Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:49:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tội ác của Khme đỏ???  (Đọc 234935 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
matkieng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 271


« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:15:47 pm »

Không dể đổi đâu bác ui, nhưng đọc để chắt lọc, đôi khi có những thông tin có thể làm cơ sở cho phản biện để soi lại mình nửa chứ haanh.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 09:33:41 pm »

Có cái tài liệu này muốn đưa lên để các bác tham khảo, mỗi tội nó nguyên đánh máy trên giấy pơluya, nét còn nét mất nên em phải bắt vợ và con gái gõ lại, tiến độ rất chậm, các bác thông cảm nhé! Grin

SỰ THANH TOÁN NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CAM-PU-CHIA ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM (TẬP KẾT)

 
BOUDAREL(GEORGES)
(Tập san Sưu tầm tài liệu Pháp 1979)

  Hai lời khai dưới đây đã được G.Bu-đa-ren ghi nhận vào tháng 2 năm 1978 tại tỉnh Tây Ninh. Hai người cán bộ cộng sản Khơ-me này tự nhận là những người "tập kết",(từ Việt Nam có nghĩa là tập hợp lại). Theo các cuộc tập hợp các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Liên Hiệp Pháp, tại hai khu vực bên này và bên kia vĩ tuyến 17, họ đã được bí mật đưa ra miền Bắc Việt Nam vào năm 1954.

Lời khai của Li-Yang-Duo
Uỷ viên, Tỉnh uỷ Đảng Cộng Sản Kampot từ năm 1970 đến tháng 9 năm 1974
               

  Li-Yang-Duo kể ngay anh đã thoát khỏi chết được trong trường hợp nào.
             
  -Vào một buổi chiều tối sáu giờ có sáu người mang vũ khí đến nhà tôi, lúc ấy tôi ở Khoum-Loum-Liou thuộc quận Kompong Trai(Kampot). Tôi hỏi họ: Các anh muốn làm gì tôi đây?

  -Chúng tao nhận được lệnh tới bắt mày.

  -Bởi vì mày là một tên phản động, một tên xét lại, một tên thuộc lực lượng thứ ba và là một tên tay sai của Việt Nam. Trước khi độc lập phải thanh toán tất cả bọn này.

  Chúng đã đem tôi đi xa năm trăm thước ra khỏi làng, qua các ruộng muối và đưa tôi vào một khu rừng nhỏ. Một tên ở lại bìa rừng. Còn những tên khác lột quần áo tôi ra, dùng dây ni-lông trói tay tôi ra sau lưng. Chúng nói với tôi: "Đi tới chỗ đó mày không cần phải có quần áo". Ba tên dùng xẻng và cuốc để đào một cái hố. Chỉ có một tên canh giữ tôi. Trong lúc chờ đợi tôi đã gỡ được dây trói. Sau một lúc lâu bọn kia kêu dẫn tôi tới. Tôi giả vờ như mất một chiếc dép chúng vẫn còn cho tôi mang, tên canh gác tôi cúi xuống. Tôi lấy nắm bùn muối đã lượm được và ném vào mặt hắn rồi chạy tuột vào trong rừng quên luôn cả việc phải giựt súng của hắn. Tôi chạy được mấy thước thì hắn đã trấn tĩnh lại được và đã gọi đồng bọn. Chúng đã xả súng bắn. Tôi bò dưới đất: một viên đạn đã xuyên qua chân tôi.

  Anh đưa cho tôi xem vết sẹo rất rõ ở dưới bàn chân và ở cổ chân. Không thể truy lùng được trong đêm tối, nên bọn "đao phủ" đã buộc dân chúng phải bao vây khu rừng.

  Chúng nói với mọi người: "Nếu các người thấy nó, hãy lấy gậy đập vào đầu cho nó chết". Tới lúc gà gáy, tôi có cảm giác là ở một chỗ, dường như không có người canh gác. Có lẽ họ còn ngủ chăng? Tôi đã cố lách ra được khỏi khu rừng, tôi bò tới ruộng muối, theo một bờ lạch rồi bơi qua sông, tới một khu vực không có dân chúng. Sau một tuần lễ tôi đã sang được đất Việt Nam, chỉ ở cách đó có 3 cây số.

  -Trong tuần lễ ấy anh đã sống như thế nào?

  -Ăn củ và trái cây rừng. Tại Việt Nam, tôi đã được đón tiếp rất nồng hậu. Sau ba tháng bồi dưỡng tại bệnh viện Long Châu, tôi được tặng 5 ngàn đồng và 2 bộ quần áo. Ngày 25 tháng 10 năm 1977 tôi được cử về đây.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2008, 09:43:30 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 07:18:49 pm »

- Li- Yang Duo còn nói rõ là trước năm 1954, anh là bộ đội trong quân đội Khơ-me Ít-xa-rắc, thuộc đơn vị 126 Kompong Trach. Anh vào bộ đội năm 1953. Cha anh là Mekhum tức xã trưởng trong làng. Sau năm 1960 kế nhiệm cha anh, người anh của anh đã bị đập bể sọ năm 1974, vì là người đi theo Xi-ha-núc. Anh cũng có một người anh em nữa, hiện anh không có tin tức. Trong thời gian ở Bắc Việt Nam, Li- Yang- Đuo đi bộ đội từ năm 1954 đến 1961 tại Tịnh Điền (Thanh Hoá). Rồi sau khi học hết chương trình phổ thông ở Việt-Nam tại Phú Thọ, đến năm 1963, anh đã được cử đi Trung Quốctại Chongeing ( Tứ Xuyên ) miền Sichuân.

- Anh đã học gì tại đó ?

Anh trả  lời vẻ chán ngấy :

- Tư tưởng Mao Trạch Đông, chỉ có thế thôi .

  Anh nói tiếp năm 1970 khi xảy ra vụ đảo chính của Lon–Non, tôi làm việc tại ty văn hoá Hoà Bình. Chính là trong thời gian này người ta đã băt đầu chuẩn bj cho tôi trở về xứ. Tôi đã theo một khoá do Trung ương Đảng cộng sản Việt-Nam tổ chức tại Hoà Bình. Đảng Việt-Nam và đảng Campuchia đã quyết định đưa chúng tôi về nước. Cuộc hành trình theo đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài 3 tháng. Khi trở về nước chúng tôi gặp những người lãnh đạo Ăng-ca, họ rất lạnh nhạt đối với chúng tôi, coi chúng tôi như bọn người cầu an và là những người cần phải giáo dục lại. Vào năm 1971 đó là quan điểm của Tamok, uỷ viên Trung ương, bí thư khu 281. Chúng tôi đã vấp phải những khó khăn. Các cán bộ coi chúng tôi là những  thành phần nô lệ nước ngoài, nhất là Việt-Nam. Tôi cũng đxã gặp Chu Chet, một uỷ viên khác trong vùng. Cũng như Tamok, hắn đã tham gia chiến tranh chống Pháp nhưng cả hai đều không được đưa sang Việt-Nam vào năm 1954. Rồi lúc đầu họ bố trí tôi công tác tại vùng đông bắc, kế đến tỉnh Kampot.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2008, 09:06:36 pm »

  - Lúc trở về nước các anh có bao nhiêu người ?

  - Hơn 100 người thuộc hầu hết các tỉnh CamPuChia

  - Những bạn anh bây giờ ra sao ?

  - Họ bị đập bể sọ chết. Họ đã loại chúng tôi qua 5 giai đoạn. Trước tiên họ cho chúng tôi giải ngũ, điều chúng tôi đi, rồi cho chúng tôi nghỉ công tác. Giai đoạn thứ hai khai diễn vào năm 1972. Người ta không giao cho chúng tôi những nhiệm vụ rõ rệt nữa. Rồi đến giai đoạn thứ ba, họ bắt đầu loại chúng tôi lần lần. Tới giai đoạn thứ tư, chúng tôi được kêu đi theo khoá học tập và trên đường đi đã bị thủ tiêu. Sang giai đoạn năm, người ta công khai hạ sát chúng tôi. Có một trường hợp, bảy cán bộ tập kết cả nam lẫn nữ đã bị bắn chết trước công chúng ngay tại nơi họ đang sinh sống. Chúng đến giữa đêm khuya, kêu họ ra và khi các đồng chí vừa ra thì chúng xả súng bắn. Vào đầu năm 1972, người ta cho chúng tôi nghỉ công tác, và điều chúng tôi đi nơi khác. Vào thời gian ấy không còn lính Việt Nam trong các làng Khơ-me nữa: bộ đội Việt Nam đã tập trung trong rừng. Người Việt Nam bị tách ra khỏi nhân dân Khơ-me. Và lúc đó bắt đầu thi hành một kế hoạch loại trừ những người Việt Nam bị coi như là đạo quân thứ năm. Vào cuối năm 1973, chúng đã giết trong đêm tất cả gia đình một thương gia, gồm cha mẹ và con gái. Đó là gia đình ông Tốt, có người em là bộ đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông ta sinh sống ở Srei Chea Srok thuộc Kompong Trach (Kampot). Vào lúc 8 giờ tối, chúng đến bắt tất cả mọi người mang đi và đập sọ chết hết. Hồi ấy, tôi còn phụ trách một công tác. Chính Pok Sieng, bí thư huyện uỷ Kompong Trach đã ra lệnh thủ tiêu gia đình này.

  - Vậy không có ai phản đối sao?

  - Thời kì ấy, những người "tập kết" không còn hoạt động gì trong đảng nữa. Khi họ trở về Cam-pu-chia, người ta (những người Khơ-me đỏ) đã buộc họ phải ký vào một tờ cam kết từ bỏ Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia (tức Pak Pra Chea Chou, tên gọi của Đảng cộng sản Cam-pu-chia, trước thời kì Pôn-pôt). Tuy nhiên, nhiều người cũng không có nhiệm vụ nào cả. Chẳng hạn tại khu 201 không có người nào có một chức vụ trong Đảng.

  - Hồi ấy có cố vấn Trung Quốc không?

  - Vào năm 1974, trong vùng tôi không có.

  - Tại sao anh biết được là các đồng chí của anh đã mất tích?

  - Bởi vì trong các buổi họp, người ta đã báo tin là họ mất tích; vả lại người ta nhắc đi nhắc lại hoài. Thường thường là mất tích khi được kêu đi hội họp. Trên đường đi thường là bị hạ sát bằng một phát súng lục. Đó là trường hợp của tất cả những người bị xếp vào loại gián điệp hoặc thành phần các lực lượng thứ ba.

  - Tại sao gọi là "lực lượng thứ ba"?

  - Lực lượng thứ nhất là những người theo Lon-non; lực lượng thứ hai là Khơ-me đỏ. Lực lượng thứ ba, theo ngôn ngữ của Ang-ca, bao gồm một mặt những người theo Xi-ha-núc, các viên chức cũ của chính phủ ông ta, và mặt khác, những người cộng sản đã tập kết ra miền Bắc Việt Nam.

  - Người ta có nói nhiều đến Xi-ha-núc không?

  - Cái đó tuỳ theo từng vùng. Cũng có khi người ta nói, cũng có khi người ta không dám nói. Tuy nhiên, ai tỏ ra là theo ông ta thì sẽ bị nghi ngờ và bị theo dõi.

  - Về vấn đề thanh toán, thì chính xác ra ai đã bị thanh toán và thanh toán theo một tỉ lệ là bao nhiêu? Đặc biệt là trong số những đồng chí "tập kết" của anh?

  - Phần lớn những đồng chí của tôi đã bị thủ tiêu, giết chết. Nhưng tôi không có những con số chính xác.

  - Còn đối với những người theo Xi-ha-núc thì ra sao?

  - Tất cả những trưởng ấp (Phum), xã (Khum), quận trưởng (Srok) và tỉnh trưởng. Cả những binh sĩ của Xi-ha-núc đã chạy theo kháng chiến nữa. Có không biết bao nhiêu là người vợ goá vì thường thường người ta chỉ giết đàn ông thôi.

  - Trong số những người tập kết anh biết rõ, anh ước tính số bị giết chết là bao nhiêu?

  - Tại khu 201, tất cả chúng tôi gồm hơn 100 người tập kết. Bây giờ chỉ còn có 6 người sống sót, 4 người có mặt tại Việt Nam, tại đây, 1 còn ở miền Tây và tôi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Đinh Phạm Kiều
Thành viên
*
Bài viết: 32


Dù rằng đời ta thích hoa hồng...


« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 03:52:57 pm »

Không thể nào nói hết tội ác của bọn xâm lược - bất cứ là quân đội của nước nào - đối với đồng bào ta! Ngày xưa, bon lính Pắc-Chung-Hy (Sư đoàn Bạch Hổ và Thanh Long của Đại Hàn dân quốc) cũng tàn sát đồng bào ta ở Bình Định nhiều lắm. Rồi đến bọn lính "Mảng xà vương" của Thái Lan cũng từng gây tội ác trên quê hương ta. Bây giờ, ta đang trong xu thế hội nhập nên bỏ thù thành bạn, chứ tội ác thì muôn đời vẫn là tội ác, đúng không? Tôi đã từng tới Ba Chúc, thăm những dấu tích mà bọn diệt chủng Pôn-Pốt; Iêng-Xa-Ry để lại trên mảnh đất đau thương này! Được người dân ở đó kể lại tội ác của bọn Kh'Mer đỏ mà lòng sục sôi căm hờn! Dấu máu của người dân vô tội vùng Ba Chúc vẫn còn in trên vách ngôi chùa, nơi này bọn Pôn-Pốt đã ném lựu đạn vào hầm trú ẩn, giết sạch những người dân không có tấc sắt trong tay! Chỉ duy nhất có một ngườin sống sót kể lại câu chuyện kinh hoàng đó, nghe thật là thê thảm, các bạn ạ! Rồi các hòm kính đựng đầu lâu của dân Ba Chúc vẫn còn đó như một dấu tích căm hờn. Nhắc nhỡ ta không bao giờ quên cái tội ác mà bọn khốn nạn Kh'Mer đỏ đã ghi dấu trên quê hương ta! Một người bạn thân của tôi, từng chiến đấu bên K những tháng năm cống Mỹ cho biết: Ngày đó, nếu bộ đội VN mà đi lẻ tẻ thì bọn Kh'Mer đỏ sẵn sàng tấn công và "cáp duôn" (giết chết!) Chủ yếu là bọn chúng lấy...quần áo, súng đạn, gạo, dép và...tất cả những gì mà người lính Việt Nam mang trên người. Hồi chống Mỹ - hạt gạo chia tư, mối thù xẻ nửa  - mà còn như thế, thì chuyện bọn chúng nổ súng tấn công ta vào lúc 12 giờ trưa ngày 30/4/1975 cũng là lẽ tất nhiên! Chúng ta, sau Giải phóng chỉ hòa bình được có ...mấy chục phút! Rồi sau đó, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới kéo dài như các bạn đã biết! Người lính Việt Nam không bao giờ quên được những tội ác mà bọn ngoại bang để lại trên đất nước, trên cơ thể đồng bào ta! Bọn chính trị sa lông ở nước ngoài muốn nói gì, cứ để chúng "sủa" cho sưong771 miệng. Có chết ai đâu, mà cũng đâu có ai tin bọn chúng nửa? Chỉ có những người còn thù ghét chế độ của ta mới có hành động, lời nói bênh vực bọn chúng thôi! Chào các bác nhé!
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 06:20:08 pm »

                               
Lời khai của Tan Sareun
                               
Cựu Ít-xa-rắc, 53 tuổi



  Tôi sinh đẻ tại Phnom Penh, cây số 6 trên đường đi Prek Dam. Vào năm 1950 tôi tham gia phong trào Ít-xa-rắc tại Kompong Cham và phục vụ trong ngành tình báo quân đội. Năm 1974 cha mẹ tôi đều đã bị giết chết tại Cam-pu-chia. Mãi tới năm 1976 tôi mới lấy vợ.
Năm 1954, khi được đưa ra tập kết ở miền Bắc Việt Nam, người Việt Nam thường gọi đùa tôi là 'cán bộ Đa-dê-năng" (một cán bộ đa năng cũng giống thuốc Đa-dê-năng có thể trị bá chứng vậy), tức là một loại cán bộ cơ sở có thể điều đi bất cứ chỗ nào, và giao cho bất cứ
nhiệm vụ gì tuỳ theo nhu cầu của lúc đó.

  Thế nên tại miền Bắc Việt Nam, lúc đầu tôi làm công nhân tại nhà máy điện mới được xây cất và phải đưa vào sản xuất. Vào lúc ở gần đó đê Mai Lâm bị vỡ, tôi đã tham gia đắp đê lấp chỗ vỡ. Năm 1957, tôi được đưa đi học tập chính trị tại Phú Thọ, rồi năm 1958 được đưa đi Vĩnh Phúc để học phổ thông bổ túc. Tôi không đi Trung Quốc. Nhưng tôi đã làm việc tại miền thượng du như làm công nhân tại mỏ thiếc Tĩnh Túc. Vào năm 1962, khi tôi còn đang làm việc tại đấy, người ta đã đưa tôi đi học trường bổ túc dành cho công nhân và nông dân, mở tại Đông Triều. Sau khi học hết lớp 10, tôi được điều vào Nghệ An với tư cách là bí thư trường đào tạo công nhân chuyên nghiệp. Năm 1966-1967, người ta đưa tôi sang Ban đối ngoại của Đảng do đồng chí Xuân Thuỷ phụ trách. Tôi ở đấy cho đến năm 1970. Khi xảy ra vụ Lon-non làm đảo chính, người ta quyết định đưa tôi về nước để tham gia chiến đấu. Thế là tôi đã làm xong nhiệm vụ "cán bộ Đa-dê-năng" tại Việt Nam để lại tiếp tục một nhiệm vụ mới tại chính nước tôi, tại đây còn đủ mọi việc phải làm.

  Tôi là trong số những người đã tổ chức cho những đoàn xe tiến vào Nam. Rời Bắc Việt Nam vào Cam-pu-chia, tổng cộng có khoảng trên 1000 người Khơ-me tập kết ra Bắc vào năm 1954. Chúng tôi đi từng đợt khoảng 100 người và theo đường mòn Hồ Chí Minh. Nhóm của tôi gồm khoảng 120 người, đi đường nhiều người ngã bệnh và lúc tới nơi chúng tôi chỉ còn 63 hay 68 người, tôi không nhớ đích xác con số. Một số đã tới sau. Bây giờ tôi tự hỏi không biết bao nhiêu người trong số chúng tôi hiện nay còn sống.

  Sau khi trỏ về nước được ba tháng, chúng tôi được phân tán đi hầu hết khắp mọi nơi trên đất nước Cam-pu-chia. Tôi đã làm bí thư huyện uỷ, rồi uỷ viên đảng bộ tại Kompong Cham từ 1970 đến cuối năm 1973. Lúc ấy tôi nhận thấy chúng tôi không còn được Đảng tín nhiệm nữa. Tôi mất chức và được đưa sang hành chánh, phụ trách Ty y tế trong tỉnh.

  Lúc ban đầu, tôi rất sung sướng được trở về nước. Sau khi quyết định của Đảng được chấp thuận và phổ biến vào hồi ấy, tức năm 1970, tôi đã làm việc hết sức mình để móc nối, tiếp xúc, xây dựng cơ sở đủ loại. Tôi đã xây dựng được những tổ, những cơ sở cho quân đội, cho Đảng, cho các phong trào quần chúng. Tôi đào tạo các cán bộ và phổ biến đường lối. Vào cuối năm 1973, càng ngày tôi càng cảm thấy có nhiều dấu hiệu nghi kỵ tại vùng hoạt động của tôi. Người ta không muốn tôi tham dự những buỏi hội họp ở Trung ương nữa. Người ta đã giao cho tôi nmột công tác không có một trách nhiệm chính trị nào, rồi kế đó, tôi lại chẳng được giao cho công tác nào rõ rệt cả.

  Kể từ lúc đó, người ta đã thúc đẩy các cán bộ cấp cơ sở phê bình tôi. Người ta lên án tôi là người Cam-pu-chia mà lại đội nón lá như là người Việt Nam. Người ta nói rằng, chịu để đưa ra miền Bắc là tôi đã chạy theo cá nhân chủ nghĩa và có tinh thần cầu an. Nói đến tôi, người ta cứ coi tôi như là một kẻ mưu mô xảo quyệt, mới giành được địa vị. Một vài người bạn của tôi trước đây có ở miền Bắc Việt Nam đã bị ám sát.

  Đó là trường hợp của Rotana Kéo, trước kia có học ở Đông Triều và đã làm tiểu đoàn trưởng ở Kompong Thom. Trong nội bộ Ang-ca, anh ta đã chỉ trích các cán bộ khác là đã không chăm sóc đến đời sống của các chiến sĩ. Anh cũng đã chỉ trích một số cán bộ là đã theo đuổi một chính sách bè phái, đã đề cao vợ con mình thay vì tiến cử những người có thành tích tốt trong đơn vị. Rotana Kéo được triệu tập đi họp và đã bị ám sát ở giữa đuờng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
zjnzenzon
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2008, 08:38:16 pm »

cảm ơn các bác về bài viết này. Có lẽ khôngcso các bác, không có bài này thì em sẽ không thể biết đc về những trang lịch sử vn mà ngày nay bị bôi đi với vô số điều ngược lại hẳn so với lịch sử mà em đc biết qua mang. KHông tin các bác lên google tìm xem 10 bài viết về ba chúc thì ít nhất có 3 bài là... Sad
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2008, 08:44:08 pm gửi bởi zjnzenzon » Logged
tomi_66
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2008, 10:12:31 pm »

Nhung gi ma cac cuc binh post len dien dan, nhung hinh anh va loi ke, tat ca deu su that, chinh ban than toi cung tung tham gia chien dau tai Mat tran 479 thuoc trung doan 88, va toi cung nhu tat ca nhung nguoi ban dong ngu deu chung kien nhung ho chon nguoi, nhung chiec so nguoi binh be o phia sau, that it nhung chiec so bi ban, da phan deu bi dap dau, Ngay tai thanh pho Siemriep, toi tam dong quan tai noi ma truoc kia la Truong quan chinh doi dien Ks Sihanuc ( dung dan vao Bo Tu lenh mat tran 479, cac ban co tin rang chung toi ngoi an com troi mua, no la lam troi di lop dat mong va loi len nhung dau lau va xuong nguoi trang heu, ho bi giet va vui xuong dat that nong chu khong duoc chon cat tu te
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2008, 10:26:20 pm »

Chào bác, hy vọng được nghe bác kể chuyện! Mà bác đừng kể chuyện xịt ba-lô pốt như lão haanh nhá!  Grin
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #69 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 10:08:10 pm »

Nhung gi ma cac cuc binh post len dien dan, nhung hinh anh va loi ke, tat ca deu su that, chinh ban than toi cung tung tham gia chien dau tai Mat tran 479 thuoc trung doan 88, va toi cung nhu tat ca nhung nguoi ban dong ngu deu chung kien nhung ho chon nguoi, nhung chiec so nguoi binh be o phia sau, that it nhung chiec so bi ban, da phan deu bi dap dau, Ngay tai thanh pho Siemriep, toi tam dong quan tai noi ma truoc kia la Truong quan chinh doi dien Ks Sihanuc ( dung dan vao Bo Tu lenh mat tran 479, cac ban co tin rang chung toi ngoi an com troi mua, no la lam troi di lop dat mong va loi len nhung dau lau va xuong nguoi trang heu, ho bi giet va vui xuong dat that nong chu khong duoc chon cat tu te
Trung đoàn 88, con hổ xám Miền Đông, thuộc F302 phải không? Thân chào đồng đội tomi_66! Ytá ở trung đoàn pháo 262, F302 đây. Tomi_66 đóng ở Siêm Riệp từ năm nào tới năm nào vậy, ở đây có nhiều đồng đội từng tham chiến ở chiến trường Siêm Riệp như bác haanh, hiephoa2000, lukhach ... Rất mong nghe bác kể về E88 ở Xa Mát, Lò Gò, Xóm Giữa, Kampong Cham, Kampong Thom, Kralanh, Chông Kal, Sầm Rông, Núi Hồng, Núi Cốc ... Khách sạn Sihanuc bác nói có phải ngay đầu Cầu Đá, khu công viên trung tâm Siêm Riệp không? Ytá học quân y gần đó năm 1979.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM