Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:12:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh hùng (Phần 3)  (Đọc 175163 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #310 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 05:49:23 am »

không phải 1 đêm đâu,bọn mình còn lập đài quan sát,còn đi xem tỉ mỉ dấu vết đạn để lại trên đường vào đền,trên tường hay trên các bức tượng tất cả đều bằng đá,rồi cả chỗ ở của bọn lính pôn pốt,rồi bọn mình bí mật đổi bo bo lấy gạo địch để lại,và mình hiểu rằng trận đánh vào khu đền của QĐ không dễ dàng,địch ở trong đền tức trong công sự bằng đá mà ta lại không được sử dụng hỏa lực mạnh để tránh hủy hoại di tích của bạn, có lẽ phải nhờ bác svailo tra cứu thì anh em mình mới rõ...trăm sự nhờ bác đấy.
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #311 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 09:27:59 am »

  Xin chúc mừng F302 đã có nhà lưu niệm ,tưởng niệm liệt sỹ của F302 trong đó có không ít liệt sỹ của E88.Theo số liệu do cụ Huệ sưu tầm ,biên soan hiện nay số liệt sỹ có tên của toàn trung đoàn 88-Tu Vũ như sau :
-Thời kỳ chống Pháp tính đến 7-5-1954 có gần 1200 liệt sỹ
-Thời kỳ chống Mỹ :
  -88 A vào năm chíên đấu từ 31-12-1965 đến 30-4-1975 có gần 2700 (riêng Tây nguyên còn trên 500 liệt sỹ nữa đang chờ QĐ3 cung cấp nên tổng sẽ là trên 3200 )
  -88 B tham gia 3 chiến dịch 68-71-72 có gần 900 liệt sỹ
-Thời kỳ biên giới tây -Nam và giải phóng Căm pu chia có trên 700 liệt sỹ nữa
Con số này chưa thật đầy đủ bởi việc lưu trữ hồ sơ của Ta có nhiều khó khăn. Bằng cách kêu gọi các CCB E88 các thời kỳ nhớ lại và cung cấp thêm nên cũng bổ sung và làm sáng tổ một số trường hợp mất tích,tù đày hay nhằm lẫn khác.
  Hiện tại đã lưu danh trên 4000 liệt sỹ trên bia đá ở Tân Cương.Số liệt sỹ có tên bổ sung nay đã trên 1100 ,chờ QĐ3 cung cấp thêm và rà soát lại có thể sẽ được trên 1500 người.Dự kiến phải làm thêm 10 bia đá nữa để khắc tên số liệt sỹ bổ sung và dự phòng (kinh phí dự tính cỡ 200 - 250 triệu đồng )
   Hiện nay Ban LL CCB E88 tại Hà nội tiếp tục làm việc với UBND tỉnh Thái nguyên để kêu gọi hỗ trợ kinh phí và phát động các Cơ quan.tổ chức xã hội trong tỉnh góp sức để hoàn thành chậm nhất trong năm 2013.
  Rõ ràng số liệt sỹ của E88 A là rất lớn trong số liệt sỹ của F302,Xương máu và danh tính của Họ chúng ta không thể lãng quên.Đó cũng là truyền thống vẻ vang được dưng xây bằng xương máu đồng đội mà chúng tá được kế thừa.Đời đời nhớ ơn các anh hùng -liệt sỹ của trung đoàn 88-Tu Vũ anh hùng.
Logged
huyphuh3
Thành viên
*
Bài viết: 380


Nguyễn Huy Phú


« Trả lời #312 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 10:23:47 am »

Chào anh Phas, anh em sư đoàn 302 khu vực phía tây bắc Hà nội chúng tôi hàng năm vẫn tổ chức gặp mặt nhân ngày nhập ngũ tháng 8, anh em đến đông đủ có những năm số người lên đến gần 100 người đó, kể cả anh em Thái bình, Hà Bắc, Hải dương.v.v ngày gặp mặt đó coi như anh em có dịp hàn huyên, bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh được anh em ôn lại, nhớ lại và rất nhiều chuyện nữa... anh em chúng tôi thường tổ chức vào ngày chủ nhật tuần cuối của tháng 8 hàng năm, anh em gặp mặt coi như cả ngày chủ nhật anh Phas a !
tò mò một chút cho tớ hỏi là bạn đang sinh hoat ở nhóm nào.ở hà nội(hôm nào họp mặt cho tớ đến với) tôi nghe nói có tới 6 nhóm hội đồng đội cùng nhập ngũ tháng 8/78 CCB của f 302 ở hà nội( chưa kể hội CCB 429 đặc công và hội CCB mặt trận 479 ).xin giới thiệu PHAS cũng là đồng đội đi lính tháng 8/78.là lính của e 262 nhà ở phố mạc thị bưởi phường vĩnh tuy quận hai bà trưng (bí mật nhé riêng hội của bạn PHAS nó biết rõ khoảng 30 người )
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay...
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #313 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 11:11:19 am »

Về công trình "khu lưu niêm và tưởng niệm liệt sỹ "ở Tân cương xin được nói rõ hơn kẻo các bạn nhầm về tôi,
Chào bác nguyendoantho. Có phải cái tượng đài này không hả bác:



Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - nơi mở đầu thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình.

Mời các bác đọc cái này để thêm tự hào về truyền thống vẻ vang của Trung đoàn 88 - Trung đoàn Tu Vũ thuộc Sư  đoàn Quân Tiên phong anh hùng ạ.


Chiến thắng Tu Vũ
Mở đầu thắng lợi chiến dịch giải phóng Hòa Bình



      Sau chiến thắng Biên giới (23/10/1950), ta chủ động chuyển sang tiến công địch trên khắp các chiến trường, quyền chủ động về chiến lược của địch trên chiến trường Bắc Bộ đã mất. Tuy lực lượng của địch trên chiến trường Đông Dương còn đông (gần 25 vạn tên) nhưng không đủ để làm nhiệm vụ chiếm đóng và cơ động. Để gỡ thế bí, địch phải điều chỉnh lại thế trận, rút 29 vị trí ở hữu ngạn sông Hồng, trong đó có hàng loạt vị trí ở Hòa Bình về phòng thủ đồng bằng Bắc bộ. Ngày 8/11/1950, địch rút chạy khỏi Hòa Bình, “Bức tường thép bên sông Đà” bị sụp đổ, Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất.      
     Để cứu vãn tình thế, Pháp thay thế tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Việt Nam và vạch ra một kế hoạch phản công, quyết định tung toàn bộ lực lượng cơ động ra, mở cuộc hành quân chiếm Hòa Bình, nối lại hành lang đông  - tây; lập lại tam giác sắt: Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình, chặn đường vận chuyển tiếp tế của ta lên Việt Bắc. Chiến dịch do đích thân Sa - lăng, Phó tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương trực tiếp chỉ huy và được chia làm 2 đợt. Đợt 1 địch đã huy động 3 binh đoàn cơ động, 2 đại đội biệt kích, 1 tiểu đoàn dù có thiết giáp, pháo binh và máy bay yểm trợ. Từ Hà Đông, địch chia 2 mũi theo trục đường 21, lấy Chợ Bến làm hợp điểm. Ngày 10/1/1951, có 14 máy bay Đa - cô - ta đổ 500 quân dù xuống đồi Sim (Chợ Bến). Sau 2 ngày, địch đánh chiếm được khu vực này, đóng chốt 20 vị trí theo dọc đường 21 từ Xuân Mai đến Chợ Bến và từ Ba Thá vào Miếu Môn, hình thành tuyến phòng thủ đường 21 ở phía nam nối với tuyến đường 6. Đợt 2 bắt đầu từ ngày 13/11/1951, địch mở cuộc hành quân “Lô - tuýt” với 5 binh đoàn cơ động, 3 tiểu đoàn dù cùng hàng trăm xe cơ giới, hàng chục ca nô, máy bay phối hợp tiến công bằng đường sông, đường bộ, đường không để đánh chiếm thị xã Hòa Bình (TXHB) và khu vực đường số 6, triền sông Đà thuộc 2 huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn. Đến ngày 14/11/1951, với sự yểm trợ của hỏa lực mạnh cùng hàng chục máy bay địch đã đánh chiếm các điểm cao trên trục đường 6. Tính từ 11-17h ngày 14/11/ 1951, địch đã thả 3 tiểu đoàn dù đánh chiếm Thịnh Lang, chiếm núi Ba Vành, khống chế khu vực TXHB. Đánh chiếm điểm cao Tu Vũ thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Để bảo vệ khu vực đã đánh chiếm, địch rải quân chốt giữ trên 50 vị trí và điếm canh ở dọc đường 6, triền sông Đà, nhiều vị trí địch bố trí 1 đại đội trở lên, trang bị hoả lực rất mạnh, có cả đại bác.
      Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, ngày 18/11/1951, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh kiến nghị mở chiến dịch Hòa Bình. Hồ Chủ tịch và Thường vụ T.ư Đảng hoàn toàn nhất trí với nhận định, đánh giá và kiến nghị của Tổng Quân ủy. Ngày 24/11/1951, BCHTƯ Đảng ra chỉ thị: “Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”. Chiến dịch Hòa Bình sẽ đánh địch trên cả 2 mặt trận: chính diện và sau lưng địch. Tổng Quân ủy và Bộ tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo chiến dịch, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm chỉ huy trưởng chiến dịch. Với quyết tâm: “Chúng ta phải thắng, chỉ được phép thắng, có nhiều khó khăn đấy, có thể phải trả giá rất đắt nhưng vẫn cứ phải làm...”. Về phía tỉnh Hoà Bình, Tỉnh ủy đã phân công 2 đồng chí tỉnh ủy viên chịu trách nhiệm chỉ đạo các mặt hoạt động cụ thể phục vụ chiến dịch và chỉ đạo Mặt trận Liên Việt tỉnh triệu tập Hội nghị nhân dân về chống giặc với gần 200 đại biểu thuộc mọi thành phần, tầng lớp tham gia. Một số địa phương tổ chức “Hội nghị nhân dân”, “Hội nghị nhà lang”... tạo sự đoàn kết, nhất trí đánh giặc. Lực lượng của ta tham gia chiến dịch gồm 3 Đại đoàn bộ binh 308, 312 và 304; lực lượng phối hợp với chiến dịch gồm Đại đoàn 316, 320 được lệnh tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm ở đồng bằng Bắc bộ, cùng với LLVT các địa phương đánh địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, phá tề, trừ gian, kìm giữ chân địch, không cho chúng tăng viện lên Hoà Bình. Về phía địa phương, LLVT Hoà Bình có Trung đoàn 12 bộ đội địa phương gồm 1 tiểu đoàn tập trung là Tiểu đoàn 616 (có 5 đại đội) và 5 đại đội địa phương của các huyện: C121 (Lương Sơn), C112 (Lạc Sơn), C116 (Mai Đà), C16 (Kỳ Sơn), C159 (Lạc Thủy). Ngoài ra, ở các xã đều tổ chức lực lượng du kích, với lực lượng từ trung đội đến đại đội. Ngoài lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu, lực lượng dân công phục vụ chiến đấu, tiếp lương, tải đạn, cứu thương, giúp bộ đội xây dựng công sự trận địa, xây dựng doanh trại, đưa bộ đội qua sông... cũng được tổ chức với quân số hàng nghìn người. Chiến dịch Hòa Bình được phân thành 2  đợt. Đợt 1 (10/12/1951 -7/1/1952); đợt 2 (8/1- 25/2/1952).
     Ngày 10/12/1951, chiến dịch Hòa Bình chính thức mở màn, tại mặt trận chính, đòn tiến công của 3 đại đoàn 308, 304 và 312 nhằm vào 2 cụm quân chủ yếu của địch đóng ở phân khu TXHB và phân khu sông Đà. Tại phân khu sông Đà, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tấn công đồn Tu Vũ (Thanh Sơn - Phú Thọ). Sau hơn một ngày chiến đấu vô cùng ác liệt, đồn Tu Vũ đã bị tiêu diệt, chiến thắng Tu Vũ được coi là trận tấn công lớn nhất của quân đội ta từ trước cho tới thời điểm đó.
  
Mạnh Hùng

Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/40/69101/Chien_thang_Tu_Vu__mo_dau_thang_loi_chien_dich_giai_phong_Hoa_Binh.htm
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2012, 10:10:10 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #314 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 11:24:51 am »

Về công trình "khu lưu niêm và tưởng niệm liệt sỹ "ở Tân cương xin được nói rõ hơn kẻo các bạn nhầm về tôi,
về ý tưởng là của tập thể Thường trực BLL do cụ Đỗ Hạp,Cụ là bậc nho học rất uyên thâm,rất tâm huyết  và có tài thuyết phục người nghe.Người lo sưu tầm danh sách liệt sỹ là cụ Ong thế Huệ  máy năm trời bôn ba Nam -Bác để thu thập danh sách.Người thiết kế chính là cụ Nguyễn trọng Quyển,kiến trúc sư đại tá công binh là CCB 88 ta.Cụ là luôn giám sát tai công trường mấy tháng trời bởi vừa thiết kế vừa thi công do không có thời gian nữa.trực tiếp giám sát B tai công trường là đại úy công binh của E88 cử lên.Tôi chỉ là phụ cho cụ Quyển ở một vài điểm trong thiết kế và thay cụ khi cụ về Hà nội một số buổi giám sát .Tôi chịu trách nhiểm  kiểm tra kỹ thuật toàn công trình và nghiệm thu khi hoàn thành.Trong quá trình theo dõi có đề xuất hay kiến nghị thay đổi hoặc bổ sung thiết kế ,kết cấu ,sửa chữa chỗ chưa đạt yêu cầu thôi bởi ngoài cụ Quyển thì chỉ có tôi là dân kỹ thuật trong ban điều hành dự án.Đây là một công trình mà Ban quản lý dự án toàn là Dân và không hưởng một đồng lương   nào chỉ có chi phí tối thiểu cho đi lại và ăn,nghỉ tại công trình thôi.do vậy chi phỉ quản lý cho ban điều hành là không đáng kể.Chính vì vậy nhìn khối lượng của Công trình mà không ai tin nổi công trình được hoàn thành với số tiền có 2 tỷ quyên góp được .Đây đúng là hình mẫu cho cách quản lý xây dựng công trình do Dân và vì Dân thật sự.

Chắc không phải là cái này bác nguyendoantho nhỉ.


http://tintuc.vnn.vn/vdco/phap_luat/229766/tuong-dai-chien-thang-tu-vu-9-nam-thi-cong-co-dai-van-chua-co-tuong-.htm
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #315 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 11:52:43 am »

không phải 1 đêm đâu,bọn mình còn lập đài quan sát,còn đi xem tỉ mỉ dấu vết đạn để lại trên đường vào đền,trên tường hay trên các bức tượng tất cả đều bằng đá,rồi cả chỗ ở của bọn lính pôn pốt,rồi bọn mình bí mật đổi bo bo lấy gạo địch để lại,và mình hiểu rằng trận đánh vào khu đền của QĐ không dễ dàng,địch ở trong đền tức trong công sự bằng đá mà ta lại không được sử dụng hỏa lực mạnh để tránh hủy hoại di tích của bạn, có lẽ phải nhờ bác svailo tra cứu thì anh em mình mới rõ...trăm sự nhờ bác đấy.

Đúng là chúng ta có đóng quân tại đó, nhưng tôi không nghĩ là đến vài ngày...Có một chi tiết tôi còn nhớ, ngay đêm đó tụi B2 hay B3 của C3 đụng địch, chẳng có gì to tát nhưng mình kéo đại liên nằm trên đường mà quạt, rồi B40 ùm xèo mất cả giấc ngũ.....Lấy được 1 hay 2 khẩu AK, lẻ tẻ....

Tuanb đúng rồi, hình như bên C1 hay C2 cho biết chúng nó bắn được 1 con cá lóc dài khoảng 1 mét, đen trủi (có lẽ mới qua, ta chưa biết là cá lóc bông? Hay nó ăn nhiều xác người quá hay sống quá lâu bên ngôi đền cổ?), vì nếu C3 bắn được, ít nhất tụi này cũng được chút thịt thay vì nước muối + gạo rang!!!

.........................

Đền Ang Kor Watt thì hầu như còn nguyên vẹn sau 2 cuộc chiến (kể cả thời Lon Non), nhưng Ang Kor Thom thì quá tiêu điều, lúc ở MT, tôi nghe nói rằng Tướng Đồng văn Cống đóng Sư bộ bên trong đền này và Mỹ đã dội bom, pháo vô tội vạ....Đó là điểm khác nhau vậy!

Đền Ang Kor Watt, tôi đã bỏ ra 1 phút ngắn ngủi để ngắm nét tuyệt mỹ lúc mặt trời lặn, trong khi với đền Ang Kor Thom, sau này khi về MT tôi mới có dịp chiêm ngưởng trong hoàn cảnh không được thoải mái lắm: tụi vệ binh MT vốn chưa qua chiến đấu nên khi nhận nhiệm vụ đi theo xe GMC lấy củi, ông thủ trưởng kêu tôi ra bảo:
- Mai, mầy đi với vệ binh vào rừng Ang Kor lấy củi! Mầy cần bao nhiêu?...
- Dạ! 7 là đủ, mang AK thôi, cho con 1 cây B40 cho gọn!
- Được rồi!

Xe vào rất sâu, nơi những người dân K đốt rẫy....bố trí 3 thằng chốt phía trước khoảng 30 đến 40 mét trong khi mấy đứa kia bốc củi lên (rất to), đầy xe, bắn 2 phát AK, tổ chốt rút nhanh vì xe luôn nổ máy......
-
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2012, 12:14:33 pm gửi bởi linh_8_78_88_68 » Logged
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #316 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 09:49:14 pm »

  ************88
 Vậy là may cho mấy bạn đó Tước à .
    Mình biết , có khoảng 5-6 xe của các phòng ban MT , 7E , các E trực thuộc MT ... đi lấy củi kiểu đó đã bị bắn cháy trong khuôn viên Ăngkor thum ,và xa hơn chút là  Ăngkor Krau ... Rất ít tổn thất về người , chỉ cháy xe .
   Nghe dân đồn ... không phải do Pốt bắn , nhưng chắc chắn là do người Kampuchia bắn ! ? .

 1983 .  E88 mình rút về đứng chân gần đền Tà P_rom ,quanh hồ đá SaraSroong , đền Bàntia Kđây để bảo vệ T/p Xiêm Riệp đang có nguy cơ bị bạo loạn , còn có thêm nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chi viện cho các đoàn đi lấy củi trong vùng Angkor khi bị tấn công . Nhưng thường khi tới nơi thì chỉ còn cái xác xe đang ngún khói .

   ( Tuấn ơi , làm sao phải đi viện vậy ? Chúc mau lành bệnh , còn về nhà *****88 đó nha
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #317 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 03:23:23 am »


Quả thật như Bác lucpet-abc nói:"Hay vẫn không bằng hên". Phía ta đã bị phục nhiều, nên bên Bộ Tham mưu cũng sợ thiệt người, thiệt của nên mới kêu thằng lính 88 có chút kinh nghiệm hổ trợ cho cánh vệ binh. Với cách bố phòng, đánh nhanh, rút gọn kiểu đó địch cũng phải gờm.....Bởi nhiệm vụ chỉ đi lấy củi thôi, không phải đánh nhau, vậy là hoàn thành nhiệm vụ!

Ban đầu, các đơn vị lấy củi gần nhất nhưng rồi hiếm dần nên phải vào sâu hơn, qua khỏi Ang Kor Thom xa lắm mới kiếm được 1 xe đầy củi nên nguy cơ bị phục kích là rất cao.
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #318 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 08:44:59 am »

Xin chào và cảm ơn Chiến C3 về thông tin và ảnh của tượng đài chiến thắng Tu Vũ.Đúng vậy đó không phải là Khu Tân Cương ở thái Nguyên ,tôi có rất nhiều ảnh từ khởi công ,qua trình thi công 2 giai đoạn và khánh thành nhưng chưa biết cách đưa lên mong các bạn chờ ít bữa tôi sẽ học cách làm chop được.
Về tượng đài Tu Vũ thì ngoài bệ tượng đài bằng bê tông í làm nền thì phần chính theo thiết kế làm bằng đồng cơ.nhưng do triển khai chậm,lại trượt giá mà không có đủ kinh phí .Cuối cùng nghe nói phải làm bằng chất liệu khác rẻ hơn nhiều để kịp ngày khánh thành và kỷ niệm cuối năm 2011 đấy.Bữa đó Tôi đi tây nguyên cùng Nguiyeenx Trọng Luân nên không lên dự được và nghe kể lại như vậy.
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #319 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 10:34:46 am »


Nhắc đến chuyện tìm củi lửa, tuoc_b41 chợt nhớ đến những lần hành quân của 88 giữa rừng sâu truy lùng địch, lệnh trên truyền xuống:"Cho bộ đội dừng quân, nấu ăn trong 15 phút!'. Có lẽ phải thêm: OVER! mới hết nghĩa!

Lập tức, cả B tủa ra người thì đi chặt 3 khúc gỗ tươi làm bếp, 1 thằng lấy tấm ny lon đứng che ông táo giống như Batman (gió thổi ì ầm), mấy thằng khác chạy tìm mấy khúc gỗ to, chẻ ra để tìm cái lõi còn khô vì trời đang mưa như trút nước....Nồi được bắt lên, đổ nước vào, nếu sôi mới được cho gạo vào (không cần vo gì cả, có lẽ cũng nhờ lớp cám này mà tụi tôi còn chút sức, phải không BS lucpet-abc ?).

Khốn khổ hơn, một lần khác đến phiên tuoc_b41 nấu cơm trong ngày lúc đang hành quân, lệnh: "Chuẩn bị cơm vắt cho bộ đội cả ngày hôm sau!". Vốn nấu 1 ngày đã đủ mệt, lại phải vắt gần 20 vắt cho ngày hôm sau.....Đi lấy nước, phải tuột từ từ xuống tận đáy suối sâu hơn 30 mét....mang được chút nước, lại tiếp tục tụ.....ụt...và trèo lên....Ui! Đánh nhau cho nó nhanh, giải quyết lẹ còn hơn nếu nhỡ nấu cháy thì bị anh em chửi, nhão còn tạm, còn nấu không kịp thì tất cả ôm bụng đói mà vào trận!!!

Đã có lần, cơm chưa kịp chín, đã có lệnh hành quân nên anh Cúc B trưởng (Hải phòng, 74) lật cả nồi cơm xuống đất.....tôi nhớ có một lính bước sau tôi còn cố dùng ca để nhanh tay hớt một ít cho đở cơn đói....

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM