Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:58:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời rừng Sác  (Đọc 75947 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2008, 09:48:20 am »

NỔ TUNG KHO BOM THÀNH TUY HẠ
Sau khi dự hội nghị tổng kết chiến dịch tổng hợp ở R, biết được tình hình tổng thống Mỹ Ních-xơn không chịu ký hiệp định đúng thời gian thoả thuận với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam. Mỹ đang ráo riêt chuẩn bị tập kích chiến lược bằng không quân ra miền Bắc. Nhận lịnh trực tiếp của tướng Năm Ngà- Tham mưu trưởng Miền, Đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Lê Bảy, qua một tháng băng rừng lội suối từ Lộc Ninh về đến Sở chỉ huy trung đoàn đóng trên bờ sông Thị Vải. Có mặt đầy đủ Ban chỉ huy và cấp uỷ, anh thông báo mọi công việc và đề nghị:
- Xin các đồng chí cho một quyết nghị phân công tôi lên phía trước cùng anh em tổ chức điều nghiên, chỉ đạo tác chiến mà mục tiêu là kho bom Thành Tuy Hạ. Phải thật khẩn trương cho nổ tung, để phối hợp chiến trường chung.
Các sỹ quan tham mưu, chính trị, hậu cần cùng với đại đội trưởng C32 nhanh chóng triển khai lực lượng bám sát mục tiêu. Thực ra trong quá trình hoạt động, anh em đã biết khá rõ tình hình bố trí, phòng thủ của địch. Khu kho này được Pháp xây dựng từ xưa, đến nay Mỹ mở rộng qui mô nhằm dự trữ cho cả chiến trận nam Đông Dương.
Với hàng chục lớp rào tông hợp bằng dây thép gai đủ loại, rào đơn, rào kép, bùng nhùng, mái nhà, cao 2 mét 5, cơ động cố định...còn thêm hệ thống mìn trái, lựu đạn, pháo sáng dầy đặc rải từ xa. Một bờ đập cao 3 mét dựng đứng như bức tường, chân đê có hào sâu ngập nước. Phía trong là hai lớp rào. Chó bẹc giê, ngỗng trắng cùng với hệ thống đèn sáng đủ cỡ. Khoảng trăm mét, xây một tháp canh. Chưa thật yên tâm, chúng bố trí thùng đại liên đổ dầu ma-dút cứ ba mét một,đốt cháy sáng. Cạnh sát kho là quân cảng được canh gác ngày đêm. Toàn bộ hệ thống bố trí này tưởng chừng như một con mèo cũng khó lọt qua.
Đại đội trưởng Hai Quyết sinh ra tại xã Phú Hữu từ nhỏ đến lớn nên đã biết ít nhiều địa thế ngoại vi, trực tiếp chỉ huy điều nghiên. Vấn đề là nếu lọt qua hàng trăm mét rào mìn trái, ánh sáng, lính canh này coi như cầm chắc thắng lợi trong tay.
Đêm 12 tháng 10 năm 1972, tổ điều nghiên đột phát hướng tây khỏi vòng rào thứ 3 đạp phải pháo sáng, địch phát hiện nên lùi ra.
Đêm 13 tháng 10 đột hướng đông nam qua 11 lớp rào đụng bộ binh địch.
Đêm 20 tháng 10 vào hướng Bắc gặp bãi mìn cố định dày đặc không vượt được, phải nằm ém lại trong rào để dò xét. Đêm sau tiếp tục qua 6 lớp rào, địch phát hiện lùi ra. Một chiến sỹ rớt lại một dép râu, lộ hướng.
Qua 6 đêm đột 4 hướng không tìm ra được kẽ hở. Ban chỉ huy nhận định " Vì đã lộ ý định, địch tăng cường đối phó, giờ phải tìm một hướng thật bất ngờ mới lọt vào được".
Đêm 7 tháng 11, hai tổ ra đi, hai đồng chí vào hướng tây-tây bắc sát nách quân cảng, chui qua 8 lớp rào, ém lại một ngày giữa rào bùng nhùng, đêm sau lọt được vào khu kho. Riêng tổ phía nam, đụng địch. Lúc ra đồng chí Bèo, vấp trái nổ, đứt cả hai chân, cõng ra đến ngoài thì tắt thở.
Vậy là qua 8 lần đột nhập, một chiến sỹ hi sinh, nhưng đã soi được một lỗ hở nhỏ. Ban chỉ huy quyết định phải đánh ngay, để lâu sợ chúng thay đổi quy luật tuần tra bố trí.
Đêm 11 rạng 12 tháng 12 một đêm trời tối đen như mực, chỉ lấp lánh ánh sao giữa trời mây. Hệ thống đèn mặt đất vẫn rực sáng, lâu lâu một tràng súng bắn vu vơ vang lên, đạn xé không trung rồi im bặt. Pháo sáng chốc chốc loé lên làm rõ mặt những chú chuột cống vênh râu ngơ ngác nằm im.Tổ trưởng Hoà chỉ huy 3 chiến sỹ cùng 16 khối thuốc nổ âm thầm, lặng lẽ từ từ nhích lên từng bước một theo hướng và con đường đã bò qua khi tiềm nhập. Cả một không gian căng thẳng, lặng im với 8 cặp mắt sáng xuyên qua đêm tối. Tám cánh tay không ngoan mò mẫm, cùng với 4  con tim bình tĩnh nhịp đều, họ qua tất cả các lớp rào, các loại chướng ngại, vô hiệu hóa mìn trái, đến được bờ tường kho. Vui mừng xiết kể, không ai bảo ai theo kế hoạch đã thực tập từ nhà, nhanh như sóc tất cả khối thuốc nổ đã an bài vào vị trí, bấm kíp hẹn giờ và tuần tự rút lui.
Bên ngoài hàng rào, người chỉ huy đã đón họ, ôm hôn nhau và xuống sông về căn cứ Rạch Lá. Tất cả đều hồi hộp không ai ngủ, mong chờ khối thuốc nổ "hét" lên. Khoảng 4 giờ sáng, những tiếng nổ rền vang, lửa rực sáng cả một góc trời. Đám cháy khổng lồ loé mắt, bùng lên. Từng cuộn khói đen bốc cao cháy suốt cả hai ngày đêm liền. Tại căn cứ đại đội 5, Lê Bảy cùng Tham mưu trưởng Sáu Sang, chỉ huy phó Thanh Tao và Hai Quyết bàn bạc "Tham mưu nhanh chóng liên lạc với quân báo xác định thêm tin tức bên trong. Qua hai ngày rực lửa, thắng lợi rất lớn, nhưng vấn đề đặt ra là chưa nghe tiếng nổ dữ dội, tại sao kho bom vẫn im tiếng...".
Qua mấy ngày sau, nguồn tin nội bộ báo cáo ra, anh em chỉ mới đánh trúng khu thuốc nổ và bom napan, thiêu huỷ 23 nhà kho chứa thuốc nổ tương đương 23.000 mét khối và 9 nhà kho bom napan khoảng 20.000 quả. Đơn vị phấn khởi nhận điện của R, khen thưởng Huân chương chiến công hạng nhất.
Sau nửa tháng nghỉ ngơi cho lại sức, trung đoàn chỉ đạo đại đội 32 đi điều nghiên tiếp hướng quân cảng, mỏng thế bố phòng hơn, tổ chức bám sát mấy ngày liền.
Ngày 4 tháng 12 năm 1972, tổ điều nghiên do Hai Quyết làm mũi trửong Hoà mũi phó cùng 3 chiến sỹ: Sáng, Chữ và Thắng xuất phát. Đêm 8/12 chọc thủng vào đến khu kho thì trời vừa sắp sáng không lùi ra kịp, phải cùng nhau ém lại giữa ban ngày với gạo rang cơm nắm chừo tối sục sạo thêm, rồi rút lui. Cuộc hội nghị cấp tốc mở ngay tại trận địa, Lê Bảy nhận định " Ta vừa đánh, địch chưa kịp hoàn hồn, còn sơ hở, chúng cũng không nghĩ rằng đặc công lại dám đánh trận thứ hai trong vòng 1 tháng. Với tiền lên, đã ém được ngày đêm là rất tốt, cần chớp thời cơ đánh vào kho bom". Hai Quyết và anh em đều biểu lộ quyết tâm phải tìm cho bằng được kho bom mới đánh. Sau cùng quyết định đêm 11/12 đột phá.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2008, 01:49:11 pm »

Lê Bảy hẹn với Hai Quyết tối 10/12 gặp nhau tại bến Bắc rừng báo cáo quyết tâm lần chót và nhận khí tài, trang bị. Đúng hẹn, xưởng trưởng Tư Tiên đã hoàn thành sản xuất 25 trái mìn dạng lõm, gọn nhẹ mà hiệu suất công phá mạnh hơn. Lê Bảy cùng với tham mưu, chính trị, hậu cần đến kiểm tra, động viên anh em trước khi xuất kích. Vấn đề mới phát sinh ngoài dự kiến, do một chiến sỹ đề xuất: Thủ trưởng cho tụi em ít gừng cay, nằm đêm ém giữa ruột kho bom, nếu ho là lộ ngay, thuốc ho không ăn thua.
Suy nghĩ một lát, không còn thời gian nữa, đêm nay phải lên tuyến cho kịp con nước thuỷ triều, thuận lợi bơi ém cảng, Lê Bảy bảo chờ một tiếng, quay máy đuôi tôm chạy về Ban tham mưu nằm tại Tắc Cò, vừa ghé mũi ghe anh đã hỏi:
- Y tá Sáu Hồng đâu?
- Dạ, anh Bảy hỏi gì em? Sáu Hồng khệ nệ mang bầu bước ra mí sạp
- Chừng nào cô sinh, đưa cho anh mượn gói mứt gừng, mai gởi trong ấp mua trả lại được không?
 Y tá Hồng e thẹn, vui vẻ trao tay người chỉ huy nửa ký mứt gừng mà chị chuẩn bị cho ngày sinh nở nơi sông nước lạnh lẽo này.
Thế là tổ chiến đấu 5 người lên đường với đầy đủ khí tài vật chất.
Trước 4 giờ sáng ngày 12/12 tất cả đã lọt vào giữa ruột khu kho, Hai Quyết một mũi, Hoà một mũi, thọc sâu vào tung thâm tìm đúng kho bom thì trời vừa sắp sáng, tình thế đúng như dự kiến phải ém lại qua ngày, họ qui ước với nhau:" Hễ lộ thì quyết tử cho nổ ngay kho bom, thà hy sinh tất cả không để bị bắt sống".Trong ánh sáng mờ mờ, hiện lên một đám tranh cao lúp xúp đầu người lọt thỏm giữa khu kho, nằm đây cũng chưa chắc thật an toàn kín đáo nhưng được cái gần sát, họ có thể lao vào đánh ngay khi bị lộ. Năm người nằm đấu chân, đầu toả ra năm hướng quan sát, chỉ biết dùng ám hiệu thay cho lời nói. Trời sáng dần, khu vực kho rầm rập tiếng nổ của hàng chục máy xúc làm công việc dọn dẹp hậu quả trận đánh trước. Đến khi xế chiều có tiếng rú ga gần, một chiếc xe đang lù lù về phía bãi tranh định xúc đống sắt vụn bên tổ đặc công đang ém. Phải ra tay sớm không thì bị lộ hết, Hoà nháy máy xin ý kiến mũi trưởng, bắt đầu hành động. Lưng giắt quả thủ pháo, anh khom khom người đứng dậy đón đầu xe xúc, tên lính bất thần định nhảy chạy, nhưng Hoà kịp thời ra hiệu bảo nó ngồi yên, một tay đưa lên miệng, một tay chỉ vào quả thủ pháo, tên lính vội hiểu ra:" câm mồm, nếu không thì chết". Hoà chọn nơi che khuất ngồi giám sát, nó vẫn căm cụi làm việc bình thường, thỉnh thoảng đôi mắt lấm lét của hắn bắt gặp cái nhìn nghiêm khắc của Hoà. Khoảng 8 giờ tối, theo lệnh của Hoà tên lính chưa dám rời xe,trong lúc anh em đã chia nhau toả ra khu vực kho. Hoà ở lại trèo lên xe, tên lính toát mồ hôi, đôi môi run lập cập " Dạ thưa ông, tha cho em, em có vợ, 9 con...".
- Muốn sống về với vợ con, anh cứ làm việc bình thường, sau 9 giờ sẽ ra về theo tốp lính thợ, thấy gì để yên đó, không được nói với một ai. Hoà dặn
Xong lao tiếp theo anh em, nơi có tháp nước cao. Một dãy nhà lù lù xuất hiện, Hoà sung sướng đến nỗi không thể tin vào mắt mình nữa, kho bom chồng chất, những quả bom trần trụi, đen bóng. Mỗi kho đếm rõ 8 dãy, dài 6 trái, cao 6 trái. Tất cả mải miết cắn kíp hẹ giờ, tìm quả bom nằm dưới cùng, thọc sâu trái mìn vào giữa ruột cho chắc ăn, nếu có tình huống lộ thì quân thù vẫn phải chịu thua, vì nổ một quả sẽ kích động cả kho cùng nổ một lúc.
Tất cả rời kho lúc nửa đêm, sau khi tìm cách giải thoát cho người lính Sài Gòn.
2giờ 55 phút khi tổ đặc công về đến Bàu Sen thì lửa đỏ rực trời. Tiếng nổ dây chuyền của hàng ngàn quả bom, đạn pháo rung chuyển mặt đất, kéo dài như sấm liên hồi. Kho bom Tuy Hạ bị dìm dưới những quầng lửa khổng lồ. Nổ và cháy suốt cả 3 ngày 3 đêm liền, tung toé cả một vùng mấy cây số vuông, làm cho phần nhiều cửa kính cao tầng nội đô Sài Gòn rạn nứt, tất cả chướng ngại vật, mìn trái bị quét sạch gần hết, 1 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn quân cụ, cùng với 1 đại đội quân khuyển hơn 100 chó béc-giê tan nát.
Ngày sau, Lê Bảy ngồi trên vòng cách xa hàng chục cây số theo dõi tiếng nổ. Bỗng một cột khói dựng lên y như chiếc nấm khổng lồ cao mấy trăm mét, quyện vào nhau mấy chục phút chưa tan, giống như quả cầu lửa bom nguyên tử được xem qua ảnh. Tiếp theo là một tiếng nổ khủng khiếp kéo dài, làm anh em lăn ra mặt đất rồi bật dậy mở máy truyền tin PRC25 ra theo dõi tin kỹ thuật. Đàng xa, oang oang tiếng gọi:
- Đại bàng đây. Đại bàng đây. Chi khu nghe rõ trả lời. Tụi bây coi kho bom CBU quí giá có còn không?
- Alô, alô, không biết được, nổ tứ tung, cha ai mà mò vô tới...
Sau này mới biết đó là cả ngàn trái bom đặc biệt CBU nổ cùng lúc gây tiếng nổ và quầng khói bốc cao như quả cầu nấm. Mà một sỹ quan cao cấp Mỹ Frank-Snep trong sách " Khoảng cách thời gian vừa phải" có viết như sau:" Còn CBU là loại bom khủng khiếp hơn (so với bom Daisy Culter) nó ở độ cao đã định trước, tạo ra một đám mây lỏng có đường kính đến 100 mét và dày đến hơn 2 mét. Gặp lửa, đám mây này toả ra một nhiệt lượng lớn và áp lực mạnh thốc xuống mặt đất nặng tới hàng tấn trên centimét vuông, có thể phá tan mọi thứ. Con người dầu thoát ra khỏi vòm lửa này cũng vẫn bị chết ngạt sau tiếng nổ của trái bom, vì nó tạo ra một khoảng chân không lớn. Trong kho vũ khí của Mỹ, bom CBU là một trong những loại sát thương tàn ác nhất, ngoài vũ khí hạt nhân...".
Các dũng sỹ đặc công Đoàn 10 đã lập được chiến công vang dội, theo tài liệu lưu trữ thì số thiệt hại là tổng cộng 80 kho bị phá huỷ sạch chứa khoảng 60.000 trái bom tương đương 18.000 tấn, riêng kho bom CBU đựng kín trong thùng của 15 kho với khoảng 33.000 mét khối, loại đạn pháo 105 ly chứa trong 17 nhà kho hơn 100.000 quả, toàn bộ kho Thành Tuy Hạ bị phá huỷ 60% và riêng khu bom, thiệt hại 80%.
Lực lượng đặc công rừng Sác trong vòng một tháng đã đánh 2 trận liền vào một mục tiêu, giành thắng lợi to lớn làm chấn động đến lầu Năm Góc và dư luận Sài Gòn. Thật là một chiến tích hiếm có.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 10:17:50 am »

PHÁO KÍCH VÀO NỘI ĐÔ
Ban chỉ huy Đoàn 10 ngồi vây quanh bản đồ tác chiến, thỉnh thoảng lại chuyền cho nhau bức điện Miền gửi xuống:" Đoàn 10 được phối thuộc tăng cường một tiểu đoàn pháo của E274, tổ chức pháo kích ngay vào Dinh Độc Lập, toà Đại sứ Mỹ và Bộ tư lịnh hải quân nguỵ". Một mệnh lệnh ngắn gọn thôi thúc, rạo rực lòng người.Gương mặt người chỉ huy tỏ vẻ đăm chiêu. Nhiều ý kiến phát biểu sôi nổi, phân tích tình hình, nhận định thuận lợi, khó khăn cuối cùng Ban chỉ huy kết luận: Bằng mọi giá, phải tiếp nhận, đưa được hai tấn rưỡi đạn ĐKB trút vào hang ổ kẻ thù. Hướng chủ yếu của trận đánh do Lê Bảy được phân công phụ trách, và hướng thứ yếu kềm chế trận địa pháo địch ở đặc khu Nhà Bè và nghi binh đánh lạc hướng- do Tham mưu trưởng Cao Thanh Tao chỉ huy, sử dụng 2 khẩu ĐKZ75 với 50 quả đạn nổ.
Cuộc họp khẩn trương kết thúc. Bên bình trà đậm dưới lán nhỏ, trên sạp đước nơi rừng Sác các đồng chí vẫn tiếp tục bàn luận quanh những biện pháp tổ chức hành quân, luồn lách địch, làm sao đưa được 50 quả đạn ĐKB từ bên kia rừng giồng vượt lộ 15, vận chuyển bằng ghe thuyền lên đến trận địa, cách trung tâm Sài Gòn 10 cây số nằm giữa vòng vây tứ phía của quân thù là coi như nắm chắc phần thắng lợi. Nhận được nhiệm vụ nặng nề vẻ vang này, đơn vị đầu tiên được sử dụng loại pháo phản lực xuất hiện từ hướng đông nam, quân thù sẽ hết sức bất ngờ và kinh hoàng trước đòn tiến công này. Đó là niềm vui thôi thúc, cổ vũ đơn vị quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cấp trên giao.
Vào một đêm cuối tháng 8 năm 1968, từng đợt chớp còn rớt lại sau trận mưa xối xả giữa mùa, loé lên soi rõ mặt sông đang có hàng chục lùm cây từ từ trôi ngược dòng nước chảy. Chỉ cần đứng xa vài chục mét, không ai tưởng tượng được đó là hàng chục chiếc ghe đầy ắp súng đạn và  người, xuất phát từ bến Bắc rừng xã Phước An đang âm thầm lặng lẽ rẽ nước. Những mái dầm, mái chèo khua nước hối hả bằng những cánh tay cật lực làm thành những vệt sáng, loé lên của dòng nước mặn. Đoàn ghe vẫn khéo léo luồn lách qua Bà Bông, Rạch Lá, Tắc Chợ lên sông Ông Kèo. Hàng chục họng pháo từ An Thịt, Tuy Hạ, Nhà Bè...chốc chốc lại gầm rít rung chuyển cả hai bên mép rạch. Các tốp tuần tiễu của hải quân trên sông Lòng Tàu, Đồng Tranh hầm hì xé nước chạy đi chạy lại, liên tiếp khạc lửa như điên vào các lùm cây, những đám lục bình trôi. Trên trời, máy bay hai thân tì tì dai dằng như xoi mói xuống màn sương đêm. Những toán biệt kích, người nhái lẩn lút trong rừng, nơi mép rạch, bởi lẽ đây là một vùng sát nách Sài Gòn- Gia Định cái gọi là thủ đô Việt Nam Cộng Hoà cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Với trọng trách là người chỉ huy trưởng trận đánh, hầu như thâu đêm Lê Bảy không chợp mắt chút nào. Anh cứ ngồi trước mũi xuồng căng mắt quan sát và không ngừng dự kiến xử trí các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Anh lại nhớ tới trận pháo kích đầu tiên của Đoàn 10 bằng ĐKZ75 vào phía sau Nhà Thờ Đức Bà lúc 7 giờ sáng ngày 01 tháng 11 năm 1966 Quốc khánh của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu do Hai Nga đại đội phó trực tiếp chỉ huy. Lúc ấy, địch đang tổ chức duyệt binh để diễu võ dương oai. Với 20 quả đạn trúng đích đã tiêu diệt hàng trăm tên địch đa số là tướng lĩnh. Đạt được chiến thắng đó, cả một tiểu đội pháo thủ phải cải trang thành lính địch, luồn sâu, lách địch dầm mình dưới sông nước hàng tháng trời để tìm, đo đạc và đến trận địa chỉ cách mục tiêu hơn năm cây số bắn theo lối "gián xạ". Pháo đạn cõng trên vai, đội trên đầu, phải nhịn đói nhịn khát. Không phải đánh lén rồi rút lui ban đêm, mà đằng này tất cả quyết tâm lắp đạn sẵn, vặn đài bán dẫn theo dõi, khi tướng Nguyễn Cao Kỳ được giới thiệu bắt đầu duyệt binh giữa buổi sáng thanh thiên bạch nhật, đằng này mới phát hoả. Bằng mắt thường quan sát, thấy khói bốc cao mù mịt nơi mục tiêu. Đương nhiên là chấp nhận sự phản ứng điên cuồng, Mỹ sử dụng tất cả các loại binh chủng truy đuổi. Nhưng anh em đã dũng cảm đẩy xuồng vượt qua, vẫn còn khẩu pháo 75 nguyên vẹn, đưa về tận Bà Bông, Vũng Gấm an toàn. Thật là một trận đánh kiên gan, sáng tạo. Rất đỗi anh hùng.
Nhưng còn lần này cũng lặp lại kiểu ấy, mà là loại pháo mới, uy lực sát thương mãnh liệt hơn, kẻ thù sẽ phải sửng sốt, kinh hoàng. Nhân dân nội đô vui sướng biết chừng nào khi tận mắt nhìn thấy Mỹ-nguỵ bị trừng trị ngay tại nơi mà chúng cho là an toàn nhất. Liệu trận này có thể làm được theo kế hoạch hay không? Lê Bảy miên man suy nghĩ, rất tin ở cán bộ chiến sỹ của mình, gian khổ ác liệt họ không nản, đã từng chịu cảnh hàng tháng trời thiếu cơm, nhịn nước, lấy bụi cây làm nhà, ngủ trong bùn nước. Oái ăm thay rừng Sác chẳng thuận lợi cho "con nhà pháo" chút nào, toàn là sình lầy sông rạch. Qua nghiên cứu trinh sát, chỉ có một trận địa  duy nhất ở bờ đập Phước Lương, tiến lên nữa thì vướng sông Nhà Bè, lùi lại thì tầm bắn không tới. Xung quanh toàn sình lầy,lưa thưa lá dừa nước mà pháo địch đã cày xơ xác. Một đồn bảo an đóng cách vài trăm mét, dân vệ dày đặc trong ấp, chỉ cần một tiếng ho, hay một va chạm mạnh...tai hoạ sẽ ập đến ngay, nguy hiểm biết chừng nào. Công việc đo đạc trinh sát cũng không dễ dàng, phải nhờ tấm lòng của bà con nơi ấp chiến lược Phước Khánh, Phú Hữu, lợi dụng thế hợp pháp dẫn đường đưa đón, bỏ tiền ra mua rượu cho tụi lính chốt tập trung nhậu nhẹt, tạo kẽ hở cho chiến sỹ đột nhập qua vòng vây.
Lê Bảy vừa căng mắt ra quan sát vừa suy nghĩ nhiều điều, trán anh nhiều lúc vã mồ hôi giữa đêm lạnh, trời khuya. Một chiến sỹ bảo vệ ghé sát vào tai: " Sao thủ trưởng không chợp mắt đi một chút". Anh em có biết đâu, trong lòng người chỉ huy chỉ lo làm sao đừng mất 50 quả đạn pháo vô cùng qúi giá đã trên vai  người dân công vượt hàng ngàn cây số mới đến tận vùng ven này. Và làm sao đánh được mà sinh mạng anh em bảo đảm an toàn vế đến căn cứ.Có lúc nóng ruột thấy dòng nước ngược, anh cầm dầm bơi phụ với lính.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 01:46:52 pm »

Bốn đêm liền thức trắng, người, pháo đạn len lỏi qua tất cả các tuyến bố phòng dày đặc, ban ngày chui vào gốc ráng, ô rô tránh né trực thăng, đầm già liên tục soi mói, rà sát. Đêm nay đúng theo ngày N qui định, cả đội hình đến gò Ô Môi xã Phú Hữu, theo hiệp đồng giờ G là 24 giờ nổ súng. Đã 22 giờ mà nước vẫn ròng, cạn sát, đội hình bí mật lọt đúng vào giữa hệ thống đồn bót Phước Khánh, Giồng Ông Đông, Cát Lái, Nhà Bè... chỉ cần một sơ xuất nhỏ gây tiếng khua động mạnh thì lập tức hàng trăm quả pháo cối rót xuống ngay. Đáy xùông cạn sát lòng rạch, không ai bảo ai, từ chỉ huy đến pháo thủ, đặc công đều xuống sình đẩy những ghe đạn.
23giờ 50 phút, trên hướng thứ yếu, tham mưu trưởng Thanh Tao ngồi giữa 2 khẩu ĐKZ, sau lưng ấp chiến lược Phước Khánh. Anh đang suy nghĩ tính sao cho bắn xạ tốc thật chậm đều, hết cơ số đạn để kiềm chế pháo địch trong vòng 60 phút cho trận địa ĐKB hướng chủ yếu trút hết hai tấn rưỡi đạn vào sào huyệt kẻ thù và rút lui an toàn. Bỗng nhiên một chớp lửa xanh loé lên và tiếp sau những tiếng nổ rền hướng Cát Lái, trinh sát liền báo cáo là trận địa chính đã nổ.Thanh Tao vỗ vai khẩu đội trưởng Đức Đa, một mệnh lệnh rít qua kẽ răng:" Bắn". Tiếp theo là những tiếng oành...đùng, oành đùng liên hồi, lửa chớp nháng lên. Đám cháy bùng nổ trong căn cứ hải quân Nhà Bè. Các pháo thủ Soạn, Nết, Năm, Chiến... bình tĩnh nạp từng phát đạn theo chỉ lịnh. Sau hàng chục phút câm lặng, im ắng, bọn địch hoàn hồn và bắt đầu xối xả nhả đạn lung tung vào các tọa độ nghi ngờ, nhích dần về phía trận địa ĐKB. Máy bay trực thăng, OV10, IL19 cũng nhào lên trút đạn xuống mặt đất. Các cỡ pháo sáng bắt đầu nổ lụp bụp trên không, sáng rực bầu trời. Hoàn thành nhiệm vụ xạ kích trong vòng một tiếng theo hợp đồng, anh Bảy ra lịnh cho pháo thủ băng qua lửa đạn rút lui.
Thực ra tiếng nổ lúc 24 giờ là của trung đoàn đặc công 113 đánh vào kho đạn Long Bình nổ tung, chớp lửa chứ chưa phải của trận địa chính, mà sự thực anh em Đoàn 10 cũng chưa bao giờ được nghe, thấy " pháo phản lực" bắn nên có sự nhầm lẫn đáng tiếc này. Hướng chủ yếu của Lê Bảy đã gian khổ, giờ lại chịu thêm ác liệt, người và đạn đang ì ạch giữa dòng, những ghe đạn nguỵ trang kỹ trông như những mô đất di động. Nước ròng sát kiệt, người kéo, người đẩy trông như những cọc bùn biết đi. Nhoài dần, nhích dần từng thước một tiến đến trận địa, mặc cho pháo đạn, máy bay chiu chíu qua đầu. Hàng chục tiếng đồng hồ dầm mình trong bùn nước, cái lạnh tưởng chừng như cắt da, rứt thịt, cái đói cào xé ruột gan, khái khô cả cổ họng... Những hơi thở nồng ấm thỉnh thoảng lại thì thào bên tai nhau:" ráng lên. Ráng lên...sắp tới đích rồi". Chiếc đồng hồ dạ quang trên tay Lê Bảy đã chỉ vào con số 2, anh rất lo lắng, như vậy đã muộn với giờ G hai tiếng.
Nước sông đang lên dần và đoàn ghe cũng vừa cặp bến. Quên cả mệt nhọc mọi người lao ngay vào công việc của mình: vác đạn lên bờ, chuẩn bị thước tầm, độ hướng... những hàm răng đánh vào nhau cầm cập, quần áo ướt sũng, bùn đất nhầy nhụa khắp người, công việc vẫn cứ thoăn thoắt.
Trần Phùng, Lê Đào cán bộ tiểu đoàn bám sát các chiến sỹ đo đạc, dựng pháo, dựng chống và kiểm tra tầm hướng. Những quả đạn ghếch đầu lên chạc ứng dụng với cự ly 10 cây số đúng vào tim Dinh Độc Lập. Mãi đến gần sáng trận địa vẫn chưa triển khai xong, một nửa số đạn vẫn còn nằm dưới ghe chưa chuyển lên kịp, chưa lắp kíp đầu nổ...
Một cuộc hội ý chớp nhoáng với các cán bộ chỉ huy được gấp rút triệu tập. Đại đội trưởng Trần Sung nói:" Tôi đề nghị cho ém toàn bộ đạn súngvà người tối mai đánh, vì bây giờ trời sắp sáng nổ súng không tài nào thoát khỏi vòng vây của địch". Chính trị viên Lê Chính:" Tôi đề nghị phải nổ súng đêm nay vì là mệnh lệnh hợp đồng phải thực hiện dù có phải hi sinh". Lê Bảy điềm tĩnh dằn mạnh từng lời nói: " Tham khảo ý kiến các đồng chí, bằng mọi giá phải hoàn thành nhiệm vụ bắn hết số đạn vào mục tiêu theo mệnh lệnh cấp trên, theo kế hoạch hợp đồng. Nếu ém lại ngày mai, có thể mất súng đạn là điều không thể chấp nhận. Đánh xong, tôi cùng tất cả anh em sẽ ém tại các mép lá, sẵn sàng chống càn bảo vệ mình đến tối, chấp nhận có thể bị thương vong, sẽ rút lui điều động nhau ra khỏi vòng vây sau. Đồng chí Thắng đại đội phó trinh sát đâu, đi nghiên cứu vị trí bố trí ém quân, đánh trả ngày mai". Sau giây phút suy nghĩ, yên lặng mọi người đều đưa nắm tay lên biểu thị sự đồng tình với người chỉ huy của mình. Lê Bảy vui vẻ mỉm cười sau một quyết định dứt khoát trước quyết tâm của cấp dưới, ra lịnh:
- Mọi công tác chuẩn bị phải thật khẩn trương, đúng 5 giờ sáng nổ súng
Công việc lại được chuẩn bị hết sức khẩn trương, không còn biết ai là pháo thủ, ai là chỉ huy, tất cả đều vác đạn, tất cả đều biết lắp đầu nổ, đều biết dựng pháo...Từng bó cây đước non làm chạc dựng thay cho nòng pháo đã chuẩn bị từ ở nhà, đạn được vác lên bờ rải theo vị trí qui định. Có đồng chí vác một lúc hai quả chạy ọp ẹp trên bùn. Thỉnh thoảng lại phải lăn ra né tránh sau một loạt đạn pháo địch nháng lửa xé đất xung quanh. Những tiếng thở è è ráng nâng từng trái đạn 50 ký lô lên khỏi bùn nước theo đôi chân run lẩy bẩy vì nặng nhọc vào các mô đất...
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2008, 08:32:46 am »

5 giờ kém 15 sáng, Lê Bảy đi kiểm tra lại một lượt trận địa 1, 30 quả đã lên giá hoàn chỉnh, 2 nòng pháo dài đã nghếch lên thẳng hướng, còn lại 2 quả chưa lắp đầu nổ do bùn đất,sét rỉ nhiều. Trận địa 2 cách đó vài trăm thước chưa chỉnh xong hướng tầm. Anh quyết định đưa 2 quả đạn xuống ghe và ra lịnh: " Trận địa 1 bắn". Lập tức những vệt lửa nháng lên sáng rực một góc trời, tiếp theo là những tiếng rít xé không khí lao về hướng mục tiêu . Nội đô Sài Gòn hực lên màu vàng, hồng kèm theo những tiếng nổ ầm vang. Xong xuôi, trận địa 1 được lịnh rút lui, anh em nhanh như sóc thu dọn trận địa và xuống ghe rạp mình đạp nước vun vút xuôi dòng nhờ mức nước thuỷ triều đã lên cao. Một trời pháo sáng của địch vàng vọt toả lên chơi vơi, soi rõ từng hàm răng cắn chặt vào môi, những cánh tay sải ra khua mạn thuyền thoăn thoắt đẹp như cuộc đua ghe ngo khi gần đến đích. Đồng bào các ấp chiến lược đều được đánh thức, họ reo hò, hoan hô, các chú bé chạy tung tăng, nhẩy cẩng lên hét to: " Ráng lên các chú ơi, nó không đuổi theo kịp đâu". Một chiến sỹ bỏ dầm bơi, đứng thẳng trên ghe, chiếc mũ tai bèo lật nghiêng rớt xuống nước, anh loạng choạng bụm tay vào miệng làm loa: "Cô bác xuống hầm ẩn nấp ngay đi, địch sắp phản kích đó...".
5 giờ kém 7 phút, một loạt đạn khác gần 20 quả của trận địa 2 lại như những con rồng lửa phóng lên, tiếp nối những vầng mây hồng nhạt rực lửa phía Sài Gòn. Sau mấy phút bất ngờ  choáng váng, quân địch đã xác định được hướng pháo kích, các loại phi cơ, các loại tàu chiến lại sôi nước, ầm trời phản kích. Có cả hàng bầy trực thăng hạ cánh đổ quân vì trời đã sáng tỏ. Trong lúc đoàn ghe đang lao vun vút về hướng Ông Kèo. Trận địa 2 chỉ chậm sau có 8 phút, không tài nào vượt qua được lưới bủa vây của bộ binh địch án ngữ và được sự yểm trợ tối đa của các loại hoả lực từ các cụm pháo. Chính trị viên tiểu đoàn Lê Đào ra lịnh nhận chìm ghe, giấu dụng cụ, toàn bộ lực lượng ém sâu vào những đám lá dừa nước mọc cao cặp theo mép rạch trong vòng vây của giặc, sẵn sàng chiến đấu khi có lịnh. Lính Mỹ đổ quân rải ngang, cắt từ Phước Khánh qua Quới Thạnh, lộ 19. Từng đoàn tàu hải quân tới tấp truy tìm, điên cuồng bắn loạn xạ.
Gần 6 giờ, lại 2 quả đạn bất thần xé trời lao vào mục tiêu, hai cụm khói màu da cam cuộn lên lơ lửng ngay nơi trận địa 1. Địch lập tức điều động lực lượng quay ngược trở lại, các toán lính Mỹ, nguỵ đổ bộ lên bờ la hét loạn xạ: "Vi xi, Vi xi, Việt cộng,xung phong...". Hàng trăm tên đổ bộ lên lùng sục,soi bới khắp nơi, nhưng chẳng tìm được gì ngoài những vết đạn cháy xém của hoả tiễn vừa phóng đi. Bọn sỹ quan lại tức tối thúc giục lính lùng sục, chúng cho rằng Việt Cộng dù có cánh cũng không tài nào thoát khỏi nơi đây khi cụm khói vẫn còn lơ lửng. Nhưng quân thù có biết đâu rằng chiến sỹ pháo đặc công Đoàn 10 đã có sáng kiến dùng đồng hồ hẹn giờ để chập mạch pin điện lắp vào 2 quả đạn, khi ta rút lui sau 1 tiếng, đúng giờ theo ý định, đạn tự động vút lên, lao vào mục tiêu làm địch bất ngờ, tức tối, bị động không làm sao đối phó được.
Khi nghe hai quả đạn nổ bay đi, Lê Bảy nhìn đồng hồ mỉm cười đắc chí " Thật khớp, bây giờ thì cho chúng mày cấu xé nhau". Anh cho dừng đội hình lại trên bờ sông Ông Kèo, gọi xã đội trưởng Ngọc đến giao nhiệm vụ:
- Đông chí cải trang luồn lại Phú Hữu, tổ chức trinh sát công khai liên lạc với anh em trận địa 2 đang kẹt trong vòng vây, vận động bà con tiếp tế cơm nước và dùi đường trở về đây.
Ngọc nói "rõ" một tiếng dứt khoát, không yêu cầu gì thêm, băng mình vào cánh rừng cỏ chằng chịt những gai góc của mảnh đất hoang.
Một ngày, hai ngày, rồi ngày thứ ba, vào lúc 2 giờ sáng Lê Bảy cùng vài đồng chí đang thao thức trên chiếc võng ni lông, từng đốm thuốc lá cháy đỏ trên môi. Hai ngày qua, chỉ có tiếng phi cơ và trực thăng, không nghe tiếng súng AK  nào nổ, các anh đã có phần nào vững dạ hơn. Và Lê Bảy cũng đã tổ chức thêm đội trinh sát quay lại Gò Me, Gò Bình Bác tìm đón anh em. Lúc này tại trạm phẫu thuật tiền phương bố trí ở tắc Xay Lúa do nữ quân y sĩ Tư Mến phụ trách với y sỹ Đào đang giải quyết một ca trọng thương. Đồng chí và anh em đang hồi hộp chờ đợi. Bỗng nhiên có tiếng chân lội ráng ào ào từ xa vang lại, mọi người nhảy xuống võng ở tư thế chiến đấu sẵn sàng. Út Xuân, Trọng Văn là chiến sỹ bảo vệ nhanh nhẹn xốc AK lao ra lùm cây sát bờ sống cảnh giới. Ba tiếng vỗ tay khe khẽ lặn vào đêm. Hai tiếng vỗ tay đáp lại, tiếp theo là bìm bịp kêu hai tiếng một. Lát sau 4 du kích cười nói rì rầm trogn đêm tối do Ngọc dẫn đầu, trong đó có cô Bảy Loan, một nữ du kích gan dạ dũng cảm của xã Phú Hữu. Họ ùa đến ôm chầm lấy Lê Bảy trong những bộ quần áo còn ướt sũng. Mừng vui trào ra nước mắt: Báo cáo anh, toàn bộ đội hình trận địa 2 vượt vòng vây an toàn cả nòng pháo ĐKB, không mất mát một thứ. Như sực nhớ điều gì, Ngọc cởi khăn rằn  quấn ngang đầu đưa cho Lê Bảy tờ giấy nhàu nát mà giao liên công khai của anh Mười Tâm cụm trưởng quân báo nội thành gởi ra. Anh bấm đèn pin lướt nhanh qua một lượt rồi đọc to cho mọi người cùng nghe " pháo ta bắn rất chính xác, một số quả trúng nóc Dinh Độc Lập, toà đại sứ Mỹ. Nhiều tên giặc Mỹ bị chết, bị thương, có hai tên là khách của Thiệu. Địch rất hoang mang, lo sợ. Hàng ngàn tên Mỹ bung ra càn xuống hướng các anh. Nhân dân phấn khởi bàn tán xôn xao. Mọi chi tiết tôi sẽ  thông báo sau...".
Tiếng sột soạt của võng ny lông rộ lên, không ai bảo ai, mọi người dậy gấp võng chuẩn bị tư trang trong tiếng cười, tiếng xôn xao bàn tán. Một chiến sỹ reo lên: " À, thủ trưởng ơi, tôi còn một túm gạo rang, mình sẽ làm một bình trà đặc biệt để liên hoan mừng chiến thắng cho ấm bụng rồi tiếp tục hành quân". Lê Bảy gật gù: " Ừ, được đấy". Anh ngắm những gương mặt, nụ cười đang rạo rực vây quanh bếp lửa bập bùng, lòng tràn niềm vui với chiến sỹ.
3 giờ sáng, đoàn ghe xuôi về tuyến 2, từng luồng gió biển mặn mà của dòng sông Đồng Kho, Thị Vải... vuốt nhẹ lên gương mặt các chiến sỹ Đoàn 10 vừa thắng trận. Họ im lặng lướt nhìn tạm biệt những lùm cây đen sẫm hai bên bờ, lòng lâng lâng kiêu hãnh và suy nghĩ miên man về những chớp lửa vút lên, phóng thằng vào sào huyệt đầu não của kẻ thù...
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 03:18:34 pm »

BỐC CHÁY KHO XĂNG NHÀ BÈ
Lúc hội nghị ba bên đang gặp nhau ở trại Da-vid trong sân bay Tân Sơn Nhất giữa ba phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và Việt Nam Cộng Hoà trong xu thế đế quốc Hoa Kỳ đang tìm con đường xuống thang chiến tranh trong danh dự, thì Nguyễn Văn Thiệu tổng thống cái gọi là Việt Nam Cộng Hoà lại hết sức ngoan cố, không thi hành hiệp định, liên tiếp tổ chức hành quân lấn chiếm vùng giải phóng gây thêm tội ác. Do vậy trung đoàn đặc công rừng Sác nhận được chỉ thị của cấp trên phải cho bốc lửa kho xăng Nhà Bè để làm hạ bớt nhiệt độ " cái đầu nóng" của tên Thiệu xuống.
Ban chỉ huy rất phấn khởi họp bàn gồm có Chỉ huy trưởng Lê Bảy, các chỉ huy phó Sáu Tao, Năm Hải, Chính uỷ Trần Thành Lập, phó chính uỷ Trần Nhâm với quyết tâm tập trung chỉ đạo một trận đánh hết sức quan trọng trong khi đang có hiệp định. Cái khó là làm sao đánh địch thật đau, chiến thắng nhưng không để lại dấu vết, bằng chứng để địch kiếm chuyện tố cáo ta vi phạm.
Với mục tiêu kho xăng Nhà Bè, thì trung đoàn đã thường xuyên tổ chức đeo bám điều nghiên nắm được khá chắc từ một năm nay. Cảng và kho xăng chỉ cách Sài Gòn có 8 cây số về hướng đông nam. Từ một thương cảng, Mỹ biến thành quân cảng lớn tiếp nhận nhiên liệu xăng dầu phục vụ cho chiến tranh xâm lược với một hệ thống bố trí hoàn chỉnh của 3 hãng Caltex, Shell, Esso, mà Shell là kho lớn nhất, rộng 14 ha, có 72 bồn chứa hàng trăm triệu lít xăng dầu, cung ứng cho 60% nhu cầu xăng quân sự cho miền Nam. Được bố phòng cẩn mật, chặt chẽ giống như các cụm kho tàng khác của Mỹ, có khác là thêm hàng rào sắt, hàng rào chẻ ba bùng nhùng cao 3,5mét khó cắt và vượt. Cũng chó, ngỗng, mìn trái, ánh sáng, đèn pha, tháp canh, còn tường cao 2 mét 5, có đường cho các loại xe hon đa, ô tô, xe đạp chạy quanh tuần tra thuận lợi. Đăc biệt là lực lượng liên phòng hỗn hợp bảo vệ từ trên không, dưới nước, đất liền dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Đắc Di quận trưởng, kiêm chi khu trưởng, có thiếu tá Quách Vĩnh Chung ác ôn khét tiếng, từng nhận 3 huân chương " anh dũng bội tinh" chỉ huy tiểu đoàn địa phương quân 835. Dưới nước có giang thuyền số 30 với 11 tàu tuần tiễu, còn được lực lượng bảo vệ Bộ Tổng tham mưu và không quân Quân đoàn 3 sẵn sàng ứng cứu chi viện. Bên cạnh còn cảng hải quân, là căn cứ Đặc khu rừng Sác có hai liên đội bảo an gồm 10 đại đội chốt giữ do tên đại tá Hà Hữu Nhân chỉ huy, lại còn hai phi đội HU1A, 1 máy bay chỉ huy, đơn vị pháo 4 khẩu 105, 2 khẩu 155, giang thuyền 16 chiếc...
Cách tổ chức ra vào của công nhân hết sức gắt gao, mỗi người có thẻ nhận dạng do Shell cấp, sau khi cảnh sát quốc gia thẩm tra lý lịch kỹ càng, vào 100 mét phải có giấy phép đặc biệt của cảnh sát yếu khu. Tại khu bơm xăng, 7 công nhân dưới sự giám sát cảu 13 tên an ninh đều là thân cận của tên Võ Hoài Nam, giám đốc...
Trung đoàn liền điều động đại đội 5 đặc công thuỷ bộ về giao nhiệm vụ tổ chức một đại đội quyết tử gồm 8 đồng chí được chọn lọc: đại đội phó Hà Quang Vóc, trung đội trưởng Nguyễn Hồng Thế, trung đội phó Nguyễn Công Bao, cán bộ tiểu đội Nguyễn Văn Rực, Trần Ngọc Sỹ, Hoàng Hữu Hinh, Đỗ Hải Quân, Phạm Văn Tiềm. Tất cả do đại đội trưởng Cao Hồng Ngọt phụ trách, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Bảy. Họ liên tục tổ chức nhiều đợt bám sát điều nghiên, mỗi tổ 2 hoặc 3 người vượt sông Nhà Bè rộng 1300 mét. Không thể trở về căn cứ kịp trong đêm nên phải ém lại tại các đám lá dừa nước đã bị chặt phát quang nhiều lần chỉ còn lại gốc. Mọi hầm sát rào, có khi ngay giữa rào, phải dùng bọc ny lon dán kín chui vào chị đựng cả ngày với túi gạo rang, bình toong nước để rồi đến đêm lại mò mẫm trinh sát tiếp. Một sơ hở nhỏ là không có lối thoát, chỉ duy nhất chiến đấu đến viên K54 cuối cùng. Nhưng sức con người có thể chịu nổi đến 3 đêm ngày là cùng, phải vượt sông trở về bàn giao lại cho tổ khác. Qua 14 chuyến vô cùng gian khổ, đã có nhiều lần thoát chết vì đụng địch lấn càn phát trống địa hình, anh em đã tiến hành trinh sát khắp vòng 3 mặt và 1 mặt cảng, nắm chắc địa hình bên ngoài, nhưng vẫn còn khó khăn là mặt rào bùng nhùng bên trong cao 3,5 mét chưa vượt qua được.
Về sau, trong một cuộc họp hiến kế, cả tổ nhận định rằng ở góc phải sát mép nước có bót canh, thực ra là toàn lính kiểng con ông cháu cha, vì sợ đẩy ra vùng 1 chiến thuật ác liệt nên chui vào đây, lại là dân chuyên ăn chơi, gặp trăng thanh gió mát chỉ ngủ gà ngủ gật, cứ đột thẳng nơi đó, vượt qua rồi từ bên trong cắt rào ngược ra đưa đội hình vào.
Một mặt, đơn vị liên lạc được với công nhân nội tuyến chuyển ra một sơ đồ bố trí trong kho đầy đủ làm cơ sở nghiên cứu đắp một sa bàn kho Shell gần đúng như thật, để huấn luyện anh em và thông qua phướng án tác chiến ngay trên bờ sông Ông Kèo.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:14:33 pm »

Vấn đề phải giải quyết là khí tài, đánh một bồn xăng cao 20 mét, đường kính là 15 mét thì bao nhiêu ký thuốc nổ mới thủng,đơn vị chưa có kinh nghiệm. Nếu thuốc nổ nhiều sẽ ảnh hưởng đến đội hình chiến thuật. Không thể đưa vào hàng trăm đặc công,đánh trận nội đô như thế. Lê Bảy bàn với Tư Tiên trưởng xưởng làm thử loại mìn lõm chỉ nặng 1 ký lô đưa áp vào vỏ quả bom đìa lép đã cưa, lấy thuốc đánh thử, rất phấn khởi về sức xuyên phá cả hai lớp vỏ. Nhanh chóng sản xuất ngay 50 quả cho nhiêm vụ.
Phát huy dân chủ bàn về kỹ thuật chiến thuật đặt trái, bấm kíp, thông thường là đánh theo lối cuốn chiếu, nhưng anh em nói ở đây cho chắc ăn, và không cho địch có thể dập tắt, thì mỗi người 6 quả cùng vào, phân công vị trí xong, bấm kíp đồng loạt cho nổ, kiểu này có nguy hiểm nhưng địch không tài nào cấp cứu nổi khi xăng đã bốc cháy cùng lúc.
Mấy tháng trời tập trung chuẩn bị các mặt, điều nghiên, khí tài, tư tưởng với 11 phương án dự kiến, chỉ có tiến công bằng mọi giá, không có rút lui, đến bây giờ đã đến độ chu đáo, chín muồi. Ban chỉ huy Đoàn 10 báo cáo quyết tâm lên trên đề nghị cho đêm 2 rạng 3/12 năm 1973 "bốc lửa".
Đơn vị nhận được điện số 205/ZN ngày 27/11/1973 của R do anh Tư Nguyễn ký, và số 270/ZN ngày 29/11 do anh Ba Kính- Phó tư lệnh Đoàn 27( sư đoàn 27 đặc công) phê duyệt phương án tác chiến của đoàn.
Sau lễ tuyên thệ tổ chức đơn giản, trang nghiêm trong căn chòi lá của đại đội 5 nằm ngay Rạch Lá, cách ấp chiến lược Qưới Thạnh không xa, có chân dung Bác Hồ, cờ Tổ quốc ngay giữa nổi bật trên nền vải đỏ hàng chữ vàng: " Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", " Ra quân mang chiến thắng trở về", mũi trưởng Hà Quang Vóc hạ quyết tâm: " chưa đốt cháy kho Shell chưa trở về". Sau khi phát biểu căn dặn, động viên lần cuối, Lê Bảy ôm hôn 8 dũng sỹ, chụp chung nhau tấm ảnh kỷ niêm quý giá trước giờ xuất kích, cùng Cao Hồng Ngọt tiễn đưa anh em đến sát mép nước.
Đơn vị lại nhận được điện kiểm tra lần chót của anh Tư Chi ( tướng Trần Văn Trà) nội dung vắn tắt: " các anh đã rờ được bồn xăng chưa, có chắc thắng không, ai chỉ huy trận đánh?", Đoàn nhanh chóng báo cáo lại: " Đội hình 8 đồng chí đã chuẩn bị chu đáo, hạ quyết tâm bốc lửa. Người chỉ huy, trung đoàn trưởng Lê Bảy.
Vào một đêm tối trời lạnh, dòng thuỷ triều từ cửa biển Vũng Tàu theo con sông Lòng Tàu chảy xiết vào Nhà Bè. Bập bồng trên mặt nước, đội hình 8 dũng sỹ như những thiên thần ẩn hiện, gắn bó với nhau bằng sợi dây liên kết, thả trôi từ từ trong đêm tối hướng về kho Shell, với kỹ thuật điêu luyện họ dễ dàng lọt qua tất cả các loại tàu tuần tiễu, qua mặt cảng hải quân như người quen đi chợ.
Đến 21giờ 30 phút tất cả đã leo lên bờ sát mép hàng rào ngoài kho xăng, âm thầm tỉnh táo cùng nhai ngấu nghiến nắm cơm vắt cho chắc bụng trước khi bước vào trận. Nắm chặt tay họ nhìn nhau qua ánh mắt và thủ thỉ câu dặn dò cuối cùng: " Đồng chí nào về được, nhắn lời thăm anh em ở nhà và bà con rừng Sác". Nguyễn Hồng Thế lên đầu vị trí mũi nhọn, đến Vóc, Sỹ, Quân, Rực, Hinh, Tiềm, Bao mũi phó đi sau cùng. Mất 30 phút trước rào chống B40, Thế vừa đưa kéo cắt đến mắt thứ 6, thì có tín hiệu báo động của Vóc, phải lùi lại. Ba tên lính đang đi tuần tra tự nhiên dừng:
- Xẹt, xẹt, xẹt... ba quả pháo sáng vụt ra khỏi ống phóng trên tay, bung dù sáng rực cả một vùng. Tiếng hô to: Việt cộng, dừng lại.
Tất cả im lặng, nhưng đã sẵn sàng phương án thứ 6: bộc phá quét rào, xung phong đồng loạt, đánh bằng kíp nụ xoè theo kiểu " gió lốc". Nhưng vài phút sau chúng nó lại lững thững bước đi. Thì ra đây là thủ đoạn, hù hoạ của bọn lính đi tuần.
Tranh thủ thời cơ, Thế nhanh tay cắt tiếp, 5 phút sau rào B40 đã bị thủng. Toàn đội hình vuợt khỏi rào, đến khoảng trống 200 mét, thì toán lính đi xe đạp đến cách 10 mét. Tất cả nằm xuống yên lặng, chúng vừa khuất lưng đi qua lại lao lên. Thế, Vóc, Quân vừa vượt rào thứ 5 thì một vệt sáng đèn pha quét ngang, tốp lính tuần tra có hai honđa đến ngang chỗ Thế nằm, bỗng thắng két lại một chiếc, Quân sẵn sàng bộc phá ống, nhưng không thấy gì, chúng lại đi tiếp. Thế lại đặc kềm lên mặt rào cuối cùng cắt ráo riết.
0 giờ. Tất cả đã nhảy khỏi mặt tường xuống giáp mép bồn xăng. Tám dũng sỹ nhìn nhau không nói nên lời, mà chỉ đọc rõ niềm vui sướng qua từng ánh mắt long lanh. Lần chót, Vóc nhắc nhở lại nhiệm vụ như thì thầm, cho từng số, mục tiêu khu butagaz giao cho Thế, xong tổ 1 lao vào, Vóc chỉ rõ cho Hinh 6 bồn, Quân 7 bồn, Rực 6 bồn. Riêng tổ 2 gặp địa hình phức tạp, nhưng nhờ rất thuộc ở sa bàn nên cũng cùng đặt trái, điểm hoả đúng theo kế hoạch dã hợp đồng.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:03:13 pm »

0 giờ 20 phút. Bảy dũng sĩ đã áp trái đúng ngay điểm đặt với yêu cầu phải sát " co" ống dầu mép chân bồn, lần lượt ra khỏi rào 3,5mét. Riêng Quân phải né tránh tốp lính gác, nên chậm lại một lúc không kịp ra cửa đúng hẹn.
0 giờ 35 phút kho Shell bùng nổ. Còi báo động rú lên inh ỏi, liên hồi. Trung liên, M79 bắn xối xả vào khu cửa mở. Tàu, xuồng chiến chạy hỗn loạn trên sông. Trên bầu trời không còn yên tĩnh bởi trực thăng, đầm già, phản lực gầm rú ầm ĩ nhả xuống từng cột lửa đỏ nối đuôi nhau. Có nghe thấy tiếng thét nơi giữa sông: " bắt lấy nó, bắt lấy nó". Trong lúc Bao và Tiềm vượt sông đầu tiên lọt vào vòng vây của tốp tàu địch. Tốp thứ hai Sỹ, Hinh, Rực ra đên một phần ba sông bị địch phát hiện bắn súng, ném lựu đạn hàng loạt, anh em nhanh trí tháo dây liên kết, mỗi người thoát ra mỗi ngả. Lúc này Quân vẫn còn trong vòng nhốn nháo, nhanh chân vọt ra dưới ánh sáng như ban ngày, ra đến sông đụng một ghe máy, chúng bắn anh bị thương nhẹ nơi chân, lập tức một quả lựu đạn ném trả nổ tung. Quân chạy thoát. Vóc và Thế đón đồng đội ở cửa mở ra sau cùng., đến bờ sông quan sát thấy địch phong toả tứ bề không sao xuống nước được. Với kinh nghiệm dày dặn, hai anh lùi lại tìm chỗ ém an toàn ngay sát chân rào suốt ngày hôm sau mới tìm cách vượt sông thoát về căn cứ.
Trong kho xăng lúc này gần 50 tiếng nổ lục bục liên hồi, bốc lên từng cột khói, tiếp theo những vừng hồng nổi lên như cơn bão lửa càng lúc càng thêm dữ dội sáng rực cả bầu trời. Quan sát theo dõi từ xa cách 20 cây số vẫn thấy lửa khói rực trời. Suốt những ngày hôm sau, khói đen phủ kín cả bầu trời Sài Gòn- Gia Định. Đám cháy kéo dài 12 ngày đêm mù mịt. Địch tập trung tất cả các phương tiện chữa cháy hiện đại của Tổng trấn Sài Gòn, hải quân, lục quân, kể cả máy bay rải phủ chất hóa học cũng không dập tắt nổi. Cuối cùng, phải bằng cách xả ống các bồn dầu gần kề để chống lây lan của kho Caltex làm cho dầu chảy tràn xuống sông Sài Gòn, trôi qua Soài Rạp, chảy tới Vàm Láng, Gò Công hàng trăm ngàn tấn ra biển cả. Người nông dân ven triền sông phấn khởi chạy ra khua vết dầu loang bao vào chân gốc lúc của ruộng cấy đang xanh.
Địch phải thú nhận qua các đài UPI,Manila, AFP và báo chí công khai vì không che giấu được sự thật là kho xăng Shell hoàn toàn bị thiêu huỷ, cháy 35 triệu ga lông, khoảng 250 triệu lít, 12 bồn butagaz, cơ sở trộn nhớt, khu nhà lính cháy trụi, và chiếc tàu Hà Lan trong tải 12 ngàn tấn bị cháy lây. Thiệt hại tương đương 20 triệu mỹ kim.
Đến hai ngày sau thì 6 dũng sỹ đã cắt rừng, lội sông về đến Sở chỉ huy an toàn. Duy có hai đồng chí Bao và Tiềm theo tin địch và bà con kể lại bị 7 chiếc tàu vây bắt, khi áp sát thì hai trái lựu đạn quyết tử nổ tung. Hàng chục tên giặc chết và cùng chìm luôn theo hai anh dưới lòng sông.
Báo chí Sài Gòn, như Đại Dân Tộc, Độc Lập, Đông Phương sôi nổi đưa tin, bình luận, nhất là nói về nạn thiếu hụt xăng dầu trầm trọng. Nguyễn Văn Thiệu pảhi ra lịnh ngưng cuộc hành quân lên Kiến Đức, huỷ bỏ kế hoạch đánh phá vùng giải phóng. Quân thù điên đầu không rõ Việt Cộng đánh cách nào, ở đâu... có tờ báo cho là bị Việt Cộng pháo kích. Mãi cho đến sau này khi vào tiếp quản cơ quan Bộ Quốc phòng Nguỵ phát hiện hồ sơ vụ án kho Shell chất đầy 4 tủ sắt, qua hàng trăm câu hỏi, với kết luận trong biên bản mang ký hiệu 0481/TTLQ/ĐT:" Đây là một trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công Việt Cộng thực hiện".
Trận đánh ngày 3 tháng 12 năm 1973 đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì. Tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho hai đồng chí: Hà Quang Vóc và Nguyễn Hồng Thế/. Tuyên dương hành động anh hùng hai đồng chí: Nguyễn Công Bao, Phạm Văn Tiềm và tặng thưởng huân chương chiến công hạng hai cho 4 đồng chi: Sỹ, Rực, Hinh, Quân. Đơn vị cũng nhận được bức thư từ trong nội đô:
" Kính gửi đơn vị Quân giải póng đốt kho xăng Nhà Bè,
 Anh em công nhân chúng tôi vô cùng phấn khởi được chứng kiến cảnh hỗn loạn của đô thành Sài Gòn ngày 3 tháng 12 năm 1973 khi các anh đốt cháy kho xăng.
Vô cùng khâm phục và ngưỡng mộ lòng dũng cảm, tài trí của anh em, bằng cách nào mà lọt được vào khu vực kho với sự phòng ngự tối tân của Mỹ, Anh ở một khu chứa nhiên liệu quốc phòng lớn ở miền Nam. Anh em công nhân Sài Gòn chúng tôi xin nguyện đoàn kết đấu tranh chống bất công của chánh quyền Thiệu, cùng Quân giải phóng, buộc chúng phải thi hành đúng hiệp định Paris.
Sau đây, chúng tôi có món quà 500 đồng gởi tặng các anh trong ngày vui chiến thắng.
Thay mặt anh em công nhân Sài Gòn.

TƯ CÔNG NHÂN

Kính nhờ tỉnh Biên Hoà chuyển giùm cho đơn vị nào đốt kho xăng Nhà Bè"
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2008, 12:12:37 pm »

PHÁT ĐẠN B40
Sau thất bại Mậu Thân 1968 đến thời kỳ 69-72 trong chủ trương xuống thang, nguỵ hóa cuộc chiến, quân Mỹ dồn về khu vực quốc lộ 15 khá đông đúc để chuẩn bị rút xuống tàu về nước. Khu lòng chảo Nhơn Trạch trở thành điểm nóng với rừng chồi thưa thớt, diện tích trên dưới 50 cây số vuông, nơi đã từng là căn cứ địa cách mạng che giấu các cơ quan lãnh đạo, lực lượng võ trang địa phương bám trụ làm bàn đạp đánh phá các chi khu Long Thành, Nhơn Trạch và tiến công vào nội đô Sài Gòn- Gia Định từ hướng đông nam. Đoàn 10 rừng Sác cũng triển khai lực lượng ở đây bám kho bom Thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà Bè, bến cảng Cát Lái.
Do vậy vùng này đã chịu đựng bom đạn ác liệt suốt ngày đêm. Các loại phi cơ, đại bác thi nhau nhả đạn mở đường cho xe tăng thiết giáp của Sư 1 Anh cả đỏ từ Long Thành qua Phước Thiền, Phước Lai thành đội hình hàng ngang càn sập cỏ cây. Lực lượng cách mạng phải xuống địa đạo hoặc lách ra xa, chui vào các ấp chiến lược, thật là khó trăm bề.
Trong một đêm tối trời của những ngày hanh hanh gió bắc, Lê Bảy đã điều động lực lượng, ém quân xuống mép rừng Sác dọc sông Ông Kèo để đối phó với đợt ủi phá rừng ngày mai mà anh em gọi là “ Úp lòng chảo” đã tiến sát đến sát mép giếng nước huyện uỷ. Vấn đề gay go nhất là còn trong tay 25 thương binh sau thời gian bám trụ chông càn chưa đưa về tuyến sau được, trong lúc rừng Sác mênh mông nước ngập không một chỗ nào gọi là an toàn. Nếu điều về rừng Giồng, phải vượt qua quốc lộ 15 dầy đặc quân thù. Còn đang chờ liên lạc với đại đội quân y chị Tư Mến dưới sông Thị Vải, tất cả khiêng vác, dắt díu nhau, mờ sáng mới đến đường ủi Bàu Lồng Sở Ông Cố. Trực thăng đầm già bắt đầu hoạt động, bộ binh địch cũng bắt đầu hành quân. An hem thương binh chỉ với 4 tay sung bảo vệ nằm gọn trong vòng vây giữa khu lòng chảo do chính uỷ Lê Bảy trực tiếp chỉ huy. Vừa may, đến được ba căn hầm của Đại đội 240  còn nguyên vẹn đang là vô chủ, mọi người cùng chia nhau xuống tạm trú ẩn nguỵ trang lại cẩn thận, ăn gạo rang, uống nước bình toong, sẵn sàng chịu đựng một ngày để tối lại mới tiếp tục hành quân.
Tất cả im lặng hồi hộp từng phút theo dõi mọi động tĩnh xung quanh. Bỗng có tiếng động…rắc…cây kho bị đạp gãy ở hai phía rồi im bặt. Đức Inh, chiến sỹ trinh sát bò vào báo cáo: “ Một đại đội biệt kích Mỹ nằm án ngữ vô tình sát sau lưng, cách miệng hầm 50 mét, chúng chưa phát hiện được ta”.
Lê Bảy cho triển khai mỗi miệng hầm một quả ĐH10, một quả mìn mo căng dây điện luồn vào trong, vỏn vẹn chỉ còn sáu quả mìn chờ quyết tử cộng với khẩu B40 và 3 khẩu AK.
Trực thăng quần đảo sát ngọn cây, quạt trống từng cụm cây bụi cỏ nhưng nhờ nguỵ trang tốt nên chưa bị lộ hầm. Một chiến sỹ đưa mũi sung AK rà theo thằng giặc lái mắt xanh trên đầu. Chỉ cần một phát đạn thôi là kết liễu đời thằng giặc Mỹ hung hăng. Lê Bảy lại phải truyền lịnh khẽ: “ Tuyệt đối không được nỏ súng khi chưa có lệnh”, đề phòng anh em tức quá đánh trả thì nguy hiểm, chỉ cần một tiếng động nhỏ lập tức bộ binh Mỹ tràn vào hầm ngay.
Chờ đợi và chờ đợi.
8 giờ 10 giờ, 12 giờ vẫn căng thẳng… đến 14 giờ tiếng xích xe tăng ủi rừng nghe rõ dần, rõ dần.. từ hướng Phước Thọ dội vào. Chúng tiến quân đúng hướng 3 hầm thương binh đang trú ẩn. Hai Quyết, đại đội trưởng kề sát tai Lê Bảy nói nhỏ : “ Chỉ còn 2 viên đạn B40, anh cho xuất kích đánh trước khi chúng tới để bảo vệ an hem”.
Trực thăng rà sát quạt mát cả tóc, một tình huống hết sức khó xử trí. Thực ra bắn 2 phát đạn cháy được 2 chiếc xe tăng trong hàng mấy chục chiếc đang ò ạt tiến công, không cứu vãn được tình thế rồi bộ binh tràn qua, cả đội hình bị tiêu diệt ngay.
Người chỉ huy kiên trì chờ đợi 15 giờ, tiếng xích sắt nghiến cây ngã ào ào. Rõ ràng chúng tới sát miệng hầm, đã thấy đất chuyển động theo tiếng động cơ của thiết giáp nặng nề. Lúc này nếu nổ hàng loạt đạng AK vào xe tăng thì không có ý nghĩa gì.
Không ai bảo ai tất cả dồn mắt ra phía miệng hầm chờ đợi. Số thương binh mệt dựa lưng vào thành đất nhắm mắt hồi hộp. Lê Bảy, Hai Quyết ngó đầu lên quan sát mồ hôi trán vã ra, cả thân người ướt đẫm không vì nóng bức mà vì thần kinh căng thằng tột độ.
Đến 16 giờ chiều, chỉ còn 10 thước nữa, đụng chiếc xe tăng đi đầu. Nhìn kim đồng hồ chỉ 16 giờ 15 phút, chỉ chờ có vậy vì kinh nghiệm cho hay rằng quy lụât họat động của sư đoàn Mỹ này cứ đến chiều phải co cụm lại theo điều lịnh chính quy. Không còn do dự dược nữa, Lê Bảy đưa tay vỗ vào vai Quyết. Hiểu ý, anh thúc cùi chõ vào Cường, với động tác của chiến sỹ đặc công, nhanh như chớp cặp nách khẩu B40 vọt ra khỏi hầm thì còn cách xe tăng chưa đầy 5 mét, nhờ còn rừng thưa che mắt địch nên tiếp cận sát mà chúng không hay. “ Đoàng” một tiếng nổ chat chúa chắc nịch vang lên, đich không còn phân biệt được, tưởng xe bị trúng mìn Vi-xi. Chiếc xe tăng đi đầu trúng đạn. Cường bò trở lại hầm, máu me đầy mặt. Thế là thành 26 thương binh.
Chúng gọi trực thăng quay trở lại rà sát, yểm trợ toán lính thợ sửa chữa chiến xích bị cháy đứt tung ra. Xong việc, chúng lịnh cho lùi xe về đội hình co cụm vì không dám ngủ ban đêm. Cả chiếc xe hỏng cũng được kéo theo, tiếng gầm rú xa dần, xa dần.
Trực thăng mỏi cánh bay về sân bay Biên Hoà. Các khẩu pháo nóng nòng mệt mỏi im tiếng. Đại đội biệt kích rút lui từ bao giờ. Đến lúc này an hem mới thở phào nhẹ nhõm. Mặt trời vừa khuất bóng, cho thương binh nhai tạm nắm gạo rang, hớp ngụm nước dự trữ cuối cùng, đội hình lại dìu dắt nhau xuống bến. Đã có chiếc thuyền đại đội quân y chờ đón, xuôi dòng về hướng sông Thị Vải. Gió lùa mát lạnh, rừng Sác mênh mông…
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2008, 12:13:17 pm »

CẢ NHÀ ĐI BỘ ĐỘI
Không chịu nổi ách kìm kẹp của Mỹ-nguỵ lại nghe tin rằng ở ngoài rừng đước có cách mạng về, ông Năm Hổ cùng 3 con trai, vào một đêm tối trời từ xã Cần Thạnh bỏ nhà, bỏ tất cả xé rào đẩy ghe bơi vào sông Tiều, Cá Nháp tìm đường cứu nước và tự cứu mình. Vậy là Đoàn 10 khi mới hình thành đến nay được bổ sung vào quân số 4 chiến sỹ tân binh người địa phương.
Suốt mấy năm liền với cây súng bá đỏ trên vai, tay chèo tay chống họ lặn lội khắp nơi sông rạch cùng anh em đánh tàu trên Lòng Tàu, chống địch lấn càn, đột phá chi khu Quảng Xuyên, đánh chìm tàu Mỹ ở Lôi Giang diệt hơn trăm tên…Họ luôn có mặt và lớn lên cùng với chiến công thành tích của trung đoàn.
Nhưng trong chiến trận có ai biết được đường bay của làn tên mũi đạn rủi may. Trong một trận đánh trên sông Lòng Tàu, tiểu đội trưởng Hùng trúng đạn hy sinh đúng vào cái tuổi gần 30, hài cốt được gói trong bọc ny lông đưa về bến bắc rừng. Ba Năm đến xem cũng chưa biết là con mình. Lần đầu tiên, ba Năm Hổ lau nước mắt tiễn con về nơi an nghỉ để tiếp tục lao vào trận chiến.
Và một năm sau, đại đội ĐKZ phục kích bắn chìm 3 tàu giặc trên sông Đồng Tranh. Khi vác nòng pháo lội sình rút lui, một viên đạn mồ côi, bay lạc trúng đầu trung đội phó Phước, anh ngục ngã dưới gốc chà là. An hem đưa về chôn cất ở gò cát Bà Bông. Lần này đơn vị chưa dám báo tin dữ đến cho ông Năm. Dần dần ba Năm cũng biết. Lòng quặn đau thương tiếc, nhưng trong suy tư cũng có niềm tự an ủi là do chiến trường quá ác liệt, căng thẳng, không riêng 2 đứa con của mình, mà có hàng trăm con em từ miền Bắc hậu phương lớn xa cha mẹ, vượt Trường Sơn chi viện vào, cũng đổ máu trên sông nước rừng Sác này. Tuy mất con nhưng đơn vị đánh được nhiều tàu, giết được nhiều giặc có làm dịu bớt đi phần nào nỗi đau riêng của tấm lòng người cha già.
Dự kiến trước tình hình, Lê Bảy bàn cũng ban chỉ huy rằng còn tiểu đội trưởng Hiệp con trai độc nhứt của ông Năm, phải giữ gìn cho giọt máu cuối cùng này, nên điều động anh về đơn vị trinh sát bảo vệ, hạn chế phân công Hiệp đi tác chiến nơi xa và điều ba Năm về văn phòng Ban chỉ huy để cha con gần gũi hơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM