Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:24:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283518 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #440 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2013, 08:47:45 am »

Có những chia ly, mất mát, rất khó vượt qua theo thời gian.
Kể từ đêm 04/10, sau sự ra đi của một Người vĩ đại, một Người mà mình rất kính trọng, đến nay, mình vẫn chưa cảm thấy có sự thăng bằng.
Vào mạng bây giờ, dường như chỉ là theo phản xạ có điều kiện của thói quen, chứ chẳng còn biết viết gì.
Chuyện ngồi ăn món gì-với ai-ở đâu, hay chuyện có món này-món nọ, hoặc đơn giản giản hơn, sẻ chia cảm xúc về gió-mây-đất trời, cho đến tận ngày hôm nay, mình vẫn không thể có xúc cảm, chứ đừng nói viết ra.
Hãy cho tôi thêm thời gian.
Mầu xanh của ngày mới, cũng phải cần có không vực và khoảng khắc, để lại có thể tràn về.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #441 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2013, 03:17:56 pm »

Sự giản dị của Đại tướng.

Bài này, như thêm một nén hương cho Đại tướng.
 Ghi chú: Chị Hà, nick name trong quansu la HaTuyenHa, con gái của Lưỡng quốc tướng quân Nguyên Sơn, cũng là chỗ quyen biết với gia đình Đại tướng.
Nhân dịp Đại tướng ra đi, chị Hà đã viết bài này.
Qua đây, qua chi tiết cái nhà vệ sinh trong Dinh thự của Đại tướng, các bác sẽ thấy được sự giản dị của Đại tướng.


Bài viết của chị Hà:

Nhưng năm 196X của thế kỷ trước khi Bác Hồ cho vào ăn cơm với bác bọn mình được vào lục lọi ,nghịch ngơm nhà vệ sinh của Bác và các phòng khác ngoài phòng ăn , rất giản dị nhưng lúc đó bọn mình khổ hơn và còn bé ,chưa trải nghiêm cuộc đời , sau này lớn lên một chút thì được biết các ông hoàng bà chúa sống xa xỉ tới nức nào mới biết Bác của mình giản di , đơn xơ như người dân thường ra sao !

Hôm nay cả mấy chị em vào thắp hương cho bac đại tướng Võ nguyên Giáp , gặp các em con bác , nói chuyện với nhau , cũng hiểu rằng dân thương yêu bác thì mấy ngày qua con cháu của bác tiếp các đoàn người tự giác vào viếng bác dù rất trật tự nhưng cũng thật mệt . Một nhận xét thật lạ nhưng thật đúng với những gì của xã hội hiện nay : Dân thứ tự lần lượt vào viếng trật tự im lặng kính trong. Quan chen lấn, xô đẩy , ồn ào hình như vẫn muốn anh linh người cho ...lộc. Thật xấu hổ.

Riêng mình vì sức khỏe , đặc cách được vào phong hai cụ nghỉ mấy chục năm qua , bước vào gian phòng mình thấy như đâu đây bác Văn và cô Hà hiện hữu .

Cổ nghèn nghẹn , nước mắt tự tuôn khi vào rửa tay trong nhà tắm ... bình thường quá mức bình thường của một nhà tắm thời nay. Các thiết bị như không được chăm sóc ,sửa chữa đã lâu . như phó thường dân vẫn có những thùng nhựa , gáo nhựa "chữa cháy" . Thầm nghĩ trên cả hành tinh này liệu còn có một vị thướng thứ hai có cái nhà tắm vậy không nhỉ . Vừa giận, vừa buồn, thảo nào dân yêu đến vậy ,con người đên gân lúc về cõi vĩnh hằng vẫn lo cho dân cho nước , vẫn muốn dân ta phải làm gì cho nước ta sánh vai các cường quốc năm châu ... vẫn chẳng nghĩ gì cho mình .

Môt nhân cách quá vĩ đại

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #442 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2013, 08:00:55 am »

Thú vui tao nhã Mùa Thu.

Mùa Thu đang trở lại.
Mùa Thu  không chỉ mang theo về gió heo may, mà còn mang theo về thật là nhiều cảm xúc.
Những cảm xúc ấy, được cộng hưởng với những làn gió mát cuối thu, đã tạo ra các động lực, để từng người nhấm nháp các thú vui tao nhã của riêng mình.

Mùa Thu là mùa săn máu. Bởi thế cho nên, các thiếu nữ trăng tròn hôm nay, tức là các nhà thơ 0X, hậu duệ của bác Lưu Trọng Lư ấy, thì có thú vui dư lày:
- Con nai vàng ngơ ngác
- Đạp chết bác thợ săn.


Còn các quý ông thành đạt, thì lại có thú vui ‘buông cần, thả hồn, phiêu bồng’ bên:
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
- Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo


Còn Baoleo tôi, nghe giang hồ đồn rằng, ở các hồ câu nước trong veo bây giờ, có các con cá ‘trắm’ nặng vài chục cân, chuyên nhằm đớp mạng các ‘cần thủ’ ví phồng. Hãi lắm.

Ừ thì hãi. Thì không ra ngoài nữa.
Ta đọc tư liệu các trận chiến, trong chiến tranh vậy.
Há chẳng phải, đó là một thú vui rất tao nhã, của Mùa Thu lắm ru?
 
Nhân đây, xin cảm ơn đại tá phi công Mig 21 Nguyễn Công Huy (nick name: phicongtiemkich), một trong các tác giả của cuốn sách, đã mách mách bảo.
Cũng xin cảm ơn thượng tá Trần Đoàn (nick name Donga Doan), người tham gia làm sách, đã chỉ dẫn nơi tậu cuốn sách này.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #443 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 08:18:51 am »

Giao lưu với các phi công đã bắn rơi máy bay Mỹ

Các bác, những ai quan tâm tới các trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt - nói chung, và quan tâm tới cuốn sách: ‘Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) – Nhìn từ hai phía’ - nói riêng ?
Các bác có muốn giao lưu với các phi công Việt Nam – những người đã từng bắn rơi máy bay Mỹ - nói chung, và nhóm tác giả của cuốn sách đã nêu ở trên- nói riêng ?

Xin mời các bác đọc bức thư của bác phi công Nguyễn Nam Liên (giờ là Chủ tịch của ‘Trung tâm đào tạo bay Việt Nam’) gửi Baoleo, các bác sẽ có dịp thỏa mãn tâm trí của mình.
Thư của phi công NGL đây:

“Chào anh Tuấn

Cảm ơn anh đã quan tâm đến cuốn sách, 9h sáng thứ 3 tới đây (29/10) sách sẽ được chính thức giới thiệu ra mắt tại viện bảo tàng KQ trên đường Trường chinh (Hà nội) nếu anh có thể bớt chút thời gian & ghé qua hy vọng sẽ được gặp gỡ anh tại đó.
 Hẹn gặp lại
Capt. Nguyen Nam Lien
President CEO / VIET FLIGHT TRAINING J.S CO
……………….”

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #444 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 08:56:39 am »

Trẻ con bây giờ khổ quá.

Tôi có ông bạn lính, nick name là Trung Sy.
Hôm rồi, bạn tôi than thở trên FB, như sau:
……. " Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng....Như quân tiên phong bước trên đường giải phóng..."

Đầu tuần nào cũng như tuần nào, bên trường tiểu học loa nén lại vang lên như thế không thay đổi. Không biết tụi trẻ con thò lò mũi xanh, còn ỉa đùn ra quần ấy tiên phong tiến bước cái gì? Sao không cho chúng nó hát chung dưới sân trường bài ‘tay nào nhỏ thì hái đậu đen’, bài ‘hoa gạo nở hoa phượng đỏ’, bài cây bàng ‘mùa đông áo đỏ mùa hạ áo xanh’ hay ‘em vào nhà em chào cha mẹ’....cho nó thân thương dễ hiểu. Bố khỉ ! …..

(hết trích dẫn)

Thấy bạn cáu sườn, TuanBim tôi đã ‘giả nhời’, an ủi bạn như vầy:
Việc ca bài kinh nhật tụng ‘…như thế, như thế….’, bây giờ là còn may đấy, đã giản tiện đi rất nhiều rồi, chứ trước đây, thời cải cách á…
Oài.
Khi baoleo tôi đã là sỹ quan Hải quân, đã là lính của ông Cụ và Đại tướng, bà nội tôi vẫn nhớ:
-Khi bố mày và chú Trọng, chú Thành, còn đang cùng các đại đoàn chủ lực của Cụ, biền biệt đánh giặc nơi chân trời, góc bể. Thì ở nhà, cách mạng vào thu ráo cả.
Còn sót lại mỗi cái cối thủng. Hôm sau, cách mạng cũng vào vét nốt. Đội bẩu: cái cối thủng cũng lấy, để bần-cố làm cái nén cà.

Nhà ko còn có cái ăn, đi ỉa cũng phải nhịn cho đỡ đói, đến mức bị táo bón. Sau rồi nhờ ăn được mấy cái đõn khoai  nhà trồng được, ‘nó’ mới thông. Tuy nhiên, khi ra cầu tiêu của Hợp tác, vưỡn phải bẩu: ơn 'ĐỘI', ơn Đ'..,ơn C..M, nhà cháu hôm nay đã 'đi' được.

Vậy nên, con trẻ còn ỉa đùn hôm nay, vưỡn phải xưng tụng: 'đi lên-đi lên-tiến lên...', là phải lắm rùi. Bạn lính à.
Lại trộm nghĩ, cháu nội mình, đang như búp trên cành thế này, mà chỉ 2 năm nữa thôi, đã phải xưng tụng hàng ngày: ‘đi lên – tiên phong – quyết tâm’, thì nản quá.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #445 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 10:30:04 am »

Chúc mừng ngày các thầy – cô giáo.

A trưởng của tôi là giáo viên.
Sau một tai nạn, A trưởng không còn đi dậy học được nữa, phải nằm liệt giường, đến nay đã hơn 7 năm.
Nằm liệt một chỗ, chẳng còn giao lưu được với ai, và cũng ít người đến thăm, ai cũng….. ‘bận’, hix.
Nhưng, hàng năm, cứ đến dịp 20/11 thì lại khác.
Năm nay cũng thế, sát 20/11, các em học sinh cũ đã đến chơi. Các em ấy, giờ đã lớn rồi. Có  em còn mang cả vợ và con gái đến chơi, cháu bé xinh lắm, cũng chạc tuổi cháu nội của tôi.
Tôi cũng không hỏi các em bây giờ làm ở đâu, chức vụ gì.
Nhưng tôi đoan chắc, các em ấy đã và vẫn sẽ: luôn là những người chân chính, người tốt.

Nhân ngày của các thầy-cô giáo, xin kính chúc các thầy-các cô luôn mạnh khỏe.
Và đặc biệt xin được chúc, đến tất cả những ai, nay không còn đi học nữa, nhưng vẫn nhớ tới các thầy-cô giáo, những người đã dậy ta thủa nào – mạnh khỏe nhé.
Một lần nữa, xin: Nhiệt liệt chúc các thầy-các cô; cùng các bạn học trò vẫn nhớ tới thầy cô cũ của mình, và cả tôi nữa -> chúng ta cùng khỏe nhé.
Đây, bó hoa học sinh cũ, tặng cô giáo nằm liệt của mình, bó hoa đẹp nhất.



Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #446 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 09:45:01 am »

Nô –en đang đến.
Lại một mùa Giáng sinh đang đến.
Thực ra, baoleo tui, cái từ Giáng sinh đọc vẫn ngường ngượng mồm, bởi không quen.
Tích phân lại trí nhớ, thì hóa ra, cái từ Giáng sinh  miềng biết đến đầu tiên là vào năm 1972.
Hồi ấy, trong các trận mưa bom của B-52 rơi trên bầu trời Hà Nội, lần đầu tiên, cái từ ‘Giáng sinh’ được nghe đến, nằm trong cụm từ ‘…Ních Xơn tạm ngừng ném bom dịp ‘Giáng sinh….’.
Oài, cái từ ‘Giáng sinh’ nghe xa xăm và bí hiểm như bây giừ các bạn đọc những từ này: ‘ Pót-mô-rét-by là thủ phủ của xứ Pa-pua-niu-ghi-nê’.
Sau đấy, khi đã là lính của Ông Cụ và Đại tướng, thì dịp ‘Giáng sinh’ lại được nhắc đến, là để quản lính.
Bởi, ‘Giáng sinh’ là cái ngày đe dọa đến quân phong – quân kỷ.
Đảng và Chính ủy bẩu tớ rằng:
Đêm ‘Giáng sinh’, đúng 12 giờ, là đèn nến tắt hết, tất cả mọi người phải yên lặng, để không làm kinh động đến giây phút Chúa chào đời.
Bởi thế, lính nó hay lợi dụng giây phút này, để bị các cô thôn nữ hôn trộm.
Oài, chả có hay ho gì, cái dịp ‘Giáng sinh’ ấy.  Grin
Làm cán bộ của Ông Cụ và Đại tướng, cứ là lo ‘tái’ người.  Wink

Nay đã là năm 2013, thời thế nó đã thay đổi.
Ừ thì ‘Giáng sinh’.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #447 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2013, 07:42:54 am »

Nơi trú ẩn phòng không.

Miềng giật cái ‘tít’ này, thú nhận là có ăn theo cụm từ ‘nhận diện phòng không’ đang ‘hot’ trên media lề phải.
Thực ra, phải nói là ‘trú ẩn nơi tháp ngà văn học’ mới phải.
Cũng phải thôi, bây giờ, cứ đụng vào ‘mi-đìa’ là lại thấy việc thông quan 600 bánh hê-rô-in đi Đài Bắc là tuyệt đối đúng quy trình.
Là lại thấy thủy điện (do quy hoạch dỏm) xả lũ chết dân lành ở Trung phần Nam Việt là do vận hành đúng quy trình.
Là lại thấy bổ nhiệm các đồng chí Đảng viên trung kiên-nhưng tàn phá quốc gia và tham nhưng kiểu ‘Dũng Vi na lai’ là đúng quy trình.
Là lại thấy…..

Thui thui, biết rôi ..ồi, khổ lắm, nói mai ..ãi. Cái xứ Việt ta nó thế !
Cứ đọc ‘mi đìa’ lề phải là lại làm ta tăng-xông như thế. Vậy nên thôi thôi.
Miềng tìm nơi trú ẩn phòng không, nơi tháp ngà văn học để ẩn náu tâm hồn vậy.

Hóa ra là, đọc Antoine De Saint Exupéry vào ra phết, các cụ ạ.
Lại cứ như thấy : ta đang ở tuổi lên 5, mặc áo nhưng không quần, ngồi phệt đít nhìn mẹ nhặt rau muống.
Như thấy bố đang giơ tờ báo Đảng ra ánh sáng chiều cuối ngày, đọc to bài xã luận chào mừng Liên xô phóng thành công hỏa tiễn chở chú chó Lai-ca đi chu du vũ trụ.
Và cái lạnh của buổi sáng mùa đông ngày 04 tháng 12 năm 2013, như gợi nhớ về cái lạnh của nền nhà lát gạch Bát Tràng, cù hơi giá trực tiếp lên đôi mông không quần của ta, khi mồm ta đang hét váng :
-Bố Tý làm công nhân
-ở bến tầu-khuân vác
-vừa làm lại vừa hát
-trong buối sáng Mùa Xuân.

Oài, thời các đồng chí X chưa thể ló mặt vì còn Ông Cụ và Đại tướng, cái thời rau muống-đèn dầu-báo Đảng hồi cuối 5x đầu 6x ấy, nó lãng mạn làm sao.

Cám ơn đồng chí nhà văn Antoine De Saint Exupéry nhé.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #448 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2013, 10:02:13 am »

Thêm một chuyện gác đêm.

Ông bạn lính Trung Sy của tôi, vừa ‘bốt’ lên trang ‘Phây’ cá nhân của ‘đồng chí’ ấy một chuyện ngăn ngắn, giật tít là ‘Viên đạn’. Đoạn mở bài có đoạn dư lày:

‘ Thời huấn luyện, bắn đạn thật xong thủ được một viên đạn. Đút túi quần, thỉnh thoảng lấy ra săm soi làm viên đạn sáng loáng, tanh mùi đồng đỏ. Đến ca gác hằng đêm, lắp nó vào băng, kéo khoá nòng cái rốp, sập khoá an toàn. Khẩu súng đã trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Thấy vênh váo yên tâm hẳn……’.

Đọc dòng hồi tưởng của bạn, thúc đẩy cảm xúc tâm hồn lên men, làm TuanBim tui lại như được trở về thủa trai tráng- chiến binh hồi năm nảo-năm nào.

Oài, chuyện gác đêm, rồi sợ ma, nó chẳng tha bố con nhà nào.
Chả cứ ông bạn Trung sy của tôi, ở thời tiền binh nhì, 17 tuổi rưỡi gác đêm nên sợ ma, mà đến ngay cả sỹ quan chững chạc, cũng sợ như thường.
Chuyện sợ ma và đối phó với ma của TuanBim tui, tuy không được thơ mộng và hoành tráng như của đồng chí bạn Trung sy, nhưng cũng có nhiều cái đáng nhớ.

Thời 7x đấy, lúc đó, miềng đã là cán bộ chỉ huy trung đội tân binh nữ đàng hoàng rùi. Thế nên, chuyện tuần tra, đốc gác đêm đêm, là điều không tránh khỏi.
Khốn nỗi, ‘long sàng’ của mình là biên chế cố định ở khu A, còn nơi ở và phạm vi gác của trung đội tân binh nữ là ở tận khu B.
Từ khu A sang khu B là phải đi qua khu C, đường đi là lối mòn trên đỉnh đường phân thủy của dẫy đồi đối diện với cảng Cái Lân bây giờ.
Nói cho công bằng, ma thì mình không sợ, dưng rất ngại các ‘ông cướp’. Thời điểm đó, băng cướp ‘Hùng đầu bạc’ lấy đường 18, phân đoạn từ ngầm Yên Lập đến phà Bãi Cháy là địa bàn tác chiến, trùng đúng 1 phần vào đường đi đốc gác của mình.

Hầy à, tuy có con K 59 với đủ 8 viên trong băng dắt trong bao, dưng mình thừa biết, nếu như bất ngờ đụng các ‘ông cướp’ phục kích, miềng chắc chắn ‘đi’ khi chửa kịp rút súng ra khỏi bao. Mà lúc nào cũng rút súng lăm lăm trong tay, thì còn gì là vẻ lãng tử, ngang tàng, kiêu bạt trong mắt các cô bé tân binh 17 mắt nai nữa.
Vậy là mình phải dùng kế.

Đơn vị mình có mấy khẩu súng hơi, dành cho khách mượn.
Thế là đêm nào, ngoài khẩu K 59 đeo hông, mình còn cầm luôn cả khẩu 4 cân rưỡi Tiệp đi theo. Cứ thấy bụi rậm nào khả nghi, là mình tương vào đấy vài phát 4,5 cân hơi.
Bụng tự nghĩ, các ‘ông cướp’ có mà gan bằng thánh, thì khi thấy 1 ông sao tiết sáng lòe, có khẩu côn dắt lưng, tay lại cầm khẩu súng dài dài, chĩa vào cái bụi mình đang núp mà bóp cò, thì chắc chắn sẽ phải nhẩy dựng lên.
Đến cơ sự ấy, thì TuanBim mình, chắc cũng đủ thời gian để quăng cây 4,5 cân đi mà rút xoạt con K59 ra rồi.
Lòng bảo phổi như thế, nên đêm đêm, mình rón rén đi đêm, cũng yên dạ đôi phần.

Có điều, chắc đến tận bây giờ, các cô bé tân binh 17 mắt nai hồi ấy, cũng chửa hỉu tại sao, chim chào mào lại có thể đi bắt sâu ban đêm, để thủ trưởng là mình, săn lùng nấu cháo.
Oài, một thời trẻ trai.
 Wink
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #449 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2013, 08:06:38 am »

‘Đạo’ ....chén. Grin

Tháng 12 dương này, có quá nhiều dịp để tụ họp – đánh chén.
Không kể dịp đại lễ trọng của lính vào ngày 22/12, thì còn cơ man nào là lễ hội chén.
Ngày đầu của tháng 01/12, đã là lễ ‘thế giới phòng chống Ếch’ rồi, sang đến ngày 02/12 là ngày ‘giải phóng nô-lệ’ (có thể hiểu là ngày đàn ông vùng lên!!!). Thậm trí, ngày 22/12, ngoài việc là đại lễ trọng của lính, nó còn là ngày ‘Quốc tế đa dạng sinh học’. Hụ hụ.
Đấy là chưa kể những tiểu lễ như 19/12, ngày toàn quốc kháng chiến, có liên quan tới lính, nên cũng lại….đánh chén.

Lễ nhiều. Đánh chén nhiều. Dưng mà TuanBim tui, lại bị cái số khổ về đường ăn uống.
Tất cả, cũng tại vì được nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ.

Nguyên do là được Đảng ‘giác ngộ’ rùi kết nạp vào đoàn thể từ hồi xa thẳm. Nên được Đảng và Chính phủ giáo dục-bồi dưỡng-rèn luyện nhiều chục năm trời. Đến mức Nghị quyết ‘nó’ cũng thấm nhuần vào đường ăn uống. Cái số khổ về đường ăn uống, ‘nó’ bắt nguồn từ đấy.

Thứ nhất, ơn Đảng, ơn Chính phủ, TuanBim tui không ăn được những con vật gì thuộc loại ‘tư cách, đạo đức kém’.
Đấy là những con như: lươn-rắn. Mấy con này cách đi cứ ngoằn nghèo, lượn lờ-> hỏng.
Bọn cua bể thì đi ngang.
Bọn tôm hùm thì đi lùi.
Bọn ốc hương thì lại đi bằng mồm.
Túm lại, chúng là lũ hỏng.

Thứ nhì, cũng vẫn ơn Đảng, ơn Chính phủ, TuanBim tui không ăn được những con vật gì thuộc loại ‘bản lĩnh chính trị kém vững vàng’.
Đấy là những con như: vịt, ngan. Bọn này vừa đi trên cạn, lại vừa đi dưới nước. Chả kiên định lập trường gì cả -> hỏng.
Bọn chim bồ câu hay cút, thì bé quá. Cứ như là trẻ vị thành niên, chưa đạt đến độ lớn 1ký2, mà đã sinh sản. Chả chịu chấp hành pháp lệnh dân số gì cả.
Bọn ếch thì thỉnh thoảng lại nhấy cẫng lên, chả khiêm tốn tẹo nào -> cũng hỏng.

Thứ ba, là làm với tụi ‘tư bản giãy chết’ lâu ngày, nên các con như cầy hương hay báo, gấu, đều thuộc loại động vật hoang dã, có tên trong sách đỏ, nên cấm tiệt việc liên tưởng chúng tới các món nướng hay quay.

Túm lại, TuanBim tui cứ theo phương châm: ‘ăn thịt gà-là yêu nước’ -> đây là slogan trong các sách của tụi Tai-lông, phát cho đệ tử lưu linh tại các quán nhậu.

Dưng mà, do mình là người của ‘đoàn thể’  Angry, nên TuanBim tôi còn nâng lên 1 tầm cao mới. Tức là nhưng con vật mặc dầu có dáng đi nghiêm chỉnh, bản chất vững vàng-sống kiên trung trong một môi trường cố định như bọn lợn-bọn gà, thì chúng cần phải được nuôi nhốt tập chung, trong trang trại ‘sản xuất lớn xà hội chủ nghĩa’. Chứ bọn sống trong môi trường hoang dã, dễ bị ‘hòa tan’với tụi trong sách đỏ lắm.  Wink

Đúng sách, cứ phải là chân giò lợn thái mỏng thần thánh. Gà rang gừng ‘đậm đà bản sắc dân tộc-theo định hướng xã hội chủ nghĩa.’
 Grin

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM