Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:31:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tội ác của Khme đỏ???  (Đọc 234952 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 09:29:25 am »

TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN, THAY LỜI NGƯỜI DỊCH.

Đây là tự truyện của một thành niên trí thức Căm-Bu-Chia, anh Boun Sokha, ra đời trong nghịch cảnh và trưởng thành trong khói lửa chiến tranh. Thanh niên này cũng như tất cả mọi người dân Căm-Bu-Chia đều khao khát hòa bình và mong được sống yên ổn trên mảnh đất quê hương.
Ngày 17-4-75, khi Khờ-Me đỏ kéo vào thủ đô Nam Vang, ai cũng hân hoan vui mừng đón rước, lầm tưởng hòa bình đã đến và cảnh chém giết lẫn nhau không còn xảy ra nữa. Nhưng không ngờ, chính ngày đó lại là ngày mở đầu cho một chuỗi dài thảm họa đẫm máu, man rợ khủng khiếp đến nỗi gây chấn động dư luận khắp nơi trên thế giới. Ai nghe đến cũng phải rùng mình kinh hãi. Tác-giả đã sống nhiều năm trong cảnh địa ngục trần gian hãn hữu ấy. Trải qua bao nỗi kinh hoàng, ghê rợn, cuối cùng đã may mắn trốn thoát sang được Thái Lan cùng với người yêu, viết tác phẩm này như 1 thông điệp gửi đến nhân dân thế giới tự-do, rồi sau đó lại quay trở về Căm-Bu-Chia một mình, tranh đấu cho lý-tưởng tự do, công bằng và bác ái.
Hiện tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, phổ biến khắp nơi trên thế giới. Ấn bản Pháp-ngữ nhan đề: “LA MASSUE DE L'ANGKAR”, ấn bản Đan-ngữ nhan đề: “FOLKEMORDET I CAMBODJA”... Từ đó đến nay tác giả vẫn biệt tăm. Các cơ quan quốc tế nhân quyền đã tận lực tìm kiếm nhưng vô hiệu quả. Tác giả còn sống hay đã chết?

1. “CHIẾN TRANH ĐÃ CHẤM DỨT, HOAN HÔ HÒA BÌNH!”
Sáng ngày 17-4-75.
Từ sau ngày 1-1-75, nhằm thực hiện chương trình tấn công kết thúc, bọn Khờ-Me đỏ thường pháo kích liên tục và bừa bãi hàng loạt hỏa tiễn 107 ly vào thủ đô Nam Vang, khiến thường dân vô tội nhiều người đã bị chết oan.
Sáng nay cũng như mọi buổi sáng khác, tôi thức dậy thật sớm để quan sát tình thế đang thay đổi nhanh chóng mỗi ngày. Hàng đêm, khi đi ngủ, người ta không thể đoán được những gì sẽ xảy ra sáng hôm không thể đoán được những gì sẽ xảy ra sáng hôm sau. Nhà tôi lại nằm gần khu chợ, trong vùng tây nam thành phố, là nơi đã bị pháo kích triền miên.
Hôm nay là ngày 17 tháng 4, khi thức giấc, tôi có cảm giác vô cùng sung sướng vì thấy mình đã may mắn hãy còn sống sót. Những tiếng súng lớn và những tiếng hỏa tiển nổ long trời lở đất dường như đã hoàn toàn im lặng. Bên tai tôi chỉ còn nghe những tràng tiểu liên thỉnh thoảng vang lên, khi gần khi xa, ròn tan như những tiếng pháo mừng xuân. Những âm thanh sắt thép kỳ lạ này đã nhịp nhàng hòa điệu với tiếng đồng hồ quả lắc treo tường trong phòng tôi đang chậm rãi, đều đặn khua 5 tiếng rền rĩ. Những âm thanh mới lạ này đã tạo cho tôi 1 khoái cảm bất thường, nên tôi vẫn còn nằm nướng, lóng tai nghe những “tiếng pháo” chết người, khi thì lẻ tẻ, rời rạc, khô khan, khi thì dồn dập từng tràng ngắn ngủi, như gắt gỏng, giận hờn từ bốn phương của thủ đô vang vọng lại, lúc xa lúc gần, tưởng chừng như ngay bên kia hè phố.
Khi đồng hồ điểm 7 tiếng, tôi rời khỏi giường, rón rén nhẹ nhàng để khỏi đánh thức mẹ tôi dậy, bước ra mở cửa sổ, ngó xuống đại lộ Monivong. Tôi khẽ kéo màn cửa sổ để nhìn cho rõ những gì đang xảy ra bên ngoài. Bây giờ mặt trời đã ló dạng, tỏa ánh sáng lộng lẫy tươi mát. Nền trời trong xanh, không gợn chút mây, báo hiệu một ngày nắng ấm. Tháng tư ở Cao-Miên vốn là tháng nóng nhứt!
Tôi thấy quang cảnh lưu thông trên đường phố đông đảo, nhộn nhịp khác thường. Nhưng tôi càng kinh ngạc hơn, khi thấy chen lẫn trong đám đông xe cộ đủ loại của thường dân còn có những chiến xa, những xe tăng, những cam nhông nhà binh chở đầy binh sĩ tay cầm cờ trắng phe phẩy. Xe cộ đầy đường, chạy hấp tấp vội vàng, loạn xạ, như chẳng còn có kỷ luật lưu thông gì nữa. Nhìn kỹ, tôi thấy chen lẫn trong đám đông hỗn độn ấy còn có cả những người mặc đồng phục màu đen, trên tay lăm lăm võ khí. Họ đi bộ. Nhưng cũng có những toán được chở trên cam nhông. Những người này đi đến đâu quần chúng đều hoan hô và vẫy cờ trắng như thể chào mừng tiếp đón. Những tiếng hô to đến nỗi vang tận lên lầu chỗ tôi đứng mà vẫn còn nghe rõ mồn một:
- “Chiến tranh đã chấm dứt. Hoan hô hòa bình”. Những tiếng hoan hô ấy đã biểu lộ niềm phấn khởi vui mừng đến tột độ, cùng với vẻ hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt mọi người dân.

ĐUỔI THEO HÒA BÌNH.
Lát sau Lan-Thi cũng thức dậy, đến bên cửa sổ, đứng cạnh tôi, chăm chú nhìn quang cảnh mới lạ đang diễn tiến dưới đường. Nàng là em gái tôi, giống như đa số thiếu nữ Cao-Miên con nhà khá giả có học thức, ngoan ngoãn, dịu dàng. Riêng Lan-Thi nàng có làn da trắng trẻo và một nhan sắc mặn mà, đầy quyến rũ. Trong khi đó, thân hình tôi lại thô kệch, nước da ngăm đen và khuôn mặt khắc khổ như những người nông dân. Chúng tôi khác nhau đến nỗi mỗi khi đi ra đường chẳng mấy ai chịu tin chúng tôi là anh em ruột thịt!
Nàng nói:
- “Mình đánh thức má dậy, kể cho má nghe chuyện mới lạ này, nghe anh!”
- “Má đang tắm!” Tôi đáp.
Lan-Thi chạy đến buồng tắm, gõ cửa.
- “Má! “Nàng gọi và nói lớn": Chiến-tranh đã chấm dứt rồi! Quân Khờ-Me đỏ đã vô đây rồi... Má ra coi nè!”.
- “Thế hả? Ừ, má ra ngay bây giờ đó!” Má tôi đáp.
Người vú già của gia đình tôi, một người đàn bà khỏe mạnh, linh hoạt, trạc tuổi 55 gì đó, vừa lau chùi dọn dẹp phòng khách xong, nghe nói thế cũng vội chạy đến đứng bên cửa sổ. Bà ta nhìn chăm chú xuống quang cảnh dưới đường, vẻ mặt tràn đầy xúc động với 2 hàng nước mắt sung sướng chảy dài, lăn trên đôi gò má.
- “Coi kìa, dì Minh khóc kìa em!”. Tôi kêu Lan-Thi và chỉ cho nàng thấy.
- “Xin lỗi!...” Dì vú nghẹn ngào nói ngập ngừng, đứt quãng: “Tôi... sung sướng quá, vì...”
Nói không hết câu, dì vú đã che mặt bỏ đi. Trong khi ấy, mẹ tôi cười tươi hớn hở bước tới đứng nhìn qua cửa sổ.
- “Mấy đứa chạy mau đi báo tin cho ba và cho chị Hai biết với!” Mẹ tôi nói.
- “Ba và chị Hai chắc đã dư biết rồi!” Lan-Thi đáp.
- “Không sao. Cứ cho ba và chị Hai biết. Chắc ba và chị Hai sẽ vui mừng lắm khi thấy các con đến”. Mẹ tôi nói tiếp.
- “Nhưng con phải nghe xem radiô nói gì trước đã. “Lan-Thi nói đồng thời bước nhanh đến chỗ bàn sa-lông, bật nút máy thâu thanh nhỏ đang nằm trên đó. Nàng dò hết tần-số này đến tần-số khác, nhưng hoàn toàn không có 1 chương trình phát thanh nào. Chúng tôi nghĩ chắc đài phát thanh đã bị quân Khờ-Me đỏ chiếm rồi. Lát sau, chúng tôi ra xa. Lan-Thi cầm lái. Tôi ngồi kế bên nàng. Nhưng xe chúng tôi không thể nào lăn bánh được, vì thiên hạ đã đổ ra đường đông như kiến cỏ, chẳng khác nào một ngày đại hội liên hoan của quốc gia. Chen lẫn trong biển người dầy đặc ấy còn có đủ loại xe gắn máy, xe đạp, xe ba bánh và các loại xe vận tải khác. Người ta và xe cộ chen lẫn hổn độn, như đang bị quay cuồng trong một cơn gió lốc, không có 1 định hướng nào rõ rệt.
Lan-Thi quay sang hỏi tôi:
- “Thiên hạ đi đâu mà loạn xà ngầu vậy?”
- “Chắc họ là những nông dân đã lên đây lánh nạn chiến tranh, bây giờ thấy hết chiến tranh rồi, họ trở về quê cũ”. Tôi đáp.
- “Em hy vọng như vậy. Như thế, thủ đô sẽ không còn quá đông dân nữa”. Lan-Thi nói.
Chúng tôi lái xe nhích từng thước một, và thường phải dừng lại dọc đường. Lợi dụng những cơ hội đó, chúng tôi để ý dò xét quân Khờ-Me đỏ, bây giờ đã thấy xuất hiện nhiều trên khắp mọi ngả đường. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi trông thấy họ tận mắt. Họ mặc nhiều đồng phục khác nhau, nhưng đa số đều là những bộ bà-ba đen, quấn khăn rằng trên cổ và mang dép cao su, thường gọi là dép Hồ Chí Minh, làm bằng vỏ xe hơi cũ. Họ không mang huy hiệu để phân biệt cấp chỉ huy và binh sĩ. Chúng tôi dò xét tỉ mỉ thấy những người ra lịnh, chắc là cấp chỉ huy, ai cũng có bút cài trên miệng túi áo. Có lẽ những cây bút giắt trên túi áo trước ngực ấy là dấu hiệu ngầm về cấp bực của họ. Đúng vậy! Những người nào có nhiều bút nhất là những người cao cấp nhất trong bọn, Còn những kẻ nào không có bút giắt trên túi áo đều là những binh sĩ tầm thường, xuất thân nông dân, thất học. Đa số đều trẻ măng, khoảng từ 13 đến 14 tuổi. Những người chỉ huy thì trông già hơn nhiều và thuộc đủ mọi hạng tuổi khác nhau.
Khoảng 11 giờ trưa, chúng tôi mới đến được bảo sanh viện Nam-Vang, nơi người chị cả của chúng tôi, vợ của 1 sĩ quan pháo binh trong quân đội cộng hòa, vừa hạ sanh được 1 đứa con trai vài ngày trước. Chúng tôi vừa bước vào đã thấy chị nằm khóc thảm thiết.
- “Sao chị khóc vậy? “Lan-Thi ngạc nhiên hỏi”. Bây giờ chiến tranh đã chấm dứt rồi. Chúng ta sẽ lại sống hòa bình như xưa...”
- “Em ơi, chị và cháu nhỏ sẽ không bao giờ còn được sống trong cảnh gia đình êm ấm, đầy đủ vợ chồng, cha con nữa”.
Chị tôi vừa khóc vừa mếu máo kể lể: “Nếu hòa bình đến sớm trước 2 tháng...”
Ngừng 1 lát để nuốt nước mắt, chị lại tiếp: ”... thì ảnh đâu có bị đưa ra mặt trận... Ảnh đã bị đưa đi từ tháng Hai...”
Tôi ngắt lời chị:
- “Ảnh thiệt là không may. Bọn chúng chỉ đưa những kẻ nào không tiền của đút lót ra mặt trận thôi. Còn những ai có tiền đút lót cho bọn tướng tá tham nhũng thì được làm việc trong Bộ Tham Mưu, hoặc được ở lại Thủ đô, ngồi chơi sơi nước, chẳng phải làm gì đụng đến cái móng tay!”
- “Em thấy ba đã hết lòng lo lắng cho ảnh, nhưng không có kết quả!” Lan-Thi nói thêm.
- “Cái đó hiển nhiên! Vì ba không thuộc bè nhóm của họ. Nếu không thuộc bè nhóm của họ mà chen vào can thiệp thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn nhiều”. Tôi tiếp lời.
Lan-Thi cầm tay chị và tìm lời an ủi:
- “Thôi, chị hãy tạm quên chuyện ấy đi. Em biết điều đó khó, chứ không phải dễ. Nhưng chị nên nghĩ, trước hết đến sức khỏe của chị. Bây giờ trông chị có vẻ yếu nhiều mà cháu nhỏ thì lại rất cần đến sự chăm sóc của chị...”
Chị tôi quay đầu về phía đứa bé sơ sanh, ôm sát nó vào lòng. Chúng tôi vội vã quay trở ra và hứa ngày mai sẽ trở lại thăm chị lần nữa.

CUỘC DI TẢN VĨ ĐẠI BẮT ĐẦU.
Bảo sanh viện này nằm trong khu bệnh-viện lớn nhất tên Preah Keth Mealea, của thủ đô Nam-Vang, đã xây cất từ năm 1891, đánh dấu thời kỳ bắt dầu đô hộ của Pháp tại xứ Chùa Tháp. Ba tôi cũng nằm trong bệnh viện này từ 6 ngày rồi. Khi chúng tôi đến bên giường bệnh thì ông đang nằm ngủ im lìm. Lúc ấy, không thấy bóng dáng một vị bác sĩ hay một ý tá nào. Chúng tôi có cảm nghĩ dường như những bệnh nhân này đã bị bỏ rơi, để phó mặc cho số-mệnh. Tôi xem đồng hồ, thấy đã 11 giờ rưỡi trưa, chúng tôi bèn lái xe trở về nhà.
Bây giờ vấn để lưu thông càng khó khăn hơn trước. Làn sóng người và làn sóng xe cộ chen chúc nhau vô cùng hỗn độn. Mặc dù hiện đã có rất nhiều binh sĩ Khờ-Me đỏ đứng án ngữ trên khắp mọi ngả đường, và đang tỏ ra cố gắng thiết lập trật tự lưu thông nhưng vô hiệu quả. Thỉnh thoảng người ta nghe có tiếng súng nổ khô khan ngay trong thành phố. Quang cảnh khu chợ đã trở nên hỗn độn không thế nào tả được. Các gian hàng và các cửa tiệm đã bị đám đông quần chúng, lính cộng hòa, và cả lính Khờ-Me đỏ nữa chen chúc, xúm nhau vào tranh dành cướp phá. Quần áo, hàng hóa, đồ đạc, vật dụng linh tinh vương vãi khắp nơi. Chẳng ai buồn để ý đến những người xấu số đã chết, hoặc còn đang quằn quại, rên rỉ, nằm lăn lóc khắp nơi trên các vỉa hè đường phố. Võ khí, súng đạn cũng vứt bừa bãi ngổn ngang khắp nơi. Lan-Thi đã vô cùng xúc động khi thấy 1 đứa bé khoảng 5 tuổi, vừa la khóc vừa chạy lanh quanh, quờ quạng tìm bố mẹ, chắc đã lạc trong làn sóng người đông đảo, hỗn độn đi ra hướng ngoại ô. Lan-Thi lo lắng hỏi tôi:
- “Hồi nảy anh nói: đám người này là nông dân đang tìm đường trở về quê. Nhưng sao em thấy trong số cũng có nhiều người ở Thủ đô như mình vậy? Tại sao? Họ đi đâu vậy?”
Thực sự, tôi cũng đang âm thầm lo lắng trước hiện tượng kỳ lạ này, nên đã đổ quạu, khi bị Lan-Thi chất vấn. Tôi đáp cộc lốc:
- “Không biết nữa! Nhưng làm sao anh biết được?”
Thực vậy! Tôi hoàn toàn bối rối, không hiểu nổi những gì đang xảy ra chung quanh. Từng đoàn người lũ lượt, hấp tấp kéo nhau rời thành phố, trong khi lại có những đoàn người khác từ nơi đâu không biết đang bồng bế, dắt dìu nhau, ngơ ngác, mệt mỏi bước vào thủ đô.
Bây giờ đã gần một giờ trưa. Khi vừa bước chân vào nhà, chúng tôi vội vàng mở radio để nghe tin tức, theo dõi tình hình. Chúng tôi rụng rời kinh ngạc khi nghe đài phát thanh truyền lệnh của quân Khờ-Me đỏ, bắt buộc mọi người phải lập tức rời khỏi thủ đô, để tránh một cuộc tấn công mưa bom của đế quốc Mỹ sắp xảy ra. Đồng thời, quân Khờ-Me đỏ còn ra lịnh cho tất cả các cấp sĩ-quan và binh sĩ trong quân đội cộng-hòa, cùng với toàn thể nhân viên trong chánh phủ Long-Boret phải đầu hàng vô điều kiện và lập tức đến trình diện ngay tại trụ sở bộ Thông-Tin.
Từ bao nhiêu năm trong cuộc chiến, thủ đô Nam-Vang chưa lần nào bị ăn bom, và ngay cả bây giờ cũng thế. Đây rõ ràng chỉ là một cái cớ để quân Khờ-Me đỏ bắt buộc quần chúng phải lập tức di tản. Trước tình thế cấp bách này, chúng tôi không còn thì giờ để ăn uống gì nữa. Chúng tôi quyết định trở lại ngay bệnh viện để đón ba tôi và chị tôi.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 09:37:25 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #31 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 09:53:40 am »

PHÁT SÚNG ÂN-HUỆ.
Lần này tôi cầm lái, vì Lan-Thi đã mất hết bình tĩnh, nên không thể nào lái xe được nữa. Nàng đã bị khủng hoảng dữ dội sau khi nghe tin di tản cưỡng bách loan ra từ đài phát thanh.
Bây giờ sự lưu thông trong thành phố gần như đã hoàn toàn bị bế tắc. Nhiều ngã đường đã bị quân Khờ-Me đỏ đặt rào cản và bố trí canh gác, không cho dân chúng và xe cộ vượt qua. Để có thể đến được nhà thương, chúng tôi đã phải đánh 1 vòng lớn, lái dọc theo đường Decho Damdin, đến đường Pasteur, rồi nhắm hướng đông bắc, xuyên qua đường Okhma Hing Penn, đến phía sau khu bệnh viện dành cho phụ-nữ. Sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ lái xe nhích từng tí một, chúng tôi đã đến nhà thương khoảng 5 giờ chiều. Chúng tôi đều mệt lả, lại cộng thêm sự đói khát dày vò. Từ sáng đến giờ có ăn uống gì đâu, chúng tôi đi như 2 cái xác không hồn. Chúng tôi lảo đảo bước vào bệnh viện. Không khí nơi đây bây giờ vô cùng yên lặng, một sự yên lặng kỳ lạ đến rộn người. Tại cổng ra vào đã có 2 người lính Khờ-Me đỏ đang cầm súng đứng gác. Trông họ có vẻ rất khẩn trương, ngón tay luôn đặt trên cò súng, những khẩu AK 47, kiểu Trung Quốc. Từ khi bước xuống xe, Lan-Thi bước đi như người không tự chủ, tôi phải cầm lấy tay nàng để dắt nàng đi. Chúng tôi đến trước mấy người lính Khờ-Me đỏ. Tôi mở lời lễ phép hỏi:
- “Thưa ông, xin quý ông vui lòng cho phép anh em tôi vào thăm ba tôi”.
Một người trong bọn đáp, giọng đanh thép:
- “Trước tiên, ở đây không có ai là... “ông” hết! Phải gọi là:
“MÍT!” (tiếng Căm-Bu-Chia, có nghĩa là: Đồng-chí) biết chưa?! Sau nữa, ba của mấy người là ai? Bệnh gì? Nếu bệnh nặng thì có thể còn ở trong này. Nếu không, chắc đã di tản theo mấy người khác hết rồi”.
- “Ba chúng tôi là một đại-tá, đã bị thương nặng”.
- “Đại-tá hả? Tại sao hắn lại ở đây? Đây là 1 nhà thương dân sự mà!” Một tên Khờ-Me đỏ khác ngạc nhiên hỏi chen vào.
- “Dạ, thưa đồng chí, vì quân-y viện 701 đã hết chỗ nằm, nên người ta đem ba tôi đến đây. Ba tôi đã bị cưa mất chân phải và bị thương nặng ở bả vai”.
- “Mấy người đến đón hắn ra hay là chỉ đến thăm thôi?”
- “Dạ, nếu được phép, chúng tôi xin đón ra”. Lan-Thi đáp với giọng run rẩy ngập ngừng.
- “Mấy người đã biết rõ thủ-đô phải di-tản khẩn cấp, càng mau và càng xa chừng nào càng tốt chừng nấy, để tránh máy bay B-52 của đế quốc Mỹ đến dội bom san bằng thành bình địa. Những bệnh nhân bây giờ vẫn còn ở trong này đều là những người bệnh nặng hoặc bị thương nặng, nằm chờ thân nhân đến đón ra. Vậy mấy người phải mau mau vô đón ba của mấy người ra đi, hay là...”
- “Dạ phải, bây giờ chúng tôi vô đón ổng đây”. Lan-Thi lo ngại đáp.
- “Hãy chờ đấy, tôi còn phải đi hỏi ý kiến trên xem đã!” Tên Khờ-Me đỏ nói. Hắn có vẻ dễ chịu hơn trước, có lẽ nhờ cái nhìn cầu khẩn van lơn trông rất não nùng của Lan-Thi. Nói xong, hắn rảo bước đi vào phía tòa nhà cũ của bệnh viện. Thời gian chờ đợi thật là nặng nề. Nhưng chỉ độ 5 phút sau hắn đã trở lại, cho biết chúng tôi được phép vào đón thân nhân.
Bệnh viện này có khoảng 1500 giường, nhưng kể từ đầu tháng 4 số bệnh nhân đã gia tăng gấp bội, đến hơn 2000 người cần điều trị. Cảnh tượng nhà thương bây giờ thật là ghê rợn. Xác chết hoặc còn đang hấp hối nằm la liệt trên sân, trên cả các bực thang và ngay giữa lối đi. Trong phòng chỉ còn toàn những bệnh nhân liệt giường và những người bị thương nặng. Họ nằm trên giường, nhưng cũng có người nằm ngay trên sàn nhà. Máu dơ loang từng vũng khắp nơi. Mùi tanh hôi xông lên đến lộn mửa. Dường như hầu hết những bệnh nhân còn lại đều đã bị ngất xỉu hay bất tỉnh, nên không khí hoàn toàn yên lặng như một nhà xác. Trên thi thể của những xác chết bu đầy ruồi nhặng. Chúng tôi chẳng thấy bóng dáng một người bác sĩ hay một y tá nào.
Hành động thật cẩn thận, tôi dùng hai tay nâng người ba tôi lên, trong khi đó Lan-Thi đở cái chân còn lại của ông. Chúng tôi đặt ba tôi lên một cái cáng để khiêng đi cho dễ. Vết thương trên bả vai bên trái của ổng đã làm độc, xông ra một mùi hôi thối thật khó ngửi. Một nhóm binh sĩ Khờ-Me đỏ đang đứng hút thuốc và tán gẩu trong phòng kế bên. Bọn họ không buồn để ý đến chúng tôi kể từ lúc vào cho đến lúc ra. Nhưng một nhóm vài người khác đang đứng ngoài sân thì lại nhìn chúng tôi cách soi mói khó chịu. Một người trong bọn họ chỉ tay về phía chúng tôi và hỏi to:
- “Ê, đi đâu đó? Bộ mấy người không biết hắn sắp chết à?”
- “Chúng tôi chở ổng về nhà”. Lan-Thi đáp và chúng tôi vẫn tiếp tục đi tới.
Bọn lính này bước vào trong bệnh viện. Nhưng có một người trong bọn họ, chắc là tên chỉ huy của toán đó, bất ngờ quay trở ra và quát to lên:
- “Ê, mấy người đó! Chờ chút! Trở lại đây ngay!” Chúng tôi đành phải quay trở lại, vào phòng tiếp tân, và đặt cái cáng ba chúng tôi xuống nền nhà.
- “Ba của mấy người là đại tá, phải không?” Tên Khờ-Me đỏ này hỏi với một giọng đầy man rợ.
Bây giờ tôi chợt tỉnh ngộ là đã hớ hênh, vô tình nói đến cấp bậc trong quân ngũ của ba tôi. Tôi cảm thấy tê tái trong lòng, nhưng không thể làm thinh, chẳng trả lời câu hỏi của hắn, nên đành ấp úng khẽ: “Dạ!” một tiếng thật nhẹ nhàng. Tên này liền quay về phía đồng bọn la to lên:
- “Mấy đồng chí thật là sơ xuất. Mấy đồng chí để cho đại tá ra đi như thế này sao?”
Xong hắn quay về phía chúng tôi, nhìn thẳng vào mặt của Lan-Thi nói:
- “Khiêng cáng kiểu này mấy người không thể đi xa được!”. Hắn tiếp tục nói với giọng rất bình thản đến lạnh lùng và còn có vẻ nhân-từ cách rất đểu cáng: “Mấy người có bổn phận phải rời thành phố càng nhanh càng tốt, càng xa càng tốt. Mấy người đã thấy quang cảnh đường phố bây giờ đông đảo, chen chúc như thế nào rồi. Mọi người đều đang tranh nhau ra đi. Vậy hãy để cái gánh nặng này lại đây, tôi giải quyết giúp cho. Hắn cũng sắp chết thôi. Hãy nhìn vào mặt hắn coi!”
Vừa dứt câu, hắn móc khẩu súng lục ra. Lan-Thi vội chạy lại quỳ dưới chân hắn, chắp tay lạy van rối rít:
- “Trời ơi, lạy ông, xin ông thương đừng giết ba tôi!”. Vì quá kinh-ngạc, tôi đứng chết sững, như bị trời trồng. Tên này quay về phía đồng bọn ra lịnh:
- “Lôi con nhỏ khùng này ra! Mau lên!”
Bằng một thái độ thật bình thản và một cử chỉ thật chính xác, hắn bắn một phát vào thái dương bên trái của ba tôi. Tôi thấy người ba tôi giật nẩy lên, dãy dụa mấy cái, rồi từ từ nằm im. Cái lổ nhỏ đen ngòm trên thái dương của ba tôi dường như cũng đang từ từ đóng kín lại, không có một giọt máu nào rỉ ra.
Chúng tôi té quỵ xuống bên cái cáng, tâm hồn tràn ngập kinh hoàng và đau đớn. Riêng tôi có cảm giác như chính mình vừa bị trúng viên đạn của tên Khờ-Me đỏ bắn vào đầu. Lan-Thi đang gào khóc và gục đầu trên ngực của ba tôi. Nhưng bọn Khờ-Me đỏ liền đuổi chúng tôi ra khỏi nhà thương. Nước mắt em tôi đã ướt đẩm cả mái tóc đen dài xỏa xuống bên bờ vai, còn tôi thì chẳng khóc được tiếng nào. Tôi cảm thấy đã bị nghẹt thờ vì uất hận.
Chúng tôi rảo bước chạy qua phía bảo-sanh-viện, đối diện với nhà thương, nằm ngay bên kia lề đường của đại lộ France. Tôi vừa đi vừa phải nâng lấy em tôi đã không còn đủ sức để bước nữa. Chúng tôi không thốt được lời nào. Đôi môi của chúng tôi dường như đã bị dính chặt vào rồi. Vừa đi tôi vừa tưởng nhớ đến những lời hoan hô vui mừng nồng nhiệt của quần chúng hồi sáng nay. Những âm thanh này dường như hãy còn đang vang vọng đâu đây, thoảng trong đôi tai của tôi:
- “Chiến tranh đã chấm dứt. Hoan hô hòa bình! Chiến tranh đã chấm dứt! Hoan hô hòa bình!”

NHỮNG TRẺ SƠ SANH.
Trước khi bước chân vào đến ngôi nhà bảo sanh đã xây cất từ năm 1907, chúng tôi lại gặp 2 tên Khờ-Me đỏ khác.
- “Nếu mấy người muốn vô nhận con nuôi mới sanh thì cứ vô, nhưng không được ở lại luôn trong đó đấy nhé!”. Một tên nói với chúng tôi, đồng thời trao đổi cái nheo mắt rất quỷ quái với đồng bọn. Khi chúng tôi bước vào trong sân thì một cảnh tượng vô cùng rùng rợn đã bày ra trước mặt, khiến Lan-Thi phải kêu rú lên và lấy tay bưng kín mặt. Em tôi đã kinh hoàng đến cùng cực khi nhìn thấy trên mặt cỏ đầy rẫy những tử thi đẫm máu nằm lẫn lộn với những xác trẻ sơ sinh còn quấn trong những cái tả đỏ đẫm máu. Xác sản phụ, xác hài nhi nằm lẫn lộn bên những tấm tã lót, những mảnh vải băng vương vãi khắp đó đây. Nhiều thiếu phụ lõa lồ, thân thể đẫm máu, nằm thoi thóp bất động, giương đôi mắt lờ đờ yếu đuối nhìn chúng tôi như van xin cầu cứu, trong khi đôi môi khẽ rung động như thều thào muốn nhắn gửi lời gì. Dưới gốc cây hoa nhài, một sản phụ nằm chết, đôi mắt mở trừng trừng biểu lộ một tâm trạng kinh hoàng đến cực độ và trên tay hãy còn ẵm chặt 1 hài nhi vừa mới sanh, đỏ hỏn.
Tiếng hét thất thanh của Lan-Thi đã vang động từ ngoài sân vào đến tận bên trong bảo-sanh-viện, nơi có khoảng ngót chục tên Khờ-Me đỏ đang cùng nhau đùa rỡn. Bọn chúng cũng đưa mắt nhìn về phía chúng tôi. Tôi phải nắm lấy vai em tôi và luôn mồm lập đi lập lại câu:
- “Im đi em. Thôi, im đi em. Hãy bình tĩnh và can đảm lên em”.
Tất cả bọn Khờ-Me đỏ đều nhìn chúng tôi trừng trừng, không chớp mắt. Một vài tên bước đến gần chúng tôi, lớn tiếng la rầy:
- “Cái gì vậy? Mấy người không được hét lên như thế. Biết không!”
- “Dạ, xin lỗi quý đồng chí! Anh em tôi vô kiếm chị tôi và đứa cháu mới sanh”. Tôi đáp giọng van lơn.
- “Nhà bảo sanh đã được lịnh di tản từ nửa giờ trước đây. Bây giờ trong này không còn ai hết!”. Một tên Khờ-Me đỏ nói.
- “Không! Hãy còn bọn con nít mới đẻ!”. Một tên Khờ-Me đỏ trạc độ 12 hay 13 tuổi gì đó chen vào ngắt lời. Hắn vừa múa khẩu súng máy trên tay cùng với giải băng đạn vừa cười đùa nói tiếp: “Mấy người không tin hả? Chính tay tụi tôi đã cho chúng bú chai...ha...ha..ha.a.a a a” Hắn cười cách man rợ và đầy bí hiểm.
- “Quý vị có thể vui lòng cho anh em tôi biết mấy người đàn bà ấy đã đi đâu không ạ?” Lan-Thi đã nín khóc và lên tiếng hỏi.
- “Sao tôi biết được? Tụi họ chạy tán loạn khắp mọi nơi, mọi chỗ. Tụi nó làm như thể sắp bị ăn tươi nuốt sống đến nơi. Nhiều người đã chạy bỏ cả con lại. Còn cả đống trong đó. Có đến trăm đứa chứ không ít”. Vừa nói, tên này vừa chỉ vào phía trong nhà bảo sanh.
- “Tụi nó đã chết ngoẻo hết rồi!”. Một tên khác nói chen vào, giọng có vẻ hơi bực mình.
- “À, phải rồi. Đồng chí không muốn phải dọn dẹp vệ sinh vụ đó chứ gì?”.
Một tên khác có vẻ muốn lên mặt thầy đời với đồng bọn, mặc dù hắn cũng chưa quá 14 tuổi:
- “Hèn chi đồng chí đã vứt chúng nói ra ngoài cửa sổ mà không chịu chờ đến khi chúng chết hẳn”.
- “Im đi!”. Tên Khờ-Me đỏ đã quăng con nít mới đẻ, còn sống, qua cửa sổ, nhe hàm răng vàng khè đóng đầy bựa ra giảng giải: “Đồng chí nên nhớ rằng, ở đây chỉ có mình tôi là người duy nhất đã thấu triệt đường lối và chủ trương của cách mạng”. Lời qua tiếng lại có vẻ đã gay gắt. Bỗng tên chỉ huy quát lên:
- “Im đi! Các đồng chí lại sắp gấu ó nhau về chuyện ấy phải không? Tụi con nít mới đẻ trước sau gì cũng sẽ chết. Chẳng có gì phải bận tâm. Chúng làm sao tự di tản được? Chúng chịu đựng sao nổi nắng nóng, trời mưa và sương lạnh ban đêm?” Giọng của hắn nghe thật là tàn nhẫn, vô nhân đạo!

GIA ĐÌNH LY TÁN.
Chúng tôi đã trải qua 1 kinh nghiệm mắt thấy tai nghe đến hãi hùng khủng khiếp. Chúng tôi cũng không còn nước mắt để khóc nữa! Bây giờ chúng tôi đờ đẫn bước trở ra như 2 người máy vô tri giác. Trước mắt chúng tôi, quang cảnh trên đường phố đã trở nên hỗn loạn không thể nào tả xiết. Giòng người lũ lượt kéo nhau đi như thác nước đang chảy siết. Tiếng người thất lạc thân nhân, kêu gọi nhau ơi ới. Tiếng trẻ con kêu khóc, gọi cha mẹ nghe nhức nhối tận tâm can: “Má ơi! Má ơi! Chúng con đây. Má đâu rồi? Má ơi!”
Hai bên đường, cách khoảng nhau chừng trăm thước, lại có những tên Khờ-Me đỏ võ trang đầy mình đứng gác, trai gái lẫn lộn. Có đứa luôn mồm gào to vào máy phóng thanh cầm tay, hối thúc: “Đi mau lên! Đi nhau lên! Không ai được đứng lại! Kẻ nào ngoan cố, không tuân lệnh sẽ bị xử tử ngay tại chổ!”
Chúng tôi nhận thấy không còn xử dụng xe hơi được nữa. Vả lại cũng không có gì nặng để chuyên chở, chúng tôi thấy đi bộ là thượng sách. Đi bộ chúng tôi có thể băng đường về nhà mau hơn là đi xe.
Đến khoảng 6 giờ chiều, anh em tôi về đến nhà. Ngay khi chúng tôi sắp đẩy cửa bước vào nhà, bỗng một tên Khờ-Me đỏ xuất hiện, quát to:
- “Ê, mấy người kia! Phải di tản ngay lập tức!” Anh em tôi bước đến phía hắn, cố van nài:
- “Dạ, xin đồng chí cho phép anh em tôi vô nhà để gặp má tôi, rồi anh em tôi sẽ đi ngay”.
- “Không còn ai trong nhà này hết! Khu phố này đã di tản hết rồi!”. Tên Khờ-Me đỏ đáp.
- “Xin đồng chí làm ơn cho anh em tôi được vô lấy đem theo ít đồ ăn. Chúng tôi không có chút lương thực nào...” Lan-Thi khẩn khoản van nài.
Ngập ngừng giây lát, nhưng cuối cùng hắn nói:
- “Được rồi! Nhưng phải mau lên. Cho mấy người 10 phút!”
Bước vào nhà, chúng tôi thấy trống trơn. Các cánh cửa sổ đều mở toang. Trên bàn ăn, cơm và thức ăn còn nguyên vẹn và chưa nguội hẳn. Lan-Thi lại òa lên khóc nữa.
- “Em coi nè! Bọn chúng đã không cho má và dì Minh có đủ thì giờ để ăn miếng cơm dằn bụng trước khi đi!... Đâu em chạy u lên phòng má coi, xem má có nhớ đem theo thuốc uống hàng ngày không. Mình phải lẹ lên, may ra còn đuổi theo kịp má và dì Minh. Chắc má đi chưa lâu đâu”. Tôi nói. Lan-Thi hấp tấp chạy lên lầu, lát sau trở xuống nói:
- “Có. Má đã đem theo thuốc uống. Nhưng Boong Chấn ơi, - (tiếng Căm-Bu-Chia, BOONG có nghĩa là: anh. Còn Chấn là tên kêu nựng của tôi trong gia đình) - thuốc của má còn xài được bao lâu? Lan-Thi lo âu hỏi.
- “Chừng khoảng 2 hay 3 tuần gì đó” Tôi đáp không mấy quả quyết.
Từ lâu má tôi đã bị chứng đái đường rất nặng, phải thường xuyên điều trị và uống thuốc mỗi ngày. Nếu chẳng may không có thuốc, chắc má tôi sẽ không thể nào cầm cự nổi.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 11:42:47 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #32 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 09:54:32 am »

2. LƯU ĐÀY TẬP THỂ. ĐÔI GIÀY GIẾT NGƯỜI.
Anh em tôi mỗi người đem theo ít lương thực gồm có: gạo, cá khô, muối và một cái nồi nhỏ để nấu cơm, cùng vài bộ quần áo để thay đổi hàng ngày. Sau khi đã đóng kín các cửa sổ, và khóa kỹ cửa trước, anh em tôi rời khỏi nhà, bước xuống đại lộ Monivong, nhập bọn với đoàn người đang lũ lượt di tản. Làn sóng người nối đuôi nhau đi về hướng bắc, như một đàn cừu ngoan ngoãn trước sự săn đuổi tàn bạo của đàn chó săn vô tri giác. Chúng tôi di chuyển chậm chạp, nhưng không ai được phép dừng chân dọc đường, hay tách ra khỏi đoàn, với bất kỳ lý do nào. Quân Khờ-Me đỏ bố trí rải rác dọc 2 bên đường, canh chừng chúng tôi chẳng khác những con chó săn cừu. Thỉnh thoảng có những người thất lạc thân nhân, lăng xăng kêu gọi, tìm kiếm quanh quất, bọn Khờ-Me đỏ không nói nửa lời, thản nhiên bóp cò bắn chết ngay tại chỗ. Bây giờ trời vẫn chưa tối hẳn. Tôi thấy nổi lo âu, sợ hãi hiện rõ trên khuôn mặt mọi người.
Bị cưỡng bách di tản quá gấp rút, nhiều gia đình đã thất lạc nhau hoàn toàn, và cũng chẳng thấy ai kịp đem theo lương thực và nước uống phòng thân. Đoàn người lặng lẽ, nặng nề tiến bước, không ai dám thốt ra một lời nào, dù chỉ là để than thở cho vơi bớt nỗi lo âu. Chỉ một câu nói nhỏ cũng đủ mất một mạng người! Đã có nhiều người bị bắn chết ngay tại chỗ, trước mặt đám đông, vì những nguyên nhân nào không ai hiểu được. Ngay cả đến thân nhân những người bị hành quyết còn đang hấp hối, hay ngắc ngoải trên mặt đường, cũng không dám dừng chân lại để giúp đỡ nhau.
Khi chúng tôi đã nhập vào đoàn người di tản được khoảng 15 phút bỗng làn sóng người sau lưng tôi bị chận khựng lại. Hai tên Khờ-Me đỏ, một trai một gái, khoảng mười mấy tuổi đầu, xông vào giữa đoàn người lôi một người đàn ông lên lề đường, tra vấn:
- “Mày là lính cộng hòa, phải không?”
- “Dạ, không phải!” Người đàn ông đáp: “Tôi không phải là lính. Tôi làm thợ máy!”
- “Tại sao mày lại mang giày lính?”
- “Dạ, tôi mua đôi giày này ở khu chợ trời Olympic. Có nhiều thường dân mang giày này, thưa đồng chí”.
Một tên Khờ-Me đỏ khác, đôi mắt đỏ ngầu sát khí, cắt ngang cuộc đối thoại:
- “Mấy đồng chí còn phí thì giờ với tên tay sai đế quốc này làm gì nữa!”
Vừa dứt câu, hắn đã chìa súng bắn ngay vào ngực nạn nhân một phát. Người đàn ông chỉ kịp thét lên một tiếng rú đau đớn như một con heo bị chọc tiết, rồi ngã vật xuống đất.
Đoàn người lại tiếp tục đi tới, im lặng như thế tai không nghe và mắt không thấy chuyện gì vừa mới xảy ra trước mặt họ. Tôi cầm tay Lan-Thi, cảm thấy tay nàng lạnh ngắt và ướt đẫm mồ hôi. Bọn Khờ-Me đỏ lại gào to hối thúc: “Đi tới! Mau lên! Đi tới! Mau lên!”... Đoàn người chuyển động nhanh hơn một chút, nhưng chỉ giây lát sau lại trở về tình trạng cũ, vì đoàn người dài vô tận, không biết đã bị tắc nghẽn ở chổ nào phía trước.
Một đứa trẻ lạc loài, quá mệt mỏi đã ngã quỵ dưới chân Lan-Thi. Bằng một hành động thật nhanh và thật kín đáo, không để bọn Khờ-Me đỏ chú ý, nàng đỡ nó đứng lên. Bây giờ không còn ai lo đến những chuyện tầm phào như thế nữa. Ai cũng cồng kềnh mệt mỏi với những gói, xách đựng đồ tế nhuyễn của mình. Nhiều phụ nữ có con nhỏ phải bồng ẵm trên tay, đành bỏ hết tất cả, chỉ cố giữ lấy con. Đoàn người di tản trong ánh mắt lo âu, như loài cầm thú đang bị săn đuổi. Có những gia đình sợ bị thất lạc đã dùng giây cột vào nhau, trông như những chuổi tù nhân bị trói đang ra pháp trường. Ai cũng đều mệt lả, nhưng vẫn phải cố lê bước đi tới, không được nghĩ chân hay ngừng lại. Bọn lính con nít Khờ-Me đỏ vênh váo, kiêu căng nhìn đoàn người di tản với cặp mắt đầy đe dọa của kẻ chiến thắng và đang cầm quyền sinh sát quần chúng trong tay. Chúng múa súng hăm he và bắn thị uy, khiến mọi người đều khiếp đảm. Có những chiếc xe hơi tư nhân chở đầy nhóc người tị nạn, ngồi lẫn lộn, chìm sâu trong những đống quần áo, vật dụng chất đến tận mui xe. Những bệnh nhân, những người bị thương và những người già yếu không bước nổi, đã được thân nhân đặt ngay trên bàn mổ, hoặc dùng ngay giường bệnh viện có bánh xe đẩy đi. Ngộ nghỉnh nhất là những chai nước biển, hay những chai thuốc truyền vào máu cho bệnh nhân hãy còn treo lủng lẳng, lắc lư trên đầu giường. Thỉnh thoảng lại có những chiếc xe hơi chết máy, nhưng vẫn được thiên hạ cố sức đẩy theo, vì trên xe đã chất đầy vật dụng. Có những chiếc xe đạp thồ, chất đồ đạc kín mít, trông chẳng còn thấy bánh xe đâu... Từ thuở bé đến giờ tôi chưa từng được thấy cảnh tượng nào kỳ quái, khủng khiếp đến như thế, dù là trong những phim tàn bạo hồi đệ nhị thế chiến, quân Đức quốc xã đã lưu đày cưỡng bách hàng triệu dân Do-Thái. Khi đi ngang qua chỗ tòa đại sứ Pháp, trước khi quẹo tay phải xuống phía bãi du ngoạn, chúng tôi nhìn thấy những người Pháp đang đứng xúm xít vào nhau chuyện trò trên bao lơn. Họ vẫy tay chào giã biệt chúng tôi, những con người đau khổ đang phải lê bước ra đi rời nơi chôn nhau cắt rún của mình.
Khi đoàn người tiến đến phía Bắc hải cảng, thình lình trời sập tối. Phóng mắt nhìn ra xa, chúng tôi thấy lửa cháy đỏ rực trời khắp bốn phương. Bọn Khờ-Me đỏ đã không để sót một cơ sở nào. Ngôi nhà thờ lớn Russey Keo đang bốc cháy ngùn ngụt, ngọn lửa lên cao thấu tận màn trời đêm đen thẫm. Bây giờ thì chúng tôi đã ngửi thấy mùi khét của tử thi đang cháy dở dang chen lẫn với mùi khét của cao su. Trên mặt đường, cách đấy chừng vài chục thước là một vũng máu lớn đông đặc, bốc mùi tanh hôi đến lợm giọng. Gần đó là một đống lớn các xác chết vương vãi không toàn thây của những binh sĩ cộng hòa vừa bị hành quyết hồi ban sáng và sau đó đã bị các loại xe vận tải, xe thiết giáp chạy về hướng thủ đô Nam-Vang cán bừa lên.

ÂM THANH RÙNG RỢN TRONG ĐÊM TỐI.
Khoảng 9 giờ tối, đoàn người bị cưỡng bách di tản tiến đến Prek Tasek, một thị xã cách Nam-Vang 7 cây số về phía Bắc. Nơi đây, chúng tôi được bọn Khờ-Me đỏ cho phép dừng chân nghỉ đêm ngay giữa đường, trên vỉa hè, lộ thiên.
Bây giờ chúng tôi đều đã mệt lả, nhưng cũng vẫn phải cố sức nhúm lửa, nấu ăn. Trong không gian thanh vắng, giữa đêm trường đen tối, những âm thanh quái đản, kỳ dị bắt đầu theo nhau vang lên, vọng khắp đó đây, tạo thành một bản hòa âm vô cùng rùng rợn. Đó là những tiếng kêu gọi thảm thiết, đầy tuyệt vọng của những người tìm thân nhân thất lạc. Chờ một lát, thấy bọn Khờ-Me đỏ không nói gì, Lan-Thi cũng bắt chước thiên hạ, cố lấy hết hơi gào to lên:
- “Má ơi! Má ơi! Lan-Thi và Chấn đây!... Má ơi! Bây giờ má ở đâu? Má trả lời...”. Em tôi cứ lập đi lập lại mãi lời kêu gọi này đến mệt lả, và gần muốn đứt hơi, cũng chẳng nghe tiếng trả lời. Khi nàng đã kiệt sức, tôi thấy thế, tiếp tục gào to lên như muốn xé toang màn đêm đen tối đang vây phủ chung quanh. Cuối cùng chúng tôi đành chấm dứt trong tuyệt vọng và nước mắt chan hòa. Cổ chúng tôi khô rang và rát như đã bị chà bằng giấy nhám, đau đớn đến nỗi tuy bụng đói nhưng vẫn không sao nuốt nổi miếng cơm xuống. Ăn xong chúng tôi ngả lưng nằm dài trên mặt đất còn nóng hầm vì ánh nắng mặt trời đã nung nấu suốt cả ngày. Nằm ngửa mặt nhìn lên nền trời đen thẩm và nặng trĩu như báo hiệu một thời tiết bất thường sắp xảy ra trong ngày mai ...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 01:04:16 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #33 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:02:41 am »

Qúa rùng rợn! Qúa tàn nhẫn!  Embarrassed
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #34 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:06:51 am »

TRẬN MƯA ĐẦU MÙA.
Chiều ngày 20-4 bọn Khờ-Me đỏ trở lại, ra lịnh cho chúng tôi phải lập tức họp thành đoàn và tiến về phía tỉnh lỵ Prek Kdam, cách xa thủ đô Nam-Vang khoảng 30 cây số. Trong vòng vài phút đoàn người lưu đày đã chuyển bước trong khí hậu nóng hầm. Dân thị thành chưa từng trải cảnh đi bộ như thế này bao giờ. Đa số đều đi chân không, và bước chậm chạp khó khăn trên đường đầy sỏi đá nóng bỏng. Những người tật nguyền và những thương phế binh la lết tận sau cùng. Cuộc khởi hành mới diễn ra chừng 1 tiếng đồng hồ đã có người không cầm cự nổi, lăn quay ra dọc đường, chờ chết.

Thình lình, Lan-Thi trông thấy 1 đứa trẻ sơ sanh đã bị bỏ rơi trong 1 bụi cây mắc cở, dưới ánh nắng thiêu đốt. Nàng liền cúi xuống ẵm nó lên, và vừa bước được vài bước, bỗng 1 đứa con gái lính Khờ-Me đỏ chợt khám phá ra, nó liền quát to:
- “Hãy để mặc đứa nhỏ. Không có sữa, nó không thể nào sống được! Bỏ nó xuống!”
Lan-Thi sợ hãi vội đặt đứa bé xuống đất, rồi tiếp tục rảo bước. Hai giọt nước mắt long lanh đang lăn tròn trên đôi má sạm nắng của nàng. Nàng vội quay mặt đi chỗ khác để cho bọn Khờ-Me đỏ không trông thấy. Tôi biết em tôi muốn nói cho cô bé lính Khờ-Me đỏ kia biết rằng ta không nên để 1 đứa bé sơ sinh vô tội nằm chết dưới ánh mặt trời nóng bỏng như thế, nhưng em tôi đành ngậm miệng làm thinh. Vì nàng thầm biết chỉ cần một hành vi khác lạ, một lời nói phân trần cũng đủ gây nên sấm sét hãi hùng giữa nền trời đang trong sáng.
Trước mặt chúng tôi không xa, một phụ nữ đang bò lết trên mặt đất, vì đã quá đói khát lại bị thiêu đốt dưới ánh nắng của mặt trời đỏ lửa tháng tư. Bà ta cố ngóc lên, nhưng vô hiệu quả. Những thiếu phụ có con nhỏ cố tìm cách lấy quần áo lót, khăn quàng hay tàu lá chuối nhỏ để che nắng cho con. Một người đi trước mặt Lan-Thi, trên tay vẫn còn ẵm đứa con đã chết ngắc tự bao giờ. Em tôi vừa đi vừa khóc thầm hết quãng đường này đến quãng đường khác. Đến bây giờ chúng tôi đều cảm thấy nghẹt thở. Ai cũng muốn ngất xỉu bất kỳ lúc nào. Trên cánh đồng khô, từng đàn kên kên và chồn sói đang chen chúc nhau rỉa xác chết đã thối rữa nằm rải rác khắp nơi, bay mùi hôi thối nặng nề. Tôi thấy có những xác chết còn quấn khăn rằng đen, tức bọn Khờ-me đỏ, có những xác chết mặc đồ trận ngụy trang, tức lính cộng hòa. Những người này đều tin rằng họ đã chiến đấu cho sự tự do của họ, nên họ đã bắn giết nhau ngay trên mảnh đất quê hương mà giờ đây là mồ chôn xác họ. Những người này chắc mới chết chưa lâu, nhưng ánh nắng thiêu đốt đã mau chóng khiến thể xác của họ bị thối rữa. Trong đám, tôi còn thấy có một cặp binh sĩ Khờ-Me đỏ và cộng hòa nằm chết tay trong tay, như đôi bạn thân vừa gặp nhau sau 1 thời gian dài xa cách. Xa hơn chút nữa là một đống tử-thi nằm chồng chất lên nhau như một đống rạ giữa đồng, làm kho lương thực dự trử lâu dài cho đàn kên kên và bầy chồn sói đang bu quanh. Trong đám lại còn có cả những con chó hoang đến kiếm ăn. Những con chó này đã nếm mùi thịt người nên trở thành vô cùng nguy hiểm. Đôi mắt chúng dữ dằn như loài chó sói. Có con chạy đuổi theo đoàn người di tản để cắn thịt. Bọn Khờ-Me đỏ võ trang súng máy, áp tải đoàn người lưu đày nhìn đám chó hoang này với cặp mắt thờ ơ lạnh lùng.
Đến 5 giờ chiều, trước khi chúng tôi đến thị xã Prek Phnau, cách thủ đô 12 cây số, bọn Khờ-Me đỏ cho phép chúng tôi được dừng chân ngủ đêm tại đây. Một chặng đường dài 5 cây số, đối với những người trai trẻ như chúng tôi không có gì mệt nhọc lắm, nhưng đối với người già, tật bịnh và trẻ em thì lại là 1 cực hình ghê gớm, nhất là lại bị đói khát dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Đa số trẻ em đã không sống sót nổi qua đêm. Hơn thế, trời lại còn muốn giáng thêm 1 tai họa khủng khiếp nữa lên đầu những kẻ bị lưu đày bất đắc dĩ này. Ở Căm-Bu-Chia, cơn mưa lũ đầu mùa thường chỉ đến vào tháng 5, nhưng năm nay, 1975, bây giờ mới là giữa tháng tư trời đã đổ mưa! Đến nửa đêm, thình lình trời giáng xuống cho chúng tôi 1 trận mưa như thác lũ, cùng với sấm sét đùng đùng vang động khắp nơi. Tất cả mọi người đều ướt sũng đến tận xương tủy. Nhưng chẳng một ai dám hé răng than vãn đến nữa lời!

SA-THẢI TỰ NHIÊN.
Sáng hôm sau, ngày 21-4, đoàn người lưu đày lại tiếp tục lên đường trong không khí nóng nực như lò lửa. Những người đã chết trong đêm hay bây giờ còn đang ngắc ngoải, hấp hối đều bị bỏ lại làm mồi cho kên kên và chồn sói. Trên đầu chúng tôi từng đàn kên kên, diều, quạ đang bay lượn chờ chực.
Chúng tôi không ai đem theo cuốc xẻng để đào hố chôn cất thân nhân. Sáng sớm, tôi thấy xác người đã nằm ngổn ngang khắp nơi trên mặt đất. Tất cả đều trơ trọi phơi xác trên đất, ngửa mặt ngạo nghễ nhìn trời không nhúc nhích. Chỉ có vài người may mắn đã được thân nhân phủ lên mặt 1 tấm khăn quàng, hay 1 cành lá khô. Những người còn sống sót, còn đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình, trước khi ra đi không khỏi bịn rịn với thi thể của thân nhân, khóc lóc vật vã và ngỏ lời từ biệt. Dọc đường lại thêm nhiều người nữa gục ngã, đa số đều là những người già yếu và trẻ em. Đây là chính sách “chọn lựa tự nhiên” của bọn Khờ-me đỏ. Chỉ những kẻ nào đầy đủ sức khỏe mới được sống sót. Ngoài ra đều bị sa thải tự nhiên, chánh phủ không phải tốn cơm của, thuốc men, để nuôi dưỡng. Ngay cả sự tống táng chánh phủ cũng dành cho loài điểu thú cáng đáng giúp!
Hôm nay đoàn người như bị ứ đọng, không thể nào tiến bước thêm được nữa. Chúng tôi đành dậm chân tại chỗ dưới cơn nóng nực như trong lò lửa. Cuộc di tản từ thủ đô đến đây sắp tiến vào giai đoạn chót. Đoàn người đi đầu đã bị ứ đọng tại Prek Kdam, trong khi làn sóng người bất tận từ đàng sau vẫn tiếp tục đổ dồn tới. Trong vòng hơn 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi chỉ tiến thêm được vài trăm thước. Hai bên đường xác chết và những người hấp hối nằm la liệt, không thể nào đếm hết được. Tất cả đều phó mặc cho số mệnh. Một bà già khoảng 70 tuổi gục trên đống đá ong, nhưng vẫn con cố gắng cởi sợi giây cột bà và đứa cháu nhỏ vào nhau cho khỏi thất lạc và thều thào nói:
- “Cháu ráng sức đi đi... Đi theo mấy người đó. Bà đi không nổi nữa. Bà biết... bà sắp chết rồi!!...”
- “Không, bà! Cháu muốn ở lại với bà”. Đứa bé vừa khóc vừa nói.
Lan-Thi tìm cách giúp bà lão đứng lên, nhưng lập tức 1 tên Khờ-Me đỏ bước đến, quát:
- “Để nó nằm đó! Nếu nó không đi nổi nữa, kệ nó!... Còn mày, đi đi, không được cản trở bước tiến!” Rồi quay về phía đứa bé, hắn nói:
- “Đi tới! Mau lên!”
- “Nhưng tôi đi với ai! Tôi không còn ai nữa?” Đứa trẻ đáp trong nước mắt.
- “Sẽ có người khác lo cho mày. Bây giờ không được lộn xộn. Đi mau lên”.
Đứa trẻ lặng lẽ làm theo lời hắn nói, chen vào đám đông rồi mất dạng. Dưới 1 cái hố cạn bên đường, một thiếu phụ đang chuyển bụng đẻ. Người chồng lo quýnh quáng, chạy lăng xăng kêu cứu giúp đỡ, nhưng chẳng ai dám ngừng chân trong giây lát. Tất cả đều ngoảnh mặt đi làm như không trông thấy gì đang xảy ra trước mắt. Biết bao nhiêu phụ nữ đã sanh đẻ trong trường hợp đau đớn khủng khiếp này, bên đường, dưới cơn mưa tầm tã hay dưới ánh nắng nóng thiêu đốt của mặt trời hè?
Toàn thể dân chúng trên toàn quốc Cam-Bu-Chia đã phải di tản trong tình trạng này, chứ không riêng dân thủ đô Nam-Vang đã phải riêng chịu đọa đày để trả thù giai cấp!

TẤT CẢ ĐỀU LÀ TÀI SẢN CỦA NHÂN DÂN.
Khi đoàn chúng tôi đã tiến thêm được khoảng 3 cây số nữa, đến gần thị xã Prek Kruos, bọn Khờ-Me đỏ thấy không thể nào di chuyển được nữa, bèn ra lịnh cho chúng tôi dừng chân. Lan-Thi và tôi cũng như hàng ngàn người khác đã nhanh chân đến tìm chỗ nằm nghỉ chung quanh 1 ngôi chùa hoang vắng. Đây là 1 ngôi cổ tự kiến trúc rất đẹp, nằm bên một bờ hồ nước trong xanh. Cảnh trí thiên nhiên thanh tịnh này trải rộng ra đến cả ngàn thước chung quanh. Đây là 1 ngôi chùa dường như rất hiếm còn tồn tại, không bị chiến tranh tàn phá. Hiện thời, chùa bỏ hoang không có sư trụ trì chăm sóc, nhưng chung quanh những hàng rào hoa đủ loại, muôn màu vẫn đua nhau phô sắc thắm. Sau chùa là một vườn xoài rộng lớn, nặng trĩu trái chính vàng ươm, khiến ai nhìn cũng không khỏi nuốt nước miếng.
Hai thiếu niên trạc độ 13 hay 14 tuổi đã không tự chủ được, leo lên cây hái xoài ăn. Một tên Khờ-Me đỏ bước đến, thay vì kêu 2 em đó xuống, đã lạnh lùng giương súng nhắm bắn 2 em đó như người ta bắn chim! Hai em này té lăn xuống, máu tuôn ướt đất, nằm chết thẳng cẳng mà trên tay vẫn còn cầm chặt 1 trái xoài.
Tên Khờ-Me đỏ này quay nhìn đám người đang sững sờ đứng nhìn quanh đó và dõng dạc lên lớp:
- “Mấy người hãy coi chừng! Không ai được lấy bất cứ vật gì nếu “Angkar” (tiếng Căm-Bu-Chia, chỉ: Cơ-quan, tức ĐẢNG CỘNG-SẢN Căm-Bu-Chia) chưa cho phép. Tất cả đều là tài sản của... “Nhân Dân”, và sẽ được chia chác đồng đều. Mọi người đều có phần của mình. Không ai được quyền tự cung cấp cho mình. Mấy người hãy coi đó làm gương và từ bỏ thói hư tật xấu của mấy người đi!”
Tên lính Khờ-Me đỏ thốt những lời ấy, cũng trạc tuổi với 2 em vừa bị nó bắn chết chỉ vì vài quả xoài con! Tôi cảm thấy dường như mọi người hiện diện đều muốn nói: vài quả xoài không đáng gì để kết liễu 1 lúc 2 mạng người còn son trẻ, nhưng ai cũng ngậm miệng làm thinh, mặc dù lúc ấy chẳng có bao nhiêu quân Khờ-me đỏ. Chúng chỉ có khoảng vài ba mươi người để săn đoàn người đông đảo đến hàng ngàn nhân mạng! Dân Căm-Bu-Chia vốn là 1 dân tộc vừa thụ động lại vừa dễ bị kích thích. Khi gặp tai nạn, họ dễ dàng tuân phục và đổ thừa tất cả cho số mệnh đã an bài. Nhưng một khi chiến thắng, có quyền hành trong tay, họ lại hồ hởi quá trớn đều mất tự chủ, làm những điều không ai tưởng tượng được!

GIAI ĐOẠN CHÓT?
Lương thực đem theo của đoàn người di tản đã bắt đầu cạn dần. Nhưng sau khi đã chứng kiến cái chết vì mấy trái xoài của 2 em nhỏ, không ai dám nghĩ đến chuyện tự túc thực phẩm nữa. mặc dù dưới hồ, nước trong vắt đầy những cá tôm, ếch, nhái.
Những người di tản đem theo xe cộ, chở được nhiều gạo muối đã bán ra với giá cắt cổ. Trong nách họ mang kè kè những túi đựng đầy tiền bạc. Có người đã phải cởi quần áo đổi lấy thức ăn. Trong khi đó, anh em tôi chỉ còn đủ cơm ăn trong 1 ngày nữa là hết. Lan-Thi đã phải tháo chiếc nhẫn kim cương của nàng đem đổi lấy 10 kí-lô gạo và ít muối hột. Trong khi anh em tôi đi đổi gạo, bất ngờ chúng tôi đã gặp lại vị sư già, trên 70 tuổi, trụ trì ở chùa Botum Waddey, mà trước đây gia đình chúng tôi vẫn thường đến đó lễ bái. Vị sư già này đang hấp hối vì đã kiệt sức và đói khát giữa làn sóng người đông đảo. Vài giờ sau, chúng tôi thấy xác của vị sư đã được bó trong một manh chiếu cũ, rách bươm. Đây là 1 đặc ân hiếm hoi đã diễn ra trong lớp người di tản.
Hôm sau, ngày 25-4, đoàn người trở nên vô cùng hỗn loạn vì bệnh dịch tả đã phát hiện và lan tràn nhanh chóng như 1 vết dầu loang. Lúc đầu chỉ có vài người. Ngày hôm sau con số bệnh nhân truyền nhiễm đã lên đến hàng trăm. Thân nhân và bạn bè những người bệnh sợ bị truyền nhiễm đã tránh xa họ, để họ nằm trơ trọi chờ tử thần đến rước đi.
Đến ngày 28-4, đoàn người được lịnh tiếp tục di chuyển, để lại thêm nhiều đống lớn tử thi, chất ngổn ngang chung quanh chùa. Xương và sọ người chết đang tan rữa cũng phơi đầy trên sân cỏ, lẫn trong những bụi hoa nhiều màu tươi đẹp! Đoàn người đi đến đâu mùi tử khí và mùi dịch tả vẫn quyện theo. Nhưng may sao, chiều hôm đó trời lại giáng xuống cho một trậm cuồng phong tiếp theo là một cơn mưa lũ, tẩy sạch phần nào không khí ô nhiễm nặng mùi dịch tả.
Khi đoàn người sắp đến Prek Kdam, tôi thấy 1 phụ nữ tay ôm đứa con sơ sinh đã chết, đi cùng với người chồng đang ẵm 1 đứa bé gái đôi chân bê bết máu. Thần sắc cả hai vợ chồng đều đã khác thường. Bên cạnh họ là 1 đứa bé trai khoảng 6 tuổi. Bỗng thình lình, người chồng bước đến trước mặt 1 tên Khờ-Me đỏ hét to lên:
- “Quân dã man, tàn bạo! Coi con tao nè! Chúng mày hãy giết tụi tao luôn đi. Tụi tao không muốn sống nữa. Hãy giết tụi tao luôn đi!”. Tiếng gào thét đầy căm phẫn và tuyệt vọng của hắn đã bất ngờ làm cho tên lính trẻ con Khờ-Me đỏ giật mình sợ hãi. Nó không biết phải đối đáp và cư xử như thế nào với người đàn ông ấy, liền chạy vội đi tìm tên chỉ huy, báo cáo:
- “Đồng chí chỉ huy ơi! Đến đây ngay. Có kẻ đến chọc quê tụi em và nói nó muốn chết nè!”.
Tên chỉ huy vội chạy đến, xông vào lôi hết gia đình nhà đó ra khỏi hàng, dẫn đến tận mô đất bên đường, nổ 2 loạt súng. Người đàn ông gục ngã, trên tay vẫn con ẵm đứa con gái đã bị trúng đạn thủng hết cả người. Người vợ ngã đè lên xác chồng, trên tay vẫn cố giữ chặt xác đứa bé so sinh không cho rớt ra. Đứa bé trai không trúng đạn, đang cố chạy trốn, nhưng vẫn bị tên chỉ huy bắn đuổi theo cho đến chết.
Thi hành xong thủ đoạn sát nhân tàn nhẫn, hắn quay lại đoàn người đang dừng chân ngơ ngác, quát tháo ra lệnh:
- “Đi tới! Đi tới! Mau lên! Chúng mày muốn sống hãy coi chừng! Đứa nào muốn chết, dễ lắm!”
Bấy giờ vào khoảng 4 giờ chiều, khi chúng tôi đang trên đường tiến đến Prek Kdam, trạm cuối cùng của cuộc di tản đẫm máu và nước mắt. Sau lưng chúng tôi, cách 30 cây số, là Thủ đô Nam-Vang, một thành phố mỹ-lệ, khang trang, nổi danh trù phú, mà giờ đây đã hoàn toàn vắng bóng người dân cư ngụ. Nam-Vang đã trở nên 1 thành phố của TỬ-THẦN ngay khi Khờ-Me đỏ chiếm đóng.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 10:08:54 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #35 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:13:53 am »

3. NÔNG-TRƯỜNG TRONG RỪNG THẲM: ĐỊA NGỤC CỦA TRẦN GIAN!
THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC VÀ TÀN BẠO CỦA KHỜ ME ĐỎ.
Ngày xưa, Prek Kdam là 1 tỉnh lỵ sầm uất, tấp nập, vì nó nằm ngay bên bờ sông Tonlé Sap, lại còn là trục giao thông chính yếu, nối liền các quốc lộ số 5 và số 6 dẫn đến các thị trấn lớn như: Kompong Thom, Siemreap, Kompong Chhnang, Pursat và Vựa lúa vĩ đại của Dân Căm-Bu-Chia là Battambang. Các loại xe cộ lưu thông từ miền Bắc qua miền Đông lên, xuống đó tấp nập suốt ngày đêm, không ngừng nghỉ.
Khi đoàn người lưu đầy đến đây, chúng tôi thấy 2 bên bờ sông, chỗ bến phà, xe vận tải quân sự đủ loại, của Mỹ bỏ lại và của Trung Quốc sản xuất, đậu từng hàng dài nối đuôi nhau. Đoàn lưu đày chúng tôi bị chia ra làm 3 nhóm, đi 3 hướng khác nhau. Đến bây giờ tôi mới hiểu, tại sao bọn Khờ-Me đỏ đã không đem những chiếc xe vận tải nầy về Nam-Vang để di tản quần chúng đi cho mau lẹ và đỡ chết chóc dọc đường. Trước hết, cơ quan y tế của chúng ở địa phương vừa được thiết lập cách rất vội vàng, không đủ khả năng đón nhận một số đông người già yếu bịnh tật trong các nhà thương ở thủ đô đã bị cưỡng bách di tản. Bởi thế, chúng đã lợi dụng 30 cây số đường trường để giết bớt những người này cho rảnh tay và rộng chỗ, lại đỡ tốn thực phẩm phải nuôi dưỡng một khi đến đích.
Một tốp người được chuyển về hướng Đông, đi theo quốc lộ số 6, đến thị xã Skoun, rồi từ đây sẽ rẽ vào quốc lộ số 7 đến tỉnh Kompong Cham. Lan-Thi và tôi thuộc nhóm này. Nhưng chúng tôi phải ở lại chờ đến ngày 3 tháng 5 mới được di chuyển. Một nhóm khác, cũng đi theo quốc-lộ số 6, nhưng ngược về hướng Bắc, đến tỉnh Kompong Thom. Còn nhiều người khác không phải qua sông, được áp tải về phía Tây Bắc, đến các tỉnh Kompong Chhnang, Pursat và Battambang. Sự chia nhóm này đã diễn ra rất bất ngờ và hoàn toàn do quyết định độc đoán của bọn Khờ-Me đỏ lãnh nhiệm vụ áp tải. Không ai được phép hé môi ngỏ một tiếng nói nào!
Chúng tôi là những người may mắn nhất đã được di chuyển bằng xe vận tải. Còn tất cả đều phải tiếp tục đi bộ.
Trong thời gian chờ đợi lệnh di chuyển, chúng tôi được hưởng phần nào thong thả, để đi lanh quanh trong vòng thị xã Prek Kdam kiếm thức ăn và tìm chổ nghĩ ngơi. Lan-Thi và tôi cùng một số ít người khác đã may mắn tìm được chổ trú chân trong một chòi lá bỏ hoang. Những người khác thì phải nằm ngồi rải rác ngay bên bờ sông, trên nền đất, dưới những tấm chiếu rách hay những tấm ni-lông căng tạm lên để che mưa đỡ nắng.
Ngày 29-4, tất cả xe hơi tư nhân và các loại máy thâu thanh mà đoàn người di tản đem theo đều bị sung công. Hôm sau, bọn Khờ-Me đỏ ra lịnh không xài tiền nữa. Tất cả các loại tiền giấy đều trở nên vô giá trị và phải đốt bỏ lập tức. Nhiều người đã dùng tiền thay củi để nấu cơm ăn. Dù vậy, cho đến ngày hôm nay đoàn người lưu đày vẫn không được phát hột gạo nào. Dân lưu đày phải tìm cách xoay sở lấy miếng ăn thức uống, để sống lây lất qua ngày, chờ đợi 1 cuộc đổi mới!

NẰM VÙNG VÌ LÝ-TƯỞNG HÒA-BÌNH.
Một buổi chiều nọ, tôi và Lan-Thi đã thừa cơ được chút thong thả, lội bộ dọc theo bờ sông, đi xa khỏi đám người đông đảo hỗn tạp. Đây là lần đầu tiên anh em tôi được tự do cầm tay đi bên nhau, chuyện trò tâm sự mà không sợ bị ai nghe lóm. Lan-Thi khởi sự công kích tôi.
- “Em đã nói rồi mà! Em đã biết trước thế nào những chuyện như vầy cũng sẽ xảy ra, nhưng anh đâu thèm nghe. Anh cứ khăng khăng cho rằng khi nào hòa bình đến thì ông hoàng Sihanouk sẽ trở về cai trị như cũ. Đã bao nhiêu lần em báo động cho anh biết rằng tụi Khơ-me Đỏ chỉ là 1 lũ sảo trá, điếm đàng. Những gì chúng nói và hứa hẹn chỉ là những mánh khóe tuyên truyền bịp bợm thôi. Bây giờ sự thực đã hiện ra trước mắt rồi. Mọi người đều câm nín. Còn anh, anh nói sao?”.
Tôi cảm thấy bị tổn thương nặng nề, vì trước đây, khi còn ở Nam-Vang tôi đã từng hoạt động cho “cánh tả”, và đã tham gia nhiều cuộc biểu tình của sinh viên chống chánh phủ Lon Nol. Tôi đáp:
- “Phải rồi, anh cũng như nhiều người khác đã sai lầm, tin tưởng vào những lời tuyên truyền hòa bình ngon ngọt của Khờ-Me đỏ. Thực sự, anh không ngờ những chuyện như thế này có thể xảy ra, làm anh vô cùng xúc động và kinh ngạc. Anh không dè bọn Khờ-Me đỏ lại tàn ác và dã man đến khủng khiếp như vậy. Nhưng đây chưa phải là 1 lỗi lầm duy nhất. Anh còn phạm nhiều lỗi lầm nghiêm trọng hơn thế, mà anh nghĩ tiện dịp này cần phải nói luôn cho em biết, kẻo rồi không bao giờ có dịp anh kể cho em nghe nữa. Anh hy vọng rằng em sẽ hiểu anh và sẵn lòng tha thứ cho anh. Anh muốn kể cho em biết sự thực anh đã tham gia như thế nào trong các tổ chức hoạt động... “hòa bình” cho Khờ-Me đỏ, với mục đích sớm chấm dứt chiến tranh ở Căm-Bu-Chia”.
Lan-Thi tỏ vẻ rất nôn nóng, nhưng tôi không để nàng cướp lời. Tôi nói tiếp:
- “Chắc em còn nhờ thằng Tép Sút chứ gì? Thằng sinh viên đã bị đuổi khỏi trường vì hoạt động “cách mạng” đó!”.
- “Có biết. Em nhớ thằng đó rồi. Sao, ý anh muốn nói gì?”. Lan-Thi đáp.
- “Chính nó đã đưa anh vào 1 tổ chức, mà một khi những ai đã tham gia rồi, thì không thể nào còn đường rút lui nữa. Phải hoạt động cho chúng đến ngày chết!”
- “Anh nói cái gì? Anh đã tham gia vào tổ chức gì vậy?”
- “Nó đã giới thiệu anh vào 1 ủy ban... “cách mạng”!”
- “Trời Phật ơi! Em mong rằng đó chỉ là chuyện đùa!”
- “Không! Chẳng phải chuyện đùa đâu. Đó là chuyện sinh tử. Em biết không? Tụi Khờ-Me đỏ đã xây dựng những tổ-chức “nằm vùng”, làm gián-điệp và tiếp vận cho bọn chúng ngay trong hàng ngũ chánh phủ và nhân dân theo ông hoàng Sihanouk”.
- “Trời ơi, ghê quá đi mất! Tại sao anh có thể làm như vậy trong khi ba đang chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của chánh phủ?” Lan-Thi giận run lên hỏi tôi.
- “Em hãy bình tĩnh để cho anh tiếp tục kể hết đầu đuôi đã nào. Anh vẫn biết làm như thế tức là đã phản bội lại những người thân thương. Anh đã gia nhập vào ủy ban ấy từ năm 1973, khi Việt Nam vừa rút quân ra khỏi Căm-Bu-Chia. Lúc đó, anh nghĩ người Căm-Bu-Chia đã chém giết nhau cách thật là vô lý. Nhưng chiến tranh ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Thường dân vô tội chết càng nhiều hơn. Anh muốn làm 1 cái gì để sớm đem lại hòa bình cho đất nước. Nhưng chánh phủ Lon Nol thì chỉ lo vơ vét tiền bạc, tham nhũng. Anh đành phải hoạt động theo lời mời gọi của phe bên kia, mà lúc đầu anh tin rằng họ thực sự yêu nước thương dân, muốn sớm chấm dứt chiến tranh cốt nhục tương tàn.
Đến năm 1972, quần chúng đã kiệt quê và chán chường lắm rồi. Không mấy người còn muốn ủng hộ Lon Nol để theo đuổi công cuộc chiến đấu tiêu diệt cộng sản nữa. Tình hình kinh tế ngày càng suy sụp. Dân chúng đói khổ, thiếu thốn. Các thày giáo và công chức đã phải đi làm thêm ban đêm, bằng cách đạp xe xích lô, để kiếm tiền về nuôi gia đình. Gạo thóc và thực phẩm do các cơ quan nhân đạo quốc tế gửi đến cứu trợ dân Căm-Bu-Chia đã bị bọn tham nhũng đem bán lại cho bọn gian thương người Tàu, để bọn này đầu cơ bán ra với giá cắt cổ dân.
Lúc đó chỉ có những người trẻ mới còn nghĩ đến tương lai đất nước, nhưng lại không thể cộng tác với chế độ tham nhũng Lon Nol.
Tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống rất thấp, vì bọn sĩ quan đã biển lận tiền lương của họ, bỏ vào túi tiêu riêng. Bọn chánh khách thì hèn nhát xu nịnh bọn quân đội chia ra làm nhiều bè phái hỗn độn. Đám thì theo Lon Nol, đám chạy theo Sơn-ngọc Thành, đám khác chạy theo Hang-Thun-Hak, Sirikmatak và Ung-Bun-Hor. Bọn chúng ngầm giết lẫn nhau. Em còn nhớ, vào khoảng tháng 6-1974, 2 bộ trưởng trong chánh phủ tên Keo-Sang-Kim và Thạch-Chea đã bị giết chết cách thê thảm như súc vật. Bọn cầm quyền cao cấp đã đua nhau tranh cướp đô-la Mỹ...”
- “Những cái đó em biết rồi. “Lan-Thi ngắt lời”. Nhưng bọn Khờ-Me đỏ này thì sao? Bọn chúng còn tồi tệ, dã man gấp triệu lần. Bọn này tàn ác, độc địa chưa từng thấy trong trời đất. Trước kia, bọn Lon Nol đã tham nhũng, nhưng dân chúng còn được tự do. Đó là điều quan trọng nhất”.
- “Anh hoàn toàn đồng ý với em. Anh không có ý bào chữa gì cho những hành động dã man, vô nhân đạo của bọn Khờ-Me đỏ. Anh chỉ muốn giải thích để em rõ vì sao trước đây anh đã hoạt động cách mạng, chẳng qua chỉ vì quá yêu chuộng “hòa bình”. Thế thôi! Nhưng em hãy tin rằng, ngày nào anh còn sống anh sẽ tiếp tục tranh đấu mãi cho hòa bình của dân tộc”.
Bất chợt Lan-Thi tò mò hỏi:
- “Trong thời gian qua, anh đã làm những gì cho bọn Khờ-Me đỏ. Anh kể rõ nghe coi!”
- “Chẳng có gì quan trọng lắm! Anh chỉ gia nhập vào 1 toán nhỏ, lo việc cung cấp thuốc men, vật dụng y tế cho bọn chúng thôi”.
- “Em không thể nào ngờ được rằng anh đã hoạt đồng cho bọn Khờ-Me đỏ. Như vậy, tại sao anh đã không làm 1 việc gì để cứu ba má và chị Hai?”
- “Những gì diễn ra em đã thấy đó. Nếu anh được biết trước Nam-Vang sẽ phải di tản thì anh đã tìm cách gom gia đình lại rồi. Anh chỉ được lệnh vắn tắt: ngày nào Nam-Vang được giải phóng thì anh phải đến trình diện tại 1 cơ quan chánh quyền dân sự, chứ không được trình diện với cơ quan quân sự.
Từ hôm 17 đến nay, em có thấy 1 cơ quan nào gọi là dân sự không? Hôm nọ, lúc em đang ở trong nhà lo sửa soạn lương thực đem theo cho cuộc di tản, anh đã cố tìm cách trình bày vấn đề với 1 tên lính Khờ-Me đỏ, cho nó biết bí danh và mật số, ám hiệu của anh. Tên lính Khờ-Me đỏ này móc trong túi ra 1 tờ giấy, liếc nhanh qua, rồi trả lời cộc lốc rằng tên anh không có trong danh-sách. Anh tin rằng thằng này chỉ làm bộ đọc, chứ nó không biết chữ. Bây giờ chúng ta đành phải đợi đến Kompong Chàm xem sao. Anh hy vọng rồi đây công việc sẽ tiến triển tốt đẹp. Anh sẽ cố gắng tìm mọi cách để trình bày với 1 cơ quan dân sự.
- “Bằng cách nào anh có thể chứng minh cho bọn chúng tin rằng anh đã hoạt động cho chúng?” Lan-Thi hỏi.
- “Anh có chứng-minh-thư, do chính hoàng thân Phurissara đích thân ký”.
- “Anh có đem theo đây không?” Lan-Thi lo lắng hỏi.
- “Có, anh có đem theo. Anh đã bọc nó kỹ, và giấu kín trong lưng quần”.
Tôi nới giây nịt, lần tay vào lưng quần bên hông trái, dùng ngón tay trỏ móc ra 1 cái túi ni-lông nhỏ. Tôi cẩn thận lấy tấm chứng-minh-thư cất kỷ trong đó ra, đưa cho Lan-Thi coi. Trên góc cao bên trái tờ giấy có hàng chữ in tiêu đề: “MẶT TRẬN LIÊN-HIỆP QUỐC-GIA CĂM-BU-CHIA”, thành lập ngày 5-5-1970. Đây là 1 tổ chức chánh trị liên kết các thành phần cộng sản theo Khờ-Me đỏ và theo ông hoàng Sihanouk. Dưới chót, góc bên phải tờ giấy có ghi chức vụ chủ tịch của tổ chức, chữ ký, và ngày ký (12-1-1973), cùng một con dấu đỏ choét.
Trong cái nhìn đau buồn của Lan-Thi, tôi thấy thoáng lộ tia hy-vọng. Em tôi nghĩ rằng số phận của chúng tôi hiện đang tùy thuộc vào mảnh giấy nhỏ bé ấy. Nhưng chỉ giây lát thôi. Một ý nghĩ khác đã lóe lên trong trí nằng. Nàng trao tờ giấy lại cho tôi và nói:
- “Anh không nên nói cho ai biết chuyện này. Nếu chẳng may 1 người nào trong đám dân lưu đày biết được, chắc chắn họ sẽ không tha thứ cho anh. một kẻ đã nằm vùng, phản bội lại họ. Họ sẽ giết anh chết đó!”
- “Dĩ nhiên! Anh đâu có ngu đến thế. Anh hy vọng chứng-minh-thư này không chừng sẽ giúp chúng ta đỡ khổ hơn chút đỉnh”.
- “Im đi! Em không muốn nghe anh nói nữa. Sao anh lại có thể nghĩ được như vậy? Em không thể nào đứng vào hàng ngũ bọn chúng khi chúng đối xử với nhân dân còn tệ hơn với súc vật. Hơn thế nữa, kể từ khi thấy được bộ mặt thật tàn ác, vô nhân đạo của chúng rồi, em không còn muốn sống trên mảnh đất này nữa!”
- “Em không để cho anh hết lời. Anh cũng đâu muốn sống chung với bọn quỷ đỏ ấy, trong cảnh địa ngục trần gian này”.
- “Vậy hả? Em xin lỗi. Bây giờ em mới hiểu, Nhưng anh đã nghĩ và tính những gì, nói em nghe coi”.
- “Trước hết, bằng mọi cách, chúng ta phải cố duy trì mạng sống, để rồi sau đó mới tìm tự do. Dĩ nhiên muốn đạt được mục tiêu ấy, chúng ta chỉ còn trông cậy vào mảnh giấy chứng-minh-thư này. Chúng ta phải đóng kịch thật khéo để bọn Khờ-Me đỏ tin chắc chúng ta cũng là những thành phần “cách mạng” ngon lành như chúng, kể cả việc phải ngửi cái mùi chủ thuyết thối tha của chúng nữa”.
- “Anh nên biết rằng chúng ta sẽ bị tẩy não, và có thể còn bị bắt buộc phải thi hành lệnh giết người của chúng nữa!” Lan-Thi nói.
- “Anh không tin bọn Khờ-Me đỏ có chương trình tẩy não như ở Nga hay ở Tàu. Em không thấy bọn lính Khờ-Me đỏ ấy hay sao? Bọn chúng có lý tưởng gì đâu. Chúng chỉ được dạy bắn giết để trả thù vu vơ. Thế thôi! Điều cần yếu là chúng ta làm thế nào để khỏi bị đồng hóa với chúng, nhưng vẫn được chúng tin cậy, cho anh em ta được hưởng chút tự do, để có thể đi kiếm má và chị Hai. Khi gia đình đã đoàn tụ lại, chúng ta sẽ tìm đường trốn sang Thái-Lan...”
- “Nhưng chúng ta sắp bị giải đến Kompong Chàm, nằm kề Việt Nam”
- “Chúng ta sẽ không trốn qua Việt-Nam. Bằng mọi giá phải qua Thái-Lan”.
Bỗng Lan-Thi đổi giọng, vẻ mặt lo lắng và đỏ bừng vì mắc cở. Nàng rụt rè nói:
- “Em có điều này muốn nói với anh...”
- “Em cứ nói đi. Đừng ngại gì!”
- “Em nghĩ chúng mình phải đóng vai... vợ chồng!
Em để ý thấy bọn Khờ-Me đỏ nhìn em cách kỳ cục lắm. Em sợ...”
Nghe nàng nói, tôi bật cười, nhưng thông cảm sâu xa ý nghĩ ấy. Tôi nói:
- “Đề nghị của em nghe hợp lý đấy. Dù sao cũng tránh cho chúng ta, nhất là em, được nhiều bất trắc sau này”.
- “Vậy chúng ta nên đổi ngay cách xưng hô mới được”. Lan-Thi nói.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 11:53:14 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #36 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:57:14 am »

CÁI VÁY NGẮN QUÁ!
Sáng ngày 3 tháng 5, đoàn lưu đày chúng tôi lại tiếp tục lên đường, dùng phà qua bờ sông bên kia, rồi leo lên những chiếc xe vận tải nhà binh, mui trần, hiệu Molotov của Tàu di chuyển tiếp. Nhưng vì đêm qua trời đã mưa to, nên đường xá xình lầy trơn trợt, rất khó di chuyển. Đi bộ thì té lên té xuống, giày dép bị xình non có chất đất sét bám chặt, không rút lên được. Xe hơi bị lún bánh lại thêm chở nặng, không sao nhúc nhích. Chúng tôi phải xuống xe phụ lực đẩy cho xe vượt qua quãng đường khó khăn ấy. Đến khoảng 8 giờ, đoàn xe mới từ từ lăn bánh khởi hành. Lan-Thi ngồi kế bên 1 thiếu nữ, mà cách ăn mặc cùng dáng điệu bên ngoài đã tố cáo nàng thuộc loại gái làng chơi. Trên khuôn mặt mỏi mệt, dã dượi, vẫn còn vương màu son phấn. Cặp lông mày và lông mi bôi đen, giờ đây vì lăn lóc đường trường gian khổ đã nhoe nhoét, lem luốc. Những ngón chân và ngón tay nàng vẫn còn nguyên màu son đỏ thắm. Tệ hại nhất là cái váy của nàng quá ngắn hoàn toàn không thích hợp với tình huống hiện hữu, đã khiến mọi người đều phải chú ý và cảm thấy khó chịu. Chắc có lẽ vì quá vội vàng di tản nên nàng đã không kịp thay đổi y-phục?
Trước mắt nàng là 2 tên lính Khờ-Me đỏ, tuổi còn con nít, có vẻ mắc cở, ngồi cứng đơ không dám ngó ngay nàng. Ngược lại, kế bên có một con bé Khờ-Me đỏ, ngồi nhìn nàng không chớp với cặp mắt tưởng chừng như tóe lửa mà nàng không hề hay biết.
Đoàn xe chở tù nhân lưu đày lăn bánh chậm chạp trên con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh, đầy hang lỗ và ổ gà, tiến về phía Tây Bắc, trên quốc lộ số 7 đến Kompong Chàm. Khi chỉ còn vài cây số nữa thì đến Bathey, đoàn xe ngừng lại dọc đường và mọi người được lịnh phải xuống xe. Con đường đã bị những hố bom sâu, lớn cắt đứt ngang, xe không thể nào qua được, phải chạy vòng vào ruộng lúa, rồi mới trở ra tiếp tục lộ trình.
Khi Lan-Thi vừa dợm đứng lên để bước xuống xe, con bé lính Khờ-Me đỏ chợt quát to ra lịnh:
- “Tên kia! Hãy đi theo ta!”
Lan-Thi hoảng vía, hỏi:
- “Tôi hả?”
- “Không phải mày. Con kia!” Con bé lính Khờ-Me đỏ nói.
- “Có phải tôi không, đồng chí?”. Cô gái làng chơi hỏi.
- “Đúng! Chính mày! Hãy đi theo ta!”
Mọi người lật đật xuống xe, đi vòng trong ruộng lúa, qua miệng hố bom để đến bên kia mặt đường. Con bé lính Khờ-Me đỏ và cô gái làng chơi đã khuất bóng trong ruộng lúa và sau những lùm cây dại mọc um tùm. Trong không gian yên tĩnh bỗng vang lên một tiếng súng nổ khô khan. Đoàn người lưu đày giật mình kinh hãi, thầm đoán chuyện gì vừa mới xảy ra. Sau đó, con bé lính Khờ-Me đỏ lầm lì quay trở lại, trước những cặp mắt đang đổ dồn, chăm chú nhìn vào đó, như nhìn con quái vật đáng ghê sợ.

ĐÔI VỢ CHỒNG GIẢ MẠO.
Lúc bấy giờ vào khoảng gần 9 giờ sáng, đoàn xe lại sắp sửa lăn bánh dưới bầu trời nóng hầm rất khó chịu. Trên xe mỗi người đều ngồi im thin thít, chỉ trừ những tiếng khóc rấm rứt của lũ trẻ thơ khờ dại, không biết gì. Tôi để ý thấy mấy người đàn bà đang lo lắng cúi xuống lén cao những dấu sơn trên móng tay. Từ đó, tôi thấy 2 bên đường cảnh đổ nát điêu tàn vì chiến tranh, bom đạn, đã diễn ra thật khủng khiếp, ngoài sức tưởng tượng của con người. Không một mái nhà nào còn nguyên vẹn. Có những mái tranh còn cháy dở dang. Mặt đất loang lổ, dấu bom đạn chằng chịt như tổ ong. Trên mặt đất, trong đồng ruộng hoang vu, xương trắng và sọ người chết phơi lăn lóc, rải rác khắp đó đây.
Đoàn xe chậm chạp lăn bánh giữa cảnh chết chóc điêu tàn. Chúng tôi đi qua những thị xã lớn, mà ngày xưa rất trù phú, tấp nập dân cư, như: Skoun và Prey Chhor, nay chỉ còn là những thành phố chết hoang vắng tiêu điều.
Con đường chúng tôi đi, vì đã lâu ngày không xử dụng và không người săn sóc, cỏ dại mọc đầy, tràn ngập hết mặt đường. Đoàn xe lăn bánh cách vô cùng vất vả, nhồi chúng tôi lắc lư đến mệt nhoài. Đến khoảng 1 giờ trưa, chúng tôi được lịnh xuống xe, tìm chổ nấu ăn ngay giữa vùng đồng ruộng hoang vắng. Anh em tôi tìm chổ ngồi núp nắng dưới một gốc cây chồi. Trong khi ngồi ăn, tôi suy nghĩ miên man về đề nghị “vợ chồng” của Lan-Thi hồi còn ở Prek Kdam. Tôi thấy vấn đề không giản dị như thế được. Bọn Khờ-Me đỏ rất đa nghi. Chúng tôi cần phải tạo dựng vấn đề này trên một căn bản thật vững chắc, hợp lý, để khỏi lộ tẩy mà mất mạng. Tôi nói với em tôi:
- “Em à, nếu chúng mình giả làm vợ chồng, anh thấy em cần phải nghĩ ra 1 câu chuyện có mạch lạc hẳn hoi. Em phải có 1 lý lịch khác? Gia-đình và thân thuộc gồm những ai? Tuyệt đối, em không thể còn là cô bé Lan-Thi, con gái của đại tá Sơn-Kha nữa. Em biết không?”
- “Chết chưa, em đã sơ ý quá! Em không bao giờ nghĩ đến chuyện ấy. May mà anh đã kịp nghĩ đến, không thì nguy cả đám. Khi đến Kompong Chàm, tụi nó cật vấn là lòi ra ngay”. Em tôi nói.
- “Em có người bạn gái thân nào không? Cần nhất là người đó đã rời khỏi nước và em đã biết lai lịch gia đình ấy thật đầy đủ chi tiết mới được?”
- “Có, để yên, em suy nghĩ chút coi!”
Nuốt vội xong miếng cơm cuối cùng, Lan-Thi nói:
- “Bây giờ em đã nghĩ ra rồi! Em có 1 con bạn đã theo gia đình đi qua Pháp ở từ năm 1972. Nó tên là Liên họ Sơn, con gái độc nhất của ông bà Sơn Lang, cựu công chức bộ Lao-động. Em cũng quen biết cả ba má nó nữa. Vậy, bây giờ em là: Sơn-Liên nhé!”
- “Em biết cô ta năm nay bao nhiêu tuổi không?”
- “Biết chứ!”
- “Anh hỏi em chỉ vì anh sợ, mình nói láo đôi khi có những điều trái ngược nhau bất ngờ, rất nguy hại. Em cần cho anh biết rõ tuổi của cô ấy cùng với tuổi của ba má cô ta nữa. Vì chẳng lẽ anh không biết tuổi vợ và cha mẹ hay sao?”
- “Để em nhớ lại coi nào! Ông Sơn Lang năm nay 50 tuổi, bà ấy 45 tuổi. Còn em, tên Liên sanh năm 1953. Nó cùng 1 tuổi với em. Nó sanh vào tháng 3, còn em sanh tháng 5. Ngày sanh thì chúng ta cứ giữ như cũ, không thay đổi”.
- “Còn 1 điều quan trọng hơn hết thảy nữa là: ngày đám cưới!”
- “Chúng ta cứ nói là vợ chồng mới lấy nhau, nên chưa có con. Về ngày cưới, em nghĩ phải chọn ngày nào cho thật dễ nhớ mới được!”
- “Không được! Chúng mình phải chọn 1 ngày trong khoảng các tháng gần đây nhất như: tháng 11, tháng 12, hoặc tháng giêng...?”. Tôi nói.
- “Anh có lý! Chúng ta đồng ý chọn ngày 30 tháng 11 nhé!”. Lan-Thi đề nghị: “Như vậy cho dễ nhớ, anh nhỉ?!”
Anh em tôi thảo luận kỹ càng, trao đổi nhau từng chi tiết tỉ mỉ về gia cảnh mới của Lan-Thi, tưởng chừng bọn Khờ-Me đỏ ngu dốt, bạo tàn không thể nào khám phá ra được. Chúng tôi yên chí, nghỉ ngơi chờ lịnh tiếp tục lên đường.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 01:53:37 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 10:59:41 am »

NÔNG-TRƯỜNG LAO-ĐỘNG CẢI-TẠO.
Sáng hôm sau đoàn người lưu đày bị áp giải đến một thị xã biệt lập, nằm sâu trong thôn vắng, giáp rang vùng rừng già rậm rạp mênh mông. Tôi và Lan-Thi nhận ra ngay đây là một nông trường lao động cải tạo rập khuôn của bọn Khơ-me Đỏ. Nhà cửa đều làm bằng tre và lợp lá. Gọi là nhà cho nó oai, chứ thực ra chỉ là những túp lều tranh đơn sơ, cái nào cũng như cái nấy, chu vi không quá 4 thước vuông.
Lan-Thi ghé tai tôi thì thầm:
- Nếu bọn họ cho tụi mình 1 cái lều này để ở thì sướng quá nhỉ!
- Sức mấy! Em không thấy tất cả đều đã có người chiếm ngụ rồi hay sao? Tôi đáp và lòng không khỏi bâng khuâng tự hỏi, rồi đây chúng tôi sẽ cư ngụ nơi nào và đời sống ra sao?
Khoảng 9 giờ, viên chỉ huy nông trường (tiếng Căm-Bu-Chia gọi là: Kamaphibal) đến cùng với một đoàn cận vệ đông đảo, võ-trang tới tận răng. Hắn vừa là người điều khiển guồng máy hành chánh của nông trường, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ chỉ huy quân sự của toàn khu vực. Chúng tôi im lặng đứng yên, không ai dám nhúc nhích. Hắn bắt đầu lên tiếng, giọng khô khan, sặc mùi tuyên truyền rỗng tuếch. Cuối cùng, hắn mới đi thẳng vào vấn đề cụ thể mà mọi người đều nóng lòng muốn biết:
- Các người phải cám ơn Angkar đã cho các người sống và được vinh hạnh tham dự vào công cuộc tái thiết đất nước. Các người phải làm việc và sản xuất, sản xuất và sản xuất... Kẻ nào không làm được gì sẽ không được ăn. Trong xã hội cách mạng, không có chổ cho bọn lười biếng. Trong khi chờ đợi kết quả mùa gặt tới, bây giờ tạm thời Angkar phát gạo cho mấy người ăn. Dụng cụ các người được mượn của nông trường. Angkar cho mấy người 14 ngày để dựng lấy lều mà ở. Không được lớn quá 4 mét vuông. Những ai không có gia đình phải dựng lều nhỏ hơn. Vật liệu là cây, tre và lá dừa mấy người có thể tự tìm kiếm lấy trong khu rừng gần đây của nhân dân. Nhưng nên nhớ rằng: ở đây không có cái gì thuộc tư hữu của mấy người mà là của nhân dân tất cả.
Angkar cũng cho phép mỗi người được quyền khai khẩn 15 mét vuông rừng hoang. Sau khi đã dọn sạch đất, mấy người được trồng cấy ngay, chậm lắm vào cuối tháng 6, trước mùa mưa đến, để kịp gặt hái mùa năm tới. Thời giờ làm việc sẽ theo mặt trời mà tính. Khởi sự lúc mặt trời mọc và chấm dứt công việc khi mặt trời lặn. Buổi trưa từ 12 giờ đến 2 giờ các người được tạm nghĩ để ăn trưa.
Về quần áo, mỗi năm, một người được phát 1 bộ đồ đen. Nhưng bây giờ trong lúc tạm thời, các người có thể cứ dùng đở mấy bộ đồ màu mè tàn tích của bọn Đế quốc. Từ ngày mai, tất cả thanh niên nam nữ đều phải cắt tóc ngắn. Các sư sãi phải cởi bỏ áo vàng và mặc đồ đen ngay.

Ngay sau đây, các người lớn phải đến văn phòng trại nhận mẫu đơn khai lý lịch. Có 3 loại: thứ nhất dành cho cựu-quân-nhân, thứ nhì cho công chức, thứ ba là cho các loại quần-chúng như: buôn bán, thợ, nông dân, sinh viên, học sinh, sư sãi.v.v... Tất cả đều phải khai đúng lý lịch và tiền tích. Kẻ nào khai gian sẽ bị xử tử hình lập tức. Sau đó đem nộp lại cho chánh quyền cách mạng của trại. Bây giờ mấy người hãy theo tôi hô to khẩu hiệu:
- Hoan hô cách mạng! Hoan hô!
- Đả đảo đế quốc và tay sai! Đả đảo!

Lát sau đoàn người lưu đày đã xếp hàng dài trước văn phòng trại để nạp tờ khai lý lịch. Khi đến lượt, tôi yêu cầu tên lính gác cho tôi được gặp mặt Kamaphibal. Tên lính cật vấn:
- Tại sao mày đòi gặp Kamaphibal? Mày tưởng ai cũng được phép làm rộn Kamaphibal sao?
Tôi cố bình tĩnh nói:
- Tôi có điều quan trọng cần thông báo đến Kamaphibal, thưa đồng chí!
- Được rồi! Theo ta!.
Nói xong hắn dẫn 2 anh em tôi đến văn phòng của viên chỉ huy. Tôi vội trình bày lý do tôi xin trình diện và đưa ra tờ chứng-minh-thư “nằm vùng” của tôi, do MẶT TRẬN LIÊN-HIẾP QUỐC-GIA CĂM-BU-CHIA cấp phát. Hắn tỏ ra rất quan tân đến những lời tôi trình bày, và sau khi đã đọc xong tờ chứng-minh-thư, hắn đưa trả lại tôi và nói:

- Hãy giữ kỹ chứng-minh-thư ấy. Tốt lắm! Nhưng bây giờ tôi không quyết định gì được. Tôi sẽ trình ngay lên thượng-cấp Angkar Loeu (tiếng Căm-Bu-Chia, chỉ: cơ-quan tối-cao của đảng cộng-sản). Trong thời gian chờ đợi, tôi vẫn đối xử với mấy người như mọi người khác. Đó là nguyên tắc. Trong lúc chiến tranh bọn đế quốc đã cài nhiều gián điệp vào cơ quan với những giấy tờ giả mạo để phá rối. Mấy người hiểu chứ!

Khi rời khỏi văn phòng viên chỉ huy, tôi không dấu nổi sự lo lắng tràn ngập trong lòng và cảm thấy đắng trong cổ họng. Cô em gái tôi cũng lộ vẻ thất vọng chán chường.

Đến khoảng một giờ trưa, đoàn người lưu đày lại phải sắp hàng trước văn phòng để đợi lịnh. Lần này đoàn người chia ra làm 3 nhóm: nhóm cựu quân nhân, nhóm công chức và nhóm quần chúng. Bây giờ anh em tôi chợt để ý đến 2 cô con gái, chắc là 2 chị em, người lớn nhất khoảng 18, còn cô em khoảng 16 tuổi, đang lẽo đẽo đi theo người cha vào nhóm công chức. Tên lính Khờ-Me đỏ đến đuổi 2 cô ra, và chỉ đến khu dành cho quần chúng. Hai chị em đến đứng kế bên anh em tôi, nước mắt lưng tròng.

Chỉ một lát sau bọn lính Khờ-Me đỏ đã lùa đám cựu quân nhân và công chức đi mất dạng. Trên sân chỉ còn lại đám quần chúng. Bấy giờ cô chị mới lên tiếng làm quen với Lan-Thi, em tôi:

- Có phải chị đến từ Nam-Vang không?
- Phải, tụi tôi ở Nam-Vang đến. Lan-Thi đáp.
- Tụi em cũng thế! Bây giờ tụi em cảm thấy cô đơn quá chị ạ! Mẹ em đã bị họ giết ngay tại nhà, vì mẹ em đang đau nặng không di tản được. Bây giờ thì họ lại bắt ba em đem đi nốt. Tụi em không biết số phận sẽ ra sao? Chị cho phép tụi em theo chị với. Tụi em không quen biết ai ở đây cả!
Lan-Thi ái ngại đáp:
- Được rồi. Đừng có lo! Ba của em thuộc thành phần gì? Tại sao họ lại lùa đi?

- Ba em vốn là công-chức bộ y-tế.
Lan-Thi tiếp lời như muốn an ủi:
- Gia-đình tôi cũng tan nát cả. Tôi nghĩ chắc ai cũng chung một hoàn cảnh như bọn mình thôi!
Cô em gái xen vào:
- Anh chị là vợ chồng hả?
- Vâng, chúng tôi mới lấy nhau. Lan-Thi đáp và liếc nhanh về phía tôi.
Cô chị nói tiếp:
- Em xin lỗi anh chị, nãy giờ chưa kịp tự giới thiệu gì cả. Em tên Phalla, còn em gái em tên Sophi.
Lan-Thi cũng vội vàng tự giới thiệu:
- Đây là anh Chấn, chồng tôi. Còn tôi tên là Sơn Liên.
Bỗng có dáng 1 tên Khờ-Me đỏ bước tới, chúng tôi liền nín bặt.

TẤN CÔNG TÌNH-CẢM.
Dù muốn dù không, chúng tôi cũng phải hoàn tất căn lều lá trong vòng 14 ngày trong khu rừng rậm, với dụng cụ chỉ vỏn vẻn có 1 cái dao ngắn và 1 cái rìu do văn phòng trại cho mượn. Chị em Phalla và Sophi cũng dựng lều sát bên chúng tôi. Đêm nay là đên đầu tiên chúng tôi ngủ trong cái lều do chính tay mình dựng lên. Em tôi vì đã làm việc quá mệt ngọc cả ngày, nên vừa đặt lưng xuống là nàng đã ngáy khò khò. Còn tôi, tuy cũng mỏi mệt rã rời chân tay, nhưng không sao chợp mắt được. Tôi cứ nằm trằn trọc, thao thức suy nghĩ miên man suốt đêm. Trước mắt tôi ngọn đèn dầu leo lét bập bùng vì gió lùa qua khe vách, và bên tai tôi nghe những âm thanh rùng rợn, thê thảm từ rừng sâu vang vọng, nhất là tiếng vượn hú gọi con não nuột làm tôi không sao cầm được nước mắt nhớ đến mẹ tôi, không biết giờ đây đang ở phương trời nào và ai là người dựng lều cho bà ngủ? Chắc phải là dì Minh, người vú già thân tín của gia đình tôi. Dì khéo tay và tháo vát lắm. Thế rồi tôi mơ tưởng về căn phòng đẹp đẽ của tôi trong gian nhà sang trọng rộng rãi ở thủ đô. Đến gần sáng tôi mới thiếp đi được một chút trong giấc ngủ ngắn nặng nề.
Mỗi ngày, theo lệnh, anh em tôi đều phải vào rừng đốn cây, dọn đất để sửa soạn trồng tỉa.
Trong lúc Lan-Thi đang loay hoay với con dao nhỏ để chặt một cành cây gai dai dẳng không đứt, bỗng một tên Khờ-Me đỏ bước đến nói:
- Đưa con dao tôi mượn. Tôi sẽ chỉ cho cách chặt cây nhanh và gọn hơn.
Lan-Thi vội đưa dao cho hắn. Chúng tôi để ý quan sát thấy hắn còn trẻ, cỡ tuổi chúng tôi, nhưng dáng người vạm vỡ, vai ngang, thân hình cứng cáp như một nông dân. Đôi mắt của hắn linh động nhưng thay đổi bất thường, khi thì có vẻ hung-ác khi lại lộ vẻ ôn hòa.
Sau khi đã chỉ cách đốn cây cho Lan-Thi hắn nói với giọng thật khoan hòa:
- Tôi cho phép đồng chí nghỉ tay 1 chút đó. Tôi để ý thấy đồng chí đã làm việc nhiều suốt từ sáng đến giờ.
- Cám ơn đồng chí.
Lan-Thi nói, nhưng vẫn không dám ngẩng mặt lên nhìn hắn.
- Tại sao đồng chí lại hớt ngắn mái tóc đẹp của đồng chí đi? Hắn hỏi.
- Đồng chí chỉ huy đã ra lệnh từ hôm mới tới, mọi người đều phải hớt tóc ngắn, thưa đồng chí.
- Tôi cho phép đồng chí được để tóc dài đó.
- Nhưng nếu đồng chí chỉ huy thấy tôi để tóc dài thì sao? Mỗi tuần tôi phải đến văn phòng trại 2 lần để lãnh khẩu phần gạo.
- Đồng chí đừng lo. Nếu có ai hỏi, đồng chí cứ nói do tôi đồng chí Toum - đã cho phép để tóc dài. Để yên tâm tôi cho đồng chí biết, tôi là cháu kêu đồng chí chỉ huy trưởng bằng câu.
- Vậy à? Lan-Thi nói và hỏi thêm: “Vậy ra đồng chí có trách nhiệm giám sát toán tụi tôi sao?”
- Phải. Tôi trách nhiệm toán các đồng chí, gồm 235 người mới tới. Tôi vừa thay thế cho 1 đồng chí phải đổi ra mặt trận khoảng 1 tháng trước đây. Có phải chính đồng chí đã cùng với chồng vào gặp mặt Kamaphibal hôm mới tới không?
- Dạ phải, vì ông xã tôi đã làm việc cho cách mạng trong thời gian chiến tranh vừa qua. Lan-Thi đáp.
- Tôi đã tự giới thiệu với đồng chí tên tôi là Toum. Còn đồng chí tên gì?
- Lan-Thi... Ấy, chết quên! Sơn Liên, xin lỗi đồng chí. Tên Khờ-Me hỏi gặng:
- Tôi muốn biết chắc đồng chí tên là Lan-Thi hay Sơn-Liên?
- Dạ, tôi có 2 tên gọi ở nhà. Đồng chí có thể gọi tôi Lan-Thi hay Sơn-Liên gì cũng được.
- Vậy tôi sẽ gọi đồng chí bằng tên Lan-Thi, vì nó nghe hay hơn. Mỗi ngày tôi đều đến đây, vậy kể từ ngày mai tôi sẽ lãnh khẩu phần gạo đem đến cho đồng chí. Đồng chí khỏi phải lặn lội mỗi lần 12 c.s. đi về để lãnh gạo nữa.
- Ồ như thế thì quý hóa quá. Cám ơn đồng chí nhiều lắm!
Cuộc tấn công tình cảm bất ngờ của tên Khờ-Me đỏ khiến Lan-Thi vô cùng bối rối và lo sợ, nhưng nàng lấy lại được bình tĩnh ngay, khi nghĩ rằng trước con mát bọn Khờ-me đỏ nàng là người đàn bà có chồng. Tối hôm đó, về lều, chúng tôi bàn luận với nhau rất nhiều về chuyện này. Lan-Thi nói:
- Em biết trong hoàn cảnh này, nếu nó muốn gì, em cũng phải chiều theo ý nó. Chúng nó cầm quyền sinh sát chúng ta trong tay...
Tôi nói:
- Dù sao em cũng phải tìm đủ mọi cách diên trì, đánh đòn tâm lý, để kéo dài thời gian chờ ngày có kết quả cuộc điều tra của Angkar về chứng-minh-thư thành tích cách mạng của anh. Khi đó, mình sẽ dễ nói chuyện hơn.
Hôm sau, vào buổi trưa, khi chúng tôi, đang ngồi trên một thân cây khô để ăn uống nghĩ ngơi thì Toum lại đến, đem theo nhiều đồ ăn cho Lan-Thi.
- Đồng chí thấy không. Hắn nói. Tôi đã giữ lời hứa. Đây là gạo, cá khô, rau và trái cây tôi đem đến cho đồng chí dư dùng suốt cả tuần.
- Cám ơn đồng chí nhiều lắm. Lan-Thi vui vẻ nói, nhưng vẫn không dấu được vẻ bối rối lo ngại. Mời đồng chí ngồi đây ăn với chúng tôi luôn.
- Không, cám ơn. Tôi đã ăn rồi. Thôi để lần sau vậy... Toum đáp, và chợt quay ra phía khác nói: “Để tôi coi cái gì xảy ra đàng kia”. Đồng thời, hắn rảo bước về phía đó.
Lan-Thi và tôi vô cùng khoan khoái được nếm mùi cá khô. Chúng tôi chia cho Phalla và Sophi mỗi người một ít. Hai chị em cô bé mắt sáng lên vì sung sướng. Từ lâu chúng tôi chỉ được ăn toàn cơm độn rễ khoai với muối hột!

CON QUÁI-VẬT SI-TÌNH!
Hôm sau Toum lại đến, nhưng lần này trước bữa ăn trưa. Trên tay hắn cầm một bó hoa lan và xách 1 túi nặng đựng đầy gạo, với một con gà quay và nhiều trái cây. Lan-Thi kêu tôi:
- Anh lại đây mà xem. Đồng chí Toum đem đến cho em hoa lan và thức ăn nhiều ghê nè!
Tôi gác rìu lên 1 nhánh cây và rảo bước đến. Lan-Thi nói với Toum giọng thân mật:
- Hôm nay đồng chí ở đây ăn với chúng tôi đấy nhé.
- Ừ, tôi có đem theo con gà quay nữa, vì tôi nghĩ đã lâu đồng chí không được ăn món này.
Chúng tôi trải tấm nệm cói xuống đất để làm bàn ăn. Trước khi ngồi xuống, Toum tháo dây nịt đeo súng và băng đạn bên hông ra để một bên cùng với 1 cây gậy bằng gỗ mun đen bóng, dài khoảng gần nửa thước, một đầu to hình lục-giác, một đầu nhỏ, chỗ tay cầm có chạm trổ công phu. Thực sự, tôi chưa từng thấy 1 cây gậy nào đẹp như thế.
Trong khi ăn, chỉ một mình Toum là nói nhiều, anh em tôi thỉnh thoảng mới dè dặt nêu lên vài câu hỏi để cho câu chuyện trôi chảy. Hắn nói:
- Các đồng chí thấy hầu hết các đồng chí cách mạng khác đều mù chữ, chỉ có mình tôi là biết đọc, biết viết. Khi chiến tranh bùng nổ năm 1970, lúc ấy tôi đã 15 tuổi, tham gia cách mạng. Cậu tôi muốn tôi sớm được gia nhập đảng, nhưng rất khó. Nó đòi hỏi phải là 1 con người có tâm hồn khác hẳn mọi người thường. Sau đó, người cán bộ còn phải tranh đấu nhiều để được gia nhập vào ủy ban trung ương đảng. Tất cả quyền lực đều nằm trong tay của chánh trị bộ. Cậu tôi có chân trong chánh trị bộ. Cậu tôi nói: muốn trở thành đảng viên trước hết phải không biết sợ là gì và không được để cho tình cảm yếu đuối chế ngự. Tôi có thể hành quyết 1 lần cả trăm người không ngán, nhưng chỉ đàn ông thôi. Chẳng biết tại sao tôi không bao giờ dám giết đàn bà. Tôi luôn tìm cách đẩy việc này cho mấy nữ đồng chí làm. Đã nhiều lần cậu tôi phát khùng lên với tôi và la rầy tôi dữ dội về việc này...
Nghe nói, tôi và Lan-Thi chỉ biết ngầm đưa mắt nhìn nhau. Chợt Lan-Thi tò mò hỏi:
- Vậy đồng chí cũng đã tham gia các cuộc hành quyết sao?
- Dĩ nhiên. Đó là điều cần thiết. Để bảo vệ cách mạng và tự do.
- Xin lỗi đồng chí, cho phép tôi hỏi tò mò 1 chút.
- Cứ tự nhiên. Đừng e ngại gì. Tôi cũng muốn nói cho mấy đồng chí biết về công việc cách mạng của chúng tôi.
- Xin đồng chí cho biết những người đi cùng chuyến với tụi tôi đến đây hôm trước, đã bị lùa riêng ra ngay sau khi nạp tờ khai lý lịch, bây giờ họ đang ở đâu?
- Tất cả đều đã bị xử tử rồi. Họ đều là cựu sĩ quan, binh sĩ và công chức của chế độ thối nát Lon Nol. Tại sao các đồng chí lại bận tâm về bọn ấy?
Lan-Thi chỉ tay về phía 2 chị em Phalla và Sophi đang ở gần đó và nói:
- Hai chị em cô bé ấy cho đến giờ vẫn chưa biết đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha 2 cô ấy là cựu công chức, thuộc nhóm đó.
Toum bình thản nói:
- Tội nghiệp cho 2 chị em cô ấy. Nhưng đó là quyết định của Angkar. Tôi còn biết trong đám người đến đây có nhiều người khai gian lý lịch, đổi tên giả. Số phận họ rồi cũng sẽ như thế. Nhưng chậm hơn vì có thể phải đến cả năm chúng tôi mới khám phá ra sự giả mạo ấy. Tất cả đều là những phần tử nguy hiểm đối với cách mạng.
- Nhưng bây giờ bọn họ đã bị phân tán mỏng ra hết rồi, và đâu có võ trang gì nữa. Tôi nói.
- Dù vậy, họ vẫn là những kẻ thù của cách mạng, cần phải tận diệt. Đồng chí biết tại sao cách mạng không xài bọn bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, giáo sư.v.v... không? Bọn chúng cũng là những phần tử nguy hiểm cho cách mạng.
Bữa ăn này, toàn đồ ăn ngon, nhưng qua lời nói của Toum, tôi cảm thấy dư vị tanh hôi và lợm giọng.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 01:55:19 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #38 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:02:07 am »

ANGKAR BIẾT HẾT!
Hôm nay, như thường lệ, Toum lại đến đem đồ ăn và hoa cho Lan-Thi. Nhưng vẻ mặt hắn rất khác thường. Dường như có gì nghiêm trọng lắm. Ăn xong, chúng tôi bát đầu làm việc lại. Nhưng khi Lan-Thi vừa đứng lên thì Toum đã chụp lấy tay nàng, giữ lại và nói:
- Tôi cho phép đồng chí nghỉ tay. Tôi có điều rất quan trọng cần phải nói riêng với đồng chí. Thoạt tiên, Lan-Thi nghĩ hắn muốn tỏ tình, nên đã sẵn sàng những cử chỉ và lời nói để hứa hẹn xuông cho qua chuyện. Nhưng khi nghe câu nói đầu tiên thốt ra từ cửa miệng của Toum, mặt nàng bỗng tái nhợt, không còn chút máu.
- Đồng chí và anh của đồng chí sẽ bị xử tử hình!
- Không, đấy là chồng tôi thực sự. Có phải anh tôi đâu. Lan-Thi cố cãi cách yếu ớt, trước cái nhìn tàn bạo của Toum.
- Đồng chí còn nhớ Kamaphibal đã nói gì không?
- Dạ nhớ, đồng chí.
- Các đồng chí không phải là vợ chồng. Các đồng chí đã nói láo với Angkar. Nói láo với Angkar cũng là một tội tử hình, các đồng chí có biết không?
- Nhưng chúng tôi đã lấy nhau. Lan-Thi cố chống chế.
- Các đồng chí nên biết rằng, tôi đã theo dõi các đồng chí suốt 1 tuần lễ, cả ngay lẫn đêm. Tôi đã nghe tất cả những gì 2 người nói chuyện với nhau. Nhưng điều tôi ngạc nhiên và nghi ngờ nhất là 2 người không bao giờ ngủ chung với nhau như vợ chồng. Đồng chí nằm bên góc phải, còn Chấn nằm bên góc trái. Hai người không thể nào qua mặt tôi được. Hai người đừng nghĩ rằng tôi ngu, không biết gì. Angkar kiểm soát cả đến trong giấc ngủ của mọi người.
- Trời Phật ơi! Lan-Thi kêu lên rên rỉ, không ngờ bọn quỷ đỏ này lại kiểm soát cả đến đời sống kín đáo riêng tư của từng người như thế. Nhưng nàng vẫn còn cố bào chữa: “Xin đồng chí cho tôi được phân trần một chút. Sở dĩ chúng tôi phải ngủ riêng vì... mấy lâu nay tôi bệnh, nên không ngủ chung được.
Toum khẽ nhếch mép cười, gương mặt có vẻ dịu xuống đôi chút. Hắn nói:
- Tôi biết hết rồi. Vợ chồng dù có đau ốm, không làm tình được, cũng nằm kề bên nhau, chứ không bao giờ nằm riêng tư như thế. Bây giờ Lan-Thi nên im đi, đừng cố cãi nữa. May mắn cho 2 người đã gặp tôi đấy. Nếu gặp 1 đồng chí khác, 2 người đã bị xử tử tức khắc rồi. Tôi biết 2 người là anh em. Cách 2 người nói chuyện, xưng hô với nhau cũng thấy rõ. Đây là vấn đề sinh tử, chứ chẳng chơi. Hai người phải thật cẩn thận. Có những đêm tôi không trực gác, 2 người nên thận trọng.
- Cám ơn đồng chí nhiều lắm. Vừa nói, nàng vừa liếc nhìn cái gậy gỗ mun trên tay hắn.

CÂY GẬY GỖ MUN ĐẪM MÁU NGƯỜI!
Để phá tan không khí nặng nề, Toum lên tiếng đề nghị:
- Đồng chí có muốn đi xem cái “thiên đường nhỏ” của tôi 1 chút không? Nếu đồng chí sợ đi 1 mình với tôi, thì kêu Chấn cùng đi nữa.
- Có phải là nơi hoa lan mọc nhiều không?
- Đúng rồi. Nơi đó chỉ có mình tôi biết, mình tôi đến. Nó thuộc của riêng tôi rồi.
Chúng tôi theo Toum đi sâu vào rừng, quanh co một lúc thì đến một vùng quang cảnh thật là êm đềm, thanh nhã. Dưới những thân cây cao vòi vọi, những chùm hoa lan mọc dầy. Có nhiều loại hoa rất hiếm, màu sắc tuyệt diệu điều mà tôi chưa từng bao giờ thấy trong đời. Bên cạnh đó là 1 giòng suối, nước trong xanh róc rách chảy qua các khe đá. Trước cảnh trí nên thơ ấy, Lan-Thi hỏi Toum:
- Đồng chí thường đến đây không?
- Tôi đến thường lắm, nhưng chỉ đi một mình thôi, để nghe tiếng chim hót, tiếng suối reo, và ngửi mùi thơm của các loài hoa. Sau mỗi lần phải thi hành hàng loạt các cuộc hành quyết, tôi đến đây để cho tâm hồn được yên tĩnh phần nào.
Tôi và Lan-Thi nghe nói, nhìn nhau lo ngại, nhưng tên Khờ-Me đỏ vẫn tiếp tục:
- Các đồng chí có thấy cái gậy gỗ mun này không? Kể từ sau ngày giải phóng đến giờ, nó đã đập chết không biết mấy trăm tên phản cách mạng rồi. Tôi không đếm, vì nhiều quá, nên không nhớ xuể. Tôi bắt đầu dùng nó để xử tử bọn phản động kể từ năm 1973, sau khi đã tấn công vào Kompong Chàm.
Chúng tôi vô cùng kinh ngạc nhìn Toum.
Lan-Thi hỏi:
- Chính tay đồng chí đã đứng ra hành quyết?
- Phải, may mắn chỉ có mình tôi. Theo nguyên tắc, chỉ có những cán bộ dự bị đảng viên như tôi mới được trao phó trách nhiệm này để thử thách tinh thần cách mạng vững chắc và ý chí cứng rắn, không để tình cảm yếu hèn, nhát sợ làm lung lạc. Lúc đầu, thực là khó. Tôi cứ nhắm mắt đập càn vào đầu chúng nó cho đến chết mới thôi. Sau mỗi lần như vậy tôi cũng ngất xỉu luôn. Nhưng về sau, tôi quen dần đi, và càng ngày càng trở nên thành thạo hơn. Tôi rút kinh nghiệm đập chỗ nào mau chết hơn, tội nhân ít dãy dụa hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những kẻ xương sọ rất cứng, đập hoài không bể, không chết hẳn. Mặc dù bây giờ tôi đã thuộc loại chuyên viên siêu đẳng về môn này rồi. Bởi thế mỗi lần gặp trở ngại, tôi thường hay đến đây để lấy lại bình thản cho tâm hồn.
- Đồng chí có thích làm việc đó không? Lan-Thi hỏi.
- Trong cách mạng không có vấn đề thích hay không. Angkar là đầu não, cán bộ là dụng cụ. Khi Angkar quyết định thì cán bộ thi hành. Có khi nào đồng chí thấy dụng cụ chống lại đầu não không?
- Đối với trẻ em, đồng chí làm sao?
- Bọn con nít hả? Bọn nhóc tì này tôi không có cảm nghĩ gì hết. Chỉ có đàn bà, con gái là tôi kỵ thôi. Nhưng giết bọn nhóc con dễ ợt hè. Có những đồng chí cầm 1 cành cây đập thẳng lên đỉnh sọ nó cũng chết liền. Nhưng riêng tôi thích xài cây gập gỗ mun này. Nó rất hiệu nghiệm. Thử cầm coi. Nó nặng và cứng chắc như 1 thanh sắt vậy đó.
- Tại sao các đồng chí lại giết cả con nít chi vậy? Chúng đâu có gây nợ máu gì để phải trả? Lan-Thi hỏi mà nước mắt đã lưng tròng.
- Vì chúng sẽ trở nên rất nguy hiểm trong tương lai. Còn nguy hiểm hơn cả cha mẹ chúng là khác. Như các đồng chí đều biết lòng thù hận kéo dài hết đời nọ sang đời kia. Nếu ta muốn diệt chí, rận, phải diệt cả trứng nữa. Nhưng các đồng chí hãy bình tĩnh cách mạng chỉ giết bọn con nít mà cha mẹ chúng thuộc thành phần làm chánh trị, sĩ quan, công chức cao cấp thôi. Bọn này cách mạng phải giết trọn cả gia đình cho đến hết 3 đời giòng họ. Đối với bọn con nít sơ sanh đã thất lạc cha mẹ, cách mãng không có nhà giữ trẻ, nên đã có giải pháp khác.
Nghe đến đây Lan-Thi không còn ngăn được nước mắt tràn ra. Tuy nàng đã vội đưa tay lên chùi, nhưng Toum đã trông thấy và lộ vẻ khó chịu hỏi:
- Sao đồng chí lại khóc? Đồng chí nên nhớ rằng: bọn họ đã giết các gia đình cách mạng như ta giết những con ruồi, con muỗi bằng các loại bom săng đặc, bom hơi ngạt. Chính cả gia đình cậu tôi đã bị giết sạch. Còn tôi, chính tôi đã chứng kiến cảnh ông, bà, cha mẹ tôi và con em gái tôi bị cháy như những cây đuốc trong căn nhà lá, dưới mưa bom xăng đặc của bọn đế quốc...
Chúng tôi đang nói chuyện bỗng cơn mưa rừng trút nước xuống như thác đổ. Chẳng ai bảo ai đều thi nhau ba chân bốn cẳng chạy tìm chỗ trú mưa.

PHẠM TỘI TỬ HÌNH ĐẾN 3 LẦN.
Khi về đến lều thì trời đã tối, nhưng đêm nay không như các đêm khác, trước khi đi ngủ, Lan-Thi đã kể lại cho tôi nghe tất cả những gì mà Toum đã nói với nàng lúc buổi trưa. Hắn đã khám phá ra cuộc đời vợ chồng giả tạo của chúng tôi, và cho biết rằng: chúng tôi cũng như tất cả những người dân bị lưu đày khác đều bị canh chừng và theo dõi kín đáo suốt ngày đêm, kể cả những lúc chúng tôi đi ngủ. Cuối cùng, nàng lo ngại nói:
- Kể từ tối nay chúng ta bắt buộc phải nằm chung bên nhau như vợ với chồng thực sự và cũng kể từ nay, anh không được gọi em bằng tên Lan-Thi nữa, mà phải gọi bằng “mình” hay “em” (tiếng Căm-Bu-Chia là AUN). Ngược lại, em cũng sẽ gọi anh bằng “mình” hay “anh” như tất cả những cặp vợ chồng khác, để tránh những hậu quả không hay xảy đến. (chi chú thêm của người dịch: Dân Căm-Bu-Chia cũng giống như nhiều dân tộc khác ở vùng Đông Nam Á, nhất là dân Việt-Nam, vốn có tục vợ chồng xưng hô với nhau bằng: ANH và EM. Tục này truyền thừa từ thời mới lập quốc, các hoàng tử và công nương cùng một giòng họ được phép kết hôn với nhau ma không phạm tội loạn luân).
Tôi đáp:
- Anh cũng nghĩ chúng ta không còn cách nào hơn. Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi để ý thấy vẻ mặt của Lan-Thi nghiêm trọng hơn mọi ngày. Nàng không nói năng gì, nhưng thỉnh thoảng liếc nhìn tôi với đôi mắt chứa đầy vẻ thẹn thùa và oán trách. Chúng tôi không trao đổi với nhau 1 lời nào, vì cảm thấy trong lòng đang nặng chĩu mặc cảm loạn luân. Nhưng cuối cùng Lan-Thi là người lên tiếng trước, nói:
- Anh có biết em đang nghĩ gì không?
- Không!
- Em nghĩ: nếu chẳng may em có bầu, rồi với đứa con nhỏ trên tay, chúng ta sẽ không bao giờ còn hy vọng thoát khỏi cái địa ngục trần gian của bọn Khờ-Me đỏ này nữa.
Giọng nàng chứa đầy vẻ lo lắng. Tôi đáp:
- Thôi thì chúng ta đành phó mặc cho số mệnh. Chúng ta chỉ còn biết cầu trời cho đừng xảy ra chuyện “có bầu”...
Tôi cầm cái rìu, lẳng lặng đi ra phía khu canh tác. Lát sau Lan-Thi cũng theo đến. Chúng tôi lầm lì làm việc, chẳng ai trao đổi lời nào nữa. Đến giờ ăn trưa, chúng tôi chờ mãi không thấy Toum đến, nên chẳng khỏi lo âu, sốt ruột.
Từ đó cho đến nửa tháng sau, chúng tôi không thấy bóng dáng của tên Khờ-Me đỏ si-tình đâu nữa. Vắng hắn, chúng tôi cũng lo ngại không kém khi thường xuyên gặp hắn.
Bỗng một hôm, thình lình Toum xuất hiện, với đôi tay không, chẳng có hoa cho Lan-Thi và cũng chẳng có đồ ăn đem theo như mọi bữa. Trông hắn có vẻ sầu thảm lắm. Dường như hắn đã khóc nhiều ngày rồi. Lan-Thi bước đến bên hắn hỏi han thân mật:
- Đi đâu mà biệt tăm cả nửa tháng trời vậy Toum? Ngày nào tụi này cũng ngồi đợi đến ăn cơm chung. Bộ Toum đau hả? Sao mà trông có vẻ buồn dữ vậy?
- Không, tôi không đau. Tôi cũng không đi đâu cả.
- Vậy tại sao Toum không đến với tụi này?
- Vì tôi không muồn đến quấy rầy không khí êm đềm của 2 người. Hắn đáp giọng có vẻ oán hờn, trách móc.
Tôi cũng bước đến chào hỏi và trao đổi với hắn vài câu qua loa, xong rồi lảng ra 1 chỗ gần đó, giả vờ làm việc, nhưng vẫn lóng tai nghe cuộc đối thoại của 2 người. Lan-Thi nài nỉ hắn ngồi xuống và mở đầu câu chuyện.
- Bây giờ Toum có thể kể cho tôi nghe những gì đã xảy ra nào. Tại sao trông Toum có vẻ buồn dữ vậy?
- Thôi cô đừng giả đò như không biết nữa. Chuyện gì đã diễn ra cô tự biết rồi. Hai người đã lợi dụng tình cảm yếu mềm của tôi đối với đàn bà con gái để qua mặt tôi.
- Bộ có chuyện gì không hay sắp xảy đến cho tụi tôi sao? Lan-Thi lo lắng hỏi.
- Không hay à? Chuyện ấy đã trở nên vô cùng nghiêm trọng hơn bao giờ hết thảy. Hai người đã phạm đến 3 lần tội tử hình!
- Phạm tội tử hình đến 3 lần? Lan-Thi kinh hoảng, bối rối nói.
- Đúng! Hai người đã nói láo với Angkar là vợ chồng. Đó là 1 tội đáng xử tử! Hai người đã sống với nhau không phải là vợ chồng. Đó là tội tử hình thứ hai! Còn tội thứ ba đang bị xử tử ngay là tội 2 người đã hành động loạn luân, anh em ruột ngủ với nhau! Hắn nói giọng run rẩy và nước mắt đã lưng tròng.
- Nhưng chẳng lẽ chúng tôi lại bị giết đến 3 lần?!
Lan-Thi nói giọng vô cùng sợ hãi và tuyệt vọng.
- Cô có im đi không! Cô đã làm cho tôi đau khổ vô cùng tận. Cô có biết rằng tôi đã yêu cô nhiều lắm và tôi không bao giờ đủ can đảm để làm cho 1 người đàn bà con gái phải đau đớn. Cô đã lợi dụng yếu điểm đó của tôi. Hôm trước, tôi chỉ khuyên cô nên cẩn thận trong vở kịch “vợ chồng”, chứ tôi đâu có ý biểu cô nên ngủ với anh cô. Thế mà 2 người lại làm chuyện loạn luân và cô ngủ với anh cô thực sự. Giọng nói của Toum rên rỉ cách thê thảm. Sắc diện nhợt nhạt, Lan-Thi cầu khẩn:
- Tôi xin lỗi Toum. Mọi sự đã lỡ rồi. Tôi phải làm sao bây giờ? Toum làm ơn chỉ cho tôi biết đi. Toum lúc nào cũng vẫn là người bạn thân và ân nhân che chở cho chúng tôi.
- Bây giờ vô phương rồi. Toum đáp hờ hững. Chỉ có 1 điều duy nhất tôi muốn Lan-Thi nói là: Lan-Thi không thù ghét gì tôi thôi. Tôi còn nhớ mãi hôm tôi kể cho Lan-Thi nghe về chuyện tôi đã giết hàng trăm phản động bằng cây gỗ mun. thì Lan-Thi đã khóc và ngước nhìn tôi với đôi mắt oán hờn.
- Không, Lan-Thi có bao giờ thù ghét gì Toum đâu. Ngược lại, Lan-Thi còn thương Toum rất nhiều nữa là khác.
Tôi nghĩ có lẽ Lan-Thi đang cố tìm cách giải thích và xoa dịu vết thương lòng đau đớn cho gã quái vật si-tình ấy, nên mới dùng lời lẽ thân mến ngọt ngào như thế. Dù sao thì nàng cũng đã trao cho tôi tất cả những gì quý báu của người trinh nữ và gửi gắm trọn thân xác cũng như linh hồn của nàng cho tôi rồi.
- Lan-Thi vẫn còn luôn thương yêu tôi chứ? Toum hỏi.
- Vâng, lúc nào Lan-Thi cũng vẫn thương yêu Toum như 1 người bạn thiết.
- Tôi không đòi hỏi điều gì hơn thế trong lúc này. Tôi chỉ cần 1 cảm tình yêu mến của Lan-Thi đối với tôi thôi. Còn về vấn đề sinh-lý thì tôi chưa quan tâm lắm. Lan-Thi cứ yên tâm.
Lời của hắn có vẻ thành thực, khiến Lan-Thi hỏi vững bụng. Chỉ nội 1 ý nghĩ, tới 1 ngày nào đó nàng sẽ phải nằm gọn trong vòng tay âu yếm của hắn và đôi bàn tay sát nhân đẫm máu của hắn lần mò, vuốt ve, mơn trớn khắp nơi kín đáo trên cơ thể của nàng cũng đủ khiến nàng phải rùng mình kinh sợ. Nhưng trong hoàn cảnh này, nàng không làm gì khác hơn được. Số phận của nàng và cả cuộc đời của tôi đang nằm gọn trong đôi bàn tay đẫm máu ấy của hắn. Nếu một đêm tối trời nào đó, thình lình Toum đến tỏ ý muốn thưởng thức mùi vị thơm ngon, êm ái, mặn nồng của thân thể nàng thì làm sao chúng tôi có thể khước từ. Thôi thì chúng tôi cũng đành nhắm mắt đưa chân cho qua ngày.
Kể từ hôm ấy, thỉnh thoảng Toum mới đến và đem theo đồ ăn cho chúng tôi. Nhưng thái độ của hắn không còn như xưa nữa. Hắn trở nên ít nói và dè dặt. Nhất là lúc nào trông hắn cũng có vẻ buồn rầu, đau khổ. Riêng tôi và Lan-Thi đã sống hoàn toàn với tính cách vợ chồng. Khoái cảm yêu đương và những cuộc ái ân say đắm, nồng nàn của 2 thể xác đã khiến chúng tôi tạm thời quên được những nỗi khó nhọc hằng ngày. Dường như mặc cảm loạn luân đã làm cho khoái cảm ái ân của chúng tôi càng thêm ngây ngất.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2008, 11:05:38 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #39 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2008, 11:03:03 am »

SỐT RÉT RỪNG.
Tháng mười một năm nay rét buốt hơn mọi năm. Ở Căm-Bu-Chia mùa này thường là mùa cưới xin và cũng là mùa của sốt rét rừng nữa! Chúng tôi đã chờ đợi mỏi mòn kết quà điều tra của Angkar về thành tích nằm vùng của tôi. Thời gian trôi qua, hy vọng của chúng tôi càng như cái bong bóng xì hơi dần. Chúng tôi được biết tất cả mọi người dân lưu đày, không ai được quyền ở lâu 1 chỗ, mà phải di chuyển luân lưu hết nông trường này đến nông trường khác. Chúng tôi cũng thầm cảm ơn Trời Phật đã khiến anh em tôi được gặp Toum, để còn được sống an toàn đến ngày nay. Tuy nhiên chúng tôi cũng không dám đặt tin tưởng gì vào bọn Khờ-Me đỏ. Từ mấy tháng rồi, Toum ít đến, khiến chúng tôi càng thêm lo ngại, không biết chuyện gì sắp xảy ra trong tương lai đen tối mờ mịt. Bỗng một hôm, 1 tên Khờ-Me đỏ đến kêu chúng tôi lên văn phòng trình diện viên chỉ huy (tiếng Căm-Bu-Chia gọi là: Kamaphibal). Trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi, hắn cho biết chưa nhận được kết quả gì của Angkar, phần vì hắn bận rộn, phần vì đứa cháu hắn, Toum, đã bị bệnh sốt rét rừng hành hạ hơn tuần lễ nay, nằm mê man bất tỉnh, nhưng vẫn luôn mồm gọi tên Lan-Thi.
Chúng tôi xin phép đến thăm Toum. Hắn nằm trong bệnh xá của trại. Lúc ấy cô bé nữ-y-tá trực đang ngồi tán những rễ và lá cây để làm thuốc, chợt thấy chúng tôi bước vào, liền nói giọng đầy ác cảm:
- À, thì ra cô là người hắn kêu tên hoài trong cơn mê sảng. Chắc cô là bà thầy pháp?
- Không, đồng chí. Tôi chỉ là bạn của Toum thôi. Lan-Thi đáp.
- À, vậy hả! Tôi hiểu rồi. Hắn thấy cô chắc là sẽ khỏi liền. Vậy tôi khỏi cần canh chừng hắn nữa. Nói xong cô bé nữ-y-tá này đứng lên đi liền.
Chúng tôi đến bên giường Toum, hắn cố nhướng cặp mắt lờ đờ nhìn lên. Lan-Thi cầm bàn tay nóng hổi của hắn và kê sát vào tai hắn nói:
- Toum có nghe tôi nói không? Lan-Thi đây nè! Lan-Thi nè!
Nàng lập đi lập lại nhiều lần, nhưng Toum vẫn chẳng nói gì. Hắn cố nhướng mắt lên trần nhà rồi lại nhắm nghiền như cũ, như đang trong cơn ngủ say. Lát sau miệng hắn lắp bắp, ú ớ kêu lên những tiếng kêu kinh khủng: “Cây gậy của tôi đâu?... Mau lên... Đưa cây gậy cho tôi mau lên...” Hắn lập đi lập lại những tiếng kêu mê sảng như thế mãi, trong khi cơ thể của hắn co quắp, run lên bần bật cách vô cùng đau đớn. Hắn vẩn mê sảng, nói lảm nhảm: “Thằng kia thôi không được giẫy dụa nữa... Không được kêu rên nữa... Có chết ngay đi không... tao đập cho mấy gậy nữa... Ô trời ơi, máu không hè!... máu nhiều quá. Angkar ơi... máu đầy hết cả rồi... tôi không còn đủ sức nữa... Angkar ơi!... Lan-Thi ơi... Lan-Thi giúp tôi với...”. Sau cơn mê sảng, hắn thở dồn dập một hồi rồi lại nằm im lìm như ngủ say. Thấy thế, chúng tôi đành đi ra. Con bé nữ-y-tá chợt thấy Lan-Thi khóc, nó nói:
- Chẳng có gì nguy hiểm đâu. Hắn bị lên cơn sốt như thế mỗi năm đến ba, bốn lần. Nhưng chỉ trong vòng 10 ngày nữa là hắn lại khỏe mạnh, đi đứng như thường.
- Cám ơn đồng chí. Chúng tôi đáp và rảo bước ra ngoài.

THỪA KẾ DI-SẢN.
Mùa rét năm 1975 thật là khổ sở cho những người dân thành thị bị lưu đày bất ngờ như chúng tôi. Chẳng ai nghĩ đến việc đem theo đồ ấm hay chăn mềm gì cả. Mỗi tối, trong lều lá mỏng manh, chúng tôi phải đốt lửa để sưởi ấm.
Một hôm, trong lúc chúng tôi đang làm việc, bỗng Toum xuất hiện. Trông hắn gầy xọm hẳn đi, nhưng vẫn khỏe mạnh như thường.
Hắn nói:
- Cám ơn các đồng chí đã đến thăm tôi trong lúc tôi ốm. Hôm nay tôi đem đến cho các đồng chí 1 tin vui và 1 tin buồn. Tôi kể tin vui trước: Cậu tôi nói cuộc điều tra của Angkar về tiền tích cách mạng của Chấn sắp có kết quả tốt. Vậy từ nay 2 người khỏi lo ngại gì nữa. Nhưng riêng về phần tôi, lại được 1 tin rất buồn: ngày mai tôi sẽ phải xa các bạn rồi. Có lẽ không bao giờ mong gặp lại...
- Bộ Toum bị đổi đi sao? Lan-Thi lo lắng hỏi.
- Phải. Tôi phải ra mặt trận.
- Mặt trận nào?
- Phía Đông Nam, sát biên giới Việt Nam. Các đồng chí biết chiến tranh đã bùng nổ từ hồi tháng 5, nhưng lần này đánh nhau với bọn Việt Nam, trên cả 3 mặt trận: vùng Đông Bắc gần Rattanakiri, vùng Đông Nam, khu “mỏ Vẹt” và phía Nam vùng Hà Tiên.
- Có phải là những đụng chạm nhỏ ở biên giới không? Tôi hỏi.
- Không. Lần này vô cùng nghiêm trọng. Chiến tranh thực sự giữa Việt Miên đã xảy ra, vì bọn Việt Minh đã không chịu trả lại những vùng đất mà trước kia chúng đã mượn làm căn cứ địa đánh vào miền Nam Việt Nam.
- Toum đã khỏi hẳn rồi hả? Lan-Thi hỏi.
- Phải, nhưng đây chẳng phải là lần đầu tiên. Trong thời chiến tranh trước, nhiều khi tôi đã phải đánh nhau giữa lúc đang lên cơn sốt đến 40 độ! Nhưng lần này tôi có linh-cảm chắc không sống sót được, vì tôi được trao phó một công tác cực kỳ nguy hiểm. Tôi phải tham gia đoàn quyết tử, thâm nhập hàng ngũ địch. Các đồng chí biết đánh nhau với bọn Việt-Nam không dễ ăn như đánh nhau với bọn lính Lon Nol đâu. Tụi nó kinh nghiệm chiến trường đầy mình. Bởi thế, tôi đến từ biệt các bạn.
- Tụi tôi sẽ nhớ Toum nhiều lắm. Lan-Thi ngậm ngùi nói. Toum đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, bây giờ chúng tôi chẳng còn trông cậy vào ai được.
- Các bạn cứ yên tâm. Tôi đã xin cậu tôi lo cho các bạn. Nếu có chuyện gì xảy ra cứ đến gặp ổng. Cậu tôi biết chúng ta là bạn từ lâu. Nhưng trước khi đi, tôi nhờ Chấn giữ dùm tôi cái gậy gỗ mun này. Nó là vật quý nhất đời tôi. Tôi không thể nào đem theo ra mặt trận được, sợ bị thất lạc. Nếu tôi may mắn sống sót trở về, tôi sẽ nhận nó lại. Nếu tôi chết, xin các bạn giữ nó như 1 kỷ vật của tôi. Mai mốt, khi các đồng chí đã được Angkar thừa nhận các đồng chí sẽ có dịp xử dụng nó như tôi đã xử dụng. Nó rất tiện dụng và hiệu nghiệm ghê gớm...
Tôi đáp lời Toum:
- Cám ơn đồng chí. Tôi sẽ cố gắng giữ gìn nó theo lời ủy thác của đồng chí và hy vọng một ngày không xa đồng chí sẽ trở về nhận lại nó. Trong trường hợp, chúng tôi phải dời đi nơi khác, tôi sẽ trao lại cho cậu đồng chí.
- Đừng! đừng đưa cho ổng. Ổng sẽ đem cho người khác mất. Đồng chí cứ giữ lấy. Nếu được trở về, tôi sẽ tìm ra đồng chí để nhận lại không khó khăn gì. Ngoài ra, tôi còn được biết tất cả dân trại này sẽ sắp phải di chuyển đi nơi khác. Dù vậy, cậu tôi có nói sẽ giữ các đồng chí ở lại để chờ kết quả tin tức của Angkar, nhưng theo luật không được lâu quá hơn 3 tháng. Đồng thời tôi cũng đã có lời gửi gắm chị em cô Phalla và Sophi cho cậu tôi, vì tôi biết 2 người đó là bạn thân của các đồng chí.
Lúc ấy trời đã quá trưa, Lan-Thi mời Toum cùng ăn cơm với chúng tôi. Sau khi ăn xong, tôi tiếp tục công việc, để Lan-Thi ngồi lại nói chuyện với Toum.
- Lan-Thi hãy nhìn thằng vào tôi đây nè. Toum nói. Tôi biết lần này tôi sẽ gặp nhiều bất hạnh ở chiến trường, chẳng phải vì chiến tranh mà chính vì tôi không bao giờ quên được Lan-Thi.
- Lan-Thi hiểu Toum. Nàng đáp và thở dài não nuột. Lan-Thi cũng sẽ không bao giờ quên được Toum. Vì Lan-Thi và Chấn đã nhờ ơn của Toum mà hãy còn sống đến ngày nay.
- Lan-Thi hãy cho tôi nụ hôn từ biệt được không?
Đôi má Lan-Thi đỏ bừng lên, nhưng nàng không nói gì. Toum bước đến bên nàng, kề sát mũi vào má nàng, cẩn thận hít một hơi dài như người ta hít mùi thơm của 1 đóa hoa hồng. Rồi hắn nói:
- Lan-Thi có mùi da thịt rất thơm, quyện lẫn với mùi thơm của lúa chín và hoa rừng. Mùi thơm thật tinh khiết, mặc dù đã từ mấy tháng nay rồi Lan-Thi không còn là 1 thiếu nữ đồng trinh nữa... Cám ơn Lan-Thi nhiều lắm và bây giờ thì tôi phải trở về trại để sửa soạn.
- Ngày mai, giờ nào thì Toum sẽ khởi hành? Tụi này có thể đến chào tạm biệt được không? Lan-thi hỏi.
- Còn gì vui sướng bằng! Cam-nhông sẽ đến đón tôi vào khoảng 10 giờ sáng, để đưa tới Kompong Chàm...
Sáng hôm sau, chúng tôi đến trại vào khoảng 9 giờ rưỡi. Trong khi chờ đợi xe đến đón, Toum đã đưa chúng tôi vào gặp cậu của hắn. Ông ta tiếp đón chúng tôi rất vui vẻ, thân mật. Khi chia tay, Toum bước lên xe, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi nhìn theo và tôi thấy Lan-Thi đã đưa tay áo lên chùi nước mắt.
Kể từ ngày đó, chúng tôi phải sống trong không khí vô cùng dè dặt. Tên Khờ-Me đỏ thay Toum là 1 tên sát nhân rất lạnh lùng. Hắn lầm lì dễ sợ. Chỉ 1 ngày sau hắn đã khám phá ra 2 người đội tên giả. Hai tội nhân khốn khổ liền bị trói giặt cánh khỉ bằng giây kẽm thật chặt, đến nổi đứt da, chảy máu ròng ròng. Tên Khờ-Me đỏ này dẫn 2 người ra phía bờ rừng sau trại, trên tay hắn cầm cây gậy ngắn bằng loại gỗ tầm thường, trong xấu xí hơn cây gậy của Toum rất xa. Vừa đi hắn vừa vung vẩy cây gậy như biểu diễn một điệu múa của tử thần.
Cây gậy của Toum để lại, tôi đem treo lên vách lều. Lan-Thi rất sợ nó và không bao giờ dám bén mảng đến gần chỗ đó. Đối với nàng nó không phải là 1 cây gậy bằng gỗ vô tri giác mà là 1 cái gì đã quyện rất nhiều oan hồn uổng tử. Theo người Căm-Bu-Chia tin tưởng thì những người đã bị chết cách đau đớn oan hồn của họ sẽ không sớm siêu thoát được mà cứ lẩn quẩn mãi ở chổ bị giết.
Một đêm, trong lúc tôi đang ngủ say, nàng đánh thức tôi dậy và thì thào bảo tôi hãy lắng tai. Tôi đáp:
- Chẳng nghe thấy gì cả!
Nàng thì thào:
- Bộ anh không nghe tiếng kêu khóc và thở dài rên rỉ ở chỗ cây gậy sao?
Lúc bấy giờ tôi mới chăm chú lóng tai nghe, quả nhiên thấy có những âm thanh kỳ lạ đến rợn người. Tôi vội ngồi dậy, thắp đèn lên và lại chỗ treo gậy, ghé tai sát vào nó, nhưng chẳng nghe thấy gì nữa. Tôi và Lan-Thi còn đang phân vân thì bỗng tên Khờ-Me đỏ trực gác đêm đã thò đầu vào hỏi chúng tôi làm gì mà thức khuya như vậy. Tôi giải thích lý do cho hắn nghe. Nó nói giọng cực kỳ tàn bạo:
- Có thể đó là những tiếng cú kêu hay là tiếng của các loại thú rừng ăn đêm. Cũng có thể còn là tiếng rên rỉ của những kẻ vừa bị đập đầu hồi chiều ở bìa rừng chưa chết hẳn. Các người phải tập quen với những thứ tiếng ấy chứ!
- Nhưng tôi chưa từng nghe những thứ tiếng ấy bao giờ, thưa đồng chí.
- Chỉ vì tại mấy người không để ý đó thôi. Bây giờ mấy người có cây gậy đó treo trong nhà rồi sinh ra liên tưởng.

TRÁI ĐẮNG CHẾT NGƯỜI.
Đến cuối tháng mười một, trời bỗng nổi cơn mưa dông dữ dội, sau nhiều tháng nắng ráo, khô cạn hết cả nước uống lẫn nước xài. Nhân dịp này chúng tôi rủ nhau vào rừng lấy nước suối.
Một hôm, giữa lúc chúng tôi đang làm việc, bỗng 2 chị em cô bé hàng xóm Phalla và Sophi, tay xách thùng chứa nước, từ trong rừng hốt hoảng chạy ra.
- Cái gì vậy? Lan-Thi hỏi.
- Anh chị đến coi... Có xác người chết nằm bên bờ suối trong rừng đó. Cả một gia đình. Chắc họ mới chết, xác còn tươi rói hè. Vào mà coi, đi chị.
Chúng tôi theo chân 2 chị em cô bé chạy vào rừng, cách bờ suối chừng hơn trăm thước đã thấy 6 xác người nằm co quắp với nhau trên mặt đất. Rõ ràng là 1 gia đình, gồm 2 vợ chồng và 4 đứa con nhỏ khoảng từ 3 đến 9 tuổi. Tất cả đều gầy ốm trơ xương. Trên tay người cha còn đang cầm một trái rừng chín đỏ, mà tôi không biết tên là gì, to như quả chanh. Loại trái này chín rụng đầy trên mặt đất dưới gốc cây. Tôi lật các tử thi lên coi, thấy không có dấu vết gì chứng tỏ họ đã bị bọn Khờ-Me đỏ hành quyết. Lan-Thi thấy thế, đưa ra đề nghị:
- Anh cũng nghĩ thế. Ta đâu làm gì khác hơn được. Tôi đáp.
Tên lính Khờ-Me đỏ được báo tin này chẳng tỏ ra mảy may động tâm hay vội vã. Hắn miễn cưỡng, uể oải theo chúng tôi đến chỗ các tử thi nằm. Hắn lấy chân hất xác 1 đứa bé đang nằm sấp cho lật ngược lên, rồi thản nhiên giải thích cho chúng tôi biết rằng đó chỉ là 1 vụ tự sát tập-thể của 1 gia đình. Chuyện này thường xảy ra luôn, chẳng có gì đáng bận tâm cả.
Cuối cùng hắn kết luận:
- Thôi mấy người đừng chộn rộn nữa. Tụi này chỉ là 1 gánh nặng cho xã hội thôi. Bọn chúng đã không muốn sống, thì cứ chết như thế cho đỡ mệt người khác.
- Nhưng, thưa đồng chí, có thể là 1 tai nạn rủi ro không? Tôi hỏi.
- Không. Chẳng có tai nạn rủi ro gì cả. Loại trái ấy rất đắng, khi chín có rất nhiều chất độc cực mạnh. Ai cũng biết. Nhìn mặt đứa nhỏ này coi. Rõ ràng nó đã bị cha mẹ nó nhét trái ấy vào mồm. Đây chẳng phải là lần thứ nhất tôi thấy cảnh này. Chuyện xảy ra như cơm bữa ở khắp các trại. Có gia đình thì cùng nhau treo cổ chết cả nhà. Nhưng bây giờ là mùa trái này chín nên có nhiều gia đình chọn cách ăn trái ấy để chết cho êm thắm hơn. Bọn này chắc cũng chỉ mới chết cách đây chừng hơn 1 tiếng đồng hồ thôi.
- Vậy chúng ta phải làm gì, chứ chẳng lẽ cứ để phơi mấy cái xác đó, thưa đồng chí? Lan-Thi hỏi.
- Chẳng cần phải làm gì hết. Chỉ vài hôm là bọn thú rừng đã dọn sạch trơn rồi. Vừa trả lời, tên Khờ-Me đỏ vừa quay gót trở ra.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM