Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:51:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ (P2)  (Đọc 32756 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #70 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 02:22:14 pm »

 Bác quangcan phân tích khá hay như một sĩ quan tham mưu có tầm nhìn vậy.Tôi có một số thắc mắc về chiến dịch nghi binh vào năm 1975 ở Tây nguyên chắc nhờ bác giải đáp giúp,có lẽ bên topic khác cho tiện...

Cảm ơn các bác khen,  Grin. Chả có gì đâu, em hiểu thế nào nói thế thôi,  Grin. Về chiến dịch nghi binh 1975, ở chủ đề Vui vẻ chết như cầy xong thửa ruộng của bác xuanxoan đã có một vài ý qua cả chục trang tranh luận đấy,  Grin. Nếu bác thích thì cứ nêu đi, nhớ xin phép chú Luân nhá vì cũng có dính tý .. Tây nguyên,  Grin.

Chà, quangcan phân tích rất hay. Nhưng có lẽ kinh nghiệm phải trả giá mới có được. Và quan trọng là tương quan lực lượng giữa 2 bên. Kinh nghiệm này có lẽ ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của Bộ thống soái tối cao khi bố trí binh lực cho mùa xuân 75 ở hướng Ban Mê Thuột. 

...Trong năm 75 bộ TL B3 đã rút kinh nghiệm năm 72, đặt chiến dịch TN làm 2 phần cụ thể là giai đoạn 1 chiếm BMT; giai đoạn 2 là phản tái chiếm. ....

"đại ca" qtdc và HaHoi "nhìn" chuẩn ghê,  Grin
Có rất nhiều thực tiễn của Bắc Tây Nguyên 1972 và Quảng Trị 1972 đã được áp dụng và điều chỉnh linh hoạt tại Ban Mê Thuột 1975 cũng như trong cả Mùa xuân 1975:

VD1: về lực lượng dự bị cấp chiến lược
- lực lượng đánh bắc Tây Nguyên 1972 ta có: 2 sư đoàn (F320A đủ và F2 thiếu); 4 trung đoàn bộ binh độc lập (66, 28, 95, 24B);  1 trung đoàn đặc công (400); 2 trung đoàn pháo binh hỗn hợp (40, 675); 1 tiểu đoàn xe tăng (297), 4 tiểu đoàn phòng không, 2 trung đoàn công binh (83, 7) và nhiều đơn vị trinh sát, thông tin, hậu cần - kỹ thuật cùng 423 xe (216 xe tác chiến, 207 xe vận tải). Tổng quân số lên đến 47.647 người. Số tiểu đoàn bộ binh (29 tiểu đoàn) nhiều hơn thời kỳ cao điểm của năm 1968 (27 tiểu đoàn). Các trung đoàn bộ binh đều có trên 2.000 người, quân số chiến đấu từ 1.700 đến 1.800 người. Trung đoàn pháo binh 40 tổ chức thêm một tiểu đoàn pháo cơ giới, trang bị pháo 105 và 155mm thu được của địch.

- lực lượng đánh Tây nguyên 1975 tính đến ngày mở màn (4.3.1975) gồm 5 sư đoàn bộ binh (10, 320, 316, 968, 3); 4 trung đoàn bộ binh (95A, 95B, 25, 271); 1 trung đoàn (198) và 2 tiểu đoàn đặc công (27, 14); 1 trung đoàn xe tăng (273); 2 trung đoàn pháo binh (40, 675); 3 trung đoàn phòng không (232, 234, 593); 2 trung đoàn công binh (7, 575); 1 trung đoàn thông tin (29); 6 tiểu đoàn vận tải, một số đơn vị bảo đảm của Bộ và Mặt trận Tây Nguyên, lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh diễn ra chiến dịch. Tổng quân số 65.141 người, trong đó có 43.020 người trực tiếp tham gia chiến dịch.

VD2: phương thức và kế hoạch tác chiến:
- Thực tiễn rút kinh nghiệm từ Kon Tum 1972 có nhiều điều được sửa ngay, sửa dứt điểm và thành công ngay tại Tây Nguyên 1975
 * pháo binh đánh ở đồng bằng: không có hỏa lực pháo binh mở màn, cơ số đạn thừa để bắn thì bộ binh không thể xung phong hoặc phản xung phong; không có lưới lửa phòng không tốt, chặn đánh quyết liệt và hất được không quân địch lên thì các đơn vị bộ binh vẫn nằm trong lưới bom tọa độ mà thôi. Làm sao để tránh bộc lộ toàn bộ lực lượng ngay từ đầu mà vẫn tạo áp lực tốt lên các căn cứ pháo binh VNCH; phá hoại được các khu căn cứ giúp bộ binh mở cửa mở và đột phá? E40 đã làm cực tốt điều này, áp dụng thành công và nhân rộng mô hình pháo lớn bắn thẳng từ điểm cao => sức phá hoại và uy lực kinh khủng.

Rút kinh nghiệm ngay trong Quảng Trị 1972:
* cơ số pháo cho pháo binh đủ theo tiêu chuẩn, nhưng trong thực tế lại khác hẳn:
Trích dẫn
...Sư đoàn 304 được giao nhiệm vụ tiêu diệt 2 trung (lữ) đoàn thiếu của địch (tiểu đoàn của trung đoàn 56 địch do trung đoàn 24 phụ trách). Như vậy Sư đoàn 304 phải tiêu diệt 4 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 sở chỉ huy trung (lữ) đoàn. Các lực lượng trên phòng ngự trên 4 cứ điểm và 2 căn cứ trung đoàn với tổng diện tích không dưới 30ha. Với khoảng 3.000 viên đạn pháo, cối từ 100mm trở lên, nếu chia đều mỗi héc-ta (mẫu) ta chỉ sử dụng không quá 100 viên đạn. Đó là mật độ không cao.
thế mới thấy thấm thía câu nói của Bộ và BTL B3, muốn đánh đâu thì đánh, phải nhìn ông tướng đạn, tướng gạo xem mặt mũi ra sao hẵng đánh,  Undecided. Hay được câu đảm bảo trong 1975, "các anh cứ bắn đi, bắn thoải mái, tôi đảm bảo chở đạn đến tận chân trận địa cho các anh bắn" thì còn gì bằng.

VNCH sợ pháo lớn bắn tập trung hủy diệt, Carol/ cao điểm 241 ở Quảng Trị 1972 là một minh chứng rõ ràng. Tập trung pháo lớn cấp chiến dịch, cơ số tối đa bắn hủy diệt căn cứ chính; dùng toàn bộ hỏa lực cấp trung đoàn và sư đoàn đánh các cứ điểm ngoại vi xung quanh uy hiếp trong khi bộ binh đảm bảo công sự vững chắc trong "vây lấn tấn triệt" => cả một trung đoàn 56 ra hàng.

Hoặc từ tháng 5 năm 1972 khi quân Mỹ ồ ạt dùng không quân và hải quân chi viện bộ binh VNCH đánh ở Quảng trị, lúc đó tương quan lực lượng hai bên có một thay đổi lớn. Địch dùng không quân, kể cả B52 lúc đầu tập trung đánh các đơn vị phòng không của ta. Sau khi lực lượng phòng không ta bị tê liệt (trung đoàn pháo phòng không phối thuộc cho Sư đoàn 304 không còn khẩu nào), chúng tập trung đánh pháo mặt đất. Trung đoàn pháo binh 38 phối thuộc cho Sư đoàn 304 không còn khẩu nào. Trung đoàn pháo binh Sư đoàn 304 còn 4 khẩu. Trung đoàn pháo binh Sư đoàn 308 còn có 8 khẩu. Với lực lượng phòng không và pháo binh như vậy, liệu ta có khả năng tiến công quy mô lớn, tiến công liên tục ngày đêm được không đây.

 * Nhuần nhuyễn các phương án tác chiến, kế hoạch dự bị, dự thảo sẵn phương án hành động đến cấp trung đoàn trong điều kiện tình hình thay đổi hàng ngày => vai trò của anh tác chiến và anh thông tin đây.

Minh chứng cho điều này là việc ta luôn sẵn sàng cho các phương án và bộ đội thực hiện rất tốt khi đánh địch co cụm (bài học Đông Hà - Ái Tử); đánh địch tái chiếm bịt cửa mở - phản xung phong (bài học Plei Cần 1972), đánh địch đổ quân tái chiếm (bài học Quảng trị 1972); đánh địch rút chạy (bài học bên bờ sông Mỹ Chánh hoặc bài học lữ 3 dù rút lui an toàn từ Võ Định về thị xã Kon Tum 1972); bài học phối hợp nhuần nhuyễn binh chủng hợp thành tác chiến trong điều kiện đánh địch ở căn cứ lớn nằm sâu trong tuyến phòng ngự cơ bản;......

Thực tế cũng cho thấy, như chú Luân kể , chỉ trong một ngày, D8 E64 hành quân - chạy thì đúng hơn ngược xuôi
trên cùng một cung đường như thế nào,  Grin. Thay đổi kể hoạch từng ngày từng giờ mà vẫn đảm bảo.... kịp thời.

 * Công binh: cái này em nói rõ bên topic bác xoanxoan dạo trước rồi nhá,  Grin

 * Tăng: một trung đoàn của 1975 khác hẳn so với một tiểu đoàn rưỡi của 1972 đúng không ạ.
Hướng nào cũng có tăng, đảm bảo cho tăng dẫn đường đưa bộ binh đột phá. Tuyệt vời chưa, không để ông bộ binh E ba gia nhấp nhổm nằm ngoài rào đợi tăng ông E66 đánh xong thì tăng viện lên tiếp ứng. Kịp thời về hiệp đồng binh chủng và hiệp đồng chiến dịch, khiến kẻ địch căng ra mà đối phó: "tăng, tăng cộng sản lên rồi; hướng này là hướng chính rồi".

 * Và cuối cùng là Phải. Vâng phải tổ chức được lực lượng dự bị mạnh để đối phó với địch mở thêm hướng đột kích mới, thay đổi hướng đột kích chủ yếu hoặc địch tái chiếm. Dự bị của sư đoàn là 1 trung đoàn thì để sư đoàn chủ động, BTL chiến dịch không thể dùng lực lượng dự bị này mà cần có quả đấm thép sẵn sàng.

Bài học Quảng trị 1972 sờ sờ ra đó, đuổi đến sát bờ sông Mỹ Chánh thì ta kiệt lực, không còn quân để củng cố giữ vững bàn đạp cũng như lập phòng tuyến; địch đổ quân đánh tứ phía: đánh vỗ mặt, đánh sau lưng, đánh đứt đường hậu cần tiếp tế,....

Bài học Kon Tum 1972 khi mất cơ hội (ta cứ tạm gọi vậy theo ý của Cụ Chơn) giữa tháng 4/1972 chỉ trong một vài ngày; VNCH kịp thời bổ sung quân phòng thủ thị xã, củng cố vững chắc các điểm ngoại vi; ta củng cố xong quân và điều phối kịp thời đánh địch tại thị xã thì không còn hợp lý và hết tác dụng. Cứ B52 VNCH giã xung quanh thị xã và các điểm bị ta giữ. Không chịu nổi thật. Có dự bị mạnh dứt điểm ngay thì Kon Tum đã xong từ 1972 rồi nhỉ,  Grin

  * Đặc công: trận đánh lót ổ sân bay Hòa bình ra sao các bác biết cả rồi; một điểm mới mà không mới. Chả mới gì khi đặc công luồn sâu nhưng rất mới khi đặc công mở màn chiến dịch, chốt giữ và bộ binh kịp thời hiệp đồng đánh tới chi viện. Cách đánh nở hoa trong lòng địch được bộ binh và đặc công phối hợp đẹp ở Tây Nguyên 1975 chính là bài học được tiếp thu ở mặt trận Bình Định 1972 đấy nhé.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2012, 02:33:08 pm gửi bởi quangcan » Logged

HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #71 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 04:29:57 pm »

Kính đề nghị TL và bác Chủ topic này xem xét bổ nhiệm ngay @quangcan vào vị trí Phụ trách bộ môn Khoa học Quân sự của VMH  Grin
Bái phục!
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #72 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2013, 02:31:33 pm »

Một báo cáo sau chiến dịch khá hay của sư đoàn 21 VNCH (gồm các chiến đoàn 31, 32, 33) - khá chi tiết, cụ thể và rõ ràng - thông tin từng ngày và đi kèm điểm tọa độ để đối chiếu.

Thông qua đó ta có thể nắm bắt được một phần ý đồ, diễn tiến theo thời gian khi địch đối phó với Đoàn 301 của ta (gồm sư đoàn 5, 7, 9 và các trung đoàn trực thuộc) trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #73 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2013, 08:32:58 pm »

Trận đánh lốt ổ của đặc công vào sân bay hòa bình thế nào nhỉ?
Chỉ khi mặt trận đưa lực lượng dự bị mạnh vào thì mới dứt được thằng e53 phòng thủ ở đây, lại e66. Tất nhiên phải kể đến việc đánh diệt viện vòng ngoài sân bay ...
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #74 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2013, 12:20:49 pm »

Trận đánh lốt ổ của đặc công vào sân bay hòa bình thế nào nhỉ?
Chỉ khi mặt trận đưa lực lượng dự bị mạnh vào thì mới dứt được thằng e53 phòng thủ ở đây, lại e66. Tất nhiên phải kể đến việc đánh diệt viện vòng ngoài sân bay ...

a lúi à, tưởng cụ có chi tiết thông tin trận này rồi chứ  Wink.
Theo em, nguyên nhân để trận đánh kéo dài thì nhiều (địch co cụm dưới hầm ngầm, sân bay rộng, địch phản kích nhanh và mạnh, .....) thì có một phần nguyên nhân khác là E198 phải chấp hành chỉ đạo của BTL chiến dịch: giữ nguyên được kho đạn pháo và trang thiết bị . Nếu không, như trong trận đánh sân bay thị xã, D4 E198/ tiểu đoàn 4 trung đoàn 198 đặc công đã sử dụng hàng rào lửa này để phân cách tuyến. Phía VNCH cũng vậy thôi, phản kích mạnh để tái chiếm tạo bàn đạp và chiếm kho, chiếm sân bay để mở rộng hành lang - đến khi thấy không còn hy vọng tái chiếm định hủy diệt thì không kịp nữa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM