Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:30:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ (P2)  (Đọc 32809 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #30 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 03:52:53 pm »

Vâng chào BoB : plây cần mà hồi đó có cụm từ ở TN là phơi áo . Tôi được biết E66 hận lắm đến mức khi đánh lại lần 2 các thương binh đi viện về quyết tâm đi đánh lại trả thù . mà bác Bob ơi , trận đó được biết ta vấp phải chiến tranh " toàn dân toàn diện của địch đây " Giống như sau nay ta đánh ở K vậy . Phải không các bác
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 10:17:58 pm »

Trích dẫn
....Anh Hiệp người huyện Phúc Thọ Hà Tây nhập ngũ tháng 3/67 . Đây là lứa quân chuẩn bị cho Mậu Thân 68 . Hiệp đang học gần xong lớp 9 cùng lớp Khuất Quang Thuỵ ( KQT hiện là TBT trang Vanvn.net Hội NVVN ). Cũng như nhiều học sinh cấp 3 ra trận thời đó hừng hực khí thế GPMN . Đánh Mậu thân QT Đàm VŨ Hiệp lên B trưởng . Đánh đường chín Nam lào Hiệp là đại đội trưởng rồi lên D phó ....

Vâng, em xin phép điểm lại quá khứ trước trận 1015 một chút để cả nhà cùng hiểu thêm về truyền thống của D8 và "danh tiếng" của bác Hiệp. Trong Lam Sơn 719, nhất là trong trận 456, lúc đó E64 được giao nhiệm vụ dứt điểm và "vinh dự" chủ công thuộc về tiểu đoàn 8. Về địa hình thì trận 456 có độ khó không thấp hơn 1015 bao nhiêu đâu, một 8 một 10 thôi ạ. Ta cũng đánh bằng lấn dũi ở địa hình trống trải, gần như hoàn toàn phơi lưng, toàn bộ hỏa lực đều ăn "tà dương",  Tongue. Đối thủ thì cũng là lữ dù, cũng ăn B52 như 1015, chỉ khác pháo đỡ hơn thôi. Có thể nói khó nếu C trưởng không quyết đoán, không dũng cảm lấn dũi cùng anh em. Bác Hiệp đã lên cùng với B2 C6 D8, trực tiếp chỉ huy mở cửa mở; vây ép trên toàn tuyến để tạo áp lực vây lấn. Thế cho nên kinh nghiệm 456 được tái sử dụng cho 1015 là như vậy. Đấy cũng là lý do giải thích cho việc tại sao Bộ lại điều một sư đồng bằng vào Tây Nguyên,  Grin. Tâm lý khi ra quân rất quan trọng, ta đã từng thắng, cán bộ ta đã có kinh nghiệm xử lý chỉ huy tác chiến; truyền thống đơn vị phù hợp với chiến lược đề ra và thế cục dương sẵn,  Grin.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 10:39:28 pm »

Trích dẫn
...Còn đầu tháng 4/1972. F320 oánh quân dù ở 1015, 1049 xe tăng chưa vào kịp thì phải...!? bob chỉ thấy xe tăng ta xuất hiên từ trận Tân cảnh  (24/4/1972). ..

Theo em, chỗ đó tăng nỏ vô được bác ạ, khó xoay mà dễ bị nó úp bằng B52 + pháo lớn từ xa rồi,  Grin. Với lại theo kế hoạch thì chỉ có tăng cho hướng Đăk Tô - Tân Cảnh và sau này là thọc sâu vào thị xã Kom Tum thôi,  Grin

Thực ra lúc đó B3 đã có xe tăng rồi. Tiểu đoàn 297 bắt đầu hành quân từ Quảng Bình ngày 17.02.1971 Sau gần 2 tháng hành quân, ngày 04.02.1972 đại đội đầu tiên (c7- sau này đánh ĐT-TC) đã có mặt tại khu vực tập kết (Ngã ba BG). Vài ngày sau, toàn tiểu đoàn đến đủ. Ngoài ra, còn 1 đại đội (c16- trang bị PT76) đã có mặt tại đó từ 1969 Roll Eyes.
Còn tại sao ko dùng ở 1015 có lẽ do địa hình và ý định của cấp trên nữa.

Em xin bàn về tăng trước ạ:
Như vậy là số hiệu đơn vị, thời gian tăng vào em thống nhất với bác lixetaGrin. Xin báo cáo thêm về mặt số lượng: Tổng số có 28 xe T-54, T-59; 3 xe PT-76, 3 xe 3CY.57-2 và 3 xe cao xạ 37mm.

Xin lưu ý một chút là tăng T54 chứ chưa phải là T54B ạ. Các bác có thể nhìn vào đây có thể nói vừa ít vừa nhiều. ÍT vì không đủ để dàn trải trên toàn chiến trường Kon Tum; đảm bảo công tác hỏa lực và phối hợp binh chủng khi dẫn dắt bộ binh tác chiến. Nhưng nhiều vì quá quý khi từ trước đến nay B3 chỉ có C16 thiết giáp. Một tiểu đoàn tăng vào chiến trường là bao mồ hôi, công sức, xương máu của bao người đây. Giá trị của 1 chiếc tăng khi dẫn dắt bộ binh mở cửa mở và đột phá tung thâm; giá trị hết sức lớn lao kể cả khi trúng mìn chống tăng phải cố định một chỗ. Có lẽ giá trị này người lính B3 hiểu hơn ai hết, thời điểm đó họ nào biết tăng hay thiết giáp hay xe gì; cái gì cũng là tăng và khi D trưởng báo có tăng cùng đột phá thì ... nhất quả đất còn gì,  Grin

Trận Plei kềnh bác bob kể, dẫn dắt bộ binh là 3 xe PT-76 của đại đội tăng 16, theo em cũng là một phần nguyên nhân khi ta chả còn gì khả dĩ hơn thế; con nhà nghèo có gì dùng vậy. PT76 trước hỏa lực áp đáo, hệ thống mìn chống tăng dày đặc, B52 + pháo tọa độ phủ kín thì cũng đành chịu. Không còn lực lượng dự bị, phơi lưng khi lấn dũi thì đành chịu thôi chứ biết sao.

Trích dẫn
...- Ta có một Ebb66 tăng cường 1d của e24. (hỏa lực có pháo, cối mặt đất, xe tăng, cao xạ…)
Quần nhau liên tục ba bốn ngày đêm, ta không chiếm được lô cốt đầu cầu… hết quân , ta phải rút... (vừa rút vừa bị b52 chặn đầuchặn đuôi…)
 Rút về tuyến sau mỗi cbb còn vài chục người…đa số là anh nuôi, y tá… Đấy các bác ạ! Tổn thất không kể hết…

Xin lưu ý một chút là thời điểm này đã sang tháng 5/1972, E 66 đã đánh Tân Cảnh; tổn thất không ít ạ. Củng cố nhanh xong lại lao vào Plei cần, quân số nói một E chứ không đủ đâu; nói cho rõ kẻo nhiều bác cứ nghe hô một trung đoàn, lại được tăng cường đánh một tiểu đoàn phòng ngự kiên cố lại tưởng bở,  Grin.

E 66 đánh Tân Cảnh được ưu tiên dùng T54 và B72; giá mà có đủ để thêm B72 cho E64 nhằm phá hủy hầu hết tuyến công sự vòng ngoài thì đỡ biết bao,  Tongue. Giá như, giá như,  Angry
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 10:59:57 pm »

Còn tại sao không dùng tăng cho 1015 và 1049?

Ở trên em đã nói rõ do địa hình không hợp lý, nay thêm đủ là thiếu tăng, chỉ ưu tiên được cho hướng chính. Đánh 68 khác với đánh 72. Đánh 68 là địch lao vào đất ta, mọi thứ đều vội vàng và khẩn trương. Đánh 72 là ta chủ động phá phòng tuyến phía tây Kon Tum của địch. Ta vì có tin tình báo nên điều F320A khắc tinh, át vía lữ dù trù bị chiến lược của địch. Tuy vậy, cả hai bên đều chủ động được trong phương thức tác chiến. Ta chủ động đánh dương công phòng tuyến phía tây nhưng theo Cụ Thảo thì quyết chiến điểm nằm ở Đăk Tô Tân Cảnh, sau đó thần tốc vòng về phía đông đánh lên. Địch hoàn toàn chủ động trong phòng ngự ở giai đoạn đầu, nắm chắc lối đánh của ta, nhất lại là trung đoàn 64. Lạ gì đâu khi địch thủ cùng đáng gờm và quá quen. Vì vậy, chỉ có sự tỉnh táo và dũng cảm mới là thước đo so sánh. Nếu E64 không dứt điểm được 1015 và 1049 thì toàn bộ thế trận B3 sẽ vỡ ngay từ đầu. Do đó, cái giá phải trả dù có lớn hơn thì ... theo em vẫn cứ phải đánh. Cụ Tiến xót là phải khi bom na pan rải khắp rừng,  Undecided. Địch ở 1015 có 4 mỏm, hoàn toàn chủ động từ trên cao và sẵn sàng chi viện, lướt sườn ta khi bất cứ mỏm nào bị uy hiếp. Nếu thế trận công không đủ mạnh, không tạo được áp lực đều lên toàn tuyến, tạo độ căng để địch lúng túng khi đối phó thì tổn thất là đương nhiên. Thế cho nên mới có chuyện, bác HIệp phải đích thân lên mỏm 52 chỉ huy và ngày 12/4 dính tại hầm cùng với CTV.

Thế công của D8 phải dừng lại từ chiều 12/4 và cả một sự khủng khiếp phải chịu đựng đến sáng 13/4 khi ta củng cố, bổ sung, xốc lại tinh thần, điều chỉ huy mới từ trung đoàn xuống, và cấp tốc chuyển hỏa lực cho một ngày mới để chống lấn chiếm. Chỉ riêng việc giữ vừng bàn đạp khi các trận địa pháo ở Ngọc Bờ Biêng, điểm cao 966, Diên Bình, Đắc Vát bắn không tiếc đạn vào trận địa vây lấn; máy bay các loại đánh tiếp vào các tuyến vây ép của ta đã chỉ rõ: bọn địch quyết không để sư dù bại trận trên cao nguyên này, không để lữ dù ô danh một lần nữa. Thế cho nên, cái giá của chiến thắng đắt vô cùng,  Grin
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 11:00:35 pm »

          Khi đánh phòng tuyến tây Pô kô thì 320 không có xe tăng mà có xe tăng thì cũng khong phát huy được ở 1015 . Nhưng khi cả 48 và 64 được lệnh vượt pô kô đánh vào  Võ Định , lam sơn thì mới có tăng .

       Nói về phòng tuyến Pô kô còn phải kể đến cao điểm 1049 (den ta ) cũng do quân dù trấn giữ . Với 1049 là trận đánh có tới 2 lần mà cả hai lần hiệu suất không cao ( chưa nói là kém )
lần thứ nhât : 5 ngày từ 30/3 tới 3/4/72 Trung đoàn 52 đánh tiểu đoàn dù 2. Ta thương vong cao tuy rằng diệt được gần hai trăm tên và bắn rơi 12 máy bay nhưng về phía ta D5 và D6 E 52 mất sức chiến đấu .
Lần thứ hai : ngày 21/4 . Vẫn là E52 được tăng cường D19 đặc công và pháo cơ giới chi viện đánh chiếm lại cao điểm 1049 sau một ngày chiến đấu ta chiếm được điểm cao nhưng lại bao vây không chặt chỉ diệt được trăm địch ( lúc này là D7 dù trân giữ )
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 11:17:38 pm »

Quang can :
Điều đặc biệt nhất trong nổ súng ở trận 1015 quangcan nói đúng rồi đó . Sở dĩ toàn bộ quân ta nằm trên trận địa một ngày hứng bom đạn và vừa đấnh phản kích từ phía trên cao trong một ngày trời thật khủng khiếp . Diễn biến thế này :
trong đêm 12/4 Chỉ huy trung đoàn lệnh lợi dụng đèn dù pháo sáng mà đào hầm củng cố trận địa Quyết tâm bám chắc những vị trí đã chiếm được . Cũng vào lúc đó Bộ tư lệnh chiến dịch và sư đoàn trưởng nhận thấy pháo ta chưa đủ mạnh bắn chưa hết kế hoạch bộ binh đã xung phong . nếu bây giờ E 64 chỉ dùng hoả lực bản thân thì không thể thắng lợi . Mờ sáng 13/4 lệnh cấp trên cho trung đoàn lui ra để phấo bắn tiếp . trung đoàn trưởng KDT thấy sáng rồi lui ra sẽ làm mồi cho pháo và máy bay nên xin lùi thời gian đến tối mới giãn ra . Thế là suốt ngày hôm đó địch phản công mãnh liệt . chiều 13 vào lúc 2 giờ địch ném bom đốt trận địa ta. bom na pan trúng vào c7 c7 hi sinh luôn gần ba chục người . Cả một trận địa ta và địch gần nhau đến nỗi pháo ta không thể bắn được . Đến đêm quan ta lui xuống 150 met . Sáng 14/4 pháo ta bắt đầu bắn mãnh liệt tất cả các hướng dùng hoả lực bản thân tấn công và Suốt một ngày 14/4 cho đến nửa đêm hôm đó địch mới tan rã hoàn toàn
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 11:33:00 pm »

Vâng, đánh cao điểm 1049 (Delta) 2 lần không dứt điểm được thì có những lý do chính sau đây:

- một là, địa hình quá khó, 1049 gồm 3 mỏm A, B, C và đồi không tên; nối với nhau bởi những dãy yên ngựa. Chỉ có duy nhất, duy nhất một con đường từ 1015 qua 1088 đến được với 1049 thôi ạ. Địch có độ cao vượt trội trong phòng thủ, có ưu thế tuyệt đối khi sẵn sàng đổ quân sang các điểm cao xung quanh để thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào khi bị vây ép.

- hai là, địch có thời gian hoàn toàn chủ động trong phòng ngự, quá trình đổ quân nhanh gọn; công tác xây dựng công sự đầy đủ (khác với Lam Sơn 719, ở đây đã có sẵn các công sự cũ của Mỹ); các cụm chốt và phòng tuyến được tính toán kỹ lưỡng; hoàn toàn dự đoán được hướng tấn công của ta vì không còn hướng nào khác,  Undecided; Các bác thử hình dung ta phải húc vào một hệ thống công sự, trận địa, lô cốt, vật cản nhiều tầng, nhiều lớp; địch có phương án tập trung hỏa lực ngăn chặn, sát thương  từ xa đến gần; có biện pháp bịt cửa mở, khôi phục trận địa, chống lấn chiếm; đánh lướt sườn và thọc sau lưng bằng trực thăng vận; tính sẵn các điểm tọa độ chi tiết và điểm nổ để chống "biển người", chống hỏa lực pháo binh ta; sẵn sàng chui xuống hệ thống công sự vững chắc, gọi pháo + B52 hủy diệt trận địa rồi lao lên tái chiếm;

- ba là, ta bị lộ hướng tấn công ngay từ đầu; địch đã phán đoán được ý đồ thông qua trinh sát kỹ thuật và thám báo; trong quá trình vận động trên địa hình trống trải, D4 E52 bị thương vong lớn; D5 bị mìn định hướng, địch lấy được cả sơ đồ lấn mà trung đoàn lại không biết;

Quá trình rút kinh nghiệp tại trận địa, thay đổi chiến thuật để đối phó với tình huống phát sinh, .... đã phải trả giá bởi 2 lần vây lấn thất bại. Sau đó E52 được tăng cường D1 E48 và D19, cũng như pháo cơ giới mới hạ được hoàn toàn 1049; mở cánh cửa thép này cho mặt trận thọc xuống Kon Tum.
Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 07:53:47 am »

Liệu có nhiều hơn số 400 không bác Luân.


Thiệt hai của trung đoàn 64 cũng không kém. Theo em, riêng việc đánh không dứt điểm ngay được 1049 ngày hôm trước và 1015 ngày hôm sau, dẫn đến việc nằm lại là vấn đề cực chẳng đã. Không chỉ cường kích, B52 đâu ạ, pháo tọa độ mới hiểm. Con số thật thì chưa có thống kê chính xác nhưng cũng áng chừng con số bác nói,  Grin
Vâng, Thiệt hại là rất lớn...! Bob tui xin kể một trận  sau đó để các bác hình dung:
 
Cũng  trong chiến dịch xuân hè 1972 ở Tây nguyên, bob tui còn được “thưởng thức” một trận thất bại ê chề ngay sau trận Tân cảnh-Đăk tô. Vâng: trận “Plei kềnh” tháng 5/1972.  Trận ấy:
 - địch có một tiểu đoàn biệt động quân biên phòng đóng chốt (công sự vững chắc) trên bốn  quà đồi liên hoàn nhau, ngay gần ngã ba biên giới (gọi là Bến hét). (không xe tăng, không pháo. Chỉ có máy bay các loại…)
- Ta có một Ebb66 tăng cường 1d của e24. (hỏa lực có pháo, cối mặt đất, xe tăng, cao xạ…)
Quần nhau liên tục ba bốn ngày đêm, ta không chiếm được lô cốt đầu cầu… hết quân , ta phải rút... (vừa rút vừa bị b52 chặn đầuchặn đuôi…)
 Rút về tuyến sau mỗi cbb còn vài chục người…đa số là anh nuôi, y tá… Đấy các bác ạ! Tổn thất không kể hết…
Trận này bob là a trưởng  cao xạ 14,5ly (E40) đi phối thuộc với e66. Bob xuýt chết ở đây may mà còn sống để kể lại…


Chính ra là ở đó nó có 2 chi đội xe tăng M41 đấy- vì bọn nó chủ yếu phòng ngự hướng tây mà. Tuy nhiên, khi Đắc Tô 2 bị tiến công, địch đã cho xe tăng từ đây cơ động về phản kích. Lúc đầu, khi trinh sát ở Đắc Tô 2 không có xe tăng nên BCHCZ không tăng cường xe tăng cho hướng đó. Chỉ khi thấy xuất hiện hàng chục xe tăng uy hiếp eBB1/f2, BCH mới điều bT3/ c7 của bt Nguyễn Nhân Triển lên chi viện. Do đường cơ động khó khăn và hiệp đồng chưa chặt chẽ nên chỉ có 1 xe 377 đến nhanh nhất. Mặc dù chỉ có một mình trước hàng chục xe tăng địch song anh triển vẫn quyết định đối đầu. Xe 377 đã bắn cháy 7 xe tăng địch (có tài liệu nói 4 hoặc 5 xe) và sau đó bị bắn cháy. Cả kíp xe hy sinh, viết nên một huyền thoại bất tử trên chiến trường Tây Nguyên. Tiếp đó, 2 xe 352 và 369 cơ động lên diệt nốt số còn lại. Vì vậy Plei Cần mới hết sạch xe tăng.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 10:58:25 am »

Liệu có nhiều hơn số 400 không bác Luân.


Thiệt hai của trung đoàn 64 cũng không kém. Theo em, riêng việc đánh không dứt điểm ngay được 1049 ngày hôm trước và 1015 ngày hôm sau, dẫn đến việc nằm lại là vấn đề cực chẳng đã. Không chỉ cường kích, B52 đâu ạ, pháo tọa độ mới hiểm. Con số thật thì chưa có thống kê chính xác nhưng cũng áng chừng con số bác nói,  Grin
Vâng, Thiệt hại là rất lớn...! Bob tui xin kể một trận  sau đó để các bác hình dung:
 


Chính ra là ở đó nó có 2 chi đội xe tăng M41 đấy- vì bọn nó chủ yếu phòng ngự hướng tây mà. Tuy nhiên, khi Đắc Tô 2 bị tiến công, địch đã cho xe tăng từ đây cơ động về phản kích. Lúc đầu, khi trinh sát ở Đắc Tô 2 không có xe tăng nên BCHCZ không tăng cường xe tăng cho hướng đó. Chỉ khi thấy xuất hiện hàng chục xe tăng uy hiếp eBB1/f2, BCH mới điều bT3/ c7 của bt Nguyễn Nhân Triển lên chi viện. Do đường cơ động khó khăn và hiệp đồng chưa chặt chẽ nên chỉ có 1 xe 377 đến nhanh nhất. Mặc dù chỉ có một mình trước hàng chục xe tăng địch song anh triển vẫn quyết định đối đầu. Xe 377 đã bắn cháy 7 xe tăng địch (có tài liệu nói 4 hoặc 5 xe) và sau đó bị bắn cháy. Cả kíp xe hy sinh, viết nên một huyền thoại bất tử trên chiến trường Tây Nguyên. Tiếp đó, 2 xe 352 và 369 cơ động lên diệt nốt số còn lại. Vì vậy Plei Cần mới hết sạch xe tăng.

Vâng đúng như bác lixeta phân tích. Bob tui trực tiếp tham gia trận này nên thấy sao, nói vậy:
- Thực tế trận này (ta) E66 vào trận rất khí thế vì vừa chiến thắng Tân cảnh lẫy lừng (diệt trung đoàn 42 ngụy trong căn cứ công sự vững chắc) Lực lượng của E66 gần như còn nguyên vẹn. lại được tăng cường 1dbb của E 24. Hỏa lực được chi viện tối đa (có cả xe tăng, xe bọc thép)
- Địch, có một d (lính biệt động quân biên phòng) chủ yếu là người dân tộc. Đóng trong công sự vững chắc. nhưng đã bị cô lập (các căn cứ của địch khu vực đó đã bị ta đánh chiếm hết trước đó). Chỉ còn duy nhất là đường không.
Trước tình hình như vậy nên ta có phần chủ quan, Chuẩn bị không kỹ, đánh giá về địch không đúng (tưởng rằng chúng đã hoang mang dao động…!).Vì vậy khi nổ súng mọi diễn biến hoàn toàn bất lợi cho ta.
 Bất lợi :
- Hỏa lực chi viện yếu. (pháo không đủ đạn bắn chế áp, chưa nói tới việc phá hủy công sự) Chúng tôi sau này nói vui: (pháo bắn như gãi ghẻ…)
- Xe tăng hợp đồng với bb không được! (không có chiếc tăng nào của ta vào được cửa mở) . số xe tăng ta bị mìn, bị máy bay bắn cháy hết không đến được vị trí của bb trước cửa mở. (quả đấm thép đã bị vô hiệu…)
- Măc dù trong căn cứ địch không có xe tăng (vì chúng đã bị điều đi trước đó). Nhưng máy bay các loại của chúng thì nhiều vô kể…
- bộ binh ta liên tiếp xung phong… rồi liên tiếp ngã xuống trước mưa đạn của địch…
Khẩu 14,5ly của bob đặt ngay trên dông đồi củ lạc (ngay sau đội hình mũi chính diện của bb) đối diện vối khu A (Plei cần) Nên quan sát rất rõ.
Ngày cuối khi ta rút… Chúng còn nống ra ngoài công sự “truy kích”… Rồi khiêng cả DKZ… Của ta vào đồn.
(Những chi tiết mà bob kể chắc chắn chỉ có những người lính e66 hồi ấy biết). Nhưng chẳng ai nói làm gì, “đau lắm”! Chiến tranh qua lâu rồi, nhưng khi moi lại ký ức bob tui lại thấy như nó mới xảy ra ngày hôm qua. Bob Tui không có khiếu viết, nên mộc mạc kể lại những gì mình từng thấy. Mong các bác thông cảm.  “Một bài học của sự chủ quan khinh địch”!
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 11:23:35 am »

Bob thân mến : bác ạ những năm tôi chiến đấu ở Tây nguyên luôn được cấp trên thực hành quán triệt : Bất kì một ấp nào một chi khu nào đã có tuổi lập ấp lập chi khu càng nhiều thì càng đề phòng với dân chúng tại nơi ấy . Bởi vì rút kinh nghiệm từ Pờ lây cần . Khi 66 đánh vào chi khu ( bây giờ là huyện lị Ngọc Hồi - Pờ lây cần ngày xưa ) trẻ con cũng bắn được phóng lựu , bà già cũng ném được lựu đạn . Tôi không hiểu lần thứ 2 đánh pờ lây cần thế nào nhưng nghe nói 66 đánh lần 2 triệt để lắm .
Bây giờ , khi đi qua Ngọc hồi , cái nghĩa trang to tầm cỡ quốc gia và thâm trầm uy nghiêm lắm . Pờ lây cần đấy , hàng ngàn lính ta nằm lại một ngọn đồi khi xưa là trận địa . Pờ lây cần khác các nghĩa trang nơi khác là thế .Nghĩa trang lại chính là nơi các anh nằm xuống . Các bác một lần qua đó thì dừng ăn cơm trưa , rất nhiều món ăn ngon , nhưng trong khi chờ cơm hãy lên thắp hương cho anh em mình rồi hãy về ăn nhé . Luân tôi lần nào qua đây cũng thế , thấy thanh thản thấy nhớ bạn bè , ngày xưa đâu có  bữa cơm có thịt rừng và măng giang Ngọc hồi như tôi bây giờ
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM