Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:01:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283423 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #460 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2014, 03:54:08 pm »

Mod Binhyen 1960 kể vài chuyện của thế hệ con cháu đi giải quyết "hậu quả" của các ‘x trơ thân cụ’ ở Hướng "Giời Tây" đi.
Rất mong được hóng nhiều chuyện cười đến đứt ruột của hướng Đông Âu của Mod BY, baoleo tôi sẽ té nước theo mưa vài chuyện của 'x trơ thân cụ Việt' ở hướng Tây Á, để phụ họa.  Grin Grin Grin
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #461 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 01:15:49 am »

Lần đầu đi Bô-ing Tây lái.





Thời 8x mà bác baoleo đã được ngồi tàu bay Bô inh, ngưỡng mộ bác quá! Grin

Hàng xóm của tôi thời ấy, có 1 bác cũng ở xứ Ba Tư về nước bằng Bô inh 707, kể cho tôi nghe… nguyên cả tối chuyện nó to, đẹp, hiện đại ra sao. Ấn tượng nhất khi bác ấy vung tay chém: Trên máy bay nó gắn cả vô tuyến màu nữa nhé! (Thuở ấy, cả xóm nơi tôi ở có nhõn 1 cái Nép tuyn (đương nhiên loại đen trắng, thường xuyên phải mở nắp hậu để quạt con cóc thổi mát, nếu không hình trôi ầm ầm Smiley).

Các bác ở Đông Âu về thời ngồi máy bay của phe ta, nghe nói cũng hiện đại lắm. Ghế ngồi 2 hàng, ở giữa có lối cho tiếp viên đẩy xe phục vụ. Mỗi khi có nhu cầu, chỉ cần bấm nút phát là có tiếp viên xinh đẹp như cô Tấm hỏi quý khác cần gi. Kinh. Các bác nhớ cho, hồi ấy mua đậu phụ, nước mắm ở cửa hàng Mậu dịch vưỡn có thông lệ xếp hàng cả buổi.

Nói vậy, để các bác …thông cảm cho tuanb5 tôi, vì sao hồi đó thích nghe chuyện tàu bay. Ngưỡng mộ các bác lắm. Grin

Bác BY đi Bun có lẽ bằng loại máy bay này (IL62M). Nom rất đẹp, hiềm nỗi không có Vô tuyến. Grin



P/S Giờ đây nghĩ lại, có thể hồi ấy Bô inh 707 có gắn màn hình với mục đích thông báo cho hành khách biết vị trí mà nó đang hoạt động. Đúng không bác baoleo?
.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #462 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 12:16:37 pm »

Mod Binhyen 1960 kể vài chuyện của thế hệ con cháu đi giải quyết "hậu quả" của các ‘x trơ thân cụ’ ở Hướng "Giời Tây" đi.
Rất mong được hóng nhiều chuyện cười đến đứt ruột của hướng Đông Âu của Mod BY, baoleo tôi sẽ té nước theo mưa vài chuyện của 'x trơ thân cụ Việt' ở hướng Tây Á, để phụ họa.  Grin Grin Grin

 Cám ơn bác baoleo@. Grin

 BY em luôn nghĩ chủ đề: Khi người lính trở về gia đình sẽ là chủ đề nóng, đoạn đường trở về đời thường của người lính sau cuộc chiến cũng là chặng đường lắm chông gai, trăm, nghìn, vạn cách mà vượt lên gian khó để đi qua đoạn đường này, muôn hình muôn vẻ và cũng rất cần những quyết tâm cao để đi qua, bản năng và tinh thần "chiến đấu" của người lính cũng rất cần thiết ở nơi không hề có mùi thuốc súng. Khi còn là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu, có lẽ không có ai không nuôi trong mình nỗi khát khao đến cháy bỏng là được trở về để tự chăm lo cuộc sống và làm những bổn phận khác, song khi trở về thì bao giờ cũng có sự hụt hẫng và cả "mất phương hướng", lúc này là lúc rất cần người lính phát huy bản năng của mình để đi lên, chặng đường đó cũng có nhiều ngã rẽ của cuộc đời, vui buồn, sướng khổ đều có cả. Grin

 Được bác "chủ nhà" mở rộng tấm lòng rót mời ly rượu thì "khách khứa" cũng chẳng ngại lôi trong túi gói đậu phụng rang, cùng nhau nhâm nhi, khề khà mà ngoảnh lại cùng nhìn về quá khứ.

 Vâng! Bác làm nhà em chợt nhớ đến những câu chuyện của Một ngàn lẻ một đêm về xứ Ba Tư, những cô gái mặt tròn như trăng rằm, đôi mắt mở to đeo mạng che mặt với ngực nở, hông to đầy đặn và vòng eo bé tẹo đang uốn éo múa bụng của xứ sở Một ngàn lẻ một đêm, cũng không quên nhớ về câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp với "Vừng ơi mở ra".

 Chặng đường Tây du của bọn em cũng có dính dáng tý chút tới cái xứ sở Vừng ơi mở ra đấy bác ạ, một chút nhỏ thôi nhưng cũng là kỷ niệm khiến chúng ta cũng phải cười ra nước mắt. Và vài năm "Giời Tây" thì cũng tích tụ được cả kho chuyện về: Khi người lính trở về gia đình bác ạ. Grin

 
Bác BY đi Bun có lẽ bằng loại máy bay này (IL62M). Nom rất đẹp, hiềm nỗi không có Vô tuyến. Grin


 Không phải loại này đâu bác tuanb5@ ạ, bọn em bay Chuyên cơ TU154 và tất nhiên là không thể ngon lành như IL62M hoặc IL86 sau này. Dân đi "ké" và cũng nhiều chuyện lằng nhằng lắm để leo được lên máy bay. Lúc đó cả HN chỉ có 5 chỉ tiêu thôi bác ạ, tất nhiên là những tiêu chí của yêu cầu bắt buộc phải có là điều quan trọng nhất. Với 5 thằng "chính thức" nhưng lại có tới 50 thằng "dự bị" sẵn sàng chen ngang đá bay thằng chính thức ra ngoài "cuộc chiến", BY em cứ nghĩ, giá như thời chiến tranh BGTN và BGPB mà quân ta ai cũng "hăng hái" thế thì chiến tranh BVTQ đã kết thúc vào giữa năm 1979. Grin

1- Trình độ văn hóa phải có bằng tốt nghiệp phổ thông 10/10 hoặc 12/12 trở lên.
2- Ưu tiên là lính từng tham gia chiến đấu đã xuất ngũ phục viên về. (lúc đó chưa có từ CCB)
3- Đảng viên thì càng tốt nhưng tối thiểu phải là Đoàn viên.
4- Sức khỏe phải là toàn loại A cả.
5- Phần này không nằm trong quy định nhưng cũng buộc phải có. Hoặc con nhà có vai có vế một chút, hoặc gia đình có điều kiện và biết cách dầu mỡ, bôi chơn.

 Đủ 5 yếu tố này thì mới có hy vọng được biết thế nào là phi cơ phản lực để Tây Du, nếu không thì may ra mới biết tới động cơ cánh quạt nội địa lúc đó. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #463 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 02:10:23 pm »

@bác tuanb5: Bác nói, em mới nhớ. Đâu như 6 cái vô tuyến mầu trên con tầu bay Bo-ing 707, đều đồng thời chiếu phim vua hề Sác-lô, thế mới tài  Grin
Nhưng xem phim trên tầu bay, chưa hãi bằng chuyện em phải kêu gọi bằng loa phóng thanh trên tầu bay rằng: đề nghị anh em chưa uống rượu lá chuối và ăn cơm nắm hoặc xôi gà trên tầu vội. Chịu khó chờ nhà tầu chiêu đãi 3 bữa ăn miễn phí, không thu tiền trên tầu. Tongue
Ôi trời, lời em chưa dứt qua loa, anh em nó đã huýt sáo, váng tai đến mức phi công phải bổ nhào từ cao độ 10 ngàn thước xuống dưới 8 ngàn, làm đa phần lính ta xón đái. Hí hí  Grin

@bác Binhyen: đề nghị bác kể ngay và luôn, vài mẩu chuyện cánh ta bên Đông Âu đi, cho nó nóng  Grin

@các bác: baoleo cũng đang viết chuyện, để phụ họa Mod binhyen, có tựa đề là "Chuyện gì xẩy ra khi trym bị vặt lông'. tuy nhiên, xin khất các bác tý chút, để sửa lời văn cũng như chi tiết, cho nó đỡ phạm quy đã.  Grin
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #464 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2014, 10:18:33 pm »


Các bác mau kể đi. Chúng tôi đương trông chuyện vui xứ Á-Âu của các bác, như ông Bu tin bên Nga la tư trông chờ Liên minh Á-Âu vậy đấy. Grin

Nghe các bác kể chuyện xuất ngoại bằng tàu bay, cá nhân tôi có kí ức liên quan chút chút tới cái nơi các bác…lên tàu. Smiley

Vào năm 1988. Tôi được người bạn mời đi cùng ra sân bay Nội Bài đưa tiễn đứa em sang Đức làm nhiệm vụ cứu…nhà. Như bác baoleo đã mô tả ở phần trên, chúng tôi leo cầu thang tới 1 hành lang khá rộng . Từ đây, quan sát được dòng người đi bộ tới chỗ máy bay đỗ. Người va li, kẻ xách túi khá nhếch nhác. Song tất cả đều hăm hở, ngùn ngụt khí thế. Tuyệt nhiên không có cảnh thê lương khi chia tay, như trong bài thơ “Những bóng người trên sân ga” của cụ Nguyễn Bính.

Thực ra, tôi chả chú tâm lắm vào sự tiễn biệt này. Đi Tây hồi này là sướng (ít nhất là về mặt vật chất, so với người trong nước), là mơ ước của biết bao người. Háo hức lắm. Một số gia đình còn cẩn thận giữ bí mật với láng giềng tới phút chót: Vì thói  đố kỵ, ganh ghét mà có người lỡ dịp Tây du chỉ vì 1 lá đơn “vớ vỉn” gửi tới Cục hợp tác. Có rất nhiều suất dự bị đang chực chờ thay thế người có vận đen kia. Có lẽ, nếu là buổi tiễn người đi…Tây-Nam, thời tâm trạng tôi sẽ khác, rất khác.

Tôi muốn sang Nội bài với ý muốn riêng tư: Thăm lại nơi đóng quân xưa của mình. Dù cách nhà không quá xa xôi, nhưng mải mưu sinh, cũng chả tiện lối, tiện dịp để dễ bề thăm thú. Nội Bài chính là nơi đơn vị chúng tôi đóng quân: E522 ( còn có tên đoàn Hùng Vương, BTL Công binh). Nếu như không xảy ra chiến tranh biên giới Tây-Nam, có lẽ tôi và những thằng bạn thân khác sẽ đi hết quãng đời Binh nghiệp, ở ngay chính cái sân bay Nội Bài này.

Quãng đầu năm 1978, đơn vị Công binh chúng tôi làm nhiệm vụ cải tạo, mở rộng sân bay Nội Bài. Vốn dĩ nó là sân bay nhỏ, hẹp từ thời mồ ma Thực dân Pháp. Sau là sân bay Quân sự của ta. Đường băng ngắn, cơ sở vật chất nghèo nàn. Nhưng tại đây vẫn có 1 cửa hàng ăn uống của Mậu dịch. Họ bán bánh mỳ, xôi, giải khát...vv. Chẳng mấy khi có khách của hàng không, chỉ tốt cho cánh lính chúng tôi. Grin

Công việc hàng ngày khá nặng nhọc, đơn vị có xe lu, máy ủi, máy xúc… nhưng chủ yếu vẫn là thủ công: Đào, xúc, đẩy xe cải tiến. Có lần chúng tôi đào được đoạn dây điện của Pháp, từ thời xây dựng sân bay xưa: Lớp ngoài cùng bọc chì rất dày, thêm vài lượt bảo vệ, bên trong dây vẫn vàng óng như mới được sản xuất.

Nhất Thổ, nhì Mộc. Bù lại, sinh hoạt ở đơn vị khá thoải mái. Trung đoàn nhiều lính nữ nên cũng vui, “có Nam có Nữ mới nên Xuân,  có xôi có thịt mới nên phần”. He he. Thêm nữa, những đêm trăng ở sân bay Nội Bài thật kỳ thú. Sau này tôi có dịp ngắm trăng ở bờ biển Thanh Hóa, nhưng không thấy thú bằng.

Doanh trại gần đường băng,  nên mỗi khi máy bay cất, hạ cánh, không cần nhìn chúng tôi cũng biết đó là loại máy bay nào: Máy bay Liên Xô, Trung Quốc có tiếng rít chói tai, còn máy bay thuộc phe tư bản thường có tiếng nặng và trầm đục. Tuy nhiên, tần xuất lên xuống của máy bay thưa thớt lắm.

 
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #465 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 12:23:15 am »

Mod Binhyen 1960 kể vài chuyện của thế hệ con cháu đi giải quyết "hậu quả" của các ‘x trơ thân cụ’ ở Hướng "Giời Tây" đi.
Rất mong được hóng nhiều chuyện cười đến đứt ruột của hướng Đông Âu của Mod BY, baoleo tôi sẽ té nước theo mưa vài chuyện của 'x trơ thân cụ Việt' ở hướng Tây Á, để phụ họa.  Grin Grin Grin

 Báo cáo Sếp Box: Về người lính hôm nay, BY em mấy ngày nay bận nhiều việc quá, rất muốn tham gia viết bài cùng với bác về các ‘x trơ thân cụ’ một thời hướng "Giời Tây", mong bác và anh em thông cảm cho, mấy ngày nữa rảnh thời gian BY em sẽ viết nhé. Grin

  Thế hệ chúng ta chẳng ai biết một thời các ‘x trơ thân cụ’ đã từng vay mượn ra sao và số lượng là bao nhiêu để chi phí cho cuộc chiến tranh KCCM, chỉ biết rằng sau khi làm tròn nghĩa vụ BVTQ thì lớp lớp thanh niên lại lên đường đi "Kíu nước, kíu nhà" trong thập niên 80. Vô vàn chuyện "Giời Tây" của những chú "Trâu" An nam mít đít hộp bơ ta khi tiếp xúc với thế giới văn minh khác hẳn với những gì đã từng biết.

 Thôi thì những gì BY biết nó cũng na ná chuyện của bác baoleo@ và tuanb5@ đã nói, chỉ hiểu đơn giản là vô cùng khó khăn để bước chân lên con tàu bay TU 154 ấy, cũng không dưới 3 lần "xuống hạng" rồi "lên hạng" mặc dù từng là "hạt giống" với chế độ "iêu tiên" mọi mặt, không đến nỗi phải thượng cẳng chân, hạ cẳng tay nhưng sự "quyết liệt" là điều không thể phủ nhận. Ngay giờ phút chót thì chính BY cũng tý nữa thì "tụt hạng", một chiến thuật cũng không thiếu phần "ma giáo" để loại đối thủ của họ, song nhân tính không bằng trời tính và sự may mắn đã đưa BY đến chân chiếc tàu bay đó vào đúng giờ cất cánh.

 Chúng tôi nhận quyết định sẽ "tung cánh bay xa" vào ngày 6.3, như vậy là còn 48h nữa để chuẩn bị thêm hành trang cá nhân và trong thời gian còn lại đó thì sẽ học thêm chính trị và vài thủ tục lặt vặt khác, mọi thủ tục cơ bản đã có Bộ Ngoại giao và Cục đào tạo lo. Đùng một cái họ có lệnh cho lên đường trước 1 ngày, lý giải cho chuyện này là do nhầm lẫn về thời gian khi từ nước bạn điện sang báo ngày giờ bay, đêm rạng sáng ngày 5.3 ấy họ gõ cửa nhà của 1 thằng trong 5 người chúng tôi báo tin 8h nữa máy bay cất cánh và nhóm chúng tôi sẽ đi ghép cùng những nhóm khác tạo thành 1 đoàn, thêm 1 nhiệm vụ là người đó sẽ có trách nhiệm đến tận nhà báo cho 4 người còn lại, tất nhiên là người được báo tin ấy họ cũng chỉ lo thân của họ vì thời gian cũng còn quá ngắn, những ai có địa chỉ số nhà, phố, quận dễ tìm thì còn dễ chứ loại địa chỉ khu tập thể A B C hoặc tổ X xóm K thôn R lúc đó thì chỉ có Giời tìm, BY tôi nằm trong cái số "khó tìm" đó và "kệ mày" là chuyện đương nhiên. Chỉ đến khi tôi tới học chính trị buổi cuối cùng thì mới được biết còn 40' nữa xe chuyển bánh ra sân bay Nội Bài, ai kịp thì đi và ai không kịp thì sẽ có lực lượng dự bị khá là "hùng hậu" chờ sẵn để thay thế. Lúc ấy tôi tiếc chiếc xe Mifa màu cánh chả hãy còn bóng ánh sáng nhôm nên cắm đầu cắm cổ phóng về nhà và 1 cuộc tổ chức "cướp" trong chính nhà mình đã xảy ra, vội đến mức thằng em lấy nhầm cả bộ quần áo của mẹ tôi cho vào túi du lịch, quên cả đi giày và diện đôi dép nhựa tổ ong sang tới tận Giời Tây. (chuyện thật của tôi mà nghe cứ như đùa)

 Thế rồi cũng kịp trước giờ xe chuyển bánh, cũng vừa lúc người ta gọi tên tôi leo lên chiếc xe 12 chỗ Lat-vi-a, trên xe cũng đã chật người, chẳng biết là ai và lên cái xe đó vì mục đích gì, họ ngồi đó chiếm chỗ sẵn và tôi lên sau cùng nên đành ngồi phía sau xe và họ mở cái cửa sau cho có không khí mà thở, vội vã tới mức quên cả đưa lại cho Cụ Khốt mười mấy ngàn đồng còn lại trong túi quần. Chiếc xe cà khổ đó cũng lết được cái xác nó cùng số người trong xe tới cửa chính sân bay Quốc tế Nội Bài, bên trong nhà chờ cũng khá đông người với túi xách, ba lô bộ đội và cả những bọc túi nylon xách tay, tất nhiên ai không có tên sẽ không được vào bên trong nhà chờ và người đi tiễn thì chỉ đứng ngoài cái sảnh mà nhìn vào thôi. Lúc này thì tất cả mọi người mới biết là cái ông nào đó thuộc Bộ Ngoại giao chưa mang hộ chiếu tới, bà phụ trách đưa người ra sân bay chạy đôn chạy đáo đi tìm ông cán bộ "quan trọng" nhất kia, vẫn bặt tin cho tới 15' sau thì được báo ông ta đang trên đường mang hộ chiếu tới. Lúc sau có 1 ông phóng con Mô Kích màu xanh lá cây sẫm đã rách tới, ông ta bê theo 1 cái túi và bên trong là 150 cuốn sổ bìa vải giả da đen, đó là những cuốn hộ chiếu của chúng tôi, ông ta nói nhanh: Tất cả tập trung vào đây, tôi đọc tên ai người đó trả lời và bước tới nhận hộ chiếu để đối chiếu với ảnh, mọi người chú ý và sẽ không đọc tên lại lần thứ 2. Mất khá nhiều thời gian để phát và đối chiếu giữa người và hình trên ảnh, mọi người lần lượt nhận hộ chiếu của mình và cũng rất nhanh làm các thủ tục xuất cảnh ở những chiếc bàn gần đó, nhân viên không đồng phục ngồi ngay đó rồi mọi người cũng nhanh chóng mất hút sau cánh cửa gỗ của lần kiểm tra cuối cùng với 3 người "sờ nắn" kiểm tra người, không đến mức "thô thiển" như mấy cu Iraq trong câu chuyện của bác baoleo@. Sấp hộ chiếu trên tay ông Ngoại giao cứ vơi dần mà nhóm 5 tên chúng tôi vẫn chưa thấy tên ai, chúng tôi bắt đầu nhìn nhau, sốt ruột, biết đâu và biết đâu, trong khi đó thì đám người vây quanh đó cũng còn rất đông người "hy vọng", trước đó cũng đã có vài cái tên được đọc lên mà không có người thưa, ông ta cũng nhanh chóng cho cuốn hộ chiếu mang tên đó vào trong túi xách, điều đó đồng nghĩa với án "tử hình" một suất đi Tây của ai đó, ngay lúc đó thì chúng tôi cũng chưa hình dung ra toàn bộ sự việc, chỉ có sau này mới biết, à ra là vậy, biết vậy và mọi chuyện cũng cho trôi vào dĩ vãng bới nó chẳng liên quan gì tới mình. Rồi ông ấy đọc: Trần Xuân A ... không có ai là TXA cả, 1 cuốn hộ chiếu nữa sắp bị cất đi vào túi xách thì 1 người lên tiếng: Chỉ có Phạm Xuân A, nói rồi anh ta tiến tới sát ông phát hộ chiếu, soi người và hình rồi ông ta phát cho anh ta với thái độ lúng túng hơn bình thường, anh này cầm vội cuốn hộ chiếu và mừng ra mặt, may quá, tý nữa thì bị bỏ vào túi xách và cũng tý nữa thì hụt chuyến đi. Lúc ấy tôi đã bắt đầu thấy ở đây có điều gì đó không bình thường, cần cảnh giác, hết sức cảnh giác vì chưa chắc ông này đã đọc đúng tên họ của tôi, sấp hộ chiếu ấy cũng vơi dần, vơi đi nữa mà cũng chưa thấy tên tôi. May quá, đây rồi, tôi bước tới nhận cuốn hộ chiếu của mình và cũng còn khoảng hơn chục cuốn nữa là hết, khi ông ấy phát xong thì là lúc tôi đã kiểm tra xong tư trang hành lý và tiến tới bàn làm thủ tục xuất cảnh, ngoài kia đã bắt đầu nhao nhao lên hỏi danh sách và hộ chiếu của mình, có người thể hiện thái độ thất vọng, chán chường lặng lẽ đi ra, vài người ngạc nhiên và đang cố đi tìm câu trả lời, lúc này tôi đã lờ mờ hiểu ra vấn đề và những cuốn hộ chiếu bị cất đi vào túi xách kia cùng những người đang có những thắc mắc ấy có 1 sự liên đới, có thể đúng người, đúng tên và đúng cuốn hộ chiếu và chỉ có người đọc là sai, vô tình hay hữu ý sai đây? Chỉ có Giời biết, chỉ có người được thay thế thì biết chắc 100%, họ đã loại bỏ ra người có danh sách đi chính thức vào giây phút thứ 89 của "trận đấu" và thay vào đó người mà họ muốn nhưng không có tên đi trong đợt này. Số người dư thừa kia họ là những quân số "dự bị", những "cầu thủ" ngồi ngoài sân chờ xem ai đó nhỡ, lỡ hoặc lệch tên thì họ sẽ là người thay thế, có cả sự hữu ý của sự "nhỡ, lỡ, nhập nhằng" kia.

 Lúc này tôi mới thấy giật mình và nhận ra sự may mắn của mình, đến nhóm 5 thằng chúng tôi cũng bị họ xếp vào danh sách để "nhập nhằng", sự thay đổi bất ngờ giờ lên tàu bay cũng được họ "lập trình" sẵn, chắc có nhiều người đã hy vọng rất nhiều ở sự không may của chúng tôi nếu ai đó rớt lại, mặc dù 5 thằng chúng tôi thuộc nhóm đi đào tạo chứ không liên quan tới hợp tác lao động, cũng trong 5 thằng chúng tôi, chẳng biết ai đã từng là quân số "dự bị" đã ngoi lên "chính thức" trong suốt thời gian qua, chỉ biết là tàu bay đang chờ mấy đứa chúng tôi và Giời Tây đã là ở phía trước. Ở hiền gặp lành, tự nhận mình là người may mắn. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #466 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 08:36:46 am »

Đề nghị bác Binhyen kể tiếp chuyện cựu lính ở đất trời Tây Đông Âu đi  ạ.Grin
Dạo này, baoleo tôi bận quá, nên xin khất chuyện 'Vặt lông chim' với các bác thêm vài hôm nữa.  Grin
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #467 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 05:37:09 pm »

 Thế rồi cái đám "lộm nhộm" ấy cũng leo được hết lên tàu bay trước 11h trưa, người cuối cùng leo được lên là 1 ông bê theo 3 trồng hồ sơ được buộc bằng dây đay tòe loe toét loét sộc sệch lên, chuyện ông này sau đó cũng bi hài hết sức, cũng giống như trường hợp của nhiều người khác, bị lên đường không 1 lời từ biệt vợ con, nếu bỏ không đi thì mất cơ hội mà đi thì vợ con ở nhà không biết là đã đi đâu, vì tương lai và "kíu nước, kíu nhà" nên liều mạng cầm hộ chiếu mà leo lên tàu bay vậy. Thế là vợ con ở nhà không biết là ông ấy đã đi đâu, nhà thì ở mãi tít tận trong khu trại gà giống An Khánh Hà Sơn Bình (Hà Đông), bây giờ là khu Thiên đường Bảo Sơn, lóc cóc đạp xe ra HN và mất hút "con mẹ hàng lươn", thế là gia đình ở nhà nháo nhào lên đi tìm với vô vàn những giả thiết cả tích cực lẫn tiêu cực, mỗi người mỗi ý với thêm mắm thêm muối vào câu chuyện khiến gia đình họ "hoảng loạn" một thời. Nào khả năng bị tai nạn giao thông và họ mang tới bệnh viện nào đó rồi, chắc đã chết và người ta chôn cất lão ấy rồi. Có lẽ nghe nói chuẩn bị đi Tây nên có tiền bạc gì đó trong người, bị bọn lưu manh nào đó nó giết rồi ném xác vào bụi cây bờ ruộng nào đó rồi. Cả tin đồn rằng chắc mê gái nên giả vờ tung tin sắp đi Tây để trốn vợ con đi theo gái vào Nam sống ... vv. Thế là cả 2 họ nội ngoại nhà lão ấy huy động nhân lực "truy tìm" để gô cổ lão này về, người thì đến các bệnh viện ở HN để dò la tin tức, người tức tốc lên đường vào Nam, tìm đến những nơi mà họ hàng, người thân đang sinh sống xem có chút tin tức gì không ... vv. Chẳng biết nên cười hay nên khóc vì cái chuyện đi Tây của lão này nữa.

 Đúng 11h trưa thì chuyến bay chuyên cơ TU 154 cất cánh khỏi sân bay Quốc tế Nội Bài, đường băng phía dưới vắng ngắt trơ trọi ngoài con đường được đổ bằng bê tông, mọi thứ phía sau cứ lùi xa rất nhanh khi động cơ phản lực đẩy cái tàu bay này đi vận tốc đủ 300km/h mà cất cánh, chỉ đến khi cảm giác thấy hẫng và bồng bềnh thì mọi người mới thật sự thở phào nhẹ nhõm, giờ đây thì mọi nỗi lo toan được vứt bỏ và chẳng có cá nhân hay tập thể nào đủ sức kéo con chim sắt này quay lại hay gây khó khăn cho ai nữa, cũng chẳng mấy chốc thì mây đã ngang tầm mắt mọi người, nắng vẫn đổ xuống thân và cánh tàu bay và mọi người trên chuyến bay ấy đang lặng đi, dành chút thời gian ít ỏi còn lại mà nhớ tới người thân của mình, thằng cu ngồi bên cạnh tôi mặt tái nhợt, nó bị say khi đi tàu bay. Bỗng phía sau lưng tôi cách mấy hàng ghế có tiếng rít của điếu cày chói tai nhưng rất thân quen khiến ai cũng phải tò mò ngoái cổ nhìn lại, ôi món thuốc lào Tiên Lãng cũng đi Tây, sau khi kéo dài một hơi hắn ngửa cổ khoái chí tủm tỉm cười mà xả khói ra tay vẫn cầm cái điếu cày ra vẻ khoái chí lắm, hắn dựa cái điếu cày vào sườn ghế dãy bên cạnh rồi tháo dây đai an toàn ra đứng dậy khỏi ghế, cái bản mặt đầy nhânh nháo với cái trán rộng hói đến 1/3 đầu, cái mũi thẳng và nhọn với cái miệng cười rất duyên, giọng nói oang oang đầy thách thức: Máy bay cất cánh rồi, giờ thì ông đếch sợ nữa, ông dùng toàn giấy tờ giả để làm thủ tục đi Tây đấy, ông văn hóa có lớp 5 thôi đấy, ông .. éo phải Đoàn viên đấy, ông yếu sức khỏe đấy, ông toàn trốn đi bộ đội đấy, làm gì ông bây giờ nào? Mãi sau này tôi mới biết, thực ra lão này cũng cứ ngang ngang nói giỡn vậy thôi chứ thực chất hắn lính F10 QD3 từng đánh nhau ở K suốt một thời gian, sau này rút quân ra Bắc và đã có vợ và 2 con trai, hắn năng nổ và nhanh nhẹn, sức khỏe thì cực tốt và to con, chỉ có điều hắn không có cơ hội trên con người "kíu nước, kíu nhà", học hành xong cầm lấy mảnh bằng là hắn vội vã tìm đường rút rất nhanh khỏi Giời Tây giống như hắn và đơn vị QD3 từng một lần đi về hướng Tây năm nào vậy.

 Thế là lác đác có người mò tới xin ké điếu thuốc lào, 5 3 ông xúm lại cái góc chỗ tay lính QD3 khiến chiêu đãi viên hàng không phải nhắc nhở, tất nhiên là không hiểu gì rồi và cái ông ôm theo 3 buộc hồ sơ kia lại là ông phiên dịch (gô vo Rnick). Đề nghị các đồng chí về chỗ tránh đi lại lộn xộn, không được hút thuốc lào trên máy bay. Tất nhiên là không ai nghe rồi, quân hồi vô phèng chẳng tướng chẳng quân gì dáo và món thuốc lào đã gần kề miệng kia rồi thì đừng ai cản, đề nghị chứ có quyền gì để cấm đâu và đề nghị thì nhóm hút thuốc lào sẽ xem xét, có dừng "cuộc chơi" này lại hay không là quyền ở họ, cái điếu cày vẫn được chuyền từ tay người này tới tay người khác. Nhóm hút thuốc lá cũng chẳng chịu kém cạnh, chúng nó hút thuốc lào được thì chúng tôi cũng hút thuốc lá, đây này, cái gạt tàn thuốc lá ở ngay cái tay ghế đây này, học chính trị và sơ qua về phong tục tập quán nước bạn đã học rồi, ở đâu mà trên mặt bàn có cái gạt tàn thuốc lá tức là họ cho phép hút thuốc lá, cái gàn tàn đây tức là mình được phép hút thuốc lá. Vậy là thi nhau châm thuốc lá, khói thuốc lá chẳng mấy chốc đã đặc quánh cả không gian con tàu bay, chiêu đãi viên vội vã chạy ra, lại đề nghị không hút thuốc lá và lại phiên dịch với lý sự về cái gạt tàn, ông phiên dịch lại giải thích.

 Thế rồi bữa ăn trưa cũng được dọn ra, mỗi người mỗi hộp giấy với dăm bông xúc xích và bánh mỳ, có cả rau xanh với những gói con con viết toàn chữ Tây, tôi cố đọc để hiểu những gói giấy nho nhỏ đó là cái gì, à gói này là đường kính, gói này là muối ăn biết rồi, chữ Bulgaria cùng hệ chữ Nga và ai từng học qua tý chút tiếng Nga thời phổ thông thì đường, sữa và muối là cái dễ nhớ, nhưng khi đến gói hạt tiêu thì tôi chịu chết, chẳng biết là thứ của nợ gì, đành bóc ra ngửi ngửi, nhắm nháp 1 chút thấy vị hăng hăng, cay cay. À, biết thế, mọi người tập trung vào "chuyên môn" rất nhiệt tình, chỉ 1 loáng đã thấy những hộp giấy đó vứt đầy hành lang tàu bay, lại thấy mấy bà Tây ra nói gì đó, lại phiên dịch nhắc nhở: Nhặt lên, nhặt lên để trên bàn gấp phía trước, dành đường cho xe đẩy đi lại và sẽ có người tới tận nơi thu dọn, cứ yên tâm "chương trình" còn nữa, còn uống cafe hoặc trà đen nữa cơ mà. Ôi đi tàu bay sướng thật, nếu ở nhà thì có nằm mơ cũng chẳng ra cảnh Tây phục vụ Ta nhiệt tình như thế, nhưng sao mấy bà chiêu đãi viên hàng không hãng Balkan này già và xấu thế nhỉ bà nào cũng to như con voi già vậy, chẳng trẻ trung như của hãng Vietnam Airline chúng ta. Bữa ăn trưa kết thúc và thu dọn xong thì lại khói thuốc lá thuốc lào, ăn uống rồi thì lại phải hút, người VN ta xưa nay toàn thế mà.

 Máy bay chuẩn bị hạ cánh sau gần 3h đồng hồ bay, ngó ra ngoài cửa thấy đồng nước lấp xấp, cũng bụi tre, cũng ruộng đồng và ở tầm gần thấp còn nhìn thấy rõ con trâu đang chạy ngoài ruộng có 1 người cũng đang đuổi theo nó, nước bắn tóe dưới chân trâu và chân người đuổi theo. Ai đó thắc mắc, quái lạ, bay hơn 3h đồng hồ rồi mà vẫn ở VN, hay trục trặc gì nhỉ? Đi Tây thì phải bay về hướng Tây, cớ sao lại bay xuống miền Nam VN này làm khỉ vì nhỉ? Lạ nhỉ. Ai đó thể hiện sự hiểu biết của mình nói: Đúng rồi, bay vào Sài Gòn rồi đi máy bay to hơn để sang Tây, nhiều người hơn và mới có nhiều xăng để bay đi. Tay này nói và có vẻ tâm đắc với nhận định của mình, tôi ngồi nghe mà không nói gì vì cũng chẳng lạ gì chuyện ngồi trên máy bay giữa HN và SG ngày đó, SG đẹp chứ đâu có "hỉn" như thế này song cũng chẳng biết là máy bay đang ở đâu và Tây thì không phải rồi, Tây đếch gì lại có cả trâu với thằng người cởi trần đuổi theo con trâu như vừa rồi khi nhìn qua cửa sổ, về địa lý Thế giới thì Bulgaria nằm ở vùng Balkan bên bờ Biển Đen, thời học cấp II đã học rồi, cho dù có dốt như bò thì cũng nhớ mang máng như thế, không thế với hơn 3h đồng hồ mà bay về hướng Đông của VN qua biển Thái Bình Dương, bay qua nước Mỹ rồi bay qua biển Đại Tây Dương mà bay qua nửa đất gồm nhiều nước thuộc Châu Âu để vào Bulgaria được, dứt khoát là không bay xuống phía Nam của VN ta để làm gì, ai lại đi mua đường như thế, đường bay gần nhất là phải về hướng Tây của VN chứ. Vậy thì đây là đâu thế này?

 Lúc này áp xuất không khí trên máy bay cũng đã giảm nhiều không còn thấy nhức tai nữa và tàu bay cũng sắp tiếp đất. Một cái nhà ga sân bay cũng chẳng "hoành tráng" gì, nét kiến trúc cũng có gì đó là lạ và kia rồi, cái thằng lính đen nhẻm đen nhèm đội cái "rổ" vải quấn trên đầu với cái lông chim dài trên mũ, bộ quân phục màu vàng nước dưa nhầu nhĩ bó chân bằng xà cạp, ơ kìa cái chân nó đi chân đất, chẳng giày chẳng dép gì cả với cây súng chống bên sườn, khẩu súng của nó cũng thuộc loại "xưa như trái đất" vậy, chẳng biết nó tha cái thứ của nợ đó ra để dọa ai nữa không biết. Đây nhé, toàn là lính từng trải qua chiến đấu rồi đấy nhé, AK, RPD bắn mỗi lần cả thùng chứ đâu có loại vũ khí bắn 1 phát lại lên quy lát cổ lỗ xĩ thế kia. Nhìn kỹ thằng lính với bộ ria và cặp mắt to đen lông mày rậm, bộ râu quai nón xanh cả mặt thế kia thì dễ là dân Nam Á lắm. Thôi chết rồi, dễ đây là Ấn Độ lắm, phía Đông Ấn Độ là cái chắc, đúng rồi lúc trước học địa lý có nói Đông Ấn là vùng đồng nước, cũng văn hóa lúa nước và ruộng đồng cày ải y như bên ta. Chúng tôi lần lượt tiến ra cửa tàu bay để vào nhà chờ, lúc này mới nhìn thấy cái hàng chữ Calcutta, vậy là phía Đông Ấn Độ thật, sân bay Calcutta của Ấn Độ là đây, bên ngoài nắng như đổ lửa, vừa thò cái đầu ra khỏi khoang tàu bay tôi giật mình về độ nóng khủng khiếp bên ngoài, bước xuống cầu thang tàu bay để đi bộ vào nhà chờ lại 1 lần nữa giật mình vì độ nóng của nền đường băng, nghĩ bụng: Quái lạ cái thằng lính kia nó chịu nóng tốt thật, nóng như rang mà nó đứng chân trần dưới nền đường băng, mặt tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra cả. Bái phục ... xin bái phục anh cu lính Ấn, VN tao nghèo thì ai cũng biết, nhưng Ấn nhà chúng mày cũng chẳng khá khẩm gì.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #468 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 08:13:10 pm »

Bác binhyen kể chuyện hay lắm. Đúng là cảnh hồi xưa lần đầu đi tây trên máy bay nhiều chuyện thật như đùa. Tôi còn nhớ có bác thấy máy bay đỏ đầu mút cánh tức là nháy đèn vào hạ cánh còn kêu cháy cháy và nhớn nhác tìm đường tông cửa.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #469 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 08:34:33 pm »

Những năm 80 trên các đường bay quốc tế chưa cấm hút thuốc nên lính ta cứ vô tư. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn cũng chưa cấm rượu nên lính ta tha hồ quậy. Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM