Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:02:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống Mỹ  (Đọc 208848 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 09:33:06 am »

ANH HÙNG PHAN HÀNH SƠN



   Phan Hành Sơn, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Quý , huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam - Đà Nẫng, nhập ngũ ngày 22 tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đổng chí là đại đội trưởng đại đội 3 tiểu đoàn 2 bộ binh, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam, mặt trận Trung Trung Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân trong một gia đình có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, ở một địa phương có truyền thống cách mạng kiên cường, năm 18 tuổi Phan Hành Sơn nhập ngũ với nguyện vọng thiết tha chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Đứng trong hàng ngũ quân đội, được tập thể giáo dục, rèn luyện, Phan Hành Sơn đã chiến đấu với một tinh thần dũng cảm, mưu trí, luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đặc biệt trong các trận đánh các căn cứ lớn, đánh sâu vào hang ổ bọn ác ôn ở Xuyên Phú (năm 1966), quận ly Vĩnh Điện, thị trấn Nam Phước (mùa thu năm 1967), đồng chí nêu cao dũng khí tiến công, có lối đánh mưu trí linh hoạt, xông xáo, đánh áp đảo, đánh mãnh liệt, tiêu diệt những mục tiêu quan trọng, góp phần đưa các trận đánh đến thắng lợi hoàn toàn.

   Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Phan Hành Sơn tham dự các trận đánh vào hang ổ, sào huyệt của địch ở Trung Lương, Cồn Dầu (tháng 2 năm 1968) và Non Nước (tháng 8 năm 1968) là những căn cứ quan trọng được chúng bảo vệ chu đáo. Ở cương vị cán bộ đại đội, đồng chí chỉ huy đơn vị hành quân bí mật, đưa đơn vị luồn sâu qua các tuyến canh gác, tuần tra của địch đến vị trí sẵn sàng nổ súng một cách an toàn. Tác phong sâu sát, kiểm tra tỉ mỉ của đồng chí làm cho cán bộ và chiến sĩ luôn luôn sẵn sàng ở tư thế chủ động tiến công địch. Khi chiến đấu, Phan Hành Sơn luôn có mặt ở mũi nhọn ác liệt bình tĩnh phán đoán, nhanh chóng xử trí các tình huống và chỉ huy đơn vị chủ động đánh vào chỗ hiểm yếu của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng. Trong trận Non Nước, đánh một tiểu đoàn biệt kích ác ôn ngay tại sào huyệt của chúng, đồng chí nêu cao quyết tâm chiến đấu, cổ vũ đơn vị nắm thời cơ đánh rất mạnh, làm quân địch rối loạn ngay từ đầu, bị chia cắt từng mảng, nhanh chóng bị đại đội đồng chí tiêu diệt hoàn toàn. Trong năm tổng tiến công và nổi dậy 1968, hòa nhịp với phong trào lập công tập thể, Phan Hành Sơn góp phần với đơn vị lập công xuất sắc, riêng đồng chí diệt 212 tên địch, trong đó có 64 Mỹ.

   Qua 4 năm chiến đấu, nhờ sự hiệp đồng chặt chẽ và sức mạnh tổng hợp của tập thể, Phan Hành Sơn đã tự tay loại khỏi vòng chiến đấu 452 tên địch (có 143 tên Mỹ), bắn rơi 1 máy bay bắng súng bộ binh, phá hủy 1 pháo 105 mi-li-mét, 1 kho đạn, 4 xe vận tải quân sự GMC, đánh sập 8 lô cốt, 4 dãy nhà, thu 7 súng.

   Được Đảng giáo dục và tập thể hết lòng bồi dưỡng, từ một chiến sĩ trưởng thành qua các cương vị tiểu đội phó (nãm 1965), tiểu đội trưởng (năm 1966), trung đội trưởng (năm 1967), đại đội trưởng (năm 1968), Phan Hành Sơn là một chiến sĩ dũng cảm luôn luôn tiến công tiêu diệt địch, là một cán bộ chỉ huy có bản lĩnh vững vàng, bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống, tìm mọi cách vượt qua gian khổ, khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Cùng tập thể ban chỉ huy, đồng chí luôn luôn chăm lo xây dựng đưn vị vững mạnh mọi mặt, được cấp trên nêu gương cho đơn vị học tập. Những chiến công của đơn vị Phan Hành Sơn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của đồng bào địa phương.

   Từ năm 1965 đến năm 1967, Phan Hành Sơn liên tục được bầu là Chiến sĩ thi đua, năm 1968 được tuyên dương là ngọn cờ đầu xung kích của mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng.

   Phan Hành Sơn đã 28 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ (1 lần Dũng sĩ diệt máy bay, 7 lần Dũng sĩ diệt Mỹ, 20 lần Dũng sĩ Quyết thắng).

   Đồng chí đã được tặng thưởng 13 giấy khen, 13 bằng khen, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Phan Hành Sơn được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG ĐINH TÍA



   Đinh Tía, sinh năm 1943, dân tộc Hrê, quê ở xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung độị phó đơn vị giao thông liên lạc thuộc đại đội 14 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân trong gia đình cách mạng, cha mẹ bị địch khủng bố bắt đi biệt tích từ năm 1959, bản thân còn nhỏ, đã phải đi ở cho tên ấp trưởng, làm lụng rất cực nhọc, Đinh Tía có mối thù sâu sắc với giặc và quyết tâm chiến đấu chống Mỹ - ngụy, giải phóng đồng bào, quê hương. Với nhiệt tình cách mạng và ý chí chiến đấu cao, đồng chí luôn luôn bền bỉ, kiên trì vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

   Năm 1959, lực lượng bộ đội huyện mới chỉ có một trung đội, vũ khí còn rất thiếu, Tía hướng dẫn anh em làm chông, đánh lại bọn địch đi càn, buộc chúng phải rút chạy.

   Năm 1960, được phân công về hoạt động ở vùng Hà Thành, Đinh Tía ngày đêm lo xây dựng cơ sở, phát triển phong trào du kích chiến tranh, chống quân địch thường xuyên đi lùng sục, giết hại đồng bào. Một lần vào ấp chiến lược hoạt động, khi trở về đồng chí bị địch phục kích, bắn cụt mất một tay.

   Với ý nghĩ “còn hơi thở, còn phục vụ cách mạng" Đinh Tía xin tiếp tục ở lại hàng ngũ quân đội. Được bố trí công tác tại trại sản xuất, đồng chí chịu khổ công rèn luyện, hăng hái nhận làm cả những việc khó khăn, nặng nhọc, cày bừa ruộng, nêu gương tốt trong đơn vị.

   Năm 1962, nhận công tác ở đại đội thông tin của tỉnh, đồng chí phụ trách việc giao thông liên lạc khắp 6   huyện miền núi. Đường đi rất gian khó, hiểm nguy, nhiều chỗ phải qua các “ấp chiến lược” và đồn bốt địch, hoặc phải vượt sông sâu suối lũ, nhưng Đinh Tía luôn luôn bảo đảm chuyển nhanh chóng, kịp thời các công văn, thư từ đến nơi quy định, không bao giờ để sai sót nhầm lẫn, chậm trễ. Có lần nhỡ bị nước lũ cuốn trôi hoặc bị giặc phục kích ngang đường, đồng chí vẫn bình tĩnh, dũng cảm xử trí linh hoạt để vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Càng ngày các trục đường liên lạc càng bị địch thường xuyên đánh phá dữ dội và đổ quân ngăn chặn, nhưng nghẽn đường này Đinh Tía tìm đường khác, luôn luôn giữ vững đường dây liên lạc thông suốt. Một lần, giữa đường công tác gặp địch càn, đồng chí cho người trở lại đơn vị báo cáo, còn mình tìm mọi cách vượt qua để đi đến trạm; nhưng tới nơi, trạm lại đã sơ tán đi nơi khác. Mấy ngày liền toàn ăn rau rừng, đồng chí vẫn quyết tâm bám dân, nắm chắc tình hình địch, mở đường, tìm đưa mệnh lệnh đến tận nơi trước thời gian quy định. Trong nhiều lần đi công tác, khi trở về Đinh Tía còn tự nguyện làm nhiệm vụ gùi hàng, mỗi chuyến nặng tới 70, 80 ki-lô-gam.

   Từ năm 1962 đến năm 1969, chỉ tính riêng công văn hỏa tốc, Đinh Tía chuyển được 3.780 bì. Trên tuyến đường công tác của mình, đồng chí tìm 150 con đường mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ giao liên trong những điều kiện rất phức tạp, khó khăn.

   Đối với đồng đội Tía hết lòng chăm sóc, giúp đỡ. Có lần vừa đi công tác về thì gặp lúc đơn vị bị địch đổ quân xuống bao vây, đồng chí quên hết mệt nhọc, chạv thẳng vào doanh trại cõng một chiến sĩ bị ốm nặng vượt ra khỏi vòng vây của giặc. Đồng chí còn thường xuyên làm tốt công tác dân vận, nhiều lần tự nguyện ăn đói, mặc rách để nhường cơm sẻ áo cho đồng bào. Tấm gương sáng của đồng chí được đồng đội, đồng bào rất ca ngợi, mến phục.

   Đinh Tía đã được tặng thưởng Huy hiệu của Bác Hồ, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 năm liền là Chiến sĩ thi đua của tỉnh.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đinh Tía được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #41 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:42:53 pm »

ANH HÙNG A XÂU



   A Xâu, sinh năm 1944, dân tộc Hrê, quê ở xã Đăc Pét, huyện Đăc Lây, tỉnh Kon Tum, nhập ngũ tháng 1 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó thuộc tiểu đoàn 406 đặc công bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh ra trong một gia đình nghèo là cơ sơ cách mạng, A Xâu sớm được giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, quyết tâm chiến đấu giải phóng đồng bào, quê hương. Năm 1960, vào dân quân, tuy vóc người nhỏ bé nhưng đồng chí rất hăng hái dũng cảm. Có lần diệt ác phá kìm, ta bắt một tên ác ôn và giao cho A Xâu giải nó lên huyện. Dọc đường tên này thấy đồng chí nhỏ bé nên tháo chạy. Quyết không cho nó thoát, đồng chí đã đuổi theo và đâm chết tên ác ôn.

   Kể từ khi vào bộ đội cho đến đầu năm 1968, A Xâu đã tham dự 22 trận đánh và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   Một lần ở Ngọc Bành, đang dẫn tổ 3 người đi lấy gạo thì gặp địch, đồng chí cùng anh em chủ động mưu trí đánh địch, diệt 20 tên, riêng đồng chí diệt 6 tên.

   Trận đánh ban ngày vào ấp Bờ Rao (năm 1965), ta đang mở rào thì bị lộ, địch bắn ra dữ dội. Nếu chần chừ, anh em sẽ bị thương vong nhiều, đồng chí nảy ra sáng kiến ném bộc phá phá tung ba lớp rào, tạo điều kiện cho đơn vị xung phong diệt 89 tên địch, giải phóng nhân dân trong ấp.

   Trận đánh khu Nguyễn Huệ (thị xã Kon Tum), sau khi đơn vị đã luồn qua 9 lớp rào mà vẫn chưa thấy cổng, được lệnh lên phía trước trinh sát, đồng chí vượt qua 6 lớp rào vào tận vị trí địch nắm tình hình rồi mới trở ra đưa đơn vị vào đánh. Kết quả ta diệt 120 tên quân cảnh, phá 2 xe, thu nhiều vũ khí. Trong trận này, riêng A Xâu dùng bộc phá diệt hết địch trong ba nhà ngủ xong quay ra diệt thêm 1 xe thì hết thủ pháo, đồng chí dùng ngay vũ khí địch diệt thêm 2 tên nữa.

   Đặc biệt trong trận đánh vào thị xã Kon Tum Tết Mậu Thân (1968), đồng chí nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình huống cực kỳ gay go ác liệt.

   Trong trận nàv, đồng chí chỉ huy một mũi tiến công phát triển rất nhanh, chỉ trong 30 phút làm chủ một góc tiểu khu Kon Tum, diệt 40 tên địch, 1 lô cốt. Sau khi phát trịển sang khu cảnh sát và diệt hết địch trong ba dãv nhà thì trời sáng. Địch phản kích điên cuồng, phân đội của đồng chí mất liên lạc với đại đội, đồng chí chỉ huy anh em độc lập tác chiến tại khu cảnh sát rồi phát triển sang khu chợ.

   Sáng hôm sau địch tổ chức phản kích. Lúc này mũi do A Xâu phụ trách chỉ có 4 người. Trước sức tiến công của gần một đại đội địch, đồng chí động viên anh em kiên quyết làm tròn nhiệm vụ do cấp trên giao, cả 4 người đều quyết tâm cùng nhau chiến đấu, đánh tan đợt phản kích đầu tiên của địch.

   Đợt phản kích thứ hai, địch chia làm nhiều mũi bao vây rồi áp dần vào trận địa ta, dùng lựu đạn tiến công. Bây giờ cả tổ chỉ còn 3 người, A Xâu động viên anh em noi gương “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc”, nhặt lựu đạn ném trả tiêu diệt địch.

   Địch củng cố lực lượng và tiến công lần thứ ba. Chúng tập trung lựu đạn rồi đồng loạt ném vào các ụ chiến đấu của ta làm 2 đồng chí hy sinh. Chỉ còn lại một mình, A Xâu nghĩ: “Chiến sĩ cách mạng còn hơi thở thì còn chiến đấu”. Địch ném lựu đạn tới tấp. Đồng chí nằm xuống, nhanh nhẹn dùng chân và tay gạt lựu đạn ra. Lựu đạn nổ cách đồng chí một vài mét, khói mù mịt bốc lên. Tưởng A Xâu đã hy sinh, địch ùa vào. Đồng chí rất bình tĩnh chờ chúng đến gần rồi bất ngờ nổ súng. Nhiều tên bị diệt, bọn còn lại tháo chạy. Lúc đó trời đã tối, địch phải rút ra khỏi khu chợ, bao vây bên ngoài. Sáng hôm sau, địch tổ chức đợt phản kích thứ tư. Còn lại một mình, đồng chí tiếp tục chiến đấu kiên cường, diệt nhiều tên địch. Khi thấy đồng chí bị thương, ngã xuống, chúng hò nhau vào bắt sống. Tên chỉ huy lao vào trước bị A Xâu nổ súng bắn chết ngay tại chỗ làm cho bọn lính hoảng hốt chạy tán loạn.

   Đồng chí nhặt lựu đạn và tập trung súng lại, củng cố trận địa tiếp tục chiến đấu. Sau đợt tiến công thứ 6 trời tối, địch phải rút bỏ.

   Lợi dụng đêm tối, đồng chí rút ra sau khi đã dùng thủ pháo phá hủt súng của đồng đội đã hy sinh. Trên đường rút, gặp 3 tên địch đi tuần, đồng chí bắn chết 1 tên, làm bị thương 1 tên khác.

   Sau 3 ngày, 2 đêm diệt địch ở tiểu khu Kon Tum, khu cảnh sát và đánh bật 6 đợt phản kích của địch tại khu chợ, mũi đồng chí hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Riêng A Xâu diệt 30 tên tại khu chợ, chưa kể ở tiểu khu và ty cảnh sát.

   A Xâu đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, A Xâu được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN TRỌNG NGHĨA



   Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 25 tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó bộ binh, đại đội 3, tiểu đoàn 840, Quân khu 6, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp, bản thân phải đi làm thuê từ nhỏ, Nguyễn Trọng Nghĩa sớm giác ngộ cách mạng, có lòng căm thù giặc Mỹ và bè lũ tay sai, có quyết tâm chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vào bộ đội, đổng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công tiêu diệt địch, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng quyết tìm mọi cách chấp hành mệnh lệnh nhanh chóng và chính xác. Trưởng thành từ chiến sĩ trinh sát lên cán bộ đại đội, được tập thể bồi dưỡng, ở cương vị nào Nguyễn Trọng Nghĩa cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tham gia chiến đấu trên 30 trận, riêng đồng chí diệt 180 tên địch (có hơn 30 tên Mỹ), thu 9 súng.

   Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ huy tổ trinh sát chặn địch cho đơn vị đánh vào thị xã Phan Thiết (Bình Thuận). Địch tập trung khoảng 3 đại đội tung ra phản kích, hòng ngăn chặn mũi tiến công của ta vào thị xã. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy tổ chiến đấu liên tục 4 tiếng đồng hồ, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, diệt trên 50 tên ngụy. Riêng Nguyễn Trọng Nghĩa diệt 16 tên, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển tiến công được thuận lợi vào thị xã.

   Trận ngày 17 tháng 2 năm 1968, đánh vào thị xã Phan Thiết lần thứ hai, Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ huy tổ trinh sát đánh một đại đội địch án ngữ trên đường tiến công, mở đường đưa đơn vị vào đúng mục tiêu, phá nhà lao, giải thoát hơn 800 đồng bào bị địch giam giữ. Sau đó, cùng đơn vị trụ lại trong thị xã đánh địch phản kích, đồng chí đi với một trung đội giữ một hướng. Quá trình chiến đấu, một số đồng chí bị thương vong, bản thân bị thương, nhưng Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn bình tĩnh động viên và chỉ huy anh em chiến đấu, giữ vững trận địa. Kết quả trong trận này, đồng chí cùng đơn vị đẩy lùi gần 20 đợt phản kích của địch, bản thân diệt 35 tên.

   Trận đánh địch phản kích ở Xuân Phong, vùng ven thị xã Phan Thiết, ngày 2 tháng 8 năm 1968, Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ huy 1 phân đội nhỏ chặn đánh bọn Mỹ - ngụy có lực lượng đông gấp nhiều lần, lại được xe tăng và máy bay yểm hộ. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, kéo dài từ sáng đến tối, trong phân đội 2 đồng chí hy sinh, 2 bị thương nặng. Dù chỉ còn 2 người Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn bình tĩnh động viên đồng đội chiến đấu thu gom súng đạn, lựu đạn, mưu trí lợi dụng địa hình địa vật ẩn nấp, cơ động linh hoạt, phát huy hỏa lực chính xác, liên tiếp đánh bại nhiều đợt tiến công của địch. Trong trận này, phân đội chỉ có 6 người mà đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn ngụy và 1 đại đội Mỹ, diệt hơn 190 tên, bắn cháy 2 xe tăng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, riêng đồng chí diệt hơn 40 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng.

   Nguyễn Trọng Nghĩa là một cán bộ có tác phong gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, đoàn kết với anh em, được đồng đội yêu mến, tin tưởng, giúp đỡ hoàn thành nhiệm vụ.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Trọng Nghĩa được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:44:52 pm »

ANH HÙNG PI NĂNG THẠNH



   Đồng chí Pi Năng Thạnh (tức Pi Năng Sầu), sinh năm 1935, người dân tộc Rát-lay, quê ở xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, tham gia cách mạng từ kháng chiến chống Pháp, nhập ngũ tháng 9 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là huyện đội trưởng huyện Bác Ái, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ khi còn nhỏ, Pi Năng Thạnh đã sớm tiếp thu truyền thống cách mạng của quê hương, của đồng bào dân tộc vốn có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường đấu tranh chống đế quốc thực dân. Qua hai cuộc kháng chiến, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí nêu cao lòng trung với nước, hiếu với dân, tinh thần bất khuất anh dũng chống quân xâm lược.

   Từ năm 1954 đến năm 1960, địch khủng bố tràn lan, mở các chiến dịch tố cộng, dồn dân lập khu tập trung. Kiên cường đi đầu trong mọi cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, Pi Năng Thạnh tập hợp thanh niên, dùng các câu chuyện kể hoặc hát các bài ca kháng chiến để khêu gợi lòng yêu nước, yêu quê hương, giáo dục truyền thống hào hùng cách mạng của ông cha. Quần chúng được giác ngộ cách mạng đã đấu tranh thắng lợi chống các âm mưu, thủ đoạn khủng bố, đàn áp của địch và bọn tay sai ở địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng chí tuyên truyền, giáo dục và gâv được cả cơ sở cách mạng trong lực lượng dân vệ. Pi Năng Thạnh nhiều lần đưa cán bộ Đang vào khu tập trung nói chuyện để đồng bào thấy Đảng luôn luôn ở bên mình, từ đó mà tin tưởng vào cách mạng. Sau một thời gian kiên trì vận động và hướng dẫn nhân dân mua gạo, muối chuyển ra cất giấu trong rừng, đồng chí tổ chức bà con vùng lên phá khu tập trung. Khi dân đã về núi, đồng chí kịp thời động viên mọi người vừa tích cực sản xuất vừa xây dựng làng chiến đấu để phòng địch đánh phá.

   Năm 1965, đê quốc Mỹ lập sân bay Thành Sơn ở gần xã Phước Trung và liên tục bắn phá buôn làng của đồng bào, là xã đội trưởng kiêm bí thư chi bộ, phối hợp chặt chẽ với dân quân bám lấy vành đai quanh sân bay liên tục đánh Mỹ, Pi Năng Thạnh tổ chức nhân dân trụ lại. Nhiều lần đồng chí dẫn đường cho đặc công vào tận sân bay Thành Sơn để nắm tình hình và đánh sân bay thắng lợi. Xã Phước Trung trở thành lá cờ đầu của quân khu về phong trào toàn dân đánh giặc ở miền núi.

   Đồng chí cùng tập thể chi bộ kiên trì vận động bà con vừa chiến đấu vừa sản xuất, bám làng bám rẫy, tổ chức bắn máy bay Mỹ tại chỗ. Lợi dụng địa hình ở địa phương có nhiều điểm cao, Pi Năng Thạnh cùng người em ruột đã bán rơi một chiếc L.19 và một chiếc phản lực, mở đầu phong trào săn máy bay của dân quân địa phương. Phong trào bắn máy bay địch phát triển rất mạnh: chỉ riêng năm 1968, dân quân xã đã bắn rơi 32 máy bay các loại. Máy bay địch mỗi khi bay ngang qua xã đều phải vọt lên cao và địch phải xây đường băng khác cho sân bay Thành Sơn. Hai năm 1967 - 1968 là 2 năm địch càn quét, bắn phá quyết liệt nhất, lại là 2 năm phong trào sản xuất và chiến đấu ở xã Phước Trung đạt những thành tích rực rỡ nhất.

   Pi Năng Thạnh luôn luôn nêu cao ý chí chiến đấu, tiến công quân địch, kiên trì vận động giáo dục nhân dân, bản thân gương mẫu đi đầu khắc phục khó khăn gian khổ trong chiến đấu và lao động sản xuất, góp phần tích cực xây dựng truyền thống vẻ vang của địa phương, được chi bộ và đồng bào yêu mến, tin tưởng.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Pi Năng Thạnh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN SƠ
(LIỆT SĨ)



   Nguvễn Văn Sơ, sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xá Thái Mỹ, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 1 năm 1948. Khi hy sinh đồng chí là phó chính ủy trung đoàn 1, sư đoàn 9, bộ đội miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh ra và lớn lên trong một địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, Nguyễn Văn Sơ sớm giác ngộ, nên tình nguyện vào bộ đội từ năm 16 tuổi, tham gia kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Đông Nam Bộ, đã đánh hơn 30 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 1954, đồng chí tập kết ra Bắc.

   Cuối năm 1961, thể theo nguyện vọng của đồng chí, tổ chức cử đồng chí trở lại chiến trường chiến đấu góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nguyễn Văn Sơ đã tham gia hầu hết các trận đánh lớn, các chiến dịch của trung đoàn 1, đoàn Bình Giã trên chiến trường miền Đông trong những năm từ năm 1962 đến năm 1967. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, chiến đấu dũng cảm, thường có mặt ở những nơi nhiều khó khăn, góp sức xây dựng đơn vị trưởng thành, lập nhiều chiến công xuất sắc.

   Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, đơn vị Nguyễn Văn Sơ nhận nhiệm vụ đánh vào trung tâm huấn luyện Quang Trung và là một trong những căn cứ lớn của địch ở sát Sài Gòn. Ngày 31 tháng 1 năm 1968, đồng chí trực tiếp chỉ huy một bộ phận vượt qua mọi khó khăn, luồn lách qua tuyến phòng thủ của địch ở vùng ven, áp sát mục tiêu trong khi đại bộ phận đơn vị chưa đến kịp, lực lượng địch đông gấp rất nhiều lần. Để đảm bảo phối hợp chiến trường chung, Nguyễn Văn Sơ quyết tâm nổ súng đúng giờ quy định. Trận đánh ác liệt diễn ra trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Trước tình hình đó, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên anh em chiến đấu và tổ chức đơn vị vừa đánh bộ binh, bắn máy bay địch, giữ vững trận địa, vừa bố trí thương binh nặng và tử sĩ về phía sau. Trong trận chiến đấu này, đơn vị Nguyễn Văn Sơ hoàn thành tốt nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn đánh mạnh vào hang ổ địch, diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng, đặc biệt là gây được ảnh hưởng lớn của cách mạng trong nhân dân nội thành Sài Gòn. Riêng đơn vị đồng chí đã diệt hơn 300 tên địch, phá hủy đài phát thanh của quân đội ngụy. Trong một tình huống chỉ huy chiến đấu hết sức ác liệt, Nguyễn Văn Sơ đã anh dũng hy sinh, nêu một tấm gương sáng của người cộng sản biết xả thân vì nước.

   Nguyễn Văn Sơ sống trung thực, giàu nhiệt tình, có tác phong sâu sát, gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội yêu mến, tin tưởng.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Văn Sơ được Chính phủ cách mạng lâm thời Gộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #43 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:46:44 pm »

ANH HÙNG BẾ VĂN CẮM
(LIỆT SĨ)


   Bế Văn Cắm, sinh năm 1945, dân tộc Nùng, quê ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 2 năm 1964, vào chiến trường tháng 1 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó bộ binh, thuộc đại đội 3, trung đoàn 14, sư đoàn 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Pác Pó là căn cứ địa vững chắc của Đảng ta từ trước Cách mạng tháng Tám, Bế Văn Cắm sớm tiếp thụ truyền thống đấu tranh cách mạng, có lòng yêu nước, yêu độc lập tự do, căm thù sâu sắc đế quốc và phong kiến, tha thiết với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đi bộ đội, đồng chí tích cực rèn luyện mọi mặt, có ý thức kỷ luật tốt, tinh thần tập thể cao, đạt danh hiệu bắn trung liên giỏi của trung đoàn và được tặng 2 bằng khen.

   Hành quân vào chiến trường miền Nam, suốt dọc Trường Sơn, Bế Văn Cắm luôn luôn gương mẫu, tự nguyện nhận việc khó về mình mặc dù đã mang vác nặng. Những lúc đơn vị gặp khó khăn, thiếu gạo, đồng chí xung phong vào rừng đảo củ mài, hái rau nuôi anh em, nhường cơm cho bạn yếu mệt. Khi hành quân, đồng chí thường vác ba lô, súng đạn đỡ người đau yếu. Có lần tiểu đội bạn có nhiều người yếu mệt, đồng chí động viên tiểu đội mình giúp đỡ bạn để đảm bảo tất cả hành quân đều đến đích.

   Khi đến vị trí tập kết, bị ốm nặng rồi bị liệt hai chân, đồng chí cầm hai tay hai gậy, kiên trì phấn đấu, tập đi từng bước. Với nghị lực bền bỉ và tinh thần lạc quan quyết thắng bệnh tật, sau một thời gian, đồng chí khỏi bệnh và trở lại đội ngũ chiến đấu.    Qua 6 tháng chiến đấu liên tục từ tháng 7 năm 1967 đến ngày 7 tháng 1 năm 1968, Bế Văn Cắm tham gia 6 trận đánh, trận nào cũng lập công xuất sắc. Trong trận đánh căn cứ Tân Hưng đêm 10 tháng 7 năm 1967, sau khi hoàn thành nhiệm vụ diệt lô cốt số 6, đồng chí diệt hỏa điểm bên phải cửa mở tạo thời cơ cho đơn vị tiến lên. Sau đó đồng chí bắn sập ổ đề kháng chặn đường đơn vị, rồi dùng quả đạn cuối cùng diệt lô cốt số 5, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn căn cứ địch. Lúc giải quyết chiến trường, đồng chí cõng một thương binh, rồi tham gia cáng 2 thương binh và mang 3 súng cá nhân về tuyến sau.

   Trong trận Cần Lê (ngày 6 tháng 8 năm 1967), Bế Văn Cắm chỉ huy một tổ hỏa lực sang phối hợp chiến đấu cùng trung đoàn bạn đánh căn cứ của 400 tên biệt kích. Thấy địch chống trả quyết liệt làm cho tổ bộc phá chưa phá được hàng rào, đồng chí dũng cảm bò lên sát hàng rào, bất ngờ nổ súng chính xác, diệt hỏa điểm đầu cầu, gây khí thế cho đồng đội tiến lên phá rào để bộ đội đánh sâu vào giữa căn cứ. Đơn vị đang tiến qua bãi đất trống thì 1 đại liên địch xuất hiện bắn sát mặt đất, gây thương vong cho mũi xung kích. Không ngại nguy hiểm hy sinh, Bế Văn Cắm lợi dụng địa hình, áp sát mục tiêu, chỉ dùng một quả đạn diệt hỏa điểm địch. Sau trận đánh thắng lợi này, đồng chí được đơn vị bạn đề nghị tặng thưởng Huân chương.

   Bế Văn Cắm là lá cờ đầu của sư đoàn trong phong trào diệt xe tăng địch. Trận Lộc Ninh, tháng 11 năm 1967, lần đầu tiên gặp xe tăng địch, đồng chí diệt 1 xe M.41. Tiếp đó, trong một trận phục kích, Bế Văn Cắm diệt 1 xe tăng nữa trên đường Cà Tum - Bổ Túc. Tháng 12 năm 1967, theo kế hoạch của đại đội, đồng chí luồn sâu vào sân bay Cà Tum vào sát bãi để xe diệt 5 xe tăng địch. Bế Văn Cắm đã góp được nhiều kinh nghiệm trong phong trào tổ săn diệt xe tăng, cơ giới của toàn sư đoàn.

   Trong trận đánh quân đổ bộ đường không của Mỹ tại Trảng Rộm (Tây Ninh), ngày 7 tháng 1 năm 1968, Bế Văn Cắm nêu cao tinh thần dũng cảm, ngoan cường, xuất kích đánh gần, diệt nhiều địch. Sau khi Bế Văn Cắm hy sinh, toàn tiểu đoàn phát động phong trào thi đua học tập gương sáng của đồng chí: sống khiêm tốn, chất phác, cần cù, giản dị; đoàn kết hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội; chiến đấu dũng cảm, kiên cường, lập công xuất sắc.

   Trong gần 4 năm công tác và chiến đấu, đồng chí Bế Văn Cắm được tậng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen, 1 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, nhiều lần đạt Dũng sĩ diệt cơ giới.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Bế Văn Cắm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHÁNH


   Nguyễn Văn Chánh, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 9 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 5, sư đoàn 5 bộ đội miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Từ năm 1964, chiến đấu ở chiến trường vùng sâu, có nhiều gian khổ, thường xuyên địch đánh phá ác liệt nhưng Nguyễn Văn Chánh vẫn luôn luôn nêu cao quyết tâm, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiến công kiên quyết, đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bản thân diệt hơn 50 tên địch (có hơn 30 Mỹ), bắn cháy 8 xe tăng, xe bọc thép, thu 2 súng.

   Ngày 21 tháng 7 năm 1967, trong trận đánh đoàn xe cơ giới địch trên đường số 20, đồng chí chỉ huy trung đội bình tĩnh, dũng cảm xông ra đúng thời cơ, chặn đầu đoàn xe địch, nổ súng chính xác diệt 5 xe đi trước và 15 tên địch, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong, chia cắt đội hình địch, diệt gọn 26 xe quân sự khác.

   Trận hiệp đồng tiến công vào sân bay Biên Hòa ngày 31 tháng 1 năm 1968, Nguyễn Văn Chánh chỉ huy trung đội đảm nhiệm một hướng tiến công. Dù địch đông gấp bội, lại được pháo binh và xe tăng yểm hộ, liên tục phản kích quyết liệt, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị kiên quyết giữ vững trận địa, đánh lui 11 đợt phản kích của địch, tiêu diệt nhiều địch, hiệp đồng chặt chẽ với toàn bộ trận đánh. Trung đội đã cùng các đơn vị bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh sân bay Biên Hòa, bản thân đồng chí diệt 1 xe quân sự và 13 tên Mỹ.

   Trận Chà Là (Tây Ninh) ngày 21 tháng 8 năm 1968, ngay khi vừa dứt tiếng pháo, Nguyễn Văn Chánh nhanh chóng dẫn đầu trung đội xông lên, dưới hỏa lực chống cự điên cuồng của địch, diệt xe bọc thép án ngữ ở vòng ngoài, đưa đơn vị phát triển vào sâu trong vị trí địch, phối hợp chặt chẽ với các mủi, nhanh chóng chia cắt đội hình, diệt gọn từng tốp địch. Khi đang phát triển gặp xe tăng địch ngăn chặn ở chỗ đội hình không có lợi đối với ta, Nguyễn Văn Chánh bình tĩnh đứng bần chính xác diệt được xe, mở đường cho đơn vị tiếp tục phát triển thuận lợi, làm chủ trận địa. Kết quả riêng trung đội do Nguyễn Văn Chánh chỉ huy diệt 12 xe quân sự và nhiều lính địch, bản thân đồng chí diệt 4 xe và 20 tên Mỹ.

   Nguyễn Văn Chánh luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, cùng tập thể chăm lo xây dựng đơn vị, bản thân nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, đoàn kết, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu, tận tình giúp đỡ.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Văn Chánh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #44 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:50:34 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÍCH
(LIỆT SĨ)


   Nguyễn Văn Bích, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung An 2, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó công binh đánh cầu, thuộc phân khu I, miền Đồng Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm, Nguyễn Văn Bích phải đi ở từ khi mới 13 tuổi. Sống trong một xã hội do đế quốc phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, đồng chí sớm có lòng yêu Tổ quốc, năm thù sâu sắc quân xâm lược và bè lũ tay sai, nên vừa tròn 17 tuổi (1964) đồng chí vào quân đội và tham gia nhiều trận chiến đấu trong đơn vị chuyên đánh phá cầu. Từ năm 1964 đến năm 1968, đồng chí đã lăn lộn trên các sông rạch chiến trường miền Đông Nam Bộ, đánh sập các cầu Bà Bếp (1965), Phú Hòa Đông (2 lần trong năm 1966), Lái Thiêu (1967), gây cho địch nhiều tổn thất, khó khăn. Những mục tiêu Nguyễn Văn Bích tiên công đều là những điểm then chốt trên các tuyến giao thông quan trọng nên địch canh phòng rất chặt chẽ. Nhưng trong mọi trận đánh, đồng chí đều nêu cao ý chí kiên định, vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì vượt mọi khó khăn, có tinh thần xả thân vì nước, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Năm 1968, phối hợp với các đơn vị toàn miền đang đánh mạnh trong khí thế tiến công và nổi dậy, Nguyễn Văn Bích nhận nhiệm vụ đánh cầu Bình Dương. Cầu này thuộc loại lớn nhất tỉnh, bắc ngang sông Sài Gòn, nối liền hai tỉnh Bình Dương và Hậu Nghĩa trên trục đường số 8. Do tuyến đường này trực tiếp uy hiếp vùng giải phóng cảa ta nên địch bố phòng rất cẩn mật nhiều tầng, nhiều lớp. Tổ đánh cầu do đồng chí làm tổ trưởng đã gặp nhiều khó khăn trở ngại trong khi tiến hành nhiệm vụ. Trong quá trình điều tra tình hình, nghiên cứu cách đánh đã có đồng chí thương vong. Nguyễn Văn Bích kiên trì giữ vững quyết tâm, gương mẫu và động viên anh em chịu đựng mọi gian khổ để làm tròn nhiệm vụ. Nhiều lần đồng chí lọt qua những tuyến tuần tra canh gác của địch, ngâm mình dưới sông rạch để tìm cách đánh.

   Đêm 6 tháng 11 năm 1968, tổ Nguyễn Văn Bích xuất kích lần thứ ba. Đến cầu thì trong tổ chỉ còn 2 người, nhưng đồng chí vẫn kiên quyết, bình tĩnh và mưu trí thực hiện phương án đánh cầu và đã nhận chìm chiếc cầu Bình Dương xuống đáy sông Sài Gòn. Trung đội lính ngụy làm nhiệm vụ gác cầu cũng bị diệt hết. Bọn địch huy động một lực lượng lớn bao vây truy quét. Đồng chí rút sau, vừa rời khỏi mục tiêu được 20 mét thì bị sức ép của lựu đạn địch ném xuống sông nên phải trồi lên mặt nước. Địch phát hiện, chúng tập trung bắt sống. Lúc đó trời sáng, Nguyễn Văn Bích phải trụ lại trong vòng vây của địch. Trong người chỉ còn lại một trái lựu đạn, đồng chí rút chốt đưa lên khỏi mặt nước. Bọn địch hoảng sợ bỏ chạy. Nhưng không may lựu đạn lại không nổ. Chúng hoàn hồn quay lại dồn tất cả các loại súng bắn vào đồng chí. Nguyễn Văn Bích đã anh dũng hy sinh lúc 10 giờ ngày 7 tháng 11 năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Khi còn sống, Nguyễn Văn Bích luôn luôn đề cao ý thức tổ chức, kiên quyết vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ, giữ nghiêm kỷ luật, hết lòng thương yêu đồng đội, sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu, mến phục.

   Nguyễn Văn Bích đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen, 4 giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ đánh giao thông, 3 năm liền (năm 1965, năm 1966, năm 1967) được bầu là Chiến sĩ thi đua của đơn vị, đồng chí được cử đi dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ toàn miền lần thứ 2 (năm 1967).

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Văn Bích được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TRỊNH XUÂN BẢNG



   Trịnh Xuân Bảng sinh nám 1945. dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng đặc công, đội 5, đoàn 10, bộ đội miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Được giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, xác định rõ lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, Trịnh Xuân Bảng rất phấn khởi khi được lên đường vào chiến trường miền Nam trực tiếp giết giặc, cứu nước.

   Từ cuối năm 1967, Trịnh Xuân Bảng tham gia chiến đấu ở Rừng Sát (Đông Nam Bộ) là nơi có nhiều khó khăn gian khổ, hệ thống đồn bốt địch dày đặc. Đồng chí đã trực tiếp phá hủy nhiều cầu trên tuyến đường giao thông quan trọng phía bác Sài Gòn, như cầu Bình Dương, cầu Lái Thiêu.

   Đặc biệt là những trận đánh chìm tàu quân sự địch trên sông Đồng Nai, Trịnh Xuân Bảng luôn luôn nêu cao quyết tâm, có kỹ thuật điêu luyện bơi lặn và đánh mìn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, gây cho địch nhiều thiệt hại rất nặng về người và phương tiện chiến tranh.
   Trận ngày 23 thảng 2 năm 1968, đồng chí chỉ huy một tổ luồn lách qua tuyến phòng thủ của địch, dũng cảm bám mục tiêu, đánh chìm tại chỗ 1 tàu trên 10 ngàn tấn.

   Trận ngày 10 tháng 10 năm 1968, Trịnh Xuân Bảng chỉ huy một tổ bơi 8 tiếng đồng hồ, vật lộn với sóng to, gió lớn, vượt qua hệ thống bố phòng nghiêm ngặt của địch, đánh chìm 1 tàu trọng tải trên 10 ngàn tấn.

   Sau nhiều lần bị đánh đau, địch bố phòng cẩn mật hơn, tăng thêm quân tuần tra lùng sục từ xa, thêm tàu tuần tiễu trên sông, suốt đêm chiếu đèn pha, ném lựu đạn. Nhưng đồng chí vẫn dũng cảm đột nhập bến cảng nhiều lần điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình mọi mặt để chọn phương án đánh tiêu diệt lớn. Ngày 4 tháng 12 năm 1968 ở cảng Nhà Bè, khi vào gần mục tiêu, với quyêt, tâm giành thắng lợi cao nhất, Trịnh Xuân Bảng bỏ qua chiếc tàu thứ nhất để đưa khối thuốc nổ gần vào chiếc thứ hai, tuy có khó khăn hơn, nhưng lại là chiêc tàu lớn hơn. Kết quả, chiếc tàu có sức chở 12 ngàn tấn, chờ đầy vũ khí, dụng cụ quân sự và bọn lính trên tàu bị chìm xuống đáy sông.

   Trịnh Xuân Bảng luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, đoàn kết, tận tình giúp đỡ đồng đội, được anh em yêu mến.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Trịnh Xuàn Bảng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:53:03 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN QUYẾT CHIẾN



   Nguyễn Quyết Chiến (tức Nguyễn Sâm) sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vào dân quân năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Lớn lên trong một vùng bị địch tạm chiếm, hàng ngày trông thấy giặc Mỹ và bè lủ tay sai đàn áp, tàn sát dã man đồng bào, Nguyễn Quyết Chiến có lòng căm thù giặc sâu sắc. Quê hương đồng chí là nơi Mỹ - ngụy đóng quân dày đặc; cùng với hệ thống kho tàng lớn, nhiều bến cảng quan trọng trên sông Lòng Tàu như kho Nhà Bè, Cát Lái. Dũng cảm, mưu trí và táo bạo, đồng chí đã trực tiếp đánh và chỉ huy anh em dân quân đánh trên 100 trận, diệt hàng trăm tên địch, thu trên 20 súng các loại.

   Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Nguyễn Quyết Chiến bám sát theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của một đại đội Mỹ càn vào xã. Ban đêm, đồng chí bò vào đặt mìn định hướng giữa đội hình trú quân của địch. Thấy địch rất sơ hở, đồng chí bí mật lấy 8 khẩu súng chuyển ra ngoài cho đồng đội, xong mới quay vào điểm hỏa mìn, diệt gần 1 trung đội Mỹ.

   Trận ngày 18 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Quyết Chiến bí mật đột nhập nơi địch đóng quân dã ngoại. Sau khi đồng chí lấy được 4 khẩu súng chuyển ra ngoài thì bỗng nhiên địch sục sạo chung quanh nơi trú quân. Nguyễn Quyết Chiến táo bạo và mưu trí vào hẳn bên trong, trà trộn nằm cạnh địch vờ ngủ, chờ đến khi đã yên tĩnh mới đánh mìn diệt hơn 200 tên địch.

   Trận ngày 20 tháng 8 năm 1968, Nguyễn Quyết Chiến chỉ huy một tổ dân quân tập kích bọn địch trú quân trong xã. Sau khi bố trí mìn xong, thấy điều kiện thời gian còn thuận lợi, đồng chí bàn với anh em cố gắng vào lấy khẩu đại liên. Nguyễn Quyết Chiến xung phong vào lấy súng và quy định nếu trường hợp bị lộ, anh em dân quân cứ điểm hỏa mìn, còn đồng chí sẽ tìm cách đánh địch. Kết quả đồng chí bí mật vác được khẩu đại liên ra rồi cùng anh em nổ mìn diệt 40 tên Mỹ.

   Nguyễn Quyết Chiến luôn luôn nêu cao trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân trong xã lớn mạnh, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị. Đồng chí còn luôn luôn chủ động và tích cực phục vụ cho bộ đội chủ lực trong các trận đánh vào cảng Nhà Bè, Cát Lái, bắn pháo vào dinh "Độc Lập" ngụy quyền, do đó tạo được địa bàn đứng chân vững chắc cho bộ đội hoạt động ở phía đông Sài Gòn, được cán bộ, chiến sĩ tin tưởng, nhân dân yêu mến.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Quyết Chiến được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG LÊ XUÂN SINH



   Lê Xuân Sinh, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ ngày 14 tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 7 bộ binh, trung đoàn 16, phân khu 1 Mặt trận Đông Bác Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong gia đình có bố và mẹ đều tham gia công tác kháng chiến chống Pháp ở địa phương, lại được nhà trường xã hội chủ nghĩa giáo dục nên Lê Xuân Sinh hiểu rõ nghĩa vụ thanh niên hăng hái đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Năm 18 tuổi nhập ngũ, sau 2 năm huấn luyện, công tác tại miền Bẳc, cuối năm 1964 đồng chí cùng đơn vị vào miền Nam chiến đấu. Lê Xuân Sinh luôn luôn có quyết tâm diệt địch cao, có tác phong chiến đấu và chỉ huy mưu trí, linh hoạt, dũng cảm, đánh thọc sâu, đánh táo bạo.

   Lê Xuân Sinh đã tham gia 42 trận, diệt 125 tên Mỹ, ngụy. Trung đội do đồng chí chỉ huy được 4 lần công nhận là trung đội anh dũng diệt Mỹ.

   Trong trận đánh đầu tiên ở Đắc Long (năm 1965), sau khi hoàn thành nhiệm vụ bộc phá mở hàng rào, thấy thời cơ thuận lợi, Lê Xuân Sinh dẫn đầu tổ thọc sâu chiếm lô cốt đầu cầu rồi đánh thẳng vào sở chỉ huy diệt tên đồn trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị làm chủ trận địa.

   Trong trận đánh chi khu Đắc Tô (năm 1965), khi bắt đầu trận đánh, có 2 tổ viên bị thương, đồng chí dùng ngay lựu đạn, thủ pháo của các đồng chí bị thương yểm hộ cho trung đội đánh bộc phá mở rào. Chưa mở hết hàng rào, một số đồng chí của tổ bộc phá bị thương vong, Lê Xuân Sinh liền lấy bộc phá của anh em tiếp tục đánh đến hàng rào thứ 4 thì bị thương. Cấp trên cho rút ra ngoài nhưng đồng chí xin tiếp tục chiến đấu và dẫn tổ thọc sâu đánh thẳng vào nhà tên quận trưởng, nhanh chóng cùng đơn vị tiêu diệt địch, thu vũ khí.

   Trận Chà Dơ (năm 1966) là trận đánh Mỹ đầu tiên của đơn vị. Trận tập kích đang diễn ra thuận lợi thì trung đội trưởng hy sinh, Lê Xuân Sinh lên thay thế chỉ huy đơn vị tiếp tục tiến công địch. Anh em đều phục tùng đồng chí và kiên quyết chiến đấu trả thù cho đồng đội. Địch phản kích điên cuồng, mặc dù 3 lần bị thương, Lê Xuân Sinh vẫn bình tĩnh chỉ huy và động viên anh em chiến đấu đến khi trận đánh kết thúc.

   Tháng 11 năm 1967, đơn vị Lê Xuân Sinh nhận nhiệm vụ tập kích tiểu đoàn Mỹ ở Gò Sỏi. Trời sáng địch phản kích, trung đội bị mất liên lạc, đồng chí chỉ huy anh em chiến đấu giữa vòng vây, dùng hỏa lực mưu trí đánh lạc hướng địch, tạo thuận lợi cho anh em rút ra. Khi thấy còn anh em bị thương nằm lại trận địa, đồng chí bò vào cõng anh em về đến vị trí tập kết an toàn.

   Đầu Xuân năm 1968, vừa ở bệnh viện trở về đơn vị, Lê Xuân Sinh chỉ huy trung đội luồn sâu tiến công 1 tiểu đoàn địch tại ngã ba Cây Xoài. Bị thiệt hại nặng, địch phải cho 1 đại đội tiếp viện. Lúc này vừa lên thay thế đại đội trưởng mới hy sinh, Lê Xuân Sinh đã mưu trí chỉ huy đơn vị nhử địch vào trận địa và diệt gọn. Sau đó, mặc dù bị thương, đồng chí kiên cường cùng anh em bám trận địa suốt hai ngày liền, đánh bật mọi đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch.

   Bước vào đợt tiến công thứ ba năm 1968, Lê Xuân Sinh chỉ huy đại đội chủ công trong trận Khu Trảng. Khi mở hàng rào, đơn vị gặp nhiều khó khăn, đồng chí lên kiểm tra và trực tiếp dùng B.40 phá tan lô cốt đầu cầu và chỉ huy anh em dùng bộc phá phá rào. Mặc dù bị thương hai lần, đồng chí vẫn dũng cảm chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   Lê Xuân Sinh là một cán bộ gương mẫu chấp hành nghiêm chính mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, khiêm tốn học hỏi đồng đội, chân thành đoàn kết với mọi người, nêu cao tinh thần trách nhiệm cùng tập thể xây dựng đơn vị tiến bộ, được cấp trên tin tưởng, cấp dưới mến phục.

   Đồng chí đã 4 lần được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, được khen thưởng 8 bằng khen, 2 giấy khen, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Lê Xuân Sinh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #46 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:56:41 pm »

ANH HÙNG ĐOÀN VĂN THÁI



   Đoàn Văn Thái, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Thủ Dầu Một, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, được sự giáo dục của cán bộ, Đoàn Văn Thái sớm giác ngộ cách mạng, tha thiết với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Căm thù sâu sắc giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, năm 16 tuổi, Đoàn Văn Thái vào dân quân, tích cực hoạt động ở địa phương. Năm 17 tuổi Đoàn Văn Thái vào bộ đội, tham gia chiến đấu 51 trận và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

   Trong chiến đấu, đồng chí nêu cao ý chí dũng cảm, ngoan cường, chủ động tiến công, quyết tâm tiêu diệt địch. Tác phong chiến đấu “nắm thắt lưng địch mà đánh”, đánh áp đảo, đánh bọc sườn của đồng chí được anh em tin tưởng, học tập. Đồng chí được cấp trên tín nhiệm thường giao cho nhiệm vụ diệt những mục tiêu quan trọng. Trong trận đánh Mỹ đầu tiên của đơn vị, Đoàn Văn Thái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu tiểu đội đánh mạnh, đánh nhanh, thọc sâu tiêu diệt những hỏa điểm nguy hiểm của địch, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn chúng. Từ trận đánh thành công đó, toàn đơn vị rút được nhiều bài học kinh nghiệm tốt, củng cố thêm quyết tâm và niềm tin đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

   Chỉ trong một năm Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân và dân ta (1968), Đoàn Văn Thái cùng đơn vị đánh 19 trận và lập nhiều chiến công oanh liệt. Trong trận đánh thành Công Binh (thị xã Bình Dương), địch phát hiện ta từ xa chúng bắn chặn rất ác liệt, gây nên nhiều tình huống gay go phức tạp ngoài phương án chiến đấu đã dự kiến của đơn vị. Đoàn Văn Thái dẫn đầu tiểu đội mũi nhọn vượt qua nhiều tuyến phòng thủ kiên cố, đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch. Tiểu đội thọc sâu của đồng chí không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn nhân lúc địch hỗn loạn, chủ động chi viện cho phân đội bạn, tạo thuận lợi cho cả đơn vị tiêu diệt quân địch.

   Trong đợt 2, đánh vào thành phố Sài Gòn, Đoàn Văn Thái cùng đơn vị liên tục tiến công chọc thủng nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch, táo bạo thọc sâu vào nội đô, cùng đồng đội trụ lại giữa hang ổ địch gần nửa tháng. Địch phản kích điên cuồng, chúng trút xuống tuyến phòng thủ của ta hàng chục tấn bom đạn hòng tiêu diệt và đẩy quân ta bật khỏi nội thành. Tuy bị thương từ ngày đầu tiến công, nhưng với tinh thần quyết đánh thắng giặc Mỹ và tay sai, đồng chí đã kiên cường không rời trận địa, liên tục có mặt ở những nơi khó khăn ác liệt, sử dụng nhiều loại vũ khí diệt nhiều tên địch. Tấm gương chiến đấu ngoan cường của Đoàn Văn Thái đã góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu của anh em trong đơn vị. Có những ngày đồng chí cùng đồng đội đánh bật hàng chục đợt phản kích của địch, tiêu diệt nhiều tên, giữ vững trận địa ngay giữa Sài Gòn, góp phần xứng đáng vào thâng lợi chung của quân và dân ta.

   Đoàn Văn Thái đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 bằng khen, giấy khen.

   Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đoàn Văn Thái được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG TỪ VĂN TƯ
(LIỆT SĨ)



   Từ Văn Tư sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Xa Ra, huyện Thuận Phong, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 1 năm 1965. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng đặc công bộ đội địa phương của tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Căm thù sâu sắc giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, năm 18 tuổi Từ Văn Tư xung phong nhập ngũ.

   Trong chiến đấu, Từ Văn Tư rất dũng cảm, có tác phong sâu sát, có lối đánh táo bạo, mưu trí. Trong những tình huống hiểm nghèo, Từ Văn Tư luôn luôn có mặt ở các mũi nhọn xung kích, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện tinh thần cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.

   Chỉ tính trong Đông Xuân 1967 - 1968, Từ Văn Tư đã đánh 15 trận lớn, bản thân diệt 77 tên Mỹ - ngụy, riêng đợt Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Từ Văn Tư đã bám trụ suốt 3 ngày đêm trong lòng thị xã Phan Thiết, diệt 27 tên địch (có 7 tên Mỹ).

   Trong trận Bà Gò (tháng 2 năm 1967), Từ Văn Tư dẫn đầu một tổ luồn sâu qua các lô cốt địch, đặt mìn đánh khu nhà ở và trận địa pháo, diệt 125 tên Mỹ và phá hủy 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét. Sau đó, lợi dụng thời cơ thuận lợi, đồng chí tiếp tục dẫn tổ luồn sâu vào căn cứ, đánh mìn diệt thêm 75 tên Mỹ và làm hư hại nặng 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét. Trong trận này, riêng đồng chí diệt 30 tên Mỹ.

   Trong trận đánh vào dinh tỉnh trưởng ngụy quyền Bình Thuận (ngày 1 tháng 2 năm 1968), khi đơn vị vượt qua lớp rào thứ nhất thì gặp địch đi tuần. Từ Văn Tư chỉ huy một tổ dùng thủ pháo và B.40 tiêu diệt bọn chúng rồi nhanh chóng chiếm lô cốt đầu cầu, phát triển vào sâu bên trong, làm chủ trận địa tạo thuận lợi cho các mũi khác tiến công sâu vào thị xã. Hôm sau, từ Phan Thiết, địch tổ chức phản kích nhiều đợt, có máy bay, pháo binh yểm hộ. Từ Văn Tư bình tĩnh động viên anh em kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa, hiệp đồng chặt chẽ với các tổ khác. Khi đơn vị được lệnh chuyển ra ngoại ô thị xã, theo sự phân công, Từ Văn Tư còn hám trụ lại trong thị xã suốt 7 ngày đêm, tham gia các trận đánh đồn Đinh Công Tráng, kho xăng, đồn Trịnh Tường.

   Trong trận đánh thị xã Phan Thiết lần thứ hai (ngày 17 tháng 2 năm 1968), Từ Văn Tư phụ trách múi đánh biệt khu Bình Lâm. Khi trận đánh bắt đầu, anh dẫn đầu tổ bộc phá 6 người đánh các lớp hàng rào. Mới mở được các lớp rào phía ngoài thì địch dùng hỏa lực bắn chặn dữ dội làm 4 đồng chí hy sinh. Quyết trả thù cho đồng đội, Từ Văn Tư khéo léo lợi dụng địa hình địa vật, dùng bộc phá lên đánh tan 2 lớp rào còn lại, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển. Khoảng 5 giờ rưỡi sáng, địch tổ chức phản kích, có xe cơ giới đi trước, thọc vào đội hình của đơn vị ta. Từ Văn Tư áp sát xe địch, dùng thủ pháo đánh cháy 2 xe và dùng tiểu liên diệt 6 tên Mỹ trên xe. Bộ binh địch vẫn liều lĩnh xông lên. Mặc dù cả hai chân đều bị thương, Từ Văn Tư vẫn dũng cảm đánh lui các đợt tiến công của địch và động viên anh em kiên quyết làm tròn nhiệm vụ. Số anh em còn lại rất ít nhưng đều noi gương đồng chí giữ vững trận địa đánh lui 3 đợt tiến công của địch. Đến 3 giờ chiều, địch tổ chức tiến công về phía tổ bạn. Thấy đồng đội gặp khó khăn, Từ Văn Tư cắn răng chịu đau, bò lên miệng hầm, nổ súng tiêu diệt 2 tên Mỹ, phối hợp với bạn đánh lui đợt tiến công của địch. Đồng chí bị một mảnh cối xuyên vào bụng, không thể chiến đấu được nữa. Khi đơn vị tải thương đến, Từ Văn Tư nói với anh em: "Các đồng chí hãy đưa anh em khác ra, còn tôi chắc không thể sống được nữa. Hãy cho tôi 2 quả thủ pháo, tôi nằm lại đây tiếp tục chiến đấu với kẻ thù". Tấm gương kiên cựờng của anh đã cổ vũ anh em giữ vững trận địa suốt ngày hôm đó.

   Từ Văn Tư trong chiến đấu dù ác liệt đến thế nào cũng luôn luôn tìm mọi cách thực hiện bằng được mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, lúc gian khổ khó khăn, xung phong gương mẫu, đi đầu hoàn thành nhiệm vụ, trong sinh hoạt đoàn kết, khiêm tốn học tập mọi người, được đồng đội yêu thương, mến phục.

   Đồng chí đã 3 lần được bầu là Dũng sĩ diệt Mỹ, 5 lần được bầu là Dũng sĩ Quyết thắng, 5 lần được tỉnh cấp giấy khen và bằng khen, được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Từ Văn Tư được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:59:03 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN HỮU TRÍ
(LIỆT SĨ)



   Nguyễn Hữu Trí, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Xà Phiên huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ năm 1949. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đoàn phó đặc công đoàn 429 Bộ tư lệnh Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Được cách mạng giáo dục về nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, từ năm 13 tuổi (1946), Nguyễn Hữu Trí vào dân quân, đến năm 1949 vào bộ đội làm chiến sĩ trinh sát trên các chiến trường miền Tây và miền Trung Nam Bộ. Năm 1951, Nguyễn Hữu Trí được điều sang đặc công và chiến đấu ở Gia Định cho đến ngày tập kết ra Bắc. Năm 1960, đồng chí được cử vào quân tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế chiến đấu ở Lào. Đến tháng 3 năm 1967, Nguyễn Hữu Trí được trở về chiến trường miền Đông Nam Bộ.

   Qua hơn 20 năm chiến đấu liên tục trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, Nguyễn Hữu Trí đã tham gia trên 60 trận đánh, luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công tiêu diệt địch, sẵn sàng xả thân vì nước, khi chuẩn bị kế hoạch tác chiến điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ tình hình, tìm tòi, sáng tạo các phương án thích hợp nhất, khi đánh địch thì dũng cảm, ngoan cường, táo bạo, chỉ huy đánh quyết liệt, đạt hiệu quả chiến đấu cao.

   Trong trận đánh thị xã Tây Ninh (10 tháng 7 năm 1967), đơn vị Nguyễn Hữu Trí có nhiệm vụ diệt trung tâm chiêu hồi. Mặc dù địch bố phòng nghiêm mật rất khó lọt vào, đồng chí xung phong đảm nhận điều tra nghiên cứu địch. Chỉ qua 2 đêm, đồng chí đột nhập vị trí địch, nắm được đủ yếu tố để đơn vị lập phương án đánh dịch. Sau đó, Nguyễn Hữu Trí đưa đơn vị vào diệt 6 mục tiêu trong thị xã, diệt 500 tên địch.

   Tháng 12 năm 1967, Nguyễn Hữu Trí được giao nhiệm vụ cùng một số cán bộ tổ chức và xây dựng liên đội 1 gồm 30 người đau yếu của tiểu đoàn và một số chiến sĩ mới, đồng chí góp sức xây dựng đơn vị trưởng thành nhanh. Khi giặc Mỹ đổ quân mở cuộc càn vào căn cứ, đồng chí chỉ huy đơn vị bám đánh địch liên tục 1 tháng, diệt 300 tên Mỹ, phá hủy 25 xe cơ giới, bắn cháy 12 máy bay.

   Trong trận đánh trung tâm truyền tin của Mỹ trên núi Bà Đen (tháng 5 năm 1968), Nguyễn Hữu Trí bàn bạc, thảo luận cách đánh với anh em, trực tiếp đi kiểm tra mục tiêu. Khi đơn vị bí mật luồn sâu vào vị trí, Nguyễn Hữu Trí chỉ huy các tổ cắt rào, điều lực lượng qua cửa mở. Khi trận đánh nổ ra, đồng chí luôn luôn có mặt ở các điểm quyết liệt, kịp thời xử trí tình huống và động viên anh em. Kết quả: đại đội 33 - một đơn vị mới xâv dựng - tiêu diệt 200 tên Mỹ, gồm 1 đại đội kỹ thuật thông tin và 1 đại đội bảo vệ, phá hủy toàn bộ thiết bị.

   Trên đường hành quân đến ngã ba Bà Chiêm, tổ đi đầu lọt vào giữa đội hình địch, Nguyễn Hữu Trí đi sau nghe súng nổ liền vượt lên, dùng tiểu liên bắn lướt sườn vào đội hình địch rồi chỉ huy anh em tiến công quyết liệt. Do xử trí linh hoạt, táo bạo của Nguyễn Hữu Trí, nên ta chỉ có 5 người đã làm tan tác đội hình 1 đại đội Mỹ, diệt 40 tên. Trong một trận đánh tiếp theo, do nắm chắc những hoạt động của địch và phán đoán chính xác rằng chúng đang rút, Nguyễn Hữu Trí tổ chức một cuộc tập kích táo bạo, giữa ban ngày, diệt 40 tên Mỹ, phá hủy 3 xe tăng, 5 khẩu pháo, bắn cháy 1 máy bay lên thẳng.

   Nhận nhiệm vụ đánh trung tâm truyền tin Bà Đen lần thứ hai, đêm 17 tháng 8 năm 1968, Nguyễn Hữu Trí chỉ huy đơn vị tiếp cận, cắt rào và lọt qua cửa mở. Ngay sau khi nổ súng, đồng chí đưa sở chỉ huy vào hẳn bên trong vị trí địch chỉ đạo chiến đấu. Giữa lúc các mũi tiến công của ta đang đánh sâu vào trong, địch từ các hầm ngầm bất ngờ bắn vào đội hình ta, làm cho tình huống trở nên phức tạp. Trước giờ phút quyết liệt đó, lực lượng dự bị trong tay không còn nữa, Nguyễn Hữu Trí bình tĩnh tổ chức anh em ở sở chỉ huy lại rồi chỉ huy anh em dùng bộc phá xông lên diệt hầm ngầm. Nguyễn Hữu Trí anh dũng hy sinh trong khi chỉ huy diệt hỏa điểm cuối cùng của địch.

   Nguyễn Hữu Trí là một tấm gương chiến đấu kiên cường, một cán bộ tổ chức chỉ huy tài giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tinh thần đoàn kết tốt, tác phong sâu sát, được anh em tin yêu, mến phục.

   Đồng chí nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt máy bay, Chiến sĩ thi đua, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Nguyễn Hữu Trí được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG BÙI VĂN HÒA
(LIỆT SĨ)


   Bùi Văn Hòa (tức Bùi Văn Hai), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ ngày 16 tháng 5 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó, đội biệt động 238 thị xã Biên Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Được cách mạng giáo dục và giác ngộ, Bùi Văn Hòa hiểu rõ chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước. Vì vậy, ngay khi bắt đầu phong trào đồng khởi, đồng chí đã tham gia lực lượng vũ trang cách mạng ở địa phương, lúc đầu làm dân quân xã, sau vào bộ đội thị xã Biên Hòa.

   Bùi Văn Hòa dã tham gia 21 trận đánh, trong đó có 9 lần trực tiếp đánh vào khu vực tổng kho Long Bình (Biên Hòa). Chỉ tính 4 trận đánh kho Long Bình, Bùi Văn Hòa đã cùng đồng đội phá hủy 48 nhà kho gồm 1.240.397 quả đạn pháo các cỡ, 3.570 thùng thuốc nổ, 3 máy phát điện, 300 tấn nhiên liệu, 1 bể xăng lớn, 47 xe vận tải và xe bọc thép, diệt 705 tên Mỹ, ngụy.

   Trong chiến đấu, đồng chí nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua nguy hiểm, tìm mọi cách để tiêu diệt địch, đánh táo bạo, mưu trí, luôn luôn hoàn thành xuất sác mọi nhiệm vụ.

   Trong trận đánh tổng kho Long Bình đêm 17 tháng 11 năm 1966, mặc dù địch đã rút kinh nghiệm bố trí thêm bãi mìn, xây thêm hàng rào, tăng cường sục sạo, nhưng do đã điều tra nghiên cứu, thông thạo địa hình, nắm vững các mục tiêu, Bùi Văn Hòa cùng các tổ nhanh chóng cắt rào, vượt qua các bãi mìn. Khi đã lọt vào khu vực kho địch, đồng chí nhường cho tổ bạn đánh kho mà mình đã điều tra và dẫn tổ mình đánh sang mục tiêu khác. Sau khi gài mìn định giờ, thấy còn thừa mìn và có điều kiện, đồng chí đề đạt ý kiến xin đánh thêm kho thuốc nổ và được chỉ huy trực tiếp đồng ý. Trận đánh tiến hành thuận lợi, ta phá hủy 3 kho (riêng đồng chí đánh 2 kho) gồm 144.000 quả đạn 105 và 203 mi-li-mét, 10.000 đạn rốc-két, 17 xe cơ giới (có 9 xe bọc thép), diệt 50 tên Mỹ.

   Trong trận đánh tổng kho Long Bình lần thứ tư (đêm 1 tháng 2 năm 1967), do địch thay đổi cách bố trí các kho, tăng cường lực lượng bảo vệ, quá trình điều tra nhiều lần bị lộ. Nếu cứ như những lần trước, đưa lực lượng đánh vào chính diện thì sẽ bị thất bại. Vì vậy Bùi Văn Hòa mạnh dạn đề đạt lên cấp trên một phương án tác chiến táo bạo. Đồng chí sẽ dẫn anh em đi vòng ra phía địch sơ hở, nhanh chóng lọt hẳn vào căn cứ địch, rồi từ trong luồn ra bám mục tiêu, đặt mìn xen kẽ để khi nổ sẽ phá được nhiều kho. Ý kiến của Bùi Văn Hòa được tập thể bàn bạc kỹ càng, cấp trên đồng ý. Trận đánh diễn ra tốt đẹp. Theo phân công, tổ đồng chí đánh 2 khu vực, đạt hiệu suất chiến đấu cao: phá hủy 40 nhà kho, 889.680 đạn pháo các loại, 23 xe cơ giới, 3 máy phát điện, giết 107 tên Mỹ, làm bị thương 243 tên khác.

   Chỉ trong 4 ngày cuối tháng 12 năm 1967, Bùi Văn Hòa cùng tổ 3 lần đánh khu vực kho Long Bình, đốt cháy 300 tấn nhiên liệu hóa chất và 1 bể xăng lớn, phá hủy 8 xe ủi đất, diệt tiểu đoàn lính Mỹ bảo vệ kho.

   Trong đêm mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Bùi Văn Hòa chỉ huy một mũi 6 người đánh điểm cao 53, phá hủy 24 kho đạn lớn và làm hư hại nhiều kho khác.

   Đêm 17 tháng 2 năm 1968, tổ Bùi Văn Hòa lại nhận nhiệm vụ đánh một khu kho khác ở điểm cao 53. Do địch bố phòng dày đặc không thể lọt vào kho, đồng chí cho đơn vị luồn sát cứ điểm địch, chọn địa hình có lợi rồi dùng B.40, B.41 và cối 60 mi-li-mét bắn thẳng vào khu kho, phá hủy 200 nhà để đạn, trong đó có một kho lớn.

   Bùi Văn Hòa đã anh dũng hy sinh ngày 28 tháng 2 năm 1968 trong khi đi điều tra nghiên cứu chuẩn bị một trận đánh mới.

   Bùi Văn Hòa là một người có phẩm chất tốt đẹp, luôn luôn gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ, chân thành đoàn kết với mọi người, khiêm tốn học tập đồng đội, được anh em mến phục, cấp trên tin cậy.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 6 bằng khen và giấy khen.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Bùi Văn Hòa được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:02:50 pm »

ANH HÙNG VŨ VĂN HUYNH



   Vũ Văn Huynh, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 12 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, trung đoàn 2, sư đoàn 1 chủ lực Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sinh trưởng trong một địa phương có truyền thống cách mạng, được giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa, Vũ Văn Huynh sớm nhận thức được nhiệm vụ của người thanh niên phải đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Tháng 12 năm 1965, đồng chí xung phong nhập ngũ, tha thiết được đi chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

   Vũ Văn Huynh đã tham gia những chiến dịch lớn ở Khe Sanh, Bắc Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên, đánh 10 trận lớn trên cương vị chỉ huy từ tiểu đội đến tiểu đoàn, riêng bản thân diệt 60 tên Mỹ.

   Trong chiến đấu, Vũ Văn Huynh luôn luôn dũng cảm, kiên cường, có tác phong chỉ huy quyết đoán, chính xác, táo bạo, ở cương vị nào củng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

   Trong trận đánh điểm cao 845 trên Mặt trận Đường số 9 - Khe Sanh (tháng 6 năm 1967), Vũ Văn Huynh chỉ huy một tiểu đội bám sát, đánh mãnh liệt, diệt nhiều địch. Trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, đơn vị bị thương vong nhiều, dồng chí trung đội trưởng hy sinh. Vũ Văn Huynh bị đạn vào chân nhưng vẫn dùng tiểu liên, lựu đạn, B.40 đánh địch, thay thế trung đội trưởng động viên anh em dũng cảm chiến đấu diệt nhiều địch. Đến 4 giờ chiều, số địch còn lại giạt sang bên phải đồi, ở đó chúng vấp phải mìn của tổ công binh nên bị tiêu diệt hết. Trung đội xông lên chiếm hoàn toàn ngọn đồi. Như vậy là trong suốt 1 ngày chiến đấu, trung đội với lực lượng 15 người cùng một tổ công binh đã tiêu diệt 1 đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 150 tên; sức mạnh chung của tập thể đã tạo điều kiện cho đồng chí diệt 32 tên.

   Vào chiến trường Tây Nguyên, đại đội Vũ Vãn Huynh được giao nhiệm vụ đánh cứ điểm Ngọc Hồi (tháng 5 năm 1968). Đồng chí trực tiếp đi trinh sát tỉ mỉ, cụ thể, lập kế hoạch tác chiến đúng. Khi đánh vào cứ điểm, Vũ Văn Huynh dẫn tiểu đội mủi nhọn xốc thẳng vào sở chỉ huy địch, tạo thuận lợi cho đại đội chia cắt địch ra từng mảng để diệt. Nắm vững thời cơ địch bị thiệt hại nặng, số còn lại hoang mang dao động, đồng chí nhảy lên lô cốt kêu gọi đại đội biệt kích ngụy, bắt 18 tên, thu nhiều súng các loại.

   Tại miền Đông Nam Bộ, Vũ Văn Huynh chỉ huy tiểu đoàn đánh trận tập kích táo bạo vào cụm quân Mỹ đóng ở Cầu Khởi (ngày 2 tháng 4 năm 1969), diệt 347 tên, phá hủy 24 xe bọc thép, 4 máy bay. Tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí của đồng chí lại biểu hiện rõ trong trận chống càn ở Bàu Trâm, quận Dương Minh Châu ngày 9 tháng 6 năm 1969. Lực lượng ta ở mặt này chỉ có 5 đồng chí liên lạc, trinh sát và một bộ phận của sở chỉ huy trung đoàn mà quân địch thì dùng 60 xe tăng và xe bọc thép cùng nhiều bộ binh xông vào. Trước tình huống rất gay go, Vũ Văn Huynh xác định quyết tâm phải bảo vệ sở chỉ huy trung đoàn. Đồng chí vừa động viên, vừa phân công anh em lợi dụng địa hình có lợi chiến đấu, vừa trực tiếp dùng tiểu liên, B.40 chặn địch. Trong một lần quân địch đã đến gần, Vũ Văn Huynh dũng cảm ra lệnh cho súng cối bắn thẳng vào vị trí chiến đấu của mình để vừa tiêu diệt địch vừa kéo hỏa lực của chúng sang phía mình nhằm cứu nguy cho sở chỉ huy trung đoàn. Lực lượng bên ta tuy ít, nhưng có công sự tốt, bắn chính xác nên đánh bật nhiều đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên. Địch dùng súng M.79 bắn mạnh về phía hầm. Khi thấy 1 quả lựu đạn lọt vào hầm chỉ huy, Vũ Văn Huynh bình tĩnh và gan dạ nhảy xuống hầm nhặt ném ra ngoài, lựu đạn rời khỏi tay thì nổ, đồng chí bị thương vào mắt, tay, nửa người bên phải và ngất đi. Hành động dũng cảm đó của Vũ Văn Huynh đã cứu được các đồng chí chỉ huy trung đoàn và 3 thương binh trong hầm.

   Vũ Văn Huynh là một cán bộ có đức tính khiêm tốn, giản dị, đoàn kết nội bộ, sẵn sàng hy sinh thân mình bảo vệ đồng đội. Đồng chí gương mẫu và động viên mọi người làm tốt công tác thương binh, chăm lo xây dựng đơn vị nên được cấp trên tin cậy, anh em mến phục.

   Đồng chí đã được khen thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen và giấy khen, 3 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 2 lần đạt Chiến sĩ Quyết thắng.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Vũ Văn Huynh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG PHAN CÔNG NAM



   Phan Công Nam, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng thuộc tiểu đoàn 24 phòng không, sư đoàn 1 chủ lực Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Lớn lên từ quê hương Xô-viết Nghệ Tĩnh, trong một gia đình cách mạng  có cha tham gia phong trào Xô-viết năm 1930 - 1931, Phan Công Nam sớm được giáo dục lòng yêu nước, thương dần, lòng căm thù sâu sắc bọn cướp nước và bè lũ bán nước. Sau khi vào bộ đội, tháng 12 năm 1964, đồng chí được phân công vào miền Nam chiến đấu.

   Phan Công Nam đã tham gia 174 trận đánh, trực tiếp bắn rơi 10 máy bay (có 3 tiêm kích phản lực), cùng khẩu đội bắn rơi 12 chiếc khác. Ngoài ra đồng chí còn chỉ huy trung đội, đại đội bẳn rơi hàng loạt máy  bay địch trong những trận chúng đổ bộ đường không, và đánh bộ binh địch 2 trận, diệt 60 tên.

   Trong trận Plây Me (1965), đơn vị chiếm lĩnh trận địa ở bãi trống, chưa kịp đào công sự thì máy bay, pháo binh địch bắn phá dữ dội vào trận địa. Bất chấp nguy hiểm, Phan Công Nam bình tĩnh chữa lại súng bị hóc rồi cùng đồng đội bắn chính xác, hạ 2 máy bay lên thẳng địch.

   Trong trận đánh bên bờ sông Sa Thầy (tháng 11 năm 1966), mặc dù đang bị sốt, Phan Công Nam kiên quyết bám trụ, cùng đồng đội hạ 7 máy bay địch. Khi được lệnh di chuyển trận địa, đồng chí một mình vác nòng súng nặng 34 ki-lô-gam đang nóng bỏng, nhanh chóng đến vị trí mới tiếp tục chiến đấu.

   Đầu mùa Xuân năm 1968, trong khẩu đội có một số đồng chí bị ốm, Phan Công Nam tình nguyện mang vác một khối lượng súng đạn khoảng 50 ki-lô-gam trong suốt 10 ngày hành quân, góp phần bảo đảm đơn vị đến vị trí mới ở Ngọc Cung đúng kế hoạch. Đang chuẩn bị công sự chiến đấu thì pháo địch bắn dữ dội. Nếu đợi ngớt rồi mới phát quang xạ giới thì sẽ lỡ thời cơ diệt địch, Phan Công Nam bất chấp hoàn cảnh ác liệt, nhảy lên khỏi hầm và vận động anh em đốn cây to trước mặt. Việc làm kịp thời đó tạo thuận lợi cho đơn vị chiến đấu quyết liệt với địch suốt 3 ngày đêm, bắn rơi 10 máy bay Mỹ (có 5 tiêm kích, 4 lên thẳng và 1 trinh sát L.19).

   Khi ở cương vị cán bộ chỉ huy, Phan Công Nam tích cực suy nghĩ tìm tòi nhiều cách đánh mưu trí, táo bạo, giành thắng lợi giòn giã. Trong đợt vây ép Plây Cần, gặp tình huống khẩn trương, sau khi chọn hướng chính xác, Phan Công Nam quyết định đặt pháo trên mặt đất bắn. Máy bay lên thẳng địch bị hòa lực bất ngờ của đơn vị đồng chí bắn rơi trong một đợt 7 chiếc chở đầy quân tiếp viện.

   Ở Bàu Cỏ miền Đông Nam Bộ (tháng 1 năm 1969), Phan Công Nam nghiên cứu kỹ địa hình, cùng tập thể ban chỉ huy đề ra phương án chiến đấu thích hợp. Khi trận đánh diễn ra, các khẩu đội di chuyển linh hoạt, hiệp đồng chặt chẽ, đón đúng đường bay, đánh một trận đạt hiệu suất cao, Đại đội đồng chí phối hợp với một đại đội bạn bắn rơi 70 máy bay địch.

   Phan Công Nam chấp hành nghiêm mọi chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện tốt kỷ luật dân vận, đoàn kết, tận tình giúp đỡ đồng đội, xây dựng đom vị, nên được tập thể yêu mến, tạo điều kiện cho đồng chí hoàn thành nhiệm vụ, trưởng thành nhanh chóng.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 bằng khen, 9 giấy khen, 6 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ bắn máy bay, 1 lần Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Dũng sĩ Quyết thắng.

   Ngày 10 tháng 2 nãm 1970, Phan Công Nam được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #49 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:05:56 pm »

ANH HÙNG LÊ THỊ SÁU



   Lê Thị Sáu (tức Trần Thị Biết), sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là cán bộ đại đội bậc trưởng thuộc phòng 2, cục tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Sớm được giác ngộ cách mạng, ngay từ khi mới 17 tuổi (năm 1947) Lê Thị Sáu đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đồng chí được Đảng phân công ở lại miền Nam làm các nhiệm vụ liên lạc, giao thông, xây dựng cơ sở, lấy tin tức từ vùng địch báo cáo lên cấp trên.

   Do yêu cầu công tác, Lê Thị Sáu đã làm nhiều nhiệm vụ ở nhiều vùng khác nhau, nhưng ở đâu đồng chí cũng thể hiện bản lĩnh kiên cường, vượt mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Gần 20 năm công tác, đồng chí chưa hề làm mất một tài liệu hoặc làm lộ một bí mật nào của tổ chức.

   Mùa Đông năm 1967, trong khi bọn xâm lược Mỹ mở cuộc phản công mùa khô lần thứ 2, Lê Thị Sáu được tổ chức điều đến hoạt động ở một chiến trường rừng núi, rất xa lạ với đồng chí. Để giữ bí mật cho công tác theo dõi địch, nắm tình hình và truyền tin tức, Lê Thị Sáu được bố trí vào làm công trong một gia đình giàu có. Đồng chí khéo léo làm việc tránh được mọi sự nghi ngờ của địch mà vẫn liên lạc được với cơ sở lấy tin tức và báo cáo lên trên. Trong điều kiện như vậy, đồng chí liên tục hoạt động, phục vụ đắc lực cho chiến dịch mùa đông năm 1967 của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ.

   Đầu năm 1968, Lê Thị Sáu được điều vào Sài Gòn vừa ỉảm chiến sĩ giao thông vừa làm trinh sát phục vụ cho các đơn vị mũi nhọn đánh vào thành phố. Ngày 28 Tết Mậu Thân, trên đường đi công tác chẳng may bị lọt vào trận địa phục kích của địch, Lê Thị Sáu bị thương nặng, trong người còn mang theo tài liệu. Nếu để sa vào tay giặc sẽ bị lộ bí mật, cho nên mặc dù vết thương ở chân rất nặng, đồng chí vẫn cố lết đến nhà cơ sở (địa điểm hộp thư liên lạc bí mật) báo cáo tình hình, bàn giao tài liệu rồi mới để cơ sở chuyển mình đến một nhà thương trong thành phố. Sau 2 tháng điều trị, Lê Thị Sáu ra viện với thương tật rất nặng nề: đi đứng không vững, tay chân cử động khó khăn. Lòng quyết tâm trở lại đội ngũ chiến đấu đã thúc đẩy đồng chí khổ công luyện tập khắc phục thương tật. Sau 3 tháng kiên trì rèn luyện, Lê Thị Sáu đi lại được tương đối vững vàng. Rất sung sướng vớì kết quả luyện tập, đồng chí báo cáo xin tổ chức cho nhận công tác. Được tổ chức đồng ý, Lê Thị Sáu trở lại làm nhiệm vụ giao thông liên lạc giữa lúc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đang tiêp diễn. Lúc này tình hình trong thành phố Sài Gòn rất căng thẳng, hoạt động của đồng chí có nhiều khó khăn. Mặc dù địch tăng cường kiểm soát, lùng sục cả trong thành phố, vùng ven và khu tiếp giáp, đồng chí vẫn khéo léo mang tài liệu vượt qua tất cả các chặng kiểm soát, làm tròn mọi nhiệm vụ được giao.

   Liên tục công tác ở trong vùng địch, Lê Thị Sáu không những kiên cường, dũng cảm, mưu trí, mà còn là một tấm gương kiên định, vững vàng, cần kiệm, gian dị. Phải sống ở giữa nơi xa hoa để hoại động, lại phải nuôi bố, mẹ chồng và 6 con nhỏ ở Sài Gòn. nhưng Lê Thị Sáu rất tiết kiệm, tằn tiện từng đồng bạc của tổ chức. Đồng chí vui vẻ tự nguyện rút bớt kinh phí chi tiêu của cấp trên cho và tự lực kiếm thêm tiền bằng nghề bán cháo rong. Cùng với gia đình sống kham khổ nhưng Lê Thị Sáu luôn luôn quan tâm lo lắng đến đồng đội, tiền bán cháo và tiền chăn nuôi gia cầm, đồng chí gom góp lại rồi mua quà cho anh em.

   Lê Thị Sáu là một cán bộ tận tụy, trung thành với sự nghiệp cách mạng, là một tấm gương trong sáng về phẩm chất, đạo đức cán bộ cách mạng. Đồng chí luôn luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thương yêu nhân dân, giúp đỡ đồng đội, đồng chí được quần chúng cách mạng cơ sở tin tưởng che chở, được anh em mến phục, quý trọng.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Lê Thị Sau được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.





ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN TÌNH




   Nguyễn Xuân Tình, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó đặc công đoàn 429, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Được chế độ mới nuôi dưỡng và giáo dục, Nguyễn Xuân Tình sớm giác ngộ lý tưởng cao đẹp của thanh niên, hiểu rõ nghĩa vụ của tuổi trẻ đối với Tổ quốc và nhân dân. Nãm 18 tuổi, đồng chí xung phong vào bộ đội và đến năm 1965 được phân công vào Nam chiến đấu.

   Qua hơn 3 năm ở chiến trường, Nguyễn Xuân Tình đã diệt 180 tên địch (có 120 tên Mỹ), bắt 2 tù binh, thu 2 súng, phá hủy hơn 30 hầm ngầm, lô cốt, 3 kho xăng, diệt 11 xe cơ giới (có 9 xe tăng và xe bọc thép).

   Nguyễn Xuân Tình là một tấm gương dũng cảm và mưu trí trong chiến đấu, xung phong đi đầu khi gặp khó khăn nguy hiểm, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo cách đánh tốt, có tác phong sâu sát, tỉ mỉ, xây dựng đơn vị chiến đấu, đạt hiệu suất diệt địch cao.

   Trong trận đánh phối hợp chi viện cho anh em binh sĩ yêu nước trung đoàn 1 thiết giáp ngụy khởi nghĩa (ngày 3 tháng 3 năm 1966 tại Bình Dương), đồng chí mưu trí chiếm 1 xe tăng M.41 của địch rồi dùng súng 12,7 mi-li-mét trên xe bắn vào toán địch phản kích. Địch cho 2 xe M.41 từ sở chỉ huy ra phản công, Nguyễn Xuân Tình bình tĩnh chiếm địa hình có lợi, dùng B.40 bắn chính xác lần lượt diệt cả 2 xe. Sau đó, theo lệnh cấp trên, đồng chí sang chi viện cho mũi bạn đánh khu xe M.113, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

   Tháng 7 năm 1967, trong trận đánh căn cứ Téc-ních mở màn cho chiến dịch Bình Long, Nguyễn Xuân Tình được phân công làm mũi phó phụ trách mở cửa cho đơn vị tiến công. Sau khi phá hết các lớp rào, còn hàng rào cuối củng, bộc phá không nổ, đổng chí nhanh trí ôm ống bộc phá đè hàng rào xuống, cho anh em kịp thời nhảy qua đánh sâu vào căn cứ, Nguyễn Xuân Tình thay thế đồng chí mũi trưởng hy sinh, chỉ huy anh em đánh vào bãi xe cơ giới. Khi đánh vào giữa căn cứ, thấy tổ bạn đánh sở chỉ huy gặp khó khăn, Nguyễn Xuân Tình dùng B.40 trực tiếp diệt hỏa điểm, chi viện đắc lực cho đồng đội diệt sở chỉ huy địch. Trận đánh đã hoàn thành mục đích đề ra, đồng chí cùng một số anh em được phân công ở lại kiểm tra chiến trường và yểm hộ cho các mũi rút ra ngoài. Lúc này, địch tiếp viện 60 xe tăng và xe bọc thép phản kích hòng bao vây bộ phận các đồng chí ở lại sau. Cả tổ chỉ còn 1 khẩu B.40 với 6 quả đạn và một ít đạn tiểu liên. Nguyễn Xuân Tình bình tĩnh tổ chức, động viên anh em chiến đấu rồi dùng B.40 bắn 5 quả, diệt 4 xe, mở đường ra ngoài căn cứ. Nhưng khi ra đến cửa mở, các đồng chí gặp 3 xe địch bắn ác liệt hòng bịt lối ra. Trong tay lúc này chỉ còn 1 quả đạn chống tăng, Nguyễn Xuân Tình sực nhớ lúc vào có một chiến sĩ mang đạn B.40 bị thương ở cửa mở. Đồng chí quay lại và tìm được 2 quả. Phối hợp với tổ giữ cửa mở, Nguyễn Xuân Tình bắn diệt 2 xe (còn 1 xe bỏ chạy), các đồng chí phá vỡ vòng vây của địch, rút ra ngoài.

   Tháng 12 năm 1967, Nguyễn Xuân Tình hoàn thành xuất sầc nhiệm vụ điều tra căn cứ Lai Khê, rồi căn cứ Dầu Tiếng. Riêng ở căn cứ Dầu Tiếng, đã gần đến ngày nổ súng mà vẫn còn 1 hướng chưa điều tra được. Đơn vị cấp tốc cử Nguyễn Xuân Tình dẫn 2 chiến sĩ nửa đi nghiên cứu hướng này. Dọc đường, cả 2 chiến sĩ kia bị ốm, phải nằm lại. Để đảm bảo triệt để chấp hành mệnh lệnh, Nguyễn Xuân Tình một mình đột nhập qua 5 lớp rào trong 1 đêm, vượt các lô cốt canh phòng, vào tận mục tiêu chính của trận đánh để xác định hướng đánh. Kết quả công tác điều tra của đồng chí phục vụ cho cấp trên tổ chức 2 trận đánh thắng lợi.

   Tháng 4 năm 1968, tuy vừa đi điều trị ở bệnh viện về, nhưng thấy thời điểm nổ súng đánh trại biệt kích Cà Tum đã gần mà bộ phận điều tra nghiên cứu vẫn chưa vào được vị trí chính, Nguyễn Xuân Tình nhận nhiệm vụ dẫn tổ điều tra luồn qua 16 lớp rào, vào trong nắm tình hình, xác định cách đánh. Đồng chí được phân công chỉ huy mũi chủ yếu của trận đánh. Trong khi các mũi đều phát triển thuận lợi đánh vào căn cứ địch, thì mũi chủ yếu bị hỏa lực địch ngăn chặn ác liệt. Nguyễn Xuân Tình kịp thời cho tổ dự bị đánh vòng vào sở chỉ huy địch làm bọn địch rối loạn từ trong, do đó đơn vị thọc sâu, đánh nhanh diệt gọn sở chỉ huy địch cùng một đại đội biệt kích gồm 185 tên.

   Nguyễn Xuân Tình chấp hành nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, luôn luôn đi đầu trong mọi công tác, có tác phong sâu sát, hết lòng thương yêu giúp đỡ anh em lúc thường cũng như lúc chiến đấu, được cấp trên tin tưởng và đồng đội mến phục, giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ.

   Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 16 bằng khen và giấy khen, 19 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ Quyết thắng, Dũng sĩ diệt xe cơ giới.

   Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Nguyễn Xuân Tình được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM