Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:04:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283130 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #520 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2014, 09:15:13 am »

Anh Ngô Huy Hoàng

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #521 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 08:35:44 am »

Trung thu của cháu.

Trung thu năm nay-2014, cháu nội Tuanbim đã  hơn 2 tuổi.
Trung thu cháu vui lắm. Cháu được đi chơi Trung thu và mua đồ chơi.
Và ông nội là tui, càng vui hơn, vì đã 30 năm rồi, mới lại được đi mua quà Trung Thu.

Hơn 30 năm trước, miềng cũng đã mua quà Trung thu cho bố cháu nội.
Khi ấy, chợ Trung thu trên phố Hàng Lược, Hàng Mã, đồ chơi không giầu có như bây giờ. Và Tuanbim tui, đã chọn mua 1 lẵng bông 2 đôi thiên nga, giành tặng bố cháu nội.

Các bác đừng cười, vì miềng lại mua lẵng bông thiên nga tặng con trai. Bởi vì lúc đó đang là chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược, và Tuanbim tui đang còn trong quân ngũ. Là người lính, miềng rất biết cái giá của chiến tranh và hòa bình, nên tặng con trai lẵng bông thiên nga, những mong con trai luôn được bình yên.

Và hôm nay, sau 30 năm, Tuanbim lại được đi mua quà Trung thu, cho cháu nội.
Thấy báo lề phải, cũng như trên phố phường, sau sự kiện dàn khoan 981, có rất nhiều đèn ‘Biển đảo..’; ‘Chủ quyền…’; ‘Toàn vẹn…’, mặc giù nguyên là lính Hải quân, nhưng TuanBim tui không mua.
Những cái đèn đó, hãy để cho các lãnh đạo thời nay rước đèn. Bởi họ nói không đi đôi với làm, thậm trí là chả dám nói.

Còn cháu nội Tuanbim, hãy cứ chơi những món đồ cháu thích: bóng bay, con cá, con mèo hay ông sao.
Trung thu của cháu nội, hãy chỉ là vầng trăng tròn và quả bưởi khiêm nhường thôi nhé.
Mọi cái khác, hãy để cho các lờ đờ quan tâm!


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #522 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2014, 07:25:36 am »

Ngày thu ấy, tháng mười. Chuyện gia đình tôi.


Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về


Sáng thu ấy, tháng mười, ngày này cách đây 60 năm, qua 5 cửa ô, các chiến binh đánh thắng trận Điên Biên, đang rập rập tiến vào Hà Nội.

Trong những người lính ấy, có những người con Hà Nội, lính của trung đoàn Thủ đô.
Những người lính của trung đoàn Thủ đô, đã tạm biệt Hà Nội trong một đêm mưa phùn mùa đông năm 1946, với lời hẹn : sẽ trở về phố xưa.
Và sau 9 năm kháng chiến gian lao, sau trận Điện Biên oai hùng, những người lính Hà Nội còn sống, hôm nay đã trở về, trong đó có cha tôi.

Sáng thu ấy, khoảng 9h, cha tôi cùng đồng đội đã về đến Cửa Nam.

Trong trùng điệp người dân Hà Nội đang đứng vẫy cờ hoa ở ngã tư Cửa Nam, một thiếu nữ lao ra ôm lấy cha tôi :
-Tr...., em ơi, em tôi còn sống. Em về rồi đây này.

Đấy là bác Mỵ, con ông bác ruột của bố tôi, nhà ở ngõ Gia Ngư, hôm ấy ra đón bộ đội mình ở Cửa Nam.

Không thể nói:
             trời không xanh hơn
             và mắt chị trong khác ngày thường
Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy
Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường.


Ngày thu ấy, tháng mười, sáu chục năm trước đây, những người lính của trung đoàn Thủ đô, hôm ấy đã về Hà Nội:
đoàn quân về nhấp nhô như sóng’
để mãi mãi cho Hà Nội ngân nga:
‘khúc ca mở những chiến công đầy’.

Và cha tôi, hôm ấy, cũng đã trở về gia đình, về với phố xưa.
Ngày thu năm ấy, tháng mười, có chuyện của gia đình tôi.

(Trong tấm hình anh em trong gia đình đoàn tụ sau ngày giải phóng này, cha tôi đứng giữa cạnh bác Mỵ)




Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #523 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2014, 09:30:49 am »

Sê-ri chuyện làm cho bọn ‘giẫy chết’.

Tôi làm lính của Ông Cụ, rồi làm công chức Chính phủ, từ 1974 đến 1994, là tròn 20 năm.
Chuyển sang làm cho tụi ‘giẫy chết’, từ năm 1994 dến nay là năm 2014, cũng đã tròn 20 năm.
Hai chục năm làm lính/công chức thì viết về nó rất nhiều.
Nhưng hai chục năm làm cho bọn ‘giẫy chết’ thì hầu như chửa có dòng nào.
Vậy thiết nghĩ, cũng nên viết về mấy dòng về ‘nó’, cho nó công bằng.

Càng to thì lại phải …càng bé.

Trong ‘quán cà phê’ của diễn đàn otofun, có topic về ‘ Khác biệt giữa cơ quan VN và nước ngoài’, tít thì rất là ‘giựt’, nhưng hình như, các bác còm trong đó, quá hiếm có bác nào đấy đã từng làm trong văn phòng nước ngoài. Tuy vậy, các bác vào đọc trong ấy, cũng sẽ thấy nhiều cái hay hay.

Ở trong đó, nhà cháu cũng đã từng còm:
‘Làm ở văn phòng NN, ngày lễ - ngày Tết, chỉ lo tìm chỗ đi 'phượt' hoặc nấu món gì ngon để chén. Chẳng phải đi thăm nom và biếu xén thằng đếch nào. Khỏe!
Chả bao giờ phải lo thăm nom thằng cu cao cao nào khi nó ốm.
Tự do muôn năm.’

Trong đó, lạ nước lạ cái, nhà cháu không dám nói hết, chứ thực ra, ‘sếp’ ở cơ quan NN, thảm lắm.

Đơn cử.
Mỗi khi đi ăn chung rồi share, khi cái bill của 3 người được show ra, có giá là 100 k (giả dụ thế), thì me-xừ nào có lương cao nhất (lương cao ắt hẳn là quân hàm cao), sẽ tự giác ‘cốp’ ra 40 k, còn 2 em còn lại kia, nhẹ nhàng và tươi tắn, chỉ cần show 30 k là ổn.

Nhà cháu kể thêm câu chuyện này.
Đầu năm 1995, sau khi nhà cháu vào làm được đâu chừng già nửa năm, cũng đã có tí vai vế rồi, thì nhận được thông báo của Tổng hành dinh:
-Cục phó Cục Hải ngoại sẽ sang VN vi hành vào ngày N.

Oái chà chà. Mọi sự xoắn quẩy hết lên.
Nơi nhà cháu làm là tập đoàn hoạt động toàn cầu, nên cục Hải ngoại là to lắm. Bản thân nhà cháu thuộc biên chế của cục, nên có sếp trực tiếp đến giao lưu, thì mọi sự chuẩn bị để đón sếp càng  cẩn trọng tợn.

Suốt một tuần liền, ông sếp nhất văn phòng, cùng nhà cháu và 2 cô bé thư ký, chỉ có mỗi việc đi ăn thử, ở toàn bộ các nhà hàng sang chảnh, được dự kiến là sẽ mời cục phó tới ăn ở HN.
Sau đó cả đoàn thực nghiệm, lại bay tiếp vào Sài gòn 3 ngày, không chỉ để ăn thử, mà còn để ngủ thử ở các khách sạn, mà dự kiến quan trên sẽ tá túc.
Chửa hết, ông sếp nhất văn phòng còn lập ra một danh sách các câu hỏi về VN, mà dự kiến quan trên sẽ hỏi, để có phương án trả lời.
Trong các câu hỏi dự kiến, nhà cháu còn nhớ một câu hỏi dự kiến ấn tượng nhất, mà nhà cháu còn nhớ. Đó là:
-Tại sao ở VN, chúng mày hay bôi trắng các gốc cây???
Xin báo cáo thành thực với các bác, đến tận hôm nay, nhà cháu vẫn chưa tìm ra được đáp án trả lời xác đáng. Không biết, có bác nào giúp cho nhà cháu cái phương án cao kiến không.

Cái đội hình đi ăn thử ấy đây:





Thế rồi cái ngày N cũng tới.
Ông sếp nhất văn phòng đích thân ra Nội Bài đón khách. Trước khi đi, nhà cháu thấy me-xừ này cứ cách 5 phút lại vào toa-lét 1 lần, để chỉnh đốn trang phục. Hị hị.  Grin

Chuông reo, rồi cửa mở cùng tiếng hô kính cẩn của ông sếp nhất văn phòng:
-Thủ trưởng đến.

Oài.
Một ông già tầm 50 tuổi, gầy gò, mặc chiếc quần ka ki bạc phếch, đồng bộ với chiếc áo comple đời ơ-kìa đã sờn, xuất hiện cùng với cái túi ni lông ‘Duty free’ to tướng và sặc sỡ.
Trái ngược hẳn với ông sếp nhất văn phòng tháp tùng – bóng bẩy như một con gà trống thiến trong bộ comple chuẩn Paris, nhưng tay lại đang xách cái túi du lịch tư trang của thủ trưởng, nhầu nhĩ và cũ mèm như của một tay giang hồ.

Thủ trưởng đến bắt tay từng người, tay vẫn không rời cái túi ni lông ‘Duty free’ to tướng.
Đến chỗ Baoleo nhà cháu, thủ trưởng gập người, giơ cả hai tay ra nắm lấy bàn tay nhà cháu, lắc lắc:
-Tôi xin thay mặt tập đoàn, cảm ơn ngài đã hạ cố đến đầu quân để giúp đỡ chúng tôi. Xin mong ngài thường xuyên chỉ giáo, để tập đoàn chúng tôi có cửa tiến bộ.

Ối cha cha. Đang đúng ý Baoleo đây. Nếu ngài đã thích thế, thì Baoleo tôi sẽ cho các ngài giẫy chết nhanh hơn. He he. Grin

Baoleo nhà cháu là người cuối cùng thủ trưởng bắt tay. Để rồi sau đó, thủ trưởng biến vào phòng họp, chắc là để dặn dò cậu ‘đệ’ là ông sếp nhất văn phòng chỗ nhà cháu. Tay thủ trưởng vẫn không rời cái túi ni lông ‘Duty free’ to tướng.

Chừng độ nhai giập bã trầu, thủ trưởng ra khỏi phòng họp, xách theo cái túi ni lông chứ danh đã kể, hào hứng thông báo:
-Đây là lần đầu tiên tôi đến thăm anh em, xin có chút quà mọn để tặng các bạn làm kỷ niệm.

Đoạn thủ trưởng đi đến từng bàn làm việc, để trao quà.
Đang đi, thủ trưởng vấp phải vật gì đó, loạng choạng ngã chúi xuống.

Ối la la.
Ông sếp nhất văn phòng lao ra đỡ và thều thào lạc giọng:
-Ai đã vứt cái túi của thủ trưởng ra giữa lối đi thế này?

Lập tức, thủ trưởng khoát tay và nhẹ nhàng:
-Tôi vứt đấy. Tôi xin lỗi đã làm phiền mọi người. Lỗi là của tôi.


Choáng.
Bởi baoleo biết chắc chắn rằng, thủ trưởng chưa hề cầm lấy cái túi đó kể từ khi xuống sân bay. Vất ra giữa lối đi, rất có thể là do ông sếp nhất văn phòng để quên trên bàn của 1 cô thư ký, và cô bé thấy bẩn, đã quăng ra, để cô cleaner vứt ra sọt rác!

Bài học ấy, baoleo nhà cháu mãi sẽ không quên.
Cho giù có vai cá vế như trong hình, nhà cháu lại càng không quên :
 - Càng to, thì cách thể hiện cá nhân, càng phải bé lại !



Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #524 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 09:21:58 am »

Chi thoải mái nhưng....tiết kiệm.

Nói chung, ở các văn phòng NN, đồ dùng để cho tác nghiệp là được trang bị đến tận chân răng.
Những thứ thuộc về welfare là thoải mái và dùng theo nhu cầu.

Cà phê ngon, trà hảo hạng, trái cây xin cứ thiên nhiên. Thậm trí, khi anh đạt đến 1 level nào đó, cứ định kỳ theo lịch biểu, sẽ có người mang đến tận bàn cho anh đĩa trái cây, bánh kẹo, hoặc ly sinh tố.

Hãng còn trang bị cho anh từ cái gim cài cà vạt, đến đồng hồ đeo tay. Còn sổ, bút các kiểu thì khỏi nói. Bởi văn phòng NN quan niệm: anh là một hình ảnh đại diện di động của công ty. Vậy nên, anh lúc nào cũng phải long lanh, sáng láng. Hị hị. Grin

Kể cũng oách ra phết.
Nhà cháu còn nhớ, khi vào làm được đâu 2-3 tháng gì đó, do phải đi công tác liên tục, nên nhà cháu được yêu cầu phải dùng điện thoại di động.
Oài. Hồi đầu năm 1995 đó, điện thoại di động hiếm và đắt khủng khiếp.
Nhà cháu được cấp một con E-ríc-sơn, đời nào thì không còn nhớ. Nhưng nhớ là pin sạc là 1 thỏi úp làm lưng máy, trên cục pin đó là 1 cái tay cầm , dùng để gài vào nắp túi quần, túi áo, hay cài vào thắt lưng. Gía máy còn nhớ rất rõ là 1 ngàn 7 trăm mỹ kim. Các bác nên nhớ, hồi đó, 1 tờ đổi được 2 chỉ, để biết máy nó đắt thế nào.

Mốt dùng điện thoại di động hồi ấy, so với bây giờ khá là hài hước.
Số là do đắt và hiếm, nên ai có điện thoại di động, được coi như có một cái nhãn dán vào mặt là: ta đây là đại gia vô địch thiên hạ. Nên mỗi khi có chuông gọi tới, tất thẩy người có máy, đều phải nhao ra đứng giữa đường, hét lên oang oang, để thưởng thức ánh mắt ngưỡng mộ của thiên hạ.
Đến nhà ai chơi, việc đầu tiên là phải móc điện thoại ra, ném cái cốp lên mặt bàn, để làm chủ nhà đứng tim chơi.

Nhà cháu bản chất khiêm tốn, nhưng cũng không cưỡng được xu thế khoe điện thoại của thời cuộc, nhưng cũng chỉ dám dừng ở mức: đeo điện thoại vào thắt lưng. Hi hi. Grin

Cái điện thoại ấy đây. Cái mẹt rõ là ra vẻ khoe hàng. Vãi .... Tongue



Có chuông reo là phải nhào ra tận biển Vũng Tầu để nghe, hù thiên hạ chơi. Hị hị



Xin nói thêm là:
Chi phí điện thoại, thuộc loại chi phí liên lạc như: điện thoại, in-tờ-nét, cước phí bưu phẩm,  bao gồm cả phần thiết bị đầu cứng (như máy) và mềm (cước); cũng như chi phí di chuyển (bao gồm xăng, xe, máy bay, ăn ở khách sạn) và vân vân, thì tụi ‘giãy chết’ nó thanh toán cho nhà cháu  theo hình thức ‘thực thanh-thực chi’ và ngoài tiền lương.
Nên kể từ khi được trang bị máy di động (1995) đến nay (2014), đã 20 năm nay, nhà cháu chửa biết cước phí nó ra răng. Hi hi.


Còn xe ô tô hả. Ai cũng có quyền dùng, nếu đi việc công.
Nhưng thật ra, các cô bé xuynh xuynh, có đi mua băng vệ sinh, nó cũng dùng xe ô tô văn phòng. Thiếu gì lý do. Nào là đi ngân hàng ư, nào là đi thuế ư.
Còn đối với khối business promotion, rất đơn giản là chỉ cần hô:
-tao đi khách.
Thế là chễm chệ 1 con ô tô dạo phố.
Chẳng thế, chị em văn phòng NN là trùm biết các nơi ăn vặt giá rẻ. Tỷ như là ăn chè thì ra vỉa hè ngã tư Lê Văn Hưu-Ngô Thì Nhậm, bún ốc thì cứ phải là ‘chị Hòa Phù Đổng Thiên Vương’ và vân vân.

Xe dùng thoải mãi, đến nỗi hồi ở Sài Goòng, cô bé thư ký chỗ ông bạn của baoleo, đã bẩu rằng:
-anh chắc làm lớn lắm. Vì em thấy, mỗi lần đến đây, anh đều đi 1 con xe đẹp, chả con nào giống con nào.
Nhà cháu đã cả cười mà khai sáng cho cô bé đó rằng:
-nhầm to rồi em ơi. Mỗi lần đến đây, anh đều đi các con xe khác nhau, điều đó có nghĩa rằng, xin lỗi em-anh chỉ là một nhân viên quèn. Chỉ khi nào em thấy anh, lần nào cũng chỉ đi đúng 1 con xe, cho giù là con sứt môi, long cánh, thì mới đúng là xe của riêng anh, thì mới đúng anh là sếp. Oài.


Con xe nhà cháu vẫn đi hồi 1995-1996, con Honda Accord đời 94. Chụp cùng các đồng nghiệp rất tuyệt vời ở văn phòng Sài Gòn, bên ga ra để xe.





Ấy thế nhưng. Lại rất tiết kiệm.
Bởi văn phòng NN quan niệm: việc cần thì chi hàng triệu cũng không tính toán.
Nhưng việc không cần, thì 1 chinh cũng tiết kiệm.

Gửi cho các bác xem, cái phong bì mà chỗ nhà cháu dùng.
Nó đã được quay vòng tới cả chục lần, và đã đi chu du hàng chục ngàn cây số.   Shocked Shocked



Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #525 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 03:22:02 pm »

Sê-ri chuyện làm cho bọn ‘giẫy chết’.


 Chà chà! Cái nhà bác baoleo xuya thật đấy! Grin

Cứ y như được thưởng thức ly Cốc Tai hảo hạng vậy. Sự kết hợp thật tài, giữa kịch tính bất ngở của cụ Hoan (Nguyễn Công) và hài hước châm biếm của cụ Phụng (Vũ Trọng). Đọc tản văn này thật đã.

Nhà bác dạo này bận lắm việc cơ mật sao? Thi thoảng mới thấy biên?

-Tại sao ở VN, chúng mày hay bôi trắng các gốc cây???

Bọn Tai Lông chúa thóc mách. Bác cứ giả nhời cho đĩnh đạc vào, cương quyết vào, hùng hồn vào,...vào cho nhà em:

-Đấy là thể hiện cao cả chữ Nhân văn. Dung hòa nhu cầu cấp thiết giữa các cá nhân trong xã hội: Những tay đi nhậu tối về, lỡ có biêng biêng sẽ dễ dàng nhận ra có ...đôi lứa đứng bên gốc cây, trên nền vôi trắng.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #526 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 09:19:02 pm »

...và bợm nhậu thay vì cho cún ăn chè sẽ đếm 1.2.3...100 cái màu trăng trắng thế là đến nhà mình. Grin
Tương truyền có bợm đếm đủ rồi, húc đầu vào cửa báo mở cửa mà không thấy ai, bỗng điện thoại cu con gọi ba đang ở đâu? Ba đang ở cửa nhà mình, thằng nhóc ra mở thì thấy một ông không phải ba mình, té ra ba mình đang húc đầu vào cửa cơ quan đòi mở mặc dù đã hết giờ lâu rồi. Còn ở đây là một ông đếm nhầm vì xỉn quá.

Bác baoleo có khẩu côn ê rích sơn hay nhỉ. Quả bin của nó hồi xưa cũng hiếm, chót dùng là phải luộc lại của nhau suốt. Có lần một bác hỏi em mày đeo súng dọa ai hả thằng kia. Khổ vì kích thước to quá nên cho vào túi quần cũng dở. Không tiện như bây giờ, các cháu nó vừa đi xe máy xe đạp vừa bấm toanh toách, thậm chí nghẹo cổ kẹp mobile đàm phán đối tác, chân chỉnh ga, tay giữ vô lăng. Mọi bộ phận trên người đều hoạt động kinh khủng. Đó chính là con người thời đại mới đấy các bác ạ. Âu cũng là chu kỳ, sau một thời gian từ to chuyển về bé, hiện mốt điện thoại lại đang là to ra, dẹt đi, nói được như con vẹt. Trong có hai chục năm mà công nghệ điện tử, vi xử lý tiến như vũ bão, đúng là định luật Maxwell thánh thật. Các bác hay tụt tạt cứ xài máy đời cũ nhỏ gọn thôi, không bị theo dõi mệt lắm.

Còn chuyện bọn tư bản thì khiếp rồi. Mình bảo giải phóng mặt bằng cũng ý tựa như giải phóng miền nam, giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ v.v... thế nhưng chúng nó lại nói là tái định cư cơ ạ. Nghĩa là đến nơi ở mới chỉ được bằng và tốt hơn nơi cũ trên mọi phương diện. Thế thì chết, lấy đâu ra hở giời. Cry
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #527 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 11:58:23 pm »


Điện thoại di động Ê rich sơn

Nhà em cũng có quả Ê rich sơn này các bác ạ. Thích lắm! Rất đầm tay chứ không nhẹ hều giống các máy đàn em sau này, bác qtdc đã mô tả ở trên.

Em được quyền sở hữu nó sau các bác chút ít. Hàng si cần hen thôi, nhưng chuông to, nghe rõ. Thích lắm!

Nói thế, không phải để ăn truyền thống, sống tiềm năng. Mà cái chính để hình dung… cái độ sướng của nhà bác baoleo nó đến đâu. Khi từ 1995 đã dùng cái điện thoại  Ê rich sơn 1 râu, cáu cạnh. Grin

Lại nói về pin - Nguồn sống cho sự hoạt động cái máy thiên tài này. Bác baoleo thì lo qué. Không cấp pin mới, thì bọn tư bản giãy chết càng mau chết hơn. Đúng chủ trương của bác ấy.

Còn bác qtdc nhẽ phải chạy lên Hàng Bài luộc lại, đặng có cái dùng cho công việc.

Nhà chả có công việc gì quan trọng phải cần đến điện thoại di động. Ấy là lời vợ em nó nói thế. Chết cái, em chót nghe lời cụ Cao (Nam) - Ta không nên hoãn cái sự sung sướng lại! Nhời cụ, chí lý lắm. Nữ nhân ngoại tộc, phải không các bác.

Nhưng có Ê ri sơn, nhẽ không cho nó ăn mà được a?

Lo phết! Sau nghĩ: Cách mạng kỹ thuật là then chốt. Mà kỹ thuật là gì? Là cứ làm, hỏng thì làm lại, cho đến khi có…kỹ thuật thì thôi. (Chắc các bác còn nhớ, mỗi máy kèm 2 quả pin + bô sạc. Quả nào yếu thời tháo ra sạc, lắp quả đã sạc no vào mà dùng. Không sạc trực tiếp vào máy như bi giờ).

Ấy thế mà thành công các bác ạ! Bên trong nó có 3 quả pin nhỏ xêp lộn đầu đuôi. (Không bí hiểm như pin máy di động đời nay). Thay 3 viên pin mới. Thêm 1 vài thao tác đơn giản là xong. Ô kê! Ê ri sơn! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #528 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2014, 08:53:39 am »

Cảm ơn bác qtdc và bác tuanb5 đã ngó xem và cùng nhớ lại  Grin
Nhà cháu còn khối chuyện, tiêu dùng bạt mạng  Grin, ngõ hầu đẩy tụi nó 'giãy chết' mau hơn  Grin
Mà các bác còn nhớ hồi đó dùng điện thoại không.
Máy đắt đã đi 1 nhẽ, nhưng cước của nó còn kinh hoàng hơn.
Hồi đó gọi cỡ quãng 4500 đ/phút; mà hồi ấy tiền có giá ( phở bò là 6 hay 7 ngàn/ bát - loại 45 ngàn bát ngày nay). Chưa kể nó chia 3 vùng gọi đi SG - cách vùng đắt lòi mắt luôn!  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #529 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2014, 08:55:21 am »

Ngôn ngữ trong văn phòng NN.

Đương nhiên, ngôn ngữ trong văn phòng là tiếng Anh.
Quy định bắt buộc là dùng tiếng Anh mọi nơi, mọi lúc, để tất cả các quốc tịch, đều có thể hiểu, ai đang nói gì.
Ấy thế nhưng, dân Việt ta rất anh hùng, buôn với nhau, thì cứ phang thẳng cánh tiếng Việt cho nó tiện mồm.
Bởi thế cho nên, dân ngoài vào làm việc, đều chết khiếp với ngôn ngữ của dân văn phòng NN.

Đơn cử.

Thấy một man có vẻ ỉu ỉu, lập tức sẽ có một lady nào đó quan tâm:
- anh mệt à, ti nhé, em cho anh ti ngay đây.

Một lúc sau, sau một vài tiếng loạt xoạt, giọng lady ban nãy lại thánh thót vang lên:
-có thấy ti ngọt không? Nữa nhé, em cho anh ti nữa nhá.


Kinh hoàng hơn, khi một sáng mai, một lady dáng vẻ mệt mỏi, ca thán 1 man:
-chiều qua xong việc, anh không trả lại em cái xi líp, làm em về lo quá.

Giọng man trả lời đầy hối hận:
-ừ, anh vội về nên nhét cái xi líp của em vào túi quần, tối chỉ sợ mụ vợ nó giặt quần hộ, không lôi ra kịp  thì chết với em hôm nay. Đây, trả xi líp cho em.

Còn nhiều hơn thế nưa, nhưng các bác hãy tập làm quen dần đã.  Grin  Grin  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM