Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:18:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tội ác của Khme đỏ???  (Đọc 234955 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 07:15:04 pm »

Xin chia sẻ chuyện buồn của gia đình với TQNam nhé. Mình không ngờ gia đình bạn lại là nạn nhân của tội ác diệt chủng
Cám ơn bác Thọ.
Gia đình tôi có nhiều duyên nợ với K lắm.
bác duyên nợ bằng em hông ? em là VK hồi hương nè Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 07:54:07 pm »

 Mới có vài chục năm sau thảm sát Ba chúc,Tân lập mà đã có người Việt lơ mơ không biết thật giả thế nào,trong khi đó nhân chứng sống còn đây.Vậy vài chục năm nữa thì sẽ ra luận điệu là bộ đội Vn chặt đầu dân Campuchia kê bếp.
 Tôi cũng có đọc qua cái "bãi" viết của một thằng cha nào đó ở trên mạng về thảm sát Ba chúc,đổ cho bộ đội.Mẹ,thằng cha này nó có còn tính người nữa đâu,nó ngậm c.. phun người không thấy ngượng,bệnh hoạn.Chỉ có những thằng bệnh hoạn mới có được những ý nghĩ thế thôi.Thằng cha này bản tính cũng như bọn khơ me đỏ thôi,mặc dù nó có thể là gốc Việt.
 Còn anh em ta đọc nhiều,nghe nhiều.Nên biết sàng lọc,suy nghĩ.
Khmer đỏ nó giết đồng bào của nó như ngóe thì làm sao nó có thể nhân đạo với người khác được.
 Cứ để ý xung quanh,thằng chồng vũ phu,thằng con bất hiếu với cha mẹ thì sẽ không bao giờ là bạn tốt với ai,không thể là người tốt trong xã hội được.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 10:11:00 pm »

bác duyên nợ bằng em hông em là VK hồi hương nè  Grin
Nhà người có đọc bài "Cáp duồn" của ta không mà còn nói câu nầy? Nếu đã đọc, nhà ngươi có biết nhà ta ở đâu chăng? Kha kha kha! Nếu là VK hồi hương, vậy nhà củ của nhà ngươi ở đâu, không chửng ta nhắm mắt lại và chỉ đường cho ngươi tìm về nhà củ được đó. Khe khe khe!
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 10:46:06 pm »

" Nhà người có đọc bài "Cáp duồn" của ta không mà còn nói câu nầy? Nếu đã đọc, nhà ngươi có biết nhà ta ở đâu chăng? Kha kha kha! Nếu là VK hồi hương, vậy nhà củ của nhà ngươi ở đâu, không chửng ta nhắm mắt lại và chỉ đường cho ngươi tìm về nhà củ được đó. Khe khe khe! "

Hừ ...hừ...hết " tam quốc chí " bi giờ đến " chưởng " Kim Dung
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
TrầnĐìnhHải
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 11:54:22 pm »

Tôi đã vào xem trang quanvn.com từ thuở đầu tạo lập. Tôi quan tâm đến các thông tin về QĐND Việt Nam nhiều nhất là giai đọan Chiến tranh chống xâm lược biên giới Tây Nam, bởi bản thân và cả gia đình 3 đời nhiều ít có duyên nợ với đất nước Chùa Tháp - Campuchia. Không định viết ý kiến gì trên trang quanvn.com cả, là kẻ hậu sinh nên chỉ mong được đọc nhiều biết nhiều về những hy sinh, mất mát của của quân dân Việt Nam trong lịch sử quan hệ với nước láng giềng nay thôi;  NHƯNG, khi vào đọc trang mục "Tội ác của Khme đỏ???" mà cảm thấy muốn sôi máu khi nghe thấy những phát biểu láo tóet về việc người Việt Nam giết người Việt Nam! Tôi không thù ghét những người Việt chống Cộng sản đang định cư ở Mỹ, thù Cộng sản là quyền của họ, nhưng họ không có quyền nói láo về mất mát thương đau của những người dân biên giới Tây Nam do bọn qủy khát máu Pôn Pốt gây ra.
Gia đình tôi là một trong rất nhiều nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào năm 1977. Mỗi khi đọc sách sử của Sư đòan 341, Sư đòan 5, hay Quân đòan 4 đến đọan viết về tội ác của quân Pôn Pốt đối với đồng bào ta trong đêm ngày 24-9-1977 ở xã Tân Lập là tim tôi lại thêm một lần đau đớn.
Gia đình tôi giống như hầu hết các gia đình dân cư ở xã Tân Lập vào năm 1977 có nguồn gốc là dân Việt kiều Campuchia, phần lớn trong số đó là công nhân làm việc cho Tập đòan IECC (tôi không chắc là chính xác không, nhưng má của tôi đọc là như vậy), là doanh nghiệp của Pháp đầu tư khai thác đồn điền cao su ở vùng Snoul-Chúp, họ vốn là dân được mộ phu cao su từ vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam từ những năm đầu 1940. Họ vốn đã từng bị chế độ Lon-Nol truy sát, giết chóc vào năm 1970, thì một lần nữa lại bị quân Pôn Pốt giết chóc vào đêm 24-9-1977.
Câu chuyện của gia đình tôi với tư cách là nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt là như thế này: tôi sinh vào ngày 25-8-1977, lúc này gia đình sống ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (khu tập thể của công chức ở Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh). Khi tôi được 1 tháng tuổi tức vào sáng ngày 24-9-1977 má bế tôi về thăm ông bà ngọai ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách cửa khẩu Xa-mát Việt Nam-Campuchia khỏang 3-4 km. Khỏang 5 giờ chiều ngày hôm đó, người cậu của tôi (Ngô Văn Thành) công tác ở  lược lượng công an vũ trang tỉnh (nay là Bộ đội biên phòng) có ghé nhà ông ngọai tôi rồi hỏi má tôi :"sẵn có xe của đơn vị em chở chị về thị xã luôn nhé?", khi đó người dựơng (Nguyễn Thanh Hóa, cũng là lính của công an vũ trang) mới xen vào: "lâu rồi chị mới lên chơi, ở đến mai rồi em đón xe cho chị về". Má tôi đồng ý sáng mai mới đón xe về. Vào khỏang 7-8 giờ tối, người dì em của má (Ngô Thị Sen) đi họp ở đội Thanh niên xung phong hớt hãi chạy vào nhà ông ngọai: "ba ơi! Mên (tức là Miên, hay Khmer) nó đang giết người đốt nhà  ở đầu xóm đó ba! chạy mau đi ba!". Má tôi kể mọi người trong nhà không tin, nghe yên tĩnh lắm mà, dì Sen nói là Mên nó đập đầu không à, có bắn súng đâu mà nghe được. Vậy là mọi người trong nhà (ông bà, dì Sen, dượng Hóa, má tôi và bế tôi nữa) rối rít tháo chạy, má bế tôi ngồi trên yên sau xe đạp để ông dượng đẩy đi, chúng tôi cùng một số dân trong xã thóat chết nhanh chân tháo chạy lên hướng đông  đến ngã tư Đồng-Pan (nay là thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) rồi chạy về hướng thị xã thêm 4 km dừng chân ở một nơi gọi là Tha La, trú ở những căn nhà do Thanh niên xung phong làm kinh tế bỏ lại, họ đang cùng các đơn vị bộ đội tiến ngược về hướng biên giới .... ông bà tôi, dì dượng, gia đình cậu Thành, cũng nhưng hầu hết người dân xã Tân Lập gốc Việt kiều chạy nạn đã về định cư ở Tha La cho tới ngày nay (năm 2008), hiện nay tên gọi chính thức là xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh.
Gia đình bên ngọai tôi có đến gần ba chục người của 3 thế hệ; một nửa số đó sinh ra ở Snoul-Chúp, Kampongcham; còn lại sinh ra ở ViệtNam, trải qua đủ lọai giặc giã trong khỏang 20 năm: diệt chủng LonNol, quân ngụy Sài Gòn xâm nhập vào Campuchia, bom B-52, trực thăng vũ trang truy đuổi, biệt kích Mỹ, biệt kích Sài Gòn, cuối cùng là diệt chủng Pôn Pốt, tham gia chiến đấu ở các đơn vị khác nhau vậy mà trong không sứt mẻ một ai cả! Tôi cũng có được cái may mắn đó trong đêm 24-9-1977!. Một người hàng xóm với nhà ông ngọai mà tôi gọi là chú Thành không có cái may mắn đó, chạy về tới Tha La với 1 đứa con gái bế trên tay là tất cả những gì chú Thành còn lại; trong đêm 24-9 đó chú Thành trốn trong bụi mía để chứng kiến cảnh lính Pôn Pốt lần lượt gọi vợ chú, các con bé nhỏ của chú dưới hầm lên và chúng giết từng người một ngay trên miệng hầm ngay trước mặt của chú; gọi mãi không thấy ai lên nữa nên chúng bỏ đi, chú Thành chạy đến miệng hầm gọi tên đứa con gái út còn sót lại đang khiếp hãi đến câm lặng trước những gì nó chứng kiến vậy là 2 cha con sống sót chạy theo đòan người về đến Tha La, sau này chú Thành làm nghề hàn xì gió đá, lập gia đình mới sinh thêm 3 đứa con, đến đầu năm 1990 trúng vé số về sống ở Hóc Môn kinh doanh nghề xe tải vận chuyển đất đá gì đó. Là một nạn nhân may mắn thóat chết vậy hôm nay tôi phải viết ra để lịch sử được tôn trọng; tội ác của Pôn Pốt đối với bà con người Việt ta nơi biên giới Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh được biết đến; sự hy sinh của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ biên giới giai đọan này được trân trọng; những kẻ nói láo về lịch sử phải ngậm miệng.

Cuối cùng, tôi xin gởi đến những ai có quan tâm đến lịch sử chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam nước ta những năm cuối 1970 một số thông tin mà tôi góp nhặt được đó là: sau này khi  có cơ hội gặp một số vị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh (ông Hai Mai, Phó CT UBND tỉnh, khối văn xã; ông Đặng Văn Thượng, chính ủy Sư 9 thời kì 1966-67, CT UBND tỉnh TN 1980-1985, Bí thư tỉnh ủy TN 1985-1990, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 1990-2000), tôi luôn đặt câu hỏi rằng tại sao dù biệt rõ ràng rằng bấy giờ tập đòan Pôn Pốt-IengSari đã đang tiến hành diệt chủng dân Khmer trong nước, kêu gào chiến tranh xâm lược Việt Nam, liên tục tiến hành lấn chiến, nổ súng vào thường dân Việt Nam trên đất Việt Nam, vậy thì tại sao các vị lãnh đạo lại không bố trí một lực lượng quân sự đủ mạnh trên tuyến biên giới để ngăn chặn ngay trong trứng nước các họat động xâm nhập, cướp và giết của quân Pôn Pốt đối với thường dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Câu trả lời đều giống nhau là: chúng ta không ngờ là Pôn Pốt sẽ dám làm như vậy!
Nghe vậy làm tôi cảm thấy ấm ức lắm, tới tận bây giờ. Xin các vị lãnh đạo đừng bao giờ lãnh đạo và bảo vệ người dân của mình bằng 2 chữ: "không ngờ" nữa, nếu không sẽ còn nhiều người dân phải chết oan uổng lắm.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 11:13:12 am gửi bởi TrầnĐìnhHải » Logged
doi_bui
Thành viên
*
Bài viết: 150



« Trả lời #15 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 08:10:10 am »

Tôi đã vào xem trang quanvn.com từ thuở đầu tạo lập. Tôi quan tâm đến các thông tin về QĐND Việt Nam nhiều nhất là giai đọan Chiến tranh chống xâm lược biên giới Tây Nam, bởi bản thân và cả gia đình 3 đời nhiều ít có duyên nợ với đất nước Chùa Tháp - Campuchia. Không định viết ý kiến gì trên trang quanvn.com cả, là kẻ hậu sinh nên chỉ mong được đọc nhiều biết nhiều về những hy sinh, mất mát của của quân dân Việt Nam trong lịch sử quan hệ với nước láng giềng nay thôi;  NHƯNG, khi vào đọc trang mục "Tội ác của Khme đỏ???" mà cảm thấy muốn sôi máu khi nghe thấy những phát biểu láo tóet về việc người Việt Nam giết người Việt Nam! Tôi không thù ghét những người Việt chống Cộng sản đang định cư ở Mỹ, thù Cộng sản là quyền của họ, nhưng họ không có quyền nói láo về mất mát thương đau của những người dân biên giới Tây Nam do bọn qủy khát máu Pôn Pốt gây ra.
Gia đình tôi là một trong rất nhiều nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào năm 1977. Mỗi khi đọc sách sử của Sư đòan 341, Sư đòan 5, hay Quân đòan 4 đến đọan viết về tội ác của quân Pôn Pốt đối với đồng bào ta trong đêm ngày 24-9-1977 ở xã Tân Lập là tim tôi lại thêm một lần đau đớn.
Gia đình tôi giống như hầu hết các gia đình dân cư ở xã Tân Lập vào năm 1977 có nguồn gốc là dân Việt kiều Campuchia, phần lớn trong số đó là công nhân làm việc cho Tập đòan IECC (tôi không chắc là chính xác không, nhưng má của tôi đọc là như vậy), là doanh nghiệp của Pháp đầu tư khai thác đồn điền cao su ở vùng Snoul-Chúp, họ vốn là dân được mộ phu cao su từ vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam từ những năm đầu 1940. Họ vốn đã từng bị chế độ Lon-Nol truy sát, giết chóc vào năm 1970, thì một lần nữa lại bị quân Pôn Pốt giết chóc vào đêm 24-9-1977.
Câu chuyện của gia đình tôi với tư cách là nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt là như thế này: tôi sinh vào ngày 25-8-1977, lúc này gia đình sống ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (khu tập thể của công chức ở Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh). Khi tôi được 1 tháng tuổi tức vào sáng ngày 24-9-1977 má bế tôi về thăm ông bà ngọai ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách cửa khẩu Xa-mát Việt Nam-Campuchia khỏang 3-4 km. Khỏang 5 giờ chiều ngày hôm đó, người cậu của tôi (Ngô Văn Thành) công tác ở  lược lượng công an vũ trang tỉnh (nay là Bộ đội biên phòng) có ghé nhà ông ngọai tôi rồi hỏi má tôi :"sẵn có xe của đơn vị em chở chị về thị xã luôn nhé?", khi đó người dựơng (Nguyễn Thanh Hóa, cũng là lính của công an vũ trang) mới xen vào: "lâu rồi chị mới lên chơi, ở đến mai rồi em đón xe cho chị về". Má tôi đồng ý sáng mai mới đón xe về. Vào khỏang 7-8 giờ tối, người dì em của má (Ngô Thị Sen) đi họp ở đội Thanh niên xung phong hớt hãi chạy vào nhà ông ngọai: "ba ơi! Mên (tức là Miên, hay Khmer) nó đang giết người đốt nhà  ở đầu xóm đó ba! chạy mau đi ba!". Má tôi kể mọi người trong nhà không tin, nghe yên tĩnh lắm mà, dì Sen nói là Mên nó đập đầu không à, có bắn súng đâu mà nghe được. Vậy là mọi người trong nhà (ông bà, dì Sen, dượng Hóa, má tôi và bế tôi nữa) rối rít tháo chạy, má bế tôi ngồi trên yên sau xe đạp để ông dượng đẩy đi, chúng tôi cùng một số dân trong xã thóat chết nhanh chân tháo chạy lên hướng đông  đến ngã tư Đồng-Pan (nay là thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) rồi chạy về hướng thị xã thêm 4 km dừng chân ở một nơi gọi là Tha La, trú ở những căn nhà do Thanh niên xung phong làm kinh tế bỏ lại, họ đang cùng các đơn vị bộ đội tiến ngược về hướng biên giới .... ông bà tôi, dì dượng, gia đình cậu Thành, cũng nhưng hầu hết người dân xã Tân Lập gốc Việt kiều chạy nạn đã về định cư ở Tha La cho tới ngày nay (năm 2008), hiện nay tên gọi chính thức là xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh.
Gia đình bên ngọai tôi có đến gần ba chục người của 3 thế hệ; một nửa số đó sinh ra ở Snoul-Chúp, Kampongcham; còn lại sinh ra ở ViệtNam, trải qua đủ lọai giặc giã trong khỏang 20 năm: diệt chủng LonNol, quân ngụy Sài Gòn xâm nhập vào Campuchia, bom B-52, trực thăng vũ trang truy đuổi, biệt kích Mỹ, biệt kích Sài Gòn, cuối cùng là diệt chủng Pôn Pốt, tham gia chiến đấu ở các đơn vị khác nhau vậy mà trong không sứt mẻ một ai cả! Tôi cũng có được cái may mắn đó trong đêm 24-9-1977!. Một người hàng xóm với nhà ông ngọai mà tôi gọi là chú Thành không có cái may mắn đó, chạy về tới Tha La với 1 đứa con gái bế trên tay là tất cả những gì chú Thành còn lại; trong đêm 24-7 đó chú Thành trốn trong bụi mía để chứng kiến cảnh lính Pôn Pốt lần lượt gọi vợ chú, các con bé nhỏ của chú dưới hầm lên và chúng giết từng người một ngay trên miệng hầm ngay trước mặt của chú; gọi mãi không thấy ai lên nữa nên chúng bỏ đi, chú Thành chạy đến miệng hầm gọi tên đứa con gái út còn sót lại đang khiếp hãi đến câm lặng trước những gì nó chứng kiến vậy là 2 cha con sống sót chạy theo đòan người về đến Tha La, sau này chú Thành làm nghề hàn xì gió đá, lập gia đình mới sinh thêm 3 đứa con, đến đầu năm 1990 trúng vé số về sống ở Hóc Môn kinh doanh nghề xe tải vận chuyển đất đá gì đó. Là một nạn nhân may mắn thóat chết vậy hôm nay tôi phải viết ra để lịch sử được tôn trọng; tội ác của Pôn Pốt đối với bà con người Việt ta nơi biên giới Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh được biết đến; sự hy sinh của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ biên giới giai đọan này được trân trọng; những kẻ nói láo về lịch sử phải ngậm miệng.

Cuối cùng, tôi xin gởi đến những ai có quan tâm đến lịch sử chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam nước ta những năm cuối 1970 một số thông tin mà tôi góp nhặt được đó là: sau này khi  có cơ hội gặp một số vị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh (ông Hai Mai, Phó CT UBND tỉnh, khối văn xã; ông Đặng Văn Thượng, chính ủy Sư 9 thời kì 1966-67, CT UBND tỉnh TN 1980-1985, Bí thư tỉnh ủy TN 1985-1990, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 1990-2000), tôi luôn đặt câu hỏi rằng tại sao dù biệt rõ ràng rằng bấy giờ tập đòan Pôn Pốt-IengSari đã đang tiến hành diệt chủng dân Khmer trong nước, kêu gào chiến tranh xâm lược Việt Nam, liên tục tiến hành lấn chiến, nổ súng vào thường dân Việt Nam trên đất Việt Nam, vậy thì tại sao các vị lãnh đạo lại không bố trí một lực lượng quân sự đủ mạnh trên tuyến biên giới để ngăn chặn ngay trong trứng nước các họat động xâm nhập, cướp và giết của quân Pôn Pốt đối với thường dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Câu trả lời đều giống nhau là: chúng ta không ngờ là Pôn Pốt sẽ dám làm như vậy!
Nghe vậy làm tôi cảm thấy ấm ức lắm, tới tận bây giờ. Xin các vị lãnh đạo đừng bao giờ lãnh đạo và bảo vệ người dân của mình bằng 2 chữ: "không ngờ" nữa, nếu không sẽ còn nhiều người dân phải chết oan uổng lắm.


Đọc bài của bạn này mình thấy rùng rợn quá, cảm ơn bạn đã cho mình thấy tội ác của bọn Pốt. Thật không ngờ, trẻ con chũng nó cũng không tha.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 08:23:17 am »

Gửi bạn Trần Đình Hải,

Xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn.
Gia đình bạn từng sống trong đồn điền Chúp, đây là khu vực tôi đã đến và luồn trong các lô cao su không ít lần. Nói thật, khi vào đó tôi thấy buồn lắm vì tôi biết trước kia có rất nhiều người Việt làm phu cao su từ thời Pháp. Ôi những cảnh tượng thật đau lòng! Trước mắt tôi là cảnh thê lương của những hình ảnh thê lương trong các trang viết về đời phu cao su. Thật khó tả lại, những ai chưa đến thì cứ hình dung những thước phim về đời sống của các nô lệ hiện đại tai châu Phi, Mỹ La tinh: người không còn là người nữa. Những căn nhà rách nát, ẩm thấp, u tối. Gia đình chủ nhân thì sinh hoạt dưới dưới mức tối thiểu. Con trẻ như thú hoang vì dơ bẩn, rách mướp. Vào đó, tôi như quay lại một thế giới của nhiều thế kỹ trước. Và tôi tự hỏi đã có bao nhiêu sinh linh Việt bị lùa, bị ép hay bị lưu lạc rồi chết tại đây?
Lần đầu tiên tôi đến biên giới Xa Mát là vào một buổi chiều, khoảng 4g30'. Cái nắng gây gắt như muốn lột da người. Đoàn xe chúng tôi chạy từ từ vì đường quá xáu nên tôi nhìn thậy rỏ những gì còn lại 2 bên đường. Tôi đã chảy nước mắt và đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bời những gì đã thấy. Những khu vườn xơ xác với những thân cây cháy xém. Những mái nhà xụp đổ. Những khoảnh vườn sân trước với 5-7 ngôi mộ. 5g chiều, mặt trời ráng đỏ trên một vùng đất chết. Cái mặt trời to, đỏ lự chếch phía chân trời thường thấy trong các bức ảnh nghệ thuật khí đó với tôi là cả một sự mỉa mai. Đẹp sao được nơi đất chết, những cái chết tất tưởi, chết oan uổn, chết cả gia đình. Tôi rất muốn làm một chuyến đi vế nơi đó để thăm lại cảnh củ để tưởng niệm những oan hồn, để nhới lại một thời trai trẻ. Tôii sẽ đón xe đi từng chặng một từ TP đến Tây Ninh, từ Tây Ninh đến Tân Biên, từ Tân Biên đến chợ Xa Mát rồi lội bộ tiếp lên đồn biên phòng. Tiếc là vẫn chưa thu xếp được. Nếu được, xin bạn thấp dùm tôi nén nhan đến tất cả những người quá cố.

Cái sự đời đôi khi khó nói, khó hiểu. Tôi cũng thắc mắc như bạn. Nếu những năm 1977-1978 ta tích cực phòng vệ hơn thì sao nhỉ?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 08:37:04 am »

@haanh, tui có vài chục tấm hình về việt kiều K năm 70, nhưng đưa lên đây e rùng rợn quá, bác cho cái meo đi nha!
Logged
TrầnĐìnhHải
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 12:26:07 pm »

Xin được gọi các CCB trong Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là chú, bác, xưng là cháu nhé!  Grin, vì khi các chú cầm súng tiến vào chiến trường Campuchia thì cháu còn đang học ở Trường mẫu giáo thực hành trên đường 30/4 ở thị xã Tây Ninh  Cheesy, đến năm 1983 mới tốt nghiệp Grin.
Gửi bạn Trần Đình Hải,
Xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn.
Gia đình bạn từng sống trong đồn điền Chúp, đây là khu vực tôi đã đến và luồn trong các lô cao su không ít lần. Nói thật, khi vào đó tôi thấy buồn lắm vì tôi biết trước kia có rất nhiều người Việt làm phu cao su từ thời Pháp. Ôi những cảnh tượng thật đau lòng! Trước mắt tôi là cảnh thê lương của những hình ảnh thê lương trong các trang viết về đời phu cao su. Thật khó tả lại, những ai chưa đến thì cứ hình dung những thước phim về đời sống của các nô lệ hiện đại tai châu Phi, Mỹ La tinh: người không còn là người nữa. Những căn nhà rách nát, ẩm thấp, u tối. Gia đình chủ nhân thì sinh hoạt dưới dưới mức tối thiểu. Con trẻ như thú hoang vì dơ bẩn, rách mướp. Vào đó, tôi như quay lại một thế giới của nhiều thế kỹ trước. Và tôi tự hỏi đã có bao nhiêu sinh linh Việt bị lùa, bị ép hay bị lưu lạc rồi chết tại đây?

Đã vào quansuvn.com thì phải nói sự thật. Qua lời kể của ông bà ngọai, má tôi, bác tôi (Ngô Văn Bính, cựu binh của Phòng quân báo QK 7, Bộ tư lênh QK 7 từ năm 1970, nay là Phó GĐ Công ty CP bến xe Miền Tây, TP. HCM) thì đời sống Việt kiều ở Campuchia vùng Snoul-Chúp có nhiều giai đọan mang sắc thái trái ngược nhau:
1, Trước năm 1954 (trước khi chiến thắng Điện Biên Phủ), vùng cao su Chúp có tính chất trồng mới chưa khai thác nhiều, người công nhân vốn được mộ phu từ Đồng bằng sông Hồng có đời sống lao động rất vất vả,  mạng người bị chủ Tây coi rẻ hơn cây cao su, sách báo tư liệu lịch sử nói nhiều, tôi xin không nhắc lại.   
2, Sau 1954, nhất là giai đọan 1960-1970, đời sống người công nhân Việt kiều là "rất tốt" theo lời người thân của tôi nhận xét. Ví dụ: mỗi gia đình công nhân có bao nhiêu con trẻ đều được chủ Tây trợ cấp gạo nuôi đến 18 tuổi thì thôi, bệnh viện miễn phí, chợ, chớp bóng (Xinê) đầy đủ... đời sống hòa bình, thật khác hẳn với những gì đang xảy ra ở Việt Nam cùng thời điểm bấy giờ. Có lẽ đó là kết qủa của phong trào đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc đã đang diễn ra khốc liệt ở Việt Nam; nếu chủ Tây mà cứ tiếp tục bóc lột giống như thời kỳ 1940-50 thì công nhân Việt Nam sẽ sớm theo Việt Cộng làm cách mạng rồi.
3, Sau Tết nguyên đán 1970, Lon Nol đảo chính Sihanouk, B-52 bắt đầu ném bom nhà máy nước, nhà máy chà lúa của đồn điền Chúp ... các làng công nhân Việt kiều bắt đầu rơi vào thảm cảnh, má tôi kể 2 mẹ người hàng xóm bị bom cháy na-pan đốt cháy đen như than. Có 1 bộ phận nhỏ Việt kiều hồi hương theo sự trợ giúp của chính quyền Sài Gòn (theo tôi biết, hiện nay họ định cư ở Củ Chi gần cầu vượt Củ Chi trên quốc lộ 22 thì phải; 1 số định cư ở huyện Châu Thành, Tây Ninh; 1 số về ở Bảo Lộc, Lâm Đồng; còn ở đâu nữa thì không biết Shocked); phần lớn Việt kiều ở lại đã lựa chọn theo Việt Cộng, cũng dễ hiểu thôi vì chỉ có Việt Cộng (hình như là một bộ phận của Sư 9, Sư 5, Sư 7) mới đánh thắng quân Lon Nol cứu dân; trái lại Quân VNCH là quân đồng minh của quân Lon Nol mà. Thực tế cho thấy nếu dân Việt kiều chạy về phía Đông vào vùng Chúp là có cơ may an tòan, còn chạy về phía Nam Vang là rất dễ bị giết bởi quân Lon Nol. Ngòai ra, do Việt kiều công nhân ở Chúp vốn là dân gốc Bắc nên thế hệ 1 (sau 30 năm tha hương cầu thực) có quan hệ tiếp xúc mật thiết với bộ đội miền Bắc đồng hương là tất yếu (Chúp nằm trong tuyến huyết mạch của chi viện miền Nam trước khi vào Lộc Ninh, Bình Phước). Có khỏang 20.000 thanh niên Việt Kiều thóat ly theo Việt Cộng (nguồn: Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Việt kiều Campuchia yêu nước TP. HCM).
4, Giai đọan 1970-1975 Việt kiều Chúp di chuyển dần về Việt Nam thuộc vùng Tây Ninh, Bình Phước.... sau 1975 Pôn Pốt lên cầm quyền thì tội ác của chúng ở Campuchia nói chung và ở Snoul-Chúp nói riêng cũng như ở biên giới Việt Nam thì mọi người biết rồi, không cần kể nữa.


« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2008, 08:57:38 pm gửi bởi TrầnĐìnhHải » Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2008, 02:42:33 pm »

Đọc bài viết của bạn Trần đình Hải mới thấy rõ sự tàn bạo của Polpot. Phải nói rằng, trong thời gian tui tại ngũ, cũng chỉ được nghe cán bộ chính trị đến nói chuyện về tội ác của Pot, chứ chưa được một lần nghe từ nhân chứng sống như bạn. Dã man và thâm độc quá....
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM