Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:56:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tội ác của Khme đỏ???  (Đọc 235349 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #120 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 11:35:43 am »

Cảm ơn Bác Yta262 đã dịch Tập 1 của bộ phim 5 tập này! Rất hay và chính xác với ý đồ tác giả bộ phim.
Hướng vào Nông Pênh của Binhyen1960 hình như dùng phương tiện chuyển quân bắng Molotova cả? Riêng chúng tôi sau này ở F317 toàn dùng GMC của Mỹ thôi! Nhìn thành phố N Pênh lúc mới giải phóng Tiahien nhớ lại đoạn xuống xe đi phà qua MêKông rồi hành quân bộ qua thành phố KongpongCham. Một kiểu thành phố như nhau với các cửa hàng dọc hai bên đường được Pốt dùng làm kho chứa hàng hóa. Pốt tịch thu tất cả các phương tiện sinh hoạt cá nhân tập trung cả vào kho mà không để dân xài.Nào cả kho xe máy, bình xăng, Radio, bánh xe hơi các loại, đến kho đậu xanh, đường thốt nốt… bị đưa vào công xã quản lý tất…Ở đây bọn tôi tranh thủ phá khóa, trút bỏ ruột tượng gạo mà nhồi đầy với đậu xanh và đường để hành quân tiếp Grin. KôngpôngChàm lúc ấy như 1 thành phố ma, chỉ thấy xác của Pốt la liệt ngoài đường mà chẳng có người dân nào.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #121 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 06:45:15 pm »

Bác Bình Yên à, vậy lúc quay phim này bác có biết không, nhóm quay phim là phóng viên quân đội hay là dân sự ?
Vâng ! Khi đó mình cũng không để ý đâu , chỉ thấy lúc sáng ra anh Quân quản lý gọi dậy ăn cơm , đang đói bụng lại có cơm ăn nên mình chồm dậy ngay chạy ra ăn không cần đánh răng rửa mặt , vừa hay có cái xe com măng ca của ta chạy qua , được một lúc thấy chiếc xe chạy quay lại mình ngước nhìn lên thì thấy cái ống kính quay phim thời đó thò ra ngoài cửa xe , biết là được quay phim nhưng nó chạy qua mất rồi .
 Người quay phim khi đó quả thật là không nhìn thấy mặt vì cái máy che khuất xong xe com măng ca thì chắc chắn là của Quân đội rồi , khi đó dân sự không thể theo đơn vị mình được , trong thành phố Pnom Penh thì không có gì ngoài trận pháo kích ngay đầu cầu Monyvong nhưng ở ngoài sân bay Puchentong thì địch vẫn còn , phải trưa hôm đó lính QD4 và QK9 mới ra đến ngoài đó , mình biết rõ vì khi đó 2 đơn vị cùng nghỉ chân bên ngoài sân bay cạnh nhau , hình như cán bộ cấp F của QK9 khi đó , có anh lính Bắc cứ khen mình đẹp trai da trắng môi đỏ như con gái . Grin
 Cách đây 6 tháng vô tình mình được xem đoạn băng này , nhìn qua là nhận ra ngay xong ở đây bị cắt bớt thì phải và mờ quá chứ ở đoạn phim kia xem rõ hơn .
 Chẳng may chó ngáp phải ruồi thôi các bác ạ . Grin

 Theo tôi nhớ khi đó ở bến phà Neck luong là đơn vị tôi được đưa vào Pnom Penh bằng xe GMC của Mỹ với cái ống khói xả lên trời cao , mỗi lần tài xế đè ga nó phả khói ra đen ngòm , cũng bởi thùng xe cao nên khi tới đầu cầu Monyvong lính mình xuống xe chậm nên bị pháo kích của địch từ sân bay Puchentong bắn vào đầu cầu nên D7 bị thương chục người tại đó bằng pháo cao xạ 37 57ly của địch .
 Khi tới khu vực đó mà phóng viên chiến trường đã ghi hình thì đơn vị binhyen tới đó đầu tiên trong đêm tối , khoảng 12h đêm sau khi đi lạc lung tung trong thành phố , lúc gần sáng thì rất nhiều đơn vị đổ quân tập trung về khu vực đó , phố nào cũng có quân ta , ngã tư nào cũng có lính mình , bọn binhyen sau đó còn vào kho đồ hộp , kho bia lấy đồ ra ăn uống say xỉn cả với nhau , ngay đám cán bộ D7 mặt mũi cũng đỏ gay đỏ gắt vì bia . Xe của đơn vị binhyen tới đó đổ quân xuống rồi chạy đâu mất tiêu chỉ để lại lính dưới đường phố nên trong phim đám lính đi dưới đường mới đúng là lính của D7 E 209 , đơn vị nào anh em vẫn ngồi trên xe thì mình không rõ . Khi đó hỗn quân hỗn quan lắm
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2010, 09:46:05 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #122 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 07:26:02 pm »

có anh lính Bắc cứ khen mình đẹp trai da trắng môi đỏ như con gái . Grin
 Cách đây 6 tháng vô tình mình được xem đoạn băng này , nhìn qua là nhận ra ngay xong ở đây bị cắt bớt thì phải và mờ quá chứ ở đoạn phim kia xem rõ hơn .
 Chẳng may chó ngáp phải ruồi thôi các bác ạ . Grin


Ôi giời, đẹp giai thế mới đựoc quay vào phim bác Binh yên à, sướng tỉnh tình tinh nhá.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #123 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2010, 02:04:54 pm »

Đoạn phim này có nhiều lời thuyết minh hơi phản cảm nên yta đã bỏ đi bớt 1 đoạn, đoạn có đề chữ kiểm duyệt. Các bạn thông cảm nhé, dù sao đây là tài liệu tổng hợp từ nhiều phía, không nhất thiết tất cả đều thuận lợi cho VN mình.

Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=gWK5eZzL8aQ

Cuộc Tổng tiến công vào Campuchia của Việt Nam - Tập 2

1. Cảnh trại tù và đàn bà con nít: Lời nói của Sihanouk: "Khmer đỏ là tội phạm, ( ?? không hiểu ), họ giết rất nhiều người vô tội ở Campuchia, nhưng điều đó vẫn không đủ lý do để VN đô hộ và đồng hóa đất nước của tôi".

2.Alan Dawson: 1 tháng 10 ngày sau khi VN chiếm Nam Vang, Trung Quốc đã tấn công phía Bắc VN. Họ làm vậy với 2 ý đồ rõ rệt: một là họ cố gắng bắt các đơn vị chính quy VN rút về phòng thủ biên giới phía Bắc rồi phải rút bớt quân ra khỏi Campuchia, và dĩ nhiên tạo cơ hội cho Pôn Pốt, đang chiến đấu cho sự sống của hắn, có cơ hội tập hợp lại lực lượng và có thể phản công lại VN. Thứ hai là làm nhục VN trước mặt những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan, là nước đe dọa bị tiến chiếm giống như Campuchia một tháng trước đó.

3. Cảnh biên giới phía Bắc VN: Trung Quốc rêu rao là sẽ dạy người láng giềng một bài học. Trong một loạt những trận tấn công dữ dội, họ đã trừng phạt VN nhưng con số thương vong của họ lại quá cao. VN chống chọi cơn bão bằng chính sức họ không cần đến sự giúp đỡ của đồng minh Xô Viết. Họ đã ngoi lên ngay cả khi chưa dùng đến các đơn vị chủ lực. Và hơn thế nữa, sự kiểm soát của họ ở Campuchia không hề thay đổi một chút nào hết.

4. Cảnh bến phà Niết Lương: bấy giờ VN khoe khoang là tình hình Campuchia không thể đảo ngược được. Để việc chiếm đóng được danh chính ngôn thuận, họ đã dựng lên chính phủ do chính họ lựa chọn (... đoạn này bị cắt 1 đoạn nên không hiểu mấy ...) Hậu trường sân khấu thì do VN điều khiển, người VN muốn cộng tác với những người họ có thể huấn luyện và tin tưởng.

5. Steve Header (nghiên cứu chính trị) nói: Cuộc xâm chiếm của VN trở nên vĩnh viễn và thật ngạc nhiên là rất ít người biết đến chuyện gì đã xảy ra ở đây. Đa số người ta chỉ biết là Khmer đỏ tan rã, dù sao đi nữa thì mọi chuyện cũng đã tốt hơn chế độ Khmer đỏ. Tốt hơn hết là không phải Khmer đỏ, tốt hơn hết là không phải (kiểm duyệt cắt bỏ), nhưng trong mọi trường hợp dù cái gì đi nữa cũng tốt hơn Khmer đỏ.

6. Cảnh dân K. hồi hương: Trong sự hỗn tạp của tháng đầu tiên chiếm đóng, tất cả công xã ngưng hoạt động, suốt dọc nước Campuchia người dân K. tràn ra đầy đường. Họ đi về thành phố hay làng xã cố hương của họ, hoặc họ đi hết chỗ này tới chỗ khác trong nỗi hy vọng mong manh tìm lại được người thân, hoặc ít nhất họ cũng biết được số phận người thân của mình ra sao. Chế độ Pôn Pốt tuy chấm dứt nhưng hậu quả xấu nhất của nó vẫn chưa hết, nạn đói là cơn ác mộng mới. Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

7. Cảnh đói trong rừng (tiếng thuyết minh của Steve Header): Tôi vẫn còn nhớ 2 năm đầu rất khó khăn, một vài nơi có số người chết khá nhiều, với rất ít cái để ăn, rất ít lúa để sản xuất, trong lúc đó thì các tổ chức quốc tế đang mơ hồ. Khi các tổ chức công xã của Khmer đỏ bị tan rã, nhiều làng xóm có thể là phân nửa đã bị bỏ trống, lúc bị bỏ trống cái còn lại đã bị ăn cắp hay cướp phá khiến các thứ còn lại trở nên vô dụng. Đặc biệt là hệ thống kinh đào, ở mức độ làng xã thì người ta đã bỏ nó vì lợi ích riêng của làng xóm, lợi ích riêng của gia đình, hay những lợi ích mâu thuẫn với lợi ích chung của cả hệ thống lớn. Hệ thống dẫn thủy nhập điền đã sụp đổ là một trở ngại lớn cho các sản phẩm nông nghiệp. Nạn đói lan tràn trong nội địa Campuchia đã được thế giới bên ngoài biết đến, nhưng chính quyền Heng Somrin mới thành lập do VN ủng hộ đã chối bỏ chuyện này, 6 tháng đầu năm 1979 họ đã từ chối sự giúp đỡ của hội Hồng Thập Tự và Liên Hiệp Quốc.

8. Cảnh quân Khmer đỏ trong rừng: nạn đói còn trầm trọng hơn trong đám người bị quân VN đánh đuổi. Những gia đình này trốn thoát theo lãnh đạo của Khmer đỏ, bây giờ họ bị kẹt, bị phân tán mỏng, bộ đội VN đã không bắt đầu 1 cuộc tấn công lớn cuối cùng. Cả tháng trời, họ bị hành hạ bởi đói, sốt rét. Không có thức ăn và thuốc men, rừng đã trở thành nghĩa trang.

7. Cảnh biên giới Thái Lan (có mấy ông Tây đẩy xe): 9 tháng sau khi chế độ Pôn Pốt bị vỡ, những người còn sống sót của chế độ đã trốn rừng và cuối cùng vượt biên và tìm ra nơi trú ẩn bên Thái Lan. Lần đầu tiên hình ảnh của họ được đưa tin lên hệ thống truyền hình quốc tế, đột nhiên nạn đói ở Campuchia chiếm hàng đầu các tin thời sự quốc tế. Thế giới bên ngoài đã bắt đầu có chút hành động, ít nhất là các đoàn cứu trợ khẩn cấp đã được gởi đến biên giới Thái Lan.

8. Cảnh người Khmer Sơ Rây đẩy xe đạp: Tách biệt với nhóm Khmer đỏ, một số đông không đếm xiết tiến về biên giới Thái Lan, họ tự gọi họ là Khmer tự do. Họ đối diện với vừa là nạn đói, vừa là Khmer đỏ, vừa là VN. Ban đầu họ bị nhà cầm quyền Thái Lan lo sợ nên đã đuổi họ trở về lại, nhưng khi Thái Lan bớt nghiêm khắc hơn, thì có đến hàng trăm ngàn người đã được cho phép trú ngụ bên trong Thái Lan, nhưng thay vì như người Kampuchia khác chen chân trong các trại tỵ nạn, họ sống tự họ trải dọc theo biên giới Thái Lan. Đây là miền Tây hoang dã của Campuchia, trại tỵ nạn được điều hành bởi môi trường đen (tạm dịch chữ black market) đầy nước mắt và khiếp sợ, trong một vòng lẩn quẩn hy vọng và thất vọng, họ đánh lẫn nhau và lia súng vào các trại tỵ nạn. Bên cạnh nạn khủng bố, họ còn bị đe dọa bởi bộ đội VN, người Thái, nhóm Khmer đỏ và phe chống Khmer đỏ.

9. Pháo kích, tiếng em bé khóc: Lần này họ bị tấn công bởi Thái Lan. Trận pháo kích kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Hơn trăm người dân bị chết, trong đó có rất nhiều trẻ em.

10. Cảnh người đàn ông khóc: Người đàn ông này khóc vì con trai cuối cùng của ông đã chết, ông ta là người cuối cùng trong gia đình còn sống, các đứa con khác và vợ của ông đã bị giết trước đó rồi.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2010, 01:39:38 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #124 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2010, 05:48:44 pm »

 Hoan hô YTA 262 dịch sát lắm . Đề nghị Yta tiếp tục .
 Còn những gì nhà vua Si Ha Núc nói anh em mình cứ nghe cho hết 5 tập rồi sẽ có ý kiến sau .
 Còn nhà nghiên cứu chính trị STEVE HEADER nhận xét mình thấy đúng khoảng 70 % , nhưng so với những gì ông ta thấy thì ông ta nói đúng 100% . Vì lúc đó ông ta cùng với đoàn người Kam pu chia chạy về phía Thái Lan nên ông ta làm sao thấy hết được mảng còn lại của người dân Kam pu chia . Sau khi giải phóng Phnom Pênh , các quân đoàn chủ lực rút cả về bảo vệ biên giới phía bắc . Các đơn vị còn lại tiếp tục truy quét tận hang ổ của địch vào những vùng rừng sâu núi thẳm , một mặt truy đuổi gắt gao tàn quân , đánh cho chúng phải tan rả , một mặt không để chúng lập căn cứ . Quân Đoàn 4 thì truy đuổi đánh vào khu vực rừng núi phía nam Biển Hồ ( đơn vị của Bình Yên ) . Khu rừng núi bắc Biện Hồ thì có F317 , truy đuổi và càn quét vùng Kam pong Thom (đơn vị của Hai Ruộng ) . Phía tây thì có các F302 , F5 truy đuổi địch vùng Bat đom bong , Siêm Riệp . Phía Kam pong Chàm cho đến PRey vi hia thì có Quân khu 5 . Các tỉnh đồng bằng gần VN thì giao cho Quân Khu 9 . Chúng tôi vừa truy đuổi vừa làm nhiệm vụ giải phóng cho dân trốn khỏi sự kiềm kẹp của lính Pôn Pốt . Hàng triệu người dân Kam pu Chia , được chúng tôi giải phóng đưa về tuyến sau an toàn . Người dân nào cũng đói rách khi vừa rời khỏi sự kiểm soát của Pôn Pốt . Anh em chúng tôi tiếp tế cơm gạo , nước uống cho dân để họ lấy lại sức lực để đi về tuyến sau , còn chúng tôi thì tiếp tục lao ra phía trước . Chúng tôi cam đoan không hề có cảnh bộ đội ta bắn giết hay cướp bóc người dân nào cã . Những việc làm của chúng tôi những người dân K nào quay trở về vùng chúng tôi giải phóng đều biết cã , họ không bao giờ quên công ơn có thể gọi là hồi sinh đó ( có nhiều người ngồi sụp xuống để chấp tai lại cảm ơn bộ đội mình ) . Những hình ảnh nầy thì làm sao phóng viên phương tây và Si Ha Núc thấy được . Khi mùa mưa đến tuy chính quyền Hiên Som Rin còn quá nhiều lo toan nhưng cũng phần nào ổn định , tổ chức cho dân chuẩn bị  cầy cấy để tự túc lương thực . Họ trồng mì trước trồng lúa sau . Trong thời gian giao mùa Việt Nam tuy đói vẫn nhường gạo , bo bo cho nhân dân Kam pu Chia vừa mới được giải phóng . Đặc biệt là ở cánh của F317 chúng tôi , sau khi truy đuổi và đánh cho tan tác F515 của Pốt tại khu vực huyện Xtung Kam pong Thom . E747 tạm rút về giải lao dọc theo đường 12 ( nay là đường 64 ) từ tỉnh Prey vi Hia về KAM pong Thom . Chúng tôi chứng kiến hàng vạn dân K sau khi chạy sang Thái Lan , bị Thái Lan đuổi về lại Kam pu Chia bằng cách lùa họ ra biên giới rồi đặt súng bắn từ sau lưng , người dân sợ phải chạy băng qua bải Mìn của Pốt gài , theo biên giới . Lớp chết thì bỏ lại , lớp bị thương thì được người nhà cỏng băng rừng , gặp bộ đội VN , người dân được bộ đội ta băng bó và cứu chửa , hàng vạn người dân lũ lượt bồng bế gồng gánh nhau , lê lết về quê . Đoàn người lũ lược kéo qua nơi chúng tôi dừng quân gần cã tháng trời , họ đi theo đường 12 để về Kam Pong Thom , rồi về Kam pong Chàm , về Phnom Pênh v,v... Bộ đội chúng tôi được lệnh góp gạo bằng cách trích đi tiêu chuẩn của mình để cứu đói giúp dân . Những hình ảnh nầy đúng là phóng viên phương tây tận Thái Lan làm sao mà thấy được . Tuy nhiên phóng viên STeve Header cũng đã xác nhận là Thái Lan có đuổi người tỵ nạn K về . Chuyện nầy ông Si Ha Núc Có biết không khi hàng vạn dân đen của ông bị Thái Lan lùa qua bải mìn dầy đặc do Pôn Pốt gài dọc theo biên giới Thái . Gần cuối năm 79 nhờ VN trợ cấp lúa giống ngắn ngày , người dân K trong nước đã tự túc được lương thực . Nhưng cũng chưa yên , những phum xa xôi nơi mà bộ đội ta không có mặt , người dân còn bị bọn tàn quân Pôn Pốt nổ súng cướp sạch để chúng lấy lương thực , tìm đường về bên kia biên giới Thái . Ở phum Tà Âm sau khi chúng nổ súng đánh lực lượng du kích K bỏ chạy chúng vào cướp sạch không còn một hột thóc , và nhiều phum khác ở dọc theo bờ sông Sen cũng thế , mình được lệnh vận động cã ban đên đến ứng cứu cho dân , đường xa , đi đến nơi thì chúng đã cướp sạch , người dân theo bộ đội chúng tôi bất chấp nguy hiểm do chúng thường hay gài mìn trên đường chúng rút , chúng tôi bám theo đường rút lui của chúng để gom lại những hạt lúa rơi vãi theo đường .
  Dù sao mình cũng cám ơn phóng viên phương tây Steve Header , ông ta đã nói đúng những gì ông thấy . Mình mong sao các nhà làm phim lịch sử nước ta cần phải bổ xung thêm cho đầy đủ các bối cảnh lịch sử của thời cuộc Kam pu chia lúc đó để cho lớp trẻ VN , Kam pu Chia , và thế giới thấy rỏ được lịch sử và có nhận thức đúng về tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Kam pu chia .
  Cũng thật là tội cho những người dân Kam pu Chia khi đã chạy qua Thái Lan , họ chỉ hoàn toàn nhờ vào sự bố thí lương thực của các nước tư bản , họ có đất đâu để mà tự túc lương thực như người dân Kam pu Chia trong nước . Mà suy cho cùng các nước phương tây có cho không ai bao giờ . Nhận của họ một đô la mà không nghe theo lời của họ không nói theo họ , thì họ có để yên không , kể cã nhà vua Si Ha Núc ?
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2010, 08:18:50 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #125 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2010, 09:32:08 pm »

Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

Lời bình này là vô căn cứ, phương tây chỉ có thể biết được tình trạng đói kém ở các trại tị nạn ở biên giới Thái ( có khi viện trợ lương thực của phương tây chắc cũng bị Khơ mer đỏ và quân Shihanouk, Son San chiếm đoạt để nuôi quân ?), họ có thể tự do đi lại ở KPC những năm 79-80 nhưng làm sao dám ra khỏi các thành phố! làm sao họ có cơ sở để kết luận là sau giải phóng " đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém "! phóng viên phương tây họ tự cho là khách quan, độc lập với các chính phủ nhưng trong vấn đề này thì tội nghiệp họ thật, họ đã bị che mắt và được cung cấp thông tin sai !
Sự thực là năm đầu giải phóng dân bạn khó khăn đói kém thật, VN đã giúp hết sức mình nhường cơm sẻ áo, bộ đội cũng phải nhường khẩu phần gạo để giúp dân, gạo có thiếu nhưng VN, LX cũng cố gắng đến mức giúp cả bằng bắp vàng, lúa mì hạt ( bo bo ). Có thể có dân K chết đói, chết vì bị lính Thái bắn ở ngay trong trại tị nạn trên đất Thái nhưng trong nội địa thì nơi nào có bộ đội thì không hề có để dân chết đói!
Qua năm 80 thì dân bạn đã hồi phục, thu hoạch mùa màng không những đủ ăn mà còn giúp lại bộ đội phần chỉ tiêu tự túc ( bộ đội cày cấy gì nổi ở chiến trường, nhưng vẫn bị giao chỉ tiêu tự túc và trừ quân lương! ), sự thực thì qua năm 80 bọn mình còn tức khí vì mang gạo ( mục ) ra đổi đồ ăn với dân K còn bị chê ỏng eo ( he he, gạo cũ chỉ dân làm num bò chóc với num cô là chịu đô! Cheesy ), bo bo với bắp vàng thì... quên đi!
Giờ thì có lẽ những phóng viên, nhà bình luận phương tây ấy có thể đã hối hận, rút lại những lời vô căn cứ vu vạ VN chiếm đóng KPC , nhưng những cảnh phim, lời bình kiểu này vẫn tồn tại trên mạng thì chúng ta những CCB những ngày ấy cũng phải lên tiếng nói sự thực để người đời sau hiểu rõ ( hy vọng lớp trẻ dân K cũng có thể đọc được những sự thực từ những Coong top VN làm nghĩa vụ quốc tế năm xưa! ).

Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #126 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2010, 09:45:57 pm »

Bravo Yta262 Grin
Bác đã cất công dịch cho ae qs về một nhận định khác (khách quan). Vài điều bác lược bớt không làm sự thật thêm thật(tiếc). Chừng mực nào đó anh phóng viên này cũng dám liều với sinh mạng mình để làm ra bộ phim này mà! Ở đây Tiahien chỉ muốn nói vấn đề tôn trọng lịch sử thôi! Nhiều khi nó được chứng minh sau tới 30 năm hoặc hơn nữa... Riêng Tiahien đánh giá tác giả có cái nhìn tốt về bộ đội VN (Vietnamese) trong cuốn phim thời sự tổng luận này!
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #127 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 03:25:23 am »

Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

Lời bình này là vô căn cứ, phương tây chỉ có thể biết được tình trạng đói kém ở các trại tị nạn ở biên giới Thái ( có khi viện trợ lương thực của phương tây chắc cũng bị Khơ mer đỏ và quân Shihanouk, Son San chiếm đoạt để nuôi quân ?), họ có thể tự do đi lại ở KPC những năm 79-80 nhưng làm sao dám ra khỏi các thành phố! làm sao họ có cơ sở để kết luận là sau giải phóng " đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém "! phóng viên phương tây họ tự cho là khách quan, độc lập với các chính phủ nhưng trong vấn đề này thì tội nghiệp họ thật, họ đã bị che mắt và được cung cấp thông tin sai !
Sự thực là năm đầu giải phóng dân bạn khó khăn đói kém thật, VN đã giúp hết sức mình nhường cơm sẻ áo, bộ đội cũng phải nhường khẩu phần gạo để giúp dân, gạo có thiếu nhưng VN, LX cũng cố gắng đến mức giúp cả bằng bắp vàng, lúa mì hạt ( bo bo ). Có thể có dân K chết đói, chết vì bị lính Thái bắn ở ngay trong trại tị nạn trên đất Thái nhưng trong nội địa thì nơi nào có bộ đội thì không hề có để dân chết đói!
Qua năm 80 thì dân bạn đã hồi phục, thu hoạch mùa màng không những đủ ăn mà còn giúp lại bộ đội phần chỉ tiêu tự túc ( bộ đội cày cấy gì nổi ở chiến trường, nhưng vẫn bị giao chỉ tiêu tự túc và trừ quân lương! ), sự thực thì qua năm 80 bọn mình còn tức khí vì mang gạo ( mục ) ra đổi đồ ăn với dân K còn bị chê ỏng eo ( he he, gạo cũ chỉ dân làm num bò chóc với num cô là chịu đô! Cheesy ), bo bo với bắp vàng thì... quên đi!
Giờ thì có lẽ những phóng viên, nhà bình luận phương tây ấy có thể đã hối hận, rút lại những lời vô căn cứ vu vạ VN chiếm đóng KPC , nhưng những cảnh phim, lời bình kiểu này vẫn tồn tại trên mạng thì chúng ta những CCB những ngày ấy cũng phải lên tiếng nói sự thực để người đời sau hiểu rõ ( hy vọng lớp trẻ dân K cũng có thể đọc được những sự thực từ những Coong top VN làm nghĩa vụ quốc tế năm xưa! ).

Yta rất đồng ý với bác dksaigon. Khi trước yta có tâm sự là đơn vị của yta phải ăn bobo trừ cơm, thì bị bác trungsy1 phản đối vì đơn vị bác ăn gạo trắng cả. Có lẽ đúng cả, QK4 đánh chủ công cho ăn bobo đánh sao nổi, còn đơn vị nào nhường gạo cho dân được thì nhường, đại khái là các F của QK7 đánh mũi thứ yếu hay phối thuộc thì ăn bớt chút, ăn bobo để nhường gạo cứu đói. Sang năm 1980, E262 phải tự  túc lương thực mỗi năm 1 tháng, tức là ở trên cắt 1/12, 7 lạng 1 ngày thì đại khái là còn 6 lạng 4/ngày. Đơn vị nào khéo ăn khéo nói thì ăn bớt lại, còn không chịu ăn ít thì phải trồng lúa. E262 lúc đó trồng lúa nhưng thất thu vì đâu phải dv làm kinh tế đâu, dv làm kinh tế còn thất thu nữa chứ huống gì giao cho lính chiến làm kinh tế thì chỉ có nước "bốc mắm"  Grin! E262 sau đó phải ngoại giao với dân hợp tác làm ruộng, E262 chịu phần xe cộ, xăng dầu (xăng để không cũng bị bốc hơi chút ít, uổng), thuốc men (quinine lúc đó ê hề vì pháo binh ít chui rừng nên ít bị sốt rét, để đó cũng quá đát, đổ bỏ cũng uổng). Hãy nghĩ lại năm 1978-79 coi, TP HCM, miền Đông Nam bộ và miền Trung còn thiếu gạo ăn, gần như cả nước (trừ miền Tây Nam Bộ) ăn độn có vài nơi thiếu đói vì thất thoát mùa màng, làm sao đủ để bao thêm Cam bu chia. Lại còn chiến tranh phía Bắc với TQ nữa. Còn nhà báo nói là 6 tháng đầu chính phủ Hen Somrin không chịu cho quốc tế giúp đỡ, cũng đúng thôi, thắc mắc cái gì chớ. Lúc đó quân ta ở bên K. còn quần nhau chí tử với Pốt, ai dám cho các nước khác vào giúp, ai đảm bảo an ninh cho họ đây? Tuy nhiên Steve Header cũng thừa nhận nước ngoài chỉ biết Pốt tan rã, chúng bị bệnh bị đói. Nhưng người nước ngoài đâu biết Pốt vẫn còn khá mạnh, đang dẫy chết thì "cựa" dữ lắm. Cho mãi tới trận Leach kết thúc thì coi như dứt điểm công việc chuyển toàn bộ lính chính quy Pốt sang lính du kích  Grin, lúc đó khớp với ngày Steve Header nói 6 tháng đầu Phnom Penh không cho hội chữ thập đỏ và LHQ vào. Tức là sau 6 tháng dọn sạch tụi Pốt ra biên giới Thái xong thì mới cho quốc tế vào, cho nên mới có bác Bí Bếp vào giúp K. đó thôi.

Đó là chưa nói đến cái kiểu tổ chức xã hội bắt đầu lại từ số 0 của Pôn Pốt (Year Zero), lùa dân và chia gia đình đi tứ táng khắp nơi,không có hệ thống y tế giáo dục tiền bạc v.v..., khi công xã vỡ thì dân K. chỉ lo đi tứ táng trở về quê hay tìm người thân, đâu có phải ở 1 chỗ mà trồng trọt để có ăn? Theo yta nghĩ, số cả trăm ngàn người chết trong 1979 nếu là thật (yta chưa tin con số này, nó ở đâu ra, dựa trên cơ sở nào vậy) thì nội đám dân bị hù dọa (VN vào giết hết) hay cưỡng bức chạy theo Pốt vào rừng chết đói chết khát hay bị sốt rét không có thuốc cũng rất nhiều rồi, cộng thêm số dân hoảng loạn đi khắp nơi bịnh hoạn không có thuốc men, nếu không có bộ đội mình thì đành chết thôi, số bị đạn lạc chết cũng không ít. Mà có nước phương Tây nào dám bảo đảm cứu một đất nước đang thời ăn lông ở lỗ Year Zero và đang có chiến tranh mà không ai chết không? Trong chiến tranh, lúc nào chẳng có dân vô tội chết? Hồi Mỹ đánh qua K. năm 1970 không có dân lành Kampuchia chết đói hay bị dội bom hay sao? Nói tóm lại, người nước ngoài chỉ biết mặt nổi của vấn đề, nhìn vấn đề một chiều (vì bị bóp méo bởi chính sách trả thù VN bằng mọi giá của 1 bộ phận chính phủ Mỹ và TQ lúc đó), họ quá đơn giản: Phnom Penh sụp đổ coi như Pôn Pốt tiêu, chiến tranh chấm dứt, quốc tế vô cứu dân lành vậy thôi. Họ đâu biết lúc đó hoàn cảnh chiến tranh còn vô cùng nguy hiểm. Biết đâu chừng khi cho quốc tế vô rồi bị Pốt cho ăn B40 và cối tép, khi đó họ lại đi oán trách bộ đội VN sao lại để họ vô K. trong lúc dầu sôi lửa bỏng một cách vô trách nhiệm như vậy?
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2010, 03:53:21 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #128 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 04:03:33 am »

Bravo Yta262 Grin
Bác đã cất công dịch cho ae qs về một nhận định khác (khách quan). Vài điều bác lược bớt không làm sự thật thêm thật(tiếc).
...
Yta chỉ cắt có 1 đoạn 4 chữ thôi bác Kon Tiahien ạ, chỗ yta đề "kiểm duyệt đục bỏ". Theo yta nghĩ 4 chữ này hơi lạc đề một cách không cần thiết. Tự dưng đang nói chuyện Campuchia chưa xong lại dây sang nói về VN, là 1 đề tài phức tạp khác. Đã nói thì phải nói cho hết, không thể chỉ 4 chữ được.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #129 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 05:35:28 am »


Qua năm 80 thì dân bạn đã hồi phục, thu hoạch mùa màng không những đủ ăn mà còn giúp lại bộ đội phần chỉ tiêu tự túc ( bộ đội cày cấy gì nổi ở chiến trường, nhưng vẫn bị giao chỉ tiêu tự túc và trừ quân lương! ), sự thực thì qua năm 80 bọn mình còn tức khí vì mang gạo ( mục ) ra đổi đồ ăn với dân K còn bị chê ỏng eo ( he he, gạo cũ chỉ dân làm num bò chóc với num cô là chịu đô! Cheesy ), bo bo với bắp vàng thì... quên đi!
Giờ thì có lẽ những phóng viên, nhà bình luận phương tây ấy có thể đã hối hận, rút lại những lời vô căn cứ vu vạ VN chiếm đóng KPC , nhưng những cảnh phim, lời bình kiểu này vẫn tồn tại trên mạng thì chúng ta những CCB những ngày ấy cũng phải lên tiếng nói sự thực để người đời sau hiểu rõ ( hy vọng lớp trẻ dân K cũng có thể đọc được những sự thực từ những Coong top VN làm nghĩa vụ quốc tế năm xưa! ).
Nhất trí với dsaigon về cái khoản này ,Lính địa phương quân chúng em thường nằm trong  dân nên em nhớ rất kĩ : Chỉ trong năm 1979 ,Bộ đội ta ăn cơm ,bọn nhóc K nhìn chúng ta ăn mà thèm .Chính minh trang đã từng nhường một chén cơm lưng cho một bà cụ tại phum Boeng Mia lia .Cuối năm 80 ,dân K thu hoạch mùa màng và có phần no rồi .Chính vì thế bọn Pốt thường vào phum cướp gạo của dân . Bọn chúng em khi làm dân vận ,đề nghị dân không được xay lúa giã gạo sẵn ,chí  đủ để ăn vài ba ngày rồi giã tiếp (Pốt chỉ cướp gạo thôi,không cướp lúa).Còn gạo VN đưa sang là gạo tồn kho ,mỗi năm  Cục Dự trữ lương thực nhà nước thường thì mua  mới dự trữ ,xuất gạo tồn kho để dùng . Mãi đến năm 81 ,ta có chủ trương không chở gạo qua cho chú đội ăn nữa Tiểu đoàn nhận gạo tại huyện ,Nhà nước đổi lại xăng dầu ,phân bón ,hàng tiêu dùng nên chúng ta thường ăn cơm mới ,ngon đó !!!
Các báo đài phương tây vốn dĩ chả ưa Việt Nam bao giờ nên nhìn vấn đề theo lăng kính phương Tây của chúng .CCB Việt Nam đã từng chiến đấu trên đất K phải lên tiếng ,nói rõ những việc chúng ta đã làm và nhìn nhận một dân tộc đang hồi sinh với sự trợ giúp của ta .
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM