự giúp đỡ và phối hợp hoạt động của các liên khu 10, 4 và 5, cơ sở cách mạng nước bạn đã phát triển ở nhiều nơi, nhất là ở Thượng Lào. Các đội vũ trang tuyên truyền của quân tình nguyện Việt Nam và các chiến sĩ yêu nước Campuchia đã phát triển cơ sở chính trị và vũ trang ở nhiều vùng thuộc Tây Bắc, Tây Nam và Đông Nam Campuchia.

Theo đường Nam hạ, Giải phóng quân Trung Quốc đang giành những thắng lợi lớn ở Hoa Trung, với các chiến dịch Tế Nam, Liêu Thẩm, Thẩm Dương - Doanh Khẩu và Từ Châu (Hoài Hải). Hồng quân Trung Hoa đang tiến nhanh về phía sông Dương Tử. Cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Giải phóng quân Trung Quốc Nam hạ đang trở thành một mối lo mới đối với giới quân sự Pháp ở Đông Dương.

Một cục diện mới đã mở ra một năm sau chiến thắng Việt Bắc. Khó khăn lớn nhất lúc này là cơ sở vật chất. Những thiếu thốn về trang bị cấp dưỡng đang ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu và hiệu quả chiến đấu của bộ đội. Không ít đơn vị vẫn còn một số phân đội phải dùng “mác búp đa” trong các trận đánh đồn.

Vấn đề đặt ra với Bộ thống soái là phải làm gì và làm như thế nào để dẫn dắt đoàn quân vươn lên đón thời cơ chiến lược, trước những chuyển biến rất nhanh, rất cơ bản. Đó chính là nội dung những bản tham luận trong hội nghị và cũng là nội dung mà Bộ Tổng tham mưu cần đề cập trong bản dự thảo kế hoạch Chuẩn bị tổng phản côngơ mà Quân ủy sắp đưa ra hội nghị cán bộ Trung ương.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2013, 07:57:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 07:32:07 am »

II

Đầu tháng 12, sau khi trở về địa điểm của Bộ Tổng tham mưu ở Kê Tâm, một vấn đề Tổng Tham mưu trưởng quan tâm là cùng với Chi ủy bàn kế hoạch lãnh đạo ổn định tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Trong những ngày ở Sở Chỉ huy mặt trận 3 đã xảy ra một sự kiện được gọi là “Vụ Hatxăngvanhđơ” (H.122). Từ việc nghi ngờ và bắt giam một chiến sĩ chăn ngựa (giám mã) ở Liên khu bộ Liên khu 1 đã dẫn đến việc bắt giam lan rộng sang cơ quan Ban Chỉ huy mặt trận 3. Trong số những đồng chí bị tình nghi, bắt giam có cả một số cán bộ phụ trách đầu ngành của Bộ Tổng tham mưu. Việc bắt bớ không một lời giải thích, ngoài lý do “vì có vấn đề chính trị”. Nửa đầu tháng 11, lúc vụ H.122 đang diễn ra bằng những cuộc bắt bớ tràn lan cũng là những ngày tâm trạng của cán bộ Bộ Tổng tham mưu công tác ở mặt trận 3 cũng như ở phía sau hết sức căng thẳng. Nhiều người nơm nớp lo rằng có thể đến lượt mình bị bắt bất cứ lúc nào. Mãi đến cuối tháng 11, do sự phát hiện và can thiệp của trên, việc bắt bớ mới chấm dứt, nhưng những người bị bắt vẫn chưa được tha. Anh em cán bộ, đảng viên tin ở lãnh đạo, không đặt vấn đề vì sao xảy ra sự kiện đáng tiếc này. Trong cuộc đấu tranh với một kẻ địch hết sức xảo quyệt, ta đã bị chúng ly gián, đánh vào nội bộ. Chúng ta đã phải trả giá cho sự ấu trĩ. Đó là điều dễ hiểu. Điều mà anh em mong đợi là những lời giải thích, những lời minh oan cho những người bị bắt. Họ là những cán bộ, những đảng viên một lòng theo Đảng, theo kháng chiến. Không nên để dấu ấn của sự việc - mà những người bị bắt là nạn nhân - tồn tại mãi trong cuộc đời chính trị của họ và liên lụy lâu dài đến gia đình.

Được sự lãnh đạo của chi bộ, tinh thần tư tưởng của cán bộ, đảng viên dần dần ổn định trở lại. Sự việc lắng xuống. Mọi người tập trung vào công việc. Riêng mấy đồng chí ở Phòng Tác chiến được biết nội dung những vấn đề thảo luận tại Hội nghị Quân Chu, đang tập trung theo dõi hồi âm của bản kế hoạch Chuẩn bị tổng phản công mà Quân ủy trình bày trong hội nghị cán bộ Trung ương họp trung tuần tháng 1-1949. Anh em hy vọng rằng sau khi anh Thái đi dự hội nghị về, chắc chắn sẽ được nghe những vấn đề mới, có liên quan đến nhiệm vụ sắp tới của cán bộ Tổng Tham mưu.

Được biết, trong hội nghị cán bộ Trung ương lần này, đồng chí Bí thư Quân ủy Võ Nguyên Giáp đã đọc một bản báo cáo quan trọng về quân sự. Đồng chí dẫn ra những thực tế về chủ trương và hoạt động của ta và của địch trên chiến trường để khẳng định: sau Việt Bắc, cuộc kháng chiến đã bước sang giai đoạn mới. Đặc điểm chiến trường một năm qua cho thấy một hiện tượng mới, nổi bật, đó là phần lớn các cuộc hành binh của địch chỉ diễn ra trong vùng chúng kiểm soát; địch không mở được một chiến dịch tiến công nào có ý nghĩa chiến lược quan trọng vào vùng tự do của ta, trong khi đó thì chúng ta đã đẩy mạnh chiến tranh du kích phát triển sâu trong vùng địch kiểm soát. Bí thư Quân ủy nhận định: biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta, đó là thành công lớn nhất của ta trong năm 1948. Không bình định được vùng tạm chiếm là thất bại lớn nhất của địch trong thời gian đó. Phải nói rằng việc chiếm đóng Sơn Tây, Việt Trì và kiểm soát con đường thủy từ Hà Nội lên Hòa Bình là thành tích đáng kể nhất của địch trong năm qua. Do những thắng lợi của ta trong năm 1948, do tình hình quốc tế (khó khăn nhiều mặt của chính quyền Pari, thắng lợi của cách mạng Trung Hoa…), giai đoạn mới của cuộc kháng chiến tuy vẫn còn gay go nhưng rất có thể rút ngắn lại. Và ngay bây giờ, trong chiến lược cầm cự, nhiệm vụ chuẩn bị tổng phản công cần được sớm đề ra.

Bản báo cáo của đồng chí Võ Nguyên Giáp đề ra những nhiệm vụ cần kíp của thời kỳ chuẩn bị tổng phản công. Đó là những nhiệm vụ được ghi thành Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu và có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu: 1- Xây dựng bộ đội chủ lực lớn mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ đẩy vận động chiến tiến tới; 2- Phát triển lực lượng vũ trang địa phương, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng, những trung tâm chính trị và kinh tế của địch; 3- Rèn luyện cán bộ theo yêu cầu của nhiệm vụ mới, yêu cầu của đánh vận động, tiến dần từ quy mô nhỏ là lên; 4- Kiện toàn cơ quan chỉ huy các cấp để sự chỉ huy được tập trung, thống nhất, nhanh chóng đặc biệt chú trọng các bộ phận tình báo, thông tin liên lạc, địch vận; 5- Xây dựng nền lý luận quân sự Việt Nam. Muốn vậy phải gây thành phong trào tổng kết kinh nghiệm, cần soạn và xuất bản những tài liệu về quân sự đáp ứng yêu cầu học tập của cán bộ và bộ đội.

Trong khi hội nghị cán bộ Trung ương đang họp thì Bộ Tổng tham mưu nhận được chỉ thị chuẩn bị gấp cho cuộc họp quân sự cấp cao, dự định vào ngày 22-1-1949. Quân ủy thấy rằng sau hội nghị cán bộ Trung ương cần bàn sâu thêm về mặt quân sự, để trước khi trở về đơn vị, cấp chỉ huy các chiến trường quán triệt sâu sắc hơn và triển khai thuận lợi hơn kế hoạch chuẩn bị tổng phản công. Không ai nghĩ rằng cuộc họp của các liên khu tưởng lại đúng dịp Ông Táo lên chầu Trời.

Các phòng phân công khẩn trương vẽ bàn đồ, biểu đồ, thống kê, nhằm giúp cho các đại biểu thấy rõ hơn cục điện chiến trường, cả về phía ta và phía địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 07:33:08 am »

Các biểu đồ, thống kê cho thấy trong năm qua, quân số chủ lực đang trong quá trình biến động từ phân tán về các địa phương đang dần dần tập trung về chủ lực. Quân chủ lực đã lên tới trên 13 vạn người, với hơn 60 trung đoàn và một số tiểu đoàn độc lập. So với cuối năm trước thì các loại vũ khí đều tăng từ 20 đến 27%. Riêng súng cối, tính từ Liên khu 4 trở ra, tăng gấp 4 lần. nhưng rõ ràng là còn rất thiếu thốn so với yêu cầu nhiệm vụ mới. Tổ Chiến sự của Phòng Tác chiến lo thể hiện sao cho bản đồ phản ánh đúng cục diện chiến trường sau một năm chiến tranh du kích được đẩy mạnh, cũng là năm các đơn vị chủ lực học tập đánh tập trung quy mô nhỏ. Những tấm bản đồ, với những chấm đỏ rải rác trong vùng địch tạm chiếm ở Tây Bắc, Đông Bắc, Hòa Bình, phụ cận đường 5, Bình - Trị - Thiên, Tây Nguyên và quanh nhiều thành phố và thị trấn ở Nam Bộ, đã nói lên thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong năm 1948. Đó là thắng lợi của chủ trương phát động chiến tranh du kích, động viện nhân dân vùng địch tạm chiếm nổi dậy diệt tề trừ gian, xây dựng chính quyền mới, xây dựng các khu du kích.

Cũng qua những tấm bản đồ hình thái chiến lược, các đại biểu dự hội nghị thấy được rõ nét cục diện mới trên các chiến trường bạn Lào và Campuchia, thấy được tính đúng đắn của phương châm được đề ra từ những ngày đầu: Đông Dương là một chiến trường. Những chấm đỏ, to có, nhỏ có, và những vùng được tô màu hồng nhạt, cho thấy cơ sở cách mạng và kháng chiến lan rộng, lan nhanh trong một năm qua. Trên đất Lào, chính quyền kháng chiến đã được thành lập ở Khăm Muộn, Xavanakhét, Xiêng Khoảng. Từ Xiêng Khoảng, đại đội độc lập phát triển về hoạt động ở Mường Mộc, Xam Chê, Mương Ngâu. Quân tình nguyện Việt Nam đang cùng bạn mở rộng cơ sở ở cao nguyên Trần Ninh. Một số đơn vị Lào - Việt từ Mường Long đang phát triển xuống nam Huổi Xai. Căn cứ du kích đã ra đời ở vùng núi Pha Đeng. Mấy đơn vị vũ trang liên quân khác đang mở rộng cơ sở ở vùng Mường Phương, Nậm Tồn, đường 13, tây bắc Viên Chăn. Ở Sầm Nưa, đội vũ trang tuyên truyền của Liên khu 4 đang phối hợp với bạn xây dựng cơ sở, từ Hứa Mường phát triển về Mường Lý, Mường Dương, trong khi một đơn vị khác hoạt động ở Sầm Tơ. Đội công tác 55 (cũng của Liên khu 4) đang cùng bạn phát triển cơ sở ở vùng Xavanakhét, cực tây đường 9. Ở vùng Hạ Lào, chỉ mới qua ba tháng, 3 trung đội vũ trang tuyên truyền của Liên khu 5 sang phối hợp với bạn đã xây dựng được cơ sở ở vùng núi Tà Ngo, Đak Chưng, Đak Sum, Xê Không.

Trên chiến trường Campuchia, những vùng được tô màu hồng ở tây nam, tây bắc và đông nam nói lên các “lõm” chính trị ở vũ trang đã hình thành trong đó có những vùng được tô đậm hơn như Báttamboong, Puốcxát, Kampốt, Kôngpôngxpư. Từ tháng 9 năm trước, vũ trang tuyên truyền được đẩy mạnh ở vùng tây bắc và tây nam. Riêng ở tây bắc, 150 hội làng (hình thức chính quyền tự quản của quần chúng cách mạng) đã thu hút được hơn 4 vạn dân. Cũng từ tháng 9 và chỉ trong vòng hai tháng, đội vũ trang tuyên truyền từ Khu 8 sang hoạt động ở vùng đông nam Campuchia, đã nối được hành lang giữa hai vùng tây nam và đông nam. Nhờ nhành lang này mà sự liên lạc giữa Ban hải ngoại của Nam Bộ với nhà yêu nước Sơn Ngọc Minh ở vùng tây nam được thường xuyên chặt chẽ hơn.

Những bản đồ, biểu đồ, thống kê, với những số liệu và sự kiện mới nhất, căng kín hai bức vách nứa hai bên hội trường, đã giúp cho các đại biểu những luận cứ để diễn đạt những ý kiến trong bản phát biểu của mình.

Nhiều bản báo cáo và tham luận đã chứng minh khả năng hạn chế của địch vào đầu năm 1949, khi mà lực lượng cơ động của chúng chỉ còn chừng 10 phần trăm tổng số binh lực; chứng minh phương châm chiến lược “du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ, nhưng cần đẩy mạnh vận động chiến tiến tới”, và bao trùm lên tất cả, chứng minh chủ trương chiến lược chuẩn bị tổng phản công là đúng đắn. Cũng có ý kiến của một vị chỉ huy chiến trường cho rằng chưa đến lúc đặt vấn đề chuẩn bị phản công. Viện lẽ rằng ta mới bắt đầu sản xuất được mấy khẩu S.K.Z., mấy quả “bom bay”(1), những thứ đó chưa tác động đến chiến trường bao nhiêu. Dù cách mạng Trung Quốc có thành công thì cũng còn lâu bạn mới viện trợ vũ khí cho ta, trong khi trình độ trang bị và trình độ tác chiến của bộ đội và chỉ huy của cán bộ còn rất kém. Đồng chí đó đưa ra một dẫn chứng: trong trận Phố Lu hay Phố Ràng, bộ đội phải xung phong đến lần thứ 11. Như vậy chỉ đáng khen về tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ chứ không có gì để nói về nghệ thuật chỉ huy của người cầm quân. Về cơ sở vật chất, ngay đến gạo bộ đội còn thiếu ăn. Cụ Hồ phải lấy danh nghĩa Chủ tịch nước mua gạo khao quân, vậy thì “tổng tổng cái gì”? Vị chỉ huy này cũng chính là tác giả câu nói nổi tiếng trong hội nghị quân sự trước khi bước vào thu đông năm 1947: “Hãy coi chừng, không khéo thằng địch nó nhảy dù lên đầu chúng ta cho mà xem”.

Những cuộc thảo luận trong hội nghị, với nhiều ý kiến khác nhau, là một dịp để cán bộ tham mưu dự họp có thêm điều kiện suy nghĩ về nghiệp vụ của mình, giúp cho anh em có thói quen lật đi lật lại các khía cạnh của từng vấn đề, do đó xây dựng được tác phong nghiên cứu một cách thận trọng, chín chắn, trước khi đề đạt với trên.

Hội nghị kết thúc sau khi đã nhất trí với chủ trương và kế hoạch của Bộ, hướng mọi suy nghĩ vào nhiệm vụ chuẩn bị đón thời cơ chiến lược. Trước mắt, cần rút dần các đại đội độc lập về để xây dựng và mở rộng bộ đội chủ lực đồng thời triển khai kế hoạch mở chiến dịch trên hướng chính là Đông Bắc trong những ngày sắp tới.


(1) Tên hồi đó thường dùng để gọi một loại đạn súng cối cỡ lớn. Anh em quân giới thường dùng chữ tắt là O.F (obus-fusée). Đây là phát minh của Kỹ sư Trần Đại Nghĩa. O.F được sản xuất và bắn thử ở Liên khu 4, rồi trang bị cho một số đơn vị. Qua thực tế sử dụng trong một số trận đánh công đồn, thấy trọng lượng đạn quá nặng, tốn nhiều thuốc súng, mức chính xác hạn chế nên sau khi nghe anh Nghĩa báo cáo, Bộ quyết định đình chỉ sản xuất.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 07:34:07 am »

III

Xuân về, đúng vào dịp lương thực, thực phẩm trong khu căn cứ đang khan hiếm. Cơ quan mới chuyển về Đồng Đau được chừng một tháng. Cơ sở tăng gia mới gây dựng, chưa cho phép tổ chức một cái Tết rôm rả như năm trước. Tuy vật chất hạn chế, nhưng về mặt tinh thần, anh em cán bộ Bộ Tổng tham mưu đã cùng đồng bào địa phương vui một cái Tết thắm đượm tình quân dân. Đáng ghi nhớ nhất vẫn là đêm liên hoan văn nghệ. Mấy “cây vui nhộn” Tôn Thất Phán, Xuân Trình, với những tiết mục “cây nhà lá vườn” đã đem lại cho mọi người những trận cười thoải mái giữa ngày xuân.

Ngày vui Tết qua nhanh nhất là đối với nhiều anh em đang dồn tâm sức vào theo dõi các địa phương, đơn vị, khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch xuân hè. Ngày 11-2-1949, Bộ thống soái ra mệnh lệnh mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng và chiến dịch phối hợp ở vùng mỏ Đông Bắc (gọi chung là chiến trường Đông Bắc - mang mật danh mặt trận 7). Mặt trận 7 gồm đường số 4 - Cao Bằng (mặt trận 1), Bắc Kạn (mặt trận 1 bis) và một mặt trận phối hợp ở vùng mỏ (mặt trận 2). Mục đích chủ yếu của chiến dịch xuân hè trên vùng biên giới Đông Bắc là lam tê liệt đường số 4, triệt đường tiếp tế của địch trên các trục đường số 3 và số 4, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và buộc chúng phải rút khỏi Bắc Kạn.

Anh Đào Văn Trường được cử làm Chỉ huy phó và anh Phan Phác được cử làm Tham mưu trưởng mặt trận 7. Nhiều phái viên tham mưu cũng đã lên đường ra mặt trận, trước hay ngay sau Tết. Đã hơn một năm, từ trong chiến dịch Việt Bắc, anh Đặng Văn Việt - cán bộ Phòng Tác chiến - coi như đã đi hẳn khỏi Bộ Tổng tham mưu đã trở thành Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 - Cao Lạng.

Tin vui sớm bay về cơ quan Tổng Tham mưu. Đó là tin thắng lợi của trận phục kích trên quãng đường Cao Bằng - Đông Khê và của trận diệt đồn phá cầu bản Trại. Có lúc giao thông của địch trên đường số 4 bị gián đoạn. Cùng với các trận đánh giao thông của các tiểu đoàn chủ lực là hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương Cao - Bắc - Lạng, uy hiếp các vị trí địch dọc đường số 4, là các trận bắn pháo vào các thị trấn Na Sầm, Thất Khê, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Đợt 1 của chiến dịch kết thúc vào trung tuần tháng tháng 4. Mệnh lệnh bổ sung ngày 19-4 của Bộ Tổng tư lệnh(1) vừa được gửi đi thì ít ngày sau tin chiến thắng lại dội về. Đó là thắng lợi của trận phục kích trên đoạn đường giữa Bông Lau và Lũng Phầy, ngày 25-4, được coi là thắng lợi lớn nhất trên đường số 4 trong thời gian gần đây. Và chính những đòn đau liên tiếp diễn ra trên con đường số 4 nên địch đã đặt cho con đường huyết mạch này những cái tên mới: Con đường chết chóc, Con đường máu, Con đường lửa, những cái tên nói lên thảm trạng của quân viễn chinh trên vùng biên giới Đông Bắc.

Đúng vào dịp này, một nhiệm vụ đột xuất đến với Bộ Tổng tham mưu, đó là cử phái viên đi Liên khu 1, mang theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh về việc sang phối hợp và giúp bạn mở rộng vùng giải phóng ở Biên khu Việt Quế và Điền Quế.

Trên đà phát triển của cách mạng Trung Quốc, quân đội Tưởng Giới Thạch bị đẩy xuống Hoa Nam, nhiều khu du kích của bạn ở biên giới Việt - Trung gặp khó khăn. Tháng trước, Trung ương Đảng bạn cử người sang yêu cầu Trung ương Đảng ta cho quân đội sang giúp khôi phục, xây dựng và củng cố Biên khu Điền Quế, Việt Quế. “Giúp bạn như giúp mình”, đó là chỉ thị của Thường vụ Trung ương và của Bác Hồ đối với quân đội ta.

Mệnh lệnh ngày 23-4-1949 của Bộ Tổng tư lệnh gửi bộ Tư lệnh Liên khu 1 chỉ rõ nhiệm vụ phối hợp với bạn, “giúp Giải phóng quân xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung - Long - Khâm nối liền với biên giới Đông Bắc của ta, thông ra biển, gây cơ sở và khuếch trương lực lượng để đón đại quân Nam hạ”. Đồng chí Lê Quảng Ba, Chỉ huy trưởng mặt trận Đông Bắc, được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh các lực lượng sang giúp bạn. Lực lượng này gồm một số đơn vị đang tham gia chiến dịch trên mặt trận đường số 4.



Bác Hồ căn dặn đồng chí Lê Quảng Ba (bên phải) trước khi lên đường
sang Thập vạn đại sơn giúp bạn, với dòng chữ tự tay Người viết:
“Cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi”, ghi tháng 5-1949


(1) Từ ngày 12-3-1949, Chính phủ ra sắc lệnh đổi Bộ Tổng chỉ huy thành Bộ Tổng tư lệnh. Bộ chỉ huy các liên khu được đổi thành bộ tư lệnh liên khu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều văn kiện của Bộ vãn dùng tên cũ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM