Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:46:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pailin ngày ấy ( phần 5)  (Đọc 94782 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #210 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2013, 02:42:47 pm »

Em xin hỏi các bác E812 một chút:

- có bác nào có mối liên hệ với Trung đoàn thì xin hỏi giúp trường hợp LS này có tên trong danh sách không với? Hy vọng là còn lưu hồ sơ vì trường hợp này đi hỏi khắp các Quân khu, Quân đoàn, .... mà không thấy  Undecided.

nguồn: đây .
Logged

BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #211 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 06:53:23 pm »

Chào bạn Quangcan. Cám ơn bạn đã quan tâm giúp đỡ trong việc tìm mộ của liệt sỹ E 812 thời chống Mỹ. Tình thật anh em chúng tôi ở đây đều là lớp nhập ngũ sau 1975, nên mọi thông tin đều bế tắc. Đã có hướng dẫn cho bạn ấy vào nơi E bộ E812 hiện nay đang đóng quân ở Bình Thuận để trực tiếp tra lục hồ sơ, may ra còn có lưu trữ.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #212 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 06:59:56 pm »

TIN BUỒN

Xin được trân trọng báo tin cùng anh em CCB Sư đoàn 309

Thủ trưởng: Thiếu Tướng LÊ CHÍ THUẬN ( Tư Nẹt )
Nguyên:
- Lữ đoàn Trưởng Lữ đoàn 52 Quân Khu 5
- Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 12
- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 3 Sao Vàng
- Tư Lệnh Đoàn 333
- Tư Lệnh Sư Đoàn 309
- Phó Tư Lệnh MT 479

Đã từ trần vào ngày 27/5/2013 , nhằm ngày 18 tháng 4 năm Quý Tỵ, mất taị tp. HUẾ (Tỉnh Thừa Thiên), hưởng thọ 87 tuổi.
Linh cửu được quàn tại số 5 - đường Phạm Ngũ Lão - Quận Gò Vấp ( nhà tang lễ Quân y viện 175, Bộ Quốc phòng ).
Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 sáng ngày 31/5/2013.
Lễ an táng vào sáng ngày 1/6/2013 tại nghĩa trang TP/HCM.
Vậy kính báo để các CCB gần xa được biết.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2013, 07:11:16 pm gửi bởi BS-812 » Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #213 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 07:09:02 pm »

Vài nét về Thiếu tướng Lê Chí Thuận.
 Nguyên: Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 309.

Thiếu Tướng LÊ CHÍ THUẬN. Sinh năm 1927, tại Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1945 thoát ly tham gia du kích xã tại địa phương, sau đó vào bộ đội địa phương và suốt thời gian cuộc đời binh nghiệp, đi từ anh lính binh nhì lên đến Thiếu Tướng, chủ yếu gắn liền với chiến trường từ Thừa Thiên - Huế ra Điện Biên Phủ.
 Sau khi giải phóng Điện Biên Phủ vào năm 1954, ông được đi học lớp sỹ quan bộ binh tại Trung Quốc, sau khi học xong, ông trở về đóng quân ở Hải Phòng, chỉ được thời gian ngắn, ông được lệnh vào chiến trường khu 4, ông có nhiều nét cá tính của người lính từng trải qua chiến trường , chịu đựng gian khổ , và rất nóng tính , nhưng lại sống rất tình cảm. Trải qua rất nhiều thăng trầm đời binh nghiệp ,đã qua nhiều trận đánh của đỉnh cao vinh quang và có những trận đánh để tiếng vang cho đến ngày hôm nay, bản thân ông cũng mang trong mình rất nhiều vết thương trên người.
 Vì hăng say đánh giặc và có nhiều chiến công, nên ông luôn ở những đơn vị chủ lực và những nơi trọng yếu trên chiến trường, cũng vì lý do đó mà bản thân ông thăng tiến trong quân ngũ rất nhanh, so với bạn bè cùng thời với ông; Năm 1964 ông đã là Lữ đoàn trưởng của Lữ đoàn 52 độc lập thuộc Quân khu 5 , hoạt động khu vực Quảng Ngãi; Lúc đó nơi đây rất ác liệt , Lữ đoàn của ông hoạt động độc lập, có những trận đánh để nhiều tiếng vang , khiến địch mất ăn mất ngủ vì Lữ đoàn 52 này, lối đánh do ông chỉ huy rất táo bạo , chính vì vậy cấp trên Quân khu 5 phải đưa ông về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 12 , vì lúc này Trung đoàn 12 đang đứng chân ở Bình Định đang chịu nhiều sức ép của Mỹ Ngụy , và ông lại khăn gói về đây vực Trung đoàn 12 này dậy , vì khu vực Bình Định này quân Mỹ , quân Ngụy và quận Đại Hàn rất hung dữ , khi ông về đây, đã làm cho toàn Trung đoàn 12 có những trận đánh vang dội , đẫm máu , và thắng lợi liên tục , làm chủ phục kích những đoàn xe tiếp vận khi đi trên đường 19 , trên đèo An Khê diệt rất nhiều địch , thu rất nhiều súng đạn.
Nói chung con người ông hợp với lối đánh ở suốt dải Miền Trung này , Ba Tơ , Gía Vụt , Minh Long , Bình Sơn , Tư Nghĩa, Nghĩa Hành , ( tỉnh Quảng Ngãi ) , Hoài Ân , Hoài Nhơn , Phù Mỹ , Phù Cát , An Nhơn , Tuy Phước , Bình Khê , Vĩnh Thạnh ( tỉnh Bình Định ) , rồi Gia Lai , Phú Yên , Daklak ,nói chung chiến trường khu 5 này đã in rất nhiều dấu chân ông; Chính bây giờ, khi ghé thăm bảo tàng Quân Khu 5, tên tuổi của ông rất ấn tượng trên các chiến trường.
Nói về những người cùng thời trang lứa trưởng thành cùng với ông có Thiếu Tướng Nguyễn Duy Thương , Thiếu Tướng Lê Huẩn , Thiếu Tướng Trần Bá Khuê , Thiếu Tướng Huỳnh Hữu Anh , Thiếu Tướng Phạm Bân , Thiếu Tướng Mai Tân .v.v. . qua nhiều vị kể lại, ông là người cao số và may mắn , có những trận tưởng ông không qua khỏi , nhưng rồi may mắn vẫn tới với ông.
Rồi sau đó, ông được cấp trên điều về làm Phó Tư Lệnh Sư đoàn 3 Sao Vàng , trước đây Sư đoàn 3 Sao Vàng này là Sư chủ lực của Quân khu 5, trong thời điểm này cuộc chiến rất ác liệt , khó khăn thiếu thốn đủ thứ , bản thân ông trải qua hết chiến trường này tới chiến trường khác , và cũng năm 1975 , Sư đoàn 3 Sao Vàng đã đánh vào giải phóng Long Khánh , Bà rịa , Vũng tàu.
Ông là người của quân đội, của chiến trường, nên sau khi giải phóng Miền Nam , Ông chỉ có được chút ít thời gian về thăm người cha ruột, anh chị em ở Phong Điền, Thừa Thiên - Huế mà bao năm xa cách, ông không có thời gian ra Hải Phòng để đón vợ con vào quê , vợ con phải lặn lội chuyển vào Huế, tạm thời sinh sống rất khó khăn.
Khi vừa giải phóng xong Miền Nam , ông nhận lệnh Quân Khu 5 về làm Tư Lệnh Trưởng thành lập Đoàn 333 (tương đương cấp Sư đoàn) làm kinh tế cả một vùng đất Tây Nguyên , nơi đây ông đã để lại dấu ấn mãi về sau, khi ông đề xuất lên Trung ương cho phép làm đập nước EAKA, và giờ đây, nơi đây vẫn còn lưu lại những dấu tích về tên tuổi của Ông, Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã sáng tác về bài hát nơi đây, bài hát Hồ Trên Núi,  sau này, nhiều địa phương đã áp dụng "Hồ Trên Núi" cho những nơi đang thiếu nước.
Rồi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, lúc đó Quân Khu 5 lại gọi ông về, ra Quyết định thành lập Sư đoàn 309 và giao cho Ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn , lúc này ông đã đề xuất xin một số cán bộ dưới quyền của ông trước đây, đã cùng ông chiến đấu và trưởng thành ở Sư đoàn 3 Sao Vàng, về cùng ông làm một bộ khung cho Sư đoàn 309; Sư đoàn 309 là sự tổng hợp của nhiều đơn vị có nguồn gốc khác nhau: E31 của Sư đoàn 2 , E812 của Tỉnh đội Thuận Hải đang làm kinh tế trồng bông , E36 pháo binh lấy một phần nòng cốt của F307, E96 của đoàn 334 xây dựng kinh tế ,rồi hình thành thêm các tiểu đoàn trực thuộc 15 công binh , tiểu đoàn 14 cao xạ 37 ly ,tiểu đoàn 17 thông tin , tiểu đoàn 19 vận tải , tiểu đoàn 16 huấn luyện , tiểu đoàn 31 quân y , tiểu đoàn trinh sát 27 , tiểu đoàn tăng thiết giáp 23 , tiểu đoàn đặc công 28. Ngay ngày đầu thành lập, quân số thiếu và yếu , trang thiết bị không đủ, cả Sư đoàn 309 chỉ có E812 và E31 là có kinh nghiệm thực tế chiến đấu tại biên giới Daklak và Đức Cơ, nhưng rồi dưới sự chỉ huy của ông, toàn Sư đoàn 309 dần dần đi vào ổn định và đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch của Quân khu 5 giao phó. Sau khi tăng cường cho Quân Đoàn 3 về hướng Bat Đom Boong, Sư đoàn 309 đã hoàn thành tốt chủ trương mà Quân đoàn 3 giao phó; Rồi sau này sát nhập vào MT479, toàn Sư đoàn 309 trải dài cho vùng Bat Đom Boong cũng đều có dấu ấn lãnh đạo của ông và nơi đây ngày nay dân tình rất nhiều người biết đến tên của ông, ngay tại Bat Đom Boong, Sư đoàn đã giúp đỡ làm đường và chính dân nơi đây sau này hay gọi con đường đó là đường Ông THUẬN. Sau này khi ông đã chia tay Sư đoàn 309 về làm Tư Lệnh Phó MT479, nhưng khi Sư đoàn nằm nơi đầu sóng ngọn gió, ông luôn quan tâm, về tận nơi Sư đoàn đang gặp khó khăn để chỉ đạo, hổ trợ, ông luôn luôn xem Sư đoàn 309 là nhà và không thể quên, luôn dành nhiều tình cảm cho Sư đoàn, bản thân Tôi sống với Ông, cảm nhận được tình cảm ông dành cho Sư đoàn 309 và rất khâm phục đức tính gan lỳ trong chiến đấu của ông.
Trích bài viết của CCB Nguyễn Mạnh Hùng, MT479, F bộ 309, E bộ 812.
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #214 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 08:04:05 pm »

Gia đình Vetran - Anhtho xin kính cẩn gửi nén tâm nhang gửi tới lễ tang thiếu tướng Lê Chí Thuận
Xin chúc sức khỏe và vui mừng sau thời gian "thượng sơn" tu luyện. Nay đắc đạo, anh BS812 đã xuống núi "cứu nhân độ thế"
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2013, 05:54:35 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #215 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 08:35:33 pm »

           Chào bác chủ BS812, Chào các bác! Đã lâu rôi mới thấy bác ở nhà. Hồi này bác làm gì mà vắng nhà nhiều thế hi hi Grin Grin Grin

           Tranphu341 xin có lời chia buồn sâu sắc với gia đình, cùng các đồng chí đồng đội Thiếu Tướng Lê Chí Thuận. Kính mong hương hồn vị Tướng tài danh được sớm về chốn bồng lai cực lạc. Kính!
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #216 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 04:16:26 pm »

Kính thưa các đồng đội E812.
Kính thưa các đồng đội F309.
Kính thưa các đồng đội chiến hữu "Pailin ngày ấy".
 Nhớ ngày nào BS-812 rụt rè, bỡ ngỡ mở trang đầu tiên của topic "Pailin ngày ấy", nhằm tìm kiếm lại các đồng đội, một thời cùng chung chiến hào trên đất bạn, mà hôm nay sau khi hoàn thành nghĩa vụ vinh quang của Tổ quốc giao cho, đã về lại với gia đình, để bắt đầu cuộc mưu sinh không ít cam go, gian khó; Kẻ Bắc, người Nam cũng là một vấn đề, để các anh em không thể nào gặp nhau được. Nay nhờ có trang VMH, là nơi anh em CCB cả nước tụ hội, mà topic đã ra đời; Trải qua những ngày đầu tiên ấy, BS-812 đơn độc kiếm tìm, và rồi anh em chiến hữu gần xa thương mến, vào chung vui tâm tình đời lính chiến, làm cho topic ngày càng sôi động; Rồi thật là cảm động, khi các anh em ở tận Tp.HCM đã không quản ngại, bỏ công sức, thời gian, tiền bạc để giúp đỡ và tiễn đưa các liệt sỹ là những người con của thành Diên Khánh về với quê hương ,đất mẹ, sau 35 năm xa cách; Tôi chợt nhớ lại, ngày vào biên giới Bu Bông, Daklak, một anh lính Khánh Hòa đã ghi lên mũ cối "Khi con đi, không một người đưa tiễn, ngày con về, bảy, tám người khiêng", có lẽ ngày ấy, người lính chưa cảm nhận được cái ác liệt của chiến tranh.
 Thưa các bạn, qua thời gian, BS-812 cũng dần tìm lại được các đồng đội, thật là vui. Qua các đồng đội, được biết thêm hoàn cảnh sống và chiến đấu, của các đơn vị bên cạnh mình ngày nào, và cuộc chiến ở những tháng năm, sau khi mình đã ra quân. Thưa các bạn, hành trình về với Pailin ngày ấy vẫn tiếp tục, và các bạn sẽ viết tiếp những trang sử của E812.
 Lời cuối, xin cám ơn Ban quản trị diễn đàn VMH, cám ơn các bạn bè chiến hữu, cám ơn các đồng đội E812.

Chào bác BS-812 ( Tôi hiểu là bác sĩ hoặc binh sĩ trung đoàn 812 , f 309 mặt trận 479 .) . đã lâu không thấy các bác online trên VMH .  Hôm nay tôi tình cờ coi chương trình : " Như chưa hề có cuộc chia ly" của đài truyền hình . Thấy các đồng đội của E812 ĐẾN GIỜ NÀY VẪN ĐANG quyết liệt tìm nhau ,đến nay thì người gặp người không .thỉnh thoảng mới tìm lại được một người đồng đội cũ đang làm ăn tại một vùng xa xôi hẻo lánh nào đó . Nhưng do làm mất giấy tờ nên không được hưởng bất cứ chính sách đãi ngộ nào của nhà nước . đến nay nhờ đồng đội hướng dẫn và tìm kiếm ,quyền lợi và thân phận của những người cựu chiến binh này được phục hồi .

sau đây là đoạn video clip của đài truyền hình .

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=UpNj7aBCtTY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=UpNj7aBCtTY</a>

Phút thứ 8.43 giây  của đoạn clip có giới thiệu đến anh thương binh tên THẠNH lính của E 812 cụt 2 chân ,sau khi xuất ngũ về địa phương vẫn giúp phần nào cho công tác giữ gìn an ninh trật tự nơi anh ta cư ngụ .(ĐIỀU NÀY tôi chứng kiến và biết vì tôi làm chinh quyền những năm đó ).

hình chụp qua clip : Thương binh THẠNH là người áo trắng ngồi giữa đang trả lời phỏng vấn  của cố THU UYÊN )



Vậy kính mời các cựu chiến binh và các cựu E 812 .f 309 (Pailin ngày ấy ) cho ý kiến .
Logged

ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #217 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2013, 05:46:44 pm »

Kính gởi BQT.

Chiều nay bạn @Le C18-812 có nhờ duc thao hỏi giúp tại sao nick nầy và nick @BS-812 không thể đăng nhập vào mạng được.

Mong BQT giúp đở.

Duc thao xin trân trọng cảm ơn trước.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #218 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2014, 05:10:01 pm »

MỘT THƯƠNG BINH VƯỢT KHÓ

Ngày mùng 7 tết năm giáp ngọ tức ngày 6-2-2014 chúng tôi gặp lại người Lính chiến năm xưa Tên Nguyễn văn Thạnh ,Thuộc đơn vị E 812 - F302-MT479 . Trên địa bàn quận Thủ Đức tp HCM .

Năm 1978 anh nhập ngũ để bảo vệ biên giới Tây nam ,sau một thời gian chiến đấu anh bị thương và phải cắt cụt 2 chân , tưởng số phận đã an bài với cuộc sống thương binh do nhà nước nuôi mỗi tháng cho hạng 1/4 này là 6.500.000 đồng . Nhưng không anh không đầu hàng số phận .

Sau nhiều cố gắng trong cuộc sống ,nay anh đã là chủ một doanh nghiệp vận tải lớn đang điều hành công ty TNHH THẠNH LONG này ,mỗi ngày một ăn nên làm ra ,hiện công ty đang hoạt động tại tp HCM với hàng trăm đầu xe kéo RƠ-MÓC và xe bồn cung ứng cho thị trường vận tải của TP .









Logged

chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #219 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2014, 05:14:46 pm »

Tại cuộc thăm nom người thương binh hạng 1/4 này , các thành viên VMH cũng gặp luôn một nhà báo  kỳ cựu của báo : Người lao động .









Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM