Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:32:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283116 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #340 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 08:11:47 am »

   
          Chào bác baoleo sĩ quan hai quần đẹp giai.Bác một mình một trận địa vẫn cứ oánh tơi bời ,chúng em rất nể , Nhưng  mà từ ngày bác đi tây về bác có quả đầu trông ghê chết, vừa đánh mất cái thẻ đẹp trai sĩ điều mà quan trọng là cháu nội nó nhìn thấy ông Tu...nó sợ chết khiếp  Grin
          Còn cái đoạn bác theo lập trình suy từ giá chuối ,đến giá xe ,giá nhà ...vv...thì bạn đọc sợ thật ,nó như chuyện xưa kể một quả trứng nở ra con vịt ...vịt cháu vịt chắt vịt đầy đồng .Tóm lại thế thì ai dám ăn chuối ,ăn trứng ; gay go to
           Chúc bác và bác gái mạnh khỏe ,lạc quan trong cuộc sống .

Cảm ơn bác huonghn76 nhé.  Grin
Chúc bác luôn khỏe, và viết nhiều bài cho diễn đàn nhé.
Anh em cựu binh chúng ta, cứ phải là luôn luôn xung kích  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #341 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 08:12:46 am »

Ngày cháu nội đầy tuổi – Nhớ về những mốc thời gian (3)

Đến mốc thời gian 30 năm lần thứ hai, thiết tưởng, đại bác cũng đã ngấy thịt đen, thịt trắng rồi.
Nhưng, thần chiến tranh vẫn còn đang sung sức.
Con trai tôi, cũng đã hưởng trọn tuổi thơ, trong vũ điệu của Thần Aress.



 
Ngày cháu nội đầy tuổi – Nhớ về những mốc thời gian (4)

Những ngày này, cháu nội tôi đang tròn 1 tuổi. Và cũng là mốc thời gian 30 năm lần thứ ba.
Nhưng dường như, mảnh đất ta đang sinh sống, đang như ấp ủ một cuộc chiến mới.
Không tính đến đến cuộc chiến với anh bạn láng giềng, về vấn đề muôn thủa, gianh giới đất đai, biển đảo. Nếu có, đây sẽ là cuộc chiến tranh được lòng dân và chính nghĩa. Dân Việt ta, dù gian khổ, nhưng nhất định sẽ chiến thắng.
Chỉ lo một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh trong lòng dân.
Mà chỉ nội việc làm sao cho có công bằng trên mảnh đất ta đang làm ăn, và bớt đi ‘một bộ phận không nhỏ’,  cũng đáng làm một cuộc chiến tranh nữa rồi.
‘Dù rằng đời ta thích hoa hồng – bộ phận không nhỏ buộc ta ôm cây súng’.
Dường như, cuộc chiến đang cận kề.
Ông rất yêu cháu. Mong cháu được sống trong hòa bình.
Nhưng nếu cuộc chiến không tránh khỏi, ông cháu ta sẽ lại cùng ra chiến hào.




Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #342 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 11:56:12 am »

Ngày cháu nội đầy tuổi – Nhớ về những mốc thời gian (3)

Đến mốc thời gian 30 năm lần thứ hai, thiết tưởng, đại bác cũng đã ngấy thịt đen, thịt trắng rồi.
Nhưng, thần chiến tranh vẫn còn đang sung sức.
Con trai tôi, cũng đã hưởng trọn tuổi thơ, trong vũ điệu của Thần Aress.



 
Ngày cháu nội đầy tuổi – Nhớ về những mốc thời gian (4)

Những ngày này, cháu nội tôi đang tròn 1 tuổi. Và cũng là mốc thời gian 30 năm lần thứ ba.
Nhưng dường như, mảnh đất ta đang sinh sống, đang như ấp ủ một cuộc chiến mới.
Không tính đến đến cuộc chiến với anh bạn láng giềng, về vấn đề muôn thủa, gianh giới đất đai, biển đảo. Nếu có, đây sẽ là cuộc chiến tranh được lòng dân và chính nghĩa. Dân Việt ta, dù gian khổ, nhưng nhất định sẽ chiến thắng.
Chỉ lo một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh trong lòng dân.
Mà chỉ nội việc làm sao cho có công bằng trên mảnh đất ta đang làm ăn, và bớt đi ‘một bộ phận không nhỏ’,  cũng đáng làm một cuộc chiến tranh nữa rồi.
‘Dù rằng đời ta thích hoa hồng – bộ phận không nhỏ buộc ta ôm cây súng’.
Dường như, cuộc chiến đang cận kề.
Ông rất yêu cháu. Mong cháu được sống trong hòa bình.
Nhưng nếu cuộc chiến không tránh khỏi, ông cháu ta sẽ lại cùng ra chiến hào.




             Cháu ngẩng đầu ,đẹp như đó hoa tươi
             Bông hoa đẹp mọc trên đầu ngọn sóng .
             Nhớ ngày xưa các ông xung trận .
             Cho cháu là đó hoa hôm nay .
             Hoa của đất ,hoa của trời ,của mây .
             Hoa của niềm tin tương lai ,cuộc sống
             Mong đất nước thái bình ,con tàu neo tránh sóng .
             Cho tương lai ,cháu không phải cầm súng giống ông .

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #343 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 12:10:32 pm »

Cảm ơn các bác đọc bài.
Baoleo tôi lại quay về với loạt bài 'lề phải'  Grin

Đập chai sâm panh

Mỗi khi hạ thủy một con tầu, các bác lại thấy có một quý bà kiêu xa (nhất thiết phải là quý bà) đập vỡ một chai sâm panh vào thành tầu.
Đó là phong tục có từ  thời rất xưa, khi mà chưa có vô tuyến, điện đài.
Thời ấy, mỗi khi gập hiểm nguy, lính thủy chỉ còn có cách viết mấy dòng ly biệt, đút vào trong lòng một chai rượu đã uống đến giọt cuối cùng và thả trôi chiếc chai đó xuống đại dương.
Hy vọng đến một năm nào đó, sóng đại dương sẽ đánh giạt chiếc chai này vào một bờ cát vàng đầy nắng, và sẽ có người nhặt được chiếc chai này để mang về cho cô bé yêu thương của hải quân, cô bé sẽ đọc được dòng chữ: sóng vẫn còn và biển mãi vẫn còn, như tình mãi vẫn còn dành cho em.
Đó là vì sao, khi hạ thủy, phải là quý bà đập vỡ vỏ chai, ý muốn rằng: con tầu này và thủy thủ đoàn của con tầu này, mãi mãi không bao giờ phải dùng đến chiếc vỏ chai để chuyển đi thông tin cuối cùng.
Hỡi các chính khách, các chính trị gia, khi hạ thủy tầu, nhớ tránh xa và chớ có cố giật lấy việc việc đập vỏ chai để được quay phim.
Logged
MTT
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #344 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2013, 09:56:07 pm »

Cảm ơn các bác đọc bài.
Baoleo tôi lại quay về với loạt bài 'lề phải'  Grin

Đập chai sâm panh

Mỗi khi hạ thủy một con tầu, các bác lại thấy có một quý bà kiêu xa (nhất thiết phải là quý bà) đập vỡ một chai sâm panh vào thành tầu.
Đó là phong tục có từ  thời rất xưa, khi mà chưa có vô tuyến, điện đài.


Bác ơi, ngày xưa em không biết thế nào. Nhưng bây giờ là phải kiếm một cô chưa chồng (thực ra là còn gin, nhưng giờ thì sao mà biết còn gin hay không  Grin ) để đập bác ạ.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #345 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 08:32:35 am »

Thả hoa xuống biển

Những ngày này hoặc thỉnh thoảng trên TV, các bác lại thấy lính hải quân tập chung bên mạn phải tầu, thả 1 vòng hoa xuống biển, giơ tay chào và mắt giõi theo vòng hoa từ từ trôi xa.
Đấy là cách lính thủy nhớ về những đồng đội đã mãi mãi ra đi.
Tập tục này bắt nguồn từ điều lệnh tầu hải quân của tất cả các nước, có lẽ có từ trước thời cụ Cô lông đi vòng quanh thế giới: khi có thủy thủy thủ đoàn hy sinh, nếu thấy không có khả năng mang đồng đội về đất mẹ, hãy mặc cho ANH  bộ đồ đẹp nhất, đặt ANH vào miếng vải buồm tầu và thả trôi vào lòng đại dương.
Đó cũng là lý do tại sao, hải quân luôn có bộ quân phục đẹp nhất trong mọi quân binh chủng. Không hẳn vì lính thủy luôn lãng mạn và kiêu đẹp như đại dương. Mà còn là vì: khi đã hy sinh, không như bộ binh hay không quân, còn có vó ngựa bọc thây để sau này người thân còn thấy hình hài. Lính thủy khi đã hy sinh, thì chỉ còn như những đám mây trôi lang thang vô định trên bầu trời, mãi mãi người thân chẳng bao giờ còn có thể nhìn thấy được, tìm thấy được hình hài.
Vòng hoa hãy trôi xa, và hàng ngày nhận những con sóng vỗ vào mạn tầu, lính hải quân vẫn như được nhận những vòng tay ôm ấp của ANH, người đã lướt mãi vào lòng đại dương xa xăm.


Chú ý đón đọc:
Số phận bi hùng của phân đội tầu phóng lôi, từng đánh tầu Ma Đốc năm 1964 (Hay là bí mật của phía sau của nguồn cơn - Mỹ ném bom Bắc Việt) – gồm 7 phần.




Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #346 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2013, 02:44:09 pm »

Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc
(hay là: Bí mật của phía sau của nguồn cơn - Mỹ ném bom Bắc Việt)


Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.
Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.

Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết, Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc (hay là: Bí mật của phía sau của nguồn cơn - Mỹ ném bom Bắc Việt).
Baoleo tôi sẽ viết về vấn đề này trong 7 bài.
Sau đây là các bài viết từ 1 đến 7.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #347 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2013, 08:22:30 am »

Bài 1/7: Nét Hùng:

Tư liệu: Hồi ức của Đại tá Trịnh Tuần:

Đại tá Trịnh Tuần, ngày 02/08/1964, là đại úy - làm nhiệm vụ trực ban tại cơ quan Cục Chính trị Quân chủng Hải quân và đã được theo dõi sát cuộc chiến đấu của phân đội tàu phóng lôi với tàu Ma-đốc của hải quân Mỹ. Từ khi được giao nhiệm vụ về tham gia xây dựng rồi dự ngày thành lập Quân chủng (7-5-1955) đến ngày 2-8-1964, đồng chí Trịnh Tuần coi đánh đuổi tàu Ma-đốc là sự kiện quan trọng nhất của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn đó. Về hưu sau nhiều năm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, nay đã sang tuổi 75, trong trí nhớ của Đại tá Trịnh Tuần, những kỷ niệm về ngày 2-8-1964 vẫn còn in đậm nét:

Rạng sáng ngày 1-8, tàu Ma-đốc xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc điều tra mạng lưới phòng thủ bờ biển của ta ở đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường... Các hoạt động của tàu Ma-đốc đều bị ta theo dõi chặt chẽ. Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 135 tiến hành lắp ngư lôi cho phân đội 3 và bảo đảm mọi mặt để đưa toàn phân đội vào chiến đấu. Phân đội 3 gồm ba tàu phóng lôi số 333, 336 và 339, do đại úy Lê Duy Khoái, đoàn trưởng đoàn 135 trực tiếp chỉ huy, đồng chí trung úy Nguyễn Xuân Bột là phân đội trưởng, đồng chí Mai Bá Xây là chính trị viên, lúc đó đang ở Vạn Hoa (Quảng Ninh).
0 giờ 15 phút ngày 2-8, phân đội được lệnh hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa).

Trên khu vực biển Hòn Nẹ, biên đội tàu  tuần tiễu gồm hai chiếc mang số hiệu 140 và 146 đang làm nhiệm vụ. Cả 5 tàu cùng thả neo ở tây bắc đảo, sẵn sàng chờ lệnh vào chiến đấu.

13 giờ ngày 2-8, cả 3 chiếc tàu phóng lôi của ta lại được lệnh cơ động về khu vực hòn Mê chờ địch. Thế nhưng lúc này tàu Ma-đốc của địch đã ở đông hòn Nẹ, cách các tàu phóng lôi của ta gần 14 hải lý.
13 giờ 50 ngày 2-8, Từ Hòn Mê, Thanh Hóa, phân đội 3 xuất kích,
14 giờ 52, phân đội phát hiện tàu Maddox ở phía đông nam Hòn Nẹ, Thanh Hóa. Thấy tàu Hải quân Việt Nam xuất hiện, Maddox bắn dồn dập.
15 giờ 26, tàu 339 tiếp cận mạn phải Maddox ở cự ly 6 liên (khoảng 1 km), phóng ngư lôi và rời khu vực tác chiến song ngay sau đó bị máy bay Mỹ bắn trúng máy trái, tàu ngừng hoạt động.
Một phút sau, đến lượt tàu 336 tiếp cận Maddox và phóng lôi. Tàu địch thả bom chìm chặn lôi và máy bay phóng tên lửa làm thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự hy sinh trên đài chỉ huy, chiến sĩ Nguyễn Văn Hường tiếp tục lái tàu và cùng tàu 339 đánh trả máy bay Mỹ bằng súng máy 14,5mm.
15giờ 28, tàu 333 tiếp tục phóng ngư lôi và bị tàu địch chặn lôi bằng bom chìm. Không còn vũ khí mạnh, các tàu phóng lôi của ta tiếp cận tàu địch khiến pháo lớn của tàu địch mất tác dụng và dùng súng máy 14,5mm quét mặt boong khiến cho lính Mỹ chạy trốn tán loạn, các loại hỏa lực mặt boong câm bặt.
Lúc 17giờ, Cuộc chiến kết thúc , kết quả ta đã đánh đuổi được tàu Maddox, bắn rơi một máy bay, bắn cháy một chiếc khác, về phía ta, bốn đồng chí hy sinh, sáu người bị thương, hai tàu 336 và 339 hư hỏng.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #348 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2013, 01:52:43 pm »

Các tầu phóng lôi 336 và 333 đang áp sát Ma-Đốc để phóng lôi.
Ảnh tư liệu được chụp tại chỗ, từ trên boong tầu Ma-Đốc .


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #349 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2013, 09:12:25 am »

Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc
(hay là: Bí mật của phía sau của nguồn cơn - Mỹ ném bom Bắc Việt)
Bài 2/7
: Ghi chú của baoleo:

Đây là ba con tàu loại 123K do Liên Xô chế tạo, tốc độ cao nhất của tàu đạt 52 hải lý nhưng chỉ có thể khai thác trong 20 phút. 123K được trang bị hai quả ngư lôi. Ngoài ra, tàu chỉ có súng máy 14,5mm và súng bộ binh. Theo đại tá Nguyễn Xuân Bột, nguyên thuyền trưởng tàu 333 thì loại tàu phóng lôi này chỉ để đánh tàu vận tải hoặc các mục tiêu cố định trên biển, nếu đánh tàu khu trục có tốc độ cao, phải dùng đến 12 chiếc 123K, xếp theo hình nan quạt và... đồng loạt phóng 24 quả ngư lôi! Trong khi đó, Maddox có tốc độ 38 hải lý, trang bị rất mạnh với sáu đại bác 127mm, 12 pháo 40mm, năm giàn ngư lôi, bom chìm, bom phóng và sự yểm trợ của không quân.
Trận đánh ngày 2/8/64, Biên đội 3 tàu phóng lôi của Hải quân (gồm ba tàu 333, 336 339) được lệnh di chuyển đến vùng biển Hòn Mê, phối hợp lực lượng tại chỗ đón đánh tàu Madox. Tàu mới rời khu neo đậu vài chục hải lý thì đã mất liên lạc với Sở Chỉ huy.
Theo lý thuyết, để đánh được tàu khu trục loại như Madox, ta phải bố trí 9 - 12 tàu phóng lôi thì mới đảm bảo chắc thắng. Tuy nhiên, trước tình hình lực lượng ta hạn chế, phải có cách đánh khác. Tham mưu đã tính toán sáng tạo, cho tàu ta tấn công địch bất ngờ trong đêm, gần đảo và gần bờ để được chi viện.
Theo phương án tác chiến từ trước, Biên đội tàu phóng lôi tấn công sẽ hành quân trong đêm, tới khu vực chiến đấu vào 2 giờ sáng. Sau đó sẽ phối hợp với lực lượng tàu tuần tiễu địa phương để tấn đánh địch. Nhưng, do sóng to gió lớn, tàu ta nhỏ, lại đi ngang sóng, nên mãi tới 8 giờ sáng biên đội tàu mới tới khu vực quy định.
Lúc này, tàu Madox đa di chuyển lên phía tây bắc Hòn Mê. TÌnh hình chiến thuật đã khác. Nhưng do nôn nóng, muốn lập công, ta vẫn cho biên đội tàu xuất kích giữa trưa (13:30) và ở địa hình trống trải không có chi viện.
Phối hợp tác chiến hết sức lỏng lẻo tuỳ tiện. Ý định là phải thống nhất kế hoạch với tàu tuần tiễu đi theo yểm trợ trước, rồi mới xuất kích. Nhưng biên đội tấn công vừa tới nơi thì đã được lệnh xuất kích ngay. Tiểu đoàn trưởng đi trên tàu 333 chỉ kịp dùng bộ đàm thông báo với tàu tuần tiễu là "chúng tôi ra đánh trước, các anh theo sau yểm hộ hoả lực cho chúng tôi".
Tàu phóng lôi có tốc độ gấp 3 tàu tuần tiễu, nên gián cách giữa hai đội tàu ngày càng xa, đội tàu tuần tiễu nửa đường phải quay trở lại, để Biên đội phóng lôi đi đánh đơn độc.
Lúc này Sở Chỉ Huy tìm cách gọi tàu về, nhưng đã mất liên lạc với các tàu, đành phải đợi thông báo tình hình từ các trạm quan sát bằng mắt.
Cũng may, địch bị bất ngờ nên phải tháo chạy, gọi K/Quân chi viện.
Khi giao chiến với địch, chỉ nội trong 3 tàu cũng đã mất liên lạc với nhau, nên khi rút lui 2 tàu về Sầm Sơn, 1 tàu lại rút về Lạch Trường.
Trước tình hình bị địch đánh trả mạnh, Sở chỉ huy tiền phương muốn gọi tàu về mà không được do đứt sóng liên lạc. Cách duy nhất lúc đó là đành phải cho cán bộ mang máy lên tàu một tàu phóng lôi khác, rồi vòng ra tận cửa Lục (để tránh khuất núi) rồi dùng bộ đàm gọi 3 tàu của biên đội tấn công về: "ông Bột về ngay, ông Khôi về ngay ", nhưng vẫn không liên lạc được.
Mãi tới tận đêm Sở Chỉ huy mới liên lạc được với 3 tàu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM