Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:00:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tội ác của Khme đỏ???  (Đọc 235347 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #130 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 03:52:53 pm »

 Bộ phim nầy đến 5 tập , còn ba tập nữa . Anh em mình hoan hô trước và đề nghị Yta 262 dịch tiếp cho anh em xem , từ tập thứ ba nầy trơ đi gần như là độc thoại của nhà vua Si Ha Núc . Yta1 cứ dịch hết từng tập một đi , rồi anh em mình sẽ phân tích sau .
 Còn vào khoảng tháng 7 tháng 8 năm 1979 , hàng vạn người tỵ nạn Kam Pu Chia từ bên kia biên giới bị Thái Lan lùa về qua bải mìn ở khu vực tỉnh Pret vi Hia khu vực QuÂN kHU 5 truy quét . Họ đã được bộ đội QK5 cứu sống , băng bó đưa về đường nhựa 12 (nay là 64) để về Kam Pong Thom rồi sau đó về quê quán ở các tỉnh khác , lớp thì gồng gánh , lớp thì cán những người bị thương , đi thành từng đoàn kéo dài cã tháng trời qua nơi tạm dừng quân của F317 dọc theo đường 12 , được anh em mình giúp đở gạo thóc , thay băng cho để đi tiếp . Anh em QK5 đâu hết rồi không thấy lên tiếng kìa .
  Khi rút chạy lính Pốt thực hiện vườn không nhà trống , phá sạch và đốt sạch , không còn một cái gì cã . Kho lúa bị đốt sạch , nhà hai bên đường cũng bị đốt hoặc phá tan hoan . Chúng lùa dân theo chúng . Khi ta giải phóng đến đâu thì dân theo ta về đến đấy và cũng chỉ còn hai bàn tay trắng . Đói khác chỉ là bước đầu bộ đội VN và nhân dân chia sẽ với nhau . Nhà nước VN hết sức sáng suốt khi chở lúa giống từ VN qua để cấp phát kịp thời cho dân K , nhờ vậy mà chỉ trong cuối năm họ đã tự xóa được nạn đói . Nếu VN không quan tâm đến sự sống còn của nhân Dân K thì có ai nghĩ ra việc nầy không . Nếu VN muốn xâm lược Kam pu chia thì VN đã để cho dân chết đói luôn , đâu cần chở lúa giống qua làm gì , trong lúc VN ăn cũng chưa no mà còn phải tập trung lúa để trả nợ cho TQ vào những năm 76-77-78 , TQ đòi nợ trước khi đánh VN .
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2010, 03:58:08 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #131 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 09:13:02 pm »

Các bác chuẩn bị nhiều đá vào, vua Sihanouk bắt đầu có nhiều lời nói nặng ký về VN vì ông ta là chủ tịch liên minh 3 phái mà. Lần này yta không cắt câu nào hết, coi các bạn có ý kiến gì Grin.

Nguồn http://www.youtube.com/watch?v=mU6VC99gEgc

Cuộc Tổng tiến công vào Campuchia của Việt Nam - Tập 3

1. Cảnh trại tỵ nạn: Mặc dù nạn bạo hành vẫn tiếp diễn, trại tỵ nạn ở biên giới vẫn cần thiết vì dân chúng đã có chỗ để giải quyết nạn đói. Hội cứu trợ quốc tế Lions cũng đã có thể gởi qua ngã VN, nhưng cứu trợ trực tiếp ngay nơi bị khủng hoảng dọc biên giới Thái đã chứng minh là rất hữu hiệu. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn cho người tỵ nạn, trại cũng tạo một "nhịp cầu" cung cấp gạo và các thứ khác cho nội địa K.

2. Cảnh đường mòn buôn bán trong rừng: VN không cho phép sử dụng xe cộ và tàu lửa, cho nên tất cả dựa vào xe bò, xe đạp và đôi chân của dân K. Tới khoảng trăm ngàn con buôn trên đường mòn tiếp tế, hành trình đi và về ngang biên giới có thể kéo dài 2 tuần lễ cho mỗi một phía của lộ trình, có nhiều người dùng con đường qua 1 nước thứ ba thì còn lâu hơn nữa. Trong 1 năm có cả 150 ngàn tấn gạo đã đi qua "nhịp cầu" này, ngoài gạo ra còn có hàng lậu khác như thuốc lá, vải màu, dây câu, thuốc men, băng nhạc. Hầu như không có hàng Thái nào mà không được mua để đưa qua biên giới.

3. Cảnh xe chạy có em bé kiểm soát và que chọc: Khi các con đường mòn này hợp lại thì có 1 trạm kiểm soát trước khi đưa vào thị trường các khu dân cư. Bộ đội VN không chính thức cho phép cứu trợ hay buôn bán qua ngã biên giới cho nên thỉnh thoảng họ chận lại bằng cách cắt các đường mòn và tấn công trại tỵ nạn dọc biên giới, nhưng nói chung họ cũng làm ngơ vì đó là con đường sinh tồn cho Kampuchia và rồi nó đi thấu tới VN.

4. Cảnh chợ đang xây bỏ dở: Mỉa mai thay, nước Kampuchia đã trở về tư bản chủ nghĩa trên diện rộng. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của kinh tế, cái sức lực sinh lợi duy nhất là trục lợi, nếu đem so sánh lợi nhuận chợ đen thì rất ít người muốn làm việc ở đồng ruộng hay công việc của chính phủ. Kampuchia không có gì để xuất cảng lấy ngoại tệ, họ chỉ có vàng là dùng để trao đổi mua hàng hóa qua biên giới. Đây là một gia đình làm vàng khi chiến tranh đến tàn phá và đã từng là tay chân Pôn Pốt.

5. Phỏng vấn ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: phóng viên hỏi: Chiến dịch quân sự lật đổ Pôn Pốt thực hiện trong 2 tuần lễ, nhưng nạn đói xảy ra sau đó trong 2 năm, tại sao vậy? Ngoại trưởng NCThạch trả lời: Thực phẩm? Tôi muốn nói là VN Lào Kampuchia đã bị chiến tranh tàn phá, vậy thì khi các nước Châu Âu bị thả bom trong vòng 5 năm, còn chiến tranh ở VN Lào K. bị bom gấp đôi chiến tranh thế giới thứ 2. Nếu các nước châu Âu cần 5 năm tái thiết đất nước thì chúng tôi phải cần ít nhất 30 năm! Hoặc hơn nữa vì chúng tôi bị đánh bom hơn nơi nào khác trong thế giới thứ 2. Phóng viên: Và còn chuyện khủng hoảng, khủng hoảng ấy, kéo dài trong 2 năm, tại sao lại không được đối phó ngay? Ngoại trưởng NCThạch trả lời: Tôi thiển nghĩ nếu chúng tôi không giúp thì họ đã không tồn tại rồi. Vào năm 1979, họ gần như chết đói ngay từ khi chế độ Pôn Pốt cầm quyền từ 1975 kia. Và các nước XHCN đã đến giúp, và các nước khác trên thế giới, các nước Châu Âu. Kampuchiakhông thể tự cứu sống họ!

6. Alan Dowson: Không cần phải hỏi ai cũng biết bộ đội VN cần phải ở K. trong 1 thời gian cần thiết nào đó để chận không cho Pôn Pốt thay thế, VN rút quân thì chính phủ Heng Somrin sẽ sụp đổ, nhưng tôi nghĩ câu hỏi đòi VN rút quân hoàn toàn ngay không thể đặt ra một cách đơn giản vậy. Khi nghiên cứu lịch sử VN đối với Kampuchia trong vòng 700 năm trở lại đây, những người chinh phục VN luôn đưa dân đến lập nghiệp trước rồi quân đội đến sau. Lần này thì ngược lại, quân đội đã đến trước, xâm chiếm Kampuchia, và lần lần đô hộ và người Việt đến sinh sống làm việc khắp Đông Dương. Công dân Đông Dương nhưng có nguồn gốc Việt!

7. Cảnh múa rối đường phố K: lời của vua Sihanouk: "Cách tiếp cận của Heng Somrin rất là khốn khổ, vì Heng Somrin là chính phủ bù nhìn. Người K. đang đánh mất bản sắc riêng và mất độc lập. Bây giờ Việt Nam đang cố ép buộc người K. theo lối sống Việt, theo kiểu XHCN của Việt Nam và Liên Xô v.v... Người K. không thể thấy vui vì chuyện này. Và càng ngày càng nhiều người VN đến lập nghiệp, nhân dân K. trở thành nô lệ cho Mátxcơva, cho Hà Nội. Số phận của Kampuchia sẽ như miền Nam VN, mà miền Nam VN trước đây chính là miền Nam Kampuchia!"

8. Cảnh bộ đội VN ở Angkor: Khi quân đội mới tới đây, trước tiên họ giải phóng K. một cách rất đáng khen, họ cho phép tự do đi lại, cho phép thờ cúng theo Phật giáo, và cho phép cả chợ đen, họ áp dụng phần nào chủ nghĩa cộng sản của họ lên trên cái nền cai trị còn sót lại của Pôn Pốt. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Khi nạn đói ở K. bị đẩy lùi thì thế giới lại mất chú tâm đến vấn đề Kampuchia. Trong khi đó bộ đội VN vẫn ở lại chiếm đóng, càng ở lại họ càng gây thêm căm phẩn, họ đã bắt lính, giam tù chính trị và bí mật bắt bớ và tra tấn. Không phải vô lý mà sự phản kháng đã tăng lên.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2010, 01:30:31 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #132 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 12:46:17 am »

 Anh em cố gắng nhớ lại xem có phải cảnh múa rối đó diển ra tại một lễ hội rất lớn ở đền Ăng Ko Wat không . Đoạn ngay cửa trường học gần ngã ba từ Ăng ko wat đi sân bay SR ,gần cuối năm 80.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #133 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 08:27:38 pm »

Để mình chép tiểu sử của nhà vua Si Ha Núc từ nguồn wikiepia qua cho các bác tham khảo thêm nhé :

 Norodom Sihanouk (phát âm như "Nô-rô-đôm Xi-ha-núc"; sinh 31 tháng 10, 1922) là cựu quốc vương, và hiện nay là Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia.
Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm 2004). Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossamak. Sihanouk đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần cuối làm vua (trị vì nhưng không cai trị). Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi bị Lon Nol phế truất ngôi).
Mục lục
[ẩn]
•   1 Thời niên thiếu
•   2 Thời kỳ trị vì
•   3 Bị phế truất
•   4 Lần trị vì cuối cùng
•   5 Liên kết ngoài

[sửa] Thời niên thiếu
Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, học trung học tại Sài Gòn tại trường Lycée Chasseloup Laubat (nay là Trường Lê Quý Đôn, TP. HCM) cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của Sihanouk) băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.
[sửa] Thời kỳ trị vì
Sau 1945 đến cuối thập kỷ 1950, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước. Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho bố mình, giữ chức thủ tướng vài tháng. Sau khi bố ông mất năm 1960, ông lại được bầu làm chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị hoàng thân. Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, Sihanouk chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ và tán thành chính sách Bên thứ 3. Vào mùa xuân 1965, ông đã thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ Việt Nam ở phía Đông của Campuchia để cho phép viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam thông qua các cảng Campuchia. Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao. Ông cũng nhiều lần lên tiếng rằng chiến thắng của phe cộng sản ở Đông Nam Á là không thể tránh khỏi và cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người thi đua. Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã ra sức đàn áp chính trị loại bỏ nhiều phe phái chính trị chính ở Campuchia. Chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Cách mạng văn hóa. Việc đàn áp chính trị và các vấn đề đối với Trung Quốc làm cho thái độ cân bằng các bên để giữ thế trung lập khó duy trì được. Ông đã loại bỏ phe cánh tả, cho phép Việt Nam thiết lập các căn cứ trong lãnh thổ Campuchia đặt kỳ vọng vào thiện chí của Trung Quốc.
[sửa] Bị phế truất
Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia.
[sửa] Lần trị vì cuối cùng
Các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã đòng ý ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranarit làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "trị vì nhưng không cai trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều lần. Thú tiêu khiển của Sihanouk: sáng tác âm nhạc bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng Khmer, tiếng Pháp và tiếng Anh), đạo diễn nhiều bộ phim và chỉ huy dàn nhạc. Ông có website riêng. Tháng 1 năm 2004, ông tự chuyển sang sống lưu vong tại Bình Nhưỡng, sau đó là Bắc Kinh, lấy lý do sức khỏe kém, ông tuyên bố thoái vị ngày 7 tháng 10 năm 2004. . Hiến pháp Campuchia không cho phép tự thoái vị. Chea Sim, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Norodom Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk - lên làm quốc vương mới.





















Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #134 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2010, 10:01:55 pm »

Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ

Nguồn chép trên Wiki này sơ sài và chưa chính xác lắm!
Theo " hồi ký Shihanouk " ( có trên mục Tài liệu nước ngoài- QSVN ) thì Shihanouk bị PonPot ép từ chức và bị giam lỏng đến ngày 6/1/1979 thì PonPot theo chỉ đạo của Bắc kinh cử ông ta làm đại diện Kampuchia dân chủ đi họp tại LHQ để tố cáo " VN xâm lược KPC ", chi tiết ông ta trốn khỏi sự kiểm soát của Khmer đỏ xin tị nạn tại Mỹ rồi Pháp, cuối cùng TQ lôi kéo được ông ta... được kể chi tiết tại hồi ký Shihanouk.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #135 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2010, 12:38:39 pm »

 Ngày đó khoảng năm 1980 mỗi lần chúng tôi tác chiến xong rút về cứ , đó là thời kỳ được nghỉ ngơi chút ít và cũng được gần dân khu vực Lovea , thời gian cũng không nhiều lắm bởi liên tục có lệnh đi bất cứ lúc nào , tiếng K cũng không mấy người chịu học chịu tìm hiểu và cũng chẳng quan tâm để làm gì , mỗi lần cần đã có bộ phận dân vận lo , ngay đến cán bộ của ta cũng không khuyến khích lính quan hệ với dân bạn .
 Nhưng với lính thì thỉnh thoảng vẫn ra dân mượn con dao đi chặt tre sửa lại nhà , xin dân mấy tàu tranh thốt nốt lợp lại cái mái doanh trại bị dột của mùa mưa , chặt mấy cành củi cho anh nuôi nấu cơm mặc dù lính cũng có mỗi B một con mác của Mỹ . Đối với dân cũng bình thường xong tới mức mời mọc nhau ăn cơm hay chúc Tết bộ đội VN thì không có , doanh trại riêng biệt một khu nên lính cũng không cho dân vào có thời kỳ dựng hẳn cái Barie bằng tre cấm xe bò qua lại mặc dù xưa kia nơi đây là ngã 3 của những con đường lối liền các phum chung quanh với nhau .
 Nhưng mỗi lần tiếp xúc với dân K , bằng vốn tiếng K tự học hay kể cả bằng tay chân chỉ chỏ mỗi lần nhắc đến Hoàng thân Sihanouk dân K đều rất kính trọng , với họ thời ông Hoàng này trị vì là thời kỳ hoàng kim của dân K .
 Dù gì thì ông Hoàng này cũng là người rất được lòng dân .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #136 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 11:04:41 pm »

 Mình có ý kiến như thế này . Chuyện ông hoàng Si Ha Núc để nhờ yTa 262  dịch tiếp hai tập nữa cho nó trọn , để anh em mình nghe hết xem ổng nói những gì , rồi anh em mình sẽ phân tích sau .
 Còn cảnh múa rối ở trong phim tập 2 . Không biết phóng viên phương tây quay cảnh nầy ở đâu , nhưng mình nhớ chắc là mình đã xem múa rối đó ở ngay trước cửa đền Ăng ko watt . Ngay tại bên đường ở góc ngã ba ra sân bay Siêm Riệp , ở phía bên ngoài hàng rào trường tiểu học . Mình hỏi kỹ vài ông cụ sống ở gần đó , họ bảo cái hình nộm lão mặc áo chim cò , có cái trán thấp và mũi hơi nhọn , đó chính là SiHa Núc , ông ta và một bà đầm đại diện cho phương tây đang ra dức ve vản người dân Kam pu Chia . Còn người dân Kam Pu Chia thì nhìn ông ta với bộ mặt ghê tởm . Các bạn xem lại hình nộm và hình Si Ha Núc coi có giống không ? ( Tráng thấp và mũi nhọn ). Còn ông Hiêng Som Rin thì tráng cao và mũi to .
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #137 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 12:52:52 am »

Mình có ý kiến như thế này . Chuyện ông hoàng Si Ha Núc để nhờ yTa 262  dịch tiếp hai tập nữa cho nó trọn , để anh em mình nghe hết xem ổng nói những gì , rồi anh em mình sẽ phân tích sau .
 Còn cảnh múa rối ở trong phim tập 2 . Không biết phóng viên phương tây quay cảnh nầy ở đâu , nhưng mình nhớ chắc là mình đã xem múa rối đó ở ngay trước cửa đền Ăng ko watt . Ngay tại bên đường ở góc ngã ba ra sân bay Siêm Riệp , ở phía bên ngoài hàng rào trường tiểu học . Mình hỏi kỹ vài ông cụ sống ở gần đó , họ bảo cái hình nộm lão mặc áo chim cò , có cái trán thấp và mũi hơi nhọn , đó chính là SiHa Núc , ông ta và một bà đầm đại diện cho phương tây đang ra dức ve vản người dân Kam pu Chia . Còn người dân Kam Pu Chia thì nhìn ông ta với bộ mặt ghê tởm . Các bạn xem lại hình nộm và hình Si Ha Núc coi có giống không ? ( Tráng thấp và mũi nhọn ). Còn ông Hiêng Som Rin thì tráng cao và mũi to .
Yta còn đang suy nghĩ có nên dịch tiếp không đây, nó có rơi vô chỗ các bác gọi là "vĩ mô" không? Bởi vì nhà vua Sihanouk trong 2 tập 4 & 5 nói những câu đại khái giống như thời kháng chiến VN mình nói về Pháp và Mỹ vậy. Chuyện này nếu các bác có chút kiến thức về chính trị thì biết vua Sihanouk phải nói gì để tiếp tục nắm quyền lãnh đạo 3 phái đánh VN. Yta nghĩ 1 số tay diều hâu Mỹ rất hể hả, nghe ai đó nói Mỹ gọi chuyện VN sang giúp Kampuchia là: "A Vietnam of Vietnam", "Một Việt Nam của Việt Nam", gần giống câu "gậy ông đập lưng ông"! Nhưng bộ đội VN cuối cùng đã không bị sa lầy như Pháp & Mỹ trong chiến tranh VN nên phe diều hâu ở Pháp & Mỹ vẫn còn hậm hực cay cú cái vụ này lắm.

Còn múa rối thì yta cho rằng dân chúng không dám bất kính làm hình nộm trêu chọc vua Sihanouk của họ. Mục đích của tác giả bộ phim khi thuyết minh câu nói của vua Sihanouk về chủ tịch Heng Somrin như là bù nhìn, thì kèm theo hình ảnh 1 cảnh múa rối theo nghệ thuật dân gian của dân K. Người xem muốn liên tưởng ai thì liên tưởng, yta thì thấy tác giả bộ phim cố tình xiên xỏ chính phủ Heng Somrin do ta dựng lên thì có.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #138 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 01:14:32 am »

hehe , nếu dân K bất kính với XHN thì mình đâu phải ở tận đến năm 89 mới về và khme đỏ đã giết ông vua này từ lâu rồi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #139 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 01:39:15 am »

hehe , nếu dân K bất kính với XHN thì mình đâu phải ở tận đến năm 89 mới về và khme đỏ đã giết ông vua này từ lâu rồi  Grin
Vua Sihanouk chê Heng Somrin là bù nhìn, vậy vua Sihanouk có thực quyền không? Bác Hai Ruộng suy diễn cũng có lý ấy chứ, tuy nhiên về thực tế thì chính tại ông vua hay nhỏng nhẽo, lúc thế này lúc thế khác mà ra nông nổi. Đâu phải chỉ anh em mình bị kẹt, thần dân của ông cũng bị vạ lây cả mấy chục năm, vua Sihanouk sau này thú nhận đã sai khi tin Pôn Pốt ăn năn hối cải và ông đi hợp tác với đám diệt chủng Pôn Pốt, rồi sau đó bị Pôn Pốt tập kích cho trắng mắt ra, vua mới chịu nói chuyện phải trái với bác Heng Somrin và Hun Sen. Phải ngay từ đầu "hợp tác vui vẻ" với bộ đội VN thì có phải "vãn tuồng" sớm, đỡ khổ cho anh em  mình rồi không!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM