Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:09:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời rừng Sác  (Đọc 75771 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:50:45 am »

SẤU DỮ RỪNG SÁC
Chiến khu Rừng Sác, một vùng đất ngập mặn, sông rạch chằng chịt. Thuỷ triều lên, chỉ nhìn thấy mênh mông sông nước hoà lẫn trong thảm đước xanh. Con sông Lòng Tàu uốn khúc nối liền Vũng Tàu đến thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây là căn cứ của trung đoàn 10 đặc công bám trụ suốt thời kỳ đánh Mỹ ở hướng đông nam Sài Gòn – Gia Định, đơn vị lập được nhiều chiến công về nhận chìm tàu giặc đủ loại. Cán bộ chiến sỹ đặc công thuỷ luôn phải lặn hụp ngày đêm trong sông nước. Muốn đánh được một trận tại bến cảng thì chân phải không đạp đất, bơi lội hàng mấy chục cây số, phải chịu đựng ác liệt với tất cả các loại máy bay tàu chiến kể cả B52 rải thảm và các cỡ pháo nòng ngắn nòng dài. Chưa đủ, đơn vịi còn phải lo đối phó với một loài cá dữ không kém phần gay go nguy hiểm là cá sấu Rừng Sác.
Trong một lần hành quân bằng xuồng đến ngã ba Thiềng Liềng lúc ban đêm, một tổ chiến đấu đang vượt sông thì biệt kích Mỹ trên bờ bắn xối xả, anh em phải đạp xuồng lặn sâu thoát khỏi vòng vây của lưới lửa. Chiến sỹ Nguyễn Đức Chương bị một con cá sấu lao tới nhe hai hàm răng nhọn hoắt quặp vào bên vai phải dìm xuống sâu, với phản ứng tự nhiên, anh dùng tay trái còn lại sờ soạng với hết tầm tay gặp phải mắt nó, anh móc mạnh vào, có lẽ sấu bị nhột nên thả con mồi ra. Chương trồi lên mặt nước thở hơi dài lập tức lại bị nó lao đến lần hai gắp vào vai trái lôi đi. Anh hết sứ bình tĩnh nhớ đến cây dao găm, một kỷ vật của ông bố ở Nam Định trao cho khi bắt đầu vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Rút dao ra khỏi vỏ, dùng hết sức mạnh còn lại của bàn tay phải đâm một nhát vào mắt nó vọt máu tươi. Sấu đành nhả con mồi lặn mất. Anh cố sức bơi vào bờ trườn lên bãi nằm bất tỉnh. Ngay trong đêm khi ngớt tiếng súng, đồng đội tìm được anh, dùng chiếc xuồng chèo với thêm 3 dầm hoả tốc lướt nhanh về bệnh xá trung đoàn ở sông Thị Vải, mãi bốn tháng sau, Chương mới ra viện với nhiều vết sẹo do răng sấu kéo dài trên thân thể.
Trên sông Ông Kèo, Trung đội trưởng Khét, quê ở Long An cùng một chiến sỹ đang lội dưới nước kéo cá cải thiện cho đơn vị, một con sấu từ khúc quanh của vịnh hẳm đứng, lao tới quật đuôi ngang, gắp Khét đi chưa kịp kêu lên tiếng nào, chiến sỹ bảo vệ trên bờ chỉ còn biết bắn mấy loạt AK cảnh cáo theo dòng nước. Một tổn thất bất ngờ của đơn vị.
Cũng trên đoạn sông này trung đội trưởng Nghĩa, một chiến sỹ đặc công thuỷ bơi giỏi như rái cá, đã từng bị tàu quét mìn lôi vướng vào răng cào, vẫn tìm cách thoát ra còn cướp được khẩu AR15 giết 3 tên giặc phục ở ngã ba Đồng Tranh. Một hôm anh nhận được lệnh của trung đoàn mang bọc tiền và công văn hoả tốc vượt sông Lòng Tàu qua khu B, vì chiến trường chia cắt ác liệt, nếu đi bằng thuyền thì không qua nổi tàu tuần tiễu án ngữ dày đặc, đã có nhiều đồng đội thương vong, nên đơn vị quy định phải bơi sang để bảo đảm an toàn.
Như thường lệ, sau khi bắ tay đồng chí tiễn mình ra tận bờ sông, Nghĩa bình tĩnh, ung dung xuống nước thi hành nhiệm vụ, nhẹ nhàng bơi sải dài trên mặt sông, bỗng một con sấu không rõ lớn cỡ nào lao thẳng vào gắp ngang người, chỉ nghe tiếng quậy nước và rồi im lặng, anh đã mất hút trong đêm thanh vắng. Sau 3 ngày tìm kiếm chỉ vớt lên được sợi dây thắt lưng to còn nguyên vẹn gói bạc, tài liệu và chiếc bình toong, lại thêm một tổn thất đau lòng, đơn vị mát đi một anh hùng sông nước.
Trong một trận đánh tàu ở khu vực Độ Hoà trên sông lòng tàu, khi rút về bị máy bay truy kích quyết liệt nene lạc đội hình, một mình đại đội phó Lương Đình Mướt với cây chà là nhọn vác trên vai để sỏ mang con cá chép to tướng vừa bắt được. Đến bờ sông Đồng Tranh, nhìn bên kia là căn cứ của đại đội 5 của mình, anh từ từ xuống nước. Đặc công thuỷ mà lao vào sóng nước cũng như người đi dạo bước vào vườn hoa. Vừa ngập đến đầu gối thì một con cá sấu với cặp mắt đỏ lừ lao thẳng tới, hai hàm răng sắc nhọn quặp ngay vào đầu gối, tiện tay anh đâm thẳng vào mắt nó không rõ vì đau hay vì đã gắp được con cá chép tuột ra, nên hắn lặn mất. Nhưng Mướt bò lên bờ chân đau nhức, máu ra đầm đìa theo vết răng, vết thương sưng to phát sốt ngay và nằm mê man bất tỉnh giữa rừng chà là rậm rạp. Có lẽ hàm răng nó dơ dáy đầy chất độc, đã gây nhiễm trùng cho vết thương.
Ở đơn vị, anh em bủa ra đi tìm 2 ngày không thấy Mướt đâu và đã điện báo về trung đoàn chuẩn bị làm lễ truy điệu. Qua ngày thứ 3 dần dần tỉnh lại, nghe được tiếng chuống nhà thờ ngân vang hướng lộ 19 quận Nhơn Trạch, anh mừng rỡ biết mình còn sống. Không còn cách nào khác hơn, và cũng may có một chiếc bình tông cỡ lớn của tàu Mỹ bị đánh chìm trôi dạt vào bờ, anh nắm lấy làm phao hỗ trợ cho một chân tê, đau nhức, cũng phải rợn mình từ từ xuống nước lội đứng nhẹ nhàng vượt sông về đơn vị.
Một mình mang điện khẩn từ Sở chỉ huy lên tuyến tiền phương Ông Kèo, chiến sỹ vệ binh Mười Mót lái chiếc xuồng máy kô – le 4, ban đêm trà trộn với dân chài lưới vượt qua bót Vũng Gấm, khi vừa đến vàm Rạch Lá đụng ngay hoả lực tới tấp của biệt kích Nhà Bè mai phục, anh đạp ghe máy lặn xuốn nước mấy hơi qua khỏi vòng lưới lửa, thì con sấu từ đâu lao tới gắp ngay vào đùi, định tha chạy giỡn với con mồi cho đến khi tắt thở mới ăn thịt. Nhớ ngay đến kinh nghiệm Đức Chương đâm mắt cá sấu thoát nạn, nhưng anh lại không có dao găm, chỉ còn cây đèn nghéo (loại đèn pin nhà binh) dắt ngang thắt lưng, tiện tay rút ra đút thẳng vào miệng nó đang mở rộng. Có lẽ cá sấu vướng cổ tạm thời nhả mồi ra, Mướt vớ ngay được cành bần xoà mặt nước, níu lấy trườn lên bờ. Thế là sau hai tháng nằm viện điều trị, anh về còn rõ mấy vệt răng kéo dài bên đùi phải.
Trước tình hình phải đối phó với loại sấu hung dữ đã quen mùi thịt người này, anh em rất căm tức và ũng có phần ngán ngại, vì không biết chúng có mắt ở chỗ nào. Nhiệm vụ đặc công là phải lao xuống nước đi tìm tàu giặc nơi bến cảng, ban chỉ huy Đoàn phát động đợt thi đua đánh trả cá sấu.
Đại đội 14 mua ngay một con vịt bầu béo mượt, cặp hai bánh thuốc nổ gắn kíp liền với dây trên bờ vào bên đôi cánh, thả cho vịt lội bập bềnh trên mặt sông Ông Kèo. Đến nửa đêm, con sấu mò tới gắp ngay miếng mồi bơi đi, một tiếng nổ ấm, vang trong đêm đen, dòng máu loang ra, nó bị chìm sâu, luồng nước chảy xiết đã cuốn đi theo một thằng “giặc dữ”. Mãi về sau này dân phát hiện một cá sấu trôi dạt và tan rã ngoài sông xa.
Từng tổ phân nhau đi lục tìm những bầy sấu con nở trứng trong các hố bom đìa B52, vừa lớn khoảng cườm tay, chúng táp hỗn như chó cón. Anh em có sáng kiến cởi quần dài, quấn vào cánh tay quơ qua quơ lại ở hố bom, sấu con háu đá lao vào cắn, răng sữa nhọn dính ngay vào vải, bắt lên từng con một đem về kho nghệ. Tiếc là thịt của chúng còn nhão, ăn chưa ngon, nhưng cũng được bữa cải thiện.
Đã diệt thì phải diệt từ trong trứng, tìm ở các bãi sình lầy, có hôm đại đội 12 hốt gọn một ổ hơn 30 quả, hình dáng như hột vịt hơi tròn hơn và nhỏ hơn, khi nấu chín lòng trắng vẫn bầy nhầy không bao giờ đặc, ăn vào rất béo. Sau bữa tiệc nhậu trứng sấu với rượu đế, anh em dành lại 6 trứng tối đó tổ chức đột ấp chiến lược Quới Thạnh, đến gõ cửa từng nhà như ông Năm, bác Tám, chú Sáu… những gia đình cơ sở hậu cần của đơn vị, thân tặng món nhậu đặc sản. Ông Năm vui vẻ nói: “Tao sống ở đất Ông Kèo này cả đời vậy mà chưa thấy được trứng sấu, cám ơn mấy thằng con giải phóng…”.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:51:28 am »

Một buổi sáng tinh sương, trung đội phó Hùng từ căn cứ vác khẩu súng AK đi tuần tra qua tắc Bào Thai dọc theo sông Ông Kèo, đề phòng biệt kích Nhà Bè vào quấy phá. Anh dừng lại vàm tắc Xay Lúa, nơi cách đây mấy tháng một tiểu đoàn biệt động quân nguỵ hành quân qua, một chú lính đi sau cùng níu cành cây thả chân quậy nước rửa sình, bất thình lình con sấu phục đâu sẵn và cũng có thể ngay vào nơi ở dưới bờ hẳm của nó, quật đuôi ngang một cái, chú lính văng xuống sông rồi mất hút. Và cách đó mấy trăm thước, một phụ nữ trong ấp chiến lược lộ 19 xuống bắt cua, lội ra tắm ban ngày, chỉ nghe một tiếng quẫy nước rồi mất xác. Hùng đang miên man suy nghĩ về con thú dữ này trên sông nước Ông Kèo, Rạch Lá, thì bỗng anh dừng lại khom mình nhìn vào gốc bụi chà là rậm rạp, sợ mắt mình mờ anh đưa tay áo dụi dụi mấy cái, nhìn kỹ lại là con cá sấu dài khoảng năm sáu mét, da mốc xù xì như khúc gỗ mục đang đói mồi nằm im phục kích. Không chần chừ, anh mở khoá an toàn, đưa đường ngắm lên, xiết nguyên băng đạn. Cá sấu từ từ lặn xuống mép rạch, đầu chìm sâu vẫn còn lại khúc đuôi. Không để cho nó thoát, Hùng buông súng lao tới hai tay nắm chặt, miệng cắn phụ, lần lưng rút chốt lựu đạn ném vào đầu đan ghìm sâu dưới nước, nhưng không nổ, không thấy sấu phản ứng (về sau mới biết xương sống nó bị trúng đạn), anh ném thêm quả thứ 2, bị kích động hai trái cùng nổ tung toé nước. Một tiếng rền vang, ầm cả khu rừng.
Đại đội trưởng Ngọc ở nhà nghe tiếng súng và lựu đạn tưởng là đụng biệt kích lập tức cho tổ trinh sát bám ra, thì thấy Hùng vẫn ghì chặt đuôi sấu, thêm chiếc lưỡi lê nhọn xuyên ngang tạo thế. Anh em vui mừng đưa ngay chiếc xuồng be nhứt ra, không làm sao dìu nổi sấu lên ghe. Sau phải nhận chìm đưa sấu nằm gọn vào rồi tát cạn nước chở về căn cứ. Cả đại đội tập trung dao, búa xẻ thịt, lột da treo đầy vách lá, cả trên giường ngủ. Riêng cái đầu phải hai người khiêng mới nổi. Trinh sát Đức Inh đem ra sông rạch cái bao tử xem có gì? Một heo rừng con vừa bị nuốt và còn cả một mớ tóc đen khi ăn thịt người chưa tiêu hết, quyệt cùng mớ lưới dây giăng cá. Anh em lấy ghe máy cắm cờ ba que nguỵ, công khai chở thịt đi phân phối đến các chốt tiền tiêu Rạch Tràm, Bà Bông, Tắc Trũng… cả trung đoàn được bữa ăn ngon. Thịt cá sấu già ăn dai và ngọt giống như thịt heo rừng, nhưng điều phấn khởi là đã đánh trúng được thằng giặc không tên này trả thù cho đồng đội.
Câu chuyện cá sấu Rừng Sác gắn liền với cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng, trung đoàn đặc công anh hùng phải đối đầu với quân thù tàn bạo và cả cá sấu hung dữ, chấp nhận hy sinh tổn thất và mất mát để giành thắng lợi vẻ vang cho sự nghiệp.
Kết thúc một cuộc chiến tranh chống xâm lược, về phần những người lãnh đạo chỉ huy vẫn còn phải suy nghĩ vè đồng đội của mình đang còn mất tích hài cốt chưa lo trọn vẹn. Và cũng phải chấp nhận những tổn thất, mất mát chìm sâu dưới lòng sông, trôi ra biển cả. Chẳng những ở chiến khu Rừng Sác này và cả trên các trận đại núi rừng khác của khắp chiến trường. Người ta không thể nào đếm số lượng nấm mồ, hoặc túi ny lông người chết ở nghĩa trang để đối chiếu cân bằng với sổ sách quân lực khi điểm số lúc hành quân khởi đầu cuộc chiến.
Ngày 25 tháng 9 năm 1992, đại tá phó chỉ huy trưởng Tỉnh đội Đồng Nai, nguyên là trung đoàn trưởng Đoàn 10 trong một dịp tiếp xúc với 4 sỹ quan quân lực Hoa Kỳ phái đoàn MIA tại khách sạn Đồng Nai, theo yêu cầu của đoàn, muốn tìm tin tức về hài cốt của 2 lính Mỹ mất tích tại chiến trường Rừng Sác. Sau khi xác định ở hai toạ độ thuộc Bình Khánh và Tắc Hông. Vị đại tá đã nhin nhận đơn vị đặc công đã đánh chìm 2 tàu tuần tiễn, trong đó có 2 anh bạn Goot – giơ và Veo – rơ – vơ, cả 2 người này đều tử trận, không phải mất tích, và cuối cùng đã chìm sâu dưới lòng sông, hoàn toàn không còn hài cốt. Ông cựu trung đoàn trưởng này cũng đã phát biểu thêm với các thành viên đoàn MIA.
- Chúng ta rất đau lòng về những hài cốt chưa tìm thấy. Lương tâm và trách nhiệm của người quân nhân, phía chúng tôi cũng rất ray rứt là đơn vị bám trụ 9 năm ở Rừng Sác hồi chiến tranh chấp nhận hy sinh hơn 800 người, và cho đến nay chỉ mới tìm đưa về nghĩa trang được hơn một phần ba. Còn về phía các ông, là người chỉ huy chiến trường tôi biết rất rõ rằng trên mấy trăm tàu chiến bị đánh cháy và chìm mà các đơn vị tham chiến bị tổn thất, thì ít nhất cũng mấy trăm người thiệt mạng nơi Rừng Sác. Sự mất mát đó, tôi tin là các ông chỉ có đủ tên trong sổ sách, còn thực trạng thì là người lính chiến, chúng ta hiểu rằng ở đặc điểm chiến trường mênh mông sông nước này, nhiều sinh mạng sau khi tử trận đã phải làm mồi cho cá sấu hoặc trôi ra biển cả, không thể nào tìm được. Nếu nói con số hơn 2000 mà phía các ông đang tìm, thì tôi xin phép được đề nghị phái đoàn nên báo cáo lại với ông Bush (đương là Tổng thống Hoa Kỳ) nên trừ bớt đi, con số có thể là trên dưới 500 của riêng chiến trường này mà tôi đã đảm trách 10 năm, trước ngày hoà bình lập lại.
Việc cá sấu quen ăn thịt người, cũng như cọp ba móng miền Đông thời kỳ đánh Pháp, chúng là loại thú dữ không hề biết ai là bạn, ai là thù. Anh em chiến sỹ đặc công Rừng Sác đã lập được chiến công trong việc diệt cá sấu để bảo vệ mình, ít nhất cũng đã ghi lại đôi điều kỷ niệm với lịch sử câu chuyện về cá sấu, mà sau này có thể sẽ không bao giờ còn hoàn cảnh cụ thể nào lập lại những sự kiện đau lòng này.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:53:43 am »

TÌM GIỌT MÁU RƠI
Chiếc xe honda từ ngoài ngõ chạy vào, chở hai người khách lạ mặc sắc phục công an. Sau khi dừng xe, họ bước vào nhà, lễ độ hỏi chào:
- Xin lỗi, cho chúng tôi hỏi thăm, đây có phải là nhà anh Bảy Rừng Sác?
Nhìn thái độ, Lê Bảy cũng đoán biết là người từ xa mới đến và có lẽ muốn tìm hiểu việc gì đó có liên quan đến cái tên mà anh em trìu mến đặt cho mình, với tay rót tách nước mời khách, Lê Bảy mời:
- Mời hai đồng chí ngồi uống nước, rồi có gì anh em ta trao đổi. Tôi là Bảy Rừng Sác đây.
Sau một tuần nước, một ông khách mở đầu câu chuyện:
- Thưa anh, tôi từ Hà Nội vào, gốc quê ở xã Tây Tiến, Tiền Hải, Thái Bình. Nguyên gia đình tôi có hai anh em, anh tôi đi vào Nam chiến đấu ở lực lượng đặc công, ở nhà nhận được báo tử là đã hy sinh thời kỳ đánh Mỹ tại chiến khu Rừng Sác. Nhưng có một điều ray rứt là mẹ tôi từ lâu nay ở dưới quê, vợ chồng tôi mời mãi về Hà Nội chung sống để dễ bề phụng dưỡng, mà cụ không chịu, bảo tôi làm sao tìm được hài cốt anh tôi về chôn cất nơi quê nhà thì mới chịu đi. Tôi nghe các anh cán bộ Đoàn 10 xuất ngũ kể lại là phải vào đây tìm anh Bảy Rừng Sác thì có thể biết được. Nay được gặp, xin đề nghị anh vui lòng giúp đỡ cho. Tôi tên Nguyễn Đức Vượng, thiếu ta công an đang công tác ở một cơ quan - Bộ Nội Vụ.
Lê Bảy chăm chú nghe, bỗng ganh dừng lại hỏi:
- Có phải liệt sỹ Nguyễn Đức Inh không, nhìn cái miệng anh nói tôi đã thấy ngờ ngợ giống Đức Inh như đúc.
Thế rồi không kềm được lòng mình, người chỉ huy già thấy nóng lên từ khoé mắt, nước mắt từ đâu trào ra, anh cúi đầu không nói được làm cả ba người đều sụt sùi thương cảm. Những hình ảnh thân thương sống dậy thật đậm nét. Cách đây đã lâu, hơn hai mươi năm, từ một chiến sỹ vượt Trường Sơn về, bổ sung trong đội hình chiến đấu của Đoàn 10, Đức Inh là xạ thủ bắn tỉa rất giỏi, người lính đặc công thuỷ bơi lội như rái, lại khoẻ mạnh nên được chọn làm lính bảo vệ Sở chỉ huy. Rồi trưởng thành lên cán bộ Trung đội, Inh luôn sát cánh cùng trung đoàn trưởng Lê Bảy suốt thời kỳ bám trụ ác liệt nhất.
Những kỷ niệm một thời gian khổ, gắn bó cùng Đức Inh hiện lên rõ rệt như in trong đầu, Lê Bảy chậm rãi kể lại, Đức Vượng đứa em trai duy nhất của Inh ngồi nghe, liên tục dùng khăn tay chấm nước mắt chảy quanh, Đức Vượng nhỏ nhẹ hỏi thêm:
- Thưa anh, thế anh Inh của em hy sinh trong trường hợp nào. Hài cốt hiện nay có còn không?...
- Cuối năm 1974, trong một trận tổ chức bao vây đồn Vũng Gấm dọc lộ 19 xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, lúc này Inh phụ trách Trung đội trưởng chỉ huy tác chiến. Với khẩu súng bắn tỉa trong tay, hàng ngày bám sát đồn giặc, Inh đã làm cho quân thù hoảng sợ không dám ló đầu ra hàng chục ngày liền. Vào một buổi sáng như thường lệ, Đức Inh ra bám chốt, do một động tác sơ xuất kỹ thuật nhỏ, anh đi lạc một bước chân, vấp phải dây mìn địch gài từ lâu. Một tiếng nổ tung người lên, Đức Inh đã hy sinh. Anh em đem về chôn cất ở Gò Cát Bà Bông, sau ngày giải phóng bộ phận tìm kiếm hài cốt trung đoàn đã bốc cốt đưa về nghĩa trang liệt sỹ huyện Long Thành nằm chung với đồng đội.
- Thế bây giờ gia đình muốn xin đưa hài cốt về quê, có được không ạ?
Lê Bảy suy nghĩ, một câu hỏi khó giải đáp. Một đàng là gia đình còn bà mẹ già ngày đêm tha thiết mong tìm cho được hài cốt đứa con liệt sỹ yêu thương của mình, đưa về gần gũi để an ủi tuổi già đang như ngọn đèn leo lét trước gió, một đàng theo chủ trương của ngành Thương binh xã hội từ lâu nay không cho ai bốc mộ liệt sỹ di dời chỗ khác. Vì rằng liệt sỹ là điều thiêng liêng của cả dân tộc, phải giữ gìn khi đã đưa vào nghĩa trang. Lê Bảy trả lời:
- Việc này khó thật, nhưng giải quyết thế nào để tôi còn hỏi lại địa phương và bàn với anh em trung đoàn 10, rồi sẽ gặp lại các anh trong sáng chủ nhật này.
Họ lưu luyến tiễn nhau.
Sáng nay ở văn phòng Ban chỉ huy trung đoàn 10, đóng quân cặ thoe xa lộ Biên Hoà thuộc Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh có cuộc họp thân mật, trung đoàn Trưởng đương nhiệm Nguyễn Hồng Thế (anh hùng quân đội) người còn sống trong 8 dũng sỹ đánh kho xăng Nhà Bè cùng khoảng 10 sỹ quan dưới quyền còn trẻ măng, cùng tham gia có Lê Bảy người chỉ huy năm xưa, Tư Văn cán bộ đồng cấp với Đức Inh, giờ là Hiệu trưởng trường Công an Thủ Đức, thêm ông chú ruột Đức Inh, cán bộ nghỉ hưu ở Sông Bé, Đức Vượng em trai của liệt sỹ. Họ quây quần xung quanh ấm trà, bàn bạc câu chuyện thân tình về liệt sỹ Nguyễn Đức Inh. Lê Bảy tóm tắt ý kiến chung:
- Thể theo nguyện vọng của bà mẹ, chúng ta đã có liên hệ với các cơ quan chức năng địa phương theo quy định lẽ ra không được di chuyển hài cốt liệt sỹ, nhưng xét về mắt khác cũng phải thấy rằng một bà mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh ra đứa con, nuôi cho đến khôn lớn trưởng thành và động viên con đi chiến đấu. Giờ này đã anh dũng hy sinh không còn được trở về như những người khác, thì hài cốt này với người mẹ là điều thiêng liêng, chúng ta không thể để cho bà mẹ cứ mỏi mòn trông đợi. Những năm tháng cuối đời của bà cần được yên ổn. Theo ý kiến các đồng chí đề xuất thì chúng ta tổ chức đi “lấy cắp hài cốt” đem về cho mẹ. Nói đúng ra, có vi phạm đến quy định chung, nhưng chúng ta làm được phần chính với lương tâm, đạo nghĩa và trách nhiệm với mẹ.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:54:23 am »

Anh em vui vẻ chuẩn bị lên đường, coi như “vào trận” thời xưa. Bốn chiếc honda chở 7 người, ăn mặc quân phục tề chỉnh, đầy đủ nghi lễ do Hồng Thế chỉ huy, còn giành chỗ trống phía sau cho hài cốt liệt sỹ.
Ở căn cứ trung đoàn, Lê Bảy và anh em xem lại các cuốn băng ghi hình truyền thống đơn vị nhân ngày kỷ niệm 22 tháng 12 hàng năm ở Nhà Bè, ai cũng nhấp nhổm chờ đợi, không biết có việc gì xảy ra mà đã quá nửa đêm chưa thấy trở về. Lê Bảy nói vui:
- Anh Thế này chỉ huy trận đánh bốc lửa kho xăng Nhà Bè thì hoàn thành xuất sắc, không khéo trận đánh “đặc công” trong hoà bình này lại thua.
Mãi đến một giờ sáng mới nghe tiếng honda rền vang. Mọi người hồi hộp chờ đón, thấy Cộng – phó chỉ huy chính trị khệ nệ bưng chiếc tiểu vào đặt nghiêm chỉnh giữa bàn đã chuẩn bị sẵn đèn nhang toả khói hương trầm nghi ngút. Tấm vải đỏ được phủ lên. Một không khí trang nghiêm ắng lặng đầy xúc cảm. Không ai bảo ai, dường như mọi người đều thấy hình bóng Đức Inh người bạn chiến đấu hiện về với nụ cười đôn hậu đáng mến, nét mặt sắc lạnh khi đang cầm khẩu B41 ngắm vào tàu giặc trong những trận chống càn khốc liệt. Mọi người sụt sùi ứa lệ. Ông chú già run run, tay thắp nén hương đầu tiên, tiếp đến Đức Vượng và Lê Bảy cầm nhang khấn vái:
- Đồng chí Đức Inh yêu thương, chúng tôi làm việc này biết là có lỗi với quy định hiện hành, nhưng không thể nào khác hơn được vì tình cảm yêu thương quý mến đối với mẹ già, hàng chục năm qua bà vẫn ngày đêm mong đợi hài cốt của con trai và mong muốn đưa con mình về mảnh đất quê cha đất tổ gần gũi, ấm cúng trong tình thân của xóm làng. Chắc chắn đồng chí cũng vui lòng…
Một tháng sau, Đức Vượng lại trờ vào gặp Lê Bảy tại nhà riêng:
- Trước tiên, mẹ em kính lời cám ơn anh và các anh trong đơn vị. Ngày đưa hài cốt về quê vừa đến ga Nam Định, nhờ có điện trước nên cơ quan cho xe đón và chở thẳng về quê. Thật là mừng rỡ không thể tả được, xóm làng cờ trống, họ hàng chen chúc, đốt hương và đèn nến, đón anh Inh em về an nghỉ nơi nghĩa trang liệt sỹ của địa phương. Mẹ em thì thật là mãn nguyện. Nhưng còn điều này, mẹ bảo vào thưa thêm với anh…
- Có gì chú cứ trình bày, nếu trong khả năng của mình làm được, thì sẽ hết sức cố gắng, đó là trách nhiệm phải làm đối với mẹ và Đức Inh.
- Mẹ em nghe nói lại có một lần anh Inh bị kỷ luật không rõ là việc gì sai sót trong chiến đấu hay như thế nào? Và nghe đâu có để lại một giọt máu rơi trong miền Nam, bà cụ cứ băn khoăn thương tiếc mãi. Nếu đúng như vậy đề nghị các anh giúp tìm để cụ được yên tâm.
Lê Bảy nhìn lên trần nhà, gõ gõ trán suy nghĩ, ôn lại trong đầu những ký ức xa xưa thời chiến ở Rừng Sác, xem có còn dấu vết gì không. Anh hẹn với Đức Vượng một tuần sau gặp lại để có thời gian tìm hỏi chu đáo.
Sự thật thì vào thời kỳ sau Mậu Thân 68, địch phản kích liên tục, chiến trường trở nên vô cùng ác liệt. Bị bao vây phong toả tứ bề, sự tiếp tế hỗ trợ chỉ còn dựa vào các gia đình cơ sở làm nghề cá tôm chài lưới từ trong các ấp chiến lược, nhất là Phước Thái. Hàng ngày, dân công khai ra mò cua bắt ốc đưa lương thực tiếp tế, trong số này có gia đình ông Chín Bi, một xã đội phó hồi 9 năm thường xuyên ra vào móc nối với cách mạng, do vậy trong một đám hát cúng đình làng, lính nguỵ tổ chức ném lựu đạn ám hại ông. Gia đình có mấy cô con gái và cậu con trai vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ theo đường cha đã đi cho đến ngày giải phóng hoàn toàn.
Trong cặp bài trùng này, cô Nương là chị, cô Nga là em thường hay lủi ghe vào Sở chỉ huy báo cáo tình hình, tiếp tế hậu cần cho trung đoàn. Người được phân công móc nối với 2 cô là Đức Inh và Hùng chiến sỹ thông tin khá “bô” trai. Hai chiến sỹ rất vất vả ngày đêm chờ đợi, tiếp đón làm nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong mối quan hệ giúp đỡ cơ sở làm ăn, tạo điều kiện sinh sống. Đêm đêm họ phải lặn hụp sình lầy, chài tôm đăng cá, chịu đựng muỗi mòng, luồn lách trực thăng soi đèn bắn phá, hoặc tàu thuyền hải quân phục kích, tìm mọi cách để có con cua, con cá làm bằng chứng qua mắt địch đem về ấp, bán lấ tiền nuôi gia đình và mua gạo cho bộ đội.
Tình quân dân cá nước mặn nồng ngày càng trở nên thâm tình như anh em một nhà. Nhưng ngoài nhiệm vụ chiến đấu và công tác ra, họ vẫn còn nhịp đập của bốn trái tim ở lứa tuổi đôi mươi, gần gũi yêu thương, gắn bó với niềm mơ ước tốt đẹp về hạnh phúc tương lai trong tình thương của gia đình đối với hai thằng con miền Bắc xa xôi lặn lội vào Nam chiến đấu thiếu thốn bàn tay ấm áp của mẹ cha. Lính Hùng yêu Nga tha thiết, đôi trai gái này thật xứng đôi vừa lứa. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975 chiến sỹ Hùng quê tận Gia Lâm Hà Nội được xuất ngũ về với Nga ấm cúng trong túp lều tranh tại xã Phước Thái, tham gia công tác địa phương làm nghề chài lưới nuôi con.
Riêng Đức Inh và Nương hoàn cảnh thật éo le, làm anh chị lo vun đắp cho hai em, họ cũng đã tính đến hạnh phúc của mình. Nhưng vào những ngày sóng gió lửa đạn cuối năm1974, trong một bức thư gửi ra ấp chiến lược cho Nương, mà mẹ của Nương, bà Chín Bi còn giấu dưới đít bàn thời hai chục năm qua, có đoạn ghi tuy nhoè chữ, vẫn còn đọc rõ: “Anh vẫn còn phải chiến đấu ngoài này, đã nhận được đôi quần đùi của em may gởi ra. Anh dặn em ráng giữ gìn thai nhi, nếu sau này sinh con trai thì đặt tên Tuấn, con gái tên Hồng theo họ Nguyễn Đức của Anh. Còn việc kỷ luật của anh, em yên tâm, chỉ vì tụi mình chưa chính thức báo cáo với tổ chức kịp thời , chớ về gia đình thì đã rõ tình cảm của đôi ta và nhất trí chờ đến ngày độc lập. Nhưng “chuyện ấy” xảy ra ngoài dự định nên anh phải gánh chịu phần cảnh cáo, điều đó em đừng lo ngại anh sẽ lập công nhiều hơn nữa để chuộc lại…”.
Phải chăng bức thư đó là lời trăn trối cuối cùng. Mấy tháng sau trong trận bao vây đồn Vũng Gấm, Đức Inh mãi mãi nằm xuống, còn Nương sinh một cháu gái. Theo lời dặn xưa, chị đặt tên con là Hồng. Ai có hỏi thì chị trả lời tự nhiên là con anh bộ đội Rừng Sác chưa về. Thời gian bé Hồng khôn lớn cắp sách đến trường, học hết lớp 9 vẫn mang nỗi niềm là con không cha vì chưa chưa chính thức cưới hỏi, chấp nhận thoe pháp lý nên nhức nhối là mẹ con Nương chưa được hưởng chính sách gia đình liệt sỹ như mọi người. Có đôi lần, Nương âm thầm dắt con qua thăm mộ Đức Inh ở Vũng Gấm lúc chưa bốc về nghĩa trang.
Thế rồi với cuộc đời còn quá trẻ, cô phải đi bước nữa, Nương dọn nhà về Xuyên Mộc với người chồng mới tiếp tục hạ sinh thêm 3 đứa con. Gia đình yên ấm vì anh chồng này cũng mến thương bé Hồng coi như con mình. Hàng ngày anh đi biển câu mực, con gái lớn ở nhà với mẹ, chăm sóc đàn em lo việc vá may. Thế là họ đành an phận qua ngày tháng cho quên đi quá khứ một thời.
Nghe Lê Bảy kể lại chuyện mẹ ruột liệt sỹ Đức Inh cho người em trai của Inh từ miền Bắc vào tìm giọt máu rơi – là cháu nội của mình, bà Chín Bi, một bà mẹ miền Nam giàu độ lượng, ngồi gạt nước mắt, không chút băn khoăn oán trách mà vui vẻ lên xe đò xuống Xuyên Mộc bàn bạc với con gái đón cháu Hồng về gặp mặt Đức Vượng tại ngôi nhà riêng của Đại tá Lê Bảy. Đứa cháu gái khá xinh xắn, mơn mởn với cái tuổi 17 hôn nhiên vô tư, liến thoắng ngồi bên ông chú trò chuyện. Nhìn hai cái miệng chú cháu của họ thật y khuôn với nụ cười của Đức Inh. Có lẽ do dòng máu thiêng liêng nên họ dễ dàng gắn bó tình thâm ngay khi mới gặp nhau.
Sau đó bà ngoại Chín Bi nén lòng, lau nước mắt dặn dò cháu ngoại: “Về ngoài Bắc ráng động viên an ủi bà nội thay cho bố đã hy sinh và nhớ lâu lâu, gởi thơ vô hoặc có điều kiện trở lại thăm quê ngoại trong này”.
Hai chú cháu dắt tay nhau lên xe. Mọi người thân xung quanh chi tay họ với tâm tư lẫn lộn niềm vui của cảnh hội ngộ và nỗi thương cảm xót xa cho một mối tình chung thuỷ bị trắc trở do lửa đạn chiến tranh.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:56:08 am »

CHÂN DUNG NỮ LIỆT SỸ
Bộ ghế đá đặt cạnh bờ ao, trên lưng dựa một băng dài có khắ sâu mấy vần thơ:
Bâng khuâng tấc dạ niềm thương nhớ
Lộng gió trên sông đẹp bóng cờ
Mãi mãi hiên ngang Rừng Sác đứng,
Mỗi người ngã xuống, một bài thơ.
Bé Hùng Việt lên 7 tuổi ngồi đánh vần ê a từng chữ, rồi ngước mặt hỏi mẹ là bác sỹ Kim Hương:
- Mẹ à, ông ngoại, bà ngoại, bố mẹ cùng đi bộ đội đánh giặc, sao chỉ có mình bà ngoại được là liệt sỹ, mà bố và ông ngoại không được làm liệt sỹ?
Câu hỏi ngộ nghĩnh của trẻ thơ làm cả nhà đều cười. Ông ngoại chậm rãi giải thích cho cháu:
- Bà ngoại con đi đánh giặc ngoại xâm, đã anh dũng hi sinh ngoài chiến trường nên mới được truy tặng là liệt sỹ.
Bé lại liến thoắng hỏi: “Anh dũng hy sinh là thế nào, ngoại kể chuyện đặc công Rừng Sác đi ngoại…”
Những hình ảnh của một thời chiến tranh ác liệt như hiện rõ mồn một trước mắt anh Lê Bảy, nay đã có cháu ngoại.
Trong những ngày đầu năm 1965, sau khi dựng lên sự kiện Ma - đốc ở vịnh Bắc Bộ, giặc Mỹ cho máy bay ném bom vào thành phố Nam Định bắt đầu mở rộng chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc hậu phương. Và ở miền Nam, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, quân xâm lược Hoa kỳ chuyển thành chiến tranh cục bộ quy mô bằng sức mạnh của một siêu cường. Cả nước sôi lên, hừng hực khí thế chống xâm lược. Hai miền Nam - Bắc đều hành quân ra trận.
Trên đồi cọ của đất Vĩnh Phú, nơi sơ tán một bộ phận của bệnh viện Việt – Xô, ông Hoàng Minh Chấp, một đ ảng viên của Nam Kỳ khởi nghĩa 1940 ngồi dặn dò hai cháu:
- Tao giờ già rồi, gần cả cuộc đời hai lần bị nhốt xà lim Côn Đảo, giờ không làm gì được, chỉ ngày Bắc đêm Nam. Hai đứa bây còn trẻ, nếu được phân công đi B góp sức cùng miền Nam đánh Mỹ thì cứ lên đường, để con Hương, thằng Hùng lại, tao và bà mày nuôi dạy. Dù sao tao vẫn phải làm tròn bổn phận một chiến sỹ c ộng s ản già.
Đại uý Lê Bảy và vợ là chuẩn uý Nguyễn Kim Mến, quân y sỹ mới ra trường dắt hai xe đạp xuống đồi, ra ga Chí Chủ để trở về Hà Nội. Bé Hương vừa lên 4, bé Hùng được 2 tuổi ngồi trên vỉa hè vẫy tay dặn mẹ: “Tết, ba má về với tụi con nhé”.
Suốt mấy tháng trường mang vác nặng tập hành quân từ Hoà Bình đến Thanh Hoá, với ba lô gạch đầu tiên chỉ 10 viên, nâng dần trọng lượng lên đến 25 rồi 30 và sau cùng thay vào đầy đủ trang thiết bị, tăng võng, ny lông, lương thực súng đạn để rồi đoàn người âm thầm lặng lẽ trên đường Nam tiến vượt Trường Sơn theo tiếng gọi của non sông. Khi vượt qua ngọn đồi cao 1001 mét gặp bạn bè ngược chiều, Lê Bảy chỉ kịp ghi vội mấy dòng qua bao thuốc lá gửi ra miền Bắc: “Nếu em có vượt Trường Sơn nên cắt ngắn mái tóc dài đến tận gót đi sẽ khỏi bận bịu trên đường đầy gai góc. Hẹn sẽ lại gặp nhau…” Vì anh còn nhớ rõ trong buổi chia tay lần cuối cùng ở ga Hàng Cỏ để lên đường về Nam, Kim Mến đã ứa lệ qua vai, nói khẽ một câu đầy quyết tâm: “Em cũng sẽ sắp xếp 2 con gởi lại miền Bắc, theo gót anh vượt Trường Sơn vì mình là đứa con của miền Nam tập kết…”
Năm 1967 Lê Bảy đang cùng anh em trung đoàn đặc công bám trụ chiến trương Rừng Sác thì được điện anh Năm, nhắn phòng cán bộ: “R quyết định bổ sung về Đoàn 10 quân y sỹ Kim Mến, đang trên đường giao liên xuống vùng ven…”.
Nhiều đêm chờ đợi khó ngủ, một buổi sáng mờ sương, Hoàng một mắt, chiến sỹ giao liên trạm Bà Bông, Phước An cắt rừng từ Phước Thọ đưa xuống tận căn cứ Rạch Tràm một phụ nữ vai mang ba lô con cóc, mặc bộ bà ba đen, tóc ngắn ngang vai, đúng là tân binh C mới bóc tem nói theo ngôn ngữ chiến trường, từ hậu phương lớn chi viện vào, và R tăng cường về chiến khu rừng ngập mặn này. Đó chính là Nguyễn Kim Mến, người đã từ chối quyết định cử đi đại học lấy bằng bác sỹ với lý do đơn giản: “Tôi tự nguyện về Nam chiến đấu, sẽ đi học sau cũng được”. Nước mắt lưng tròng mừng rỡ không phải vì được găp mặt lại người chồng thương yêu mà còn vì thương nhớ hai đứa con thơ đang ở cách xa vạn dặm gửi lại ông bà cùng tập kết, còn ở lại miền Bắc.
Vừa đến đơn vị, đang còn nước da mét vàng do sốt rét trong những ngày Trường Sơn, ngay hôm sau chị Mến đã đề nghị được mổ cho chiến sỹ Chu Văn Khí bị một đầu đạn ép tay xuyên cổ, còn cộm dưới da, vừa trở về đơn vị sau 25 ngày đêm đói khát vì bị thương, lạc đội hình trong trận đánh trên sông Lòng Tàu, toàn thân suy kiệt mình đầy thương tích, chỉ còn cặp mắt sáng, sống cầm hơi bằng đọt chà là và con vọp sống. Do điều kiện thiếu thốn của chiến trường, chỉ với lưỡi dao lam, chai thuốc đỏ, chị đã bạo tay rạch da cổ, gắp viên đạn ra, rửa sạch đưa cho Khí làm kỷ niệm.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:56:42 am »

Và từ thành tích bé nhỏ ban đầu này, người nữ quân y đã nhanh chóng hoà nhịp cùng đội hình trung đoàn đặc công, lặn lội khắp nơi, từ tiền phương Ông Kèo đến tuyến sau Thị Vải. Những đêm thức trắng kéo cá nuôi thương binh, đột vào ấp chiến lược rut gạo nuôi quân, đội bom đạn phản kích ác liệt năm Mậu Thân 1968. Sáu lần trong đêm bị B52 cầy xới, chị và quản lý Ba Hùng một xuồng vượt khói lửa về Sở chỉ huy tại Tắc Chợ, báo cáo tình hình.
Nơi nào có mặt chị Tư Mến là nơi đó có niềm vui an ủi động viên chiến sỹ từ vết thương sấu cắn, đến nồi cháo cá thòi lòi… Chị đã cùng hoà hơi thở, nhuộm màu da đen nước mặn với chiến sỹ Rừng Sác anh hùng, vẫy vùng lập chiến công.
Trong những ngày ác liệt năm 1969, chị lại sinh thêm một cháu trai sau 15 ngày đã phải gởi vào ấp chiến lược cho một cơ sở là ông Bảy đóng ghe trong Phước Thái rồi chỉ 3 tháng sau, chị Tư Mến hy sinh.
Hôm đó tại căn cứ quân y ở Tắc Kỳ Quang trên bờ sông Thị Vải, chiếc trực thăng OH6 (thường gọi là Ong Ruồi) rà qua rà lại phát hiện dấu vết lạ, nó ném xuống mặt sình lầy 2 quả pháo màu xanh, đỏ chỉ điểm rồi vút bay đi. Đại đội phó Tư Mến liền báo cho đơn vị:
- Các chú thương binh mau chóng thoát ra khỏi khu vực này ngay.
- Chị Tư chạy trước đi “cá lẹp” tới giờ. - Một thương binh nói.
- Yên trí! Chị thu dọn dụng cụ một chút, sẽ đi ngay.
Chưa đầy 3 phút sau, từng cặp trực thăng phóng pháo thân dẹp lao tới. Hàng loạt hoả tiễn 90 ly tuôn xuống như mưa, cả khu căn cứ xác xơ, hầm hố tan tành khét lẹt mùi lá xanh quện với sình lầy cùng thuốc súng. Chị Tư Mến nằm úp mặt sóng soài, với một chân gẫy nát, bên vai vẫn còn nặng trĩu túi cứu thương, chiếc khăn rằn quấn cổ, chiếc ba lô cá nhân rách nát tung toé. Vẫn còn nhận được hình dáng từng mảnh của ba chiếc áo gối nhiều màu sắc với đường kim mũi chỉ thêu khá đẹp, văng dính lên đọt chà là, cành cây đước. Anh Lê Bảy nhớ lại cách đây vài tháng có lẽ là lần gặp nhau cuối cùng ở căn cứ hậu cần, vào một đêm nước lớn ngập rừng, trăng soi qua kẽ lá, nằm gối tay nhau trên sạp đước chị đã tâm tình bên vai anh: “Em còn ít vải trắng và chỉ mua từ Hà Nội, đã thêu cho 3 con 3 mặt áo gối khá đep. Tuy chiến tranh còn ác liệt nhưng chúng mình tin tưởng ngày thắng lợi sẽ gặp lại vì đã đặt tên con là Lê Toàn Thắng, phải không anh…”.
Từ lòng chảo Nhơn Trạch một đêm se lạnh của mùa gió bấc, Lê Bảy nhận được tin sét đánh ấy. Không dằn được lòng mình, anh Bảy đã chui xuống hầm địa đạo trước ánh sáng ngọn đèn cầy khóc âm thầm, ôn lại hình ảnh người vợ thân yêu đã không còn nữa. Đọc lại dòng chữ nguệch ngoạc của chính trị viên phó Hùng, gởi đến: “Em đã chôn cất chị tử tế dưới gốc chà là, chỉ còn duy nhất chiếc nhẫn kỷ vật gởi lại. Mong anh bớt đau buồn…”.
Một tổn thương quặn đau chưa nguôi, thì 5 ngày sau một tin buồn khác lại đến: “Chính trị phó quân y Hùng đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu chống càn, để bảo vệ thương binh tại Tắc Kỳ Quang...”.
Bốn tháng sau đó, có quyết định của R. gọi đồng chí quân y sỹ Nguyễn Kim Mến đi học bổ túc bác sỹ. Sự thực cái gì phải đến thì nó đã đến, người phụ nữ miền Nam tập kết ra Bắc, rồi vượt Trường Sơn về Nam, là người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền rất đỗi nhớ thương 3 đứa con của mình hơn ai hết đã lao ra trận với niềm tin chiến thắng, và hôm nay đã trở thành liệt sỹ Rừng Sác. Cùng trong trận đánh này, có bác sỹ Tư Quang và y tá Phương Linh, đã ngã xuống để bảo vệ thương bệnh binh.
Anh Lê Bảy lúc này là trung đoàn trưởng, trong nỗi đau riêng cùng với mất mát chung của đơn vị, anh tạm quên đi, cùng anh em lao vào chiến đấu ngày đêm không nghỉ. Từ khu A lội sông Lòng Tàu qua khu B, chỉ huy tác chiến và đơn vị liên tiếp vang dậy những chiến công nhận chìm tàu giặc nơi bến cảng Rạch Dừa, Cát Lái, Nhà Bè. Đốt cháy nhiều kho xăng, nổ tung nhiều kho đạn, hết chiến công này đến chiến công khác có lẽ anh Bảy cũng làm vui lòng người vợ thân thương và bao đồng chí đang vĩnh viễn nằm sâu dưới sông nước, sình lầy.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:58:09 am »

CÂU CHUYỆN MỘT GIA ĐÌNH

Một đêm ba mươi trời tối đen như mực, lâu lâu một tiếng súng nổ lạc lõng từ bót phân, chi khu trên cầu Quán Chim. Cả ấp chiến lược chìm sâu trong giấc ngủ đầy nỗi lo âu trong bộ máy kềm kẹp và hàng rào kẽm gai của Mỹ - nguỵ, bỗng một phát pháo sáng loé lên từ hướng chi khu Long Thành. Trong ánh lửa chập chờn, nhận rõ hai chiếc ghe chèo đang nép mình bên bụi đước vàm Phước Thái. Tuyết Vân, người lính hậu cần nhanh tay bế cháu bé Lê Toàn Thắng vừa mới sinh được 15 ngày mà đã hai lần phải tắm mình dưới sông nước mặn tránh phi pháo, đặt vào chiếc thúng giữa ghe đậy lại bằng tấm lưới đăng. Ngồi trước mũi là người mẹ Nguyễn Kim Mến, đại đội phó quân y Đoàn 10, đầu đội khăn rằn tay cầm dầm ngoảnh lại nhìn đứa con trai đang yên giấc nằm gọn trong thúng sau lần cho bú cuối cùng. Đại đội trưởng trinh sát Phạm Kế Tiếp hai tay cầm chèo đang khom người sau lái là chồng của Tuyết Vân hôm nay cùng tổ trinh sát đưa đứa bé vào ấp chiến lược gởi cho ông Bảy đóng ghe, một cơ sở chí cốt của đặc côn Rừng Sác, nhà nằm sát mép nước bến Hồ Nam. Không còn cách nào khác hơn, bởi nơi chiến trường sông nước này sau tấn công Mậu Thân 68, địch tập trung phản kích ác liệt cả ngày lẫn đêm, hầu như không lúc nào ngớt tiếng gầm rú của động cơ máy bay, tàu chiến, bom đạn. Không còn một căn cứ nào an toàn, cả đơn vị phải lo dốc sức đối phó.
Lê Bảy kề tai dặn nhỏ Tám Tiếp:
- Chú Tám giúp anh cùng chị đưa cháu vào gởi trong ấp, mọi việc đã bàn với ông Bảy. Chờ nước lớn, lách qua tắc tránh Vịnh Cây Trường địch thường hay phục kích, coi chừng cháu khóc lộ đường đi.
Vẫn nét mặt vui tươi bình thản của anh lính trinh sát như khi bước vào trận chiến, Tám Tiếp nói vui:
- Anh Bảy yên chí, em bảo đảm cùng chị lo an toàn cho thằng “Việt C ộng con” này, đột nhập gài sâu ém sẵn vào lòng địch, chờ ngày nổ súng…
Mái chèo nhẹ nhàng lướt đi để lại phía sau từng vệt ánh sao lấp lánh trên mặt nước, trông vui mắt. Họ mất hút vào đêm đen sau đó vài phút.
Thế rồi ba tháng sau, thằng bé cứ lớn lên như thổi. Một sáng lành lạnh gió đông, ông nội nuôi sai cô Bảy Lợi theo ghe lưới đem ra rừng chiếc ảnh màu mới chụp với đôi mắt tròn xoe bụ bẫm ngồi dựa lưng vào ghế mây. Các cô chú Giải Phóng chuyền tay nhau xem gần khắp cả, Ban Hậu cần đóng quân bên bờ sông Thị Vải trầm trồ thèm khát được một lần hôn lên đôi má thằng bé thơm sữa đang sống trong vòng tay của gia đình cơ sở.
Lúc này Kim Mến đang lo chăm sóc thương bệnh binh ở trạm xá tại tắc Kỳ Quang, chỉ cách xa căn cứ vài trăm mét thì một chiếc trực thăng Ong Ruồi loại OV6 rà sát đọt cây phát hiện căn cứ, nện ngay hai quả pháo màu chỉ điểm. Biết là tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra, chị liền điều động sơ tán hết thương binh ra xa. Lập tức từng cặp cá lẹp trực thăng phóng pháo lao tới… Oàng đùng… Oàng đùng… hoả tiễn 90 ly nổ tung, mịt mù khói lửa. Người nữ quân y sỹ trúng đạn nằm sóng soài trên mặt sình lầy khét lẹt thuốc súng. Một chân chị gãy lìa, dập nát, trên vai vẫn còn mang nặng túi cứu thương với khăn rằn quấn cổ. Chiếc ba lô tung toé, áo quần bay dính lên ngọn mắm, vẫn còn nhận rõ mấy mặt áo gối với đường kim mũi chỉ thật khéo tay mà chị đã tranh thủ may thêu với niềm hy vọng ngày về trao tặng ba đứa con thơ. Chị quê ở tận huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá, tập kết ra Bắc rồi vượt Truờng Sơn về Nam năm 1967. Từ R được chị Ba Định – Phó Tư lịnh Quân Giải phóng Miền, ký quyết định điều về phục vụ tại trung đoàn 10 đặc công. Chị hy sinh đúng ngày 20 tháng 01 năm 1970 trong lúc tấm hình đứa con trai yêu quý vừa mới lọt lòng đã phải xa mẹ, chưa đến được tay chị. Đứa bé cũng chẳng bao giờ được nhìn thấy mặt mẹ từ đây…
Thuỷ triều cứ ngày hai buổi xuống, lên. Địch vẫn tăng cường chà xát quyết liệt hòng trục lực lượng “đặc công nguy hiểm” ra khỏi địa bàn. Nhưng tàu vận tải quân sự trên sông Lòng Tàu vẫn chìm tại bến cảng, kho xăng bốc lửa, kho đạn nổ tung… người này ngã xuống người khác tiếp tục lao lên phía trước… Hơn một năm sau đúng vào ngày 19 tháng 5, đại đội 12 hành quân tác chiến bằng xuồng lên tuyến Phú Hữu khi qua ngang Rạch Lá – Ông Kèo đụng địch phục kích án ngữ. Hai bên nổ súng dữ dội mấy phút, người đại đội trưởng Tám Tiếp trúng đạn ngã xuống dòng rạch cùng với mấy chiến sỹ bị thương trong tiếng pháo đạn chát chúa, tiếng máy bay tiếp viện vang động một vùng. Anh là con đồng chí bí thư Chi bộ xã Mỹ Lộc, huyện Cái Ngang, tỉnh Vĩnh Long. Người bí thư đã lãnh đạo khởi nghĩa 1940, bị Pháp bắt đi tù Côn Đảo khi Tám Tiếp vừa mới sinh được ba ngày, phải nằm với mẹ ngoài chuồng trâu, sau nhờ ông cậu nuôi dưỡng, đưa đi tập kết năm 54 cùng vượt Trường Sơn với Lê Bảy nay lại tiếp tục ra đi. Trong lúc này thì Tuyết Vân ở trạm xá đang chuyển bụng và một thằng bé trai ra đời đúng vào cái ngày mà cha nó hy sinh. Lê Bảy nhận được báo cáo, nổ máy đuôi tôm chạy xuôi xuống Bàn Thạch nơi đơn vị quân y đang đóng cùng với quân y sỹ Hai Diệp yên lặng đứng nhìn người mẹ đang mệt mỏi nằm thiêm thiếp chờ đợi chồng về để cùng đặt tên cho con. Anh em bàn với nhau đừng vội đưa tin dữ này đến sản phụ, đợi một ngày nào thuận lợi hơn.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 08:58:59 am »

Vài năm sau, cái gì đến rồi nó cũng đi qua theo thời gian. Trong hai cặp vợ chồng cùng là đồng đội, đồng chí ở Rừng Sác đã gãy mất một cành để lại mỗi bên 3 đứa con. Đứa thì cha hy sinh và đứa thì mẹ là liệt sỹ. Họ tìm gặp nhau trong cùng cảnh ngộ, xác định cùng nhau gánh vác trách nhiệm thay người đã mất khi hết chiến tranh, tuy trong lửa đạn ác liệt tình yêu của đôi trái tim còn lại vẫn nảy nở cùng nhịp đập và sau một bữa cơm thân mật trước mặt mươi anh chị em đơn vị trên chiếc sạp đước nơi Rừng Sác, anh em vui vẻ đọc lên vần thơ kháng chiến trở thành ca dao: “Thủ trưởng nhìn em thủ trưởng cười. Em xin đồng ý thủ trưởng ơi…” một sự lắp ghép mới vào mái ấm của tình thương trong chiến tranh. Đơn giản mà sâu nặng nghĩa tình.
Sau khi giải phóng miền Nam, Lê Bảy thường nói vui: “Thằng Mỹ rút quân còn mình thì phải đi gom quân…” Anh bay ra Hà Nội đón hai đứa con cùng Kim Mến. Xuống Quán Chim, qua Cần Giuộc vào Sài Gòn… tìm gom tất cả 6 con liệt sỹ mà ba của chung từng gởi cơ sở gia đình nuôi khi còn chiến tranh về chung sống trong một tổ ấm bao gồm ba phe, hai phái có con của anh, con của em và con của chúng ta. Tuyết Vân là một thương binh tự nguyện sớm phục viên ở nhà chăm lo gánh vác mọi bề nội trợ để cho chồng mình cùng với con gái, con rể, con trai tự nguyện tham gia trong quân ngũ ra biên giới phía Tây Nam thoe yêu cầu của Tổ Quốc. Chỉ bằng đồng lương sỹ quan cùng khoản trợ cấp chính sách khiêm tốn thời kỳ bao cấp, lại được anh em bạn bè hỗ trợ, còn chủ yếu là chăn nuôi, hai vợ chồng cố gắng xoay xở nuôi dưỡng bầy con 9 đứa khôn lớn dần với thời gian, được học hành chu đáo, tạo công ăn việc làm và dựng vợ gả chồng, cháu nội cháu ngoại nối nhau ra đời… Một ngày 27 tháng 7, Tuyết Vân ra dự lễ ngoài phường về đưa cho chồng hai chiếc bánh bao “Đây là tiêu chuẩn thêm cho hai liệt sỹ, mà mình giờ đến ba đứa cháu nhỏ hơi khó chia”.
17 năm sau giải phóng Lê Bảy mới tìm được liên lạc với bên nội gia đình ruột Tám Tiếp vì hoàn cảnh ly tán thất lạc của chiến tranh, bà nội 86 tuổi vẫn còn sống tỉnh táo, một sự trùng hợp khá lý thú là cứ hàng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch thì phía cầu Ông Thìn, Long An bà ngoại ra nghĩa trang cúng cơm ông ngoại liệt sỹ đánh Pháp, còn ở cầu Chà Và, bà nội làm mâm cơm giỗ ông nội hy sinh nằm ngoài Côn Đảo, hai người chết khác năm lại cùng ngày cùng tháng, thế mà hai bà xuôi gia chỉ cách nhau vài mươi cây số mấy chục năm qua nay mới mừng mừng tủi tủi gặp lại nhau. Đón bà nội lên nhà nhân ngày giỗ Tám Tiếp, bà ôm đầu Lê Bảy kề má nhăn nheo qua nước mắt chỉ nói được một câu:
- Giờ con thay thằng Tám của má, con là con ruột của má...
Cậu Sáu, nguyên là cán bộ Quốc gia Tự vệ cuộc thời 45 nay 76 tuổi đã nuôi dạy Tám Tiếp lúc nhỏ, chậm rãi phát biểu mấy câu đầy ý nghĩa:
- Cậu mới đến nhà 2 cháu lần đầu, xin có 3 nhận xét. Một là, là người chỉ huy mà cháu thuỷ chung lập bàn thờ hơn 800 chiến hữu của mình điều này rất quý. Hai là, nhìn lên bằng Tổ quốc Ghi Công của Tám Tiếp thấy nhiều bụi màng nhện đóng, chứng tỏ tuy chưa tìm được bên nội mà hai cháu vẫn cho con thờ cúng từ lâu nay. Ba là, tên họ mấy đứa nhỏ trong khai sanh lấy hai họ Lê Phạm ghép lại để nhớ gốc gia tộc, cậu xin cám ơn và hoan nghênh hai cháu, đứa cháu dâu và cháu dượng...
Cả nhà vui mừng cảm động khi thấy được bằng Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Trần Thị Bích, tiêu chuẩn của 3 liệt sỹ, chồng hy sinh ngoài Côn Đảo năm 1942, người con thứ tư tập kết về bị Mỹ bắn tại Tây Ninh năm 1970 và Tám Tiếp con trai út ra đi năm 1972 tại Rừng Sác. Trong sự mất mát đau thương đó, con cháu vẫn thấy được niềm vinh hạnh lớn lao. Sau này, vợ chồng Lê Bảy và các con thường xuyên đến thăm nom bà nội ở Sài Gòn.
Một hôm từ Kiên Giang phía bên ngoại chỉ còn duy nhất cậu Chín Lộc du kích xã Vĩnh Hoà Hưng bị Mỹ bắt trong chiến đấu làm tù binh trại Phú Quốc sau được trao trả ở Thạch Hãn, khi ra miền Bắc, cậu hỏi thăm khắp nơi hi vọng tìm thấy người chị thứ Tư đi tập kết, nhưng anh có biết đâu Kim Mến đã cùng đồng đội vượt Trường Sơn về Nam và đã anh dũng hy sinh tại Rừng Sác. Cậu Chín bùi ngùi lặng lẽ và rất đỗi tự hào, lấy từ trong cặp ra trình cùng con cháu trong gia tộc bằng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bà Nguyễn Thị Nhiễm là bà ngoại của 4 liệt sỹ, người anh thứ 2, chị Tư Mến, người anh thứ năm và đứa em trai út. Riêng người anh thứ hai, huyện uỷ viên bị giặc mổ bụng thả trôi sông Cái Đước, Giồng Riềng không còn xác.
Vậy là trên bàn thờ gia đình Lê Bảy, dưới chân dung Bác Hồ lồng kính có viết hai chữ nho sơn vàng “TRUNG, HIẾU” làm nội dung giáo dục truyền thống cho cháu con, hình ảnh ông bà nội ngoại, hai bên hai bằng Tổ quốc ghi công có ảnh Tư Mến, Tám Tiếp, bây giờ lại được thêm hai bằng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, qua hương khói nghi ngút trong ánh mắt sâu lắng của cháu con ẩn hiện hình bóng của tám liệt sỹ, những giòng máu trong gia tộc đã đổ ra trong chiến đấu hoà cùng sự nghiệp chung.
Cứ mỗi lần đám giỗ, đại tá Lê Bảy vị sỹ quan về hưu với mái đầu bạc trắng ngồi nhấp cốc rượu nồng cho vơi bớt nhớ thương bùi ngùi, kể lại câu chuyện hy sinh từng người cho gia đình nghe và đi đến kết luận là cha ông đã làm tròn đạo hiếu trung, giờ đây con cháu phải trọn nghĩa trung hiếu.
Trong mùa tuyển quân năm 1990, Lê Bảy gọi Lê Phạm Dũng ra ngồi đối diện, chậm rãi nói cho con nghe:
- Theo luật định thì con được miễn dđ nghĩa vụ qu ân sự vì đã có 2 năm học thiếu sinh quân, nhưng theo nguyện vọng của con và gia đình, cô chú ở phường đã lập danh sách, mà dã đi thì không phải chỉ hai năm trở về, sau huấn luyện sẽ bổ sung vào lực lượng công an tự nguyện cống hiến lâu dài cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. Con suy nghĩ kỹ chưa?
- Thưa ba, con đã nghĩ kỹ, xin hứa làm theo lời ba.
Lê Bảy đưa ống quẹt ga và nói:
- Con vào đốt nén nhang hứa hẹn trước bàn thờ liệt sỹ, ba ruột của con, nhớ ngày 19 tháng 5 với nhiều ý nghĩa, ngày sinh của con và ngày tử của cha.
Phấn đấu mấy năm liền hiện nay Phạm Dũng đang làm nhiệm vụ ở huyện Nhơn Trạch trên mảnh đất mà Tám Tiếp đã vĩnh viễn nằm xuống trong sự đùm bọc yêu thương của cô chú và đặc biệt có tấm lòng của má Hai Điệp, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện, nguyên là mẹ nuôi lúc chị làm cơ sở biệt động đặc công của Rừng Sác tại thị trấn Long Thành. Chị bị địch bắt đày đi Côn Đảo đến khi giải phóng 30 tháng 4 mới được trở về. Một phụ nữ khi rất trẻ đã cực khổ bồng bế đứa con của liệt sỹ khi còn chiến tranh.
Và tiếp theo, một hôm Lê Toàn Thắng đứa bé ra đời đã mồ côi mẹ tại Rừng Sác nay tốt nghiệp Đài trưởng Hàng Hải đến thỏ thẻ với ba:
- Thưa ba nay con đã khôn lớn, giờ xin việc làm cũng khó, xuống tàu viễn dương thì gia đình ta không có khả năng chạy... Vậy ba cho phép con tự nguyện xin vào lực lượng Công an đường thuỷ, sẽ phát huy nghề nghiệp mình hơn.
- Ba rất tán thành nơi đây con có điều kiện cống hiến nhưng phải hiểu, vào làm lính lực luợng võ trang thì gian khổ đó, lương bổng chẳng là bao, nhưng con sẽ có dịp trở về dòng sông Thị Vải nơi mẹ ruột con đã nằm xuống dưới gốc đước ở tắc Kỳ Quang. Nhiệt tình tuổi trẻ phải biết hoà cùng dòng máu người mẹ và cô chú đã hy sinh trên sông nước Rừng Sác.
Hiện nay Thắng và Dũng đang phấn đấu từng bước trưởng thành trong vai người lính công an bảo vệ đất nước thời bình và cũng vừa được kết nạp vào Đ ảng c ộng sản Việt Nam.
Điểm lại trong cái tổ ấm bé nhỏ này đã kinh qua cuộc chiến tranh gần nửa thế kỷ, Lê Bảy với Tuyết Vân là hai thương binh còn đang sống, nhận hưởng được vinh dự của hai Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng nội ngoại, trong sự ra đi mất mát của tám người thân. Nhưng hiện nay tất cả dâu, rể, gái, trai đều đang theo con đường của người đi trước từng bước trưởng thành. Có hai sỹ quan dự bị, hai sỹ quan công an, hai bác sỹ, một thiếu tá, mười người đã qua được trình độ tú tai, cử nhân. Sinh sôi nảy nở thêm được tám cháu nội, ngoại thì rõ ràng trong sự hy sinh mất mát phải chấp nhận đó vẫn thấy phần được lại cũng khá nhiều. Tuy họ khó có thể trở nên giàu có, nhưng họ sống với đồng lương, bằng trí tuệ và lao động chân chính của mình thất thảnh thơi trong niềm tự hào to lớn của dòng tộc. Họ động viên dìu dắt lẫn nhau để phấn đấu xứng đáng với người đã khuất.
 

Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 09:42:39 am »

TẠI BẾN GÒ DẦU
Chiếc xuồng lường chạy máy đuôi tôm từ phía hạ lưu sông Thị Vải ngược nước rẽ sóng về phía vàm Phước Thái. Ngồi trước mũi xuồng là Lê Bảy người chỉ huy Đoàn 10 đặc công rừng Sác cải trang bằng chiếc áo lính nguỵ cũ mèm, đầu quấn khăn rằn giả làm ngư dân đánh cá, một cuộn lưới nằm giữa, sau lái là Biên, chiến sỹ bảo vệ đầu đội chiếc nón bắt cua, miệng ngậm điếu thuốc rê Bàu Hàm to tướng đang cầm lái, nổ máy chạy đều đều. Ghe vừa áp sát bến Gò Dầu thì đã thấy thấp thoáng trên bờ có hai người đang trò chuyện, họ vẫy tay gọi:
- Ông chài ơi, có cá không ghé mua một mớ.
Người vừa lên tiếng là ông Phạm Mỹ một trí thức tư sản, giám đốc một xí nghiệp ống cống ở Thủ Đức, hoạt động trong lực lượng thứ ba ở Sài Gòn. Nước da ông ngăm đen, đầu hói cao, thân hình vạm vỡ, lúc nào trên môi cũng có điếu thuốc lá con mèo loại mười điếu. Ông lại là một cơ sở biệt động nội thành của Đoàn 10, theo hẹn hôm nay đưa nhân vật cao cấp trong nguỵ quyền Sài Gòn ra để Lê Bảy có dịp tiếp xúc thăm hỏi.
Anh ngư dân Lê Bảy cột chặt dây mũi, bước đến bắt tay luật sư Trần Ngọc Liễng, người có dáng dấp to cao khoẻ mạnh, niềm nở, cổ đeo chiếc huy hiệu dây chuyền vàng, đương là nghị sĩ Quốc hội thời Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống. Được biết ông ta có nhiều cảm tình với phía bên trong, theo như sự giới thiệu của ông Phan Mỹ.
Sau mấy câu chào hỏi xã giao, Lê Bảy đi thẳng vào câu chuyện:
- Thưa ông, ông có biết chúng ta đang đứng ở đây là đâu không?
- Đây là Gò Dầu xã Thái Thiện, trên đường đi nghỉ mát Vũng Tàu, có dịp tôi rẽ qua, thật là một khu vực trống trải do hậu quả chiến tranh. Sự tàn phá của chất độc hoá học nên không còn cây cỏ gì cả. Ông Liễng nói.
- Vâng thưa ông, trải qua cuộc chiến tranh dai dẳng, ở địa điểm này diễn biến một quá trình lịch sử mà người Việt Nam chúng ta ai cũng biết, trong thế chiến hai phát xít Nhật đã có mặt ở đây, lập sân bay dã chiến Phước Biên(Lê Bảy đưa tay chỉ phía trước mặt) và cũng đã rút chạy sau khi thua quân Đồng Minh.Qua 9 năm kháng chiến trường kỳ, giặc Pháp thua trận cũng đã xuống tàu tại đây. Lực lượng Việt Minh từ Gò Dầu qua Cắp-xanh-jắc tập kết ra Bắc, đặc biệt quân đội của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ không thắng được bằng chiến tranh cục bộ, buộc phải xuống thang rút lui trong danh dự, thực hiện nguỵ hoá cuộc chiến, cũng phải tập kết lực lượng gồm sư Anh Cả Đỏ, lữ Kỵ Binh Bay...để xuống tàu ra biển tại đây. Hôm nay tôi và ông, chúng ta là người Việt Nam vẫn sống còn, được gặp nhau ở đây.
Đến lúc này có lẽ ngài nghị sỹ quốc hội đã biết quá rõ người đối diện không phải là anh ngư dân chân lấm tay bùn nữa, ông vui vẻ gợi chuyện.
- Tháng rồi các ông diệt gọn một đại đội ông Thiệu ở Đất Đỏ hay quá
- Thưa ông, sự thực nếu chúng tôi diệt được một tên xâm lược thôi, mà cô bác nội thành có lời khen ngợi thì xin nhận. Còn diệt một đại đội nguỵ Sài Gòn là điều vạn bất đắc dĩ. Chúng tôi thấy rất đau lòng trong âm mưu thay màu da trên xác chết của Mỹ.
Ông Liễng mỉm cười, gật đầu biểu thị sự đồng tình, nói tiếp:
- Vừa qua ông có theo dõi sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm được trao trả ở Lộc Ninh ? Anh ta không quay lưng đi luôn, mà quay mặt đòi được trở về Sài Gòn thì quả rất hay.
Lê Bảy cảm thấy lòng mình vui vui, vì nhớ tới trước đây bà Tư Kiểng vợ của giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, một cơ sở của trung đoàn từ nội thành ra báo cáo tình hình có nói "Đề nghị các anh cho ý kiến, Huỳnh Tấn Mẫm nên xử trí thế nào khi được trao trả tại Lộc Ninh sắp tới?". Không còn thời gian để xin ý kiến cấp trên, nên Lê Bảy đã mạnh dạn chỉ đạo:" anh Mẫm cần phải quay lại Sài Gòn vì Mỹ-nguỵ bắt lúc anh là sinh viên đấu tranh cho hoà bình của đất nước chớ không phải là Việt Cộng. Phải đòi trở lại với phong trào sinh viên". Nay được một thông tin để kiểm nghiệm lại ý kiến đề xuất của mình, Lê Bảy vui vẻ nói:
- Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm xử trí vậy rất đạo lý, anh được trở về trong vòng tay của sinh viên và nhân dân Sài Gòn-Gia Định là phải
Tiếp tục chuyện trò thân mật và sau cuộc gặp gỡ để tìm hiểu nhau, họ chia tay với niềm suy tư riêng của mỗi người trong cuộc. Lúc này ông Phan Mỹ đã ngồi vào tay lái, lòn tay đưa cho Lê Bảy mảnh giấy ghi vội mấy dòng: " 10 giờ ngày đưa ông Táo về trời, tôi sẽ chuyển ít quà của bà con nội thành gởi các anh. Đón tôi tại đây".
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #19 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 10:10:32 am »

Hôm nay gió bấc lành lạnh thổi, ở Sở chỉ huy trung đoàn đóng tại Tắc Trũng một vùng rừng lõm chằng chịt rễ đước, cuộc hội nghị tổng kết tất niên, chuẩn bị cho phương án tác chiến sắp tới, hơn 50 cán bộ đại đội, tiểu đoàn từ Cần Giờ xa xôi cách trở,từ Ông Kèo, Cát Lái..lội sông, chèo xuồng, cắt rừng, nổ máy về dự đông vui đầy đủ, với nét mặt mọi người rạng rỡ hẳn lên sau một loạt trận đánh thắng vang dội ở rừng Sác. Chuẩn bị khai mạc hội nghị, chủ nhiệm hậu cần Cù Bạch Yến đến gặp Lê Bảy:
- Xin báo cáo với anh, tối qua đơn vị đi chài và đăng cá được vài chục ký, bà con trong ấp gởi ra chục cân thịt, rau cỏ nhưng còn thấy hẻo quá, đề nghị anh cho xuất chi thêm tiêu chuẩn để anh em ăn Tết luôn.
Lê Bảy suy nghĩ một chút rồi chậm rãi nói:
- Tạm vậy thôi anh Ba, tiền qũy đơn vị còn ít, phải tập trung cho kế hoạch tác chiến sau Tết rất căng thẳng, nguồn tài chính trên R rót xuống chưa kịp.
Nói vậy chớ trong bụng anh cũng đã có dự tính một bài toán mà chưa dám công bố còn đang giữ kín, e rằng có trục trặc kỹ thuật. Đến 8 giờ, anh nói:
- Anh Sáu Tao, trung đoàn phó thay tôi điều khiển hội nghị, tôi xin vắng mặt một lát có việc gấp.
Thế là anh xuống ngay chiếc ghe máy chỉ huy trực tiếp cầm tay lái, ngồi trước mũi là Tư Tiên Phó ban hậu cần, rẽ nước lao lên Gò Dầu. Từ xa đã thấy chiếc xe Jeep ca bô cao, sơn màu trắng của Phan Mỹ, mũi ghe vừa cặp sát mé với lá cờ ba que nguỵ trước gió phất phơ, dường như đang vẫy gọi, khiêu khích tốp trực thăng, đầm già đang quần đảo tuần tra quanh khu vực. Phan Mỹ nhanh chóng chuyển xuống ghe nào bọc, nào xách, nào giỏ đựng chục cây thuốc ba số, chục bánh chưng, bánh tét các loại lớn, chục chai rượu Wisky, lạp xưởng, dưa hấu, thèo lèo đủ cả..ông vui vẻ nói:
- Biết là sắp tết bà con nội đô gởi tặng anh em quân giải phóng rừng Sác dùng lấy thảo. Chúc anh em đánh thắng nhiều hơn. Ờ nè anh Bảy, đơn vị nào đánh cháy kho xăng Nhà Bè đã dữ vậy?
- Chính anh tham gia đánh cháy còn gì nữa mà hỏi. Lê Bảy nói vui
- Đừng giỡn cha nội, sao lại có tui vào đó
- Anh không nhớ à, chính cách đây mấy tháng chiếc xe này anh đã chở đổ tại Gò Dầu này chục tấm tôn, chục cuộn dây thép gai để đặc công trung đoàn tập luyện đánh kho, vậy là công anh khá lớn đó.
- Thiệt vậy sao? Tôi sẽ đến người bạn Ngô Công Đức nhà báo, xin nguyên một tập báo lưu thời gian cháy xăng để anh nghiên cứu.
- Tạm biệt anh. Nhớ chuyển giùm lời cảm ơn của chúng tôi đến bà con và hẹn gặp lại nhau tại Sài Gòn ở một mùa xuân đại thắng.
Thực ra Sở chỉ huy chỉ cách Gò Dầu non năm cây số đường chim bay, xe chạy đường 15 bóp còi nghe rõ, cách nhà thờ khu giáo dân Phú Hà vài trăm thước, nếu lộ chỉ cần một tốp trực thăng phóng pháo, hoặc một loạt B57 đánh bom tấn xuống, hay là giao hội ba cụm pháo nòng dài của chi khu, tiểu khu thì lõm rừng này xác xơ ngay. Nhưng hôm nay sau hội nghị, anh chị em được hưởng một bữa Tết ngoài dự kiến, đầy đủ hương vị ngày xuân, ấm lòng người lính. Mỗi miếng ăn, mỗi ly rượu chứa đựng tình quân dân cá nước vùng ven và trong vòng tay bảo vệ đùm bọc, che chở của nhân dân các xã Phước Thái, Phú Mỹ, Phước Hoà...Cứ mỗi năm mùa Tết đến, tuy chiến trường có nhiều lúc vô cùng căng thẳng ác liệt nhưng sống với dân hầu như năm nào anh em cũng được hưởng cái Tết đầy ý nghĩa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM