Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:08:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283112 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #370 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 01:39:29 pm »

Thấy bác Baoleo hạnh phúc quá, hai cha con có cùng một ngày kỷ niệm là ngày 7 tháng 5. Đây cũng chính là một ngày hết sức trọng đại của cả dân tộc. Nhân kỷ niệm ngày 7/5 em xin kính tặng cha và bác bài thơ của Tố Hữu ghi nhớ công ơn của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ bác nhé.


HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN


Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm
Mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua lưới thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường
Cho xe ta lên chiến trường tiếp viện

Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây, gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn, xương tan thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống !
Máu của anh chị, của chúng ta, không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam.

      Tố Hữu
Logged
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #371 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 04:34:58 pm »



Chào bác Baoleo!

 Đọc những bài bác viết mà xúc động quá. Xúc động về ngày chiến thắng của dân tộc, về ngày thành lập quân chủng hải quân nhân dân Việt Nam, xúc động về tình cha con , tình đồng đội của bác.(Nhìn nụ cười của bố bác trong tấm hình thật tuyệt vời . Nụ cười của thanh niên gần 60 năm trước có cái gì đó không giống bây giờ. phải chăng đó là nụ cười của thời đại.)  Hồi học phổ thông có phong trào viết thư cho các anh lính Trường Sa, huythu cũng khát khao sau này trở thành lính hải quân, nhưng rồi ước mơ đã không thành hiện thực, chỉ trở thành lính bộ binh thôi. Thời 20 đã qua, song đến tận bây giờ vẫn còn luyến tiếc là mình không được làm lính hải quân và chưa được đến Trường Sa.

 Kính chúc bác baoleo sức khỏe và sống mãi với những kỷ niệm một thời về lính hải quân.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #372 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 08:09:57 am »

Xin được cảm ơn tất cả đồng đội.
Baoleo.
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #373 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 10:05:31 am »

Bác khách xáo với anh em quá.
Em xin gởi tặng bác trích đoạn bài thơ "Ba Mươi Năm Đời Ta Có Đảng" của nhà thơ Tố Hữu nhé. Lâu lâu đọc lại thấy thấm thía vô cùng, đúng là xương máu, công lao của cha, ông chúng ta và của anh em chúng ta đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc thật xứng đáng.
Ba mươi năm đời ta có Ðảng
Hôm nay ôn lại quãng đường dài...
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm
Mùa xuân đó, con chim én mới
Rộn đồng chiêm, chấp chới trời xanh
Ðời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
***
Thủa nô lệ, thân ta nước mất
Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao!
Giặc cướp hết, non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba.
Lũ bán nước lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi giày
Máu đà nhúng đỏ bàn tay
Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!
Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Ðất Ðỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!
***
Lần đêm bước đến khi hừng sáng
Mặt trời kia! Cờ Ðảng giương cao!
Ðảng ta, con của phong trào
Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm,
Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Không quê hương, sương gió tơi bời
Ðảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay.
Ðảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Ðảng ta đây, xương sắt da đồng.
Ðảng ta, muôn vạn công nông
Ðảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin.
Ðảng ta Mác- Lê-nin vĩ đại
Lại hồi sinh, trả lại cho ta
Trời cao, đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn nguời.
Từ ấy đã ba mươi năm chẵn
Cuộc đời ta theo Ðảng tiến lên
Ðường xa bao nỗi truân chuyên
Ngọn đèn đêm gió, con thuyền biển khơi
Ðèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước
Ðảng ta đưa dân nước ta đi...
Con đường cách mạng trường kỳ
Ba mươi năm ấy, bước đi vững vàng.
Trống Xô-viết Nghệ An vang động
Bắc Trung Nam tràn sóng đấu tranh
Hầm than, xưởng máy, lều gianh
Ðứng lên tự cứu mà giành ấm no !
Ðứng lên cứu tự do, độc lập
Ðứng lên giành ruộng đất, áo cơm !
Ðứng lên, thân cỏ, thân rơm
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn !
Máu có chảy, xương tan thịt nát
Bớ công nông ! Tiếng hát càng cao
Năm năm chìm nổi ba đào
Phong trào tạm lắng, phong trào lại lên...
Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #374 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 04:47:04 pm »

Bài thơ này hay nhưng hơi dài, em sợ tiêu hao nhiều giấy mực của các bác nên định chia nhỏ để các bác đỡ phiền nhưng vì nó hay quá nên hôm nay em quyết định post hết lên một lần để khỏi làm phiền các bác nhiều. Mong các bác thông cảm mà đón nhận một cách trân trọng nhé!

Chống phát-xít cường quyền hiếu chiến
Khắp năm châu, trận tuyến Bình dân
Trùng trùng cách mạng ra quân
Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu
Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hòn Gai kêu Ðất Ðỏ đấu tranh
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Ðòi cơm áo, đòi quyền dân chủ
Ðường càng đi đội ngũ càng đông
Suối ngàn đã chảy thành ssông
Ðố ai tát cạn được dòng nước xuôi !
Càng tức nước, càng xui bờ vỡ
Lòng dân ta như lửa thêm dầu
Lưỡi lê, mũi súng, nhà tù
Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm.
Nước đà mất tám mươi năm
Ðã Tây lại Nhật, đứng nằm sao yên ?
Thân một cổ hai xiềng nô lệ
Phải vùng lên mà bẻ cho tan
Diệt bầy Tây Nhật Việt gian
Việt Nam độc lập hoàn toàn tự do !
Lời Ðảng gọi vang to khắp nước
Núi sông nghe chân bước trước sau :
Bắc Sơn phất ngọn cờ đầu
Nam Kỳ khởi nghĩa bắc cầu tiến lên
Máu dù chảy hai miền thấm đỏ
Nghìn đầu rơi xuống cỏ, không lui !
Núi càng rung, biển càng sôi
Thép nung càng luyện, càng tôi, càng bền

***
Rừng Việt Bắc, Thái Nguyên chống địch
Bước chân đoàn du kích càng hăng
Quân càng đông, sức càng tăng
Biên cương nổi lửa, Cao Bằng xuất binh
Nổ súng trận, Việt Minh truyền lệnh
Giải phóng quân tràn đỉnh non cao
Việt Minh như thác ào ào
Chiến khu kháng Nhật, cao trào nhân dân
Ðã nghe súng Hồng quân oanh liệt
Chân trời xa như sét đêm thâu...
Ðức hàng, Nhật cũng cúi đầu
Bốn phương châu Á, châu Âu vẫy vùng
Ðồng cỏ héo đã bùng lửa cháy
Nước non ơi, hết thảy vùng lên !
Bắc Trung Nam khắp ba miền
Toàn dân khởi nghĩa ! Chính quyền về tay !
Lời Ðảng gọi, một ngày sấm nổ
Biển người dâng ngập phố, ngập đồng
Mùa thu Cách mạng thành công
Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao !
***
Ôi hai tiếng đồng bào, Tổ quốc
Ðến hôm nay mới thuộc về ta
Trăm năm mất nước mất nhà
Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười
Ta đã đứng nên ngưòi độc lập
Cao bằng người, nào thấp thua ai ?
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm, tay bút, dựng xây nước mình.
Ðời đang buổi bình minh hửng đỏ
Tây lại vào cắn cổ, cắn chân
Chém cha cái lũ thực dân
Ðã leo đằng cẳng lại lân đằng đầu !
Một bước nhịn, bước sau cố nhịn
Giặc càng hung, còn nín được sao ?
***
Hỡi quốc dân ! Hỡi đồng bào !
Có gươm, có súng, có dao hãy dùng
Quyết kháng chién đến cùng cứu nước !
Toàn dân trông phía trước tiến lên !
Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền
Phố giăng chiến luỹ, đường xuyên chiến hào
Hồn Nước dựng thành cao muôn trượng
Tay Ðảng rèn lực lượng muôn dân
Chín năm kháng chiến thánh thần
Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn !
Một dân tộc hai bàn tay trắng
Ðồng tâm là chiến thắng thành công
Dân ta gan dạ anh hùng:
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc
Tay chém thù, tay sắc như guơm !
Củ khoai, củ sắn thay cơm
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát
Trông trời cao mà mát tâm can !
Chín năm nắng núi mưa ngàn
Nắng mưa có Ðảng, cơ hàn có nhau
Nhớ những lúc hầm sâu địch hậu
Nhớ những đêm theo dấu đường dây
Giặc lùng, giặc quét, giặc vây
Có dân, có Ðảng đêm ngày vẫn vui,
Làng kháng chiến không lui một bước
Nhổ sạch đồn cho nước ta yên
Chín năm làm một Ðiện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng !
Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc !
Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi
Việt Nam anh dũng sáng ngời
Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung
Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ
Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông !
Tự do đã nở hoa hồng
Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam ...
***
Ðường hạnh phúc gian nan lắm khúc
Ðời đấu tranh không lúc dừng chân
Ðã rằng vì Nước vì Dân
Nước Dân còn khổ thì thân sướng gì ?
Ðường giải phóng mới đi một nửa
Nửa Mình còn trong lửa nước sôi
Một thân không thể chia đôi
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông
Gươm nào chém được dòng Bến Hải ?
Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn ?
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu !
Miền Nam đi trước về sau
Bước đường cách mạng dài lâu đã từng
Ðước đã mọc thành rừng gỗ cứng
Gió càng lay càng dựng Thành Đồng
Trăm sông về một biển Ðông
Bắc Nam lại sẽ về trong một nhà !

***
Ðường thống nhất chân ta bước gấp
Miền Bắc ta xây đắp nhanh tay
Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều...
Dân có ruộng. dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trường tươi roi rói ngói son
Đã nghe nước chảy lên non
Ðã nghe đất chuyển thành con sông dài
Ðã nghe gió ngày mai thổi lại
Ðã nghe hồn thời đại bay cao...
Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu cho người
Ðời hết kẻ sống lười ăn bám
Ðời của ai dũng cảm hy sinh
Những người lao động quang vinh
Chúng ta làm chủ đời mình từ đây...
Nghìn năm giấc mộng đêm ngày
Ba mươi năm Ðảng, hôm nay có mình.

***
Ba mươi tuổi Ðảng sinh, phấn đấu
Ðã bao lần đổ máu con yêu !
Ðường đi mấy núi, mấy đèo
Núi bao nhiêu ngọn, bấy nhiêu anh hùng !
Sống cùng Ðảng, chết không rời Ðảng
Tấm lòng son chói sáng nghìn thu
Mặt trời có lúc mây mù
Trái tim kia vẫn đỏ bầu máu tươi !
Người đang sống nhớ người đã khuất
Nhớ những anh chị mất trên đường
Tù lao, máy chém, chiến trường
Dẫu tan nát thịt, còn vương vấn hồn :
Chết nằm xuống, còn hôn cờ Ðảng
Chết còn trao súng đạn, quên đau
Chết còn trút áo cho nhau
Miếng cơm dành để người sau ấm lòng.
Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn...
Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ
Ta nhớ ngưòi đau khổ nuôi ta :
Ơn người như mẹ như cha :
Lòng dân yêu Ðảng như là yêu con !
Nghèo rau cháo, từng lon gạo bữa
Dành cho ta chút sữa cầm hơi
Dù khi tắt lửa tối trời
Vững lòng quyết sống, không rời Ðảng ta
Dù khi giặc khảo giặc tra
Cắn răng thà chết, không xa Ðảng mình !
Ta nhớ nghĩa nhớ tình bốn biển
Anh em ta yêu mến gần xa
Máu Hồng quân, máu Trung Hoa
Cũng là máu đổ cho ta đất này.
Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy
Ba mươi năm biết mấy buồn vui !
Ðắng cay nay mới ngọt bùi
Ðường đi muôn dặm đã ngời mai sau...
Ngọn cờ đỏ trên đầu phấp phới
Bác Hồ đưa ta tới trời xa
Ba mươi năm bước đường qua
Ðời ta có Bác xông pha dẫn đường
Người đi trước, nghìn sương muôn tuyết
Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta
Bạc phơ mái tóc người Cha
Ba mươi năm Ðảng nở hoa tặng Người.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #375 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 12:53:10 am »

Ngày 07/05 - Ngày của cha.


(Cha tôi-người đúng thứ 2. Chụp cùng ông chú ruột và 2 người cô, tháng 10/1954)




Ngắm trang phục các Cụ thời đánh Tây, có chút thắc mắc, không biết bác baoleo (hoặc các bác khác) có ai nắm được không?
Thứ nhất: Mũ lưới, tác dụng của lưới là gì, có phải để gài lá ngụy trang, hay đơn giản vì yếu tố...mỹ thuật!
Thứ hai: Ngôi sao gắn trên mũ, "Anh đi Bộ đội sao trên mũ-Vũ Cao". Về cơ bản nó có giống ngôi sao bắt vào mũ cứng của các thế hệ sau này không? Bởi tôi nghe nói, thời ấy cán bộ mới có sao vành "Tình xưa, nghĩa cũ mong gì nữa/Súng lục, sao vành họ vẫn hơn-Phùng Quán" nên cứ thắc mắc về cái "sao vành" là sao gì. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #376 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 06:30:35 am »

Ngày 07/05 - Ngày của cha.


(Cha tôi-người đúng thứ 2. Chụp cùng ông chú ruột và 2 người cô, tháng 10/1954)




Ngắm trang phục các Cụ thời đánh Tây, có chút thắc mắc, không biết bác baoleo (hoặc các bác khác) có ai nắm được không?
Thứ nhất: Mũ lưới, tác dụng của lưới là gì, có phải để gài lá ngụy trang, hay đơn giản vì yếu tố...mỹ thuật!
Thứ hai: Ngôi sao gắn trên mũ, "Anh đi Bộ đội sao trên mũ-Vũ Cao". Về cơ bản nó có giống ngôi sao bắt vào mũ cứng của các thế hệ sau này không? Bởi tôi nghe nói, thời ấy cán bộ mới có sao vành "Tình xưa, nghĩa cũ mong gì nữa/Súng lục, sao vành họ vẫn hơn-Phùng Quán" nên cứ thắc mắc về cái "sao vành" là sao gì. Grin


               Chào bác Báo và bác Tuấn b5 .
          Tôi xin giải thích mấy thứ này để bác Tuấn biết nhé  Grin Trong cái đống "đồ nghề " của cụ ông tôi còn giữ làm kỷ niệm ,nó có thâm niên hơn cả tuổi tôi còn đủ cả .Bác còn nhớ câu " Ánh sao đầu núi ,bạn cùng mũ nan "không ? .Mũ ngày đó đan bằng nan ,không biết là tre hay vầu ,nan vót tròn nhỏ như cái tăm chuốt rất đẹp đan thưa .trên mũ có lưới như đánh cá ,và có khâu các mảnh dù bằng hai đầu ngòn tay ,chắc để ngụy trang .Còn loại nữa là lợp bằng cả một mảnh dù loang ,dù nhảy của Pháp .
         Còn sao mũ tôi thấy có hai loại sao mũ to hơn sao bây giờ ,có mỗi ngôi sao vàng trên nền đỏ ,không có bánh xe răng cưa ,chắc là TQ làm giúp và loại thứ hai bằng vải xếp dày thêu chỉ vàng trên nền đỏ ,có ngôi sao vàng và viền vàng cũng thêu .
        Mũ nan tôi đánh hỏng vứt đi lâu rồi còn mũ kê pi ,nhìn xấu hơn mũ bây giờ ,nó có nét giống mũ của Triều Tiên .Cầu vai dây chéo quân hàm ,phù hiệu còn đủ cả ...vv Chắc nó ra đời năm 195x thời Bác Hồ có sắc lệnh phong hàm sĩ quan   Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2013, 07:36:11 am gửi bởi huonghn76 » Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #377 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 09:28:43 am »

Chào các bác.
Các bác quân tâm tới quân phục của các cụ thời 9 năm, làm baoleo tôi cũng cảm lây.
Về ngôi sao vàng quân hiệu, thì đúng như bác huonghn76 nói. Thời đó, quân hiệu chỉ là ngôi sao vàng to, trên nền đỏ, nhưng rất đẹp. Thậm trí, sau này khi tôi đã vào quân ngũ, thỉnh thoảng có mượn quân hiệu cũ của bố tôi, đeo lên mũ của mình, đều tự thấy mình oách hẳn. Các cấp chỉ huy to to của tôi, đều biết đó là quân hiệu thời 5x, nên rất muốn gạ đổi, nhưng tôi ko chịu.
Còn áo quân phục của các cụ, các bác có để ý đến các đường píc kê trên cầu vai không?
Thời đó, áo đại cán mới cứng của cán bộ, đã có các đường may píc kê ấy rồi. Các cụ gọi là '12 đường gian khổ'. Xem lại ảnh, thì tôi đếm thấy có đủ 12 vạch píc kê.
Thời đó, quân nhu may đường píc kê, là để áo đỡ bị sờn khi đeo ba lô.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #378 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2013, 01:50:33 pm »


Cám ơn các bác đã cho tôi thông tin về Quân phục của các Cụ thời đánh Pháp. Thì ra câu 12 đường gian khổ là đúng với nghĩa đen. Về sau Quân nhu không may Pich kê vai nữa, có thể sau này cơ giới hóa nhiều, không đi bộ "ác liệt" như các Cụ nữa. Grin

huonghn76@: Thì ra Cụ nhà bác cũng là bộ đội Điện biên à, vậy bác là lính con nhà nòi chính cống rùi. Grin Các Cụ giữ gìn kỷ vật đáng nể thật. Cầu vai, sao, quân hàm, còn lại bác giữ lại cẩn thận nhé. Hiếm lắm đây!
Một ngày nào đó, tôi đến xin bác chén rượu và xem các kỷ vật đó nhé. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #379 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 09:02:54 am »

Sự thật về vụ “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (1)

Đây là chuyển xẩy ra gần đây, trong đời thường, nên baoleo đăng vào đây.
 Trong chúng ta, chắc ai cũng còn nhớ, có 1 dạo, cánh Tuyên huấn/Truyền Hình/Báo 'mạng và giấy' lá cải, ra sức “đính chính’ và đề cập đến sự đối xử bất công với kíp xe tăng 390-kíp xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.
Nhân kỷ niệm 30/04/2013 năm nay, và nhân dịp C4 xe tăng/lữ 203, được tuyên dương Anh hùng, đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt – nguyên là chiến sỹ lái xe tăng số 380 của C4 nói trên, đã có bài viết về vấn đề này, dưới nick Lixeta. Được phép của anh, tôi xin trích đăng lại ở đây.


…………Đó là năm 1995 với sự kiện nhà báo Pháp xuất hiện và bộ phim TH “Những người lính kíp xe 390” ra đời tạo nên một cơn “sốt” trong xã hội. 4 anh em trong kíp 390 đang im lặng trong bóng tối nay bỗng nổi như cồn. Trong ánh hào quang rực rỡ của ánh sang trường quay, của những cuộc phỏng vấn, của các buổi lễ lạt mit- tinh v.v… một vài người trong số đó “nổ” không thương tiếc, nổ như chưa bao giờ được nổ. Cộng với sự vào cuộc của đội ngũ lá cải đã tạo nên một dư luận hết sức không hay là: “dường như đã có một sự tranh công đổ lỗi giữa những người trong cái đại đội 4 này mà cụ thể là xe 843 cướp công của 390, anh Thận cướp công của những người khác”. Dư luận này ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Thời gian đó, đi đến đâu cũng nghe người ta kháo nhau về câu chuyện này.
Là người trong cuộc, tôi hết sức đau lòng về điều đó vì nó đã gây ra một sự hiểu lầm tai hại đối với toàn xã hội. Còn riêng với c4 chúng tôi thì cũng tai hại không kém và bị chia rẽ một cách nghiêm trọng. Thật đau xót khi những người đồng đội đã từng vào sinh ra tử với nhau suốt mấy năm trời giữa mưa bom, bão đạn, giữa cái sống cái chết… chỉ vì cái danh hão mà bây giờ lại coi nhau như quân hằn, quân thù. Những năm tiếp đó, anh Toàn và anh Thận nhìn thấy nhau là quay mặt đi như những người không quen biết. Một vài thành viên kíp 390 cũng có những suy nghĩ và lời nói không được đúng đắn lắm về đại đội trưởng của mình. Vốn là người nóng tính và khá cực đoan nên anh Thận càng căng thẳng, thậm chí khi gặp nhau anh chỉ thẳng tay vào mặt những người đó và mắng sa sả. Còn lái xe Lữ Văn Hỏa từ đó tránh hết các cuộc gặp mặt, phỏng vấn… Khi sự kiện đó xảy ra, tôi đang học trong HVLQ Đà Lạt. Đọc báo thấy rộ lên câu chuyện ấy mà buồn. Lại nghe tin ở BTLTTG tổ chức hội thảo mà tôi thấy rất dở. Giá như tôi ở ngoài Bắc tôi sẽ góp ý với TL Đoàn Sinh Hưởng là sẽ không cần phải hội thảo gì cả. Chỉ cần anh lên TH tuyên bố: “Ai cần sự thật thì đến đây hoặc tìm đọc tài liệu của BTL TTG sẽ hiểu”. Mọi sự rõ như ban ngày sao phải hội thảo làm gì?
Bình tâm lại và phân tích mọi vấn đề, tôi nhận ra rằng sở dĩ có tình trạng trên hoàn toàn là do cách tuyên truyền của các phương tiện TT đại chúng và các cơ quan tuyên huấn của ta. Theo một số nguồn đáng tin cậy thì sau 1975, có một chỉ thị miệng từ TCCT là không tuyên truyền về xe 390. Lý do chỉ vì nó là một chiếc T59 do TQ chế tạo. Thế là người ta chỉ quan tâm đến việc đưa tin ca ngợi hành động cắm cờ trên nóc dinh ĐL của đại đội trưởng Bùi Quang Thận. Thực tình thì hồi sau chiến thắng chúng tôi cũng coi cái chuyện húc cổng dinh là một cái gì đó hết sức bình thường. Không xe 390 thì xe khác- cả một lữ đoàn ở ngay sau đó mà. Còn cái cánh cổng dinh thì có vững chãi gì đâu, hẩy khẽ một cái là đổ thôi mà. Vì vậy, khi thấy người ta chỉ ca ngợi chuyện cắm cờ thì chẳng ai- kể cả kíp xe 390 thắc mắc gì.
Sau này thì tôi nghiệm ra cái sự tuyên truyền của ta mang nặng tính biểu tượng. Với hành động cắm cờ người ta ngợi ca nó như một hành động anh hùng báo hiệu giờ phút cáo chung của chính quyền SG. Dần dần, họ lại vô tình đồng nhất việc anh Thận lên cắm cờ với việc xe 843 của anh húc cổng dinh (anh ấy cắm cờ thì xe anh ấy phải đến đầu tiên). Một số tay thợ vẽ “vườn” của tuyên huấn BC lại vẽ lại tấm ảnh một chiếc xe tăng nằm giữa cổng dinh (như tấm ảnh cái 844 ở trên) và tương lên đó số hiệu 843. Rồi BC lại còn đặt hàng số lượng lớn bằng sơn mài để làm quà tặng nữa chứ. Tai hại hơn nữa, các nhà làm sách giáo khoa lại lấy luôn tư liệu tuyên truyền của tuyên huấn làm chính sử đưa vào SGK. Vậy là, suốt những năm trước 1995, chẳng ai biết đến kíp xe 390.
Thế rồi, sự kiện 1995 ập đến. Báo chí lại một phen ào ạt xung trận nhưng đợt này là ca ngợi xe 390 đã húc đổ cánh cổng dinh như “húc đổ thành lũy cuối cùng của chế độ thực dân kiểu mới” (chẳng biết có chỉ đạo của nước lạ nào không?). Lại thêm bộ phim TH của đạo diễn Phạm Hải Tùng với những hình ảnh và lời bình có phần “thậm xưng”, phóng đại về hoàn cảnh thực tại của mấy thành viên kíp 390 đã làm dấy lên câu hỏi cho toàn xã hội: “Tại sao những người làm nên chiến công này lại bị đối xử tàn tệ như vậy. Tại sao không ca ngợi họ mà chỉ ca ngợi kíp xe 843…?”. Các anh em nhà ta vốn chân chất, thật thà nên bây giờ được lên đài, lên báo là sướng và tất nhiên cánh nhà báo, văn nghệ sĩ nó lái đi đâu là cứ thế đi theo. Thậm chí có lúc các anh cũng tin rằng đồng đội của mình đã tranh công của họ. Chính bản thân tôi đã nhiều lần phải tranh luận với người này, người khác trong kíp xe 390. Tôi muốn các anh cho biết anh Thận đã tranh công của các anh như thế nào? Chẳng ai đưa được chứng cứ nào, chỉ còn vớt vát: “Thế sao bao nhiêu lần trả lời báo chí anh ấy không nhắc đến xe 390 một câu nào?”. Khổ lắm, anh Thận cũng như các anh thôi. Cánh nhà báo họ hỏi cái gì thì trả lời cái đó. Họ cứ xoáy vào: Lúc đó anh nghĩ gì? Anh hành động như thế nào? Diến biến chuyện cắm cờ ra sao? V.v… và v.v… thì cứ thế mà trả lời thôi chứ. Mà có nói khác đi thì họ cũng biên tập lại theo ý họ cơ mà. Và thực tế sau này chính các anh có bao giờ nhắc đến tập thể đại đội đâu. Hỏi có mấy xe, những xe nào trong đại đội có khi cũng chẳng nhớ ấy chứ…

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM