Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:33:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật ký cao điểm 384 - 4/1972.  (Đọc 31594 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 09:05:10 am »

Rất cám ơn cháu Khanhmap@ ạ , cô rất cám ơn các cháu đã làm được một việc thật có ý nghĩa , thật cảm động . Các đồng đội của cô những năm 1972 sẽ linh thiêng , ấm áp hơn mặc dù xác họ phơi giữa ngọn đồi ,sau 40 năm đến nay chắc đã hòa tan vào đất , vào trời của mảnh đất hình chữ S này. Cô thay mặt các CCB và các liệt sĩ xin cám ơn các cháu.

Vâng, bọn cháu sẽ cố gắng làm được nhiều hơn nữa ạ Cheesy.
Logged

Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2012, 12:17:38 pm »

                            Chào Khánh mập và nhóm các bạn.

 Cám ơn các bạn rất nhiều về: Nhật ký cao điểm 384- 4/1972.       Thêm 1 câu chuyện nữa về chiến tranh về người lính...
      Hy vọng sẽ vẫn còn đc đọc thêm nhiều câu chuyện nữa đc sưu tầm và gửi lên trang VMH.
              Rất vui vì lòng nhiệt tình của tuổi trẻ với viêc làm rất ý nghĩa, đáng quý này.
                                                          Zin Ba Cầu.
                                       
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 10:43:08 am »



Khánh Mập nhận lệnh từ Bộ chỉ huy: Các chú phải tiếp tục công việc đã làm.
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 11:18:10 pm »

       Mấy hôm nay cứ đọc đi đọc lại " Nhật ký cao điểm 384 -4/1972 " mà sao thấy xúc động bồi hồi quá. Xin cảm ơn bạn Khánh mập !
       Ngày còn đi học cấp II, tôi có ông anh con ông bác ruột có một tủ sách nhỏ. Trong đó chứa chủ yếu là những cuốn " Văn nghệ quân đội " hằng tháng từ năm (1965 - 1972) và các tiểu thuyết " Dấu chân người lính", " Mẫn và tôi", " Gia đình má Bảy", " Con đường trong mây", " Đường ra phía trước"...hầu hết là kể về các cuộc chiến đấu thời KCCM. Hồi đó tôi đã rất mê. Cứ buổi sáng đi học, buổi chiều đi chăn trâu, thế nào tôi cũng phải chạy sang mượn được một quyển dắt theo để đọc. Và tôi đã ngốn hết toàn bộ các cuốn sách trong tủ của anh. Những trận đánh, những tấm gương chiến đấu dũng cảm trong các cuốn sách đã làm tâm hồn non trẻ của tôi hết sức khâm phục và tự hào...Nhưng đó là các tác phẩm văn học ( có cả ký sự, nhật ký, hồi ức...) cho nên chắc không tránh khỏi có một phần nào đó hư cấu, chắp ghép từ nhiều sự kiện lại với nhau rồi gọt giũa để hoàn chỉnh (mặc dù đều do hầu hết là các nhà văn hoặc là chiến sỹ trực tiếp lăn lộn với chiến trường viết).
      Nhưng khi đọc " Nhật ký cao điểm 384 " của anh Dương Văn Minh thì cảm xúc của tôi thấy khác hẳn. Vì nó quá chân thực và cũng thật là hay. Một điều nữa làm tôi xúc động và tự hào. Đó là trong đội ngũ những người Anh hùng trên cao điểm 384 ngày đó có một anh là người con của quê hương tôi : Anh Hà Văn Bình - y tá - Quê Thị xã Hòa Bình. Hôm nào gặp anh Lê Quốc Quang - nguyên là E phó phụ trách kỹ thuật của E429, từ trước đến nay vẫn sống ở Thị xã ( nay là Thành phố) Hòa Bình, tôi sẽ hỏi xem anh Quang có biết về liệt sỹ Hà Văn Bình này không.
Logged
Redami
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 10:30:29 am »

Xin cảm ơn bạn Khánh mập!

Mình đã làm thành E-book rồi đây (định dạng PRC):

http://www.mediafire.com/download.php?xx9a3r1vn2cqrb2
Logged
Khánh mập
Thành viên
*
Bài viết: 76


Lon ton điếu đóm!


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2012, 07:56:06 pm »

Vâng, cháu xin cám ơn sự quan tâm động viên theo dõi của các bác các chú ạ!
Logged

huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 11:09:31 am »

Cảm ơn Khánh mập và nhóm biên tập !

   "Nhật ký cao điểm 384", gây xúc động mạnh trong lòng người đọc : khâm phục, yêu quý, tự hào và căm thù mãnh liệt trào dâng. Dưới ngòi bút của Dương Văn Minh, cuộc chiến đấu trên chốt 10 ngày đêm của 12 cán bộ chiến sĩ  C62 D6 E12 F3  thật sống động, dữ dội và ác liệt. Trong bom đạn chiến tranh khốc liệt đã sáng ngời những tấm gương kiên trung bất khuất của các anh hùng liệt sĩ,chiến sĩ trên điểm cao 384.

   Bạn đọc trên nhiều trang mạng phân vân, sao nhật ký chiến tranh lại hay đến thế. Quả thật , lời văn và cách dùng từ của tác giả giống như của nhà văn thực sự. Bạn Khánh mập có thông tin gì thêm hãy cung cấp cho thành viên qsvn cũng như độc giả được rõ, chẳng hạn như: "nhật ký cao điểm 384" viết vào năm nào? Sau 10 ngày đêm chiến đấu trên chốt 384, chỉ còn mỗi Dương văn Minh sống sót, ông được chuyển về đâu?làm gì? và mất trong hoàn cảnh nào? .v.v.

   Yêu mến và tâm huyết , nhóm Khánh mập đã biên tập và đưa nhật ký đặc biệt này lên mạng.Thật đáng quý . Hi vọng các bạn cũng sẽ thu thập được nhiều thông tin về nhật ký và tác giả của nó. Trong thời buổi thông tin bùng nổ này, khi nhật ký xuất hiện, đã có nhiều ý kiến khác nhau, mọi người cần được rõ một vài chi tiết, để hoàn toàn tin tưởng nhật ký cao điểm 384 là của chính người trong cuộc viết.

   Nhật ký cá nhân khác với tác phẩm hư cấu của một nhà văn bởi đó là hiện thực. "Nhật ký cao điểm 384" là của chiến sĩ - người trong cuộc, viết trong những ngày chiến đấu, thì đó không chỉ là kỷ vật thiêng liêng vô giá của gia đình ,của thân nhân các anh hùng liệt sĩ và chiến sĩ trên điểm cao năm ấy, mà còn là tư liệu, có giá trị lịch sử, giá trị giáo dục to lớn đối với mọi người.

                                                                                                                Chân thành cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2012, 08:24:20 pm gửi bởi huythu » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 11:10:12 am »

Cảm ơn Khánh mập và nhóm biên tập !

   "Nhật ký cao điểm 384", gây xúc động mạnh trong lòng người đọc : khâm phục, yêu quý, tự hào và căm thù mãnh liệt trào dâng. Dưới ngòi bút của Dương Văn Minh, cuộc chiến đấu trên chốt 10 ngày đêm của 12 cán bộ chiến sĩ  C62 D6 E12 F3  thật sống động, dữ dội và ác liệt. Trong bom đạn chiến tranh khốc liệt đã sáng ngời những tấm gương kiên trung bất khuất của các anh hùng liệt sĩ,chiến sĩ trên điểm cao 384.

   Bạn đọc trên nhiều trang mạng phân vân, sao nhật ký chiến tranh lại hay đến thế. Quả thật , lời văn và cách dùng từ của tác giả giống như của nhà văn thực sự. Bạn Khánh mập có thông tin gì thêm hãy cung cấp cho thành viên qsvn cũng như độc giả được rõ, chẳng hạn như: "nhật ký cao điểm 384" viết vào năm nào? Sau 10 ngày đêm chiến đấu trên chốt 384, chỉ còn mỗi Dương văn Minh sống sót, ông được chuyển về đâu?làm gì? và mất trong hoàn cảnh nào? .v.v.

   Yêu mến và tâm huyết , nhóm Khánh mập đã biên tập và đưa nhật ký đặc biệt này lên mạng.Thật đáng quý . Hi vọng các bạn cũng sẽ thu thập được nhiều thông tin về nhật ký và tác giả của nó. Trong thời buổi thông tin bùng nổ này, khi nhật ký xuất hiện, đã có nhiều ý kiến khác nhau, mọi người cần được rõ một vài chi tiết, để hoàn toàn tin tưởng nhật ký cao điểm 384 là của chính người trong cuộc viết.

   Nhật ký cá nhân khác với tác phẩm hư cấu của một nhà văn bởi đó là hiện thực. "Nhật ký cao điểm 384" là của chiến sĩ - người trong cuộc, viết trong những ngày chiến đấu, thì đó không chỉ là kỷ vật thiêng liêng vô giá của gia đình ,của thân nhân các anh hùng liệt sĩ và chiến sĩ trên điểm cao năm ấy, mà còn là tư liệu, có giá trị lịch sử, giá trị giáo dục to lớn đối với mọi người.

                                                                                                                Chân thành cảm ơn.


Trả lời giúp bạn Khánh Mập,  Grin.

- Bài viết Nhật ký cao điểm 384 được viết tháng 11/1993; CCB Dương Văn Minh thuộc Chi hội CCB sư đoàn 3 Sao Vàng tỉnh Hà Bắc đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Liên lạc CCB sư đoàn 3 Sao Vàng toàn quốc: "viết về đồng đội mình, viết về một thời quân ngũ,...... Bài viết được in chung trong tập sách Ký ức sư đoàn (Sư đoàn Sao Vàng) xuất bản năm 1995, in tại NXB QĐNDVN - cuốn này được gọi là ký ức sư đoàn tập 1.

- Sau trận đánh một thời gian, CCB Dương Văn Minh được ra Bắc. Ông trở về quê cũ là Hà Bắc - nay là Bắc Giang và làm ruộng. Ông đã mất năm.... (?).

- Hiện, nguyện vọng của Ban liên lạc CCB sư đoàn 3 Sao Vàng là cố gắng ra cuốn sách Ký ức sư đoàn tập 4 và dựng một số các bia, tượng, đài chiến thắng,.... tại các địa danh lịch sử; trong đó có cao điểm 384.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 01:39:03 pm gửi bởi quangcan » Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 12:14:04 pm »

Bác Quancan có bán sữa cho người béo không, có thì giúp bạn Khánh Mập nha! Sau thời gian miệt mài số hóa Kí ức sư đoàn thì bạn í tăng cân bất ngờ! Giúp bạn í giảm cân cho bằng bây giờ í!  Grin

Mà bạn Khánh Mập số hóa nhật ký này hình như khác với sách in thì phải, quangcan ơi?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 12:27:47 pm gửi bởi Quocngoaicu » Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2012, 08:39:13 pm »


 -Bác Quangcan đã cung cấp những thông tin liên quan đến “nhật ký cao điểm 384”và tác giả, thật rõ ràng cụ thể. Cháu sẽ chuyển đến các trang mạng khác nhau. Xin trân trọng cảm ơn bác !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM