Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:56:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Bình - huyền thoại và sự thật  (Đọc 50594 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #50 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:34:04 pm »

Chương 50

Bảy Viễn đi, Mười Trí thanh minh
Chận đại đội, Nguyễn Bình tước súng



        Bảy Viễn rút quân về thành trong tình thế cực kỳ gay cấn. Nguyễn Bình biết trước ý đồ đó nên cho các chi đội đuổi theo đồng thời điện các đơn vị ở ven đô chân đường chạy về thành. Lúc Bảy Viễn với sông Vàm Cỏ, Mười Trí ra đón và hứa sẽ thuyết phục Bảy Viễn bỏ ý định về thành để các chi đội bạn không đuổi theo hai đại đội của Bảy Viễn, tránh nạn nổ súng huynh đệ tương tàn.

        Mười Trí hết lời can gián nhưng Bảy Viễn chỉ thở dài:

        - Nhục lắm! Tao đã thua trí tụi nó. Tao đã lầm kế “điệu hổ ly sơn“ của hai thằng Nguyễn Bình với Hai Trí. Trong lúc họp ở Đồng Tháp thì chúng nó tảo thanh Rừng Sác. Sào huyệt tan hoang, tao có gì nữa mà ở lại? Đành phải noi gương người xưa mượn đất Kinh Châu mà ở đó chờ thời.

        Không giữ Bảy Viễn được, Mười Trí tìm cách giảm bớt tổn thất cho kháng chiến. Ông bí mật dặn thằng Ly là con đầu lòng của ông ra lịnh cho đại đội trưởng Xê không được đưa đại đội trọng pháo qua sông Vàm Cỏ khi chưa có lịnh của Mười Trí. Đại đội trọng pháo do Xê chỉ huy là của chi đội 4 Mười Trí cho Bảy Viễn mượn để lập liên quân định thị uy Nam Bộ.

        Vậy là trên đường về thành, Bảy Viễn mất hết một đại đội. Vào giờ chót thì Bảy Cao với hai tiểu đội của Bảy Viễn chạy về Nam Bộ ra mặt Nguyễn Bình.

        Bảy Viễn về thành rồi, Mười Trí nhận khuyết điểm với uỷ viên quân sự Nam Bộ là đã không giữ được Bảy Viễn. Anh Ba Bình mỉm cười trao cho Mười một tờ truyền đơn máy bay Pháp vừa rải xuống Đồng Tháp. Đó là tuyên ngôn của Khu bộ trưởng Lê Văn Viễn khi trở về với chánh nghĩa quốc gia.

        Mười Trí cau mày tức giận:

        - Rõ ràng đây là lời lẽ của bọn Pháp chớ đâu phải của Bảy Viễn. Mấy chữ “cộng sản độc tài”, “chiến sĩ Bình Xuyên bị ngược đãi” là giọng điệu của thằng Tây. Chúng viết sẵn, Bảy Viễn chỉ ký thôi.

        Anh Ba nói:

        - Chống lại truyền đơn này chỉ có anh Mười là có đủ uy tín, vì anh là bạn giang hồ đồng sanh đòng tử với Bảy Viễn. Anh Mười nên ra một bản thanh minh. Được chứ?

        Mười Trí gật:

        - Tôi sẽ thảo ngay tại đây.

        Anh Ba Bình đọc xong gật đầu khen:

        - Anh Mười viết ngắn mà hay. Để tôi in cho.

        Ông đọc lần nữa bức thanh minh:

        “Ông Lê Văn Viễn đã gạt được một ít chiến sĩ ra đầu Tây Vừa rồi ông ra tuyên ngôn ủng hộ bù nhìn Bảo Đại và Nguyễn Văn Xuân. Trước đây có Nguyễn Hoà Hiệp, Năm Lửa, nay tới Bảy Viễn. Bọn chạy theo giặc thì đồng bào Nam Bộ chẳng lạ gì. Nhưng tôi là bạn thân với Bảy Viễn nên phải có đôi lời thanh minh:

        Tôi rất buồn đã không ngăn cản được người bạn đã thề đồng sanh đồng tử từ thuở nhỏ. Chúng tôi từng đi giang hồ, từng chống cường quyền thực dán, từng vào tù ra khám, nhiều lần vượt ngục Côn Đảo về đất liền. Từ năm 1945 chúng tôi đi kháng chiến đánh Tây giành độc lập. mỗi người đóng quân một nơi nên chúng tôi ở xa nhau. Do đó mà bọn phản động chui vào xúi giục Bảy Viễn chóng Việt Minh. Nay thì Bảy Viễn ra mặt đầu Tây không màng lời khuyên can của tôi Bảy Viễn đã chôn vùi thanh danh giang hồ mã thượng, thiêu huỷ sự nghiệp ba năm chiến đấu chống thực dân.

        Xem bản tuyên ngôn, tôi thấy rõ lời lẽ của bọn Pháp và Việt gian chớ không phải của Bảy Viễn. Chúng làm sẵn cho Bảy Viễn ký.

        Tôi bác bỏ tình bạn bè qua một bên, cương quyết theo kháng chiến tới cùng để giành Độc lập, Tự do và Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Vi chánh nghĩa, vì quốc dân, ta quyết chiến, ta sẽ thắng.

        Văn phòng quân sự, ngày 25-6-1948

        Trung đoàn trưởng Trung đoàn 304

        Huỳnh Văn Trí.

        Cùng lúc đó thì Bộ tư lệnh khu 7 cũng nhận được công điện 36 đánh từ ngày 10-6 của các chi đội 2, 3, 4, 5, 7, 9, 21, và 25. Nội dung như sau:

        “Yêu cầu quý vị chuyển lên Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ và Bộ Quốc Phòng nguyện vọng của chúng tôi:

        1. Chiến sĩ Bình Xuyên chúng tôi đã đổ xương máu chiến đấu trong ba năm nay không phải là một vài tên du đãng thổ phỉ hay bọn phòng Nhì, côm-man-đô!

        2. Những người anh cả chúng tôi là Khu bộ phó Dương Văn Dương, ông Tám Mạnh, ông Năm Hà.

        Còn mấy ông Viễn, Trí, Hoạnh, gần đây đã truỵ lạc không xứng đáng là đàn anh của chúng tôi nữa.

        3. Chúng tôi hy sinh cho Tổ quốc chớ không hy sinh cho cá nhơn bọn anh chị không xứng đáng ấy.

        4. Yêu cầu cho chúng tôi làm người chiến sĩ của quốc gia chớ không phải làm nô lệ cho bọn quân phiệt”.

        Lê Tâm không thể quên được chuyến đi tước súng một đại đội của Bảy Viễn khi tay này chạy về thành.

        Vừa hay tin, anh Ba quyết định dẫn quân đi tước võ khí đại đội nói trên để tránh những vụ va chạm đổ máu có thể xảy ra. Đây là một đại đội mạnh, mỗi tiểu đội đều có cây “luộc (mitrailleuse lourde) loại sết-sết bắn đạn nồi. Đại đội đang trong thế nghỉ ngơi nhưng rất trật tự. Anh Ba cho quân của mình dừng lại đằng xa và chỉ đi một mình với Lê Tâm đến trước ban chỉ huy đại đội.

        Lê Tâm không hiểu vì sao anh Ba lại đưa anh đi theo, chưa hỏi thì anh Ba đã nói: “số vũ khí này sẽ giao cho quân giới để sau đó phân phối cho các đơn vị nào thiếu”.

        Sự xuất hiện của trung tướng Nguyễn Bình khiến cả đại đội đặc biệt chăm chú. Hàng trăm cặp mắt ngó lom lom. Nhưng thấy vị tư lệnh đi tới một mình, không có súng gì cả, họ yên chí.

        Anh Ba hỏi ban chỉ huy:

        - Có phải các đồng chí là đại đội của Bảy Viễn bỏ lại?

        Đại đội trưởng Xê chào:
        - Thưa trung tướng, chúng tôi là đại đội súng lớn của Chi đội 4, là một trong hai đại đội theo hộ tống anh Bảy Viễn về nhận chức khu trưởng khu 7. Nhưng hay tin anh Bảy Viễn quyết định về thành, chúng tôi được anh Mười Trí ra lịnh tách ra.

        Anh Ba nói:

        - Thái độ của các đồng chí như vậy là rất tốt.

        Nhưng trong tình thế hiện nay, các đồng chí nên trao vũ khí cho Bộ Tư lệnh để tránh những va chạm với các đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ...

        Đại đội trưởng Xê kêu lên:

        - Tước súng của chúng tôi à? Không đời nào chúng tôi để tước súng. Đó là cái nhục mà không một chiến sĩ nào chấp nhận...

        Một người khác hoạ theo:

        - Nếu trung tướng không tin chúng tôi thì chúng tôi xin tự sát trước mặt trung tướng.

        Tới đây thì cả đại đội đều chụp súng chờ lịnh chỉ huy. Tình thế căng thẳng. Lê Tâm nghĩ thầm: “Nếu lính nổ súng vào anh Ba và mình thì đúng là bi kịch”. Nhưng anh Ba vẫn bình tĩnh nói:

        - Đừng! Đừng chết vô lý như vậy. Hãy giành cái chết trước quân thù, chết vì lý tưởng cao cả, chết vì độc lập, tự do thì nên, còn chết vì sự hiểu lầm giữa chiến hữu thì không nên. Tôi xin nói rõ một lần nữa ý định của tôi: Trong khi Bảy Viễn trốn về thành, các đồng chí tách ra: ở lại đây là một quyết định sáng suốt. Nhưng trong tình thế hiện nay, các đơn vị đã được báo động. Đã có lịnh tước vũ khí các đại đội của Bảy Viễn. Nếu các đồng chí nào không nghe lời tôi thì sẽ có những vụ xô xát đẫm máu đáng tiếc. Tốt hươn là giao súng ngay bảy giờ để rồi sau này súng sẽ trở về tay các đồng chí...

        Đại đội xôn xao, các chỉ huy phân vân. Anh Ba nói tiếp:

        - Tôi lấy danh dự trung tướng hứa chắc với các đồng chí: đây là biện pháp cần thiết đề bảo vệ các đồng chí. Sau này khi tình hình bớt căng, xét thấy các đồng chí là người chiến sĩ trung thành với cách mạng thì tất nhiên súng sẽ được giao trả lại các đồng chí. Tôi là quân nhân tôi biết cái nhục bị tước vũ khí, nhưng vì sinh mạng chung cho các đồng chí lẫn các đơn vị bảo vệ chiến khu, đề nghị các đồng chí cho giải giới!

        Ban chỉ huy đại đội gạt đầu quân lịnh. Cả đại dội vừa rơi nước mắt vừa hạ súng, dựng súng từng to ba người hình trụ. Anh Ba khoát tay cho bộ đội tới gom súng. Và đưa đại đội của Mười Trí về nơi tạm trú.

        Lê Tâm mừng rỡ: tấn bi kịch đã kết thúc êm đẹp. Đó là một bi kịch lạc quan. Nếu một người nào khác không phải là anh Ba thì không biết sự việc sẽ diễn biến thế nào.
 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #51 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:39:34 pm »

Chương 51

Với Hai Trọng, Nguyễn Bình tâm sự
Đi vào Nam vì mến dân Nam.




Ba Dương tử trận ở Bến Tre, Hai Trọng được anh Ba Bình đề đạt uỷ viên quân sự liên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong một chuyến về Khu họp, anh Ba Bình lại đề nghị rút anh về làm cán bộ nghiên cứu đặc trách các bộ đội Bình Xuyên. Một lần nữa, Hai Trọng vui lòng về làm việc bên cạnh Nguyễn Bình.

        Thú vị nhất là những lúc cơm tối xong, rảnh rỗi, hai anh em ngồi dưới ngọn đèn bão - loại đèn đặc biệt có thể xách đi dưới cơn giông bão mà không tắt - khi thì đọc báo lúc bình thơ. Cả hai đều yêu văn thơ, tuy không viết văn làm thơ nhưng biết thưởng thức một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Anh Ba Bình rất thích đọc báo thành. Lúc đó báo Sài Gòn chia làm hai phe, một vài tờ lãnh lương của Pháp nói xấu kháng chiến.

        Tất nhiên chúng nhằm vào các vị đứng đầu. Còn đại đa số báo khác đều ủng hộ cuộc kháng chiến. Hai tờ Phục Hưng và Tương Lai là hai tờ ra mặt chống kháng chiến. Các tờ khác nằm trong phe báo chí thống nhất chống thuyết phân ly của thực dân. Anh Ba Bình đọc hết cả hai phe chống và ủng hộ kháng chiến.

        Hai Trọng hỏi:

        - Sao anh Ba mất thì giờ đọc bọn bồi bút này?

        Anh Ba mỉm cười:

        - Phải đọc cho biết mình yếu chỗ nào. Người xưa nói kẻ nói xấu ta là kẻ giúp ta hoàn thiện. Cho nên đọc những người khen ta thì thích, nhưng đọc những kẻ chê ta lại càng thích hơn... Đây anh xem bài này.

        Anh Ba trao tờ Journal d Extrême Orient, tờ báo cực kỳ phản động... Chúng nó phong cho tôi cái tên độc đáo: Nguyễn Binh, Lưu Bá Thừa Việt Nam. Anh có biết tại sao không?

        - Lưu Bá Thừa là tướng một mắt và là tướng chuyên đánh du kích, là hung thần đối với quân Nhật xâm chiếm Trung Hoa...

        Vào giữa năm 48, Hai Trọng thấy anh Ba bỗng nhiên không được vui. Anh Ba nói:

        - Không hiểu vì sao ông Cụ lại đánh cho mình cái điện này...

        Anh Ba trao bắc điện cho Hai Trọng. Nội dung bức điện vắn tắt vài câu hỏi thăm súc khỏe và quan trọng nhất là câu này: Bác tin chú giữ được tình đoàn kết vì chỉ có đại đoàn kết mới đưa tới đại thành công.

        Chờ Hai Trọng xem xong, anh Ba nói:

        - Tuy Bác chả trách nhưng...

        Anh Ba thở dài. Một lúc sau anh lấy giấy bút thảo một bức điện hồi âm: “Thưa cha, con có bao giờ dám quên lời Cha dặn lúc con vế thủ đô...”

        Anh suy nghĩ mọt lúc rồi bỏ bút xuống, nhìn Hiai Trọng, mắt sáng lên như chợt lóe ra sáng kiến.

        - Đồng chí Trọng. Tôi nhờ đổng chí một việc. Một việc rất hệ trọng. Đồng chí ra Bắc báo cáo tình lình miền Đông thay tôi. Ông Cụ và Bộ Tổng cần biết tình hình hiện nay, những việc đã làm được và những việc chưa làm được. Hai Trọng giật mình. Anh hoàn toàn bất ngờ trước sự tín nhiệm anh Ba Bình dành cho anh. Trách nhiệm quá lớn lao, anh sợ không đủ sức. Thấy anh lúng túng. anh Ba nói tiếp:

        - Lúc này tôi không thể rời chiến trường miền Đông được. Mà ngoài kia thì cần nắm tình hình Nam Bộ. Trong vài ngày nữa sẽ có một phái đoàn quân dân chánh ra Trung ương. Tôi chỉ định anh thay mặt tôi báo cáo tình hình quân sự trong Khu 7. Đặc biệt nhấn mạnh vào việc tập hợp các lực lượng võ trang, giải quyết các mối bất hoà mất đoàn kết vì đầu óc địa phương cục bộ cá lớn nuốt cá bé... Anh cần nghiên cứu đặc tính của từng đơn vị, tác phong của từng chỉ huy Bình Xuyên phải được điều tra, phân tách và tổng kết quá trình chuyển biện, từ các tay giang hồ lục lâm thảo khấu mà nay chịu theo cách mệnh đánh giặc gan lì, lập nhiều chiến công. Vì nhưng nguyên do nào mà có sự lột xác để thân sâu hoá bướm...

        Hai Trọng lắng nghe hết sức chăm chú và thấy với lời giãi bày đó, tự thấy có thể làm được báo cáo anh Ba giao.

        Như thấy được sự tự tin đang dần dần hiện ra trên nét mặt Hai Trọng, anh Ba nói tiếp:

        - Đồng chí ngạc nhiên khi tôi chỉ định đồng chí thay tôi ra Bắc, nhưng tôi đã tính kỹ rồi. Lâu nay đồng chí đặc trách liên lạc giữa tôi và anh em Bình Xuyên. Anh đã ở bên cạnh đồng chí Ba Dương từ những trận đánh đầu tiên. Anh Ba Dương tử trận, anh vẫn bám sát Liên Chi 2 - 3 của đồng chí Năm Hà. Anh cũng có dịp biết các chỉ huy các Chi đội 4, 7, 9, 21, 25 - tóm lại là biết tất cả anh em chỉ huy trong Liên Khu Bình Xuyên những tay Mười Trí, Hai Vĩnh, Bảy Viễn, Tư Hoạnh, Tư Ty... anh đều biết cả. Vậy ngay từ đêm nay anh hãy phác thảo cho tôi về các phe nhóm Bình Xuyên trước cách mạng. Sau đó họ lập bộ đội theo kháng chiến. Họ quan niệm cuộc sống mới như thế nào? Họ nghĩ gì về sự lãnh đạo của chúng ta? Qua đó, đồng chí mạnh dạn vạch ra những ưu điểm và những khuyết điểm của ta trong chủ trương thanh trừng bọn Cao Đài phản động do Hộ pháp Phạm Công Tắc từ Toà Thánh Tây Ninh điều khiển...

        Hai Trọng hí hoáy ghi nhanh chỉ thị giảng của anh Ba. Anh không học tốc ký nhưng nắm lấy ý chánh, gạch đầu dòng thành một dàn bài theo kiểu các nhà báo trong các cuộc phỏng vấn đột xuất. Anh Ba nói tiếp:

        - Anh tranh thủ làm thật nhanh. Tối mai, ta sẽ duyệt báo cáo. Vì tuần sau phái đoàn đồng chí Trần văn Trà sẽ lên đường. Trong đoàn có chừng một chục đồng chí như Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Đức Thuận, linh mục Nguyễn Bá Kính, các đồng chí phụ trách binh công xưởng Phạm Văn Khung, Kiều Công Quế, Trần Văn Nguyên...

        Đêm đó Hai Trọng thức gần tới sáng làm báo cáo.

        Các chỉ huy Bình Xuyên mỗi người một tính cách, không ai giống ai dù cùng chung một dòng máu giang hồ thích “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Nhân vật Hai Trọng có dịp gần gũi sau Ba Dương là Bảy Viễn. Anh nhớ một chuyện nhỏ như sau:

        Hai Trọng đang ở Liên Chi 2-3 thì Nguyễn Đức Huy tới tìm anh. Tay này to cao nên còn có cái tên Hai Đại - anh ta ký tên chữ nho ba nét: Một gạch ngang với chữ nhơn. Hai Đại để một hàng râu rậm cho nên lại thêm một biệt hiệu, ông già râu kẽm. Gian nhà sàn chỉ có hai người nhưng Hai Đại kề tai Hai Trọng nói nhỏ:

        - Bẩy Viễn định giết hai đứa mình!

        Hai Trọng trố mắt nhìn Hai Đại:

        - Có chắc không? Tại sao đồng chí biết?

        Hai Đại cười bí hiểm:

        - Sao lại không chắc? Người của tôi đã được bố trí trong Chi đội 9 của nó. Anh Hai tính sao?

        Hai Trọng lắc đầu:

        - Biết tính sao! Tôi mới nghe anh nói chuyện đó.

        Hai Đại xách ba-lô lên chuẩn bị xuống tam bản:

        - Tính sao thì tính cho nhanh! Chần chừ không xong đâu? Về phần tôi tin tôi đi đây. Thằng đó nguy hiểm lắm!

        Hai Trọng đâm tức:

        - Đảng viên mà đụng chuyện là chuồn, bỏ anh em lại sao?

        Hai Đại nhún vai rồi chống ghe đi, không thèm bắt tay từ biệt.

        Hai Trọng ngồi thừ ra suy nghĩ về Bảy Viễn. Bảy Viễn tuy là anh chị nhưng cũng có một chút lòng yêu nước. Trong Chi đội 9 nếu có ai tính chuyện đầu Tây là Bảy Viễn bắn ngay. Rất tiếc là Bảy Viễn có tánh anh hùng cá nhân rất nặng, lại bị hai thằng nịnh họ Lai kè sát ngày đêm, gây chia rẽ Bắc Nam và chống chủ trương bố trí chánh trị viên trong bộ đội.

        Nghe chúng mãi, nhất là Nam Tài biết cách thoả mãn những thèm khát trần tục như tiền, rượu và gái nên Bảy Viễn ngày càng nghiêng về lối sống “đế vương” của một “lãnh chúa trong thời loạn”. Chính Năm Tài thúc giục Bảy Viễn nắm vai trò lãnh tụ Liên Khu Bình Xuyên của Ba Dương để tự do thao túng. Nhưng Hai Trọng không tin Bảy Viễn có ý đầu Tây như Hai Đại nói. Muốn nắm chắc, phải mạo hiểm tới giáp mặt với Bảy Viễn. Chuyến đi có phần phiêu liêu, nhưng “không vào hang hùm làm sao bắt hùm con”, Hai Trọng đi ghe lườn tới nơi Bảy Viễn đóng.

        Lính gác báo tin, Bảy Viễn ra đón tận bến:

        - Hôm nay tốt ngày, anh Hai tới thăm bọn tôi.

        Dù Bảy Viễn thân mật như vậy, Hai Trọng cũng có hành động huê dạng chứng tỏ mình tới với tánh cách anh em. Anh tháo thắt lưng da có khẩu súng sáu trong bao ném lên một chiếc chõng sát vách rồi đưa cả hai bàn tay cho Bảy Viễn bắt. Bảy Viễn mời vô nhà:

        - Anh tới chơi hay có việc gì? Chắc là có chuyện quan trọng nên bí thư của khu trưởng Nguyễn Bình mới thân chinh tới đây.

        Sau một tuần trà, Hai Trọng mới vô đề:

        - Tôi nghe vài lời đồn đại về anh Bảy nên qua đây gặp anh cho rõ trắng đen.

        - Người ta đồn sao đó anh hai? Chắc là không hay rồi.

        - Tất nhiên là không hay. Người ta đồn anh Bảy muốn thủ tiêu những cán bộ người Bắc, trong đó có tôi?

        Bảy Viễn bật cười khanh khách:

        - Có chuyện đó nữa sao? Mà anh Hai có tin chuyện đó không?

        - Nếu tin thì làm sao tôi dám đơn phương độc mã qua đây phó hội với anh?

        Bảy Viễn bắt tay Hai Trọng, gật tới gật lui mấy lần:

        - Anh Hai đúng là tay hảo hớn, tụi tôi không bì kịp. Tôi nói thẳng với anh là tôi không ưa người Bắc, nhưng cũng tuỳ người. Nam hay Bắc gì cũng có người chơi được, người không. Như anh Hai đây, người đã từng sát cánh với anh Ba Dương, nay sát cánh với anh Nam Hà, lại là bí thư của Khu trưởng Nguyễn Bình làm sao không ưa cho được! Những lời đồn gió bay: ăn thua gì! Bây giờ anh em mlnh gặp nhau đây, nhậu cái đã. Rượu là thần dược xoá mọi thắc mắc, mọi hiểu làm.

        Bảy Viễn đãi Hai Trọng một chầu bia thành. Trong khi nhậu, Hai Trọng vẫn quan sát Bảy Viễn và thấy rõ anh ta thành thật, nghĩ sao nói vậy. Rõ ràng chuyện Hai Đại tiết lộ với Hai Trọng là mưu mô của bọn Sang, Tài muốn tách rời Bảy Viễn với anh em quê miền Bắc, và các chánh trị viên. Bảy Viễn mà đầu Tây thì do hai tay Phòng Nhì xỏ mũi. Rấc tiếc là ta sống xa Bảy Viễn không lui tới thường xuyên để giúp đỡ từ đầu.

        Về Bình Xuyên, hai ông Ba Bình và Hai Trí quan niệm khác hẳn. Hai Trọng biết rõ giữa hai ông có nhiều hục hặc về quan điểm lãnh đạo cũng như về tình cảm riêng tư, Ba Bình có tác phong hảo hán, tánh tình cởi mở, còn Hai Trí có dáng vẻ một tay mưu sĩ kiểu Trương Nghi hay Tô Tần xử sự như các nhân vật thời Đông Chu liệt quốc... Chính vì tư lệnh và chánh uỷ không “en jeur” với nhau mà Khu 7 xảy ra nhiều điều không hay.

        Hai Trọng chỉ chợp mắt một chút thì gà gáy rộ. Anh thức dậy rửa mặt cho tỉnh minh rồi chép sạch bản báo cáo. Đến chiều anh mang báo cáo tới để cho anh Ba Bình duyệt. Anh Ba mắt kém, Hai Trọng phải đọc cho anh nghe. Đọc chầm chậm, ngừng từng câu. Khi nào có chữ chưa chính xác, anh Ba góp ý chọn chữ cho thật vừa ý. Gần đến nửa đêm, anh Ba mới duyệt xong bản báo cáo. Đọc tới dòng cuối cùng anh thở phào:

        - Cám ơn đồng chí đã giúp tôi làm bản báo cáo này...

    
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:41:38 pm »

        Gặp Hoàng Thọ, Hai Trọng thấy chướng
        Trách Nguyễn Bình dung dưỡng đàn em

        Trên đường ra Bắc, Hai Trọng gặp lại Hoàng Thọ ở Phú Mỹ. Anh nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên. Năm ấy Hai Trọng từ Bà Rịa về chiến Khu D dự cuộc họp quân sự Khu 7. Lúc đó anh là uỷ viên quân sự liên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sau mấy ngày băng rừng lội suốt và vượt mấy con lộ, Hai Trọng về tới căn cứ Bộ Tư lệnh Khu. Hội trường đơn sơ tranh lá nhưng trang hoàng rất đẹp. Nhưng tấm đệm đan bằng lá buông óng ánh một màu vàng nhạt làm cho hội trường sáng hẳn lên. Khẩu hiệu viết bằng mực đỏ trên giấy trắng “Tổ Quốc trên hết” cùng lá quốc kỳ nền đỏ sao vàng nói lên khí thế hào hùng của miền Đông gian lao và anh dũng.

        Hai Trọng quên hết mệt nhọc đường xa khi Nguyễn Bình ra đón. Hai anh em ôm choàng lấy nhau, trà thuốc tâm sự. Sáng hôm sau cuộc họp bắt đầu. Có một sự kiện Hai Trọng không thể nào quên. Trong lúc anh Ba Bình đang nói chuyện với các đại biểu toàn là cán bộ trung cấp như uỷ viên quân sự tỉnh, chi đội trưởng... bỗng một người ăn mặc lôi thôi, áo sơ-mi bỏ ra ngoài, tay xách máy ảnh đi lăng xăng khắp hội trường. Cũng như nhiều đại biểu, Hai Trọng đảo mắt nhìn xem cử chỉ lung tung của anh ta, không tập trung tinh thần nghe anh Ba nói. Thoạt tiên Hai Trọng nghĩ anh ta là nhiếp ảnh của báo Tiền Đạo, nhưng dù là phóng viên, cũng phải ăn mặc đứng đắn đàng hoàng, vì anh Ba là vị tư lệnh nghiêm khắc về quân phong quản kỷ. Nhưng anh chàng phóng viên kia càng làm nhiều trò chướng mắt: hết khom lưng, ưỡn ngực, anh ta lại leo lên cột bám lấy đòn vong, đeo toòng ten như diễn viên xiếc. Cũng may là anh ta chụp vài “pô” rối đi mất. Tới đột, ngột và đi cũng đột ngột, như một bóng ma. Hai Trọng định hỏi anh Ba Bình xem “hắn” là ai, nhưng vì bận rộn về các vấn đề quan trọng liền quên khuấy. Hôm sau, Hai Trọng đang uống trà đàm đạo với anh Ba thì “hắn” xộc tới, ngang nhiên như chỗ không người:

        - Anh Ba, ảnh đẹp hết chỗ nói. Hãy xem đây. - Hắn chìa ra một xấp hình cỡ “xít nớp” - Xem tấm này nè chụp lúc anh đứng nói chuyện, đằng sau là lá cờ đang lay động dưới làn gió nhẹ. Trông anh vừa đẹp vừa oai quá xá ngán!

        Anh Ba Bình xem ảnh tấm nào xem xong anh trao cho Hai Trọng xem, nhưng Hai Trọng chỉ liếc sơ qua vì đang lom lom quan sát anh chàng nhiếp ảnh kỳ lạ này. Hắn ta to cao râu quai nón cạo nhẵn mà còn ánh lên một màu xanh rờn. Lần này hắn chịu khó bỏ áo sơ mi vô quần, trông cũng đẹp trai. Lại thêm cái giò heo lủng lẳng bên hông, càng oai tệ. Tuy vậy anh ta là chỉ huy chứ không phải là phó nhòm. Bấy giờ anh Ba mới giới thiệu:

        - Đây là Hoàng Thọ, chắc anh Hai Trọng chưa biết.

        Hai Trọng reo lên:

        - Hoàng Thọ! Tôi đã nghe tên chú lúc tôi còn ở với anh Ba Dương. - Vừa nói Hai Trọng nắm cánh tay Hoàng Thọ lắc lắc giọng thân thật - Chú có biết không. hôm qua tôi rất bực, tính trách anh Ba: hội nghị quan trong như thế mà để thằng cha ăn mặc xập xệ leo trèo chụp ảnh. Nhưng nay biết chú thì thôi!

        Cả anh Ba và Hoàng Thọ cùng cười. Anh Ba cười độ lượng còn Hoàng Thọ thì cười thích chú của một thằng em được nuông chiều. Hai Trọng không tán thành thái độ dễ dãi với Hoàng Thọ trong khi lại rất nghiêm nghị với những người khác của anh Ba. Hai Trọng chưa tiện nói ra ý nghĩ của mình vì nghĩ rằng những người lớn đều có những cái yếu nho nhỏ. Với anh Ba, đó là dung dưỡng những thói quen ngang tàng của thuộc hạ, theo kiểu các tay giang hồ tự do, phóng túng. Đó là ấn tượng đầu tiên khi Hai Trọng gặp anh chàng Hoàng Thọ lần đầu tại chiến khu Đ.

        Lần gặp lại thứ hai vào tháng 5-1948, trên đường ra Bắc với phái đoàn quan dân chánh do anh Trần Văn Trà làm trưởng đoàn. Hai Trọng gặp Hoàng Thọ tại Phú Mỹ, Bà Rịa. Vẫn tác phong lôi thôi lếch thếch như thường lệ.

        - Chú vẫn vậy, không khác mấy so với lần tôi gặp chú ở thà anh Ba.

        Hoàng Thọ cười, nhưng trong nụ cười có chút gì không vui.

        - Tính khí trời cho, làm sao đổi được anh Hai!

        Đoán biết tay tếu có hạng này có tâm sự gì đây, Hai Trọng cố thăm dò:

        - Năm qua đánh đấm thế nào? Bộ đội lưu động nổi danh như cồn. Đã lên chức chưa?

        Hoàng Thọ lột phắt cái nón rộng vành bẻ đứng một bên quạt quạt như để xua nỗi bực:

        - Tảo thanh Cao Đài, đánh đấm liên miên, diệt địch vô số. Vậy mà anh Hai biết không, công đâu chả thấy chỉ mang tiếng háo sát.

        À thì ra thế! Hai Trọng biết rõ chủ trương tảo thanh Cao Đài phản động ở miền Đông mà mục tiêu chánh là toà thánh Tây Ninh. Hộ pháp Phạm Công Tác ngày càng tỏ ra phản động. Hắn lập quân đội, trước còn lo thủ Toà Thánh, sau bung lên chiếm các vùng giải phóng. Lúc đầu ta còn tranh thủ Cao Đài, mời họ tham gia mặt trận Việt Minh nhưng dần dần do Tây tung đòn ly gián, tình đoàn kết hai bên rạn nứt, nhưng cuộc xô xát ngày càng tăng. Bộ đội Hoàng Thọ là một trong các đơn vị tích cực đối phó với đám đội lốt Cao Đài hại dân hại nước. Nghe nói tên Hoàng Thọ là dân vùng đạo Cao Đài hãi sợ. Trong trận Cầu Khói gần Tây Ninh, bộ đội Hoàng Thọ liên quân với bộ đội Cao Minh Căng thuộc Chi đội 2 Tỉnh Tây Ninh. Thấy Hoàng Thọ tung hoành ngang dọc, trung đội trưởng Cao Hoài Sai cũng lao theo, lia tôm-xông vào địch đang hoang mang vứt súng chạy dài. Bộ đồ của Sai đã rách nát, anh định bắt sống một thằng Tây để tước bộ ka ki mặc cho chắc. Anh chọn thằng chỉ huy Tây trên xe jeep với bộ đồ còn mới, nhưng Hoàng Thọ đã lia một băng. Thằng Tây gục xuống máu thấm đỏ bộ đồ Sai tinh tước đoạt. Sai tiếc mãi bộ ka-ki ấy.

        Hai Trọng vỗ vai Hoàng Thọ:

        - Giết Cao Đài nhiều qná, chú nghĩ lại xem có đúng không?

        Hoàng Thọ im lặng. Hai Trọng nói tiếp:

        - Máu người mình, mình nên tiếc một chút...

        - Đồng ý là nên tiếc máu người mình, nhưng Cao Đài là bọn phản động...

        Hai Trọng lắc đầu:

        - Không nên quơ đũa cả nắm. Phản động là Phạm Công Tắc với đám bộ hạ Trần Quang Vinh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thành Phương, Trịnh Minh Thế, còn dân trong vùng thì có tội tình gì mà tảo thanh, mà tàn sát? Nói thật với chú, tôi không tán thành chủ trương tảo thanh dù là binh lính Cao Đài lãnh súng Pháp đánh lại ta. Họ chỉ là những người mù quáng, làm bia đỡ đạn. Nếu chú là dân ở vùng Cao Đài, bị bắt lính, chú làm sao?

        - Tất nhiên là tôi nhẩy ra khu... - Hoàng Thọ đáp ngay.

        Hai Trọng cười lớn:

        - Bởi chú là Hoàng Thọ. Còn tín đồ Cao Đài thì quen tôn sùng các chức sắc thiên phong, quen tin tưởng “thánh ngôn” của Cao Đài Thượng Đế. Họ đâu có biết thánh ngôn là chuyện bịa của bọn buôn thần bán thánh...

        Được khen, Hoàng Thọ khoái chí:

        - Anh Hai nói chí lý. Nhiều người đã nói với tôi trước đây, họ nói tảo thanh Cao Đài là hạ sách. Bởi vì lấy oán trả oán thì oán càng chồng chất, không biết tới ngày nào mới hết. Bây giờ anh Hai nói, tôi mới thấy rõ: mình tảo thanh Cao Đài trên một năm nay mà tình hình ngày càng đen tối hơn. Đúng là hạ sách.

        Ngừng một lúc Hoàng Thọ nói:

        - Đây là sáng kiến của thằng cha mưu sĩ Hai Trí. Tôi chưa thấy ai như thằng cha này...

        Tò mò Hai Trọng hỏi:

        - Chú thấy sao? Nói coi!

        - Cha này giống như mấy tay trong Đông Chu liệt quốc. Mưu mô xảo quyệt hết chỗ nói. Nghĩ vầy nói khác. Thật khác một trời một vực với anh Ba mình. Tôi khoái anh Ba ở chỗ thẳng thắn nghĩ sao nói vây. Hay nói hay, dở nói dở. Không úp mở, không che đậy. Tại sao người ta lại bố trí cho hai Trí bên cạnh anh Ba? Trước đây anh Ba làm việc với ông Trần Xuân Bộ rất tâm đồng ý hiệp.

        Không có thì giờ nói chuyện lâu, Hai Trọng bắt tay từ biệt:

        - Tôi ra Bắc báo cáo tình hình quân sự miền Đông thay anh Ba, xong là về liền. Chỉ chuyên chú suy nghĩ chín chắn rồi hãy hành động.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #53 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:47:13 pm »

Chương 52

Cuối 48 Hai Trọng ra Bắc
Báo với Bác công trạng Nguyễn Bình




        Ngày 3-10-1948 phái đoàn quân dân chánh Nam Bộ ra Trung ương báo cáo tình hình Nam Bộ với Hồ Chủ tịch, chánh phủ và bộ Tổng. Trưởng đoàn là Khu trưởng Khu 8 Trần Văn Trà. Trong đoàn có các ông Trần Bửu Kiếm, tổng thư ký Uỷ ban kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ, ông Nguyễn Đức Thuận, Lương Văn Trọng, thư ký riêng của trung tướng Nguyễn Bình, linh mục Nguyễn Bá Kính, Phạm Văn Khung, Kiều Công Quế Lâm, Trần Văn Nguyên.

        Nói riêng Hai Trọng. Nhiệm vụ của ông trong chuyến đi Trung ương này là báo cáo công việc thống nhất các lực lượng võ trang ở miền Đông Nam Bộ. Các lực lượng này rất đông. và thuộc nhiều thành phần trong xã hội. Phần lớn là công nhân, lao động dân cạo mủ cao su quê miền Bắc vào Nam gọi là dân “contrat”. Nhưng cũng có một số dân anh chị đứng bến. Những tay này lanh lợi tháo vát nên nắm tiểu đội hoặc trung đội. Phức tạp là ở chỗ đó. Nhiều nhóm quen thói cướp bóc nên sẵn súng lâu lâu làm ăn một đám. Tình thế mới, cách đi “hát” cũng mới: thay vì đánh cướp thì “sung công” tiệm buôn hay ghe hàng. Cho nên công việc khép các nhóm này vô khuôn khổ kỷ luật không phải là dễ. Vụ trừng trị Ba Nhỏ ở chợ Phước Thiền, quận Long Thành của Nguyễn Bình là một điều cần thiết để răn dậy ba quân. Nhờ anh Ba Bình cương quyết mà quân đội nói chung và Bình Xuyên nói riêng có tiến bộ về quân phong, quân kỷ.

        Đã được anh Ba Bình gợi ý trước nên Hai Trọng đủ thì giờ thu thập tài liệu để làm báo cáo. Báo cáo cũng đã được anh Ba Bình duyệt rồi nên Hai Trọng rất vững vàng khi lên đường. Tuy nhiên về phương diện tình cảm thì có chút ít lấn cấn: số là Hai Trọng lập gia đình trẻ. Anh chỉ mới cưới vợ khi về lãnh công tác uỷ viên quân sự liên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vợ anh là cán bộ phụ nữ tương đối trẻ và đẹp. Hai vợ chồng son vừa quá tuần trăng mật thì Hai Trọng được đề bạt về làm thơ ký riêng cho Khu trưởng Nguyễn Bình. Lên khu bộ không bao lâu thì Hai Trọng lại được chọn đi Trung ương. Đây lả một vinh dự không phải ai cũng có được. Nhưng trong thời chinh chiến, ra đi khó hẹn ngày về.

        Mấy tháng leo đèo vượt suối băng rừng phái đoàn quân dân chánh Nam Bộ ra tới miền Bắc. Gian nan kể không xiết, có ngày đoàn phải vượt qua cả trăm con suối. Đoàn tới nơi mà không thiệt hại về người và tài liệu là một thắng lợi lớn. Riêng về tài liệu, phải một tiểu đội mang. Chuyến ra Bắc đó đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong đời Hai Trọng. Anh may mắn được sống bên Bác Hồ ba ngày. Phái đoàn lần lượt báo cáo về tình hình quân, dân, chính trong Nam cho Bác và các đồng chí Trung ương nghe.

        Riêng về tình hình quân sự ở Khu 7, nhất là về lực lượng Bình Xuyên, báo cáo của Hai Trọng thay mặt cho trung tướng Nguyễn Bình được đặc biệt chú ý.

        Hôm sau đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu Hai Trọng viết một luận án về vấn đề “cách mạng hoá bộ đội giang hồ”.

        Nghe qua Hai Trọng toát mồ hôi hột:

        - Thưa đại tướng, tôi không đủ trình độ để làm luận án đó.

        Ông Giáp cười nói:

        - Sao lại không đủ trình độ? Đồng chí cứ viết về nhưng khó khăn mà đồng chí Nguyễn Bình gặp phải trong việc thuyết phục các chỉ huy Bình Xuyên bỏ con đường cũ để theo kháng chiến. Đồng chí đi sâu vào những trăn trở của anh em giang hồ khi từ bỏ những lề thói mưu đồ lợi ích cá nhân đẻ dấn thân vào đại nghĩa, đạt quyền lợi đất nước lên trên tất cả... Trước những đắn đo thắc mắc đó, đồng chí Nguyễn Bình đã có hành động nào để giúp anh em giang hồ yên tâm theo cách mạng. Chuyện chỉ có thế. Đồng chí cố nhớ lại những cá tánh các lãnh tụ Bình Xuyên mà đồng chí có dịp sống gần, như các ông Ba Dương, Năm Hà, Bảy Viễn, Mười Trí v.v. và những chuyển biến trong tâm tư tình cảm của họ trước những mưu mô của bọn Phòng Nhì cho gái đẹp, tiền bạc, xa xỉ phẩm từ Sài Gòn vô Rừng Sác để lung lạc, mua chuộc...

        Hai Trọng gật gù:

        - Nếu làm luận án như đại tướng nói thì tôi có thể làm được. Tôi sẽ cố gắng...

        Đại tướng cười:

        - Tôi đã nói là đồng chí đủ sức. Vì đây là chuyện người thật việc thật. Chỉ cần sắp xếp lại cho có mạch lạc để nổi bật chủ đề là nghệ thuật lãnh đạo anh em giang hồ đi theo cách mạng... Đây là việc rất quan trọng. Hiện nay các nước thuộc địa đang vùng lên võ trang khởi nghĩa chống bọn thực dân, giải phóng đất nước, giành độc lập tự do. Tất cả các nước này đều cần học hỏi kinh nghiệm những nước đi trước như Việt Nam ta. Kinh nghiệm “cách mạng hoá bộ đội giang hồ” mà đồng chí Nguyễn Bình đã làm được tại Nam Bộ rất quý. Bởi vì nước nào cũng có giang hồ...

        Đại tướng kết thúc cuộc họp:

        - Đồng chí hiện nay chỉ có một công tác duy nhất là làm bản luận án đó. Tôi đã cho chuẩn bị chỗ ăn ở và làm việc cho đồng chí. Cứ viết thong thả, chừng nào xong cũng được, miễn là viết cho đạt.

        Đúng như đại tướng nói Hai Trọng được chăm sóc chu đáo để viết bản tham luận “cách mạng hoá bộ đội giang hồ”. Càng viết anh càng sáng ra. Những năm tháng sống gần gũi với anh em Bình Xuyên như khúc phim quay chậm. Anh nhớ từng khuôn mặt, từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ của các tay anh chị. Tuy đã theo kháng chiến mà vẫn không bỏ được thói quen tật xấu. Nét chung nhất của các tay tổ là ăn trên ngồi trốc bất cứ chuyện gì cũng chơi trội thiên hạ. Mỗi lãnh chúa là một giang san, là một triều đình, có đủ trung nịnh đâu đâu cũng râm rắp phục tùng, “nhứt hô bá ứng”. Quen sóng phong lưu nên vô rừng vẫn thèm cà phê hủ tiếu, la ve xá xị. Lúc rảnh rỗi vẫn quen tay cắc-tê bài cào đậu chấn tứ sắc. Còn chuyện mèo chuột trai gái thì khỏi nói. Một đặc điểm của Bình Xuyên là đa thê. Ông nào cũng có năm ba bà, đúng như câu nói phổ biến ở miền Bắc “vợ cả vợ hai đều là vợ cả”. Có một điểm Hai Trọng đắc ý nhất: Anh tìm được mẫu số chung cho hai giới cách mạng và giang hồ. Đó là tinh thần yêu nước. Chỉ có dân Việt Nam ta mới có chuyện độc đáo này. Các nhóm anh chị nổi tiếng thế giới nhít đảng KKK (Ku Klux Klan) ở Mỹ, bọn Mafia ở Ý chỉ là bọn giết người vì tiền, không hề nghĩ chuyện nước non. Bình Xuyên là truyền thống nghĩa quân Trương Định, lòng yêu nước sục sôi đã được chứng minh trong lịch sử kháng Pháp ngay từ đầu.

        Suốt trăm năm, truyền thống dân lân dân ấp nối tiếp từ phong trào nấy sang phong trào khác, hết Cần vương đến Thiên Địa Hội rồi Hội kín Ngnyễn An Ninh, sau cùng là Bình Xuyên. Chính ngọn lửa yêu nước tiềm tàng trong lòng anh em Bình Xuyên đã đưa họ tới với anh em kháng chiến. Tuy cùng đi một con đường mà mỗi người một phách, không ai giống ai. Cách mạng thì muốn thống nhất một mối đề dễ lãnh đạo, còn giang hồ thì quen thói anh hùng nhứt khoảnh chịu làm đầu gà hơn đuôi phụng Cho nên lãnh đạo họ phải khéo, phải hết sức tâm lý, mềm dẻo, tế nhị. Chớ có thô bạo độc đoán mà mong họ tuân theo. Và nhất là phải dũng cảm, gan lì hơn họ, tỏ ra anh hùng hảo hán hơn họ, thì mới chinh phục được những tay hảo hớn.

        Càng đi sâu vào bản luận án, Hai Trọng càng mến phục anh Ba Bình. Một mình từ Bắc vô Nam, anh Ba đã tập hợp được các bộ đội rải rác khắp miền Đông, trên hai ba chục nhóm lớn nhỏ đang rình rập nhau “cá lớn nuốt cá bé”. Đâu phải chuyện dễ! Giấy chứng nhận phái viên Trung ương do bộ Tổng ký đâu phải lá bùa hộ mạng. Các tay giang hồ là chúa làm giấy giả giống như thật. Giấy tờ đóng mộc đỏ to bằng khu chén cũng không uy hiếp được họ. Huống chi trong một lần bị quân Nhật bắt, anh Ba đã bị chúng tịch thu tất cả giấy tờ kể cả giấy của Bộ Tổng. Anh tới các bộ đội giang hồ chỉ tự giới thiệu miệng thôi.

        Như vậy cái gì đã khiến các lãnh chúa lục lâm tin anh và chịu sự chỉ huy của anh? Chính hai tay tả hữu thừa tướng Lai Hữu Tài, Lai Văn Sang đã “xàm tấu” với Bảy Viễn: “Nguyễn Bình là thằng trôi sông lạc chợ, từ Bắc vô Nam, đã đánh đấm gì mà toan lãnh đạo anh Bảy?”. Nhưng Bảy Viễn đã không nghe lời hai tay Phòng Nhì này mà xem Nguyễn Bình đúng là một phái viên Trung ương được cử vô Nam để thống nhất các bộ đội địa phương.

        Đó là về phía giang hồ. Còn về phía cách mạng thì chính anh Ba Trà về sau tâm sự: “Lần đầu tiên tôi gặp khu trưởng Nguyễn Bình là ở Mỹ Hạnh. Nguyễn Bình chỉ tự giới thiệu chứ không đưa giấy tờ. Tuy vậy tôi tin vì anh Ba Bình có tác phong anh hùng hảo hớn. Lúc đó tôi có nhiệm vụ tập hợp các cán bộ Đảng. tập hợp các bộ đội do Đảng nắm và thống nhất các lực lượng võ trang. Nguyễn Bình cũng đang làm nhiệm vụ đó. Tôi phải ủng hộ anh Ba”.

        Anh Ba Tô Ký chỉ huy trưởng Giải phóng quân Liên Quận Hốc Môn Bà Điểm Đức Hoà cũng chịu sự chỉ huy của Nguyễn Bình ngay ngày đầu vì mối quan tâm lớn nhất của anh là thống nhất các bộ đội miền Đông để đánh Tây. Anh Ba Bình làm được điều đó cho nên mình phải ủng hộ.

        Đại đội trưởng Hứa Văn Yến, chỉ huy mặt trận An Phú Đông trong những giờ phút nghiêm trọng sau ngày 23 tháng 9 đã gặp Nguyễn Bình vào tháng 10-1945, giữa tiếng đại bác nổ ầm dọn đường cho Tây lên chiếm. Anh Ba Bình chỉ đi có một mình với một anh liên lạc. Anh Ba trình giấy phái viên Bộ Tổng và yêu cầu đồng chí Hai Yến cho liên lạc đưa anh qua An Phú xã. Tây đang tiến vô nên Hai Yến không có thì giờ, chỉ làm theo yêu cẩu của anh Ba Bình, nhưng cảm giác đầu tiên về cuộc gặp gỡ này vẫn còn đậm nét mãi mãi sau này: Một con người to cao mặc đồ xá xẩu, mang kính râm, đeo sắc-cốt. Giữa tình thế nước sôi lửa bỏng, anh vẫn bình tĩnh, ung dung. Đúng là một tay hảo hớn...

        Đại tướng đọc bản luận án gật gù khen Hai Trọng:

        - Đồng chí viết rất đạt. Hãy nghỉ ngơi vài bữa cho khỏe.

        Thời gian ở Bộ Tổng, Hai Trọng được Bác và đại tướng đặc biệt chăm sóc. Anh hiểu đây không phải dành cho cá nhân anh mà dành cho cả đồng bào Nam Bộ mà người có trọng trách bảo vệ là trung tướng Nguyễn Bình.

        Làm xong bản luận án, Hai Trọng nghĩ là công tác ra Bắc của mình đã xong, anh xin được trở về Nam chiến đấu. Nhưng đại tướng nói:

        - Tôi hiểu tình cảm của đồng chí, nhưng nhân dịp ra đây đồng chí nên tranh thủ học tập thêm. Trung Quốc đang mở lớp chỉnh huấn ở Vân Nam. Đồng chí nên sang đó dự rồi về sẽ trở vào Nam phổ biến luôn.

        Hai Trọng lại khăn gói sang Vân Nam cùng một số học viên. Nơi chỉnh huấn là một căn cứ cũ của Mỹ. Nơi đây đồi núi tuyệt đẹp, nhưng lòng dạ Hai Trọng đang nhớ Nam Bộ với anh Ba Bình và vợ trẻ nên không hưởng được cái thú thanh tao của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Khoá học ở Vân Nam ấy có chuyện khác thường là tiết mục “tự phong”. Mỗi học viên phải làm bản tổng kết các loại hoạt động của mình, nêu lên khuyết điểm rồi tự phong. Hai Trọng phát biểu trong tổ:

        - Tôi từ Nam Bộ ra Bắc, đại diện trung tướng Nguyễn Bình báo cáo tình hình quân sự miền Đông Nam Bộ. Các đồng chí Trung ương chiếu cố Nam Bộ cho tôi đi học. Tại khoá này, không có ai cùng chiến đấu với tôi, không có ai hiểu tôi, giúp tôi tự đánh giá nên tôi không thể tự phong được. Tôi sẽ cố gắng học tập để trở vô miền Nam chiến đấu rồi sẽ tự phong sau. Hiện nay tôi chỉ là khách của Bộ Tổng.

        Nhưng nhà trường không chấp nhận quan điểm của Hai Trọng. Ngày thứ hai họ lại yêu cầu anh tự phong như mọi người trong khoá. Một câu cứ ám ảnh anh cả ngày lẫn đêm: Nhà trường yêu càn ta tự phong sao ta không tự phong?”. Nhiều đêm thao thức nhìn ra ngoài. Vùng Dương Đông Hải nổi tiếng danh lam thắng cảnh. Bấy giờ vào mùa cận Tết, hoa đào Vân Nam lộng lẫy dưới ánh đèn đẹp khó tả.

        Nhưng Hai Trọng không thưởng thức được vì nỗi nhớ miền Nam và việc tự phong. Tự phong trung đoàn trưởng sẽ bị phê bình là thiếu khiêm tốn. Đành phải sụt xuống một cấp: tiểu đoàn trưởng. Để được yên thân trở về Nam chiến đấu. Hai Trọng tự phong như sau: “Tôi là đại biểu Bình Xuyên với chức vụ chánh uỷ, đặc phái viên của Bộ Tư lệnh Nam Bộ có nhiệm vụ nghiên cứu đường liên lạc Bắc Nam, được dự khoá huấn luyện này, xin tự phong Tiểu đoàn trưởng. Tổ trưởng nhận xét: “chân thật”. Tức thì cả tổ vỗ tay.

        Mãn khoá anh trở về cám ơn anh Hoàng Văn Thái đã cấp cho anh con ngựa đua rất hiền và khẩu tôm-xông, cho thêm một cần vụ từ Cao Bằng qua Vân Nam. Thời gian đi học và trở về kéo dài hơn một năm thay vì sáu tháng như dự định.

        Hai Trọng lại xin trở vào Nam chiến đấu, nhưng một lần nữa lại được giữ lại. Trọng phản đối mạnh:

        - Sao giữ tôi lại đây? Miền Nam đang thiếu cán bộ.

        - Còn ở đây đâu có thiếu cán bộ. Phải cho tôi về với trung tướng Nguyễn Bình. Ngày ra đi, tôi được anh Ba Bình căn dặn: “Báo cáo xong đồng chí trở về ngay. Tôi đang cấn đồng chí”.

        Đại tướng Giáp chuẩn bị đi chiến dịch, tướng Hoàng Văn Thái giải quyết yêu cầu của Hai Trọng:

        - Bộ Tổng quyết định giữ đồng chí lại vì đồng chí có trình độ, lại từng hoạt động trong Nam. Đồng chí sẽ làm tham mưu cho Bộ Tổng.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #54 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:48:33 pm »

Chương 53

Đánh không thắng, Pháp muốn cầu hoà
Vô Đồng Tháp, sứ Tây chào trung tướng



Cuộc sống trong vùng sâu đồng Tháp Mười, quanh năm trầm lặng như nước lớn nước ròng trên các con kinh hiền lành Nguyễn Văn Tiếp và Dương Văn Dương chạy song song xuyên cánh đồng bảy trăm ngàn mẫu đất. Bỗng một ngày đẹp trời, căn cứ kháng chiến Nam Bộ sôi nổi hẳn lên: có khách nước ngoài tới thăm đầu não kháng chiến. Lần này khách không phải là phóng viên nhà báo như năm trước mà là một nhân vật lớn trong chính giới Pháp từ Paris sang, có nhiệm vụ thăm dò “đối phương” trong vấn đề hoà hay chiến. Trước đây, đô đốc D Argenlieu Cao uỷ Đông Dương, rồi sau đó tướng Leclerc, tổng tư lệnh Đông Dương huênh hoang tuyên bố “bình định Việt Minh trong vòng ba tháng. Nhưng ba năm thấm thoát trôi qua, chiến cuộc đang trong thế ngang ngửa. Chánh phủ Pháp phái sứ giả sang nghiên cứu tình hình. Tên sứ giả là Alain Savary, nghị viên hội đồng Liên Hiệp Pháp, đại biểu đảng Xã hội Pháp SFIO (Section Francaise de l’ Internationale Ouvrière).

        Savary tới Sài Gòn tiếp xúc với Tổng thư ký Đảng Xã hội Pháp, chi nhánh Sài Gòn, Hervochon. Anh này hỏi ý nhà báo Thiếu Sơn từng giao du với chi nhánh Pháp ở Sài Gòn. Thiếu Sơn tên là Lê Sỹ Quý, là viên chức Bưu điện nổi tiếng với nghề viết văn và làm báo. Anh quê miền Bắc đổi vô Nam Kỳ trước thập niên 40. Anh là kiện tướng trong làng báo “Thống nhất” tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến, nhiều lần ra bưng dự các lễ lớn mà gần đây nhất là lễ thụ phong trung tướng của anh Nguyễn Bình. Thiếu Sơn là một trong ba thượng khách trong làng báo Sài Gòn của anh Ba Bình. Hai người kia là nhà báo Tam Ích (XXX) và nhà văn Lý Văn Sâm.

        Hervochon gõ cửa anh Thiến Sơn vì trước đó anh đã đưa hai nhà trí thức lớn Pháp vô khu gặp các lãnh đạo Nam Bộ. Đó là Giáo sư Tiến sĩ Chesneau, dạy môn xã hội trường đại học Sorbonne ở Paris và giáo sư Petelot. Về sau ông Chesneau là sứ giả nổi tiếng chuyên về Việt Nam và các nước Đông Dương.

        Anh Thiếu Sơn bảo Hervochon: “Muốn có hoà bình, phải nói chuyện với kháng chiến. Tất nhiên phải vô Khu”. Savary đồng ý và nhờ Thiếu Sơn dẫn đường.

        Thiếu Sơn đưa Savary xuống Tháp Mười và tới tận nơi anh Ba Bình đóng ở Kinh Bùi, xã Nhơn Ninh, nằm giữa hai con kinh lớn Nguyễn Văn Tiếp và Dương Văn Dương. Trong chuyến đi này, anh Thiếu Sơn có sáng kiến mời thêm hai trí thức ở thành cùng đi để Savary có bạn đồng hành. Đó là Luật sư Trịnh Đình Thảo và dược sỹ Nguyễn Văn Liễn.

        Tới Thiên Hộ nam trên con kinh Nguyễn Văn Tiếp đoàn gặp bác sĩ Trấn Nam Hưng vừa vô khu kháng chiến không bao lâu. Anh Ba Hưng quê Vĩnh Kim- Chợ Giữa (Mỹ Tho) trước khi ra bưng bị động viên đóng lon “lieutenant – médecin” (trung uý quân y) làm việc tại Bịnh viện Chợ Rẫy. Lúc đó đơn vị quân y này mang tên HEM 415 (Hem là chữ tắt của Hopital d Évacuation Motorisé) từng tham chiến ở chiến trường Tây Âu sang. Anh Ba Hưng nói tiếng Tây giỏi như bẻ củi, khiến Savary thích thú. Té ra nơi bùn lầy nước đọng, dân kháng chiến không thiếu trí thức do Pháp đào tạo. Sau đó Savary được Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát giám đốc Sở Thông tin - tuyên truyền tiếp tại văn phòng là một nhà sàn bên bờ kinh Dương Văn Dương, xã Nhơn Hoà Lạp. Nhà sàn như một nhà sàn trong đồng sâu nhưng cách trang trí thẩm mỹ khiến văn phòng rực sáng, nhưng phong cách hào hoa của chủ nhà càng làm khách từ Kinh thành Ánh sáng đặc biệt chú ý.

        Đã được thông báo trước anh Sáu Pháp đưa khách tới thăm trung tướng uỷ viên quân sự Nam Bộ kiêm phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ. Văn phòng anh Ba Bình cũng được sửa sang như nền đất, được trải một lớp tre đập giập để ngăn hơi ầm của đất. Các vách cũng được treo bản đồ quân sự và các lá quân kỳ: rất ra vẻ tổng hành dinh vị tướng tư lệnh.

        Khi khách tới, một trung đội bảo vệ mặc ka ki vàng bồng súng dàn chào đúng quân cách. Savary quan sát kỹ từng chi tiết. Ông ta bật cười khi thấy trung đội đi chân đất. Nhưng không đợi giải thích, ông hiểu ngay chiến trường sông rạch, lính tráng không cần giày. Anh Sáu Phát giới thiệu chủ khách. Phía chủ có anh Ba Bình, trưởng phòng quân giới Nam Bộ, kỹ sư Lê Tâm, chánh văn phòng của trung tướng, anh Võ Bá Nhạc.

        Tiệc sơ giao do bà Lê Đình Chi nấu nướng được dọn ra. Ông Lê Đình Chi là trưởng phòng quân pháp Nam Bộ đã hy sinh trên đường công tác trước đó một nam.

        Sâm banh nổ ròn. Savary đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Trong bưng biền cũng có thứ rượu sang trọng này sao? Anh Ba nâng ly mời khách và nói bằng tiếng Việt. Anh Lê Tâm dịch thật lưu loát.

        Về sau Savary mới biết tên Lê Tâm là kỹ sư cầu đường ở Paris về nước kháng chiến sau hội nghị Fontainebleau và được đưa vô đồng Tháp làm cố vấn phá hoại cho trung tướng Nguyễn Bình.

        Anh Ba Bình nói ngắn gọn. Savary đứng lên nói và nhờ hai anh Sáu Phát và Lê Tâm dịch nhưng anh Phát nói “khỏi phải dịch. Trung tướng nghe được hết”. Savary nói thật trang trọng, gọi anh Ba bằng “mon général” thật là ngọt ngào. Ai nấy đều hân hoan phấn khởi. Nhà chính trị có khác. Không xấc láo như tên Cao uỷ kiêm Tổng tư lệnh Đông Dương D’ Argenlieu từng gọi anh Ba Bình là tướng giặc về sau, Savary tiết lộ “trăm nghe không bằng một thấy. Tôi đã thấy và đã cụng ly với trung tướng Nguyễn Bình mà các tướng lãnh Pháp gọi là “le borgne” (thằng chột).

        Savary lần lượt gặp các ông Phạm Văn Bạch và Phạm Ngọc Thuần, chủ tịch và phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Nam bộ. Ông cũng đi thăm các chợ, trường học, binh công xưởng, nhà in, toà soạn báo Tổ Quốc, phòng triển lãm hội hoạ sĩ Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Cao Thương v.v... Ông cũng có dịp chạy xuống hầm khi máy bay Spỉtfire lên bỏ bom và bán đại liên xuống xóm nhà hai bên bờ kinh.

        Rất may là chuyến đi đó, khách quý không bị bắt như giáo sư Chesneau năm trước vì đụng một cuộc hành quân càn quét của quân đội Pháp.

        Khi trở về Paris, nghị viên Alain Savary viết nhiều bài báo ca ngợi kháng chiến và tiên đoán võ lực không thể giải quyết chiến tranh Việt Nam. Chuyến vô Đồng Tháp Mười năm ấy là một kỷ niệm khó phai trong đời ông đại biểu Đảng Xã Hội Pháp Alain Savary.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #55 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:50:24 pm »

Chương 54

Đại hội quân dân y Bưng Kè
Nữ dược sĩ Yên, tôi mê Nguyễn Bình




Cuối 1948 đầu 1949 Nam bộ tổ chức đại hội quân dân y tại Bưng Kè, một địa danh nằm trong xã Mỹ Lộc, giĩra chiến khu Đ. Địa điểm là quân y viện Khu 7 do bác sĩ Võ Cương, chính trị viên Trưởng đoàn 310 làm giám đốc. Về dự đại hội có nhiều bác sĩ, dược sĩ ở ba khu 7, 8, 9 và một số bác sĩ, dược sĩ trong thành nữa. Về mặt tiếp tế, thuốc men và dụng cụ y khoa thì các bác sĩ và dược sĩ Sài Gòn Chợ Lớn đóng góp rất lớn.

        Nổi bật trong số dược sĩ này là các anh Hồ Thu, Bùi Quang Tùng, chị Yên.

        Anh Hồ Thu sinh 1910 tại Phan Thiết, đậu dược sĩ tại Hà Nội năm 1933. Anh mở tiệm thuốc Tây tại Bến Tre. Anh giao du với nhóm trí thức có tình thần cách mạng nên tham gia kháng chiến ngay từ đầu.

        Do quen biết với anh Phạm Văn Sổ, sinh viên dược phụ trách ngành dược trong tỉnh Thủ Đầu Một, anh Hồ Thu đảm trách việc tiếp tế thuốc men cho tỉnh Thủ Đầu Một, sau là Thủ - Biên (hai tỉnh Biên Hoà và Thủ Đầu Một nhập lại). Năm 1949 được thư mời vào Khu 7 họp đại hội quân dân y Nam bộ. Anh Hồ Thu hăm hở theo liên lạc ra khu. Nghe ra quân khu, anh ngỡ là xa xôi diệu vợi, nào ngờ khu ở sát thành phó Sài Gòn nói theo quân sự thì nó nằm trong tầm súng đại bác “vua chiến trường” (35 km). Liên lạc đưa lên Tân Uyên, từ đó đi bộ vô Bưng Kè. Chuyến vô khu lần đầu tiên đã để lại cho anh nhiều kỷ niệm khó quên Nơi rừng xanh đất đỏ anh lại gặp các bạn đồng nghiệp như dược sĩ Phạm Thị Yên. vợ anh Trần Bửu Kiếm và bác sĩ Hồ Văn Huê, Võ Cương...

        Còn anh dược sĩ Bùi Quang Tùng là dân Mỏ Cày, Bến Tre, sinh năm 1914, con ông Cai tổng Bùi Quang Đại và là em của lãnh tụ đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu. Bùi Quang Chiêu thứ ba và lớn hơn anh Tùng tới 40 tuổi vì anh Tùng là con dòng sau. Ra Bắc học hai năm, anh Tùng sang Pháp học, đậu dược sĩ Pháp năm 1938. Anh về nước vào năm 1939, khi chiến tranh thế giới sắp nổ ra. Anh mở tiệm thuốc Tây ở Bạc Liêu, gần cầu Quay... Năm 1943 anh sang tiệm thốóc ở Bạc Liêu đế về Sài Gòn: mở tiệm thuốc tây tại đường Tháp Mười trước chợ Bình Tây trong Chợ Lớn...

        Ý thức dân tộc nảy ra rất sớm trong đầu anh Tùng. Năm 1930 khi đọc báo ảnh Pháp, tờ L’ Illustration, số đặc biệt kỷ niệm một trăm năm xứ Algérie (Centenaire de l’ Algérie) anh Tùng đã có ý nguyện tranh đấu cho Việt Nam thoát ách đô họ của người Pháp. Lúc đó lại đúng là lúc anh Chiêu “lên hương”: Bùi Quang Chiêu được Pháp phong chức đại biểu Nam Kỳ trong Thượng Hội đồng thuộc địa (Nguyên văn là Délégué de la Cochinchine au Conseil Supérieur des colonies).

        Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, Nghiệp đoàn dược sư thay các chuyên viên Pháp ở Sở Y Tế Nam Kỳ, số 59, Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai): Trong Ban chấp hành nghiệp đoàn các anh Lê Quang Thăng, Trần Văn Luân và chị Phạm Thị Yên. Anh Hồ Đắc Ân và chị Yên đề cử Bùi Quang Tùng tiếp quản kho thuốc để phán phối cho các khu.

        Công việc này rất khó vì Tây phá bằng cách xé các nhãn hiệu số thuốc chứa trong phòng dược khoa, bịnh viện Grall (Nhi đồng 2)... Ta phải phân chất các loại thuốc và làm nhãn hiệu mới. Tùng lo về chuyên môn còn anh Ân và chị Yên phụ trách chỉ huy chung. Khi Tây trở qua Sài Gòn, chúng bắt được anh Tùng giam hai tuần tại Catinat rồi đưa qua Khám Lớn cho đến đầu 1946 mới thả. Anh mở tiệm thuốc Tây ở chợ Bình Tây và cùng với chị Yên tiếp tế thuốc men vô chiến khu đồng thời đào tạo bào chế viên đưa vô khu 7.

        Còn chị Dược sĩ Phạm Thị Yên là vợ Trần Bửu Kiếm những ngày đầu kháng chiến là chủ nhiệm báo Kèn gọi lính. Tờ báo này có nét độc đáo là cả toà soạn với nhà in được đặt trên một chiếc ghe “cà dom” lưu động trên sông rạch khắp miền. Về sau anh Kiếm là Tổng thơ ký Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh Nam bộ. Chị Yên vẫn làm công việc chuyên môn của mình là đào tạo bào chế viên đồng thời tiếp tế thuốc men cho các chiến trường.

        Người hăm hở nhất trong cuộc họp Quân dân y Nam Bộ năm ấy là chị Yên. Nhân dịp này chị muốn tận mắt quan sát Chiến khu xanh mà chị mới vừa làm quen trên tờ báo Tiền Đạo, số đặc biệt chiến thắng La Ngà. Năm đó cả ba khu đều thi đua đánh lớn, lập chiến công to. Và cả ba khu đều ra ba tờ báo in chữ chì khổ lớn như báo trong thành. Đó là tờ Tiên Đạo của Khu 7, tờ Tổ Quốc của khu 8 và tờ Tiếng súng kháng địch của Khu 9 và cũng là một điều ngẫu nhiên kỳ diệu là cùng lúc cả ba khu đều có chiến công hiển hách. Khu 7 có chiến thắng La Ngà, Khu 8 có trận Giồng Dứa, khu 9 có chiến thắng Tầm Vu cướp được khẩu đại bác 105 ly.

        Bài bút ký “Khách đô thành viếng Chiến Khu Xanh” của anh Bùi Thanh Khiết viết về tình cảm của các cô nữ sinh trường đầm Couvent Des Oiseaux Đà Lạt bị kẹt trong trận phục kích đoàn công-voa nhà binh Pháp và được đưa vô chiến khu vài tuần để tránh cuộc truy kích trả đũa của Pháp. Không khí hào hùng của đoàn quân chiến thắng cộng với tâm hồn mơ mộng của các cô gái Việt học trường đầm tạo một ấn tượng khó phai cho những ai thích phiêu lưu vào những chân trời lãng mạn. Còn một điểm này nữa: mến mộ anh em chiến sĩ đã lập chiến công chị Yên còn mến mộ vị chỉ huy các chiến sĩ này. Báo chí gọi là “Thống nhất” đã viết nhiều về Nguyễn Bình.

        Báo Việt Bút viết về một vị tướng đơn phương độc mã từ Bắc vô Nam có chặng phi ngựa vượ. đèo băng suối giữa muôn vàn hiểm nguy. Với đầu óc lãng mạn, Chị Yên hình dung Nguyễn Bình phải là một “Từ Hải hàm én mày ngài, oai phong lẫm liệt!”.

        Tại Bưng Kè, giữa rừng già Mỹ Lộc, gặp bác sĩ Võ Cương, bác sĩ Hồ Văn Huê, dược sĩ Hồ Thu, chị Yên hỏi ngay:

        - Trung tướng Nguyễn Bình có dự đại hội quân dân y này không?

        Võ Cương đáp:

        - Trung tướng rất bận, không dự được, nhưng trong ngày đại hội kết thúc, anh Ba Bình sẽ tới nói chuyện với các đại biểu.

        Chị Yên nói tiếp:

        - Chuyến đi của tôi vô đây cốt là để gặp trung tướng.

        Mọi người ngạc nhiên:

        - Về việc gì?

        Chị Yên cười lớn:

        - Chẳng có việc gì hết? Sự thật là tôi mê Nguyễn Bình. Và tôi muốn gặp để xem trong trong có giống như người kỵ mã tôi thấy trong mộng hay không.

        Mọi người cười rộ lên. Ai cũng thích thú về tánh trung thực, nghĩ sao nói vậy của chị Yên. Bác sĩ Huê hỏi nhỏ:

        - Chị có dám nói như vậy trước anh Trần Bửu Kiếm?

        Chi Yên gật:

        - Dám chớ. Anh Kiếm là chồng, còn ông Bình là thần tượng. Hai cái đó khác nhau: chồng thì mình thương mình yêu, còn thần tượng thì mình kính mình phục. Các anh hiểu rõ ý chừ “mê” của tôi chưa?

        Chị Yên đã toại nguyện. Trung tướng Nguyễn Bình đã đến chung vui với đại biểu trong liên hoan kết thúc đại hội quân dân y Nam Bộ. Cùng đi với anh Ba có một phụ nữ phốp pháp mà các anh gọi là chị
        Ba. Sau này chị Yên mới biết là chị Thanh, liên lạc thành kiêm thơ k-v của anh Ba Bình.

        Khi anh Võ Cương giới thiệu các đại biểu, anh Ba bắt tay từng người, hỏi chuyện công tác rồi chuyện gia đình, thân ái như người trong gia quyến thân tộc.

        Đặc biệt với các đại biểu ở thành, anh Ba bắt tay siết mạnh và giữ lâu hơn. Anh có một tình cảm sâu đậm với những gì thuộc về Sài Gòn - Chợ Lớn mà anh đã vài lần đột nhập dưới lốt nhà văn Minh Hương hoặc một phú thương “khách trú”.

        Vì có tin Tây tập trung tầu chiến tại Biên Hoà - rất có thể chúng sẽ tấn công chiến Khu Đ nên anh Ba khuyên anh em đại biểu nên trở về đơn vị gấp, các anh Võ Cương, Hồ Thu, Hồ Văn Huê không kịp hỏi chị Yên một câu: “Anh Ba Bình có giống người trong mộng của chị?”
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:52:22 pm »

Chương 55

Gặp Nguyễn Đăng Nguyễn Bình ưng
Cuộc họp nào cũng kéo Đăng theo




Kỹ sư Ngô Tấn Nhơn được Trung ương giao chức bộ trưởng Bộ Canh Nông thay ông Huỳnh Thiện Lộc lãnh nhiệm vụ khác. Ông Nhơn giữ kỹ sư Nguyễn Đăng làm phó đổng lý sự vụ Bộ Canh nông. Ông Nhơn tốt nghiệp khoá một còn ông Đăng tốt nghiệp khoá năm. Được đề bạt chức vụ khá cao nhưng ông Đăng không vui. Ông chỉ muốn đánh giặc ngoài mặt trận hơn. Nguyễn Đăng quê ở Suối Đá, một vùng rừng rậm trong tỉnh Tây Ninh, nằm giữa núi Bà và Núi Cậu. (Nay là huyện Dương Minh Châu). Gia đình đủ ăn, Nguyễn Đăng được học bổng nhờ đậu cao lên trung học và đại học. Đậu kỹ sư Nông nghiệp, Nguyễn Đăng được bổ về Cần Thơ làm việc. Đầu 1945 Nguyễn Đăng gặp Thanh Sơn Nguyễn Văn Tây và tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi còn là sinh viên ở Hà Nội, Nguyễn Đăng đã hoạt động trong Tổng hội sinh viên và sáng lập đảng Dân Chủ. Kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Đăng là một các chỉ huy quân sự trẻ. Khi mặt trận Cần Thơ vỡ sau ba tháng bao vây địch trong thành phố, Thanh Sơn được trung tướng gọi ra Bắc đảm trách việc chi viện cho chiến trường miền Nam. Lúc đó Nguyễn Đăng cũng đi ra Bắc để dự khoá họp đau tiên của Quốc Hội. Nguyễn Đăng đắc cử đại biểu tinh Cần Thơ. Cùng một chuyến đi, Thanh Sơn chọn Nguyễn Đăng làm trợ lý. Ra tới Hà Nội thì tách ra, ai lo việc nấy.

        Muốn trở về bộ đội, Nguyễn Đăng điện cho Thanh Sơn bày tỏ nguyện vọng muốn đánh giặc hơn làm văn phòng. Thanh Sơn lúc đó là phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Miền Nam Việt Nam đóng ở Quảng Ngãi. Thanh Sơn liền can thiệp rút Nguyễn Đăng về giao nhiệm vụ đưa tiểu đoàn Ba Dương vào Nam Bộ.

        Đúng ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Pháp đánh Phú Yên. Đầu tháng 1-1947 Bộ Quốc Phòng điện vào bổ nhiệm Nguyễn Đăng làm tham mưu trưởng khu 6 gồm các tỉnh Nam Trung Bộ từ Phú Yên Darlac trở vào. Nguyễn Đăng được giao nhiệm vụ phối hợp lực lượng của Khu 6 và tiểu đoàn Ba Dương chặn mũi tấn công của Pháp ra thị xã Tuy Hoà. Sau mấy trận chiến đấu ác liệt ngay trong những ngày Tết Đinh Hợi. Pháp bị thiệt hại đặng rút lui vào Núi Hiềm, gần Đèo Cả.

        Tháng 4-1947, biết được một đoạn đường trong vùng núi từ Khánh Hoà vào Ninh Thuận còn bị tắc do địch khống chế, làm cho nhiều cán bộ lãnh đạo và nhiều tài liệu quý của Trung ương đưa vào Nam Bộ bị dồn đọng lại Phú Yên, Nguyễn Đăng đề nghị Uỷ ban kháng chiến Miền Nam giao cho mình nhiệm vụ mở thông đoạn đường này và sau đó cho được về luôn chiến trường Nam Bộ. Được chấp thuận, Nguyễn Đăng bàn giao ngay nhiệm vụ tham mưu trung Khu 6, nhận một trung đội đi mở đường. Sau hai tháng, đường thông. Đoàn cán bộ Trung ương do ông Thanh Sơn phụ trách hành quân vào Nam có Tiểu đoàn Ba Dương hộ tống. Nhưng vì đoàn đông, đến khu căn cứ tỉnh Khánh Hoà thì bị lộ. Pháp huy động lực lượng từ Nha Trang lên, từ Ban Mê Thuột xuống. Từ Đà Lạt ra bao vây chặn quân ta. Nguyễn Đăng đề xuất ý kiến chia đôi lực lượng vũ trang, một bộ phận lấy tên là bộ đội Ba Dương do Nguyễn Đăng và một số cán bộ trực tiếp chỉ huy, chủ động tấn công địch để thu hút địch vào mình, tạo điều kiện cho bộ phận còn lại lấy tên là bộ đội Hùng Phước mở đường đưa đoàn ông Thanh Sơn vào Nam an toàn. Trong hai tháng trời Nguyễn Đăng cùng đơn vị chiến đất liên tục, có ngày đụng địch ba trận. Sau cùng Tiểu đoàn Ba Dương về tới Bà Rịa, rồi Biên Hoà, Nguyễn Đăng lần lượt gặp các chỉ huy Miền Đông như Hứa Văn Yến, Nguyễn Thuận Thảo, Chi đội 16, Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Văn Lung, Chi đội 10 và tư lệnh Khu 7 Nguyễn Bình.

        Lúc đó anh Ba đóng ở Giồng Lức. Nguyễn Đăng báo cáo:

        - Sứ mạng tôi đã hoàn thành. Tôi đã đưa Tiểu đoàn Ba Dương về với Đồng Tháp Mười.

        Nguyễn Bình gật đầu:

        - Tôi đã được điện của anh Tám Nghệ báo trước là ông kỹ sư đã cầm chân địch cho đoàn ông Thanh Sơn vào Nam Bộ an toàn. Về Tiểu đoàn Ba Dương, tôi thấy nên bố trí ở Khu 7 là đúng vị trí, vì Khu 7 là muc tiêu số một của thằng Tây. Ông kỹ sư nghĩ thế nào?

        Nguyễn Đăng bảo:

        - Vấn đề đó xin đề nghị Khu trưởng bàn với ông Thanh Sơn. Tôi chỉ làm nhiệm vụ đưa Tiểu đoàn về tới Đồng Tháp Mười như đã được định.

        Nguyễn Bình gật gù:

        - Tôi sẽ bàn với đồng chí Thanh Sơn.

        Vài ngày sau Nguyễn Đăng được Nguyễn Bình cho biết:

        - Tôi đã thống nhất với đồng chí Thanh Sơn là để

        - Tiểu đoàn ở đây. Ta nên xúc tiến việc bàn giao.

        Trong những ngày ở Nam Bộ, Nguyễn Đăng thấy vài việc không ổn như cùng một lúc có hai chức trưởng ban quân sự Nam Bộ tuy danh xưng khác nhau: Thanh Sơn là trưởng ban quân sự Nam Bộ còn Nguyễn Bình là uỷ viên quân sự Nam bộ. Làm sao hai vị này chẳng giẫm chân nhau?

        Lúc đó còn có nạn dòm ngó nhau giữa Cộng sản và Dân chủ. Nguyễn Đăng theo Dân chủ. Năm 1944, Nguyễn Đăng là một trong những sinh viên sáng lập ra đảng Dân chủ Việt Nam, trong mặt trận Việt Minh. Năm 1946, tại đại hội Đảng Dân chủ lần đầu tại Hà Nội, Nguyễn Đăng cùng các bạn Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm, Vương Văn Lê, Nguyễn Việt Nam được bầu vô Ban chấp hành Trung ương. Để giải quyết các xung đột giữa hai nhóm, một ban hoà giải được lập ra gồm có các ông Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Đăng, Vương Văn Lễ bên dân chủ, Ung Văn Khiêm, Thượng Vũ, Nguyễn Văn Kỉnh và Hà Huy Giáp bên Cộng sản.

        Nguyễn Bình đã được Vũ Huy Xứng, Phòng chính trị khu 7 kết nạp vào năm 1947 nhưng nhiều người vẫn đinh ninh ông Bình là Nguyễn Phương Thảo, đảng viên Quốc Dân Đảng.

        Có chuyện đáng kể là Nguyễn Bình thích Nguyễn Đăng. Trong các cuộc họp, luôn luôn ông Ba Bình đề cử “ông kỹ sư” làm thư ký. Nhiệm vụ của thư ký hội nghị là làm biên bản ngay tại chỗ, tóm tắt các ý kiến phát biểu và kết luận của chủ toạ, xong rồi đọc cho cử toạ nghe để thông qua, sau cùng đưa cho chủ toạ ký.

        Với trình độ đại học thì làm thư ký hội nghị thì công việc đó không có gì là khó khăn, nhiều người cười, cho việc trung tướng đề cử Nguyễn Đăng làm thư ký hội nghị là “giết gà mà dùng dao mổ trâu”. Dù vậy không bao giờ Nguyễn Đăng từ chối đề cử của anh Ba. Do vậy mà trong một thời gian một số biên bản hội nghị đều mang chữ ký của chủ toạ Nguyễn Bình và thư ký Nguyễn Đăng. Thế là thiên hạ đồn Nguyễn Đăng đã được “mắt xanh” trung tướng Nguyễn Bình chấm.

        Tin này tới tai đồng chí Lê Duẩn lúc bấy giờ là bí thư xứ uỷ. Anh Ba Duẩn, trước đây đã chú ý tới “ông kỹ sư” trong giới chỉ huy quân sự ở Nam Bộ, Nguyễn Đăng là người trí thức say mê đánh giặc sau luật sư Thái Văn Lung hy sinh quá sớm. Anh Ba Duẩn chọn Nguyễn Đăng làm mô hình để nghiên cứu về người trí thức miền Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng. Nhận thấy Nguyễn Đăng có đủ điều kiện để trở thành đảng viên cộng sản, anh Ba Duẩn đặc biệt quan tâm tới người cán bộ quân sự trí thức hiếm có này. Nhân đồng chí Dương Minh Châu hy sinh, anh Ba Duẩn tính đưa Nguyễn Đăng về làm chủ tịch Tây Ninh. Việc đề bạt này cũng hợp lý vì tâm lý cử người của địa phương, Nguyễn Đăng là dân Tây Ninh. Nhưng Nguyễn Đăng lại không khoái chức vụ ấy, anh chỉ thích đánh giặc thôi. Khi anh Ba Duẩn gợi ý, Nguyễn Đăng nói rõ ý định của mình. Anh Ba Duẩn bỏ ý định đưa Nguyễn Đăng làm chủ tịch Tây Ninh. Trong việc bố trí lại Bộ Tư lệnh Nam Bộ (bỏ tên cũ là Ban Quân Sự Nam Bộ do Thanh Sơn đảm trách) Nguyễn Bình là tư lệnh, Dương Quốc Chính là chánh uỷ, Nguyễn Đăng làm tham mưu trưởng.

        Nguyễn Đăng nói riêng với anh Ba Duẩn: “Tôi thấy không được. Tôi không hợp với trung tướng Nguyễn Bình”. Anh Ba Duẩn lộ vẻ ngạc nhiên: sao tôi nghe nói hai người ăn ý lắm? Nguyễn Đăng cười kể chuyện ông Bình thích đề cử anh làm thư ký hội nghị. Chỉ có thế thôi. Còn về sinh hoạt thì anh không chịu được tác phong huynh trưởng của ông Bình và nhất là chung quanh đám em út của anh Ba Bình có cả người trong thành ra. Là chỉ huy quân sự, Nguyễn Đăng giữ gìn bí mật như giữ gìn con ngươi của mình. Biết bao chiến dịch chuẩn bị chu đáo mà thất bại vì bí mật bị lộ trước giờ nổ súng. Dù Nguyễn Đăng thoái thác vẫn có quyết định bổ nhiệm Nguyễn Đăng tham mưu trưởng Nam Bộ. Anh Ba Duẩn bảo Nguyễn Đăng: “Cố gắng làm thử đi. Có gì báo cáo với tôi!”.

        Hai tháng sống ở Bộ tư lệnh Nam Bộ đóng ở Kinh Bùi, Kinh Dương Văn Dương, sát Nguyễn Bình, Nguyễn Đăng tự thấy không thể hoà đồng với không khí còn nhiều mặt chưa hợp nhau nên xin bố trí lại.

        Anh Ba Duẩn đề nghị Bộ Quốc Phòng cử Nguyễn Đăng giữ chức Tư lệnh phó Khu 8. Lúc đó Bộ Tư lệnh Khu gồm có các ông Trần Văn Trà, tư lệnh, Nguyễn Văn Quạn, phó tư lệnh, Nguyễn Văn Vịnh chánh uỷ.

        Kỷ niệm khó quên trong đời Nguyễn Đăng là được anh Ba Duẩn kết nạp vô Đảng Cộng sản vì theo nguyên tắc kết nạp một uỷ viên trong Ban Chấp hành Trung ương một đảng khác, phải là cấp Trung ương. Cuối năm 1949, anh Ba Duẩn nói:

        - Từ lâu tôi đã chú ỷ tới đồng chí. Đồng chí là một trí thức mà tinh thần yêu nước đã nảy nở trong thời kỳ tiền cách mạng... Đồng chí vào Đảng Dân Chủ là phải. Nhưng để tiện việc đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, đồng chí nên đứng vào Đảng của Bác.

        Năm 1950, khi chi bộ Đảng họp làm lễ kết nạp Nguyễn Đăng, anh Ba Duẩn dự. Anh Ba đã phát biểu ý kiến, chỉ thị về các mặt phấn đấu để làm tròn nhiệm vụ một đảng viên Cộng sản, hướng dẫn, giáo dục, việc rèn luyện đạo đức, tác phong, gắn chặt với giai cấp công nhâu, nhất là mình thuộc giới trí thức Những lời của anh Ba Duẩn đã đi vào lòng Nguyễn Đăng từ ngày ấy.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #57 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:53:40 pm »

Chương 56

Về Tháp Mười dự khoá đại đội
Hai Giỏi làm thư ký Nguyễn Bình



Vào cuối năm 49 trung tướng Nguyễn Bình có thư ký mới. Đó là một thanh niên hăm hai tuổi quê ở Long Điền Bà Rịa, tên là Dương Văn Giỏi. Hai Giỏi học tới năm thứ tư trường trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn thì đụng Cách mạng tháng Tám. Năm 1944 Giỏi đã gặp thầy giáo Dương Văn Xá viết báo ký tên Nam Dương là tay hoạt động cách mạng nổi tiếng trong tỉnh Bà Rịa. Tháng 7-1944, Nam Dương phổ biến chương trình Việt Minh cho Hai Giỏi. Hai Giỏi kéo nhóm học sinh Pétrus của anh ở Bà Rịa, Long Điền, Đất Đỏ theo Việt Minh. Nhóm này gồm có hai anh em Trần Thượng Thu và Trần Thượng Thủ con của thầy giáo Trần Thượng Tứ, Hoàng Việt, Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Văn Tần, ở Vũng Tàu, Nguyễn Văn Tuấn ở Long Hương, Bà Rịa. Giữa 1946 Hai Giỏi gia nhập bộ đội lưu động Hoàng Thọ. Đầu 1949, trên đường từ Bến Cát về Phú Mỹ để rèn cán chỉnh quân, Hai Giỏi bị thương khi băng qua đường sắt cặp con lộ Đông Dương. Bộ đội lưu động Hoàng Thọ được bổ sung để trở thành Tiểu đoàn 303, đơn vị chủ lực của Khu 7. Lễ ra mắt của Tiểu đoàn là ngày 19-5-1949. Vài tuần sau, Hoàng Thọ tuy vẫn là chỉ huy trưởng bất mãn bỏ ra đi, kéo theo vài người thân tín như Tứ, Kính, Thảo, Giỏi. Kính là chính trị viên đại đội, Giỏi là trung đội trưởng, Tứ là thư ký đại đội, Thảo là trung đội trưởng. Riêng về Giỏi thì khi Hoàng Thọ rủ về Nam Bộ dự khoá đại đội, Giỏi vừa bình phục nên muốn xưống Khu 8 để an dưỡng. Anh thận trọng hỏi ý chính trị viên Tiểu đoàn là Trần Đình Cửu. Anh Chín Cửu khuyên Giỏi nên đi dự khoá đại đội ở Khu 8 đồng thời bồi dưỡng để mau phục sức. Việc ra đi bất ngờ của Hoàng Thọ và các cán bộ đại đội làm cả tiểu đoàn xôn xao. Đại đội trưởng Đoàn Duy Ngơi vội báo với anh Chính Cửu. Anh Cửu nói: “Chớ làm to chuyện. Hoàng Thọ không chạy ra thành đâu. Hoàng Thọ cũng chẳng lên Khu. Hoàng Thọ về Nam Bộ thôi”. Trần Đình Cửu biết rõ Hoàng Thọ hơn ai hết vì chính anh là người kết nạp Hoàng Thọ một tháng trước khi thành lập Tiểu đoàn 303 chủ lực của Thủ Biên. Anh em chọn cho Hoàng Thọ bí danh Hai Bằng với ngụ ý: Hai là anh Hai, là người anh cả của bộ đội bấy lâu mang tên Hoàng Thọ, còn Bằng là bằng lòng vô Đảng. Hoàng Thọ vô Đảng vì lý chứ không phải vì tình. Là một “tướng lĩnh” chuyên đánh đấm, Hoàng Thọ không khoái chính trị. Anh không ưa nói chuyện đảng. Anh cũng có lý do của anh: sự nghiệp đánh Tây cứu nước là của toàn dân. Bày ra đảng này đảng kia là làm suy yết lực lượng tác chiến. Sự vụng về của cán bộ chi viện Trần Văn Quán, lấy tên là Hoàng Trường, càng làm cho Hoàng Thọ tin rằng mình nghĩ đúng. Hoàng Thọ đi hội nghị một thời gian về thấy có chuyện lạ trong đơn vị mình. Chuyện lạ đó là một số đội viên sanh hoạt riêng lẻ, bí mật, khi Hoàng Thọ điểm danh thì vắng mặt. Hạch hỏi mới biết họ sinh hoạt Đảng. Hoàng Thọ càng tin chắc đơn vị có sự chia rẽ từ khi có Đảng. Tệ hại hơn nữa là Hoàng Thọ bắt gặp Hoàng Trường lục xét giấy tờ của mình. Thế là cơn giận bấy lâu dồn nén nổ tưng: “Hoàng Thọ này đi kháng chiến là vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay lại có cái nạn đảng này phái nọ. Đem mà bắn cha nó hết ba cái đảng phái này cho nó rồi!”

        Cơn thịnh nộ của Hoàng Thọ thấu tới tai tham mưu trưởng khu là Lê Đức Anh. Khi gặp Hoàng Thọ, ông Anh phê bình ngay: “Hoàng Thọ là công nhân mà phản lại công nhân”. Hoàng Thọ bực lắm, cạo đầu để biểu hiện cơn bực của mình. Nhưng hãy trở lại chuyện đi Nam Bộ của Hai Giỏi.

        Tháng 6-1949 Giỏi cùng các bạn Thảo, Kính, Hổ dự khoá đại đội. Thời gian sau đó tin Hoàng Thọ được trung tướng Nguyễn Bình giới thiệu về Bắc nhưng Hoàng Thọ đi vài chặng thì đổi ý trở về Mỹ An, sang một quán lá kề bên trạm gác tại ngã tư kinh Nguyễn Văn Tiếp và kinh Tháp Mười. Với số tiền hai ngàn đồng Đông Dương ngân hàng, Hoàng Thọ sống như một Mạnh thường quân, cán bộ nào đi công tác ngang Mỹ An cũng được Hoàng Thọ mời vô quán ăn uống đãi đằng. Hai Giỏi biết Hoàng Thọ đã trở thành một tay bất mãn mà cả “đại huynh” Nguyễn Bình cũng bó tay uốn nắn được nữa. Anh lấy làm buồn cho một tay chỉ huy đã lập nhiều chiến công vang dội đang tự giết cuộc đời chính trị của mình bằng rượu và sự bất mãn.

        Học xong khoá đại đội, Hai Giỏi được giới thiệu về văn phòng trung tướng Nguyễn Bình. Thấy Giỏi có trình độ văn hoá khá, anh Ba thu nhận ngay, giao nhiệm vụ thư ký ghi chép. nghe đài phát thanh tiếng Pháp để báo mỗi đêm. Đồng thời đảm trách luôn việc bảo vệ văn phòng trung tướng.

        Không bao lâu văn phòng trung tướng dời về Khu 9 vào năm 1950. Thoạt tiên ở Cá Lốc, trong quận Long Mỹ, sau về sông ông Dẻo, gần Cầu Đúc, quận Gò Quào. Trong thời gian này anh Ba Bình giải phẫu con mắt trái đã hư từ năm 1935 lúc ở tù Côn Đảo - năm đó còn mang tên Nguyễn Phương Thảo, bị Quốc Dân Đảng thanh trừng về tội phản Đảng.

        Bác sĩ Thân, một bác sĩ già theo kháng chiến, đã giải phẫu cho anh Ba. Có một chuyện vui: chị Thanh kề cận săn sóc anh Ba đã phải đút thức ăn tận miệng vì cả hai mắt đều bị quấn băng. Không rõ chị Thanh nghĩ ngợi điều gì mà đút muỗng vô mũi anh Ba làm anh Ba kêu lên: “Mồm ở đây này, sao cứ đút vào mũi người ta!”.

        Tiếp theo đó là một chuyện bực: Khi vết mổ lành, anh Ba tiếp tục nếp sinh hoạt như thường lệ tức mỗi sáng tập thể dục rồi bơi lội dưới sông. Hai Giỏi có nhiệm vụ ở trên bờ nghe ngóng máy bay. Một hôm có tiếng phi cơ rất gần. Hai Giỏi báo động: “Máy bay nghe anh Ba”. Thay vì lên bờ mặc quần áo, anh Ba lại rầy: “Nó ở tận đâu đâu! Cạu nhát quá!”. Dân đánh giặc mà bị chê “nhát”, Hai Giỏi tự ái:

        - Tôi có trách nhiệm bảo vệ anh Ba. Có hơi máy bay thì tôi phải cho anh Ba hay. Vậy thôi! Đâu phải nhát!

        Đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại là giọt nước làm tràn tách nước. Từ lâu Hai Giỏi không khoái tác phong huynh trưởng của anh Ba. Chung quanh anh rất nhiều em út, mà phần đông là nữ. Có tin đồn là gián điệp trẻ đẹp trà trộn trong số em út ở thành.

        Thực hư thế nào chưa biết, nhưng rõ ràng là không khí đó không hợp với Hai Giỏi. Đêm đó anh bỏ ra sóc Miên sau khi viết thư xin trở về đơn vị cũ. Nửa đêm có người của anh Ba đi tìm mời Hai Giỏi về. Anh Ba bắt tay Giỏi cười nói “Hồi sáng mình nóng nẩy làm chạm tự ái cậu. Mình xin lỗi cậu”. Hai Giỏi vuốt giận ở lại với anh Ba.

        Không lâu sau, văn phòng trung tướng Nguyễn Bình lại lên miền Đông. Đi lòn khu vực Hoà Hảo thật gian nan, lại phải vượt hai con sông Hậu và Tiền. Hai Giỏi chịu trách nhiệm bảo vệ cả đại đội. Không thể nào quên được những đêm vượt trường giang, trong bóng đêm, bờ bên kia tăm tăm mù mù trong màn sương hơi nước. Hai Giỏi không quên hai anh Thới và Danh là trưởng và phó huyện đội Ô Môn đã bố trí những chiếc ghe đặc biệt bốn chèo, tám giầm để đưa văn phòng Trung ương qua sông. Những chiếc ghe này lướt sóng như ca-nô. Lúc đó Hai Giỏi có một ý nghĩ ngộ nghĩnh: nếu sau này mình còn sống, mình phải phục chế một chiếc ghe như thế để chưng trong viện bảo tàng kháng chiến cho con cháu mình xem cho biết kháng chiến ra làm sao.

        Tới Đất Cuốc, Hai Giỏi tính xin trở về đơn vị cũ thì dịp may xảy đến: Có tin Trung ương gọi Nguyễn Bình ra Bắc. Đúng lúc đó Hai Giỏi gặp thiếu tướng Dương Quốc Chính. Anh nói:

        - Anh Ba Bình đề nghị tôi cùng đi ra Bắc với anh. Nhưng tôi kém sức khỏe, sợ đi không nổi. Tôi tính xin trở về đơn vị cũ.

        Ông Chính nói: “Vậy thì cậu cứ ở đây với tôi”.

        Thế là nhưng ngày sống kề cận anh Ba Bình của Hai Giỏi chấm dứt vào lúc đó.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #58 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:55:19 pm »

Chương 57

Trong ương gọi Nguyễn Bình ra Bắc
Bao nhiêu đêm thắc mắc suy tư


        Giữa năm 1951 có tin Trung ương gọi trung tướng Nguyễn Bình ra Bắc. Bức điện rất vắn tắt. Những người ở ngay trong văn phòng anh Ba cũng không hiểu lý do triệu hồi một vị tướng mà Bác Hồ đã giao Nam Bộ trong những ngày “ngàn cân treo sợi tóc”.

        Hai Giỏi là thơ ký kiêm bảo vệ của anh Ba cũng không nắm rõ nguồn cơn. Chỉ thấy anh Ba đăm chiêu nghĩ ngợi. Có lẽ anh Ba tính sổ những gì đã làm được và những gì chưa làm được cho Nam Bộ.

        Dường như linh tính báo trước là chuyến về Bắc lần này là một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời của mình. Sau mấy ngày suy tư, anh Ba quyết định tuân lịnh thượng cấp. Nguyên tắc mà anh tuân thủ suốt đời chẳng phải là kỷ luật đó sao? Rất có thể mình về Bắc rồi lãnh một công tác khác ở đâu đó chứ không được trở vào Nam. Có lẽ Trung ương đã biết những va chạm mà mình đã gặp trong năm sáu năm hoạt động trong Nam. Đánh địch, mình đã lập nhiều chiến công, đặc biệt qua thành tích diệt ác trừ gian của mười đội công tác thành. Bọn bồi bút Hiển Sĩ, tên thực dân De la Chevrotière, tên gian Trần Tấn Phát, con cáo già Bazin lần lượt gục ngã dưới làn đạn của anh em Công tác thành và đội Công an Xung phong.

        Rồi hàng chục sĩ quan hải quân, không quân của địch bỏ xác trong rạp chiếu bóng Majestic, các nhà hàng La Pagode, Impérial, Câu lạc bộ sĩ quan không quân... Rồi các trận đót kho đạn Thị Nghè, kho bom Phú Thọ... Tóm lại Mười Ban công tác Thành là một đội quân tinh nhuệ gieo kinh hoàng trong sào huyệt địch. Đúng là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình: đem chiến tranh du kích vào tận trung tâm Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng bên cạnh những chiến công lại là những mất mát, những hy sinh lớn lao của nhiều đồng chí trung kiên ở cơ sở bí mật. Vấn đề thứ hai là việc thu phục giới giang hồ Bình Xuyên. Kéo được các bộ đội Ba Dương - Năm Hà, Tám Mạnh - Hai Vĩnh, Bảy Viễn, Mười Trí là cả một nghệ thuật, kết hợp bản lĩnh sáng tạo. Giang hồ là con dao hai lưỡi, không khéo sử dụng có thể đứt tay như chơi. Thế mà mình đã sử dụng được, Nhưng vấn đề Bình Xuyên chỉ hay có khúc đầu còn khúc đuôi thì thật đáng tiếc. Bảy Viễn đã đầu Tây. Việc này chắc phải có thời gian để đánh giá.

        Còn gì nữa nào? À, còn vụ Hoàng Thọ. Mình đã quá nuông chiều cậu này. Nuông chiều vì một lẽ: Nó là thằng em út đồng hương có nhiều điểm giống mình: anh hùng hảo hớn, trung thực ăn nói ngay thẳng. Khi Hoàng Thọ bất mãn bỏ về tiểu đoàn 303 về tìm mình, mình đã khuyên nó về Bắc lập lại sự nghiệp. Mình đã ký giấy giới thiệu và cho tiền lộ phí.

        Tưởng đã giúp được thằng em khỏi nghịch cảnh, nào ngờ đi vài chặng, gặp bạn bè xúi bậy, nó lại đổi ý, trở lại Mỹ An mở quán làm đủ thứ chuyẹn “ba-gai” trên đời. Đến khi nhận yêu cầu phải ký giấy bắt Hoàng Thọ, mình hết sức khổ tâm. Nó đã nhiều lần cứu mình thoát hiểm, vụ Sáu Section mưu sát mình ở Lò Đường, rồi vụ Vũ Tam Anh, Bùi Hữu Phiệt, không có Hoàng Thọ thì Nguyễn Bình đã xanh cỏ từ lâu. Mình suy nghĩ mấy ngày trước khi hạ bút ký bắt Hoàng Thọ. Mình dư biết đó là hạ sách, vì với Hoàng Thọ, chỉ dùng tình cảm mới thu phục được nó. Cho nên ký giấy bắt Hoàng Thọ cũng đồng nghĩa với ký bản án tử hình Hoàng Thọ. Đau xót quá! Nỡ lòng nào đẩy một thằng em út như Hoàng Thọ vào chỗ chết!

        Nhưng biết làm sao đây? Không ký thì càng mang tiếng Nguyễn Bình bao che đàn em, thậm chí xúi đàn em khinh thường và coi rẻ thượng cấp.

        Chuẩn bị lên đường. anh Ba viết thư tạm biệt các bạn từng sống chết với nhau trên chiến trường miền Đông gian lao mà anh dũng. Anh nhớ ngay tới luật sư Nguyễn Thành Vĩnh và luật gia Lê Đình Chi. Ông Chi không may bị máy bay bắn chết, còn ông Vinh là người trí thức Sài Gòn đã tạo điều kiện cho anh Ba đột nhập Sài Gòn lần đấu tiên vào đầu năm 1946. Ông Vĩnh đã khiến anh Ba khâm phục khi nhà trí thức tư sản này đã yêu cầu anh cho một tiểu đội hộ tống ông về ngôi nhà tổ phụ ở Trung Lương đào hai trăm lượng vàng để làm công quỹ lúc Nam Bộ cạn tiền nuôi quân. Nhờ số vàng đó ta mở được các chiến dịch Cầu Kè, Trà Vinh... Anh Ba soạn một số ảnh có anh và ông Vĩnh - chụp trong các hội nghị lễ tấn phong trung tướng bên bờ kinh Dương Văn Dương, dán vào album nhỏ gọi là có quà mọn lúc chia tay. Trong thư anh Ba cũng nhắc vụ về thành ba ngày ở ngay trong nhà ông Vĩnh, 35 đường Pierre Đakao và không quên chúc sức khỏe bạn để tiến mạnh trên đường giải phóng dân tộc và nhân loại khỏi tham tàn bóc lột của tư bản đế quốc.

        Người thứ hai được anh viết thư là ông Lâm Thái Hoà, phụ trách pháo binh. Anh Ba viết đến năm sáu trang, bày tỏ nỗi lòng của người đi xa mà không biết có hy vọng còn gặp lại những người thân.

        Tất nhiên anh Ba không thể quên Tám Nghệ là vị “tướng trời” theo lối nói của người dân Tân Hoà, Mỹ Lộc, còn anh thì gọi Tám Nghệ là thi tướng vì Tám Nghệ có biệt tài vừa đánh giặc vừa làm thơ. Làm sao quên được bài thơ “Bờ sông xanh chiều hôm buộc ngựa, kiếm gối đầu theo gió thả hồn cao”. Khi quyết định về Bắc, anh Ba đã yêu cầu Trung ương cho Khu trưởng Khu 7 Huỳnh Văn Nghệ cùng đi. Nhưng không rõ vì lý do gì đề nghị đó không được Trung ương chấp nhận. Người được chọn để cùng đi với anh là chánh văn phòng Bộ tư lệnh Nam Bộ Võ Bá Nhạc.

        Với anh Ba thì ông Nhạc là người phụ tá thân thiết, làm việc với anh ngay từ đầu, lúc anh Ba tới Bến Vịnh là vàm Sông Bé đổ ra sông Đống Nai. Ông Nhạc bấy giờ là quản đốc sở cao su Bến Vịnh. Ông đã hiến sở cao su cho anh Ba làm văn phòng chỉ huy, còn ông thì phụ trách văn phòng đó luôn. Cũng được? Trên đường thiên lý có bạn tâm đồng thì đường dài cũng hoá ngắn...

        Thấm thoát đã đến ngày lên đường. Bài thơ nhớ Bắc của Tám Nghệ lại vang vọng bên tai:

        Ai về Bắc, ta đi với
        Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
        Từ độ mang gươm đi mở cõi
        Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 03:56:38 pm »

Chương 58

Công tác thành về tận Sa Đéc
Diệt Chanson, thủ hiến Nam Phần



        Tháng 7-1951, đúng vào lúc trung tướng Nguyễn Bình sửa soạn lên đường ra Bắc thì một chiểu công của Ban công tác Thành tới tai người anh cả của binh chủng tinh nhuệ này. Một cảm tử của ta đã diệt được Thủ hiến Nam phần Thái Lập Thành và tướng Chanson, uỷ viên cộng hoà Pháp (tương đương Thống đốc Nam Kỳ trước kia). Chiến công này xảy ra tại thị xã Sa Đéc, ngay lễ đài dựng trước toà hành chánh tỉnh.

        Hãy nghe chị Lưu Hồng Cúc báo cáo nội vụ:

        - Tôi là Lê Thị Chẳn sanh đẻ tại Phú Hữu, Cái Tàu Hạ, Sa Đéc nhưng quê nội ở ngã tư Long Hồ, Vĩnh Long. Mười sáu tuổi lên Sài Gòn làm mướn và được anh Bảy Khám gốc Vĩnh Long giới thiệu vô đội cảm tử thành. Về sau được điều về đội 963 hoạt động trong thị xã Vĩnh Long. Tại đây tôi lấy bí danh Lưu Hồng Cúc. Tôi thứ mười nên anh em gọi là Mười Cúc.

        Tổ của tôi chỉ có bốn người. tôi là tổ trưởng; ba người kia là các anh Mười Kiên quê ở Trà Vinh, Hùng quê ở Vĩnh Long và Hạnh cũng ở Vĩnh Long. Chỉ huy đội 963 lúc đó là anh Võ Quốc Quân. người đồng hương với tôi (Cái Tàu Hạ). Khi anh Quân hy sinh, anh Trần Xuân Vỹ quê ở Bến Tre lên thay. Để tiện hoạt động, tôi dựa vào đạo Cao Đài. Tôi giao thiệp với lễ sanh Thanh Châu Ơn là người “có máu mặt” trong tỉnh Vĩnh Long. Ông này là chức sắc cao cấp trong đảng Việt Nam Phục Quốc Hội. Tôi thầu chở muối cho Cao Đài để bí mật chở súng giấu dưới muối đưa về Cái Tàu Hạ, từ đó đưa xuống ghe vô căn cớ. Một lần bị lính gác cầu Lẩu chặn xét, tôi cho người gọi lễ sanh Thành Châu Ơn can thiệp “qua truông” được.

        Ba ngày trước vụ mưu sát, trinh sát ta được tin tướng Chanson và Thủ hiến Nam phần Thái Lập Thành đi kinh lý Sa Đéc để trấn an tinh thần dân chúng sau những tổn thất dồn dập: ngày 28-4-1951, tướng Harteman, tư lệnh không quân Pháp đi máy bay B26 bị mất tích ở Tiên Yên. Ngày 30-5-1951 con tướng De Lattre là trung uý Jean de Lattre tử trận ở Ninh Bình.

        Hay tin này, anh Trần Xuân Vỹ bàn với tôi mưu sát hai nhân vật quan trọng này. Đơn vị có hai trái lựu đạn OF. Chỉ cần một người cảm tử dám mang hai trái lựu đạn này tới lễ đài. Anh Mười Kiên xung phong lãnh trách nhiệm này. Tôi bàn bạc mọi việc với “Kinh Kha” mấy ngày và lo kiếm bộ đồ sắc phục Phục Quốc với phù hiệu để anh Mười Kiên cải trang mà vô lọt khán đài danh dự tiếp cận tướng Chauson và Thái Lập Thành.

        Ngày trọng đại đã đến. Cả tổ cùng đi để động viên anh Mười Kiên. Bất ngờ làm sao, vào phút chót anh Kiên “sọc dưa”, Hùng đi kèm bực mình nói: “Không dám làm thì đưa hai trái đó cho tôi”. Anh rút chốt cả hai trái thọc vô hai túi quần xăm xăm đi tới khán đài danh dự. Nhờ có bộ sắc phục Cao Đài mà anh Hùng không bị lính gác ngăn chặn. Cách tướng Chanson ba thước, Hùng đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Lựu đạn nổ tung tức khắc. Trái thứ hai nổ tiếp theo. Tất cả nhốn nháo. Cuộc lễ tự động giải tán. Thái Lập Thành chết tại trận còn Chanson chết trên đường bay về Sài Gòn.

        Chúng lục xét các hồ sơ của Phục Quốc Hội thấy có tên Cúc, Kiên và Hạnh. Tôi bị bắt nguội. Chúng giải tôi về Toà Thánh Tây Ninh cột dưới gốc cau tra tấn ác liệt. Tôi cắn răng chịu đau, không hề khai rồi bí mật nhắn lễ xanh Thanh Châu Ơn lên Tây Ninh xin lãnh về “để giáo dục”.

        Rất tiếc là về tráng sĩ Kinh Kha Việt Nam đã hy sinh vì đại nghĩa, chị Cúc chỉ biết anh tên Hùng, thậm chí họ của Hùng chị cũng quên. Đúng Hùng là một chiến sĩ vô danh mà thị xã Sa Đéc phải dựng tượng để hậu thế noi gương.

        Trong lịch sử kháng chiến, chưa có một vụ ám sát nào mà cả Phòng Nhì lẫn Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đều mù tịt như vụ cảm tử thành tên là Hùng diệt tướng Chanson và thủ hiến Thái Lập Thành tại thị xã Sa Đéc ngày 31-7-1951. Báo chí Sài Gòn đều đổ tội cho Cao Đài và đảng Việt Nam Phục Quốc Hội.

        Tin diệt tướng Chanson, uỷ viên Cộng Hoà Pháp ở Nam Phần đến với anh Ba Bình khi anh rời chiến khu Dương Minh Châu. Đây là một an ủi, là một món quà quý báu tiễn chân anh. Tướng Chanson là uỷ viên Cộng hoà Pháp thứ hai bị Ban công tác Thành “giũ sổ”. Uỷ viên Cộng hoà Pháp thứ nhất bị diệt là đại tá Hanh Imfelt, một người Pháp gốc Thuỵ Sĩ làm uỷ viên Cộng Hoà tại Lào nhưng lại lấy Sài Gòn làm trung tâm hoạt động. Anh thợ hớt tóc trẻ - chưa tới hai mươi tuổi - Võ Hồng Tâm đã diệt tên này trong phòng số 28 khách sạn Hôtel des Nations, đường Charner (Nguyễn Huệ), giữa Sài Gòn...

        Với nhưng tin chiến thắng ấy anh Ba Bình ra đi trong niềm vui của người đã gieo hạt giống, tin tưởng mùa màng sẽ tốt tươi sau khi mình nằm xuống. Trước tình cảm cao đẹp ấy, các va chạm về nhân tình thế thái bỗng trở nên nhỏ nhen không đáng bận tâm.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM