Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:55:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 208884 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #90 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:28:55 pm »

ANH HÙNG TRẦN DUY HOAN



   Trần Duy Hoan sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đổng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng thông tin thuộc đại đội 5 tiểu đoàn 8 trung đoàn 134 Bộ tư lệnh Thông tin Liên lạc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Là chiến sĩ thông tin đường đây, tuy sức khỏe yếu, nhưng Trần Duy Hoan luôn cố gắng công tác, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Lào và chiến đấu ở Trị - Thiên.

   Đặc biệt, trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Trần Duy Hoan phụ trách một tổ bảo đảm 15 ki-lô-mét đường đâv, địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn có mặt ơ các trọng điểm, cùng đồng đội kiên trì bám máy, bám dây. Trần Duy Hoan đã đi nối dây 157 lần trong lúc địch đánh phá ác liệt, có lần bị thương vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Trần Duy Hoan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững thông tin, liên lạc, bảo đảm cho cấp trên chỉ huy đơn vị chiến đấu kịp thời.

   Ngày 29 tháng 3 năm 1972, máy bay, pháo binh địch đánh phá dữ dội, đường dây bị đứt hai khoảng cột, Trần Duy Hoan bị 3 vết thương. Tuy máu ra nhiều, nhưng do yêu cầu bảo đảm thông tin chỉ huy chiến đấu, đồng chí vẫn cố gắng nối dây.

   Ngày 15 tháng 5 năm 1972, máy bay địch đánh phá liên tục từ 6 giờ đến 18 giờ vào đường dây do tổ Trần Duy Hoan phụ trách. Đổng chí đề xuất ý kiến và cùng tổ mắc dây vòng qua trọng điểm. Trong quá trình mắc dây, Trần Duy Hoan phá hàng chục quả bom bi để dọn đường, bảo đảm an toàn cho đồng đội.. Nhờ đó thông tin liên lạc được thông suốt.

   Từ ngày 10 đến ngày 28 tháng 6 năm 1972, nhiệm vụ thông tin liên lạc rất khẩn trương, bòm đạn địch đánh phá ác liệt, có ngày dây bị đứt tới 10 lần. Bất kể nguy hiểm, Trần Duy Hoan lặn lội ngày đêm đi nối dây, bảo đảm cho đơn vị liên lạc kịp thời.

   Ngày 6 tháng 8 năm 1972, nhiều lần máy bay B.52 đánh bom đứt nhiều đoạn dây, Trần Duv Hoan động viên tổ quyết tâm nối, chữa. Riêng đồng chí, đi nối dây 1 ngày 1 đêm không nghỉ. Sau khi làm xong phần việc của tổ mình, Trần Duy Hoan còn tiếp tục giúp tổ bạn nhanh chóng khôi phục đường dây, kịp thời bảo đảm cho chỉ huy chiến đấu.

   Trần Duy Hoan tích cực học hỏi đồng đội, trình độ kỹ thuật ngày một nâng cao, nhiệt tình giúp đỡ anh em mới nhanh chóng nắm vững kỹ thuật.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 2 bằng khen và nhiều giấy khen.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Trần Duy Hoan được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG MAI NGỌC THOẢNG



   Mai Ngọc Thoảng sinh năm 1953, dân tộc Mường, quê ở xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 1 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, tiểu đội trưởng thông tin thuộc đại đội 18, trung đoàn 48, sư đoàn 320, Mặt trận B5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Năm 1972 Mai Ngọc Thoảng tham gia chiến dịch Quảng Trị, trong điều kiện bom đạn hết sức ác liệt, đồng chí đã chỉ huy và dẫn đầu tiểu đội, dũng cảm, mưu trí vượt qua mọi khó khàn, nguy hiểm để sửa chữa đường dây; nhiều lần gặp địch anh đã tích cực đánh lui chúng. Hàng chục lần, Mai Ngọc Thoảng nằm ngay ở bãi bom, pháo để nối dây nhiều khí bị bom vùi, tỉnh dậy lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nêu tấm gương tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập.

   Đêm 3 tháng 4 năm 1972, cùng một chiến sĩ đi kiểm tra đường dây (đoạn gần Cam Lộ) gặp địch, Mai Ngọc Thoảng nhanh chóng nổ súng diệt 2 tên, gọi hàng 1 tên. Bọn còn lại hốt hoảng bỏ chạy, đường dây được bảo vệ an toàn.

   Ngày 5 tháng 7 năm 1972, trong Thành cổ Quảng Trị, sau 12 giờ làm việc liên tục, đường dây được sửa chữa xong, vừa về đến hầm thì bị pháo bắn đứt; mặc cho bộ binh địch phản kích, Mai Ngọc Thoảng lao ra khỏi hầm, vượt qua bom đạn đi nối dây. Sau 10 phút, đường dây được thông suốt, phục vụ tốt cho chỉ huy chiến đấu.

   6 giờ sáng ngày 13 tháng 7 năm 1972, địch bắn phá ác liệt vào Thành cổ Quảng Trị, đường, dây bị đứt nhiều đoạn, Mai Ngọc Thoảng lợi dụng những hố bom, pháo bò đi nối dây, kịp thời phục vụ cho chỉ huy chiến đấu.

   5 lần Mai Ngọc Thoảng xung phong vượt sông Thạch Hãn dưới làn bom đạn địch để nối, chữa đường dây, lần nào đồng chí cũng hoàn thành nhiệm vụ.

   Đặc biệt, ngày 14 tháng 7 năm 1972, khi đang vượt sông thì hàng chục quả pháo bắn tới, có quả nổ cách 10 mét, nâng bổng người lên rồi nhấn chìm xuống, Mai Ngọc Thoảng vẫn cắn chặt dây vào miệng, tiếp tục bơi vào bờ. Đồng chí bị ngất, khi tỉnh dậy lại tiếp tục nối, sửa dây.

   Cuối tháng 7 năm 1972, tiểu đội Mai Ngọc Thoảng còn 5 người. Địch đánh phá ngày thêm ác liệt, trời mưa nhiều, nhiệm vụ bảo đảm đường dây trong Thành cổ gập nhiều khó khăn, đồng chí đã động viên anh em: "Dù khó khăn ác liệt thế nào, cũng cương quyết giữ vững thông tin liên lạc". Tiểu đội Mai Ngọc Thoảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong suốt giai đoạn cuối của chiến dịch.

   Mai Ngọc Thoảng luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt, gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, lúc nào cũng nhường thuận lợi cho bạn, nhận khó khăn về mình; nhiều lần làm thay nhiệm vụ cho anh em khác ngủ. Những lúc thiếu thốn, đồng chí nhường cơm, sẻ áo cho thương binh; khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 bằng khen.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Mai Ngọc Thoảng được Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #91 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:31:38 pm »

ANH HÙNG BÙI TRUNG THÀNH



   Bùi Trung Thành sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1961, xuất ngũ tháng 4 năm 1964, tái ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 16 súng máy 12,7 mi-li-mét thuộc trung đoàn 48 sư đoàn 320 Mặt trận B5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Năm 1968, Bùi Trung Thành tham gia chiến đấu ở Khe Sanh (Quảng Trị), đồng chí đã chỉ huy trung đội chiến đấu dũng cảm, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trung đội Bùi Trung Thành đã bắn rơi 17 máy bay Mỹ.

   Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, đồng chí làm đại đội phó, sau lên đại đội trưởng, ở cương vị nào Bùi Trung Thành cũng hoàn thành nhiệm vụ chỉ huy đơn vị hạ nhiều máy bay Mỹ, chi viện đắc lực cho bộ binh. Nhiều lẩn bị phản kích vào trận địa, đổng chí dẫn đầu đơn vị, dùng súng bộ binh xung phong tiêu diệt địch, đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, giữ vững trận địa. Đơn vị Bùi Trung Thành đã bắn rơi 12 máy bay Mỹ, diệt 70 tên, bắt 6 tên. Riêng anh bắn rơi tại chỗ 1 máy bay, diệt 5 tên địch, bắt 1 tên, thu 2 súng, 1 xe mô tô, 1 máy vô tuyến điện.

   Tháng 5 năm 1972, ở Ái Tử, Bùi Trung Thành làm đại đội phó, đi cùng một trung đội. Khi chuẩn bị chiến đấu, địch tập trung máy bay, pháo binh đánh phá ác liệt vào trận địa, đồng chí đi sát động viên từng người và trực tiếp chiến đấu, chi viện tốt cho bộ binh tiêu diệt địch.

   Ngày 14 tháng 7 năm 1972, ở nam Thành Quảng Trị, trong lúc pháo địch đang đánh phá ác liệt vào trận địa, thấy một máy bay lên thẳng bay qua, Bùi Trung Thành hạ lệnh bắn nhưng chiến sĩ thao tác chậm, sợ lỡ mất thời cơ, đồng chí trực tiếp bắn, hạ tại chỗ chiếc máy bay. Trong máy bay có tên đại tá Nguyễn Trọng Bảo sư đoàn phó ngụy.

   Trong tháng 7 năm 1972, nhiều lần địch sử dụng lực lượng từ đại đội đến tiểu đoàn phản kích lên trận địa của đơn vị. Ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ huy đơn vị chiến đấu, Bùi Trung Thành còn làm phần việc của chính trị viên (vì chính trị viên hy sinh), đi sâu sát, động viên xây dựng quyết tâm cho mọi người. Đại đội Bùi Trung Thành đã trở thành một tập thể chiến đấu kiên cường, bền bỉ trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của chiến dịch.

   Bùi Trung Thành luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, chịu khó rút kinh nghiệm trong chiến đấu, không ngừng nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy; gương mẫu về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng hai, 1 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Bùi Trung Thành được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền, Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG ĐẶNG ĐÌNH KHANH
(LIỆT SĨ)



   Đặng Đình Khanh, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội phó đại đội 6 đặc công, đoàn 8, Bộ Tư lệnh Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1969, Đặng Đình Khanh, làm nhiệm vụ đánh tầu địch ở sông Năm Căn (Cà Mau), ở khu vực tầu đậu, địch bố trí hệ thống đèn pha rất sáng, đặt nhiều chất nổ và vật chướng ngại ở dọc hai bên mép nước; dưới sông chúng đặt máy thu tiếng động; trên bờ địch đi tuần tra canh gác, thỉnh thoảng địch bắn súng và ném lựu đạn xuống xưng quanh tầu; dùng xà lan chặn ngang dòng nước chảy mạnh để tạo dòng nước xoáy lớn gây khó khăn cho ta khi tiến đánh...

   Với quyết tâm chiến đấu cao đồng chí đã dũng cảm, mưu trí nhiều lần bơi lội 5, 6 tiếng đồng hồ liền vào khu vực tầu đậu để trinh sát, và tổ chức đánh địch. Đặng Đình Khanh 3 lân cùng đồng đội đặt thuốc nổ áp sát vào tầu địch đánh chìm 3 chiếc, diệt hàng trăm tên, trong đó có nhiều sĩ quan, nhân viên kỹ thuật, phá hủy nhiều hàng hóa.

   Trận ngày 18 tháng 8 năm 1970, thấy một tầu địch chở 8.000 tấn hàng đậu ở bến, Đặng Đình Khanh xung phong đi đánh. Tuy địch canh phòng rất nghiêm ngặt, dọc hai mép nước địch bố trí nhiều mìn, cứ 10 phút chúng lại ném lựu đạn và dùng súng trọng liên bắn xuống nước ngăn chặn đường ra vào khu tầu đậu... Đặng Đình Khanh nghiên cứu cách đánh, chờ lúc địch ngừng bắn, cùng đồng đội nhanh chóng đấy thuốc nổ áp sát vào tầu địch và cho nổ; kết quả đánh chìm tầu này, diệt gần 100 tên địch. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ.

   Đặng Đình Khanh lúc còn sống thường xuyên chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ mọi mặt, đi sát giúp đỡ anh em, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội lập công. Đồng chí đã nêu cao phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng.

   Đặng Đình Khanh được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Đặng Đình Khanh được Chinh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #92 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:35:03 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN CHẤT XÊ
(LIỆT SĨ)



   Nguyễn Chất Xê, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 6 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội phó đại đội 5, đoàn 10 đặc công, Bộ Tư lệnh Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Nguyễn Chất Xê vào chiến trường năm 1965, làm nhiệm vụ đánh tầu địch tại bến cảng Nhà Bè và trên sông Lòng Tầu, đoạn sát vùng ven thành phố Sài Gòn.

   Tại bến cảng Nhà Bè và dọc sông Lòng Tầu, địch tuần tra canh gác nghiêm ngặt, đêm có hệ thống đèn pha rất sáng, hai mép nước chúng bố trí nhiều mìn, thỉnh thoảng lại ném lựu đạn và bắn tiểu liên xuống nước, tầu tuần tiễu ngày đêm hoạt động trên sông hòng ngăn chặn các đưòng vào bến, vào chỗ tầu đậu... Nhưng với quyết tâm diệt địch, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí tìm mọi cách để tiếp cận khu tàu địch đậu; nhiều lần ngâm mình dưới nước hơn 10 tiếng đồng hồ liền để điều tra, nghiên cứu cách đánh tầu địch có hiệu quả cao nhất.

   Tính từ đầu năm 1968 đến tháng 5 năm 1971, đồng chí đã tham gia đánh 18 trận, cùng tổ đánh chìm 12 tầu có trọng tải từ 8.000 đến 13.000 tấn, đánh trọng thương 4 tầu có trọng tải từ 10.000 tấn đến 12.000 tấn; phá hủy 15 triệu lít xăng.

   Trong trận đánh đêm 10 tháng 5 năm 1971, Nguyễn Chất Xê cùng tổ vào sát mục tiêu nhưng chưa áp được thuốc nổ vào tầu địch thì bị lộ. Địch cho tầu, thuyền máy bao vây, lùng sục bắn súng, ném lựu đạn xuống nước và kêu gọi đầu hàng. Đồng chí lệnh cho tổ viên bí mật vượt vòng vây của địch, còn Nguyễn Chất Xê vẫn bình tĩnh ném lựu đạn lên tầu diệt địch, thu hút hỏa lực địch về phía mình, tạo thuận lợi cho đồng đội vượt khỏi vòng vây địch an toàn. Mặc cho hỏa lực địch bắn dữ dội về phía mình, đồng chí vẫn bình tĩnh cho hủy khối thuốc nổ để giữ được bí mật của vũ khí và anh dũng hy sinh.

   Nguyễn Chất Xê trong chiến đấu dũng cảm, kiên cường, trong cuộc sống thì khiêm tốn, giản dị, gương mẫu, luôn xung phong nhận nhiệm vụ khó; chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt.

   Nguyễn Chất Xê đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 30 bằng và giấy khen, 18 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ đánh giao thông, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Chất Xê được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG BÙI VĂN NÊ
(LIỆT SĨ)



   Bùi Văn Nê sinh năm 1947, dân tộc Mường, quê ở xã Hưng Thị, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 bộ binh trung đoàn 3 sư đoàn 5 Bộ chỉ huy Miền.

   Bùi Văn Nê đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Bắc Cam-pu-chia. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bùi Văn Nê đã trực tiếp đánh 45 trận, trận nào cũng bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm linh hoạt, chỉ huy đơn vị diệt hàng ngàn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Bùi Văn Nê diệt 105 tên, bắt sống 15 tên, phá huỷ 3 xe quân sự (có 1 xe tăng), bắn rơi 1 máy bay, thu 8 súng.

   Trận phục kích đoàn xe địch trên đường 14 (đoạn Bàu Na - Phước Long) tháng 1 năm 1969, Bùi Văn Nê là đại đội phó, chỉ huy một mũi tiến công. Mặc cho máy bay, đại bác địch đánh phá ác liệt, đồng chí dũng cảm dẫn đầu và động viên đơn vị xông lên chia cẳt đội hình địch để thực hiện đánh tiêu diệt. Trận này, đơn vị Bùi Văn Nê diệt hàng chục xe chở đầy lính. Riêng Bùi Văn Nê diệt 1 xe tăng và 20 tên địch.

   Trận tập kích tiểu đoàn dù ở bến đò Na Hoa, tỉnh Long Khánh ngày 19 tháng 5 năm 1969, Bùi Văn Nê chỉ huy trung đội đánh thọc sâu, khi nổ súng, trước hỏa lực địch bắn rất mạnh, đồng chí dẫn trung đội đánh thẳng vào giữa đội hình địch, làm chúng rối loạn không yểm trợ được cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị diệt gọn tiểu đoàn dù địch. Riêng đồng chí diệt 10 tên.

   Tháng 4 năm 1970, Bùi Văn Nê là trợ lý tác chiến của trung đoàn, xuống nắm tình hình một đại đội. Vừa tới đơn vị thì 1 đại đội Mỹ phản kích vào vị trí đóng quân. Đồng chí nhanh chóng cùng một mũi đánh tạt sườn đội hình quân địch. Sau 15 phút chiến đấu quyết liệt, đơn vị diệt, gọn đại đội lính Mỹ. Riêng đồng chí diệt 25 tên.

   Có lần Bùi Văn Nê dìu 2 thương binh về phía sau, gặp máy bay địch bắn phá, đồng chí dũng cảm bắn trả, hạ tại chỗ 1 máy bay lên thẳng, bảo vệ thương binh an toàn.

   Trận đánh chi khu Lộc Ninh ngày 5 tháng 4 năm 1972, mặc cho bom đạn địch đánh phá, chặn hựớng tiến công của ta, Bùi Văn Nê dẫn đầu đơn vị vượt qua sân bay, đánh thẳng vào sở chỉ huy chiến đoàn 9, phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn diệt gọn chiến đoàn này. Đồng chí bị trúng đạn và hy sinh trong tư thế của người chỉ huy anh dũng.

   Khi còn sống, Bùi Văn Nê luôn chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Bùi Văn Nê được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #93 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:37:39 pm »

ANH HÙNG HOÀNG THẾ CAO
(LIỆT SĨ)



   Hoàng Thế Cao sinh năm 1936, dân tộc Tày, quê ở xã Đa Vi, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, nhập ngũ tháng 1 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2 bộ binh trung đoàn 1 sư đoàn 5 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 3 năm 1973, Hoàng Thế Cao làm nhiệm vụ quốc tế chiến đấu ở chiến trường Đông Bắc Cam-pu-chia. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sác nhiệm vụ.

   Hoàng Thế Cao dự 70 trận đánh, trận nào đồng chí cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, chỉ huy đơn vị vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, kiên quyết tiêu diệt địch. Hoàng Thế Cao đã chỉ huy đơn vị diệt gần 1000 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.. Riêng đồng chí diệt 135 tên (có 25 tên Mỹ), bắt 5 tên, bắn cháy 7 xe tăng, thu 22 súng, 3 máy thông tin.

   Trận Suối Long (Bình Long) tháng 3 năm 1969, Hoàng Thế Cao dẫn đầu tiểu đội hỏa lực B.40 đánh vào giữa đội hình địch, diệt nhiều tên, góp phần cùng đơn vị diệt gọn 1 đại đội địch. Khi rút quân, đồng chí ở lại kiểm tra trận địa, 1 đại đội địch bất ngờ phản kích. Mặc dù chỉ có một mình, đồng chí vẫn kiên quyết đánh, dùng cả lựu đạn, tiểu liên, B.40 để diệt địch. Trong trận đánh quyết liệt này, đồng chí diệt được 40 tên. Bọn địch còn lại bỏ chạy tan tác.

   Trận Xnun (Cam-pu-chia) ngày 29 tháng 5 năm 1970, sau khi diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn quân ngụy, đơn vị Hoàng Thế Cao được lệnh trụ lại. Mặc cho máy bay, pháo binh địch đánh phá ác liệt yểm trợ cho 2 tiểu đoàn bộ binh phản kích, đồng chí đã dũng cảm, linh hoạt chỉ huy đại đội đẩy lùi 7 đợt tiến công của địch, diệt 100 tên, trận địa được giữ vững. Riêng đồng chí diệt 10 tên.

   Trận Thạch Đông (Thủ Dầu Một) ngày 21 tháng 3 năm 1973, sau 1 ngày chiến đấu đơn vị được lệnh rút lui, bộ phận khiêng cáng thương binh đang chuẩn bị rời khỏi trận địa thì 1 đại đội địch phản kích. Hoàng Thế Cao động viên anh em khẩn trương khiêng thương binh về phía sau, còn mình đồng chí trụ lại đánh địch để anh em rút an toàn. Đồng chí chiến đấu ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt phản kích của địch và đã anh dũng hy sinh.

   Khi còn sống, Hoàng Thế Cao luồn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội. Nhiều lần đơn vị gặp khó khăn về lương thực đồng chí đã ăn rau rừng để nhường phần cơm cho thương binh.

   Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng 3, 1 huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 22 bằng khen, giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 nãm 1973, Hoàng Thế Cao được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRẦN XUÂN LAI
(LIỆT SĨ)


   Trần Xuân Lai sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Văn Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 bộ binh trung đoàn 3 sư đoàn 9 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 6 năm 1969 đến tháng 4 năm 1972, Trần Xuân Lai tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ và làm nhiệm vụ quốc tế ở Đông Bắc Cam-pu-chia. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí củng hoàn thành xuất sầc nhiệm vụ. Trong chiến đấu, dù khó khăn, ác liệt thế nào, địch đông gấp mấy, đồng chí củng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí dẫn đầu đơn vị vượt qua, giành tháng lợi cho trận đánh. Đơn vị Trần Xuân Lai đã diệt hàng nghìn tên địch. Riêng Trần Xuân Lai diệt 120 tên (có 40 tên Mỹ), bắt 5 tên ngụy, bắn cháy 7 xe tăng phá hủy 2 khẩu pháo, 3 đại liên, thu 15 súng các loại.

   Trận phục kích trên đoạn đường Bổ Túc - Bà Chiêm tháng 3 năm 1970, khi đoàn xe địch lọt vào trận địa, đồng chí bắn 2 quả đạn B.40 diệt 2 xe tăng, rồi nhanh chóng dẫn đầu tiểu đội đánh mạnh vào đội hình xe, tạo thuận lợi cho đại đội xuất kích, diệt gọn đoàn xe 30 chiếc.

   Trận đánh căn cứ Chi Rum (Cam-pu-chia) ngày 26   tháng 5 năm 1970, Trần Xuân Lai dẫn đầu đơn vị thọc sâu vào giữa căn cứ địch, diệt sở chỉ huy tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng trận địa pháo địch. Khi bị thương gãy bốn chiếc răng, đồng chí vẫn ở lại vị trí chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc.

   Ngày 5 tháng 4 năm 1972, Trần Xuân Lai chỉ huy đại đội làm nhiệm vụ chốt, chặn trung đoàn thiết giáp ngụy ở Lộc Ninh, bị thương hai lần, đồng chí vẫn kiên trì bám trụ, chỉ huy đơn vị đánh địch, tạo thuận lợi cho trung đoàn vận động tiến công tiêu diệt gọn trung đoàn thiết giáp địch. Riêng Trần Xuân Lai bắn cháy 4 xe tăng, diệt 20 tên địch, thu 4 súng.

   Trận đánh điểm cao 128 (gần sân bay Bình Long) ngày 16 tháng 4 năm 1972, đồng chí là tiểu đoàn phó, trực tiếp chỉ huy đại đội 10. Bị đứt liên lạc với trên 11 tiếng đồng hồ, đồng chí bình tĩnh chỉ huy đơn vị thọc sâu vào thị xã Bình Long, đánh chiếm nhiều mục tiêu, diệt nhiều địch và chủ động bắt liên lạc với đơn vị bạn, đánh chiếm dinh tỉnh trưởng. Trần Xuân Lai đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, 4 bằng khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Trần Xuân Lai được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #94 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:41:43 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN NHÂN BIỂU
(LIỆT SĨ)


   Nguyễn Nhân Biểu sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hùng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên đại đội 11 bộ binh tiểu đoàn 9 trung đoàn 31, sư đoàn 2, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1969 đến tháng 8 năm 1972, Nguyễn Nhân Biểu tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trưởng thảnh từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nguyễn Nhân Biểu đã đánh 43 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, giành thắng lợi. Đơn vị đồng chí đã diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Nguyễn Nhân Biểu diệt 88 tên địch (có 23 tên Mỹ), bắt 1 tên, phá hủy 5 xe bọc thép, thu 7 súng.

   Trận Sơn An (Quế Sơn) ngày 19 tháng 5 năm 1970, Nguyễn Nhân Biểu dẫn đầu trung đội xông lên đánh đoàn xe thiết giáp Mỹ. Trong lúc hỏa lực địch bắn rất mạnh vào đội hình trung đội, Nguyễn Nhân Biểu nhanh chóng vòng sang phải, bắn 2 quả B.40, diệt 2 xe M.41 giết 12 tên Mỹ, làm đội hình xe địch rối loạn, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt địch.

   Trận Bàn Thùng (Quảng Nam) ngày 23 tháng 6 năm 1972, Nguyễn Nhân Biểu chỉ huy đại đội chốt giữ điểm cao 729. Mặc cho máy bay Mỹ đánh phá ác liệt yểm trợ cho bộ binh đánh chiếm điểm cao, đồng chí bình tĩnh đến từng hầm động viên chiến sĩ giữ vững ý chí chiến đấu. Suốt 1 ngày, đơn vị Nguyễn Nhân Biểu chiến đấu ngoan cường, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên, giữ vững chốt. Riêng đồng chí diệt 3 tên.

   Trận Thuận An (Quảng Nam) ngày 12 tháng 8 năm 1972, Nguyễn Nhân Biểu chỉ huy đại đội diệt 1 tiểu đoàn địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Riêng đồng chí diệt 6 tên, bắn cháy 1 xe bọc thép, thu 1 súng, bắt 1 tù binh.

   Trận đánh điểm cao 381 (Quế Sơn) ngày 30 tháng 8 năm 1972, khi nổ súng, địch bắn mạnh vào khu vực cửa mở, đơn vị không lên được, Nguyễn Nhân Biểu dũng cảm xông lên diệt một số hỏa điểm. Hành động của đồng chí cổ vũ đơn vị vượt qua cửa mở, đánh thẳng vào vị trí địch, làm chủ trận địa. Nguyễn Nhân Biểu đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạngba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Nhân Biểu được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vú trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG ĐỖ VĂN ĐẠO
(LIỆT SĨ)



   Đỗ Văn Đạo sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Trú quán tại xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 6 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 2 sư đoàn 3 Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Năm lần Đỗ Văn Đạo đi khám tuyển bộ đội đều không đủ cân, lần thứ sáu cũng không đủ điều kiện nhập ngũ, đồng chí thiết tha xin đi bằng được. Được vào bộ đội, Đỗ Văn Đạo tích cực luyện tập quân sự, rèn luyện sức khỏe và xung phong đi chiến trường. Hành quân vào tới Quảng Nam, đồng chí bị ốm, khi điều trị khỏi, viện quân y cho ra Bắc, Đỗ Văn Đạo kiên quyết xin ở lại, tìm về đơn vị tham gia chiến đấu.

   Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào, Đỗ Văn Đạo cũng nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, tích cực đánh địch. Đỗ Vàn Đạo đã đánh 15 trận, 11 lần bị thương lần nào củng ở lại trận địa tiếp tục chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Đồng chí đã diệt 61 tên địch, bắt 9 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, bắn cháy 1 xe thiết giáp, thu 9 súng. Đơn vị do Đỗ Văn Đạo chỉ huy đã diệt gần 1000 tên địch, phá hủy và thu nhiều phương tiện chiến tranh.

   Trận Phù Mỹ (Bình Định) tháng 4 năm 1970, Đỗ Văn Đạo lần đầu tham gia chiến đấu, thấy địch tháo chạy, đồng chí nhanh chóng chạy đón đầu, một mình chặn địch, bát 8 tên, thu 3 súng.

   Trận Mỹ Lộc (Bình Định) tháng 4 năm 1970, Đỗ Văn Đạo chỉ huy tiểu đội. Sau khi diệt được 8 tên, đồng chí bị thương vào tay, tự băng bó rồi tiếp tục xông lên diệt địch và động viên mọi người chiến đấu. Kết quả trận này, tiểu đội đồng chí diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng Đỗ Văn Đạo diệt 20 tên.

   Tháng 4 năm 1971, trên đường đi điều trị về, gặp du kích đang chuẩn bị đánh địch, Đỗ Văn Đạo chủ động đề nghị được tham gia chiến đấu. Trước khi đánh đồng chí bí mật bò vào ấp, bắt tên trung đội trưởng bảo an mang ra ngoài khai thác tình hình, sau đó dẫn anh em du kích vào đánh. Trận này, Đỗ Văn Đạo cùng với 6 du kích diệt gọn 1 trung đội địch.

   Trận Vạn Thiết (Bình Định) tháng 5 năm 1971, sau khi diệt 10 tên địch, Đỗ Văn Đạo lấy xác địch xếp thành vật che đỡ, chờ địch đến gần mới đánh. Khi địch bỏ chạy đồng chí bị thương nát ngón tay trỏ, vẫn dẫn đầu đơn vị truy kích địch.

   Tháng 8 năm 1971, trên đường đi điều trị về, Đỗ Văn Đạo phát hiện 1 tiểu đội lính Nam Triều Tiên, đồng chí lợi dụng vườn cây ẩn nấp chờ địch đến gần, xông ra cướp khẩu M.79, bắn vào đội hình chúng. Bọn địch sống sót hốt hoảng chạy tán loạn.

   Trận Đầu Tượng (Bình Định) ngày 8 tháng 1 năm 1973, Đỗ Văn Đạo chỉ huy bộ đội chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, diệt gọn 1 đại đội địch. Đồng chí Đỗ Văn Đạo hy sinh trong tư thế của người chỉ huy quả cảm.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 1 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Đỗ Văn Đạo được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #95 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:48:51 pm »

ANH HÙNG HÀ KIỆN TOÀN
(LIỆT SĨ)


   Hà Kiện Toàn sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Trị Quận, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 8 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 3 bộ binh, tiểu đoàn 261A, trung đoàn 1 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 7 năm 1971, Hà Kiện Toàn chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, đồng chí đã đánh 55 trận, chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng Hà Kiện Toàn diệt 91 tên (có 1 sĩ quan Mỹ, 1 sĩ quan ngụy), bắt 4 tên, thu 8 súng, 1 máy vô tuyến điện, bắn cháy 6 xe quân sự.

   Trận đánh địch càn quét ở Thạnh Phú (Mỏ Cày, Bến Tre), Hà Kiện Toàn làm nhiệm vụ trinh sát, đồng chí liên tục bám đánh địch 4 ngày đêm, cung cấp tình hình địch cho đơn vị chính xác, kịp thời. Ngày 13 tháng 3 năm 1970, khi bám sát địch, bị chúng phát hiện, Hà Kiện Toàn đã dũng cảm, mưu trí, nổ súng kịp thời, diệt 13 tên, bắt 2 tên, thu 2 súng.

   Ngày 27 tháng 7 năm 1971, đồng chí chỉ huy trung đội đánh bọn biệt kích ở Kiến Tường. Trước khi đánh, Hà Kiện Toàn nhiều lần vào vị trí địch điều tra tình hình để có phương án đánh địch chính xác. Khi nổ súng Hà Kiện Toàn bình tĩnh chỉ mục tiêu cho từng tổ đánh. Thấy địch chuẩn bị lực lượng phản kích, đồng chí kịp thời tổ chức đơn vị đánh nhanh, đánh mạnh vào bộ phận này và diệt hết các hỏa điểm mới xuất hiện. Do có sự chỉ huy bình tĩnh, mưu trí linh hoạt, anh em chiến đấu dũng cảm, nên đơn vị Hà Kiện Toàn đã diệt gần hết 1 đại đội biệt kích khét tiếng gian ác. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

   Khi còn sống, Hà Kiện Toàn luôn tích cực góp sức xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Đóng quân ở đâu, đồng chí củng chú trọng làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tổ chức huấn luyện cho du kích về kỹ thuật, chiến thuật. Trận đánh nào Hà Kiện Toàn cũng ở lại sau cùng để giải quyết thương binh, tử sĩ, không để sót trường hợp nào.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Hà Kiện Toàn được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRẦN VĂN DẦN
(LIỆT SĨ)



   Trần Văn Dần sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 7 năm 1965, Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 5 đặc công đoàn 10 Bộ tư lệnh Đặc eông, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1969 đến tháng 6 năm 1971, Trần Văn Dần hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, đồng chí vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, chiến đấu dũng cảm, công tác tận tụy, luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn. Trần Văn Dần đã cùng tổ đánh chìm 7 tàu dịch trọng tải từ 10.000 đến 12.000 tấn, đánh trọng thương 1 tàu 10.000 tấn, làm cháy 15 triệu lít xăng, dùng mìn ĐH.10 diệt 2 tiểu đội bộ binh địch, phá hủy 1 khẩu pháo 105.

   Trong những năm khó khăn, địch đánh phá ác liệt và canh phòng cẩn mật, Trần Văn Dần cùng tổ kiên trì bám chiến trường, tìm hiểu kỹ cách bố phòng và quy luật hoạt động của địch nên đã xuất kích là chiến thắng.

   Trận đánh tàu ngày 25 tháng 5 năm 1970, khi tổ áp trái nổ vào mục tiêu, đồng chí phát hiện cách 300 mét có 1 chiếc tàu lớn hơn. Mặc dù khối thuốc nổ đã sắp đến giờ nổ, Trần Văn Dần vẫn kiên quyết đưa sang áp vào chiếc tàu lớn. Đồng chí bơi ra cách tàu không xa thì khối thuốc nổ. Chiếc tàu chở 12.000 tấn dầu bị cháy và chìm ngay tại chỗ.

   Trận tập kích trận địa pháo An Thịnh cuối năm 1970, tuy phải vượt qua sông lớn, ngâm mình dưới nước 3 giờ liền, phải luồn qua nhiều lớp rào và bãi mìn, Trần Văn Dần vẫn kiên quyết khắc phục và với quả mìn ĐH.10, đồng chí đã diệt 2 tiểu đội bộ binh, phá hủy 1 khẩu pháo 105.

   Trong trận đánh địch càn quét tháng 6 năm 1971, đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, 28 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Trần Văn Dần được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #96 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 03:52:22 pm »

ANH HÙNG ĐẶNG TIẾN LỢI
(LIỆT SĨ)



   Đặng Tiến Lợi sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 1 năm 1971. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội phó đặc công nước thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 471 Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Năm 1972 Đặng Tiến Lợi chiến đấu ở Quảng Nam - Đà Nẵng, đánh 4 trận, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào, đồng chí củng kiên quyết vượt qua và chỉ huy tổ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã chỉ huy tổ phá sập 3 cầu lớn (dài 100 mét trở lên), 1 khu trung tâm ra-đa, diệt 20 tên. Riêng đồng chí phá sập 2 cầu.

   Cầu Liên Chiểu (Hòa Vang) dài hơn 100 mét, nằm trên đường số 1 (đoạn Đà Nẵng đi đèo Hải Vân). Địch ở đây canh phòng rất nghiêm ngặt, thường xuyên có 1 tiểu đội gác cầu, thỉnh thoảng chúng lại bắn và ném lựu đạn xuống nước. Sau khi trinh sát kỹ, ngày 10 tháng 5 năm 1972, Đặng Tiến Lợi xung phong mang 80 ki-lô-gam bộc phá vào đánh. Khi vào gần đến chân cầu, khối thuốc nổ mắc cạn, địch bắn xuống sông dữ dội, đồng chí bình tĩnh kéo khối thuốc nổ ra khỏi chỗ cạn, tìm mọi cách đưa vào trụ cầu. Cầu bị đánh sập, Đặng Tiến Lợi trở về an toàn.

   Trận đánh cầu Thủy Tú (Hòa Vang) ngày 14 tháng 5 năm 1972, mặc dù đèn điện thắp sáng suốt đêm, địch thường xuyên tuần tra quanh trụ cầu, đồng chí dẫn một tổ đem khối bộc phá 100 ki-lô-gam vào đánh. Ba nhịp cầu dài 150 mét bị sập, giao thông địch trên đường số 1 bị tắc một thời gian.

   Trận đánh vào khu trung tâm ra-đa ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) tháng 8 năm 1972, Đặng Tiến Lợi dẫn một tổ trinh sát bơi hàng chục ki-lô-mét trên biển, tiến vào vị trí. Ở đây địch tổ chức canh phòng rất nghiêm ngặt. Đường vào bán đảo, chúng bố trí nhiều vọng gác và thường xuyên đi lại tuần tra. Gần 1 tháng ăn gạo rang bám địch, tổ trinh sát đã kiên trì nghiên cứu được cách bố phòng và quy luật hoạt động của địch. Khi về đơn vị báo cáo, thấy người yếu nên trên cho nghỉ, nhưng đồng chí vẫn xin đi đánh vì lo thời tiết thay đổi, khó vượt biển. Khi đi đánh, ra tới biển gặp bão lớn, tổ phải đợi 4 ngày. Bão tan, tổ đồng chí vượt biển, vào được Sơn Trà, đặt mìn phá hỏng nặng khu trung tâm ra-đa của địch.

   Trong trận chiến đấu Thủy Tú lần thứ hai, ngày 8 tháng 11 năm 1972, khi Đặng Tiến Lợi đặt mìn vào chân cầu, bọn địch phát hiện được, chúng bắn rất dữ dội. Đồng chí bình tĩnh cho mìn nổ, phá cầu và hy sinh anh dũng.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, nhiều bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Đặng Tiến Lợi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN O
(LIỆT SĨ)



   Nguyễn Văn O sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng trinh sát, thuộc tiểu đoàn 7 trung đoàn 33 Bộ chỉ huy Miền, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

   Đồng chí Nguyễn Văn O là con duy nhất của gia đình, bố mẹ già yếu nên được tạm hoãn đi làm nghĩa vụ quân sự nhưng đồng chí vẫn quyết tâm xin được nhập ngũ.

   Từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 5 năm 1969, Nguyễn Văn O tham gia chiến đấu tại chiến trường Đông Nam Bộ, đồng chí đã đánh 3 trận đạt hiệu suất chiến đấu cao, diệt 65 tên địch (có 45 tên Mỹ, 5 lính Thái Lan) thu 8 súng. Đồng chí là tấm gương tiêu biểu về tinh thần kiên quyết tiến công địch lấy ít thắng nhiều và tinh thần hy sinh vì thắng lợi, có tác dụng cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu.

   Tháng 1 năm 1969, Nguyễn Văn O cùng 2 đồng chí khác làm nhiệm vụ giữ kho của trung đoàn ở nam Sông Bé. 2 đại đội Mỹ càn quét vào khu kho, đồng chí bình tĩnh chỉ huy tổ, bí mật chờ địch vào thật gần mới nổ súng.

   Ngay loạt đạn đầu, tổ đã diệt một số tên, buộc chúng phải lui ra xa. Sau đó, Nguyễn Văn O phân công 2 người đánh sang hai bên sườn địch, còn mình đảm nhiệm hướng chính. Lúc dùng tiểu liên, lựu đạn chờ địch vào thật gần mới đánh, lúc bắn tỉa địch từ xa, đồng chí đã cùng tổ chiến đấu ngoan cường suốt cả ngày với 2 đại đội Mỹ, diệt 90 tên, trận địa được giữ vững. Riêng đồng chí diệt 45 tên, thu 8 súng.

   Tháng 3 năm 1969, Nguyễn Vãn O tham gia đánh địch ở Cầu Cối (Biên Hòa), đồng chí dẫn đầu tổ trinh sát vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, điều tra nắm chắc tình hình địch, giúp tiểu đoàn hạ quyết tâm đánh địch chính xác. Khi đánh, đồng chí dẫn một mũi, đánh thẳng vào đồn địch góp phần quan trọng cùng tiểu đoàn diệt gọn 1 tiểu đoàn lính Thái Lan. Riêng đồng chí diệt 5 tên.

   Trận An Lộc (Long Khánh) ngày 17 tháng 5 năm 1969, đơn vị vừa tới hàng rào cứ điểm, địch phát hiện, bắn ra rất dữ dội. Đồng chí nhanh chóng vòng sang phải đội hình, luồn qua hàng rào phía sau địch, bất ngờ dùng lựu đạn diệt hỏa điểm. Nhờ hành động dũng cảm và xử trí kịp thời của Nguyễn Văn O, đơn vị đã vượt qua hàng rào, đánh thẳng vào vị trí địch, diệt gọn 1 đại đội ngụy, 2 trung đội tính bảo an. Đồng chí hy sinh anh dũng.

   Khi còn sống, Nguyễn Văn O luôn xung phong, gương mẫu trong mọi việc, hết lòng thương yêu đồng đội. Có lần gặp một đồng chí bị thương nặng, đồng chí đã cõng đi suốt đêm, kịp về tuyến sau cấp cứu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 1 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, 5 bằng khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Văn O được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #97 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 03:55:01 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN HUY HIỆU



   Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Long, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 27 bộ binh sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến tháng 6 nãm 1972, Nguyễn Huy Hiệu chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã đánh 60 trận, diệt 60 tên, phá hủy 18 súng các loại và chỉ huy đơn vị diệt trên hai nghìn tên (có 500 tên Mỹ), bắt sống 100 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Ba lần bị thương, Nguyễn Huy Hiệu không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu.

   Trận đánh đồi Độc Lập (Quảng Trị) năm 1968, Nguyễn Huy Hiệu dẫn đầu trung đội tiến công 1 trung đội thám báo Mỹ giữa ban ngày. Sau 15 phút chiến đấu quyết liệt, đơn vị đồng chí diệt gần hết trung đội này. Địch vội vã đổ thêm 2 trung đội nữa xuống đồi bên cạnh để chi viện. Mặc dù bị thương vào tay trái, máu chảy nhiều, Nguyễn Huy Hiệu vẫn dũng cảm dẫn đầu trung đội nhanh chóng đánh mạnh vào bọn địch mới đổ xuống, chia cắt chúng để diệt. Kết quả, trung đội diệt gọn 2 trung đội Mỹ, thu 5 súng. Riêng đồng chí diệt 7 tên.

   Trận đánh cụm bộ binh cơ giới ở Tân Kim (Quảng Trị) ngày 5 tháng 4 năm 1970, trước khi đánh, đồng chí đã đi trinh sát 5 đêm liền. Đêm thứ 5 Nguyễn Huy Hiệu bị thương, nhưng vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Khi đánh, đồng chí dẫn đầu đại đội xông lên chia cắt đội hình địch làm đôi, diệt từng cụm xe và bộ binh địch. Sau 30 phút chiến đấu, đại đội đồng chí diệt gọn 1 đại đội Mỹ, phá hủy 10 xe tăng, xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 10 tên.

   Trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào, trận phục kích đoàn xe địch trên đường số 9 ngày 19 tháng 3 năm 1971, mặc cho máy bay, pháo binh địch đánh phá ác liệt, Nguyễn Huy Hiệu vẫn chờ cho đoàn xe địch lọt vào trận địa mới dẫn đầu mũi chủ yếu của tiểu đoàn đánh mạnh vào giữa đoàn xe, tạo thuận lợi cho tiểu đoàn xông lên diệt gọn đoàn xe địch 28 chiếc, diệt gần trăm tên Mỹ, ngụy.

   Từ 30 tháng 3 đến 2 tháng 4 năm 1972, Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy tiểu đoàn đảm nhiệm hướng chủ yếu của trung đoàn, chiến đấu hiệp đồng binh chủng ở các khu vực điểm cao 288, 241, 544 (Quảng Trị). Mặc dù địch tập trung máy bay, pháo binh đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn diệt địch. Tiểu đoàn do Nguyễn Huy Hiệu chỉ huy đã đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch, bắt 158 tên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

   Nguyễn Huy Hiệu luôn chú trọng học tập nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy và xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, khiêm tốn học hỏi quần chúng, giản dị, được đồng đội tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Huy Hiệu được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRẦN CÔNG ĐOÀN



   Trần Công Đoàn sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên phó tiểu đoàn 9 bộ binh thuộc trung đoàn 66 sư đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến năm 1972, Trần Công Đoàn tham gia chiến đấu ở Quảng Trị. Trường thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí củng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, hăng say đánh giặc, vượt mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã đánh 23 trận, diệt 62 tên (có 17 tên Mỹ), bắt 2 tên, phá hủy 3 đại liên, thu 10 súng.

   Trận đánh điểm cao 622 (bắc Quảng Trị) ngày 4 tháng 4 năm 1968, tuy là chiến sĩ mới chưa được giao nhiệm vụ chiến đấu, Trần Công Đoàn đã xin đơn vị cho đi đánh địch. Lần đầu tham gia chiến đấu, đồng chí bình tĩnh, chờ địch vào thật gần mới ném lựu đạn, bắn súng. Thấy địch bỏ chạy, đồng chí lập tức truy kích, diệt 6 tên.

   Trận đánh điểm cao 300 (tây Tân Lâm) ngày 4 tháng 5 năm 1968, Trần Công Đoàn phụ trách khẩu đội súng cối 60. Địch cho 1 tiểu đoàn tiến công vào chốt, đồng chí vừa chỉ huy khẩu đội, vừa dùng tiểu liên, trung liên bắn vào đội hình địch. Kết quả, đại đội Trần Công Đoàn diệt 67 tên Mỹ. Riêng đồng chí diệt 9 tên.

   Trận Cồn Tiên ngày 2 tháng 6 năm 1970, trước khi đánh, Trần Công Đoàn chuẩn bị rất chu đáo; khi nổ súng, đồng chí nhanh chóng dẫn đầu trung đội, đánh thẳng vào sở chỉ huy địch. Sau 15 phút chiến đấu, trung đội Trần Công Đoàn diệt gần hết 1 đại đội địch. Riêng đồng chí diệt 16 tên.

   Trận đánh điểm cao 35 (bắc Mỹ Chánh) ngày 24 tháng 6 năm 1972, sau khi chỉ huy đại đội diệt gọn 1   trung đội địch, biết thế nào địch cũng phản kích, Trần Công Đoàn nhanh chóng động viên đơn vị củng cố trận địa, giữ vững quyết tâm chiến đấu bảo vệ chốt. Đúng như dự đoán, địch tổ chức tiến công chốt nhiều đợt. Đồng chí vừa chỉ huy đơn vị, vừa dùng AK, trung liên, B.40... đánh địch. Trận này, đơn vị diệt gần 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt 13 tên, thu 3 súng.

   Trần Công Đoàn luôn gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, chú trọng xây dựng đơn vị về mọi mặt, được mọi người tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Trần Công Đoàn được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:21:52 pm »

ANH HÙNG ĐINH BANH



   Đinh Banh sinh năm 1942, dân tộc Re, quê ở xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 6 năm 1959. Khi được tuyên đương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 5 bộ binh tiểu đoàn 20 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Đinh Banh đã tham gia chiến đấu 200 trận, trận đánh nào củng bình tĩnh, tích cực đánh địch, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, riêng đồng chí diệt 54 tên, thu 28 súng, phá hủy một xe quân sự địch. Trong quá trình chiến đấu, đồng chí bị thương 13 lần, lần nào cũng không rời trận địa cho tới khi trận đánh kết thúc. Trên người Đinh Banh đã có hơn 20 vết thương (có nhiều vết thương nặng như hỏng một mắt, vỡ xương hàm, xương chậu, thủng nhiều đoạn ruột, đạn còn nằm trong ngực). Nhiều lần trên cho về tuyến sau nghỉ, nhưng đồng chí vẫn thiết tha xin ở lại đơn vị chiến đấu.

   Trận đánh Hòn Một (Quảng Ngãi) ngày 31 tháng 12 năm 1965, mặc cho hỏa lực địch bắn dữ dội, Đinh Banh bị thương vẫn nhanh chóng xông lên diệt lô cốt đầu cầu, đánh vào vị trí, tiêu diệt các hỏa điểm quan trọng của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị diệt gọn 1 đại đội địch.

   Ngày 28 tháng 2 năm 1969, đánh bọn biệt kích đóng ở Sơn Hà (Quảng Ngãi), Đinh Banh bị thương thủng ruột, vỡ xương chậu, vẫn ở lại trận địa động viên đồng đội hăng hái chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc.

   Tháng 2 năm 1973, có lần 1 đại đội địch nống lấn ra vùng Tà Bua (Quảng Ngãi), đồng chí chỉ huy 18 anh em nhanh chóng vận động đánh địch, diệt 47 tên, thu 7 súng. Riêng đồng chí diệt 7 tên.

   Đinh Banh luôn gương mẫu trong mọi việc, đi sát giúp đỡ mọi người, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng các hạng, 9 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Đinh Banh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN THỊ PHÚC



   Nguyễn Thị Phúc sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 5 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên phó đại đội 3 đặc công, bộ đội địa phương huyện Phù Mỹ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Năm 1967, Nguyễn Thị Phúc tham gia du kích, bị địch bắt 6 tháng. Trong thời gian ở tù, đồng chí chịu đựng mọi tra tấn dã man của địch, giữ vững khí tiết cách mạng, không khai báo một lời, cùng chị em trong tù tích cực đấu tranh, đòi địch trả lại tự do cho người tù.

   Năm 1968 ra tù, đồng chí xung phong vào bộ đội. Nguyễn Thị Phúc đã tham gia chiến đấu 58 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí; đã chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 127 tên, thu 16 súng, phá hủy 1 xe quân sự. Bị thương 3 lần, sức khỏe giảm sút, đơn vị bố trí công tác nhẹ ở phía sau, Nguyễn Thị Phúc thiết tha xin ở lại trực tiếp chiến đấu.

   Trong trận Hưng Khánh (Bình Định) tháng 5 năm 1968, đồng chí phá sập 3 lô cốt, diệt 13 tên, thu 3 súng, góp phần cùng đơn vị diệt gọn 2 trung đội bảo an ác ôn.

   Trận Phù Mỹ ngày 2 tháng 9 năm 1969, vừa đi điều trị về, vết thương chưa lành hẳn, người còn yếu, nhưng Nguyễn Thị Phúc vẫn xin đi chiến đấu. Khi nổ súng, đồng chí dũng cảm vượt qua làn đạn địch đánh thẳng vào khu vực được phân công. Sau khi diệt được 6 tên, Nguyễn Thị Phúc lấy luôn khẩu trung liên của địch, bắn mãnh liệt vào các hỏa điểm địch, tạo thuận lợi cho mũi bạn tiến đánh. Kết quả, trận này, đồng chí đã diệt 21 tên, thu 5 súng.

   Ngày 17 tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Phúc đổi tên vào sống hợp pháp trong quận lỵ Phù Mỹ để nắm tình hình địch. Nhờ điều tra chính xác tình hình địch, đơn vị nhanh chóng diệt gọn 1 trung đội địch. Riêng đồng chí diệt 11 tên.

   Trận Nghĩa Tào (Phù Mỹ) ngày 27 tháng 7 năm 1972, Nguyễn Thị Phúc phụ trách một tổ, cải trang làm lính địch, vào vị trí địch giữa ban ngày, diệt 9 tên ác ôn.

   Trận Mỹ Quang (Phù Mỹ) ngày 29 tháng 10 năm 1972, đồng chí có nhiệm vụ giả đi thăm người nhà trong đồn rồi tùy thời cơ đánh địch. Đến nơi, lợi dụng được sơ hở của địch, đồng chí đặt mìn, phá hủy một kho đạn, 1 xe giép, diệt 19 tên. Trận đánh thắng có ảnh hưởng lớn, thúc đẩy phong trào quần chúng ở địa phương nổi dậy giành quyền làm chủ.

   Đóng quân ở đâu, Nguyễn Thị Phúc cũng tích cực vận động thanh niên tham gia Quân giải phóng. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Thị Phúc được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 02:26:25 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC QUÂN



   Nguyễn Đức Quân sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 đặc công, trung đoàn 10 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Nguyễn Đức Quân tham gia du kích xã từ năm 15 tuổi (1960), đã đánh nhiều trận, trận nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, tích cực tiêu diệt địch; đồng chí đã diệt 20 tên, đánh chìm 1 tàu, thu 21 súng, góp phần cùng du kích xã diệt nhiều sinh lực địch, giữ vững và phát triển phong trào chiến tranh du kích ở địa phương.

   Từ năm 1965, Nguyễn Đức Quân cùng đơn vị chiến đấu trên chiến trường Khu 5 và Nam Bộ. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn ở cương vị nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong chiến đấu ác liệt, Nguyễn Đức Quân luôn bình tĩnh, mưu trí, linh hoạt, dẫn đầu đơn vị giành thắng lợi trong trận đánh. Bốn lần bị thương, bị ngất, khi tỉnh dậy lại tiếp tục chỉ huy chiến đấu, nêu tấm gương tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập. Nguyễn Đức Quân đã chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 345 tên, bắt 7 tên, phá hủy 3 xe tăng, thu 16 súng.

   Trận Bến Đá (Tuy Hòa) tháng 3 năm 1966, khi đơn vị tiến đánh vào giữa vị trí địch, Nguyễn Đức Quân nhanh chóng vòng sang cánh phải, bất ngờ đánh thọc sườn, chia cắt đội hình địch ra làm hai bộ phận, tạo điều kiện cho đơn vị tiến công làm chủ cứ điểm. Kết quả, đơn vị đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn quân Mỹ. Riêng đồng chí diệt 17 tên.

   Trận Hòa Cò (Tuy An) tháng 4 năm 1967, Nguyễn Đức Quân chỉ huy tiểu đội chiến đấu ngoan cường, giữ vững chốt. Bị thương vào đầu, nhiều lần bị ngất, khi tỉnh dậy Nguyễn Đức Quân lại tiếp tục chỉ huy tiểu đội đánh địch. Tiểu đội đồng chí đã chiến đấu quyết liệt với địch suốt 13 giờ liền, giữ vững chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu đoàn diệt gọn 2 đại đội địch. Riêng Nguyễn Đức Quân diệt 25 tên.

   Trận đánh thị xã Quy Nhơn Xuân 1968, Nguyễn Đức Quân bị thương lần thứ nhất vào sườn vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị đánh địch. Bị thương lần thứ hai vào mắt, bị ngất, đơn vị chuyển ra ngoài, khi tỉnh đậy, đồng chí lại trở vào trận địa, chỉ huy đơn vị chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Kết quả, đại đội Nguyễn Đức Quân diệt 270 tên địch, phá hủy 12 khẩu pháo, 3 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 27 tên, phá hủy 3 xe tăng.

   Trận đánh căn cứ Bà Thầy (Cà Mau) đêm 6 tháng 7 năm 1972, tiểu đoàn Nguyễn Đức Quân đảm nhiệm hướng chủ yếu của trung đoàn. Khi tiến vào vị trí địch, đơn vị gặp khó khăn, còn một hàng rào cuối cùng chưa mở được vì hết bọc phá. Mặc cho hỏa lực địch bắn mạnh, Nguyễn Đức Quân nhanh chóng nằm đè lên hàng rào thép gai, làm thang cho bộ đội xông lên, hăng hái chiến đấu. Sau đó, Nguyễn Đức Quân lại xông vào vị trí địch, tiếp tục chỉ huy đơn vị. Tiểu đoàn đồng chí đã góp phần tích cực cùng trung đoàn diệt gọn 2 tiểu đoàn, 1 sở chỉ huy trung đoàn,diệt 500 tên. Riêng đồng chí diệt 15 tên.

   Đồng chí luôn tích cực học tập, rút kinh nghiệm, nên trình độ chỉ huy, lãnh đạo ngày càng được nâng cao.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạn nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 8 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Nguyễn Đức Quân được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG DƯƠNG CÔNG SỬU



   Dương Công Sửu sinh năm 1950, dân tộc Tày, quê ở xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 28 đặc công thuộc sư đoàn 7 bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến năm 1973, Dương Công Sửu chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Dương Công Sửu đã tham gia đánh 31 trận, diệt 149 tên dịch (có 30 tên Mỹ), bắt 1 tên, phá hủy 4 xe tăng, 12 lô cốt, 12 nhà lính, thu 3 súng.

   Trận đánh địch ở Suối Ngô ngày 29 tháng 4 năm 1970, trước khi nổ súng, địch phát hiện, bắn dữ dội vào đội hình của đơn vị. Dương Công Sửu nhanh chóng cho đơn vị lui ra củng cố, tổ chức lực lượng, động viên mọi người giữ vững quyết tâm; sau đó lại dẫn đầu đơn vị tiếp tục đánh địch. Đơn vị đã diệt 70 tên, phá hủy 9 xe bọc thép.

   Trận đánh đoàn xe địch ngày 18 tháng 10 năm 1970, trước khi đánh, Dương Công Sửu vượt qua nhiều chặng gác, hàng rào thép gai vào trinh sát địch. Khi dẫn đơn vị vào đánh, bọn địch xảo quyệt đưa xe hỏng vào bãi để nghi binh và đưa xe tốt ra nơi khác, đồng chí dẫn đơn vị vượt qua nhiều hàng rào, trạm gác, tìm bãi xe mới. Kết quả, Dương Cồng Sửu đã cùng đơn vị diệt 19 xe.

   Trận đánh ngày 28 tháng 3 năm 1971 ở Suông (Lộc Ninh), địch cho máy bay, pháo binh đánh phá dữ dội và cho 3 tiểu đoàn bộ binh đánh vào trận địa ta. Dương Công Sửu bình tĩnh chỉ huy, lợi dụng thời cơ cho đơn vị xuất kích, diệt hàng trăm tên, phá hủy 3 xe tăng. Địch bị thiệt hại nặng, không dám tiến lên nữa. Khi có lệnh rút, đơn vị đồng chí bị máy bay bắn phá chặn đường và bắn trúng đội hình. Sau khi tổ chức đưa 10 thương binh đến khu vực an toàn, Dương Công Sửu ở lại một mình, ra bãi trống bắn máy bay, thu hút hỏa lực địch về mình, bảo đảm an toàn cho đơn vị.

   Tháng 6 năm 1972, mặc dù địch canh phòng rất cẩn mật, Dương Công Sửu vẫn hai lần dẫn đầu một bộ phận tập kích vào trận địa pháo địch ở Cây Cầy (Bình Long) phá hủy 14 xe bọc thép và 4 khẩu pháo.

   Trận đánh ngày 11 tháng 8 năm 1972, đồng chí chỉ huy đơn vị luồn rừng, vượt qua nhiều chặng kiểm soát của địch, đánh vào Lai Khê (Bình Long), diệt 300 tên, phá hủy 5 khẩu pháo, làm chủ trận địa. Qua trận thắng vang dội này, bọn địch ở địa phương càng hoang mang, dao động.

   Dương Công Sửu luôn gương mẫu trong mọi việc, chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ; lúc khó khăn, gian khổ thường đi đầu, động viên mọi người quyết vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 bằng và giấy khen, 15 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1973, Dương Công Sửu được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM