Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:14:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoạt động chiến đấu của QC PK-KQ QĐND Việt Nam tháng 12 năm 1972  (Đọc 34148 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 05:00:15 pm »

(tiếp)

Như sơ đồ cho thấy, hiệu quả xạ kích cao nhất là khi tầm phóng bằng 30-35 km. Các xu hướng phóng đạn tên lửa, đặc biệt trong các đợt phóng đầu tiên trên ranh giới xa của vùng phóng (зона пуска) dẫn đến việc giảm một cách phi lý hiệu quả của xạ kích: ví dụ, trong 37 lần xạ kích với phương pháp dẫn TT khi tầm xạ kích hơn 35 km, chỉ có 7 lần đạt được hiệu quả.

Tầm xa đến mục tiêu trong điều kiện nhiễu chủ động (AShP) được xác định bằng phương pháp tra bảng (theo các giá trị đã biết của góc tà và cao độ của mục tiêu). Trong đó cao độ của nó được xác định theo số liệu của bộ đội radar, và góc tà được tính theo thang chia của khối I-63. Với phương pháp này sai số trong xác định chiều cao trong 1 km sẽ đưa đến, như tính toán cho thấy, sai số xác định tầm xa của mục tiêu trong vòng 2,5-3 km.

Việc xạ kích máy bay B-52 có hiệu quả nhất là khi Rmt - 8-15 km. Chẳng hạn, hiệu quả xạ kích khi Rmt - 8 km là 0,25, và khi Rmt nhỏ hơn 8 km - 0,2. Điều này được giải thích bởi thực tế là khi bắn một tốp máy bay B-52, đang bay với tham số nhỏ hơn 8 km, dải nhiễu được chia ra ở phạm vi nhỏ hơn 25 km, điều đó gây nên những điều kiện khó khăn hơn cho việc bám sát mục tiêu nhóm. Ngoài ra, đối với các tham số nhỏ, xác suất tách dấu hiệu mục tiêu trên nền nhiễu cũng nhỏ hơn (do mật độ cao của nhiễu). Với các tham số Rmt nhỏ hơn 15 km, xác suất bắn trúng mục tiêu (вероятность поражения цели) sẽ giảm đi.

Như đã nhận xét, việc xạ kích đối tượng máy bay B-52 được tiến hành trong điều kiện có cả nhiễu chủ động và thụ động. Nhiễu thụ động được tạo ra ở độ cao từ 6-8 km. Khi tính đến điều này, việc phóng đạn tên lửa được thực hiện cùng với phương pháp kích nổ đầu đạn ở chế độ RV (PB), còn khi tên lửa tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 5-7 km, bộ chuyển mạch phương pháp kích nổ đầu đạn tên lửa sẽ được chuyển vào tư thế RV -> 11,5. Kết quả là, đạn tên lửa sẽ đi qua đám mây nhiễu thụ động mà không nổ. Phương pháp kích nổ này của đầu đạn đã được đền đáp và cho phép giảm đáng kể hiệu quả của nhiễu thụ động do các tốp máy bay yểm trợ thả xuống trước cuộc không kích của các máy bay B-52.

Ảnh hưởng quan trọng hơn đến sự tiêu hao của ngòi nổ vô tuyến, rõ ràng là nhiễu thụ động, do các máy bay B-52 thả trực tiếp trong quá trình không kích. Ví dụ đã có 244 lần đạn được phóng vào các máy bay B-52. Theo báo cáo của các kíp tác chiến đài điều khiển SNR, 64 đạn nổ bắn trúng 31 máy bay B-52, 37 đạn tên lửa tự hủy vì sai số dẫn đường lớn, các đạn tên lửa còn lại phát nổ tại khu vực mục tiêu, nhưng không tiêu diệt được máy bay. Chúng ta có thể giả định rằng một số đạn tên lửa bị kích nổ do màn nhiễu thụ động mà máy bay B-52 thiết lập.

Việc đạn tên lửa bị kích nổ do nhiễu thụ động từ các máy bay B-52, nhiều khả năng xảy ra khi bắn đuổi (вдогон) cũng như khi bắn đón, nếu như lựa chọn một trong các máy bay bay sau của tốp B-52 làm mục tiêu để bắn, bởi vì các chùm nhiễu thụ động được thả ra nằm trong bán cầu dưới của máy bay dẫn đầu tốp. Cụ thể, trong 6 lần bắn đuổi, hai trong số đó đạn tên lửa được dẫn bằng phương pháp PS, không tiêu diệt được máy bay B-52 nào. Theo các báo cáo của các xạ thủ, tất cả đạn tên lửa đều phát nổ trong trong vùng mục tiêu.

Cần lưu ý ảnh hưởng của số lượng đạn tên lửa đến hiệu quả xạ kích. Số lượng lần xạ kích lớn nhất (99 trong tổng số 135, chiếm 75,5%) là bằng hai đạn tên lửa, với 23 máy bay B-52 bị bắn rơi (đạt hiệu suất xạ kích - 0,23); 31 lần xạ kích bằng 1 đạn tên lửa và bắn rơi 4 máy bay (hiệu quả - 0 ,13); 5 lần xạ kích bằng 3 đạn tên lửa, bắn rơi 4 máy bay (hiệu quả - 0,8). Như vậy, hiệu quả lớn nhất đạy được khi xạ kích bằng 3 đạn tên lửa. Việc chỉ định dùng một đạn tên lửa để tiêu diệt máy bay B-52 ngay cả trong điều kiện thuận lợi cũng làm giảm đáng kể hiệu quả xạ kích.

Từ các trình bày ở trên, bất chấp các điều kiện khó khăn về bối cảnh trên không và tình hình nhiễu nặng, bộ đội tên lửa PK vẫn có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho lực lượng không quân chiến lược Mỹ. Khi đánh trả các cuộc không kích ồ ạt quy mô lớn của các máy bay B-52, hỏa lực của binh chủng tên lửa PK kết hợp với hỏa lực của LL PPK, đã là một sức mạnh đáng kể đến mức các phi hành đoàn các đơn vị máy bay B-52 rời khỏi hướng tác chiến, không hoàn thành nhiệm vụ, trút bom bừa bãi xuống những cánh đồng lúa.


CÁC ĐẶC ĐIỂM XẠ KÍCH ĐỐI TƯỢNG MÁY BAY KQ CHIẾN THUẬT VÀ KQHQ TRÊN TÀU SÂN BAY

Giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu diệt máy bay của không quân chiến thuật và không quân hải quân trên tàu sân bay là LL PPK. Bộ đội Tên lửa PK, ngoại trừ cụm PK Hà Nội chỉ bắn vào máy bay KQ chiến thuật và KQHQ trên tàu sân bay khi trong khu vực chiến đấu không có máy bay B-52.

Các kết quả tóm tắt của việc xạ kích máy bay KQ chiến thuật và KQHQ trên tàu sân bay được trình bày trong bảng 14.

BẢNG 14.




Bảng này liệt kê trị số các chỉ tiêu chủ yếu của xạ kích tùy thuộc vào dạng nhiễu, kiểu cơ động, phương pháp kích nổ đầu đạn, tiêu thụ đạn tên lửa, phương pháp dẫn đường và độ cao mục tiêu. Số lượng lần xạ kích lớn nhất (trên 76%) được tiến hành trong điều kiện có các loại nhiễu khác nhau. Hiệu quả xạ kích trong nhiễu là 0,47. Hiệu suất xạ kích tương đối cao như vậy trong điều kiện nhiễu có thể giải thích được bởi thực tế việc xạ kích đối tượng KQ chiến thuật và KQHQ trên tàu sân bay được tiến hành không ngẫu nhiên, trong các điều kiện xạ kích thuận lợi, tức là trên nền nhiễu có cường độ yếu hoặc trung bình và mục tiêu không cơ động. Chẳng hạn, hơn 75% lần xạ kích diễn ra với mục tiêu đang cơ động. Gần 37% lần xạ kích bằng một quả đạn và hơn 58 % lần xạ kích - hai đạn.

Trong số 46 đợt xạ kích vào đối tượng máy bay KQ chiến thuật và KQHQ trên tàu sân bay, có 18 đợt (39%) bắn vào các mục tiêu bay ở các độ cao thấp (ít hơn 1 km).

Như đã biết, việc cơ động của máy bay ở các độ cao đó bị hạn chế, hiệu quả áp dụng đạn chống radar – thấp; máy gây nhiễu của máy bay ở độ cao thấp tác động đến đài điều khiển RSNA-75M bằng cánh sóng biên của đồ thị định hướng và chỉ tạo được nhiễu cường độ thấp. Khi bắn vào các mục tiêu như vậy bằng phương pháp K sẽ đảm bảo được độ chính xác đủ cao trong việc dẫn đường cho đạn tên lửa.

Trong thời kỳ các trận chiến đấu Tháng Mười Hai đã diễn ra 11 lần bắn đuổi, tiêu diệt được 8 máy bay (hiệu quả xạ kích - 0,72).

Hiệu quả cao trong bắn đuổi có nguyên do như sau. Sau khi bay qua trận địa tiểu đoàn, thông thường máy bay ngừng cơ động chống tên lửa. Cường độ nhiễu giảm đáng kể. Thêm vào đó ở các góc hướng lớn của đường bay của các máy bay, việc bắn đạn chống radar trúng tổ hợp tên lửa PK bị loại trừ. Các kíp chiến đấu tiểu đoàn TLPK khéo léo khai thác các điểm yếu của phương tiện đối kháng điện tử và thủ đoạn chiến thuật của máy bay địch để bắn đuổi.

Khi máy bay đang bay ở độ cao hơn 1 km, điều kiện xạ kích trở nên phức tạp. Tại độ cao này máy bay sử dụng các thao tác cơ động về hướng và độ cao để tránh tên lửa. Hiệu quả của nhiễu khi máy bay bay ở độ cao đó là cao nhất, và việc sử dụng đạn chống radar kiểu "Shrike" – cũng đạt xác suất cao nhất. Để tăng hiệu quả xạ kích trong những điều kiện như vậy, các kíp chiến đấu sử dụng biện pháp chiến thuật sau đây.

Nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt mục tiêu được giao cho 2 hoặc 3 tiểu đoàn. Một trong số các tiểu đoàn khi ở tầm ranh giới xa của vùng diệt mục tiêu (зона поражения) hiệu quả (30-28 km) sẽ bật cao áp, làm thao tác phóng giả, sau đó các máy bay sẽ thực hiện cơ động. Ngay sau khi chúng hoàn thành cơ động, một tiểu đoàn khác, mà mục tiêu đã đi vào vùng phóng được đảm bảo của tiểu đoàn đó, sẽ thực hành xạ kích (bắn thật).
.......
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2012, 12:41:42 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2012, 06:25:56 pm »

(tiếp)

ĐẶC THÙ HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỄU PHỨC TẠP

Như đã nêu ở trên, khi tiến hành tập kích đường không ồ ạt bằng không quan chiến lược, chiến thuật và không quân hải quân trên tàu sân bay, cũng như khi không kích bằng các máy bay đơn lẻ hoặc không kích bằng các tốp nhỏ, Hoa Kỳ áp dụng rộng rãi các dạng nhiễu chủ động và thụ động khác nhau. Như đã nhận xét, hầu như tất cả các đợt xạ kích diễn ra trong điều kiện nhiễu, trong một môi trường mà hoạt động tác chiến của các kíp chiến đấu của các tiểu đoàn TLPK có một loạt tính chất đặc thù.

Nhiễu chủ động tạo ra bởi các máy bay đối kháng điện tử (REP) chuyên dụng kiểu EB-66 trong dải tần số làm việc của đài điều khiển RSNA-75M, giăng chặn trên các màn hình đài điểu khiển SNR những cung có bề rộng 3-4 đến 6-7 độ. Bề rộng cung phụ thuộc vào số máy bay REP đang ở trong khu vực quần vòng, phụ thuộc khoảng cách đến thiết bị gây nhiễu và tình trạng của các cơ cấu khuếch đại máy thu đài điều khiển SNR. Trên các màn hình hiển thị theo các mặt phẳng "góc" và "phương vị" ta quan sát được nhiễu dưới dạng một - hai, hoặc trong một số trường hợp, là 3 dải (theo số máy gây nhiễu trong khu vực quần vòng), chiều rộng các dải nhiễu điều chỉnh được bởi các trắc thủ radar với sự trợ giúp của chiết áp điều chỉnh bằng tay (потенциометр РРУ) và được thiết lập ở mức 3-4 độ. Ngoài ra, còn quan sát được một số dải nhiễu phụ (biên) độ rộng đến 1,5 độ. Nhiễu có cường độ nhẹ hoặc trung bình. Cường độ nhiễu lớn ít khi quan sát được.

Lấy ví dụ, trên hình 6.9 cho thấy các màn hình của trắc thủ radar (оператор PC) và sỹ quan điều khiển (офицер наведения) khi có tác động của nhiễu ở các mức cường độ khác nhau do máy bay EB-66 tạo ra.


Ghi chú. Hình 6: Dạng màn hình hiển thị của sỹ quan điều khiển (mặt phẳng góc tà) khi có tác động nhiễu từ máy bay EB-66. Hình 7: Dạng màn hình hiển thị của sỹ quan điều khiển (mặt phẳng góc phương vị) khi có tác động nhiễu từ máy bay EB-66. Hình 8: Dấu hiệu từ máy bay A-6 trên màn hình trắc thủ radar "Đ" (trắc thủ cự ly) trên nền nhiễu từ máy bay EB-66. Quy mô cự ly - 5 km. Hình 9: Dấu hiệu yếu từ một máy bay chưa rõ dạng trên màn hình trắc thủ radar "Đ" trên nền nhiễu từ máy bay EB-66. Quy mô cự ly - 5 km.

Một tính chất đặc trưng của nhiễu do máy bay REP tạo ra là góc tà dải nhiễu trên màn hình hiển thị mặt phẳng "góc" không thay đổi trong suốt thời gian máy bay gây nhiễu quần vòng trong khu vực. Độ lớn góc tà thường không vượt quá 3-4°.  Phương vị thiết bị (máy bay) gây nhiễu thay đổi trong cung 30-40 độ, tốc độ thay đổi góc phương vị không vượt quá đại lượng 0,05-0,1 độ / giây.

Những tính năng này cho phép kíp chiến đấu SCH tiểu đoàn TLPK xác định hướng dự kiến  không kích của các tốp máy bay tấn công thuộc LLKQ chiến lược và phân biệt dải nhiễu do các máy bay REP chuyên dụng tạo ra, so với dải nhiễu của các máy bay của KQ chiến lược và chiến thuật.

Các đạo diễn nhiễu trên máy bay EB-66 cũng tạo ra các loại nhiễu chủ động trong dải tần bắt bám mục tiêu (частоты СРЦ) của radar P-12. Nhiễu thường là nhiễu ngắm (прицельные помехи) theo tần số. Trong số bốn kênh tần số bắt bám mục tiêu một - hai kênh bị nhiễu chèn với cường độ nhỏ. Điều này cho phép chọn một kênh tần số, mà mức nhiễu trong đó là nhỏ nhất, và thực hiện bám mục tiêu trong vòng 1-2 phút. Sau thời gian này, kênh tần số được lựa chọn sẽ bị nhiễu chắn một lần nữa.

Cùng với việc gây nhiễu từ trên máy bay đối kháng điện tử (REP), nhiễu chủ động trong dải tần số của đài điều khiển RSNA-75M cũng được tạo ra bởi các tàu hải quân Mỹ trong khu vực Vịnh Bắc Bộ. Một tính năng đặc trưng của những loại nhiễu đó được trình bày như sau đây.

Góc phương vị của nguồn gây nhiễu trong trong toàn bộ thời gian quan sát (khoảng 30-40 phút) vẫn không đổi. Cường độ nhiễu cũng không thay đổi. Chiều rộng của dải nhiễu cơ bản trên các màn hình hiển thị của đài điều khiển SNR là 6-7 độ, dải nhiễu cạnh - 1,5-2 độ. Trên các màn hình mặt phẳng "phương vị" và "góc" từ trái sang phải với tốc độ 8 - 10 độ / giây dải nhiễu phương đứng di chuyển theo chiều rộng (dọc) khoảng 2 °. Ngoài ra, trên các màn hình "phương vị" và "góc" trên nền các dải nhiễu cơ bản và nhiễu cạnh còn quan sát thấy dấu hiệu màu tối thẳng đứng, thời gian của các dấu hiệu đó, đánh giá theo kích thước tuyến tính của chúng trên các màn hình (3-3,5 km theo khoảng cách) là 10-12 ms. Trong một phạm vi quét quan sát được 3-5 dấu hiệu như vậy, đều đặn di chuyển trên các màn hình cùng một tốc độ như dải màu tối thẳng đứng. Trong một số trường hợp, có một chuyển động hỗn loạn của các vệt màu tối thẳng đứng trên toàn màn hình.

Dạng các màn hình chỉ thị của sỹ quan điều khiển khi có nhiễu tác động từ các tàu hải quân Mỹ được trình bày trên hình 10.



Ghi chú. Hình 10a: Dạng màn hình hiển thị của sỹ quan điều khiển khi có nhiễu tác động từ tàu hải quân Mỹ. Khoảng cách đến nguồn gây nhiễu 50-60 km. Mặt phẳng epsilon - mặt phẳng góc tà. Hình 10b: Dạng màn hình trươngg hợp trên. Mặt phẳng bêta - mặt phảng góc phương vị.

Có những trường hợp một trong những màn hình chỉ thị phát sinh thêm dấu hiệu có tín hiệu nhiễu xung hỗn tạp.

Các máy bay chiến thuật (F-4, F-105) tạo ra nhiễu chủ động chỉ trong dải tần số các kênh máy ngắm mục tiêu của tổ hợp SA-75M. Nhiễu trên các kênh đạn tên lửa hiếm khi được sử dụng do tính kháng nhiễu năng lượng cao của các kênh này để không xảy ra sự phá vỡ việc dẫn đường cho đạn tên lửa.

Ở những khoảng cách lớn đến trận địa bệ phóng của tiểu đoàn TLPK (đến 50-60 km), các máy bay KQ chiến thuật thường thực hiện đường bay trong thành phần các biên đội có đội hình chiến đấu "mũi tên", "so le" hay "hàng dọc đôi một" («клин», «пеленг» или «колонна пар»). Việc bật máy gây nhiễu thực hiện từ phạm vi 70-90 km. Mục tiêu dạng tốp như vậy, trong đó mỗi máy bay là một nguồn gây nhiễu, tạo ra trên các màn hình chỉ thị đài điều khiển SNR dải nhiễu cơ bản rộng 5-6 độ và một số dải biên. Dấu hiệu mục tiêu trên nền nhiễu như vậy không quan sát được.

Dạng nhiễu từ tốp mục tiêu (4F-4) được thể hiện trong hình 11.



Ghi chú: Dạng màn hình hiển thị của sỹ quan điều khiển khi có tác động nhiễu từ tốp 4 chiếc F-4.
.......
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2012, 05:15:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 01:22:58 am »

(tiếp)

Trong vùng hỏa lực của bộ đội TLPK, các mục tiêu nhóm sẽ tách tốp, hoạt động chủ yếu theo cặp và thực hiện thao tác cơ động chống đạn TLPK ở độ cao 3-6 km. Đồng thời trên các màn hình chỉ thị quan sát được một số dải nhiễu mà do sự cơ động của mục tiêu liên tục thay đổi các vị trí góc của mình, gây khó khăn cho việc xác định các nguồn gây nhiễu và bám bắt chúng.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu từ các máy bay đơn lẻ hoặc các tốp máy bay nhỏ thuộc KQ chiến thuật được phát hiện ra trên nền các dải nhiễu từ cự ly 10-15 km. Nếu tham số mục tiêu lớn hơn 10-12 km, thì dấu hiệu mục tiêu phát hiện được từ cự ly 18-20 km, nhưng chỉ quan sát được một cách không ổn định. Bám sát mục tiêu trong điều kiện như vậy chỉ có ở chế độ RS.

Các máy bay F-105, thuộc thành phần các tốp xác định và chế áp hệ thống phòng không, hoạt động trong khu vực của bộ đội TLPK, phần lớn các trường hợp không có nhiễu bao bọc, là để đảm bảo sự phát hiện đáng tin cậy của các hệ thống radar đang hoạt động trong chế độ chủ động, và để phóng đạn chống radar như "Shrike". Việc bật thiết bị gây nhiểu trên các máy bay này chỉ được thực hiện thường là sau khi phát hiện một vụ phóng đạn tên lửa PK.

Các phi vụ F-111A bay ở độ cao thấp được thực hiện với việc tắt máy gây nhiễu, nhằm đảm bảo bí mật tiếp cận các đối tượng oanh tạc. Máy phát nhiễu chủ động được bật chỉ khi nó phát hiện một vụ phóng tên lửa. Máy bay đồng thời cơ động tránh TLPK trong mặt phẳng nằm ngang. Các dấu hiệu trên nền nhiễu của máy bay F-111A khi tham số ở khoảng 8-10 km được phát hiện, điều này cho phép bám sát mục tiêu trong chế độ RS theo tọa độ góc cũng như theo cự ly.

Máy bay hải quân trên tàu sân bay, khi hoạt động trong vùng hỏa lực TLPK, tạo ra trên màn hình chỉ thị đài điều khiển SNR tình trạng nhiễu ở các mức độ phức tạp khác nhau: tình trạng nhiễu phức tạp nhất là khi đánh trả các cuộc không kích quy mô lớn. Trên các màn hình hiển thị đài điều khiển SNR lúc đó sẽ quan sát được nhiễu kết hợp: dải nhiễu chủ động tạo ra bởi các máy bay đối kháng điện tử REP chuyên biệt, nhiễu thụ động từ các thiết bị gây chuyên dụng và nhiễu xung đáp ứng tạo ra bởi các máy bay tấn công và các máy bay nhóm yểm trợ và đảm bảo. Kết quả là trên các màn hình của các trắc thủ radar thậm chí khi quy mô 5 km đã đồng thời quan sát thấy 30-40 dấu hiệu từ những mục tiêu thực và mục tiêu giả. Bởi vì việc sục sạo tìm kiếm kéo dài và việc phát hiện mục tiêu là không thể (vì nguy cơ tiểu đoàn TLPK sẽ trúng đạn chống radar kiểu "Shrike"), khi đó việc xạ kích trong những điều kiện như vậy thường không được thực hiện.

Khi máy bay hải quân trên tàu sân bay hoạt động theo các tốp nhỏ (2-4 máy bay), nhiễu xung-đáp ứng được tạo ra, nhiễu này được truyền đi theo cự ly và các tọa độ góc, và có cả nhiễu xung-đáp ứng đa bội.

Lấy ví dụ, trong hình 12 cho thấy màn hình hiển thị khối I-31 "góc" tại thời điểm đạn tên lửa được dẫn tới mục tiêu máy bay loại A-7. Trong hình ta quan sát thấy rất rõ có hai mục tiêu, được che chở bằng nhiễu xung-đáp ứng, truyền theo cự ly (nhiễu loại "râu"). Bám sát các mục tiêu trong những điều kiện nhiễu như vậy được thực hiện trong chế độ RS, bởi vì khi làm việc ở chế độ AS sẽ diễn ra việc ngắt gián đoạn chế độ bám sát tự động theo cự ly và các tọa độ góc.


Ghi chú. Hình 12: Dạng màn hình hiển thị của trắc thủ radar (quy mô - 5 km) khi một tốp 2 chiếc A-7 tự bảo vệ bằng nhiễu xung-đáp ứng. Hình 13: Dạng màn hình hiển thị của radar khi có tác động của nhiễu từ máy bay kiểu EB-66 và nhiễu xung-đáp ứng từ máy bay A-7.

Trên hình 13 cho thấy các màn hình chỉ thị của khối "góc" I-31 khi có tác động của nhiễu kết hợp: nhiễu chủ động từ máy bay đối kháng điện tử chuyên dụng, nhiễu xung-đáp ứng (ОИП) từ máy bay cường kích hải quân A-7. Nhiễu xung-đáp ứng bội số (Многократные ОИП) dạng này gây khó khăn cho việc lựa chọn mục tiêu để xạ kích, đặc biệt là khi trong cung quét có một số nguồn nhiễu. Để chọn dấu hiệu mục tiêu, sỹ quan điều khiển chuyển mạch máy phát sóng từ ăng ten sang tương đương trong 2-3 giây. Sau khi đảo mạch về lại ăng-ten thì dấu hiệu từ mục tiêu xuất hiện trên các màn hình sớm hơn một chút so với dấu hiệu từ nhiễu.

Các dấu hiệu giả quan sát được cũng khác biệt với cụm mục tiêu ngay ở hình dạng của nó, nó gần với hình chữ nhật. Ngoài ra trên cụm mục tiêu ta còn thấy áp đặt nhiễu xung-đáp ứng truyền theo cự ly hoặc các tọa độ góc. Sử dụng tất cả các dấu hiệu nhận dạng này tạo cơ sở nâng cao hiệu quả bắn máy bay hải quân trên tàu sân bay.

Tình hình nhiễu được tạo ra phức tạp nhất là trong thời gian các cuộc không kích ồ ạt quy mô lớn của không quân chiến lược. Nhiễu chủ động từ các máy bay B-52, được tạo ra trong dải tần số của đài điều khiển RSNA-75M, được phát hiện từ cự ly 180-200 km. Ở cự ly 60-70 km đến tốp máy bay B-52, trên các màn hình hiển thị của đài điều khiển SNR quan sát được một dải nhiễu cơ bản và một số dải nhiễu biên.

Bằng cách điều chỉnh "chiết áp tay" và "độ sáng" các trắc thủ thiết lập được chiều rộng của dải nhiễu cơ bản về mức tối thiểu 3-3,5 độ. Khi máy bay B-52 đến gần trận địa phóng của tiểu đoàn TLPK thì dải nhiễu cơ bản ngay từ cự ly 40-50 km bắt đầu mở rộng lên đến 6-7 độ, sau đó nó sẽ tách thành hai hoặc ba dải nhiễu riêng biệt. Trong mặt phẳng "phương vị" dải nhiễu cơ bản, theo lệ thường, sẽ chia thành ba dải rộng 3-3,5 độ. Trong mặt phẳng "góc" thì dải nhiễu cơ bản thường không tách, hoặc nếu tách thì tách thành hai dải.

Cự ly từ đó quan sát được việc tách dải nhiễu trong mặt phẳng "β" phụ thuộc tham số hướng của tốp mục tiêu đối với trận địa bệ phóng của tiểu đoàn TLPK (Rmt - Рц) và đặc điểm sắp xếp đội hình của tốp trên hướng tác chiến. Trong hầu hết các trường hợp đều diễn ra việc tách dải nhiễu chủ động trong mặt phẳng phương vị: ở Rmt dưới 10 km – từ cự ly 30-35 km, còn khi Rmt lớn hơn 10 km – từ cự ly 25-30 km. Trong mặt phẳng góc tà thì cự ly bắt đầu tách dải nhiễu chủ động (АШП) không vượt quá 25-30 km.

Các màn hình hiển thị khối I-32 "phương vị" khi bám sát máy bay B-52 được cho trên hình 14-17.


Ghi chú. Hình 14: Dạng màn hình hiển thị của trắc thủ phương vị khi chịu nhiễu từ một tốp máy bay B-52. Cự ly đến nguồn nhiễu khoảng 35 - 40 km. Hình 15: Dạng màn hình hiển thị của trắc thủ phương vị khi chịu nhiễu từ một tốp máy bay B-52 tại thời điểm tách dải nhiễu. Cự ly đến tốp B-52 khoảng 30 km. Hình 16: Dạng màn hình hiển thị của trắc thủ phương vị khi chịu nhiễu từ một tốp máy bay B-52 (3 dải nhiễu ở trung tâm) và nhiễu từ một tốp 2 chiếc F-4 hộ tống (vệt nhiễu bên trái). Hình 17: Dạng màn hình hiển thị của trắc thủ phương vị khi chịu nhiễu từ một tốp máy bay B-52 tại thời điểm chúng ngoặt chuyển hướng ở cự ly cách tiểu đoàn TLPK khoảng 25-28 km.

Khi đài điều khiển SNR hoạt động bức xạ, trong một loạt trường hợp ta quan sát được các dấu hiệu từ máy bay B-52 trên nền nhiễu. Khả năng quan sát các dấu hiệu đó phụ thuộc tham số tầm và hướng của tốp B-52. Khi Rmt lớn hơn 8-10 km thì dấu hiệu của mục tiêu quan sát được từ cự ly 25-30 km. Nếu Rmt nhỏ hơn 8 km, cự ly phát hiện máy bay B-52 trên nền nhiễu chủ động (АШП) không vượt quá 15-17 km.
..........
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2012, 11:05:22 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 09:06:48 pm »

(tiếp)

Việc gây nhiễu chủ động từ máy bay B-52 trong dải tần số bắt bám của radar P-12 bắt đầu từ cự ly hơn 200 km. Khi cự ly đến nguồn nhiễu chủ động lớn hơn 100-120 km các màn hình IKO và VIKO bám sát mục tiêu (ИКО и ВИКО СРЦ) bị chẹn đầy nhiễu trong cung 20-40 độ. Nhiễu trong cung này có cường độ lớn, việc dẫn ngắm rất khó khăn. Cường độ của cánh nhiễu biên yếu hơn. Khi nguồn phát nhiễu đến gần, khu vực phát sáng trên các màn hình sẽ loang rộng ra và ở cự ly nhỏ hơn 70-80 km sẽ bằng 360 °. Mục tiêu không quan sát được trên nền nhiễu. Áp dụng điều chỉnh tần số trong một số trường hợp cho phép lựa chọn một trong các kênh tần số mà tại đó cường độ nhiễu là tối thiểu, và thực hiện dẫn ngắm. Sau 1-2 phút tại kênh tần số được lựa chọn cường độ nhiễu tăng lên đến mức độ loại trừ việc quan sát các dấu hiệu mục tiêu.

Tình hình nhiễu phức tạp phát sinh trên các màn hình đài điều khiển SNR và màn hình bắt bám mục tiêu trong thời gian diễn ra các cuộc không kích quy mô lớn của máy bay B-52, gây ra một loạt khó khăn trong công tác của các kíp chiến đấu SCH tiểu đoàn TLPK.

Đầu tiên, trong cung quét của đài điều khiển SNR có đồng thời vài mục tiêu - các nguồn nhiễu chủ động (АШП): các máy bay REP chuyên dụng loại EB-66, gây nhiễu từ khu vực quần vòng; các máy bay-nguồn gây nhiễu chủ động của KQ chiến thuật (F-4, F-105), nằm trong nhóm yểm trợ và bảo đảm; các tốp máy bay B-52 oanh kích. Kết quả là, trên màn hình SNR ta quan sát thấy đồng thời một số vệt nhiễu, gây khó khăn cho việc lựa chọn các mục tiêu để bắn và nhận dạng vệt nhiễu theo các mặt phẳng phương vị và góc tà.

Thứ hai, rất khó chọn vị trí của dấu hiệu theo chiều thẳng đứng trong các giới hạn vệt nhiễu khi bám sát mục tiêu nhóm. Điều này là do độ rộng vệt nhiễu mà mục tiêu nhóm tạo ra khi nó tiến gần trận địa của tiểu đoàn TLPK, không còn là không đổi. Khi mở rộng dải nhiễu đến 5-6 độ và nhiều hơn nữa phần giữa của nó không phù hợp về hướng với bất cứ máy bay nào trong nhóm. Từ đó nảy sinh vấn đề: chọn vị trí dấu hiệu theo phương thẳng đứng thế nào để sai số bám sát theo các góc sẽ là tối thiểu.

Để tách dải nhiễu từ các máy bay B-52 trên nền các dải nhiễu chủ động ra khỏi các nguồn nhiễu khác, các kíp chiến đấu tiểu đoàn TLPK sử dụng cả một loạt đặc điểm phân biệt. Những dấu hiệu này có cơ sở ở việc trang bị không đồng đều thiết bị gây nhiễu của các loại máy bay khác nhau, cũng như sự khác biệt trong việc sắp xếp đội hình chiến đấu của các máy bay KQ chiến lược và KQ chiến thuật. Sự khác biệt trong chiến thuật gây nhiễu và tấn công của các máy bay B-52 cũng được tính đến.

Phân tích những yếu tố này sẽ giúp thiết lập các dấu hiệu phân biệt nhiễu như sau do các máy bay B-52 gây ra.

1.Trong cuộc tập kích quy mô lớn của không quân chiến lược, nhiễu chủ động được đồng thời tạo ra trước tất cả các loại đài radar của bộ đội TLPK, bộ đội radar và trong đa số trường hợp - cho cả các khí tài liên lạc vô tuyến - và truyền dẫn vô tuyến.

2. Các dải nhiễu từ máy bay B-52 ổn định hơn về độ sáng, chiều rộng và cường độ so với các dải nhiễu từ các máy bay không quân chiến thuật. Điều này được cắt nghĩa bởi vì các máy bay B-52 tiến tới đối tượng tấn công theo một đường bay thẳng ở một độ cao không đổi (9-12 km) và với tốc độ không đổi (220-230 m / s). Máy bay của không quân chiến thuật trong vùng tác chiến của bộ đội TLPK thường thực hiện cơ động tránh tên lửa. Vì vậy, các dải nhiễu từ chúng liên tục thay đổi về độ sáng, cường độ, và chiều rộng; thay đổi cả giãn cách góc giữa các dải nhiễu.

3. Tính ổn định về hướng của các máy bay B-52 khi tiến đến đối tượng oanh tạc dẫn đến việc khi bám sát dải nhiễu từ các máy bay trên theo các tọa độ góc thì các tham số (tốc độ thay đội tọa độ theo góc tà và phương vị), tính trên biểu xích xen-xin của các khối I-65 và I-6Z, thay đổi một cách trơn tru, không có sự thay đổi dấu hiệu trong cả các phạm vi nhỏ (không quá 0,2 độ mỗi giây trong dải cự ly 30-100 km). Khi bám sát dải nhiễu từ các máy bay KQ chiến thuật thì các giá trị (tốc độ thay đội tọa độ theo góc tà và phương vị) biến đổi không đều đặn, trong một dải rộng hơn, và đôi khi với sự thay đổi các dấu hiệu được gây nên bởi thao tác cơ động của các máy bay.

4. Nhiễu từ các máy bay B-52, khác với các dải nhiễu từ các máy bay không quân chiến thuật, có dư lượng sâu ("có đuôi"), không nén được bằng sơ đồ phân chia đầu vào (схема ВРУ). Điều này được giải thích bởi công suất nhiễu tại đầu vào máy thu đài điều khiển SNR theo các kênh ngắm mục tiêu,  tạo ra bởi tốp máy bay B-52, cao hơn công suất nhiễu từ các máy bay chiến thuật (đặc biệt là khi tham số mục tiêu dưới 10 km).

5. Do thiết bị gây nhiễu được lắp đặt trên máy bay B-52 có công suất lớn, ảnh hưởng của các sơ đồ AGC (схема АРУ - Автоматическая Регулировка Усиления) và MGC (схема РРУ - Ручная Регулировка Усиления) của kênh thu đài điều khiển SNR bị giới hạn bởi sự bão hòa của các mạch đầu vào. Ảnh hưởng hạn chế của các sơ đồ AGC và MGC xảy ra thường xuyên nhất với các giá trị tham số mục tiêu nhỏ hơn hoặc bằng 8-10 km, khi máy gây nhiễu tác động lên đài điều khiển SNR bằng cánh sóng chính của sơ đồ đặc tính hướng của trạm phát nhiễu. Theo số liệu của Bộ Tư lệnh PKKQ QDNDVN, cực đại của sơ đồ đặc tính hướng trạm phát nhiễu ALT-28 (trong mặt phẳng thẳng đứng) hướng theo góc 20-25 độ so với trục dọc của chiếc máy bay B-52. Độ rộng của sơ đồ trong mặt phẳng thẳng đứng là 15 độ ở mức một nửa công suất. Theo những dữ liệu này hiệu quả tối đa của nhiễu được đảm bảo ở cự ly 24-25 km và ở trần bay 10-12 km.

Tất cả những dấu hiệu phân biệt của nhiễu từ các máy bay B-52 được các kíp chiến đấu tiểu đoàn TLPK sử dụng để đánh giá tình huống trên không và lựa chọn mục tiêu để xạ kích.

Khi có sự hiện diện đồng thời của một số dải nhiễu trên các màn hình hiển thị của sĩ quan điều khiển, việc phân biệt mục tiêu được xác định như sau. Sỹ quan điều khiển kết hợp dấu hiệu thẳng đứng trên mặt phẳng phương vị với dải nhiễu đã chọn, đồng thời đánh dấu chiều dài "đuôi" nhiễu. Sau đó, khi tiếp tục kết hợp dấu hiệu thẳng đứng với mỗi một trong các dải nhiễu theo góc phương vị, anh ta theo dõi sự thay đổi chiều dài "đuôi" của dải nhiễu được lựa chọn trong mặt phẳng góc tà. Dải nhiễu trên mặt phẳng phương vị, khi kết hợp với nó mà "đuôi" của dấu hiệu thẳng đứng tăng lên, được chọn để bám sát.

Việc bám sát dải nhiễu từ máy bay B-52 theo các tọa độ góc của trắc thủ radar được thực hiện như sau. Ở cự ly xa trắc thủ radar phương vị bám sát giữa tâm dải nhiễu mà độ rộng của nó được thiết lập ở 3-3,5 độ. Khi mở rộng dải nhiễu trắc thủ chú ý vào dấu của tham số (tốc độ thay đổi phương vị của mục tiêu). Nếu nó lớn hơn 0, trắc thủ phương vị sẽ giữ vạch thẳng đứng ở vị trí 1,5 độ so với cạnh phải của dải nhiễu mở rộng. Nếu tốc độ thay đổi góc phương vị mục tiêu nhỏ hơn 0, vạch theo phương thẳng đứng sẽ được giữ gần hơn về phía cạnh trái của của dải nhiễu là 1,5 độ. Điều này cho phép khi tách dải nhiễu ta chuyển sang bám sát mục tiêu đi đầu trong tốp mục tiêu (vạch bên phải, nếu tốc độ thay đổi phương vị mục tiêu lớn hơn 0, vạch bên trái, nếu tốc độ thay đổi phương vị mục tiêu nhỏ hơn 0) một cách êm thuận, không giật cục, không tạo ra dao động đổi chiều lớn trong mạch vòng điều khiển đạn tên lửa.

Hoạt động của trắc thủ radar góc tà khác với hoạt động của trắc thủ radar phương vị ở chỗ khi mở rộng dải nhiễu anh ta luôn giữ vững vạch đứng gần với mép phải dải nhiễu 1,5 °, bởi vì góc tà của chiếc máy bay dẫn đầu tốp máy bay luôn luôn lớn hơn góc tà của những chiếc bay sau. Khi tách dải nhiễu theo mặt phẳng góc tà, trắc thủ luôn luôn chọn bám sát dải bên phải, anh ta coi nó là mục tiêu đầu đàn.

Từ cự ly nhỏ hơn 60 km máy gây nhiễu trên máy bay B-52, theo quy luật, sẽ làm việc trong chế độ điều chế xung nhiễu. Đồng thời tần số lặp của xung nhiễu là bội số của tần số quét và biến đổi êm thuận trong một phạm vi nhỏ (cộng hoặc trừ 2-3 Hz). Kết quả là, khi xuất hiện dải nhiễu từ một máy bay đơn lẻ sẽ tạo nên hiệu ứng "quay" tâm sáng của dải nhiễu xung quanh vạch thẳng đứng (trong phạm vi toàn bộ chiều rộng dải nhiễu) với sự biến đổi liên tiếp về tần số và hướng "quay". Các dải biên khi đó sẽ "bơi" trên màn hình lúc sang bên trái, lúc sang bên phải.

Sự làm việc của đài phát nhiễu trong chế độ như vậy cản trở trắc thủ radar "góc tà" và "phương vị" bám sát các nguồn gây nhiễu, bởi vì việc xác định bằng mắt tâm dải nhiễu bị điều chế sẽ có sai số lớn. Để giảm các sai số góc bám sát, các trắc thủ phải sử dụng phần còn lại của dải nhiễu, không nén bằng sơ đồ AGC, đồng thời kết hợp vạch thẳng đứng với phần sâu nhất của nó, mà tương ứng với hướng chính xác hơn của mục tiêu đang bị bám sát.

Nghiên cứu các kinh nghiệm trình bày trên đây của các kíp chiến đấu có trình độ huấn luyện tốt nhất cho thấy rằng hiệu quả bắn máy bay B-52 phần lớn được xác định bằng khả năng của kíp chiến đấu phân tích nhanh chóng và triệt để, toàn diện tình trạng nhiễu, trên cơ sở đó chọn ra mục tiêu bắn, chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho xạ kích và thực hiện các tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn thành nó một cách thành công.

Tạo cơ sở cho việc phân tích toàn diện tình hình nhiễu là kiến thức sâu sắc của tất cả các thành viên trong các kíp chiến đấu SCH ở mọi cấp độ về tính năng đặc điểm của phương tiện đối kháng điện tử (REP), thuộc trang bị vũ khí trên các máy bay đối phương, và các chiến thuật chúng sử dụng trong các điều kiện chiến đấu khác nhau.
.......
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2012, 03:16:30 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 12:53:21 pm »

(tiếp)

HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA KHÔNG QUÂN TIÊM KÍCH

Lực lượng không quân QDNDVN có 4 trung đoàn không quân tiêm kích chiến đấu, một trung đoàn tiêm kích huấn luyện và một trung đoàn không quân vận tải đặt căn cứ tại 5 sân bay. Các trung đoàn tiêm kích chiến đấu được trang bị các máy bay MiG-21, MiG-19 và MiG-17, tập trung ở các tỉnh trung tâm và phía bắc của VNDCCH và đóng căn cứ tại các sân bay: Gia-Lâm, Nội Bài, Yên Bái và Kép.

Các căn cứ không quân QDND Việt Nam và đặc điểm các sân bay theo tình hình ngày 18/12/72 được thể hiện trong sơ đồ 19.



Căn cứ không quân của QDND Việt Nam và đặc điểm các sân bay theo tình hình ngày 18.12.1972.

Trong biên chế chiến đấu của KQNDVN có 187 máy bay tiêm kích. Trong số này, chỉ có 71 máy bay ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chiếm 38%. Trong biên chế chiến đấu đó chỉ có thể huy động tham chiến được 47 máy bay (31 MiG-21 và 16 MiG-17), chiếm 26% tổng số máy bay chiến đấu.

MiG-19 do Trung Quốc sản xuất không tham gia vào các trận đánh.

Trong số 194 phi công có 75 người (40%) là phi công trẻ.

Thành phần bay (từ số phục vụ cũ) chủ yếu được huấn luyện tác chiến theo tốp 2 và theo toàn biên đội trong điều kiện đơn giản và phức tạp vào ban ngày. Chỉ có 13 phi công MiG-21 và 5 phi công MiG-17 được huấn luyện tác chiến đêm trong đội hình đơn lẻ và trong cả điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp.

Những nỗ lực chính của KQTK được tập trung vào việc bảo vệ thủ đô VNDCCH - thành phố Hà Nội, cảng biển tại thành phố Hải Phòng, các cơ sở quân sự và công nghiệp và các tuyến giao thông phân bố ở các tỉnh trung tâm và phía bắc VNDCCH. Mục tiêu chính là tiêu diệt các máy bay B-52.

Do sự phức tạp của tình hình trong thời gian Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch không kích tại VNDCCH, hoạt động của không quân tiêm kích có tính chất hạn chế. Kết quả là sự đóng góp của lực lượng này vào sự đánh trả cuộc không kích của máy bay Mỹ là không đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả khi hoạt động với một lực lượng hạn chế, họ cũng buộc bộ chỉ huy Mỹ phải huy động một lực lượng không quân chiến thuật đáng kể để bảo vệ các nhóm tấn công, làm suy yếu đáng kể sức mạnh tấn công của không quân đối phương khi oan tạc các mục tiêu tại VNDCCH.

Trong suốt thời gian chiến sự, không quân tiêm kích đã thực hiện 31 phi vụ xuất kích, trong đó có 27 phi vụ MiG-21 và 4 phi vụ MiG-4 17. Đã tổ chức được 8 trận không chiến, trong đó bắn rơi 7 máy bay địch, gồm 2 B-52, 4 F-4 và 1RA-5C, hay là 9% tổng số các máy bay bị các phương tiện của bộ đội Phòng không và Không quân bắn rơi. Tổn thất của họ - 3 máy bay MiG-21.



Tính đến sự vượt trội về số lượng của máy bay Mỹ trong không trung và sự duy trì khả năng giám sát liên tục không phận VNDCCH, bộ chỉ huy binh chủng Không quân QĐNDVN khi sử dụng không quân chiến đấu nhấn mạnh vào tính bất ngờ.

Tiếp cận bí mật, công kích dứt khoát và thoát khỏi không chiến ngay lập tức sau khi phóng tên lửa - đó là chiến thuật không chiến của các phi công Việt Nam.

Nhiệm vụ chiến đấu của không quân được thực hiện chủ yếu bởi các kíp trực chiến MiG-21 ở mức sẵn sàng số 2, ngày và đêm với thời hạn một phi vụ xuất kích trong thời gian ban ngày là 5-6 phút và ban đêm - 6-7 phút.

Chúng ta hãy xem xét một số trận không chiến chống lại máy bay ném bom chiến lược B-52. Phi vụ xuất kích đầu tiên đánh chặn B-52 được thực hiện bằng máy bay MiG-21 diễn ra buổi tối ngày 18 tháng 12. Hồi 19:28 giờ sau khi cất cánh từ sân bay Nội Bài theo hướng 220 ° trong chế độ công tác tối đa của động cơ, phi công lấy độ cao 5000 mét, ngay trước mặt ở khoảng cách 10-15 km anh ta phát hiện ra đèn hiệu dẫn đường của một máy bay ném bom chiến lược B-52. Sau khi báo cáo tình hình về SCH trung tâm và nhận được lệnh công kích, phi công bật tăng lực, ném thùng dầu phụ và bắt đầu leo cao đồng thời ngoặt phải.

Khi lên đến độ cao 10.000 m, theo lệnh từ SCHTT (cự ly đến mục tiêu - 10 km) phi công bật máy ngắm RP-21 để chiếu xạ. Sau 3-5 giây phi công nhận thấy rằng đèn dẫn đường trên máy bay B-52 tắt phụt, còn màn hình máy ngắm lấp đầy các vệt sáng của nhiễu chủ động, trên nền nhiễu đó mục tiêu không quan sát được.

Phi công báo cáo tình hình có nhiễu và bay tiếp hướng tới mục tiêu. Sau một thời gian ngắn (30-40 giây sau khi bật RP-21 vào chế độ chiếu xạ), anh thấy có 6 phát tên lửa nổ gần xung quanh máy bay mình, sau đó anh kiên quyết ngoặt phải đồng thời với việc hạ độ cao thoát khỏi công kích. Khi hạ cánh xuống sân bay, máy bay rơi vào một hố bom và bị tai nạn. Phi công may mắn không bị thương.

Lý do chính không thành công của trận không chiến - không tạo được tính bất ngờ về chiến thuật cho cuộc công kích do phương pháp tiếp cận mục tiêu không đúng đắn và bật radar máy ngắm quá sớm.

Ngày 27 tháng 12 hồi 22:02 giờ từ sân bay Yên Bái, một máy bay MiG-21 cất cánh đánh chặn các máy bay B-52. Khí tượng: mây – cấp 10, cao độ rìa mây thấp - 400 m, cao độ đỉnh mây - 2000 m, tầm nhìn - 10 km.

Thực hiện lệnh của SCHTT, phi công theo hướng 200 ° tại chế độ làm việc tối đa của động cơ lấy độ cao 5.000 mét. Theo lệnh từ SCHTT phi công thả thùng dầu phụ, bật tăng lực và bắt đầu leo lên độ cao 10.000 m.

Khi tới độ cao 6.000 mét, anh phát hiện trên độ cao cao hơn mình về phía trái một máy bay đang bay với các đèn dẫn đường đang được bật, vẫn quan sát bằng mắt thường, anh tiếp tục kéo cao bằng vòng ngoặt trái (độ nghiêng 35-40 °, tốc độ 1200 km / h). Khi đạt đến độ cao 10.000 m và bay theo hướng 70 °, phi công tiếp tục tiếp cận mục tiêu khi tốc độ của máy bay tiêm kích đạt tới 1300 km / h và tại cự ly 2000-2500 m thực hiện ngắm bắn theo máy ngắm có ống chuẩn trực (прицеливание по коллиматорному прицелу) và phóng một loạt 2 đạn tên lửa (xem sơ đồ 20).



Sơ đồ 20. Trận không chiến ngày 27.12.1972.

Cả hai đạn tên lửa đều trúng máy bay B-52. Phi công thực hiện nửa vòng ngoặt thoát khỏi công kích, lấy lại đường bay bằng ở độ cao 2500-3000 m, và hạ cánh an toàn tại sân bay xuất kích.

Thành công trong không chiến đã được đảm bảo vể mặt chiến thuật bằng cách sử dụng thông minh các đường bay lúc dẫn đường tiếp cận và tấn công, tính bất ngờ với việc sử dụng các dấu hiệu giải trang nhận diện B-52 (đèn dẫn đường), và sự duy trì được độ chính xác của các tham số đường bay khi máy bay phóng tên lửa.


.......
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2012, 07:23:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2012, 07:22:06 pm »

(tiếp)

Ngày 28 tháng 12 từ sân bay dã chiến, nằm cách 12 km về phía bắc của sân bay Thọ Xuân, vào hồi 21:28 giờ một máy bay tiêm kích MiG-21 xuất kích đánh chặn B-52. Khí tượng: mây – cấp 5, cao độ rìa mây dưới - 800 mét, cao độ đỉnh mây - 1,200-1,500 m, tầm nhìn xa - 10 km.

Việc dẫn đường được thực hiện từ đài dẫn đường. Đường bay đến độ cao 4000 m được thực hiện ở chế độ làm việc tối đa của đọng cơ, sau đó tiếp đến lệnh thả thùng dầu phụ, bật tăng lực và theo hướng 350° chiếm lĩnh độ cao 10000 m.

Trên độ cao 7000 m phi công báo cáo về đài dẫn đường anh đã nhìn thấy phía trước có máy bay bật đèn dẫn đường đang bay theo cùng hướng và ở trên cao. Giả thiết từ cự ly 8-10 km tại độ cao 9000–9500 m, máy bay tiêm kích MiG-21 đã bị radar bảo vệ đuôi máy bay ném bom B-52 phát hiện, tổ lái chiếc B-52 đã tắt đèn trên thân máy bay, điều đó được phi công-tiêm kích báo cáo về đài chỉ huy.

Đó là báo cáo cuối cùng của phi công. Theo những mảnh xác máy bay B-52 và MiG-21 đã xác định rằng chúng va chạm nhau trên không trung. Theo số liệu của phía Việt Nam, máy bay tiêm kích MiG-21 đã đâm thẳng ("taran") vào máy bay ném bom B-52.

Phân tích các trận không chiến của máy bay tiêm kích Việt Nam với các máy bay ném bom chiến lược B-52 cho thấy đơn vị chiến thuật cơ bản trong đánh đêm là một máy bay duy nhất. Tính bất ngờ chiến thuật trong công kích được đảm bảo bằng việc sử dụng máy ngắm chuẩn trực (ПКИ) để ngắm mục tiêu và phóng đạn tên lửa.

Tuy nhiên, để hoàn tất cuộc công kích cần phải tiến được vào khu vực có thể phóng tên lửa - bán cầu sau của máy bay ném bom B-52, duy trì nghiêm ngặt đúng các tham số đường bay trước khi phóng đạn (nâng tốc độ lên trên 300-400 km / h, cự ly phóng 1800-2000 m) và phóng đạn R-3S cả loạt.

Một trong những lý do các máy bay tiêm kích MiG-21 hoạt động kém hiệu quả đối với các máy bay B-52 là không đưa được tiêm kích tới đích (sáu trong số 10 lần dẫn đường bị gián đoạn do radar dẫn đường bị nhiễu nặng).

Không quân tiêm kích cũng được sử dụng để chiến đấu với các máy bay của không quân chiến thuật và máy bay trinh sát. Có 11 phi vụ xuất kích như vậy đã được thực hiện (9 - trên các máy bay MiG-21 và 2 - MiG-17). Kết quả các cuộc không chiến là các máy bay tiêm kích MiG-21 đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ: 4 F-4 "Phantom" và một RA-5C «Vigilant". Hoạt động của các tiêm kích MiG-17 không có kết quả.

Trong cuộc chiến đấu chống lại không quân chiến thuật, đơn vị chiến thuật cơ bản là biên đội 2 chiếc tiêm kích. Chẳng hạn, trong số 11 phi vụ có 8 phi vụ  (73%) được thực hiện bằng biên đội 2 chiếc. Khi tiến hành các cuộc không chiến các phi công áp dụng việc tiếp cận đối thủ một cách bí mật, tiến hành công kích dứt khoát và thoát khỏi không chiến ngay lập tức sau khi phóng tên lửa. Do sự áp đảo về số lượng trên không trung của kẻ thù nên các phi công QDNDVN không bước vào cuộc không chiến kéo dài. Có một trường hợp ngoại lệ (28 tháng 12), khi phi công sau khi thực hiện thành công một cuộc công kích và trong tình trạng không có thông tin chính xác về ưu thế lực lượng của đối phương, tiếp tục chiến đấu và bị bắn hạ bởi một chiếc F-4.

Theo thuật ngữ của các phi công Việt Nam, các chiến thuật phổ biến nhất được họ sử dụng là "thọc sâu", "công kích đồng thời", "phản kích liên tục", "phá vỡ quần vòng", "tấn công khi đối phương tách tốp", "tấn công khi đối phương cơ động "cắt kéo " v.v. Tất cả các trận chiến đấu trên không diễn ra trong điều kiện tầm nhìn bằng mắt thường, trên các độ cao thấp với tên lửa là vũ khí chính.

Ta hãy xem xét một số thủ pháp chiến thuật trong hoạt động chống trả không quân chiến thuật Mỹ. Ngày 23 tháng 12 một cặp phi công Việt Nam trên MiG-21 trong không chiến với một biên đội F-4 đã sử dụng phương pháp "tấn công khi đối phương tách tốp".

Bản chất của nó là sau khi công kích - thoát khỏi cuộc chiến và không cho phép đối phương chiếm vị trí thuận lợi để tấn công. Thực tế là khi ở trong vị trí bị tấn công, theo quy luật, biên đội F-4 tách thành 2 tốp, một cặp bắt đầu vòng ngoặt chiến đấu sang phải cùng với thao tác kéo cao, còn cặp kia - lượn xoắn ốc đi xuống về bên trái.

Để đảm bảo sự thành công của mình, cặp phi công Việt Nam hoặc tách tốp, hoặc bám theo cặp họ định tấn công - tất cả phụ thuộc vào khoảng cách đến biên đội F-4 (chiếc máy bay đi cuối) tại thời điểm chúng tách tốp thành 2 cặp. Nếu khoảng cách nhỏ hơn 3000 m, cặp phi công Việt Nam sẽ tách tốp, và mỗi người sẽ tự thực hiện công kích vào tốp "của mình". Nếu khoảng cách là hơn 3000 m, cặp đôi Việt Nam tiếp tục công kích đồng thời vào cặp F-4 đi sau.

Trong tất cả các trường hợp, đội hình chiến đấu của tốp 2 chiếc là so le trái hoặc so le phải. Khi dẫn đường và tìm kiếm (theo thuật ngữ Việt Nam "chế độ thụ động") các máy bay giữ khoảng cách 400-600 m, giãn cách 200-400 m và máy bay bay sau bay cao hơn máy bay đi đầu 50-100 m. Trong không chiến ở "chế độ chủ động" áp dụng đội hình chiến đấu mở (khoảng cách và gián cách tăng lên 800-1000 m).

Trong một số trường hợp, để cải thiện khả năng quét bán cầu sau và bảo vệ đuôi máy bay dẫn đầu, chiếc bay sau thuộc cặp tiêm kích Việt Nam thường sử dụng động tác cơ động "rắn bò". Thao tác được thực hiện bằng độ lệch tối đa đến 1000 m đối với hướng bay của chiếc đi đầu và góc mở 45-50 °, góc nghiêng 60-65 °.

Ngày 22 tháng 12 hồi 13:28 một cặp MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn tốp F-4 bay từ Lào sang. Khí tượng: mây - cấp 10, độ cao rìa mây thấp - 400 m, đỉnh mây - 1500 m, tầm nhìn - 8-10 km. Dẫn đường thực hiện từ SCH trung đoàn. Thực hiện lệnh của SCH, cặp tiêm kích lấy hướng 220 °, kéo cao lên 8000 m (sơ đồ 21).



Sơ đồ 21. Trận không chiến ngày 22.12.1972.

Sau khi ra khỏi mây chiếc đi đầu theo lệnh SCH thi hành vòng ngoặt sang trái và lập tức phát hiện một biên đội F-4 về phía trái ở góc 90 °, cự ly 6-8 km, đang bay ở độ cao 6000-8000 m. Phi công quyết định tấn công cặp F-4 thứ hai, lệnh cho chiếc đi sau thả thùng dầu phụ và bật tăng lực.

Vì đối tượng của cuộc tấn công được lựa chọn là cặp ngoài cùng bên trái, chiếc dẫn đầu chuyển sang ngoặt sâu hơn nữa (với quá tải lên đến 7-8). Tại thời điểm này, chiếc đi sau mất dấu chiếc đi đầu. Tại thời điểm lật nghiêng máy bay sang hướng ngược lại máy bay bị bắn rơi. Phi công nhảy dù và may mắn tiếp đất an toàn.

Khi phân tích trận không chiến, đã cắt nghĩa được rằng bay sau biên đội đầu tiên trên cùng độ cao đó còn một biên đội F-4 thứ hai, biên đội đó đã tấn công cặp tiêm kích MiG-21. Chiếc bay đầu khi công kích chiếc F-4 bay sau của cặp thứ hai thuộc biên đội thứ nhất đã bị chiếc đi đầu của tốp F-4 thuộc biên đội thứ hai tấn công, chiếc F-4 đó đã bắn sáu phát đạn tên lửa vào chiếc MiG-21. Tất cả 6 phát tên lửa đều trượt.

Khi thấy sự vượt trội về số lượng của đối phương, và nhiên liệu chỉ còn hạn chế, chiếc MiG-21 dẫn đầu tại chế độ giới hạn về quá tải đã hạ cực thấp thoát khỏi chiến trường. Ở chiều cao 30-50 mét, phi công đã cắt được đeo bám của máy bay đối phương và với 250-300 lít nhiên liệu còn lại đã an toàn tiếp đất tại sân bay xuất kích. Máy bay của phi công bay sau bị bắn rơi bởi tốp đi sau của biên đội F-4 thứ hai.

Nguyên nhân chiếc đi sau lạc đội hình với chiếc đi trước: mức độ phối hợp gắn kết nhóm yếu trong thành phần biên đội 2 chiếc và hành động không hiểu biết của chiếc đi sau sau khi đã lạc mất chiếc đi đầu; sai lầm về mặt chiến thuật khi lựa chọn đối tượng tấn công; thiếu sự dẫn đường chính xác từ SCH trung đoàn KQTK.
.......
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2012, 11:48:48 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 12:09:45 am »

(tiếp)

Ngày 23 tháng 12 hồi 13:41 giờ một cặp MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn tốp F-4 từ hướng Lào sang, bay trên độ cao 7000-8000 m. Khí tượng: mây - cấp 10, cao độ đáy mây - 400 m, đỉnh mây - 1200 m, tầm nhìn 6-8 km. Dẫn đường thực hiện từ SCH trung đoàn KQTK (sơ đồ 22).



Sơ đồ 22. Trận không chiến ngày 23.12.1972.

Sau khi cất cánh và lấy độ cao 300 m cặp tiêm kích bay dưới mây về hướng 160°, sau 1,5 phút cất cánh theo lệnh từ SCH họ lấy hướng 260° và bắt đầu chiếm độ cao đã định ở chế độ hoạt động tối đa của động cơ. Trên độ cao 4000 m, chiếc đi đầu phát hiện phía bên phải ở góc 56–60° một biên đội máy bay, đang bay trong đội hình «mũi tên - клин» ở độ cao 7000–8000 m.

Phi công quyết định tấn công tốp 2 chiếc F-4 đi sau. Sau khi thả thùng dầu phụ và bật tăng lực, cặp tiêm kích ngoặt phải và vừa kéo cao vừa tiếp cận các máy bay đối phương.

Khi cặp МiG-21 tiến vào bán cầu sau biên đội F-4 (ở khoảng cách gần 10 km), chúng phát hiện ra họ và quẳng thùng dầu phụ bật tăng lực định tăng tốc thoát.

Tuy nhiên cặp tiêm kích МiG-21, đang chiếm ưu thế về tốc độ đã nhanh chóng rút ngắn gián cách. Biết không tránh được, biên đội F-4 tách thành 2 tốp. Tốp đầu thực hành động tác cơ động vòng ngoặt chiến đấu về bên phải, tốp sau – lượn xoắn ốc hạ độ cao về bên trái.

Phi công bay chiếc MiG-21 dẫn đầu quyết định – cả 2 chiếc MiG-21 cùng tấn công cặp F-4 đi sau. Ở khoảng cách 1500–1800 m, anh ta phóng 1 đạn R-3S vào chiếc F-4 đi sau và bắn rơi nó.

Phi công bay chiếc MiG-21 đi sau, đang ở trong phương vị trái (từ khoảng cách 2500–3000 m) cũng phóng đạn vào chiếc dẫn đầu của cặp F-4. Nhưng, do cú phóng thực hiện ở vòng ngoặt với quá tải 3–4, đạn tên lửa đã trượt mục tiêu.

Các tiêm kích МiG-21 bằng động tác cơ động dứt khoát đã hạ độ cao thoát khỏi chiến trường và tiếp đất hạ cánh an toàn tại sân bay.

Vậy là, sự sắp xếp đúng đắn đội hình và thao tác cơ động trên không, tính bất ngờ của cuộc tấn công đã tạo cơ hội tiêu diệt được một máy bay F-4. Phát tên lửa thứ hai bắn đi không đạt kết quả được giải thích bằng việc nó được tiến hành từ khoảng cách lớn và máy bay đang quá tải vượt quá mức cho phép (khi phóng đạn tên lửa).

Ngày 27 tháng 12 hồi 13:34 giờ một cặp MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn tốp F-4 bay từ Lào sang. Khí tượng: mây - cấp 6-7, độ cao rìa mây thấp - 500 m, đỉnh mây - 1500 m, tầm nhìn - 10 km. Dẫn đường thực hiện từ SCH trung đoàn KQTK.

Sau khi cất cánh cặp tiêm kích theo hướng 80 ° đã lên đến độ cao 300 m. Trong khu vực sân bay Kép theo chỉ đạo từ SCH độ cao được tăng lên đến 5000 m. Sau khi xác minh cao độ chỉ dẫn hóa ra lệnh mà chiếc đi đầu nhận đã bị hiểu sai. Lệnh chỉ yêu cầu lấy chiều cao 500 m.

Khi hạ xuống độ cao chỉ định, sau khi đi qua rìa mây thấp và thực hiện vòng ngoặt sang phải, chiếc đi sau của cặp tiêm kích phát hiện cách cặp MiG-21 một khoảng 3 km có một tốp 2 chiếc F-4.

Sau khi báo cáo chiếc dẫn đầu về mục tiêu và nhận được sự cho phép công kích, phi công phóng đạn R-3S đầu tiên ở cự ly 1800-2000 m với tốc độ 900-950 km / h và ở độ cao 200 m trên địa hình. Tên lửa rơi xuống đất. Tăng tốc độ lên 1000-1200 km / h và rút ngắn khoảng cách đến 1300 mét, phi công phóng đạn tên lửa thứ hai trúng mục tiêu. Chiếc dẫn đầu của cặp F-4 bị bắn rơi, phi công nhảy dù.

Cuộc tấn công đầu tiên chứng tỏ sự vội vàng và vi phạm các tham số đường bay trước khi bắt đầu phóng đạn tên lửa. Việc nhận lệnh và thực hiện lệnh không đúng của phi công về lấy độ cao chứng tỏ việc kiểm soát chuyến bay của các máy bay tiêm kích từ phía SCH trung đoàn KQTK còn yếu, điều đó trong tình huống trên không phức tạp và có sự hiện diện ưu thế vượt trội về số lượng của không quân đối phương sẽ dấn đến tổn thất.

Ngày 27 tháng 12 hồi 14:07 giờ một máy bay MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn một tốp F-4. Khí tượng: mây - cấp 6-7, độ cao rìa mây thấp - 500 m, đỉnh mây - 1500 m, tầm nhìn - 8-10 km. Dẫn đường và chỉ huy thực hiện từ SCH trung tâm.
.
Đến vùng ngoại ô phía bắc thành phố Hà Nội phi công bay trên độ cao 150-200 m trên địa hình, sau đó theo lệnh bật tăng lực, thả thùng dầu phụ, chiếm độ cao đã định (3500 m), và lấy hướng 195 °. Bay theo hướng này, trước mặt anh ở khoảng cách 8-10 km và cao hơn một chút, phi công phát hiện ra một biên đội F-4 đang bay trong đội hình chiến đấu "mũi tên".

Sử dụng sự vượt trội về tốc độ, phi công rút ngắn cự ly tới chiếc đi đầu của tốp thứ hai đến 1500-2000 m và phóng đạn R-3S (mục tiêu đã được lựa chọn chính xác, bởi vì chiếc F-4 đi sau đang cơ động "cắt kéo"). Tên lửa bắn trúng mục tiêu, chiếc F-4 bị bắn rơi, phi công bung dù.

Tắt tăng lực, làm nửa vòng ngoặt phi công MiG-21 thoát khỏi không chiến, quay trở về sân bay và hạ cánh.

Việc sắp xếp chuỗi cơ động thông minh về mặt chiến thuật khi tấn công, việc tiếp cận mục tiêu bí mật và tuân thủ chính xác các tham số quy định của đường bay khi phóng tên lửa đã đảm bảo cho sự kết thúc thành công trận không chiến này.

Ngày 28 tháng 12 hồi 11:17 giờ một cặp MiG-21 cất cánh từ sân bay Nội Bài lên đánh chặn tốp F-4 bay từ Lào sang hướng vào thành phố Hà Nội. Khí tượng: mây - cấp 7-8, độ cao rìa mây thấp - 800 m, đỉnh mây - 1800 m, tầm nhìn - 8-10 km. Dẫn đường thực hiện từ SCH trung đoàn KQTK.

Sau khi cất cánh và lên độ cao 300 mét cặp tiêm kích thực hiện vòng ngoặt và lấy hướng về phía thành phố Hà Nội. Sau 2 phút 30 giây bay từ SCH trung đoàn có lệnh thả thùng dầu phụ, bật tăng lực và lấy độ cao 5000 m.

Chiếc bay sau thực hiện đường bay "rắn bò" theo hướng chiếc dẫn đầu, nghĩa là, liên tục thay đổi phương vị. Trong khi ở phương vị trái đối với chiếc đi đầu, phi công phát hiện bên phải và cao hơn một chút ở cự ly 8 km một biên đội F-4 và với sự cho phép của chiếc đầu đàn, anh ta bước vào công kích.

Tại thời điểm này, chiếc đầu đàn phát hiện một biên đội F-4 nữa, bay trên cùng độ cao như biên đội đầu tiên. Để yểm hộ chiếc đi sau của mình, chiếc đi đầu thực hiện các thao tác cơ động dứt khoát trong các mặt phẳng ngang và thẳng đứng, cố gắng kết hợp chiến đấu với biên đội trên. Sau đó, với số dầu còn 1000 lít, anh ta thoát khỏi trận chiến và hạ cánh xuống sân bay xuất kích.

Theo các báo cáo của các chiến sỹ dân quân, các quân nhân PPK, TLPK và bộ đội radar đã xác định được rằng phi công bay sau (số 2) trong trận đánh này đã bắn rơi 1 F-4 và 1 RA-5C, trong khi bản thân anh cũng bị bắn rơi và nhảy dù được ra, nhưng tiếp đất trong tình trạng đã hy sinh. Thiết lập lại một cách  chi tiết trận không chiến này là không thể, bởi vì phi công dẫn đầu bản thân cũng không chiến độc lập và không thể quan sát được các hành động của chiếc số 2.

Cần lưu ý rằng, trong trận không chiến này sự bất ngờ về chiến thuật, việc sắp xếp cơ động linh hoạt, kết hợp với sự can đảm và lòng dũng cảm đã cho phép cặp phi công Việt Nam lái MiG-21 không chiến với 8 chiếc F-4 và đạt được thành công.

Thuộc về nhược điểm của các trận không chiến đã tiến hành chống máy bay ném bom chiến lược, cũng như không quân chiến thuật có các hành vi của các phi công vi phạm đội hình tác chiến tốp 2 chiếc, vi phạm quy định yểm hộ lẫn nhau và mất cảnh giác. Việc chặn đánh các máy bay trên các đường tiếp cận từ xa các cơ sở cần bảo vệ chưa được thực hiện.

Ngoài ra, còn là việc chưa sử dụng hoàn toàn đầy đủ vũ khí trang bị trên máy bay. Bị cuốn hút vào công kích, phi công không phải bao giờ cũng tuân thủ điều kiện phóng tên lửa R-3S (không tuân thủ cự ly, cho phép tốc độ tiếp cận lớn, quá tải), điều đó thường dẫn đến thất bại.

Một vũ khí hiệu quả của máy bay MiG-21 để bắn từ tầm gần là pháo GSh-23, trên thực tế hầu như không được sử dụng. Các phi công được huấn luyện rất kém về bắn loại súng này, và vì thế họ không tin vào hiệu quả của hỏa lực pháo GSh-23.

Nói chung, cần lưu ý đến mức độ chuẩn bị rất cao về tâm lý-tinh thần của các phi công Việt Nam. Các trường hợp cố tình trốn tránh chiến đấu trong các điều kiện không quân địch hoàn toàn áp đảo trên không là không thấy có.

Lực lượng tiêm kích thuộc binh chủng Không quân QĐNDVN đã đóng một vai trò nhất định trong việc giáng trả các cuộc không kích của không quân Hoa Kỳ trong chiến dịch mà đối phương tiến hành. Bằng các hành động cương quyết và dũng cảm, lực lượng KQTK đã gây cho không quân Mỹ một số tổn thất và buộc Bộ chỉ huy Hoa Kỳ thường xuyên giành một phần đáng kể số máy bay của họ làm nhiệm vụ yểm trợ các nhóm tấn công mục tiêu.

Việc dẫn đường cho máy bay tiêm kích chặn đánh máy bay đối phương phụ thuộc hướng đường bay và vị trí đường bay trên vùng lãnh thổ VNDCCH, được thực hiện từ SCH Trung tâm (Sở chỉ huy binh chủng Không quân), SCH trung đoàn KQTK hoặc từ đài dẫn đường, trong mọi trường hợp, đều từ bảng tiêu đồ dẫn đường. Khi đặt nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể không được đề cập.

Máy bay tiêm kích được điều động tới khu vực có nhiều khả năng xuất hiện các máy bay Mỹ, việc tìm kiếm tiếp theo được các phi công tự mình thực hiện (bằng trực quan). Nếu phát hiện mục tiêu, phi công sẽ tự ra quyết định không chiến.

Có sự hạn chế về mặt quan sát tổng thể và không có thông tin chuẩn xác về tình hình trên không trong khu vực tác chiến, phi công thường tấn công máy bay địch đầu tiên phát hiện được, nghĩa là họ thường tấn công vào các mục tiêu thứ cấp.

Để cải thiện hiệu quả dẫn đường cho các máy bay tiêm kích nhắm tới các mục tiêu trên không trong điều kiện các đài radar bị đối phương gây nhiễu nặng, nhưng khi tầm nhìn tốt, người ta thường sử dụng các trạm quan sát trực quan có máy vô tuyến để liên lạc với máy bay. Kíp chiến đấu trạm quan sát trong trường hợp này được chỉ huy bởi phi công hoặc hoa tiêu có kinh nghiệm.

Tổ bay biết rất rõ vị trí phân bố của các trạm quan sát, và trong trường hợp khi máy bay tiêm kích ở trong khu vực trạm quan sát, phi công sẽ thiết lập liên lạc vô tuyến với trạm và hành động theo hướng dẫn của trạm.
..........
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2012, 10:46:26 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2012, 11:10:18 am »

(tiếp)

ỨNG DỤNG TÁC CHIẾN CỦA BINH CHỦNG RADAR

Bộ đội Radar tại thời điểm hôm trước chiến dịch trong biên chế của mình có 4 trung đoàn và một tiểu đoàn radar độc lập.

Bộ đội radar được trang bị 109 trạm radar (radar Liên Xô - 80, Trung Quốc - 28 và Hungary - 1).

Các đại đội Radar, theo quy đinh, có các radar làm việc được ở các dải sóng khác nhau: 42% đại đội radar có radar ba dải sóng, 47% 2 dải sóng, và 11% radar 1 dải sóng.

Các cụm bộ đội radar theo tình hình ngày 18.12.72 được thể hiện trên sơ đồ 23.


Sơ đồ 23. Các cụm bố trí lực lượng binh chủng Radar QĐNDVN theo tình hình ngày 18.12.1972.
Ghi chú theo bảng chỉ dẫn giải thích ký hiệu quy ước trong ô bên trái góc dưới sơ đồ 23, theo trình tự đọc từ trên xuống dưới:
- đường liền nét: giới hạn dưới của trường sóng radar;
- đường đứt nét: giới hạn dẫn đường của trường radar;
- radar dải sóng xăng-ti-mét;
- radar dải sóng mét;
- đài dẫn đường;
- trạm radar của trung đoàn 290;
- trạm radar của trung đoàn 291;
- trạm radar của trung đoàn 292;
- trạm radar của trung đoàn 293;
- trạm radar và tiểu đoàn radar độc lập 8;


Biên dưới trường radar liên tục của các cụm đài radar: trên vịnh Bắc Bộ: - 400-500m, dọc theo biên giới Việt-Trung - 1000 m, dọc theo biên giới Việt-Lào - 3000 m. Biên trên trường radar là 22000–25000 m.

Đối với binh chủng radar có 2 mức sãn sàng chiến đấu: SSCD cấp 1 và SSCD cấp 2.

Khi không có máy bay Mỹ trong khu vực phát hiện, bộ đội ở cấp SSCD số 2. Đồng thời việc trực chiến tại SCH các cấp được thực hiện bởi các kíp chiến đấu rút gọn. Trình tự đưa các đại đội radar vào trực chiến được xác định trước phù hợp với lịch trình. Trong các đại đội trực chiến để tiến hành trinh sát radar người ta sử dụng một trong các đài radar dải sóng mét hoặc đề-xi-mét.

Khi phát hiện các máy bay đối phương, binh chủng radar chuyển vào cấp 1. Thời gian chuyển từ cấp 2 sang cấp 1 thường không quá 2 phút. Khi ở cấp 1 việc đưa vào hoạt động số đài radar bổ sung tại các đại đội radar được thực hiện theo lệnh từ SCH trung đoàn radar.

Việc cảnh báo của binh chủng được thực hiện vừa theo phương thức tập trung vừa theo phương thức phân cấp.

Với chế độ cảnh báo tập trung tất cả các thông tin radar về các máy bay của đối phương và đường bay của các máy bay tiêm kích của mình được truyền trực tiếp từ đại đội qua SCH trung đoàn radar tới SCH binh chủng radar (SCHTT), nơi xử lý nó và đưa ra báo cáo một cách tập trung cho QC PKKQ.

Sự cảnh báo tập trung hóa cứng nhắc này dẫn đến một thực tế là số liệu tới SCH BC TLPK, PPK và KQTK có độ trễ lớn (5-6 phút). Để giảm thời gian trễ, thông tin radar được truyền bằng phương pháp "quá cảnh", theo phương pháp đó thì số liệu từ một đại đội có nhiệm vụ đặc biệt (chốt), bỏ qua SCH trung đoàn radar, đi thẳng đến SCH BC Radar (SCHTT).

Điều đó làm giảm tổng thời gian truyền số liệu về SCH BC TLPK, PPK và KQTK thuộc QC PKKQ đến 2-3 phút. Trong các cuộc không kích quy mô lớn của máy bay B-52 nhằm mục đích giảm dung lượng thông tin được truyền, số liệu về đường bay của các máy bay các tốp yểm trợ không được thông báo. Số liệu về độ cao được chuyển giao với độ rời rạc lớn, bởi vì độ cao đường bay của chúng thực tế không thay đổi.

Việc giảm được một số thời gian trễ còn đạt được bằng cách quy nhiệm vụ hai người (báo vụ viên và tiêu đồ viên) cho một người thực hiện.

Phương pháp hiệu quả nhất để cắt giảm thời gian hành trình của thông tin radar là việc truyền dẫn giải tập trung hóa nó từ các đại đội radar đến SCH của các tiểu đoàn TLPK, các đại đội PPK, các trung đoàn KQTK, các cơ quan chỉ huy các đơn vị dân quân tự vệ. Khi đó thời gian truyền thông tin radar được giảm xuống 30 giây.

Để cải thiện tổ chức tổng thể thu thập thông tin, giảm thiểu thời gian truyền tin đến SCHTT (SCH BC Radar), loại trừ tính song hành trong việc nhận số liệu về đối phương trong các điều kiện tình huống đường không phức tạp, trong mỗi trung đoàn người ta giao nhiệm vụ cho 2 -3 đại đội trợ chiến. Trong trường hợp mất mục tiêu hoặc mục tiêu đi ra khỏi khu vực phát hiện của trạm radar đại đội chủ công thì số liệu của các đại đội khác sẽ được sử dụng, bổ sung thông tin về các hoạt động của không quân Mỹ.

Khi giao nhiệm vụ đại đội trợ chiến người ta tính đến một loạt các yếu tố: vị trí trận địa đại đội trên sườn các hướng giả định đường bay của các máy bay B-52, tính đa tần của khí tài radar và sự gắn kết của các kíp chiến đấu radar và đài chỉ huy (расчеты РЛС и ПУ).

Mỗi đại đội radar được lập nhiều phương án tác chiến, trong đó dự kiến các nhiệm vụ cụ thể, các khu vực trách nhiệm, các chế độ hoạt động và trình tự sử dụng radar tùy thuộc vào cao độ đường bay của mục tiêu, các đơn vị và phân đội mà phân cấp thông báo.

Các kíp tác chiến tại các đài chỉ huy các đại đội radar về cơ bản đã giải quyết thành công các nhiệm vụ đặt ra cho họ về việc phát hiện kịp thời, bám mục tiêu trên không, xử lý và chuyển thông tin radar cho các đơn vị các binh chủng TLPK, KQTK và PPK.

Trong biên chế đầy đủ kíp chiến đấu đài điều khiển đại đội radar dải sóng mét có: đại đội trưởng, hai tiêu đồ viên, nhân viên đọc tin, nhân viên ghi tin, hiệu thính viên mạng liên lạc vô tuyến chỉ huy, báo vụ viên truyền tin.

Trong biên chế đầy đủ kíp chiến đấu đài điều khiển đại đội radar dải sóng xăng-ti-mét, mà tại đó theo thường lệ có triển khai đài dẫn đường KQTK, có bổ sung nhân viên như sau: một tiêu đồ viên và một báo vụ viên mạng cảnh báo (anh ta cũng là tiêu đồ viên tình hình chung trên không).

Đại đội trưởng radar nhận nhiệm vụ chiến đấu vào lúc bắt đầu tìm kiếm đối phương trên không từ trung đoàn trưởng (qua mạng thông tin vô tuyến chỉ huy), sau đó đích thân điện thoại giao nhiệm vụ cho đài trưởng đài radar.

Khi phát hiện mục tiêu trên không trắc thủ màn IKO radar (ИКО - индикатор кругового обзора, màn hiển thị quét vòng) báo điện thoại cho tiêu đồ viên số liệu trong hệ tọa độ "phương vị - cự ly", tiêu đồ viên sẽ đưa số liệu lên bảng tiêu đồ của đại đội.

Nhân viên đọc tin sẽ dịch tọa độ mục tiêu từ hệ "phương vị - cự ly" sang tọa độ lưới PK tổng quát và chuyển cho nhân viên ghi tin. Dữ liệu nhận được từ anh ta được báo vụ viên truyền đến SCH trung đoàn radar, và trong một số trường hợp - đến cả SCH BC Radar (SCHTT).

Khi triển khai các đài dẫn đường tại đài chỉ huy đại đội radar dải sóng xăng-ti-mét người ta cũng thiết lập bảng tiêu đồ tình hình trên không (планшет общей воздушной обстановки - ПОВО), dữ liệu được đưa lên bảng tiêu đồ bởi báo vụ viên mạng cảnh báo (anh ta cũng là tiêu đồ viên). Những số liệu này được hoa tiêu sử dụng cho các tính toán dẫn đường.
..........
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2012, 10:22:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 01:22:26 am »

(tiếp)

ĐẶC ĐIỂM TÁC CHIẾN VỚI ĐỐI TƯỢNG MÁY BAY B-52 TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỄU

Chúng ta hãy xem xét đặc điểm sử dụng trong chiến đấu các loại radar khác nhau để phát hiện và bám mục tiêu B-52 – các nguồn gây nhiễu chủ động.

Khả năng của radar P-35 phát hiện các máy bay ném bom chiến lược trong nhiễu phần lớn phụ thuộc vào hướng của mục tiêu. Chẳng hạn, nếu góc lệch của mục tiêu (ракурс цели - aspect angle) lớn hơn 45 °, còn nhiễu từ các máy bay khác không có, cự ly phát hiện máy bay B-52 ở độ cao 10-12 km là 280-330 km.

Khi góc lệch mục tiêu nhỏ hơn 45 ° cự ly phát hiện giảm đáng kể, bởi vì radar ở trong đồ thị đặc tính hướng máy phát nhiễu của máy bay ném bom B-52, có chiều rộng đồ thị trong mặt phẳng ngang trên mức một nửa công suất là gần 90 °.

Hiệu suất tác động của nhiễu chủ động tạo ra bởi tốp máy bay B-52 lên radar P-35 được trình bày trong bảng 16.



Dạng màn hình hiển thị radar P-35 (П-35) khi có tác động đồng thời của nhiễu tạp và nhiễu thụ động được đưa ra trên hình 18.


Hình 18. Dạng màn hình hiển thị radar P-35 khi có tác động đồng thời của nhiễu tạp từ tốp máy bay B-52 và nhiễu thụ động do máy bay F-4 rải.

Dải tần số lớn của radar cho phép kíp chiến đấu đài P-35 trong một số trường hợp tìm ra một - hai kênh, chịu ảnh hưởng nhiễu tạp ít nhất. Kết quả tốt nhất đã đạt được, theo quy luật, là khi sử dụng kênh thứ 5  chứ không phải kênh thứ nhất, như hướng dẫn khai thác trong tác chiến của binh chủng radar QDNDVN. Các máy thu bị chặn bởi nhiễu được tắt đi để không làm cho màn hình bị nhiễu làm chói thêm.

Thay đổi các tư thế của ăng-ten theo góc nâng cho một số hiệu ứng.

Khi bám B-52 trong điều kiện nhiễu tạp chủ động (tích cực), các chế độ MARU (мгновенная автоматическая регулировка усиления - chế độ tự động điều chỉnh độ khuếch đại tức thời) và DIF (ДИФ - chế độ vi phân) là hoàn toàn không hiệu quả, còn thiết bị F-3A (Ф-ЗА), mặc dù làm giảm được độ chói do nhiễu tạp, nhưng không cải thiện được tỷ lệ tín hiệu-trên-tạp âm, nghĩa là điều kiện bám mục tiêu.

Hiệu quả hơn là sử dụng việc điều chỉnh độ khuếch đại của tín hiệu. Việc thiếu điều chỉnh tự động tại trạm buộc các trắc thủ điều chỉnh tín hiệu bằng tay, mà làm điều đó thì cần hết sức thận trọng.
 
Radar đo độ cao PRV-11 được sử dụng để tinh chỉnh các đặc điểm của nguồn nhiễu bị phát hiện trên màn hình radar sóng mét. Thế năng năng lượng lớn của radar đo cao, mức khá nhỏ (so với P-35) của cánh sóng biên và khả năng phân giải cao hơn theo góc tà cho phép kíp chiến đấu PRV-11 phát hiện máy bay B-52 tại cự ly đến 300-340 km.

Trong trường hợp dấu hiệu của mục tiêu không phát hiện được trong nhiễu, thì khi xác định phương vị và góc tà của B-52 - nguồn gây nhiễu, đồng thời độ cao đường bay của nó đã biết ta có thể xác định cự ly tới nó một cách thô sơ (với độ chính xác 5-10%). Khả năng phân giải cao của PRV-11 theo góc tà cho phép thực hiện lựa chọn dải nhiễu và giảm tổng công suất của chúng. Phẩm chất đó xác định cả sự ít lệ thuộc của cự ly phát hiện vào hướng của mục tiêu.

Trong điều kiện các cuộc không kích quy mô lớn của không quân chiến lược, radar do cao được sử dụng rộng rãi để theo dõi mục tiêu cùng với việc cung cấp tất cả 3 tọa độ: phương vị, cự ly và chiều cao. Nhằm mục đích đó đã sử dụng chế độ đảo nhanh ăng ten đo cao (28-30 dao động trong một phút). Để xác định tất cả 3 tọa độ của mục tiêu trắc thủ chỉ cần 1-2 vòng xoay ăng-ten là đủ.

Cũng như đối với P-35, để cải thiện khả năng quan sát mục tiêu trên nền nhiễu các trắc thủ PRV-11 sử dụng rộng rãi việc điều chỉnh độ khuếch đại. Khi làm việc trong nhiễu thụ động người ta sử dụng chế độ kết hợp (coherent).

Đài radar P-12 cũng được sử dụng như một đài radar phát hiện sơ bộ B-52.

Hiệu quả tác động của nhiễu tạp chủ động do tốp B-52 gây ra, được trình bày trong bảng 17.



Dạng nhiễu tạp chủ động từ tốp B-52 trên màn hiện sóng radar P-12 được cho trên hình 19.



Khác với radar P-35 и PRV-11 góc lệch (ракурс) của máy bay ném bom chiến lược đối với đài radar này không có ảnh hưởng thực sự tới cự ly phát hiện nó. Tình tiết đó rõ ràng có thể giải thích được bởi vì đồ thị đặc tính hướng ăng-ten khá rộng của máy phát nhiễu trên В-52 trong dải sóng mét.

Điều đó sẽ cắt nghĩa cho thực tế phổ nhiễu không đều đặn và khi sử dụng các cơ cấu điều hưởng ta có thể tìm ra kênh có cường độ nhiễu nhỏ hơn. Quyền thay đổi trước tiên tần số ban đầu tại trạm radar thuộc về đại đội trưởng, còn tiếp theo - trạm trưởng trạm radar. Ở cự ly trung bình việc phát hiện các máy bay ném bom chiến lược - các nguồn gây nhiễu là 150–170 km.

Độ lớn cung nhiễu, cường độ của nó và đặc điểm thay đổi vệt nhiễu trên các màn hình hiển thị cho phép, trong một số trường hợp, xác định kiểu nguồn gây nhiễu.

Khi bám sát B-52 trong các điều kiện có nhiễu tạp chủ động, kíp trắc thủ P-12 sử dụng rộng rãi hệ thống ShARU (ШАРУ - шумовая автоматическая регулировка усиления - tự động điều chỉnh độ khuếch đại tạp âm) và thay đổi góc tà (угла места) của ăng-ten.

Chế độ "góc tà" («Угол места») khi tìm phương vị thủ công cho phép giảm mức nhiễu từ nguồn nhiễu cường độ cao nhất, điều đó tạo khả năng bám sát liên tục các mục tiêu (Проводка воздушной цели) đang ở trong các góc tà khác nhau. Trong một số trường hợp, máy tầm phương được tắt, bởi vì tại một số tư thế của ăng-ten, điều đó cho phép đạt được khả năng quan sát tốt nhất vệt mục tiêu trên nền nhiễu.

Để bám sát liên tục các máy bay đang ở trong các góc tà lớn, đồ thị đặc tính hướng ăng-ten được tăng lên. Nhờ đó mà giảm được mức nhiễu từ các nguồn nhiễu, và làm tăng khả năng bám sát liên tục các mục tiêu trên không dưới các góc tà lớn.

Thiết bị chọn lọc các mục tiêu đang chuyển động (СДЦ - селекция движущихся целей) được cài đặt trên P-12 cho phép thực hiện bám sát liên tục các máy bay ném bom chiến lược trong các điều kiện nhiễu thụ động và phản xạ địa vật. Do mật độ nhỏ của nhiễu thụ động trong dải sóng mét việc đưa vào hoạt động hệ thống lọc mục tiêu chuyển động cho phép chế áp nhiễu tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này, kíp chiến đấu sử dụng chế độ bảo vệ kháng nhiễu (СПЦ + ПНП). Các kíp chiến đấu không sử dụng chế độ bù trừ gió, bởi vì mức bù trừ nhiễu thụ động (tiêu cực) rất tốt mà không cần chế độ này.
......
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2012, 12:14:51 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2012, 01:46:51 am »

(tiếp)

ĐẶC ĐIỂM TÁC CHIẾN CHỐNG CÁC MỤC TIÊU BAY THẤP

Các nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nhất trong binh chủng radar là phát hiện và bám sát các mục tiêu bay ở độ cao thấp, đặc biệt là trong các điều kiện cực kỳ phức tạp ở địa hình rừng núi, nơi khu vực cận kề trường phát hiện trên các màn hình radar bị chặn bởi sóng phản xạ từ địa vật. Trên các trạm radar không có thiết bị lọc mục tiêu chuyển động (СДЦ), các mục tiêu bay trên các độ cao thấp hơn 300 m, trên thực tế là không quan sát được.

Việc áp dụng các radar P-15 với cột ăng-ten AMU-15 (АМУ - антенно-мачтовое устройство), PRV-11 với thiết bị lọc mục tiêu chuyển động (СДЦ), việc cẩn thận điều chỉnh thiết bị, nghiên cứu "hoa hồng" tại địa vật và đào tạo đặc biệt cho các trắc thủ - tất cả những yếu tố này được sử dụng để phát hiện và bám sát mục tiêu ở độ cao thấp.

Các trạm quan sát mắt thường được sử dụng rộng rãi. Các số liệu tới mỗi đại đội, theo quy định, từ 3 trạm quan sát, một trong các trạm quan sát được bố trí gần trận địa đại đội, còn 2 trạm khác - cách 20-30 km đến nó. Số liệu các trạm quan sát mắt thường được sử dụng để phát hiện mục tiêu ở độ cao thấp và đang cơ động, để xác định thời điểm phóng đạn tên lửa tự dẫn, số lượng, chủng loại, cũng như đội hình chiến đấu của máy bay.

Tùy thuộc vào hướng bay của mục tiêu độ cao thấp mà các kíp chiến đấu radar P-15 có AMU-15 sẽ áp dụng: chế độ tích lũy - khi các đường bay của mục tiêu đến từ phía biển, chế độ K hoặc "xung gián đoạn khử sóng địa vật" («стробирование местных предметов») - khi các đường bay của chúng đến từ phía đồi núi. Khi tìm kiếm mục tiêu bằng chế độ cơ bản, ăng-ten ở chế độ F-2 (Ф-2), khi bám sát - chế độ F-1 (Ф-1), mà sau 2-3 vòng xoay ăng-ten được chuyển sang F-2, làm tăng xác suất phát hiện các mục tiêu mới bay ở tầm thấp.

Bám sát liên tục mục tiêu gửi trong các điều kiện nhiễu thụ động hoặc trong khu vực địa vật của kíp chiến đấu đài P-15 được thực hiện ở chế độ hoặc "xung gián đoạn khử sóng địa vật" và cho kết quả tốt. Cũng như đối với P-12, tại đài radar này kíp chiến đấu không thực hiện điều chỉnh "bù trừ gió" («Компенсация ветра»).

Để phát hiện mục tiêu bay thấp cũng sử dụng radar đo cao PRV-11- làm việc trong chế độ quét vòng trên màn hiện sóng độc lập ở quy mô 100-150 km. Nó ssamr bảo lọc mục tiêu trên các độ cao nhỏ hơn 1000-2500 m và cự ly phát hiện tương đối lớn.

Thường sử dụng các chế độ làm việc sau của máy đo cao: tốc độ quay ăng-ten - 4 vòng / phút, khởi động - từ bên ngoài từ P-35, góc nghiêng - dương 20 °, bộ lọc mục tiêu chuyển động (СДЦ) - trong trạng thái làm việc hoặc tắt tùy thuộc vào sự có hay không có sóng địa vật.

Tất cả những điều kể trên về sự làm việc của radar đối với mục tiêu bay thấp liên quan chủ yếu đến việc tìm kiếm và bám sát các mục tiêu ở độ cao 300-600 m bay bám địa hình. Phát hiện và bám sát liên tục các mục tiêu kiểu F-111A, bay ở độ cao dưới 300 m, là vô cùng khó khăn hoặc nói một cách đơn giản là không thể. Cự ly phát hiện trong phần lớn các trường hợp là quá nhỏ mà ngay cả với chế độ phân cấp cảnh báo thì các đại đội PPK cũng không kịp thời khai hỏa vào đối tượng máy bay F-111A.


BẢO VỆ ĐÀI RADAR TRÁNH ĐẠN CHỐNG RADAR

Công tác chiến đấu của kíp trực trạm radar được thực hiện trong các điều kiện máy bay kẻ địch sử dụng đạn chống radar (противорадиолокационных снарядов - ПРС). Để giảm khả năng bắn trúng khí tài và bộ đội, hàng loạt biện pháp bảo vệ đã được áp dụng để tránh đòn tấn công của đạn chống radar.

Tại các trạm radar người ta tách riêng trắc thủ chuyên tách vệt quét trên màn VIKO (ВИКО - выносной индикатор кругового обзора - màn hiển sóng quét vòng) của đạn tự dẫn trong bán kính 100 km.

Thường chỉ có radar sóng mét hoặc sóng đề-xi-mét được bật. Sau khi các radar đó phát hiện mục tiêu người ta mới cho phép bật radar sóng xăng-ti-mét.

Trong một số trường hợp người ta sử dụng số liệu về việc phóng đạn tự dẫn từ các đài quan sát mắt thường.

Để bảo vệ radar P-35 người ta áp dụng chế độ "Nhấp nháy" («Мерцание»), nghĩa là định kỳ liện tục tắt và bật cao thế của tất cả các máy thu phát một cách đồng thời, dẫn đến việc cắt điều khiển đạn chống radar và làm cho nó rơi xuống tại khoảng cách an toàn cho trạm radar. Tắt và bật cao thế được thực hiện bằng tay qua công tắc phụ.

Có hai phương pháp áp dụng chế độ "nhấp nháy": thứ nhất - khi phát hiện và bám sát máy bay địch, thứ hai - khi dẫn đường cho các máy bay tiêm kích của mình. Trong trường hợp đầu tiên, máy phát được bật trong một vòng quay ăng-ten (10 s), sau đó được tắt trong hai vòng quay (20).

Chu kỳ này được lặp đi lặp lại khi mà trong khu vực có thể phóng dạn chống radar (50 km tính từ trạm radar) vẫn còn các máy bay Mỹ. Trong trường hợp thứ hai, các máy phát chỉ được bật trong cung dẫn đường, qua một vòng quay ăng-ten. Chiều rộng cung được lựa chọn tùy thuộc vào vị trí tương đối giữa mục tiêu và máy bay tiêm kích.

Để bảo vệ các máy đo cao PRV-11 người ta còn áp dụng biện pháp đảo nhanh ăng ten và liên tục thay đổi phương vị xe thu phát (ППК). Để đo chiều cao của mục tiêu, cabin thu phát của radar đo cao dừng ở góc phương vị mục tiêu trong vài giây, sau đó góc phương vị được thay đổi 50-60 °. Tuy nhiên, phương pháp này được chứng minh là kém hiệu quả hơn và không đáng tin cậy bằng chế độ "nhấp nháy" được áp dụng trên đài P-35.

Chẳng hạn, ngày 20 tháng 12, máy đo cao PRV-11, nằm ở vị trí 12 km phía tây bắc Hà Nội, đã mất khả năng hoạt động do trúng đạn chống radar. Vụ nổ do đạn chống radar xảy ra trên không cách xe thu phát (ППК) 8 m. Vụ nổ làm hư hỏng đường cáp, ống dẫn sóng và các thiết bị bên trong buồng máy. Trên các thành cabin thu phát có khoảng 50 lỗ thủng. Ăng ten phản xạ hư hại nhẹ phần lưới. Các quân nhân của đại đội tiến hành sửa chữa radar đo cao mất 4 giờ.

Ngày 26 tháng 12 đạn chống radar phát nổ trên không cách xe thu phát 6m, xe thuộc máy đo cao PRV-11 đại đội radar 53. Kết quả là máy đo cao bị hư hại nặng, chỉ sửa chũa xong sau hai ngày. Để sửa chữa phải huy động quân nhân xưởng sửa chữa của trung đoàn.

Mặc dù đạn chống radar được phóng với số lượng lớn vào các trận địa của các đại đội radar trang bị các đài P-35 và PRV-11, các trường hợp bắn trúng phá hủy khí tài đều không xảy ra, ngoại trừ hai trường hợp đề cập ở trên. Đạn chống radar thường nổ ở những khoảng cách lớn hơn nhiều so với bán kính sát thương của nó (từ 50 đến 2000 m).

Như vậy, kinh nghiệm của các kíp chiến đấu các trạm radar trong điều kiện đối phương sử dụng đạn chống radar cho thấy các phương pháp bảo vệ được sử dụng có thể giúp giảm xác suất đánh trúng trạm radar của đạn chống radar "Shrike", ngay cả trong các điều kiện hoạt động chiến đấu căng thẳng.
.......
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2012, 01:05:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM