Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:06:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Bình - huyền thoại và sự thật  (Đọc 50477 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 12:24:28 pm »

Chương 40

Chú bếp Tuồng nhảy theo bộ đội
Đi kháng chiến lặn lội khắp nơi




        Người ta nói cách mạng là một cuộc đổi đời; Với chú bếp Tuồng, điều đó là sự thật. Ta vừa cướp chính quyền là anh Năm Tuồng vứt bỏ bộ đồ ka ki vàng mã-tà nhảy theo cách mạng. Đây không phải là một quyết định đột xuất mà là một quá trình suy gẫm nhiều năm. Xuất thân từ con nhà nghèo phải sớm đi làm để kiếm sống, lại gặp lúc Tây bắt lính đưa ra mặt trận đánh giặc Xiêm nên Năm Tuồng đành thi vô lính mã tà có cái tên là Brigade Mobile (Lữ đoàn cơ động) chuyên gác tù và đàn áp các cuộc nổi loạn chống Pháp. Anh được đưa lên căng Tà Lài gác tù chánh trị bị tập trung trên rừng. Tà Lài nằm dọc đường 20 Sài Gòn - Đà Lạt, cách Định Quán hai mươi cây số, ở giữa rừng. Đây là nơi mọi người, từ tù đến lính, đều sợ vì sơn lâm chướng khí, bịnh hoạn mà chứng phổ biển nhất là sốt rét rừng. Ngoài ra còn cọp beo, rắn rít. Nhưng trong cái rủi có cái may: anh Tuồng được tiếp xúc với các nhà tri thức cách mạng như Trần Văn Giàu, Kỹ sư Vằn, Nguyễn Công Trung, hoạ đồ Lý, nhà báo Lê Văn Thử... Nhờ học ké chánh trị mà Năm Tuồng biết về tình hình đất nước, biết vì sao anh em Cộng sản khởi nghĩa cướp chánh quyền ngày 23-11-1940 gọi là “Nam Kỳ khởi nghĩa”. Cho nên khi ta cướp chánh quyền tại Sài Gòn ngày 25-8-1945, Năm Tuồng lột xác mã tà để đầu quân vô Cộng hoà vệ binh. Lúc đó có nhiều sư đoàn, tại sao lại chọn Đệ nhất sư đoàn tức Cộng hoà vệ binh? Lý do dễ hiểu. Anh em mã tà đi theo các sĩ quan của mình mà đứng đầu là hai anh adjudant (gọi là ông ách) Trương Văn Giàu và Nguyễn Văn Quạn, ở trong đơn vị GCL (Garde Civile Locale) Chí Hoà. Công tác đầu tiên của anh Năm Tuồng là đưa một trung đội xuống miền Tây với đồng chí Nguyễn Văn Tây, uỷ viên trong Lâm uỷ Hành chánh Nam Bộ kiêm Thanh tra chánh trị miền Tây. Mục đích chuyến đi này là giải quyết vấn đề Hoà Hảo tham gia chánh quyền đồng thời tiếp đón anh em chính trị phạm được tàu Phú Quốc do thuyển trưởng Bảy Ngạnh lái cùng khoảng hai chục ghe của Vàm Láng, Bình Đại ra Côn Đảo rước anh em về đất liền tham gia chánh quyền.

        Nhờ có mặt tại Cần Thơ nên Năm Tuồng chứng kiến cuộc xuống đường cướp chánh quyền của Hoà Hảo xuất phát từ Cái Vồn dưới sự chỉ huy của Trần Văn Hoành là con của Trần Văn Soái tức Năm Lửa. Đó là ngày 9-9-1945. Trận đụng độ nẩy lửa diễn ra tại cầu Cái Khế. Các đội Bảo an Hoà Hảo võ trang gươm giáo ồ ạt từ bến bắc Cần Thơ tràn qua cầu. Bên kia cầu là anh em dân quân du kích dưới sự chỉ huy của Cò Hộ (Huỳnh Phan Hộ). Loạt đạn đầu ta bắn chỉ thiên. Hoà Hảo xông tới vì tin rằng súng bắn không chết tín đồ Hoà Hảo. Buộc lòng dân quân phải bắn đúng mục tiêu, những người đi đần gục ngã, tức thì mạnh ai nấy chạy, ném gươm giáo và nhảy xuống sông. Số võ khí vớt lên để đầy hai căn nhà. Vụ xô xát này mở màn cho mối bất hoà giữa Việt Minh và Hoà Hảo.

        Vài tuần sau đó, Sóc Trăng làm lễ tiếp đón chánh trị phạm Côn Đảo thật long trọng. Địa điểm làm lễ là trường Taberd của tỉnh. Thanh niên tiền phong quần soóc xanh, sơ mi trắng, đội nón bàng, vác gậy tầm vông diễn hành phất cờ Việt Minh, nền đỏ sao vàng. Thuyền trưởng Bảy Ngạnh vừa về tới Đại Ngãi thì được lịnh trở ra Côn Đảo rước chánh trị phạm một chuyến nữa. Phải chạy đua nước rút với Pháp vì có tin chúng sẽ đưa quân sang chiếm lại thuộc địa Đông Dương, mà Sài Gòn là thành phố chúng nhắm trước tiên. Hai chuyến rước tù Côn Đảo này rất quan trọng trong lịch sử kháng chiến Nam Bộ. Các đồng chí lãnh đạo Nam Bộ phần lớn đều từ Côn Đảo về đất liền trong hai chuyến tàu này như Bác Tôn Đức Thắng, các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Công Trung, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Tuệ, Võ Quang Anh.

        Hay tin Tây sắp đánh Sài Gòn, đơn vị Năm Tuồng cấp tốc trở về Sài Gòn bằng ca nô. Tất cả có 50 Cộng hoà vệ binh mặc quân phục cũ, chỉ có ca-lô(1) là mới.

        Đó là ngày 20-9-1945. Ca-nô vừa tới Tân An thì được tin Sài Gòn đã tản cư và quân ta đang chân đánh Tây ở Phú Lâm. Trương Văn Giàu ra lịnh đơn vị Năm Tuồng qua Gò Công đánh tàu Tây tại Cầu Nổi và tàu Nhật tại Chợ Gạo. Tại Cầu Nổi, lần đầu tiên Năm Tuồng được thấy Soái hạm Richelieu của Pháp. Tàu lớn quá thành ra con sông Bao Ngược có vẻ như nhỏ lại. Mấy cây súng Mút cổ lổ sĩ của ta chỉ gãi ngứa nó thôi.

        Trận đánh bót Chợ Gạo mới có chuyện đang nói: Ông Dương Khuy, bí thư Mỹ Tho đích thân gánh lựu đạn dẫn đường anh em bộ đội. Tổng cộng dân quân du kích tham gia trận này khoảng 160 người, võ trang lựu đạn ta chế, vỏ tôn có bình dầu, ném nhiều trái mới nổ một trái...

        Sau trận đánh tàu Richelieu ở Cầu Nổi, anh em binh sĩ có hơi mất tinh thần, “Tây mạnh quá, mình đánh sao xuể, bỏ về nhà làm ăn”: Nhưng Năm Tuồng không dễ bỏ cuộc, nói:

        - Mất Gò Công còn Bến Tre, mất Bến Tre còn miền Tây. Mất Nam Bộ còn miền Bắc. Tự động bỏ về là đào ngũ. Phải chờ anh Trương Văn Giàu.

        Để củng cố thực lực, ta lập ban quân sự liên tỉnh Mỹ Tho- Gò Công- Bến Tre với ba chủ tịch: Tiếp (Mỹ Tho) Côn (Gò Công) và Cái (Bến Tre). Công việc đầu tiên là in tiền kháng chiến để nuôi quân. Tiền lầy gọi là tín phiếu Đổ Chiểu in bằng nghệ. Mỗi người được phát 20 đồng để ăn Tết. Lúc đó tỏ hủ tiếu là năm cắc.

        Tết đầu tiên của nước Việt Nam độc lập có chuyện khó quên là mùng 7 Tết Tây đánh tỉnh Bến Tre. Ta rút ra Chân Bình vào xế chiều. Sáng mùng 8, Tây đánh mạnh. Cộng hoà vệ binh liên quân cùng cánh Bình Xuyên của anh Ba Dương. Hai bên chia lương thực cho nhau ăn để chống giặc. Sáng mùng 9 máy bay lên quần bắn vùng Cổ Cò là nơi anh Ba Dương đóng quân. Anh Ba không xuống hầm mà “xây cây rơm”. không may bị trúng đạn tử thương. Tin này được hai anh Sáu Đối và Từ Văn Ri giữ bí mạt vì sợ anh em mất tinh thần. Sáu Đối đề nghị anh Trương Văn Giàu giúp đưa bộ đội Bình Xuyên về Rừng Sác. Anh Giàu đồng ý và uỷ quyền anh Quạn chỉ huy đơn vị Cộng hoà vệ binh hộ tống Bình Xuyên về miền Đông. Tính đi đường biển, có tin Cần Giờ bị Tây chiếm, đổi kế hoạch đi đường bộ. Trên đường đi, đụng địch ở Cửa Đại, đánh cả ngày, dân nấu cơm gánh ra mặt trận cho lính ăn. Mấy ngày đi ròng rã mới về tới Phước An. Trong chuyến đi này, Năm Tuồng gặp được các chỉ huy Bình Xuyên như Hai Vĩnh, Bảy Viễn... Kỷ niệm khó quên là bộ đội anh đóng trong một làng có cái tên gọi “ớn xương sống”: làng Dao Phay. Làng này thuộc tổng Ăn thịt, sau kêu trại là An thịt. Cộng hoà vệ binh đóng trong miếu thờ Cá Đao. Trên bàn thờ có hai bộ xương cá đao. Đang thiếu thức ăn thời may gặp anh Năm Chàng, chỉ huy Chi đội 2 Bình Xuyên tổ chức đăng, bắt cá đãi bộ đội Khu Tám. Nước ngọt vùng này quý như vàng, phải đi xa mới có. Đi tìm nước ngọt cũng chết sống như ra trận.

        Đêm ấy, Năm Tuồng đi Tân Lập lấy nước, xuồng chìm vì gặp sóng tàu Tây. Trời tối, sông lớn, phải ôm xuồng chịu trận. Chừng mò vô xóm thì bị dân quân nghi là địch, lườm súng toan bắn.

        Tới Lý Nhơn, Năm Tuồng gặp Bùi Sĩ Hùng là sinh viên năm thứ ba ngành y và là chỉ huy mặt trận An Hoá Giao Hoà. Đau tháng 10-1946, anh Trương Văn Giàu tới Rừng Sác rước quân về Bến Tre. Vì quân số đông phải chia làm hai, một do anh Giàu, một do anh Quạn chỉ huy. Về đường biển, cánh quân anh Giàu đi trót lọt, cánh anh Quạn bị sóng gió đánh gãy cột buồm và bánh lái, tám ghe kẹt lại Cần Giờ. Năm Tuồng bị phỏng hai chân không đi được. Bùi Sĩ Hùng cõng Tuồng tránh vùng địch chiếm. Phải đi lòng vòng từ Cần Giờ qua Tiều, rồi từ Tiều trở lại Cần Giờ tìm đường về Bến Tre. Trong thời gian này, Cộng hoà vệ binh biết cái khát như thế nào. Phải trầm mình dưới nước để trị khát. Thời may gặp chủ tịch Bảy Trân tiếp tế gạo khử, đường và nhất là nước ngọt. Suốt ba tháng đi loanh quanh trong Rừng Sác, áo quần sờn rách. Nạn rận tha hồ hoành hành. Anh em áp dụng phương pháp diệt rận thật hữu hiệu, cởi áo cởi quần ra, dùng ve chai chà đi xát lại. Rốt cuộc rồi cũng tổ chức được thuyền ghe vượt biển về tới Bến Tre.

        Sau chuyến đi miền Đông này, Năm Tuồng được anh Trương Văn Giàu tín nhiệm. Khi được bổ nhiệm Khu phó khu Tám (Khu trưởng là Đào Văn Trường) Trương Văn Giàu chỉ định Năm Tuồng làm Trưởng ban quân nhu Chi đội 20 của Vĩnh Trà (Vĩnh Long- Trà Vinh). Đó là ngày 12-9-1946. Lúc đó Khu Tám có hai chi đội chủ lực 19 và 20. Chi đội 19 do các ông Đồng Văn Cống, Nguyễn Công Trung, Huỳnh Thế Phương chỉ huy. Chi đội 20 do các ông Ngô Văn Sung. Đặng Văn Thông chỉ huy. Cũng cần nhắc qua năm 1946 bộ chỉ huy ba khu 7, 8, 9 gồm có:

        Khu 7: Nguyễn Bình - Dương Văn Dương

        - Khu 8: Đào Văn Trường - Trương Văn Giàu

        - Khu 9: Vũ Đức - Nguyễn Ngọc Bích.

        Lần đầu tiên Nguyễn Bình được nghe báo cáo tường tận về chuyến viễn chinh của anh em Bình Xuyên dưới sự chỉ huy của Khu phó Dương Văn Dương là Sáu Đối mở đường máu về Rừng Sác. Nghe phân đội trưởng kiêm trưởng ban Quân nhu Chi đội 20 Năm Tuồng kể chuyện về bộ đội Cộng Hoà Vệ Binh, anh Ba Bình rất thú vị. Qua báo cáo của anh Năm Tuồng, anh Ba biết thêm về các anh chỉ huy Cộng hoà vệ binh, xưa đã từng là hạ sĩ quan trong quân đội Pháp như các anh Trương Văn Giàu, Nguyễn Văn Quạn. Như hạt giống tốt gặp đúng mảnh đất mầu mỡ họ phát huy khả năng nhanh chóng và trở thành chỉ huy giỏi có uy tín trong ba quân. Anh Ba thấy việc đề bạt Trương văn Giàu tư lệnh phó khu 8 cũng như Dương Văn Dương tư lệnh phó Khu 7 là hợp lý hợp tình. Đồng thời anh Ba ký giấy bổ nhiệm Nguyễn Văn Tuồng là đại diện Chi đội 20 tại Phòng Quân Nhu Nam Bộ. Ký tên Nguyễn Bình, uỷ nhiệm quân sự Nam Bộ kiêm Khu trưởng Khu 7. (Tổng thư ký Ban Quân Nhu Nam Bộ là Trịnh Đình Hoa).

        Chú thích:
 
        (1) Ca-lô (calot): Mũ vải của lính
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:10:04 pm »

Chương 41

Chính bị bắt, Nguyễn Bình xúc động
Phai cứu Chính bất cứ giá nào


Tết Đinh Hợi (1947) chưa được mấy ngày thì tin dữ bay ra bưng: Chính Heo đã bị bắt. Tin này làm bàng hoàng mọi người. Ban công tác số 1 là niềm hãnh diện của kháng chiến. Đó là nắm đấm của nhãn dân yêu nước trong vùng tạm chiếm đã từng giáng những cú thôi sơn vào đầu não quân thù khiến cho chúng hoang mang. Nguyễn Đinh Chính là con chim đầu đàn của Ban công tác số 1.

        - Chính Heo bị bắt trong trường hợp nào? Anh Ba hỏi.

        Liên lạc thành báo cáo:

        - Để cho đồng bào nội thành ăn Tết trong tinh thần tự do độc lập, Ban công tác số 1 quyết định đánh lớn, làm nhiều vụ cho Tây và Việt gian “ê càng” bỏ thói ruồng bó làm tiền dân chúng. Phải gây nhiều tiếng nổ diệt ác trừ gian cho bà con lên tinh thần. Tết Đinh. Hợi phải vui hơn Tét Bính Tuất (46) là năm Tây đang thắng thế đẩy lui bộ đội và cơ quan Nanh Bộ chạy tới mũi Cà Mau. Rất tiếc là trong việc vận chuyển súng đạn vô nội thành, vài nơi bị lộ và đường giao liên bị nghẽn. Chính Heo vẫn cho các tổ nổ súng trừ gian. Đêm giao thừa các bót cảnh sát ở Cầu Kiệu (Phú Nhuận), cầu Mạc Mahon (cầu Công Lý), cầu Bông, cầu Thị Nghè đều bị anh em ném lựu đạn và rải truyền đơn. Một số chiến sĩ bị bắt và lựu đạn ta chế không nổ. Phải vô bưng xin thêm súng đạn và lựu đạn. Đích thân Chính Heo đi để báo cáo rõ về tác hại của nạn thiếu lựu đạn trong các trận đánh ở nội thành. Anh tin rằng anh Ba sẽ không tiếc một thứ gì với anh em công tác thành...

        Anh Ba gạt nhưng nói:

        - Đồng chí đi ngay vô đề, đừng dài dòng. Trong tình huống nào Chính Heo bị bắt?

        - Ra tới Bà Quẹo, anh Chính gặp em Hiệp bị thương ở đùi. Vết thương làm độc, phải mổ ngay. Hiệp mới mười bốn, là đội viên trẻ nhất của Ban công tác số 1 Hiệp và anh trai tên là Hoàng, mười sáu tuổi, là con của ông chủ tiệm đồ da ở đường D Espagne (Lê Thánh Tôn) chiến đấu rất hăng. Hoàng đã ném lựu đạn làm què thằng thực dân già Béziat, chủ tịch Hội đồng tư vấn Nam Kỳ. Chính Heo tạm hoãn chuyến ra bưng để đưa em Hiệp về nội thành chăm sóc vết thương đã nhiễm trùng. Gởi Hiệp tại một nhà cơ sở, anh Chính đi tìm Mạnh thường quân xin tiền mua thuốc cho Hiệp. Không may anh bị bắt tại Phú Nhuận. Ngày đó là mùng sáu Tết. Bắt được Chính Heo, Tây và Việt gian reo hò tở mở. Chúng đã từng treo giá cái đầu Chính Heo khá cao.

        Anh Ba cau mày:

        - Phải giải cứu cho Chinh Heo. Với bất cứ giá nào. Các đồng chí đã có kế hoạch gì?

        - Đã kiếm luật sư cho anh Chính. Ông Ngô Sách Vinh nhận cãi cho anh Chính không lấy thù lao...

        Anh Ba gật:

        - Nên liên lạc với nhóm Văn hoá Mác xít - Groupe culturel du Marxisme, báo Les Lendemains và các tổ chức tiến bộ trong thành. Phải gõ cửa tất cả những nơi ta có thể tranh thủ được...

        Một lúc sau anh Ba lại nói:

        - Đó là về mặt công khai hợp pháp. Nhưng quan trụng hơn hết là mặt bí mật làm sao tổ chức đường dây vượt ngục. Hãy nghiên cứu hệ thống ông cống thành phố. Có thể có đường dây chạy dưới khu vực Khám Lớn...

        Mắt liên lạc thành sáng rực lên:

        - Một ý hay. Vượt ngục theo ống cống. Nhưng làm sao có hoạ đồ hệ thống cống ngầm Sài Gòn?

        - Hãy liên lạc với Sở vệ sinh toà đô chính. Cống ngầm Sài Gòn không quy mô như bên Pháp, nếu các đồng chí có xem bọ phim Les misérables thì thấy Jean Valjean lội bì bõm trong ống cống giải thoát cho anh sinh viên, người yêu của Cosette. Cống Sài Gòn không lớn rộng như vậy, nhưng cũng có thể giúp chúng ta đột nhập nội thành. Các đồng chí cố gắng tìm hoạ đồ đem về đây, ta sẽ nghĩ ra kế hoạch...

        Thời gian thấm thoắt trôi, Chính Heo đã bị đưa ra toà kết án tử hình. Báo chí Sài Gòn đều có đăng.

        Vài hôm sau liên lạc đem báo thành vô khu. Anh Ba đọc hết tất cả các báo nói về vụ xử ngày 10-10-1947.

        Chánh án kêu tối đa: tử hình. Anh Ba lộ vẻ thất vọng vì không tìm ra cách giải thoát cho Chính Heo.

        Mấy tuần sau liên lạc thành đem ra bản sao một bức thư Chính Heo viết trong tù. Đây là bức thư gởi Cụ Hổ mà Chính Heo đã tự cắt tay lấy máu ra viết.

        Thư chỉ chép có một đoạn:

        Thưa Cha, Đến nay con sa vào tay địch, con nắm chắc cái chết trong thời kỳ chúng tra tấn con trong bót Catinat. Rồi chúng đưa con qua Khám Lớn. Con biết chúng sẽ két án tử hình, nên tìm mọi cách vượt ngục.

        Tổ chức rất khoa học nhưng không gặp thời cơ. Ra toà ngày 10-10-1947, con bị chúng tuyên án tử hình.

        Con chống án và trong phiên xử sau, con sẽ đọc một bản điều trần “Mémoire de défense” vạch mặt bọn xâm lăng cướp nước mà vỗ ngực xưng văn minh đi khai hoá nước người...

        Ngày 19-5-1948 toà án binh Sài Gòn lại đem tử tội Nguyễn Đình Chính ra xử. Đây là ngày Chính Heo mong đợi. Anh đã chuẩn bị xong bản điều trần lên án bọn thực dân. Bản thảo của anh được anh em tù trí thức như sinh viên trường thuốc Hoàng Xuân Bình, nhà báo Vũ Tùng gọt dũa thêm. Lại được luật sư Ngô Sách Vĩnh chấp bút về ngôn ngữ luật pháp.

        Chính Heo đọc rất hùng hồn, bọn Tây hoàn toàn bất ngờ trước bản lĩnh của Nguyễn Đình Chính. Trước vành móng ngựa kẻ tử tội biến thành quan toà dõng dạc lên án cả một chế độ thực dân từ trên xuống dưới.

        Báo chí Sài Gòn chỉ loan tin tử tội đọc bản tự bào chữa trước toà, không dám nêu rõ các điểm lớn về nội dung.

        Đến khi tử tội bị đày ra Côn Đảo có vài tù nhân Khám Lớn được phóng thích nhảy ra khu. Họ cho biết nội dung bản điều trần của Nguyễn Đình Chính trước toà án binh Sài gòn: đây là một bản án chế độ thực dân. Vô đầu Chính Heo không nhìn nhận tính hợp pháp của phiên toà bởi vì năm 1945 Pháp đã nhục nhã đầu hàng quân đội Nhật. Chủ quyền của Pháp chấm dứt từ khi Bảo Đại thoái vị với lời tuyên bố lịch sử: “Trẫm thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị trị”. Thứ hai Chính Heo bác lời buộc tội làm mất tinh thần chiến đấu của quân đội và gây nguy hiểm cho quốc phòng. Điếu đó vô nghĩa. Thứ ba Chính Heo khẳng định nhưng gì tôi làm, tất cả nghiêng người yêu nước của bất cứ quốc gia nào cũng phải làm. Tôi đã hành động hết sức sáng suốt bình tĩnh. Và bây giờ trong móng vuốt của các ông, tôi sẽ cho các ông thấy tôi có đủ bản lĩnh đón lấy cái chết vinh quang cho Tổ quốc cũng như nhà thơ Corneille đã viết: “Mourir pour le pays est ùn si diglle soạt ét qưon brigllerait en foule une si belle mort”.

        Tất cả anh em trong khu đều hãnh diện trước hào khí của Nguyễn Đình Chính. Đúng là con cháu Trần Bình Trọng đã xem thường cái chết nhẹ như mảnh lông hồng. Lời thề “Thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc” của người xưa đã được con cháu lặp lại với lời lẽ khác nhưng tinh thần bất khuất vẫn như nhau.

        Tuy đau buồn, anh Ba Bình rất hãnh diện có một người em “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Nguyễn Đình Chính. Chính Heo đã làm vang danh Ban công tác Thành.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:11:31 pm »

Chương 42

Tại Vườn Thơm, Minh Khai ra mắt
Majéstic đầy xác giặc Tây




Ban công tác số 1 là lá cờ đầu của lực lượng vũ trang Sài Gòn Chợ Lớn. Đơn vị này đã lập nhiều thành tích vẻ vang khiến thực dân ở Sài Gòn và cả Paris cũng hoang mang. Nhưng sự tổn thất của Ban công tác số 1 cũng to lớn. Lần lượt các chi huy tên tuổi như Nguyễn Ngọc Sớm, Trần Phong, Nguyễn Đình Chính bị bắt. Trần Phong bị đem đi thủ tiêu còn hai anh Sớm và Chính đều bị kết án tử hình đầy ra Côn Đảo chờ ngày hành quyết. Trung tướng Nguyễn Bình rất buồn về sự mất mát này. Bao kế hoạch giúp từ tù vượt ngục đều thất bại. Chỉ còn cách đánh lớn để trả thù cho các anh. Anh Ba đang nghĩ về chuyện đó thì trưởng Ban công tác số 10 vô khu báo cáo tình hình.


        Đó là anh Nguyễn Văn Nam, tự Danh Khôi. Khôi là người miền Bắc lưu lạc vào Nam làm nhiều nghề, nhưng nghề chính là nhân viên khách sạn.

        Anh đã bắt đầu với những công việc vỡ lòng như bồi bàn, phụ bếp. Nhờ đẹp trai, có vốn liếng tiếng Tây anh tiến lên từng bước và vài năm sau đã làm cho các nhà hàng khách sạn lớn ở Sài Gòn như Majéstic, Continental, Hôtel Des Nations, Saigon Palace và lên tận Đà Lạt quản lý Hôtel du Parc, qua Chùa Tháp làm cho Bungalow Kép rồi Grand hôtel d’ Angkor. Nhờ cuộc đời giang hồ này mà anh Khôi gặp được người bạn đời trên Đà Lạt. Năm 1945, Khôi tham gia Thanh niên tiền phong Hẻm Đội Có, Phú Nhuận, sau theo Chi đội 13 của Triệu Cải và Nguyễn Đình Thâu. Sau trận An Phú Đông, anh về Ban Quân Báo Khu 7. Sau sơ ước 6-3-1946, anh được anh Ba Bình phái về nội thành xây dựng cơ sở bí mật ở các vùng cầu chữ Y, Vĩnh Hội, Xóm Chiếu, Tân Thuận... Hoạt động được năm tháng thì bị bắt về Catinat, rồi Khám Lớn, căng Biên Hoà.

        Đầu tháng 2-1947, khi mãn tù, Khôi nhảy vô khu, lại được anh em Ba Bình phân công phụ trách Ban công tác số 10. Khôi có sáng kiến tổ chức vài tiểu đội nữ để loạt động dễ dàng hơn thanh niên. Anh Ba tán thành ngay và giao anh Khôi và Huỳnh Văn Khai (Hoàng Hồng Cúc) tuyển sinh, lấy trong số các học viên quân chính gốc Sài Gòn. Anh chọn cho các tiểu đội nữ tên Trung đội Minh Khai.

        Sau thời gian huấn luyện, các chị em sử dụng thông thạo các loại súng trường, súng ngắn, lựu đạn. Lễ ra mắt Trung đội Minh Khai được tổ chức trọng thể tại Vườn Thơm. Trung đội trưởng là chị Dư Thị Lắm (tức Nguyễn Thị Hạnh). Khí thế rất hăng các chị em tranh nhau mỗi khi nghe tin sắp có trận đánh. Phải bắt thăm cho công bằng. Một trong nhưng trận đánh có tiếng vang của trung đội là trận ném lựu đạn trong rạp chiếu bóng sang trọng nhất Sài gòn là rạp Majestic, chiếm liền hai căn số 15-17 đường Catinat (Đồng Khởi). Khán giả rạp này là khán giả chọn lọc, nhà giàu, trí thức, ít nhất cũng phải biết nói tiếng Pháp vì rạp chiếu toàn phim Pháp (hồi đó chưa có phụ đề Việt ngữ) phần đông là công chức và sĩ quan Pháp. Trinh sát Ban công tác số 10 được biết vào tôi thứ năm 10-6 năm ấy (1948) bọn sĩ quan Marine (Thuỷ quân) sẽ kéo nhau tới xem phim Adieu, Cherie, một phim tình ướt át. Thủ vai chính là cô đào Danielle Darrieux minh tinh màn bạc số 1 thời ấy. Lập tức ban chỉ huy quyết định đánh. Võ khí có sẵn là ba trái OF, loại lựu đạn của quân Anh dùng để tấn công. Đây là quà chiến lợi phẩm trận Mộc Hoá của trung đoàn phó Huỳnh Thế Phương (tên thật là Huỳnh Kim Cúc). Bốn nữ đội viên được chọn là Nguyễn Thị Kim Dung, Bùi Thị Huê, Hoàng Thị Thanh (tức Từ Thị Đào), Mạc Thị Lan (tức Huệ Nhỏ).

        Gọi Huệ Nhỏ vì trong Trung đội có chị Huệ lớn là chính trị viên của Trung đội Minh Khai. Bốn chị em được chọn rất hân hoan nô nức lập chiến công. Ai nay đều chọn áo quần thật đẹp - không có thì mượn của bạn - để công việc vô cửa được dễ dàng, không bị bọn gác cửa lục bóp đầm. Vào xế chiều ngày ấy, bốn chị em tập họp tại nhà của chị Minh, chủ tiệm may ở đường Mayer (Võ Thị Sáu) gần chợ Tân Định. Kim Dung và Huệ nhỏ đi chung một xích lô. Huệ nhỏ còn dẫn theo một cậu em nhỏ để bọn lính kín không chú ý Thanh và chị Huê đi một xe, cách nhau vài phút.

        Kim Dung và hai chị em Huệ nhỏ mua kẹo ở tiệm Chà kế bên rạp, vừa nhai kẹo vừa lững thững bước vô rạp ở cửa bên mặt. Đi ngang qua lính gác, Kim Dung đưa bóp cho chúng xét nhưng tay chị nắm chắc trái lựu đạn gói trong khăn tay đặt dưới đáy bóp, ở trên là mấy viên kẹo. Vài phút sau, hai chị em Thanh và Huê vô cửa bên trái như đã sắp đặt trước. Bốn người tìm chỗ ngồi thuận tiện để ném lựu đạn đúng tầm vào mấy hàng ghế hạng nhất của bọn sĩ quan Pháp ngồi. Hết phim thời sự, bắt đầu vô phim Adieu, Cherie. Trong lúc mọi người dán mắt vô màn bạc thì Kim Dung rút chốt lựu đạn ném trước tiên. Một tiếng nổ kinh hồn. Rồi tiếp theo là hai trái của hai chị Thanh và Huê. Lan tức Huệ nhỏ chỉ đi hướng dẫn chứ không lãnh lựu đạn. Sự kinh hoàng trong rạp không bút mực nào tả xiết, Kim Dung nhớ lời các anh dặn: lau tay trong mu soa tẩm dầu thơm để tay không còn mùi tanh của gang thép lựu đạn. Sau mấy phút hoang mang, bọn linh kéo cửa sắt lại, không cho ai ra. Nhưng Hoàng Thị Thanh đã nhanh chân ra trước. Còn kẹt lại ba chị em. Kim Dung nhanh trí đổi vé ngồi gần hàng ghế các sĩ quan Pháp. Nhờ bình tĩnh mà Kim Dung được cho ra về. Còn Huệ nhỏ thì bị miếng lựu đạn trúng bàn chân, không nặng lắm nhưng vờ la, làm ầm lên. Lính cũng cho hai chị em Huệ nhỏ về. Chỉ còn kẹt lại chị Bùi Thị Huê. Chị có hai điều thất lợi là lãng tai và không biết tiếng Pháp.

        Bố trí công tác này cho chị vì kẹt người, vào giờ chót mới giao cho chị. Do hai điều thất lợi trên mà Tây nghi chị Huê, đưa về bót Catinat tra khảo ngay. Chị Huê ráng chịu đòn hai ngày để cơ sở có thì giờ di tản.

        Sau đó chị chịu dẫn lính về tiệm may của chị Minh ở góc Garcerie - Mayer (Phạm Ngọc Thạch - Võ Thị Sáu). Chị Hoàng Thị Minh chủ quan vẫn ở nhà nên bị bắt. Hoàng Thị Thanh (tự Từ Thị Đào) chạy vô khu nên địch bắt, chị Nguyễn Thị Đào cũng là đội viên Minh Khai. Kim Dung bị bắt nguội một thời gian sau. Địch đưa tất cả ra toà án binh Sài gòn. Vì số thương vong quá lớn: 20 chết, 50 bị thương (trong số chết có hai đại tá và tên cò mật thám Arbert) địch kêu án một tử hình: chị Huê, một án 20 năm khổ sai: Chị Đào, một mười năm khổ sai: Kim Dung. Phiên xử thứ hai do ta đánh lớn, địch kêu án tối đa: cả ba đều lãnh án tử hình. (Lúc đó là tháng 2-1949). Báo chí Sài gòn phản ứng mạnh nêu rõ Kim Dung mới 16 tuổi. Về sau Tây giảm án còn 20 năm khổ sai.

        ***
        Tất cả diễn tiễn của phiên toà. Trung trướng Nguyễn Bình đều theo dõi qua báo chí Sài Gòn mà liên lạc thành đưa vô bằng trễ vài ngày. Anh Ba rất xúc động trước chí khí hiên ngang của các chị em trong cảnh biệt giam. Một bài thơ của một chị được đưa lọt ra ngoài:

        Tuy sa lưới nhưng hồn ta vẫn tiến
        Thân tù đày ta vẫn nguyện hy sinh
        Và vẫn mơ tươi đẹp buổi bình minh
        Ngày chiến thắng trở về cùng đất nước

        Anh Ba chi thị cho các cấp tuyên dương các chiến sĩ trong tù. Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến - hành chính Sài Gòn Chợ Lớn Tạ Nhựt Tứ gởi thủ khen ba chị Huê, Đào, Kim Dung. Phòng chính trị Bộ Tư lệnh Khu 7 ra bản tin đặc biệt ngày 23-9-1949 ca ngợi gương chiến đấu của phụ nữ Sài Gòn. Bộ Tư lệnh Khẩn 7 cấp giấy tuyên dương với hai chữ ký của tư lệnh Huỳnh Văn Nghệ và chánh uỷ Nguyễn Văn Trí.

        Riêng anh Ba Bình thì gởi thư, tặng ảnh và tiền cho từng người, giao cho anh Khôi phải tìm cách trao tận tay ba chị.

        Vụ Majestic đã nêu cao tên tuổi Trung đội Minh Khai như là tinh hoa của nữ giới Sài Gòn trong thời binh lửa.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:14:18 pm »

Chương 43

Ra bưng chơi may gặp Nguyễn Bình
Trần Nam Hưng quyết định đi Khu




Trong số 50 nhân viên đơn vị quân y có cái tên Hôpital d évacuation Motorisé 415của Pháp từ Đức qua Đông Dương chỉ có một người Việt Nam duy nhất: lieutenánt médecin Trần Nam Hưng. Anh Ba Hưng là dân Chợ Giữa, Mỹ Tho tốt nghiệp y khoa bác sĩ Hà Nội khoá 1935-1943. Đơn vị anh gọi tắt là HEM chiếm nhà thương Chợ Rẫy làm trụ sở. Nhân viên hai phần ba là phụ nữ. Những y tá, cứu thương, thuộc hai tổ chức: Croix Rouge (Chữ Thập Đỏ) và AFAT (Auxiliares Féminins de l armée de Terre tức nữ trợ tá Quân đội).

        Anh Ba Hưng là bác sĩ mới ra trường, hãy còn trẻ lại đẹp trai nên các cô đầm non rất có cảm tình. Có ba nàng bám sát anh, một cô đầm gốc Nga trong Hội Chữ Thập Đỏ, một cô AFAT và một vợ tên quan ba. Về sau anh Ba Hưng mới biết ngoài tình cảm trai gái, các cô này còn có nhiệm vụ theo dõi anh để báo cáo với cấp trên vì anh bị nghi có cảm tình với kháng chiến. Tại sao anh bị nghi? Lúc đó trung uý quân y Hưng được giao công việc khám bịnh và phát thuốc cho bịnh nhân. Thấy dân quá nghèo túng, anh Ba cho họ rất nhiều thuốc. Vì chuyện phân phối thuốc hào hiệp đó mà Tây “đuổi” anh Ba Hưng. Để thay đổi không khí, anh tính ra bưng tìm hiểu kháng chiến mà anh đã nghe được nhiều giai thoại. Anh đến nhà luật sư Bùi Thị Cẩm là vợ của luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần đang ở trong bưng. Chị Cẩm nói:

        - Mai có liên lạc đi An Phú Đông, chỗ anh Thuần, anh có muốn vô thăm anh Thuần thì đi.

        Buồn ngủ gặp chiếu manh, Ba Hưng chụp ngay:

        - Cho tôi đi chơi!

        Vô khu gặp hai anh trí thức quen: Phạm Ngọc Thuần và Nguyễn Ngọc Bích, Ba Hưng bắt đầu khoái không khí bưng biền. Anh định trở về thì anh Thuần rủ qua Vườn Thơm gặp Nguyễn Bình:

        - Sắp tới sẽ thành lập Uỷ ban Kháng chiến Hành Chánh Nam Bộ, anh em mình nên cố gắng tham gia.

        Ba Hưng theo bạn qua Vườn Thơm. Lần đầu tiên anh gặp Nguyễn Bình mà từ lâu anh đã nghe danh. Vị tư lệnh Khu Bảy hết sức ân cần với anh em trí thức trong thành. Biết bác sĩ Trần Nam Hưng chỉ vô chiến khu cho biết và sắp sửa trở về thành: anh Ba cấp cho anh một giấy giới thiệu: “Bác sĩ Trần Nam Hưng có chuyện cần gặp tôi. Liên lạc nên giúp đỡ bác sĩ”.

        Về thành, bác sĩ Hưng mở phòng mạch ở đường Follcault (Nguyễn Phi Khanh), Đa kao. Làm ăn cũng khá, nhưng cuộc sống nhung lụa ở thành không hấp dẫn bằng sinh hoạt hào hùng trong chiến khu nên chín tháng sau Ba Hưng lại trở vô bưng. Lần này thì di thiệt chứ không phải vô bằng cho biết như lần trước.

        Anh Ba Hưng được anh Thuần tiếp đón nồng nhiệt. Anh Thuần vừa được giữ chức Phó Chủ Tịch Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ. Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình cũng hoan nghênh ngày tái ngộ người trí thức đã trăn trở chọn con đường tiến thủ. Ngành quân y đang là một ngành cần thiết trong kháng chiến. Các đơn vị đang cần y tá, bác sĩ.

        Anh Ba đình giao cho anh Ba Hưng trọng trách mở một khoá đào tạo cứu thương cấp tốc 15 ngày. Sau đó lại mở một khoá y tá trong ba tháng. Trong khoá này anh Ba dạy săn sóc vết thương theo phương pháp mới được áp dụng trong đệ nhị thế chiến. Anh tạm gọi là gọi là phương pháp HEM. Trước đây vết thương được rửa và rắc thuốc hằng ngày, còn theo cách điển trị mới thì rắc trụ sinh, băng lại, ba ngày sau mới tháo băng. Thường thì khi tháo băng, vết thương đã kéo da non. Điều đáng nhớ của khoá này là sáng bế giảng, có trung tướng chủ toạ, chiều máy bay lên ném bom. Nhờ sơ tán ngay nên không ai bị thương. Khoá này mở tại Ba Thu, giữa Đồng Tháp Mười. Đồng trống không có cây cao, máy bay tha hồ rà sát đất.

        Đó cũng là lần đầu anh Ba Hưng thấy sức mạnh của không quân Pháp ở Khu Tám.

        Sau ngày lễ Thương Binh 27-7-1948, quân y viện 2 đã cất xong tại một giồng gần Ba Thu. Giồng này không biết tên trong vùng gọi là gì nhưng anh em bộ đội gọi là Giồng Nhà Thương vì mới mở nhà thương tại đây. Anh Ba Bình giao nhà thương này cho anh Ba Hưng. Lúc đó bác sĩ Hồ Văn Huê phụ trách Quân Y viện khu 7 ở Cần Giờ. Bác sĩ Hoa coi bịnh xá của Trung đoàn 308.

        Gọi là quân y viện 2 nghe rất xôm nhưng đây chỉ là trại cột tràm mái lá, giường chỏng đóng bằng tre trải đệm bàng. Bác sĩ và bệnh nhân ở chung trại chỉ cách một tấm vách lá. Có một kỷ niệm khó quên trong những ngày đầu phụ trách quán y viện ở Giồng Nhà Thương giữa năm 1947 này. Có hai thương binh được đưa tới: anh Nên thuộc trung đoàn 300 và anh Hoàng thuộc trung đoàn 305. Cả hai đều bị thương gãy xương ở tay. Anh Ba Hưng điều trị theo phương pháp HEM, rửa vết thương, rắc thuốc bột Sunfamit (trụ sinh) để năm ngày mới mở băng ra. Hai anh Nên và Hoàng không biết cách điều trị mới lạ này, cứ thắc mắc vì sao bác sĩ không ngó ngàng gì tới vết thương trong năm ngày. Không rõ ai nói cho hai anh biết bác sĩ Hưng là quan hai thầy thuốc trong nhà binh Pháp, chỉ mới ra bưng có mấy tháng. Thế là hai anh nhìn anh Ba Hưng với cặp mắt nghi ngờ: “phải chăng tay này của địch chui vô hàng ngĩl kháng chiến để ám hại chiến sĩ!”. Những lời thì thầm đó thấu tới tai anh Ba Hưng. Anh giải thích phương pháp điều trị mới, nhưng không ai tin vì các nơi khác, thầy thuốc và y tá thay băng mỗi ngày cho bệnh nhân. Không ai nói trước mặt, nhưng sau lưng nhiều người chửi lén: “đã làm biếng lại còn nói dóc”. Anh Ba Hưng rất khổ tâm về thái độ không thán thiện của anh em thương binh. Có đêm anh ngủ không yên vì sợ một kẻ quá khích nào đó lén sang buồng anh “thích khách”. Hai bên chỉ cách nhau vách lá mỏng manh, sơ sài.

        Rất may cho anh là những lời xì xào nghi kị đó thấu tới anh Ba Bình. Và một sáng nọ, anh Ba chống xuồng tới quân y viện 2. Thật là bất ngờ, mọi người xôn xao nhưng anh Ba khoát tay nói: “Cứ làm việc bình thường. Tôi chỉ ghé một chút thôi”. Lúc đó anh Ba Hưng đang tháo băng cho hai anh Nên và Hoàng.

        Hai anh nhăn mặt lộ vẻ khó chịu vì mùi hôi bốc lên từ vết thương băng đã hơn ba ngày. Nhưng cuộn băng vừa tháo hết thì cả thầy thuốc lẫn thương binh đều reo lên mừng rỡ:

        - Lành rồi!

        - Kéo da non rồi! Xương đã ráp cứng.

        Anh Ba Bình bước tới nhìn kỹ vết thương đã kéo da non của hai anh Nên và Hoàng. Anh gật gù nói với anh Ba Hưng:

        - Trước đây tôi có nghe bác sĩ nói về phương pháp băng bó của Pháp trong đệ nhị thế chiến. Này mới thấy tận mắt. Kỳ diệu thật! Tên phương pháp là gì vậy?

        - HEM, tức Hospital d évachation Motorise.

        Anh Ba Bình gật gù quay lại hai anh thương binh:

        - Tôi có nghe lời phàn nàn của hai anh về giám đốc Quân y viện 2. Cho nên sáng nay tôi gác công việc để qua đây điều tra tại chỗ. Kết quả cho thấy là hai anh hơi vội vàng trong việc phê phán...

        Hai anh Nên và Hoàng ấp úng xin lỗi bác sĩ Hưng. Trong khi đó, anh Ba Bình gọi anh Nguyễn Đức Hinh từ dưới xuống lên, nói:

        - Chụp bác sĩ Hưng và hai anh thương binh này một bức ảnh kỷ niệm đánh dấu ngày thành công đầu tiên của Quân y viện.

        Nguyễn Đức Hinh là nhà thơ kiêm nhiếp ảnh. Ra bưng, anh được anh Ba Bình khai thác một tài năng mới: đánh giặc. Dù vậy anh Hinh vẫn không rời cái máy Zeiss I Rón thân thương. Anh mở máy mời anh Ba Hưng và hai anh Nên, Hoàng ngồi trên giường chụp một bức. Xong rồi anh Ba Hưng mời anh Phạm Ngọc Thuần cùng chụp với ba anh một “pose” làm kỷ niệm.

        Vài ngày sau liên lạc đem qua một bao thư trong đó có các bức ảnh rọi lớn với mấy chữ đề tặng của Trung tướng Nguyễn Bình. Bức ảnh đó anh Ba Hưng giữ kỹ như gia bảo: “Nếu ra khu không gặp Nguyễn Bình thì mình đã trở về thành ngay từ đầu”.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:15:46 pm »

Chương 44

Tô Ký cưới vợ mời khu trưởng
Nguyễn Bình cưỡi ngựa tới chung vui




Anh em trong Giải phóng quân liên huyện nhớ mãi ngày hôm ấy: chỉ huy trưởng Tô Ký cưới vợ. Từ lâu vị chỉ huy này mê đánh giặc không chịu nghĩ tới việc lập gia đình, chỉ sợ vợ con “vướng tay vướng chân” nhưng rồi chuyện phải tới đã tới: chiến tranh là chuyện lâu dài, có thể kéo dài đời cha tới đời con, như chủ trương “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” mà ai cũng thấm nhuần. Trước khi vào tiệc liên hoan, hãy tìm hiểu về tân bang và tân giai nhân.

        Tô Ký theo cách mạng từ nhỏ. Cha là ông Tô Nếp hoạt động bí mật, tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa bị Tây bắt đưa về trại giam Xóm Chiếu và đưa đi thủ tiêu Lúc đó thực dân đưa các chiến sĩ cộng sản ra Mũi Tàu Nhà Bè, xỏ dây kẽm vào lòng bàn tay xâu từng chùm, lùa xuống xà lan đem nhận chìm ngoài biển. Trước Nam Kỳ khởi nghĩa, Tô Ký bị Tây bắt đưa lên trại tập trung giữa rừng gọi là cam des travailleurs Tà Lài, ta gọi là Căng Tà Lài. Đây là trại giam khoét trong rừng sâu dọc con đường 20 Sài Gòn - Đà Lạt, cách Định Quán 15 cây số. Trong năm đợt liền, Tây đưa lên đây mấy trăm nhà cách mạng chúng bắt được khắp Nam Kỳ lục tỉnh để ngăn chặn những cuộc khởi nghĩa mà chúng tiên đoán sẽ xảy ra trong lúc chánh quốc của chúng đang bị Đức quốc xã chiếm đóng. Dù vậy cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn xảy ra. Tây thẳng tay đàn áp và tàn sát hàng ngàn người. Chúng vô tình tập trung một lực lượng dự trữ cán bộ cộng sản ưu tú trong căng Tà Lài. Vài tháng sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, chi bộ nhà tù quyết định cho tám đồng chí vượt ngục dưới sự cầm đầu của bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Trấn Văn Giàu (Sáu Giàu). Bảy người kia là Châu Văn Giác, Dương Văn Phúc tự Năm Đông, Trương Văn Nhâm, Nguyễn Công Trung, Lê Anh Kiệt tức kỹ sư Văn, Nguyễn Tấn Đức và Tô Ký. Tô Ký theo hai anh Giàu và Giác đi về hướng Đà Lạt còn năm người kia đi về hướng Sài Gòn. Tô Ký bị Tây bắt ở Đà lạt đưa về căng Bà Rá. Sau đó lại đưa về khám Tây Ninh. Ngày Nhật đảo chánh Pháp, ngày 9-3-1945, Tô Ký vận động lính mã-tà giao súng cho anh em tù chánh trị rồi về nhà làm ăn.

        Anh trở về quê nhà, Tân Mỹ, Bình Lý (nay là xã Bình Mỹ) tiếp tục hoạt động. Khi ta cướp chánh quyền cuối tháng 8-1945, Tô Ký là chỉ huy trưởng Giải phóng quân liên quận Hốc Môn- Bà Điển- Đức Hoà.

        Về cô dâu, chị Tân là dân Hốc Môn, gia đình có truyền thống cách mạng. Vụ Tây xử tử người anh hùng Chín Bỉnh (Đặng Công Bỉnh người chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hốc Môn) càng nung chí căm thù quân cướp nước trong gia đình chị Tân. Vợ Chín Bỉnh có bà con với mẹ chị Tân, nhà ở ấp Bến Đò, xã Tân Phú Trung. Có một điều kì diệu là trước đây Chín Bỉnh là tay anh chị, có ai ngờ lại trở thành một nhà cách mạng ngoan cường. Giai thoại cái chết đầy khí phách của “nguyên soái Bỉnh” được truyền miệng khắp Hốc Môn và các quận lân cận Gò Vấp, Thủ Đức, Đức Hoà. Đích thân chủ quận Hốc Môn tên Thọ, thiên hạ gọi là Quận Dẻo vì có tật chân, nhắc ghế mời Chín Bỉnh ngồi khi ông bị áp giải về dinh quận. Nhưng hãy trở lại cô dâu. Chị Tân đậu tiểu học vài năm thì ta cướp chính quyền. Ngày 25-8-1945 cả triệu người, phần lớn là thanh niên các quận nội ngoại thành kéo về Sài Gòn dự mít-tinh, chị Tân cũng ủi quần áo đi dự. Chị không quên gắn phù hiệu Thanh niên tiền phong vào ngực áo, nhưng gặp trục trặc vào giờ chót: các anh không cho chị đi “đàn bà con gái mà đi đâu. Có thể xảy ra lộn xộn, chết chóc”. Dù vậy, sau khi các anh đi rồi, chị Tân cũng đi. Những ngày rực rỡ cờ bay trống thúc, làm sao có thể nằm nhà được! Từ cuộc mít-tinh lịch sử đó, chị Tâm hăm hở tham gia mọi công tác mà cách mạng giao phó. Và trên đường kháng chiến, chị đã gặp chỉ huy trưởng Giải phóng quân Liên quận.

        Trong ngày vui đáng ghi nhớ nhất trong đời, hai anh chị quyết định mời trung tướng Nguyễn Bình tới chung vui. Đối với Nguyễn Bình, anh Ba Tô Ký rất có nhiều cảm tình. Anh gọi vị đặc phái viên của Bộ Tổng là “anh Ba” như giới chỉ huy thân cận của Nguyễn Bình. Ngay từ đầu, khi được thư mời dự hội nghị quân sự tại An Phú Xã, Tô Ký đã ủng hộ ngay. Anh nghĩ là “hiện nay Miền Đông đang cần thống nhất các lực lượng võ trang. Người đứng ra làm việc này phải là tay có bản lãnh mới thu phục được đám anh hùng tứ chiếng. Nếu không thì cũng phải là người của Trung ương phái vào. Chưa biết Nguyễn Bình “làm ra cơm cháo” gì không, nhưng mình phải vì việc lớn mà ủng hộ”. Chừng gặp Nguyễn Bình tại hội nghị, anh thấy rõ đặc phái viên Trung ương đúng là một người của tình thế khó khăn và quyết định ủng hộ của anh trước đây rất đúng. Kỷ niệm sâu sắc nhất của anh về Nguyễn Bình là đêm “hội sư” trên sông Đồng Nai vài tháng sau đó. Anh Ba Bình, đã cùng một số chỉ huy quân sự đi thị sát tình hình hai bờ sông Đồng Nai trên một chiếc tàu ta cướp được của Tây. Lúc đó ta phát động dân quân du kích tấn công các đồn điền cao su là nơi Tây thường chiếm để đóng quân và làm điểm xuất quân đánh ta. Đêm đó nhiều sở cao su dọc hai bờ sông Đồng Nai bốc cháy đỏ rực.

        Anh Ba Bình chỉ các đám cháy nói với các chỉ huy:

        - Xem kìa: Lửa Việt Minh thiêu đồn giặc.

        Ngày tới Thủ Đầu Một, anh Ba đã ra lệnh đốt sở cao su Phú Riềng, giải thoát dân “contrat”, chiếm xưởng máy đem về xây dựng Binh Công Xưởng.

        Qua những tiếp xúc với các chi đội khác, Tô Ký biết anh Ba Bình rất yêu mến binh sĩ và cán bộ quân sự. Anh Ba thường đến các trạm quán y thăm thương binh. Các bác sĩ và y tá đều xúc động khi thấy anh Ba lấy khăn tay đuổi ruồi bu trên các vết thương anh em binh sĩ, nhưng ruồi là giống lì nên anh Ba phải đắp khăn tay của mình lên mặt một thương binh.

        Anh Nguyễn Đức Hinh thường khoe chuyện anh Ba Bình và chị Thanh xách cặp gà tới tặng vợ anh sanh được vài tuần. Khi Hinh cám ơn thì anh Ba nói “đó là chánh sách đối với cán bộ chứ có gì riêng tư mà cám ơn”. Sau đó chị Thanh nói riêng với anh Hinh “anh Ba bảo mình có trách nhiệm lo cho hậu phương, vợ con có yên ổn thì chiến sĩ mới yên tâm mà đánh giặc nơi mặt trận”.

        Không riêng gì Nguyễn Đức Hinh mà nhiều anh em cũng được anh Ba chăm sóc. Có anh vừa báo tin cưới vợ anh Ba móc túi trao hết xấp tiền phụ cấp tháng mới lãnh để về làm lễ liên hoan mời bạn bè tới chia vui.

        Anh Lâm Thái Hoà gắn bó với anh Ba Bình cũng do thái độ chăm sóc ân cần của vị tư lệnh. Lúc anh Hoà đi công tác, anh Ba cho chị Thanh đến nhà giúp đỡ chị Hoà.

        Chị Phạm Thị Nhiệm, em giáo sư Phạm Thiều và là vợ của anh Phạm Ngọc Thảo sanh con so. Anh Bình cũng bảo chị Thanh tới săn sóc chị Nhiệm. Có chuyện vui, nhà bảo sanh ở Khu 9 đèn lù mù, Phạm Ngọc Thảo đứng ở đầu giường hỏi chị Thanh đang bế đứa nhỏ: “Trai hay gái?” Thấy “dây nhợ lòng thòng”, chị Thanh nói: “con trai”. Chừng xem kỹ lại là con gái. Trai hay gái gì cũng cám ơn vợ. Anh Thảo hấp thụ văn hoá Pháp nên ôm hôn vợ trước cặp mắt ngơ ngác của chị Thanh...

        Do biết những giai thoại đó, anh Ba Tô Ký mời anh Ba Bình làm chủ hôn đám cưới của anh. Không riêng vợ chồng anh mà cả Giải phóng quân Liên quận đều hãnh diện về sự có mặt của trung tướng. Anh Ba cưỡi ngựa tới dự hôn lễ cùng một số vị trong Bộ tư lệnh Khu. Vô tiệc anh Ba Tô Ký mới biết anh Ba Bình sống thật “thanh đạm”, không uống rượu, không uống cà phê. Không phải là thầy tu, nhưng vì con mắt hư, phải kiêng cữ các thức uống gây nhiệt. Tuy không dùng rượu, anh Ba vẫn hoà mình vào không khí vui nhộn của tập thể và cũng tỏ ra là “một cây văn nghệ xanh dờn”. Những ai có mặt trong tiệc cưới đó rất thú vị được biết một Nguyễn Bình thân mật gần gũi, khác hẳn chân dung vị tư lệnh mà khẩu hiệu số một trong đời là “kỷ luật” nghiêm minh.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:18:21 pm »

Chương 45

Thanh Sơn phụ trách Campuchia
Uỷ viên quân sự về Nguyễn Bình





Đây nói về Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tây, một nhân vật tên tuổi của Nam Bộ. Có chuyện này ít người biết: Thanh Sơn không phải họ Nguyễn. Nội tổ Thanh Sơn là một nghĩa quân của Bình Tây Đại Nguyên Soái Dân Phong - tức Quản cơ Trương Định. Ông nghĩa quân này tên là Phạm Tự. Em của Phạm Tự là Phạm Thị Hiền, tức bà cô của Thanh Sơn, rất giỏi võ, lập ra đội nữ dân binh cùng với anh quyết chí đánh Tây. Khi Trương Định bị tên Việt gian Huỳnh Công Tấn (đội Tấn) hãm hại ở Đám Lá Tối Trời (Gò Công), bà Phạm Thị Hiền bị Tây giết và tru di tam tộc. Ông Phạm Tự chạy về Rạch Rầy, xã Hựu Thạnh, Cầu Kè, nay là Trà Ôn. Vẫn chưa trốn thoát, Tây bắt chặt đầu, ném xác xuống bưng Đập Vong cũng trong xã Hựu Thạnh. Trước nạn tru di tam tộc, ông nội của Thanh Sơn tên Phạm Cao Y đổi là Nguyễn Văn Bằng, cha Thanh Sơn tên Phạm Văn Hiến đổi là Nguyễn Vinh Hiển. Ông Nguyễn Văn Bằng gia nhập “Việt Nam Phục Quốc Hội” của cụ Phan Bội Châu còn ông Nguyễn Vinh Hiển thì làm làng để dễ hoạt động theo lý tưởng của cha ông.

        Thanh Sơn nhớ hồi nhỏ thường bị cha bắt chép mấy câu chừ nho “trung hiếu tiết nghĩa”, “trung can nghĩa khí” không phải chỉ chép vài trăm hàng mà chép đầy ba mảnh giấy học trò. Nhờ chép nhiều như vậy mà Thanh Sơn có nét chữ đẹp. Đến khi bị Tây đày ra Côn Đảo cái hoa tay đó có chỗ đắc dụng. Thanh Sơn được đưa vào tổ phục vụ học tập, chép tài liệu Duy vật lịch sử, Duy vật sử quan, Duy vật biện chứng pháp. Đang học collège Cần Thơ dưới Ung Văn Khiêm một lớp, hai anh em bỏ trường theo cách mạng.

        Thanh Sơn trốn sang Tàu học trường Hoàng Phố và được vinh dự sớm là học trò của Nguyễn Ái Quốc...

        Nhưng hãy trở lại Nam Bộ trong những ngày nước sôi lửa bỏng cuối 1945. Khi ta cướp chánh quyền vào 25-8, Thanh Sơn là uỷ viên trong Lâm uỷ Hành chánh Nam Bộ kiêm Thanh tra chính trị miền Tây.

        Mặt trận Cần Thơ đã bao vây địch trong 90 ngày, một thành tích đáng hãnh diện so với 29 ngày Sài Gòn sống trong độc lập tự do (25-8 đến 23-9-1945). Đầu tháng 2-1946 mặt trận Cần Thơ vỡ, Trung ương Quân sự uỷ viên Hội mà chủ tịch là Võ Nguyên Giáp - lúc đó chưa có Bộ Quốc Phòng - rút Thanh Sơn về Trung ương để lo vấn đề chi viện cho kháng chiến trong Nam. Thanh Sơn lên đường ra Bắc với trợ lý là kỹ sư Nguyễn Đăng. Nguyễn Đăng là kỹ sư canh nông làm việc ở Cần Thơ đã theo Thanh Sơn từ đầu năm 1945.

        Hai anh em cùng trên đường ra Hà Nội dự kỳ họp Quốc Hội đầu tiên. Tới Vàm Láng (Gò Công) hai anh mướn ghe cửa mua gạo chở ra Phú Yên vừa là cải trang làm dân thương lái vừa tiếp tế miền Trung đang đói.

        Lúc đó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Miền Nam Việt Nam đóng ở Quảng Ngãi là Nguyễn Sơn, nguyên là chánh uỷ quân đoàn Diên An, từng tham gia cuộc Vạn lý trường chinh với quân giải phóng Trung Hoa thời kháng Nhật. Anh em ở Nam Bộ ra thấy tướng Nguyễn Sơn xây dựng vừng Quảng Ngãi như một thủ đô cách mạng, tập trung các thứ Trung ương chi viện cho Nam Bộ để biến căn cứ Quảng Ngãi như một Diên An. Là dân Nam Bộ ăn ngay nói thẳng, Thanh Sơn đã đụng Nguyễn Sơn nhiều trận, rõ ràng là hai ngọn núi không tống chung trên một mảnh đất.

        Đụng nhau về chuyện võ khí. Nam Bộ cần súng đạn đánh Tây, được Trung ương chi viện súng đạn là mừng. Thanh Sơn tìm ghe thuyền đưa về Nam Bộ.

        Còn Nguyễn Sơn thì cương quyết giữ số súng đạn đó lại cho Quảng Ngãi viện lý do: Tây cắt đường giao thông, làm sao đưa võ khí vào nam Bộ? Thanh Sơn cự: “ Sao không được, ngày xưa Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc giải phóng Thăng Long bằng cách nào? Ghe bầu ở đây thiếu gì!”

        Thành Sơn còn tố thêm:

        - Nếu anh muốn đánh Pháp, xin mời anh vô Nam Bộ. Còn nếu không thì anh phải trả võ khí lại cho Nam Bộ.

        Đúng vào lúc đó Trung ương bổ nhiệm Thanh Sơn, Phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Miền Nam Việt Nam với nhiệm vụ lo tiếp tế cho Nam Bộ để đẩy mạnh kháng chiến chống xâm lăng. Công việc cấp bách lúc đó là xây dựng các kho chứa vũ khí, tìm ghe thuyền đưa võ khí về Nam Bộ. Một trong các kho đó là Vũng Rô mà thủ kho là đồng chí Tất. Chính từ kho Vũng Rô này mà bà Nguyễn Thị Định nhận võ khí chi viện cho Nam Bộ. Các thuyền trưởng Trần Văn Hoài (Hoài Râu), Đặng Văn Qua, Mười Thôi cũng xuất phát từ đó đưa súng đạn về cho ba khu 7, 8, 9.

        Tháng 7-1947 Thanh Sơn về Nam Bộ. Cũng trong thời điểm đó hội nghị Xứ đại biểu họp tại Đồng Tháp Mười. Trong cuộc họp này có các đồng chí Lé Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Trần Văn Trà. Hội nghị giải quyết các mâu thuẫn giữa Việt Minh Mới, Việt Minh Cũ, thống nhất hai hệ Uỷ ban Hành chánh và Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ và các liên tỉnh, tránh tình trạng không ăn khớp trước đó. Cũng trong thời điểm này, đồng chí Phạm Văn Đồng đại diện Trung ương ở phía Nam điện vào ra lịnh cho Thanh Sơn mở mặt trận Kampuchia để cầm chân Pháp bên đó đồng thời giải toả cho Khu 5 đang bị Pháp cô lập.

        Thanh Sơn tiếp nhận sứ mạng đó với sự han hoan khó tả: Năm 1946 khi ra Trung ương, Thanh Sơn đã dựa vào Khu Năm, cái ơn đó anh định sẽ trả thì dịp may đến: Trung ương giao cho anh nhiệm vụ giải toả áp lực Pháp đang đè lên Khu 5 đồng thời tiếp tế cho Khu 5 bằng cách mở bến bãi ở Nam Bộ và Kampuchia, cho thuyền ghe chở lúa gạo, khô mắm cho miền Trung. Để thực hiện kế hoạch này, bộ trưởng Canh Nông Ngô Tấn Nhơn (thay Huỳnh Thiện Lộc) đưa hai chục ký vàng vô Nam để chi dụng. Lúc đó Thanh Sơn là uỷ viên Quân sự kiêm Ngoại vụ. Đến năm 48, anh là Trưởng Phân Ban của uỷ viên Kháng chiến hành chánh Nam Bộ ở Miền Tây Nam Bộ. Vì tầm quan trọng của mặt trận Kampuchia, Thanh Sơn giao đại nhiệm vụ uỷ viên Quân sự Nam Bộ cho người khác để tập trung nỗ lực vào trọng trách mới trên đất Chùa Tháp.

        Giao cho ai chức uỷ viên quân sự Nam Bộ đây?

        Xứ uỷ và Uỷ ban Nam Bộ thấy không ai xứng đáng hơn trung tướng Nguyễn Bình. Vị phái viên quân sự của Bộ Tổng được Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp phái vô Nam trong tháng 10-1945 đã nắm được tình hình quân sự và chính trị ở miền Đông Nam Bộ, kịp thời thống nhất các lực lượng võ trang địa phương mà sừng sỏ nhất là Bình Xuyên. Ở vùng giải phóng, Khu trưởng Khu 7 đã chánh quy hoá các bộ đội tổ chức thành các trung đoàn sinh hoạt có nề nếp và tác chiến có bài bản, kỹ thuật và kỷ luật. Ở vùng tạm chiếm, Nguyễn Bình tổ chức các Ban công tác chuyên hoạt động trong thành phố rải truyền đơn, ném lựu đạn, trừng trị giặc Pháp và bọn Việt gian phản động. Tuy có một số đội viên quen tác phong giang hồ vô tổ chức gây nhiều tác hại đáng tiếc, nhưng nói chung thì các đội quyết tử trong nội thành đã gây được nhiều tiếng vang, ảnh hưởng tới tận Paris làm bọn thực dân ăn ngủ không yên.

        Sau khi cân nhắc, Xứ uỷ và Uỷ ban Nam Bộ nhất trí cử trung tướng Nguyễn Bình giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban Hành chánh - Kháng chiến Nam Bộ kiêm uỷ viên quân sự Nam Bộ. Đưa Nguyễn Bình lên Nam Bộ cũng có nghĩa là khép vị trung tướng vào khuôn khổ với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, một nguyên tắc mà trước đây khu trưởng Khu 7 không mấy quan tâm, dẫn đến những quyết định có tánh cách cá nhân như “hành động của một viên tướng ngoài cõi” bất chấp triều đình.

        Ngoài ra Xứ uỷ và Uỷ ban Nam Bộ cũng bàn việc chọn ai giữ chức Khu trưởng Khu 7. Đa số nhất trí chọn anh Tám Nghệ (Huỳnh Văn Nghệ) đang lâ khu phó, một chỉ huy quân sự tuyệt vời đã lập nhiều chiến công hiển hách như Là Ngà, Đồng Xoài, Bàu Cá.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:20:37 pm »

Chương 46

Bắt Phán Huề lòi ra chuyện lớn
Tây mưu đồ lập chiến khu ma



        Quân khu 7 đang họp bàn vấn đề chánh quy hoá bộ đội, biến các chi đội thành trung đoàn thì có tin điện từ Chi đội 7 cho biết bắt được Phán Huề, nguyên là chủ tịch tỉnh Bà Rịa đã bị Tây bắt trong cuộc tấn công tỉnh Bà Rịa. Không rõ vì sao Phán Huề lại lén lút trở vô khu giải phóng. Đoán biết có chuyện quan trọng, Khu trưởng Nguyễn Bình bèn cùng Mai Văn Vĩnh: Chị đội trưởng Chi đội 7 cấp tốc về Bà Rịa.

        Khi bị bắt, Phán Huề nghĩ là cuộc đời mình đã tàn, nhưng Hai Vĩnh khéo léo đối xử để Phán Huề lên tinh thần. Hai Vĩnh đóng vai chiến sĩ quốc gia bất mãn về sự lãnh đạo của cọng sản khéo đến mức Phán Huề tin thật và tiết lộ âm mưu thành lập chiến khu quốc gia của chánh phủ quốc gia Nam phần Việt Nam dọn đường cho giải pháp Bảo Đại. Phán Huề thú nhận lãnh nhiệm vụ vô khu dụ dỗ một số cán bộ kháng chiến về với chánh nghĩa quốc gia.

        Phán Huề cũng tiết lộ Bảy Viễn đã phái Lai Hữu Tài dự các cuộc họp của các giáo phái lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại.

        Hai Vĩnh tương kế tựu kế viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân tỏ ý hoan nghinh chủ trương kêu gọi chiến sĩ quốc gia bỏ Khu về Thành và đang nghiên cứu để thi hành chủ trương đó.

        Đọc bức thư của Hai Vĩnh, Phán Huề phấn khởi, không ngờ mình đã tự thú tội lỗi của mình. Khi Hai Vĩnh báo cáo mọi việc, Nguyễn Bình ra lịnh giải quyết ngay Công An và Quốc vệ Đội Bà Rịa.

        Xong rồi, Nguyễn Bình trở về Bộ Tư định lo đối phó với nguy cơ Bảy Viễn ngả theo Phòng Nhì, bắt tay thủ tướng Nguyễn Văn Xuân lập chiến khu quốc gia giả hiệu.

        Từ lâu ta đã nắm được tin Bảy Viễn dung túng bọn Phòng Nhì trong Chi đội 9. Nay lại biết rõ thêm là bọn Tư Sang, Năm Tài đã lái Bảy Viễn đi quá xa. Phải ra sức kéo Bảy Viễn trở lại đường ngay nẻo thẳng. Làm sao?

        Sau mấy ngày suy tính, Nguyễn Bình cho mời giáo sư Đặng Minh Trứ, chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh thành Sài Gòn-Chợ Lớn bàn cách liên hệ chặt chẽ với anh em Chi đội 9 mà một đại bộ phận đóng trong địa bàn thành phố. Giáo sư Trứ dạy trong trường trung học Pétrus Ký và cùng ra khu tham gia kháng chiến ngay từ đầu với các đồng nghiệp Phạm Thiều, Hồ Văn Lái, Nguyễn Văn Chì, Trần Văn Các. Trong những năm đầu, ông Trứ hoạt động ở miền Đông với luật gia Lê Đình Chi, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, giáo sư Phạm Thiều. Đến khi thành lập Uỷ ban kháng chiến hành chánh thành Sài Gòn-Chợ Lớn, ông được bổ nhiệm chủ tịch.

        Sau khi nghe Nguyễn Bình trình bày Phòng Nhì cố lái Bảy Viễn ngả theo giải pháp Bảo Đại, ông Trứ tán thành việc mời một đại diện Bình Xuyên vô Uỷ ban kháng chiến-hành chánh thành Sài Gòn-Chợ Lớn. Người đại diện sẽ do Bảy Viễn và các chỉ huy các Chi đội trong Liên Khu Bình Xuyên chỉ định, nhưng ta có thể đoán trước được là Mười Trí. Nhân vật Mười Trí thì Nguyễn Bình đã nắm được phần nào nhờ có thời gian hai bên đóng sát nhau.

        Theo thư mời của giáo sư Đặng Minh Trứ, ngày 24-3-1948, các vị chỉ huy Bình Xuyên gồm có Lê Văn Viễn, khu bộ phó Khu 7 kiêm chỉ huy trưởng Chi đội 9, Dương Văn Hà, Bộ tư lệnh Liên Chi Bình Xuyên, Trần Văn Đối, phó tư lệnh Liên Chi Bình Xuyên, Huỳnh Văn Trí, chi đội trưởng chi đội 4, Lâm Văn Đức tức Tư Tỵ, chi đội 25, Nguyễn Văn Hoạnh, chi đội 21, Lê Văn Chàng, chi đội 2, Ngô Văn Lực chi đội 3 cùng với các ông Nguyễn Hộ, uỷ viên Dân quân thành, Cao Đăng Chiếm, phó giám đốc sở Công An Nam Bộ kiêm trưởng ty Công an thành, đến dự hội nghị.

        Đúng chín giờ, giáo sư Trứ trình bày lý do cuộc họp. Hội nghị bầu chủ tịch danh dự: cố khu phó khu 7 Dương Văn Dương vừa được truy phong thiếu tướng.

        Chủ tịch hội nghị là Khu phó Lê Văn Viễn, thư ký là ông Nguyễn Hộ.

        Ông Đặng Minh Trứ báo cáo về việc thành lập Uỷ ban Kháng chiến-hành chánh thành Sài Gòn-Chợ Lớn, cần có một đại diện Liên Khu Bình Xuyên trong Uỷ ban.

        Hội nghị nhất trí cử ông Mười Trí làm đại diện trong Uỷ ban. Tiếp theo đó ông Bảy Viễn phát biểu cảm tưởng:

        - Có đại diện Liên Khu Bình Xuyên trong Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Sài Gòn- Chợ Lớn thì mọi sự lủng củng sẽ dễ giải quyết. Ban tiêu dùng sản vật Nam Bộ sẽ hoạt động đắc lực hơn để giúp chánh phủ có đủ tiền cung cấp cho quân đội toàn Nam Bộ.

        Mười Trí cũng phấn khởi phát biểu:

        - Ngày 11-3-1948 vừa qua tôi đã dự cuộc hội nghị Uỷ ban Kháng chiến-hành chánh Nam Bộ. Các anh trong Uỷ ban nhìn nhận trước đây có vài lủng củng do thiếu gần gũi, do hệ thống làm việc không ăn khớp. Nếu trong các Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh có đại diện Bình Xuyên thì sẽ tránh được những ngộ nhận đáng tiếc. Các anh Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Bình, Ung Văn Khiêm, Lê Duẩn, Diệp Ba, Lê Đình Chi, Nguyễn Thành Vĩnh đều tỏ ý một ngày nào đó Khu bộ phó Lê Văn Viễn về Nam Bộ họp thì chắc chắn tình hình sẽ sáng sủa hơn.

        Bảy Viễn đưa hai tay lên tỏ vẻ hân hoan:

        - Nhất định là tôi sẽ về Nam Bộ họp với các anh để giải quyết một lần cho xong những lủng củng đã kéo dài quá lâu. Tôi hứa chắc là sẽ lên đường một khi nhận được công điện của Nam Bộ.

        Ai nấy đều phấn khởi trước kết quả tốt đẹp của cuộc họp. Riêng giáo sư Trứ thì vui mừng đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng mà trung tướng Nguyễn Bình giao cho: Kéo Bình Xuyên về kháng chiến.

        Trước đầy giáo sư nghĩ Nguyễn Bình chuyên đánh giặc nhưng nay mới biết về chính trị, anh Ba Bình cũng có bài bản, từng bước thu phục nhân tám.

        Nhưng hãy còn quá sớm để kết luận Bảy Viễn tính gặp Nguyễn Bình để đòi lại hai đại đội của hai anh Nghiệp và Dư đã bỏ Chi đội 21 khi Bảy Viễn bắt chính trị viên Lê Hiền. Bảy Viễn không chấp nhận chế độ chính trị viên và cán bộ người Bắc trong Chi đội 9 của ông ta. Ngoài ra còn nhiều đụng chạm khác như vấn đề thu thuế Bình Xuyên và khu Sài Gòn thường dẫm chân nhau...

        Trong khi Bảy Viễn chịu gặp Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ thì bọn Sang, Tài rất lo. Chúng sợ Bảy Viễn ngã theo kháng chiến thì vai trò chúng nhận lãnh của Phòng Nhì bên cạnh Bảy Viễn khó thành công. Năm Tài tìm cách cản trở:

        - Ngài khu bộ phó chớ xuống Đồng Tháp Mười. Giang sơn nào anh hùng nấy. Tụi cộng sản ma giáo lắm. Chúng rất nhiều mưu ma chước quỷ. Chúng tôi lo cho ngài khu bộ phó lắm.

        Bảy Viễn cười:

        - Người ta mời mà mình không đi là dở. Người ta sẽ nói là mình sợ. Dân giang hồ không hề biết sợ một thứ gì. Để tao đi. Tụi bây đừng có làm kỳ đà cản mũi...

        Nhưng anh em Sang Tài không bỏ cuộc trong việc cản ngăn Bảy Viễn đi xuống Đồng Tháp Mười.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:23:33 pm »

Chương 47

Nguyễn Bình mời, Bảy Viễn do dự
Vào hang cọp Tám Nghệ trổ tài



Trong tinh thần giữ tình đoàn kết, Trung tướng Nguyễn Bình bàn với các đồng chí ở Nam Bộ tìm mọi cách tách rời Bảy Viễn khỏi bọn Phòng Nhì mà nguy hiểm nhất là hai tên Lâm Ngọc Đường và Maurice Thiên. Hai tên này đã cài hai anh em họ Lai chui vào chi đội 9 của Bảy Viễn ngay từ đầu. Cách hay nhất là đưa Bảy Viễn ra khỏi Rừng Sác. Từ lâu Rừng Sác đã trở thành giang san của Bảy Viễn. Đây là một tiểu triều đình có đầy đủ bá quan văn võ, hoạn quan thái giám, cung phi mỹ nữ. Bảy Viễn đúng là một lãnh chúa trong chiến tranh. Cách xưng hô “ngài khu bộ phó” mà hai tên Tài Sang “chế“ ra chứng minh tình trạng “trưởng giả học làm sang” của Bảy Viễn.

        Chánh uỷ Hai Trí một lần nữa đem túi khôn người xưa ra áp dụng: điệu hổ ly sơn. Phải dụ con cọp Bảy Viễn ra khỏi hang Rừng Sác. Dụ bằng cách đưa con hắc hổ này lên chức Khu trưởng. Tình thế có thuận lợi cho kế độc này. Nguyễn Bình vừa được đề bạt thành uỷ viên Quân sự Nam Bộ. Các đồng chí lãnh đạo tính đưa Khu phó Tám Nghệ lên Khu trưởng Khu 7. Nhưng vì chuyện lớn, Tám Nghệ có thể nhường chức Khu trưởng cho Bảy Viễn. Nếu nhận chức Khu trưởng Khu 7 thì bắt buộc Bảy Viễn phải về Bộ Tư lệnh đóng ở Đồng Tháp Mười. Như vậy có nghĩa là Bảy Viễn phải rời giang san Rừng Sác. Một khi về ở “gần mặt trời” thì Bảy Viễn không còn làm vua một cõi như trước. Bọn Tài Sang cũng không dám lộ mặt “tả hữu thừa tướng” tác oai tác quái, lèo lái Bảy Viễn theo ý quan thầy Pháp của chúng.

        Kế điệu hổ ly sơn của quán sư Hai Trí được mọi người tán thành. Tức thì Nam Bộ xin ý Trung ương về việc đề bạt khu bộ phó. Lê Văn Viễn lên giữ chức Khu bộ trưởng Khu 7 thay trung tướng Nguyễn Bình nay là uỷ viên quân sự Nam Bộ kiêm phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến-hành chánh Nam Bộ. Trung ương đồng ý và đánh công điện phong chức Khu trưởng Khu 7 cho đồng chí Lê Văn Viễn.

        Được tin vui mà lạ thay Bảy Viễn lại không mừng. Linh tinh như báo trước một điều gì không ổn, bèn họp chư tướng bàn tính xem đằng sau quyết định này có dụng ý gì. Tất nhiên bọn Phòng Nhì bén nhạy hơn ai hất trong việc nhận định tình hình. Tất cả đều nhất trí: đây là độc kế “dụ hổ ly sơn” của tướng một mắt. Nghe lời chư tướng, Bảy Viễn không tính tới chuyến đi Nam Bộ nhận chức Khu trưởng.

        Mấy ngày trôi qua không thấy Bảy Viễn đánh điện trả lời, Người Bình nói với Hai Trí:

        - Kế độc của quân sư không “ăn” rồi. Bảy Viễn biết ngay ý đồ của mình. Thứ nhất, người đáng nhận chức Khu trưởng phải là Tám Nghệ vì công trận nhiều hơn. Thế thì tại sao vinh dự đó lại chạy về Bảy Viễn? Đúng là có ý đồ gì đây?

        Hai Trí gật:

        - Đúng là ý đồ của mình có phần lộ liễu. Nhưng mà tôi đã có cách. Anh Tám Nghệ có đây không?

        Nguyễn Bình cười:

        - Lại bầy trò khích tướng chớ gì? Tôi nghĩ Tám Nghệ đúng là sứ giả của mình trong chuyến du thuyết này.

        Khi nghe tư lệnh và chánh uỷ giao công tác xuống Rừng Sác, Tám Nghệ đăm chiêu:

        - Tôi đã xuống Tiều một lần trong dịp Bảy Viễn làm lễ nhậm chức khu bộ phó. Bây giờ xuống đó mừng ông ta lên chức Khu bộ trưởng và mời ông ta cùng đi với tôi về Đồng Tháp Mười dự lễ tấn phong. Lý do đó đầy đủ lý và tình. Nhưng chưa chắc Bảy Viễn chịu rời Rừng Sác.

        Hai Trí cắt lời:

        - Bởi vậy mới dùng kế khích tướng. Bảy Viễn là dân anh chị, rất trọng danh dự. Hồi ở tù trong Khám Lớn, tôi từng thấy nhiều tay giang hồ xám trên lừng nhiều câu rất hay, như “báo tử lưu bì, nhơn tử lưu danh”, hoặc xâm tiếng Tây “Plutôt la mort que la honte” tương đương với “ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục”.

        - Được tôi sẽ cố gắng. - Tám Nghệ nói.

        Hai Trí vui mừng:

        - Có cần lấy quân hộ tống không? Bao nhiêu thì đủ?

        Tám Nghệ lắc đầu:

        -Nếu tính thị uy thì bao nhiêu cũng không đủ. Tô Tần hay Trương Nghi thời Chiến Quốc đi du thuyết chỉ có một mình. Cái lưỡi của kẻ thuyết khách bén hơn kiếm báu, cái dùi của Kinh Kha. Dự Nhượng mạnh hơn cả đại đội hùng binh.

        Nguyễn Bình thích thú cười với Tám Nghệ:

        - Tôi đã không lầm khi chọn Tám Nghệ trong khi cả tỉnh Biên Hoà giao quyền hành cho ông Nghệ kia.

        Hai Trí ngạc nhiên:

        - Còn Nghệ nào nữa?

        Tám Nghệ giải thích:

        - Lúc cướp chánh quyền, Biên Hoà có anh Huỳnh Thiện Nghệ là thầy giáo ở thị xã. Anh Huỳnh Thiện Nghệ nắm Thanh niên tiền phong tỉnh và được xem là lãnh tụ lớn trong tỉnh còn tôi thì chỉ là chỉ huy vài trung đội dân quân trong quận Tân Uyên. Nhờ anh Ba tín nhiệm mà đề bạt tôi lên.

        Hai Trí hỏi:

        - Còn tay Huỳnh Thiện Nghệ kia đâu rồi Tám Nghệ?

        - Khi Tây đánh chiếm Biên Hoà thì Huỳnh Thiện Nghệ kéo quân ra Bắc. Tới Quảng Ngãi thì bị giữ lại chất vấn: địch tới Biên Hoà sao không đánh mà lại rút ra trung tướng làm gì? Thầy giáo Nghệ trở về Biên Hoà tiếp tục chiến đấu thì bị bịnh nặng chết trên đường hành quân.

        ***
        Tám Nghệ đơn thương độc mã tới tổng hành dinh Bảy Viễn làm bọn Phòng Nhì hét sức bất ngờ. Nhưng chúng cũng đủ thông minh để biết sứ giả của Nguyễn Bình mạo hiểm vô hang hùm là để thuyết phục Bảy Viễn đi Nam Bộ nhận chức khu trưởng. Tức là Tám Nghệ thúc đẩy kế điệu hổ ly sơn. Năm Tài và Tư Sang quyết ám sát Tám Nghệ nhưng vào giờ chót.

        Năm Tài cẩn thận dò ý Bảy Viễn. Vừa nghe Năm Tài gợi ý, Bảy Viễn đã nạt đùa:

        - Dẹp! Dẹp! Tao không cho phép bây giở trò hèn mạt đó ngay trên giang san của tao? Tám Nghệ là thượng khách của tao.

        Hai anh em họ Lại đành huỷ bỏ kế hoạch ám sát đã tính toán kỹ lưỡng. Trong tiệc rượu gọi là tái ngộ, Tám Nghệ nói rõ mục đích chuyến đi của mình, rủ Bảy Viễn cùng đi Nam Bộ nhận chức Khu trưởng:

        - Lễ tấn phong khu bộ trưởng được chuẩn bị hết sức long trọng tại Nhơn Hoà Lập, nơi Nam Bộ đóng. Có đầy đủ ba ngành Quân Dân Chánh dự.

        Bảy Viễn lắc đầu:

        - Tôi không xứng đáng với chức đó. Anh Tám có thành tích hơn tôi.

        - Anh Bảy đừng khiêm nhượng. Lãnh đạo đã cân nhắc kỹ rồi. Anh được đề bạt là cả một vinh dự cho cả giới giang hồ đi theo kháng chiến. Làm khu trưởng, anh sẽ quy tụ hào kiệt bấy lâu còn mai danh ẩn tích để hàng ngũ quân ta ngày càng thêm đông thêm mạnh.

        - Nhưng tôi đã quen với vùng Rừng Sác này, không thể dời đi nơi khác. Dân ở rừng mà về đồng bằng thì “lạnh lưng”.

        Tám Nghệ cười ha hả:

        - Cọp ở đâu cũng là cọp. Hắc Hổ Bảy Viễn ở Rừng Sác hay ở Tháp Mười cưng là cọp. Không lẽ cọp trên rừng về đồng thành chồn?

        Mắt Bảy Viễn sáng rực lên:

        - Anh Tám nói đúng: cọp ở đâu cũng là cọp. Tôi sẽ về Tháp Mười nhận chức khu trưởng.

        Cuộc hội kiến kết thúc bằng một tiệc nhậu đặc sản Rừng Sác: cua rang muối. Nhưng rượu thì là rượu chát Tây.

        Lính đem ra hai chai Bordeaux trắng và đỏ. Bảy Viễn hỏi:

        - Anh Tám dùng thứ nào?

        - Trắng đỏ thứ nào cũng ngon, nhưng dân sành điệu ăn nhậu thì uống rượu chát đỏ với món thịt, còn với món cua sò ốc hến thì dùng loại rượu chát trắng.

        Bảy Viễn cười gật gù:

        - Anh Tám sành ăn quá. Tôi thì thế nào cũng được, miễn là rượu Tây chánh hiệu.

        Hai bên cụng ly rất là tâm đắc. Tám Nghệ cười nói rốn ràng rất thoải mái:

        - Ly thứ nhất xin chúc mừng anh Bảy đầy đủ sức khoẻ để làm tròn trọng trách khu bộ trưởng khu 7, một khu cực kỳ quan trọng của Nam Bộ.

        - Còn tôi thì chúc anh Tám lập nhiều chiến công vang dội như các trận Là Ngà, Bàu Cá làm cho Tây khiếp đảm.

        Anh em Tài Sang núp gần đó thấy chủ tướng chúc tụng khách mà tức điên lên. Tây đã treo giải thưởng rất lớn cho ai lấy được đầu của Lưu Bá Thừa Việt nam là tướng độc nhãn Nguyễn Bình. Tám Nghệ là cánh tay mặt của Nguyễn Bình, chỉ cần khẽ nhẹ một phát là đi đời nhà ma. Vậy mà Bảy Viễn cứ làm kỳ đà cản mũi?

        Tám Nghệ hoàn thành nhiệm vụ thuyết khách, vui vẻ bắt tay từ giã. Bảy Viễn tiễn đưa khách quý một khúc rồi quay lại bảo Tài Sang:

        - Tao quyết định xuống Đồng Tháp nhậm chức khu bộ trưởng. Nam Bộ đã chuẩn bị lễ lạt xong xuôi, định vào ngày sanh nhật Hồ Chủ Tịch, 19 tháng 5. Mình phải sửa soạn ngay bây giờ mới kịp... Tụi bây đừng có cản! Không đi là hèn, là dại!

        Năm Tài:

        - Ngài khu bộ phó muốn đi thì phải có hộ tống hùng hậu. Với bọn Việt Minh thì phải thị uy, nếu không thì chúng dám làm ẩu.

        - Nhứt định phải vậy rồi. Tư Sang phải cấp tốc lập một lực lượng thật mạnh, chừng hai đại đội cứng, mỗi tiểu đội phải có một FM đầu bạc. Nhất là phải có một trung đội Trây-đơ để yểm trợ lúc vượt sông cái...

        Vậy là Bảy Viễn quyết định tham dự Hồng Môn hội yến tại Nhơn Hoà Lập.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:25:36 pm »

Chương 48

Ý thế mạnh. Bảy Viễn về Đồng Tháp
Đem tâm can Nguyễn Bình thuyết Bình Xuyên




Bảy Viễn quyết định về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng, Năm Tài biết không thể can ngăn được bèn bàn với anh là Tư Sang:

        - Chuyến đi này quyết định số phận của Bình Xuyên và cũng là số phận của hai anh em mình. Theo tôi biết thì Nguyễn Bình, Tám Nghệ không đáng sợ bằng tay quân sư Hai Trí. Tên này dám làm ẩu lắm. Cho nên anh phải luôn luôn sẵn sàng, hễ chúng nó ló mồi là mình phải đánh trước. Tiên hạ thủ vi cường.

        Tư Sang cười lớn:

        Đó là nghềcủa chàng! Chú khéo nhắc tuồng làm chi cho mệt? Kỳ này mình đưa hai đại đội cứng đi diễu võ dương oai cho chúng nó ngán. Có trung đội súng lớn với cây trây-đơ của đại đội thằng Xê bên Chi đội 4 của Mười Trí. Có cây này qua sông cái hay qua lộ Đông Dương rất an toàn.

        Năm Tài nói:

        - Về quân sự thì mình ăn trừn chúng nó, nhưng tôi vẫn thấy không an tâm. Nhất là sau khi Tám Nghệ đích thân xuống đây thuyết phục ông Bảy đi Nam Bộ. Tôi nghi là có một sự sắp đặt nào đó để đưa chúng mình vào tròng. Tôi phải hỏi ý hai ông Đường và Thiên.

        Sau khi hội ý, Lâm Ngọc Đường và Maurice Thiên nhất trí cứ để Bảy Viễn đi nhậm chức Khu trưởng rồi trở về Rừng Sác chứ không dại gì mắc kế điệu hổ ly sơn của Việt Minh. Nếu gặp trở ngại thì Năm Tài phải cấp tốc về thành chuẩn bị đón tiếp Bình Xuyên bỏ kháng chiến vế với quốc trưởng Bảo Đại. Trong khi Bảy Viễn kéo đại đội hùng binh xuống Đồng Tháp thì Maurice Thiên có nhiệm vụ thông báo kế hoạch tiến thoái của Bảy Viễn cho đại uý Savani, trưởng phòng Phòng Nhì Pháp tại Sài Gòn. Như vậy dù tình huống xoay chiều cách nào, ta vẫn ở trong thế thượng phong.

        Với mưu lược cực kỳ tinh khôn của hai bậc thầy, Tư Sang và Năm Tài yên chí lớn hộ tống Bảy Viễn xuống khu 8 nhận chức.

        Trước ngày lễ bàn giao chức Khu trưởng cho Bảy Viễn, Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh uỷ viên quân sự Nam Bộ mời toàn bộ các chỉ huy Bình Xuyên họp để giải quyết những lấn cấn trong thời gian qua.

        Tới dự cuộc họp này ngoài Bảy Viễn có Mười Trí, Chi đội 4 nay là Trung đoàn 304: đại diện Liên khu Bình Xuyên trong Uỷ ban kháng chiến hành Chánh Thành Sài Gòn- Chợ Lớn, Trần Văn Đối (Sáu Đối) phó tư lệnh Liên khu Bình Xuyên, Nguyễn Văn Hoạnh (Tư Hoạch). chi đội trưởng chi đội 21. Mở đầu cuộc họp, Nguyễn Bình tuyên bố lý do:

        - Mấy năm nay có sự không ăn khớp giữa chúng ta, nay trước khi rời khu 7 để lãnh nhiệm vụ mới, tôi muốn chấm dứt hẳn tình trạng lủng củng đó. Tôi muốn giao lại cho anh Bảy một gia tài sung túc, giao lại một gia đình vui vẻ trên thuận dưới hoà. Tôi không muốn giao lại cho anh Bảy một cái nợ nần, khó khăn. Và trên thực tế thì Khu 7 mà tôi giao cho anh Bảy là một khu có nhiều chiến công nhất, là đàn anh trong Nam Bộ. Nhưng tôi chỉ có một thắc mắc là vì hai bên ở xa cách nên anh Bảy và tôi có nhiều sự hiểu lầm và nhiều mâu thuẫn. Các hiểu lầm và mâu thuẫn đó bị bọn Phòng Nhì lợi dụng triệt để để gây chia rẽ, cố làm tê liệt phần nào về phía anh Bảy và các anh em Bình Xuyên. Do vậy mà trong chủ trương chánh quy hoá quân đội, hai khu 8 và 9 đã làm xong rồi mà Khu 7 còn vài chi đội Bình Xuyên chưa được tổ chức thành trung đoàn. Hôm nay các anh về đây là một cuộc hội nghị lịch sử mà cũng là một điều mà tôi mơ ước bấy lâu nay.

        Trước hết, tôi xin cám ơn anh Tám Nghệ đã thi hành uỷ nhiệm của tôi tới tận nơi mời cho được các anh, nhất là anh Bảy về Nam Bộ dự lễ tấn phong khu trưởng. Nhân dịp này tôi cố gắng đánh tan những điều nghi kỵ giữa chúng ta. Đã nhiều lần, trong ba năm nay, tôi mời các anh gặp tôi nhưng lần nào cũng không thành. Bởi vì có những kẻ xúc xiểm tung tin “một đi không trở về”. Các cán bộ của khu tới các anh cũng đều bị nghi ky là người của tôi xuống dò la. Họ bị xem như là lính kín nên phải rút lui sớm. Năm kia, anh Năm Hà, tư lệnh Liên Chi 2-3 về Nam Bộ cũng phải có sự bảo đảm bằng gia đình anh Hai Trọng, anh Năm Hà mới dám đi. Và phải có một đội cảm tử theo bảo vệ. Và anh Năm Hà đã trở về bình an vô sự. Sau đó tới anh Sáu Đối, rồi nhiều anh em khác nữa. Lần lượt các anh em tới với tôi. Chỉ trừ một mình anh Bảy. Tôi biết vì sao có chuyện đáng tiếc này. Đó là vì bên cạnh anh Bảy có những kẻ cản ngăn. Chúng sợ một khi anh Bảy đã gặp tôi rồi thì chúng sẽ không còn chỗ dựa nữa. Bởi vậy chúng thêu dệt đủ điều nói xấu tôi và ngăn cản anh Bảy về Nam Bộ.

        Bây giờ xin đi ngay vô đề: Trước khi về Ban Quân sự Nam Bộ, tôi biên thư mời anh Bảy về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng vì anh bảy là khu phó thứ nhất, rồi mới tới anh Tám Nghệ là khu phó thứ hai.

        Anh Tám Nghệ nhất trí với tôi trong việc đề cứ anh Bảy là Khu Bộ trưởng và hứa sẽ hết sức giúp đỡ anh Bảy làm tròn nhiệm vụ cũng như trước đây anh Tám Nghệ đã giúp tôi. Nếu anh Bảy cần đưa một người tin cẩn vô Bộ Tư lệnh thì chỉ dề nghị. Để sau này không xảy ra những lủng củng như trước đây. Đó chính là lý do cuộc họp hôm nay. Nhân dịp này, tôi yêu cầu các anh mạnh dạn đưa ra những gì còn thắc mắc để chúng ta giải quyết một lần cho xong. Và tôi xin xung phong kể ra những thắc mắc của tôi đối với anh Bảy:

        - Thứ nhất: anh Bảy thị chứng bức thư của Lai Hữu Tài mạt sát tôi trong cương vị uỷ viên Quân sự Nam Bộ.

        - Thứ hai: anh Bảy bao dung cho Lâm Văn Hậu. Tịnh Độ Cư Sĩ thuộc Đệ Tam sư đoàn đi qua khu vực Bình Xuyên tuyên truyền kền gọi anh em chiến sĩ bưng biền về thành đầu Tây.

        - Thứ ba: anh Bảy chứa chấp Nguyễn Thành Long, Bùi Hữu Phiệt, Lai Hữu Tài đã âm mưu ám sát tôi mà không chịu giải giao về Sở tư pháp.

        - Thứ tư: anh Bẩy để hai tên Lâm Ngọc Dường, Maurice Thiên lấy danh nghĩa của anh để làm tiền như chứa bài lấy xâu, đồng thời chúng cũng giăng lưới bắt các nhân viên chánh phủ hoạt động ở thành.

        Bảy Viễn cau mày lộ vẻ khó chịu. Nguyễn Bình quay lại Mười Trí:

        Còn về anh Mười Trí thì tôi cũng có vài điều tâm sự:

        - Thứ nhất: anh Mười mang nặng đầu óc Mạnh Thường Quân nên chứa chấp bao dung nhung kẻ tới xin trú ngụ dưới trướng. Anh Mười không biết đó là những kẻ phản động như Vũ Tam Anh tức Nguyễn Ngọc Nhẫn. Tên này đã đánh chết lính gác cùng với Trần Quang Vinh vượt ngục. Rồi đến tên Nguyễn Hoà Hiệp, Đệ Tam sư đoàn. Anh Mười đã làm giấy bảo lãnh cho nên này để cho nó đem quân ra đầu Tây.

        Điều đáng trách là anh Mười để hai tên Vũ Tam Anh, Bùi Hữu Phiệt mạt sát Chính phủ cụ Hồ ngay trước mặt tôi, ông kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, ông Nguyễn Kim Cương, đồng thời chúng ca ngợi hai ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam khi tôi tới viếng thăm anh Mười sau trận ấp số 10.

        Cũng như anh Bảy Viễn, anh Mười đã thị chứng bức thư Vũ Tam Anh mạt sát tôi. Anh Mười không thi hành lịnh bắt Vũ Tam Anh của tôi vì nó khóc lóc xin anh che chở. Tóm lại những tên nguy hiểm theo Pháp chống Kháng chiến đều có mặt trong Chi đội 4 của anh Mười. Quan trọng hơn hết là vụ tên Sáu Section nhân danh anh Mười mời tôi tới Chi đội 4 để chúng phục kích ám sát tôi. Việc tày trời như vậy mà tôi đều bỏ qua vì biết anh Mười vô tâm, chỉ bị bọn phản động lợi dụng tính hào hiệp mà thôi...

        Quay sang Tư Tỵ, Nguyễn Bình nói tiếp:

        - Còn về phần anh Tư Tỵ buồn tôi vì tôi đã xuống lịnh cho bắt Trần Quốc Bửu tá túc Chi đội 25 của anh Tư. Tôi biết các anh công nhận các việc làm của tôi là vì quyền lợi quốc, không vì quyền lợi đảng phái hay cá nhân. Vì biết như vậy nên các anh mới bấm bụng bỏ qua. Như thế là cả hai bên chúng ta đều vì đại sự mà bỏ qua tiểu tiết. Hôm nay tôi nhấn mạnh: tôi rất kính trọng các anh là những bậc anh hùng nghĩa hiệp, bao dung đại lượng, khoan hồng tha thứ, các anh là những nhà chân chánh ái quốc, những tướng lãnh bài Pháp, ghét Pháp hơn ai hết. Vì hiểu nhau, tha thứ cho nhau, cố gỡ rối cho nhau, giữ uy tín và danh dự cho nhau là bước đầu đi tới thành công. Để dứt lời, tôi đề nghị chúng ta hãy nói hết sự thật, cái gì dở thì bỏ, cái gì hay thì làm.

        Vừa rồi chúng tôi bắt được tên Phán Huề bí mật vô khu để lôi kéo các vị chỉ huy Bình Xuyên về thành dưới chánh phủ thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Chủ tâm của tên Phán Huề này là tìm tới khu bộ phó Lê Văn Viễn để bầy mưu lập chiến khu quốc gia giả hiệu mà chúng tôi gọi là chiến khu ma. Tại sao Tây nhắm vào Bình Xuyên? Vì chúng đã cấy được những tên lợi hại Lâm Ngọc Đường, Maurice Thiên, Lai Hữu Tài, Lai Văn Sang bên cạnh anh Bảy. Chúng tin rằng anh em Bình Xuyên sẵn sàng theo Bảo Đại. Để chống lại chủ trương mua chuộc Bình Xuyên, tôi đề nghị một giải pháp sau đây: bỏ hẳn danh từ Bình Xuyên. Không còn Bình Xuyên thì địch không thể nhân danh Bình Xuyên tuyên truyền cho Bảo đại. Đã bỏ hẳn danh từ Bình Xuyên thì không còn Bộ tư lệnh Bình Xuyên, không còn quân đội Bình Xuyên. Anh em sẽ mang một cái tên chung là Vệ Quốc Đoàn. Từ nay chỉ có một chánh phủ, một quân đội. Không thể có một chánh phủ trong Chánh phủ. Khu Rừng Sác sẽ được tổ chức lại thành một thành trì kháng chiến. Việc thu thuế thuỷ lảm giao lại cho ngành thuế vụ bên hành chánh cho có nề nếp.

        Trước khi dứt lời, tôi nhấn mạnh lại một điểm: bạc triệu tiền muốn cũng dễ kiếm, nhưng danh dự anh hùng mà các anh đang có rất quý, vì danh dự đó không thể mua bằng tiền hay bằng vàng, vì danh dự đó được tạo ra bằng tấm lòng yêu nước yêu dân, vì đại nghĩa mà hy sinh tất cả mọi thứ trên đòi. Nếu các anh giữ được danh dự cao quý đó thì tôi cũng được thơm lây vì đã có mắt chọn đúng người đặt đúng chỗ.

        ***
        Nguyễn Bình nói một tiếng đồng hổ với tất cả tấm lòng, từng lúc dừng lại để quan sát phản ứng của các tư lệnh Bình Xuyên Tất cả các khuôn mặt đều nghiêm nghị vì những tiết lộ của Nguyễn Bình đều chính xác mà Bảy Viễn, Mười Trí đều muốn giấu.

        Đến đề nghị cuối cùng, tất cả tư lệnh Bình Xuyên đều nhăn mặt: Giải tán Bình Xuyên? Không đời nào!

        Và chuyện phải đến đã đến.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:29:18 pm »

Chương 49

Mất Bình Xuyên, Bảy Viễn phẫn chí
Cướp Rừng Sác, Hai Trí thị oai



Ngày 26-5-1948 đi vào lịch sử cuộc kháng Pháp như là một cái mốc quan trọng: Ban Thường Vụ Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ họp khoáng đại để giải quyết những xung đột giữa Bộ tư lệnh khu 7 và các chỉ huy Bình Xuyên. Có mặt trong cuộc họp này về phía Uỷ ban là các ông Phạm Ngọc Thuần, quyền chủ tịch Uỷ ban, trung tướng Nguyễn Bình, Phó chủ tịch Uỷ ban kiêm khu trưởng Khu 7, Ung Văn Khiêm, uỷ viên Nội Vụ, Nguyễn Thành Vĩnh uỷ viên tài chánh, Kha Vạn Cân, uỷ viên Kinh tế, Lê Duẩn, Trưởng phòng dân quân, Diệp Ba, giám đốc Sở công an, Lê Đình Chi, giám đốc Tư pháp khu 7, Trịnh Đình Trọng, Trưởng phân sở A, Sở Thông tin - tuyên truyền, Phan Văn Chương, Đổng Lý sự vụ uỷ ban. Về phía Bình Xuyên có các ông Lê Văn Viễn, Khu phó Khu 7, Huỳnh Văn Trí, Trung đoàn trưởng trung đoàn 304, Trần Văn Đôi, phó tư lệnh Liên khu Bình Xuyên, Nguyễn Văn Hoạnh, chi đội trưởng chi đội 21. Ngoài ra còn có hai ông Huỳnh Văn Nghệ, khu phó Khu 7 và Nguyễn Văn Trấn, khu phó Khu 9.

        Ông Thuần chủ toạ cuộc họp. Vì đây là hội nghị quan trọng nên phải hai thơ ký: ông Bảy Trấn và Diệp Ba.

        Chương trình nghị sự giữa ba điểm: Tình trạng chung Khu 7, tìm giải pháp chung và giải quyết những vấn đề chi tiết.

        Mở đầu cuộc họp, Bảy Viễn nhấn mạnh:

        - Tôi là một chiến sĩ cách mạng. Tôi chiến đấu cho Tổ quốc dưới mạng lịnh của chánh phủ. Tất cả chiến sĩ Bình Xuyên chiến đấu cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Giữa tôi và ông khu trưởng không có vấn đề gì ông khu trưởng muốn bắt một số nhân viên của tôi, cho là tay sai Phòng Nhì, tôi không bao giờ che đậy em út. Nếu chúng có tôi thì tôi trừng trị ngay. Tôi yêu cầu ông Khu trưởng trưởng bằng cớ, nhưng tới nay thưa được trả lời...

        Ông Tám Nghệ phân tách tình hình Khu 7 như sau:

        - Khu 7 chia làm ba khu riêng biệt là Khu 7, địa phương Sài Gòn- Chợ Lớn và Liên khu Bình Xuyên.

        Ba khu này đóng xa nhau nên không thống nhất về tổ chức, các hoạt động thường dẫm chân nhau như vấn đề thu thuế chẳng hạn, do vậy mà mất đoàn kết.

        Ngay trong Bộ Tư lệnh Khu 7 cũng lủng củng vì một khu phó sống riêng, có quân đội riêng. Tình trạng này không thể kéo dài được.

        Ông Thuần nối lời:

        - Tình hình Khu 7 cần được chấn chỉnh lại. Tôi đề nghị giải pháp: thống nhất chỉ huy để thống nhất hành động.

        Trung tướng Nguyễn Bình nói:

        - Sau khi tham khảo nhiều người, tôi đề nghị Bộ Tư lệnh Khu 7 gồm có các ông sau đây: ông Lê Văn Viễn, Khu bộ trưởng, ông Huỳnh Văn Nghệ khu bộ phó, ông Nguyễn Văn Trấn; chánh trị viên. Ông Bảy Trấn hiện là khu phó khu 9, ông Viễn xin ông Trấn về làm việc chung với ông, chúng tôi thấy đề nghị hợp lý nên điện mời ông Trấn lên đây dự cuộc họp này.

        Ông Nguyễn Văn Trấn đứng lên nói:

        - Tôi cám ơn ông Lê Văn Viễn đã đề nghị tôi làm chánh trị uỷ viên. Đây là sự tín nhiệm của anh Bảy đành cho tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu trọn khu bộ cũ đi hết thì công việc sẽ ngưng trệ ít nhất là trong thời gian đầu. Cho nên tôi đề nghị ông chánh trị uỷ viên cũ ở lại còn tôi thì chỉ muốn làm thư ký riêng cho anh Bảy.

        Mọi người đều ngó về phía ông Hai Trí chờ ông phát biểu nhưng ông Lê Duẩn nói:

        - Đi hết sẽ có ngừng trệ nhưng Khu sẽ gởi một số cán sự về tăng cường. Ông uỷ viên chính trị Nguyễn Văn Trí có thể ở lại phụ trách lớp cán sự ấy và cũng sẽ ở gần các ông để giúp trong lúc đầu.

        Ông Mười Trí nói:

        - Vế vấn đề thanh trừng, tôi nhìn nhận có chứa chấp vài người chống phá kháng chiến, chúng tôi làm như vậy vì họ năn nỉ ỉ oi xin bảo bọc. Tôi không nỡ bỏ rơi những kẻ sa cơ thất thế. Trong số đó lại có chăng người trước đây là bạn nữa. Còn về phần tôi thì tôi xin nhắc lại là tôi theo kháng chiến không ngoài mục đích cứu quốc. Nếu trung tướng hiểu lầm tôi thì đó là do nhưng người ở gần trung tướng nói xấu tôi...

        Nguyễn Bình liền đứng lên:

        - Anh Mười hãy an tâm. Tôi không bao giờ hiểu lầm anh Mười đâu. Tôi biết anh Mười vô tâm, anh chứa những kẻ kia là vì bản tánh Mạnh thường quân mà thôi, chớ không có ý đồ chống phá cách mạng. Nhân đây tôi đề nghị bàn về các tay Lâm Ngọc Đường, Maurice Thiên, Lai Hữu Tài đang xâm nhập vô hàng ngũ chiến binh Bình Xuyên.

        Bảy Viễn cau mày khó chịu trước khi nói:

        - Tôi đề nghị gác lại. Chờ Ban chỉ huy thành lập xong rồi chúng ta giải quyết. Luôn tiện tôi xin nói rõ cho quý vị biết là không bao giờ tôi để cho Tư Thiên lôi kéo. Chính tôi lợi dụng nó để giúp các Ban công tác Thành hoạt động. Nó là người bạn lâu đời của tôi. Khi Pháp chiếm Sài Gòn, nó bị Tây bắt giam sáu bảy tháng. Nó được thả ra với điều kiện phải làm việc cho Đơ dèm Buy-rô với thằng quan hai Huc. Điều đó tôi có biết. Tôi lợi dụng nó chớ không phải nó lợi dụng tôi.

        Ông Thuần kết thúc cuộc họp:

        - Hội nghị thành công tốt đẹp là nhờ tất cả đặt mọi vấn đề trên lập trường cứu quốc. Tôi có cảm tưởng như đây là một hội nghị gia đình, tất cả mọi người thân ái với nhau.

        Ông đốc phủ Chương im lặng suốt cuộc họp đưa tay xin nói:

        - Thú thiệt là từ nãy giờ tôi rất lo. Nay nhờ ông Trung tướng và ông Khu bộ phó Lê Văn Viễn đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hết mà dẹp qua các vấn đề cá nhơn, mọi việc được giải quyết dễ dàng. Tôi mừng lắm. Tôi đã già rồi nhưng tôi xin sẵn sàng làm thân trâu ngựa để phụng sự mấy ông.

        Mọi người đều cảm động trước lời lẽ chân tình của ông đốc phủ yêu nước đã dám bỏ chức đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn để ra bưng kháng chiến. Ông Ba Duẩn vội nói:

        - Xin ông Đổng Lý chớ nói vậy. Đúng ra là ông Đổng Lý đáng là người cha của chúng tôi. Chúng tôi chỉ là con cháu của ông thôi. Nghe ông nói, chúng tôi không thể nào không đoàn kết với nhau được.

        Nguyễn Bình hân hoan nói:

        - Tôi rất sung sướng trước kết quả của cuộc họp hôm nay. Chúng ta sẽ cố gắng thực hiện những lời hứa hôm nay để Hồ Chủ tịch khỏi còn lo ngại về chúng ta nữa.

        ***
        Hội nghị kết thúc tốt đẹp, nhưng đó chỉ là mặt nước hồ thu. Dưới đây có những ngọn sóng ngầm.

        Bảy Viễn trở về nơi đóng quân thì bộ tham mưu xúm lại bàn. Tả thừa tướng Năm Tài lắc đầu:

        - Hai ông Đường và Thiên nhận định thật là tài: Chúng nó bày trò phong chức khu trưởng cho ông Bảy nhưng lại quyết định huỷ bỏ toàn bộ danh hiệu Bình Xuyên. Như vậy cái chức Khu trưởng của ông Bảy chỉ là một cái bánh vẽ to tướng. Không có Bình Xuyên làm hậu thuẫn thì ông Bảy nói ai nghe? Thà làm khu bộ phó mà giữ được danh nghĩa Bình Xuyên thì còn ngon bằng mười lần. Tướng mà không quân thì oai gì

        Bảy Viễn ngồi buồn hiu suy nghĩ:

        - Mấy nói đúng! Mất danh nghĩa Bình Xuyên là mất tất cả! Bây giờ mình phải làm gì? Tụi nó đã quyết định dẹp bỏ hai tiếng Bình Xuyên vì biết thằng Tây đang có ý đồ mua chuộc Bình Xuyên để làm hậu thuẫn cho cựu hoàng Bảo Đại. Mình làm sao đây?

        Năm Tài hiến kế:

        - Không còn con đường nào khác. Mình kéo quân về Rừng Sác tuyên bố lập chiến khu quốc gia. Mình đứng giữa, cứ để Việt Minh với Tây choảng nhau, mình ngồi coi chơi. Đó là kế “bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”, tức là cò ngao trì kéo nhau ông câu bất được cả hai. Ông Bảy thấy tính vậy được không?

        Bảy Viễn quay qua Tư Sang:

        - Mấy thấy thế nào?

        Tư Sang gật:

        - Năm Tài tính nước đó cũng khá. Theo tôi thì tạm thời ta án binh bất động. Hễ chúng nó rục rịch thì ta ra tay trước.

        Đóng quân tại làng Nhơn Hoà Lập được hai ngày đến ngày thứ ba thì hai tên Cung và Hoằng từ tổng hành dinh Bảy Viễn hớt hãi tới báo tin chẳng lành: “Rừng Sác đã bị tảo thanh”.

        Tin như sét đánh giữa trời quang, Bảy Viễn cùng gia tướng hoang mang rụng rời:

        - Nói rõ hơn nghe coi! - Bảy Viễn nóng nẩy ra lịnh.

        - Tụi nó đã tính trước rồi. Ông Bảy đi được mấy ngày thì chi đội nào cũng xảy ra chuyện bắt bớ lung tung. Bên chi đội 9 thì Tám Tâm cầm đầu kéo quân đi lục xét, ông Lâm Ngọc Đường nhanh chân nhay vô tang, không biết có trốn thoát được hay không. Bên Chi đội 25, ông Tư Tỵ vừa đưa vợ về thành cũng đã bị Lưu Quý Thoái bắt...

        Bảy Viễn giậm chân kêu trời:

        - Tháng Tám Tâm! Rõ ràng là mình nuôi ong tay áo! Phải chi trước đây mình giết phắt nó thì bây giờ đâu bị hậu hoạn.

        Năm Tài lắc đầu:

        - Tám Tâm chỉ là con tốt thôi ông Bảy à. Chỉ mưu việc này là thằng cha quân sư Hai Trí. Chính nó đã bày ra kế điệu hổ ly sơn. Chính nó đã sai Tám Nghệ mạo hiểm xuống Lý Nhơn để giở trò khích tướng. Mình vừa đi là chúng “cướp sơn trại”.

        Tư Sang nghiến răng:

        - Mấy thằng Việt Minh này chơi không được? Phải đập chúng một trận!

        Bảy Viễn thở dài:

        - Rừng Sác đã bị phá nát rồi, mình biết về đâu bây giờ?

        Năm Tài:

        - Hai ông Thiên và Đường đã dặn tôi: nếu xẩy chuyện bất lành thì cứ đưa hết đại đội hùng binh về thành. Tướng De la Tour sẵn sàng đón tiếp Bình Xuyên về với Cựu Hoàng Bảo Đại. Ông Bảy nên tính ngay đi. Ngay đêm nay tôi tốc về thành, dọn đường tnrớc. Tướng De la Tour sẽ đón ông Bảy tại cửa ngõ Sài Gòn với tất cả nghi lễ dành cho một tướng lãnh Bình Xuyên trở về với chính nghĩa quốc gia.

        Bảy Viễn cứ lắc đầu thở dài. Tư Sang khoát tay cho Năm Tài lui ra:

        - Cứ đi đi! ông Bảy không còn con đường nào khác!
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM