Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:46:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tội ác của Khme đỏ???  (Đọc 234942 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #40 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:09:32 am »

ĐÁM CƯỚI TẬP THỂ.
Dân chúng Căm-Bu-Chia vốn có tục thường lấy nhau vào tháng Chạp. Lúc ấy là mùa lạnh. Đa số nông dân làm gì có quần áo len ấm để mặc vào mùa đông. Về đêm, nếu ngủ một mình thì lại càng cảm thấy lạnh hơn. Bởi thế mùa này còn được coi như là mùa của ái ân, mùa của yêu đương, để sưởi ấm cả tâm hồn lẫn thể xác con người.
Tục này cũng đã diễn ra trong các nông trường lao động cải tạo của bọn Khờ-Me đỏ, nhưng dưới hình thức tập thể. Đám cưới tập thể được diễn ra làm 2 đợt. Đợt thứ nhất dành cho các cặp thanh niên nam, nữ Khờ-Me đỏ lấy nhau, gọi là “trong gia đình cách mạng”. Đợt thứ nhì, diễn ra ngay sau đó, dành cho các đấng “anh hùng cách mạng” kết hôn với những người con gái thuộc thành phần... “Ngụy”!

Đây là cao điểm chót của đám cưới tập thể!
Một đêm trước ngày đám cưới, ban chỉ huy trại đã cho lính đi ruồng bắt hết những thiếu nữ đến tuổi có thể làm tình được trong những gia đình dân chúng lưu đày đem về giam lỏng trong văn phòng. Một toán nhỏ phụ-nữ Khờ-Me đỏ lãnh trách nhiệm canh gác và giải thích cho những thiếu nữ xấu số, đáng thương này biết trước những gì sắp xảy ra trong ngày đám cưới tập thể.
Lan-Thi may nhờ được Toum che chở, lại thêm mang danh nghĩa gái đã có chồng, nên thoát khỏi cuộc bố ráp tàn nhẫn này. Nhưng 2 chị em cô bé hàng xóm của chúng tôi là Phalla và Sophi lại bị bắt đi cùng với mười mấy cô gái khác đồng cảnh ngộ. Với tư cách là những người đỡ đầu cho chị em Phalla và Sophi, đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên chúng tôi được phép đến chứng kiến cảnh đám cưới tập thể ấy.
Khoảng 8 giờ sáng, đám đông người đã tụ họp trước phòng ăn tập thể của trại, đứng ngồi đầy trước khu sân rộng. Hôm nay cờ xí và biểu ngữ với những khẩu hiệu cách mạng đã treo khắp nơi. Đến 9 giờ thì viên chỉ huy trại đến. Hắn vẫn mặc bộ đồ đen thường nhật và trên tay cầm mấy tờ giấy có ghi danh sách những người sắp kết hôn.
Hôm nay đám cưới tập thể của trại đã đặc biệt dành cho 7 chàng Khờ-Me đỏ, được xưng tụng là “anh hùng cách mạng” và “con cưng của Angkar”, sẽ kết hôn với những cô gái... Ngụy!
Theo nguyên tắc, 7 chàng rễ mới này sẽ được viên chỉ huy trại đọc tên từng người lên chọn vợ trong số 19 thiếu nữ ngụy, đang rầu rĩ ngồi thành 1 hàng dài trên những chiếc ghế tre như những tội nhân sắp bị lên.. đoạn đầu đài!
Mặc dù hôm nay chỉ có 7 người trong số 19 cô sẽ bị trở thành “công cụ ái-tình” của những chành “anh hùng cách mạng”, nhưng vẻ mặt cô nào cũng đau buồn, và đôi mắt đỏ hoe, vì đã khóc suốt đêm qua.
Khi viên chỉ huy cầm tờ giấy đứng lên, sắp sửa đọc tên, không khí bỗng trở nên hoàn toàn im lặng. Mọi người đều nín thở để nghe cho rõ. Cố lấy giọng thật cao và trịnh trọng, viên chỉ huy dõng dạc hô to:
- Đồng chí Kheng! Đồng chí hãy đứng lên và chọn vợ!
Từ trong đám đông Khờ-Me đỏ, 1 thanh niên nhỏ thó với khập khễnh chống gậy bước ra, đi lên phía khán đài. Hắn bị mù cả đôi mắt. Khắp mặt hắn bị cháy phỏng lột hết da và chẳng còn sợi tóc nào. Trên cái đầu khủng khiếp ấy người ta còn thấy những vết mủ và nước vàng từ 2 cái lỗ mắt sâu hoắm đang chảy rịn xuống. Khi tới gần khán đài, hắn nói:
- Thưa đồng chí Kamaphibal. Đồng chí là 1 đấng siêu nhân, có khả năng phân biệt cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, vậy xin đồng chí tùy tiện lựa dùm em một người vợ. Sự lựa chọn của đồng chí là của em!
- Đồng chí Kheng-viên Kamaphibal nói - Trong cuộc lựa chọn này tôi không thể nào thay mặt đồng chí được. Hôn nhân là điều rất quan trọng, hơn thế nữa đây lại là những người con gái thuộc thành phần... “ngụy”, tôi không biết gì về họ cả. Nếu là những nữ đồng chí cách-mạng thì tôi có thể giúp được phần nào ý kiến. Vậy, để giải quyết vấn đề này cho đồng chí, tôi đề nghị 1 cuộc bắt thăm. Đồng chí có bằng lòng không?
- Như vậy cũng được, thưa đồng chí Kamaphibal!
Lập tức mấy nàng Khờ-Me đỏ liền lấy giấy xếp lại, cắt, ra làm 19 lá thăm nhỏ, vo tròn lại, rồi bỏ vào trong 1 cái giỏ tre.Viên Kamaphibal lấy 1 lá thăm ra viết tên “Kheng” lên, rồi cuốn lại như cũ, bỏ vào trong giỏ. Sau khi đã xào mấy lá thăm cho lẫn lộn rồi, 1 nàng Khờ-Me đỏ cầm giỏ thăm đến chĩa vào trước mặt từng người con gái đang ngồi cứng đơ như tượng gỗ và mặt mày xanh xám cắt không còn giọt máu vì sợ hãi.
Tôi thấy những bàn tay nhỏ bé, yếu đuối, run rẩy cầm lên những mảnh giấy cuốn tròn, có giá trị quyết định cả một cuộc đời trong tương lai của họ. Như số phận đã định đoạt, Sophi cô bé hàng xóm còn ngây thơ và rất dễ thương của chúng tôi đã bắt trúng lá thăm này!
Vừa mở lá thăm ra, nàng đã buột miệng kêu to:
- Trời Phật ơi!
Rồi nàng ngồi yên chết lặng, hai hàng nước mắt tuôn rơi lã chã. Trong khi đó, Phalla ngồi kế bên đưa tay lên bưng mặt nức nở, nghẹn ngào. Lúc ấy, một bà lão nhà nông bước đến tìm lời an ủi nàng:
- Cháu đừng có khóc. Hôm nay là 1 ngày vui chứ đâu phải là ngày chết chóc.
Vừa nói bà ta vừa gỡ lấy tờ giấy nhỏ trong tay Sophi đem đưa cho viên Kamaphibal, đồng thời chỉ về phía Sophi và nói to lên cho mọi người cùng nghe:
- Đây là lá thăm may mắn nhất!
Chàng “anh hùng cách-mạng” Khờ-Me đỏ, tên Kheng, chẳng may đã mù mắt nên không thể thưởng thức được vẻ đẹp khả ái của người vợ trẻ, lúc bấy giờ đang ngồ ủ rũ, xanh xao như 1 cái xác không hồn.
Viên Kamaphibal cầm lá thăm đưa lên cao, ho tô khẩu hiệu:
- Hoan-hô cô dâu!
Mọi người đều hô to theo, lập lại đến 3 lần: “hoan hô cô dâu!”
Sau đó Sophi liền được dìu đến ngồi bên cạnh anh chàng tật nguyền, con cưng của Angkar. Cuộc chọn vợ tiếp tục diễn ra. Tất cả 7 chàng anh hùng cách mạng đều là những phế-nhân, kẻ thì cụt cả 2 tay, người thì cụt cả 2 chân. Có đứa nhẵn nhụi như 1 củ khoai, chẳng còn tay chân gì nữa. Tuy nhiên, kẻ thiệt thòi nhất vẫn là tên Kheng, vì mù mắt, nên đã không thưởng thức được vẻ đẹp của người con gái... “ngụy”!
Lần này, may mắn cho Phalla, nàng đã thoát nạn bị cưỡng bách lấy anh hùng cách mạng!
Trước khi tuyên bố chấm dứt buổi lễ đám cưới tập thể, viên Kamaphibal ra lịnh cho mọi người đồng hô to 3 lần khẩu hiệu:
- Hoan hô vợ chồng mới! Angkar muôn năm!
Tôi và Lan-Thi cùng Phalla theo chân mọi người rời khỏi khu làm lễ, để Sophi ở lại một mình với cuộc đời bắt đầu đổi mới của nàng giữa đám Khờ-Me đỏ. Vừa đi tôi vừa bâng khuâng tự hỏi: liệu Sophi có đủ can đảm để chịu đựng số phận cay nghiệt này không? Nàng sẽ sống làm sao bên 1 gã đàn ông dốt nát tật nguyền, trông đến khủng khiếp như thế? Tôi cảm thấy sót xa, thương hại nàng vô cùng.
Hôm sau là phiên của Sophi phải đến trại để lãnh khẩu phần, nhưng vì nàng không còn ở chung với chúng tôi nữa, nên Phalla đã đi thay nàng. Nhưng chỉ giây lát sau Phalla đã trở về vừa đi vừa khóc mếu máo, trông thật là thảm thiết. Nàng nức nở nói trong tiếng khóc:
- Sophi đã chết rồi anh chị ạ!
Lan-Thi hốt hoảng hỏi:
- Sao vậy? Tại sao Sophi lại chết!
- Sophi đã tự tử chết từ hôm qua rồi, anh chị ơi. Đây là lá thơ tuyệt mệnh mà bọn Khờ-Me đỏ đã tìm thấy trên xác của Sophi...
Lan-Thi ôm chầm lấy Phalla và òa lên khóc nức nở. Tôi cũng không dằn được xúc động, khóc bật lên thành tiếng nghẹn ngào. Tôi cầm lá thơ của Sophi đọc dứt từng quãng một:
“Em yêu quý và các bạn thân mến,
Tôi không biết phải nói làm sao cho em và các bạn hiểu chuyện này. Đầu óc tôi đã hoàn toàn trống rỗng. Tôi đã ngất lặng đi giờ lâu khi nghĩ đến em Phalla, còn quá ngây thơ khờ dại, thân phận côi cút, lại phải sống lạc loài trong một xã hội tàn ác bất nhân. Đối với tôi, xã hội này đã biến cái chết thành 1 phương tiện giải thoát tốt đẹp nhất. Em và các bạn hãy tha thứ cho tôi. Tôi hy vọng sẽ được gặp lại em và các bạn trong một cuộc sống khác. Sophi”.
Đọc xong thơ, Lan-Thi nói với Phalla:
- Kể từ bây giờ Phalla nên ăn chung với tụi tôi. Nếu Phalla sợ không dám ngủ 1 mình cứ qua ngủ chung với tụi tôi.
- Em sẽ ăn chung với anh chị. Nhưng em không sợ ngủ 1 mình. Phalla đáp giọng có vẻ cứng cỏi.
- Điều đó tùy ý em. Nhưng nhớ rằng anh chị lúc nào cũng yêu quý em như ruột thịt. Chúng ta cùng 1 cảnh khổ như nhau cả. Khi nào phải rời khỏi nơi đây, anh chị sẽ xin đem em theo luôn.
- Em cám ơn chị Lan-Thi nhiều lắm. Vừa nói nàng vừa chùi nước mắt.
Hôm sau, đến bữa cơm trưa, chúng tôi chờ mãi không thấy Phalla đến. Chúng tôi sinh ra lo ngại chạy đi tìm kiếm tứ tung. Trong lều không có nàng. Chỗ làm việc cũng không thấy nàng đâu, Cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy thân thể nàng nằm dài trong rừng, dưới gốc cây rụng đầy trái chín có chất độc chết người. Miệng nàng còn ngậm nửa trái độc và 1 tay còn giữ khư khư nửa trái khác!

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 11:39:06 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:10:16 am »

KHAI-TRƯƠNG CÂY GẬY GỖ MUN.
Theo thời gian tôi và Lan-Thi đã quen với đời sống lao-động cực nhọc và ăn uống thiếu thốn trong nông-trường cải-tạo của Khờ-Me đỏ. Bỗng một hôm viên Kamaphibal sai 1 tên Khờ-Me đỏ xuống lều biểu tôi và Lan-Thi phải thu xếp hết đồ đạc và lên văn-phòng trình-diện gấp. Vừa gặp mặt, viên Kamaphibal đã nói ngay:
- Kể từ nay các đồng chí được xếp vào hàng ngũ của cách mạng. Angkar Loeu (tức chánh-trị bộ của trung-ương đảng CS. Căm-Bu-Chia) đã đánh giá cao công tác phục vụ cách mạng trước kia của đồng chí và đã gửi đến cho đồng chí một giấy thông hành có giá-trị trên toàn quốc. Vậy đồng chí hãy cho tôi biết ước nguyện cửa đồng chí để tôi điền vào khoảng “mục đích” trong thông-hành còn để trống. Nhưng đồng chí nên nhớ rằng: đây chỉ là bước đầu, muốn trở nên 1 cán bộ cách mạng, đồng chí phải trải qua 1 giai đoạn huấn luyện và thử thách nhiệt tâm nữa.
- Dạ, thưa đồng chí Kamaphibal, ước nguyện duy nhất của tôi bây giờ là đi tìm mẹ tôi và chị tôi đã thất lạc từ ngày di-tản.
- Đồng chí có biết hiện giờ họ ở đâu không?
- Thưa không!
- Tìm người trong lúc này chẳng khác tìm kim trong đống rạ. Dù sao thì tôi cũng thỏa mãn đồng chí. Viên Kamaphibal nói và cho phép chúng tôi được xuống kho của trại nhận đồng phục, đồng thời ra lịnh cho Lan-Thi phải cắt tóc ngắn như các nữ cán bộ khác. Chúng tôi được phát mỗi người 2 bộ đồ đen, 2 đôi dép cao-su và 2 cái khăn rằng đỏ đen, 2 đôi dép cao-su và 2 cái khăn rằng đỏ. Nhìn Lan-Thi trong bộ đồng phục, tôi thấy nàng chỉ còn thiếu khẩu súng AK 47 trên vài nữa là đủ làm cho bọn người lưu đày phải tháo mồ hôi, mỗi khi trông thấy.
Hôm sau, khi chia tay, viên Kamaphibal cho chúng tôi ít lương thực đủ ăn trên đường đến Kompong Chàm, cách đó khoảng 30 CS. Trên đường đi chúng tôi đã may mắn được quá giang 1 chiếc cam-nhông nhà binh, nên không bị vất vả lắm. Nhưng chúng tôi Kompong Chàm bây giờ chỉ còn là 1 thành phố chết, tiêu điều xác-xơ, không bóng dáng 1 người dân nào. Thỉnh thoảng mới thấy vài tên lính Khờ-Me đỏ mệt mỏi đi qua. Trời đã tối, chúng tôi bèn vào đại 1 khách sạn cũ của người Tàu đã bị cháy dỡ dang và bỏ hoang lâu ngày để ngủ đỡ qua đêm.
Tối hôm đó Lan-Thi đưa ra đề nghị, chúng tôi nên tìm đường trở về Nam-Vang, nơi cư ngụ cũ, để dò hỏi tin tức, may ra bọn chánh quyền Khờ-Me đỏ ở đấy biết được mẹ tôi đã di tản về hướng nào. Tôi thấy không còn cách nào khác hơn, nên sáng hôm sau, chúng tôi dậy thật sớm, đón xe cam-nhông nhà binh quá giang về Nam-Vang.
Đến xế chiều thì chúng tôi đã về đến Thủ Đô. Quang cản bây giờ thật là thê-thảm. Phố xá vắng tanh. Nhà nào cũng cửa đóng then cài kỹ lưởng từ lúc mới khởi sự di tản. Thỉnh thoảng trên đường có vài chiếc xe nhà binh qua lại. Trên xe chở toàn là các cán bộ Trung Quốc và Bắc Hàn. Lần đầu tiên ở đây tôi đã trông thấy lính Khờ-Me đỏ mặc đồng phục màu xanh cứt ngựa và đội nón kê-pi kiểu Trung Quốc. Nhờ bộ đồng phục màu đen với cái khăn rằng đỏ quấn trên cổ, chúng tôi được tự do di chuyển khắp nẻo đường thủ-đô, chẳng bị ai hạch sách gì.
Khi về đến trước căn nhà cũ, tôi thấy đôi mắt của Lan-Thi đã đỏ hoe tự bao giờ. Cửa chính và cửa sổ chúng tôi đã cài kỹ trước khi ra đi đều bị bật chốt và không còn khóa nữa. Mùi mốc hôi hám và ẩm thấp trong nhà thì không thể nào chịu đựng nổi. Bàn ghế, giường tủ phủ đầy bụi bặm. Sàn nhà ướt sũng nước, nhày nhụa, vì nước mưa đã tạt vào qua các khe cửa. Những tấm màn che cửa đã rách tả tơi và rũ xuống tận nền nhà. Chúng tôi bước vào phòng tắm. Tấm gương soi đã bị đập bể nát, mãnh vương vãi khắp sàn. Chúng tôi bước qua phòng ngủ của Lan-Thi. Quần áo, đồ đạc và sách học của nàng đã bị xé tan nát và vừt bừa bãi khắp nơi.
Sáng hôm sau chúng tôi đến trụ sở cảnh sát cũ ở gần nhà, để hỏi thăm tin tức, nhưng nơi đây không người làm việc. Chúng tôi nghĩ có thể bọn Khờ-Me đỏ vẫn dùng trụ sở bộ thông tin cũ để làm việc vì nơi đây có đặt hệ thống phát thanh. Chúng tôi đến đó và được tiếp-đãi tử-tế, nhưng bọn này cũng chẳng biết tí gì về tông tích của những người dân đã bị cưỡng bách lưu đày. Quá thất vọng, chán chường, chúng tôi đành phó mặc cho số mệnh rủi may, tìm đường lên phía Bắc, đến thị xã Amleang, một vùng đã bị dội bom tan nát đến gần như đã bị hủy diệt hoàn toàn.
Chúng tôi đến trình diện viên chỉ huy nông-trường cải-tạo nơi đây với hy vọng kiếm chút thực phẩm ăn đường. Khi vừa thấy tôi chìa tấm giấy thông hành ra và ngỏ ý xin cung cấp thực phẩm, hắn liền nói ngay:
- Nếu mấy người muốn có gạo ăn đi đường thì mấy người phải làm việc. Ở đây không có ai cho không mấy người. Nếu không làm thì nhịn ăn!
Nghe giọng của hắn có vẻ khác thường, tôi chú ý, thấy hắn khoảng ngoài 40 tuổi, nhưng đã bị chiến tranh phá hủy tan nát cả thể xác lẫn tinh thần. Người của hắn đúng là “bất thành nhân dạng”, cộng thêm vẻ say sưa bí tỉ hiện rõ trên đôi mắt đỏ ngầu và đôi môi sững nước dãi, lúc nào cũng trề xuống đến tận cằm.
Vì cần có lương thực đi đường, chúng tôi đành phải ở lại để làm việc. Sáng hôm sau hắn gọi chúng tôi lên văn phòng trại gay gắt hỏi:
- Mấy người đã học tập những gì sau khi mặc đồng phục?
- Chúng tôi đốn cây trong rừng, cuốt đất và trồng rẫy, cấy lúa. Tôi đáp.
- Đó không phải là việc của mấy người. Đó là việc của bọn tay sai đế quốc. Vậy ở đây mấy người phải được học tập để làm cách mạng. Chiều nay mấy người phải theo tôi. Có khoảng 55 tội nhân phản cách-mạng sẽ bị hành quyết.
Nghe nói chúng tôi giật mình, ớn lạnh khắp xương sống, vội tìm cách phân trần:
- Dạ, nhưng thưa đồng chí Kamaphibal, chúng tôi chưa hề khởi sự công tác ấy bao giờ. Trước hết chúng tôi cần được huấn luyện để đảm nhiệm các công tác cách mạng. Xin đồng chí Kamaphibal hãy coi lại tờ giấy thông hành này, chúng tôi được phép đi tìm thân nhân trước khi theo học 1 khóa huấn luyện cách mạng...
- Ai đã cấp giấy thông hành đó cho mấy người?
-Dạ, Angkar Loeu, thưa đồng chí!
- Dạ, Angkar Loeu! Angkar Loeu! viên Kamaphibal làu nhàu trong họng, rồi bỗng gằn giọng: “Angkar Loeu là cái thứ gì? Ở đây chỉ có ta là Angkar Loeu thôi! Chỉ có ta quyết định thôi. Bây giờ mấy người đã đến đây, mấy người phải thuộc quyền sai khiến của ta. Biết không?”
Tôi nghẹn họng, không nói vào đâu được nữa. Tôi không ngờ lại có tệ nạn vô chánh phủ trầm trọng đến như thế trong guồng máy cai trị của bọn Khờ-Me đỏ. Mỗi Kamaphibal là một xứ-quân, có toàn quyền sinh sát mọi người trong vùng, và đặt ra luật lệ riêng của chính hắn. Chiều hôm đó chúng tôi miễn cưỡng phải đi theo viên Kamaphibal ra một cánh đồng đã gặt xong, chỉ còn trơ lại những gốc rạ trên mặt đất. Hắn đưa chúng tôi đến 1 cái hố dài mới đào vội tối hôm qua. Hai bên bờ hố, tôi thấy 2 dãy người lẫn lộn hôm qua. Hai bên bờ hố, tôi thấy 2 dãy người lẫn lộn cả đàn ông và đàn bà đã bị trói giặt cánh khỉ mà cánh tay nào cũng đẫm máu vì bị trói bằng giây kẽm quá chặt đến đứt thịt. Tiếng người kêu khóc và rên rỉ nghe thật não nùng, ghê rợn. Trong số tử-tội ấy, tôi còn thấy có khoảng ngót chục đứa trẻ từ 7 đến 14 tuổi, cũng bị trói dính chùm với cha mẹ chúng.
Bên cạnh 2 dãy người đang ngồi chờ chết ấy, có 2 tên Khờ-Me đỏ đứng sẵn sàng đợi lệnh viên Kamaphibal để ra tay thi hành công tác... “cách mạng”!
Khi chỉ còn cách pháp trường tập thể chừng vài thước, tên Kamaphibal lấy giọng hô to: “VAY CHOLTEUV!” (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: đập, hất xuống hố, bắt đầu!).
Thế là 2 tên đồ tể khởi sự hành quyết từng người một. Trước tiên tử-tội bị tên Khờ-Me đi trước đập 1 gậy thật mạnh vào ót cho gục xuống. Tiếp theo, tên đi sau đến đập bồi thêm 1 gậy nữa lên sọ, rồi dù đã chết hay chưa chết cũng mặc, hắn dùng chân hất xác tử tội xuống cái hố đã đào sẵn kề bên.
Lúc mới khởi sự, công tác hành hình còn diễn ra chậm chạp, nhưng tốc-độ tăng nhanh dần và càng lúc càng tàn bạo hơn, theo sự hăng máu của 2 tên đồ tể đã bị kích thích dữ dội bởi những tiếng la hét, kêu khóc thảm thiết của các tội-nhân. Chúng phang loạn xạ, đập túi bụi lên cả đầu cả cổ nạn nhân, chẳng còn lề lối gì nữa. Trong khi đó tên Kamaphibal đứng im nhìn cảnh giết chóc dã-man diễn ra. Vẻ mặt hắn đanh lại và cặp mắt đỏ ngầu long lên sòng sọc như 1 tên ác quỷ hiện hình.
Bỗng thình lình tên đồ tể Khờ-Me đỏ đi sau, chuyên việc đập bồi nhát gậy kế tiếp rồi hất xác nạn nhân xuống hố, té gục xuống. Mồ-hôi ướt đẫm trên trán hắn, chảy dài xuống tận đến cằm như người vừa tắm xong. Hắn thở hổn hển, cố gượng ngồi lên nhưng không nổi, chứng tỏ rõ ràng hắn đã mệt nhoài. Thấy thế tên Kamaphibal liền quay sang tôi hét to:
- Tên kia! Mau lên vào tiếp nó! Đồ tể cù lần! Mày giữ cái gậy đó để làm gì vậy?
Tôi giật mình sợ hãi, vội bước thối lui về phía sau như muốn chạy trốn. Tên Kamaphibal đẩy tôi tới trước và quơ gậy đập để chỉ cho tôi bài học vỡ lòng về cách giết người như đập đầu cá lóc! Tôi run rẩy vung gậy lên theo sau hắn, quờ quạng thế nào không biết khiến đầu chiếc gậy gỗ mun chạm vào đầu gậy của hắn vang lên 1 âm thanh sắt thép ghê rợn bất ngờ, khiến Lan-Thi la hoảng lên cách khủng khiếp:
- Trời ơi! Thôi! Trời ơi!
Tiếng tru-tréo sợ hãi bất ngờ của Lan-Thi khiến tên chỉ huy Khờ-Me đỏ chợt dừng tay, nhưng vô cùng giận dữ. Hắn nhìn thẳng vào mặt chúng tôi và quát:
- Đồ chết nhát. Cút đi cho khuất mắt tao. Tao không muốn thấy mặt chúng mày ở đây nữa!
Chúng tôi vội dắt tay nhau chuồn êm, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn cố ngoảnh lại đằng sau, vì bên tai chúng tôi vẫn còn nghe những tiếng kêu la thảm thiết của nạn nhân từ dưới hố chôn tập thể vang vọng lên như đuổi theo ám ảnh.

CUỘC TRÙNG-PHÙNG HÃN-HỮU SAU HƠN 20 NĂM LY-BIỆT.
Sau 4 tháng làm việc lao-động ở Battambang để kiếm chút lương thực đi đường, chúng tôi tới Ampil, rồi lưu lạc đến nông trường Cheom Khsan. Mỗi khi đến 1 nơi nào, chúng tôi đều phải điền vào 1 tờ khai lý-lịch giống hệt nhau, Viên Kamaphibal của vùng này khoảng chừng 50 tuổi, nhưng cũng như hầu hết các tên chỉ huy Khờ-Me đỏ khác, vẻ mặt in sâu dấu vết chiến tranh và cả những triệu chứng bịnh-hoạn nữa. Trán hắn đầy vết nhăn và đôi mắt lúc nào cũng có vẻ ướt như vừa mới khóc. Khi đã đọc xong tờ khai lý-lịch của tôi, hắn nhìn tôi chằm chặp, không chớp mắt. Hắn nhìn tôi chán rồi lại cúi xuống đọc tờ khai lý-lịch nữa. Cuối cùng hắn chỉ cho tôi biết, tôi còn bỏ sót 1 khoảng rất quan hệ trong tờ khai. Hắn nói:
- Đồng chí quên chưa điền chi tiết vào mục “dấu vết đặc biệt trên cơ-thể”. Đồng chí có chắc rằng không có 1 vết sẹo hay 1 vết tích nào trên người không? Mục này rất cần yếu.
Tôi đứng tần ngần, suy nghĩ giây lát. Khi bất chợt nhớ ra, tôi kêu lên:
- Dạ có! Xin lỗi đồng chí Kamphibal. Tôi có 1 vết sẹo trên đỉnh đầu mà quên chưa ghi.
- Sao lại có cái sẹo ấy? Đồng chí bị đá hay bị đánh?
- Tôi cũng không biết nữa, thưa đồng chí. Khi lớn lên, một hôm tình cờ soi gương, tôi mới thấy. Đó là vào dịp tôi phải cạo đầu đi tu theo tục của mọi người con trai Căm-Bu-Chia.
- Hãy lại gần đây cho tôi coi kỹ xem nào! Viên Kamaphibal nói.
Tôi bước đến trước hắn, cúi đầu xuống, vạch tóc ra cho hắn nhìn kỹ vét sẹo trên đỉnh đầu tôi. Viên chỉ huy Khờ-Me đỏ vội đứng lên ôm chầm lấy tôi và bật khóc nức nở. Hắn nghẹn ngào không nói được lời nào mà chỉ ôm chặt lấy tôi và khóc thôi. Tôi vô cùng kinh ngạc, cứ đứng im để cho hắn ôm ghi vào lòng và khóc. Cuối cùng hắn cố nén xúc động, chậm rãi nói đứt quãng từng tiếng một;
- Chấn ơi, con là con của ba nè! Ba rất sung sướng mà gặp lại được con sau bao nhiêu năm xa cách. Đây là 1 câu chuyện rất dài dòng, ba sẽ lần lượt kể hết cho con nghe. Nhưng trước hết, con hãy cho ba biết tin về mẹ của con, dì Minh Soum, người làm công cho gia đình cựu trung sĩ Ouch Sokha. Bây giờ mẹ con ở đâu?
- Dì Minh Soum là mẹ đẻ của con thật à?

Tôi lẩm bẩm câu nói ấy trong cổ họng và đứng chết lặng người, vì bất ngờ được biết “dì Soum” người vú già trong gia đình đại tá Sokha vốn là mẹ đẻ của tôi, và là vợ của 1 viên cán bộ cao cấp Khờ-Me đỏ. Như thế, tôi xuất thân là con của 1 người đàn bà nghèo khổ, đã đem thân đi ở đợ cho gia đình cha mẹ của Lan-Thi. Hơn 2 năm trời phiêu dạt trong các trại cải tạo, tôi vốn mang nặng trong lòng 1 mặc cảm loạn-luân, lấy em gái làm vợ, một tội lỗi không thể nào tha thứ được. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên mặc cảm tội lỗi ấy đã tan biến mất. Như thế, tôi và Lan-Thi không có chút liên hệ máu mủ gì. Tôi để ý quan sát Lan-Thi, cảm thấy dường như nàng cũng đã trút bỏ được cái mặc cảm nặng nề ấy trong lòng.
Trong khi tôi còn đang suy nghĩ miên man về định mệnh éo le của đời tôi, thì viên Kamaphibal nói:
- Chiều nay 2 con lên văn phòng ba nói chuyện. Ba sẽ kể hết đầu đuôi câu chuyện cho con hiểu. Bây giờ ba đã bị xúc động quá mạnh không còn đầu óc nào để nói thêm gì nữa.
Nói xong, cha tôi gạt nước mắt quay đi.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 12:50:45 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:11:09 am »

MỐI TÌNH TRẮC TRỞ CỦA ĐÔI TRAI GÁI NÔNG DÂN.
Chiều hôm ấy, chúng tôi trở lên văn phòng ngồi nghe cha tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện thực của đời mình. Vẻ mặt ông thoáng hiện 1 nét vui, nhưng đôi mắt ông càng thêm đỏ và ướt sũng. Ông chậm rãi kể.
- Chính mẹ con đã chọn cái tên “Chấn” khi đẻ con. (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: mặt trăng). Con sinh ra đời vào 1 đêm sáng trăng, tháng 2, năm 1952. Đêm ấy trăng sáng tỏ và rất đẹp. Mẹ con vốn là con gái cưng của 1 gia đình phú-nông. Mẹ con đã yêu ba rất tha thiết, nhưng vì ba chỉ là 1 nông dân nghèo xác xơ, lại thêm dốt nát, không biết chữ, nên ông bà ngoại con đã phản ứng kịch liệt. Trong hoàn cảnh đó, con không còn cách nào khác hơn là trốn bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của con tim. Ba và mẹ con sống chúng với nhau rất đầm ấm cho đến ngày chiến tranh bùng nổ. Lúc ấy vào khoảng năm 1948, một nhóm kháng chiến Khờ-Me nổi lên dưới sự chỉ huy của Việt-Minh, thỉnh thoảng xâm nhập vào làng nơi bà và mẹ con cư ngụ, đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền như “giải phóng khỏi ách đế-quốc, tư-bản” và “tự-do”.v.v.... Lúc bấy giờ những chữ ấy đối với ba và má con chẳng có nghĩa lý gì, vì thực sự mọi người nông dân như ba và má con đã và đang được sống hoàn toàn tự do rồi. Nông dân Căm-Bu-Chia không muốn gì hơn được sống yên ổn trên mảnh đất phì nhiêu, êm đềm của họ. Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng. Khoảng năm 1949, bỗng một hôm bọn lính Tây và bọn thân-binh Khờ-Me mở cuộc hành quân bố ráp, truy lùng bọn kháng-chiến. Khi cuộc bố ráp vừa chấm dứt, đến tối, bọn kháng chiến trở lại đem ba và mẹ con ra chất vấn đủ điều về số lính bố ráp, về số lượng võ khí, về mục tiêu,.v.v... Ba má đâu có biết gì nhiều để mà khai cho họ. Thế là từ đó ba má cảm thấy mình giống như con cá nằm trên thớt. Người nông dân Căm-Bu-Chia ở nông thôn bị sống trong cảnh trên đe dưới búa. Bên nào cũng nghi ngờ và bên nào cũng có thể đem mình ra giết vô tội vạ. Một hôm cuộc đụng độ giữa 2 bên xảy ra. Ba má cùng nhiều người khác phải chạy trốn vô rừng. Khi tiếng súng đã im, ba má chờ đêm tối đến mới dám trở về thăm nhà, thì nhà đã bị đốt cháy tiêu. Từ năm 1949 cho đến năm 1952, khi đã sanh ra con rồi, ba má đã phải dựng nhà lại đến 5 lần cả thảy. Nhưng tình thế càng ngày càng thêm nguy ngập. Những gia đình nông dân có của thì bỏ ruộng đất lên tỉnh sinh nhai. Những người trai trẻ thì đi theo kháng chiến. Đến ngày 25 tháng 2, và ngày 5 tháng 3 năm 1952 những ngày này không bao giờ ba quên được, một lực lượng quân đội hùng hậu dưới sự chỉ huy của người Pháp từ Kompong Chàm kéo đến đánh nhau dữ dội với quân kháng chiến Khờ-Me dưới sự điều khiển của Việt-Minh. Trận này quân Kháng chiến và Việt-Minh bị giết rất nhiều.
Trước khi rút lui, quân Pháp ra lịnh, đốt hết sạch nhà cửa và ruộng lúa, đồng thời cưỡng bách nông dân trong vùng phải di tản hết lên tỉnh để cho bọn Việt-Minh không còn nơi nương tựa. Nhà mình bị đốt cháy trong lúc mẹ con mới sanh con được có 8 ngày. Trong tình thế ấy, ba không còn cách nào bám víu vào mảnh đất, nơi chôn nhau cắt rún và đã đem lại sự sống cho ba và má con nữa, ba đành đem vợ con di cư lên tỉnh tìm cách sinh nhai... Thấm thoát bây giờ đã 20 năm rồi, thế mà ba cứ tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua...
Khi đi, má con vì mới sanh còn yếu đuối. Ba phải ẵm con trong lòng, nhưng lúc ấy ba cũng đã bị thương ở chân nên không đi nhanh được như mọi người. Thấy thế một tên lính đến giáng cho ba 1 báng súng vào lưng, nhưng chẳng may lại trợt vào đầu con, khiến máu chảy ra lênh láng. Lúc ấy ba cứ tưởng con sẽ phải chết vì vết thương ấy. Ba vội bồng con đến bệnh xá gần đó xin săn sóc. Bác sĩ nói vết thương không có gì nguy hiểm, chỉ sớt da đầu thôi. Vì thế mà con có cái sẹo đó.

LAO-CÔNG CHIẾN-TRƯỜNG.
Trong khi tôi và Lan-Thi ngồi bên nhau khóc rấm rứt, ba tôi vẫn tiếp tục kể diễn biến cuộc đời mình:
- Khi ba và má con đến Kompong Chàm liền được đưa vào trong 1 trại tị nạn rộng lớn, chung quanh có hàng rào kẽm gai bao bọc. Nơi đây đã có nhiều người cùng cảnh-ngộ từ các vùng khác di-tản đến. Tuy nhiên đời sống trong trại cũng rất dễ chịu. Chánh phủ cung cấp đầy đủ thực phẩm. Hàng ngày, đàn bà con nít không phải làm gì. Nhưng đàn ông và thanh niên thì phải theo quân đội làm cu-li, khuân vác thực phẩm và đạn dược cho binh sĩ ngoài chiến trường. Nhiều khi ba phải theo các cuộc hành quân đến tận các vùng giáp biên giới V.N. Sau 1 thời gian ngắn ba gặp được 1 viên hạ-sĩ-quan người Căm-Bu-Chia trong quân đội Pháp. Ông này tỏ ra rất có thiện cảm với ba. Mỗi lần đơn-vị của ông cần người ông đều chọn ba theo ông. Mỗi khi ra trận ba đều mang đồ cho ổng. Nhiều khi vác cả súng máy cho ổng nữa. Đến bữa ăn, ba nấu cơm và làm cá cho ổng. Ba và ổng thường ăn chung và chuyện trò rất tương đắc.
Một hôm ổng nói với ba:
- Này chú Vorn, đó là tên của ba, tôi để ý thấy vợ con của chú không được thoải mái lắm trong trại tị nạn ngày càng đông người chật chội. Nếu chú nghĩ rằng vợ chú có thể đến nhà tôi ở, giúp việc cho gia đình tôi, thì tốt lắm. Công việc chẳng có gì nặng nhọc, chỉ lau chùi dọn dẹp qua loa. Ăn uống thì cùng chung với vợ chồng tôi. Còn về phần đứa nhỏ thì tôi sẽ nhận nó làm con nuôi. Vợ chồng tôi sẽ săn sóc, nuôi dưỡng nó và lo cho nó học hành như con đẻ. Vợ chồng tôi chỉ có 1 đứa con gái 5 tuổi. Chắc nó sẽ vui mừng lắm, nếu có thêm 1 đứa em trai nữa. Chú không thể nào cứ để vợ con mãi trong trại ấy được. Chiến tranh chắc sẽ còn kéo dài. Còn lâu lắm chú mới có thể nghĩ đến chuyệm đem vợ con về quê được...
Viên hạ-sĩ-quan ấy chính là trung-sĩ Ouch Sokha, mà về sau, theo lời con kể, đã trở nên đại-tá. Ông chính là cha nuôi của con. Lúc bấy giờ ba đã chấp nhận đề nghị của ổng, vì nhận thấy đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho tương lai của con và mẹ con.
Vài tháng sau, đơn-vị của ổng bị quân Việt-Minh phục-kích ở mặt trận Mimot. Ba bị thương nhẹ và đã bị quân Việt-Minh bắt làm tù binh cùng với nhiều người khác. Từ đó ba đã phải xa rời vợ con vĩnh viễn, nhưng vẫn tiếp tục phải làm cu-li ngoài mặt trận cho Việt-Minh. Đến năm 1954, theo hiệp định Genève, chiến tranh chấm dứt, ba bị Việt-Minh đưa ra ngoài Bắc cùng với khoảng 5 ngàn người khác, gồm kháng-chiến-quân lẫn cu-li.
Cuộc hành trình ra Bắc thật là gian-khổ, kéo dài đến 3 tháng trời. Tất cả đều phải đi bộ, băng rừng lội suối, lương thực thiếu thốn. Nhiều người đã gục ngã dọc đường vì bị đói khát, vì bệnh sốt rét rừng.
Ba tới Hà-Nội chừng vài tháng thì bắt đầu được huấn luyện quân-sự và giáo dục chánh trị, để chờ dịp thi-hành chính-sách đoàn-kết các quốc gia Đông-dương của Hồ-Chí-Minh, theo đúng khẩu hiệu: “1 quốc gia, 1 đảng, 1 dân tộc, 1 chánh phủ, 1 quân đội!”
Sau năm 1965, Việt-Minh bắt đầu tung những thành phần Căm-Bu-Chia đã được huấn luyện quân sự và chánh trị ở Hà-Nội như ba về vùng đất cũ, để xây dựng những căn cứ địa chiến đấu chống đế quốc và tư bản.
Hiện giờ ngoài chức vụ Kamaphibal, ba còn là 1 ủy viên có chân trong trung-ương đảng-bộ. Tuy vậy đối với Angkar, tức là chánh-trị-bộ ba vẫn không được tín-nhiệm lắm, vì ba vốn xuất thân từ lò đào tạo của V.N.

ĐI TÌM TỰ-DO NHƯNG TỰ-DO ƠI, MI Ở ĐÂU?
Ngày 12 tháng 1 năm 1978 là ngày đau thương tang tóc nhất đời tôi, vì hôm nay chúng tôi đã nhận được tin chánh-thức thông-báo từ chánh-trị-bộ Angkar Leou rằng: người mẹ đẻ ra tôi Minh Soum và cả người mẹ nuôi là bà đại-tá Ouch Sakha đều đã chết từ lâu trong 1 nông trường cải tạo ở Rarai, thuộc tỉnh Kompong Thom.
Như 2 đứa chúng tôi đã cùng nhau quyết định từ trước, ngay sau khi nhận được tin mẹ của chúng tôi đã chết, tôi và Lan-Thi chờ đến lúc tối trời lén bỏ trại trốn đi. Ba tôi hoàn toàn không hay biết gì về việc này. Chúng tôi nhắm hướng Bắc để đi qua Thái Lan. Đến tảng sáng chúng tôi đến thị xã Chhoeuteal Kong, nằm giáp ranh biên giới. Từ đây sợ bị tiết lộ, chúng tôi không dám đi theo đường mòn nữa, mà phải lội vào những vùng rừng rậm hoang vu, những nơi không canh gác nghiêm ngặt, nhưng lại đầy rẫy cạm bẫy nguy hiểm chết người như: mìn bẫy, hầm chông.v.v... Đến trưa chúng tôi đã đến Dangrek, chỉ còn cách thị xã địa đầu Bản-Dân của Thái-Lan chừng 8 cây số. Trước khi đặt chân vào đất Thái, tôi quay lại ném cây gậy bằng gỗ mun, di vật của Toum, trở về đất Căm-Bu-Chia.
Chỉ giây lát sau, chúng tôi đã cảm thấy sắp được hít thở không khí tự do trong lành của trời đất và của nhân loại, mà từ hơn 3 năm qua chúng tôi đã bị mất hẳn. Nhưng chúng tôi đã lầm to, vì không biết rằng kể từ tháng 12 năm 1977, chính quyền Thái và Khờ-Me đỏ đã ký kết 1 thỏa-ước tạm, 1 loại “modus vivendi”, về những phần tử vượt biên.
Ngay khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Thái, những người mặc đồng phục đen như chúng tôi đều bị cảnh-sát địa phương bắt giữ, và lập tức bị điều tra để lập thủ-tục giao-hoàn về nguyên quán. Như thế, chặng cuối của con đường tìm tự-do của chúng tôi sẽ là một bản án tử-hình!
Nhưng xã-hội Thái và các viên chức chánh quyền Thái vẫn dành 1 vài kẻ hở cho những người có tiền hoặc là những đàn bà con gái có nhan sắc mặn mà như trường hợp của Lan-Thi. Để tự cứu mạng sống của mình, đồng thời cũng để cứu mạng cho tôi, Lan-Thi đã phải chấp nhận hiến thân cho 1 viên chức cao cấp Thái. Nàng đã hiến dâng tấm thân ngà ngọc, yêu kiều, đang thời xuân sắc của nàng để đổi lấy quy chế “tị-nạn” cho tôi và cả cho nàng. Từ đó tôi và nàng phải chia tay nhau trong đau khổ, nghẹn ngào. Tôi bị đưa về trại tị-nạn ở Lumpuk Prasat đông đảo, lúc nhúc người, nằm ngồi la liệt ngay trên mặt đất ẩm ướt, không chiếu mền gì cả. Trong khi Lan-Thi được đưa lên 1 chiếc xe nhà binh chở về phía Srisaket.
Một tháng sau, Lan-Thi vào trại tị-nạn thăm tôi. Nhưng tôi đã không thể nào nhận ra nàng được, vì nàng đã thay đổi quá nhiều, khác hẳn khi xưa, về cách phục sức và dáng điệu cùng cử chỉ. Nhìn tôi nàng nói:
- Kể từ nay anh đừng bao giờ nghĩ đến em nữa, đừng trông mong gì nơi em nữa. Chúng ta cần phải hưởng thụ cuộc sống quý-giá mà chúng ta chỉ có được 1 lần thôi. Anh hãy quên dĩ-vãng đi!”
Những lời nàng nói đã dày vò tâm não tôi rất nhiều. Nhưng khi tôi gặp nàng lần thứ nhì và cũng là lần cuối, thì tôi thấy nàng khóc và ngỏ ý không còn muốn kéo dài thêm cuộc sống nữa.
Về phần tôi, sau khi đã trải qua bao nỗi đắng cay, chán chường, tôi chỉ còn 1 ước vọng duy nhất là được trở lại quê hương. Tôi thà chết trên quê hương đẫm máu của tôi hơn là phải kéo lê cái chết dần mòn trong không khí tự-do giả tạo này.
Khi các bạn đang đọc những giòng chữ này có lẽ tôi đã trở về với quê mẹ ngàn đời mến yêu của tôi rồi!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 12:54:07 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #43 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 05:53:18 pm »

Đây là tự truyện nên có văn phong của truyện nhưng tả lại chi tiết những gì tác giả đã chứng kiến cũng rất xúc cảm ! số phận tác giả cũng rất éo le nếu thực như vậy.

Không riêng gì dân ở thành phố, dân ở các thị tứ, huyện lỵ cũng bị đưa đi lao động cưỡng bách theo hướng miền đông qua miền tây và ngược lại! người hoa cũng không ngoại lệ, có một người dân khơ me gốc hoa ở Kampong cham kể lại bị đưa đi Batdombong, tuy đã hủy tiền tệ nhưng bọn Kamaphiba ( cán bộ ) cũng ăn hối lộ dữ lắm! bà kể đói quá phải hối lộ các cán bộ này mỗi lon gạo một chỉ vàng?!

Tác giả có nói đến loại quả độc làm mình nhớ đến loại quả này chính là quả mã tiền có nhiều ở vùng rừng giáp ba rài, chín vào mùa cuối năm khoảng tháng 11, 12 , ban đêm nó rụng lộp độp, lần đầu tiên gác đêm gặp nó rụng cũng làm cho mình căng mắt cảnh giác! sáng ra kiểm tra mới biết là quả mã tiền! lạ là thấy sóc ăn nguyên cả hột mà không thấy độc gì, người thì nghe nói chỉ cần một hột là đi đứt!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 05:55:42 pm gửi bởi dksaigon » Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #44 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 06:26:35 pm »

Hạt mã tiền nếu biết cách vẫn ăn được, bác ạ! Chỗ em thì dân họ gọi cây mà tiền là cây cổ chi. Trái chín lấy hạt của nó, bỏ nhân trong hạt là ăn được. Mã tiền độc là cái nhân của nó.
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #45 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 07:46:57 pm »

MỐI TÌNH TRẮC TRỞ CỦA ĐÔI TRAI GÁI NÔNG DÂN.
Chiều hôm ấy, chúng tôi trở lên văn phòng ngồi nghe cha tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện thực của đời mình. Vẻ mặt ông thoáng hiện 1 nét vui, nhưng đôi mắt ông càng thêm đỏ và ướt sũng. Ông chậm rãi kể.
- Chính mẹ con đã chọn cái tên “Chấn” khi đẻ con. (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: mặt trăng). Con sinh ra đời vào 1 đêm sáng trăng, tháng 2, năm 1952. Đêm ấy trăng sáng tỏ và rất đẹp. Mẹ con vốn là con gái cưng của 1 gia đình phú-nông. Mẹ con đã yêu ba rất tha thiết, nhưng vì ba chỉ là 1 nông dân nghèo xác xơ, lại thêm dốt nát, không biết chữ, nên ông bà ngoại con đã phản ứng kịch liệt. Trong hoàn cảnh đó, con không còn cách nào khác hơn là trốn bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của con tim. Ba và mẹ con sống chúng với nhau rất đầm ấm cho đến ngày chiến tranh bùng nổ. Lúc ấy vào khoảng năm 1948, một nhóm kháng chiến Khờ-Me nổi lên dưới sự chỉ huy của Việt-Minh, thỉnh thoảng xâm nhập vào làng nơi bà và mẹ con cư ngụ, đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền như “giải phóng khỏi ách đế-quốc, tư-bản” và “tự-do”.v.v.... Lúc bấy giờ những chữ ấy đối với ba và má con chẳng có nghĩa lý gì, vì thực sự mọi người nông dân như ba và má con đã và đang được sống hoàn toàn tự do rồi. Nông dân Căm-Bu-Chia không muốn gì hơn được sống yên ổn trên mảnh đất phì nhiêu, êm đềm của họ. Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng. Khoảng năm 1949, bỗng một hôm bọn lính Tây và bọn thân-binh Khờ-Me mở cuộc hành quân bố ráp, truy lùng bọn kháng-chiến. Khi cuộc bố ráp vừa chấm dứt, đến tối, bọn kháng chiến trở lại đem ba và mẹ con ra chất vấn đủ điều về số lính bố ráp, về số lượng võ khí, về mục tiêu,.v.v... Ba má đâu có biết gì nhiều để mà khai cho họ. Thế là từ đó ba má cảm thấy mình giống như con cá nằm trên thớt. Người nông dân Căm-Bu-Chia ở nông thôn bị sống trong cảnh trên đe dưới búa. Bên nào cũng nghi ngờ và bên nào cũng có thể đem mình ra giết vô tội vạ. Một hôm cuộc đụng độ giữa 2 bên xảy ra. Ba má cùng nhiều người khác phải chạy trốn vô rừng. Khi tiếng súng đã im, ba má chờ đêm tối đến mới dám trở về thăm nhà, thì nhà đã bị đốt cháy tiêu. Từ năm 1949 cho đến năm 1952, khi đã sanh ra con rồi, ba má đã phải dựng nhà lại đến 5 lần cả thảy. Nhưng tình thế càng ngày càng thêm nguy ngập. Những gia đình nông dân có của thì bỏ ruộng đất lên tỉnh sinh nhai. Những người trai trẻ thì đi theo kháng chiến. Đến ngày 25 tháng 2, và ngày 5 tháng 3 năm 1952 những ngày này không bao giờ ba quên được, một lực lượng quân đội hùng hậu dưới sự chỉ huy của người Pháp từ Kompong Chàm kéo đến đánh nhau dữ dội với quân kháng chiến Khờ-Me dưới sự điều khiển của Việt-Minh. Trận này quân Kháng chiến và Việt-Minh bị giết rất nhiều.
Trước khi rút lui, quân Pháp ra lịnh, đốt hết sạch nhà cửa và ruộng lúa, đồng thời cưỡng bách nông dân trong vùng phải di tản hết lên tỉnh để cho bọn Việt-Minh không còn nơi nương tựa. Nhà mình bị đốt cháy trong lúc mẹ con mới sanh con được có 8 ngày. Trong tình thế ấy, ba không còn cách nào bám víu vào mảnh đất, nơi chôn nhau cắt rún và đã đem lại sự sống cho ba và má con nữa, ba đành đem vợ con di cư lên tỉnh tìm cách sinh nhai... Thấm thoát bây giờ đã 20 năm rồi, thế mà ba cứ tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua...
Khi đi, má con vì mới sanh còn yếu đuối. Ba phải ẵm con trong lòng, nhưng lúc ấy ba cũng đã bị thương ở chân nên không đi nhanh được như mọi người. Thấy thế một tên lính đến giáng cho ba 1 báng súng vào lưng, nhưng chẳng may lại trợt vào đầu con, khiến máu chảy ra lênh láng. Lúc ấy ba cứ tưởng con sẽ phải chết vì vết thương ấy. Ba vội bồng con đến bệnh xá gần đó xin săn sóc. Bác sĩ nói vết thương không có gì nguy hiểm, chỉ sớt da đầu thôi. Vì thế mà con có cái sẹo đó.

LAO-CÔNG CHIẾN-TRƯỜNG.
Trong khi tôi và Lan-Thi ngồi bên nhau khóc rấm rứt, ba tôi vẫn tiếp tục kể diễn biến cuộc đời mình:
- Khi ba và má con đến Kompong Chàm liền được đưa vào trong 1 trại tị nạn rộng lớn, chung quanh có hàng rào kẽm gai bao bọc. Nơi đây đã có nhiều người cùng cảnh-ngộ từ các vùng khác di-tản đến. Tuy nhiên đời sống trong trại cũng rất dễ chịu. Chánh phủ cung cấp đầy đủ thực phẩm. Hàng ngày, đàn bà con nít không phải làm gì. Nhưng đàn ông và thanh niên thì phải theo quân đội làm cu-li, khuân vác thực phẩm và đạn dược cho binh sĩ ngoài chiến trường. Nhiều khi ba phải theo các cuộc hành quân đến tận các vùng giáp biên giới V.N. Sau 1 thời gian ngắn ba gặp được 1 viên hạ-sĩ-quan người Căm-Bu-Chia trong quân đội Pháp. Ông này tỏ ra rất có thiện cảm với ba. Mỗi lần đơn-vị của ông cần người ông đều chọn ba theo ông. Mỗi khi ra trận ba đều mang đồ cho ổng. Nhiều khi vác cả súng máy cho ổng nữa. Đến bữa ăn, ba nấu cơm và làm cá cho ổng. Ba và ổng thường ăn chung và chuyện trò rất tương đắc.
Một hôm ổng nói với ba:
- Này chú Vorn, đó là tên của ba, tôi để ý thấy vợ con của chú không được thoải mái lắm trong trại tị nạn ngày càng đông người chật chội. Nếu chú nghĩ rằng vợ chú có thể đến nhà tôi ở, giúp việc cho gia đình tôi, thì tốt lắm. Công việc chẳng có gì nặng nhọc, chỉ lau chùi dọn dẹp qua loa. Ăn uống thì cùng chung với vợ chồng tôi. Còn về phần đứa nhỏ thì tôi sẽ nhận nó làm con nuôi. Vợ chồng tôi sẽ săn sóc, nuôi dưỡng nó và lo cho nó học hành như con đẻ. Vợ chồng tôi chỉ có 1 đứa con gái 5 tuổi. Chắc nó sẽ vui mừng lắm, nếu có thêm 1 đứa em trai nữa. Chú không thể nào cứ để vợ con mãi trong trại ấy được. Chiến tranh chắc sẽ còn kéo dài. Còn lâu lắm chú mới có thể nghĩ đến chuyệm đem vợ con về quê được...
Viên hạ-sĩ-quan ấy chính là trung-sĩ Ouch Sokha, mà về sau, theo lời con kể, đã trở nên đại-tá. Ông chính là cha nuôi của con. Lúc bấy giờ ba đã chấp nhận đề nghị của ổng, vì nhận thấy đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho tương lai của con và mẹ con.
Vài tháng sau, đơn-vị của ổng bị quân Việt-Minh phục-kích ở mặt trận Mimot. Ba bị thương nhẹ và đã bị quân Việt-Minh bắt làm tù binh cùng với nhiều người khác. Từ đó ba đã phải xa rời vợ con vĩnh viễn, nhưng vẫn tiếp tục phải làm cu-li ngoài mặt trận cho Việt-Minh. Đến năm 1954, theo hiệp định Genève, chiến tranh chấm dứt, ba bị Việt-Minh đưa ra ngoài Bắc cùng với khoảng 5 ngàn người khác, gồm kháng-chiến-quân lẫn cu-li.
Cuộc hành trình ra Bắc thật là gian-khổ, kéo dài đến 3 tháng trời. Tất cả đều phải đi bộ, băng rừng lội suối, lương thực thiếu thốn. Nhiều người đã gục ngã dọc đường vì bị đói khát, vì bệnh sốt rét rừng.
Ba tới Hà-Nội chừng vài tháng thì bắt đầu được huấn luyện quân-sự và giáo dục chánh trị, để chờ dịp thi-hành chính-sách đoàn-kết các quốc gia Đông-dương của Hồ-Chí-Minh, theo đúng khẩu hiệu: “1 quốc gia, 1 đảng, 1 dân tộc, 1 chánh phủ, 1 quân đội!”
Sau năm 1965, Việt-Minh bắt đầu tung những thành phần Căm-Bu-Chia đã được huấn luyện quân sự và chánh trị ở Hà-Nội như ba về vùng đất cũ, để xây dựng những căn cứ địa chiến đấu chống đế quốc và tư bản.
Hiện giờ ngoài chức vụ Kamaphibal, ba còn là 1 ủy viên có chân trong trung-ương đảng-bộ. Tuy vậy đối với Angkar, tức là chánh-trị-bộ ba vẫn không được tín-nhiệm lắm, vì ba vốn xuất thân từ lò đào tạo của V.N.

ĐI TÌM TỰ-DO NHƯNG TỰ-DO ƠI, MI Ở ĐÂU?
Ngày 12 tháng 1 năm 1978 là ngày đau thương tang tóc nhất đời tôi, vì hôm nay chúng tôi đã nhận được tin chánh-thức thông-báo từ chánh-trị-bộ Angkar Leou rằng: người mẹ đẻ ra tôi Minh Soum và cả người mẹ nuôi là bà đại-tá Ouch Sakha đều đã chết từ lâu trong 1 nông trường cải tạo ở Rarai, thuộc tỉnh Kompong Thom.
Như 2 đứa chúng tôi đã cùng nhau quyết định từ trước, ngay sau khi nhận được tin mẹ của chúng tôi đã chết, tôi và Lan-Thi chờ đến lúc tối trời lén bỏ trại trốn đi. Ba tôi hoàn toàn không hay biết gì về việc này. Chúng tôi nhắm hướng Bắc để đi qua Thái Lan. Đến tảng sáng chúng tôi đến thị xã Chhoeuteal Kong, nằm giáp ranh biên giới. Từ đây sợ bị tiết lộ, chúng tôi không dám đi theo đường mòn nữa, mà phải lội vào những vùng rừng rậm hoang vu, những nơi không canh gác nghiêm ngặt, nhưng lại đầy rẫy cạm bẫy nguy hiểm chết người như: mìn bẫy, hầm chông.v.v... Đến trưa chúng tôi đã đến Dangrek, chỉ còn cách thị xã địa đầu Bản-Dân của Thái-Lan chừng 8 cây số. Trước khi đặt chân vào đất Thái, tôi quay lại ném cây gậy bằng gỗ mun, di vật của Toum, trở về đất Căm-Bu-Chia.
Chỉ giây lát sau, chúng tôi đã cảm thấy sắp được hít thở không khí tự do trong lành của trời đất và của nhân loại, mà từ hơn 3 năm qua chúng tôi đã bị mất hẳn. Nhưng chúng tôi đã lầm to, vì không biết rằng kể từ tháng 12 năm 1977, chính quyền Thái và Khờ-Me đỏ đã ký kết 1 thỏa-ước tạm, 1 loại “modus vivendi”, về những phần tử vượt biên.
Ngay khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Thái, những người mặc đồng phục đen như chúng tôi đều bị cảnh-sát địa phương bắt giữ, và lập tức bị điều tra để lập thủ-tục giao-hoàn về nguyên quán. Như thế, chặng cuối của con đường tìm tự-do của chúng tôi sẽ là một bản án tử-hình!
Nhưng xã-hội Thái và các viên chức chánh quyền Thái vẫn dành 1 vài kẻ hở cho những người có tiền hoặc là những đàn bà con gái có nhan sắc mặn mà như trường hợp của Lan-Thi. Để tự cứu mạng sống của mình, đồng thời cũng để cứu mạng cho tôi, Lan-Thi đã phải chấp nhận hiến thân cho 1 viên chức cao cấp Thái. Nàng đã hiến dâng tấm thân ngà ngọc, yêu kiều, đang thời xuân sắc của nàng để đổi lấy quy chế “tị-nạn” cho tôi và cả cho nàng. Từ đó tôi và nàng phải chia tay nhau trong đau khổ, nghẹn ngào. Tôi bị đưa về trại tị-nạn ở Lumpuk Prasat đông đảo, lúc nhúc người, nằm ngồi la liệt ngay trên mặt đất ẩm ướt, không chiếu mền gì cả. Trong khi Lan-Thi được đưa lên 1 chiếc xe nhà binh chở về phía Srisaket.
Một tháng sau, Lan-Thi vào trại tị-nạn thăm tôi. Nhưng tôi đã không thể nào nhận ra nàng được, vì nàng đã thay đổi quá nhiều, khác hẳn khi xưa, về cách phục sức và dáng điệu cùng cử chỉ. Nhìn tôi nàng nói:
- Kể từ nay anh đừng bao giờ nghĩ đến em nữa, đừng trông mong gì nơi em nữa. Chúng ta cần phải hưởng thụ cuộc sống quý-giá mà chúng ta chỉ có được 1 lần thôi. Anh hãy quên dĩ-vãng đi!”
Những lời nàng nói đã dày vò tâm não tôi rất nhiều. Nhưng khi tôi gặp nàng lần thứ nhì và cũng là lần cuối, thì tôi thấy nàng khóc và ngỏ ý không còn muốn kéo dài thêm cuộc sống nữa.
Về phần tôi, sau khi đã trải qua bao nỗi đắng cay, chán chường, tôi chỉ còn 1 ước vọng duy nhất là được trở lại quê hương. Tôi thà chết trên quê hương đẫm máu của tôi hơn là phải kéo lê cái chết dần mòn trong không khí tự-do giả tạo này.
Khi các bạn đang đọc những giòng chữ này có lẽ tôi đã trở về với quê mẹ ngàn đời mến yêu của tôi rồi!
    Đây là câu chuyện mà tôi đọc rồi sẽ không bao giờ đọc lại vì tôi không chịu nổi cái cảm giác đau đớn tê tái như người viết! tôi đã khóc! tình yêu của anh thật đau đớn! tôi kính phục anh đã tiếp tục sống! nếu là tôi tôi đã tự sát! Mong số phận sẽ không lặp lại nữa! Mong anh được một giây phút thanh thảnh mà quên đi tất cả! Chúc tác giả hạnh phúc luôn cả phần của tôi!
 
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #46 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 09:50:38 pm »

Em thì nghĩ tác giả này có đọc hồi tưởng của những người tỵ nạn rồi chế thêm mắm muối.
Logged

Chết vì ghét người!
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #47 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:11:48 pm »

Thì tôi gửi lời cho tác giả thật! nếu không phải thì cũng cảm ơn người bost bài này đã cho tôi thêm một niềm đau - thêm một trải nghiệm! Tôi nghĩ việc này không ai bịa ra và nếu biết từ nguồn khác thì cũng chẳng mạo danh nhận về phần mình làm gì! Thông điệp của tôi là cuộc đời thật lắm đắng cay nhưng chúng ta sẽ thông cảm cho nhau! Đúng không?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #48 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 08:11:08 am »

...
Tác giả có nói đến loại quả độc làm mình nhớ đến loại quả này chính là quả mã tiền có nhiều ở vùng rừng giáp ba rài, chín vào mùa cuối năm khoảng tháng 11, 12 , ban đêm nó rụng lộp độp, lần đầu tiên gác đêm gặp nó rụng cũng làm cho mình căng mắt cảnh giác! sáng ra kiểm tra mới biết là quả mã tiền! lạ là thấy sóc ăn nguyên cả hột mà không thấy độc gì, người thì nghe nói chỉ cần một hột là đi đứt!
Hạt mã tiền nếu biết cách vẫn ăn được, bác ạ! Chỗ em thì dân họ gọi cây mà tiền là cây cổ chi. Trái chín lấy hạt của nó, bỏ nhân trong hạt là ăn được. Mã tiền độc là cái nhân của nó.
Ytá cũng nghĩ là anh ta nói tới cây mã tiền (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_M%C3%A3_ti%E1%BB%81n). Trái mã tiền (strychnine) khi chín màu đỏ tươi rất đẹp, ytá kèm hình loại cây mã tiền thường thấy ở  bên K. Ytá thấy chim Cao Cát cũng ăn trái này không sao, nhưng chim không ăn hạt. Lính mình thường vào rừng hễ nghe thấy cao cát nó "toát toát", tìm tới mấy cây mã tiền thì thấy chúng ngay. Thịt Cao Cát rất ngọt và dai không thua gi thịt gà rừng (chắc nhờ ăn trái mã tiền  Wink ). Chính hạt mã tiền mới có độc, trong túi thuốc của các y tá thời đó lúc nào cũng có vài ống thuốc chích strychnine nhưng ytá không dám xài vì được biết đây là thuốc độc bảng "A" (rất độc) trích từ hạt mã tiền. Mã tiền giống như tình yêu vậy, yêu nhiều thì ốm, là con dao 2 lưỡi, vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc. Cho nên chỉ định chỉ chích 1 ống thôi, chích 2 ống trở lên thì nguy cơ "đi Đức" (đi đứt) rất cao. Mã tiền nếu dùng liều nhỏ có tác dụng trấn an tinh thần và kích thích ăn ngon (bác nào không tin thử bẻ hạt mã tiền liếm 1 cái coi ăn cơm ngon không, nên nhớ chỉ 1 cái thôi nhé), nhưng nếu ngộ độc 5mg strychnine là 10-20 phút sau cổ họng bị co thắt chết tức thì. Thời xưa nghe nói thời nữ hoàng Cleopatra dùng loại này để tự tử, strychnine là chất không màu không mùi nhưng vị rất đắng, cho nên nghe nói có lúc lính mình uống nước đọng nước ao tù gần cây mã tiền cũng bị ngộ độc. Bây giờ thuốc strychnine không còn lưu hành nữa vì tác dụng phụ của nó. Một số quốc gia hiện nay dùng strychnine để chế thuốc giết chuột, và một số nước còn trộn vô LSD và xike để hút cho phê!
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2008, 08:30:48 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 08:26:21 am »

Hình ảnh mô tả thực vật

cây - tree




dành cho nhà thực vật học



trái - hạt



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM