Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:55:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283483 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #380 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 08:48:17 am »

Sự thật về vụ “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (2)

…(phần tiếp theo) …Quãng năm 2000, chương trình “Người đương thời” của VTV3 có mời tôi (Nguyễn Khắc Nguyệt-chú thích của baoleo) tham gia (chắc do anh Toàn giới thiệu). PV mang máy vào cơ quan và phỏng vấn tôi. Tôi nói thẳng tất cả suy nghĩ của mình:
1.   Thật sự ở đây có một sự hiểu lầm rất nghiêm trọng trên phạm vi rất rộng. Để xảy ra sự hiểu lầm và những dư luận không hay này trách nhiệm thuộc về các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có VTV và cơ quan TH của quân đội. Tất nhiên, về phía BCTTG cũng có khuyết điểm là không có ý kiến gì khi thấy có sai sót.
2.   Khi họ hỏi tại sao các thành viên 390 lại bị đối xử tàn tệ thế thì tôi cũng nói thẳng: “Không hẳn như vậy. Anh Toàn, anh Phượng đều đã được giữ lại và trưởng thành lên cán bộ tiểu đoàn. Tuy nhiên, bản thân các anh ấy không đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới nên phải về hưu. Còn anh Nguyên là tự anh ấy xin về đấy chứ. Còn nếu nói là về nhà phải lao động vất vả thì ai chả thế. Người VN ta đã rất thấm câu: Nước còn giặc thì đi đánh giặc. Hết giặc rồi thì về làm dân, bới đất lật cỏ mà sống chứ sao. Giỏi thì làm giàu, kém thì vất vả hơn. Mà các bác Toàn, Phượng có lương hưu rồi đấy. Các bác ấy muốn tăng thu nhập thì làm thêm thôi”.
Hôm ra trường quay, chị Tạ Bích Loan đến gặp riêng: “Anh thông cảm! Những điều anh nói đều đúng cả nhưng xin phép anh chúng tôi không phát lên sóng phổ thông được. Anh về xem trên mạng vậy”. Tôi cũng chẳng xem làm gì. Còn mấy anh em nhà ta thì vẫn thế. Nhưng cũng phải thông cảm cho các bác ấy thôi. Sau này, diễn mãi cũng chán. Với lại nói mãi một câu chuyện nhiều quá nó nhàm đi. Cộng với nhiều đồng đội góp ý các bác ấy cũng đỡ đi nhiều, khôn ngoan và chin chắn dần ra. Tôi nghĩ, đây cũng là một bài học cho anh em ta. Chớ thấy báo đài nó xúm lại mà nổ tùm lum rồi có ngày mang tiếng.
Cũng may, dần dần các anh em hai kíp xe cũng hiểu ra và quan hệ giữa anh Thận với anh Toàn, giữa kíp xe 843 với 390 đã cải thiện đáng kể. Đầu những năm 2000, anh Toàn đã sang quê thăm anh Thận và đã ngủ lại đấy 1 đêm tâm sự. Kể từ đó các anh trở nên thân thiết hơn và hy vọng tập hợp toàn đại đội đã rõ ràng hơn. Mà để tập hợp được, tôi nghĩ không có gì tốt hơn là làm thế nào để đại đội tôi được tuyên dương anh hùng. Vừa để lấy lại sự công bằng, vừa là một cơ hội để kéo mọi người lại với nhau. Nói cho công bằng, với những thành tích của mình c4 hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Ngay từ năm 1975 cũng đã có ý kiến đề nghị rồi nhưng không biết vì lý do gì mà không được xét. Người thì bảo do các thủ trưởng cấp trên quan niệm: “Lữ đoàn đã anh hùng thì mọi tập thể dưới đó và mọi cá nhân cũng anh hung rồi, còn đề nghị làm gì”. Người thì bảo do c4 làm cháy kho đạn cuối năm 74… Tôi bàn với anh Thận và anh Toàn cùng với BCH hiện tại của 203 quyết “trả lại tên cho em”. Các anh và BCH 203 đều nhất trí.
Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập BCTTG, 2 kíp xe 843 và 390 lại được mời lên BTL. Tôi soạn thảo Bản thành tích của đại đội và đưa anh Thận, anh Toàn ký rồi gửi cho 203. Sau đó anh Thận phải đi Nam Định xin thêm chữ ký của Lữ phó TMT thời 1975 Trần Minh Công mới hoàn chỉnh hồ sơ. Ngay sau đó 203 gửi lên quân đoàn. Quân đoàn xét, nhất trí và gửi lên TCCT. Mới đây (3.2013), Thường vụ đảng ủy QSTW đã xét và nhất trí đề nghị Nhà nước tuyên dương. Cứ tưởng các bác ấy ký dịp 30.4 này nhưng mừng hụt. Lại phải chờ vậy.
Vụ này đến hôm nay thì đã thành công, cũng là một niềm an ủi cho tất cả những ai đã từng sống và chiến đấu ở đại đội 4. Chỉ thương cho anh Thận không còn sống để chứng kiến ngày ấy.…………….
Nếu không có gì thay đổi thì Lễ đón danh hiệu AHLLVT của c4 chính thức sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Lữ đoàn 203.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #381 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2013, 09:49:38 am »

           Chào bác babeo! Chào các bác! Tranphu341 rất cảm ơn bác đã đưa lên bài viết của bác Nguyễn Khắc Nguyệt về chuyện sự thật.. - ê kýp xe 390 và chung quanh chuyện đó. Tranphu thấy bác Nguyệt cũng đã nói lên được cái mấu chốt cốt lõi của mọi việc và nói theo kiểu ' Dĩ hòa vi quý" Nên thực sự của sự việc đọc mà vẫn không thật thấy thỏa đáng.

           Đúng là ở đây nổi lên cái vấn đề là chúng ta đang bị mất, đang bị thiếu lòng tin. Lòng tin vào sự thật, lòng tin vào ai đó hoặc là thiếu lòng tin vào cái gì lớn hơn. Lẽ ra sau chiến thắng thì xưa có câu" Hòa khúc sông chén rượu ngọt ngào''. Thì mình thời nay giữa công trạng không thật phân minh. Rất nhiều người lính bị thiệt thòi bị đối xử bất công sau cuộc chiến. Nên hầu như mọi người vẫn đang thấy cái gì đó không đúng. Ai không đúng? Mọi người đều nghĩ mà đâu giám nói ra. Vì đâu đã mấy ai giám nói. Nên cái việc cụ thể như vậy mà lại để cho người nước ngoài đến để mới" ra ngô ra khoai" thì thật đáng trách. Nhưng trách ai bây giờ. Mọi ánh mắt đều đổ vào những nhân vật cụ thể thôi. Trong trường hợp này bác Nguyệt trách cánh nhà Báo, Cánh TIVI Hoặc anh em kíp xe 390 là không chuẩn. Giá như có thể vẫn tuyên truyền như vậy nhưng phải mời kíp xe 390 lên để đả thông, để làm tư tưởng mới đúng thì mọi chuyện sẽ không như vậy.

          Năm 78 đơn vị của Tranphu cũng có trường hợp ca ngợi Trần Trung Nhẫn làm điển hình cho toàn quân, CHO CẢ NƯỚC HỌC TẬP. Cũng phải lăng xê thành tích. Anh em mình biết phản đối nhưng rồi trực tiếp Chính ủy phải đả thông mãi về việc Xây dựng điển hình mọi người mới nguôi. Grin Grin Grin

          Ngay bác Thận sau này khi trả lời các phỏng vấn cũng vẫn còn né tránh. Khi mọi người hỏi: Vậy chính thức xe nào là xe.... Thì Bác Thận vẫn trả lời kiểu: Xe nào thì cũng do tôi là Đại đội Trưởng chỉ huy. Câu này Tranphu nghe trực tiếp bác Thận nói trên đài Truyền hình.

          Riêng trường hợp Bác Thận hay bác cắm cờ trên hầm Đờ Cát ĐBP Mọi người cũng vẫn nghĩ các bác đều được phong tặng danh hiệu AHLLVT Nhưng hóa ra cả 2 đều không được. Không biết bây giờ đã được chưa? Đó cũng là một thiệt thòi. Vì các bác ấy thật sự là xứng đáng.

           Sơ bộ như vậy thôi Tranphu muốn viết nhiều vì không ít bức súc về chuyện này nhưng thôi nói mãi cũng chẳng thể đủ được  Grin Grin Grin

             Tranphu chúc bác babeo cùng đại gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2013, 11:14:48 am gửi bởi tranphu341 » Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #382 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 09:34:56 am »

@bác Tranphu341 và các bác:
Việc nhìn nhận ra được 1 sự thật trong lịch sử, cũng trong cuộc sống, cũng như việc nhìn nhận ra 1 người bạn tối, đòi hỏi sự bình tâm, công sức và cả thời gian nữa, bác à.
Cảm ơn bác đọc bài và cho ý kiến.  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #383 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2013, 09:36:09 am »

Sự thật về vụ “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (3)

…(phần tiếp theo) …Thêm chút hình ảnh minh họa về chuyện sự thật lịch sử.
Đây là một đoạn trong cuốn "Một số trận đánh của bộ đội TTG- Tập 2" do BTLTTG ấn hành từ năm 1978:
Rất tiếc, khi lấy tư liệu để tuyên truyền cánh Tuyên huấn/Truyền Hình/Báo 'mạng và giấy' lá cải không dựa vào những chỗ này.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #384 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 07:44:10 am »

Sự thật về vụ “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (4)

Để biết thêm về tác giả của bài viết về vụ “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” - đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt – nguyên là chiến sỹ lái xe tăng số 380 của đại đội 4/lữ đoàn thiết giáp 203, xin đăng tải hồ sơ phong tặng ‘Anh hùng quân đội – thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước’. Xin chú ý đoạn nói về xe tăng 380.
Đây là 1 cái kết có hậu, cho loạt bài viết này.


BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
[/b]


- Tên đơn vị: Đại đội 4 thuộc Trung (lữ) đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.
- Quá trình xây dựng và phát triển:
Đại đội xe tăng 4 được thành lập tháng 11 năm 1971 trong đội hình Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 203 tại Lương Sơn, Hòa Bình. Ngày 05 tháng 12 năm 1971 tiểu đoàn nhận lệnh đi B và đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 512, vào tập kết tại Tây Quảng Bình (Trang 63- Lữ đoàn 203- Quân đoàn 2 ấn hành 1990).
Tháng 2 năm 1972 đại đội 4 được giao nhiệm vụ hành quân độc lập vào khu vực A Sầu- A Lưới để sẵn sàng làm mũi vu hồi vào thành phố Huế từ phía tây. Tại đây, đại đội được biên chế vào Tiểu đoàn xe tăng 408 trực thuộc quân khu Trị Thiên.
Tháng 7 năm 1974 Tiểu đoàn 408 được quân khu Trị Thiên bàn giao về đội hình Lữ đoàn xe tăng 203, mang phiên hiệu là Tiểu đoàn 4.
Tháng 4 năm 1975, sau khi giải phóng Đà Nẵng, đại đội 4 được điều chuyển về Tiểu đoàn 1 của Lữ đoàn xe tăng 203 để chuẩn bị hành quân vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
I- NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1- Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trong tất cả các trận đánh, các chiến dịch mà đơn vị tham gia. Cụ thể:
Vào tháng 2 năm 1972 đã tổ chức cho đơn vị độc lập hành quân với quy mô cấp đại đội vượt gần 500 km đường quân sự làm gấp, có mặt đúng thời gian tại vị trí quy định, đưa được 7/8 xe vào chiến đấu (01 xe bị bom B52 đánh trúng).
Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 4 năm 1973 đại đội đứng chân tại khu vực Ngầm Sông Bồ, đường 12 làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ, ác liệt đơn vị vẫn kiên cường bám trụ, bảo đảm đầu xe và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27 tháng Giêng năm 1973 đại đội đã hiệp đồng với bộ binh của Căn cứ 2 thuộc quân khu Trị Thiên đánh chiếm cứ điểm Tà Lương, tiêu diệt 01 đại đội địch, mở rộng vùng giải phóng trước khi Hiệp định Pa- ri có hiệu lực.
Ngày 04 tháng 2 năm 1973 đại đội hiệp đồng với bộ binh đánh địch lấn chiếm ở Tà Lương, tiêu diệt 01 đại đội địch, góp phần giữ vững vùng giải phóng (dòng 12, 13 trang 196- LS binh chủng Thiết giáp- NXBQĐND, 1982).

Từ tháng 4 năm 1973 đến tháng 3 năm 1975 đại đội làm nhiệm vụ Huấn luyện- Sẵn sàng chiến đấu tại khu vực sân bay A Lưới. Trong thời gian này đơn vị đã có nhiều biện pháp sáng tạo trong huấn luyện nâng cao trình độ sử dụng vũ khí trang bị cho cán bộ, chiến sĩ.
Ngày 23 tháng 3 năm 1975 đơn vị được giao nhiệm vụ phối thuộc cho Trung đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 324 tiến công cụm cứ điểm Núi Bông- Núi Nghệ. Đây là một cứ điểm có tầm quan trọng đặc biệt, khống chế đường 14 từ Nam Đông về Huế nên địch phòng ngự rất vững chắc, bộ binh đã đánh từ 20 tháng 3 nhưng chưa giải quyết được. Do điều kiện đường xấu, xe bị lầy đại đội đã sử dụng hỏa lực bắn ngắm trực tiếp chi viện cho bộ binh. Sau 3 giờ chiến đấu đã buộc địch phải bỏ chạy. Núi Bông- Núi Nghệ được giải phóng, đường về Huế đã thông (tr 244- sđd).
Ngày 25 tháng 3 năm 1975 đại đội phối thuộc cho Trung đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 324 tiến công Tiểu khu La Sơn, Phú Bài và Thành phố Huế. Khi gặp địch phá cầu Phú Bài đã linh hoạt tìm đường vòng tránh, kịp thời đánh chiếm thành Mang Cá, dinh Tỉnh trưởng lúc 13 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975. Trong quá trình đánh địch đã thu giữ 3 xe M48 tại Phú Bài và đưa ngay vào đội hình chiến đấu (tr 245- sđd).
15 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975 đại đội được giao nhiệm vụ truy kích địch ra Cửa Thuận An. Tại đây đơn vị đã gọi hàng và hướng dẫn cho hàng nghìn binh sỹ ngụy về trình diện. Thu giữ 54 xe tăng, xe thiết giáp và hàng trăm phương tiện chiến tranh khác (tr 245 sđd).
Ngày 29 tháng 3 năm 1975 đại đội nhận lệnh tham gia tiến công Đà Nẵng. Khi bị địch phá cầu Thừa Lưu ngăn chặn đơn vị đã sáng tạo, linh hoạt cho xe tăng vượt qua cầu đường sắt để có mặt kịp thời đánh chiếm Thương cảng Bạch Đằng theo quy định (tr 249- sđd).
Từ 30 tháng 3 đến 03 tháng 4 năm 1975 đại đội được giao nhiệm vụ chốt giữ tại Thương cảng Bạch Đằng và Bảo tàng cổ vật Chăm- Pa để bảo đảm an ninh cho thành phố mới giải phóng. Đại đội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không để xảy ra bất cứ sự cố nào.
Từ ngày 10 tháng 4 năm 1975 đến 24 tháng 4 năm 1975 tổ chức hành quân gần 1000 km vào Rừng Lá (Bình Thuận) trong điều kiện xe máy, trang bị cũ nát. Tuy vậy, đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, đưa được 100% xe và người vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Tại đây, đơn vị được giao nhiệm vụ nằm trong đơn vị đi đầu của binh đoàn thọc sâu vào đánh chiếm Sài Gòn.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, xe 380 của đại đội tăng cường cho đại đội 5, tiểu đoàn 2 tiến công căn cứ Nước Trong. Mặc dù xe bị trúng đạn, trưởng xe bị thương, nạp đạn hy sinh vẫn kiên quyết bám trụ giữ vững trận địa cho đến khi có lệnh đưa thương binh về phía sau.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, đại đội được Lữ đoàn giao nhiệm vụ hiệp đồng với bộ binh tiến công căn cứ Nước Trong. Đây là một căn cứ quan trọng án ngữ đường tiến về Sài Gòn nên địch tổ chức phòng ngự rất mạnh, đại đội tăng 5 cùng với bộ binh đã đánh 3 trận mà chưa giải quyết được lại còn bị thiệt hại nặng. Khi nhận nhiệm vụ đại đội đã có nhiều biện pháp như: tích cực trinh sát nắm tình hình, chủ động đề đạt lùi thời gian tiến công với bộ binh, tổ chức đội hình thành hai tuyến để chi viện lẫn nhau, dùng đạn nổ phát quang rừng cao su để phát hiện xe tăng địch… nên đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Trong trận này đại đội đã tiêu diệt 3 xe M48 và 1 xe M41 cùng nhiều bộ binh địch làm cho chiến đoàn 318 phải núng thế rút chạy, mở đường cho cánh quân phía đông tiến về Sài Gòn (tr 290, 291- sđd).
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại đội dẫn đầu đội hình Binh đoàn thọc sâu của Binh đoàn Hương Giang đánh chiếm Sài Gòn. Tại đầu cầu Sài Gòn đại đội đã cùng các xe trong tiểu đoàn tiêu diệt 2 xe M48. Sau khi vượt cầu Sài Gòn đại đội tiếp tục đập tan các ổ đề kháng của địch để tiến về mục tiêu chủ yếu là dinh Độc Lập. Tại cầu Thị Nghè và khu vực Ngã tư Hàng Xanh các xe của đại đội đã bắn cháy 2 xe M41 và 2 xe M113.
Lúc 10 giờ 45 ngày 30 tháng 4 năm 1975, các xe tăng số 843 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy và số 390 do chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.
Ngay sau đó, trung úy Bùi Quang Thận- đại đội trưởng đã cắm lá cờ bách chiến, bách thắng của dân tộc lên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu giờ khắc hoàn toàn giải phóng miền Nam (tr 293, 294- sđd).

Tóm lại, trong suốt quá trình tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam- đại đội xe tăng 4 đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, lập được những chiến công xuất sắc, xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân đội, của binh chủng Tăng Thiết giáp.

2- Đơn vị luôn chấp hành nghiêm mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cán bộ, chiến sĩ có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh và tinh thần đoàn kết tốt. Trong quá trình công tác, chiến đấu ở chiến trường miền Nam đã có 8 chiến sĩ của đại đội hy sinh và hàng chục người bị thương song cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

3- Trong điều kiện hết sức khó khăn, ác liệt ở chiến trường cán bộ chiến sĩ trong đại đội đã luôn chủ động, sáng tạo tìm mọi biện pháp để bảo đảm tốt trang bị kỹ thuật. Là đơn vị trang bị xe cũ nhưng đã tổ chức tốt các đợt hành quân, đưa được 100% trang bị và người vào tham gia chiến đấu.

4- Chi bộ Đảng của đơn vị thường xuyên đạt trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo trong đơn vị. Trong 4 năm đã phát triển được hàng chục đảng viên. Các đảng viên của chi bộ luôn phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu của mình.

II- CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHẬN

- Tập thể đại đội: Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhất vì những thành tích đã đạt được trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975 theo Quyết định số 148 ngày 10 tháng 02 năm 1976 của HĐCV Chính phủ Cách mạng lâm thời CH Miền Nam Việt Nam.
- 100% số xe của đại đội tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975 được tăng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công giải phóng các loại.
- 100% cán bộ, chiến sĩ trong đại đội tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975 được tặng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công giải phóng các loại.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CHỈ HUY ĐẠI ĐỘI 4
TRUNG ĐOÀN XT 203
ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG CHÍNH TRỊ VIÊN

Bùi Quang Thận - Vũ Đăng Toàn

Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #385 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 05:25:47 pm »

Bao leo à , lại phải kêu LI xe Ta gầy bữa nhậu hôm đón có quyết định C4 anh hùng thôi
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #386 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:54:29 am »

Bao leo à , lại phải kêu LI xe Ta gầy bữa nhậu hôm đón có quyết định C4 anh hùng thôi

Nhất trí bác nguyentrongluan à.
Em sẽ mang theo 'gụ đặc chủng', còn mồi thì để cái huân chương Anh hùng lo, bác ạ.  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #387 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2013, 11:42:52 am »

Do đang phải trải qua những căng thẳng bởi việc đời, nên có bài như thế này, các bác ạ.

ỚT

Trái ớt cay, hay ngọt, cũng tùy hoàn cảnh, tùy thân phận mỗi người.

Trong cái tiết trời lành lạnh của buổi sáng mai mùa hè, khi mà những làn khói đen đậm đặc của các loại động cơ, khi mà những cơn gió bụi kinh hoàng hiện ra sau mỗi bóng xe lướt qua, mà còn chưa xuất hiện, thì ta vẫn còn có thể nhận ra những làn sương hư ảo của một bình minh ngày mới lại về.
Thực ra, Hà Nội làm qoái gì còn sương.
Toàn bộ lãnh thổ thành phố đã bị phủ kín đặc bởi các loại mái tôn xanh đỏ, bất kể ở độ cao nào.  Chồng lên tầng tầng - lớp lớp các loại mái tôn ấy, là điệp trùng thùng nước i-nox sáng choang, lóa chói mắt ngay từ 5 giờ 30 sáng hàng ngày.
Làm gì còn bói đâu ra một ngọn cỏ xanh ở Hà Nội, lấy đâu ra chỗ để ‘sương treo đầu ngọn cỏ - sương lại càng long lanh – bay vút tận trồi xanh – chiền chiện cao tiếng hót’.
Thế nên, cái làn sương hư ảo của một bình minh ngày mới lại về, của Hà Nội ấy, nó là khói sương có MÙI.
Nó được bốc lên từ các bát phở sáng, bạt ngàn nơi phố thị vỉa hè.
Trong cái làn sương hư ảo có mùi ấy, ta có thể nom thấy mầu trắng nõn nường của bánh phở gạo quê. Mầu xanh thăm thẳm của hành ngò đồng bãi. Mầu thắm tươi hồng của vài lát bắp bò thái mỏng, đang từ từ co lại dưới tác động của nhiệt độ cao và chuyển dần sang mầu nâu gụ.
Gọi cái bản tổng phổ sắc mầu ấy là ‘cho một tái bắp’ thì thực sự là một sự báng bổ ngôn từ. Phải sẽ sàng ngọc thốt đoan trang như các ông nhà văn lính, bạn tôi là: ‘cho anh 1 tô bò nhún nhẩy’.
Nhưng kệ mịa các kiểu ngôn từ kể trên, trong cái tô ngọc thực buổi sáng ấy, thể nào cũng có vài lát ớt đỏ. Bất kể khách ăn là nam hay nữ, lão trượng hay ấu nhi.

Ớt nào là ớt chẳng cay. Cay xé lưỡi là đằng khác.
Nhưng trong cái bản tổng phổ sắc mầu của quà sáng ấy, bất hạnh thay, ớt chỉ còn được đóng vai trò trang trí, hay nói theo kiểu cách điệu của các ông nhà văn, ớt chỉ là ‘gia vị’.

Ớt ở đấy, chỉ còn là một cách khoe với thiện hạ, ta cũng ớt đây, cũng cay đây.
Cái cay của ớt ở đấy, giống như mọi câu chuyện của bàn dân thiên hạ may mắn thời nay. Tỷ như, khi còn bé, có những chuyện làm ta rất đau đớn, nhục nhã, thiếu nước muốn đi tự vận, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở mức trốn - bỏ học nhiều ngày liền. Cái đau đớn, cái nhục nhã ấy, còn đeo đẳng ta nhiều năm ấu thơ liền liền. Thế nhưng, hôm nay, những người may mắn trong thiên hạ ấy, có thể cao giọng, tự hào, chém phần phận khi nói về cái sự đau đớn, nhục nhã ấy: ‘năm lớp 1, tớ ỉa đùn ngay trong giờ học’.
Ớt ở đấy, vô bổ, chẳng có thân phận tẹo nào.
(Gần mười năm nay, ngoại trừ 1 vài lần phải thực thi giao tế hiếm hoi, tôi không còn bỏ tiền túi ra ăn phở nữa, nên bài tả phở của tôi không còn chính xác, xin được lượng thứ.)


Ngoài một số ít trái ớt vô vị kể trên, đa phần các trái ớt còn lại, đều có hồn, đều có thân phận, đều có chỗ đứng đáng trân trọng của mình. Đó là các trái ớt cay.

Ớt cay lắm.
Muối mặn lắm.
Cơm nguội khô cứng lắm.


Nhưng với những người không may mắn, ba thức ‘thời chân’ ấy, lại hòa quyện cùng nhau, nâng vị nhau, và dìu người dân đi tiếp trong giông bão cuộc đời.
Ớt không cay ư. Cay lắm chứ, nhưng lưỡi đã tê cứng lại vì đời rồi, thì cay của ớt cũng chỉ như bạn đồng hành mà thôi.

Ai đó nói rằng, chịu khổ quen rồi.
Tôi đếch tin. Khổ cực thì quen thế chó nào được.
Chẳng qua, gian khó quá rồi, nó đã tê dại cảm xúc thần kinh, nên trơ, thế thôi.

Bắt đầu từ hôm nay, tôi lại coi mọi thứ là bình thường.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #388 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 08:13:55 am »

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #389 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2013, 08:22:28 am »

Vô thường.

Hôm nay Hà Nội khá mát mẻ, như mùa thu vậy.
Có lẽ, những đợt mưa bóng mây đêm qua, đã làm không gian dịu lại.
Tầm 2-3 giờ sáng, Hà Nội rất lặng yên. Baoleo ngồi nhìn những hạt mưa rơi chéo, ẩn hiện qua ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn đường, mà ước ao, gía mà có ánh trăng, thì đẹp biết bao nhiêu.
Ước thế, rồi lại cười thầm một mình, mưa thì làm sao có trăng. Cảnh đẹp huyền ảo đó, chắc chỉ có trong thơ của bạn mình mà thôi.
Bạn thơ à. Cuộc đời cũng như thiên nhiên.
Những ồn ào trong cuộc sống mưu sinh, rồi cũng sẽ cố, để chịu đựng thêm.
Hà Nội sáng nay, mát và xanh như mùa thu.
Sáng nay, những oi nồng mùa hạ, đã bị những cơn mưa bóng mây đêm qua, đem đi xa rồi.
Baoleo cũng mong, vùng đất nơi bạn thơ: mát lành. Để bạn thuận lợi trong kinh doanh, và để bạn làm thơ.
Nhưng thật ra, chẳng cần mưa. Mỗi khi nóng ồn, chỉ cần nhớ về những vùng đất đã qua, về những người bạn, là đã đủ mát dịu một khoảng trời rồi.
Mặc giàu, những dấu ấn của chuyến đi, đã được trải nghiệm, giờ đã là kỷ niệm xa mờ.
Nhưng những trải nghiệm ấy, sẽ được lưu giữ, như bức hình này.
Các cựu binh, những người đã đi qua những tháng năm chiến tranh ở miền biên giới Hà Tuyên, chắc sẽ nhận ra nơi đây, nơi cửa ngõ mặt trận.
Nơi bắt đầu của tiền phương mặt trận ngày ấy, hôm nay, đang cháy rực mầu hoa đỏ:
-Mỗi mùa hoa đỏ về
-Hoa như mưa rơi rơi
-Cánh mỏng manh, xao xác cỏ hoa
-Như nhớ mãi về thời trai trẻ…….

Chào bạn thân yêu.
Cà phê sáng đi bạn.



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM