Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:27:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một đời chinh chiến  (Đọc 60677 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LordOfStorms
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2012, 05:11:48 pm »

NHIỆM VỤ MỚI - CƯƠNG VỊ MỚI

Giữa năm 1965 đến 1966, trước sự tan rã của quốc sách ấp chiến lược, để cứu vãn tình hình suy sụp của chính quyền Sài Gòn, Mỹ ồ ạt đổ quân vào cảng Đà Nẵng, nâng tổng số quân Mỹ lên trên 200.000 tên. Trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ với xe tăng nặng, thiết giáp, xe công trình, xe chỉ huy, tổng cộng trên 650 chiếc đổ lên Vũng Tàu, kéo về lập căn cứ ở Suối Râm, nam ngã ba Tân Phong - Long Khánh. Lữ đoàn Hoàng gia sức lập căn cứ ở Núi Đất xã Hòa Long, huyện Châu Thành (Bà Rịa) với trên 6.000 quân. Sư đoàn Mãng Xà Vương Thái Lan lập căn cứ ở Nước Trong, Long Thành. Dàn pháo Tân Tây Lan chiếm lĩnh trận địa ờ núi Da Quy với 37 khẩu 105 và 155 ly. Bộ Tư lệnh dã chiến 2 và Lữ 173 Mỹ đóng ở Biên Hòa. Sư đoàn 18 ngụy đứng chân ở Long Khánh.

Địch liên tục đánh phá vùng nam - bắc lộ 1, đông -   tây lộ 2 và nam - bắc lộ 15, gom dân về các ấp chiến lược, dùng xe ủi phá rừng nhằm bóc các căn cứ của ta, đánh phá các cửa khẩu mua lương thực của hậu cần ta. Cuộc kháng chiến của toàn miền Nam nói chung, của Bà Rịa - Long Khánh nói riêng đang đi vào một giai đoạn mới: “Chiến tranh cục bộ’. Chiến trường Bà Rịa — Long Khánh ngày càng gian khổ, ác liệt. Khu tam giác đường số 1, số 2 và đường 15 bị các căn cứ Núi Đất, Suối Râm về Nước Trong vây xung quanh. Việc mua lương thực của hậu cần ta trở nên rất khó khăn.

Trung đoàn 4 vừa được bổ sung Tiểu đoàn 265 từ miền Tây lên, mang phiên hiệu Tiểu đoàn 2, do anh Lê Phải làm Tiểu đoàn trưởng. Trung đoàn đầy đủ 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc vẫn tiếp tục đứng chân cả ở đông lẫn tây lộ 2 hoạt động.

Tháng 9 năm 1965, Sư đoàn 5 được thành lập. Anh Năm Tâm - Trung đoàn trưởng về làm Sư đoàn phó. Anh Hai Sỹ làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4, tôi làm Tham mưu trưởng Trung đoàn, út Thắng - Tham mưu phó và Hai Phê thay tôi làm Tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 1 (anh Hai Phê quê ở Bến cầu, Tây Ninh, không chịu nổi sự đàn áp của địch, chạy vào rừng từ những năm 1958, đã làm du kích địa phương, về Tiểu đoàn từ những ngày đầu mới lập. Người chắc khỏe, rất dũng cảm trong chiến đấu, thận trọng và tỉ mỉ trong nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, nghĩa tình sâu đậm với đồng đội, đồng chí. Sau này anh là Sư đoàn trường Sư đoàn 302 trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Sông Bé - nay nghỉ hưu ở Sông Bé).

Vậy là tôi rời Tiểu đoàn 1 thân yêu của mình, nơi tôi đã sống cùng anh em, cùng xây dựng đơn vị, cùng chiến đấu từ năm 1961. Chia tay anh em nhiều bịn rịn, song tôi tin anh em sẽ tiếp tục chiến thắng và trưởng thành, tiếp tục giữ vững vai trò đơn vị chủ công của Trung đoàn.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 09:33:13 am gửi bởi macbupda » Logged
LordOfStorms
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 12:47:40 pm »

Từ cuối năm 1965 trở đi, chiến trường Bà Rịa - Long Khánh ngày một ác liệt. Với ưu thế lực lượng, quân địch liên tục mở các cuộc hành quân đánh phá vùng căn cứ ta.

Ban chỉ huy Trung đoàn 4 gồm anh Hãi Sỹ, tôi và Út Thắng (Anh Hai Sỹ tức Đặng Ngọc Sỹ, quê ở Long Xuyên. Thời đánh Pháp, anh là cán bộ Đại đội của Tiểu đoàn chủ lực miền Đông 303, tập kết ra Bắc, trong đợt phong quân hàm đầu tiên 1958 anh được phong hàm, đại úy. Anh về Nam trước tôi 1 đoàn, người anh phúc hậu, đức độ, trong làm việc anh có sức thuyết phục, rất nghĩa tình, thương yêu dìu dắt đàn em Sau anh làm  trưởng Sư đoàn 6, Thiếu tướng Tư lệnh phó Quân khu 7 anh từ trần năm 2004. Anh Út Thắng tức Trần Minh Thắng, quê ở Châu Thành, Tây Ninh, khống chịu nối sự đàn áp của địch nôn chạy vào rừng từ năm 1958, là chiến sĩ đặc công trưởng thành lên, người chắc khỏe, rất mưu trí và dũng cảm trong chiến đấu, sống với nhau rất tình cảm, luôn giành khó khăn, sự hy sinh về mình; nhường thuận lợi và sự sống cho đồng chí, cho bạn. Năm 1972 anh về làm Sư đoàn phó Sư đoàn Đặc công 429 của Miền đi chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ, anh bị địch phục kích và hy sinh ở An Nhơn Tây - Củ Chi).

Ba anh em chúng tôi thương yêu nhau như ruột thịt, hiểu tâm tư tình cảm của nhau, hiểu nết chiến đấu từng người, cùng hiểu đơn vị và địa bàn hoạt động như từng đường chỉ trong lòng bàn tay, chúng tôi đã chia nhau di chỉ đạo, tổ chức chỉ huy trực tiếp với các tiểu đoàn, tổ chức đánh lẻ, nhỏ, đánh cấp đại đội, tiếu đoàn liên tục. Không ngày nào không có tiếng súng trên địa bàn Trung đoàn. Ta tiêu hao rộng rãi, tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, nâng lòng tin đánh và thắng Mỹ của anh em lên, làm cho địch chùn bước khi càn quét các vùng căn cứ ta.

Để phân tán lực lượng dịch và mở rộng vùng căn cứ len phía đông bắc Long Khánh, Sư đoàn chủ trương nghiên cứu chiến trường Võ Đắc, Võ Xu ở đông bắc Long Khánh - mở hành lang lên Chiến khu Đ.

Chấp hành quyết tâm của Sư đoàn, tôi tổ chức đoàn nghiên cứu chiến trường gồm anh Hai Sỹ - Trung đoàn trưởng, tôi, các tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng trực thuộc và một trung đội trinh sát cắt rừng hành quân ngược lên quốc lộ 1, lên Suối Kiết - Tánh Lính, cắt thẳng ra khu rừng nam Võ Xu, bí mật đóng quân và tổ chức nghiên cứu chiến trường. Được sự giúp đỡ của chính quyền và lực lượng vũ trang Tánh Linh, cuối tháng 1 năm 1966, đoàn đã nghiên cứu xong ấp chiến lược Võ Xu và lên phương án tiêu diệt cứ điểm này.

Ở ấp chiến lược Võ Xu, lực lượng dịch có Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18 ngụy, 1 trung đội cánh sát, một đại đội bảo an 738, tổng cộng trên dưới 500 tên. Chúng đóng căn cứ dã ngoại với công sự dã chiến, tổ chức thành 3 khu vực phòng ngự. Hàng ngày, chúng bung ra hoạt động, đêm co về phòng thủ.

Sau khi thông qua quyết tâm với Ban chỉ huy Sư đoàn, anh Năm Hòa (Hòa điếc) cùng đi khảo Rát thực địa với Trung đoàn. Đến cầu Lăng Quăng, phía nam vị trí địch 2 cây số, anh Năm bát gặp nhiều truyền đơn địch rải. Anh nhặt và xé ném đi, vẻ giận dữ. Anh Hai Sỹ nhẹ nhàng vỗ vai anh, nhắc: ‘Chỉ có Việt cộng mới xé truyền đơn này” Anh vội vàng nhặt hết và nhét vào túi quần.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 09:35:20 am gửi bởi macbupda » Logged
LordOfStorms
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2012, 05:43:29 pm »

Khảo sát thực địa xong, trở về chỗ tạm trú, Ban chỉ huy Sư đoàn chính thức thông qua quyết tâm, tăng cường cho Trung đoàn 4 đại đội địa phương Tánh Linh và 2 khẩu 81 ly.

Ngay tại địa bàn nghiên cứu, tôi làm công tác tổ chức với các tiểu đoàn trường, đại đội trưởng trực thuộc, đồng thời điện cho Út Thắng tổ chức Trung đoàn hành quân ra Tánh Linh. Ngày 24 tháng 2, Út Thắng đưa Trung đoàn tới nơi. Ngày 26, Trung đoàn hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. 13 giờ ngày 27, Trung đoàn tổ chức hành quân chiếm lĩnh.

Tiểu đoàn 1 do Hai Phê chỉ huy được tăng cường một trung đội bộ đội địa phương đánh hướng chủ yếu từ nam lên.

Tiểu đoàn 3 do Tư Thinh làm Tiểu đoàn trưởng đánh từ hướng tây bắc xuống.

Tiểu đoàn 2 thiếu, làm dự bị. Một đại đội của Tiểu đoàn đánh cầu Lăng Quăng.

Trận địa cối của Trung đoàn đặt sau Tiểu đoàn 1 chi viện cho hướng chủ yếu. 23 giờ, các mũi tiến công áp sát mục tiêu. 24 giờ, theo kế hoạch, trận địa cối bắn vào mục tiêu. Sau 15 phút pháo bắn chuẩn bị, các mũi đồng loạt nổ súng xung phong. 20 phút sau, Tiểu đoàn 1 đã chiếm tiền duyên. Đặng Văn Đâu - người sau này được phong Anh hùng lực lượng vũ trang đã dũng cảm dẫn đầu đội hình diệt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, khi bị thương nặng vẫn không rời trận địa. Tiểu đoàn 3 diệt địch cụm ngoài, phát triển thuận lợi. Một đại đội của Tiểu đoàn 2 đánh sập cầu Lăng Quảng dài 40 mét bảo đảm chặn viện tốt.

Sau một giờ chiến đấu, Trung đoàn làm chủ 2 cụm địch và diệt địch ở cầu Lăng Quăng. Trung đoàn củng cố đội hình. Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 quyết tâm tập trung hỏa lực đánh phá công sự địch, thực hành xung phong tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Tôi được lệnh anh Hai Sỹ - Trung đoàn trưởng, dẫn đội dự bị của Trung đoàn vào tăng cường cho hướng đột kích chủ yếu. Mặc dù bị đánh thiệt hại nặng nhưng địch ngoan cố lợi dụng hầm hào đào sẵn chống trả quyết liệt. Đưa đội dự bị vào, tôi cùng Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 tổ chức hai lần xung phong cũng chỉ phát triển chiếm được một đoạn chiến hào của địch.

Tình hình lúc này trở nên quyết liệt. Máy bay địch ném bom bi trùm lên đội hình ta và địch nhưng địch trong công sự, ta phơi lưng, rải vào trận địa phòng không, trận địa cối của Trung đoàn. Lực lượng các tiểu đoàn bị thương nhiều, sức chiến đấu giảm.

Tôi cũng bị thương vào ngực phải, vào chân, máu ra nhiều nhưng không dám nói với anh em, cũng không dám báo cáo với Trung đoàn. Anh em trinh sát theo tôi băng bó. Tôi ra lệnh: Không được báo cáo tôi bị thương. Anh Mười Hy — Đại đội trường ĐKZ bò lại:

- Anh Năm ơi, tôi gãy chân.

- Anh em lại băng cho, yên tâm.

Anh Hai Sỹ từ Chỉ huy sở điện cho tôi:

- Tình hình thế nào?

Lúc này đã 3 giờ sáng. Tôi báo tóm tắt tình hình và kết luận: "Không dứt dược, đành bỏ nửa thôi !”.

Anh Hai Sỹ rất tin tôi, ra lệnh thu dọn chiến trường, lui quân.

6 giờ sáng ngày 28, trận chiến đấu kết thúc. Các cánh đưa thương binh, tử sĩ rời khỏi trận địa. Anh em trinh sát khiêng tôi về chỗ đại đội trinh sát ở. Lúc này anh Hai Sỹ mới biết tôi bị thương.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 09:36:54 am gửi bởi macbupda » Logged
Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2012, 06:03:00 pm »

Sau 5 giờ chiến đấu quyết liệt, Trung đoàn 4 và đại đội địa phương Tánh Linh đã tiêu diệt đại đội địa phương 738, cùng 2 đại đội của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 43 ngụy, bắt sông 20 tên, thu 76 súng các loại, phá kho tàng, đốt cháy 2 xe GMC, phá sập cầu Lăng Quăng. Tôi bị thương, trăn trở rất nhiều về trận đánh. Tại sao ta không diệt gọn? Sơ sót về nghiên cứu, hay sơ sót về chiến thuật? Hay là gì nữa?

Tất cả thương binh đều được dân công Bình Thuận khiêng. Riêng tôi. anh Tư Quang - Chính trị viên Đại đội trinh sát (nay là đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang, nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh), phân công 6 anh em trinh sát khiêng. Khiêng 2 đêm từ Tánh Linh về đến đường số 1 có cuộc đổi ca, dân công Bà Rịa lên tiếp nhận.

Tôi nói với anh em trinh sát:

-   Thôi, anh em trở về đơn vị đi. Tới đây, được rồi. Anh em không nỡ xa tôi, cứ bịn rịn đòi khiêng tiếp, đưa tôi về tới bệnh viện 1500. Một lần nữa, tôi thúc giục anh em:
-   Đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ. Anh em về đi, chung lo với đơn vị chớ !

Đến lúc ấy anh em mới chịu trở về.

Thương binh nằm dọc trên dường số 1, chờ dân công Bà Rịa tới. Có nhiều ánh đến pin rọi sát mặt. Một ánh dèn pin rọi sát mật tôi rất lâu, tôi kêu lên: “chói lắm". Chị rọi đèn tắt đèn, ngồi xuống gần đầu tôi:
-   Cậu Năm phải không?
Nghe tiếng, tôi biết:
-   Chị Tư phải không? Tôi đây.
Chị hơi buồn:
-   Sao vậy?
Tỏi cười:
-   Thì không đi nổi, người ta khiêng chớ sao !

Chị Tư Anh là chị của Tuyết, người yêu tôi. Từ khi quen biết, bà con bên phía Tuyết không ai kêu tôi bằng dượng cả. Chị Tư chỉ kêu tôi bằng cậu, cậu em.

Trong đêm, tất cả thương binh được khiêng về bệnh viện 1500 ở núi Mây Tào. Chị Tư cũng đi dân công. Sáng, chị đến thăm tôi. Tôi dặn: ‘Khi về, chị đừng báo cho Tuyết và bà con biết tôi bị thương’’. Nhưng rồi sau, ai ở xã Long Phước cũng đều biết cả. Tuyết cũng biết, nôn nao trong lòng, song biết làm sao. Danh chính ngôn thuận chưa cưới, chưa thành vợ. Phần thì rừng núi, địch đón hà rầm... Mẹ của Tuyết cũng được tin. Từ Hòa Long bà sang Long Phước tìm Tuyết, đôn đốc đi thăm tôi. Nghĩa tình của mẹ khi chúng tôi còn chưa cưới là vậy, tôi rất cảm động. Tôi nghĩ, nếu mẹ ruột tôi còn sống, chắc mẹ cũng xốn xang như thế.

Nằm dưỡng thương ờ bệnh viện, tôi trăn trở mải về trận đánh không dứt điểm Võ Xu. Vì từ lúc tôi làm Tiểu đoàn trường 800 đến sau này là Tiểu đoàn 1, chưa lần nào đánh mà không tiêu diệt gọn. Võ Xu là trận đánh bỏ mứa của Trung đoàn, tôi xót lắm. Sơ sót hiển nhiên thuộc về phần chiến thuật. Điểm mạnh của Tiểu đoàn 1 trong đánh cứ điểm là tiền đặc công, hậu xung kích, tại sao mình không vận dụng, lại dùng pháo không đủ mạnh để cấp tập? Đánh không gọn, Trung đoàn còn bị thương vong khá nặng nề. Trung đoàn đã phải trả giá không tương xứng với những gì Trung đoàn đạt được. Như tôi, tay phải vẫn “xuội", chưa đưa lên được...

Cuối tháng 3, tôi mới ra viện. Tôi trở về căn cứ của Tiểu đoàn 1 ở suối Quít. Lúc này, Trung đoàn còn đang hoạt động ở suối Kiết - Núi Ông, Bình Thuận.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 09:40:52 am gửi bởi macbupda » Logged

LordOfStorms
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 12:52:40 pm »

TẦM BÓ, TRẬN ĐẦU TIÊN DIỆT MỸ

Đầu tháng 4 năm 1966, tôi đang nghỉ dưỡng thương tại căn cứ Tiểu đoàn 800 ở Tầm Bó thì anh Hai Sỹ - Trung đoàn trưởng dẫn đoàn cán bộ Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 3 và trinh sát về. Gặp tôi, anh giao nhiệm vụ:

- Lo vị trí đóng quân cho Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 3, trực thuộc và trung đoàn bộ. Hai ngày nữa đơn vị về tới. Anh đi nghiên cứu chiến trường ở đường số 2 để đánh một trận diệt Mỹ trên khu vực đông - tây lộ 2. Sáng hôm sau, tôi giao Hai Phê - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 đóng quân chỗ cũ của Tiểu đoàn, tăng cường công sự khi Tiểu đoàn về. Tôi và trinh sát đi nghiên cứu cùng anh Tư Thinh - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 bố trí cho Tiểu đoàn 3 và Trung đoàn bộ.

Ngày 10 tháng 4, đội hình Trung đoàn đã về đủ, tăng cường công sự trên khu vực Tầm Bó và tổ chức trinh sát ra các hướng, tập trung lộ 2.Trên chiến trường đông - tây lộ 2 lúc nào cũng có máy bay địch bắn phá. Mấy ngày nay mức độ đánh phá ác liệt hơn. Chúng đánh tập trung vào Chòi Đồng, Suối Cả, núi Gác Ma... tây lộ 2. Các đơn vị của Trung đoàn thời kỳ này đều ăn, nghỉ trên miệng hầm, ngủ dưới hầm Đơn vị luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Sáng sớm ngày 11, tôi và Trung đoàn trưởng Hai Sỹ ngồi uống trà với Ban chi huy Tiểu đoàn 1: Hai Phê, Ba Nam... Anh Tư Ré - Đại đội trưởng cối đang xem cụ thể vị trí đặt cối chạy về báo: “ Mỹ vô !” Có một cánh quân Mỹ từ đường số 2 cắt vào Suối Gia Hoét, tiến thẳng vào vị trí của Tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 1 chỉ còn cách vài trăm thước. Anh Hai Sỹ chỉ thị Hai Phê ra lệnh Tiểu đoàn chuẩn bị chiến đấu. Tôi và anh Hai Sỹ lui về Sở chỉ huy Trung đoàn.

10 giờ, quân Mỹ cách 20 đến 50 mét chỗ Tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 1. Đồng chí Khanh, Y tá Tiểu đoàn, nổ loạt đạn đầu, diệt mấy tên Mỹ. Bị bất ngờ, địch dừng lại, củng cố và tổ chức tấn công. Từ đó đến 13 giờ, lính Mỹ liên tục tấn công nhiều đợt. Các đơn vị quân y, thông tin, trinh sát Tiểu đoàn kiên cường bám trụ, đánh trả quyết liệt, diệt một bộ phận sinh lực địch. Không thế chọc thủng Tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 1, địch lui ra xa rồi dùng pháo ở Suối Râm, Núi Đất, núi Da Quy bắn cấp tập vào trận địa ta.

Qua mấy giờ chiến đấu, ta phát hiện địch dùng hỏa lửa chế áp, một mũi đột phá, đầu nhọn đuôi dài. Ta lợi thế có công sự, rừng rậm, địch di chuyển ta dễ phát hiện, đề phòng địch mở nhiều cánh. Cứ như thế trong ngày, Tiểu đoàn 1 đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Mỹ, giữ vững trận địa.

16 giờ 30, sau khi đánh giá tình hình địch, nắm vững địa hình, Trung đoàn hạ quyết tâm xuất kích tiêu diệt quân Mỹ trước khi trời tối. Dùng Tiểu đoàn 1 tăng cường Đại đội 12 cùa Tiểu đoàn 3, Đại đội cối Trung đoàn, Đại đội phòng không Trung đoàn hạ nòng bắn thẳng.

17 giờ, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, anh Hai Sỹ ra lệnh tấn công. Cối bắn vào đội hình lính Mỹ, 12 ly 8 hạ nòng bắn quyết liệt, đồng thời đội hình Tiểu đoàn 1 nhích lên. Cối vừa dứt, toàn đội hình Tiếu đoàn 1 xung phong...

18 giờ, ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Lần đầu anh em nghe lính Mỹ khóc. Trời tối, các trận địa pháo địch bắn mật độ tối đa vào sau đội hình Tiểu đoàn 1 trúng công sự Trung đoàn và Tiểu đoàn 3, trúng công sự Đại đội thông tin. Lần đầu tiên, tôi biết thế nào là pháo bắn mẫu.

Đồng thời với pháo bắn, máy bay Đakôta của địch lên thả pháo sáng để những tên Mỹ bị lạc nhận hướng Lợi dụng lúc pháo sáng, ta thu dọn chiến trường. Đây là trận diệt Mỹ đầu tiên của Trung đoàn. Ta diệt 1 tiểu đoàn lính Mỹ của Lữ 199, thu nhiều súng và trang bị.

Trong đêm, toàn đội hình Trung đoàn rời khỏi Tầm Bó và đồi Vú Sữa. Tiểu đoàn 3 và anh Hai Sỹ với Trung đoàn bộ vượt đường số 2 sang tây lộ. Tôi đi với Tiểu đoàn 1, ra gần lộ 2 thì Trung đoàn 11 thiết giáp địch đã hàn đường không qua được. Tôi bàn với Hai Phê – Tiểu đoàn trường cho đơn vị trụ lại công sự ở đồi Vú Sữa, giấu thương binh, lính Mỹ vào đánh tiếp.

Ngày sau, quân Mỹ vào giải quyết hậu quả ở Tầm Bó. Đêm tối, tôi cho tổ trinh sát Trung đoàn do đồng chí Thái chỉ huy cắt rừng dán Tiểu đoàn 1 vé Bảo Bình. Đến Bảo Bình được đồng bào, cán bộ địa phương tiếp tế rau, củ, quà bồi dưỡng. Hai đêm sau Tiểu đoàn 1 vượt đường 2 đoạn Ông Quế về tây lộ, về với đội hình Trung đoàn.

Trên địa bàn Bà Rịa - Long Khánh lúc này, Mỹ - ngụy huy động một lực lượng lớn thường xuyên đánh phá. Ngoài lực lượng tại chỗ, địch còn huy động cả Lữ 173, Lữ 2 Sư đoàn 1 anh cả đỏ Mỹ tham gia. Chiến trường gian khổ ác liệt hơn bất cứ lúc nào. Ta thiếu gạo, muối, thuốc men. Đời sống quân giải phóng càng khó khăn hơn. Nhưng Trung đoàn 4 vốn quen thuộc địa hình vẫn vững vàng đứng chân trên cả đông và tây lộ 2, vẫn tổ chức đánh liên tục quân Mỹ và Úc.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2012, 04:02:10 pm gửi bởi macbupda » Logged
LordOfStorms
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 12:50:37 pm »

ĐÁNH TRƯỜNG BẮN VẠN KIẾP

Sau chiến thắng Tầm Bó, Trung đoàn quần thảo với địch liên tục trong khu tam giác đường số 1, 2 và 15.
Ngày 20 tháng 10, Trung đoàn tổ chức phục kích phía đông lộ 2, đoạn Kim Long, trận địa cấp Trung đoàn, quyết tâm đánh diệt xe tăng và thiết giáp của Trung đoàn 11 thiết giáp địch thường đi càn đánh phá đông - tây lộ 2.

Cơm đùm cơm vắt phục kích cả tuần địch không đi. Anh Hai Sỹ - Trung đoàn trưởng gọi tôi và út Thắng lại:

- Sượng rồi. Địch không đi, bộ đội phục kích hoài, oải lắm. Bây giờ, Năm Hưng với một tiểu đội trinh sát cùng lực lượng Tiểu đoàn 2 xuống hướng đường 15. Út Thắng với một tiểu đội trinh sát dẫn Tiểu đoàn 1 lên Hưng Nghĩa đường số 1. Anh nào chuẩn bị mục tiêu trước cứ đánh trước. Cho hai anh quyền quyết định.

Anh ra lệnh thu quân. Trung đoàn bộ và Tiểu đoàn 3   về tây lộ 2. Tôi và út Thắng tổ chức Tiểu đoàn 1 và 2 đi hai hướng theo chỉ thị của anh.Tôi đưa Tiểu đoàn 2 xuống đứng chân ở Hắc Dịch. Gặp các anh huyện Châu Thành, xã Hắc Dịch, anh hai Trung (thị xã Bà Rịa) và cả các anh chị xã Phú Mỹ, tay bắt mặt mừng.

Tôi hỏi từng nơi, tìm hiểu tình hình để chọn mục tiêu. Sau khi sàng lọc, còn 3 mục tiêu đáng chú ý: trường bắn Vạn Kiếp, đại đội ngụy an ninh lộ trình đường 15 tới cụm đông ở Phước Hòa và đánh giao thông trên đường 15 Tôi gút lại với cán bộ Tiểu đoàn 2 và trinh sát Trung đoàn: nghiên cứu trường bắn Vạn Kiếp.

Trường bắn Vạn Kiếp nằm ở Phước Tân, sát chân núi, phía sau là sông Dinh, đối diện trường bắn là tỉnh đoàn bảo an. Có một đại đội bảo vệ trường bắn, quy luật bắn đêm của địch như sau: 15 giờ, từ trường bắn Vạn Kiếp chúng hành quân đến. 18 giờ đến 21 giờ, bắn đêm. Từ 21 giờ tập hợp nhận xét, đi về. Tôi xác định đối tượng đánh là lính bắn bia. Giờ G từ 21 giờ trở đi. Vấn đề là nghiên cứu từ đâu, hành quân cách nào, triển khai ra sao. Tôi bàn với cán bộ Tiểu đoàn 2 và trinh sát:

- Mục tiêu này hồi Chiến dịch Bình Giã các anh đã nghiên cứu từ trên đỉnh núi dòm xuống. Cuối cùng không đánh được vì thời gian hành quân không kịp, đến mục tiêu đã 23 giờ, địch về rồi.

Tôi vạch kế hoạch: Bây giờ ta không nghiên cứu từ đỉnh núi xuống. Lợi dụng sông Dinh, chúng ta lội theo sông ban ngày, Núi Đất không thể nhìn thấy. Đến nhà máy nước, trời vừa tối chúng ta bò xéo qua đập, tiếp cận sau trường bắn, lưng quay về phía tỉnh đoàn bảo an. Làm sao 19 giờ tới sau trường bắn là tốt nhất. Hướng này địch bất ngờ, ỷ lại tỉnh đoàn bảo an phía sau. Chúng cảnh giới hướng núi nhiều hơn.

Theo kế hoạch, tôi tổ chức cán bộ Tiểu đoàn 2 đi gọn trên 10 đồng chí, 2 tổ trinh sát trung đoàn và tôi. Chỉ một đêm đầu đi nghiên cứu rất thú vị: đến mục tiêu đúng thời gian, chọn được trận địa triển khai, quan sát được hành động bắn bia và cảnh giới.

Cán bộ Tiểu đoàn 2 đều thỏa mãn. Vấn đề còn lại là: chiến sĩ phải biết lội. Những đồng chí không lội được thì không đi đánh. Rất may, Tiếu đoàn 2 là tiểu đoàn đồng bằng khu 8 tất cả đều biết lội. Tôi chỉ thị cho Tiểu đoàn 2 làm công tác tổ chức và quyết định: N - ngày 18 tháng 11, G - 20 giờ 30 phút, lúc quân địch đang tập hợp nhận xét kết quả bắn.

15 giờ ngày 18, Tiểu đoàn 2 hành quân. Cả Tiểu đoàn trầm mình xuống sông Dinh và lội. 18 giờ, đầu đội hình gần đến nhà máy nước. Tôi ra lệnh: “Khuất mình, 18 giờ 30 mới bò qua nhà máy nước”.

20 giờ, toàn Tiểu đoàn đã vào chiếm lĩnh. Hai khẩu 12 ly 8 hạ nòng bắn quét mặt đất. Cối 82 chuẩn bị phần tử bắn vào tỉnh đoàn bảo an.

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn căng thẳng chờ đợi tới lúc địch tập hợp nhận xét. Địch vừa ổn định đội hình, Tiểu đoàn ra lệnh cho 2 khẩu 12 ly 8 nổ súng phát lệnh. Trước họng 12 ly 8 như hai cây đèn măng xông sáng chói, cả Tiểu đoàn nổ súng, xung phong mãnh liệt. Cối 82 bắn dồn dập vào tỉnh đoàn bảo an. Bị đánh quá bất ngờ, cả đại đội bảo vệ và lính bắn bia đều trở tay không kịp, trừ số chết, tất cả chạy tán loạn và đầu hàng.

Sau 30 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 2 diệt 2 đại đội bắn bia, một đại đội bảo vệ, bắt sống 187 tên, thu 71 súng các loại. Tiểu đoàn rút về tới Hắc Dịch với 187 tù binh đả 3 giờ sáng. Cả ngày sau, thanh lọc số tù binh, thả trên 100 tên, có 80 tên tình nguyện theo bộ đội.

Trung đoàn tổ chức giáo dục bổ sung cho Trung đoàn một nửa số tình nguyện, giao cho tỉnh Bà Rịa một nửa. Lần đầu tiên quân giải phóng giáo dục tù binh bổ sung thành quân giải phóng. Số anh em này về sau đều tốt, có anh trưởng thành lên tới cán bộ đại đội. Tiểu đoàn 2 vẫn đứng chân ở Hắc Dịch tiến hành rút kinh nghiệm trận đánh:

- Ngoài quyết tâm cao, phải sáng tạo trong chiến thuật. Nếu theo vết mòn hồi Chiến dịch Bình Giã thì không đánh được.

- Táo bạo trong hành động, trên cơ sở thận trọng và tỉ mỉ của kế hoạch.

- Đánh nhanh, giải quyết nhanh, tránh được phi pháo địch.

Chính quyền, nhân dân vùng giải phóng cũng như đồng bào thị xã rất phấn khởi sau chiến thắng Vạn Kiếp của ta.

Trước đó, tôi được tin út Thắng, nhanh hơn tôi, đã tổ chức cho Tiểu đoàn 1 đánh một số trận trên đường số 1, thu được một số súng. Hai chúng tôi là đồng chí, là bạn thân của nhau, cũng là hai cánh tay đắc lực của Trung đoàn trưởng Đặng Ngọc Sỹ.

Sau một tuần lễ phục kích trên lộ 2 bị sượng, Trung đoàn bung ra hoạt động chiến đấu thắng lợi ở cả hai đầu khu tam giác. Đảng, chính quyền, nhân dân Bà Rịa - Long Khánh đã tin tưởng càng thương yêu Trung đoàn 4.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2012, 03:59:22 pm gửi bởi macbupda » Logged
Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 02:24:55 pm »

ĐÁM CƯỚI TÔI

Từ sau trận đánh "o mèo" trên đường 15, tôi mải miết đi chiến đấu, không một lần gặp mặt Tuyết. Mọi việc vun đắp cho tình yêu chúng tôi đều do chị Sáu Phượng, Bí thư chi bộ xã Phú Mỹ, các anh Quang, Bình... chăm chút lo lắng. Qua thư từ hiếm hoi, chúng tôi đến với nhau.

Trong lúc chiến trường căng thẳng, anh Hai Sỹ và tôi cùng một trung đội trinh sát đi nghiên cứu các xã Bình Ba, Long Tân, Long Phước, xung quanh căn cứ Núi Đất của Úc. Hôm tạm nghỉ ở xã Long Phước, anh Hai Sỹ nói:

-   Tối nay, sang Hòa Long hỏi vợ cho Năm Hưng.

Nhà cha mẹ vợ tôi chỉ cách chi khu Long Lễ tại xã Hòa Long 500 mét đường chim bay. Tôi ngần ngại:

-   Không cần thiết đâu anh. Lỡ xảy ra đụng địch có thương vong thì ân hận.

Anh Hai Sỹ không đổi ý:

-   Năm Hưng không đi, tôi đi.

Tôi đành móc với du kích Long Phước và Hòa Long bố trí trung đội trinh sát ém hết các ngả đường vào nhà cha mẹ vợ. Sáu giờ tối, anh Hai Sỹ và tôi từ Long Phước sang, vào nhà cha mẹ vợ tôi, ở cho đến chín giờ đêm. Anh Hai Sỹ làm xong mọi thủ tục hỏi vợ cho tôi ngay trong đêm ấy.

Cuối 1966, chiến trường ngày càng ác liệt. Không ngày nào không có bom, pháo. Không ngày nào không có tiếng súng đánh nhau. Đi, cắt rừng tránh biệt kích, ở, ngủ dưới hầm. Ngày nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đầu óc căng thẳng, bận rộn tối không có thời gian rảnh rỗi nhớ đến Tuyết, càng không nghi gì việc cưới vợ. Sau khi rút kinh nghiệm trận đánh trường bắn Vạn Kiếp và giải quyết mọi việc, sáng 19 tháng 12 tôi về căn cứ Trung đoàn để báo cáo. Họp xong, anh Hai Sỹ cho biết:

-   Ngày mai, đi xuống Tiểu đoàn 1 cưới vợ cho Năm Hưng.

Tôi ngơ ngác:

-   Vợ đâu mà cưới?

Anh Mười Khoan chủ nhiệm chính trị mắt như cười:

-   Yên chí. Tôi đã đưa cô Tuyết về phòng chính trị rồi.

Anh Hai Sỹ tiếp lời:

-   Trung đoàn định tổ chức “tuyên bố" cho Năm Hưng. Nhưng Hai Phê và anh em Tiểu đoàn 1 giành làm. Anh em nhắc lại Năm Hưng là Tiểu đoàn trường từ hồi còn là Tiểu đoàn 800. Cuộc tình giữa Năm Hưng và cô Tuyết có phần vun đắp của anh em Tiểu đoàn 1. Xin Trung đoàn để Tiểu đoàn tổ chức cho trọn tình nghĩa với Năm Hưng.

Tôi đành đồng ý.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2012, 03:59:48 pm gửi bởi macbupda » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 02:31:05 pm »

Sáng 20, tôi và đoàn cán bộ cơ quan Trung đoàn có anh Hai Sỹ cùng đi xuống Tiểu đoàn 1. Trước đó, anh Mười Khoan đã cho anh em Phòng Chính trị đưa Tuyết xuống Tiểu đoàn 1 rồi. Tuyết rất thân quen với anh em trinh sát Tiểu đoàn. Gặp tôi, Hai Phê nói luôn:

-   Đã chuẩn bị một đợt có đủ thịt cheo, chồn... mà Năm Hưng không về, ăn hết rồi. Bữa nay chỉ có đậu phộng và trà, thuốc.

Quây quần trong buổi họp mặt ngoài đông đủ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 còn có các anh đại diện huyện Châu Đức. Vui hơn nữa, hôm đó anh Hai Hồng Lâm (Thiếu tướng Nguyễn Vãn Bứa), Tư lệnh phó T1 (Quân khu 7) đi công tác cũng ghé vào dự. Gia đình Tuyết không có ai. Trước đó, Trung đoàn đã mời mẹ vợ tôi lên Kim Long, xin phép ngày đó đơn vị tổ chức “tuyên bố" của tôi, gia đình đã đồng ý, vì khó khăn quá không lên dự được.

Làm nghi thức vừa xong, đang uống trà, ăn đậu phộng rang vui vẻ thì trinh sát tuần tra vào báo cáo có mẹ vợ tôi vào căn cứ. Thật bất ngờ và cảm động. Mẹ vợ tôi nhớ ngày. Với tình mẫu tử, ngày con gái lấy chồng mà không có mặt thì mẹ bứt rứt không chịu nổi. Mẹ mặc quần áo đi rẫy, mang một túi bàng trong có lít gạo và mấy con khô, vai vác rựa cứ thế lên đường. Mẹ không biết căn cứ nằm đâu, chỉ nhắm hướng rừng đi hú họa, may gặp anh em trinh sát dẫn về đơn vị.
Tôi hỏi mẹ:

-   Lỡ không gặp các con, má làm sao?
-   Thì... chiều tối má lội về. Ở nhà không chịu nổi.
-   Rủi gặp biệt kích, má làm sao?
-   Má nói má đi rẫy. Có sao!

Các anh Hồng Lâm, Hai Sỹ, Hai Phê, Mười Khoan xoay quanh mừng má vợ tôi vào. Anh Hồng Làm bảo họp lại, làm lại. Lại giới thiệu mẹ vợ tôi với mọi người. Thấy tình nghĩa của đơn vị đối với vợ chồng tôi mẹ vợ tôi rất xúc động, bà hớn hở ra mặt.

Chiều, Hai Phê cho một tổ trinh sát đưa mẹ vợ tôi ra Kim Long để về nhà. Đến sông Xoài, bà bị một trận pháo cùa địch phải bò lê bò càng. May mắn mẹ vẫn an toàn. Tổ chức đám cưới cho tôi xong, toàn đơn vị triển khai ngay nhiệm vụ đánh Mỹ, Úc càn vào căn cứ. Vợ tôi được trinh sát Trung đoàn đưa đi trong đêm, vượt đường số 2 sang phía đông lộ, về công tác ở đội phẫu thuật của Sư đoàn bộ binh 5 do anh Ba Lư phụ trách.

Cà một tháng trời, đơn vị liên tục chống càn. Tôi cưới vợ, không một ngày trăng mật.

Ngày chúng tôi nên vợ nên chồng, không hẹn lại trùng với ngày kỳ niệm lần thứ 6 thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chúng tôi, ấn tượng này thật sâu sắc !
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2012, 04:01:15 pm gửi bởi macbupda » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 04:59:49 pm »

ĐƯƠNG ĐẦU VỚI QUÂN MỸ

Bước sang 1967, trên chiến trường Bà Rịa - Long Khánh, quân Úc, Trung đoàn 11 thiết giáp, Lữ 199 Mỹ, sư đoàn 18 ngụy, quân Thái Lan với sự yểm trợ của phi pháo liên tục đánh phá vào vùng căn cứ khu tam giác giao lộ giữa ba con đường 1, 2 và 15, hòng phá kho tàng hậu cần, ra sức “tróc” các cơ quan huyện, tỉnh của ta. Các đơn vị của Trung đoàn luôn bám sát mọi hoạt động của địch, thực hành đánh lẻ, đánh nhỏ trên khắp địa bàn.

Ngày 30 tháng 1, Trung đoàn tổ chức diệt một bộ phận của Lữ 199 và 2 chi đoàn thiết giáp càn quét đóng quân dã ngoại ở ngã ba Kim Long, đánh thiệt hại nặng một đại đội Mỹ, bắn cháy 7 xe thiết giáp, bắn rơi 3 máy bay trực thăng.

Ngày 2 tháng 4, Trung đoàn tổ chức tập kích hỏa lực vào căn cứ Trung đoàn 11 thiết giáp địch ở suối Râm với trên 300 viên đạn cối 81 và ĐKZ, phá hủy trên 100 xe địch, làm chết và bị thương nhiều tên Mỹ. Khói xăng dầu cháy suốt ba, bốn ngày vẫn còn bốc lên cuồn cuộn.

Bằng những đòn tiến công bất ngờ, táo bạo kết hợp với từng tổ hỏa lực B40 đánh lẻ bọn lính thiết giáp, Trung đoàn cùng lực lượng địa phương đã gây cho địch những tổn thất không nhỏ. Để trả đũa cho trận ta tập kích suối Râm, quân Mỹ liên tục càn quét khu vực đông - tây lộ 2 hòng đánh bật lực lượng Trung đoàn 4 ra khỏi địa bàn. Thông thường, địch càn ban ngày, đêm cụm lại đóng quân dã ngoại.

Trinh sát Trung đoàn bám sát mọi hành động của địch. Ngày 10 tháng 6, trinh sát báo cáo nắm vững quy luật cụm đóng quân địch ở Kim Long, trên cánh đồng Hê An. Trong lúc Trung đoàn trưởng và Chính ủy lên Sư đoàn nhận nhiệm vụ, không để mất thời cơ, tôi trao đổi với anh Mười Khoan, thường vụ Đảng ủy Trung đoàn - Phó chính ủy, hạ quyết tâm tiêu diệt cụm địch ở đồng Hê An. Báo cáo lên Sư đoàn, anh Năm Tâm - Sư đoàn trưởng trả lời: “Đồng ý quyết tâm của Trung đoàn. Tăng cường cho Trung đoàn 1 đại đội cối, 1 đại đội 12 ly 8 và 1 trung đội B40 cúa Sư đoàn cho Trung đoàn thực hành tập kích’’.

Tôi khẩn trương tiến hành mọi công tác tổ chức. Ngày 19 tháng 6, đội hình Trung đoàn từ đông lộ 2 vượt đường tiếp cận mục tiêu. Tiểu đoàn 1 do Hai Phê làm Tiểu đoàn trưởng được tăng cường một đại đội địa phương, 1 trung đội ĐKZ75 đánh hướng chủ yếu từ bắc mục tiêu xuống nam. Tiểu đoàn 2 do Chín Hướng làm Tiểu đoàn trưởng hành quân xuống đường tiếp cận nam mục tiêu đánh lén. Đại đội 13 Tiểu đoàn 3, dự bị. Tiểu đoàn 3 thiếu, chặn viện hai đầu đường số 2. Trận địa cối ở sau Tiểu đoàn 1 chi viện trực tiếp cho Tiểu đoàn 1. Trận địa phòng khỏng bảo đảm toàn mặt trận. 23 giờ 30, các mũi đã vào vị trí. Cách địch từ 50 đến 70 mét, anh em đã quan sát thấy xe tăng và pháo.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2012, 04:03:28 pm gửi bởi macbupda » Logged

LordOfStorms
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 12:49:22 pm »

0 giờ 5 phút ngày 20 tháng 6, tôi ra lệnh cho tiểu đoàn 1 và trận địa cối nổ súng. Cối bắn chính xác vào trận địa pháo và xe tăng địch. Hỏa lực bắn thẳng Tiểu đoàn 1 bắn phá tuyến phòng ngự bên ngoài. Dứt pháo Tiểu đoàn 1 xung phong dùng B40, thủ pháo, tiểu liên nhanh chóng chiếm tiền duyên.

Sau 30 phút chiến đấu, các trận địa pháo địch từ Núi Đất, Suối Rám bắn cấp tập vào sau Tiểu đoàn 1. Anh em Tiểu đoàn 1 đề nghị cho Đại đội 13 Tiểu đoàn 3, đội dự bị vào chiến đấu, đánh sâu vào trung tâm bắt liên lạc được với Tiểu đoàn 2 từ nam đánh lên.

Lúc này, trực thăng vũ trang của địch đã thả trái sáng, bắn phá quyết liệt vào sau Tiểu đoàn 1 và 2, cùng các trận địa hỏa lực của ta, gây cho ta thương vong. Mặc cho phi pháo địch chi viện liên tục, Đại đội 13 do Tám Luông dẫn vào đã tăng thêm sức mạnh cho Tiểu đoàn 1 đánh thẳng vào Chỉ huy sở của địch.

 Địch cụm lại điên cuồng phản kích cố giữ Sở chỉ huy. Khoảng 2 giờ sáng, cả hai tiểu đoàn đều báo cáo đạn hỏa lực hết, không diệt được số cơ giới còn lại. Tôi bàn với anh Mười Khoan:

- Cả hai tiểu đoàn sức chiến đấu đã giảm. Đạn B40 hết. Địch bị đánh thiệt hại nặng. Ta lui quân được rồi.
Anh Mười Khoan nhất trí. Tôi lệnh cho thu quân nhanh gọn, không được để sót thương binh, liệt sĩ.

Trong trận Kim Long hai này, Trung đoàn 4 đã cơ bàn tiêu diệt tiểu đoàn bộ binh cơ giới Mỹ, bắn cháy 78 xe các loại, phá hủy 3 khẩu 106, 7 và 105, diệt hàng trăm tên Mỹ. Ta phá tan ý đồ càn quét của giặc Mỹ hòng tiêu diệt lực lượng ta và phá kho tàng dọc đông - tây lộ 2 của ta.

Sau trận đánh, quân ngụy phải co cụm về các đồn bót. Tuy nhiên, ta không diệt gọn được và thương vong cao. Bài học quý cho đơn vị là rút được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức tập kích bộ binh và cơ giới Mỹ đóng quân dã ngoại.

Tháng 8, anh Hai Sỹ được điều về Sư đoàn. Tôi làm Trung đoàn trưởng. Anh Tám Nghi làm Chính ủy và út Thắng làm Trung đoàn phó. Trung đoàn vẫn trụ vững trên chiến trường Bà Rịa - Long Khánh, nhưng tách ra khỏi đội hình Sư đoàn 5, về lại T1 (Quân khu 7).

Hầu như đã thành lệ, hễ Sư đoàn 5 xuống chiến trường Bà Rịa - Long Khánh thì kéo Trung đoàn 4 về đội hình chiến đấu Sư đoàn. Hễ Sư đoàn 5 đi, lại “nhả’' Trung đoàn 4 đứng lại chiến trường này. Thông lệ này chúng tôi quen rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM