Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 03:44:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Màu hoa đỏ  (Đọc 32824 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 10:08:01 am »

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi đôi mươi hoà sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.

(Tác giả : Lê Bá Dương)
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 02:05:47 pm »

Hồi kháng chiến CMỹ, nhìn quân phục bộ đội trông cũng đáng yêu thật. Áo quần gabađin Trung quốc, mũ tai bèo... Đúng là :
" Chào anh giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất.. "

Sau này, đến lúc đánh K trông bộ đội mình nhiều lúc như...giặc. Quần áo thì lem nha lem nhem, đầu tóc thì mấy tháng chẳng cắt ( nhất là mấy lão nằm chốt xa đơn vị ). Cứ xem cái ảnh ( gọi là tinh tươm nhất ) của bác Haanh thì biết. Thằng để đầu trần, thằng thì đội mũ nhưng chẳng giống ai. Mấy thằng bọn em khi chốt ở Biển hồ vì xa đơn vị nên chẳng thèm mặc quần áo, quấn mẹ nó khăn Cà ma cho nó...mát. Hãy tưởng tượng xem bên bờ sông, trong một túp lều có 3 thằng đàn ông cởi trần, đóng khố...tóc dài ngang vai, râu ria xồm xoàm.... các bác đoán xem nó là...bộ đội thuộc quân binh chủng nào nhể
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
chimcuccu1985
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 10:43:59 am »

Các bác ơi!
sao bài hát "Người mẹ của tôi" (Sáng tác: Xuân Hồng) lại load do ca sỹ Đan Trường hát?

Ca sỹ Đan Trường chỉ hợp với dòng nhạc nhẹ, trẻ trung sôi động thôi. em nghe Đan Trường hát những bài cách mạng kiểu này thì mất hết nhuệ khí chiến đấu. Kiểu như nghe hành khúc mà giọng cứ véo von thì hành quân kiểu gì, lộ hết bí mật. giọng hành khúc phải trầm hùng, âm lượng nhỏ đủ nghe, giọng ca ngợi phải sâu lắng, có nỗi đau nhưng trần dấy tự hào chứ ai lại nghe cs Đan Trường hát bài này dở quá. Các bác vào trang nhạc số thì thiếu gì ca sỹ trình bày hay bài này.
Logged
T_80_U
Thành viên
*
Bài viết: 25



« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2008, 11:42:58 pm »

Một bài hát mà tôi rất thích:

Trăng Sáng Đôi Miền (Sáng tác: An Chung - Thể hiện: Thu Hiền)


Trăng lên lùa cành tre
Gió thổi sáo diều
Trăng soi cảnh miền quê
Lúa ngả mượt đồng.
Xa xa từ đầu thôn
Gió vẳng tiếng ru hời
Tương lai tựa vầng trăng
Bé ngủ ngoan à ơi.

Quê hương ta từ độ trăng
Sáng cảnh tập đoàn
Vui no từ đầu thôn, tới tận cuối làng.
Trăng cao, trăng càng trong
Gió vẳng tiếng ru hời
Tương lai tựa vầng trăng, bé ngủ ngoan à ơi.

Nhưng miền Nam
Mây phủ bầu trời
Che vầng trăng, cho dạ bời bời.
Căm thù quân, khát máu đời đời
Đây niềm tin, mãi mãi chẳng rời.
Gìn giữ Tháp Mười
Bát ngát dòng Cửu Long, với rặng dừa xanh
Và một ngày mai
Bóng mây mù tan
Bầu trời trong sáng
Hát khúc ca dịu dàng.

Trăng trong trên trời cao
Sáng tỏ đôi miền
Quê ta dải phì nhiêu, dáng mẹ dịu hiền.
Trăng soi từ Thủ đô, tới tận bưng biền
Tươi bao nụ cười duyên, má đỏ vui niềm riêng.
Trăng cao trăng càng trong
Sáng tỏ đôi miền
Trăng soi tỏ đồng quê
Sáng cả niềm tin.

Logged

Tôi không ký đâu.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #14 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2008, 12:24:41 am »

Các bác ơi!
sao bài hát "Người mẹ của tôi" (Sáng tác: Xuân Hồng) lại load do ca sỹ Đan Trường hát?

Ca sỹ Đan Trường chỉ hợp với dòng nhạc nhẹ, trẻ trung sôi động thôi. em nghe Đan Trường hát những bài cách mạng kiểu này thì mất hết nhuệ khí chiến đấu. Kiểu như nghe hành khúc mà giọng cứ véo von thì hành quân kiểu gì, lộ hết bí mật. giọng hành khúc phải trầm hùng, âm lượng nhỏ đủ nghe, giọng ca ngợi phải sâu lắng, có nỗi đau nhưng trần dấy tự hào chứ ai lại nghe cs Đan Trường hát bài này dở quá. Các bác vào trang nhạc số thì thiếu gì ca sỹ trình bày hay bài này.

Kiểu đá trái chân, muốn làm mới mình của một số ca sỹ thị trường ý mà. Có điều lại lao vào cái dòng nhạc vừa kén giọng, vừa kén ca sỹ nên mới ra nông nỗi này thôi. Ngoại trừ một số fan ruột theo kiểu mù quáng thì có ai ủng hộ đâu.
 Muốn thì mở topic mới, tớ nhảy vào chửi cho - đương nhiên là phải xin phép admin trước Grin
Logged
Đinh Phạm Kiều
Thành viên
*
Bài viết: 32


Dù rằng đời ta thích hoa hồng...


« Trả lời #15 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 01:54:19 pm »

Đúng là thời buổi "kinh tế thị trường" nên dòng nhạc, ca sỹ, nhạc sỹ gì cũng thị trường ráo! Các bác thử tượng tượng nghe ca sĩ mắt lé Đàm Vĩnh Hưng, gào lên cái bài "Hãy yên lòng mẹ ơi" chẳng khác nào nó bảo mẹ đi chết đi! Ca sĩ hát nhạc thời thượng thì không thể nào hát hay ở thể loại hành khúc được, thế mà cũng có em nhào vô thử tay nghề! Bó tay! Đã vậy còn ti toe nhào qua bên cải lương hát vọng cổ như cái tuồng "Tình Lan và Điệp" mới đây nè, còn nóng hổi, Phương Thanh, Siublack, Đàm Vĩnh Biệt...ủa lộn Đàm Vĩnh Hưng, Minh Thuận ca vọng cổ nghe...mắc ói! Nhạc cách mạng phải là người có nhiệt tình với cách mạng hát mới có "lửa" hát từ trái tim chứ không phải hát từ môi. hãy lắng nghe Quang Thọ, Quốc Hương, Nhất Sinh hát mà xem, tuyệt cú mèo, nhỉ?!
Logged
Đinh Phạm Kiều
Thành viên
*
Bài viết: 32


Dù rằng đời ta thích hoa hồng...


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 01:59:43 pm »

Hồi kháng chiến CMỹ, nhìn quân phục bộ đội trông cũng đáng yêu thật. Áo quần gabađin Trung quốc, mũ tai bèo... Đúng là :
" Chào anh giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất.. "

Sau này, đến lúc đánh K trông bộ đội mình nhiều lúc như...giặc. Quần áo thì lem nha lem nhem, đầu tóc thì mấy tháng chẳng cắt ( nhất là mấy lão nằm chốt xa đơn vị ). Cứ xem cái ảnh ( gọi là tinh tươm nhất ) của bác Haanh thì biết. Thằng để đầu trần, thằng thì đội mũ nhưng chẳng giống ai. Mấy thằng bọn em khi chốt ở Biển hồ vì xa đơn vị nên chẳng thèm mặc quần áo, quấn mẹ nó khăn Cà ma cho nó...mát. Hãy tưởng tượng xem bên bờ sông, trong một túp lều có 3 thằng đàn ông cởi trần, đóng khố...tóc dài ngang vai, râu ria xồm xoàm.... các bác đoán xem nó là...bộ đội thuộc quân binh chủng nào nhể
Hồi tớ tái ngũ năm 1979 để chống Mã Viện, quân phục của tụi tớ may bằng...bồng bột (bao đựng bột mì ấy mà) rồi đem nhuộm màu xanh lè như màu lông két! Mặc vào người, lội xuống sông, khi lên bờ thì...màu xanh đã chuyển từ bộ đồ sang...người mặc he...he...còn bộ đồ thì trắng nhờ nhờ, nhìn không chịu được. Đã thế còn mau rách, mơi lĩnh quân phục có mấy ngày, khi tập trận nhào lên, té xuống đã rách bươm. Lính nghĩa vụ bây giờ cũng sướng nhé, mặc đồ ka ki xanh màu Tô Châu đàng hoàng, lại dầy cộp mới sướng chứ lỵ! Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 02:10:42 pm gửi bởi Đinh Phạm Kiều » Logged
Đinh Phạm Kiều
Thành viên
*
Bài viết: 32


Dù rằng đời ta thích hoa hồng...


« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 02:05:26 pm »

Từ hàng ghế khán giả
ĐỪNG ĐỂ SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG THÀNH MỘT MỚ “TẠP-PÍ-LÙ”!!
Xin lỗi các bạn đọc, tôi xin mượn cách dùng chữ của Vương Hồng Sển tiên sinh mà gọi sân khấu cải lương – đang bị một số người tàn nhẫn đấm, đá, chà đạp  – đó là những người lợi dụng danh nghĩa “cải lương” để đưa cải lương vào chổ chết!
Từ khi hai vở cải lương bạc tỷ là “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga” (CATN) được đưa ra công diễn cho một số quan chức, khách VIP xem (chứ giá vé trên trời, người lao động dù có yêu cải lương đến mấy cũng không mua nỗi mà xem). Tôi chưa được xem vở Kim Vân Kiều, nhưng nghe nói nó được dàn dựng tốn kém bạc tỷ mà xót xa cho tiền bạc bỏ ra không đúng chỗ! Lại được “may mắn” (hay bất hạnh) xem DVD “Chiếc áo Thiên Nga” (mặc dù xem không trọn vở) nhưng chỉ với vài màn, vài cảnh là tôi đã biết nó như thế nào! Hèn chi, thiên hạ chê quá xá, nó là một mớ “tạp-pí-lù” không hơn, không kém. Ở CATN, nghệ thuật cải lương bị chà đạp không thương tiếc, dưới bàn tay của một người đạo diễn – theo người khác là giỏi – nhưng theo tôi là quá dở, nếu không muốn nói là…chẳng có mấy kiến thức về CL! Không kể đến nội dung cốt chuyện, kịch bản không bám chắc giai đoạn lịch sử, truyền thuyết An Dương Vương và nỏ thần, nói xin lỗi con nít cũng biết. Người có công giúp ADV xây thành Cổ Loa và giữ vững an ninh của triều đại là Cao Lỗ, thế mà trong CATN lại là…Cao…Nhựt, không giống lịch sử. Thời đại An Dương Vương mà có…phi thân, đánh kiếm giống như phim Tàu! Diễn viên bay bằng dây (mà phải một tay vịn cho khỏi té!). Đang ca vọng cổ, chuyển qua hát tân nhạc, một mớ hỗn độn, lộn xộn cứ đan xen nhau trong khung cảnh sân khấu tối thui một màu đỏ! Lại thêm ca sĩ tân nhạc Phương Thanh hát…vọng cổ, nghe cứ như là muốn …đấm vào mặt những nghệ sĩ chân chính, cô này – xin lỗi – ca tân nhạc cũng đâu có hay ho gì! Chỉ có cái gào thét bằng cái giọng khàn khàn, ca thì không có hơi hám, nội nghe cô ấy ca vọng cổ mà phải dừng lại “lấy hơi” cả chục lần trong một câu vọng cổ vẻn vẹn mấy chục chữ là phát mệt rồi! Vậy mà đạo diễn “tài năng” H-H lại cho cô ta hát vọng cổ mới là chết cải lương!! Chịu không nỗi! Rồi trong vở diễn cứ phải thay đổi những “xen” cải lương bằng những “xen” tân nhạc, những bài hát với nội dung không có dính dáng gì đến chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ cả! Xem xong đoạn II của DVD CATN, tôi thật sự chua xót, nghĩ mà thương cho cải lương Việt Nam, đang trong giai đoạn sống dở, chết dở mà còn bị “người ta” giẫm, đạp không thương tiếc, cải lương không chết mới là lạ!
Gần đây, qua TTO tôi mới biết thêm có 20 ca sĩ tân nhạc sẽ tham gia hát….vọng cổ - mà trong đó có những ca sĩ, nội cái tên thôi là thấy không có khiếu hát ca cổ - rồi: như Siu Black, Phương Thanh, Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng…với một số tên tuổi nữa mà tôi không nhớ hết (chắc ai là người trong cuộc sẽ nhớ kỷ). tất cả cùng tham gia vào “show” ca-vũ-nhạc-kịch “Chuyện tình Lan và Điệp”, cũng do đạo diễn tài năng - người đã ném tiền tỷ vào mớ “tạp pí lù Chiếc áo thiên nga” làm…tổng đạo diễn! Ca sĩ Minh Thuận làm “chủ nhiệm công trình”. Than ôi! thế là cải lương bước vào cửa tử một lần nữa , mong gì một ngày sân khấu sáng đèn? Xin đừng mượn cớ “ca sĩ thiết tha với cổ nhạc” mà đưa những người không có khiếu – xin lỗi – không biết một tý gì về cách điều hơi, nhả chữ của vọng cổ ra hát vọng cổ! Vọng cổ là “Bà chúa của cải lương”, đâu phải ai hát cũng được? Đâu phải ai có làn hơi “rong”, hơi dài trong lĩnh vực tân nhạc cũng đều hát được cổ nhạc đâu! Trong tân nhạc chỉ có giọng “Opéra” (nam cao), “Ténor”(nam trung, cao), “Bass” (nam trầm), “Baritone”(nữ trầm), chứ còn bên lĩnh vực ca cổ thì làn hơi, chất giọng nhiều vô thiên lủng, mỗi nghệ sĩ sở hữu một chất giọng, không ai hát giống ai đâu! Trên đời này, hát tân và cổ rất hay và không bị “lai” giọng chỉ có duy nhất một người, đó là “nghệ sĩ - ca sĩ - minh tinh màn bạc” Hùng Cường! Còn lại thì “tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” đừng tưởng ai cũng hát được như Hùng Cường mà nhào vô làm hư cả bản vọng cổ, một nghệ thuật mà bao đời nay được trân trọng gìn giữ, đó là tội ác! Nhất là trong lúc sân khấu đang thoái trào như hiện nay! Nếu có trường hợp nghệ sĩ mà hát tân nhạc, hay ca sĩ mà ca vọng cổ thì xin thông cảm, đó là họ hát vì “chén cơm, manh áo” chứ họ hát đâu có ra cái hồn gì đâu!
Tôi lại thiển nghĩ, giá mà tiền tỷ dồn vào cho dàn dựng vở cải lương “tạp-pí-lù” CATN, đem giúp cho một vài đoàn hát đang sắp “tan đàn, xẻ nghé” vì thiếu kinh phí thì rất hay phải không? Như đoàn cải lương CVL chẳng hạn, anh, chị, em từ ban lãnh đạo đoàn cho đến nghệ sĩ đều tha thiết với nghề, thế mà họ gần như không có kinh phí để dàn dựng vở mới mà phục vụ đồng bào, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa. Anh, chị, em nghệ sĩ đang sống rất kham khổ, ăn đói, mặc rách dồn hết vốn liếng để có vở mới, vậy mà cũng không đủ kinh phí để dựng. Giá mà bây giờ “rót” cho CVL chừng vài trăm triệu thôi, đó mới là hành động thực sự quan tâm đến sân khấu cải lương! Và anh em nghệ sĩ sẽ mừng biết bao nhiêu, ai có đọc những bài báo viết về đời nghệ sĩ của đoàn CVL trong những chuyến lưu diễn khổ cực về vùng sâu, đăng trên TTO sẽ cảm thấy thương cho họ. “Kiếp tằm phải trả nợ dâu. Nợ sân khấu trả bạc đầu chưa xong!” Là nghệ sĩ, ai cũng muốn trả hết nợ áo cơm cho tổ nghiệp, ai cũng mong một ngày mai sân khấu sẽ trở lại thời hoàng kim. Nhưng than ôi! thời hoàng kim đó chắc sẽ mãi mãi là dĩ vãng, khi mà “người ta” cố tình giết chết nghệ thuật cải lương bằng những vở cải lương “tạp-pí-lù” và những “nghệ sĩ” nửa mùa, những VCD, DVD hài kịch “ba rọi”, sân khấu chết là cái chắc rồi! Vô phương cứu vãn.
Phạm Kiều

(xin lỗi các bác, ký ra em phải chờ cho các bác "bức xúc" quá, mở topic mới đặng nhào vô chửi, nhưng chờ lâu quá, tớ "phọt" đại vào chỗ nầy, nếu có chiếm trang mong các bác và "đại ca" daibangden thông cảm! Nếu thấy chướng quá thì "gỡ" xuống, tớ không có ý kiến, ý cò gì ráo..he...he... Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 02:10:10 pm gửi bởi Đinh Phạm Kiều » Logged
Đinh Phạm Kiều
Thành viên
*
Bài viết: 32


Dù rằng đời ta thích hoa hồng...


« Trả lời #18 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 02:13:55 pm »

Bạn đọc viết
CẦN PHÂN BIỆT RÕ .

Thường thường, trong chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” hay những chương trình có dính dáng đến…ca cổ. Người ta (MC) thường hay giới thiệu thành phần ban nhạc cổ: “ Nhạc sĩ A đàn ghi –ta phím lõm, nhạc sĩ B đàn kìm, nhạc sĩ C đàn tranh...” Cứ như vậy, tất cả mọi người đều là “nhạc sĩ” hết trọi!
Theo định nghĩa từ ngữ thì: nhạc sĩ (musician; composer; songwriter) là người…viết ra nhạc (songwriter)! Người phải có tác phẩm phục vụ cho công chúng thì mới được xem là “nhạc sĩ”. Còn người “sử dụng” các loại nhạc cụ, nhạc khí để tự mình biểu diễn, hay kết hợp với các loại nhạc cụ, nhạc khí khác thì được gọi là “nhạc công”  (bandsman;  instrumentalist). Như vậy, tất cả những người sử dụng nhạc cụ, nhạc khí trên sân khấu, trong một buổi biểu diễn đều được gọi là “nhạc công”, trừ người đứng chỉ huy giàn nhạc (nếu là nhạc giao hưởng) thì được gọi là “nhạc trưởng” ( leader/conductor of an orchestra;  bandmaster)
Tôi không biết rõ lắm về cách sử dụng từ ngữ của giới sân khấu. Có lẽ ai cầm đàn đều được gọi là “nhạc sĩ” chăng? Vì bên cổ nhạc, người viết ra tác phẩm được gọi là “soạn giả” (hay thầy tuồng), còn bên tân nhạc thì rạch ròi lắm, ai “viết ra nhạc” thì là “nhạc sĩ”, ai chỉ sử dụng nhạc cụ, nhạc khí thì gọi là…nhạc công! Chỉ có bao nhiêu đó thôi, cũng đủ thấy cách gọi và xưng của hai bên tân, cổ nhạc không giống nhau rồi. Cũng tương tự như thế, người hát tân nhạc thì được gọi là “ca sĩ”, người hát cổ nhạc thì gọi là “nghệ sĩ”, có trường hợp người vừa viết nhạc (nhạc sĩ) lại vừa biết ca (ca sĩ) thì được MC giới thiệu là “Ca, nhạc sĩ…”, nghe không hiểu! Vả như, người soạn giả viết ca cổ, lại biết hát vọng cổ luôn thì giới thiệu thế nào cho “yên ấm mọi bề” đây? Chẳng lẽ lại giới thiệu: “Soạn, nghệ sĩ…?”. Sao lại không có một cái tên gọi nào cho rạch ròi, rõ ràng hơn nhỉ? Vốn từ vựng của Việt Nam rất phong phú, nhưng không phải vì cái quá phong phú đó mà ta tha hồ muốn gọi sao cũng được.
   Kiều tui chỉ là dân quê, trình độ lõm bõm chỉ biết đọc, biết viết…Nếu bài viết này có chỗ nào không phải mong các bậc “tiền bối”, các “ca, nhạc sĩ”, các “soạn, nghệ sĩ” thông cảm mà bỏ qua, đa tạ!
Đinh Phạm Kiều (Kinh) Phong



Logged
bagai
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 03:35:45 pm »

sao lại có vụ may đồ bằng bồng bột , chắc bác nhầm là đồ may bằng vải nylon dầu . Vải này bền thấy bà cố luôn , lại nhẹ chỉ có điều nó bí hơi , mặc lâu nó thành lò xo Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM