Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:48:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 208856 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #80 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:26:18 pm »

ANH HÙNG ĐINH CÔNG CHẤN



   Đinh Công Chấn sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 49 vận tải Cục hậu cần Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 7 nám 1966 đến năm 1971, Đinh Công Chấn liên tục làm đường và tham gia vận tải bằng xe đạp trên tuyến đường thuộc Bộ Tư lệnh 559. Đồng chí vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, liên tục bám đường, lảm việc không kể ngày đêm đưa năng suất làm đường từ 25 mét lên 52 mét một ngày.

   Tháng 9 năm 1968, Đinh Công Chấn chuyển sang công tác vận tải, thường xuyên dẫn đầu đơn vị về năng suất thồ hàng. Trong năm 1968, đồng chí đi sâu nghiên cứu cách thồ, tải, từ chỗ thồ 280 ki-lô-gam lên 350 ki-lô-gam mỗi chuyến. Năm 1970, Đinh Công Chấn chỉ huy trung đội đưa năng suất thồ bình quân lên 415 ki-lô-gam mỗi chuyến. Riêng đồng chí thồ nhiều chuyến lên tới 550 ki-lô-gam.

   Trên đường vận chuyển, địch đánh phá liên tục, thời tiết khắc nghiệt, Đinh Công Chấn luôn bền bỉ, hăng say làm việc, có ý thức trách nhiệm bảo vệ tốt hàng hóa, xe, thuyền. Trong 3 năm làm công tác vận chuyển, đồng chí chưa hề để mất mát, hư hỏng một thứ gì. Trên đường vận chuyển dù khó khăn, ác liệt đến đâu, đồng chí cũng kiên quyết đưa hàng đến đích, đúng thời gian quy định. Những lúc gặp nguy hiểm, đồng chí sẵn sàng lao vào cứu đồng đội.

   Năm 1969, có lần Đinh Công Chấn đang chuyển hàng qua sông thì máy bay địch đến đánh phá, thuyền đắm, đồng chí nhanh chóng dìu được 1 người không biết bơi vào bờ, sau đó, tiếp tục ngâm mình dưới nước 8 giờ liền, mò bằng được 4 khẩu súng và 1 chiếc xe đạp.    Tháng 9 năm 1970, trong lúc Đinh Công Chấn chèo chiếc thuyền không đến giữa sông thì gặp thuyền của đơn vị bạn chở đầy hàng có nguy cơ đâm. Đồng chí nhanh chóng làm đắm thuyền mình để khỏi va vào thuyền bạn, rồi bơi đến kéo thuyền bạn vào bờ. Sau đó lại ra vớt thuyền mình lên.

   Trên đường vận chuyển, Đinh Công Chấn thường xuyên chỉ huy trung đội đánh biệt kích, bảo vệ hàng. Riêng đồng chí diệt được 10 tên địch.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 bằng khen, giấy khen.

   Ngày 19 tháng 5 năm 1972, Đinh Công Chấn được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRẦN VĂN CHÍN



   Trần Văn Chín sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội phó bộ binh, thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1966 đến năm 1971, Trần Văn Chín đá tham gia đánh 63 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, kiên quyết tiến công địch, khâc phục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị do đồng chí phụ trách đã diệt hàng nghìn tên địch. Riêng Trần Văn Chín diệt 95 tên (có 51 tên Mỹ), bắn rơi 1 máy bay, thu 4 súng và nhiều đồ dùng quân sự.

   Tháng 6 năm 1966, Trần Văn Chín tham gia đánh trận đầu tiên ở Tam Bo, làm nhiệm vụ vác đạn trung liên. Khi đơn vị đang chiến đấu, một đồng đội hy sinh, đồng chí nhanh chóng lấy khẩu AK để đánh địch. Với khẩu AK đó, đồng chí xung phong mãnh liệt vào đội hình quân địch, diệt gần chục tên. Bị thương vào tay, Trần Văn Chín tự băng bó rồi tiếp tục chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc.

   Trận đánh Kim Long tháng 4 năm 1967, Trần Văn Chín làm nhiệm vụ vác đạn trung liên. Khi chiến đấu, đồng chí bắn trung liên hy sinh, đồng chí lập tức thay thế. Thấy địch vào gần, đồng chí dùng thủ pháo ném liền 3 quả, diệt nhiều tên; sau đó dùng trung liên diệt bọn còn lại, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn 1 đại đội địch.

   Đầu năm 1968, Trần Văn Chín tham gia đánh sân bay Biên Hòa. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đồng chí bị lạc. Trên đường tìm về đơn vị, đồng chí gặp một đồng đội bị thương. Mặc dù bị đói 4 ngày, đồng chí vẫn kiên trì cõng thương binh về đơn vị.

   Ngày 6 tháng 6 năm 1970, địch tập kích vào một cơ quan của ta. Cơ quan ít người nên việc đánh trả địch gặp khó khăn. Đồng chí được lệnh cùng một tổ đến chi viện. Đồng chí cùng tổ kiên trì chiến đấu, đẩy lùi 4 đợt tiến công của địch. Bị thua đau, địch cho máy bay đến đánh phá dữ dội, Trần Văn Chín dùng súng bộ binh bắn rơi 1 chiếc ngay tại chỗ.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 55 bằng khen, giấy khen.

   Ngày 19 tháng 5 năm 1972, Trần Văn Chín được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #81 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:29:24 pm »

ANH HÙNG NGÔ XUÂN ĐỆ



   Ngô Xuân Đệ sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 1 năm 1961, xuất ngũ tháng 4 năm 1963, tái ngũ tháng 6 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên phó tiểu đoàn 810 thuộc Quân khu 6, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Mùa khô năm 1961 - 1962, Ngô Xuân Đệ hoạt động ở chiến trường Lào, đã tham gia đánh 2 trận đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   Từ năm 1966 đến năm 1972, Ngô Xuân Đệ đã chỉ huy đơn vị đánh 31 trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ở cương vị chỉ huy, những trận đánh nào gặp khó khăn, đồng chí cũng xông lên hàng đầu, trực tiếp giải quyết khó khăn, tạo thuận lợi cho đơn vị tiến lên tiêu diệt địch. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch. Riêng đồng chí diệt 270 tên.

   Trong trận đánh sân bay Liên Khương, Ngô Xuân Đệ là chính trị viên đại đội. Khi đơn vị tiến sát mục tiêu, đồng chí bò lên trước quan sát, thấy địch đông và đi lại nhốn nháo. Để đảm bảo bí mật, đồng chí đã cùng một chiến sĩ bò lên cắt 5 lớp rào dây thép gai, mở cửa cho đơn vị bí mật luồn vào gần địch. Khi được lệnh nổ súng, Ngô Xuân Đệ dẫn đầu đơn vị nhanh chóng thọc sâu, chia cắt địch làm chúng không kịp trở tay. Sau 7 phút chiến đấu, đơn vị diệt 150 tên địch, làm chủ trận địa, thu hàng chục súng các loại.

   Trận đánh yếu khu Đùn Pao tháng 11 năm 1969, khi đơn vị tiếp cận trận địa, đồng chí được anh em trinh sát báo địch mới đổ thêm quân, hướng ta định mở cửa địch treo một ngọn đèn dầu. Nhiều người phán đoán là đã bị lộ. Để nắm chắc tình hình địch, Ngô Xuân Đệ bò vào tận hàng rào quan sát, đồng thời làm tắt đèn mà địch vẫn không phản ứng. Đồng chí về bàn với ban chỉ huy và quyết định đánh. Lợi dụng chỗ sơ hở của địch, đồng chí điều một tổ luồn vào diệt sở chỉ huy của địch rồi đánh từ trong ra. Đại bộ phận đơn vị từ ngoài đánh vào, chỉ sau 7 phút chiến đấu, 1 đại đội địch bị diệt gọn.

   Ngô Xuân Đệ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 Chiến sĩ thi đua, 3 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 19 tháng 5 năm 1972, Ngô Xuân Đệ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRẦN VĂN CÔI
(LIỆT SĨ)


   Trần Văn Côi, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội phó đại đội 5 đặc công thuộc tiểu đoàn 810, bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Đức, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trong chiến đấu Trần Văn Côi có quyết tâm diệt địch cao. Từ năm 1968 đến tháng 1 năm 1970, đồng chí đã diệt 180 tên địch. Trần Văn Côi luôn dẫn đầu đơn vị thọc sâu, những lúc khó khăn sẵn sàng xả thân để hoàn thành nhiệm vụ. Có trận đánh hết lựu đạn, thủ pháo đồng chí nhanh chóng tự mình ra ngoài lấy thêm lựu đạn, thủ pháo vào tiếp tục chiến đấu góp phần hoàn thành thắng lợi trận đánh. Có trận đánh giáp lá cà, tay không vật lộn với địch, đồng chí dùng răng cắn địch làm cho nó bật ra, tạo thời cơ tiêu diệt.    Trong trận đánh điểm A tháng 1 năm 1970, Trần Văn Côi chỉ huy một bộ phận đánh lui nhiều đợt phản kích của 1 tiểu đoàn địch trong ngày. Đồng chí bị thương nặng vẫn gắng hết sức mình bò đến từng chiến sĩ, động viên anh em và đã anh hũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

   Trần Văn Côi đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 19 tháng 5 năm 1972, Trần Văn Côi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #82 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:33:33 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN TẤN ĐỊNH
(LIỆT SĨ)

   
   Nguyễn Tấn Định sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Thịnh, quận Thuận Phong, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 3 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng đặc công thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 840, mặt trận Nam Trung Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong vùng giải phóng, trên quê hương có truyền thống cách mạng, gia đình Nguyễn Tấn Định có người tham gia kháng chiến: 2 anh đi tập kết ra miền Bắc, 4 anh là du kích xã. Từ năm 14 tuổi, đồng chí được các cô chú cán bộ cho tham gia du kích, làm liên lạc cho huyện. Đến tháng 3 năm 1968, đồng chí nhập ngũ vào đại đội 5, tiểu đoàn 840 Nam Trung Bộ.

   Đồng chí đã tham gia đánh hàng chục trận, trận nào cũng hoàn thành nhiệm vụ. Từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 3 năm 1970, Nguyễn Tấn Định đã tiêu diệt 140 tên địch, trong đó có 40 tên Mỹ, phá hủy 10 xe tăng và nhiều lô cốt, hầm ngầm của địch.

   Một số trận tiêu biểu:

   - Trận đánh vào căn cứ Sông Mao (5-1969). Trận này đồng chí là tổ trưởng tổ thọc sâu. Đến giờ nổ súng, Nguyễn Tấn Định dẫn đầu tổ bộc phá phá nốt 3 hàng rào cuối cùng, mở đường cho đơn vị tiến vào căn cứ địch. Địch phản kích quyết liệt. Một người trong tổ bị thương, đồng chí băng bó và động viên chiến sĩ đó nằm lại ở một vị trí an toàn, còn mình tiếp tục dẫn đầu cả tổ tiến vào sở chỉ huy địch. Đồng chí đặt khối thuốc nổ lớn vào ngay nhà lầu, nơi làm việc của bọn chỉ huy và giật nổ, phá hủy phần lớn ngôi nhà, tạo thuận lợi cho cả đơn vị xông lên diệt các mục tiêu khác trong căn cứ. Khi có lệnh rút, Nguyễn Tấn Định đã quay ra tìm chiến sĩ bị thương và dìu về căn cứ an toàn. Sau trận này đồng chí được anh em gọi là "mũi dao nhọn của đơn vị".

   - Tháng 12 năm 1969, đồng chí tham gia đánh trận An Phước (trung tâm huấn luyện bọn bảo an, dân vệ ở Ninh Thuận). Đồng chí được giao làm mũi phó kiêm tổ trưởng tổ thọc sâu. Mũi chiến đấu gồm 7 đồng chí nhưng khi đi đến gần đường sắt thì 4 đồng chí bị lạc. Lúc này đã gần đến giờ hiệp đồng nổ súng. Đồng chí bàn với mũi trưởng là cứ đánh theo phương án đã xác định. Khi tiếp cận mục tiêu, mũi trưởng và một chiến sĩ nữa bị thương. Đồng chí nghĩ: “Còn một mình vẫn tấn công" và yêu cầu đồng chí mũi trưởng ở lại cửa mở, yểm hộ cho mình đánh vào trong. Đồng chí lấy tất cả thủ pháo, lựu đạn của cả tổ, vọt lên đánh vào các dãy nhà, hầm ngầm và lô cốt của địch. Khi có lệnh lui quân, đồng chí trở vào, đến hàng rào thì lại phát hiện có một hỏa điểm của địch "còn sót", đang bắn ra phía cửa mở. Đồng chí liền quay lại, dùng thủ pháo tiêu diệt nốt hỏa điểm này, rồi đi tìm đồng chí mũi trưởng và chiến sĩ bị thương dìu về căn cứ.

   - Ngày 31 tháng 3 năm 1970, trong trận đánh căn cứ Sông Mao lần thứ năm, Nguyễn Tấn Định lại được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ thọc sâu. Khi có lệnh nổ súng, đồng chí phá nốt hàng rào cuối cùng, rồi dẫn tổ lao lên tiêu diệt 1 xe M.113 của địch. Địch tập trung hỏa lực bắn chặn quyết liệt. Chiến sĩ xạ thủ B.40 bị thương, Nguyễn Tấn Định liền lấy khẩu B.40 của chiến sĩ đó bắn xe tăng địch, tạo thời cơ cho đơn vị đánh phá những cụm xe khác của địch. Nguyễn Tấn Định đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu tiêu diệt cụm xe cuối cùng của địch trong căn cứ Sông Mao.

   Nguyễn Tấn Định luôn luôn sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, trong cuộc sống đồng chí có tác phong gương mẫu, giản dị, khiêm tốn, được anh em quý mến.

   Nguyễn Tấn Định đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 8 bằng khen và giấy khen, nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, 1 lần Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 19 tháng 5 năm 1972, Nguyễn Tấn Định được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG KIỀU NGỌC LUÂN
(LIỆT SĨ)



   Kiều Ngọc Luân (tức Kiều Cục) sinh năm 1942, dân tộc Kinh, nhập ngũ tháng 3 năm 1966, quê ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Khi hy sinh, đồng chí là đại úy tiểu đoàn phó tiểu đoàn 9 bộ binh, trung đoàn 64 sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 3 năm 1966 đến năm 1968, Kiều Ngọc Luân chiến đấu ở 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, đánh trên 50 trận, diệt 100 tên Mỹ, phá hủy 3 xe tăng, thu 4 súng AR15.

   Từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 6 năm 1970, Kiều Ngọc Luân học tại trường quân chính Quân khu Hữu Ngạn, chịu khó học tập, thường xuyên đạt loại giỏi về các môn kỹ thuật, chiến thuật.

   Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, khi làm trợ lý tác chiến của tiểu đoàn, đồng chí thường xuyên xuống trận địa chốt tham gia kế hoạch tác chiến với các đại đội. Khi trực tiếp chiến đấu, đồng chí chỉ huy đơn vị đánh 7 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng Kiều Ngọc Luân diệt được 105 tên địch.

   Trận đánh ngày 8 tháng 7 năm 1972, Kiều Ngọc Luân chỉ huy một mũi 18 người, đánh chiếm lại làng Linh Chiểu (Quảng Trị). Tuy lực lượng địch đông gấp nhiều lần, trận đánh không có pháo cấp trên chi viện, Kiều Ngọc Luân vẫn kiên quyết chỉ huy đơn vị đánh. Ngày hôm sau (9 tháng 7 năm 1972), địch cho gần 1 tiểu đoàn bộ binh, có xe tăng yểm hộ, chia làm 3 mũi, nhiều lần phản kích hòng đánh chiếm lại làng Linh Chiểu. Trận này đơn vị Kiều Ngọc Luân đánh lùi 7 đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa. Riêng anh diệt 50 tên.

   Trận đánh Tri Bưu từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 7 năm 1972, Kiều Ngọc Luân chỉ huy đại đội chiến đấu suốt 4 ngày liền, giành thắng lợi trước lực lượng địch đông gấp nhiều lần, diệt 150 tên, bắt 1 tù binh, thu 5 súng.

   Trận đánh ngày 26 tháng 7 năm 1972, địch huy động gần 1 tiểu đoàn, chia làm nhiều mũi đánh vào chốt, Kiều Ngọc Luân bình tĩnh chỉ huy đơn vị đánh lui 5 đợt tiến công của chúng, giữ vững chốt.

   Ngày 16 tháng 9 năm 1972, Kiều Ngọc Luân chỉ huy đơn vị đánh lui nhiều đợt phản kích ác liệt của địch, diệt nhiều tên. Trong một đợt chiến đấu quyết liệt anh đã anh dũng hy sinh.

   Khi còn sống, Kiều Ngọc Luân luôn gương mẫu trong mọi việc, đi sát giúp đỡ mọi người, luôn nhận phần khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn.

   Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng các hạng, 7 bằng khen và giấy khen, 8 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Kiều Ngọc Luân được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #83 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:36:32 pm »

ANH HÙNG HOÀNG ĐĂNG MIỆN
(LIỆT SĨ)



   Hoàng Đăng Miện sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thịnh Đức, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 2 năm 1971, Khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng bộ binh, thuộc đại đội 9 tiểu đoàn 6 trung đoàn 165 sư đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 6 năm 1971. đến tháng 9 năm 1972, Hoàng Đăng Miện làm nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường Lào và Quảng Trị. Khi là chiến sĩ, anh đã dũng cảm, mưu trí, luôn xông xáo, táo bạo, tìm mọi cách tiêu diệt nhiều địch. Khi làm trung đội trưởng Hoàng Đãng Miện chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, xung phong mãnh liệt, chốt giữ kiên cường; dù khó khăn gian khổ, ác liệt thế nào cũng kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đơn vị do anh chỉ huy đã diệt hàng trăm tên địch. Riêng Hoàng Đăng Miện diệt 70 tên.

   Ngày 17 tháng 12 năm 1971, ở điểm cao 1664 (Xiêng Khoảng), khi có lệnh nổ súng, Hoàng Đăng Miện đã bắn 2 quả đạn B.40, diệt 2 hỏa điểm địch, diệt 12 tên, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiêu diệt gọn 42 tên địch trong 15 phút. Hoàng Đăng Miện sử dụng rất thành thạo súng B.40, mỗi lần bóp cò là mục tiêu bị tiêu diệt. Từ mùa mưa năm 1971, ở chiến trường Lào, Hoàng Đăng Miện được anh em trong đơn vị yêu mến tặng cho biệt danh “Bông sen thép”.

   Ngày 13 tháng 3 năm 1972, ở Ta Can (Xiêng Khoảng), mặc cho máy bay, pháo binh địch đánh rất ác liệt vào trận địa, Hoàng Đăng Miện bình tĩnh động viên mọi người chờ địch vào cách 25 mét mới nổ súng. Kết quả đơn vị đánh lui hàng chục đợt tiến công của địch, giữ vững chốt. Riêng anh diệt 23 tên.

   Ngày 9 tháng 9 năm 1972, trong khi tiến công Đồi Cháy, một điểm cao nằm ở phía đông nam Như Lệ (Quảng Trị), trước sự chống cự quyết liệt của địch, đại đội trưởng hy sinh, Hoàng Đăng Miện vừa lên thay chỉ huy đơn vị thì bị thương ngay từ đợt xung phong thứ nhất. Mặc cho máu ướt đẫm vạt áo, anh vẫn dẫn đầu mũi đột kích, xông lên. Với khẩu B.41 trong tay không có hỏa điểm nào của địch tránh khỏi quả đạn của Hoàng Đăng Miện. Giữa đợt xung phong thứ ba, anh bị thương lần thứ hai vào chân, đồng đội định băng bó nhưng Hoàng Đăng Miện nói: “Đánh, đánh kẻo mất thời cơ”. Phút chiến thắng gần đến thì một quả pháo địch nổ trước mặt, anh ngã xuống, tay vẫn ôm chặt khẩu B.41.

   Trước tấm gương hy sinh của Hoàng Đăng Miện, toàn đơn vị đã xông lên chiến đấu kiên cường, diệt 150 tên lính ngụy, làm chủ Đồi Cháy.

   Khi còn sống Hoàng Đăng Miện luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ, đoàn kết thương yêu đồng đội, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.    Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Hoàng Đăng Miện được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG ĐINH VĂN HÒE
(LIỆT SĨ)



   Đinh Văn Hòe sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 6 năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó đại đội 2 bộ binh cơ giới, tiểu đoàn 66 trung đoàn 202 Bộ tư lệnh Thiết giáp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1969 đến năm 1971, Đinh Văn Hòe là chiến sĩ súng máy 12,7 mi-li-mét ở sư đoàn 304. Anh đã đánh 3 trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, diệt 75 tên địch, bắn rơi 2 máy bay.

Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Đinh Văn Hòe tham gia đánh 4 trận, trận nào củng kiên cường, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, ác liệt, kiên quyết tiến công địch. Đồng chí đã cùng khẩu đội diệt 134 tên địch, bắn rơi 4 máy bay.

   Trận đánh ngày 28 tháng 4 năm 1972, mặc cho máy bay và hỏa lực bắn thẳng của địch bắn dữ dộị, Đinh Văn Hòe đã dũng cảm đưa súng lên nắp xe để bắn cho chính xác và đã diệt hơn chục tên địch. Khi thấy đồng chí chỉ huy 14,5 mi-li-mét bị thương, Đinh Văn Hòe nhanh chóng thay thế và đã bắn rơi 2 máy bay. Trận này, Đinh Văn Hòe góp phần cùng đơn vị diệt 200 tên địch, bắn cháy 7 xe tăng, bắn rơi 3 máy bay lên thẳng.

   Trận đánh ngày 30 tháng 4 năm 1972, khi cùng tổ đi nắm tình hình địch thì máy bay ập đến bắn phá. Đinh Văn Hòe nhanh chóng đến chiếc xe M.113 của địch bỏ lại từ hôm trước, dùng súng 12,7 trên xe, bắn rơi tại chỗ 1 máy bay.

   Ngày 24 tháng 5 năm 1972, máy bay địch đến đánh phá vào đội hình đơn vị, Đinh Văn Hòe dùng trung liên bắn rơi tại chỗ 1 chiếc và chỉ huy tiểu đội bắn rơi 1 chiếc khác. Số máy bay địch còn lại tháo chạy, nhờ vậy đã hạn chế được thiệt hại cho đơn vị.

   Ngày 26 tháng 5 năm 1972, mặc cho địch trong vị trí bắn ra dữ dội, Đinh Văn Hòe chỉ huy xe nhanh chóng xông vào đội hình địch, dùng cả lựu đạn, tiểu liên diệt địch, tạo thuận lợi cho các xe khác trong đại đội tiến lên. Trận đánh này, đồng chí lập công xuất sâc, diệt 84 tên địch, và đã anh dũng hy sinh.

   Khi còn sống, đồng chí thường xuyên chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, được đơn vị tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 bằng khen.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Đinh Văn Hòe được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #84 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:43:06 pm »

ANH HÙNG PHẠM VĂN VƯỢNG



   Phạm Văn Vượng sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Đồng Lý, huvện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh nay là tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1961, xuất ngũ tháng 4 năm 1963, tái ngũ tháng 2 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66, sư đoàn 10 thuộc Mặt trận Tây Nguyên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4 năm 1963, sau khi hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự, Phạm Văn Vượng phục viên về địa phương; đến tháng 2 năm 1967, tái ngũ.

   Từ năm 1967 đến năm 1973, Phạm Văn Vượng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, ở cương vị nào, anh củng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu nhiều trận. Đơn vị do Phạm Văn Vượng phụ trách đã diệt được hàng nghìn tên địch.

   Trận đánh điểm cao 883 ở Pu Prăng, Thu Đông năm 1969, Phạm Văn Vượng chỉ huy 1 đại đội (có 28 chiến sĩ) chiến đấu suốt 2 ngày liền với 1 tiểu đoàn địch. Khi mất liên lạc với trên, anh bình tĩnh chỉ huy đơn vị, kiên quyết tiến công địch, diệt gọn 2 trung đội, thu 13 súng, 2 máy vô tuyến điện, bọn địch còn lại phải bỏ chạy.

   Trận đánh điểm cao 935 ở Ngọc Tô Ba, ngày 27 tháng 2 năm 1971, Phạm Văn Vượng chỉ huy mưu trí, sáng tạo, phát huy mạnh mẽ hỏa lực được trang bị để vây ép địch. Địch bỏ chạy, đồng chí nhanh chóng chỉ huy đơn vị truy kích. Trận này đơn vị đồng chí đã góp phần quan trọng cùng đơn vị bạn diệt gọn 1 tiểu đoàn địch.

   Trong trận đánh điểm cao 1001 (Ngọc Rinh Rua) ngày 31 tháng 3 năm 1971, 1 tiểu đoàn địch lợi dụng công sự vững chắc, bắn ra dữ dội và nhiều lần phản kích nên các mũi của ta chưa tiến vào được; Phạm Văn Vượng nắm chắc thủ đoạn của địch, hạ quyết tâm chính xác, tổ chức lực lượng đánh vào chỗ sơ hở của địch, chia cắt địch ra từng bộ phận để diệt. Kết quả trận này, đơn vị Phạm Văn Vượng đã diệt 1 tiểu đoàn địch.

   Trận đánh Tân Cảnh ngày 24 tháng 5 năm 1972. Địch đóng ở đây 1 trung đoàn và sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn 22 ngụy, có nhiều hầm ngầm, công sự vững chẳc, nhiều hàng rào, bãi mìn; Phạm Văn Vượng bình tĩnh, dũng cảm chỉ từng mục tiêu cho đơn vị đánh: khi bị thương, đồng chí không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy đơn vị cho tới khi trận đánh kết thúc. Trận này đơn vị Phạm Văn Vượng đã góp phần tích cực cùng trung đoàn diệt gọn sở chỉ huy sư đoàn và 1 trung đoàn địch.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phạm Văn Vượng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN THẾ THAO



   Nguyễn Thế Thao sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1962, xuất ngũ tháng 3 năm 1964, tái ngũ tháng 8 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 bộ binh, trung đoàn 165 sư đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Tháng 4 năm 1962, Nguyễn Thế Thao nhập ngũ, tháng 3 năm 1964 chuyển ra công tác tại Khu gang thép Thái Nguyên. Tháng 6 năm 1967, theo tiếng gọi chống Mỹ, cứu nước của Đảng, đồng chí tái ngũ. Sau 2 năm huấn luyện, cuối năm 1969, Nguyễn Thế Thao được đi trong đội ngũ của sư đoàn 312 sang làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào. Tháng 7 năm 1972, sư đoàn được lệnh trở về chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, đồng chí lại cùng đơn vị trở về Tổ quốc. Trong 16 trận trực tiếp tham gia chiến đấu, trận nào Nguyễn Thế Thao củng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn gian khổ thế nào cúng cùng đơn vị kiên quyết vượt qua, giành thắng lợi. Hai lần bị thương trong lúc đang chiến đấu, đồng chí đều không rời trận địa. Trong quá trình chỉ huy chiến đấu, đơn vị Nguyễn Thế Thao đã diệt gần 800 tên địch, bắt 10 tên. Riêng đồng chí diệt 10 tên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Trận tập kích sân bay Lũng Mạc (Xiêng Khoảng) ngày 8 tháng 4 năm 1970, Nguyễn Thế Thao dẫn đầu trung đội đánh vào khu vực được phân công, diệt gọn 1 trung đội địch (32 tên). Sau đó, đồng chí phụ trách một tổ chốt giữ trận địa, bảo vệ thương binh. Ngày hôm sau, 1 tiểu đoàn địch có máy bay, pháo binh yểm trợ, phản kích lên chốt. Tuy bị thương, Nguyễn Thế Thao vẫn không rời trận địa, chỉ huy tổ chiến đấu suốt ngày, đánh lui hơn chục đợt phản kích của địch, diệt hàng chục tên, riêng đồng chí diệt 4 tên. Chốt được giữ vững, thương binh được bảo vệ an toàn.

   Trận phục kích ở chân điểm cao 1300 (Cánh Đồng Chum) ngày 19 tháng 3 năm 1972, khi thấy địch ở cứ điểm bên cạnh tháo chạy, Nguyễn Thế Thao đã mưu trí dùng các-bin của địch, bắn phát một để lừa địch. Địch tưởng là đồng bọn, xô nhau chạy về hướng trận địa phục kích của ta. Đồng chí dẫn đầu đơn vị xông lên diệt hốt tốp này đến tốp khác. Trận này, toàn đại đội của anh diệt 89 tên địch, thu nhiều vũ khí.

   Trong trận Đồi Cháy (Quảng Trị), một cứ điểm ta đánh nhiều lần chưa giải quyết được, Nguyễn Thế Thao đã nhiều đêm cùng tổ trinh sát tiểu đoàn bò vào nắm tình hình địch trong cứ điểm. Đồng chí chủ động xin cấp trên cho đơn vị mình đánh. Đêm 9 tháng 9 năm 1972, trận đánh diễn ra rất quyết liệt. Địch bắn dữ dội ngăn chặn đường tiến quân của ta. Nguyễn Thế Thao kịp thời dẫn đầu đơn vị đánh vào giữa vị trí địch. Sau 20 phút chiến đấu, đơn vị làm chủ trận địa, diệt 195 tên, trong đó có 1 đại đội lính dù bị diệt gọn.

   Nguyễn Thế Thao luôn chú trọng xây dựng đơn vị về mọi mặt, tích cực học tập, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.    Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Thế Thao được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:48:02 pm »

ANH HÙNG VŨ TRUNG THƯỚNG



   Vũ Trung Thướng sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 2 năm 1961, xuất ngũ tháng 1 năm 1963, tái ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 5 bộ binh tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trong giai đoạn huấn luyện và công tác ở miền Bắc, Vũ Trung Thướng luôn chịu khó học tập, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện trở thành người chiến sĩ có kỷ luật, có quyết tâm chiến đấu cao, trình độ chiến thuật, kỹ thuật thành thạo.

   Trong chiến đấu, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, đi đầu, trong mọi khó khăn ác liệt, động viên mọi người hăng hái chiến đấu. Đơn vị do đồng chí chỉ huy đã diệt 450 tên địch, riêng đồng chí diệt 43 tên.

   Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Vũ Trung Thướng luôn làm tốt công tác chính trị chiến đấu, đi sát mọi người, quan tâm giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, góp phần xây dựng đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu giỏi, càng đánh càng mạnh, trưởng thành vững chắc, toàn diện.

   Trận đánh ngày 12 tháng 7 năm 1972, 1 tiểu đoàn bộ binh địch có xe tăng, pháo binh yểm hộ, bắn rất ác liệt, hòng đánh chiếm ngã ba Long Hưng (nam Thành Cổ Quảng Trị) do đại đội Vú Trung Thướng chiếm giữ. Trong khó khăn ác liệt, đồng chí cùng cán bộ chỉ huy đơn vị luôn đi sát động viên, giúp đỡ anh em giữ vững quyết tâm bảo vệ trận địa. Hơn mười lần bọn địch, tiến công, lần nào Vũ Trung Thướng cũng ở nơi khó khăn, nguy hiểm nhất, kịp thời động viên đơn vị chiến đấu. Kết quả, đại đội đồng chí đã diệt được 100 tên địch, giữ vững trận địa.

   Ngày 18 tháng 7 năm 1972, 1 đại đội địch chia nhiều mũi đánh vào Chi Bưu - nơi đơn vị đồng chí chiếm giữ. Mặc cho bom đạn địch đánh phá ác liệt, Vũ Trung Thướng động viên mọi người chờ địch vào thật gần mới nổ súng. Sau mỗi lần đánh lui đợt tiến công của địch, đồng chí đến từng vị trí chiến đấu, động viên từng người, nhanh chóng củng cố trận địa. Trận này đơn vị Vũ Trung Thướng đánh lui 7 đợt tiến công của địch diệt 80 tên, giữ vững chốt. Riêng đồng chĩ diệt 38 tên.

   Vũ Trung Thướng luôn chú trọng góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt, gương mẫu trong mọi công tác, đoàn kết, khiêm tến, giản dị, được quần chúng tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Vũ Trung Thướng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG PHẠM VĂN ĐỠ



   Phạm Văn Đỡ sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 11 bộ binh tiểu đoàn 6 trung đoàn 88 sư đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Phạm Văn Đỡ tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972; đánh 5 trận đều dũng cảm, mưu trí, gặp khó khăn, ác liệt đồng chí đều tìm cách vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong chiến đấu, Phạm Văn Đỡ bị thương 2 lần đều không rời trận địa, nêu tấm gương tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập. Đồng chí đã diệt 36 tên địch, phá hủy 8 ụ đại liên.

   Trận đánh điểm cao 500 ngày 13 tháng 2 năm 1971 trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, khi nổ súng, hỏa lực địch bắn chận đội hình xung phong của đơn vị, đồng chí dũng cảm bò dưới làn đạn địch, nhanh chóng diệt ụ đại liên, tạo thuận lợi cho đơn vị tiến đánh điểm cao, diệt 1 đại đội địch trong vòng 20 phút.

   Trận đánh điểm cao 500 lần thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 1971, sau khi dùng mìn định hướng mở cửa, Phạm Văn Đỡ nhanh chóng xông thẳng vào vị trí địch, dùng thủ pháo, lựu đạn tiêu diệt các hỏa điểm, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong. Trong lúc đang vận động đánh địch, đồng chí bị thương đã tự băng bó rồi tiếp tục đánh cho tới khi bị ngất. Trận này, Phạm Văn Đỡ diệt 20 tên địch phá hủy 6 ụ đại liên, góp phần vào thành tích chung của đại đội diệt 1 đại đội địch.

   Trận đánh điểm cao 35 (đông nam Mỹ Chánh) ngày 27 tháng 4 năm 1972, trước khi đánh, đồng chí đã 4 đêm bò vào vị trí địch trinh sát tỉ mỉ, trong điều kiện địch canh gác rất nghiêm ngặt. Khi nổ súng, địch bán dử dội vào cửa mở. Thấy đơn vị chưa lên được, Phạm Văn Đỡ nhanh chóng dùng B.40 diệt một hỏa điểm. Địch tập trung hỏa lực bắn dữ dội về phía đồng chí, Phạm Văn Đỡ vẫn bình tĩnh dùng tiểu liên bắn trả, nhờ đó, đơn vị vượt qua cửa mở được thuận lợi. Trận này, đơn vị đã diệt gọn 96 tên. Riêng đồng chí diệt 16 tên.

   Phạm Văn Đỡ luôn gương mẫu, di đầu trong mọi công việc, hăng say chiến đấu, dũng cảm, mưu trí. Hai lần bị thương, sức khỏe giảm sút, đơn vị cho phục viên, đồng chí vẫn thiết tha đề nghị đơn vị cho ở lại chiến đấu.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phạm Văn Đỡ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:51:01 pm »

ANH HÙNG HOÀNG ĐÌNH KIỀN



   Hoàng Đình Kiền sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Cát, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 10 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn phó đặc công, trung đoàn 10, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 11 năm 1964 đến nãm 1973, Hoàng Đình Kiền tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đã trực tiếp đánh hơn 100 trận. Trận đánh nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hoàng Đình Kiền đã chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch, riêng đồng chí diệt 130 tên, thu 15 súng các loại, bắn rơi 4 máy bay.

   Từ năm 1965 đến năm 1969, đồng chí hoạt động ở Bình Định, Phú Yên, tham gia chiến đấu hàng chục trận, diệt 75 tên địch.

   Trận đánh cầu Nguyên Sơn tháng 6 năm 1967, Hoàng Đình Kiền chỉ huy tiểu đội chiến đấu suốt 1 ngày, diệt gọn 1 trung đội địch đi càn quét (25 tên, thu 3 súng).

   Tháng 9 năm 1967, Hoàng Đình Kiền tham gia cùng đại đội đánh tập kích 1 đại đội địch ở Tuy An. Trong trận đánh, đồng chí được giao nhiệm vụ dùng khối bộc phá 6 ki-lô-gam đánh hầm chỉ huy. Khi đơn vị mở cửa vào trận địa, gặp hàng rào bùng nhùng không vào được, đồng chí được lệnh dùng bộc phá phá hàng rào cho bộ đội xung phong. Bộc phá nổ, nhưng hàng rào không bị phá hết. Địch từ trong đồn bắn ra như vái đạn. Bất chấp nguy hiểm, Hoàng Đĩnh Kiền nhanh chóng nằm đè lên hàng rào, làm thang cho toàn đại đội vượt qua. Khi đơn vị vượt hết, đổng chí bị thương và bị dây thép gai cào khắp người, vẫn tiếp tục xung phong cùng đơn vị diệt địch. Hành động dũng cảm của đồng chí đã giúp đơn vị nhanh chóng chuyển từ khó khăn thành thuận lợi, tiêu diệt 1 đại đội địch. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắt 1 tù binh.

   Tháng 12 năm 1969, đơn vị Hoàng Đình Kiền vừa chuyển vào đồng bằng sông Cửu Long thì bị địch càn quét. Vì chưa quen địa hình, chưa nắm chắc tình hình thủ đoạn địch nên đơn vị bị thương vong nhiều. Đồng chí kiên trì bám trụ trận địa chỉ huy đơn vị đánh lui hàng chục đợt xung phong của địch. Máy bay lên thẳng đến đổ quân, đồng chí dùng súng tiểu liên bắn rơi 1 chiếc. Sau khi đơn vị tiêu diệt 50 tên địch, bọn còn lại hốt hoảng bỏ chạy, trận địa của ta được giữ vững.

   Trong chiến đấu, Hoàng Đình Kiền bị thương tới 16 lần nhưng vẫn kiên trì trụ bám chiến trường, bám đơn vị khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt; đại đội và tiểu đoàn do đồng chí phụ trách đều được tuyên dương Đơn vị anh hùng.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 12 bằng khen, giấy khen.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Hoàng Đình Kiền được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HOẠT



   Nguyễn Văn Hoạt sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đặc công thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 31 Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, Nguyễn Văn Hoạt chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, đồng chí vẫn kiên trì bám địch, nắm tình hình cụ thể, giúp trên hạ quyết tâm chính xác. Trong chiến đấu, đồng chí luôn mưu trí, linh hoạt, dũng cảm, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Nguyễn Văn Hoạt đã phá hủy 9 kho đạn pháo 105 và 155 mi-li-mét (gồm 4 vạn quả), chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

   Trận đánh Đồng Lâm ngày 24 tháng 7 năm 1972, Nguyễn Văn Hoạt làm tổ trưởng một tổ đánh độc lập. Khi nổ súng ngay phút đầu đồng chí đã diệt hỏa điểm được phân công, sau đó tiếp tục chỉ từng mục tiêu cho đồng đội đánh chiếm. Khi có lệnh rút, để bảo đảm an toàn cho đơn vị, đồng chí xung phong ở lại, bắn đạn phát sáng thu hút hỏa lực địch về phía mình. Nhờ đó, đơn vị rút an toàn.

   Trận đánh Đồng Lâm lần thứ hai, ngày 5 tháng 8 năm 1972, sau nhiều lần bị đánh, địch canh phòng rất nghiêm ngặt, Nguyễn Văn Hoạt xung phong đi nắm địch. Sau 2 đêm luồn vào vị trí, đồng chí đã nắm chắc tình hình địch. Đêm 5 tháng 8 năm 1972, đồng chí dẫn đầu một tổ đột nhập vào vị trí địch, phá hủy được 10 kho đạn pháo, diệt hàng chục tên. Riêng đồng chí phá 5 kho.

   Trong trận đánh Đồng Lâm lần thứ ba, tuy hàng tuần liền phải ăn đói, nhưng Nguyễn Văn Hoạt vẫn kiên trì điều tra, nám chắc tình hình địch. Đêm 3 tháng 9 năm 1972, đồng chí dẫn một tổ vượt qua bãi trống gần 500 mét, luồn qua 7 lớp rào và mưu trí đối phó với 5 lần địch báo động bắn ra dữ dội, đưa được toàn tổ vào căn cứ. Đêm ấy, tổ Nguyễn Văn Hoạt đã phá hủy 7 kho đạn chứa khoảng 3 vạn quả đạn pháo, riêng đồng chí phá 3 kho.

   Trận đánh Đồng Lâm lần thứ tư, ngày 5 tháng 10 năm 1972, mặc dù địch rào thêm nhiều hàng rào kẽm gai, bố trí thêm các bái mìn, tăng cường canh gác, đồng chí vẫn dẫn được một tổ vào khu kho. Sau khi chỉ các mục tiêu cho tổ viên thì bất ngờ một đồng chí làm nổ mìn, địch bắn rất dữ dội. Nguyễn Văn Hoạt bị thương nhưng vẫn đi tìm đồng đội bị thương để đưa ra ngoài, sau đó lại nhanh chóng trở lại đánh địch. Kết quả, đồng chí đã phá được gần một vạn quả đạn pháo 175 mi-li-mét.

   Nguyễn Vãn Hoạt luôn gương mẫu đi dầu trong mọi công tác, chịu khó học hỏi đồng đội, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Hoạt được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 04:53:33 pm »

ANH HÙNG PHẠM THANH QUYẾT



   Phạm Thanh Quyết sinh năm 1950, dân tộc Tày, quê ở xã Hồng Định, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đặc công thuộc đại đội 91 tiểu đoàn 35 Bộ tư lệnh Đặc công.

   Năm 1971 và năm 1972, Phạm Thanh Quyết làm nhiệm vụ trinh sát nắm địch, cùng đơn vị chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Địch ráo riết càn quét, ngăn chặn ta từ vòng ngoài, bố trí chặt chẽ ở vòng trong, dùng máy bay và pháo binh đánh phá ác liệt, tuy hai lần bị thương, đồng chí vẫn nêu cao tinh thần hăng say chiến đấu, dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn, nguy hiểm, nắm địch cụ thể, giúp cấp trên hạ quyết tâm đánh địch chính xác. Riêng đồng chí phá hủy 9 kho xăng, đạn, 2 khẩu pháo 105, diệt 15 tên địch, hoàn thành xuất sâc nhiệm vụ được giao.

   Năm 1971, hoạt động ở Trị - Thiên, mặc dù địch tổ chức nhiều chặng phục kích và ra sức lùng sục các thôn xóm hống đẩy ta ra xa, Phạm Thanh Quyết vẫn kiên trì bám đất, bám dân, dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm, 4 lần vào căn cứ Đông Hà và hàng chục lần vào căn cứ Ái Tử, Đồng Lâm để nắm tình hình địch, giúp tiểu đoàn xây dựng phương án tác chiến tốt.

   Đồng chí vào vị trí Đồng Lâm 6 lần, trong 6 đêm liền để nắm tình hình địch. Có lần đang trinh sát thì bị thương vào lưng, đồng chí vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Trong trận đánh căn cứ Đồng Lâm đêm 8 tháng 5 nãrn 1971 Phạm Thanh Quyết dẫn tổ vượt qua 9 hàng rào, nhiều vọng gác, tiến sâu vào căn cứ, phá hủv 11 kho xăng, đạn. Riêng đồng chí phá hủy 6 kho.

   Trận đánh trận địa pháo dã chiến ở điểm cao 28 (bắc sông Mỹ Chánh) ngày 26 tháng 10 năm 1972, địch bố trí ở vòng ngoải trận địa nhiều tuyến bộ binh chốt giữ, bên trong lại luôn thay đổi vị trí đặt pháo, Phạm Thanh Quyết mưu trí dẫn phân đội vừa trinh sát nắm địch, vừa tiến đánh địch. Khi nổ súng, ngay phút đầu đã diệt khu trung tâm và sau 20 phút chiến đấu, phân đội đã diệt 200 tên địch, phá hủy 9 khẩu pháo, 15 xe quân sự. Riêng đồng chí phá hủy 2 khẩu pháo, diệt 15 tên.

   Trận đánh khu kho Tân Điền, sau nhiều ngày chịu đựng mưa rét để trinh sát, ngày 7 tháng 11 năm 1972 Phạm Thanh Quyết dẫn một tổ vượt qua 7 lớp rào có gài mìn vướng nổ, vào phá hủy được 10 kho xăng, đạn. Riêng đồng chí phá hủy 3 kho đạn, chứa 1 vạn quả đạn pháo.

   Phạm Thanh Quyết luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, chịu khó học hỏi mọi người, tích cực giúp đỡ chiến sĩ mới nhanh chóng nắm được kỹ thuật, sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhi, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phạm Thanh Quyết được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG ĐỖ VIẾT CƯỜNG



   Đỗ Viết Cường sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Sơn, huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, phân đội trưởng đặc công nước thuộc đội 1 đoàn 126 Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1970 đến năm 1972, Đỗ Viết Cường làm nhiệm vụ đánh địch ở Cửa Việt. Địch bố phòng rất chặt chẽ: dọc mép nước có rào thép gai, gài mìn; trên dòng sông thường xuyên có tàu đi tuần tiễu; ở khu vực tàu đậu có đèn pha chiếu sáng; địch trên tàu thỉnh thoảng bắn tiểu liên ném lựu đạn xuống nước... Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, vượt mọi khó khăn gian khổ, kiên quyết đánh địch. Hai lần trong lúc đang chiến đấu bị thương, Đỗ Viết Cường vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Đồng chí đã trực tiếp đánh chìm đánh hỏng 7 tàu và xà lan của địch, chỉ huy phân đội đánh chìm 7 chiếc khác.

   Ngày 2 tháng 8 năm 1970, ở cảng Cửa Việt, sau khi bị đánh nhiều lần, địch canh phòng rất nghiêm ngặt, Đỗ Viết Cường cùng 2 đồng đội vượt qua nhiều lớp rào trên bờ, dưới nước, vào được trong cảng. Khi cách tàu 5 mét, thấy tên lính gác đứng trên mạn tàu, đồng chí nhanh chóng lặn xuống đặt mìn vào khoảng giữa xà lan và tàu. Kết quả, trận này tổ đồng chí đánh chìm 2 tàu, 1 xà lan. Riêng đồng chí đánh chìm 1 tàu, 1 xà lan.

   Ngày 19 tháng 3 năm 1971, 1 đoàn tàu địch đậu ở cảng Cửa Việt, Đỗ Viết Cường xung phong dẫn đơn vị vượt qua nhiều chặng gác, đến từng chiếc tàu. Kết quả, phân đội đồng chí đánh chìm 2 tàu trọng tải 360 tấn, làm tắc cửa sông, mấy ngày liền địch không đi tiếp tế được.

   Ngày 19 và 20 tháng 8 năm 1971, địch càn quét vùng xung quanh cảng ráo riết và liên tục thay đổi vị trí đậu tàu trong đêm. Đỗ Viết Cường xung phong dẫn một tổ đi đánh. Trong khi đi tìm tàu, có lúc bị địch bắn dữ dội, đồng chí vẫn bình tĩnh dẫn tổ bám địch và đã đánh chìm 3 tàu vận tải loại lớn của chúng. Riêng đồng chí đánh chìm 1 tàu.

   Năm 1972, 2 lần bị thương nặng, lần nào Đỗ Viết Cường củng băng bó cho đồng đội trước rồi mới băng bó cho mình, sau lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Khi vừa ra viện, đồng chí xung phong đi đánh cầu Ngô Xá Đông. Cầu này địch canh gác rất cẩn mật, xung quanh trụ cầu có nhiều rào dây thép gai, ta đánh nhiều lần không được. Đêm 3 tháng 11 năm 1972, tổ đồng chí đã đánh sập được cầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Đỗ Viết Cường luôn gương mẫu trong mọi công tác chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, sống giản dị, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Đỗ Viết Cường được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #88 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:23:02 pm »

ANH HÙNG CAO VĂN HẬU



   Cao Văn Hậu sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 4 tiểu đoàn 2 trung đoàn 229 Bộ tư lệnh Công binh, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

   Từ năm 1969 đến tháng 5 năm 1970, Cao Văn Hậu chiến đấu ở Quảng Nam, là chiến sĩ bộ binh thuộc sư đoàn 2. Trong chiến đấu, đồng chí bị thương nặng, sức khỏe bị giảm nhiều. Sau khi điều trị và an dưỡng, đơn vị giải quyết cho về phục viên, nhưng Cao Văn Hậu xin ở lại phục vụ quân đội.

   Từ tháng 4 năm 1971 đến tháng 2 năm 1972, Cao Văn Hậu tham gia mở đường 13, đường 9B. Tuy sức khỏe yếu, công việc chuyên môn bỡ ngỡ, nhưng Cao Văn Hậu luôn dẫn đầu về ngày công, phát huy nhiều sáng kiến như làm bàn trang cào đất, làm cào kéo đá...., đưa năng suất bình quân đầu người của tiểu đội từ 5 mét khối lên 9 mét khối một ngày công. Tiểu đội đồng, chí đạt năng suất làm đường cao nhất trung đoàn.

   Trong khi làm đường, địch thả nhiều mìn vướng nổ. Việc phá mìn rất nguy hiểm, thường xuyên đe dọa tính mạng đồng đội. Cao Văn Hậu luôn xung phong dẫn đầu tổ phá mìn, đồng chí đã phá được gần một trăm quả, có tác dụng động viên lôi cuốn mọi người noi theo.    Từ tháng 3 năm 1972 đến tháng 11 năm 1972, Cao Văn Hậu chiến đấu ở Quảng Trị. Trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, đồng chí không quản ngại gian khổ, hy sinh, tham gia chiến đấu hàng chục trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sẳc nhiệm vụ. Ba lần bị bom vùi lấp, bị sức ép nặng, đồng chí đều không rời trận địa, tiếp tục chiến đấu. Cao Văn Hậu đã góp phần cùng đơn vị tiêu diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 7 tên, bắt 1 tên.

   Đầu tháng 5 năm 1972, tiểu đội Cao Văn Hậu làm nhiệm vụ dẫn xe tăng vào đánh điểm cao 21. Khi qua ngầm, mặc cho pháo địch bần dứ dội, để bảo đảm an toàn cho xe tăng, đồng chí vẫn xung phong lội trước dò mìn và dẫn đường. Khi bước vào chiến đấu, trước hỏa lực địch bắn rất dữ, đồng chí đã gỡ được 4 quả mìn chống tăng. Khi pháo thủ số 2 trên xe tăng bị thương, Cao Văn Hậu nhanh chóng vào thay thế và thao tác tốt.

   Đợt chốt giữ thành Quảng Trị từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 7 năm 1972, mặc cho địch đánh hàng trăm quả bom, hàng nghìn quả đạn pháo vào trận địa, đồng chí bị bom vùi lại vùng dậy, động viên anh em, dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.

   Đặc biệt, ngày 23 tháng 7 năm 1972, khi thấy một toán địch mặc giả bộ đội ta, đang bò sát vào thành định cắm cờ, Cao Văn Hậu dẫn 2 chiến sĩ xuất kích, bất ngờ tiến công địch, diệt 7 tên, bắt 2 tên, đập tan âm mưu của chúng.

   Nhiều lần, đồng chí xông vào nơi địch đang đánh phá, bới hầm sập, cứu được 7 đồng chí. Trong khi đang chiến đấu, đồng đội bị thương, mặc cho quân địch bắn dữ dội, Cao Văn Hậu vẫn bình tĩnh băng bó cho 9 đồng chí và cõng về phía sau an toàn. Có lần đạn pháo nổ gần, Cao Văn Hậu lấy thân mình che cho thương binh. Nhiều lần, đồng chí cõng thương binh vượt qua sông Quảng Trị dưới làn đạn pháo địch, bảo đảm an toàn.

   Cao Văn Hậu luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, nhiều bằng khen, giấy khen.

   Ngày 23 tháng 9 nãm 1972, Cao Văn Hậu được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG BÙI ĐÌNH ĐỘT



   Bùi Đình Đột sinh năm 1942, dân tộc Kinh quê ở xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Hưng, trú quán ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bâc, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng, đại đội tăng thuộc trung đoàn 201 Bộ tư lệnh Thiết giáp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tháng 2 năm 1971, Bùi Đình Đột là đại đội phó, phụ trách kỹ thuật. Bom đạn địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn luôn đi sát, kiểm tra các xe, kịp thời phát hiện hỏng hóc, tự tay sửa chữa và hướng dẫn cho đơn vị sửa chửa được 33 lần chiếc xe tăng hỏng, bảo đảm chất lượng tốt. Tuy chưa được học về xe tăng địch, đồng chí vẫn tìm mọi cách vào nơi có xe tặng địch bị ta đánh mạnh bỏ lại, nghiên cứu cách sử dụng. Bùi Đình Đột đã lần lượt lái 4 chiếc xe tăng và xe bọc thép địch về tuyến sau an toàn.

   Trận đánh địch rút chạy từ Bản Đông về Huội San ngày 23 tháng 3 năm 1971, Bùi Đình Đột được giao nhiệm vụ chỉ huy đại đội truy kích địch, đã chiến đấu rất dũng cảm, linh hoạt, bình tĩnh, mưu trí trong mọi tình huống, có nhiều hành động táo bạo, chỉ huy đơn vị đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đơn vị đồng chí đã diệt hàng trăm tên địch.

   Năm 1972, Bùi Đình Đột phụ trách 1 đại đội hành quân vào Tây Nguyên. Mặc dù địch đánh phá ác liệt, đồng chí đã cùng cán bộ đại đội, chỉ huy đơn vị tới đích, bảo đảm quân số một trăm phần trăm người vàxe an toàn.

   Trận đánh Đác Tô - Tân Cảnh ngày 14 tháng 4 năm 1972, Bùi Đình Đột luôn xông xáo, chỉ huy dũng cảm, mưu trí, đánh thẳng vào giữa vị trí địch. Đồng chí bị thương vào đầu, vai, tay, chân, nhưng vẫn kiên quyết giữ vững vị trí, chiến đấu suốt 6 tiếng đổng hồ, góp phần cùng đơn vị bộ binh tiêu diệt toàn bộ căn cứ địch, do sư đoàn 22 ngụy , 1 thiết đoàn xe tăng và 1 đại đội bảo an chiếm giữ. Riêng xe đồng chí đã diệt 10 khẩu pháo 105.

   Bùi Đình Đột luôn xung phong, gương mẫu trong mọi việc và quan tâm xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt, được mọi người tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 1 bằng khen, 6 giấy khen.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Bùi Đình Đột được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #89 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 02:25:28 pm »

ANH HÙNG LỤC VĨNH TƯỞNG



   Lục Vĩnh Tưởng sinh năm 1948, dân tộc Thái, quê ở xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, khẩu đội trưởng hỏa tiễn chống tăng thuộc đại đội 15 tiểu đoàn 371 Bộ tư lệnh Pháo binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Lục Vĩnh Tưởng đã tham gia chiến đấu liên tục 6 năm ở chiến trường Trị - Thiên, trực tiếp đánh 40 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Đặc biệt, năm 1972, sau 3 tháng học sử dụng hỏa tiễn chống tăng B.72, đồng chí đã nắm được kỹ thuật và tham gia chiến đấu ngay. Trong chiến dịch Quảng Trị, Lục Vĩnh Tưởng đã bắn 11 quả đạn, diệt 11 xe tăng, góp phần cùng đơn vị chi viện đắc lực cho bộ binh bẻ gãy nhiều đợt phản kích của địch.

   Trận đánh ngày 23 tháng 4 năm 1972, một chi đoàn xe tăng địch từ Đông Hà dẫn bộ binh ra phản kích. Đồng chí bình tĩnh chờ địch vào tầm bắn, ngay phát đạn đầu đã diệt 1 xe tăng. Tiếp đó, Lục Vĩnh Tưởng bắn 5 quả đạn, diệt 5 chiếc tăng nữa. Trận này, đơn vị đồng chí đã diệt gọn 1 chi đội xe tăng 10 chiếc của địch.

   Trận đánh Đông Hà ngày 25 tháng 4 năm 1972, tuy mang vác nặng, Lục Vĩnh Tưởng vẫn theo sát bộ binh. Đến vị trí chiến đấu đồng chí chuẩn bị trận địa suốt đêm và hôm sau tham gia chiến đấu cả ngày. Mặc cho pháo binh, máy bay địch đánh phá ác liệt vào trận địa, đồng chí bình tĩnh theo dõi xe tăng địch. Thấy 2 chiếc vừa từ công sự tiến ra phản kích, đồng chí phóng 2 quả đạn, diệt cả hai.

   Ngày 29 tháng 9 năm 1972, 3 xe tăng địch từ Tích Tường có hỏa lực mạnh yểm trợ, phản kích vào trận địa của đơn vị, Lục Vĩnh Tưởng bình tĩnh, bí mật chờ địch vào gần, bắn 3 quả đạn, diệt gọn cả 3 chiếc, tạo điều kiện cho bộ binh ta xuất kích tiêu diệt nhiều địch.

   Ngày 6 tháng 11 năm 1972, địch dùng pháo bắn rất dữ dội vào trận địa ta và lợi dụng khói đạn mù mịt cho bộ binh xuất kích. Thấy địch ném lựu đạn vào hầm, đồng chí nhanh chóng vọt ra khỏi hầm, dùng tiểu liên diệt 4 tên.

   Lục Vĩnh Tưởng luôn xung phong, gương mẫu trong mọi việc có tinh thần chịu khó học tập cầu tiến bộ, tích cực góp phần xây dựng tiểu đội tiến bộ về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Lục Vĩnh Tưởng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG LÊ VĂN TRUNG



   Lê Văn Trung sinh năm 195‘2, dân tộc Kinh, quê ở xã Linh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng hỏa tiễn chống tăng, thuộc đại đội 6 tiểu đoàn 371 Bộ tư lệnh Pháo binh. Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

   Năm 1972, Lê Văn Trung tham gia chiến dịch Quảng Trị, dự 9 trận đánh, trận nào cũng đều bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí; dù khó khăn, gian khổ, ác liệt thế nào đồng chí củng cùng tiểu đội kiên quyết vượt qua. Tiểu đội đồng chí đã diệt 21 xe tăng, xe bọc thép, 1 xe ô tô của địch. Riêng đồng chí với 24 quả đạn, diệt 18 chiếc.

   Ngày 28 tháng 4 năm 1972, tiểu đội Lê Văn Trung làm nhiệm vụ diệt xe tăng địch chi viện cho bộ binh đánh vào Ái Tử. Máy bay địch đánh phá dữ dội vào trận địa, đồng chí bình tĩnh, mưu trí điều khiển 6 quả đạn, diệt 6 xe tăng, phá vỡ tuyến phòng ngự bằng xe tăng của địch, tạo điều kiện cho bộ binh tiến đánh Ái Tử.

   Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 5 năm 1972, tiểu đội Lê Văn Trung cùng với bộ binh làm nhiệm vụ giữ chốt phía bắc cầu Mỹ Chánh, hàng chục lần địch cho bộ binh, có máy bay, xe tăng yểm trợ, tiến công vào trận địa, đồng chí bình tĩnh chỉ huy tiểu đội dũng cảm chiến đấu, đánh lui tất cả các đợt tiến công của địch. Riêng Lê Văn Trung bắn 7 quả đạn, diệt 6 xe tăng địch.

   Trận đánh ngày 6 tháng 7 năm 1972, ở Cầu Nhì (nam sông Mỹ Chánh), sau khi điều khiển 1 quả đạn diệt 1 xe M.113, Lê Văn Trung bị thương vào đầu, máu chảy nhiều. Đơn vị cho về phía sau, đồng chí xin ở lại băng bó tại chỗ, cố nén đau đớn tiếp tục chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Hành động của đồng chí đã góp phần cố vũ đơn vị hăng hái chiến đấu, giữ vững trận địa.

   Lê Văn Trung tích cực học hỏi mọi người, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn đồng đội nhanh chóng sử dụng thành thạo vũ khí và hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt bom đạn về nơi an toàn.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chuơng Chiến công Giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

   Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Lê Văn Trung được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM