Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 01:15:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 4)  (Đọc 198999 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #420 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 02:44:26 pm »

Hoan hô người phiêu dạt đã trở về (Linh thong tin)
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #421 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 03:44:10 pm »



    Lính thông tin... linhnamlien đã vỗ tay và giang rộng vòng tay đón đón đồng đội, mình không nỡ giành để ôm đâu nhé; thôi đúng là con tằm rút ruột vẫn còn tơ, đồng đội có cả một lữ đoàn hùng hậu thế làm tớ hơi "ghen" và tỵ nạnh đấy. Thôi nói tiếp chuyện tớ nhờ vả dịch bảng chữ Lào ở chuyến đi Nam Lào năm ngoái, bạn xem quả tên lửa "tà hán" Việt bỏ quên ở rừng là tại sao nhé.  Huh
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #422 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 05:02:44 pm »

BỘ TƯ LỆNH THÔNG TIN LIÊN LẠC,
NHỮNG NĂM CHỐNG MỸ...

(Hồi ký của Nguyễn Văn Khoan)

Các cố vấn chuyên gia Liên Xô không còn ở thông tin nữa. Với cái vốn Nga văn tôi có, phòng cán bộ cho là “vô dụng” nên điều sang Phòng huấn luyện mà trưởng phòng là đồng chí Hoàng Tài Long, sau này là thiếu tướng - người đứng đầu một cơ quan mà có lần tôi đã là “cấp uỷ”, một trưởng phòng được khen là “giỏi” và ‘khoa học”.

Cái “bí” nhất bây giờ của Phòng là tìm hiểu thông tin Mỹ và ngụy. Có một tổ gồm đại úy, thiếu tá đã “lao động” hơn một năm nhưng chưa có gì để viết ra. Cục thông tin giao tôi – là một trung úy, một mình làm sao “địch” với 5 vị cấp cao hơn! Nhưng đồng chí Chủ nhiệm chính trị và trưởng phòng huấn luyện bảo “cậu làm được vì cậu có ngoại ngữ”. Vâng, thì làm. Tôi tìm đọc sách báo về thông tin, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, kết hợp với những tin tức mà Cục tình báo cung cấp cho - rất ít vì bí mật, xét đoán qua các trận đánh ở miền Nam... và bắt đầu thực hiện hai chuyên đề “Thông tin liên lạc của quân Mỹ”“Thông tin liên lạc của Mỹ ngụy ở miền Nam Việt Nam”.

Từ tháng 9 năm 1964 cho đến khoảng tháng 6 năm 1965, tôi mải mê lao động. Đi “Tây” về, nhưng tiền quá ít, không biết “buôn” như các học viên khôn ngoan sau này, có được ít tiền lại mua sách, mua đài hết... nên túng và thực sự là đói. Sáng, cơm rang. Trưa, tôi “làm” một ca ngô xay, cho ít mỡ lên trên, và vài  hạt muối. Khoảng 9 giờ, lấy một ít nước cho vào, bắc lên bếp điện đun sôi sùng sục, 11 giờ tắt bếp... Gần 12 giờ nghỉ việc, các bạn ra về, tôi khép cửa, lấy “vũ khí” – là một cái thìa nhôm ra “chiến đấu”. “Chiến thắng” xong, gạt tài liệu trên bàn xuống cuối bàn, ngả lưng ngủ... Có bữa đang ăn, Chủ nhiệm Lê Cư vào, không giấu được, đành phải nói dối: Chưa mua được gạo, vả lại ngô ngon và bổ. Đồng chí im lặng quay ra...

Cứ thế, tôi hoàn thành công trình trước ba tháng. Duyêt rồi thí nghiệm trình bày trước cán bộ Bộ Tổng tham mưu từ Đại úy lên Trung tướng... Không ai phản đối. Tài liệu được in, phân phối cho các trường. sau ngày giải phóng miền Nam, đồng chí Cục trưởng Cục thông tin miền Nam nay là Cục trưởng Cục chính trị Bộ tổng tham mưu nói có nhận được tài liệu ấy “giúp ích chúng tôi rất nhiều và rất phục Trung ương” - Cục trưởng không biết ai là tác giả. Hoàn thành tài liệu, hết việc ở Phòng, tôi được điều động về Trường Sĩ quan thông tin, tổ “chiến lệ” - gần như chiến sử - nghiên cứu các trận đánh, trình bày lại, “rút”, “chốt” ra mấy điểm... Đang viết lách ban ngày, ban đêm mặc áo mưa đi quan sát học viên thực tập trên các cánh đồng Hiệp Hòa, Chợ Mía, Đông Lỗ... thì đồng chí Nguyễn Duy Lạc, Phó Chủ nhiệm chính trị lên trường, gặp tôi bảo “Về Phòng Chính trị”.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #423 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 05:20:34 pm »



    Lính thông tin... linhnamlien đã vỗ tay và giang rộng vòng tay đón đón đồng đội, mình không nỡ giành để ôm đâu nhé; thôi đúng là con tằm rút ruột vẫn còn tơ, đồng đội có cả một lữ đoàn hùng hậu thế làm tớ hơi "ghen" và tỵ nạnh đấy. Thôi nói tiếp chuyện tớ nhờ vả dịch bảng chữ Lào ở chuyến đi Nam Lào năm ngoái, bạn xem quả tên lửa "tà hán" Việt bỏ quên ở rừng là tại sao nhé.  Huh

Chuyện đi Nam Lào của anh ở chỗ nào, cho tôi đường link đi. Cả năm vừa rồi tôi ngồi trên cột điện nhìn mây, nhìn trời, không biết mô tê chi cả. Sang bên Khúc quân hành lại gặp bà hatuyenha bên ấy, mà chuyện thì cứ nhạt phèo.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #424 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 09:36:13 pm »

     Lính thông tin thân mến!

    Máy mình trục trặc (mình không giỏi mà) nên không chuyển sang trang này được. Đoạn hỏi đồng đội dịch hộ ở phần 2 "vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng" trang 32 cũng gần năm rồi, chưa được hồi âm. Đồng đội cóp hộ sang trang này và dịch nghĩa giải thích vì sao có chú "Sam" quý giá lại nằm im lìm giữa rừng già Nam Lào nhé.Người dân Lào thương chú "SAM" đã cho bò kéo về giữa bản đấy.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #425 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 09:41:07 am »

Anh xuanxoan ơi, anh chụp ảnh cái bảng giới thiệu như vậy thì bằng đánh đố người không biết tiếng Lào. Nó đã có phần dịch sang tiếng Anh rồi sao anh không chụp cả, như thế có phải là nhiều người biết không. Tôi đã đọc qua, đại khái là quân đội Việt Nam có hơn 1000 người đóng ở đây để bảo vệ tuyến đường 9. Khi nghe tin giải phóng Sài Gòn, họ sướng quá kéo quân về nước, bỏ quên quả tên lửa này (do Liên Xô chế tạo). Anh có thể viết thư báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân, một là mang về, hai là tặng lại cho bạn để bạn có kế hoạch bảo tồn. Ai lại để dầu dãi nắng mưa như vậy.



« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2013, 10:29:57 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #426 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 10:43:15 am »

BỘ TƯ LỆNH THÔNG TIN LIÊN LẠC,
NHỮNG NĂM CHỐNG MỸ...

(Hồi ký của Nguyễn Văn Khoan)

(tiếp theo và hết)

Trở về Phòng chính trị, tôi được giao viết sách về gương chiến đấu của bộ đội thông tin Nam Bắc. Tôi cùng Phạm Khắc Vinh và hai chiến sĩ “binh nhì, binh nhất” (Phạm Khắc Vinh bấy giờ là trung sĩ) dưới sự chỉ đạo của anh Ngô Tạo Sinh - tức Sinh Hùng – cán bộ tuyên huấn viết cuốn “Đường dây quyết thắng”. sau đó tôi và Vinh viết “Chiến sĩ giao liên trên tuyến đầu Tổ quốc” được báo Văn nghệ khen. Từ cuối năm 1966 ấy trở đi cho đến khi tôi “hạ sao”, tôi luôn có danh sách ở Phòng này. Viết sách xong, tôi lại được giao “tuyên truyền” trên báo chí, tiếp tục ra sách. Năm 1969, tôi là Trưởng ban trang trí “Đại hội quyết tâm chiến thắng xâm lược Mỹ” tổ chức hội nghị, ra báo “Thông tin” ngay trong Đại hội... Triển lãm tranh Thông tin mà trước đó tôi đã “cả gan” mở một lớp vẽ cho chiến sĩ – sau này thành đạt được như họa sĩ Phạm Ngọc Liệu, Nguyễn Cương, Thế Dân...

Tháng 10, cùng với Hội Mỹ thuật, chúng tôi triển lãm “Bộ đội thông tin vẽ, vẽ bộ đội thông tin” được đồng chí Trường Chinh đến thăm...

Cũng trong năm đó, chúng tôi tổ chức các “Đội tuyên truyền văn hóa” gồm các chiến sĩ thông tin, báo vụ, đường dây vào tuyến lửa vừa hoạt động văn hóa, văn nghệ, vừa giúp lực lượng bảo vệ liên lạc... Trong “đám” này có Tuyết Lan, con gái rượu của bác Đinh Ngọc Liên, sau này đi học Văn hóa quần chúng ở “Mát”, các Trưởng đoàn Phạm Bá Hiến, nay là Trung tá công tác tại Học viện Chính trị Quân sự Hà Đông, Dương Thị Phái “lạc” sang làm một Chủ tịch phường ở quận Ba Đình...

Suốt trong thời gian chống Mỹ, “tôi viết” hàng trăm bài báo. Riêng năm 1972, theo thông báo nghiệp vụ của báo Quân đội nhân dân – tôi có 365 bài, tin, ảnh được đăng báo này! Vừa là “phụ trách” báo Thông tin, lo việc xuất bản, tổ chức các đội Văn hóa văn nghệ, liên hoan văn nghệ, phụ trách giáo dục văn hóa chữ, làm tổ trưởng rồi chủ nhiệm câu lạc bộ, lo lĩnh cấp phát đài, pin, vải vóc văn nghệ, sách báo thư viện... đủ mọi thứ. Tôi đã đi cùng đồng chí Lê Cư lên đỉnh Bù Cho quanh năm mây phủ với một tổ đài tiếp sức, ra về có viết bài “Dòng sông, đỉnh núi” phát trên Đài phát thanh Giải phòng (sau này được các anh trong Đài tặng lại bản đánh máy). Tôi đã một xe với một lái (đồng chí Thích) vào Nghệ An, Quảng Bình, Vĩnh Linh, lấy tư liệu làm Đại hội Quyết thắng, viết báo, kiểm tra công tác tuyên truyền, chiếu phim, mấy lần hút chết  qua các “túi bom”, phà “chờ”, và cả đi quay phim “Đường dây quyết thắng”, “Cô gái K6” – phim này được bằng khen quốc tế...

Hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, báo chí xuất bản, thi đua... của bộ đội thông tin trong những năm chống Mỹ rất sôi nổi. Nhiều bạn nghe đài, đọc báo đã pháy “ghen” lên: “Thông tin, lúc nào cũng thông tin”.

Cái đóng góp to lớn và sâu sắc nhất – theo tôi – là “giải” được định kiến của lãnh đạo, của nhân dân về anh lính “bẹp tai, chai đít” như “khỉ leo dây”, xác nhận vị trí quan trọng của nó theo câu nói của Bác Hồ mà tôi sưu tầm được: “Việc liên lạc là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng...”. Hệ quả của phong trào này là đào tạo được một số đông cho anh em cho quân đội, cho đất nước trong công tác văn hóa như Nguyễn Duy – nhà thơ; Phạm Khắc Vinh, Quang Thống, Hồng Đào – nhà báo; Nguyễn Cương, Phạm Ngọc Liệu - hoạ sĩ... và nhiều các nhà khác.

Riêng tôi - phần thắng được nhận là cuối năm 1967 được “xóa” ngạch “phiên dịch” lên trợ lý thượng uý sau 14 năm 7 tháng mang cấp hiệu này!

28/11/1993
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #427 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 10:09:27 am »

NHỮNG NGÀY TRƯỚC VÀ SAU THÁNG 4 NĂM 1975

(Hồi ký của Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan)

Sau khi quân ta chiếm Phước Long, cán bộ Tuyên huấn chúng tôi được phổ biến hẹp là “chuẩn bị” cho những trận mới. Trận mới là đâu? Huế? Đà Nẵng? Sài Gòn? Công việc lôi cuốn nên cũng chẳng còn thì giờ bàn bạc nhiều... Sau khi giải phóng Huế rồi Đà Nẵng, tôi cầm chắc là sẽ đến Sài Gòn. Sẽ ra sao? Giải pháp chính trị hay quân sự. Một Béclin mới - một Hà Nội 1954? Nhưng rồi cũng chỉ có ít phút suy tư thôi. Công việc cứ ùn lên, chẳng còn tâm địa nào suy nghĩ dài dài...

Đầu tháng 4 năm 1975, xe ô tô chở hàng nối đuôi nhau chờ sẵn ở mọi đường lớn Hà Nội. Tin về những đợt lấy quân mới, chuẩn bị xe cộ, tàu thuyền, máy bay, xe tăng... cứ âm ỉ mà lay động chúng tôi... Sẽ vào Sài Gòn – vào thành phố, bộ đội sẽ ra sao? Và cho đến bây giờ vẫn chưa có tài liệu gì về “nhập thành”. Kinh nghiệm vào Bắc Cạn kháng chiến chống Pháp, kinh nghiệm vào Thành của Giải phóng quân Trung Quốc “đứng gác dưới ánh đèn nê-ông?”, vào Huế năm 1968... sẽ ra sao với Sài Gòn? Liệu mình rồi đây có được vào cái thành phố tuy là của ta, có đồng chí ta nhưng “nhơ nhớp”, “tội lỗi”, “cạm bẫy”(!) vân vân và vân vân...

Vào phát thanh quân đội, được biết ngày 28, 29 tháng 4, chính phủ ngụy mới sẽ ra mắt có truyền thanh tại chỗ. Hỏi làn sóng, thời gian, tôi về tổ chức buổi thu nghe. Tối hôm ấy anh Lê Cư và một số cán bộ đã nghe buổi ra mắt của thủ tướng ngụy mới, nghe cả tiếng mưa rơi, cả tiếng sấm rền đại bác nổ đã quá sát thủ đô của Ngụy quyền...

Sáng hôm sau, đã nghe tiếng anh Cao Nham gọi:

- Đêm nay tổng tấn công Sài Gòn, cậu vào đây với mình.

Thế là tối hôm ấy, tôi là một cộng tác viên đột xuất cũng chuẩn bị chương trình với buổi phát thanh quân đội. Tôi đọc lại bài, sửa lỗi đánh máy. Tôi nhận được lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng kêu gọi binh lính ra hàng, kêu gọi nhân dân nổi dậy. Không thấy có một nhật lệnh nào quy định vào Thành, quân đội phải làm gì. Không như năm 1954, trước khi tiếp quản, bộ đội, cán bộ được học tập, được gặp Bác Hồ... Nay, không còn thời gian nữa, hay là quên? Hay là không cần... Suốt đêm 30-4 chúng tôi ngồi bên máy, nghe tin thông báo từng bước chân của quân ta. Sáng, lăn ra ngủ... Bỗng trưa ồn ào quá, ầm ĩ quá. Bật dậy đã nghe tiếng ai đó: “Giải phóng rồi! Anh em ơi! Sài Gòn giải phóng rồi...”. Khỏi phải kể niềm vui của nhân dân. Còn tôi, tôi rất lạ là lại thấy mình bình thản quá. Vì đã biết chắc chắn cái ngày ấy rồi, Việt Nam? Hay là vì chưa hiểu hết ý nghĩa của nó? Hay là vì đã quá chịu đựng vui, buồn, tim, óc chai rồi chăng? Không rõ nữa. Chỉ biết sau khi nhận được tin ấy, tôi nghĩ ngay đến việc rời quân đội, để đi làm cái gì đó mà mình thích, như kiểu các bạn Hồng quân Liên Xô sau 1945...

 Mười ngày sau Sài Gòn giải phóng, tôi được lệnh bay đi Đà Nẵng để vào Sài Gòn. Không ra Huế, tôi nghỉ tại Đà Nẵng hai ngày chờ chuyến máy bay quân sự để bay tiếp.

Hai ngày ở Đà Nẵng, quan sát việc đập phá của quân ngụy, của quân ta, nghe kể chuyện về việc “chiếm đoạt” của các vị “Việt cộng”... tôi mới thấy thấm thía về cái nỗi “quân ta vào thành” mà không được chuẩn bị kỹ.

Kéo tôi vào một kho xe honda, đồng chí trạm trưởng thông tin bảo: “Thủ trưởng thích cái nào, em lấy cho”. Tôi lắc đầu: “Mình không biết đi xe”. Vào một kho tivi, “Thủ trưởng thích loại nào?” – “Mình còn đi nữa”... Về nhà trạm, giữa trưa hè, ba anh lính quân bưu trẻ, vào một buồng con bật quạt, bật máy điều hòa... và đắp chăn ngủ. Bếp điện ninh xương, hầm thịt, nấu nước tắm suốt ngày đêm. Chặt bàn ghế gỗ gụ, cho cả Bách khoa toàn thư vào lò đun nước và chỉ giữ lại những tranh ảnh nhố nhăng của cái “tế bào” quân đội Mỹ. Tôi bỗng lại như sực tỉnh ra cái đời thường của một số ít chiến sĩ và sĩ quan thiếu học vấn, thiếu lương tâm và đạo đức... và nghĩ đến những câu nói “nhân danh”, “vỗ ngực” rất gương mẫu “lập trường” của một số cán bộ “nói nhiều, ăn nhiều” nhưng đầu óc làm việc ít...

Lên máy bay ở sân bay Đà Nẵng, lòng tôi bỗng lại bình tĩnh hơn, dù có chút xao xuyến, không hiểu rằng ở Sài Gòn có cái cảnh Đà Nẵng không? Và chấm dứt chiến tranh rồi, quân đội và đất nước sẽ ra sao? Và cả mình nữa: Bức tranh Đà Nẵng đã vấy bẩn trong tâm tư của những người chiến thắng ư?

Tháng 4-1994


 
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2013, 10:55:44 am gửi bởi linh thong tin » Logged
Kachiusa2010
Thành viên
*
Bài viết: 9


Nothing to lose


« Trả lời #428 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 11:38:25 am »

Khi nghe tin giải phóng Sài Gòn, họ sướng quá kéo quân về nước, bỏ quên quả tên lửa này (do Liên Xô chế tạo).
Kính bác
Cháu đọc phần chú thích trên bảng thấy có điểm hơi vô lý, vì theo chú thích đêm hôm quân ta nghe tin giải phóng Sài Gòn là đêm 8/1/1974, tại sao thời điểm đó lại có tin này được nhỉ?hoặc là họ ghi chú nhầm hoặc là mình nên hiểu "quả tên lửa này nằm ở đó từ thời điểm 8/1/1974 đến khi...nghe tin GP Sài Gòn" bác ạ
Logged

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #429 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 02:31:52 pm »

.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2013, 02:44:56 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM