Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:16:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một đời chinh chiến  (Đọc 60848 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:14:27 pm »

MỘT ĐỜI CHINH CHIẾN - Thiếu tướng NGUYỄN NAM HƯNG (NGUYỄN VĂN TRỊNH)
NHÀ XUẤT BẲN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội – 2006
Số hóa: Đơn vị tác chiến điện tử @ Facebook.com/WarComissar

Tiếp nối cuốn Nhật ký cao điểm 384 - chúng cháu xin tiếp tục đóng góp công sức trong việc số hóa cuốn Hồi ký của thiếu tướng Nguyễn Nam Hưng sau đây để phục vụ các chú các cô trong diễn đàn mình và mọi người!

Thiếu tướng: Nguyễn Nam Hưng (Nguyễn Văn Trịnh)

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giành lại giang sơn từ tay quân thù mà đỉnh cao là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã thoái khỏi kiếp nô lệ trở thành người dân của một đất nước độc lập, tự do.

Trong cuộc kháng chiến ấy. bao đổng bào ta đã ngã xuống, bao chiến sĩ ta đã hy sinh. Những người con anh dũng, kiên cường của dân tộc đã viết lên những trang sử chói lọi để cho các thế hệ sau mãi mãi tự hào. Những người chiến sĩ đã đi qua hai cuộc chiến tranh, ngày nay trở về với công cuộc dựng xây đất nước, nhưng họ không thể quên những đồng đội, đồng chí đã hy sinh. Đó là một phần cuộc đời họ.

Một trong những chiến sĩ ấy là Thiếu tướng Nguyễn Nam Hưng; ông đã tham gia cách mạng từ những ngày đầu kháng chiến, trải qua suốt hai cuộc kháng chiến cho đến ngày toàn thắng, đất nước hoàn toàn thông nhất. Đất nước đã thống nhất nhưng ông vẫn chưa được ngơi nghỉ, vẫn cùng thế hệ thanh niên Việt Nam tiếp tục chiến đâu bảo vệ biên cương Tổ quốc. Cuộc đời ông là một phần bức tranh kháng chiến của quân dân miền Nam vùng lên đâu tranh chống ngoại xâm, giành lại non sông đất nước. Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau và cuộc đời ông gắn liền với Nam Bộ. Cuộc đời ông sẽ là tấm gương sảng cho thế hệ trẻ noi theo.

Ông đã ghi lại cuộc đời mình thành cuốn Hồi ức Một đời chinh chiến vừa để kỷ niệm vừa để tri ân với đồng đội, đồng chí, nhất là các đồng chí đã hy sinh; vừa để biết ơn Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã giáo dục, dìu dắt để ông từ một đứa trẻ nghèo khổ trở thành một đảng viên, một sĩ quan cao cấp trong quân đội; "vừa để biết ơn nhân dân đã cưu mang, đùm bọc, chở che, tiếp tế cho cách mạng đến ngày toàn thắng".

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Một đời chinh chiến của ông với hy vọng phàn ánh được một phần trong những cuộc đời chiến đấu oanh liệt  của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã làm nên chiến thắng.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


Tháng 9 năm 2006
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

LỜI GIỚI THIỆU

Trong và sau cuộc chống Mỹ cứu nước có 3 vị tướng đều xuất thân từ Trung đoàn 397 (Bà Rịa) thời kháng chiến chống Pháp. Nếu kể thêm những người từng một thời gắn bó với mành đất địa đầu vùng duyên hải Nam Bộ này không thể không nhắc tới 2 vị tướng khác đó là các anh: Nguyễn Hồng Lâm (Nguyễn Văn Bứa) và Hai Nhã (Lương Văn Nho) từ những năm 50 của thế kỷ trước, cả 2 đều là Tỉnh đội phó tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn. Anh Hai Bứa phụ trách luôn Tiểu đoàn 300 của tỉnh. Anh Hai Nho thì kiêm nhiệm Tham mưu trưởng Tỉnh đội. Một tướng nữa Nguyễn Minh Ninh, trưởng thành từ Tiểu đoàn 445 (Tiểu đoàn bộ đội địa phương Bà Rịa - Long Khánh thời chống Mỹ) coi như cùng thế hệ với Nguyễn Nam Hưng. Nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu tự hào đã có công đóng góp 6 vị tướng vào đội ngũ các tướng lĩnh Việt Nam.

Ba vị tướng xuất thân từ Trung đoàn 397 tôi nói ở trên là: Tám Quang (Đặng Quang Long), Ba Trung (Nguyễn Đệ) và Năm Hưng (Nguyễn Văn Trịnh). Trẻ nhất và lên tướng muộn nhất trong 6 vị tướng của Bà Rịa - Vũng Tàu là Năm Ninh và Năm Hưng. Năm Ninh, Năm Hưng là thế hệ nối tiếp các tướng kia.

Tôi quen biết Đặng Quang Long từ đầu mùa kháng chiến chống Pháp, lúc chúng tôi ở Chi đội 10 Biên Hòa, Chi đội  Huỳnh Văn Nghệ, và ít lâu sau, khoảng giữa năm 1947 chi tôi cùng chuyển chiến trường hoạt động về Chi đội 16 Bà Rịa. Khi mới  thành lập Trung đoàn 397 có lúc Đặng Quang Long, đảm nhiệm quyền Chính ủy Trung đoàn trước khi đồng chí Phan Trọng Bình từ Khu 7 xuống làm Chính ủy. Bấy giờ Nguyễn Đệ đã là Đại đội Trưởng Đại đội Độc lập 3568 hoạt động bám trụ ở  Long Điền và Đất đỏ.

Năm 1949, Đại hội bầu Đảng ủy Trung đoàn. Tôi tham gia với tư cách Đảng ủy viên dự khuyết/Bí thư liên chi Trung đoàn Bộ. Tôi biết Nguyên Văn Trịnh khi chi bộ Văn phòng Trung đoàn giới thiệu Trịnh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Lúc này, Trịnh đang làm thư ký trong tổ  văn thư của Văn phòng Trung đoàn.

Trịnh đang bước vào tuổi thanh niên rất hăm hở cầu tiến. Đi theo kháng chiến từ lúc 13-14 tuổi, Trịnh đang độ trưởng thành. Việc Trịnh đến với Đảng sau hơn 4 năm thừ thách trong quân đội và được kết nạp vào Đảng coi như một tất yếu.

Khác với anh Đặng Quang Long và Nguyễn Đệ là cán bộ ngang xương ngay từ khi vào bộ đội, Trịnh từ thiếu sinh quân lớn dần lên. Trong chống Mỹ, Ba Trung (Nguyễn Đệ) và Năm Hưng (Nguyễn Văn Trịnh) giống nhau ở một điểm: Cả 2 đều là cán bộ chỉ huy quân sự, là người của chiến trận mút mùa. Cả 2 cùng có mặt ở Campuchia suốt 10 năm giúp bạn thoát khỏi họa diệt chủng của Pol Pốt. Đặng Quang Long khác họ ở cái gốc là cán bộ Đảng, cán bộ chính trị trong quân đội.

Cho đến nay, 6 vị tướng của Bà Rịa - Vùng Tàu chì còn 3 người. Các anh Hồng Lâm, Hai Nhã và Ba Trung đã mất. Ba Trung mất ít lâu sau khi từ mặt trận Tây Nam (979) Campuchia về, là Trung tướng Tư lệnh Quân khu 9, từ những năm đầu 90 của thế kỷ trước. Anh mất vì ung thư gan.

Đặng Quang Long nghỉ hưu khi là  Tư lệnh phó Quân khu 7, bỏ Sài Gòn về quê Khánh Hòa, sống ở Nha Trang, nay đã hơn 80 tuổi. Năm Hưng (Nguyễn Văn Trịnh) cũng đã nghỉ hưu sau khi về làm Chỉ huy trưởng đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (thay Thiếu tướng Năm Ninh sang làm Chủ tịch Ban nhân dân đặc khu, nay cũng nghỉ hưu). Thiếu tướng Năm Hưng đang sống với gia đình vợ con ở thành phố Vũng Tàu.

Đầu năm 2005, tôi được Năm Hưng tin cậy giao cho đọc hơn 200 trang hồi ký viết tay và yêu cầu tôi góp ý.
Bản thảo của Năm Hưng viết khá thoáng đạt, như rút ruột mà ra, không  chút màu mè lảm dáng, lối kể chuyện thật tự nhiên.

Nét đặc sắc của hồi ký giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thế hệ tướng Việt Nam như Năm Hưng. Tác giả hồi ký đã không che giấu những nhược điểm của mình trong chỉ huy chiếu đấu, đặc biệt là  trong ứng xử với cấp trên. Nhưng qua đó nhân cách và tính cách riêng hiện lên rõ nét:

Một ông tướng trưởng thành từ chiến sĩ lên, được Đảng và quân đội chăm lo, đào tạo và  bồi dưỡng, ông tướng ấy không chỉ trong sáng về tâm hồn mà còn rất giàu tình cảm, rất keo sơn với đồng bào, đồng đội. Và cùng rất tự biết mình. Trung thực, thẳng thắn, dân chủ và kỷ luật, dám nói những gì cần nói, nói có nơi có chỗ, không e dè, không sợ định kiến, dám chịu trách nhiệm về những ý kiến đề xuất của mình. Nhưng cũng có những trường hợp đã không tự kìm chế được

Tôi thực sự xúc động trước những trang viết về đồng đội của tác giả, nhất là khi nói đến những tổn thất của đơn vị. "Nhất tướng công thành vạn cốt khô". Năm Hưng đã nhắc lại câu nói này. Như một đánh giá đầy tự hào song cũng rất đau xót của cuộc chống Mỹ cứu nước. Để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,chiến thắng ấy thật quyết liệt và gian nan không thể nào tả xiết. Những gì Năm Hưng nếm trải chỉ như một giọt nước giữa đại dương mà đã cam go đến thế. Sự nghiệp chiến đấu giải phóng miền Nam lớn lắm. Song, nó phải trả giá không nhỏ. Cái giá ấy không ai được phép quên và không thể nào quên được, cho dù cuộc chiến tranh đang trôi dần về quá khứ sau 30 năm đất nước hòa bình, thống nhất.

Mới đây, tôi rất vui được Năm Hưng cho biết: có sự giúp đỡ của cấp ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có khả năng tập hồi ký sẽ được in thành sách. Tôi mừng, nó sẽ bổ sung vào kho tàng hồi ký của nhiều tướng lĩnh khác. Giúp cho bạn đọc trẻ tuổi đọc nó sẽ hiểu hơn về cha anh họ.

Với sự hiểu biết về chiến trường về con người trong quân đội ở Bà Rịạ. Tôi hiểu rất rõ về Thiếu tướng Năm Hưng, xin giới thiệu và xin mời độc giả đi cùng với tác giả, để nhớ lại một thời và nghiền ngẫm.


Ngày 31-03-2006
Anh Hoàng
(Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Đổng Nai 1981-1990)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2021, 03:20:05 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:28:58 pm »

LỜI NGỎ

Tôi đi theo cách mạng lúc mới 14 tuổi, liên tục phục vụ trong quân đội từ tháng 11 - 1946 cho đến ngày nghỉ hưu, vừa tròn 50 năm (1946 - 1996).

Năm mươi năm ấy, tôi và đồng đội, qua các đơn vị, từng nằm gai nếm mật, từng mặt đối mặt với kẻ thù, nhiều phen ranh giới giữa cái sống và cái chết chỉ như đường tơ sợi tóc, thắng lợi hay thất bại phụ thuộc vào quyết định trong khoảnh khắc. Chúng tôi giành nhau cái chết, nhường nhau sự sống, tình thân hơn ruột thịt.

Được Đảng lãnh đạo, đồng đội thương yêu nhau, được nhân dân đùm bọc, chở che, tiếp tế, động viên... cùng với sự nỗ lực, năng động, phấn đấu của bán thân và đơn vị, chúng tôi đã vượt qua tất cả, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Hằng ngày, hằng giờ trong cuộc chiến tranh dài dằng dặc ấy, tôi đã chứng kiến bao đồng chí, đồng đội ngã xuống. Trước khi trút hơi thở cuối cùng không ít người còn gắng gượng nhắn lại: "Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ". Những tấm gương sảng ngời ấy đã động viên tôi trong suốt cuộc đời chinh chiến. Tất cả những điều đó như một giấc mơ đẹp, oanh liệt và hào hùng hiển hiện giữa cuộc đời.

Nay trở về với cuộc sống bình thường, tôi ghi lại một số nét cuộc đời mình, của các đơn vị mà tôi đã từng gắn bó trong những năm tháng khói lửa chiến trường. Vừa để kỷ niệm, vừa để tri ân với đồng đội, đồng chí, nhất là các đồng chí không còn nữa: vừa là biết ơn Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã giáo dục, dìu dắt tôi từ một đứa trẻ nghèo khổ, phải đi ở đợ, trở thành một đảng viên một cán bộ cao cấp trong quân đội; vừa để biết ơn nhân dân đã cưu mang đùm bọc, chở che, tiếp tế cho cách mạng đến ngày toàn thắng.

Sự nghiệp của người lính còn có hình bóng của những người mẹ, người vợ đã âm thầm hy sinh cái riêng của mình âm thầm chịu đựng những gian khổ ác liệt của chiến tranh động viên chồng con hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là người con của dân tộc Việt Nam. Họ có thể là người lính, người thợ hay chỉ là người phụ nữ bình thường trên đồng ruộng nhưng lại vô cùng vĩ đại.

Sự trưởng thành và hoàn thành nhiệm vụ qua các thời kỳ của tôi có hình bóng của mẹ tôi, có phẩn công lao đóng góp của người vợ thân yêu của tôi. Vợ tôi cũng là một người lính không chỉ chịu đựng gian khổ, ác liệt của chiến tranh mà còn âm thầm hy sinh tình cảm riêng tư, động viên tôi trên tất cả nẻo đường nhiệm vụ.

Tôi sống thật với chính mình, không quanh co, che đậy suy nghĩ của mình về những gi đã trải qua!

Qua tập hồi ký này, tôi xin thể hiện lòng biết ơn Đảng, quân đội, nhân dân và đồng đội, chân thành cám ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách này.


Tháng 8 năm 2006
NGUYỄN NAM HƯNG
(Nguyễn Văn Trịnh)



TUỔI THƠ

Tôi sinh năm 1933 (năm Quý Dậu) tại ấp Tân Kiều, làng An Phú Tây, tổng Long Hưng Trung, Trung Quận, Chơ Lớn (nay là xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình nghèo, ông nội, rồi cha tôi làm nghề hạ bạc kiếm sống qua ngày. Tôi có một người anh là anh Trình, hơn tôi bốn tuổi. Ông nội tôi giáo dục con cái có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự, trên nói dưới phải nghe.

Khi tôi lên hai tuổi thì mẹ mất. Anh em tôi sống mồ côi từ đó. Sau khi mẹ mất, cha tôi đi làm ăn xa, có khi cả tháng mới về. Hai anh em quấn quít nhau sống với ông bà nội, thỉnh thoảng lại được phép dẫn nhau về sống với ông bà ngoại, với dì Năm và cậu Sáu ở làng Phong Đước, huyện Cần Giuộc. Tôi thích về ngoại vì ông bà ngoại dễ hơn ông bà nội.

Sáu tuổi, tôi được đi học ở trường hộ 17, cách nhà 3 cây số, phải qua rạch Lồng Đèn. Sảng sảng, bà nội nấu cơm cho ăn, giỡ theo một mo cơm với cái trứng vịt chiên hoặc con cá khô. Xuống xuồng, bà đưa qua rạch Lồng Đèn, tự đi đường ruộng tới trường. Học đến trưa nghỉ, lật mo cơm ra ăn, uống nước lã, nằm tại bàn học. Chiều học xong về thì gọi bà nội đem xuồng qua rước. Cứ như thế tôi học đến lớp êlêmăngte (lớp 3).

Tôi nhớ, năm 1944, có người của đạo Hòa Hảo đến làng tôi tuyên truyền: “Sau này máu chảy thành sông, xương chất thành núi, lụt cao mười tám mét, ma quỉ cùng đường chó tru cùng ngõ, phải tìm nơi tu hành lánh nạn".

Ông bà nội và gia đình cô Năm tôi cùng xuống một chiếc ghe lớn để đi tu, tôi và anh Ba Trình đi theo, lúc đó cha tôi về bắt lại. Sau này, nghe nói ông bà nội và cô Năm xuống núi Tà Lơn - Thất Sơn (Bảy Núi) gì đó tu hành, đến nay tôi cũng không biết tin.

Cha tôi, sau khi giữ anh em tôi lại, ông cũng bỏ nhà đi luôn. Mãi về sau, tôi nghe loáng thoáng ông đã đi theo cách mạng. Hai anh em tôi còn nhỏ dại ở lại bơ vơ từ đó.

Năm 1945, Đồng minh ném bom Xóm Chiếu (Sài Gòn). Quân Nhật tràn vào làng tôi. Chúng thuê dân đi đào đất đắp công sự giả ở đầu cầu Bình Điền. Tôi và anh tôi cũng đi làm, một ngày được năm cắc. Hết làm công sự thì anh em tôi mò cua, bắt cá bán để sống.

Phong trào thanh niên nổi dậy diễn ra rầm rộ và có sức lôi cuốn lớn. Anh Ba theo phong trào bỏ tôi lại một mình. Tôi tiếp tục mò cua, bắt cá, theo anh Hai Ngọc - con người bác họ - đi đăng kiếm ăn.

Ở Cần Giuộc, những người theo Tây hoặc có nghi vấn theo Tây mà trong mình có các loại vật dụng đủ ba màu xanh - trắng - đỏ (giống màu cờ tam tài của Pháp) thì khó tránh khỏi bị Thanh niên Tiền phong cho “mò tôm”, nghĩa là bắt trói lại, đeo đá, ném xuống sông. Có lần, đang neo xuồng trải đăng, tôi đụng phải “thằng chỏng" (Xác chết trôi). vướng vào đăng, tôi không sợ, lấy sào đầy ra cho trôi đi.

Thời gian này, Pháp lập lại tổ chức tề ở làng. Một hôm, bọn Pháp và tề đi càn đến trước nhà tôi, tên hương quản Lễ nói: “Nhà Mười Tân (tên ông nội tôi) không ai ở, để làm chi, đốt!”. Chúng xúm lai đốt trụi nhà tôi.

Tôi còn nhớ, lúc Đồng minh ném bom Xóm Chiếu, có gia đình chú Hùng (người Hoa) tản cư xuống ở nhờ nhà tôi. Nay chú có tiệm nước ở ngã ba Rạch Cát, hộ 17. Tôi lần mò lên tìm chú, được chú nhận vào làm phổ ky (bưng bê) và trả mỗi tháng 15 đồng. Tôi bắt đầu cuộc đời ở đợ từ đây.

Đầu năm 1946, vừa sảng, mờ cửa tiệm tôi đã thấy cô Ba Gắt (con cô Năm, vai em tôi, đã có chồng, đang ở gần nhà máy Kiến Quang) đứng trước cửa vừa khóc vừa nói:

-   Anh Năm ơi ! (cô gọi tôi theo thứ), anh Ba chết rồi.
-   Tại sao chết? Tôi sửng sốt.
-   Tây nó chôn sống ở cầu Bà Tàng.

Tôi lặng người, không khóc:
-   Thôi, cô về đi.

Từ đó, tôi buồn vô tận nhưng không nói với ai. Ông bà đi tu, cha đi không thấy về, nay anh lại bị Tây chôn sống.

Tôi làm phổ ky ở tiệm chú Hùng, hàng ngày có nhiều khách ra vào ăn uống. Trong ngày, vắng khách nhất là từ 12 giờ đến 14 giờ. Giờ này, thường có một số khách tìm vào chỗ bàn vắng ngồi, mặt ngó ra phía cửa. Tôi bưng cà phê, hù tiếu từ phía sau lưng họ đi tới nên có khi tỏi dụng phải cán súng ngắn của họ đeo ở nách. Tôi chú ý, biết họ là người đánh Tây.

Một hôm, nhân lúc vắng người, tôi bưng trà đến và nói:

-   Các anh cho em theo với !

Các anh nhìn tôi lom lom, một anh thốt lên:

-   Thằng này là em Ba Trình mới bị Tây chôn sống ở cầu Bà Tàng.

Thì ra anh Ba tôi đã hoạt động chung với các anh. Các anh rất thông cảm và đồng ý cho tôi theo. Một anh nói:

- Em theo các anh chạy Tây không nổi đâu. Để anh đưa em lên chiến khu, đồng ý không?

Tôi mừng quá nhận lời ngay. Nhân lúc vắng người, các anh hỏi và ghi tên cha mẹ, hoàn cảnh của tôi rồi hẹn ba ngày nữa sẽ đến đón.

Ba ngày chờ đợi, lòng tôi ngổn ngang, vui buồn lẫn lộn. Tôi chưa biết chiến khu là gì, nghe hai tiếng “chiến khu” thấy lạ và bí hiểm làm sao. Tính tò mò làm tôi chỉ mong mau tới ngày lên đường, nhưng cũng buồn vì phải xa mộ mẹ tôi. Đối với tôi, đó là điều thiêng liêng nhất. Dù mẹ mất sớm, anh em chúng tôi vẫn cảm nhận được tình thương của mẹ. Mẹ mất lúc tôi hai tuổi mà đến sáu tuổi tôi vẫn được mặc quần áo vải xá, xị trắng do mẹ tôi may để lại.

Để giã từ mẹ và xin phép mẹ ra chiến khu, tôi làm hai con vịt luộc để vào một cái mâm, rồi đội ra mộ mẹ.
Nỗi đau xưa vỡ òa cùng niềm lưu luyến của người con sắp đi xa. “Mẹ ơi ! Sao mẹ sớm bỏ con đi. Con cô đơn quá. Nay mẹ phù hộ cho con đi vào chiến khu mạnh giỏi nghe mẹ !.

Về lại tiệm nước, tôi báo với chú Hùng vài ngày nữa tôi đi, không nói là đi đâu. Chú Hùng đối với tôi là quan hệ chủ tớ, song chú cũng rất mến tôi, không muốn tôi đi.

-   Mày đi, tía mày về hỏi, tao biết trả lời ra sao?

-   Tía tôi có về hỏi, chú cứ nói tôi đi rồi.

Lần đầu tiên, tôi quyết định khúc quanh cho cuộc đời mình. May thay, đó lại là một quyết định đúng.

Vào một ngày đầu tháng 11 năm 1946, đúng hẹn, trời vừa sụp tối có hai anh đến tiệm nước dẫn tôi di. Trong đêm đó, vượt đường 4 (quốc lộ 1 bây giờ), rồi qua Chợ Đệm, lên Láng Le - Bàu Cò, đến sáng tới kênh Lý Văn Mạnh (Vườn Thơm) thì nghỉ. Từ nhỏ, chưa lần nào đi xa, đi suốt một đêm, sảng ra tôi mệt rã rời và lăn ra ngủ li bì đến trưa mới dậy. Chiều, các anh lại tiếp tục đưa tôi vượt sông Vàm cỏ Đông, qua Thạnh Lợi, lên Bình Hòa Nam, đưa vào Chi đội 25. Sau này, tôi biết các anh thuộc ban tiếp liệu của Chi đội.

Tôi được biên chế vào Ban tình báo của Chi đội do anh Mười Be làm Trưởng ban, anh Tư Lân - Phó ban. về Ban tình báo, tôi không ngỡ ngàng lắm, vì có nhiều bạn nhỏ cùng trang lứa với tôi, như các anh Trường Sa, Chín Thẹo, Xe, Tiểu...

Đây là mốc đầu tiên trong đời quân ngũ của tôi.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2012, 08:32:48 pm gửi bởi macbupda » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2012, 10:06:00 am »

THEO KHÁNG CHIẾN Ở CHI ĐỘI 25

Ở Ban tình báo Chi đội 25, tôi được các anh dạy cách quan sát, ghi nhớ, canh gác, tuần tra vòng ngoài vùng đóng quân, cách đi tiền trạm chọn chỗ đóng quân cho Chi đội.

Chi đội 25 có hai đại đội. Đại đội 2 do anh Ngọc chỉ huy và Đại đội 4 do anh Ở - Đại đội trưởng chỉ huy. Chi đội có Ban tình báo, Ban quân khu, Ban tiếp liệu thành và Văn phòng Chi đội. Theo tôi biết, Chi đội trưởng là ông Tư Tỵ, Chi đội phó là ông Bảy Quới và Chính trị viên là ông Tươi.

Cuối tháng 11 năm 1946, Chi đội đang đóng quân ở làng Bình Hòa Bắc. Sáng sớm, Ban tình báo chúng tôi chia làm nhiều tổ, đi nhiều hướng để đề phòng Tây càn. 7 giờ, tôi thấy có máy bay chuồn chuồn lên quần đảo từ Bình Hòa ra hướng Hội đồng sầm, rồi máy bay “cồng cộc” lên ném bom quanh vùng. Tôi chạy về thì đơn vị đã ra chiếm lĩnh các ngả đường có trâm bầu. Tiếp sau, một tốp máy bay đakôta thả xuống từng dãy cục tròn, treo lủng lẳng và rơi dần xuống. Tôi không biết là gì, cứ đứng núp trong bụi trâm bầu mà ngó. Anh Mười Be chạy lại kéo tôi núp xuống bờ. “Nó nhảy dù đó!” -  anh nói.

Xuống tới đất là chúng hành quân vào làng ngay, cả hai đại đội chúng tôi nổ súng đánh suốt buổi. Tôi cũng lăn, lê hết chồ này đến chỗ khác theo hướng dẫn của anh Mười Be. Đến tối, giặc rút đi đâu tôi cũng không biết.

Trong ban có anh Tiểu, anh Chín cũng trạc tuổi tôi, nhưng các anh lanh lắm. Tối, các anh rủ tôi bò ra chỗ địch nhảy dù, thấy vô số dù rằn ri và dây. Chúng tôi chạy về báo cho đơn vị ra lấy dù. Anh Tiểu nhặt được cả một cây Tômsơn rời hai khúc. Anh lắp lại thành một cây súng hoàn chỉnh.

Liên tiếp mấy ngày sau đơn vị cơ động đánh thêm mấy trận rồi trở về Bình Hòa Nam đóng quân. Lần đầu nếm mùi súng đạn, tôi sợ lắm nhưng thấy anh em làm được mình cũng dạn ra. Được các anh lớn thương yêu và an ủi động viên, tôi càng thêm ấm lòng.

Sau trận này, tôi được trang bị một quả lựu đạn OF và một con dao găm. Tôi coi hai món vũ khí này như lá bùa hộ mệnh, dạn dĩ hắn lên, đi đâu cũng không sợ.

Năm 1947, các lực lượng miền Đông Nam Bộ thành lập các liên quân để hoạt động lưu động. Chi đội 25 được chia làm hai. Đại đội 4 vào liên quân C hoạt động ở vùng Đông Thành. Đại đội 2 xuống khu 8 liên quân với Chi đội 14 hoạt động tại địa bàn Long An và Mỹ Tho bây giờ.

Đại đội 2 xuống Khu 8, thường đóng quân ở Lương Hòa Lạc, Tà Yến, Kiến Văng, Long Trì. Tôi ở bộ phận tình báo thuộc Đại đội 2, do còn nhỏ nên thường đi trinh sát công khai để nắm tình hình khi có dấu hiệu Pháp đi càn, phục vụ cho đơn vị đánh nhiều trận như Long Trì, Tà Yến.
Một lần, tôi đi nghiên cứu đồn Tà Yến với chị Chín Sớm, tình báo của Chi đội 14, di chuyển bằng xuồng, tôi bơi mũi, chị bơi lái. Chị Chín khá xinh xắn nên khi đi ngang đồn, bọn lính gọi vào giữ rất lâu để chọc ghẹo. Lợi dụng lúc bọn lính đùa cợt với chị, tôi lên đồn chơi, quan sát và ghi nhớ trong lòng. Khi về, vẽ lại sơ đồ của đồn Tà Yến phục vụ cho đơn vị diệt đồn. Ta đã tiêu diệt đồn Tà Yến và thu được 30 súng.

Qua đợt liên quân với Chi đội 14, tôi dần quen với công tác trinh sát, tình báo, quen với tiếng súng và lanh lợi dần trong việc đi tiền trạm chọn chỗ và phân công nhà dân tin cậy cho đơn vị đóng quân. Lúc bấy giờ tôi không biết sợ là gì nữa. Có lúc, tôi và anh Chín (hơn tôi hai tuổi) đi tiền trạm, hai anh em chỉ có trong tay hai quả lựu đạn, hai dao găm mà dám bơi xuồng ba lá suốt đêm theo kênh Bo Bo từ Tà Yến về Hội đồng Sầm, Bình Hòa Bắc để chuẩn bị chỗ cho đơn vị đêm sau hành quân về. Hai chúng tôi còn nhỏ, 14 và 16 tuổi đã là lính Vệ quốc đoàn, đi tới dâu củng được nhân dân thương yêu, nhất là các mẹ, các chị nên chúng tôi dễ dàng mượn được nhà cho bộ đội đóng quân.

Thời bấy giờ, Đồng Tháp Mười còn âm u lắm. Đúng như câu vè dân gian truyền miệng: “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh”. Chúng tôi ngồi trên xuồng, be xuồng gần mặt nước, đỉa nghe hơi người bò theo be xuồng lên bám vào chân, vào đùi cắn no nê mà không biết. Tôi đã quen với cuộc sống vất vả lúc ở nhà nên đỉa, muỗi không làm tôi sợ và nản lòng.

Đầu năm 1948, Đại đội 2 trở về với đội hình Chi đội 25 hoạt động trên khu vực Vườn Thơm, Lý Văn Mạnh... ra Bàu Cò, Láng Le. Về đây, Ban tình báo của tôi có thêm nhiều bạn mới. Anh Cớt (Hà), Mía, chị Sặt, chị Hồng Ân mới vào, làm cho ban thêm đông vui.

Hàng ngày, tôi và các bạn được phân công ra Bàu Cò - Láng Le, cầu Xáng nắm tình hình. Một hôm, chúng tôi vừa ra khỏi đơn vị về hướng cầu Xáng hơn hai cây số thì anh Chín phát hiện Tây từ cầu Xáng đổ vào. Hai anh em chạy thục mạng về, ngang qua trung đội anh Mộng, tôi hô: “Tây vô, ra phục kích!’’. Anh em đơn vị nghe chúng tôi báo đều lao ra phục kích theo kế hoạch chống càn đã chuẩn bị sẵn.

Hôm dó, địch kéo vào theo cả hai hướng: Cầu Xáng và Bàu Cò - Láng Le. Đơn vị quần nhau với địch suốt ngày. Tôi cũng suốt ngày lăn, lê, bò từ mương này qua mương khác thông báo, truyền đạt lệnh của đại đội. Đến chiều, Tây rút ra Cầu Xáng và đường số 4 (quốc lộ 1 bây giờ). Đêm đến chúng tôi mới thu dọn chiến trường. Ban tình báo của tôi có chị Sặt hy sinh (chị làm văn thư của ban). Chị Sặt hy sinh rất dũng cảm, lúc bọn Tây đánh vào, anh em đều tiến lên phía trước, để chị ở phía sau vì chị là phụ nữ nhưng chị quyết bám theo. Chúng tôi đem chị về mà lòng xót xa vô hạn.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2012, 08:30:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2012, 10:13:27 am »

Tháng 3 năm 1948, toàn Chi đội được lệnh hành quân về chiến khu Rừng Sác (huyện Cần Giờ bây giờ). Chỉ trong một đêm, từ kênh Lý Văn Mạnh, toàn đơn vị đã hành quân ra Bàu Cò - Láng Le, vượt đường 4 (quốc lộ 1 bây giờ), qua làng An Phú Tây (huyện Bình Chánh ngày nay), đến rạch Lồng Đèn, đi ghe theo sông Cần Giuộc, xuống cầu Xóm Rượu huyện Cần Giuộc thì đơn vị tạm dừng chân để đêm sau vượt sông Soài Rạp vào chiến khu Rừng Sác.

Trong khi dừng lại ở rạch Lồng Đèn chờ xuống ghe đi tiếp, lòng tôi nôn nao khó tả, vui buồn lẫn lộn cùng với niềm tự hào. An Phú Tây, rạch Lồng Đèn là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, nơi mộ mẹ tôi còn nằm đây, nơi tôi đã sống bơ vơ những tháng năm mồ côi mẹ, đi mò cua, bắt ốc... Đồng bào xung quanh, trong đó có gia đinh bác Năm Hoài, anh Hai Ngọc (bà con với tôi), thấy bộ đội về cũng kéo ra thăm, gặp tôi ai cũng mừng rỡ, cũng ào lại xem "Thằng Trịnh bao lớn rồi”.

Trước đây, tôi là một đứa trẻ mồ côi. Nay, mọi người đến thăm, ai cũng thương mến, ai cùng cho tiền, quà.

Lúc đến chỗ ở mới, tôi kiểm lại được cả mấy trăm đồng. Số tiền đó lúc bấy giờ lớn lắm, tôi hiểu đó cũng là tấm lòng của bà con quê hương chòm xóm dành cho mình.

Trong đêm ấy, có anh Tư - con chú Bảy Sung nhà ở đầu rạch Lồng Đèn - rủ tôi trốn lại thăm nhà ngày hôm sau mới đi nhưng tôi kiên quyết không ở lại. Anh Tư đã ở lại và từ đó anh không trở về đơn vị nữa.

Đêm thứ hai, toàn đơn vị vượt sông Soài Rạp về đóng quân ở Tắc Cá Bạc trong chiến khu Rừng Sác.
Rừng Sác, tôi đã biết từ khi bảy, tám tuổi khi theo ông nội và cha làm nghề hạ bạc. Toàn bộ vùng này là sình lầy, ngập mặn quanh năm, sông rạch chằng chịt. Diện tích rộng cả ngàn cây số vuông chỉ toàn rừng đước, mắm, chà là, bần... ngập chìm dưới nước mặn, thỉnh thoảng mới có gò nồi trên mặt nước.

Đơn vị xuống đây, lợi dụng những chỗ gò nổi ấy để làm nhà sàn ờ. Nhà sàn thì lấy cây chà là làm sàn, lợp bằng lá dừa nước. Cơ cực nhất là nước ngọt, phải đi chở từ Bà Bông, Long Thành về. Lấy nước phải qua sông Lòng Tàu rất nguy hiểm vì thường xuyên có tàu Tây chạy, gặp xuồng là chúng bắn chìm.

Ở chiến khu Rừng Sác, dần dà tôi biết được thêm các chi đội của liên chi Bình Xuyên, những Chi đội 2 -3 của ông Năm Hà, Chi đội 4 của ông Mười Trí, Chi đội 21 của ông Tư Hoạnh, Chi đội 9 của Bảy Viễn, Chi đội 7 của ông Bảy Vĩnh và Chi đội 25 mà tôi đang ở - vẫn ông Tư Tỵ là Chi đội trường, tất cả đều tụ tập ở đây.

Tháng 5 năm 1948, xảy ra cuộc thanh trừng trong lực lượng Bình Xuyên. Việc này sách báo đã nói nhiều. Lúc ấy, tôi còn nhỏ và cũng không biết sâu lắm về chính trị. Chỉ nghe nói phải thanh trừng vì có bọn phản động chui vào lũng đoạn các chi đội, thậm chí còn mưu toan kéo một số chi đội về thành, trong đó có Chi đội 9 của Bảy Viễn (Lê Văn Viễn).

Sau cuộc thanh trừng, đơn vị tôi hành quân vượt sông Lòng Tàu về Long Thành, đóng quân ở Bà Bông. Tại đây, đơn vị hoạt động bình thường. Tôi tiếp tục làm tình báo, cùng các anh đi nghiên cứu đồn Phú Hội, đưa cả hai đại đội 2 và 4 cùng đi đánh đồn. Trận đánh diễn ra quyết liệt đến sáng vẫn không diệt được đồn, ta phải rút về Sở Ngựa Bà Bông. Trận đánh đêm ấy, ta hy sinh bảy người, trong đó có anh Thi (chồng chị Sặt, hy sinh ở Vườn Thơm). Cả gia đình anh khi vào đơn vị có hai vợ chồng và đứa em, giờ chỉ còn đứa em tên Mía. Đến nay Mía vẫn còn sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian hai năm ở Chi đội 25 tuy ngắn ngủi nhưng đã rèn cho tôi sự rắn rỏi, tôi quen với hiểm nguy chiến trận, nhận thức rõ ràng hơn về danh dự Vệ quốc đoàn, với mục đích đánh Tây cứu nước. Được các anh lớn như Phương Tùng, Thiết Sơn, Mười Be thương yêu và ân cần chỉ bảo, có thêm những người anh, người chị, những người bạn rất thân thiết khác, cuộc đời đơn côi của tôi đã ấm áp dần lên. Với tôi, bạn bè chính là anh em và đơn vị chính là nhà, ngôi nhà đầm ấm tràn đầy tình cảm cách mạng.

Cuối năm 1948, Chi đội 25 lại chia làm hai. Đại đội 4 và một nửa cơ quan trực thuộc hành quân về Thủ Biên. Đại đội 2 và một nửa cơ quan trực thuộc còn lại hành quân về Bà Rịa, tăng cường lực lượng để thành lập Trung đoàn 397. Tôi theo đơn vị hành quân về Bà Rịa.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2012, 08:26:39 pm gửi bởi macbupda » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2012, 02:35:15 pm »

VỀ TRUNG ĐOÀN 397

Những năm 1949 - 1950, tôi được biên chế làm thư ký đánh máy cho văn phòng Trung đoàn 397.

Tôi trưởng thành hơn về nhận thức, tư tưởng, bước đầu hiểu thế nào là quan điểm lập trường, biết về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vốn liếng chính trị cơ bản dần được trang bị, tôi cảm thấy mình lớn lên thật sự dù vẫn đang tuổi thiếu niên.

Những năm ấy, phong trào chiến tranh du kích ở Nam Bộ nói chung, Bà Rịa nói riêng đã có thế và lực mới. Lực lượng vũ trang đã hình thành ba thứ quân, có chủ lực, có các đại đội độc lập và du kích tập trung, du kích xã làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân địa phương.

Ở Bà Rịa, các căn cứ địa được mở rộng. Căn cứ Xuyên Mộc - Phước Bửu trải rộng tới Hồ Tràm, Lộc An giáp biển, là căn cứ của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh và Trung đoàn 397. Ở ngã tư trong rừng Phước Bửu dân cư đông đúc, mua bán sầm uất. Thời bấy giờ dân kháng chiến thường gọi khu vực này là “Sài Gòn mới”.

Ngoài căn cứ Xuyên Mộc - Phước Bửu, còn có càn cứ Cơ Trạch tiếp giáp với Xuân Lộc, các căn cứ này nối liền nhau và được gọi là chiến khu Xuyên - Phước - Cơ. Ở phía tây lộ số 2 có căn cứ Hắc Dịch, Phú Mỹ (thuộc địa bàn huyện Tân Thành ngày nay) gọi tắt là Khu Tây.
Trong vùng căn cứ có tổ chức sản xuất, mua bán sôi nổi. Tại căn cứ Khu Tây, bộ đội phát rừng làm rẫy, trồng lúa, mì, bắp, khoai lang, bí đỏ... đế giải quyết nạn thiếu lương thực.

Lúc này, tôi làm việc dưới quyền anh Châu Quang Kiều, Chánh văn phòng Trung đoàn, cùng tổ văn thư với các anh Khôi, Giác... Bộ phận nhân sự có anh Rằng – Trưởng ban, các anh đều là đảng viên cộng sản. Tôi là người nhỏ tuổi nhất trong cơ quan, được các anh thương yêu, dạy bảo, dìu đắt đến nơi đến chốn về mọi mặt.. Do trình độ văn hóa còn kém, trước kia chỉ được học tới lớp 3 nên các anh khuyến khích tôi đi học thêm bổ túc văn hóa, vừa học vừa làm, ngày làm, đêm học.

Được đi học, lại có máu nóng của tuổi trẻ vốn ham hiểu biết, gặp sách gì tôi cũng đọc, hấp dẫn nhất là sách chính trị, sách viết về Đảng Cộng sản. Thời gian này, tôi đã ngấu nghiến đọc "Tư bản luận” của Các Mác, tuy hiểu không sâu nhưng tôi vẫn say mê đọc đi đọc lại nhiều lần; dễ nhớ và dễ hiểu là quyển “Sửa đổi lối làm việc’’ của Hồ Chủ tịch, quyển “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng.

Đang lúc khát khao về một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến, tôi ham đọc, ham học và cũng rất ham làm. Tôi nghĩ, làm cũng là một cách học, có làm mới mở mang đầu óc, kiến thức được mở rộng, nắm vấn đề mới chắc và sâu hơn.

Do làm việc có hiệu quả, các "anh lớn” càng chăm chút bồi dưỡng chính trị cho tôi. Trong các cuộc học tập về Đảng do Liên chi cơ quan Trung đoàn tổ chức (anh Hoàng Kim Chung là Bí thư Liên chi), anh Kiều đề nghị cho tôi đi học. Được đi học, tôi học rất chăm chú, ngày càng tỏ ra tiến bộ, sau này tôi mới biết các anh quyết tâm giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, củng cố lập trường quan điểm cho tôi để kết nạp tôi vào Đảng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1949, hai anh Châu Quang Kiều Bí thư chi bộ - Chánh văn phòng Trung đoàn và anh Võ Văn Rằng, Chi ủy viên - Trưởng ban nhân sự Trung đoàn đứng ra giới thiệu tôi vào Đảng.

Lễ kết nạp được tổ chức trong rừng Láng Sim, Phước Bửu anh Hoàng Kim Chung (Anh Hoàng Kim Chung, khi tập kết ra Bắc, anh về công tác ở Tổng Cục chính trị. Năm 1958. anh được phong quân hàm Đại úy. sau anh trở thành nhà văn, nhà báo quân đội. Hiện nay, anh đang nghỉ hưu, là cán bộ cách mạng lão thành 60 năm tuổi Đảng (hiện ngụ tại 206 Đồng Khởi – Trảng Dài - Biên Hòa. Bút danh là nhà văn Anh Hoàng – Đồng Nai)) - Bí thư Liên chi cơ quan - đứng ra kết nạp tôi vào đội ngũ của Đàng. Ngày 5 tháng 5 năm 1950, tôi trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào Đảng là một vinh dự lớn cho tôi. Cuộc đời bơ vơ thời niên thiếu của tôi đã chấm dứt, không chỉ trở thành Vệ quốc đoàn mà còn được tổ chức đánh giá và thừa nhận là chiến sĩ tiên phong, là người của Đảng. Từ đây, cuộc đời tôi bước sang trang mới, với trách nhiệm của người đảng viên đối với đất nước, với nhân dân. (Năm 1949, vì muốn sớm vào Đảng tôi đã khai thêm cho mình 2 tuổi thành ra sinh năm 1931. Còn chính xác tôi sinh năm 1933. Năm 1955, trong đợt chỉnh huấn cải cách ruộng đất có yêu cầu xác định tuổi Đảng lại, tổ chức đã xem xét vả chấp nhận tuổi Đảng của tôi, vì động cơ vào Đảng tốt)

Tôi tiếp tục làm thư ký văn thư - đánh máy cho văn phòng Trung đoàn đến hết năm 1951. Thời kỳ này anh Trần Thắng Minh về làm Trung đoàn trưởng. Cơ quan vẫn ở Láng Sim, Phước Bửu, cặp theo sông Hỏa ngày nay.

Năm Nhâm Thìn (1952), năm xảy ra trận bão lụt khủng khiếp ở Nam Bộ, lương thực bị mất trắng, bộ đội bị đói và ốm đau nhiều, địch lợi dụng thời cơ này tăng cường đánh phá, mở rộng lấn chiếm. Các cơ quan Trung đoàn phải giảm bớt quân số. Những bệnh binh nặng được đưa về thành để hợp pháp chữa bệnh. Số thiếu sinh quân được các cơ quan tập trung lại thành lớp học, vừa học văn hóa, vừa học quân sự, chính trị. Tôi được Trung đoàn phân công phụ trách lớp thiếu sinh quân, chuyển lên xây dựng căn cứ ở Sông Sót, Xuyên Mộc, vừa xây dựng chỗ ăn ở, vừa sản xuất tự túc, chuẩn bị cơ sở học tập. Ngoài tôi là phụ trách chung, Ban quân nhu tài chánh (hậu cần) Trung đoàn còn cử một cán bộ là ông Năm Tâm trên 40 tuổi, về làm quản lý, lo chỉ đạo sản xuất tự túc.
Đây là thời kỳ thử thách của tôi. Sau trận lụt năm 1952, mùa màng bị mất trắng, không có gạo đã đành, đến bắp, củ mì cũng thiếu. Trong tay lại nắm một đơn vị trên 40 người, tuổi từ 15 đến 18 đang sức ăn, sức lớn. Cả đơn vị chỉ có tôi là đảng viên, lúc ấy mới 19 tuổi. Làm sao cho đơn vị có cái ăn, có chỗ ở, tổ chức học hành thế nào để ổn định tư tường và giữ vững tinh thần anh em?

Ông Năm Tâm chịu trách nhiệm xin đất, mượn dụng cụ như dao, cuốc và chạy lo củ mì, muối, bắp để ăn tạm hàng ngày. Tôi lo tổ chức sản xuất xen kẽ với làm nhà, tổ chức sinh hoạt, học văn hóa. May thay, nhờ giúp đỡ, đùm bọc của các mẹ, các chị, của đồng bào Xuyên Mộc, cuối cùng đơn vị cũng vượt qua tất cả. Sản xuất bắp, mì, lúa, đủ ăn, rau thì nhiều, cá bắt dưới sông Sót, lán trại đủ để ở. Cuối năm 1952, đơn vị thiếu sinh quân đã đi vào ổn định học tập.

Lần đầu tiên làm nhiệm vụ lãnh đạo, tôi đã gây được lòng tin đối với Trung đoàn. Tôi tự tin hơn, vững vàng hơn, tôi “già” đi nhiều trước tuổi. Dù bận rộn tôi vẫn giữ thói quen đọc sách. Tôi đọc nhiều sách nói về Cách mạng Tháng Mười, về Chiến tranh thế giới thứ hai, về vai trò và những chiến công của Hồng quân Liên Xô. Những sách này tôi “mượn” của Ban Chính trị Trung đoàn, từ những cán bộ Nam tiến đem vào, tặng lại Trung đoàn. Tôi sùng bái tướng Giucốp và càng sùng bái Đại nguyên soái Xtalin. Cuối 1953, Xtalin mất, tôi đã khóc.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2012, 08:40:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 12:52:23 pm »

Cùng khoảng thời gian này, có một đoàn cán bộ cao cấp của miền Nam ra Bắc học tập gồm các anh Đồng Văn Cống. Lê Hiền, Đào Sơn Tây, nhà thơ Bảo Định Giang và nhiều người nữa. Tôi được Ban chỉ huy Tỉnh đội Bà Chợ (gồm Trung đoàn 397, Tỉnh đội dân quân Bà Rịa sáp nhập lại. Cộng thêm các huyện Nhà Bè, Cần Đước, Cần Giuộc, Nam Chợ Lớn) chọn đi phục vụ và bảo vệ đoàn vượt Trường Sơn ra Bắc.

Cuối năm 1953, đoàn vẫn đang ở vùng giải phóng Liên khu 5 (đoạn từ Phú Yên ra Quảng Ngãi). Tháng 7 nàm 1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết.

Từ đây, cả đoàn được tàu của Ba Lan đưa từ Quy Nhơn ra Bắc.

Tôi hoàn toàn không hề biết gì cảnh tập kết của lực lượng miền Nam ra Bắc. Nhưng biết rằng ở miền Đông Nam Bộ, Phước Bửu là địa điểm duy nhất tập kết quân và rút quân sớm nhất so với các điểm Cao Lãnh và Chắc Băng ở Khu 8 và Khu 9 (miền Trung và Tây Nam Bộ) .

Các đơn vị miền Nam tập kết ra Bắc được chia thành hai Sư đoàn 330 và 338. Tôi được đưa trở về Sư đoàn 330 (gồm các đơn vị miền Đông Nam Bộ là chủ yếu) và được phân công làm trợ lý quân lực sư đoàn.
***

Nhìn lại chặng đường kháng chiến chống Pháp, từ một đứa trẻ mồ côi, tự quyết định đời mình bằng việc đi theo bộ đội, từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ đồng bằng lên rừng núi, từ miền Nam ra miền Bắc, tôi đã hoàn toàn trở thành một con người mới.

Tôi vào quân đội lúc còn rất trẻ, mới 14 tuổi. Lúc bấy giờ, phong trào kháng chiến đang sôi nổi, tôi chỉ chạy theo phong trào, chưa biết giác ngộ cách mạng là gì. Qua một thời gian dài được Đảng, được quân đội rèn luyện, giáo dục, được các “anh lớn", lớp người đi trước chăm lo, dìu dắt, tôi mới phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, mới có lòng yêu nước, biết yêu giai cấp nghèo khổ, càng căm thù thực dân Pháp xâm lược đã làm mình tan nhà, nát cửa, đã đẩy cả dân tộc mình đến cái thế chẳng đặng đừng buộc phải cầm súng chống lại chúng. Tôi đã nhận thức được phải kháng chiến trường kỳ, từ yếu ta sẽ mạnh dần lên nhờ có chiến tranh nhân dân, nhờ dựa vào nhân dân. Cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi, tôi đinh ninh như thế.

Phần thưởng cao nhất trong thời kỳ đánh Pháp đối với tôi là được kết nạp chính thức vào Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc ấy mang tên Đảng Lao động Việt Nam) lúc mới 17 tuổi. Thử thách lớn nhất đối với tôi là khi được giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy Trường Thiếu sinh quân Trung đoàn 397, trong hoàn cảnh đầy rẫy khó khăn, gian khổ  khi mới 19 tuổi. Và tôi rất tự hào đã không phụ lòng tin cậy của cấp trên.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhận thức về Đảng, về chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, về hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội đồng thời đầy mạnh đấu tranh giải phóng miền Nam... trong tôi đã có một tầm nhìn mới, nhất là sau các cuộc chỉnh huấn về quân đội nhân dân về cải cách ruộng đất trên miền Bắc.
Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 01:08:40 pm »

NHỮNG THÁNG NĂM SỐNG TRONG LÒNG MlỀN BẮC

Với tinh thần lạc quan của một thanh niên tràn đầy sức sống, tư tưởng lại không vướng bận gì, tôi lao vào công tác, học tập và lao động.

Trong đợt chỉnh huấn cải cách ruộng đất, khi kiểm điểm cá nhân tôi đã xác định lại tuổi đời, tuổi quân và tuổi Đảng của mình. Tôi có cái sai là đã khai tăng tuổi khi vào quân đội và cả khi vảo Đảng. Tôi khai là sinh năm 1931, tăng hai tuổi để đủ tuổi vào quân đội và vào Đảng. Lúc bấy giờ tổ chức xét động cơ của tôi là tích cực, từ khi vào Đảng đến nay tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ nên kết luận: Chỉnh lại tuổi đời, chính thức sinh năm 1933, tuổi Đảng giữ nguyên nhưng tuổi quân (từ 16 tuổi trở lên mới được tính) cắt hai năm theo quy định của Bộ Quốc phòngNăm 1995, trong lúc chờ nghỉ hưu, một lần nữa tôi đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét lại vụ cắt hai năm thâm niên và được Bộ Quốc phòng đồng ý – Tuổi quân khi về hưu của tôi vẫn được tính đủ 50 năm phục vụ trong quân đội.

Từ năm 1956 đến 1958, tôi được Cục cán bộ gửi đi học đại học ở Trường Sĩ quan Lục quân khóa 10, lớp sĩ quan đầu tiên sau hòa bình lập lại. Trong vòng hơn hai năm học, Trường Sĩ quan Lục quân đã rèn luyện cho tôi quan điểm toàn diện về chính trị, quân sự, thể lực, văn hóa. Riêng về quân sự, không chỉ nắm vững chiến, kỹ thuật mà còn được đào tạo về phương pháp công tác, về tác phong chỉ huy binh chủng hợp thành. Trường Sĩ quan Lục quân dã bồi dưỡng cho tôi rất cơ bản về những phẩm chất cần có của người sĩ quan chỉ huy. Sự thành công trong quá trình chỉ huy chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống Mỹ sau này của tôi là nhờ cái nền tảng quân sự, chính trị mà Trường Sĩ quan Lục quân đã đào tạo. Tôi luôn ghi nhớ những gì đã học được tại Trường Sĩ quan Lục quân (khóa 10).



Tôi ra trường tháng 6 năm 1958, trong đợt phong quân hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi được Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký quyết định phong hàm thiếu úy. Tôi coi đây là bước ngoặt mới nữa trong cuộc đời của mình.

Nhìn lại những tháng năm sống trong lòng miền Bắc, tôi thấy mình lớn hẳn lên. Tình cảm yêu nước, thương dân ngày càng ngấm sâu vào lòng tôi. Là một quân nhân từ miền Nam ra, sống, lao động và học tập rất lâu trên đất Bắc, tôi nhớ quê hương da diết, nhớ đồng bào, nhớ những nơi tôi đã công tác trong kháng chiến chống Pháp đến cồn cào. Tôi căm thù Mỹ - Diệm nhẫn tâm chia cắt đất nước, càng đau đáu muốn sớm được trở về Nam chiến đấu.

Trong lúc học tại Trường Sĩ quan Lục quân, có một số đồng chí nôn nóng muốn trở về Nam rủ tôi cùng đi, tôi đã can các đồng chí ấy. Là đảng viên, là sĩ quan đang học, việc gì cũng phải có mệnh lệnh, không được tự ý vô nguyên tắc. Nhưng một số vẫn bí mật tổ chức đi, sau bị bắt lại và bị kỷ luật. Với tôi, đó là bài học sâu sắc về tính kỷ luật.

Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, tôi được thực hành huấn luyện một thời gian ở đơn vị Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn 330, được Bộ chỉ huy Sư đoàn đánh giá là một sĩ quan có năng lực.

Cuối tháng 12 năm 1960 (năm Canh Tý) là thời điểm mùa đông miền Bắc lạnh cắt da. Đại đội hai của chúng tôi là đại đội huấn luyện giỏi nhất Sư đoàn, phải hoàn thành khoa mục cuối cùng để ăn tết. Bắn đạn thật đại đội tấn công, trên một thao trường không biết trước. Đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: bắn đạn thật thuộc loại giỏi.

Kết thúc khóa huấn luyện, đơn vị hành quân trở về Bái Thượng, Thanh Hóa. Cùng một lúc, tôi nhận hai quyết định: đề bạt từ thiếu úy lên trung úy và điều động về làm Đại đội phó Đại đội 1. Lòng tôi phơi phới với kết quả 1 năm huấn luyện tuyệt đẹp của đơn vị, cũng rất vui với tiến bộ của bản thân. Tôi chuẩn bị sẵn sàng để nhận nhiệm vụ mới.

Nhưng rồi anh Hứa Bá Lộc - Chính ủy Trung đoàn thông báo: “Sớm bàn giao công việc ở Đại đội 2. Không nhận nhiệm vụ ở Đại đội 1 nữa. Lên ngay Trung đoàn bộ nhận lệnh mới”.

-   Thưa Thủ trưởng, tôi sẽ nhận nhiệm vụ gì?

-   Cứ lên đây ăn Tết rồi sẽ biết cụ thể.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2012, 02:14:04 pm gửi bởi Khánh mập » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 02:13:22 pm »

Tết năm 1961 (năm Tân Sửu), tôi ăn tết ở Trung đoàn bộ Trung đoàn 3. Không vướng bận công việc, bạn bè ờ Đại đội 2 liên tục lên thăm tôi, thăm dò xem sắp tới tôi làm việc gì.

Lúc đó, có anh Nguyễn Tấn Phước cũng mang quân hàm trung úy và là bạn rất thân ở đại đội của tôi. Đêm vắng, chỉ còn hai đứa, Phước khóc và nói:

-   Mày sẽ làm gì, tao đoán biết rồi. Mày sẽ về Nam chiến đấu. Mày là thành phần cơ bản, cốt cán nên tổ chức chọn mày đi. Tao có lẽ chôn chân ở đất này vì tao thuộc thành phần địa chủ. Tao sẽ lấy vợ.

Phước đã đoán đúng. Trước đó, tôi đã được Chính ủy Trung đoàn phổ biến nhưng không được phép lộ bí mật. Tôi an ủi Phước.

-   Tao tin trái đất tròn, tao với mày sẽ còn gặp nhau. Hãy kiên trì chờ đợi như tính khéo léo của mày.

Mà đúng vậy, năm 1964, Phước về công tác ở Phòng quân báo, Bộ Tham mưu Miền. (Kết thúc chiến tranh, anh là Phó Phòng quân báo Quân khu 7. Trưởng Phòng Quân báo Mặt trận 479 CPC. Từ trần vì cơn đau đột tử nhồi máu cơ tim tại Phnôm Pênh năm 1989...)

Đêm đó, tôi và Phước rủ rỉ, thức đến tận sáng.

Mồng 6 Tết năm Tân Sửu (1961), tôi có mặt ở Sư đoàn bộ Sư đoàn 330. Cả đoàn tập hợp ở nhà Bộ Tư lệnh, khoảng trên 20 đồng chí. Tất cả đều vui vẻ, ngồi uống trà ăn kẹo chờ Chính ủy Sư đoàn giao nhiệm vụ mới.

Đồng chí đại tá Nguyễn Bảo bước ra. Tất cả đứng dậy.

   - Chào các đồng chí. Ngồi xuống, uống trà đi. Trong tâm trạng xúc động, đồng chí nói tiếp:

   - Hôm nay, Đảng và Nhà nước phân công các đồng chí trở về Nam chiến đấu chống Mỹ - ngụy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Các đồng chí thấy sao? Có ý kiến gì không?

Cả mấy chục đồng chí đều nhao nhao lên, Thiếu úy Khen mau mắn đứng dậy.
 
-   Thưa thủ trưởng, đến nay mới được phân công trở về miền Nam, chúng tôi thấy chậm quá rồi.

Cả chục đồng chí đồng thanh: “Chậm quá rồi!”

Đồng chí Khen tiếp:

-   Chúng tôi không có ý kiến gì. Chỉ mong làm sao tổ chức đi càng nhanh càng tốt.

Tất cả lại đồng thanh: “Càng nhanh càng tốt !”.

Chính ủy Sư đoàn vui ra mặt:

-   Tốt rồi. Tổ chức sẽ sắp đặt mọi việc. Chúc các đồng chí lên đường mạnh khỏe, nhanh chóng về đến miền Nam. Bây giờ, các đồng chí uống nước xong về nghỉ, đi đứng theo kế hoạch của các cơ quan Sư đoàn.

Mọi hành động của chúng tôi từ đây đi vào bí mật.

Ba giờ sáng, chúng tôi lên xe tải bịt bùng chở ra ga thị xã Thanh Hóa. Các đồng chí tổ chức đoàn đã gọi phở sẵn. Ăn phở xong lại lên tàu hỏa nhưng ngồi toa riêng, không tiếp xúc với ai. Ba giờ sáng hôm sau tới ga Hàng Cỏ. Xuống tàu, cả đoàn kêu đói. Các anh tổ chức cho tản ra ăn tự do. Xong, lên xe bịt bùng chạy thẳng vào trạm 66 Bộ Quốc phòng trong vòng thành, ở riêng biệt, được đãi bánh bao và cà phê. Nghỉ tới chiều tối lại lên xe bịt bùng đi một mạch lên thị xã Hòa Bình, vào tập kết ở một căn cứ chuẩn bị cho các đồng chí được trở về miền Nam do một đồng chí thiếu tá là anh Cẩm - người Bến Cát - phụ trách.

Về đây, nhiệm vụ của chúng tôi là rèn luyện thể lực và bắn đạn thật, làm quen với các loại súng của Mỹ. Hằng đêm tập hành quân từ hai đến ba giờ. Cứ sau mười tám giờ tập bằng cách bắt đầu lấy 10 viên gạch ống bỏ vào balô và cứ tăng dần lên 20, 30 rồi 40 viên. Ban ngày,
từng tổ ba người tự lập kế hoạch tập bắn súng và nộp kết quả cho ban huấn luyện. Đúng theo lịch đã báo cáo, lấy phiếu đến kho nhận vũ khí và đạn ra trường bắn đã tổ chức sẵn, tự cắm bia, tự bắn và tự ghi thành tích. Mỗi ngày ít nhất cũng tập bắn một buổi từ hai đến ba loại súng: súng trường tự động của Mỹ, súng Cạcbin, Tômsơn, côn 12 ly, đại liên Mắcxim, trung liên Anh đầu bạc, trung liên Mát của Pháp... Đạn bắn tự do, tư thế bắn do tổ tự chọn. Mục đích là để chúng tôi quen với súng của Mỹ.

Chúng tôi đã được học tập cơ bản về bắn súng nên cũng dễ làm quen với các loại súng khác nhau và thành tích đều đạt rất cao. Chúng tôi sáng tác ra nhiều động tác bắn, như đang chạy do bị địch rượt đuổi ngã sấp quay lại sau bắn ngay, bắn lỗ châu mai lô cốt ban đêm không đèn, phải nhắm đế đầu ruồi, trừ hao, ước lượng mà bắn, bắn mãi rồi cũng trúng mục tiêu.

Rèn luyện hơn một tháng, chúng tôi được đưa về Cầu Phùng, nơi tập trung cuối cùng để các đồng chí lãnh đạo tới thăm, bồi dưỡng thêm về tinh thần, vật chất, hoàn chỉnh trang bị cho từng người vừa tổ chức biên chế lại trước lúc lên đường.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2012, 02:26:49 pm gửi bởi Khánh mập » Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:53:51 pm »

Trong một ngày nắng ấm đầu xuân, sau giờ cơm trưa, mọi người đều nghỉ. Tôi và một số đồng chí rủ nhau xuống nhà bếp gặm chân, cánh gà luộc vì đây là những thứ không dùng trong bữa ăn chính theo tiêu chuẩn (Lúc này, tiêu chuẩn ăn rất cao, gà ăn bữa chính toàn thịt nạc. Thân gà, chân gà, cánh gà luộc sẵn, ai muốn ăn vã chơi lúc nào cứ xuống bếp). Tôi và các đồng chí đang vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả thì chợt có xe vào. Một đồng chí buột miệng reo lên: “Bác Hồ!”.

Chúng tôi bỏ ăn, chạy về chỗ ở. Các đồng chí ở nhà cũng như ong vỡ tổ, nhanh chóng mặc quân phục vào vừa xong thì được lệnh lên hội trường.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi từ bếp lên. Cả hội trường như vỡ ra vì tiếng vỗ tay khi Bác và Đại tướng bước vào. Nước mắt chúng tôi trào ra vì cảm động không tài nào kìm chế được.

Khi hội trường ổn định, im phăng phắc, Bác nói:
-   Bác vào thăm các cháu. Các cháu về làm nhiệm vụ cũ cần hết sức cố gắng. Ngoài này, Bác và các đồng chí Trung ương cũng lo. Dưỡng sức lúc này để mai kia đi đến nơi, về đến chốn. Chúc các cháu lên đường mạnh khỏe. Trung ương luôn dõi theo từng bước đi của các cháu.

Cả hội trường hô to: “Chúc Bác khỏe!’’.

Các đồng chí bảo vệ đã đưa Bác ra đến xe mà cả hội trường chưa hết bàng hoàng vì bất ngờ được gặp Bác và Đại tướng trước lúc lên đường.

Đoàn Cán bộ trở về Nam được đặt tên là Phương Đông 2. Ban chỉ huy đoàn gồm các anh: Lê Quốc Sản (sau là Tư lệnh Quân khu 9) – Trưởng đoàn, Nguyễn Hồng Lâm (anh Hai Bứa, sau là Phó tư lệnh Quân khu 7) — Phó đoàn, Hứa Bá Lộc (sau là Chính ủy Đoàn 600) là Chính ủy và Lê Hoàng Lâu (sau là Tham mưu phó Quân khu 9) - Tham mưu trưởng.

Trước khi lên đường, theo quy định cùa tổ chức, mọi người đều tự đổi tên để giữ bí mật. Tên được thống kê giao cho Cục cán bộ. Từ ngày lên đường là bắt đầu dùng tên mới cho quen, về tới Nam Bộ không được dùng tên cũ nữa vì nhiệm vụ cách mạng giao cho.

Đoàn được chia làm ba phân đội. Phân đội 1 do anh Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình) làm Phân đội trưởng và tôi làm Bí thư. Các anh trong Ban chỉ huy đoàn chia ra đi cùng các phân đội. Anh Hai Hồng Lâm đi với Phân đội 1. Anh Lê Quốc Sản và anh Lê Hoàng Lâu đi với Phân đội 2. Anh Hứa Bá Lộc đi với Phân đội 3.

Trang bị cho từng người gọn, song không nhẹ chút nào. Mỗi người một khẩu cạc bin, một khẩu P.38, đạn mang nổi bao nhiêu lấy bấy nhiêu, 2 quả lựu đạn và dao găm. Thuốc trị bệnh khoảng một ký, lương thực hai ruột tượng gạo và hai ký mắm cô đặc. Ngoài ra còn võng, tăng, quần áo lụa cho nhẹ, tổng cộng nặng chừng 25 ký trở lên.

Phân đội tôi còn đảm nhận một nhiệm vụ là mang 2 triệu đồng tiền miền Nam, tuy là giấy nhưng cũng khá nặng, lại thêm cái máy phát cho đài 15 oát. Cục sắt 16 ký này không chẻ ra được nên đồng chí thông tin được đặc trách mang máy và được miễn mang gạo.

Mọi công việc chuẩn bị đã xong. Trong cuộc họp cuối cùng của đoàn để phổ biến kế hoạch và thời gian hành quân, cả đoàn ai cũng yêu cầu chạy xe vòng quanh Hà Nội để được ngắm nhìn Hà Nội một lần nữa trước lúc về miền Nam. Ai cũng tưởng như có thể đây là lần cuối cùng được thỏa thích nhìn ngắm Hà Nội thân yêu.
Logged

Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 08:56:01 pm »

Cuối cùng cũng đã đến ngày mà ai cũng chờ đợi, tháng 3 năm 1961, ban đêm trời còn se lạnh. 3 giờ sáng đoàn xe Phương Đông 2 rời doanh trại cầu Phùng. Tất cả bạt xe được tốc lên nóc để mọi người nhìn thấy xung quanh. Xe nối đuôi nhau chạy về đường Bưởi, ra đường Thanh Niên, Hồ Tây, chạy lên đê sông Hồng xuôi về Nhà Hát Lớn, ra Tràng Tiền và chạy rất chậm quanh hồ Hoàn Kiếm. Thuở ấy Hà Nội còn nghèo lắm. Phố phường cũ kỹ, đường phố vắng vẻ, im ắng lạ lùng, đèn đường mờ nhạt, leo lét như đom đóm, vì tất cả còn phải lo cho miền Nam ruột thịt vẫn đang bị giày xéo dưới gót giày giặc ngoại xâm, công việc xây dựng lại Thủ đô còn chờ sau.

Xe chạy hai vòng bờ hồ Hoàn Kiếm, xuống đường Trần Hưng Đạo, rẽ phải ra ga Hàng cỏ, xuôi đường Nam Bộ vào Thanh Hóa.

Những đường phố Hà Nội, nơi tôi đã từng qua lại và thuộc lòng từng con đường, góc phố, là nơi an ủi tôi những năm xa quê hương mỗi khi tìm tới Câu lạc bộ Thống Nhất gặp gỡ anh chị em đồng hương Nam Bộ. Không sống ở Hà Nội song tình cảm của tôi với Hà Nội thật sâu lắng vì Hà Nội là Thủ đô, là biểu tượng của cả nước, là nơi Bác Hồ và những người thân yêu của tôi đang ở đó, là nơi đã nuôi lớn trong tôi những điều thiêng liêng nhất về Tổ quốc, về lý tưởng, là nơi tôi trở thành con người thực thụ như ngày nay, đã nung nấu trong tôi tình cảm của một đứa con xa xứ sắp trở về giải phóng quê hương khỏi những đau thương, uất hận, giải phóng đất nước khỏi nạn đạn bom, chết chóc của quân thù.

Chào Hà Nội ! Tạm biệt Thủ đô yêu dấu ! Hẹn gặp lại!

Quá trưa hôm ấy, đoàn xe qua khỏi Cầu Bố, thị xã Thanh Hóa. Đến cánh đồng trống đoàn xe dừng lại để ăn trưa, thực phẩm gọn nhẹ là cơm nếp và thịt gà quay đem theo.

Chiều, xe chạy một mạch đến trạm đầu tiên ở miền núi Hà Tĩnh, mọi người được tạm nghỉ ngơi sau một đoạn đường dài. Ngày hôm sau, tất cả bỏ lại bất kỳ thứ gì mang dấu vết miền Bắc tại trạm, kể cả tiền bạc. Tôi giao chứng minh thư sĩ quan cho trạm. Còn hơn 40 đồng tôi cho đồng chí lái xe.

Kỷ luật rất nghiêm, ai mang theo vật gì có dấu vết miền Bắc nếu bị phát hiện sẽ không được đi Nam. Vậy mà vẫn có chuyện rất vui. Anh Huệ ở Tiểu đoàn 8 (sau này về làm Chính trị viên Tiểu đoàn Hirông) vẫn giấu được một chiếc đồng hồ đeo tay Liên Xô về để tặng người yêu, còn tôi chỉ mang theo cuốn tiểu thuyết Ruồi Trâu nhưng để xóa dấu vết, tôi buộc phải xé hết bìa. Vậy mà cuốn tiểu thuyết ấy có về được tới miền Nam đâu. Dọc đường, các anh nghiện thuốc xin giấy để quấn thuốc hút thế là cứ xé dần cho đến hết.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM