Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:54:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 209560 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #60 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:40:15 am »

ANH HÙNG VÕ VĂN TĂNG



   Võ Văn Tăng, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thuận Vĩ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 6 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng pháo mặt đất, tiểu đoàn 22, sư đoàn 5 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, cha, mẹ tham gia đoàn thể eách mạng, anh em đều đi bộ đội hoặc dân quân, Võ Văn Tăng được ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình nên sớm có lòng căm thù bè lũ Mỹ-ngụy và rất thiết tha với sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất Tổ quốc.

   Đồng chí đã chiến đấu 22 trận, bản thân diệt 4 xe tăng và xe bọc thép, bắn sập 10 lô cốt và diệt hơn 100 tên Mỹ, ngụy. Trận chiến đấu nào võ Văn Tăng cũng dũng cảm, bình tĩnh, mưu trí, luôn luôn xung phong vào nơi khó khăn ác liệt. Khi ở cương vị chỉ huy, đồng chí là một người cán bộ có tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh cùng tập thể khẩu đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu.

   Trong trận Bàu Cối năm 1963, 2 đại đội biệt kích có 4 xe M.113 yểm hộ đánh thẳng vào căn cứ của ta. Tuy là pháo thủ số 3, Võ Văn Tăng phải thay thế pháo thủ số 1 bị ốm. Sau khi đợt tiến công thứ nhất bị đẩy lùi, bọn giặc tập trung hỏa lực pháo, bộ binh cùng 4 xe bọc thép mở đợt tiến công mới vào trận địa ta. Tuy đây là lần đầu tiên đánh xe bọc thép, đồng chí bình tĩnh, tự tin, để cho địch đến gần mới nổ súng chính xác, liên tiếp diệt 2 xe M.113 của địch, làm cho 2 chiếc khác quay đầu tháo chạy, bỏ rơi bọn bộ binh lại phía sau. Diệt xong xe địch, Võ Văn Tăng được lệnh tiếp cận tiêu diệt bộ binh địch. Với tư thế vác súng ĐKZ quỳ bắn thành thạo, đồng chí diệt nhiều hỏa điểm và 30 tên địch làm cho chúng tê liệt không chống cự nổi, tạo thời cơ cho bộ binh ta tiến lên diệt gọn 2 đại đội biệt kích địch.

   Trận Kim Long năm 1967, khẩu đội Võ Văn Tăng được phối thuộc với đại đội bạn. Sau khi diệt 2 xe tăng địch, trận địa pháo của đồng chí bị lộ, bọn Mỹ tập trung hỏa lực bắn dữ dội làm cho pháo thủ số 1 và khẩu đội trưởng by sinh. Theo dự kiến phân công thay thế từ trước, đồng chí lên thay làm khẩu đội trưởng. Võ Văn Tăng bình tĩnh cùng khẩu đội, lấy thước ngắm chính xác, bắn liên tiếp hai phát đạn diệt 2 xe tăng địch. Sau đó, đồng chí bị thương nặng nhưng vẫn cùng anh em giứ vững trận địa. Đến khi được lệnh rút ra ngoài, Võ Văn Tăng động viên anh em khỏe vác súng ĐKZ ra trước, còn bản thân sau khi băng bó vết thương, đồng chí tự bò ra sau cùng. Trong trận này, khẩu đội Võ Văn Tăng diệt 6 xe tăng, riêng bản thân đồng chí diệt 2 chiếc.

   Trong trận Tân Hiệp, tháng 5 năm 1968, đơn vị súng cối 82 mi-li-mét của đồng chí phối hợp với đơn vị đặc công đánh 1 tiểu đoàn Mỹ đi càn. Sau khi vượt qua nhiều đồng trống lầy lội, trời đã sáng, đơn vị phải trụ lại Tân Hiệp. Khoảng 9 giờ sáng, địch dùng 1 tiểu đoàn Mỹ có nhiều xe tăng yểm hộ từ lộ 26 chia làm 3 mũi mở nhiều đợt tiến công vào Tân Hiệp. Trận chiến đấu đang diễn ra gay go, ác liệt thì bên ta súng cối bị hỏng, nhiều đồng chí bị thương vong. Võ Văn Tăng cùng 4 đồng chí khác trong khẩu đội dùng súng trường, súng máy, lựu đạn cùng đơn vị bạn chiến đấu ngoan cường chống lại 1 tiểu đoàn Mỹ cho đến 6 giờ chiều. Trong trận chống càn này, quân ta diệt hơn 100 tên Mỹ.

   Võ Văn Tăng chiến đấu dũng cảm, có tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng đội, gương mẫu trong mọi lúc khó khăn ác liệt, được mọi người yêu mến, tin cậy, được tập thể bồi dưỡng trưởng thành.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 13 bằng khen, 28 giấy khen, 2 lần Dũng sĩ diệt cơ giới và 1 lần Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, 4 năm là Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Vô Văn Tăng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN MƯỜI
(LIỆT SĨ)


   Nguyễn Văn Mười (tức Mười Đấu) sinh năm 1934 dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nhập ngũ năm 1963 phục viên năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là tổ viên tổ dân quân thương binh tỉnh Mỹ Tho, mặt trận Trung Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Được cán bộ cách mạng tuyên truyền giáo dục Nguyễn Vãn Mười sớm có lòng yêu nước và căm thù đế quốc phong kiến. Năm 1952, đồng chí' tham gia công tác kháng chiến ở địa phương, làm chiến sĩ tự vệ giữ nhiệm vụ giao thông liên lạc, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Năm 1963, Nguyễn Văn Mười nhập ngũ, làm việc ở công trường lò than của ban quân sự huyện Cái Bè. Tuy bị thương cụt một chân, trong lao động sản xuất, đồng chí rất cần cù, chăm chỉ, luôn luôn vượt chỉ tiêu sản xuất than, phục vụ nhiệm vụ chế tạo vũ khí của địa phương.

   Trong chiến đấu, Nguyễn Văn Mười rất dũng cảm, không quản ngại hy sinh nguy hiểm, mặc dù có thương tật, vẫn luôn luôn tích cực chủ động tìm địch mà diệt bằng vũ khí tự chế tạo.

   Cuối năm 1967, địch càn quét nhiều lần vào công trường của đồng chí, nhưng lần nào bọn chúng củng bị thất bại thảm hại. Vừa bảo vệ sản xuất, vừa chiến đấu, đơn vị Nguyễn Văn Mười, đã diệt 200 tên địch, riêng đồng chí diệt 8 tên.

   Trong thời gian này, tuy bị thương cụt một chân, đồng chí vẫn hăng hái lao động sản xuất, tích cực chống giặc đi càn quét, bảo vệ cơ sở. Tháng 5 năm 1968, do bị thương một lần nữa, cả hai chân bị cụt, Nguyễn Văn Mười được chuyển ra ngoài quân đội, về tham gia hoạt động kháng chiến trong tổ thương binh ở xã Mỹ Lợi.

   Các đồng chí tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm xã chiến đấu, rào làng, đào hầm, chế tạo mìn, lựu đạn đánh giặc. Tuy thương tật rất nặng, Nguyễn Văn Mười vẫn rất gương mẫu tự tay làm được 15 hầm chông, gài được 5 lựu đạn, 30 đạp lôi, đào công sự. Đặc biệt, đồng chí rất tích cực đi thu tìm lựu đạn về cài bẫy diệt địch. Do đó, địch đánh hàng chục lần nhưng không vào được trong xã. Trong một lần chống càn, Nguyễn Văn Mười đeo một thùng lựu đạn ở cổ, dũng cảm luồn lách, lội xuống mương cài bẫy lựu đạn trong lúc địch đang bắn phá. Suốt 4 ngày chiến đấu, tổ thương binh 3 người đã diệt 15 tên địch. Có lần địch dùng máy bay lên thẳng bắn rồi đổ quân vào nơi tổ dân quân thương binh ở. Các đồng chí bình tĩnh, nhanh chóng bò ra gài thêm lựu đạn, đạp lôi và chuyển 3 em nhỏ cùng tài liệu ra ngoài an toàn. Địch xông vào bị lựu đạn nổ làm một số tên chết, số còn lại bỏ chạy tán loạn.

   Tính trong 3 tháng cuối năm 1968, xã chiến đấu đã diệt trên 100 tên địch, tổ thương binh diệt 49 tên, riêng đồng chí diệt 9 tên. Đồng chí đã anh dũng hy sinh trong một trận chống địch càn quét.

   Nguyễn Văn Mười là một thương binh kiên cường bám đất, bám dân, cùng tổ dân quân thương binh hăng say đánh giặc nêu tấm gương sáng tận trung, tận hiếu, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đồng chí hết lòng đoàn kết, giúp đỡ đồng đội và bà con trong thôn xã, được mọi người rất yêu mến.

   Đồng chí đã được khen thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Nguyễn Văn Mười được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #61 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:43:03 am »

ANH HÙNG LÊ VĂN PHÍCH



   Lê Văn Phích, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 1 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó thuộc đại đội A (Đơn vị Anh hùng), bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 15 tuổi Lê Văn Phích đã tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương, vào tự vệ ấp, xây dựng làng chiến đấu. Năm 17 tuổi đồng chí vào đội dân quân xã trực tiếp cầm súng bảo vệ quê hương. Do bơi lội giỏi, tháng 1 năm 1968, đồng chí được bổ sung vào đội công binh bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre.

   Đồng chí đã tham gia nhiều trận đánh, phá hủy cầu, phà, đánh chìm tàu chiến, tiêu diệt nhiều địch và phương tiện chiến tranh của chúng. Trong chiến đấu, Lê Văn Phích rất dũng cảm, bình tĩnh dùng kỹ thuật bơi lặn giỏi, tìm mọi cách vượt khó khăn nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ.

   Tháng 9 năm 1968, ban chỉ huy đại đội giao cho Lê Văn Phích nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu đề xuất phương án đánh đoàn 4 chiếc tàu chiến Mỹ, trong đó có 1 tàu chiến nhỏ mang 6 khẩu pháo, đóng ở đầu kênh Chẹt Sậy. Cách chỗ đoàn tàu chiến đậu 50 mét, có một chiếc cầu trên đó có 1 trung đội ngụy tuần tra, ở móng cầu có bốt gác chiếu đèn pha suốt đêm khắp mặt sông. Trên bờ bọn Mỹ đóng rải rác. Qua 2 đêm dàv công bơi lặn nghiên cứu, đồng chí vào sờ từng chiếc tàu, xác định điểm đặt mìn và lập phương án chiến đấu. Được cấp trên chuẩn y kế hoạch, đêm 24 tháng 9, tổ của Lê Văn Phích phải đưa trái mìn đi dưới sông từ xa 600 mét và phải qua một ngã ba rộng 200 mét nước xoáy mạnh. Lợi dụng lúc đèn pha quét sang hướng khác, cả tổ vượt qua ngã ba và áp vào tàu buộc mìn xong không đầy 5 phút. Nhưng không may, mìn bị hỏng, chữa đi chữa lại hàng tiếng đồng hồ vẫn không được, cả tổ phải bí mật rút về căn cứ. Đêm sau, các đồng chí lại tiếp tục đánh. Lần này tuy địch có bắn súng và ném lựu đạn quanh tàu mấy lần, nhưng với kỹ thuật điêu luyện và tinh thần dũng cảm, mưu trí, các đồng chí đặt được mìn vào nơi đã định và rút ra an toàn. Mìn nổ dìm xuống sông chiếc tàu chiến có 6 khẩu pháo và toàn bộ bọn lính trên tàu.

   Tháng 11 năm 1968, Lê Văn Phích tham gia trận đánh tàu chiến trên sông Hàm Luông. Một đoàn 7 chiếc tàu chiến cùng 300 tàu, xuồng lớn nhỏ kéo đến sông Hàm Luông để yểm hộ cho trận càn lớn vào Giồng Trôm. Nhận nhiệm vụ đánh đoàn tàu này, Lê Văn Phích và 3 đồng chí khác phải hành quân cách 10 ki-lô-mét và chuyển mìn dưới nước 3 ki-lô-mét. Địch nhiều lần bắn súng, ném lựu đạn bừa bãi vào các đám bèo, tàu tuần tra của chúng chạy sát cách đồng chí 5 mét làm cho tổ xáo động đội hình, liên lạc với nhau rất khó khăn. Lợi dụng thời cơ địch mải theo dõi bắn ra vòng ngoài, Lê Văn Phích áp sát vào mục tiêu đặt mìn và cả tổ nhanh chóng rút ra ngoài khu vực nguy hiểm. Sau 10 phút, mìn nổ tung dìm 1 tàu chiến cùng 14 tàu khác với hàng trăm tên giặc Mỹ xâm lược xuống sông.

   Cuối năm 1969, tiểu đội Lê Văn Phích nhận nhiệm vụ đánh cầu Bình Chánh. Cầu này dài 100 mét, nầm trên đường Bến Tre - Giồng Trôm, được rào bằng 2 lớp kẽm gai dày, có bốt gác ở hai đầu cầu và dưới trụ cầu. Đồng chí điều tra nghiên cứu 3 tháng liền mới lập xong phương án đánh.

   Lần đánh thứ nhất, Lê Văn Phích củng một đồng chí khác đem mìn vào. Nhưng không may, địch bắn súng vu vơ xuống nước làm đồng đội hy sinh, mìn chìm xuống đáy sông, kế hoạch phải hoãn lại.

   Sau 2 tháng điều tra, nghiên cứu lại quy luật hoạt động của địch, Lê Văn Phích đề nghị và được chuẩn y cho đánh cầu vào lúc bắt đầu sáng, là lúc địch đổi gác và rút bớt lính gác cầu. Đúng 5 giờ 30 sáng Lê Văn Phích bí mật, khéo léo đặt mìn phá 2 nhịp cấu, diệt 15 tên địch, cắt giao thông của chúng trong 2 tháng.

   Lê Văn Phích chiến đấu mưu trí, dũng cảm, không chịu lùi bước trước khó khăn, luôn luôn suy nghĩ tìm mọi sáng kiến thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên giao cho. Đồng chí có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, khéo léo tuyên truyền, giáo dục nhân dân, gây cơ sở để hoạt động bí mật.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 4 bằng khen, 7 giấy khen, Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 9 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, được bầu là lá cờ đầu của đại đội A, Đơn vị Anh hùng.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Lê Văn Phích được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG LÊ THANH



   Lê Thanh (tức Lê Văn Phòng), sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 10 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó tiểu đoàn 516 bộ binh, đơn vị Anh hùng, Mặt trận Trung Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 16 tuổi, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Lê Thanh đã tham gia các hoạt động cách mạng ở địa phương. Với ý chí tiến công cao, đồng chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ, liên tục bám đất, bám dân, xây dựng phong trào đấu tranh chống Mỹ-ngụy. Năm 1960, trước yêu cầu phát triển lực lượng vũ trang, Lê Thanh xung phong gia nhập quân đội.

   Trên mặt trận đấu tranh vũ trang, đồng chí đã tham gia 121 trận đánh lớn nhỏ: đánh đồn, tập kích, chống càn, phục kích và đánh vào thị xã, thị trấn. Lê Thanh là một cán bộ chỉ huy kiên cường, xông xáo, dũng cảm và mưu trí, 5 lần bị thương vẫn không rời vị trí, tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

   Ngày 13 tháng 4 năm 1966, sau 6 đêm đi điều tra, nghiên cứu, đồng chí phụ trách đại đội múi chính đánh vào trường huấn luyện ngụy ở Phú Hưng. 5 đại đội ngụy có công sự kiên cố, có hỏa lực nhiều tầng, điên cuồng chống cự, làm cho các mủi tiến công của ta có lúc bị dừng lại. Tuy bị thương, Lê Thanh vẫn củng cố bộ đội rồi dẫn đầu đơn vị tiếp tục thọc sâu, diệt toàn bộ hầm ngầm của bọn chỉ huy, góp phần to lớn vào thắng lợi của toàn đơn vị, tiêu diệt 5 đại đội địch, thu nhiều vũ khí.

   Tháng 10 năm 1966, đơn vị vừa hành quân đến Bình Khánh thì gặp địch đi càn. Máy bay và pháo binh địch bắn phá dữ dội để dọn đường cho bộ binh đánh vào. Lúc này công sự của ta đều bị ngập nước và chưa liên lạc được với tiểu đoàn. Lê Thanh bình tĩnh đến từng chiến hào động viên anh em chiến dấu. Sau khi đánh lui 6 đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên tại chỗ, đại đội được lệnh chuyển ra ngoài. Đồng chí tổ chức hiệp đồng tốt, đưa đơn vị rời khỏi trận địa an toàn trong lúc địch tập trung xe bọc thép cùng bộ binh đánh bao vây quân ta.

   Trong đợt 1 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, đơn vị Lê Thanh nhận nhiệm vụ đánh vào 4 mục tiêu trong thị xã Bến Tre. Mặc dù địch bố trí phòng thủ dày, có nhiều ổ đề kháng ngăn chặn quân ta phát triển, đồng chí mưu trí chỉ huy đơn vị hiệp đồng chặt chẽ, diệt từng ổ, đánh chiếm trại Kim Sắt và sở chỉ huy tiểu khu của địch, thu và phá hủy 1.000 súng các loại.

   Tháng 11 năm 1968, Mỹ-ngụy cho 9 tiểu đoàn, 20 đại đội cùng hàng trăm tàu lớn nhỏ càn vào vùng giải phóng Sơn Phú - Giồng Trôm. Chúng cho máy bay giội bom và pháo bắn suốt ngày. Mặc dầu ác liệt như vậy, Lê Thanh vẫn bình tĩnh cùng ban chỉ huy đại đội phán đoán tình hình, linh hoạt xử trí, chỉ huy các mủi bẻ gãy 20 đợt xung phong của địch, chặn đứng 12 chiếc M.113, không cho chúng tiếp cận trận địa ta, góp phần cùng với tiểu đoàn tiêu diệt hơn 500 tên địch, giữ vững trận địa.

   Được tập thể bồi dưỡng trưởng thành nhanh chóng, Lê Thanh là một cán bộ có tác phong gương mẫu đi sâu đi sát, luôn luôn có mặt ở những nơi khó khăn ác liệt, cổ vũ anh em. Cùng tập thể ban chỉ huy xây dựng đơn vị hoàn thành xuất sác nhiệm vụ, đồng chí được anh em yêu mến, cấp trên tin tưởng.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Lê Thanh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #62 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:46:31 am »

ANH HÙNG VÕ VIẾT THANH



   Võ Viết Thanh, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó, thuộc xưởng sản xuất vũ khí, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh ra và lớn lên ở một địa phương có phong trào đấu tranh sôi nổi chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, năm 17 tuổi, Võ Viết Thanh nhập ngũ với quyết tâm sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì để góp phần chống Mỹ, cứu nước. Trong cao trào đồng khởi của địa phương, được phàn công hoạt động trong thị xã, Võ Viết Thanh vận động bạn bè cùng mình dùng lựu đạn diệt địch. Cuối năm 1960, bị địch bắt, dù chúng dùng mọi cực hình tra tấn và mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc hơn 8 tháng, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết kiên cường và ý chí chiến đấu bất khuất của người chiến sĩ cách mạng.

   Từ tháng 8 năm 1961, thoát khỏi nhà tù của địch, Võ Viết Thanh nhận công tác ở xưởng sản xuất vũ khí của tỉnh. Tuy trình độ văn hóa thấp, lại chưa biết nghề, song với nhiệt tình phục vụ và quyết tâm diệt địch cao, đồng chí nỗ lực tìm tòi, học tập, miệt mài nghiên cứu cải tiến kỹ thuật dám nghĩ dám làm, sản xuất được nhiều loại mìn, lựu đạn, vừa dễ làm vừa đỡ tốn kém đạt hiệu quả diệt địch cao.

   Trong hoàn cảnh địch đánh phá ác liệt, nguyên vật liệu thiếu thốn, yêu cầu phục vụ ngày càng cao, Võ Viết Thanh đã góp sức lãnh đạo đơn vị vượt qua khó khăn ác liệt, trực tiếp phụ trách một bộ phận của xưởng, bám sát chiến trường, trong 2 năm 1967, 1968 vừa sản xuất vừa chiến đấu, tự lực tìm bom, đạn lép của địch để sản xuất vủ khí tại chỗ, kịp thời cung cấp cho bộ đội đánh địch. Trước yêu cầu chiến đấu ngày càng cao, cần có hỏa lực mạnh để diệt đồn, bốt địch, Võ Viết Thanh tìm tòi nghiên cứu, thử nghiệm công phu và đã chế tạo thành công những khẩu súng cối và đại bác không giật, kịp thời trang bị cho các đơn vị bộ đội tỉnh đánh địch trong mùa Xuân 1968. Ngoài ra, võ Viết Thanh đã có trên 50 sáng kiến lớn nhỏ, trong đó có những sáng kiến dùng nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ làm, để sản xuất các loại lựu đạn, mìn. Sáng kiến dùng vỏ đồ hộp làm vỏ lựu đạn đã tăng năng suất từ 150 đến 500%, tiết kiệm cho công quỹ hàng chục vạn đồng trong một năm, cung cấp thêm nhiều vũ khí, đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc trong tỉnh.

   Vừa sản xuất vừa chiến đấu, luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực tiến công, Võ Viết Thanh đã chỉ huy đội tự vệ của xưởng đánh nhiều trận, diệt hơn 180 tên Mỹ - ngụy, bắn hỏng 1 tàu chiến, bắn rơi và phá hủy 5 máy bay lên thẳng của địch, góp phần bảo vệ căn cứ, đảm bảo sản xuất liên tục.

   Võ Viết Thanh có đức tính giản dị, khiêm tốn, chịu khó học tập và giúp đỡ đồng đội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chăm lo xây dựng xưởng tiến bộ mọi mặt, được đồng đội và nhân dân nơi đóng quân yêu mến.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Võ Viết Thanh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG HUỲNH PHI HÙNG
(LIỆT SĨ)


   Huỳnh Phi Hùng, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 6 nărn 1966. Khi hy sinh đồng chí ỉà trung đội phó, đại đội 3, tiểu đoàn 303, Mặt trận Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân gia đình rất nghèo, được cách mạng chăm sóc, cho đi học tại trường Lý Tự Trọng trong vùng giải phóng, Huỳnh Phi Hùng sớm được bồi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù sâu sắc giặc Mỹ và bè lũ tay sai. Năm 16 tuổi, đồng chí tình nguyện nhập ngũ để trực tiếp giết giặc, cứu nước.

   Trong 3 năm chiến đấu, Huỳnh Phi Hùng tham gia 26 trận, diệt 74 tên giặc, bắn rơi 3 máy bay, phá hủy 2 xe quân sự, bắn chìm 1 tàu chiến và bắn cháy 3 chiếc khác, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, chiến đấu dũng cảm, khắc phục khó khăn, đánh giặc mưu trí, táo bạo, diệt nhiều địch.

   Trong trận tập kích Xà Xiêm, một hỏa điểm địch bố trí rất kín bắn chặn bước tiến của đơn vị. Được lệnh của ban chỉ huy đại đội lên trinh sát tìm ụ súng nguy hiểm đó, Huỳnh Phi Hùng dũng cảm, khéo léo bò lên quan sát địa hình chung quanh, nhanh chóng chiếm địa hình có lợi. Từ vị trí đó, đồng chí bấm đèn pin chỉ mục tiêu cho hỏa lực của ta tập trung dập tắt ụ đề kháng. Hỏa điểm chặn đường bị diệt tạo điều kiện cho đại đội xung phong tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch.

   Trận chống càn ở Thác Lác cuối năm 1967, sau khi đẩy lùi 7 đợt tiến công ồ ạt của địch, hầu hết các công sự của ta bị sập. Anh em vừa bắn mãnh liệt diệt những tốp địch đến gần, vừa củng cố lại công sự. Địch ỷ vào lực lượng đông, mặc dù đã bị chết khá nhiều, vẫn cố dốc sức đánh vào. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, Huỳnh Phi Hùng mưu trí, cơ động như con thoi trên phạm vi 150 mét trận địa, sử dụng 3 khẩu súng, bắn chính xác, tiết kiệm đạn, diệt nhiều tên địch ngay trước công sự. Cuộc càn quét lớn của địch bị thất bại thảm hại trước sức chiến đấu ngoan cường của đại đội đồng chí. Trong trận chống càn này, riêng đồng chí tiêu diệt 40 tên địch.

   Đầu Tết Mậu Thân, Huỳnh Phi Hùng nhận nhiệm vụ dẫn mũi chủ yếu của đại đội đánh vào sân bay Lộ Tẻ. Sau khi phá 3 hàng rào dầy thép gai, tuy bị thương vào đầu, đồng chí vẫn đỡ rào gai cho anh em đánh thọc sâu vào sân bay. Huỳnh Phi Hùng tự băng lấy vết thương, rồi cố bò vào trong trận địa tham gia chiến đấu cùng đồng đội. Đồng chí dùng thủ pháo diệt 2 ụ súng của địch, góp phần cùng đại đội tiêu diệt gọn 1 đại đội và 1 trung đội Mỹ.

   Trong nhiệm vụ đánh tàu địch trên sông Cái Lớn, đơn vị đồng chí bắn cháy nhiều tàu của chúng nhưng chưa bắn chìm được chiếc nào. Huỳnh Phi Hùng quyết tâm tìm ra cách đánh tốt hơn. Sau một thời gian nghiên cứu, đồng chí mạnh dạn đưa công sự ra tận mép nước, ngụy trang kín đáo, làm nạng tỳ súng nên đã bắn chìm 1 tàu địch. Kinh nghiệm tốt đó được phổ biến rộng rãi trong đơn vị. Đợt chiến đấu tiếp sau, toàn tiểu đoàn giành được thắng lợi to lớn: bắn chìm 56 tàu địch.

   Tháng 5 năm 1969, trong một trận chiến đấu với lực lượng địch đông gấp bội, Huỳnh Phi Hùng đã anh dũng hy sinh.

   Huỳnh Phi Hùng là một cán bộ xuất sắc, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, triệt để chấp hành mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, đoàn kết thương yêu đồng đội, được anh em mến phục.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 8 giấy khen, 5 bằng khen.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Huỳnh Phi Hùng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #63 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:49:22 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BỬU



   Nguyễn Văn Bửu (tức Hai Tân) sinh năm 1934 dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhập ngũ tháng 4 năm 1956. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là quân y sĩ, chính trị viên đại đội quân y, Mặt trận Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Khi còn ở địa phương, Nguyễn Văn Bửu đá hăng hái tham gia công tác cách mạng, làm giao thông liên lạc bí mật cho cán bộ.

   Sau khi nhập ngũ, Nguyễn Văn Bửu tham dự một số trận chiến đấu đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, cuối năm 1959 đồng chí được cấp trên cho đi học cứu thương.

   Trong công tác quân y phục vụ mặt trận, Nguyền Văn Bửu đã trưởng thành từ người chiến sĩ cứu thương lên y tá, rồi làm quân y sĩ, sau đó được cấp trên giao nhiệm vụ phụ trách chính trị viên đội quân y. Ở cương vị công tác nào, đồng chí cũng nêu tấm gương tận tụy, dũng cảm công tác với ý nghĩ “Thà hy sinh mình, quyết không để thương binh rơi vào tay giặc”.

   Trong trận chiến đấu tại thị xã Cần Thơ, Nguyễn Văn Bửu nhường hầm cho thương binh, bản thân đứng ở cửa hầm cầm súng cùng đơn vị chiến đấu quyết liệt với quân địch, giữ từng tấc đất để bảo vệ thương binh. Trận đánh kết thúc, sau khi đơn vị đã rút, cùng với bộ phận làm công tác thương binh mặt trận, đồng chí không quản mệt nhọc, len lỏi lội sông, lội ruộng suốt đêm sát bốt địch tìm được 2 chiếc thuyền để chở 18 thương binh về căn cứ an toàn.

   Sau trận Bình Thủy, đơn vị vượt nhiều kênh rạch, nhiều đồn bốt địch suốt 2 đêm mới đưa được thương binh đến mương lộ thì trời vừa sáng. Vừa lúc gặp địch càn vào. Nguyễn Văn Bửu nhanh chóng và khéo léo cùng anh em trong đơn vị đưa thương binh đi cất giấu, chỉ còn một chiến sĩ bị chấn thương sọ não chưa kịp đưa đi thì địch đã ập đến. Đổng chí bình tĩnh và nhanh trí đặt thương binh xuống công sự, ngụy trang kín đáo rồi cùng đơn vị chiến đấu suốt 1 ngày tiêu diệt nhiều địch. Bọn địch được tăng thêm quân, trụ lại tại chỗ củng cố lực lượng hòng tiếp tục trận càn vào sáng hôm sau. Đến tối, đơn vị rút quân khỏi trận địa và đem theo các thương binh đã cất giấu. Được phân công tìm đồng chí thương binh sọ não, đồng chí đã không quản nguy hiểm, mưu trí và gan dạ trà trộn vào chỗ địch trú quân tìm bằng được và cõng đồng chí thương binh ra ngoài an toàn.

   Một lần khác, đang chuyển thương binh đi bằng thuyền thì gặp địch chặn sông. Đồng chí bình tĩnh nghiên cứu tình hình địch và địa hình chung quanh rồi nhanh chóng quyết định đổi hướng hành quân. Nguyễn Văn Bửu cùng một số anh em trong đội kiên trì kéo thuyền suốt đêm trên ruộng bùn lầy, đi vòng xa gần 1 ki-lô-mét, đưa thương binh vượt qua vùng đóng quân của địch về căn cứ an toàn.

   Là chính trị viên đội quân y, Nguyễn Văn Bửu gương mẫu cùng tập thể xây dựng đội hoàn thành xuất sác nhiệm vụ. Vì vậy, đơn vị được cấp trên tặng lá cờ “Quên mình phục vụ thương binh”.

   Nguvễn Văn Bửu luôn luôn tận tụy trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ thương binh, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt, được anh em và đồng bào địa phương nơi đội đóng quân yêu mến.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 5 giấy khen, 7 bằng khen, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được bầu là Chiến sĩ thi đua 2 năm liền.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Nguyễn Văn Bửu được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vủ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG HOÀNG ĐẠO CẬT



   Hoàng Đạo Cật, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở thôn Trạch Lỗi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội 2, trung đoàn 2 bộ đội đặc công Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Hoàng Đạo Cật xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, có cha là dân quân đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và anh tham gia Quân giải phóng miền Nam. Được giáo dục trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa về nghĩa vụ vẻ vang của người thanh niên đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, năm 18 tuổi Hoàng Đạo Cật nối bước cha, anh, lên đường vào miền Nam chiến đấu.

   Trong 2 năm 1968 - 1969, đồng chí trực tiếp tham gia 17 trận, diệt 110 tên địch (trong đó có 32 tên Mỹ), phá hủy 2 pháo 105 và 155 mi-li-mét, thu 5 súng M.72 và nhiều đạn dược.

   Trong chiến đấu, Hoàng Đạo Cật rất linh hoạt, tháo vát, gặp khó khăn gian khổ thì xung phong đi đầu không hề nao núng, có quyết tâm tiêu diệt địch cao, rất nhiều lần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

   Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong đợt 1 và 2 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, bước vào đợt 3, Hoàng Đạo Cật nhận nhiệm vụ dẫn 1 tiểu đội vào quận 6 Sài Gòn bắt liên lạc với cơ sở xây dựng hầm bí mật, tạo ra một căn cứ ngay trong lòng địch để nắm tình hình và thường xuyên báo tin tức về trung đoàn. Sau khi bắt liên lạc, cơ sở báo tin ra là hầm bí mật chỉ chứa được 3 người, Hoàng Đạo Cật liền cùng 1 đại đội phó và 1 tiểu đội trưởng vượt các vành đai đồn bốt của giặc vào cơ sở. Suốt 5 tháng, 3 người ở trong một căn hầm giữa một lung bùn lầy, rộng mỗi chiều không quá 1 ki-lô-mét. Ngày nào địch cũng bắn pháo, ném lựu đạn bừa bãi vào lung, ngày nào cũng có địch ở cách từ 50 -100 mét, có lúc chúng ngồi ngay trên nóc hầm. Bởi vậy các đồng chí chỉ có thể đi gặp cơ sở nắm tình hình vào ban đêm. Càng về sau địch đánh phá càng ác liệt làm cho tổ Hoàng Đạo Cật mất liên lạc với trung đoàn. Hai trong nhóm 3 người ra bắt liên lạc, 1 đồng chí hy sinh, 1 bị thương nặng không quay lại được. Còn một mình Hoàng Đạo Cật kiên trì vượt qua những khó khăn, thiếu thốn để hoạt động. Hàng ngày tuy phải kiếm rau bầu bí ăn và quần áo thì đã rách nát, nhưng đồng chí vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, kiên quyết bám cơ sở, nắm tình hình. Khi được lệnh rút ra, Hoàng Đạo Cật mưu trí vượt qua hàng chục đồn bốt, bãi mìn, trở về đơn vị an toàn.

   Núi Sam là một điểm cao 300 mét có 1 trung đội giặc tăng cường chốt giữ, có 3 khẩu pháo khống chế cả một vùng. Dưới chân núi là “ấp chiến lược” trong đó có một bọn ác ôn mang nhiều nợ máu với nhân dân. Vành ngoài còn có 1 căn cứ hải thuyền và 2 tiểu đoàn ngụy. Hoàng Đạo Cật nhận nhiệm vụ trinh sát cho trận đánh điểm cao này với thời gian chuẩn bị chỉ có 3 ngày. Đêm thứ nhất, vì không biết đường nên mới đến “ấp chiến lược” thì trời sắp sáng, đồng chí phải rút ra. Đêm thứ hai, Hoàng Đạo Cật vượt qua nhiều dốc đá cheo leo, khi tới đỉnh núi thì đã 12 giờ đêm. Sau khi nghiên cứu địa hình rất tỉ mỉ, thăm dò lực lượng bố trí của địch, đồng chí đề nghị lên cấp trên một phương án tác chiến. Được chuẩn y, Hoàng Đạo Cật đắp sa bàn cho 20 người cùng nhau nghiên cứu thật tỉ mỉ. Đêm 19 tháng 5 năm 1969,   đồng chí hướng dẫn đơn vị lên núi Sam, bí mật luồn qua các lớp rào thép gai, bãi mìn, vào sâu bên trong vị trí địch. Sau khi ném 1 quả lựu đạn vào sở chỉ huy của địch làm lệnh công kích, Hoàng Đạo Cật cùng các mũi phát triển rất nhanh theo đúng kế hoạch hiệp đồng. Bởi vậy chỉ sau 40 phút chiến đấu, các đồng chí diệt 80 tên địch, phá hủy 3 khẩu pháo, nhiều nhà ở của lính, hầm ngầm, lô cốt, pháo đài của địch. Trong đội không một ai bị thương.

   Cuối năm 1969, ở Hòn Me, Hoàng Đạo Cật được trung đoàn giao nhiệm vụ chỉ huy 130 thương, bệnh binh từ nhiều đơn vị ghép lại trú quân ở đây. Địch dùng 2 trung đoàn bao vây, có máy bay B.52 ném bom và thả hóa chất độc xuống Hòn Me. 72 ngày đêm ở trên đảo là những ngày đêm vô cùng gian khổ,, ác liệt, vừa đánh địch, bảo vệ thương, bệnh binh, vừa tổ chức lấy gạo, kiếm thực phẩm nuôi anh em. Đến khi có lệnh rút khỏi đảo, Hoàng Đạo Cật tổ chức anh em đi mượn xuồng của đồng bào, mưu trí dựa vào dân, giành đi giật lại với địch mấy lần mới có xuồng đưa anh em rời đảo an toàn.

   Hoàng Đạo Cật là một cán bộ gương mẫu, luôn luôn có dũng khí tiến công tiêu diệt địch, kiên cường vượt mọi gian khổ, ác liệt, tìm mọi cách để chiến thắng quân địch, đối với đồng đội thì hết lòng thương yêu, tận tình giúp đỡ, bao giờ cũng nhận phần khó khăn về mình, nên được anh em tin yêu, mến phục.

   Đồng chí đã được tặng 3 giấy khen, 8 bằng khen, 3 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, 4 lần Dũng sĩ Quyết thắng, 2 năm là Chiến sĩ thi đua, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Hoàng Đạo Cật được Chmh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #64 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:52:48 am »

ANH HÙNG LÊ VĂN TUÂN



   Lê Văn Tuân, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ ngày 20 tháng 6 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng bộ binh thuộc tiểu đoàn 207, bộ đội địa phương tỉnh Rạch Giá, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, có anh ruột tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, Lê Văn Tuân sớm có tinh thần yêu nước và lòng căm thù sâu sắc đế quốc xâm lược. Vào bộ đội từ năm 16 tuổi và liên tục chiến đấu ở một chiến trường có nhiều khó khăn gian khổ, Lê Văn Tuân luôn luôn thể hiện quyết tâm cao, tích cực tiến công, mưu trí, táo bạo. Tham gia chiến đấu hàng trăm trận, riêng đồng chí diệt hơn 200 tên địch, thu 5 súng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.

   Trong trận mở đầu đợt tiến công Tết Mậu Thân (31 tháng 1 năm 1968), nhận nhiệm vụ chỉ huy 1 tổ chặn đánh 1 tiểu đoàn địch phản kích ban ngày trong thị xã Rạch Giá, Lê Văn Tuân phán đoán đúng chỗ yếu, sơ hở của địch táo bạo bất ngờ, cùng tổ xông vào giữa đội hình địch, nổ súng mãnh liệt, ngay từ phút đầu diệt hàng chục tên. Bị đánh bất ngờ, rối loạn đội hình, địch hoang mang vội vàng dừng lại và xin quân tiếp viện. Lê Văn Tuân mưu trí chỉ huy tổ cơ động sang hướng khác, chiếm trước địa hình có lợi, chặn đánh phủ đầu toán quân mới đến làm cho chúng hoảng hốt bắn lẫn nhau. Kết quả trong trận này, tổ đồng chí diệt và làm cho chúng bắn nhau chết trên 100 tên địch, thu 5 súng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chặn địch, hỗ trợ đắc lực cho đơn vị bạn phát triển tiến công vào thị xã. Riêng Lê Văn Tuân diệt hơn 40 tên địch, thu 2 súng.

   Trận ngày 16 tháng 3 năm 1969 ở kênh xáng Tân Hội, khi phát hiện địch phục kích căn cứ của bộ phận hậu cần, trong đó có một số thương binh, đồng chí nhanh chóng chỉ huy anh em vòng phía sau nổ súng, buộc địch phải quay lại đối phó, tạo thời cơ cho anh em thương binh chuyển địa điểm. Thấy lực lượng ta ít, địch đổ thêm quân tiếp viện hòng vây gọn quân ta. Lê Văn Tuân bình tĩnh, linh hoạt chỉ huy đơn vị lợi dụng địa hình đánh địch quyết liệt, bảo vệ thương binh, bảo vệ kho. Địch tiếp tục tăng quân và gọi máy bay lên thăng đên định bốc đi một số hàng chúng lục soát được. Đồng chí và anh em vẫn kiên cường chiến đấu, vừa bắn bộ binh vừa bắn máy bay, buộc máy bay địch không hạ cánh được. Trận đánh kéo dài đến tối, địch bị diệt 50 tên phải rút chạy trước sức chiến đấu bền bỉ, kiên cường của đơn vị đồng chí. Nhờ đó thương binh và kho tàng của ta được bảo vệ tốt.

   Lê Văn Tuân luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, làm tốt công tác dân vận, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, được anh em và đồng bào tin yêu.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Lê Văn Tuân được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG LÂM TƯƠNG



   Lâm Tương, sinh năm 1942, dân tộc Khơ Me, quê ở xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, nhập ngũ tháng 6 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đội phó công binh, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Căm thù sâu sắc chế độ áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến đối với gia đình cũng như đối với đồng bào, với quê hương đất nước, Lâm Tương một lòng một dạ đi theo cách tnạng, quyết tâm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Trong chiến đấu, những lúc gay go ác liệt nhất, Lâm Tương vẫn luôn luôn nêu cao quyết tâm khắc phục kho khăn, kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Chỉ tính trong 2 năm 1968 - 1969, đồng chí đã tham gia 28 trận, diệt 150 tên địch, phá hủy 12 xe quân sự, loại khỏi vòng chiến đấu 70 tên phòng vệ dân sự, đánh sập 2 cầu sắt, 15 cống, phá hủy 1 khẩu pháo 105 mi-li-mét.

   Bước vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, tổ công binh của Lâm Tương có 5 người được giao nhiệm vụ cắt đứt đường số 38, không cho địch chi viện lẫn nhau. Liên tục chiến đấu với địch, tổ đồng chí đã tiêu diệt 31 tên, đẩy lui hàng chục đợt phản công của giặc, cắt đứt và làm chủ đoạn lộ dài 1 ki-lô-mét trong 2 tháng.

   Trong một trận càn, địch đưa 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét về bắn bừa bãi vào ấp, gây nhiều tội ác đối với nhân dân. Đồng chí nghiên cứu tình hình, lập kế hoạch chu đáo, cùng tổ tiến công địch, phá hủy 1 khẩu pháo và làm hỏng khẩu kia, diệt 2 xe và 28 tên địch, làm thất bại cuộc càn quét của địch.

   Cầu Vĩnh Châu là một cầu lớn, nước sông chảy xiết, địch canh gác hết sức cẩn mật. Được giao nhiệm vụ đánh sập cầu, Lâm Tương điều tra nghiên cứu 15 ngày đêm, tính toán phương án đánh bằng cách đưa một quả bom 500 ki-lô-gam cách cầu 4 ki-lô-mét và khi vào cách cầu 50 mét, phải hạ bom xuống dưới mặt nước rồi lặn đẩy vào. Đồng chí còn tính chỗ đặt bom tốt nhất, sao cho đánh sập cầu mà vẫn có luồng nước chảy cho thuyền bè nhân dân đi lại được. Đúng như dự kiến, vào lúc 4 giờ sáng, bom nổ làm sập cầu về một phía, thuyền bè của nhân dân sau đó vẫn qua lại bình thường.

   Trận ấp Na Dong, tổ Lâm Tương chỉ có 5 người chống lại 400 tên địch đi càn. Anh em chiến đấu rất dũng cảm, diệt một số tên và tuy cả 5 người đều bị thương, song anh em đều dìu nhau mang đủ vũ khí vượt vòng vây của địch trở về căn cứ an toàn.

   Đơn vị đồng chí luôn luôn bám chắc địa phương, tích cực vận động nhân dân phá kế hoạch bình định của địch. Sau khi tổ chức diệt 8 tên ác ôn, Lâm Tương vận động quần chúng đi vạch rõ tội ác của bọn ác ôn này và tuyên truyền chính sách của Mặt trận giải phóng, làm tan rã đơn vị phòng vệ dân sự gồm 70 tên, thu toàn bộ súng đạn.

   Lâm Tương chỉ huy 1 phân đội nhỏ mà lập được thành tích lớn, hỗ trợ đắc lực cho phong trào kháng chiến ở địa phương. Biết dựa vào dân, vào tập thể, đồng chí có nhiều sáng kiến, không ngừng nâng cao hiệu suất tiêu diệt địch, được bà con và anh em yêu mến, tin cậy.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Lâm Tương được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #65 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 02:32:58 pm »

ANH HÙNG LÊ MINH XUÂN
(LIỆT SĨ)



   Lê Minh Xuân, sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 4 năm 1959. Khi hy sinh đồng chí là trung đoàn phó bộ binh bộ đội chủ lực, mặt trận Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trước khi nhập ngũ, ở địa phương Lê Minh Xuân đã tham gia nhiều phong trào của quần chúng đòi Mỹ-ngụy phải thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống âm mưu chia cắt đất nước và đấu tranh đòi thống nhất nước nhà. Năm 1959, đồng chí nhập ngũ và được cấp trên điều về bộ đội địa phương tỉnh Long An. Lê Minh Xuân nêu cao quyết tâm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đồng chí liên tục chiến đấu 10 năm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tố quốc.

   Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, đồng chí đã tham gia hơn 100 trận lớn nhỏ, phần nhiều đánh sâu vào trong thành phố, cùng đơn vị tiêu diệt nhiều địch. Trong chiến đấu, Lê Minh Xuân rất dũng cảm, thường có mặt nơi gay go ác liệt nhất, không sợ nguy hiểm, hy sinh, chỉ huy và cổ vũ đơn vị tiến công tiêu diệt địch.

   Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Lê Minh Xuân nhận lệnh chỉ huy tiểu đoàn tiến công vào Sài Gòn. Trên đường hành quân thọc sâu vào thành phố, đơn vị đồng chí chiến đấu quyết liệt với địch ở lộ 14, trường đua Phú Thọ, diệt hàng trăm tên, phá hủy nhiều xe tăng. Sau đó, đơn vị phát triển đến khám Chí Hòa và trụ lại đánh địch suốt 12 ngày đêm ở đó. Trong cuộc chiến đấu tiến công này, Lê Minh Xuân bị thương vào đầu và tay, nhưng đồng chí vẫn giữ vững vị trí chỉ huy, tổ chức và động viên anh em chiến đấu.

   Suốt đợt 1 tiến công vào Sài Gòn, tiểu đoàn do Lê Minh Xuân chỉ huy đã tiêu diệt khoảng 1.700 tên Mỹ, ngụy, phá hủy nhiều xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều súng đạn.

   Sang đợt 2, tối 29 tháng 5 năm 1968, tiến quân vào quận 5, đơn vị ở mũi này chỉ còn 55 đồng chí đánh một lực lượng địch khoảng 1 sư đoàn trong thành phố. Trong đợt này, tuy bị thương một lần nữa, song Lê Minh Xuân vẫn bình tĩnh, sáng suốt, cùng ban chỉ huy tiểu đoàn tổ chức đơn vị đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt nhiều tên và chỉ huy đơn vị phát triển theo đúng phương án tác chiến của mặt trận. Khi quân ta tiến đến lộ Nguyễn Trãi, một hỏa điểm địch bất ngờ bắn xối xả chặn đường tiến của đơn vị. Nhanh chóng phát hiện chỗ sơ hở của hỏa điểm địch, đồng chí một mìh dùng tiểu liên AK chiến đấu trước mặt kiềm chế hỏa lực địch và thu hút sự chú ý của chúng, đồng thời cho một phân đội bí mật vòng phía sau đánh vào chỗ sơ hở của địch, dập tắt hỏa điểm này.

   Trong đợt 2 tiến công vào Sài Gòn, Lê Minh Xuân cùng ban chỉ huy tiểu đoàn có lần bị lạc đơn vị trong lúc đạn và lương thực đã hết, mà quân địch thì tăng lực lượng bao vây hòng truy tìm mũi thọc sâu của quân ta vào thành phố. Các đồng chí mưu trí và gan dạ dựa vào quần chúng cách mạng, tìm cách thoát được ra ngoài vòng nguy hiểm bắt liên lạc được với đơn vị.

   Là cán bộ tham mưu của mặt trận, tháng 12 năm 1968, đồng chí xuống vùng 2 chỉ đạo xây dựng cơ sở đánh địch. Trong một trận chiến đấu chống 1 tiểu đoàn Mỹ để bảo vệ lực lượng của cơ sở, Lê Minh Xuân dũng cảm đánh thu hút địch ra ngoài thôn, diệt 10 tên Mỹ và đồng chí đã anh dũng hy sinh.

   Lê Minh Xuân là một cán bộ chỉ huy luôn luôn chăm lo xây dựng đơn vị lớn mạnh (tiểu đoàn của đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì). Gần bó với tập thể, đồng chí được tập thể bồi dưỡng trưởng thành nhanh chóng. Đồng chí có tác phong đi sâu đi sát đơn vị trong mọi lúc, chăm sóc anh em, nêu gương tốt chấp hành kỷ luật, chính sách chiến trường, được anh em mến phục, cấp trên tin tưởng.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 9 bằng khen và 2 năm (1965-1966) được bầu là Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Lê Minh Xuân được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG BÙI VĂN CƯỜNG


   Bùi Văn Cường (tức Bùi Văn Sợi), sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xả Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Đức Lập Hạ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng ở địa phương có phong trào kháng chiến cao, ở trong một gia đình có nhiều người thân tham gia công tác kháng chiến, Bùi Vãn Cường được giác ngộ cách mạng, được bồi dưỡng lòng căm thù sâu sắc quân cướp nước và bè lũ bán nước. Do đó đồng chí có quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Từ khi là chiến sĩ dân quân đến khi là xã đội trưởng, Bùi Văn Cường đã tham gia chiến đấu tại địa phương 190 trận lớn nhỏ, cùng anh em tiêu diệt 134 tên (trong đó có 35 tên Mỹ và 3 tên ác ôn bị diệt giữa ban ngày), bản thân trực tiếp diệt 1 xe tăng, 1 xe M.113, 1 xe GMC và chỉ huy đơn vị diệt hàng chục xe quân sự các loại của địch. Bùi Văn Cường tích cực góp phần cùng cấp ủy Đảng và cán bộ xây dựng lực lượng dân quân lớn mạnh, do đó đẩy mạnh phong trào kháng chiến ở xã, hỗ trợ tích cực cho đồng bào đấu tranh chính trị làm công tác binh vận. Đồng chí còn vận động hàng trăm gia đình bỏ “ấp chiến lược” trở về quê cũ làm ăn, bám đất, bám làng, phá tan âm mưu bình định gom dân của Mỹ - ngụy. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tiến công tiêu diệt địch, xung phong đi đầu làm gương cho mọi người noi theo.

   Trận đánh đoàn bình định số 5 của địch gần sân bay Đức Lập, do nắm chắc tình hình địch, Bùi Văn Cường chỉ huy trận đánh thành công tốt đẹp: diệt 22 tên ác ôn bình định, phá hủy 12 súng, đốt cháy 3 nhà lính. Thắng lợi của trận này không những phá tan âm mưu gom dân của địch, mà còn đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc ở xã, thúc đẩy công tác xây dựng lực lượng ta lớn mạnh.

   Trong năm 1969, Bùi Văn Cường thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy Đảng phân công là phải trừng trị bọn ác ôn đầu sỏ, bọn có nhiều nợ máu với nhân dân. Được cơ sở nhân dân báo tin, che giấu, đồng chí đã mưu trí đánh mấy trận thành công: diệt tên ấp trưởng ác ôn giữa nhà hắn; cùng tổ dân quân cải trang giả địch giết chết 1 tên thám báo dẫn đường cho bọn địch vào càn quét ấp Đức Hạnh; kiên trì mai phục rồi bí mật bò vào sát chỗ tên hạ sĩ an ninh đã từng giết hại hơn 60 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, bắn chết hắn tại chỗ, trả thù cho đồng bào, đồng chí. Những trận diệt bọn ác ôn đầu sỏ nguy hiểm đã góp phần phá thế kìm kẹp của địch ở địa phương, làm cho đồng bào rất phấn khởi, tin tưởng ở cách mạng.

   Bùi Văn Cường là một cán bộ quân sự địa phương, suốt 7 năm bám dân, bám đất, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Đồng chí được đồng bào tin yêu, che chở, giúp đỡ, tạo điều kiện để đồng chí hoạt động. Đối với đồng đội, đồng chí thương yêu đoàn kết chân thành, xung phong gương mẫu nên được, mọi người tin yêu, mến phục.

   Đồng chí 2 năm liền được bầu là Chiến sĩ thi đua của tỉnh, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, nhiều bằng khen và giấy khen, 2 lần là Dũng sĩ Quyết thầng cấp ưu tú.

   Ngày 5 tháng 9 năm 1970, Bùi Văn Cường được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #66 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 02:35:15 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN HÙNG LỄ
(LIỆT SĨ)



   Nguyễn Hùng Lễ, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Tường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, phân đội trưởng phân đội 1 thuộc đoàn 126 Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1968, Nguyễn Hùng Lễ tham gia chiến đấu nhiều trận bắn máy bay Mỹ ở Lạch Trường, cửa Hội, sông Gianh và đánh tàu địch trên sông cửa Việt. Trong chiến đấu, đồng chí luôn dũng cảm, kiên cường, dù khó khăn gian khổ thế nào củng vượt qua. Nguyễn Hùng Lễ đã cùng đơn vị đánh chìm, đánh hỏng hàng chục chiếc tàu chiến của địch. Riêng đồng chí đánh chìm 3 chiếc.

   Trận đánh tàu địch ở cảng cửa Việt đêm 29 tháng 6 năm 1967, Nguyễn Hùng Lễ vượt qua nhiều trạm gác của địch, dùng kỹ thuật bơi nhái đưa khối thuốc nổ vào áp sát mục tiêu. Anh là người đầu tiên trong đơn vị dùng kỹ thuật bơi này đánh chìm tàu địch, rút được nhiều kinh nghiệm cho đoàn chỉ đạo chung.

   Tháng 9 năm 1967, Nguyễn Hùng Lễ làm nhiệm vụ trinh sát tàu địch ở cảng Đông Hà, hơn 10 đêm liền lặn lội, tuy bị sức nước ép, bị choáng, nhưng anh vẫn cố gắng bơi, lặn để điều tra nghiên cứu. Sau khi nắm chác cách bố phòng và vị trí tàu địch đậu, Nguyễn Hùng Lễ dẫn đầu tổ vào đánh chìm 5 tàu và đánh hỏng nặng 2 chiếc khác.

   Đêm 5 tháng 2 năm 1968, Nguyễn Hùng Lễ chỉ huy tổ vào đánh cầu Đông Hà. Bọn địch tổ chức canh phòng rất nghiêm ngặt. Chúng thường xuyên quét đèn pha, bắn súng và ném lựu đạn xuống nước. Tổ Nguyễn Hùng Lễ tiến cách cầu 30 mét thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội, anh bị thương nặng. Trước tình huống khó khăn, phức tạp, Nguyễn Hùng Lễ nói: "Bằng mọi giá, phải hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phải hạn chế thương vong. Các đồng chí lùi ra ngay"... Anh em định đưa Nguyễn Hùng Lễ ra ngoài băng bó, nhưng anh kiên quyết ở lại, cố hết sức kéo khối thuốc nổ vào sát chân cầu, đánh sập cầu. Nguyễn Hùng Lễ đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Đồng chí được, tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Nguyễn Hùng Lễ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THÁI


   Nguyễn Văn Thái sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Hưng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhập ngũ năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng đại đội 21 đặc công thuộc tiểu đoàn 21 thành phố Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1964 đến tháng 5 năm 1969, Nguyễn Văn Thái tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Năm 1967, Nguyễn Văn Thái được lệnh chuẩn bị đánh địch ở khách sạn Hương Giang (Huế), anh đã nhiều lần vào trinh sát, điều tra tình hình, sau đó chỉ huy đơn vị vượt qua nhiều khu vực canh phòng nghiêm ngặt vào đánh địch. Bằng cách đánh táo bạo, bất ngờ, đơn vị Nguyễn Văn Thái đã diệt 400 tên Mỹ (có nhiều sĩ quan cao cấp và nhân viên kỹ thuật). Trận đánh thắng lợi đã cổ vũ được tinh thần nhân dân, đồng thời làm bọn địch hoang mang, lo sợ.

   Trận đánh trung đoàn 7 thiết giáp ngụy ở Tam Thai cuối năm 1967, Nguyễn Văn Thái phụ trách mũi chủ yếu. Khi vào đến hàng rào cuối cùng, địch bắn ra mãnh liệt, đơn vị không tiến lên được. Chiến sĩ giữ súng ĐKZ bị thương. Nguyễn Văn Thái cũng bị thương nhưng anh vẫn nhanh chóng dùng ĐKZ, bắn 2 phát đạn làm sập lô cốt, diệt được hỏa điểm của địch. Địch cho xe tăng và thiết giáp ra phản kích. Chỉ 1 quả đạn, Nguvễn Văn Thái bắn cháy chiếc M.113 đi đầu. Chớp thời cơ, anh dẫn đầu đơn vị xung phong, cùng các đơn vị bạn tiêu diệt gọn trung đoàn thiết giáp ngụy.

   Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Nguyễn Văn Thái bị thương trong lúc đánh địch ở khách sạn Thuận Hóa. Được đi điều trị, vết thương chưa khỏi hẳn, nhưng nghĩ đến nhiệm vụ chiến đấu khẩn trương, anh kiên quyết xin về đơn vị, Nguyễn Văn Thái được giao nhiệm vụ chỉ huy tổ tập kích cụm cơ giới địch ở Khê Xá. Khi tiến đánh, anh bò gần tới mục tiêu thì bị lộ. Tên lính gác hỏi, Nguyễn Văn Thái bình tĩnh trả lời rồi nhanh chóng thủ tiêu tên này. Sau đó, anh chỉ huy tổ xung phong tiêu diệt gọn quân địch trong cụm cơ giới, phá toàn bộ 17 xe tăng.

   Trận đánh địch ở quận ly Hữu Ngạn cuối năm 1968, anh em dùng quả bộc phá 7 ki-lô-gam đánh nhà để tài liệu của địch, nhưng khi ném, bộc phá vướng cánh cửa sổ văng ra ngoài. Không sợ nguy hiểm, Nguyễn Văn Thái xông lên ôm quả bộc phá đang cháy, ném rất mạnh qua cửa sổ, lọt hẳn vào trong nhà. Bộc phá nổ làm căn nhà và toàn bộ tài liệu của địch bị thiêu hủy. Nguyễn Văn Thái bị sức ép văng ra ngoài, ngất đi, khi tỉnh dậy lại tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu.

   Tháng 5 năm 1969, đơn vị đánh địch càn quét ở Lê Xá, Nguyễn Văn Thái chỉ huy linh hoạt, mưu trí, dũng cam, luôn dẫn đầu đơn vị xung phong tiêu diệt địch, đồng chí bị thương nặng và bị địch bắt. Mặc dù phải chịu mọi cực hình tra tấn của Mỹ - ngụy, Nguyễn Văn Thái vẫn một lòng trung thành với cách mạng, được các đồng chí trong nhà tù của địch cảm phục.

   Đồng chí được tặng thường 1 Huân rhương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ha, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Nguyễn Văn Thái được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #67 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 02:38:41 pm »

ANH HÙNG LÊ THỊ HỒNG GẤM
(LIỆT SĨ)



   Lê Thị Hồng Gấm sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Khi hy sinh, đồng chí là trung đội phó bộ binh thuộc bộ đội địa phương quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ tháng 12 năm 1967 đến tháng 5 năm 1968, Hồng Gấm làm giao liên cho xã, cùng tổ 3 người (đều là nữ) có nhiệm vụ đưa công văn, tài liệu từ huyện xuống các cơ sở. Địa bàn hoạt động hẹp nhưng vô cùng gian khổ, nguy hiểm. Mỗi lần làm nhiệm vụ, chị đều phải vượt qua các khu căn cứ và vành đai của địch. Cuối năm 1968, trong tổ có 1 người hy sinh, 1 người thấy khó khăn, gian khổ quá, không hoạt động nữa, chỉ còn mình Hồng Gấm, có ngày phải chuvển tới 7 chuyến công văn, nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trong công tác, trên 10 lần Hồng Gấm gặp nguy hiểm như chạm mặt địch trên đường, bị địch phục kích, đang bơi trên kênh gặp tàu địch tuần tra..., lần nào chị cũng bình tĩnh đối phó với địch kịp thời, chuyển thế bị động thành chủ động. Có lần đang trên đường làm nhiệm vụ, gặp bọn Mỹ đi tuần, biết không thể tránh được, Hồng Gấm buộc tài liệu vào bắp chân, bôi bùn đất lên quần áo, giả làm người đi làm đồng về. Khi bị chúng bắt, chị khôn khéo tranh thủ tên phiên dịch, cuối cùng bọn Mỹ phải để Hồng Gấm đi.

   Tháng 12 năm 1968, Hồng Gấm được huyện chỉ định làm xã đội phó xã Long Hương. Trong giai đoạn này, địch tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân, cơ sở cách mạng của ta còn rất ít. Trong nhân dân, một số người hoang mang, lo sợ, không dám tham gia hoạt động hoặc bỏ làng đi nơi khác. Trước khó khăn đó, Hồng Gấm bàn bạc với ban lãnh đạo xã, kiên trì thuvết phục nhân dân bám làng, bám đồng ruộng sản xuất và ủng hộ cách mạng. Chị xuống từng ấp vận động nhân dân tham gia du kích, chiến đấu giết giặc, trừ gian, bảo vệ xóm làng.

   Qua một thời gian tuyên truyền vận động quần chúng, Hồng Gấm đã góp phần cùng ban lãnh đạo xã xây dựng được 5 trung đội dân quân tự vệ, 5 tổ du kích. Đồng chí đã cùng du kích xã chiến đấu 49 trận, giết và làm bị thương 217 tên địch (có 22 tên Mỹ, 4 tên ác ôn). Nhiều lần, Hồng Gấm đặt mìn giết hàng chục tên Mỹ, ngụy. Chị thường xuyên dẫn đầu trung đội đi phục kích, tập kích địch, hoặc vào tận nhà trừng trị những tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân.

   Tháng 8 năm 1969, do yêu cầu phát triển lực lượng và nhiệm vụ chiến đấu, Hồng Gấm được điều làm trung đội phó du kích vành đai liên xã. Tháng 3 năm 1970, trung đội sáp nhập vào bộ đội địa phương huyện. Hơn 8 tháng chiến đấu, Hồng Gấm đã cùng đơn vị đánh 10 trận, diệt 63 tên địch, bắn rơi 1 máy bay, thu 4 súng.

   Đặc biệt, ngày 18 tháng 4 năm 1970, để chuẩn bị cho trận đánh ban đêm, Hồng Gấm cùng 2 nữ du kích ra tiệm mua sắm thức ăn cho trung đội. Khi ra giữa cánh đồng (cách căn cứ Bình Đức 500 mét) thì bị máy bay địch phát hiện. 2 chiếc máy bay lên thẳng HU1A sà thấp định đổ quân bắt sống cả 3 người. Trước tình hình nguy hiểm đó, Hồng Gấm nói với hai chị kia: "Tôi có thể chạy thoát được nhưng nguy hiểm cho hai chị, nếu cả ba người cùng ở lại chiến đấu thì không đủ vũ khí, thương vong vô ích. Tôi có súng sẽ ở lại chiến đấu, đồng thời thu hút hỏa lực của chúng, còn hai chị chạy thoát ngay đi !". Nói xong, Hồng Gấm chỉ hướng cho hai chị chạy vào vườn, còn mình lợi dụng địa hình chiến đấu với địch. 2 chiếc máy bay lên thẳng lượn quanh bắn uy hiếp hòng buộc chị đầu hàng. Nhưng Hồng Gấm bắn lại rất anh dũng, 1 chiếc bị trúng đạn rơi tại trận. Chiếc thứ hai sà xuống đổ quân, vừa bao vây vừa gọi hàng. Hồng Gấm bình tĩnh chiến đấu, diệt thêm 3 tên địch. Cho tới khi hết đạn, Hồng Gấm hủy súng và anh dũng hy sinh.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay, 3 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, 4 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Lê Thị Hồng Gấm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG LÊ MÃ LƯƠNG



   Lê Mã Lương sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, chính trị viên phó đại đội 7 bộ binh thuộc tiểu đoàn 4, trung đoàn 24, sư đoàn 304, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1968 đến năm 1971, Lê Mã Lương tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào anh củng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lê Mã Lương đa tham gia đánh 14 trận, góp phần cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng anh diệt 37 tên, bắn cháy 1 xe tăng, phá hủy 1 đại lien, thu 1 súng.

   Trong trận đánh Làng Vây năm 1968, Lê Mã Lương bị thương hỏng mắt trái. Sau khi điều trị, đơn vị cho anh chuyển về hậu phương nhưng Lê Mã Lương thiết tha xin ở lại chiến đấu.

   Ngày 28 tháng 6 năm 1969, Lê Mã Lương chỉ huy trung đội đánh địch phản kích ở Pa Trang. Địch tổ chức nhiều đợt tiến công dữ dội. Lê Mã Lương cùng trung đội chiến đấu quyết liệt, diệt 55 tên Mỹ, riêng anh diệt 10 tên.

   Ngày 13 tháng 2 năm 1971, Lê Mã Lương là chính trị viên phó đại đội, trực tiếp chỉ huy 1 tiểu đội chốt giữ chân điểm cao 863, chặn bọn địch từ đỉnh điểm cao này nống xuống. Sau khi dùng không quân và pháo binh đánh dữ dội, từ trên điểm cao địch ồ ạt đánh xuống hòng chiếm chốt của ta. Lê Mã Lương động viên tiểu đội chiến đấu kiên cường giữ vững chốt. Khi chiến sĩ bắn trung liên bị thương, anh chạy dưới làn đạn địch đến băng bó cho đồng đội, rồi dùng trung liên bắn mãnh liệt vào quân địch. Trung liên bị tắc, Lê Mã Lương vừa dùng lựu đạn đánh địch vừa chữa súng. Bị thương vào gáy và hông, anh không rời trận địa, kiên cường chỉ huy tiểu đội đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững chốt, diệt hàng trăm tên địch. Riêng Lê Mã Lương diệt 15 tên.

   Ngày 19 tháng 3 năm 1971, đơn vị Lê Mã Lương phục kích chặn đánh, địch rút chạy gần cầu Ka Ki. Khi nhận lệnh, đại đội trưởng đi vắng, Lê Mã Lương chỉ huy đơn vị vận động đến vị trí phục kích, bố trí trận địa bí mật, bất ngờ. Địch lọt vào trận địa, đại đội xuất kích nhanh, đánh chận quyết liệt, diệt gần 100 tên, phá hủy 15 xe tăng và xe bọc thép. Riêng anh diệt 7 tên, bắn cháy 1 xe tăng.

   Lê Mã Lương luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Bản thân tích cực rèn luyện, tận tụy công tác, gương mẫu trong mọi việc, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Lê Mã Lương được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #68 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 02:46:47 pm »

ANH HÙNG PHÙNG QUANG THANH



   Phùng Quang Thanh sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Năm 1968, Phùng Quang Thanh tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, làm nhiệm vụ trinh sát. Nhiều lần đồng chí cùng tổ trinh sát vào căn cứ địch điều tra tình hình, giúp cấp trên chỉ huy tác chiến thắng lợi.

   Tháng 2 và tháng 3 năm 1971, Phùng Quang Thanh tham gia chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào, chỉ huy trung đội đánh 2 trận đều đạt hiệu suất cao, góp phần tích cực cùng tiểu đoàn diệt gọn 1 tiểu đoàn và 1 đại đội địch. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần chủ động hiệp đồng và tạo thuận lợi cho đơn vị bạn chiến đấu tốt. Phùng Quang Thanh vừa chỉ huy, vừa chiến đấu dũng cảm, diệt 12 tên địch, bắt 1 tên, thu 1 súng.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1971, Phùng Quang Thanh trực tiếp chỉ huy 1 tiểu đội chốt giữ đồi Không Tên. Địch đùng 1 đại đội có máy hay yểm trọ, chia làm hai mũi tiến công chốt. Anh bình tĩnh chỉ huy từng tổ chờ địch vào thật gần mới nổ sung. Kết quả tiêu diệt 38 tên địch, giữ vững chốt. Riêng Phùng Quang Thanh diệt 8 tên. Hai ngàv sau, địch lại tiến công chốt, tuy bị thương, một mảnh pháo găm vào bả vai trái, tay trái không cử động được, cấp trên cho về tuyến sau, nhưng anh xin ở lại chiến đấu. Để khắc phục khó khăn do vết thương gây nên, Phùng Quang Thanh nhờ chiến sĩ tháo sẵn nắp 17 quả lựu đạn cho vào túi đeo quanh người, nhờ y tá băng treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu đơn vị xung phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng trung đội Phùng Quang Thanh diệt 37 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.

   Phùng Quang Thanh luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chỉ huy linh hoạt, dù khó khăn gian khổ cũng không lùi bước, kiên quyết tiến công quân địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

   Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba, được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ ưu tú, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và giấy khen.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Phùng Quang Thanh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG LÊ VĂN ỨC



   Lê Văn Ức, sinh năm 1951, dân tộc Kinh; quê ở xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, phân đội trưởng thuộc đại đội 2 đặc công đoàn 126 Bộ Tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ đầu năm 1969 đến năm 1971, Lê Văn Ức tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, dự 30 trận, đánh trận nào củng dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Lê Văn Ức đã góp phần cùng đơn vị đánh chìm, đánh hỏng hàng chục tàu địch. Riêng anh đánh chìm 3 tàu. Trong chiến đấu, dù khó khăn ác liệt thế nào, Lê Văn Ức cũng kiên quyết đưa được thương binh ra nơi an toàn.

   Đêm 19 tháng 3 năm 1969, Lê Văn Ức phụ trách một tổ đánh tàu địch đậu trên sông Cửa Việt. Khi đến cồn cát giữa sông thì bị lộ, địch ở trên tàu bắn như vãi đạn. Trên bờ bắc sông Cửa Việt, bộ phận cảnh giới của ta đang đánh bọn bộ binh và xe tăng địch chặn đường. Khu vực này quân địch đã rất chú ý, Lê Văn Ức vẫn kiên quyết đưa tổ ra đánh, lúc này tàu địch thường cơ động luôn, không đánh được, Lê Văn Ức nhanh chóng cùng đồng đội vượt sang bờ nam, ra khỏi khu vực địch đang theo dõi, vận động đến đánh chìm chiếc tàu LCU của địch. Đêm đó và cả ngày hôm sau, tổ chiến đấu Lê Văn Ức nằm lại trong vùng kiểm soát của địch, đêm sau về đơn vị an toàn.

   Đêm 9 tháng 3 năm 1971, Lê Văn Ức chỉ huy phân đội đánh tàu địch ở Xuân Khánh. Phân đội đang xuất kích thì phát hiện có địch phục kích, anh bình tĩnh tìm đường đi tắt, dẫn phân đội ra bờ sông, bố trí đánh địch. Sự chỉ huy linh hoạt và kiên quyết đó của Lê Văn Ức đã góp phần cùng phân đội đánh chìm 3 tàu chiến địch.

   Đêm 17 tháng 7 năm 1969, Lê Văn Ức làm nhiệm vụ trinh sát dẫn đường cho đơn vị đánh tàu. Khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, địch bắn chặn đường dữ dội, anh bò sau phát hiện thấy một đồng chí bị thương, mặc dù đang lúc nguy hiểm, Lê Văn Ức kiên quyết cõng thương binh ra ngoài an toàn. Sau đó cùng tổ trở lại tìm 2 thương binh nữa đưa về đơn vị.

   Đêm 19 tháng 12 năm 1969, đơn vị đang trên đường đi chiến đấu thì gặp địch phục kích; khi rút ra vị trí an toàn thấy còn thiếu 2 người, Lê Văn Ức xung phong cùng tổ trở lại, tìm đưa về 1 thương binh và 1 tử sĩ.

   Đồng chí được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Lê Văn Ức được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #69 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 04:06:32 pm »

ANH HÙNG TRIỆU TIẾN XUÂN



   Triệu Tiến Xuân sinh năm 1947, dân tộc Mán, quê ở xã Đắc Xuân, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, nhập ngũ năm 1966. Khi được, tuyên dương Anh hùng, đồng chí là hạ sĩ, pháo thủ số 1, thuộc đại đội 3 pháo 130 tiểu đoàn 1 trung đoàn 204 Bộ tư lệnh Pháo binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1967 đến cuối năm 1968, Triệu Tiến Xuân chiến đấu tại Quảng Trị, anh trực tiếp tham gia đánh nhiều trận vào các cứ điểm, kho tàng của địch ở bờ nam sông Bến Hải. Trận đánh nào Triệu Tiến Xuân cũng bình tĩnh, dũng cảm, hiệp đồng chặt chẽ cùng đồng đội bắn chính xác. Triệu Tiến Xuân đã góp phần cùng đại đội diệt gần 500 tên Mỹ, phá hủy 7 máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

   Ngày 6 tháng 3 năm 1968, đơn vị tập kích địch ở Hà Thôn, Triệu Tiến Xuân vừa làm pháo thủ số 1, vừa làm pháo thủ số 3, vẫn thao tác kịp thời, hiệp đồng chặt chẽ cùng đồng đội bắn chính xác vào mục tiêu. Khi máy bay, pháo binh địch đánh vào trận địa, Triệu Tiến Xuân bị sức ép nặng, nhưng anh vẫn cố gắng giữ vững vị trí chiến đấu. Khi được lệnh bắn gấp, Triệu Tiến Xuân đã nạp liên tục 34 quả đạn (lúc bình thường chỉ nạp liên tục được 8 quả), góp phần tích cực cùng khẩu đội phát huy hỏa lực mạnh mẽ, bắn trúng kho đạn của địch, cháy suốt 6 giờ liền.

   Ngày 20 tháng 6 năm 1968, khẩu đội Triệu Tiến Xuân bắn vào căn cứ Đông Hà, anh bình tĩnh nạp đạn cùng khẩu đội bắn, diệt nhiều tên địch. Saư đó, anh em trong khẩu đội về nghỉ ở tuyến sau; Triệu Tiến Xuân được phân công ở lại trực pháo. 10 giờ đêm, khẩu đội nhận được lệnh bắn gấp, anh em lên chưa kịp, một mình anh vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh. Triệu Tiến Xuân tự điều chỉnh pháo, bắn 4 quả đạn đều trúng mục tiêu. Kho địch bốc cháy dữ dội, nhiều tên địch bị chết. Tính chung trong ngày, Triệu Tiến Xuân đã góp phần cùng khẩu đội và đại đội diệt hàng trăm tên Mỹ, bắn hỏng 8 khẩu pháo, bắn cháy 7 máv bay, 12 kho đạn và xăng dầu của địch.

   Triệu Tiến Xuân luôn luôn xung phong gương mẫu trong mọi công việc, tích cực học tập, giúp đỡ mọi người, khiêm tốn, giản dị, được anh em yêu mến.

   Đồng chí được tặng thương 1 Huân chương Chiến công giải nhóng hạng ba, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Triệu Tiến Xuân được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRỊNH TỐ TÂM



   Trịnh Tố Tâm sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ năm 1964.   Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 21 công binh thuộc đoàn 4 Quân khu Trị -Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1967 đến năm 1970,   Trịnh Tố Tâm tham gia chiên đấu ở chiến trường Trị -Thiên. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, ở cương vị nào, anh cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.000 tên địch (có 700 tên Mỹ); phá huỷ 61 xe quân sự, đánh lật 19 đoàn tàu hoả, đánh sập 28 cầu, cống. Riêng anh diệt 272 tên địch, trong đó cỏ 185 tên Mỹ, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay lên thẳng.

   Trịnh Tố Tâm hoạt động ở địa bàn sa căn cứ ta, địch thường xuyên càn quét nhằm đẩy lực lượng vũ trang của ta ra xa để bảo vệ giao thông của chúng. Điều kiện hoạt động vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng anh luôn kiên định, vững vàng; chỉ huy đơn vị bám đất, bám dân; kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu với phát động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng; tận tình giúp đỡ bộ đội địa phương và du kích đánh giặc.

   Năm 1968, có lần Trịnh Tố Tâm đị trinh sát 3 đêm liền ở đèo Hải Vân. Phát hiện bọn lính Mỹ đi tuần, gần sáng chúng thường về cụm lại tại một điểm cao cạnh đường, anh dẫn một tổ lên đặt mìn sẵn trên điểm cao đó. Gần sáng, trung đội Mỹ về tập trung trên bãi mìn. Trịnh Tố Tâm điểm hỏa, diệt 60 tên, tổ rút về an toàn.

   Đầu năm 1970, Trịnh Tố Tâm là đại đội phó. Khi đi nghiên cứu trận địa để đánh đoàn tàu hỏa địch, anh phán đoán khi đoàn tàu bị đánh thế nào địch cũng đổ quân chặn đường rút của ta. Trịnh Tố Tâm cho đơn vị gài mìn vào bãi địch có thể đổ quân. Quả nhiên, khi đoàn tàu bị đánh lật, máy bay lên thẳng của chúng liền đổ quân xuống bãi mìn. Trịnh Tố Tâm chỉ huy đơn vị cho mìn nổ và nổ súng vào cụm quân Mỹ, diệt 2 trung đội, phá hủy 2 máy bay lên thẳng.

   Trịnh Tố Tâm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.

   Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Trịnh Tố Tâm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM