Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:20:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời rừng Sác  (Đọc 75794 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #40 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 04:06:07 pm »

Đầu năm 1976, vẫn còn một số tàn quân Mỹ-nguỵ chưa thông hiểu chính sách khoan hồng của chính quyền cách mạng, lỡ sa chân vào con đường tội lỗi tụ tập thành từng nhóm trong khu vực Tóc Tiên núi ông Trịnh, Thị Vải cướp phá gây rối trật tự đời sống dân cư. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức lực lượng truy lùng tiếp tục quét sạch tàn dư phản động này, kêu gọi anh em trở về với cộng đồng xã hội. Đại tá Ngọc, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tại căn cứ Vạn Kiếp liên lạc bộ đàm với Trung tá Lê Bảy, nguyên trung đoàn trưởng Đoàn 10 rừng Sác thời chiến tranh, nay là Phó chỉ huy trưởng, đang điều khiển hành quân trên chiếc trực thăng quần đảo bầu trời Thị Vải dẫn dắt bộ binh cắt rừng tiếp cận mục tiêu.
Vào lúc 15 giờ, Lê Bảy liên lạc về Sở chỉ huy:
- Báo cáo đại tá, để kết thúc ngày hành quân tôi cho trực thăng hạ cánh trên mặt lộ 15 cây số 80 và đặt Sở chỉ huy phía trước tại đây.
Cánh quạt quay chậm dần, và chiếc trực thăng hạ cánh an toàn giữa chốt cảnh giới ở hai đầu. Lê Bảy cùng anh em xuống đường chỉ tay vào căn nhà rộng rãi nằm giữa vườn xoài, chỉ thị:
- Tất cả vào đây xin tạm trú, bố trí điện đài nhanh chóng bắt liên lạc với cấp trên.
Thực ra ngồi trên trực thăng quan sát từ độ cao, anh đã thấy rõ rừng được ven sông Thị Vải nối liền với khu chùa Hộ Pháp, xóm ông Năm Thầu khoán ở xã Phú Mỹ này. Bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh được nhớ lại, vào ngày nào, những hình ảnh thân thương của các cơ sở mà thường đêm anh em lặn lội vào tiếp xúc giao nhiệm vụ. Anh cũng muốn nhân dịp này thăm hỏi bà con mà sau ngày giải phóng vì bề bộn bao công việc, chưa có dịp về thăm.
Vợ chồng anh chị chủ nhà trông dáng khoẻ mạnh, cũng luống tuổi, hết sức thân tình niềm nở tiếp đón anh em bộ đội, chỉ cho chỗ cao dựng cột ăng-ten, bày biện nước nôi trà lá và mời bữa cơm tối.
Lê Bảy mở đầu câu chuyện làm quen, thăm hỏi gia đình:
- Xin lỗi anh chị quê gốc ở đâu, về đây cư ngụ lúc nào, rẫy vườn ra sao?
- Thưa quý anh, tụi tôi về đây khai phá rẫy trước 75 được vài mươi mẫu, làm ăn lương thiện, thiệt ra hồi đó nếu mà tôi xấu thì anh Bảy rừng Sác, đặc công Đoàn 10 đã trị rồi. Nay gặp anh em mình, vui quá chừng.
Lê Bảy bấm tay anh Chín Ngộ, phó chỉ huy quân sự huyện địa phương, ngầm ra hiệu đừng tiết lộ, anh nhớ ra đúng là “ngài” trung tá năm xưa mà đã có lời cảnh cáo qua ông Phan Mỹ, nay mới được tận mặt.
Đêm hôm đó một cuộc gặp gỡ không được hẹn trước mà thành. Anh chị em con cháu báo tin tụ họp quây quần trước ngọn đèn dầu không leo lét âm thầm như lúc còn chiến tranh mà sáng sủa, nhộn nhịp vui tươi trong tình quân dân cá nước của những con người đã chiến thắng sau 30 tháng 4, tất nhiên cả gia đình chủ nhà, người sỹ quan chế độ cũ không đi di tản theo hạm đội 7 Hoa Kỳ mà tự nguyện ở lại với đồng bào, quê cha đất tổ.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #41 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 04:08:21 pm »

MÁ HAI TRẦU- ĐẠI ĐỘI PHÓ
Quê gốc ở xã Phước Thọ huyện Nhơn Trạch, gia đình má Đỗ Thị Trị có người con thứ hai, Nguyễn Văn Na hoạt động nội thành, bị địch bắt giam đày ngoài Côn Đảo, còn lại 3 trai, 1 gái và bản thân má đều tự nguyện tham gia đầu quân vào đơn vị đặc công rừng Sác từ thời cố thiếu tướng Lương Văn Nho làm Tư lịnh đặc khu sông nước này.
Dáng người nhỏ nhắn, lanh lợi hoạt bát có lẽ nhờ mấy miếng võ phòng thân được luyện khi còn son trẻ. Má ra vào công khai các thành phố Sài Gòn- Gia Định, Biên Hoà như cơm bữa, với giỏ trầu lúc nào cũng có trên tay,nên anh em đặt thêm cái tên thân thương má Hai Trầu cũng là biệt danh làm bình phong hoạt động. Có hôm má ăn mặc như một bà lão quê mùa, đầu đội nón lá, miệng nhai trầu bỏm bẻm, có lần lại áo dài sang trọng tha thướt, nước hoa thơm phức bảnh bao như dân thành phố dạo chơi để đi nắm địch tình. Bởi lẽ nhiệm vụ đơn vị giao khá nặng nề, cần cải  trang nghi binh luồn lách sâu mới hoạt động có hiệu quả. Phải móc nối xây dựng cơ sở nội thành, quan hệ với lớp người “ tai to mặt lớn” trong nguỵ quyền. Ngoài việc thu thập tin tức, tình hình địch ra, còn chủ yếu là vận động tổ chức màng lưới cung ứng hậu cần, với yêu cầu những mặt hàng chiến lược quan trọng phục vụ cho tác chiến, như lương thực, thực phẩm, đồ quốc cấm...Nhiều lần má nhờ cả mấy viên sỹ quan Sài Gòn có tinh thần yêu nước trực tiếp ngồi xe áp tải cam nhông đầy ắp hàng, cả ngàn thước dây điện đánh trái, pin quân sự PRC25, thuốc tây, nước chuyền máu khô cho thương binh...Có thể nói không một trận đánh trên sông Lòng Tàu, nơi kho tàng bến cảng, hầu như đều có bàn tay của má góp phần. Là một chiến sỹ giao liên công khai, là cán bộ hậu cần giỏi giang tháo vát. Là cán bộ quân báo có kinh nghiệm, má đã đóng góp công lao không nhỏ cho chiến thắng.
Một lần má phải xắn quần, xuống thế tấn, tung mấy cú đá vào mặt chúng nó tại chợ Bến Thành mới thoát khỏi vòng vây. Nhưng không thể nào suôn sẻ mãi “ đi đêm lắm ắt có ngày gặp ma”. Đúng như vậy, má đã phải năm lần sa lưới, rơi vào tay giặc. Từ nhà giam Hàng Xanh, đến trại nhốt Long Bình, nhà tù Quân đoàn 3, vẫn còn in đậm hình ảnh một bà cụ già, mái tóc hoa râm, mang số tù chính trị cứng đầu cứng cổ.
Trước nhiều đòn tra tấn dã man, từ đổ nước xà phòng vào mũi, cho đi máy bay, tàu lặn, lộn mề gà, thả rắn chui ống quần, ngồi đèn cực sáng...thôi thì má nếm đủ mùi không còn thiếu thứ gì. Vậy mà có lần trong trại tù Long Bình, biết là đơn vị cần, má lấy cốt trầu vẽ vào giấy nhựt trình bản sơ đồ bố trí, đường xá nội khu quân sự chuyển ra ngoài cho chỉ huy. Mỗi lần bị bắt, má hết sức kiên cường, chịu đựng cực hình không hề khai báo một lời. Cơ sở nội thành luôn bảo toàn nguyên vẹn. Má còn thuyết phục số giám thị, tay sai bằng lời lẽ chính trực và bằng thái độ yêu nước của mình. Sau nhiều đòn tra tấn, địch buộc phải thả ra vì bà già cứng đầu, đủ lý không có bằng chứng cụ thể kết tội. Theo dõi bắt lại, rồi thả ra. Thế nhưng má vẫn tiếp tục hoạt động không hề hoang mang sợ hãi. Với công lao đó, và niên hạn phục vụ quân sự đơn vị đã quyết định phong cấp hàm Đại đội phó cho một nữ quân nhân Quân giải phóng.
Phần má Hai Trầu là như vậy.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 04:10:36 pm »

Má động viên tất cả 4 đứa con còn lại vào bộ đội rừng Sác cầm súng trực tiếp chiến đấu. Nguyễn Văn Nết, Nguyễn Văn Năm, 2 đứa con trai vào chiến khu phát huy dòng máu cách mạng của mẹ già tham gia hoạt động chiến đấu.Một là trung đội trưởng, một là trung đội phó đại đội 3 pháo đặc công, cùng dự đánh nhiều trận vào lực lượng Hoàng gia Thái đóng tại Bầu Điều...Một lần, Năm vác B41 chặn bắn xe tăng tại Đồng Lớn, Nhơn Trạch, chịu một loạt đạn xối xả, anh bị trúng 1 viên xuyên phổi, sau thời gian  điều trị lại tiếp tục vào trận cho đến ngày toàn thắng. Thằng Út khi mẹ bị bắt, đơn vị đón vào lúc tuổi 14, tập sự làm giao liên trinh sát, sau về Sư đoàn 2, bị tai nạn nổ mìn hỏng một mắt.
Đặc biệt lần má bị địch bắt sau cùng. Quân thù không thể để yên cho bà già Việt Cộng này tự do bảy nhảy nữa. Đau đớn nhất là cô Chín Tiến, đứa con gái tuổi chưa tới đôi mươi, với vẻ thư sinh trắng trẻo, theo gót mẹ làm giao liên công khai, cùng với cô Hai Điệp ( hiện là Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Nhơn Trạch) mở tiệm may bình phong làm chốt đầu cầu bí mật ở thị trấn Long Thành, nối liền rừng Sác và nội đô. Trong một chuyến hai chị em vận chuyển hàng bằng đường sông, khi đi qua bót An Thịt, địch phát hiện bắt được cả hai đem về tra tấn, giam cầm, thâm độc hơn tổ chức hãm hiếp Tiến trước mặt mẹ già, buộc má phải nhận tội khai báo mới thả con ra. Má chỉ cắn răng chịu đựng, đau điếng người chớ không chịu hé răng một lời. Thời gian sau, cô Tiến bị loạn tâm thần, mê man điên dại, chúng mới thả ra. Vài tháng sau khi hoà bình lập lại, một cơn co giật đã cướp mất đi cuộc đời con gái ngây thơ của cô.
Má Hai Trầu bị đày ra Côn Đảo cùng với cô Hai Điệp, vì không khai thác được gì ở hai tù nhân chính trị cứng cổ này. Cái tội yêu nước chống Thiệu- Kỳ, tham gia đánh Mỹ thì quá rõ ràng không chối cãi vào đâu, chúng chỉ còn con đường đày ra Côn Sơn cho rục xương hai mẹ con mới hả dạ lũ bạo tàn.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chỉ huy trưởng Lê Bảy đưa chiếc xe Jeep xuống Vũng Tàu tìm đón ở chuyến tàu từ Côn Đảo chở anh chị em tù chính trị chiến thắng trở về. Gặp lại má Hai và cô Hai Điệp, họ ôm nhau, nước mắt dâng trào. Bao nỗi đắng cay tủi nhục, đau đớn giờ này coi như là đã giũ sạch.
Quây quần chung quanh tổ ấm hôm nay, dưới mái tóc bạc màu của má Hai Trầu, đại đội phó Quân giải phóng, chỉ vắng mặt em Chín Tiến. Còn thì Na, Nết, Năm, Út đầy đủ, tuy trong cơ thể sức khoẻ mỗi người không còn nguyên vẹn do bị hằn sâu vết tích bom đạn, tù đầy  nhưng thực sự được bù đắp bởi một mùa Xuân tươi sáng dưới ánh nắng ban mai.
Riêng má Hai Trầu, bàn tay già đã run rẩy trở lại khoác chiếc áo cà sa ngồi tụng niệm tại gia trước bàn thờ Phật cho êm giãn lại cuộc đời. Má tiếp tục cầu nguyện, cùng đất, trời cho văn minh, công bằng xã hội theo ý niệm riêng của má cùng của nhà Phật.

Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2008, 11:14:57 pm »

BA MƯƠI THÁNG TƯ ĐẠI THẮNG
[/b]
Trong những ngày đầu tháng tư năm 1975 rực lửa ở chiến trường Xuân Lộc, cánh cửa thép của nguỵ quyền Sài Gòn bị Quân đoàn 4 của ta chọc thủng, thì cánh quân Quân đoàn 2 thần tốc từ miền Trung như chẻ tre tiến vào vừa kịp lúc.
Tại Sở chỉ huy cánh Đông đóng tại một lõm rừng thưa Bình Sơn, cách Chi khu Long Thành vài ba cây số, được điện của anh Tư Chi ( tướng Trần Văn Trà) tư lịnh Quân giải phóng Miền Nam chỉ thị cho sư đoàn 2 đặc công ở cánh Đông dừng phương án hợp đồng với Quân đoàn 4, mà đến nhận lịnh trực tiếp phối thuộcvới Quân đoàn 2, trong lúc toàn bộ lực lượng đặc công biệt động của Mặt trận gồm 3 trung đoàn đặc công, hai đơn vị biệt động Z1 và Z2 lữ 316, tiểu đoàn 81 Thủ Đức do sư phó Tống Viết Dương kiêm chỉ huy trưởng mặt trận đã đièu động vượt lộ 15 qua Tam An, ép sát vào cầu Rạch Chiếc, triển khai đánh chiếm Bộ Tư lịnh hải quân nguỵ mở cửa cho Quân đoàn 4 thọc sâu vào Sài Gòn.
Lê Bảy trung đoàn trưởng Đoàn 10 rừng Sác được điều động về phụ trách Chính uỷ Sư 2 đặc công kiêm chính uỷ mặt trận cánh Đông cùng với chiến sỹ Đằng trên chiếc xe hon đa chiến lợi phẩm luồn rừng, lách hố bom chạy về ngã ba Tân Phong nơi đám cao su non mà Bộ tư lịnh Quân đoàn 2 vừa mới đặt chân đang rộn rịp triển khai tác chiến. Sau khi bắt tay Phó tư lịnh Hoàng Đan ngoài ngõ, Lê Bảy vào thẳng Sở chỉ huy có mặt đầy đủ Tư lịnh Nguyễn An, chính uỷ Lê Linh cùng các cấp chỉ huy sư, lữ binh chủng hợp thành và cơ quan tác chiến vây quanh bản đồ chiến dịch.
Nhìn về phía Lê Bảy, Tư lịnh An giao nhiệm vụ:
- Bộ Tư lịnh đặc công biệt động cánh Đông có nhiệm vụ đúng ngày N, giờ G phải tổ chức đánh chiếm cầu Đồng Nai, cầu Rạch Chiếc, cầu sông Sài Gòn bảo đảm trục đường cho lực lượng Quân đoàn đột phá thẳng vào Dinh Độc Lập. Ở cánh thứ yếu, đánh chiếm bến phà Cát Lái cho mũi vu hồi vượt sông, các anh thấy thế nào?
- Thưa đồng chí Tư lịnh, tuy thời gian rất là khẩn trương, trong khả năng tác chiến của mình, chúng tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Quân đoàn giao- Lê Bảy trả lời.
- Các anh có đề nghị gì không?
- Chỉ yêu cầu mục tiêu cảng Sài Gòn cho đánh chiếm N+1, chiếm sớm có khả năng thiệt hại vì quá sâu, xin cho 1 xe ô tô chuyển Sở chỉ huy theo đội hình và Quân đoàn cho biết thời gian chiếm giữ, tín ký hiệu hợp đồng.
- Sau N trong vòng 24 tiếng, tăng sẽ đến cầu Đồng Nai, đồng ý cầu Sài Gòn chiếm giữ N+1, tín hiệu hợp đồng, phòng tác chiến phổ biến. Đồng chí Đoá tác chiến, giao xe ngay cho đặc công. Đồng chí có thể về được.
Về đến Sở chỉ huy một mặt truyền lịnh, phổ biến nhiệm vụ bằng điện đài vô tuyến cho phía trước, cho rừng Sác, cánh E 113, Lê Bảy phân công tham mưu trưởng Bảy Nhuận tìm mọi cách soi đường vượt lộ 15 cả ban ngày qua các chốt soi đường vượt lộ 15 cả ban ngày qua các chốt dày đặc của lính nguỵ, tàn binh án ngữ, để truyền đạt kế hoạch tác chiến mới cho Tư lịnh Năm Dương kịp thời gian quy định.
Theo mệnh lệnh hợp đồng đúng ngày N ( mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh), thì vào lúc 20 giờ 26/4 trung đoàn đặc công 116 tổ chức chiến đấu, tiểu đoàn 19 đánh chiếm và chốt giữ đầu cầu Đồng Nai, tiểu đoàn 25 và tiểu đoàn 40 bao vây giải phóng khu vực xã Long Hưng, An Hoà ( Bến Gỗ), giải tán tề nguỵ thu hàng trăm súng các loại, làm bàn đạp cho các đoàn phía sau.
Ngày 27/4 phát triển đánh chiếm nam kho Long Bình và đã chiến đấu kiên cường suốt ngày đêm với bọn tàn quân rút chạy từ Long Khánh và Long Thành dồn dập về theo hướng Sài Gòn.
Sáng 28/4 có 5 tầng địch từ cổng số 9 mở đường máu chạy ra Long Bình Tân định vượt cầu xa lộ, trên thế trận đã bố trí sẵn, anh em sử dụng B40, B41 diệt gọn không cho thoát một xe nào.
Hai ngày đêm liên tục địch phản kích quyết liệt bằng hàng vạn quả pháo từ các nơi bắn tới. Y, bác sỹ Giải phóng phải tập trung lo bằng bó cho dân bị thương khu vực Lò Phấn, đầu cầu xa lộ. Trong lúc này thì đặc công thuỷ vượt sông đánh chiếm đầu cầu phía Nam.
Ở hướng rừng Sác, trung đoàn 10 triển khai toàn bộ đội hình bố trí đánh chiếm các địa bàn xung yếu, khoá chặt con sông Lòng Tàu chặn đường rút chạy ra biển, một bộ phận chiếm giữ bến phà Cát Lái sẵn sàng đón mũi vu hồi của Quân đoàn 2.
Đơn vị đã cạn dần lượng đạn dự trữ mang theo vì phải đối phó với những đợt phản kích liên tục, do không chốt nổi lâu dài với tàn quân ngày càng dồn xuống đông đặc, Lê Bảy điện báo cáo tình hình với Quân đoàn, được Chính uỷ Lê Linh động viên " Quân đoàn đang tiến quân, các đồng chí cố gắng giữ chặt chốt đầu cầu".
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 09:14:42 pm »

Ngày 29/4 địch phá sập cầu sông Buông ngăn chặn xe tăng của ta, lữ đoàn 203 tăng pháo tự hành phải khắc phục tiến dần theo quốc lộ 15 đến Bến Gỗ, vừa chạy vừa bắn quét xối xả đạn 12 ly 8 ra hai bên đường, ngay cả vào đội hình 116 đang chiếm giữ. Trong lúc đó pháo binh địch dồn dập các hướng tập trung vào đoạn đường này từ 2 giờ sáng đến 3 giờ sáng, buộc số tăng đi đầu phải tạm dừng lại. Hai bên vẫn chưa nhận ra được nhau vì trời còn tối không rõ màu cờ, tại ngã ba Bến Gỗ, nhà thờ Tin lành, bên đặc công hỏi khẩu hiệu " HỒ CHÍ MINH" bên tăng đáp " 19 tháng 5" ( vì anh em nhớ nhầm khẩu lệnh ở Ninh Thuận) tưởng không phải xe ta, tổ B40 bắn hai phát liền, nhưng may mà không trúng. Khi hỏi lại " HỒ CHÍ MINH" đáp " MUÔN NĂM".
Lúc này hai bên mừng rõ nhảy ra khỏi công sự, xuống xe tăng ôm chầm lấy nhau. Tư lịnh Năm Dương cùng với Tám Sỹ E trưởng, Sáu Trực chính uỷ E đến gặp lữ trưởng tăng 203 tại cổng số 9.
- Ý kiến Quân đoàn thế nào xin cho biết? Năm Dương hỏi.
- Trong nội một ngày, xe tăng phải đến Dinh Độc Lập, nhưng bộ binh chưa đến kịp, địch tình phía trước, chưa nắm chắc, đường sá mới biết qua bản đồ. Lữ trưởng Tài trả lời
- Tôi trước kia là quân báo đã hoạt động công khai nhiều năm ở Sài Gòn, đường đi rất rành, địch tình có nắm được, vậy ta nên tiến công ngay. Tôi cho trung đoàn đặc công thay bộ binh bám theo tăng.
Suy nghĩ một chút, Lữ trưởng Tài đồng ý tổ chức hành tiến.
Gần 100 tăng thiết giáp các loại, được đơn vị 116 chỉ để lại một đại đội đặc công thuỷ giữ cầu đề phòng địch phá, còn lại tất cả leo lên xe tăng. Tám Sỹ E trưởng ngồi vào xe số 3, Tư lịnh Năm Dương ngồi cùng xe thứ 6 với lữ trưởng Tài và chủ nhiệm chính trị Minh.
6 giờ 30/4 toàn bộ đội hình vượt qua cầu xa lộ đến ngã ban Tân Vạn.
8 giờ 30/4 số xe đi đầu đến ngã tư Thủ Đức đụng với lực lượng kháng cự cố thủ ở Liên Trường bắn ra xối xả, lữ đoàn phải điều tăng đi vòng lại Chợ Nhỏ, số khác tạt xuống mé ruộng đánh lướt sườn, cùng lúc chớp thời cơ dân quân du kích xã Tăng Nhơn Phú tự động phối hợp vây đánh địch, sau 30 phút trở ngại đội hình tiếp tục phát triển, địch rút chạy. Bên ta 3 xe pháo cao xạ 37 ly bị xẹp lốp tại thung lũng Suối Cát vì đạn địch, 8 chiến sỹ hi sinh, 2 bị thương nhẹ.
Xe đến cầu Rạch Chiếc nhận được báo cáo của đồng chí Trần Văn Thinh tiểu đoàn 81 Thủ Đức cùng với biệt động đã đánh bại tiểu đoàn địch chiếm giữ cầu từ đêm 27/4 chấp nhận thương vong gần 50 đồng chí.
10 giờ 30 phút 30/4 đến gần bể tắm An Phú địch bắn vào ta, đặc công bộ binh xuống vây đánh tiêu diệt, bắt sống một số, tăng ta bắn trúng một tăng M48, đạn dược trên xe nổ tung đến 10 phút, 1 tiểu đoàn trưởng của ta hy sinh vì đạn lạc.
Cùng lúc 2 máy bay A37 từ phía trái vòng lên phía đông trút xuống 2 loạt bom nhằm phá sập cầu xa lộ và chặn đường tiến tăng pháo của ta, nhưng lùi ném chệch xuống nhà dân, làm 2 tăng ta lùi tránh bom bi, sa vào bãi lầy.
Đội hình tiếp tục chạy qua cầu Thị Nghè, đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rẽ trái, đụng lộ lớn chay thẳng đến Dinh Độc Lập, chỉ vài chiếc đi đầu vượt quá đà rồi cũng quay lại mục tiêu. Ngồi trên xe thứ 6 Năm Dương, và lữ trưởng đã nhìn thấy xe đầu húc cồng sắt tràn vào, E truởng Tám Sỹ tổ chức vây bắt số lính bảo vệ , được hơn 30 tên gom lại gần bãi cỏ phía trước Dinh.
Đúng 11 giờ 20 bộ phận tăng 3 đồng chí, có đồng chí Bùi Quang Thận vác lá cờ giải phóng lao vào cổng chính, và bộ phận đặc công do 2 cán bộ Phạm Duy Đô, và Phạm Huy Nghệ vác cờ chay qua phía trái, mấy phút sau thấy cờ nguỵ Sài Gòn bị vứt xuống tơi tả, và 5 đồng chí phất cao 2 lá cờ Mặt trận giải phóng tung bay trước gió đúng 11 giờ 30 phút.
Trong lúc lực lượng đang triển khai bao vây lục soát, thì một bộ phận cán bộ chỉ huy gồm có lữ trưởng Tài, tư lịnh đặc công Năm Dương, chủ nhiệm Minh, chính uỷ Tùng và một số anh em bước vào thềm Dinh Độc Lập gặp ngay Đại đội trưởng đặc công Phạm Huy Đô chạy xuống hướng dẫn đi lên vào phòng có chiếc bàn hình bầu dục mà cả nội các nguỵ Sài Gòn đang còn như nguyên vẹn, tất cả đều đứng dậy. Tổng thống Dương Văn Minh ở phía đầu bàn bên trong nói:
- Tôi chờ các ông đến để bàn giao...
- Các ông không phải bàn giao. Phải đầu hàng vô điều kiện. Bùi Quang Thận trả lời.
Bên ngoài lúc này các cánh quân khắp năm hướng đang tràn ngập Sài Gòn- Gia Định trong tiếng vỗ tay reo hò vang dội, hoan hô quân Giải phóng dưới sự hướng dẫn của cơ sở nội thành, khẩu hiệu, băng cờ rực rỡ khắp nơi, nhân dân đủ các thành phần xã hội, đủ màu sắc áo quần, các nhà báo của nhiều nước vây quanh Dinh Độc Lập phấn khởi, chờ đợi, đón mừng...Sau nhưng phút ngỡ ngàng hồi hộp lo âu, nhiều binh lính Sài Gòn chạy theo sau xe tăng chào mừng, hoan hô cỏ vũ. Trong lòng những người lính này cũng dậy lên đôi chút niềm tự hào dân tộc, thôi thúc họ nhanh chóng hoà nhập cùng dòng người chiến thắng.
Trong giờ phút thiêng liêng này, Lê Bảy rưng rưng nghĩ đến bao người thân yêu như Kim Mến, Tám Tiếp, Đức Inh và những anh hùng liệt sĩ như đám con trai ông già Ba Năm, họ anh dũng đón nhận hy sinh để hôm nay họ không về kịp giữa Sài Gòn...Còn bao đồng chí, đồng bào cơ sở ở khắp Biên Hoà- Rừng Sác, Sài Gòn- Gia Định, miệt Vườn Thơm, Bà Vụ, xuống lộ 4...không sao kể xiết những hương hồn đã bỏ mình vì nước. Đứng trong Dinh Độc Lập nhìn ra bầu trời trong vắt, tự trong lòng Lê Bảy thắp một nén nhang... Ngoài kia, biển người của ngày chiến thắng vĩ đại vẫn trào lên như sống...
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2008, 07:49:56 am »

PHỤ LỤC
[/b]
TÔI GẶP ĐẠI TƯỚNG
[/b]
Đoàn cán bộ lão thành tỉnh Đồng Nai dược Ban tổ chức Tỉnh uỷ cho ra miền Bắc đến nghỉ mát ở Đầm Vạc- Vĩnh Yên và đi thăm một só di tích lịch sử. Khi ngang qua thủ đô Hà Nội, dược biết ngày 26 tháng 8 năm 1996 là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi nghĩ mình là một cựu chiến binh đã gần nửa thế kỷ chiến đấu dưới Quân kỳ, từ lúc còn là chiến sỹ thời đánh Pháp đã nghe nói đén Đại tướng, nhưng vì hoàn cảnh ở chiến trường miền Nam xa xôi nên mãi cho đến nay vẫn chưa được một lần gặp mặt, điều đó thôi thúc tôi tìm đến căn nhà số 30 Hoàng Diệu với quân phục chỉnh tề.
Các đoàn, các tổ chức đến thăm Đại tướng đều có hoa, có trướng kính tặng, riêng tôi chỉ với trái tim người lính chiến trường đến chúc mừng. Cảm tháy đôi chút bỡ ngỡ khi bước chân vào phòng khách, chưa biết Đại tướng sẽ tiếp mình ra sao.
Sau khi tiễn một doàn khách ra về, Đại tướng bước vào phòng khách với mái tóc bạc trắng như bông, đi khoan thai , nét mặt dịu hiền phúc hậu. Đồng chí đại tá bí thư riêng giới thiệu:
- Báo cáo Đại tướng ,đây là đại tá Lê Bá Ước nguyên là trung đoàn trưởng Đoàn 10 đặc công rừng Sác, đơn vị đã lập được chiến công vang dội thời kỳ đánh Mỹ.
Đại tướng đến siết chặt tay tôi, chỉ ghế đối diện mời ngồi và bắt đầu thăm hỏi. Thực sự tôi hết sức xúc động, không còn thấy rõ quân hàm đại tướng trên vai ông,mà chỉ thấy trước mặt mình là người Anh cả thân thương kính mến. Tôi nhìn rõ vào mắt, vào nước da đã trổ đồi mồi trên gương mặt vị chỉ huy, người Anh cả.
Tôi xin giới thiệu thêm:
- Xin được báo cáo với anh, tôi một cựu chiến binh, sỹ quan đặc công, nguyên là người chỉ huy Đoàn 10, đơn vị đã phá huỷ kho bom Thành Tuy Hạ, đánh cháy kho xăng Nhà Bè, nhận chìm nhiều tàu giặc trên sông Lòng Tàu, bến cảng, đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương là trung đoàn anh hung trong lúc đánh Mỹ. Tôi từ Đồng Nai ra, xin phép được đến chúc mừng sức khoẻ Đại tướng.
Nét mặt Người vui hẳn lên, chậm rãi nói:
- Tôi đã đến Đoàn 10, đến rừng Sác sau ngày giải phóng miền Nam. Tình hình đơn vị hiện nay ra sao?
- Thưa Đại tướng. Đơn vị lập được thành tích trên nhưng cũng phải chấp nhận hi sinh hơn 800 cán bộ chiến sỹ.Chúng tôi có lập bàn thờ riêng tại nhà để hàng năm anh chị em đến họp mặt tưởng niệm. Mấy trăm anh em còn lại thì chuyển ngành, nghỉ hưu, thương tật về địa phương.Một số đồng chí trưởng thành đang làm việc. Hiện nay trung đoàn đóng quân tại Nhà Bè.
- Quân số bao nhiêu mà hi sinh nhiều vậy?
- Trung đoàn đặc chủng thường trên dưới một ngàn. Hao hụt thì miền Bắc bổ sung, từ miền Nam gia nhập, vẫn đủ quân số chiến đấu cho đến ngày giải phóng miền Nam.
Quay sang đồng chí Bí thư riêng, Đại tướng dặn:
- Ghi rõ địa chỉ hôm nào họp mặt báo tôi fax vào thăm anh chị em. Và Đại tướng dặn thêm tôi:
- Anh về viết lại những trận đánh ở rừng Sác gửi ra cho tôi.
Đại tướng đứng dậy cùng tôi đến chụp ảnh kỷ niệm trước tượng đài Bác Hồ đặt ngay trong phòng và tiễn ra trước cửa nhà, đến cạnh cây thiên tuế, tôi phát biểu lời từ giã:
- Kính thưa Đại tướng, tôi cũng như một số đông anh em cựu chiến binh ở phía Nam, gần cả cuộc đời mình dưới quyền chỉ huy của Đại tướng, nhưng chưa một làn gặp mặt người Anh Cả- đồng chí Tổng tư lệnh kính mến. Hôm nay tôi rất sung sướng chẳng những được Đại tướng tiếp, mà còn ân cần thăm hỏi đến trung đoàn.Xin được báo cáo thêm là chúng tôi ở phía Nam thường xuyên theo dõi, rất vui mừng khi thấy hình ảnh Đại tướng xuất hiện trên truyền hình, nghe giọng nói còn khoẻ mạnh. Kính chúc anh sống lâu với chúng tôi. Xin thành thực cám ơn Đại tướng.
Đại tướng bước đến ôm và hôn tôi. Trong ánh mắt ông, tôi dễ nhận ra những tình cảm yêu thương chân thành và sự nhớ ơn các cán bộ, chiến sỹ rừng Sác và bao đồng bào, đòng chí nơi vùng sông nước ác liệt đã anh dũng hi sinh cho hoà bình, thống nhất đất nước.
Bước chân ra về, tôi thấy long mình cứ lâng lân nguồn xúc cảm qua buổi gặp gỡ ngắn ngủi đầy tình đồng đội, đồng chí người Anh Cả lực lượng vũ trang.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #46 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 10:36:26 pm »

DANH SÁCH LIỆT SỸ TRUNG ĐOÀN 10 ĐẶC CÔNG RỪNG SÁC ANH HÙNG( 1965- 1975)
STT   Họ và tên   Năm sinh   Ngày hi sinh   Quê quán
1. HÀ NỘI
1   Nguyễn Việt Lạc   1947   27/2/1970   Dương Quang, Gia Lâm
2   Nguyễn Anh Lê   1942   12/2/1970   Xã 44A đường 158
3   Vũ Tiến Lực   1938   13/3/1967   Châu Quỳ, Gia Lâm
4   Vũ Văn Phận   1940   11/12/1970   Lệ Thi, Gia Lâm
5   Bùi Văn Miên   1940   18/11/1970   Gia Lâm
6   Đặng Văn Nhu   1940   4/2/1968   Gia Lâm
7   Nguyễn Mạnh Quyền   1948   17/9/1968   Phú Thuỷ, Gia Lâm
8   Phạm Văn Soạn   1948   17/9/1968   Kim Lam, Gia Lâm
9   Nguyễn Như Thể   1938   2/10/1970   Đại Mạch, Đông Anh
10   Lê Hồng Tư   1947   30/9/1968   Quỳnh Châu, Gia Lâm
11   Lê Văn Thuyết   1947   26/11/1970   Tiến Bộ, Gia Lâm
12   Nguyễn Xuân Trinh   1947   28/12/1970   Thạch Bàn, Gia Lâm
13   Đinh Văn Thiết   1947   1/7/1970   Kiêu Kỵ, Gia Lâm
14   Nguyễn Văn Từ   1947   7/9/1968   Nội Xá, Gia Lâm
15   Nguyễn Văn Đồng   1948   1/3/1968   Tam Quý, Gia Lâm
16   Nguyễn Mạnh Hùng   1930   13/10/1969   Long Biên
17   Nguyễn Quốc Hưong   1947   17/5/1971   Châu Quỳ, Gia Lâm
18   Trần Văn Khanh   1945   21/10/1967   Quốc Tử Giám
2. HÀ TÂY
1   Nguyễn Văn Thái   1945   13/10/1967   Lưu Hoàng, Ứng Hoà
2   Đặng Văn Phú   1945   16/10/1970   Tân Hồng, Quốc Oai
3   Lê Văn Phẩm   1939   21/10/1970   Thuận Mỹ
4   Nguyễn Văn Thỉnh   1948   28/11/1971   Cự Thần, Thanh Oai
5   Đỗ Văn Sắc   1948   4/2/1968   Phù Hưng, Quốc Oai
6   Phùng Văn Tiến   1947   4/1/1971   Phú Mỹ, Quảng Oai
7   Bùi Xuân Tiến   1940   5/5/1971   Thanh Châu, Quốc Oai
8   Lê Văn Thân   1939   30/12/1967   Tân Lập, Quốc Oai
9   Từ Văn Tánh   1938   9/6/1968   Hồng Quang, Thường Tín
3. VĨNH PHÚ
1   Nguyễn Phú Bình   1948   28/4/1975   Hà Thạch, Lâm Thao
2   Cao Minh Chuyên   1948   27/8/1968   Bằng Giá, Hạ Hoà
3   Phạm Quang Định   1938   28/6/1970   Văn Lang, Hạ Hoà
4   Chu Văn Khí   1938   13/11/1969   Đồng Xuân, Thanh Ba
5   Nguyễn Văn Cử   1938   18/1/1967   Võ Toanh, Hạ Hoà
6   Đặng Cao Cân   1938   15/2/1970   Phú Khánh, Hạ Hoà
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #47 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 10:37:13 pm »

7   Vũ Văn Chu   1940   13/3/1970   Văn Hội, Tam Dương
8   Dương Văn Chinh   1940   26/9/1969   Hậu Bổng, Hạ Hoà
9   Trần Văn Đo   1940   28/5/1970   Dương Viên, Hạ Hoà
10   Nguyễn Hồng Diên   1940   21/10/1969   Bồ Sao, Vĩnh Tường
11   Hà Văn Huấn   1940   28/1/1973   Võ Miếu, Thanh Sơn
12   Chu Văn Khai   1940   5/3/1972   Hùng Long, Đoan Hùng
13   Lương Viết Khai   1940   10/2/1965   Tiên Hưu, Lâm Thao
14   Nguyễn Ngọc Luân   1940   7/4/1968   Xuân Huy, Lâm Thao
15   Lê Văn Linh   1940   14/1/1970   Khải Xuân, Thanh Ba
16   Đỗ Tiến Lý   1949   28/1/1973   Bắc Sơn, Đa Phúc
17   Đỗ Văn Kham   1949   17/9/1968   Võ Toanh, Hạ Hoà
18   Trương Văn Ngãi   1949   19/1/1971   Văn Lang, Hạ Hoà
19   Nguyễn Văn Trụ   1946   27/7/1969   Bằng Giả, Hạ Hoà
20   Nguyễn Văn Tín   1946   27/6/1970   Võ Toanh, Hạ Hoà
21   Trần Văn Quang   1946   19/1/1967   Kim Long, Tân Dương
22   Nguyễn Văn Tế   1945   27/6/1970   Thạch Hà, Thanh Ba
23   Nguyễn Văn Toan   1945   4/2/1968   Thanh Vân, Thanh Ba
24   Nguyễn Huy Tưởng   1945   7/4/1968   Tam Hợp, Bình Xuyên
25   Đoàn Văn Tham   1945   21/10/1969   Túc Lưu, Hạ Hoà
26   Nguyễn Văn Thiên   1945   4/2/1968   Minh Côi, Hạ Hoà
27   Dương Văn Thân   1945   2/6/1969   Minh Côi, Hạ Hoà
28   Đặng Tất Thắng   1949   3/5/1968   Bằng Giả, Hạ Hoà
29   Nguyễn Văn Thấu   1949   17/9/1968   Trung Nguyên, Yên Lạc
30   Nguyễn Văn Đỉnh   1940   10/8/1969   Tấn Phượng, Hạ Hoà
31   Vũ Văn Thưởng   1945   18/11/1967   Văn Lãng, Hạ Hoà
32   Nguyễn Xuân Yên   1947   16/6/1968   Đoan Hùng
33   Nguyễn Văn Bồi      24/4/1969   Vĩnh Phú
4. THÁI BÌNH
1   Bùi Văn Thứ   1950   25/1/1973   Phú Xuân, Vũ Thư
2   Nguyễn Văn Tiến   1952   14/1/1972   Hồng Tiến, Kiến Xương
3   Nguyễn Đức Huấn   1946   6/10/1970   Hồng Lịnh, Hưng Hoà
4   Võ Văn Thanh   1956   3/5/1975   Đông Hoàng, Tiền Hải
5   Trần Văn Thân   1948   7/11/1974   Hoàng Diệu, Đông Quang
6   Đỗ Cao Trí   1951   11/4/1975   Đồng Lâm, Tiền Hải
7   Trần Huy Toàn   1952   14/8/1974   Trà Giang, Kiến Xương
8   Hoàng Anh Loan   1938   13/10/1970   Vũ Thắng, Vũ Thư
9   Trần Ngọc Sỹ   1953   15/3/1975   Tán Thuật, Kiến Xương
10   Nguyễn Ngọc Xuyến   1953   28/5/1974   Minh Tân, Kiến Xương
11   Vũ Yết Kiêu   1948   14/6/1971   Chí Hoà, Hưng Hà
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #48 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 10:38:33 pm »

12   Nguyễn Đức Inh   1948   4/4/1975   Tây Tiến, Tiền Hải
13   Trần Quốc Phòng   1948   25/2/1970   Đồng Lâm, Tiền Hải
14   Lưu Văn Dát   1938   15/6/1971   Ninh Hưng, Kiến Xương
15   Đỗ Đức Được   1938   12/10/1969   Vũ Nghĩa, Vũ Thư
16   Lương Ngọc Đính   1942   6/8/1968   Quyết Tiến, Kiến Xương
17   Tạ Mai Huyền   1946   22/2/1968   Tây Giang, Tiền Hải
18   Đinh Văn Hoàng   1946   25/4/1968   Thái Bình
19   Nguyễn Văn Khảm   1946   22/2/1968   Quỳnh Thái, Quỳnh Phụ
20   Nguyễn Văn Khấu   1942   25/1/1968   Quỳnh Thái, Quỳnh Phụ
21   Nguyễn Văn Ngọ   1944   5/8/1968   An Ninh, Kiến Xương
22   Nguyễn Văn Quý   1945   4/3/1968   Thái Mỵ, Thái Thuỵ
23   Trần Văn Quang   1947   2/3/1968   Độc Lập Duyên Hà
24   Trần Văn Lễ   1952   15/6/1969   Quyết Thắng, Tiền Hải
25   Phí Văn Láng   1952   11/3/1970   Thái Thành, Thái Thuỵ
26   Nguyễn Chắt Xê   1952   15/5/1971   Nguyên Xá, Kiến Xương
27   Bùi Ngọc Tường   1952   9/9/1971   Trọng Toan, Đông Hưng
28   Vũ Văn Tiến   1952   27/2/1968   Minh Tân, Tiền Hải
29   Nguyễn Văn Tiến   1952   14/11/1972   Hồng Tiến, Kiến Xương
30   Vũ Văn Tiêu   1948   27/2/1968   Minh Tân, Kiến Xương
31   Trịnh Mạnh Tân   1948   20/10/1969   Hồng Toàn, Đông Hưng
32   Phạm Ngọc Thành   1948   1/6/1971   Vũ Thư
33   Nguyễn Đình Vy   1948   7/7/1968   Thuỷ Hải, Thuỵ Anh
34   Nguyễn Văn Vượng   1948   25/8/1973   An Đình, Hưng Hà
35   Lê Đức Vượng   1948   18/11/1967   Thuỵ Hải, Thuỵ Anh
36   Lê Văn Bảo   1948   30/4/1972   Nam Thắng, Tiền Hải
37   Nguyễn Văn Sung   1951   1/3/1972   Thuỷ Vân, Thuỵ Anh
38   Bùi Xuân Vân   1949   15/8/1972   Thuỷ Dương, Thái Thuỵ
5. HÀ BẮC
1   Trần Văn Cát   1949   21/7/1973   An Hoà, Hiệp Hoà
2   Đoàn Bắc Bình   1954   10/5/1969   Phú Hoà, Gia Lương
3   Võ Văn Đạt   1954   27/2/1971   Hà Bắc
4   Hoàng Xuân Dũng   1954   24/4/1974   Bình Định, Gia Lương
5   Nguyễn Văn Tuấn   1940   9/2/1972   Vũ Hoà, Tân Yên
6   Phạm Văn Ngư   1943   24/5/1974   Bình Định, Gia Lương
7   Nguyễn Văn Tiền   1946   17/9/1971   Tiền Phong, Yên Thế
6.QUẢNG BÌNH
1   Trần Ngọc Lâm      1/2/1973   Hạ Trạch, Bố Trạch
2   Đặng Văn Sơn   1954   22/10/1973   Đức Ninh, Quảng Ninh
3   Lê Quang Xúi   1954   26/9/1974   Quảng Thuận, Quảng Trạch
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 10:39:22 pm »

4   Trần Quang Vinh      1/5/1974   Lộc Ninh, Quảng Ninh
5   Nguyễn Gia Khánh   1952   8/4/1974   Tiền Hoá, Tuyên Hoá
6   Tràn Quốc Trực   1947   2/10/1966   Mỹ Thuỵ, Lệ Thuỷ
7   Phạm Xuân Việt   1949   16/6/1972   Đồng Hới, Quảng Ninh
8   Tưởng Vấn   1947   8/8/1968   Võ Tâm, Quảng Trạch
9   Đinh Xuân Liêm   1942   27/1/1968   Lâm Hoá, Tuyên Hoá
7. THANH HOÁ
1   Nguyễn Đình Bính      29/10/1973   Quảng Tân, Quảng Xương
2   Trịnh Ngọc Bính   1953   30/4/1975   Nga Thủy, Nga Sơn
3   Mai Xuân Bình   1954   20/6/170   Nga Thanh, Nga Sơn
4   Đinh Văn Dư   1952   14/10/1974   Nga Vịnh, Nga Sơn
5   Nguyễn Văn Ngọc      23/5/1974   Xuân Hoà, Thọ Xuân
6   Bùi Văn Nghĩa   1950   24/4/1972   Xuân Hoà, Thọ Xuân
7   Nguyễn Danh Minh   1954   28/1/1973   Hoàng Anh, Hoằng Hoá
8   Nguyễn Xuân Thảo   1956   28/4/1975   Hoàng Giang, Hoằng Hoá
9   Lê Đình Xuân   1954   28/4/1975   Quảng Lợi, Quảng Xương
10   Lưu Văn Khanh   1950   16/10/1974   Nga Thắng, Nga Sơn
11   Trần Văn Kền   1952   26/9/1974   Tùng Lâm, Tĩnh Gia
12   Lưu Hồng Quân   1952   3/12/1974   Yên Nhân, Thọ Xuân
13   Trương Lệnh Quy   1948   25/1/1975   Thiệu Phú, Thiệu Hoá
14   Nguyễn Tế Vệ   1950   25/1/1975   Thiệu Vân, Thiệu Hoá
15   Vũ Viết Bình      10/4/1975   Hoàng Long, Hoằng Hoá
16   Nguyễn Phong Ba   1945   10/6/1969   Hoàng Hợp, Hoằng Hoá
17   Trần Văn Cát      23/8/1971   Tòng Hải, Hà Trung
18   Nguyễn Quốc Cường   1945   26/5/1970   Hải Thanh, Tĩnh Gia
19   Phạm Văn Chính      14/1/1975   Minh Lộc, Hậu Lộc
20   Lê Văn Thọ      21/2/1975   Ninh Hải, Tĩnh Gia
21   Vũ Văn Đồng      9/9/1972   Hải Nhân, Tĩnh Gia
22   Phạm Hùng Đăng   1943   19/5/1971   Hà Ngọc, Hà Trung
23   Lê Văn Đỏ      1/9/1970   Hồng Phong, Hoằng Hoá
24   Trịnh Văn Giới   1952   1/9/1970   Ba Đình, Nga Sơn
25   Lê Văn Huyên   1943   12/11/1971   Tĩnh Hải, Tĩnh Gia
26   Mai Ngọc Hảo   1948   24/12/1974   Nga Sơn
27   Đỗ Văn Hải      4/7/1974   Quảng Ninh, Quảng Xương
28   Hoàng Viết Bình   1950   28/3/1972   Thái Hoà, Triệu Sơn
29   Hồ Bửu Huấn      25/8/1971   Trinh Tuấn, Vĩnh Lộc
30   Phạm Văn Ứng      19/8/1974   Hải Bình, Tĩnh Gia
31   Quách Công Kỳ      29/6/1969   Thạch Quảng, Thạch Thành
32   Nguyễn Văn Khấu      15/6/1969   Hải Thanh, Tĩnh Gia
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM