Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:32:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 208857 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #100 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:31:01 pm »

ANH HÙNG HỒ SĨ NHẤT



   Hồ Sĩ Nhất sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên đại đội 6 đặc công nước thuộc tiểu đoàn 6, đoàn 8 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 2 năm 1965 đến năm 1969, Hồ Sĩ Nhất ở bộ đội hải quân, năm 1970 vào chiến trường Tây Nam Bộ làm chính trị viên đại đội 6 Hồ Sĩ Nhất đã góp nhiều thành tích xây dựng đại đội trở thành Đơn vị anh hùng.

   Năm 1972, Hồ Sĩ Nhất trực tiếp chỉ huy đơn vị đánh 6 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, táo bạo, dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đơn vị đồng chí đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Riêng Hồ Sĩ Nhất đã đánh chìm 4 tàu, đánh sập 3 cầu dài 100 mét, phá hủy 2 súng cối 81, 14 đại liên, diệt gần 100 tên địch.

   Trận Bến Cầu (Rạch Giá) ngày 17 tháng 4 năm 1972, đồng chí cùng một chiến sĩ bí mật vượt qua nhiều chặng gác của địch. Khi vào đến bến cảng, chiếc tàu định đánh đã di chuyển, Hồ Sĩ Nhất cho chiến sĩ ẩn nấp, còn mình bơi đi tìm mục tiêu. Địch phát hiện được, chúng bắn rất dữ, đồng chí dũng cảm bơi đến 2 chiếc tàu đặt mìn. Kết quả, đồng chí đánh chìm cả 2 chiếc và cùng đồng đội rút về hậu cứ an toàn.

   Trận đánh cầu Rạch Sỏi ngày 7 tháng 8 năm 1972, Hồ Sĩ Nhất cùng một chiến sĩ bơi dìu một khối thuốc nổ lớn vượt qua nhiều chặng gác của địch trên sông. Khi gần đến cầu, để bảo đảm an toàn, đồng chí ra lệnh cho chiến sĩ đi cùng rút ra xa, còn mình đưa khối thuốc nổ vào đặt ở chân cầu. Kết quả, cầu bị đánh sập, giao thông của địch bị cắt trên 10 ngày.

   Bị đánh nhiều, tàu địch trên sông Rạch Giá không đậu tại bến mà cứ chạy chậm suốt đêm trong khu vực có tổ chức canh phòng nghiêm ngặt. Nhiều đơn vị chưa tìm ra cách đánh. Ngày 23 tháng 10 năm 1972, Hồ Sĩ Nhất dẫn đầu tổ 3 người mang mìn, bơi đón đầu đoàn tàu, nhanh chóng gài mìn, rồi lặn vào bờ. Kết quả, 3 tàu địch bị đánh chìm. Trận đánh thắng đã rút được nhiều kinh nghiệm cho các đơn vị bạn.

   Cùng với lối đánh trên, đêm 24 tháng 10 năm 1972, đồng chí chỉ huy một tổ 12 người, đánh chìm 12 chiếc tàu các loại. Riêng đồng chí đánh chìm 1 chiếc.

   Hồ Sĩ Nhất luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tích cực giúp đỡ chiến sĩ mới nhanh chóng thành thạo cách đánh tàu địch.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Hồ Sĩ Nhất được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG HỒ TRUNG THÀNH



   Hồ Trung Thành sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Hòa, huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 5 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy đại đội trưởng đại đội 19 đặc công thuộc đoàn 8 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 15 tuổi, Hồ Trung Thành đã làm liên lạc cho bộ đội. Đồng chí luôn tìm mọi cách khắc phục khó khăn, vượt qua nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ bất kể ngày đêm. Nhiều lần gặp địch, đồng chí đều bình tĩnh, mưu trí vượt qua.

   Từ năm 1970 đến năm 1972, Hồ Trung Thành đã tham gia đánh 10 trận; có lần bị thương vẫn kiên quyết ở lại làm nhiệm vụ. Đổng chí đã góp phần cùng đơn vị diệt hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Hồ Trung Thành diệt 47 tên, phá hủy 9 máy bay, 3 kho đạn chứa 15.000 tấn, 27 xe quân sự, 1 kho xăng trên một triệu lít.

   Trong trận đánh sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) đêm 16 tháng 5 năm 1972, sau 3 tháng nằm hầm bí mật, xây dựng cơ sở, điều tra sân bay, Hồ Trung Thành cùng một chiến sĩ vượt nhiều lớp rào vào sân bay thì trời vừa sáng. Nếu đánh ngay thì không rút ra được, mặc dù hết sức nguy hiểm đồng chí kiên quyết nằm lại một ngày để đêm sau đánh. Kết quả, tổ đồng chí đã phá hủy 5 máy bay, làm cho bọn địch ở khu vực này hoang mang, lo sợ.

   Sau khi bị đánh lần thứ nhất, địch thay đổi toàn bộ hệ thống canh phòng sân bay và ráo riết đánh phá cơ sở của ta ở xung quanh. Một tháng trước khi đánh sân bay Trà Nóc lần thứ hai, Hồ Trung Thành nhiều lần bí mật ra vào sân bay để nắm tình hình. Đêm 11 tháng 9 năm 1972, đồng chí dẫn được tổ vào, nhưng chưa thể đánh ngay được. Mặc dù cả tổ đều đói và khát, đồng chí bình tĩnh động viên anh em nằm lại trong sân bay đế đêm hôm sau đánh. Kết quả, cả tổ đã phá hủy được 10 máy bay.

   Trận đánh kho Vị Thanh (Rạch Giá) đêm 13 tháng 10 năm 1972, khi dẫn tổ vượt gần hết hàng rào thì gặp khó khăn không thể đưa cả tổ vào được, mình Hồ Trung Thành mang 4 quả mìn vào đánh. Kết quả, đồng chí phá hủy được 27 xe quân sự, 15.000 tấn đạn, diệt 47 tên.

   Trong trận đánh kho Vị Thanh lần thứ hai đêm 14 tháng 11 năm 1972, nhận nhiệm vụ gấp, tuy chưa điều tra kỹ tình hình địch, Hồ Trung Thành vẫn động viên tổ quyết tâm đánh. Khi vào gần mục tiêu, thấy địch gác, trời lại sắp sáng, sợ nguy hiểm cho đồng đội, đồng chí động viên anh em ở ngoài, một mình bò vào đặt mìn phá hủy một kho xăng trên một triệu lít.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Hồ Trung Thành được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #101 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:33:24 pm »

ANH HÙNG NGÔ VĂN LŨI



   Ngô Văn Lũi sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội phó đại đội 3 đặc công thuộc tiểu đoàn 27 đoàn 367 Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1971 đến năm 1973, Ngô Văn Lũi đã tham gia chiến đấu 10 trận, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, bình tĩnh, mưu trí, lợi dụng từng sơ hở nhỏ của địch để tiến công tiêu diệt địch. Đồng chí đã cùng đơn vị diệt trên một nghìn tên, phá hủy nhiều kho đạn lớn và nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Ngô Văn Lũi phá hủy 8 máy bay, 1 nhà phát thanh, nhiều kho bom đạn và diệt hàng trăm tên địch. Năm 1971, đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia Ngô Văn Lũi tham gia đánh trận đầu tiên vào sân bay của quân ngụy Lon Non, cách Phnôm Pênh 8 ki-lô-mét. Tuy mới tham gia chiến đấu trận đầu, đồng chí đã tỏ ra bình tĩnh, dũng cảm, cùng tổ vượt qua nhiều lớp rào vào áp sát mục tiêu. Khi Ngô Văn Lũi cho bộc phá nổ, diệt được mục tiêu thì bị thương vào đầu. Đồng chí cố gắng tự băng bó rồi tiếp tục chiến đấu, diệt thêm 2 nhà lính, 8 máy bay và 1 ô tô. Khi rút ra, bị địch bao vây, đồng chí cùng tổ bình tĩnh đánh lui 3 đợt phản kích của 1 đại đội địch.

   Trong trận đánh địch ở nhà máy cao su của ngụy Cam-pu-chia, tháng 6 năm 1972, Ngô Văn Lũi nhiều lần vào điều tra, nghiên cứu mục tiêu và quy luật hoạt động của địch. Khi đánh đồng chí cùng tổ vượt qua nhiều vùng sình lầy, đồn bốt địch, và mặc cho địch tuần tra nghiêm ngặt, đồng chí bình tĩnh đặt thuốc nổ phá hủy hoàn toàn mục tiêu; sau đó còn dùng B.40 bắn sập 2 lô cốt, 3 nhà lính và 1 hầm ngầm, rồi mới cùng tổ rút ra ngoài.

   Trận đánh tổng kho Mon Duôn lần thứ nhất, ngày 30 tháng 10 năm 1972, Ngô Văn Lũi phụ trách mũi phó, dẫn tổ vào gần đến mục tiêu thì đã 11 giờ đêm. Lúc này trăng rất sáng, nếu cả tổ cùng vào thì dễ bị lộ, khó hoàn thành nhiệm vụ, Ngô Văn Lũi bàn với anh em trong tổ để lại 4 người ở ngoài làm lực lượng dự bị, còn mình và đại đội trưởng luồn qua nhiều lớp hàng rào, đặt bộc phá vào các kho. Kết quả, 15 kho lớn bị phá hủy, 1000 quả bom phá, 2.000 quả bom xăng và hàng vạn quả đạn pháo bị nổ, hàng trăm tên địch bị diệt.

   Trận đánh tổng kho Mon Duôn lần thứ hai, tháng 6 năm 1973, Ngô Văn Lũi phụ trách 1 tổ gồm 6 người, tiến sát vào mục tiêu. Thấy địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí đề nghị với cán bộ tiểu đoàn đi cùng, để anh em ở ngoài, còn mình vượt qua nhiều hàng rào, trạm gác vào đánh. Kết quả, kho bị cháy và nổ 10 giờ liền, hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược của địch bị phá hủy, hàng trăm tên địch bị diệt.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 5 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Ngô Văn Lũi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG PHẠM THANH TÂM



   Phạm Thanh Tâm sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Tân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó đặc công thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 35 đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1971 đến năm 1972, Phạm Thanh Tâm làm nhiệm vụ trinh sát chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Đã 20 lần vào cứ điểm Ái Tử, nhiều lần gặp những tình huống rất nguy hiểm, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí vượt qua, nắm địch được chính xác. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị phá hủy 20 kho đạn và chất nổ, 7 xe quân sự, diệt 50 tên địch. Riêng Phạm Thanh Tâm phá hủy 18 kho đạn (khoảng 15.000 tấn).

   Trận đánh kho Ái Tử ngày 21 tháng 5 năm 1971, khi dẫn tổ vượt qua 10 lớp rào vào đến khu kho thì gặp 4 tên Mỹ đứng gác, đồng chí mưu trí lợi dụng bóng tối dẫn tổ bò nhanh vào khu kho, đặt mìn. Tổ Phạm Thanh Tâm đã phá hủy 16 kho đạn. Riêng đồng chí phá 8 kho.

   Tháng 6 năm 1971, nhiều lần ra vào cứ điểm Ái Tử để nắm địch, lần nào Phạm Thanh Tâm cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, ngày 19 tháng 6 năm 1971, trong lúc đang bò đi tìm khu kho mới thì bị địch phát hiện, chúng bắn rất dữ dội và thả chó lùng sục. Mặc dù bị thương vào tay, đồng chí vẫn tiếp tục tìm các khu kho. Kết quả, Phạm Thanh Tâm đã phát hiện được toàn bộ khu kho mới và cách bố phòng của địch. Ngày 22 tháng 6 năm 1971, khi dẫn tổ vượt qua hàng rào, thấy địch đã thay đổi cách bố trí, đồng chí quyết định đột nhập khu kho bằng hướng khác. Sau 3 tiếng đồng hồ, Phạm Thành Tâm dẫn được tổ vào đặt mìn. Kết quả, tổ đồng chí phá được 20 kho đạn, 7 xe quân sự, diệt 50 tên lính. Riêng đồng chí phá hủy 10 kho.

   Đầu tháng 3 năm 1972, Phạm Thanh Tâm được phân công đi trinh sát ở khu vực Ái Tử. Trời rét buốt, nhiều lúc chân tay tê cóng, đồng chí vẫn kiên trì ra vào cứ điểm nhiều lần. Có lần đồng chí bị thương vào chân, vẫn bình tĩnh, mưu trí, bí mật lẩn tránh, không để địch phát hiện. Phạm Thanh Tâm đã nắm chắc được tình hình địch và trận đánh ngày 19 tháng 3 năm 1972, đồng chí đã phá hủy 15 bể xăng (1 triệu 50 vạn lít) và 3 máy bay địch.

   Phạm Thanh Tâm luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, hết lòng thương yêu đồng đội. Có lần đi trinh sát gặp địch, bản thân bị thương, đồng chí vẫn cố gắng tìm 2 đồng chí cùng bị thương, băng bó chu đáo rồi dìu về đơn vị. Hai lần bị thương, đi viện điều trị, sức khỏe còn chưa bình phục hẳn, Phạm Thanh Tâm vẫn xin bằng được trở về đơn vị chiến đấu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiên công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Phạm Thanh Tâm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #102 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:38:32 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN MINH THẮNG



   Nguyễn Minh Thắng sinh năm 1953, dân tộc Kinh, nhập ngũ tháng 1 năm 1968, quê ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó trinh sát tiểu đoàn 1 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến năm 1973, Nguyễn Minh Thắng làm liên lạc, sau chuyển sang trinh sát. Ở cương vị nào, nhiệm vụ nào, đồng chí cũng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai lần bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, Nguyễn Minh Thắng không hề xưng khai một lời, kiên quyết đấu tranh buộc địch phải trả lại tự do.

   Khi làm liên lạc, thường xuyên phải đưa tài liệu qua vùng địch kiểm soát, bất kể ngày đêm, đồng chí tìm mọi cách đưa tài liệu hoặc truyền đạt mệnh lệnh đầy đủ, kịp thời.

   Khi làm trinh sát, Nguyễn Minh Thẳng luôn bám sát địch, nhiều lần cải trang vào vùng địch kiểm soát ở hàng tuần, có khi vào hẳn khu vực địch chiếm đóng để nắm địch chính xác, kịp thời, phục vụ cho cấp trên chỉ huy chiến đấu.

   Quá trình làm nhiệm vụ trinh sát, Nguyễn Minh Thắng đã diệt được 86 tên địch, thu 7 súng, 40 lựu đạn.

   Tháng 4 năm 1970, làm nhiệm vụ đưa đường cho bộ binh vào đánh địch ở ấp Phú Hòa Đông, mặc cho hỏa lực địch bắn ra ác liệt, đồng chí bình tĩnh, nhanh chóng gỡ mìn, mở rào, đưa đơn vị vào chiến đấu đúng thời gian quy định.

   Tháng 10 năm 1972, tổ trinh sát do Nguyễn Minh Thắng phụ trách đang dẫn một đơn vị bộ binh vào ấp Tân Thạnh Đông thì 1 đại đội địch phản kích ra chặn đường tiến của ta. Chúng bắn rất dữ dội. Tổ có 5 người thì 2 đồng chí bị thương, 2 đồng chí hy sinh. Nguyễn Minh Thắng bình tĩnh cất giấu thương binh vào nơi an toàn, rồi dùng cả tiểu liên, B.40, lựu đạn, cùng đơn vị bộ binh đánh lui 8 đợt phản kích của chúng, giữ vững trận địa.

   Ngày 27 và 28 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Minh Thắng chỉ huy tổ trinh sát chốt ở đường số 8 (đoạn Hòa Phú - Bình Long). Mặc cho địch đông gấp bội, đồng chí bình tĩnh, dũng cảm chỉ huy tổ đánh trả địch quyết liệt, thu hút hỏa lực địch về mình, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị bạn tiêu diệt chúng.

   Nguyễn Minh Thắng luôn xung phong gương mẫu trong mọi việc, đóng quân ở đâu cũng tích cực làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Nhiều lần địch càn, nhà dân bị cháy, đồng chí nhanh chóng xông vào dập tắt lửa, cứu được 10 nhà và cất giấu được 39 tạ gạo, không để lọt vào tay địch.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 45 bằng khen và giấy khen, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Minh Thắng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRẦN THANH HẢI



   Trần Thanh Hải sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng, thuộc đại đội 6 hỏa tiễn chống tăng, tiểu đoàn 371 Bộ tư lệnh Pháo binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 11 năm 1973, Trần Thanh Hải tham gia chiến đấu ở Quảng Trị, đánh 8 trận, trận nào củng dũng cảm, mưu trí. Mặc cho bom đạn địch đánh phá ác liệt, đồng chí bình tĩnh điều khiển đạn chính xác, bắn 26 quả đạn diệt 17 xe tăng, xe bọc thép, 1 xe ủi đất, 1 ô tô, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Trận đánh ngày 24 tháng 7 năm 1972 ở Cầu Nhi, quá trình chiến đấu, tiểu đội bị thương và hy sinh, chỉ còn một mình, Trần Thanh Hải quyết tâm bám sát bộ binh đánh địch. Khoảng 11 giờ trưa, địch cho 5 xe tăng bắn mãnh liệt vào trận địa ta. Trần Thanh Hải bắn 4 quả đạn, diệt 3 xe, 2 chiếc còn lại bỏ chạy.

   Ngày 27 tháng 7 năm 1972, cũng tại khu vực Cầu Nhi, xe tăng và bộ binh địch tiến đánh trận địa ta, Trần Thanh Hải kịp thời phóng 3 quả đạn, diệt 2 xe. Bộ binh địch chạy tán loạn, trận địa được giữ vững.

   Ngày 19 tháng 1 năm 1973, ở Long Quang (Triệu Phong), khi 2 xe tăng địch xuất hiện, đồng chí bắn 2 quả đạn, diệt cả 2 chiếc.

   Ngày 27 tháng 1 năm 1973, địch cho nhiều xe tăng và xe bọc thép đánh chiếm Long Quang. Tuy tiểu đội chỉ còn một quả đạn, đồng chí động viên anh em quyết giữ vững trận địa. Tình thế rất nguy hiểm, Trần Thanh Hải vẫn bình tĩnh chờ địch vào thật gần, nhằm chiếc xe đi đầu chở đầy lính, phóng đạn. Chiếc xe và cả bọn lính ngồi trên đều tan xác. Những chiếc đi sau hốt hoảng lùi lại; lính trên xe chạy tán loạn.

   Ngày 29 và 30 tháng 1 năm 1973, địch cho nhiều xe tăng và bộ binh lấn chiếm Cửa Việt. Mặc cho máy bay địch bắn phá ác liệt vào khu vực trận địa, đồng chí bình tĩnh điều khiển đạn, diệt từng xe tăng địch, bẻ gãy nhiều đợt phản kích bằng xe tăng của chúng, tạo thuận lợi cho bộ binh ta xung phong. Kết quả, Trần Thanh Hải phóng 9 quả đạn, diệt 7 xe tăng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Trần Thanh Hải luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, tích cực phổ biến kinh nghiệm bắn xe tăng địch cho đồng đội. Có lần bị ốm và bị sức ép, đi viện điều trị mới được 3 ngày, đồng chí đã xin bằng được trở về đơn vị chiến đấu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Trần Thanh Hải được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #103 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:41:04 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THẾ CỰ



   Nguyễn Thế Cự sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng, thuộc đại đội 20 thông tin, trung đoàn 3 sư đoàn 5 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 6 năm 1970 đến năm 1973, Nguyễn Thế Cự làm nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc cho trung đoàn. Đồng chí đã tham gia 38 trận đánh, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí theo sát đơn vị, phục vụ tốt cho chỉ huy chiến đấu. Nhiều lần bị sốt rét, sức khỏe yếu, đơn vị cho nghỉ điều trị nhưng vì thiết tha với nhiệm vụ, Nguyễn Thế Cự vẫn xin đi chiến đấu bằng được.

   Trận Lộc Ninh ngày 25 tháng 12 năm 1970, trong lúc Nguyễn Thế Cự đang thu dây thì bọn địch nống ra. Mặc cho hỏa lực địch bẳn ác liệt, đồng chí khẩn trương thu dây trước khi địch sục đến. Nhờ đó, sở chỉ huy vẫn giữ được bí mật, an toàn.

   Trận Lộc Ninh ngày 5 tháng 4 năm 1972, Nguyễn Thế Cự phụ trách đường dây ở hướng chủ yếu của trung đoàn dài 6 ki-lô-mét. Máy bay địch đánh phá ác liệt, đường dây bị đứt hàng chục lần, lần nào đồng chí củng dũng cảm vượt qua bom đạn đi nối dây kịp thời. Có lần bom nổ gần, đất lấp kín người, đồng chí ngất đi, khi tỉnh dậy, lại tiếp tục đi nối dây. Đường dây do Nguyễn Thế Cự phụ trách bảo đảm thông suốt, phục vụ đâc lực cho chỉ huy chiến đấu.

   Có lần Nguyễn Thế Cự đang làm nhiệm vụ ở sở chỉ huy với tham mưu trưởng trung đoàn thì máy bay địch đến đánh phá. Một quả bom bi rơi ngay chỗ làm việc, Nguyễn Thế Cự nhanh chóng nằm đè lên quả bom. Quả bom không nổ, nhưng hành động dũng cảm của đồng chí được mọi người mến phục tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Thế Cự được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG ĐẶNG VĂN LỢI



   Đặng Văn Lợi (tức Văn Lồi) sinh năm 1937, dân tộc Dao, quê ở xã Vinh Tiền, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 6 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, tiểu đội phó thông tin, đại đội 18 trung đoàn 1 sư đoàn 324 Quân khu Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1969 đến năm 1972, Đặng Văn Lợi tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên. Trong điều kiện bom đạn ác liệt, đồng chí đã chỉ huy và dẫn đầu tổ dũng cảm, mưu trí vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt. Nhiều lần Đặng Văn Lợi bị ngất vì sức ép của bom, tỉnh dậy lại tiếp tục làm nhiệm vụ; hàng chục lần chưa kịp ăn, nhịn đói vẫn đi nối dây. Đặng Văn Lợi đã nối dây gần một nghìn lần trong lúc địch đang đánh phá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chiến đấu, nêu gương cho toàn đơn vị học tập.

   Tháng 7 năm 1969, trong chiến dịch A Bia (tây Thừa Thiên), địch dùng phi pháo đánh hàng trăm lần vào đoạn đường dây và 6 lần bộ binh địch nống ra cắt dây, lần nào Đặng Văn Lợi cũng dẫn đầu tổ đi nối chữa. Có lần bơi qua sông A Sáp, nước chảy mạnh cuốn đồng chí vào đá, ngất đi, được anh em dìu vào bờ, khi tỉnh dậy, đồng chí lại tiếp tục làm nhiệm vụ.

   Tháng 7 năm 1970, phục vụ cho trận đánh điểm cao 935 (Cốc Bai), Đặng Văn Lợi đảm nhiệm đoạn đường dây hơn 2 ki-lô-mét. Địch đánh phá rất ác liệt, trung bình mỗi ngày đường dây bị đứt 10 đến 12 lần, có ngày đứt 27 lần. Suốt 23 ngày đêm liên tục bám trọng điểm, đồng chỉ đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, giữ vững đường dây thông suốt. Đặc biệt, ngày 12 tháng 7, trong khi làm nhiệm vụ, bị bom nổ gần, đất vùi gần kín người Đặng Văn Lợi bị ngất. Khi tỉnh dậy, không đi được, đồng chí dùng hết sức lực còn lại bò đi tìm hai đầu dây đứt nối lại. Nhờ đó thồng tin liên lạc được giữ vững.

   Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), tuy sức khỏe giảm sút Đặng Văn Lợi vẫn quyết tâm xin đi chiến đấu. Hành động của đồng chí đã cổ vũ và động viên mọi người trong đơn vị hăng hái chiến đấu.

   Trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972, Đặng Văn Lợi không hề nghỉ một ngày. Nhiều đợt, liền trong 10 ngày đồng chí ăn, ngủ ngay trên đường rải dây. Hàng trăm lần máy bay địch đánh phá ác liệt, Đặng Văn Lợi vẫn lao vào chỗ nguy hiểm nối dây phục vụ tốt cho chỉ huy chiến đấu.

   Đặng Văn Lợi luôn xung phong; gương mẫu trong mọi công việc và tích cực giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ.

   Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Đặng Văn Lợi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #104 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:06:31 pm »

ANH HÙNG PHẠM VĂN DẪN



   Phạm Văn Dẫn sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Dương huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 1 súng máy cao xạ 12,7 ly thuộc tiểu đoàn 24 sư đoàn 7 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1966 đến năm 1973, Phạm Văn Dẫn chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, đã tham gia gần 400 trận. Đồng chí luôn bình tĩnh, dũng cảm, chỉ huy đơn vị đánh máy bay, đánh bộ binh đều giỏi. Riêng Phạm Văn Dẫn trực tiếp bắn rơi 12 máy bay và diệt nhiều bộ binh địch.

   Ngày 12 tháng 3 năm 1969, đồng chí chỉ huy khẩu đội bắn rơi 4 máy bay địch.

   Ngày 11 tháng 9 năm 1969, mặc cho máy bay địch đánh phá ác liệt vào trận địa, Phạm Văn Dẫn chỉ huy khẩu đội đánh trả địch quyết liệt, thu hút hỏa lực địch về phía mình để hạn chế thiệt hại cho đơn vị bạn, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu thắng lợi. Trận này, đại đội đồng chí bắn rơi 3 máy bay. Riêng Phạm Văn Dẫn dùng súng AK bắn rơi 1 chiếc.

   Trận đánh ngày 13 tháng 6 năm 1972, đồng chí chỉ huy đại đội chiến đấu rất dũng cảm, lúc đánh máy bay, lúc đánh bộ binh địch, hạ 1 máy bay AD6 diệt 40 tên. Riêng đồng chí diệt 15 tên. Trận đánh thắng lợi đã làm thất bại âm mưu của địch đến giải tỏa An Lộc.

   Trận Đức Vinh ngày 19 và 20 tháng 9 năm 1972, địch cho máy bay, pháo binh bắn phá ác liệt và bộ binh địch từ ba hướng tiến đánh trận địa của đơn vị. Ngay ngày đầu, Phạm Văn Dẫn chỉ huy đơn vị bắn rơi 4 máy bay, đánh lui các đợt phản kích của bộ binh địch. Ngày hôm sau, máy bay địch lại đến đánh vào trận địa, đồng chí phán đoán chính xác đường bay, chỉ huy linh hoạt, ngay từ những loạt đạn đầu đã bắn rơi 3 chiếc. Số máy bay địch còn lại bỏ chạy. Kết quả, trong 2 ngày, đơn vị Phạm Văn Dẫn đã bắn rơi 7 máy bay địch, giữ vững trận địa.

   Ngày 16 tháng 10 năm 1972, đơn vị đồng chí làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh đánh địch ở Vĩnh Tường. Phạm Văn Đẫn chỉ huy mưu trí, vừa đánh trả máy bay quyết liệt, vừa tổ chức lực lượng đánh bộ binh địch khi chúng phản kích vào trận địa. Đơn vị đồng chí bắn rơi 1 chiếc AD6, diệt 30 tên địch. Riêng Phạm Văn Dẫn diệt được 10 tên, thu 1 súng.

   Phạm Văn Dẫn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt; bản thân gương mẫu trong mọi việc, tích cực học tập, khiêm tốn giản dị, được mọi người yêu mến.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hậng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 9 bằng khen và giấy khen, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Phạm Văn Dẫn được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG HOÀNG VĂN VẺ



   Hoàng Văn Vẻ sinh năm 1947, dân tộc Mường, quê ở xã Thu Cúc, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 6 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 1 súng phun lửa, tiểu đoàn 961 Cục hóa học Bộ Tổng Tham mưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến năm 1972, Hoàng Văn Vẻ tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, bị thương không rời trận địa. Hoàng Văn vẻ đã chỉ huy đơn vị diệt gần hai trăm tên địch, bẳn cháy 8 xe tăng, phá hủy 15 đại liên, 20 nhà bạt. Riêng đồng chí diệt 30 tên, bắn cháy 2 xe tăng, phá hủy 2 đại liên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trận đánh ngày 27 tháng 4 năm 1968, khi nổ súng, hỏa lực địch bắn mạnh cản đường tiến của bộ binh ta, Hoàng Văn Vẻ dẫn đầu tổ thọc thẳng vào vị trí địch, dùng súng phun lửa diệt các hỏa điểm của chúng, tạo thuận lợi cho bộ binh xông lên. Khi gần địch không dùng được súng phun lửa, đồng chí dùng lựu đạn, thủ pháo diệt địch. Trận này, đồng chí diệt 6 tên, phá hủy 1 đại liên.

   Trận phục kích địch bỏ chạy từ đường 9 về Bản Đông ngày 18 tháng 3 năm 1971, Hoàng Văn Vẻ bị thương vào gáy, máu chảy nhiều, nhưng đồng chí vẫn chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Tổ Hoàng Văn Vẻ diệt 57 tên địch, bắn cháy 4 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 24 tên, bắn cháy 2 xe tăng.

   Hoàng Văn Vẻ luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt, hết lòng thương yêu đồng đội. Nhiều lần ngay trong lúc đang chiến đấu, hỏa lực địch bắn rất mạnh, đồng chí vẫn bình tĩnh băng bó chu đáo cho đồng đội bị thương.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Hoàng Văn Vẻ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #105 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:10:15 pm »

ANH HÙNG ĐỖ HOÀI NAM



   Đỗ Hoài Nam sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Hội Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 12 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là bác sĩ, viện trưởng viện quân y Đ.72 thuộc Cục Hậu cần Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1961 đến năm 1973, Đỗ Hoài Nam đảm nhiệm nhiều cương vị công tác. Ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc hết sức mình. Thời gian phụ trách bệnh viện, đồng chí hết lòng phục vụ, dù khó khăn gian khổ, ác liệt thế nào cũng tìm mọi cách vượt qua, giành lại sự sống cho thương binh, bệnh binh. Đỗ Hoài Nam đã mổ 1.200 trường hợp an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí tích cực rút kinh nghiệm, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, mổ giỏi các vết thương lồng ngực, bụng, chân tay và sọ não. Đỗ Hoài Nam đã mổ nhiều trường hợp thương binh có vết thương rất hiểm nghèo, như mổ hộp sọ não lấy ngoại vật, khâu vá màng não; mổ vết thương cột sống, hồi phục hai chân của thương binh đã bị liệt; khâu nối mạch máu lớn, cứu sống nhiều trường hợp vết thương đứt mạch máu; mổ xử trí bọc phòng mạch máu, cứu sống 148 thương binh; mổ vết thương vừa vỡ gan vừa thủng dạ dày ở tình trạng nguy kịch; mổ lồng ngực, xử trí những trường hợp vết thương phổi, cứu sống 32 thương binh; khâu nối thần kinh ngoại vi, thanh toán được nhiều trường hợp tàn tật; khâu thận bảo tồn cho một thương binh vỡ thận; đóng đinh nội tủy cứu sống được thương binh bị gãy cả 2 xương đùi.

   Với những thành công trên, Đỗ Hoài Nam đã đúc kết thành tài liệu khoa học và kinh nghiệm giúp trên phổ biến cho toàn ngành quân y của Miền thực hiện đạt kết quả tốt.

   Ngoài nhiệm vụ chủ yếu, Đỗ Hoài Nam còn tích cực tham gia giảng dạy ở trường đào tạo bác sĩ, tích cực hướng dẫn kèm cặp hàng chục y sĩ làm được phần lớn công việc của bác sĩ.

   Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 17 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Đỗ Hoài Nam được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC ĐẮC



   Nguyễn Ngọc Đắc sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 3 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, bác sĩ đội trưởng đội phẫu thuật tiểu đoàn 24 sư đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ khi nhập ngũ đến năm 1973, Nguyễn Ngọc Đắc phục vụ trong ngành quân y, trưởng thành từ chiến sĩ cứu thương lên bác sĩ, luôn nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ. Ở cương vị nào, đồng chí cúng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Năm 1971 và năm 1972, Nguyễn Ngọc Đắc phụ trách đội phẫu thuật phục vụ chiến dịch Đường 9 -Nam Lào và chiến dịch Quảng Trị. Tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, đồng chí luôn tận tụy phục vụ thương binh, bệnh binh, không kể ngày đêm; nhiều ngày làm việc từ 14 đến 15 giờ; có lúc đứng mổ cho thương binh 5, 6 giờ liền. Nhiều khi đang mổ, bom đạn địch nổ gần, Nguyễn Ngọc Đắc vẫn bình tĩnh, tiếp tục làm việc. Có lần bị thương gãy một xương sườn, ho ra máu, đơn vị cho về tuyến sau, đồng chí vẫn xin ở lại làm nhiệm vụ.

   Nguyễn Ngọc Đắc chịu khó học tập, đi sâu nghiên cứu khoa học, kỹ thuật nên trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Nguyễn Ngọc Đắc đã mổ hơn 200 trường hợp an toàn, có trên 70 trường hợp vết thương hiểm nghèo như ruột bị thủng nhiều lỗ; vỡ lách, chảy máu bên trong, sau 48 tiếng đồng hồ mới đưa về đội điều trị; phổi nát và bị đứt động mạch; gan bị giập và ruột bị thủng 18 lỗ; vết thương sọ não có triệu chứng bị liệt... cũng được chữa khỏi.

   Nguyễn Ngọc Đắc luôn quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho mọi người trong đội phẫu thuật, đã kèm cặp 2 y sĩ làm được nhiều phần việc của bác sĩ, 3 y tá làm được nhiều phần việc của y sĩ và đã góp phần chủ yếu đào tạo được 100 y tá, bổ sung cho các đơn vị trong sư đoàn.

   Đồng chí luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 18 bằng khen và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Ngọc Đắc được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #106 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:14:00 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ E



   Nguyễn Thị E (tức Dân Đoàn), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là y tá bộ đội địa phương quận Giồng Trôm tỉnh Bến Tre, Bộ chỉ huy miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1964 đến tháng 8 năm 1966, Nguyễn Thị E tham gia dân quân tại địa phương. Khi làm quân báo, đồng chí thường ra vào các quận Giồng Trôm, Bình Đại, Châu Thành và thị xã Bến Tre nắm tình hình địch. Nhiều lần máy bay, pháo binh địch đánh vào ấp, xã, đồng chí nhanh chóng đi cứu chữa cho đồng bào bị thương.

   Từ cuối năm 1966 đến năm 1968, làm y tá ở quận Giồng Trôm, Nguyễn Thị E luôn đi sát các đơn vị chiến đấu, không kể ngày đêm, lúc nào có thương binh đến là cứu chữa ngay. Có lần đi cứu chữa thương binh, bị địch phục kích bắt được, tra tấn rất dã man, nhưng đồng chí không khai báo gì, buộc chúng phải thả về.

   Từ năm 1969 đến năm 1973, Nguyễn Thị E phụ trách trạm thu dung thương binh. Trạm có 3 người, đồng chí là y tá và 2 hộ lý, thường xuyên phục vụ trên 20 thương binh (có lúc trên 30 thương binh). Đồng chí luôn nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ, làm việc không kể ngày đêm, chăm sóc thương binh chu đáo. Nhiều lần máy bay, pháo binh địch đánh phá ác liệt vào khu vực trạm, đồng chí bình tĩnh, nhanh chóng dìu, cõng thương binh xuống hầm. Nhiều lần địch càn vào khu vực trạm, Nguyễn Thị E động viên các đồng chí khác cùng mình chuyển kịp thời tất cả thương binh đến nơi an toàn.

   Quá trình điều trị cho thương bệnh binh, với kiến thức được bồi dưỡng và học tập các đồng chí khác, Nguyễn Thị E đã tận dụng những dược liệu sẵn có ở địa phương, pha chế một số thuốc đông y phục vụ người bệnh, tiết kiệm cho công quỹ hàng nghìn đồng.

   Vừa làm tốt công tác điều trị, vừa làm tốt công tác nuôi dưỡng thương binh, đồng chí tranh thủ những giờ nghỉ, đi bắt cá, hái rau... cải thiện bữa ăn cho anh em.

   Đóng quân ở đâu, đồng chí cũng tích cực giúp đỡ nhân dân, chữa bệnh cho người ốm. Nhiều lần Nguyễn Thị E cải trang, vào sát vị trí địch, chửa cho đồng bào bị các bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Thị E còn tích cực làm công tác dân vận, vận động nhân dân góp người, góp của cho cách mạng, bất cứ lúc nào cũng tích cực làm công tác địch vận, đã vận động được 25 gia đình binh sĩ ngụy gọi chồng con bỏ hàng ngũ địch trở về nhà làm ăn.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 26 bằng khen và giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Thị E được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vú trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG BÙI VĂN QUẢNG



   Bùi Văn Quảng sinh năm 1947, dân tộc Kinh, nhập ngũ tháng 9 năm 1965, quê ở xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Khi được tuyên dương Anh hừng, đồng chí là trung đội trưởng vận tải (xe đạp thồ) đại đội 3 tiểu đoàn 44 Cục hậu cần Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1966 đến năm 1973 Bùi Văn Quảng làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại chiến trường Đông Nam Bộ. Khi là chiến sĩ nuôi quân, đồng chí luôn chịu khó công tác, thức khuya dậy sớm nấu nướng, bảo đảm sức khỏe cho anh em.

   Khi làm nhiệm vụ vận chuyển hàng, Bùi Văn Quảng luôn nêu cao tinh thần vượt mọi khó khăn, ác liệt, dũng cảm bám đường, bám tuyến bền bỉ công tác. Mỗi tháng đồng chí có mặt trên tuyến đường từ 28 đến 29 ngày. Chiến dịch vận chuyển nào đồng chí cũng tham gia từ đầu đến cuối và luôn dẫn đầu đơn vị về năng suất thồ hàng. Bùi Văn Quảng đả chuyển được 35 tấn hàng tới đích đầy đủ. Dù nắng mưa, nguy hiểm, hàng vẫn được bảo quản tốt. Đồng chí còn kết hợp vận chuyển hai chiều, đưa được trên 300 thương binh về phía sau an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Đặc biệt, trong chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, làm nhiệm vụ vận chuyển phục vụ các đơn vị chiến đấu ở Lộc Ninh, mặc cho địch đánh phá ác liệt, Bùi Văn Quảng động viên và dẫn đầu trung đội vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, bám sát các đơn vị chiến đấu, đưa hàng đến kịp thời. Suốt 6 tháng liền, đồng chí không nghỉ một ngày nào, luôn dẫn đầu tiểu đoàn về năng suất (trung bình mỗi chuyến 400 ki-lô-gam). Trung đội đồng chí cũng luôn dẫn đầu tiểu đoàn về năng suất. Trong chiến dịch này, Bùi Văn Quảng đã chuyển được 11 tấn hàng ra phía trước, phục vụ chiến đấu và chuyển 94 thương binh về tuyến sau an toàn.

   Bùi Văn Quảng hết lòng thương yêu đồng đội, ba lần xông vào lửa đạn cứu được 4 đồng chí bị thương ra khỏi khu vực địch đang đánh phá.

   Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 28 bằng khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Bùi Văn Quảng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #107 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:16:10 pm »

ANH HÙNG BÙI VĂN MINH



   Bùi Văn Minh sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 6 vận tải, tiểu đoàn 231 trung đoàn 230 cục hậu cần Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến năm 1973, Bùi Văn Minh làm nhiệm vụ vận tải ở chiến trường Tây Nguyên, tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn bền bỉ khắc phục khó khăn, tận tụy phục vụ. Năm nào Bùi Văn Minh củng tham gia vận chuyển hàng trung bình 270 ngày, tích cực cải tiến cách mang vác để tăng cân, tăng chuyến, đưa năng suất ngày một cao. Đồng chí thường nhận chuyển những hàng cổng kềnh, nhường hàng gọn, dễ mang cho đồng đội. Năng suất vận chuyển bình quân của Bùi Văn Minh là 80 ki-lô-gam một chuyến.

   Nhiều khi do yêu cầu gấp, đồng chí đã mang 130 ki-lô-gam mỗi chuyến trong gần một tháng liền; có chuyến một mình mang 4 viên đạn ĐKB nặng 184 ki-lô-gam.

   Năm 1971, vận chuyển bằng xe đạp, đường hẹp, dốc cao, chỉ tiêu 100 ki-lô-gam mỗi chuyến Bùi Văn Minh thường đạt 125 ki-lô-gam một chuyến, có chuyến đạt 230 ki-lô-gam.

   Tính chung trong 5 năm, đồng chí đã chuyển được 100 tấn hàng, giao đủ, kịp thời gian quy định, hàng được bảo quản tốt.

   Tháng 7 năm 1970, địch càn vào khu căn cứ của ta. Để bảo vệ hàng, tổ đồng chí đã chiến đấu rất dũng cảm. Quá trình chiến đấu, anh em bị thương, chỉ còn một mình Bùi Văn Minh vẫn kiên trì bám trận địa, đánh địch. Sau một ngày chiến đấu quyết liệt, đồng chí đánh lui 5 đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên, giữ vững được khu kho và bảo vệ thương binh an toàn.

   Bùi Văn Minh luôn khiêm tốn, giản dị, chịu khó học hỏi mọi người được đồng đội tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 8 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Bùi Văn Minh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG Y BUÔNG



   Y Buông sinh năm 1946, dân tộc Xê-đăng, quê ở xã Đắc Na, huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum, nhập ngũ tháng 3 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó nuôi quân thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 304 bộ đội địa phương Công Tum, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Y Buông tham gia phục vụ cách mạng từ khi còn nhỏ, 13 tuổi đã làm liên lạc đưa đường cho cán bộ ra vào vùng tạm chiếm hoạt động. Trong khi làm nhiệm vụ, nhiều lần gặp nguy hiểm, đồng chí vẫn bình tĩnh, linh hoạt bảo vệ cán bộ an toàn .

   Từ năm 1960 đến năm 1973, Y Buông làm công tác nuôi quân. Công việc gặp nhiều khó khăn, đồng chí vẫn kiên trì, bền bỉ, tận tụy phục vụ, không quản ngại. Đồng chí làm việc quanh năm suốt tháng không nghỉ, năng suất có lúc bằng hai người. Những khi thiếu thốn lương thực, thực phẩm, Y Buông tích cực tìm kiếm củ rừng rau rừng, bát cua, ốc... để cải thiện bữa ăn cho đơn vị. Những đồng chí ốm được đồng chí chăm sóc chu đáo, nhiều khi nhường cả khẩu phần ăn của mình cho đồng đội, còn mình ăn đói hoặc ăn rau rừng trừ bữa.

   Ngoài việc khắc phục khó khăn bảo đảm bữa ăn hàng ngày, Y Buông còn tìm mọi cách kiếm thức ăn nuôi thường xuyên 5, 6 con lợn và hàng chục con gà, cung cấp thêm mỗi năm hơn 3 tạ thịt lợn và trên 100 con gà góp phần cải thiện đời sống cho đơn vị.

   Đặc biệt, từ năm 1968, làm nhiệm vụ nuôi quân ở đơn vị chiến đấu, phải hành quân cơ động vất vả, Y Buông luôn bám sát đơn vị. Nhiều khi hành quân 5, 6 đêm liền; ban ngày không nghỉ, đồng chí đào bếp, kiếm củi, nấu cơm cho đơn vị ăn đầy đủ, kịp thời.

   Quá trình phục vụ chiến đấu, hàng trăm lần trong hoàn cảnh bom đạn địch đánh phá ác liệt, Y Buông vẫn tìm mọi cách nấu được cơm và mang đến trận địa cho bộ đội.

   Y Buông luôn gương mẫu về mọi mặt, hăng say với nhiệm vụ, hết lòng thương yêu đồng đội, sống giản dị, khiêm tốn, được mọi người yêu mến.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 16 bằng khen và giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Y Buông được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #108 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:18:19 pm »

ANH HÙNG TRƯƠNG QUANG THỌ



   Trương Quang Thọ sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trương Quang Thọ tham gia du kích từ năm 1965, qua nhiều cương vị công tác: chiến sĩ du kích, thôn đội trưởng, xã đội phó, xã đội trưởng; ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã tham gia chiến đấu 23 trận, trận nào củng dũng cảm, mưu trí, tích cực tiêu diệt địch; đơn vị do đồng chí chỉ huy đã diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Trương Quang Thọ diệt 65 tên, bắt 1 trung úy tình báo, bắn cháy 14 xe tăng, xe bọc thép, đánh chìm, đánh hỏng 7 tàu, thu 2 súng.

   Nơày 13 tháng 7 năm 1967, thấy xe tăng địch đi về hướng Diên Hà (Quảng Trị), đồng chí cải trang làm người đi đánh cá, nhanh chóng đặt mìn đón xe địch. Một chiếc xe đi qua trúng mìn bốc cháy.

   Trận đánh tàu ở cảng Cửa Việt ngày 12 tháng 3 năm 1970 Trương Quang Thọ cùng 3 đồng đội hành quân 15 ki-lô-mét, vượt qua nhiều tuyến phòng thủ của địch, phục kích một tàu vận tải và 1 tàu tuần tiễu từ ngoài khơi chạy vào. Đồng chí bình tĩnh chờ cho chúng vào thật gần mới nổ súng, với 2 quả đạn B41, bắn chìm cả 2 chiếc tàu địch.

   Trận đánh tàu ở cảng Cửa Việt lần thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 1970, tổ Trương Quang Thọ bơi từ ngoài biển vào cảng. Phát hiện một chiếc tàu vận tải, đồng chí bắn 1 quả đạn trúng buồng lái; chiếc tàu bốc cháy rồi chìm ngay. Bọn địch lập tức điều xe tăng và bộ binh đến bao vây khu cảng. Chúng bắn phá và tìm rất gắt gao, tổ đồng chí vẫn mưu trí, bí mật rút về hậu cứ an toàn.

   Trận ngày 14 tháng 12 năm 1971, tổ của Trương Quang Thọ đã diệt được tên Thí là một nhân viên tình báo ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân trong xã. Sợ bị giết, ban đêm nó thường ngủ trong khu tập trung, có lính canh phòng cẩn mật. Đồng chí dẫn đầu một tổ, cải trang làm lính địch, vào tận chỗ ngủ giết chết tên này. Khi trở ra tổ Trương Quang Thọ còn tiến công bọn lính gác, làm chúng chạy tán loạn. Diệt được tên Thí, nhân dân địa phương rất phấn khởi.

   Suốt quá trình công tác, Trương Quang Thọ tích cực chăm lo xây dựng phong trào dân quân du kích ở địa phương, luôn xung phong, gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được nhân dân tin yêu.

   Đồng chí được tặng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba,’ 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Trương Quang Thọ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG VĂN THỊ XUÂN



   Văn Thị Xuân sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Bình Trị Thiên. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội phó xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Văn Thị Xuân tham gia phục vụ cách mạng từ khi còn nhỏ. Lúc ít tuổi, đồng chí làm liên lạc dẫn đường cho du kích, cán bộ hoạt động trong vùng và dẫn đường cho bộ đội đánh địch ở các căn cứ La Vang, Mai Lĩnh... Từ năm 1967 đến đầu năm 1973, đồng chí tham gia du kích, hoạt động lúc bí mật, lúc công khai tại địa phương, vận động quần chúng xây dựng cơ sở, trực tiếp chỉ huy du kích chiến đấu. Mặc dù địch ra sức lùng sục, càn quét tại địa phương nhiều lần, hoạt động có nhiều khó khăn, đồng chí kiên quyết bám đất, bám dân. Văn Thị Xuân đã chỉ huy tổ du kích bí mật chiến đấu hơn 100 trận, diệt 300 tên địch, phá hủy 4 xe quân sự, gần một trăm súng các loại.

   Trong quá trình làm nhiệm vụ, Văn Thị Xuân bị địch bắt giam 15 lần. Mặc cho chúng dùng mọi cực hình, đánh đập, tra tấn, nhiều lần bị ngất, đồng chí vẫn kiên cường chịu đựng, không khai báo gì.

   Tháng 2 năm 1970, địch bắt được Văn Thị Xuân, đánh đập rất tàn nhẫn rồi liên tục bơm nước xà phòng lẫn ớt vào mồm và đạp vào bụng cho nước chảy ra hậu môn; sau đó lại buộc thừng vào chân treo ngược lên xà nhà, mỗi lần hạ xuống, chúng thả đồng chí ngập mặt vào thùng nước xà phòng. Cứ như thế trong 5 giờ đồng hồ liền, vẫn một mực không khai. Cuối cùng, địch phải thả đồng chí. Tấm gương kiên cường, bất khuất của Văn Thị Xuân đã cổ vũ nhiều chị em khác trong trại giam và nhân dân địa phương noi gương học tập.

   Văn Thị Xuân luôn chú trọng xây dựng lực lượng dân quân du kích ở địa phương, gương mẫu trong mọi công tác, ngoài nhiệm vụ chủ yếu, đồng chí còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân bán gạo cho bộ đội, tham gia đi dân công phục vụ chiến đấu... Riêng đồng chí đã góp 120 ngày công vận tải đạn phục vụ bộ đội chiến đấu, mua được 14 tấn gạo cho bộ đội.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Văn Thị Xuân được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM