Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:36:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283122 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #560 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2014, 08:17:07 am »

Chúc mừng năm mới, tất cả các đồng đội thân mến của tôi
Grin





Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #561 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2015, 08:37:40 am »

Ngày này năm xưa: 07/01.

Vào giờ này, 36 năm về trước, già nửa các bạn trên FB của tôi: Trung Sy, Le Thai Tho, Vinh Linhthe, Hiếu Lê, Quyen Kh, Hùng Ngô,v.v... .. trong sắc áo quân tình nguyện Việt Nam, đang ào ạt đánh mở đường hành tiến, để tầm trưa nay, kéo vào Phnông pênh, giải phóng đất nước Căm Pu Chia khỏi bè lũ Pôn-Pốt.

Những trận chiến đã qua từ lâu, để bây giờ, còn được ít người nhắc đến lắm. Chỉ còn những người lính già, khi gập nhau vẫn còn nhớ đến, và thậm trí là cãi nhau ỏm tỏi.
Thường là tay Hiếu Lê mở đầu:
-Đơn vị tôi vượt sông Mê Kông đầu tiên.

Ngay lập tức, tay Trung Sy ‘e hèm’:
-Cóc phải, tiểu đoàn tôi mới là đơn vị vượt sông Mê Kông đầu tiên. Bằng chứng là......

Ôi, các bạn lính già của tôi ơi.
Trận chiến vượt sông Mê Kông, đêm ngày 5, rạng ngày 6 tháng 1 năm 1979, đã được ghi vào lịch sử Chiến tranh Đông dương, đó là trận đánh hoành tráng nhất của quân đội nhân dân Việt Nam, từ cổ cho đến tận ngày nay-2015.
Trận đánh đó hoành tráng như trong phim chiến đấu thời Thế chiến 2 của Hồng quân Liên Xô.
Có máy bay ném bom đầu cầu.
Có hỏa tiễn Ca-chia-sa bắn loạt, kéo đuôi lửa hú dài, bay qua tiền duyên, nháng lửa cầu vồng bên bờ sông đối nghịch.
Có tiểu đoàn tên lửa Sam 2 của thằng em ruột tôi, quét ra đa càn lướt bầu trời, để đảm bảo không gian bình yên cho quân ta xung phong.
Có các tầu chiến của Hải quân tụi tôi, đánh dọc sông Mê Kông lên tới bến phà Niếc-Lương, để tảo thanh đầu bến vượt, cho tầu đổ bộ của Hải quân, chở bộ binh ‘các bố’ vượt sông, mở cửa chiến dịch.

Thời đó, tất cả chúng ta đều còn trẻ, đều chưa biết mùi đời. Và trên hết, đều quên rằng, ‘thằng nào’ lao lên đầu tiên, thường là 9 phần hy sinh, chỉ có 1 phần trở về.
Nhưng lúc đó, chúng ta còn trẻ. Chúng ta còn có ‘đức tin’ vào lãnh đạo. Và trên tất cả, chúng ta đều có tình yêu Tổ quốc.
Bởi thế, chúng ta đã ưỡn ngực đánh vượt biên trên chiến trường K, như trong ngày 07 tháng Giêng năm xưa.
Và 40 ngày sau, ngày 17/02/1979, chúng tôi-những người lính phía bắc, chúng tôi đã kiêu hùng đem ngực mình, đánh chặn biên-tiêu diệt quân Trung Quốc xâm lược.

36 năm đã qua, những người lính chúng ta năm xưa, nay đều đã già rồi.
Nhưng nếu lịch sử có lặp lại, thì hôm nay, cho giù ‘đức tin’ vào LĐ đã có thể cạn kiệt, nhưng tình yêu Tổ quốc vẫn còn mãi chảy trong tim.
Và tôi vẫn tin rằng, chúng ta vẫn còn nhớ cách bắn AK, cách khai hỏa B41, cách bẻ gập M79 để nhét đạn bi, bắn cản phá chiến thuật ‘biển người’.
Chúng ta sẽ vẫn đánh vượt biên, chúng ta vẫn sẽ đánh chặn biên, với khí thế ‘nuốt Ngưu Đẩu’ – một trận đánh có thể là cuối cùng của những người lính già.

Hôm nay, nếu không được ai mời đi ‘mít tinh’ hay ‘kỷ niệm’, thì chúng ta sẽ tự mình làm vài chén rượu ‘cỏ’, và chúng ta sẽ hiệp đồng chúc mừng nhau qua FB, như năm xưa, chúng ta hiệp đồng tác chiến với nhau, qua tiếng súng, trên chiến trường.

‘Cạnh’ nhé, các bạn lính chiến trường K của tôi.

Tái bút: các bố mà uống rượu, thì chớ có lái xe đấy nhá. Chúng ta già rồi.     Grin   Grin   Grin


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #562 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 07:52:12 am »

Vẫn vương tơ lòng

(Viết cho ngày 8/3-bởi thứ 7 và  CN, nhà cháu ở nhà, ko có mạng)

Nửa cuối thế kỷ trước, thời nhà cháu còn làm lính của Ông Cụ và còn trẻ, thời ấy, chửa có FB hay mobiphone như bây giờ.

Thương nhớ ai lắm, hay có việc gì hệ trọng lắm, chỉ có một cách liên lạc là biên thư cho nhau.

Và cái thư hệ trọng ấy, cái thư tình cảm ấy, có đến được với người nhận hay không, nó lại phụ thuộc vào cái việc có hay không - cái vật bảo chứng tình cảm của chính quyền.
Cái vật bảo chứng ấy là cái con ‘tem thư’, các bác trên OF  à.

Nhà cháu còn nhớ, thời làm lính của Ông Cụ, tiêu chuẩn của lính hình như đâu là có 2 cái ‘tem quân đội’/tháng.
Gửi cho bu/bầm/mẹ già ở nhà 1 tháng/thư, thì chỉ còn có nhõn 1 con ‘tem quân đội’ để gửi cho tất cả xã hội còn lại gồm: cô má hồng xuynh xuynh ở đâu đó - các bạn lính ở mọi chiến trường - cô, dì, chú, bác các kiểu – hoặc số 4 Lý Nam Đế, nơi thầm mong bài thơ trên báo tường của mình, được góp mặt trong số tới.

Hiếm hoi như thế, đắn đo xuýt xoa mãi như thế, cho cái ‘con tem nhà binh’ còn lại, nên thủa ấy, thời nhà cháu còn làm lính của Ông Cụ, thời nhà cháu và các bạn lính nhà cháu còn trẻ, chả ai dám có tình cảm với trên 1 cô.  Wink

Bởi chỉ có tình cảm với chỉ nhõn 1 cô, thì cũng đã phải mất 3 tháng trở lên, cái cô bé xuynh xuynh ấy, mới hòng may mắn nhận được một cái thư ’thắm tình đoàn kết quân dân’. Bởi các tháng khác, cái ‘con tem nhà binh’ ấy, còn phải gửi cho 1 người bạn lính nơi chiến trường xa, hay dung dị hơn, gửi về thăm ông chú họ xa-nghe đâu mới bị cúm gà.  Wink

Bởi thế cho nên, nhà cháu và các bạn lính hồi trẻ của nhà cháu, ai cũng chung tình.
Nhà cháu bây giờ thì vẫn chung tình, chỉ có các bạn lính, thì ngày nay, nhà cháu không dám làm chứng đâu nhá. Các ông bạn lính bây giờ đều thành đạt, thì chả biết đâu mà lần  Grin.

Minh chứng cho sự chung tình, nhà cháu xin đưa 2 cái hình lên đây.

Hình 1, là cái tem thư quân đội cuối cùng, nhà cháu nhận được khi ‘nó’dán trên cái hồ sơ quân đội chuyển ngành.

Hình 2, là cái thư cuối cùng trong đời dân sự, nhà cháu nhận được, hồi nhà cháu có chuyến công tác biệt phái 3 năm trong Sài Gòn.

Sau đấy, thư bị tuyệt chủng. Bởi ai cũng có mobiphone, và hôm nay, ai cũng có FB.

Thực ra, hiện nay, mỗi ngày, nhà cháu vẫn nhận được non chục cái thư. Nhưng chúng chỉ là các công văn được gửi qua bưu điện. Mà chúng lại chẳng có tem, bới chúng được gửi qua đường phát nhanh, theo kiểu: ‘door – to – door’. Chán chết.

Nhà cháu vẫn luôn trân trọng và giữ gìn, những con tem dán trên những cánh thư ngày xưa – Tình cảm của một thời.

Bởi thế cho nên, “Ai” đấy, đã từng lướt qua cuộc đời nhà cháu, vẫn luôn là ‘e ấp’ trong sâu thẳm tâm hồn nhà cháu đấy nhé.  Tongue

(Viết nhân ngày 08/03/2015)





Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #563 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2015, 07:55:39 am »

Áo người nhái – Hải quân.

Đợt rét cuối vụ, rét tháng ba.

Lục tìm manh áo ấm, chợt lại nhìn thấy chiếc ba lô thời chiến trận.

Đây rồi.
Chiếc áo nhái, mặc bên trong trước khi khoác khí tài lặn.
40 năm rồi, thế mà vẫn còn như mới.

Tình nghĩa thât. Quân đội vẫn còn đem lại hơi ấm, cho người lính già, giẫu đã xa đội ngũ từ lâu.

Hình 1 là mặt trong.




Hình 2 là mặt ngoài.


[/QUOTE]
 
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #564 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2015, 08:14:57 am »

Kỷ niệm 49 năm giải phóng Quân khu Trị - Thiên.

Hôm qua, ngày 26, các cựu chiến binh nhiều thời kỳ, đã có buổi off kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng của quân khu Trị-Thiên.

Thực ra, ngay từ trưa ngày 25/03/1975, các anh Lê Trí Dũng-họa sỹ lính tăng, anh Lixeta đại tá-nhà văn nguyên lính xe tăng, anh Việt –nguyên lính pháo bộ binh K3 Trị Thiên, anh Như Thìn -nguyên lính bộ binh mặt trận Trị Thiên Huế, đã ngồi rung chân uống trà, sau khi chiếm thành Mang Cá, cửa Thuận An, nội đô thành Huế.

Thế nhưng, trung đoàn 6-đơn vị được ‘cơ cấu’ cắm cờ lên Phú Văn Lâu, do nhiều lý do ‘tế nhị’, mãi trưa ngày 26/03/1975, mới ‘thận trọng’ kéo vào thành Huế đã thanh bình, và cắm ngọn cờ được ‘chỉ định’ lên cột cờ. Và do đã được ‘định hướng’, nên nhất loạt thông tin lề phải, cứ phải ấn định ngày giải phóng Huế là 26/03.

Nhưng thôi,chiến tranh đã qua rồi, và cái chính là như anh Dũng-họa sỹ lính tăng-chủ trì buổi gập mặt đã tuyên: ‘hôm nay, chúng ta off ở đây, chủ yếu là để nhớ về các đồng đội đã không về-mãi mãi tuổi hai mươi’.

Để chắc chắn cho buổi off được vui chọn vẹn, anh Thanh Vitinh –nguyên sỹ quan tác chiến điện tử, đã ‘quán triệt’: hôm nay, cấm thằng nào được nói đến việc “cắm cờ” và “chặt cây Hà Nội’ đáy nhóe.

He he.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #565 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 09:40:32 am »

Ba mươi tháng tư và câu chuyện chiến tranh không nhiều người biết.

Dịp kỷ niệm ngày chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước 30/04, luôn là dịp để các cựu chiến binh tìm về bên nhau.
Hôm qua, 20/04, cũng là một dịp như thế.
Trước khi xuôi nam, về thăm lại chiến trường xưa, những người lính trực tiếp có mặt tại chiến trường dịp 30/04 năm 1975 ấy; Lê Trí Dũng - nguyên chiến sỹ xe tăng-một danh họa nổi tiếng, Luân Trọng Nguyễn - nguyên trinh sát sư 320-Giám đốc- nhà văn, Thanh Nguyen Huu - nguyên sỹ quan tác chiến điện tử, Anh Trang - đại tá xe tăng-nhà văn...lại cùng nhau tụ hội, hiệp đồng kế hoạch xuất phát hành quân lần chót.

Lính mà gập nhau, thì lại chỉ chuyện chiến tranh.
Và có một câu chuyện chiến tranh của ngày 30/04/1975, chắc chắn rằng cho đến tận hôm nay, vẫn không có nhiều người biết.

Quay trở về ngày 30/04 năm ấy, thời khắc lúc 11h30, khi 2 chiếc xe tăng 390 và 843 của đại đội 4, lữ đoàn xe tăng 203 lao vào Dinh Độc lập, đại trưởng Thận cắm lá cờ sao vàng, nửa xanh nửa đỏ lên nóc Dinh, thì quân ta vỡ òa trong niềm vui chiến tranh kết thúc.
Ai cũng nghĩ thế.
Và đến hôm nay, tuyệt đại bộ phận chúng ta, ai cũng chỉ biết rằng, sau thời khắc 11h30, tiếng súng đã ngừng trong khu vực Dinh.

Còn ngay tại thời khắc đó, anh Anh Trang, chiến sỹ lái xe tăng số hiệu 380, sau khi lao con tăng của mình qua cửa Dinh, sau xe của đại trưởng Thận và chính viên Toàn vài phút, càng tin chắc là như thế.
Khi ấy, chiến sỹ xe tăng 380 Anh trang, bật của buồng lái, nhẩy xuống sân Dinh, lặng người trong niềm vui hân hoan của toàn bộ quân ta, những người có mặt trong Dinh Độc lập thời khắc ấy.

Thế nhưng, chiến tranh luôn có những bất ngờ.
Khoảng 12h00, đột nhiên:
-ú..oàng, ú...oàng, u...oàng.
Ba phát cối 82 rót vào khu vực Dinh, khói bụi mù mịt.

Những tiếng hét vang lên:
- địch phản kích, chuẩn bị đánh địch phản kích.
Theo phản xạ chiến trường, lái xe Anh trang nhẩy vội vào con 380, chuẩn bị chiến đấu.
Và cho mãi về sau, anh Anh trang cũng không biết được: ai – đơn vị nào, đã bắn 3 phát cối 82 vào khu vực Dinh, sau khi ta đã tấn chiếm ấy.

Anh Thanh Nguyen Huu bổ xung thêm:
-may mà quân ta không có ai hy sinh, chỉ bị thương mấy người, trong đó nặng nhất là một sỹ quan tham mưa cấp trung đoàn, bị thương hỏng mất một mắt.

Còn mãi về sau này, trên các mạng quân sử, toàn thể cựu binh cũng như các thành viên của các diễn đàn quân sử, cũng đều muốn biết: đơn vị nào đã bắn những quả đạn cuối cùng vào Dinh ấy.

Tìm biết được những sự kiện lịch sử, cũng phải là có được cái duyên.
Nhà cháu đã có được cái duyên như thế.

Trong một lần hội ngộ, bạn lính bậc đàn anh, anh Luân Trọng Nguyễn, nguyên chiến sỹ trinh sát sư đoàn 320, đã cởi mở một câu chuyện, ít người biết đến trong chiến tranh: chính đơn vị anh đã bắn 3 quả cối 82 đó, và bản thân anh, chính là trinh sát xác định tọa độ trên bản đồ cho pháo bắn.

Câu chuyện là thế này:
Sau các trận đánh ác liệt ở ngoại vi Sài Gòn, vào khoảng 12h00 ngày 30 tháng 4 năm đó, đơn vị của anh Luân mới vượt qua Lăng Cha Cả và tiếp tục hành tiến.
Mục tiêu của mọi cánh quân thời khắc đó, đương nhiên đều là Dinh Độc lập.
Đánh nhau ác liệt, phương tiện thông tin liên lạc lại không như bây giờ, nên tại thời điểm 12h00 ngày 30/04/1975 đó, anh Luân chưa biết được Dinh đã về tay ta.
Theo đúng binh pháp: ‘tiền pháo-hậu xung’, khẩu đội cối 82 giá súng ngay trên ngã tư để chỉnh tọa độ bắn. Và anh Luân giờ ngay bản đồ trinh sát, đọc tọa độ của Dinh, để cối 82 của đơn vị táng vào.

May thế, ừ, thì lịch sử bao giờ cũng phải có thêm cái may.
Nghe cối bắn, xe của chỉ huy trung đoàn anh Luân tức tốc quay lại, với lời hét lạc giọng:
- ngừng bắn ngay, quân ta vào Dinh rồi.

Câu chuyện chiến tranh, của ngày 30/04, mà không nhiều người biết ấy, nó là thế!

Đi gập các bạn lính bậc đàn anh, nhà cháu bao giờ cũng có quà.
Xin cảm ơn anh Lê Trí Dũng – nguyên thượng sỹ xe tăng, danh họa bậc nhớn của nước nhà, mà nguyên tên các giải thưởng, đã hết một trang phê đúp (hi hi), về món quà rất quý nhé.
Xin cảm ơn quà của anh Luân, những câu truyện của anh, luôn chạm đến trái tim của em – lính Hải quân một thủa.





Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #566 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 09:49:37 am »

Cựu binh Anh Trang bổ xung tư liệu vụ pháo kích vào Dinh, như vầy:

Trong hồi ký của 3/// Nguyễn Hữu An kể rất rõ vụ này (hôm qua miềng cũng nhắc lại mà mọi người quên), người bị thương là đc Duyến- phó phòng tác chiến:

Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #567 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 03:34:54 pm »

Kỷ niệm 49 năm giải phóng Quân khu Trị - Thiên.

Hôm qua, ngày 26, các cựu chiến binh nhiều thời kỳ, đã có buổi off kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng của quân khu Trị-Thiên.

Thực ra, ngay từ trưa ngày 25/03/1975, các anh Lê Trí Dũng-họa sỹ lính tăng, anh Lixeta đại tá-nhà văn nguyên lính xe tăng, anh Việt –nguyên lính pháo bộ binh K3 Trị Thiên, anh Như Thìn -nguyên lính bộ binh mặt trận Trị Thiên Huế, đã ngồi rung chân uống trà, sau khi chiếm thành Mang Cá, cửa Thuận An, nội đô thành Huế.

Thế nhưng, trung đoàn 6-đơn vị được ‘cơ cấu’ cắm cờ lên Phú Văn Lâu, do nhiều lý do ‘tế nhị’, mãi trưa ngày 26/03/1975, mới ‘thận trọng’ kéo vào thành Huế đã thanh bình, và cắm ngọn cờ được ‘chỉ định’ lên cột cờ. Và do đã được ‘định hướng’, nên nhất loạt thông tin lề phải, cứ phải ấn định ngày giải phóng Huế là 26/03.

Nhưng thôi,chiến tranh đã qua rồi, và cái chính là như anh Dũng-họa sỹ lính tăng-chủ trì buổi gập mặt đã tuyên: ‘hôm nay, chúng ta off ở đây, chủ yếu là để nhớ về các đồng đội đã không về-mãi mãi tuổi hai mươi’.

Để chắc chắn cho buổi off được vui chọn vẹn, anh Thanh Vitinh –nguyên sỹ quan tác chiến điện tử, đã ‘quán triệt’: hôm nay, cấm thằng nào được nói đến việc “cắm cờ” và “chặt cây Hà Nội’ đáy nhóe.

He he.

 Chẳng biết là thời nào mà các "bố" kỷ niệm giải phóng Quân khu Trị - Thiên sớm thế.

 Có mỗi cái chuyện "con con" xe nào đơn vị nào tiến vào Dinh Độc Lập thời gian sớm nhất của buổi trưa lịch sử 30.4.1975 thôi mà tốn khối giấy mực và thời gian ấy chứ các bác nhỉ? Grin

 Còn nhà em thì được nghe từ chính người trong cuộc kể lại, cũng chính là bác Tài Tăng nhà mình chứ không phải ai khác.

 Xe 843 là lực lượng TTG của Quân Đoàn 2 đã phi vào cổng chính của Dinh Độc Lập đầu tiên, khoảng 3 phút sau thì xe 390 từ hướng Quận 4 lao vào, tới ngang cửa phụ bên trái của Dinh Độc Lập thì "mất lái" nên trôi tự do binh luôn vào cửa phụ này, một cánh cửa sắt cuốn vào xích xe làm thân xe quay ngang ra và nằm "tại vị" ở đó chờ phe ta xử lý kỹ thuật, cũng lúc đó bác Thận nhà ta phóc xuống khỏi xe và xách lá cờ chạy vào bên trong Dinh.
  
 Vì thế, trên mọi hình ảnh còn lưu giữ đến hôm nay, cảnh húc đổ cửa cổng Dinh Độc Lập mà xe tăng vẫn thẳng tiến là hình ảnh do phóng viên nước ngoài quay được và đó là xe 843 của QD2. Còn hình ảnh xe nào bị quay ngang ra do "lằng nhằng" thì đó là xe 390 của Lữ 203 và do phóng viên của ta kịp thu hình.

 Nhà em cũng từng hỏi bác Tài Tăng về nguyên nhân và lý do dẫn đến sự "hiểu lầm" của lịch sử về chuyện húc đổ cổng Dinh Độc Lập thì bác Tài Tăng giả nhời như sau:

 Sang khoảng tháng 6.1975 (rất là sớm sau ngày giải phóng) thì QD2 đã cho lính tráng ra quân ồ ạt, tất nhiên là lính oánh nhau lâu quá và cũng đã "chán" lắm rồi. Nay đất nước đã thống nhất và hòa bình rồi thì ai cũng muốn được sớm về với Mẹ, cũng tất nhiên là ai cũng dư tuổi quân để được về, hơn nữa cũng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho chuyến ngược Bắc đầy "thú vị" với 2 3 chiếc khung xe đạp và rất nhiều búp bê. Vì thế, càng mong được sớm mang về nhà mà "phát quà" chiến trường cho thân nhân, ruột thịt. Mấy "bố" cưỡi con tuấn mã 843 của QD2 vào Dinh Độc Lập trưa 30.4.1975 lúc đó lại đứng đầu danh sách "ưu tiên" số 1 để về với Bu.

 Sang khoảng tháng 7.1975 thì ngoài Bộ chợt nhớ ra và muốn biết đơn vị, chiếc xe TTG nào đã lập công đầu húc đổ cánh cổng "Bất khả xâm phạm" này. Thế là phe ta cuống cả lên đi tìm "thủ phạm". Lần về bộ phận TTG của QD2 thì ... Ôi thôi! Mấy ông này đã trút bỏ quân phục để về nhà đi "oánh dậm" cả rồi. Cực chẳng đã nên "đành" xách cổ mấy lão 390 lên để bắt phải nhận là "thủ phạm" vụ húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập trưa 30.4.1975.

 Về "lý thuyết" thì đúng là xe 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập thật. Nhưng là cổng phụ bên trái và sau xe 843 của QD2 khoảng 3 phút đồng hồ. Những thước phim quay về xe 390 là do phóng viên phe ta quay được. Còn xe 843 là do phóng viên nước ngoài ghi hình. Cũng chính vì thế mới có chuyện khi phóng viên nước ngoài chưng ra được "bằng chứng" thì các loại "rận rệp" thả sức nâng quan điểm lên, hạ quan điểm xuống để "bình phẩm" từ bản chất đến hiện tượng của vấn đề.

 Dù sao cũng hơi buồn một chút khi TV từng đưa lên một phóng sự về chuyện lính xe 843 thời hậu chiến. Một "bố" thì làm nghề cắt tóc, một "bố" thì đang đánh dậm, một "bố" thì xưa lái tăng giờ về chạy xe 3 bánh, còn một "bố" nữa thì làm nghề gì đó nhà em quên rồi. Tóm lại là nhân chứng lịch sử, chiến binh oai hùng của cuộc chiến tranh "Thần Thánh" cuối cùng cũng súng gươm vứt bỏ mà về cày như trâu. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #568 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 04:53:06 pm »


 Còn nhà em thì được nghe từ chính người trong cuộc kể lại, cũng chính là bác Tài Tăng nhà mình chứ không phải ai khác.

 Xe 843 là lực lượng TTG của Quân Đoàn 2 đã phi vào cổng chính của Dinh Độc Lập đầu tiên, khoảng 3 phút sau thì xe 390 từ hướng Quận 4 lao vào, tới ngang cửa phụ bên trái của Dinh Độc Lập thì "mất lái" nên trôi tự do binh luôn vào cửa phụ này, một cánh cửa sắt cuốn vào xích xe làm thân xe quay ngang ra và nằm "tại vị" ở đó chờ phe ta xử lý kỹ thuật, cũng lúc đó bác Thận nhà ta phóc xuống khỏi xe và xách lá cờ chạy vào bên trong Dinh.
  
 Vì thế, trên mọi hình ảnh còn lưu giữ đến hôm nay, cảnh húc đổ cửa cổng Dinh Độc Lập mà xe tăng vẫn thẳng tiến là hình ảnh do phóng viên nước ngoài quay được và đó là xe 843 của QD2. Còn hình ảnh xe nào bị quay ngang ra do "lằng nhằng" thì đó là xe 390 của Lữ 203 và do phóng viên của ta kịp thu hình.


Bác cố tình kể... ngược thì phải.  Grin
Hình ảnh chi tiết ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=2dYbcoE3dB4
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #569 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 05:37:03 pm »


 Còn nhà em thì được nghe từ chính người trong cuộc kể lại, cũng chính là bác Tài Tăng nhà mình chứ không phải ai khác.

 Xe 843 là lực lượng TTG của Quân Đoàn 2 đã phi vào cổng chính của Dinh Độc Lập đầu tiên, khoảng 3 phút sau thì xe 390 từ hướng Quận 4 lao vào, tới ngang cửa phụ bên trái của Dinh Độc Lập thì "mất lái" nên trôi tự do binh luôn vào cửa phụ này, một cánh cửa sắt cuốn vào xích xe làm thân xe quay ngang ra và nằm "tại vị" ở đó chờ phe ta xử lý kỹ thuật, cũng lúc đó bác Thận nhà ta phóc xuống khỏi xe và xách lá cờ chạy vào bên trong Dinh.
  
 Vì thế, trên mọi hình ảnh còn lưu giữ đến hôm nay, cảnh húc đổ cửa cổng Dinh Độc Lập mà xe tăng vẫn thẳng tiến là hình ảnh do phóng viên nước ngoài quay được và đó là xe 843 của QD2. Còn hình ảnh xe nào bị quay ngang ra do "lằng nhằng" thì đó là xe 390 của Lữ 203 và do phóng viên của ta kịp thu hình.


Bác cố tình kể... ngược thì phải.  Grin
Hình ảnh chi tiết ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=2dYbcoE3dB4

Công nhận đc BY96 đang phiêu thì phải! Grin Grin Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM